Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2021 lúc 11:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2021 lúc 8:43am

ĐỪNG YÊU NGƯỜI LÀM THƠ


Lam%20Tho
Đợi cho Quang ra khỏi nhà là mẹ tôi nói ngay:
– Anh Quang này trông đứng đắn đàng hoàng đấy, vậy con liệu mà bảo nó tính đến chuyện hỏi cưới đi.
Tôi đáp với lòng hãnh diện:
– Sớm muộn gì anh ấy cũng phải lên tiếng thôi, con việc gì phải bảo người ta cho nó mất giá trị!
– Mẹ thấy mấy đám trước cũng tử tế như thế này, cứ kéo dài hò hẹn, tìm hiểu mãi rồi ai cũng rút lui, chẳng hiểu họ chê con vì điểm gì? nên lần này con phải chủ động giục cưới cho chắc ăn, kẻo lại thêm một mối tình lỡ.
– Mẹ yên tâm, đây sẽ là mối tình cuối cùng của đời con.

Mẹ tôi cũng không quá lo xa đâu, có nhiều mối tình đến với tôi, nồng nàn tha thiết bao nhiêu nhưng vẫn không đi đến kết quả tốt đẹp.
Mẹ tôi bảo tại tôi lãng mạn quá, trái tim dễ rung động quá, nên yêu nhiều mà chẳng được bao nhiêu, yêu chưa đúng người.
…..Ba mươi mấy tuổi! Chưa già, nhưng cũng không còn trẻ. Tôi không “nhìn lên trời” để tìm Rhett Butler hay Dr. Zhivago nữa, mà đã hạ tiêu chuẩn, tìm những người thường xung quanh tôi, lần này tôi sẽ không để mất Quang vì tôi yêu anh và anh cũng yêu tôi như thế.

Đã mấy tuần trôi qua, chẳng hiểu sao Quang không liên lạc với tôi, cell phone và e-mail đều im lặng. Lạ quá! Những tín hiệu tôi gởi đi anh vẫn không hồi đáp.
Một người bạn thân của tôi báo cho tôi một tin không thể tin nổi là Quang đang quen với một người con gái khác, tôi cười khỉnh vào mặt bạn tôi rằng, đó là tin đồn thất thiệt, mày phải nhớ là Quang yêu tao như thế nào! Chiều chuộng từng sở thích của tao như thế nào! Và nhất là Quang yêu thơ của tao nũa ! Anh tìm đâu ra một người yêu vừa lãng mạn vừa biết làm thơ? Người nào mà lấy tao thì cuộc đời sẽ đẹp như thơ.

Tôi bỗng nhận được lá thư của Quang gởi từ bưu điện. Chẳng hiểu sao e-mail tiện lợi, anh không dùng, hay anh muốn cứu giúp ngành bưu điện đang ế ẩm, để các mailman có việc làm?
Thái độ im lặng thật lâu đã lạ, cách liên lạc của anh càng lạ hơn làm tôi hồi hộp khi bóc thư ra, nhưng tôi vẫn tin rằng đó là một lá thư dài tràn đầy lời thương nhớ và tới tấp xin lỗi em yêu!

 

Tôi trải tờ thư phẳng phiu ra và khoan khoái đọc:

Thương gởi em ! (biết ngay mà, tôi nghĩ)
Suốt mấy tuần qua, anh đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết lá thư này. Anh phải viết bằng thư tay để em đọc xong và suy ngẫm, chứ gởi qua e-mail coi chừng em delete mất !

Em ơi, chúng mình đã yêu nhau hơn một năm trời, đã bao lần hò hẹn, gặp gỡ tìm hiểu nhau, đủ để đi đến một quyết định… (đọc đến đây tôi nhắm mắt lại, thở phào một cái sung sướng trước khi đọc tiếp lời cầu hôn năn nỉ của anh ta)…
Anh nhận thấy một điều rất rõ ràng là: Anh không thể lấy em! Có nghĩa là chúng mình sẽ chia tay từ đây! Vì em lãng mạn quá, em như sống ở trên mây, anh đã cố gắng chiều chuộng em, nhưng thà chiều chuộng một đứa trẻ, khi nó lớn lên một chút là thôi, còn chiều chuộng những đứa làm thơ như em thì phải cả đời.

Em đâu có biết, anh đã mệt mỏi căng thẳng biết bao để chiều lòng em! Nửa đêm anh đang ngủ ngon để mai đi làm sớm thì em gọi cell phone đánh thức anh dậy để… khoe một câu thơ vừa hiện ra trong đầu, em đọc cho anh nghe, anh mắt nhắm mắt mở chỉ thèm ngủ chứ đâu có thèm nghe thơ, dù hay cỡ nào cũng không thành vấn đề đối với anh trong lúc này.
Vậy mà anh phải khen hay, nhưng em không tin, còn bắt anh phân tích hay ở chỗ nào? Anh đành làm nhà phê bình văn học thơ em cho tới sáng, cho tới giờ đi làm.
Anh không lạng quạng lái xe đụng người ta trên highway đầy nghẹt xe là may phước cho nhà anh rồi.

Những lúc hai đứa mình đi chơi, anh đang lái xe đến một địa điểm nào đó đã định trước, thì em chỉ huy anh phải quẹo hết con đường này đến con đường khác, mặc dù em không biết nó về nơi đâu ! Nhưng đó là những con đường có hàng cây đẹp làm em mơ mộng, nổi máu muốn làm thơ.

Cái hôm mình đi ăn đám cưới một người bạn, em còn nhớ không? Chỉ vì anh đi theo những con đường thơ mộng đó theo bất chợt cảm hứng của em, mà đến trễ 3 tiếng đồng hồ, vượt hẳn kỷ lục đi trễ của người Việt Nam mình khá xa!

Yêu em nên anh ráng hy sinh, nhưng chuyện chiều chuộng em cuối cùng vừa rồi thì anh chịu hết nổi, và em có còn nhớ không?
Đó là một buổi chiều Chủ Nhật, ngày vui của weekend đã tàn, ai cũng cần nghỉ ngơi để thứ Hai đi làm, trời lại đang gió mưa, thật ấm cúng khi được ngồi ở nhà ăn bữa cơm chiều, hay xem tivi, đọc báo… thì em phone cho anh, đến gặp em gấp.
Anh vội vàng thay đồ đến nhà em, tưởng em đang gặp chuyện gì khó khăn, cần có anh giúp một tay. Thì ra em rủ anh đi dạo phố chiều mưa với em cho …. vui, cho romantic.

Em ơi, lúc đó mẹ anh mà bị bệnh, kêu anh ra chợ mua cho bà hộp thuốc, chưa chắc gì anh muốn đi, nhưng vì yêu em, thấy em phấn khởi, thích thú quá, anh đành chiều.
Trời mưa rả rích, gió lạnh từng cơn, trên con đường lá rụng ướt đẫm nước mưa, anh cầm dù che cho em là chính, còn anh hứng toàn bộ cơn mưa, ngày xưa còn bé, anh khoái tắm mưa, còn hôm đó anh tắm mưa bất đắc dĩ, mưa ướt anh từ đầu đến chân, người anh run lên vì lạnh, nhưng anh không dám kêu ca, để tôn trọng tâm hồn thi sĩ của em, để cho em hoàn tất được ý thơ cho bài “Hai đứa đi trong chiều mưa gió”.

Khi bài thơ ấy được đăng báo, may ra có một vài người cảm động vì thơ em, nhưng anh phải đánh đổi với cái giá rất đắt, suýt nữa bằng cả một sinh mạng!
Anh về nhà, tối hôm đó bị cảm lạnh, lên cơn sốt cao hừng hực, mẹ anh biết chuyện vừa xót xa thương con vừa tức giận, mắng anh là thằng ngu! Nó đã dở hơi mà mày cũng dở hơi theo nó đi trong mưa như thế à? Tao nói cho mày biết nhé, dù con dở hơi ấy có giàu, có đẹp đến đâu cũng không bao giờ tao muốn nó về làm dâu nhà này (Anh xin thề đây là nguyên văn lời của mẹ anh, chứ anh không nỡ gọi em là “con dở hơi”, cho dù anh thấy điều ấy cũng… không sai).

Hôm sau anh phải nghỉ làm, đi bác sĩ và nằm nhà suốt tuần.
Em, một người làm thơ, có tâm hồn nhạy cảm vô song, một chút nắng đổi màu, một cơn gió xao xác chuyển mùa, hoa lá kia đang nở hay héo tàn… em biết ngay, em sản xuất ra thơ ngay. Nhưng anh nằm ốm bệnh lu bù ở nhà thì em không biết, em chẳng đoán ra, chỉ gởi những lời nhắn khơi khơi trên e-mail hay cell phone là “Gọi lại cho em gấp! Đến nhà em gấp!”.

Em không hề thắc mắc là vì sao anh vắng mặt, vì sao anh im lặng, mà chỉ ra lệnh cho anh đến với em.
Sau trận ốm suýt chết oan đó, đọc thấy lời nhắn của em, anh sợ quá, sợ em lại rủ anh đi trong một cơn mưa gió cho một bài thơ khác sắp hiện ra trong đầu em, hay bắt anh chở đi lòng vòng khắp các nẻo phố phường có hàng cây lá đẹp, đến chóng cả mặt, và tốn cả xăng, thời buổi kinh tế khó khăn, giá dầu thô lên 82 đồng một thùng, em biết chưa?

Nhờ trận ốm đó, anh đã tìm ra một chân lý là “Đừng yêu người làm thơ”, những đứa làm thơ như em, chỉ làm thiệt hại đến người khác, chỉ nương tựa vào người khác.
Anh đến nhà em, lần nào cũng thấy mẹ em đang nấu cơm, chưa bao giờ anh thấy em đứng trong bếp, dù chỉ để cắt một cọng hành! Anh dám chắc là trong đời em chưa bao giờ biết luộc rau muống, chứ đừng nói tới các món cầu kỳ khác!
Thế mà đã mấy lần em mời anh đến nhà ăn cơm chiều, em tự hào khoe, mẹ em kho cá, mẹ em nướng thịt ngon lắm, hay bất cứ món gì khác, mẹ em đều nấu ngon hết.

Em ơi, nếu anh lấy em, ai sẽ nấu cơm cho anh ăn? Nên anh đã tưởng tượng ra thảm cảnh tương lai, anh sẽ phải làm bếp và nếu có con anh sẽ kiêm luôn phần trông con, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, để cho em rảnh tay làm thơ.
Vì thế, anh quyết định chia tay em để quen với người khác, một con người thực tế 100 % , không biết làm thơ gì cả !
Chẳng sao, anh mở báo, mở net ra, có cả đống nhà thơ cho anh đọc, cần gì phải cưới một nhà thơ về để phải chiều nó cho mệt cuộc đời?
Còn người vợ thực tế của anh sẽ biết đi chợ, sẽ biết lo cho anh miếng ăn, giấc ngủ.

Anh may mắn thoát khỏi tay em, nhưng anh chưa yên tâm đâu, sau này anh sẽ để di chúc truyền đời cho các con, các cháu anh để cho chúng biết mà tránh xa .“Đừng yêu người làm thơ”.
Hôn em lần cuối.

Tái bút: Dù sao anh cũng luôn cầu mong em sớm kiếm được một người khác để thay anh dìu em đi trong mưa cho những bài thơ sắp tới của em. (anh tin rằng cuộc đời này lúc nào cũng có sẵn những thằng ngu như anh).

Đọc xong lá thư tôi vừa tức vừa đau khổ, yêu tôi được lãng mạn thế, anh không happy thì thôi, mà còn kết tội tôi và chấm dứt mối tình đang tha thiết. Tôi vùi đầu trong chăn, trong gối, để mặc cho nước mắt tuôn rơi và cõi lòng tan nát.

Nhưng tôi chợt vùng dậy, chạy ra lấy giấy bút ghi vội một đề tài, một câu thơ vừa xuất hiện trong đầu, vì trong đau khổ hồn thơ bỗng lai láng, nên dù buồn đứt ruột vẫn có xen lẫn một chút vui thú vì câu thơ vừa ý.
Nay mai tôi sẽ có bài thơ đăng báo là “Hai đứa chia tay trong chiều mưa gió”. Và nếu đúng như lời Quang đã nói trong thư, tôi lại chờ đợi một anh chàng ngu ngơ, lù khù nào đó sẽ đi vào đời tôi, để tha hồ mộng mơ tiếp, và hy vọng lần này sẽ… kiếm được một tấm chồng đồng điệu, biết yêu người làm thơ.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2021 lúc 9:09am

HẠNH PHÚC RẤT GẦN


hon%20nhan


Quả thật hạnh phúc chẳng ở đâu xa, nó nằm trong tay của mỗi người, vậy mà người ta sẵn sàng vứt bỏ chỉ vì tự ái cá nhân.

Hồi mới qua Mỹ tôi đi học buổi tối, ban ngày giữ trẻ.
Trong số người gởi có Vinh & Dung, mới có bé Trang là con gái đầu lòng. Vinh là kỹ sư còn Dung là dược sĩ, cả hai rất vui vẻ, dễ thương, đúng là một đôi uyên ương trai tài gái sắc.

Qua Mỹ lúc 14 tuổi, lại được sống chung với họ hàng người Việt, nên cả hai đều nói tiếng Việt nhuần nhuyễn.
Trong lúc giữ bé Trang, tôi thường khuyên Vinh Dung ráng có thêm 1 đứa nữa, không phải cho mình, mà cho con. Mẹ tôi thường nói: có anh,có em như thêm tay thêm chân. Ý nói có người giúp đỡ khi cần thiết.

Nhà anh em đông, tôi thấy vui hơn những bạn con một, lúc nào cũng thui thủi một mình. Chưa kể sau này khi bố mẹ già yếu, anh em đông cũng đỡ lắm, chúng tôi thường xuyên lui tới trông nom. Không phải chỉ có thêm tay thêm chân, mà còn san sẻ tiền bạc lúc khó khăn. Trái với những người con một, lỡ nghèo không biết trông chờ vào ai.
Sau này tôi không còn giữ trẻ, nhưng nghe Vinh Dung có thêm bé gái thứ nhì tên Thi, nhưng lại nghe tin họ ly dị. Tôi thật ngỡ ngàng: Sao nhanh thế?

Một hôm đi chùa, tình cờ tôi gặp Dung, bây giờ trông buồn thiu. Cô bảo rằng đến chùa cho khuây khỏa, xung phong vào ban ẩm thực nấu cơm chay như một bà vãi chuyên nghiệp. Ðây là chuyện “không bao giờ” có trước kia.

Gặp tôi, Dung mừng lắm, nài nỉ tôi ghé nhà chơi. Trước kia vì giữ con cho Vinh Dung, tình cờ tôi biết được chị Cả và bà mẹ của Vinh, có quen biết với mẹ tôi khi xưa.
Lui tới nhà Vinh Dung nhiều lần nên tôi trở thành bạn của cả nhà, ai cũng quý tôi. Vì lẽ đó khi gặp lại, Dung mừng lắm, cứ năn nỉ tôi ghé nhà. Nể lời, tôi ghé qua và nghe đầu đuôi câu chuyện:

Dung: Khi em sanh bé Thi, cũng lúc hồ sơ bảo lãnh em gái bên VN được gọi. Em gái Dung tên Vân, có chồng là Quang. Vân Quang khi qua định cư có thêm 2 con nhỏ. Vì mới qua phải ở tạm nhà Vinh Dung một thời gian. Ðây mới là đầu mối câu chuyện.
Dung bảo rằng, từ khi vợ chồng người em gái ở chung, Vinh rất khó chịu, kêu ca đủ thứ về mọi thứ chi tiêu. Tiền nước, tiền điện, tiền gas tăng quá nhiều.
Lúc trước Vinh còn phụ việc nhà mang rác, mang recycle đúng ngày. Từ khi có Vân Quang, Vinh không làm nữa, vì ra vẻ chủ nhà. Người ở nhờ phải làm.

Dung kể nhiều lắm về các xung đột trong nhà, bây giờ em gái đã dọn đi xa. Dung bảo chính Vinh đòi ly dị, chứ không phải Dung. Vinh không thể hiểu hoàn cảnh của chị em Dung, mồ côi phải ở với cô ruột (mẹ chết vì bệnh, bố chết trong trại cải tạo).
Cô ráng lo cho Dung vượt biên khi mới 12 tuổi. Qua đây Dung cố gắng học để sau này còn giúp được cho em còn kẹt ở VN.

Sau 20 năm chị em mới gặp nhau, thương em côi cút, tuổi thơ lao đao khốn khổ, không được ăn học bằng người. Nên khi qua đây tiếng Anh không đủ để ở một mình, Dung có hỏi Vinh cho gia đình cô em ở chung.

Vì công việc Dung phải làm đêm (nhiều hơn làm ban ngày), còn Vinh sau 5 giờ chiều đã có mặt ở nhà. Chuyện trẻ con ồn ào, chuyện ăn uống nấu nướng mỗi ngày, đụng bát đụng chén là chuyện không thể tránh.
Một hạt cát vương vào mắt, nếu chúng ta không thổi ra, mà cứ tìm cách đổ lỗi, ai làm ra bụi để bay vô mắt mình, thì hạt cát nhỏ sẽ gây ra cơn bão lớn, cuốn trôi tất cả.

Cùng với thái độ “sưng sỉa”, Vinh còn có vẻ coi thường em rể (chỉ chạy xe ôm kiếm sống), và những câu rỉ tai của em gái, em rể về những “vụn vặt” đủ thứ của Vinh.
Dung đi làm cả ngày không biết, mà cứ phải nghe (một chiều), Dung cũng cảm thấy mệt mỏi, khó xử sao cho êm đẹp.
Những xung đột nhỏ lại là đốm lửa lớn đốt cháy ngôi nhà hạnh phúc.

Dung nhờ tôi nói với Vinh, muốn nối lại tình cảm gia đình. Em biết mình cũng có lỗi: fifty- fifty, mà tôi chẳng biết lỗi gì?
Tôi trở thành liên lạc viên bất đắc dĩ.
Ngày xưa cả nhà Vinh đều quý mến tôi, hơn nữa chị Cả của Vinh cũng là bạn của tôi (sau này). Vì vậy tôi nhắn Vinh qua chơi, có nói sơ chuyện gặp Dung.

Trước khi gặp Vinh, tôi hỏi bà chị của Vinh:
Dung muốn gương vỡ lại lành, ý chị thế nào? Tại vì hiện giờ (đã ly dị 5 năm) Vinh sống lủi thủi, cũng vất vả chuyện trả tiền nhà, tiền child support, chuyện nấu ăn… con bé Trang buồn giận, đã có nhiều phản ứng nổi loạn, trường học đã lưu ý nhiều lần.
 Bố mẹ của Trang thừa biết tại sao, bố hay mẹ sẽ đưa cháu đến chuyên gia tâm lý, chẳng ai mất công làm chuyện này (nhất là người Việt còn ít tin hơn).

Nếu nói kiểu mỉa mai: trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, cũng không sai lắm đâu.
Vợ chồng người em cũng đã dọn đi tiểu bang khác. Dung rất tha thiết muốn vợ chồng đoàn tụ.
Trái với sự năn nỉ của tôi (gần như van xin), sau khi nghe tôi kể (đầu cua tai nheo), chị của Vinh nhún vai: Bà đừng tin con đó, nó dẻo miệng lắm. Nó mà nói thì kiến trong lỗ, cũng phải bò ra!

Thiệt lòng nghe bà chị Cả nói chắc nịch (coi như phán quyết), tôi hơi hụt hẫng.
Nhưng tôi vẫn ráng gặp Vinh để thuyết phục. Tôi thấy tội nghiệp Vinh quá, chả lẽ chưa tới 50 tuổi, còn cả một chuỗi ngày dài phía trước. Ðâu có gì khó đâu, nhà chung vẫn còn đó, trở về với nhau quá đơn giản.

Khi Vinh tới nhà, sau khi chị em đùa giỡn vài câu, tôi vào ngay chủ đề:  Dung muốn nhờ chị nói với em, xin trở lại sống chung. Nếu em không muốn ràng buộc về hôn thú cũng không sao. Em trở về sống chung cho con cái vui, thấy mặt cha mỗi ngày, chứ không phải chỉ gặp nhau cuối tuần vài tiếng. Dung nói trong chuyện này cả hai cùng có lỗi: fifty- fifty.

Ðang chăm chú lắng nghe, đến nhà tôi với vẻ mặt hào hứng (vì mình được năn nỉ van xin), mới nghe 2 chữ fifty- fifty. Vinh trợn mắt, buột miệng: No way!
Vinh nổi giận khi nghe mình cũng có lỗi, bỏ ra về. Coi như bà mối, thất bại hoàn toàn.
Tôi than thở với ông chồng, ổng “cười khẩy”: Bà có biết tại sao không? Tôi ngớ người ra.
Ổng hỏi: Bà có nhìn thấy đứa con thứ nhì của Vinh không?
Người ta ăn ốc, bắt nó đổ vỏ. Con bé Trang trắng bóc (cả nhà Vinh đều da trắng, Dung thì trắng nõn, rất đẹp), sao con bé Thi da ngăm ngăm?

Tôi chợt nhớ ra mỗi lần nói chuyện với chị của Vinh, chỉ nghe nhắc tới bé Trang, bên nội đi cruise cũng chỉ có bé Trang đi theo. Hoàn toàn tôi không nghe nói về bé Thi.
Có lẽ nào mấu chốt câu chuyện là đây?

Trong một lần nói chuyện với chị của Vinh, tôi nghe bả mỉa mai: ăn cơm nhà mãi mãi chán, thử cơm hàng xóm, ngon hơn. Nói bâng quơ, còn ông chồng tôi cũng chỉ thấy loáng thoáng con bé (hôm ghé nhà Dung sửa xe giùm), chắc gì đúng.

Thật tình chỉ có Dung mới có thể biết bé Thi là con ai.
Không một ai dám hỏi (hay nói) về điều này.
Ngay bé Trang & bé Thi cũng không biết, đây là điểm đáng khen của người lớn, ít nhất cho 2 nạn nhân vô tội. Một sự im lặng tuyệt đối, còn Dung thì sẵn sàng ký giấy ly hôn.

Thực sự ra chuyện thử DNA thì quá đơn giản thời nay. Nhưng Dung hoàn toàn im lặng, Vinh và chị Cả chỉ nói xa nói gần.
Dung cũng sẵn sàng ký giấy, vì bảo rằng níu kéo vô ích, chỉ thêm gượng ép.
Cả hai đều coi tự ái của mình lớn hơn cuộc đời của những đứa con.

Bây giờ tôi xin kể chuyện mấy ông tù cải tạo. Ngày xưa dạy học ở VN, trong trường chỉ có vài ông thầy (tất cả đều có gia đình).
Giáo viên thời đó (dạy trung học cũng gọi là giáo viên) đói lắm, nhưng không ai dám bỏ việc, nhất là những chị có chồng đi tù. Chính phủ mới cho đi dạy là ân sủng, gọi là lưu dung (dung là chứa, giữ lại, không phải dụng là dùng). Tạm cho giữ lại, chứ không phải giỏi phải dùng.

Chị bạn tôi, chồng ở tù, có 3 con nhỏ, lương mới không có trả phụ cấp con. Ai cũng 30 đồng (tiền mới),  thêm nhu yếu phẩm (nửa kg đường, nửa kg thịt mỡ…) Bà mẹ đơn thân (vì chồng đi tù) vất vả bươn chải nuôi 3 con nhỏ, nhiều bữa phải qua nhà hàng xóm mượn vài gói mì. Tình cảnh của mọi người ai cũng thê thảm như nhau, lá rách đùm lá nát.

Trong trường có anh dạy cùng, không giúp được của thì giúp công vậy. Anh hay ghé nhà sửa giùm chị mấy cái lặt vặt. Coi như thiên hạ “quy định” đàn bà mà chồng đi vắng, chỉ được qua lại với phụ nữ. Ðàn ông ghé vô là lôi thôi, vợ của anh đồng nghiệp đánh ghen om sòm trước cổng trường. Báo hại, phòng giáo dục phải đổi hai người đi hai trường xa lắc, sau khi phải làm kiểm điểm (lãng xẹt). Tội nghiệp chị phải đạp cái xe đạp mòn xích, tuột lên tuột xuống. Chúng tôi gọi đùa “xe chấm phẩy” nên không đi nhanh được. Mấy người bị sốt tê liệt, gọi là đi chấm phẩy (chân lành bước tới: chấm. Chân liệt lê theo: phẩy).

Cuối cùng chồng chị cũng về, mặc cho lời ong tiếng ve, anh chỉ bảo: Tội nghiệp cho đàn bà chân yếu tay mềm, vất vả nuôi con. Anh bảo con anh may quá vẫn chưa phải lê la đầu đường xó chợ, chưa phải đi bán vé số, hay đi ăn mày là anh mừng rồi.
Sau đó anh được đám vượt biên móc nối (tất cả sĩ quan hải quân) ra đi trót lọt. Nay anh chị an vui tuổi già bên đàn con cháu. 3 con của anh chị đều ăn học thành tài.

Trở lại chuyện Vinh Dung, trong lúc lục đục Vinh bỏ qua ở nhà chị. Cũng vẫn đi đi về về, rồi Dung có bầu đứa thứ nhì.
Ðứa thứ nhì sanh ra trước khi ly  dị, nên vẫn là con của Vinh Dung theo luật pháp. Vì vậy sau khi chia tay,Vinh phải trả tiền phụ cấp nuôi 2 đứa con.

Trong xóm tôi, ngay nơi cộng đồng người Việt nơi tôi ở, cũng vẫn có vài bà có con khi chồng đang ở tù cải tạo. Nhưng khi người chồng trở về, tất cả đều thông cảm cho vợ. Không phải các ông tù, nghĩ mình hèn, không có chỗ nương thân. Mà họ nghĩ đến điều xa hơn cái tự ái của mình, họ nghĩ đến những đứa con của cả hai, kể cả đứa con như bé Thi của Vinh Dung.

Họ biết nắm “Hạnh phúc trong tay”, chứ không phải nghĩ đã bị lừa dối, xúc phạm. Họ đã biết từ bỏ cái tôi nhỏ mọn, để vá víu lại ngôi nhà hạnh phúc cho tất cả mọi người (sau đó mấy ông tù, có giá lắm, được đi Mỹ theo diện HO).

Tôi đã biết một vài gia đình như vậy, buồn cười ở chỗ khi trẻ con cãi nhau chí chóe, chúng nói ba mày, ba tao tự nhiên như chuyện trời mưa trời nắng. Rất may, bà mẹ vẫn không để xảy ra: Trời mưa bong bóng phập phồng/ Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.
Chồng của chị bạn vô cùng mừng rỡ, khi ra tù vẫn còn 3 đứa con và 1 bà vợ. Làm sao gầy dựng được từ đầu, khi tuổi đã xế chiều.

Chuyện Vinh Dung nhỏ như hạt bụi, trở về mái nhà xưa dễ như thế. Cái gì khiến cho tan đàn xẻ nghé? Miệng lưỡi người đời? Người ta nói 3 năm, chứ đâu ai nói được 30 năm (đâu ai rảnh mà để ý chuyện thiên hạ).
Gặp lại nhau, Dung biết tôi hết lòng thuyết phục Vinh, nhưng không được. Dung vẫn ở vậy, vẫn căn nhà xưa. Vinh cũng chẳng kiếm được ai, vẫn thui thủi một mình, vẫn lui cui nấu ăn, bé Trang học xong đi làm xa, bé Thi sắp vào đại học.
Dung & tôi thường gặp nhau ở chùa, nên thấm lời Phật dạy: duyên hợp duyên tan.

Có phải vì hết duyên, hay vì con ma kiêu mạn, đã xui khiến cho Vinh mờ lý trí, chỉ còn thấy cái tôi quá lớn, không có lòng từ bi. Nếu có đã tha thứ bỏ qua cho Dung, để bé Trang như con mồ côi, dù cha vẫn sống sờ sờ ra đó.
Còn bà chị của Vinh, lòng khoan dung, hỉ xả bà để đâu rồi? Không thấy cậu em cũng xấc bấc xơ bơ sao?

Rốt cuộc: Tất cả 4 người: Vinh Dung Trang Thi, đều là nạn nhân. Tất cả đều bị con ma tự ái sai khiến.
Nếu Vinh biết Dung đã hết lòng năn nỉ, thì sá gì fifty- fifty.
Có khi nào, nếu bé Thi vẫn là con của Vinh, chỉ có vài biểu hiện bên ngoài khiến Vinh nghi ngờ nhất định đòi chia tay, vì cảm thấy mình bị xúc phạm.

Ân hận muộn màng có bù đắp được cho cả gia đình tan nát hạnh phúc?
Còn Dung? Sao im lặng? Im lặng vì biết lỗi, hay im lặng vì tự ái.
Cho đến hôm nay: Vinh vẫn ở một mình, lui cui nấu nướng. Dung cũng ở vậy, cũng không có bóng dáng đàn ông nào lui tới. Hai đứa con học xong làm ở hai tiểu bang xa nhà, thỉnh thoảng mới gọi về, nghe sao xa xôi, lạnh lẽo.


Lại Thị Mơ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2021 lúc 11:57am

NGƯỜI THỨ BA


Tôi%20Là%20Người%20Thứ%20Ba%20-%20Radio%20Tâm%20Sự%20Mới%20Nhất%202016%20||%20Trò%20Chuyện%20Đêm%20Khuya%20-%20%20YouTube



Khi ra trường, bốn đứa chúng tôi nhận nhiệm sở bốn trường khác nhau, nhưng cứ vài ba tuần lại tụ họp gặp gỡ, đi chơi.


Bữa đó, cô nàng ít nói nhất trong đám thông báo mới có người yêu. Chúng tôi hớn hở:
– Tin vui! Tin vui! Chàng nào có thể phá tan trái tim băng giá của nhà ngươi vậy?
Nó e dè thú nhận:
– Là thầy hiệu trưởng trường tao đang dạy đó!
Chúng tôi đồng thanh…hốt hoảng:
– Trời! Cái ông Thầy hơn mày mười bốn tuổi, đang có vợ và hai con đó sao??
– Thế giới này thanh niên trẻ trung nhan nhản, sao lại nhào vô con đường “em mới yêu lần đầu, còn anh đã yêu… nhiều lần sau”?
– Xinh đẹp như mày, gật đầu là bao nhiêu cây si run rẩy, hà cớ gì đi chọn hàng đã có chủ?
Nó nhìn chúng tôi một lượt rồi phân trần:
– Mấy bà cũng đã và đang yêu phải không, chắc cũng biết con tim có lý lẽ riêng…
Tôi cướp lời nó:
– Ðồng ý, đồng ý! Nhưng trong trường hợp này, phải cố quên đi, nhất định phải quên đi!
Nó đáp không cần suy nghĩ:
– Trái tim chớ có phải cái máy đâu, mà kêu đóng là đóng, kêu mở thì mở?! Mong mấy bà thông cảm và tôn trọng chuyện của tui.

Nó yêu cầu sao thì tụi tôi nghe vậy, chớ trong lòng ai cũng tiếc nuối, hoang mang.
Nó là đứa hiền nhất, nhút nhát và cũng xinh đẹp nhất nhóm.
Trong khi chúng tôi quậy phá thì nó luôn đóng vai trò tháp tùng, không tham gia nhưng luôn mủm mỉm cười ủng hộ những trò đùa của nhóm.
Tôi hay ngắm đôi mắt đẹp trên khuôn mặt ngây thơ thánh thiện của nó, rất giống khuôn mặt nàng Meggie trong bộ phim “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” (bản tiếng Anh là The Thorn Birds).
Ai dè, cô bé Meggie trong phim có mối tình ngang trái với Cha Ralph, thì nhỏ bạn “Meggie Việt Nam” của chúng tôi lại rơi vào mối tình đầu cũng trái ngang không kém.

Nhưng Cha Ralph còn có “nhan sắc” vạn người mê, xứng đôi vừa lứa với Meggie, còn nhỏ bạn tôi, nghĩ sao đi yêu ông Thầy hiệu trưởng chả có gì nổi bật, thấp người, hơi đen, khuôn mặt dưới trung bình và đặc biệt là đang có vợ con đùm đề. (Chẳng lẽ nó nói đúng, con tim có tiếng nói riêng, hoặc là “bùa mê thuốc lú” là có thật?).
Khỏi nói cũng biết gia đình nó bị shocked cỡ nào!

Nó và tôi thân nhau lắm, vì hai đứa cùng tuổi Ngọ, cùng nhỏ hơn hai nàng còn lại một hai tuổi, và cùng mồ côi mẹ.
Trong lớp, nó ngồi cạnh tôi, được tôi nhiều lần cho copy bài kiểm tra, bù lại, mỗi khi lãnh gạo và thịt tiêu chuẩn cho giáo sinh Sư Phạm thì sau giờ học nó ở lại lãnh giùm tôi.

Nó là con nhà giàu, ở ngay trung tâm thành thị, căn nhà lầu đúc bốn tầng, số 400 đường Hai Bà Trưng, Quận Một (khác với địa chỉ nhà tôi có tới mấy cái “sẹc” và vài con hẻm, lần đầu ai đi tìm nhà tôi cũng phải lạc vào… mê cung).
Tôi thường xuyên ghé qua nhà nó ăn ngủ lúc còn đi học. Những ngày gần Tết, hai đứa ngồi trên sân thượng lộng gió nhìn xuống đường, xe cộ ngược xuôi tấp nập về hướng chợ Tân Ðịnh sắm Tết, lòng cũng rộn ràng theo không khí nao nức mùa Xuân.

Trước khi tôi ra về, nó thường dẫn tôi qua quán ăn vặt kế bên nhà, của một bác người Bắc chuyên bán các món ăn chơi thanh lịch, món nào cũng trong cái chén nhôm nhỏ xíu, để trong tủ lạnh: bánh flan, bánh bông lan, sương sa, chè bồ cốt, xôi vò, rượu nếp… rất ngon (nó đến hẻm nhà tôi cũng mê mẩn khoai mì trộn dừa, cóc ổi ngâm, chuối chiên, khoai chiên, vậy là công bằng, chẳng ai nợ nần gì ai, dù tính ra thành tiền, tôi… có lời chút đỉnh)!

Nó thương và tin tưởng tôi nhất trong nhóm. Từ ngày yêu ông Thầy, nó hay tâm sự cho tôi nghe những lần đi chơi lén lút với Thầy.
Tôi là người duy nhất nó lôi cả ruột gan phèo phổi ra chia sẻ, rủ tôi đến nhà ông Thầy (lúc ổng vắng nhà) để quan sát gia cảnh, vợ con của ổng, Nghe nó kể lể (có khi còn khóc lóc) thấy thương lắm, nhưng sau đó tôi lại áy náy không yên, vì có cảm giác đang lừa dối gia đình nó.

Mẹ nó mất sớm, ba nó lúc ấy đang nằm bệnh triền miên, tôi được mấy anh chị của nó thương như em gái trong nhà, họ cũng tin tưởng tôi và nhờ tôi khuyên bảo nó rời xa mối tình này.
Tôi bị kẹt cứng giữa hai bên, biết chọn ai bỏ ai?
Tôi bàn với hai cô bạn còn lại, và trong một lần lý trí mạnh mẽ, chúng tôi quyết định theo phe “chính nghĩa”, bí mật báo cáo cho gia đình nó nhất cử nhất động của nó cũng như những buổi hẹn hò với ông Thầy.

Một thời gian sau, phát hiện ra tôi là “điệp viên hai mang”, nó nổi giận đùng đùng và từ mặt cả ba đứa chúng tôi.
Nếu chúng tôi tìm đến nhà thì nó chui vào phòng khoá cửa, để chúng tôi dưới phòng khách nói chuyện với anh chị của nó, có khi nó ló đầu trên cầu thang, đuổi thẳng chúng tôi về.

Nếu chúng tôi tìm đến trường thì nó quăng cục lơ nhìn đi chỗ khác, thậm chí có lần nó còn chỉ thẳng vào mặt tôi:
– Bà đó! Tôi tin tưởng bà như thế nào, mà bà lại nhẫn tâm bán đứng tôi? Từ nay bà đừng nhìn mặt tôi nữa, đừng bao giờ, nhớ chưa!!!
Tôi cúi đầu líu ríu chấp nhận thương đau, chớ nào dám thanh minh thanh nga thanh kim huệ với con tim đang yêu say đắm của nàng, vì nó nói cũng… không sai.
Tôi đã không giữ lời hứa, đã phản bội lòng tin của nó, đã  “đâm sau lưng chiến sĩ”, còn biết mở miệng than vãn “oan Thị Màu” với ai?!

Hai năm sau, chúng tôi nghe tin ông Thầy ly dị vợ và sắp làm đám cưới với nó (gia đình nó đã chịu thua).
Ðược nó hẹn đến nhà để lấy thiệp cưới, chúng tôi sung sướng vội vã kéo đến. Sung sướng vì nó còn thương chúng tôi, tình bạn vẫn còn.

Lúc ba đứa tôi gặp mặt nó sau một thời gian dài, ai cũng ngượng ngùng, không nói nên lời, vì biết bao nhiêu công sức đổ ra, tìm “mưu kế” cùng với gia đình nó để… đánh phá, chia rẽ, hãm hại mối tình này, nhưng kết quả thì ngược lại, “đôi trẻ” vẫn yêu nhau trong sóng gió phong ba, đạp lên dư luận thị phi để đến với nhau công khai, danh chính ngôn thuận.
Chúng tôi nhận thiệp, chưa kịp nói gì, nó đã phán một câu xanh rờn:
– Người đời chỉ biết lên án, kết tội người thứ ba, chớ đâu ai hiểu trong chăn mới biết chăn có rận. Nếu một gia đình thật sự hạnh phúc thì chẳng có ai chen chân vô được hết á!
Tôi tính lên tiếng tranh luận theo thói quen, nhưng nhìn mặt nó nghiêm nghị quá, tôi không dám hé môi, sợ nó lại nổi giận… đòi lại thiệp cưới.

Lúc tiễn chúng tôi ra về, tôi nán lại đứng riêng với nó, cười thẹn thùng:
– Giờ bà còn giận tui nữa không nà?!
Nó liếc tôi:
– Giận thì đứng đây với bà làm chi?! Nhưng tui đã hứa với lòng, nếu kiếp sau còn vướng vào tình yêu gập ghềnh nữa thì sẽ không bao giờ kể cho bà nghe.
Vậy là tôi đã mất hết “uy tín” với nó rồi sao? Mà thôi, kiếp sau còn xa lắm, tôi còn dư thời gian để sửa đổi tánh tình.

Ðám cưới diễn ra ấm cúng trên lầu hai của căn nhà. Chúng tôi âm thầm rủ nhau mặc đồ gọn gàng đến chung vui với nó nhưng vẫn cảnh giác, lỡ bà vợ cũ của ông Thầy xuất hiện “phá đám” thì còn chạy cho lẹ, kẻo mang vạ vào thân.

Từ đó, vợ chồng nó sống hạnh phúc cho đến nay với hai đứa con. Thằng con trai giống mẹ nên đẹp trai, hiền lành, đã tốt nghiệp Ðại Học Bách Khoa.
Ðứa con gái giống bố, cái mỏ dầy cong vếu không khép lại được, nhưng được cái đôi mắt ướt rượt, khéo ăn khéo nói, vừa đậu vào Ðaị Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn.

Còn nó, chưa bao giờ gọi chồng là Anh, mà vẫn gọi Thầy xưng Em ngọt xớt suốt bao nhiêu năm qua, dễ thương không bà con?!
Hồi cuối năm tôi phone thăm nó, nghe tiếng bếp núc lạch cạch, tôi hỏi:
– Thầy của bà đâu rồi?
– Kế bên đây chớ đâu! Hai vợ chồng về hưu suốt ngày xem phim nghe nhạc, cơm nước với nhau, vì hai đứa nhỏ đi làm đi học miết.
– Bà đang làm gì đó?
– Từ hồi có dịch tới giờ, tui vẫn làm ruốc chà bông dự trữ trong nhà, Thầy thích món này lắm.
Tiếng Thầy vọng vào phone:
– Nàng ấy thích mà cứ đổ thừa cho Thầy đó Loan ơi!
Tôi nghe nó nguýt Thầy một cái rồi cười khúc khích…

Thì ra câu “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” đúng với ai không biết, còn nó thì “đời vẫn vui khi đã vẹn câu thề”!

Kim Loan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2021 lúc 1:33pm
TÌNH YÊU CAO NGUYÊN

Top%209%20cao%20nguyên%20đẹp%20nhất%20Việt%20Nam%20-%20Toplist.vn

Tôi đi giữa chiều rơi nắng nhạt
Dãy non xanh con thác thì thào
Ðường vắt vẻo, bước nao nao
Nhớ em! Nước mắt! Trăng sao mù mờ!


Hồ%20Xuân%20Hương%20Đà%20Lạt%20-%205%20trải%20nghiệm%20nhất%20định%20phải%20thử

Trời Ðà Lạt hoa thơ, suối mộng
Gọi mãi em! Tiếng vọng ngàn thông
Hồ Xuân Hương bóng hình chung
Anh đào nở muộn. Cánh hồng. Giọt sương.


Đêm%20Phố%20núi%20-%20Báo%20Gia%20Lai%20điện%20tử%20-%20Tin%20nhanh%20-%20Chính%20xác

Biển Hồ ngủ lòng ôm bóng núi
Phố Pleiku mấy tuổi vẫn mơ
Mưa đủ ướt, nắng đủ mờ
Gió đủ xỏa tóc che hờ môi hôn.

Du%20lịch%20Kon%20Tum%20khám%20phá%208%20điểm%20đến%20đẹp%20đứ%20đừ%20-%20iVIVU.com

Kontum đẹp! Bình nguyên trên núi
Cánh đồng vàng tới bảy hồ xa
Ðộc mộc mơ, mộng Ðắk Bla
Cồng chiêng bỏng lửa, tim ta bỏng tình.


Nhà%20thờ%20Chính%20Tòa%20-%20Ban%20Mê%20Thuột%20-%20Thành%20phố%20Buôn%20Ma%20Thuột

Tình Ðắc Lắc mưa nghiêng nắng hạ
Hoa cà phê lơi lả hương đêm
Ðường xưa đất đỏ chân em
Phố Ban Mê Thuột giốc chênh gót ngà.

Mưa%20Phố%20Núi%20–%20Điểm%20Nhấn%20Khi%20Hè%20Sang%20-

Nay Ðắc Nông xưa là Quảng Ðức
Gia Nghĩa bây giờ náo nức ngựa xe
Ly cà phê. Khói sương che
Ðầu mùa phố núi mưa về bên em.

Dã%20quỳ%20nhuộm%20vàng%20vùng%20cao%20nguyên%20đất%20đỏ%20|%20Asiabooking

Anh đã đến cao nguyên đất đỏ
Tình mới lớn. Mắt thỏ. Nhỏ khờ!
Mây quàng núi, suối dệt mơ
Tim non đan mộng, ý thơ đôi mình.


CAO%20NGUYÊN%20LÂM%20VIÊN%20–%20THIÊN%20ĐƯỜNG%20GIỮA%20ĐẤT%20TRỜI%20ĐÀ%20LẠT

Anh tìm mãi nghe chừng lạc bước
Giữa sương lạnh
chiều xuống nhuộm vàng
Hỏi phố, phố đổi tên đường.
Hỏi nàng,
Nàng đã sang ngang. Lâu rồi!
Hỏi tôi, tôi chẳng phải tôi. Bao giờ?

Bửu Truyền

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Mar/2021 lúc 1:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2021 lúc 10:21am
CAO NGUYÊN, NGÀY VẮNG EM


Organic%20copy2%20by%20alondra.alor10%20on%20emaze

Vịnh:
Ai làm mưa lạnh cao nguyên
Cho người con gái kết duyên xa nhà
Xa cha yếu, xa mẹ già
Bỏ tình yêu đã mặn mà bấy lâu.



Cao%20nguyên%20Mộc%20Châu%20trong%20mắt%20cô%20gái%20Sài%20Gòn

Không ai biết trong tôi mấy nỗi
Nhớ cao nguyên một mối tình đầu
Ðã qua rồi. Qua rất lâu
Mà như mới đó. Nguồn đau suối nguồn!

Có%20những%20cô%20gái%20trên%20cao%20nguyên%20-%20Bài%20thơ%20được%20viết%20trong

Không ai nhắc, tôi luôn vẫn nhớ
Nhớ đến em môi đỏ mắt sâu
Chiều mưa em bước qua cầu
Trợt chân sắp té ngã đầu trúng anh.

4043%204%20CNguyenNgayVangEmBT

Em hốt hoảng! Tay chân lóng cóng
Mắt long lanh rơm rớm thẹn thùng
Má em không phấn đỏ bừng
Ôm em bất giác mến thương dâng tràn.

Thượng%20đỉnh%20Mỹ-Triều%202019:%20Cao%20nguyên%20đá%20Đồng%20Văn-%20công%20viên%20địa%20chất%20toàn%20%20cầu%20-%20Ảnh%20chuyên%20đề%20-%20Thông%20tấn%20xã%20Việt%20Nam%20%28TTXVN%29

Và thế đó, bến sông, ngọn suối
Sáng rẫy nương, suờn núi ráng chiều
Tôi vác rựa, em lưng gùi
Thuyền nan lúng liếng ngược xuôi bên đời.

Độc%20đáo%20trang%20phục%20truyền%20thống%20của%20người%20Dao%20Đỏ%20|%20Thời%20trang%20|%20Vietnam+%20%20%28VietnamPlus%29

Nhưng ai biết giữa trời bão nổi
Tôi về quê thăm nội lâm nàn.
Khi trở lại. Ôi! Phủ phàng!
Gia đình còn đó, riêng nàng đi xa.

Old%20couple%20during%20Buffalo%20festival%20stock%20photo

Cha mắt mờ, mẹ già nhuốm bệnh
Không thuốc thang, cô quạnh ngậm ngùi!
Tôi nguyện làm đứa con nuôi
Thay người con gái tôi yêu đầu đời.

4043%205%20CNguyenNgayVangEmBT


Bây giờ đã, ông bà mất hết
Căn nhà sàn trống tếch quạnh hiu
Vào ra chênh chếch trăng soi
Bóng ai trên vách? Bóng tôi hay nàng?!

Bửu Truyền


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Mar/2021 lúc 10:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2021 lúc 9:25am

Những Vì Sao Của Một Thời Tuổi Thơ 

Best%20Stargazing%20Tents%20For%20Seeing%20The%20Night%20Skies%20|%20Improve%20Summer

Thời học trung học, tôi có người bạn thân, không những tướng tá mà cả cái tên cũng đẹp: Phan Ái Minh. Hai đứa học chung trường. Minh học Ban B và trước tôi một lớp, còn tôi dốt toán nên học Ban C. Vì vậy mà bạn còn là “ông thầy” kèm toán cho tôi. Nhà Minh ở trên Thành (Diên Khánh), cách thành phố Nha Trang, nơi có ngôi trường Võ Tánh của bọn tôi hơn mười cây số. Minh cùng người anh thuê căn nhà nhỏ trong một con hẻm ở gần đình Phương Sài để trọ học. Mỗi chiều Thứ Sáu, sau khi tan trường, hai anh em đạp xe về thăm nhà đến chiều Chủ Nhật lại ca bài đường trường xa trở lại Nha Trang, mang theo thức ăn cho một tuần sau đó. Tôi cũng từ một vùng quê khác vào Nha Trang học, ở nhà ông chú, một tiệm buôn giữa trung tâm thành phố. Để tránh ồn ào và khỏi bị sai vặt, tôi thường đạp xe lên nhà Minh vừa chơi vừa học. Có khi tôi ngủ lại hoặc cuối tuần theo anh em Minh về thăm quê bên kia Cổ Thành Diên Khánh.

Minh luôn hãnh diện khoe với bọn tôi về quê hương “Cổ Thành”. Anh thường gọi đó là “la Citadelle” và gần như thuộc lòng sử tích: “được chúa Nguyễn Phúc Ánh xây từ thế kỷ 17 và lần lượt do các ông Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh trấn thủ. Võ Tánh là một dũng tướng bất khuất, sau này đã tự thiêu tuẫn tiết trước khi thành Bình Định lọt vào tay tướng Trần Quang Diệu của Tây Sơn. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường trung học lớn nhất miền duyên hải của chúng ta mang tên Võ Tánh, để nêu gương sĩ khí cho đám học trò.” Minh còn đọc đi đọc lại bài thơ của công chúa Ngọc Du khóc phu quân tướng công Võ Tánh, làm bọn tôi thuộc nằm lòng cho đến mãi bây giờ:

Những tưởng ra tay giúp nước nhà

Ai dè binh địa nổi phong ba.

Xót người vị quốc liều thân ngọc,

Khiến thiếp cô phòng ủ mặt hoa.

Gối mộng mơ màng duyên nợ cũ,

Đài mây xiêu lạc phách hồn xa.

Lửa trung đốt đỏ gương hào kiệt,

Nóng ruột thuyền quyên giọt lệ sa!

Có lẽ chính quê hương Cổ Thành và hình ảnh dũng tướng Võ Tánh in rất đậm trong trí óc và tâm hồn Minh từ thuở ấu thơ, đã hun đúc trong Minh một mẫu người lý tưởng sau này.

Cổ Thành Diên Khánh

Vào những mùa thi, căn nhà trọ khá oi bức và đèn điện không đủ sáng, bọn tôi thường rủ nhau đạp xe xuống bờ biển, nơi có các trụ đèn tỏa sáng, vừa học bài vừa nhìn biển trời mênh mông mà xây mộng tương lai. Có lần Minh bảo“ sau này nhất định tao sẽ chọn binh nghiệp để đọ sức cùng nắng mưa và tha hồ xông pha trận mạc”. Tôi cười đùa: “Mày nói hay như đang hát tuồng Thuyền Ra Cửa Biển!” (lúc ấy gánh hát Thanh Minh Thanh Nga đang diễn vở tuồng này tại rạp Minh Châu - Nha Trang).

Là bạn, nhưng dường như tất cả mọi thứ trên đời ông trời đã dành cho Minh nhiều hơn tôi: đẹp trai hơn, to con hơn, võ nghệ, đàn hát và nhất là học hành cũng giỏi hơn. Chơi đàn và đọc sách là hai món tiêu khiển của Minh. Anh đọc rất nhiều sách, từ truyện Tam Quốc Chí đến Đệ Nhi Thế Chiến, từ các sách nghiên cứu Khoa Học đến Thiên Văn Học. Trí nhớ của Minh rất tốt, anh nhớ từng chi tiết và làm bọn tôi mê mẩn mỗi lần ngồi nghe anh kể lại. Ngoài ra Minh rất tư cách, tính tình bộc trực, thẳng thắn. Một lần có tay “anh chị” ở đầu hẻm hiểu lầm, tưởng tôi làm ngã cái xe gắn máy của y, lớn tiếng ăn hiếp, Minh bênh vực tôi, ôn tồn nói điều phải trái, nhưng gã kia hung hăng ra tay trước, Minh không đánh lại, chỉ đỡ vài đòn mà hắn đã té nhào không đứng lên được. Minh đưa tay kéo hắn lên và phủi bụi đất bám trên mặt hắn. Thấy Minh võ nghệ cao cường, có khí phách và lòng hào hiệp, hắn ta phục, bắt tay xin làm bạn, đãi bọn tôi một chầu phở Hợp Lợi. Sau lần ấy, tôi mới biết bạn tôi “văn võ song toàn”.

Cứ đến mùa Hè, tôi đạp xe lên quê Minh ở chơi một vài tuần. Nhà Minh ở gần con sông chảy uốn khúc qua một vài khu xóm làng và ruộng đồng tĩnh mịch. Ban đêm, tôi theo Minh và đám bạn bè, ra cắm lều, đàn hát, câu cá và ngủ lại bên bờ sông. Khung cảnh êm đềm thơ mộng. Đêm mùa Hè, trời trong vắt, bọn tôi thường đua nhau đếm thử có bao nhiêu vì sao, tìm trong các dải ngân hà, xem nơi nào có cái cầu Ô Thước của Ngưu Lang Chức Nữ. Minh biết tên khá nhiều các ngôi sao, và lúc ấy Minh đã dạy bọn tôi biết cách nhìn sao trời để định hướng và dự đoán cả thời tiết nữa. Minh còn giải thích về các thiên hà, tinh tú trong vũ trụ mênh mông, có những vì sao mang cái tên kèm theo một huyền thoại, rồi kể cho bọn tôi nghe truyện Les Étoiles của nhà văn Alphonse Daudet mà thầy Cung Giũ Nguyên có nói qua trong giờ Văn Học Sử Pháp. Có những vì sao sáng lấp lánh, bọn tôi đua nhau giành lấy. Ai “xí” được ngôi sao nào lóe lên trước nhất sẽ được đặt tên mình và tên một cô bạn học trò đã từng khuấy động trái tim. Trong bọn, Minh là người tìm được cho mình nhiều ngôi sao nhất. Nhưng có một điều lạ, là ngôi sao nào anh giành được và đặt tên mình, đều lóe sáng lên, nhấp nháy vài lần rồi bỗng dưng vụt tắt, biến mất trên bầu trời, giữa hằng hà tinh tú khác. Nằm chờ mãi không thấy hiện lên, Minh bèn phân tích hiện tượng này, nhưng rồi cả anh và bọn tôi đều xuýt xoa nuối tiếc.

Ngày ấy, chúng tôi đều con nhà nghèo lo đi học, chưa có người yêu và cũng không dám mơ tưởng tới chuyện yêu đương, nhưng dường như trong trái tim khờ khạo của đứa nào cũng phảng phất bóng hình một cô bạn học trò cùng lớp hoặc chung trường. Trong những lần tâm tình, hay lúc đặt tên cho những vì sao, Minh cũng thường nhắc tên một cô học trò cùng quê, học sau Minh hai lớp. Cô bé có làn da trắng, đôi môi mọng đỏ, hiền hậu dễ thương, mà bọn tôi đã gặp một đôi lần.

Xong tú tài, đang học ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn thì Minh tình nguyện vào Khóa 20 Võ Bị. Con đường võ nghiệp mà Minh đã từng nhiều lần tâm tình với đám bạn bè là anh sẽ chọn, mặc dù với khả năng, anh còn có thể tiến xa trên đường học vấn. Bạn bè có người khuyên Minh vào Trường Hải Quân ở ngay Nha Trang để được gần nhà và sau này trong các chuyến hải hành tha hồ ngắm sao trời mà đặt tên cho người tình trong mộng. Nhưng Minh nhất quyết chọn Trường Võ Bị. Lúc ấy tôi thầm nghĩ, một người có khả năng, phong độ và tư cách như Minh, lại được đào tạo bởi một quân trường danh tiếng, chắc chắn sẽ trở thành một sĩ quan, một cấp chỉ huy đảm lược và mẫu mực sau này.

(SVSQ Phan Ái Minh)

Đúng vào một ngày Giáng Sinh, đám bạn bè chúng tôi tiễn Minh lên Đà Lạt. Cùng nhập học Khóa 20VB với Minh còn có một số các anh cựu học sinh xuất sắc khác của trường Võ Tánh: Phạm Cang, Hoàng Văn An, Hồ Đắc Tùng, Cao Đình Phú, Quách Giám, Võ Anh Tuấn, Nguyễn Công Lắm vv. Chia tay Minh, bọn tôi cũng mỗi thằng mỗi ngã. Sau đó hơn tám tháng, tôi và hai thằng bạn khác vào quân trường Thủ Đức.

Những ngày đầu năm 1965, khi chúng tôi đang thực tập hành quân cuối khóa tại bãi tập bên bờ sông Đồng Nai, thì nghe các sĩ quan cán bộ và anh em SVSQ bàn tán về trận chiến Bình Giã rất khốc liệt. Tiểu Đoàn 30, 33 BĐQ và nhất là Tiểu Đoàn 4 TQLC bị tổn thất rất nặng nề. Cả tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, y sĩ trưởng và gần 20 sĩ quan khác đã hy sinh. Chúng tôi bàng hoàng khi biết được trong số các sĩ quan tử trận có ba thiếu úy tân khoa vừa mới tốt nhiệp Khóa 19VB Đà Lạt, 1 BĐQ (Nguyễn Thái Quan) và 2 TQLC (Võ Thành Kháng, Nguyễn Văn Hùng). Họ đã hy sinh ngay trong trận đánh đầu đời, chỉ sau hơn hai tuần trình diện đơn vị. Đặc biệt trong số này có vị thủ khoa Võ Thành Kháng. Người sĩ quan tân khoa ưu tú đã bắn bốn mũi tên đi bốn phương trời trong ngày lễ ra trường, và mang theo rất nhiều hào quang cho con đường binh nghiệp. Bọn tôi không ai quen biết anh Võ Thành Kháng cũng như các anh cùng khóa 19 VB vừa tử trận, nhưng tất cả đều ngậm ngùi tiếc thương những sĩ quan rất trẻ, chọn binh nghiệp bảo vệ giang sơn, nhưng vừa được đào tạo văn võ song toàn mà đã hy sinh khi chưa kịp thi thố tài năng, chưa có cơ hội để “đem hết sở tồn làm sở dụng”, mà nếu còn sống chắc chắn sẽ trở thành những cấp chỉ huy tài giỏi sau này. Khi ấy, bỗng dưng tôi nhớ tới Phan Ái Minh, người bạn thân tài hoa của tôi đang theo học Khóa 20 Đà Lạt, và tất nhiên cũng thoáng một chút âu lo cho số phận của chính mình. Cuộc chiến đang có dấu hiệu bắt đầu khốc liệt.

Một sự kiện trùng hợp đặc biệt khác làm tôi không thể nào quên. Người kể cho chúng tôi nghe chi tiết trận Bình Giã và danh tánh các sĩ quan hy sinh trong trận chiến khốc liệt này là anh Dương Văn Chánh, người bạn cùng trung đội SVSQ Thủ Đức với tôi. Nhờ có người thân quen ở TQLC nên anh biết rõ từng chi tiết một. Chánh đang học ở đại học luật khoa thì nhận lệnh động viên. Tướng tá phong trần, nước da sạm đen, giọng nói khàn khàn, đôi mắt sáng, tính tình hiền lành và trầm ngâm, ít nói. Ra trường, anh là một trong số rất ít (hình như chỉ có bốn người) được chọn về binh chủng Nhảy Dù. Sau ngày mãn khóa, khi chúng tôi đã ra đơn vị và tham dự nhiều cuộc hành quân, thì Dương Văn Chánh vẫn còn đang học nhảy dù. Vậy mà đến giữa tháng 6/65, tôi bất ngờ được tin Chánh vừa hy sinh trong trận Đồng Xoài. Có lẽ đó cũng là trận đánh đầu đời của Chánh. Và cũng khi ấy, chúng tôi mới biết Chánh được bổ sung về Tiểu Đoàn 7 thuộc Chiến Đoàn 2 ND mà vị Chiến Đoàn Trưởng, Trung Tá Trương Quang Ân, là anh rể của Chánh. (Ba năm sau ông là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn của tôi).

Là một sĩ quan trừ bị, khi bước chân vào quân trường, Chánh không phải là người chọn binh nghiệp, nhưng với một người có nhiều khả năng và cá tính như Chánh, nhất định phải là một người lính can trường, được hầu hết bạn bè cùng khóa kỳ vọng trở thành một cấp chỉ huy tài giỏi sau này, nhưng anh đã hy sinh quá sớm. Cái chết của Chánh làm tôi lại nhớ đến bầu trời tuổi thơ ngày xưa của bọn tôi ở quê Minh, bên kia Cổ Thành Diên Khánh và mơ hồ như nhìn thấy một vì sao nữa vừa mới lóe lên rồi vụt tắt!

Khi đang hành quân ở Phú Yên, tôi nhận được thư Minh báo tin anh chuẩn bị làm lễ ra trường. Minh bảo sẽ cố gắng để được đi Nhày Dù hay TQLC, còn nếu ra Bộ Binh thì sẽ chọn về Sư Đoàn 23 để được gần tôi cùng một số bạn bè khác cho vui.

Tôi vào quân trường Thủ Đức sau hơn nửa năm nhưng lại ra đơn vị trước Minh. Vì thời gian học ở Võ Bị lúc ấy gấp ba lần ở Thủ Đức. Hơn nữa, đặc biệt so với các khóa trước, Khóa 20 VB, sau khi tốt nghiệp,còn phải theo học khóa Rừng Núi Sình Lầy tại TTHL/ BĐQ Dục Mỹ thêm 42 ngày.

Khoảng đầu tháng 2 năm 1966, hình như ngay sau Tết nguyên đán, tôi rất vui mừng được tin Minh bổ sung về cùng Trung Đoàn với tôi. Minh về Tiểu Đoàn 4, còn tôi đang ở Tiểu Đoàn 3. Lúc ấy, đơn vị tôi đang hành quân ở Di Linh (Lâm Đồng) còn tiểu đoàn của Minh thì hành quân ở Lạc An (Khánh Hòa). Hai đứa hẹn gặp nhau sau cuộc hành quân, uống một chầu mừng cho cuộc trùng phùng. Nhưng rồi cuộc hẹn đã không thành và tôi không bao giờ có cơ hội để được gặp lại Minh, người bạn đa tài mà tôi hằng mến mộ cả một thời đi học.

Cuộc hành quân dài hạn ở Di Linh vừa kết thúc, tiểu đoàn tôi không trở lại Nha Trang như dự trù mà lại nhận lệnh di chuyển đến Phan Thiết, tăng phái cho TK Bình Thuận, phối hợp với một đơn vị Thiết Kỵ của Hoa Kỳ, hành quân giải tỏa mật khu Lê Hồng Phong. Một mât khu rộng lớn và địa thế hiểm trở bị Cộng quân chiếm cứ khá lâu. Tại tuyến xuất phát, tôi được anh sĩ quan truyền tin Tiểu Đoàn, cùng quê với Minh, cho biết Phan Ái Minh đã hy sinh tại Lạc An trước đó hai ngày, khi đang điều động trung đội tiến chiếm mục tiêu. Tôi bàng hoàng, xót xa khi vừa mất một người bạn mà mình hằng mến phục, quân đội cũng vừa mất đi một sĩ quan ưu tú, mà nếu còn sống chắc chắn sẽ trở thành một cấp chỉ huy tài giỏi . Tôi mang hình ảnh của Minh theo suốt cuộc hành quân cam go hôm ấy. Cuộc hành quân kết thúc toàn thắng. Tôi nghĩ, có thể hình ảnh của Minh đã tạo thêm sức mạnh cho tôi để đơn vị tôi có được chiến thắng vẻ vang này.

Mấy đêm liền sau đó, tôi nằm trằn trọc nghĩ tới Minh, nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Nhớ những đêm cùng Minh và đám bạn bè nằm bên bờ con sông quê dưới bầu trời lung linh những vì sao, mầu nhiệm. Bỗng tôi giật mình khi nghĩ tới một điều kỳ lạ: các vì sao mà Minh đã chọn để đặt tên mình, tất cả chỉ vừa lóe sáng lên rồi vụt tắt. Và nhớ tới người con gái nào đó, được Minh trầm trồ tha thiết đặt tên, không biết nếu nghe được câu chuyện thơ mộng này lòng cô có nhiều xúc động? Tôi (và chắc có cả Minh nữa) thầm cầu mong cho cô được tròn hạnh phúc sau này.

Khóa 20VB được bổ sung về đơn vị tôi còn có các anh Vũ Phúc Sinh, Hoàng Văn An, Cao Đình Phú, Bùi Hữu Kiệt, Dương Đình Chính, Hồ Đắc Tùng, sau này đều là những cấp chỉ huy giỏi. Anh Vũ Phúc Sinh, người cùng về TĐ 4 với Minh, đã được đặc cách lên trung úy chỉ 9 tháng sau ngày ra đơn vị, Anh Hoàng Văn An là sĩ quan đẹp trai nhất Trung Đoàn, tính tình vui vẻ, cương trực, được mọi người từ quan tới lính yêu thương. Rất tiếc là các anh đã thuyên chuyển, rời khỏi đơn vị khá sớm, sau khi nắm đại đội và đánh thắng vài trận, để lại bao luyến thương và tiếc nuối cho tất cả mọi người. Dương Đình Chính đã tử trận (mất tích) tại chiến trường Kontum đầu năm 1973, khi vừa lên nắm Tiểu Đoàn 1. Bùi Hữu Kiệt thuyên chuyển về TK Ninh Thuận, nắm một tiểu đoàn ĐPQ và hy sinh tại Bình Định cuối năm 1972 khi dắt tiểu đoàn tăng cường cho mặt trận này. Người cuối cùng còn ở lại đơn vị là anh Hồ Đắc Tùng, sau này là một tiểu đoàn trưởng đã đóng góp nhiều chiến công trong chiến thắng Kontum mùa Hè 1972.

Khóa 20 VB đã có rất nhiều cấp chỉ huy lỗi lạc ở các quân, binh chủng, làm rạng danh quân lực. Một số đã thăng tiến rất nhanh, giữ các chức vụ trung đoàn trưởng BB, liên đoàn phó BĐQ. Sau này khi biết được một số trong những tên tuổi của Khóa 20 VB từng nổi danh trên các chiến trường: các anh Hoàng Mão, Lại Thế Thiết, Huỳnh Bá An, Vương Mộng Long, Phạm Cang, Quách Vĩnh Trường, Nguyễn Thái Bửu, Trương Phúc, Đoàn Minh Phương, Trương Dưỡng, Nguyễn Văn Măng, Phạm Văn Tiền…tôi luôn nghĩ đến Phan Ái Minh, người bạn đa tài của tôi, và nhớ tới những vì sao sớm vụt tắt trên bầu trời tuổi thơ của chúng tôi thuở trước.

Phạm Tín An Ninh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Mar/2021 lúc 9:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2021 lúc 9:24am

RAU MUỐNG CHẺ


rau%20muong%20che

Người phụ nữ đến muộn, khi tiệc đã bắt đầu.
Buổi tiệc được tổ chức ngoài sân. Chủ nhà và khách mời đa số là những người trẻ trong giới ca nhạc sĩ.
Những câu chuyện của họ nổ ra như pháo cùng những ly rượu và tiếng “dô dô” mời nhau cụng ly sau mỗi trận cười.

Trong sinh hoạt của giới nghệ sĩ sân khấu, chuyện phiếm, chuyện vui thì nhiều vô số kể. Cả thanh lẫn tục, chuyện nào cũng linh động, lôi cuốn. Khó tính mấy cũng phải bật cười.

Cô chọn một chỗ ngồi ở đầu bàn, nơi ánh đèn không chiếu tới, để không ai có thể nhìn thấy rõ khuôn mặt trơ trụi không một chút son phấn của mình.
Tuy đa số khách mời đều là những người tuổi vai vế em cháu, nhưng thế nào thì cô cũng cần phải giấu che đi điều có thể cho là sự tàn phai, chán chường, nếu như ai đó đã từng nhìn thấy cô một thời xa xôi trước.

Cô ngồi quan sát, lắng nghe từng mẩu chuyện vui của đời ca hát. Không quen uống rượu, nhưng cô cũng nhấp một chút cho vui với mọi người.
Có lúc cô cười thật to, cô như một con cá trong chậu vừa được thả về sông suối, biển khơi. Mặc tình tung tăng bơi lội.

Một cô ca sĩ trẻ nhìn cô lên tiếng:
– Cô An ơi, hình như cô cũng có đi hát đâu đó phải không? Cô hát một bài đi cho vui đi!
Cô nhìn khuôn mặt người ca sĩ trẻ, vừa rời phòng trà đến nhập cuộc. Dung nhan sân khấu với mắt tím, môi hồng. Tóc xõa trên hai vai trần, da thịt óng ánh những hạt phấn kim tuyến li ti.

Với chiếc áo đầm có những hạt kim tuyến nham nhám như được rải lên một lớp cát bạc, nhìn người ca sĩ lung linh rực rỡ như một ngọn pháo bông vui mắt. Chiếc áo làm cô nhớ đến những tấm áo lóng lánh dưới ánh đèn sân khấu mà xưa cô cũng đã từng nhọc công tìm kiếm. Cô ngắm người ca sĩ trẻ một cách thích thú, ánh mắt man man, mê muội.

Cô lắc đầu. Ðang vui lại bỗng dưng buồn hiu hắt. Không hẳn là một ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng cô chẳng từng có những cuộc vui như đêm nay sao?
Buồn cũng phải! Bởi, mọi thứ đang nhắc nhở cô về một phần đời vui của mình đã không còn nữa.
– Lâu rồi, cô có biết hát hỏng là gì đâu cháu.
Cô trả lời cho qua.
Cuộc sống với những quy ước chuẩn mực đã dẫn cô về một nơi khác.

Nào ai biết! Cô vẫn ca, vẫn hát hàng ngày. Tự bắt giọng cho đúng bằng những hàng phím trên chiếc đàn organ cũ kỹ.
Cô vẫn hát hàng tuần. Hát ở một nơi không nhiều khán giả. Những khán giả này cũng hát, họ hòa theo cô rời rạc, không liền lạc lắm nhưng đấy là niềm đam mê trao gửi.
Cô hát bên những hàng ghế, bên những bình hoa tươi, và những ngọn bạch lạp.

Trời chưa khuya lắm, cô có thể ngồi với những người trẻ này đến hai ba giờ sáng. Cô có chứng mất ngủ kinh niên, càng khuya mắt cô càng tỏ.
Ðêm với cô là khoảng thời gian tuyệt vời nhất. Ðêm một mình, không ai khuấy động. Ðêm dẫn dắt cô đi về nhiều nơi chốn trong tâm tưởng. Nhưng cô xin phép trở về.

Cô ra khỏi nhà, bỏ lại mọi tiếng cười tiếng nói. Nhưng những âm thanh náo động ấy mải miết theo cô qua bao con đường, bao ngõ khuất.
Căn nhà im ắng, người chồng đã ngủ say. Những bóng đèn ẩn trên trần nhà vẫn cháy sáng. Chúng đợi cô về vì mỗi đêm, chỉ có cô là người sau cùng tắt đèn đi ngủ, như một luật lệ dưới mái nhà này.

Những cọng rau thơm đủ mọi loại trong cái mẹt tre, những lát dưa leo đã được trần qua lớp nước ấm, xếp gọn gàng trong khay, khô ráo mà vẫn giữ được sự tươi giòn, những lá bắp cải trắng được bào mỏng vun đầy trong rổ…
Ðám rau cải được bày trên cái island dài rộng giữa phòng khách và phòng ăn. Tất cả như được chuẩn bị cho một bữa cỗ và được nâng niu cắt tỉa bởi một tay đầu bếp khéo léo.

Quả thật cái island quá lớn, chiếm hết một khoảng diện tích của phòng ăn này đúng như tên gọi của nó. Một vùng đảo của riêng cô. Cô đứng ngồi với nó nhiều hơn những chỗ khác trong căn nhà. Dường như mọi thứ sinh hoạt của cô đều diễn ra ở cái mảnh đảo bằng đá phẳng này.
Bây giờ thì mới đến lượt rau muống. Cô ngắt hết những lá rau muống bằng chiếc kéo nhỏ. Những nhát kéo bấm nhẹ nhàng như sợ thân cành bị đau. Và những ngọn rau muống trụi lá đang được cô rửa sạch dưới vòi nước, từng cọng, từng nhánh nhỏ.

Mọi thứ dành cho việc bếp núc cô đều làm hết trong ngày. Nhưng cứ đêm về, là cô mang rau muống ra chẻ. Vì chỉ có rau muống mới có thể giúp cô tiêu hao khoảng thời gian chờ giấc ngủ.
Không vội vàng, không bận bịu bất cứ một thứ gì. Cô chậm rãi chẻ, từ cọng lớn tới cành con và nhìn từng sợi rau quăn xoắn đều đặn tuôn theo từng lưỡi dao nhẹ nhàng, rớt xuống khay một cách thú vị.

Không biết từ bao giờ cô có niềm “đam mê” rất ư khốn khổ, tội nghiệp như thế?
Dĩ nhiên cô không ăn rau muống chẻ mỗi ngày, nhưng cũng như những thứ rau tươi khác, chúng không thể thiếu trong tủ lạnh.
Cái tủ lạnh to đầy ắp những gói rau, những hộp thức ăn nấu sẵn dù nhà chỉ có hai vợ chồng.

Năm khi mười họa mới có cô con gái hay cậu con trai về dùng cơm chung với bố mẹ. Lắm lúc cô thấy mình như một chị bếp siêng năng, luôn chu đáo với chủ nhà.
Và những hộp thức ăn thường được cho đi ngày hôm sau, khi cô bắt đầu nghĩ đến chuyện nấu một món khác.
Chồng cô không bằng lòng. Anh tiếc gì vài ba chục bạc tiền chợ để làm những thứ thức ăn ngon lành rồi lại mang đi phân phát.
Anh chỉ tiếc cho công sức của cô. Một việc làm mà anh thường chế nhạo cô là bị “trời hành.”Anh hiểu vợ anh là một người tử tế, nhân hậu. Nhưng anh đâu hiểu cô đã hạnh phúc thế nào khi cho đi những món ăn tự tay cô nấu. Bởi vì cô đã nhận từ đó, từ nơi người được cô trao tặng một thứ tình cảm mà cô luôn cảm thấy mình thiếu thốn.

Dù tất cả chỉ gói trọn trong hai chữ cám-ơn. Hai chữ ngắn cụt tưởng là đơn giản lại mang nhiều sắc thái. Lịch sự đãi bôi hay đậm đà tình nghĩa đều tuỳ thuộc nơi từng người diễn đạt.
Một điều hiển nhiên, sự tận tụy bếp núc của cô phần chính là cho anh. Thực lòng, cô sẽ vui vẻ hạnh phúc hơn nếu nghe được một lời cám ơn từ anh khi cô nấu một món mà anh vừa ý.
Có lẽ, anh đã cho cô quá nhiều thứ, những thứ mà bao người mơ ước đã không dễ gì có được. Nên những việc của cô làm, thế nào thì cũng chỉ là bổn phận.

Sống với anh, không cần anh phải nói ra, cô hiểu những sở thích, cần thiết của anh. Món ăn nào anh thích ăn cho buổi điểm tâm, cho buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Ấy là những điều tầm thường nhỏ nhặt, nhưng thực lại là một việc làm cũng cần đến trí óc để suy tính, sắp đặt của một người vợ đảm đang.
Quan trọng hơn hết là tình cảm. Nhưng chưa bao giờ anh hỏi cô, xem cô thích gì trong cuộc sống. Anh hiểu đấy chứ! Ý nghĩ luôn làm cô tủi thân.

Cô không có bạn. Chữ “bằng hữu” với cô gần như là một điều gì quý giá, xa vời, khó lòng nắm bắt.
Chẳng phải cô đã từng cho đi rất nhiều những thứ xa hoa đắt tiền. Từ một chiếc khăn quàng cổ, một chai nước hoa, một cái đồng hồ… cô mua trong những dịp đi xa.

Cái cho, tặng của cô mang cả một sự chăm chút trân quý với những con người, từng được gọi là “đồng hội, đồng thuyền” với cô.
Nhưng trớ trêu, những tình cảm ấy lại trở thành sự cầu cạnh, van xin từ những con tim kiêu căng, cạn cợt. Cầu cạnh để có  những cuộc vui. Họ nghĩ thế vì biết cô buồn.
Và bởi họ là hiện thân của những ánh đèn, là sân khấu nhộn nhịp, là sàn nhảy linh động tươi vui mà tâm hồn, tuổi trẻ ngông cuồng phá phách ẩn nấp trong cô từ những ngày son trẻ, khó lòng từ khước.

Quả thật cô thiếu niềm vui trong cuộc sống. Cô luôn cảm thấy mình cô đơn. Cô lao vào những cuộc vui nhưng không ai hiểu được sự buồn tủi, cô đơn của cô luôn phát sinh từ những giờ khắc vui chơi đó.
Mỗi người có một đời để sống. Nếu cô muốn sống vui, chẳng ai có thể ngăn cản. Cô có dư điều kiện để vui chơi tới mọi bến bờ.
Tuy nhiên, cô sống không phải chỉ sống đời cô, mà là đời của những người khác.

Cô không thể cười cợt hồn nhiên, nhộn nhịp dưới ánh đèn trong khi có người  đợi cô ở nhà, ngủ gà, ngủ gật trước màn ảnh truyền hình.
Nhà, một nơi với cô quá là buồn tẻ, nhưng thử tìm những khiếm khuyết dưới mái nhà này thì chẳng bao giờ cô tìm thấy.
Nó vẫn là một nơi ấm cúng cho cô trở về nghỉ ngơi sau những mệt mỏi. Nơi chữa lành những vết xước ghét-ganh sau những va chạm sây sát với đời.

Số phận luôn bị chà đạp, ức hiếp  đã đeo đuổi cô từ những ngày thơ ấu. Một đứa bé luôn đứng một mình ở một góc sân nhìn đám bạn đồng trang lứa đang tụ tập chơi đùa trong sân nhà trọ.
Căn nhà trọ tư  nhân, dành cho những đứa trẻ mà cha mẹ bôn ba công việc không thể kề cận chăm sóc, có khác nào một trại mồ côi.
Không ai chơi với con bé đen đủi, xấu xí đó. Nó không được đến gần. Nó sẽ bị đuổi ra chỗ khác vì nó chỉ là một con bé nhếch nhác, nhút nhát.

Nó như đứa trẻ bị bỏ rơi dù luôn có chị có em quây quần bên nó. Một cô chị nhỏ nhít, tuổi mười ba, mười bốn còn ham chơi lêu lỏng, đã thẳng thừng ngắt véo, tát tai đứa em gái nhỏ của mình cho hả những điều không làm chị Hai vừa ý.
Ðứa bé gái tội nghiệp, không có cha để mách, không có mẹ để ngã vào lòng khóc lóc ầm ĩ minh oan.
Cô đã biết thế nào là cô đơn ngay tự thuở ấu thời.

Những cọng rau non rời khỏi lưỡi dao, cong vòng mềm mại rơi xuống khay lại làm cô chợt nhớ những lọn tóc mỏng của mình hôm nào rơi xuống nền nhà bởi một cơn giận không kiềm chế.

Những sợi tóc cũng quăn quăn, cong cong như thế. Tóc thuở ấy được cắt đi như cắt bỏ, như chia lìa. Cắt rời, đúng nghĩa của một đổi thay từ nhân dáng.
Nhưng cũng là một thứ vượt thoát, vượt thoát chính mình.
Và nay thì tóc đã dài ra. Mọi thứ lại đang quay trở về, có phải ?
Cô tự hỏi và thầm nhủ nhê: Không đâu, sự thay đổi đã có, đã từng. Và bây giờ là yên vui vĩnh viễn.

Những tiếng nói cười trong buổi tiệc vẫn còn vang vang.
Tôi tiến về phía cửa chính, mở cửa bước ra vườn.
Ðêm mùa Hè trong vắt. Sân vườn rộng mênh mông, đầy những chậu hoa đủ màu, đủ loại.

Ban ngày nhìn chẳng khác nào một trại bán cây cảnh. Nhưng bây giờ chỉ là những lùm tối, sáng, se sẽ lay động. Tôi thực sự không biết chủ nhân ngôi nhà này yêu thích cây cỏ hay chỉ thích mua. Những sở thích nhất thời, bốc đồng mà tôi từng chứng kiến.
Trời không gió, đám hoa lá im lìm, nhưng hẳn đã có những đóa quỳnh nào đó đang âm thầm nở ở một góc sân.
Lũ bàn ghế nơi một góc hiên mà người chồng thường ngồi với điếu thuốc, ly cà phê và chiếc máy nghe nhạc mỗi khi rảnh rỗi.

Một chỗ ngồi lý tưởng cho một tách trà nóng, vài chiếc bánh thơm, nghe một khúc nhạc hoặc tiếng chim ngủ muộn, ríu rít trong vòm mái ngôi nhà, hay tàn cây nào đó trong đêm.
Sao cô chẳng bao giờ tận hưởng niềm vui an nhiên, tao nhã này? Sao cô cứ mải miết chẻ những cọng rau không nhất thiết cần phải có?
Tôi theo chân cô từ nhiều năm. Gọi là theo chân vì mỗi năm dăm ba ngày, hay dài hơn là một tuần lễ khi tôi đến thành phố này.

Tôi trọ ở nhà cô và chúng tôi thường ở ngoài đường nhiều hơn ở nhà. Tôi theo cô đến những quán hàng ăn uống, mua sắm những thứ tôi khó tìm được nơi tôi đang sống, mà cô tận tình tìm kiếm cho tôi.
Tôi cũng đã ngồi hàng bao nhiêu giờ với cô ở mảnh đảo phẳng bên trong ngôi nhà, nghe bao nhiêu câu chuyện về nhân tình thế thái mà không màng tới một chỗ ngồi trong không gian êm đềm xanh mát phía ngoài này.

Tôi chỉ là một người bạn phương xa, thân thiết của cô. Cái thân tình đủ để chia sớt, san sẻ những vui buồn của đời nhau mà dường như không có thứ rào cản nào chèn chận.
Lần đầu gặp cô, nhí nhảnh, nghịch ngợm ngang tàng trong chiếc quần jean vải lính, áo thun rộng với dây nhợ chằng chéo.
Và những lần gặp lại sau này, nhân dáng, tâm tính cô vẫn không có gì thay đổi.
Vẫn huyên thuyên, vô tư cười nói. Vẫn ôm đồm đủ thứ chuyện người nọ, người kia mà đôi khi ngôn ngữ cũng rất là bã bỗ, bặm trợn.

Nhớ có lần cô nói với tôi, vì anh B. lớn tuổi hơn em nhiều, em gọi bằng anh nên mới gọi ML bằng chị. Thực ra bà chỉ bằng tuổi mấy đứa bạn của em. Thực lòng, em muốn “mày tao” với bà hết sức!
Tôi không lạ khi nghe sau này cô thường hát ở nhà thờ.
Thỉnh thoảng hát văn nghệ giúp vui cho những người già ở nhà dưỡng lão, mà theo cô thì cô cảm thấy rất thoải mái.
Chẳng cần phải chuẩn bị quần là áo lượt. Ðến giờ phải đi, chỉ cần khoác lên người một chiếc quần đen, một chiếc áo kín cổ, dài tay nào đó cho tươm tất. Ðeo bóp lên vai, ra xe chạy thẳng đến nơi hẹn là xong.
Thoải mái nhất là cứ vô tư đưa tay lên dụi mắt, dụi mũi  mà không sợ đường chì vẽ mắt, mascara  lấm lem lỡ như có bị cay mắt, dị ứng với một thứ bụi bặm, phấn hoa gì đó trên đường.

Tôi không lạ vì tôi biết, có hoang đàng cỡ nào cô vẫn là một con chiên ngoan. Cô vẫn giữ lễ mỗi Chủ Nhật và làm dấu thánh giá trước khi dùng bữa.
Thế mà đêm nay, tôi như vừa nhìn thấy cô, thật lạ. Áo đen, khuôn mặt từ lâu không son phấn. Hình ảnh thường ngày của một cô hát trong ca đoàn nhà thờ. Khi dâng lên Chúa những bản thánh ca, cô có buồn, hiu hắt như đêm nay? Những câu hỏi lẩn quẩn trong đầu tôi mãi.

Cô là một người phụ nữ hạnh phúc với một cuộc hôn nhân vẹn toàn, có những đứa con đẹp đẽ khôn ngoan.
Chồng cô là một người đàn ông có sự nghiệp, thành đạt giỏi giang. Anh chẳng những cho cô và các con một cuộc sống sung túc mà còn bảo bọc cả gia đình cha mẹ, chị em của cô nữa.

Nhìn xung quanh, những người bạn của cô, mấy ai có được đời sống an nhàn, không chút lo âu như thế. Nên tình yêu của cô cho anh, có cả ơn sâu nghĩa nặng mà sống hết đời cô không trả nổi.
Anh là người ít ra ngoài giao thiệp. Nhưng anh đã đối đãi với bạn bè của vợ, bạn cũ bạn mới như nhau đều tận tình chu đáo, nói chi đến gia đình cốt nhục.
Cô mang ơn anh. Tôi nghe mãi chữ “mang ơn” khi cô nói về chồng mình.
– Tối nay nhìn An, sao chị thấy buồn quá!

Ðấy là một câu nói mà cả đời tôi chưa bao giờ nói trực tiếp với ai và không tin là mình lại có thể thốt ra được.
Bởi vì, tôi luôn lúng túng, vụng về không biết phải bày tỏ thế nào trước những vấn đề thuộc về tình cảm của người khác.
Tôi luôn chọn cách im lặng khi nghe họ chia sớt, bày tỏ với mình.

Thật là bậy bạ ! Hình như tôi vừa châm cho cô một điếu thuốc mà cô đã không hút từ lâu.
– Tại sao, tại sao vậy? Em thấy mình rất hạnh phúc mà.
Hạnh phúc mà sao đôi mắt như lạc vào một cõi nào thênh thang.

Ðời sống của cô như hàng trăm hàng ngàn đời sống khác. Ðầy đủ vui, buồn, bi, hận. Những thứ gia vị đậm nhạt cay đắng không thể thiếu trong mỗi đời của mỗi người.
Nỗi phiền muộn của cô kể ra, có đáng là gì nếu đem so sánh với bao cuộc đời bất hạnh của những ai kia.

Khi buồn, người ta thường hay gửi nỗi buồn bên ly cà phê, bên ly rượu cay hay trong khói thuốc. Nhưng có người phụ nữ nào đã hằng đêm ngồi trải từng nỗi ưu tư sầu muộn của mình trên những cọng rau xanh, chẻ thành trăm sợi nhỏ.
Tôi nghĩ, dung nhan của người đàn bà ngồi mân mê chẻ từng cọng rau muống trước mắt tôi, hình như cũng đẹp không thua gì một phụ nữ dịu dàng ngồi chải tóc đêm khuya.


Đặng Mai Lan
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2021 lúc 10:26am

Khói Tình 1 - Phạm Lệ An  <<<<<

Diana Pham


Smoke%20Loader%20-%20downloader%20with%20a%20smokescreen%20still%20alive%20-%20Malwarebytes%20%20Labs%20|%20Malwarebytes%20Labs


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 15/Mar/2021 lúc 10:29am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2021 lúc 7:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.383 seconds.