Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2018 lúc 4:02pm

Image%20result%20for%20oil%20painting%20mother%20and%20child


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Oct/2018 lúc 4:17pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2018 lúc 9:39am

May Mà Có Em


Car%20Crash
Huân đổi sang lane bên trái, định quẹo vào parking, nhưng vừa mới chậm lại thì chiếc xe phía sau đã chồm tới đụng vào xe Huân. Huân đạp thắng, chiếc xe chỉ hơi đảo một chút nhưng ngừng lại ngay. Nghe tiếng động Huân biết là xe chỉ mới bị đụng nhẹ nhưng Huân thấy thật bực mình. Chỉ còn có vài phút là đến giờ hẹn. Đụng xe chờ cảnh sát làm thủ tục không biết đến bao giờ. Đi interview xin việc mà tới trễ thì có… ăn mày! Không biết thằng khốn nạn nào đụng mình?
Huân mở cửa xe tiến về chiếc BMW phía sau. Cô gái còn trẻ, mặt trắng xanh, môi mím chặt đang ngồi sững trước tay lái. Huân gõ nhẹ vào cửa kính:
– Are you OK?
Cô gái mở cửa xe bước ra, và bất thình lình hét vào mặt Huân:
– You cut in front of me!
Huân giật mình khoa tay:
– Come on, take it easy! You hit me from behind! It’s your fault!

Huân vừa bực vừa tức! Mẹ kiếp, đụng vào sau đít xe người ta, không mở mồm xin lỗi thì thôi lại còn mồm loa mép giải, con nhỏ Tàu này đáng ghét thật. Chiếc Bimmer láng cóng của cô gái hình như không việc gì, ngoài một vết trầy nhỏ, riêng cản sau của chiếc  Toyota cũ rích bị móp nhẹ. Xe đã móp bên hông, bây giờ móp thêm một tí nữa, ăn thua mẹ gì! Huân nhún vai:
– It looks as if you and your car are OK. I’m in hurry. Can we forget about what happened, and move on?
Cô gái cúi xuống nhìn vết trầy, nhìn chỗ móp trên xe Huân như cân nhắc, cuối cùng gật đầu:
– OK! But you’d  be careful, and drive like a gentleman!
Huân quay đi lầu bầu:
– Gentleman cái… con kẹ! Chỉ được cái láo lếu!
Bỗng dưng Huân nghe tiếng hét sau lưng:
– Anh nói cái gì? Anh nói ai láo lếu?
Huân quay lại, ngớ người, nhìn cô gái đang hai tay chống nạnh:
– Ồ, tôi tưởng cô là… ba Tàu!
– Bộ tôi là Tàu thì anh có quyền chửi tôi sao? You’re so rude!
Huân nhìn đồng hồ, cáu kỉnh:
– Tôi không có thì giờ tiếp chuyện cô! Whatever you think. I don’t give a damn!
Huân giận giữ, đóng mạnh cửa xe, mở máy, đạp gas cho chiếc xe chồm lên, quẹo trái vào parking. Đúng là chẳng ra cái ‘đếch’ gì! Huân nghĩ thầm, đậu xe vào chỗ dành riêng cho ‘visitor’, hít một hơi dài cho bớt căng thẳng trước khi mở cửa xe, tìm chiếc jacket khoác lên người.
Ngước nhìn toà building hai tầng, có lẽ là văn phòng chính của công ty, Huân hấp tấp tìm đường đến lobbly. Trước khi đẩy cửa bước vào toà nhà Huân thoáng thấy chiếc Bimmer chạy ngang ngoài parking, vòng ra phía sau, tới khu đậu xe dành riêng cho nhân viên. À thì ra ‘em’ làm hãng này! Chắc cái hãng này cũng chẳng khá!
Bà thư ký già niềm nở hỏi Huân có muốn uống café không trong lúc đợi Ms Tracy Weber. Huân lắc đầu cám ơn. Bà ta trao cho Huân một tờ giấy và mời Huân ngồi đợi. Huân liếc nhìn interview schedule của mình:
09:00 AM        Tracy Weber – I.T. Manager
09:30 AM        Paul Lambert – Sr. Analyst
10:00 AM        Ken Wong – Sr. Software Engineer
Huân thở dài, thất nghiệp đã mấy tháng, gửi bao nhiêu là resume, interview hai lần chẳng đi đến đâu, lần này nữa không biết ra sao. Huân buồn, và mẹ cũng buồn, nhiều lúc Huân không dám ở nhà, tìm vào thư viện ngồi đọc sách cho hết ngày.
Bà thư-ký già nhìn Huân cười:
– Mr. Trần, Tracy just called. She’ll be a few minutes late.
Huân gật đầu, nói không sao. Chậm vài phút chứ chậm một giờ ‘ông’ cũng phải đợi. Đi xin việc ở cái xứ này vui sao được! Huân mở tờ Time, lật mấy trang nhưng chẳng đọc được chữ nào, chỉ ngồi suy nghĩ vẩn vơ. Khốn nạn thiệt! Bằng cấp đầy mình, cũng mấy năm kinh nghiệm, phần cứng phần mềm gì cũng biết, thế mà đời chẳng ra gì. Làm hãng nào hãng nấy xập tiệm, xin việc thì hoặc là không ‘fit’ hoặc là ‘over-qualified’. Đúng là chẳng ra cái ‘đếch’ gì.
– Mr. Trần!
Huân giật mình ngửng lên, ngẩn người nhìn người con gái đứng trước mặt:
– It’s you!
Có tiếng thở dài:
– Yes, it’s me, Tracy Weber. It’s nice to see you… again!
Huân đứng lên, lặng lẽ đi ra cửa. Đúng là số con rệp. Mình tưởng ‘nó’ là Tàu, lầm bầm mắng nó bằng tiếng Việt, ai ngờ nó là Việt Nam, Việt Nam với cái tên Mỹ một trăm phần trăm, và lại là hiring manager ở nơi mình đến xin việc, thế thì có ‘ăn mắm’. Thôi về cho đỡ mất thì giờ!
– Mr. Trần – Tracy chạy theo và nói bằng tiếng Việt một cách rõ ràng – Ông… anh Huân, anh ngừng lại nghe tôi nói đã!
Huân dừng bước, ngoái cổ nhìn lạ, chẳng nói chẳng rằng. Tracy nuốt nước bọt một cách khó khăn:
– Tôi cũng cảm thấy không được tự nhiên. Tuy nhiên công việc là công việc, có tới ba người chúng tôi sẽ phỏng vấn anh. Nếu hai người đồng ý thì công ty vẫn mướn anh như thường. 
Huân từ từ quay lại, nhếch môi cười:
– Chưa ra quân đã thua ‘một không’. Thôi thì ‘cũng liều nhắm mắt đưa chân …’
Tracy cũng gượng cười, ngửa bàn tay trái trắng xanh chỉ về phía hành lang dẫn tới phòng hội:
– Mời anh!
Huân đã có phần nào nguôi ngoai:
– Xin lỗi cô, hay bà, về những gì đã xảy ra.
Tracy  nhìn Huân:
– Cô! Nhưng anh có thể gọi tôi là Tracy hay Trang cũng được.
Huân cầm lá thư offer việc làm chẳng biết nên vui hay buồn. Thực ra thì Huân không mấy hy vọng. Hôm đó Tracy không đến nỗi lạnh lùng nhưng cũng chẳng đầm ấm thân thiện, chỉ hỏi Huân về nghề nghiệp chuyên môn, về những việc làm cũ nhưng không hề đả động gì đến những chi tiết cá nhân như hai đồng hương mới quen nhau thường thăm hỏi. Trước khi ra khỏi phòng hội Tracy mới nhìn thẳng vào mắt Huân:
– Chuyên môn của anh khá như thế mà sao anh không làm được hãng nào lâu? Không biết anh có ‘vấn đề’ gì chúng tôi cần biết không?
Huân nhếch môi cười, ‘vấn đề’ cái con khỉ, chỉ tại mình số con rệp nên mới gặp những cảnh oái ăm như thế này, để hỏi ‘em’ xem:
– Cô nghĩ là tôi có ‘vấn đề’ hay không?
 Nụ cười hiếm hoi thoáng hiện trên môi Tracy:
– Anh Huân nói chuyện với Paul và Ken. Tôi sẽ hỏi xem họ có thấy ‘vấn đề’ gì hay không. Xin chào anh, và chúc anh may mắn.
Huân đứng lên:
– Chào cô, và cám ơn cô!
offic
Paul nói nhiều hơn là hỏi hoặc nghe Huân. Cái công ty chế tạo ổ cứng cho máy điện toán này được Paul mô tả như một chỗ làm lý tưởng với tương lai rực rỡ. Huân ngồi nghe, gật gù, nghe cha nội nói bắt ham, phỏng vấn thế này thì… ngon rồi! Paul còn đang ba hoa về  những thành tích và công việc của mình khi Ken gõ cửa, ra dấu là đã hết giờ, nên đành ngưng, bắt tay Huân một cách hời hợt trước khi ra khỏi phòng.
Ken mới thực sự là người mang lại một chút ấm áp, với cái bắt tay chặt chẽ, nụ cười tươi, và nhất là khi hai người nói về những đề tài chuyên môn, về Linux, về Weblogics, về Oracle Database  thì Huân thấy như thể là hai người cùng học một trường, cùng làm việc với nhau đã lâu. Ken thân mật vỗ vai Huân khi đưa Huân ra lobby:
– I really enjoy our conversation, and hope to see you again.
Huân đọc lại lá thư ký bởi I.T. Director thêm một lần  “… report to Tracy Weber…”. Như thế ‘em’ là boss của mình, không biết có nên nhận việc không, chắc là mình được hai phiếu của Paul và Ken nên họ muớn, nhưng vào làm dưới quyền ‘em’, và nếu ‘em’ còn nhớ chuyện cũ thì đời mình khốn nạn! Well, đang thất nghiệp, được job offer mà không nhận thì hơi điên, nhận đại đi và tiếp tục kiếm việc, nếu được chỗ nào hơn mình ‘dọt’ mấy hồi.
Ngồi trong văn phòng Tracy thấy Huân khật khừ đi vào. 9 giờ sáng! Hôm nay như vậy là sớm, nhiều khi còn muộn hơn. Tracy ít gặp Huân vì chẳng có gì để nói! Projects nào giao Huân cũng hoàn tất đúng giờ và tốt đẹp. Huân cũng chẳng có gì để hỏi Tracy vì hình như Huân quá quen với những gì đang làm. Có gì cần bàn cãi Ken và Huân kéo nhau vào phòng hội, khoa chân muá tay một hồi là đâu vào đấy. Không bao giờ Tracy phải ‘chỉ đạo’ hay ‘lưu ý’ Huân. Một tuần gặp nhau một lần, one-on-one meeting, Huân trình bày vắn tắt những việc đang làm, đối thoại ngắn và gọn gàng: any problem, no problem, anything you need, nope, OK, see you later. Không quá 15 phút là xong!
Đôi khi Tracy đi qua bàn làm việc của Huân, chỉ thấy Huân chăm chú nhìn vào màn hình như quên hết những gì đang xảy ra xung quanh nên Tracy cũng không muốn dừng lại hỏi han. Có lúc gặp nhau ngoài hành lang Huân chỉ gật đầu chào. Tracy cũng gật đầu nhìn xuống, nhưng vẫn bắt gặp ánh mắt Huân như thoáng buồn. Ba tháng rồi. Hôm nay Tracy cần nói chuyện riêng với Huân.
– Reng… Reng…
– Huân is here!
– Anh Huân, anh tới gặp Tracy một chút được không?
– Yes, boss!
Muốn gì nữa đây? Xin cho ta một chút bình yên. Đời sống đã mệt ngoài! Chẳng ra cái quái gì cả! Tracy chỉ chiếc ghế cạnh bàn sau khi đã khép kín cửa văn phòng riêng:
– Mời anh ngồi.
– Cám ơn cô. Có chuyện gì vậy?
– Anh Huân có biết là hôm nay anh đã là việc cho công ty đúng 90 ngày!
Huân  cười nhẹ:
– Thế hả? Tôi cũng không để ý!
– Anh biết là 90 ngày đầu tiên nhân viên mới đều được coi như là thử thách, ‘on probation’?
Giọng Huân tỉnh bơ:
– Vậy sao? Cô muốn tôi ‘clear my desk’ ngay bây giờ?
Tracy lắc đầu, mỉm cưòi nhìn thẳng vào mắt Huân, giọng nói có chút băn khoăn:
– Hình như làm việc ở đây anh không mấy hài lòng?
Huân trả lời chậm trãi:
– Không phải vậy cô Tracy ạ. Tôi hài lòng với những gì tôi đang làm.
Tracy vui vẻ:
– Công ty cũng rất hài lòng, và xin báo để anh biết là anh chính thức trở thành nhân viên thực thụ với tất cả các quyền lợi như quyền mua cổ phần giảm giá, tham dự 401K savings plan, etc…
Ngừng một chút Tracy nói nhỏ:
– Tôi cũng rất vui vì anh đã nhận lời làm việc với chúng tôi.
Huân tủm tỉm cười:
– Chắc không? Tôi tưởng là cô…
Tracy ngắt lời:
– Anh Huân, chúng mình ‘get off on the wrong foot’! Xin anh quên cái vụ đụng xe đó đi. Chúng mình đều… lỡ lời.
offic1
À thì ra ‘em’ cũng biết là mình lỡ lời! ‘Em’ đối xử được như vậy thì mình đâu có hẹp hòi. Giọng Huân dịu xuống:
– Vâng, tôi cũng hơi gay gắt. Mong là cô không còn để tâm.
Tracy lắc đầu nhè nhẹ, nhìn Huân không nói. Huân đứng lên:
– Cám ơn cô. Tôi xin phép.
Tracy đưa tay ra hiệu cho quân ngồi xuống:
– Khoan đã anh Huân. – Tracy mở ngăn kéo lôi ra một chiếc phong bì trao cho Huân – Ông Miller, Giám Đốc I.T., theo lời đề nghị của chúng tôi đã điều chỉnh lương bổng của anh cho đứng mức. Chúc mừng anh, và mong anh tiếp tục công việc một cách tốt đẹp.
Đón lấy phong bì, Huân chợt ngại ngùng:
– Rất cám ơn cô và ông Miller. Tôi không biết nói gì hơn!
Tracy mỉm cười:
– It’s our pleasure. Anh Huân cho… Tracy hỏi thêm một câu được không?
– Vâng. Cô cứ tự nhiên.
– Hình như anh có chuyện gì buồn, và không bao giờ thấy anh ra ngoài ăn trưa?
– Ồ, tưởng chuyện gì. Tôi không ra ngoài ăn trưa vì tôi tới sở khá trễ, không dám ra ngoài vì sợ mất thì giờ, với lại nếu tôi không mang theo thức ăn trưa mẹ tôi sẽ không vui lòng. Còn chuyện buồn thì đời người mấy ai không? Cô lúc nào cũng vui sao?
Tracy vừa cười vừa lắc đầu:
– Xin lỗi anh nhé. Anh ngần ấy tuổi mà còn sống với mẹ! Kể ra thì cũng hơi lạ!
– Với đời sống Mỹ thì không bình thường. Con cái, nhất là con trai, 18 tuổi đi học xa, hoặc ra ở riêng. Tôi sống với mẹ từ ngày tôi ra đời cho đến bây giờ, vì chỉ còn hai mẹ con.
Tracy nhìn Huân rất lâu:
– Tracy không biết gì về anh. Thế này nhé, nhân dịp đặc biệt này Tracy mời anh ra ngoài ăn trưa hôm nay để chúng mình hiểu nhau hơn. Friend?
Huân bật cười:
– Sure! Tôi cũng đang muốn biết tại sao cô lại có cái tên Mỹ mà nhìn cô chẳng thấy Mỹ chút nào! Trông cứ như là Chinese… kung-fu woman!
– Ớ ờ …
Sau khi người waitress đã nhận xong order Huân mới bắt đầu hỏi chuyện Tracy. Giọng Huân như có gì vui thích:
– Tên Việt Nam của cô là gì?
– Tracy đã nói anh nghe rồi mà. Trang!
– Gì Trang mới được chứ?
– Hoàng Minh Trang!
– Tại sao lại đổi ra ‘Tracy Weber’?
Tracy cuời buồn:
– Ba Tracy mất sớm. Năm Tracy 16 tuổi mẹ Tracy tái giá với một người bạn Mỹ. Ông ta nhận Tracy làm con nuôi, đổi tên thành Tracy Weber, và giúp cho Tracy theo học Đại Học!
– Vậy mà tôi lại tưởng cô… lấy chồng Mỹ rồi ly dị!
Tracy trợn mắt:
– Hứ! Mới hai mươi mấy mà chồng con gì. Mà sao anh nghĩ… ác nhơn ác đức vậy!
Huân cười xoà:
– Tại tôi không thấy lý do nào hợp lý hơn. Với lại…
Tracy tiếp lời:
– Với lại anh ghét Tracy chứ gì!
– No boss! Sợ chứ không ghét.
Tracy bật cười:
– Tracy biết anh không hiền. Không ngờ còn xạo ghê. Có lẽ anh Huân chỉ sợ… trời đánh, hoặc là sợ… vợ!
Huân nheo mắt:
– Cô biết là tôi còn độc thân mà. Sống với mẹ thì làm sao có vợ.
– Ớ ờ! Biết đâu!
Huân tự nhiên trầm giọng, thoáng buồn:
– Ba tôi bị đi ‘cải tạo’ khi tôi vừa mới sinh vào năm 1975. Mẹ tôi tần tảo nuôi chồng, nuôi con, có nhiều lúc phải nhịn đói để tôi có cơm ăn. Chúng tôi được qua Mỹ định cư năm 1992, lúc tôi vừa 17 tuổi. Đời sống trên nuớc Mỹ không còn đói khổ nhưng cũng nhọc nhằn. Ba tôi mới mất cách đây vài năm. Từ ngày đó mẹ tôi trở nên câm nín, chỉ có tôi quanh quẩn bên mẹ, cố làm cho mẹ vui, dù rằng phải hy sinh một chút đời sống riêng tư của mình!
Tracy thở dài ái ngại:
– Xin lỗi anh Huân. Tracy làm anh khơi lại nỗi buồn.
– Không có gì. Mà thôi chúng mình ăn nhé. Còn phải về chạy thêm cái test xem program mới viết đã sẵn sàng chưa.
Trời mưa nặng hạt. Lâu lắm Cali mới lại có một trận mưa lớn cho bong bóng nước nổi phập phồng trên vỉa hè như là Sài Gòn thời ấu thơ. Tracy đứng nhìn mưa qua cửa sổ ngại ngùng, không muốn ra ngoài ăn trưa. Có tiếng điện thoại reo, Tracy nhấc máy:
– Yes?
– ….
– Oh, no. I don’t want to go out. The rain is too heavy, Peter!
– …
– I know. But I just don’t want to! Another time, OK?
Tracy bỏ máy, tìm trong ngăn kéo quả táo mang vào sở sáng nay, định đưa lên miệng cắn, nhưng chợt Tracy ngừng lại, tung nhẹ quả táo trên tay, mở cửa văn phòng đi tìm Huân. Từ ngày đi ăn trưa với nhau lần đầu tiên đó Huân đối với Tracy đã bớt e dè, và Tracy cũng thấy mình không còn phải giữ gìn quá đáng như xưa. Những lần hội họp ‘one-on-one’ đã lâu hơn, và không chỉ hoàn toàn là công việc. Khi có dịp đi qua cubicle chỗ Huân ngồi Tracy đã có thể dừng lại nói dăm ba câu vu vơ, và Huân đã quay ra cười với Tracy chứ không chỉ nhìn màn hình đăm đăm. Hai người cũng đã đi ăn trưa với nhau thêm vài lần vào những dịp đặc biệt, kể cả những khi trời đi vắng, Huân tới tìm Tracy mời đi ăn.
Hai người đã trở thành bạn, và tình bạn của họ Tracy thấy đằm thắm hơn là những gì Tracy tìm thấy ở Peter. Huân tính tình kiêu hãnh nhưng cũng dịu dàng và quan tâm tới người khác. Đi ăn chung Huân kín đáo tìm cách  đứng lên trả tiền chứ không như Peter sòng phẳng, đếm từng đồng chia tiền ăn trước mặt mọi người. Mắt Huân buồn, nhìn xa xôi, nhưng từ những lần chuyện trò với Huân Tracy như tìm lại được những hình ảnh thân quen của quê nhà, và đôi lúc Tracy xúc động đến ngậm ngùi nghe Huân nói về quê hương, về gia đình, về bạn bè và ước vọng tương lai.
– Eh, anh Huân, ăn trưa chưa?
Huân nhìn lên, nhe răng cười:
– Sắp. Tracy chưa đi sao.
– Không. Mưa quá.
– Peter đón mà, đâu sợ ướt áo!
– Tracy cancel rồi. Mà sao anh biết Peter …
– Ha ha, – Chỉ sang cubicle nơi Paul ngồi – chúng nó mới đánh cá là mưa mấy Peter cũng tới.
Tracy xịu mặt:
– Vô duyên!
– Ủa, Tracy nói tôi ‘vô duyên’ hả? Tôi đâu có đánh cá!
– Không phải anh. Mà anh có gì ăn chia cho Tracy với. Tracy đổi cho anh quả táo nè.
– Tôi có cơm nắm ăn với thịt kho! Chúng mình ‘cưa’ đôi nắm cơm. Còn quả táo thì Tracy giữ lấy – Huân tủm tỉm cười – sợ nghẹn giống ông Adam!
Tracy đỏ mặt:
– Anh…
– Ồ, Just kidding!
Huân xách túi thức ăn, đứng lên:
– Chúng mình xuống kitchen ăn cho tiện. Cũng cần mua lon nước uống nữa. Với lại ở đây nói tiếng Việt không tiện, dù lúc này đang giờ lunch break. OK?
Tracy nhoẻn miệng cười, theo chân Huân, mặc kệ Paul đang thò đầu ra khỏi cubicle, ngó theo. Nhìn Tracy nhai cơm nắm một cách ngon lành Huân hỏi:
– Good?
Tracy nuốt vội miếng cơm:
– Very good! Mẹ anh kho thịt hả?
– Không. Tôi kho!
– Hả? Bộ anh biết làm bếp sao?
– Chứ sao. Mẹ tôi hay đau ốm. Tôi nấu ăn lấy nên quen dần. Sáng nào tôi cũng chuẩn bị đầy đủ cho mẹ rồi mới đi làm.
– Oh boy! Tracy ở một mình, chỉ biết nấu nước sôi! Trưa ăn tiệm, tối ăn pizza hay mì gói!
– Tội chưa. Bữa nào Tracy tới nhà, tôi nấu cơm mời Tracy ăn.
Huân nói xong mới chợt nhận ra là mình đã hơi vô ý, và sợ Tracy hiểu lầm, nên đang định tìm lời nói chữa thì Tracy đã vội vàng:
– Nhớ nhé!
Huân thở ra:
– Vâng, Tracy có thể mời cả Peter nữa.
Tracy tròn mắt nhìn Huân:
– Why? Peter is just a friend at work.
Huân lắc đầu không tin:
– Just a friend? Tôi tưởng là hơn thế nữa!
Tracy ngần ngừ:
– Maybe just a little bit more than that. But nothing serious…
Huân xua tay:
– Tracy không cần phải giải thích. Tôi xin lỗi nếu có lỡ lời, tò mò vào việc riêng của Tracy.
Tracy không nói, đưa mắt nhìn trời mưa ngoài hàng hiên như có gì đang suy nghĩ, chợt quay lại nhìn Huân thở dài:
– Thanks for the food. I got to go.
Quả táo của Tracy vẫn nằm trơ vơ trên bàn. Huân nhìn theo Tracy cắm cúi bước về văn phòng riêng và chợt thấy bâng khuâng, miếng cơm hình như nhạt nhẽo. Tình cảm của Huân với Tracy không còn lạnh lẽo như xưa, trái lại rất ấm áp mỗi khi Huân thấy Tracy cười với mình. Buổi trưa Tracy quanh quẩn tại văn phòng nhiều hơn là đi ăn trưa với Peter, và nhiều lần Tracy chủ động rủ Huân đi tìm những quán ăn Việt-Nam đặc biệt trong vùng. Huân đã nhìn thấy ở Tracy tấm lòng thẳng thắn của một người lớn lên ở nước Mỹ, nhưng đồng thời vẫn có chút gì rất Việt-Nam, rất nhẹ nhàng và đằm thắm.
Bất chợt Tracy quay trở lại, đưa tay định cầm quả táo. Huân chận lại, bàn tay Huân nằm trên tay Tracy:
traitao
– It’s mine.
Tracy sững sờ:
– Tưởng anh không thèm.
Huân không nói, bàn tay nắm chặt hơn trong lúc Tracy bối rối cúi đầu. Huân nhỏ nhẹ:
– Tracy ngồi xuống đi! Chúng mình chia nhau quả táo nhé.
Tracy lấy lại bình tĩnh, trìu mến nhìn Huân:
– Dạ.
– Không có dao. Tracy cắn trước đi.
Tracy nhìn Huân đăm đăm, đưa quả táo lên miệng cắn một miếng nhỏ trước khi trao lại cho Huân. Huân nhìn vết răng trên quả táo cười với Tracy:
– Răng Tracy như răng chuột. Để… anh xóa cái dấu vết này.
Dù Tracy và Huân hết sức kín đáo nhưng rồi hình như ai cũng biết. Thỉnh thoảng Ken chỉ nhìn Huân cười cười, riêng Paul mồm oang oang lâu lâu hỏi thăm Huân “How’s the boss!”. Huân rất bực bội nhưng làm như mình cóc cần, nhún vai không thèm trả lời.
Huân và Tracy đi ăn trưa với nhau thường hơn, nhưng để tránh tiếng, Huân ra khỏi sở trước, chờ Tracy ở một góc đường, trước khi dắt tay nhau tìm một tiệm ăn xa xa chỗ làm. Thức ăn trưa Huân mang từ nhà Tracy để dành ăn tối. Hôm đó ở tiệm ăn ra Tracy than:
– Tracy mập ra đó. Bắt đền anh Huân.
Huân bẹo má Tracy:
– Em ăn mì gói riết thành sợi mì luôn! Thằng Paul nó nói em bây giờ em đẹp hơn trước nhiều! Nhiều lúc anh rất bực mình với nó, nhưng nghĩ lại nhờ nó bỏ phiếu ‘Yes’ cho anh nên anh mới được mướn vào làm nên anh cố nhịn.
Tracy bĩu môi:
– Nó bỏ phiếu ’No’chứ ‘Yes’ hồi nào!
Huân ngẩn ngơ:
– Thế em bỏ phiếu ‘Yes’ mướn anh à?
Tracy lặng lẽ nhìn Huân, nhẹ gật đầu. Huân run lên, kéo Tracy đi sát vào mình:
– Anh tưởng là hôm đó em rất ghét anh.
Lunch%20time
Tracy thì thầm vào tai Huân:
– Em thật xúc động khi thấy anh đứng lên bỏ ra về, không nói một lời, dù đang cần việc làm. Ít người tính khí  ‘đàn ông’ như vậy, nên em mới đuổi theo anh, và em quí anh từ lúc đó. Vả lại kiến thức và kinh nghiệm của anh rất phù hợp với việc làm tại I.T. Department.
Huân hôn nhẹ lên má Tracy:
– Còn em yêu anh từ bao giờ?
Tracy lườm Huân:
– Em cũng muốn hỏi anh câu đó!
Cả hai im lặng mỉm cười, chợt Tracy đẩy nhẹ Huân ra xa vì hai người đã về gần tới nơi làm việc. Huân nói thêm:
– Em nhớ nhé. Chiều thứ Bảy anh sẽ đón em tới nhà ăn cơm tối với gia đình anh.
Tracy nhỏ nhẹ:
– Dạ. Em chờ anh.
Mẹ làm Huân thật khó xử và ray rứt buồn. Tracy đã ngồi vào bàn ăn và mặc dù Huân đã cố mời nhiều lần nhưng mẹ vẫn ở trong phòng, không chịu ra ăn cơm. Huân thở dài phân trần với Tracy:
– Em đừng buồn nhé. Mẹ anh không được bình thường, lúc buồn lúc vui, ít muốn gặp người lạ.
Tracy rụt rè:
– Mẹ có la anh không?
Huân lắc đầu buồn bã:
– Hầu như không bao giờ, nhưng nếu anh có nói hoặc làm gì không vừa ý mẹ thì mẹ hay dỗi, bỏ ăn, và còn nói những câu như “Tôi nhịn ăn quen rồi” làm anh đau thắt. Em biết là ngày xưa đã có thời mẹ nhịn đói để cho anh được no! Anh làm sao dám để mẹ buồn.
Nước mắt Tracy muốn ứa ra:
– Em hiểu. Anh Huân đừng buồn nữa.
– Em ăn với anh một chén cơm nhé. Anh sửa soạn cả buổi chiều.
Tracy nói nhỏ, gần như thì thào:
– Thôi anh ạ. Anh đưa em về, để mẹ ngủ hoặc ra ăn cơm một mình cho yên tĩnh. Em cũng không thấy đói nữa. Em yêu anh, và em không buồn đâu.
Tracy đứng lên, Huân cũng đứng lên:
– Anh xin lỗi em. Anh chỉ muốn em tới nhà gặp mẹ, mời em một bữa cơm gia đình mà không xong. Hay là chúng mình tới Chez Christina ăn cơm?
Tracy bá cổ Huân thì thầm:
– Anh đưa em về. Em chỉ muốn được ôm anh mãi như thế này.
Trời mới tối nhưng xa lộ 680 chiều thứ Bảy vắng tanh. Huân lái xe chầm chậm, chiếc xe Toyota cũ kỹ chạy ì ạch như con ngựa già. Tracy dựa đầu vào vai Huân, lâu lâu lại ngửng lên nhìn, và mỉm cười vu vơ. Khi xe vào trong khu cư xá, Huân chạy chầm chậm vào parking, đậu cạnh chiếc BMW của Tracy, cố gắng pha trò:
– Yên chí, anh sẽ cẩn thận không đụng vào xe em lần nữa!
Tracy cắn nhẹ vào vai Huân:
– Bắt đền anh đó.
Huân hôn lên trán Tracy
– Để anh đưa em vào.
Tracy dựa vào Huân, những bước chân hình như quấn quít không vững. Khó khăn lắm Huân mới mở được cánh cửa, vừa lúc ấy vòng tay Tracy đã vít đầu Huân xuống, hai đôi môi tìm nhau, và trong hơi thở rộn ràng tiếng Tracy nghe như gió thoảng:
– Anh Huân! Anh đừng về.
Cửa văn phòng đóng kín nhưng mọi người vẫn có thể nhìn thấy hai người qua những khung kính trong suốt. Huân kéo ghế ngồi cách xa bàn giấy của Tracy:
– Em đi họp off-site có gì lạ không?
Tracy lắc đầu:
– Họ chỉ bàn về ngân sách cho năm tới. Department của chúng mình không có gì thay đổi nhiều.
– Vắng em mấy ngày anh… Thằng Paul khốn nạn nó nói anh love sick!
Tracy nhìn Huân trìu mến:
– Em có gọi anh mấy lần, nhưng không nói được gì nhiều.
Huân cười nhẹ:
– Cứ thấy anh nói tiếng Việt là Paul nó lại thò đầu sang hỏi “How’s the boss”. Có lẽ anh sẽ tìm việc làm ở nơi khác vì anh không muốn gây trở ngại cho em. Anh sợ là chúng mình vi phạm nội quy của hãng không chừng!
– Em biết, nhưng em không muốn xa anh. Nếu không gặp anh hàng ngày em sẽ buồn lắm nên em đã dàn xếp để anh được thuyên chuyển sang Engineering Department. Toà nhà Engineering ở ngay bên cạnh I.T. Departament của chúng mình. Hàng ngày chúng mình vẫn có thể gặp nhau, vẫn có thể ăn trưa với nhau, và anh không làm dưới quyền em nữa nên không vi phạm nội quy của hãng. Hơn thế nữa, với kiến thức và kinh nghiệm của anh, Engineering có lẽ thích hợp với anh hơn là Information Technology.
Huân mỉm cười:
– Em ‘dàn xếp’ sao hay vậy?
Tracy cũng cười:
– Em phải ‘thú thật’ với ông Miller, boss của em, và nhờ ông ấy giúp. Đáng lẽ em phải bàn với anh trước, nhưng đang lúc họp off-site, mấy sếp lớn đều có mặt nên ‘dàn xếp’ mau chóng và tiện lợi. Anh không buồn em chứ?
– Không, anh phải cám ơn em.
Huân chợt ngập ngừng:
– Em biết rồi đó. Có những lúc anh buồn vô cùng. Ba anh qua đời, mẹ anh đau yếu, tính tình lại bất bình thường, chỉ có mình anh là con. Trước đây anh cũng đã có một thời yêu một người con gái. Cô ta đến thăm gia đình anh một lần, thế là tan vỡ. Anh cũng không thể nào trách cô ta được vì biết rằng cô ta không thể nào sống chung với gia đình anh, và anh không thể nào bỏ mẹ một mình. Anh yêu thương mẹ vì những gì mẹ đã làm cho anh, cho gia đình. Từ ngày yêu em, anh đã có chút vui, nhưng lúc nào anh cũng lo sợ trước sau gì rồi anh cũng sẽ lại mất em!
– Huân, anh kéo ghế lại gần em! Em có cái này muốn đưa cho anh.
Huân kéo ghế lại gần. Tracy thò tay vào túi xách, tìm một cái gì đó nhưng giấu kín trong bàn tay nắm chặt:
– Huân. Anh chìa tay ra!
Huân ngửa bàn tay đặt nhẹ trên bàn chờ đợi, mắt nhìn Tracy có chút ngạc nhiên. Tracy đặt nắm tay run run của mình trên lòng bàn tay của Huân, và từ từ ruỗi những ngón tay, thả vật đang giấu kín. Chiếc chìa khoá! Tay Huân run lên:
– Chìa khoá apartment của em?
Tracy cúi mặt, giọng nói không còn rõ ràng:
– Em không thể đến nhà anh được nhưng nhà em cũng như nhà chúng mình. Anh tới với em lúc nào cũng được. Anh… anh biết là em yêu anh nhiều lắm không!
Huân như nghẹn lời vì cảm động. “Tracy” Huân gọi nhỏ. Tracy ngước nhìn Huân “Dạ”, ngoan và hiền. Huân thì thầm “May mà có em… Ước gì anh có thể ôm hôn em lúc này”.
Trần Quang Thiệu
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2018 lúc 6:35am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2018 lúc 12:54pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2018 lúc 5:50pm

Hoa Tím Bằng Lăng


Image%20result%20for%20Hoa%20Tím%20Bằng%20Lăng

     Trên chuyến xe đò đi Xuân Lộc để nhận việc làm công nhân cho một nông trường, tôi ngồi cạnh một người đàn bà tuổi ngoài sáu mươi, dáng dấp quý phái và sang trọng, gần tới chợ Suối Nho, hành khách trên xe xuống gần hết, chỉ còn vài người trong đó có chị và tôi. Trời bỗng trút mưa tầm tã, chị nhìn sang tôi làm quen:

- Trời mưa lớn quá, em về đâu?

- Dạ, em đến nông trường nhận việc làm.

Chị nhìn tôi chăm bẳm rồi ái ngại:

- Nông trường còn xa lắm, em phải chuyển xe nữa, vả lại trời gần tối.

Chị kéo cao cổ áo, rồi nhìn tôi lần nữa:

- Hay là em ghé nhà chị nghỉ tạm qua đêm, sáng mai đi tiếp.

Ngoài trời mưa lớn, lại sắp tối, nông trường còn ở nơi đâu xa tít, trong bụng cũng mừng vì có người giúp, nhưng tôi vẫn ngại ngùng:

- Chị không sợ người lạ vô nhà sao?

- Nhìn em, chị hiểu đây là mẫu người hiền lành và đàng hoàng, đừng ngại.

     Sáng hôm sau, tôi đứng nhìn mấy cây Bằng Lăng trước sân nhà chị Tám, màu tim tím trên những đóa hoa thật đẹp, cái đẹp giản dị sâu lắng của rừng núi, ánh nắng vung vãi trên các ngọn điều còn trẻ, những cây điều chưa đủ tuổi ra hoa, nhìn ngôi nhà, nhìn những cây xoài, cây chôm chôm, cây mít Tố Nữ đủ biết chủ nhân ngôi vườn không là người địa phương, có lẽ mới đến đây lập nghiệp.

Chị Tám bước ra, tay cầm cái kéo để cắt vài nhánh Bằng Lăng vào chưng trên bàn Phật, chị cười:

- Chị muốn em ở đây, chị ở có một mình rất buồn,  em lên nông trường làm việc cực nhọc lắm, ở đây chị tìm việc làm nhẹ nhàng cho, chị nghĩ em không phải là dân lao động chính gốc.

- Vì sao chị nghĩ vậy. Tôi thắc mắc.

Chị vừa cắt Bằng Lăng vừa nói:

- Qua một đêm chị em mình tâm sự với nhau, chị biết em là người có kiến thức, dáng yểu điệu thục nữ như em mà vào nông trường làm chừng ba ngày là nó đuổi chạy về hổng kịp.

Tôi phì cười, chị hay quá, đó là điều mà tôi đang lo, chị là người từng trải,  có sự hiểu biết rộng rãi, lại là người Sài Gòn, trò chuyện với tôi rất hợp, tự nhiên tôi mến mộ và thầm cảm ơn chiếc xe đò đã xui khiến cho tôi gặp chị.   

     Vài tuần sau, được giấy gọi đi dạy học, tôi nhận lớp Mẫu Giáo,  nghề gõ đầu trẻ là nghề tôi đã chối từ lúc còn ngồi lưng chừng  ghế sinh viên năm thứ nhất, bây giờ đến đây, không còn sự lựa chọn nào khác, tôi đành phải chấp nhận thôi, ngày đầu khai trường, ngôi trường nằm trên một khoảng đất trống, mái lợp tôn, vách cây lưa thưa, nền đất, gồm có ba phòng học, lớp 1, lớp 2 và lớp Mẫu Giáo, chưa có nhà vệ sinh, trường nằm giữa trung tâm của ba thôn ấp, người miền Bắc, miền Trung chiếm đa số, còn lại số ít là người miền Nam và dân tộc thiểu số. Phụ trách một lớp học hơn 40 em học sinh, có đứa áo quần lôi thôi lếch thếch, có đứa mang dép chiếc này chiếc nọ, những tiếng khóc la ồn ào, các em nhỏ không chịu vào lớp, tôi và phụ huynh phải năn nỉ dỗ dành, các em mới chịu ngồi  vào bàn thút tha thút thít, thật nản chí vô cùng, tôi muốn bỏ cuộc.

 Một tháng sau, có sự thay đổi đột ngột, tôi bỗng yêu trường lớp của một thôn xóm nghèo nàn hẻo lánh, tôi thương yêu học trò của mình, thương những đôi mắt ngơ ngác, thương những nụ cười vô tư, những lời nói thơ ngây đến buồn cười:

- Thưa cô, thằng Sơn ngồi gần con hôi rình à.

- Cô ôi, trò Tín lấy thước chọt chọt lưng con hoài à.

- Cô ơi, con Xuân ra ngoài gốc chuối đái rồi không chịu vô kìa.

 Đến ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, tôi được các em mang tặng những món quà nho nhỏ cây nhà lá vườn.

- Cô ơi anh Hai con cho cô mấy mục măng rừng nè.

- Cô ơi Ba con chặt cho cô mấy khúc mía nè.

- Cô ơi Má con cho cô một nải chuối  nè.

Buổi tối, ngồi chấm điểm những bài học vỡ lòng, nghe tiếng róc rách của Thác Trời vang vọng, cái Thác không cao chỉ được chiều dài nhưng tại sao lại gọi là Thác Trời nhỉ? tôi nghe tiếng lao xao của những khóm mía đan lẫn với tiếng chuyện trò của chị Tám và chị Năm nhà bên cạnh:

- Tôi lượm được con nhỏ này trên chuyến xe đò, nhờ vậy mà nhà này đỡ quạnh hiu.

     Chị Tám và chị Năm đều giá chồng, còn tôi thì ly dị, ba người đàn bà không chồng rất hợp nhau, chị Năm nhà ở quận Tân Bình có 4 người con đều khá giả, chị không ở chung với con mà lên đây sống một mình với mảnh vườn nho nhỏ. Chị Tám ở  quận Bình Thạnh, con bảo lãnh đi nước ngoài nhưng chị không đi, rồi cũng lên đây mua đất cất nhà vui thú điền viên, còn tôi ở quận 3, sống  chung với chị em trong ngôi nhà của cha mẹ để lại, chắc có duyên với hai chị nên cũng trôi dạt lên đây. Hai ngôi nhà không có đàn ông luôn rộn rã tiếng cười nói huyên thuyên, tuần này nấu món gì, tuần sau nấu món gì, sáng sớm ba chị em cùng đi tập thể dục, con lộ đất đỏ không bằng phẳng, hết dốc lên lại dốc xuống, có đoạn như chiếc võng, từ nhà đi bộ dài dài  đến Thác Trời, rồi quay trở lại, tới đầu đường ghé quán cóc uống cà phê, tôi không thích cà phê nên dùng sữa nóng, ngồi hàn huyên cho tới khi mặt trời ửng hồng ở đằng Đông mới chịu rời chỗ, ngày nào cũng vậy.

Cuối năm, các trường hay tổ chức văn nghệ, tôi được dịp viết kịch bản theo sự yêu cầu của các trường, có khi thì một vở kịch nói, khi thì một đoạn cải lương ngắn, khi thì các bài ca vọng cổ nói về tình thầy trò..v..v.. tiền kịch bản tôi hay mua cho chị Tám, chị Năm  những cái nón kiểu xinh xinh để cho hai chị đội lúc đi chơi, tôi muốn làm sống lại thời trẻ trung của hai chị.

      Lớp học của tôi nhìn ra ngọn núi Chứa Chan, còn gọi là ngọn Gia Lào, mang vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghiêm, núi này được ví như nóc nhà của miền Đông Nam Bộ. Đến giờ ra chơi, đứng nhìn lên đỉnh núi, mây bay lơ lửng, tôi chợt thấy lòng man mác buồn, mình như đám mây kia rồi sẽ trôi về đâu, vì tôi biết rằng nơi đây sẽ không là nơi tôi dừng chân cố định, cuộc sống thường ngày giản dị và an phận, tôi có được những chuỗi ngày dài thú vị, hưởng được không khí mát lạnh của núi rừng, và nhất là được chiêm ngưỡng hoa tím Bằng Lăng để lòng mình dậy lên một ý thơ, mà bấy lâu nay đã nằm yên trong tâm hồn mơ mộng của tôi.

Một năm trôi qua, ngày khai trường của niên khoá mới đã đến, tôi lại đứng lớp, lại có các em học sinh bé nhỏ, vẫn những bài học vỡ lòng, vẫn bảng đen với những bụi phấn rơi rơi mỗi khi tôi viết, những khuôn mặt  đánh vần cờ a ca sắc cá, mũm mĩm, dễ thương. 

Sáng thứ hai vào lớp chợt thấy có một bình hoa tím Bằng Lăng đặt trên bàn, tôi hỏi của ai, cả lớp rộn lên, không em nào trả lời, lát sau có một đứa bé gái đứng lên nói:

- Thưa cô, hồi nãy có một chú mang bình bông tới đặt trên bàn của cô đó.

Rồi cứ đến thứ hai, là có một đoá hoa tim tím cắm vào bình, tuần nào cũng thế, vài tháng sau, tới giờ ra chơi, một cô bé bán bánh mì trước cổng trường khoảng 18 tuổi, tới bên tôi rụt rè nói: 

- Thưa cô, Ba con hỏi sao cô ở có một mình với bà Tám vậy.

Tôi cười:

- Ba con hỏi chi vậy?

- Dạ, Ba nói Ba thương cô.

Yên lặng hồi lâu cô bé nói tiếp:

- Tuần nào Ba cũng hái hoa đến cắm vào bình trên bàn cô, Ba nói cô yêu hoa Bằng Lăng lắm.

tôi ngạc nhiên:

- Ủa, sao Ba con biết.

- Mỗi lần đi ngang qua nhà bà Tám, Ba thấy cô hay đứng ngắm hoa.

Tôi nghe lòng bâng khuâng:

- Nhà con trồng nhiều hoa lắm sao.

- Dạ, cũng nhiều, nhưng khi nào nhà hết hoa thì Ba con vào rừng hái.

Tôi thấy lòng mình rung động trước một nghĩa tình, hỏi một câu vu vơ:

- Má con đâu?

- Má bỏ Ba đi mười mấy năm nay rồi.

      Cứ mỗi buổi trưa đi dạy về ngang qua căn nhà tôn có ô cửa sổ màu xanh nằm ở bìa rừng, tôi luôn luôn thấy một người đàn ông đứng tuổi dáng dấp cao cao, rắn rỏi, đứng trước hiên nhà, mắt nhìn ra  đường như chờ đón, mỗi khi thấy tôi là môi nở nụ cười thân thiện, có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì đó, ngày nào cũng vậy...cũng vậy.....và tôi thành thói quen đi ngang qua ô cửa sổ màu xanh là phải nhìn vào. 

  Thắm thoát mà đã năm năm, ba người bạn tri kỷ tri âm vẫn bên nhau hạnh phúc, vẫn mang niềm vui đến với nhau, vẫn đi thể dục đều đặn trên con đường làng vào mỗi sáng sớm, cho đến một ngày kia nhận được tin phải đi xa, tôi vô cùng ray rứt, không muốn rời xa nơi này, dù  đã biết trước rằng sẽ có ngày mình phải  đi khỏi nơi đây, không muốn mọi người buồn vì sự ra đi không hẹn ngày trở lại, tôi đành phải nói dối, chuẩn bị hành trang mà cõi lòng tan nát. Sáng sớm, chị Tám và chị Năm thức dậy lui cui  nấu nồi chè đậu xanh bột báng cho tôi ăn lót dạ, hai chị dặn dò kỹ lưỡng:

- Lên máy bay nhớ mang theo nước uống.

- Phải trang điểm cho người nước ngoài thấy phụ nữ Việt Nam vô cùng duyên dáng. 

- Đi du lịch 3 tháng xong nhớ trở về đây nhé, không có em hai bạn già này buồn chết, chẳng thà hồi đó không có sự hiện diện của em ở đây .

Tôi không dám nhìn hai chị, không nói lời nào, đưa mắt ngó cây hoa tím Bằng Lăng sân nhà một lần cuối cùng trước khi xa rời nó, kể từ giờ phút này người ấy sẽ không còn nhìn thấy tôi đứng ngắm hoa vào mỗi chiều, người ấy sẽ không còn thấy tôi về ngang qua ô cửa sổ màu xanh, mãi mãi và mãi mãi, một xúc động bùi ngùi chiếm trọn tâm tư, tôi đứng lặng không thốt nên lời, nghe nước mắt mặn môi.

Chuyến xe đò về Sài Gòn sao thấy nặng nề thương nhớ, ngọn núi Chứa Chan mây mờ che phủ xa dần, kỷ niệm xa dần, ô cửa sổ màu xanh xa dần......chỉ còn lại trong tôi một nỗi buồn nặng trĩu.

     Thời gian lặng lẽ trôi qua, cuộc sống nơi xứ người không như tôi ước mơ, thiếu bóng dáng tình láng giềng, thiếu hình tượng chị Tám, chị Năm, bất đắc dĩ tôi phải chấp nhận cuộc sống tha hương, tuổi xế chiều những đam mê lụn tàn dần, tôi thèm tiếng gà gáy buổi trưa hè, tiếng róc rách của con suối chảy, tiếng kẽo kẹt của chiếc võng sau nhà, tiếng rít của ngọn gió lay động nhánh Bằng Lăng trong nắng chiều.

Sau này tôi liên lạc về Xuân Lộc, hai người chị thân thương không còn ở đó nữa, chị Năm bị bệnh thần kinh rồi chuyển qua tâm thần nặng, không còn biết gì nữa cả, con trai lên bán nhà rước chị về Sài gòn nuôi dưỡng, chị Tám bị bệnh hen suyễn, vắng tôi, vắng chị Năm, một mình chị không đủ sức chống lại cái buồn cô đơn quạnh quẽ, rồi chị cũng bán mảnh vườn trở lại Sài Gòn, tôi đã mất đi hai ngôi nhà đã đùm bọc tôi suốt mấy năm trời. Nỗi hối hận vì đã dối lòng mình, không can đảm nói sự thật là con bảo lãnh đi nước ngoài, để cho hai chị ngày đêm trông ngóng, đếm từng ngày mong đủ 3 tháng  tôi trở lại, hai người bạn già nương tựa nhau, an ủi, chia sẽ, đồng cảm lẫn nhau trong những đêm tối tịch mịch, tôi đã mang sức sống, mang niềm vui, mang tiếng cười rộn rã đến cho hai chị vì tôi vốn có óc khôi hài, rồi tôi ra đi bỏ lại sau lưng hai ngôi nhà trống vắng, càng thêm trống vắng, gieo bao nỗi buồn cho người ở lại.

      Hơn năm năm trời ở Mỹ, tôi thấy thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa, như nước chảy qua cầu, chợt thấy mình già đi rất nhiều, hình như tôi không còn nét vui tươi, phấn khởi như thưở còn đi dạy học về trên con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, tôi không còn vô tư nhìn mây bay cuối chân trời mặc cho hồn thơ lai láng, nơi đây, tôi không tìm được cho mình một tình cảm trong sáng như ô cửa sổ màu xanh thầm lặng mà sâu lắng, ôi thời gian, thời gian không là một liều thuốc để cho con người ta dễ dàng lãng quên tất cả.......

 

Lợi Trân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2018 lúc 11:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2018 lúc 10:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2018 lúc 9:03am

Sau Lũy Tre làng




Mấy lúc gần đây người dân ở ấp Tân Phú hay xầm xì  việc bà Sáu Lân quay về đây sau bao năm dài bỏ xứ ra đi biền biệt. Lần trở về gần nhất là lúc bà đưa cả chục cô gái trong ấp lên sài gòn "làm ăn", các cô thôn nữ ngây thơ ngày nào giờ đây có người đang sinh sống nơi xứ người, có người đang vùi mình trong vũng bùn tội lỗi ở chốn phồn hoa đô hội, họ không thể biết được số phận ngày mai của mình ra sao, mặc cho dòng đời đưa đẩy...
Một sáng nọ, phần lớn người dân quê đã ra đồng chăm lo vụ lúa mùa. Vợ chồng Năm Xuân còn nấn ná uống trà phía sau chái bếp, ngoài sân tiếng của Bà Sáu Lân ồm  ồm vang lên:

- Vợ chồng thằng Năm Xuân có nhà không bây?, cho dì Sáu gặp có chút chuyện.

Vợ Năm Xuân nhanh nhẫu đáp:

- Tụi con ở đàng sau bếp, chà lâu ghê mới thấy dì sáu ghé chơi. Xuống uống nước Sáu ơi.

Sau một lúc trà nước, hết  hỏi han về đời sống của bà con ở ấp Tân Phú, đến chuyện sản xuất hàng hóa nông nghiệp, bà Sáu Lân bắt đầu  "Tấn công" vợ chồng Năm Xuân:

- Nảy giờ nghe hoàn cảnh nhà hai đứa bây tao nói thiệt nha, tao thấy thương cho tụi bây quá, thôi giờ thì như vầy...

Bà Sáu Lân ngỏ ý muốn giúp đỡ vợ chồng Năm xuân có được một số vốn kha khá để cải tạo lại mảnh vườn và đào mấy cái vuông nuôi tôm càng xanh thì may ra mới có cơ hội đổi đời, bà còn nói thêm:

- Chứ tụi bây đi làm cỏ mướn, gặt lúa thuê thì một đời không thể nào khá  lên được.

- Tao thấy con Mén, con nhỏ lớn của bây đó, nó coi được mắt lắm để nó làm ruộng, làm vườn mệt nhọc "tụi nghiệp" nó.

- Ở Sài gòn bây giờ công việc làm nhiều, tao đưa nó vô làm chổ dì quen biết, chắc chắn con Mén làm ra tiền nhiều lắm, lúc đó vợ chồng bây ngồi "rung đùi" hưởng phước.

Nghe bà sáu nói đến đây Năm xuân mừng ra mặt, chợt nghĩ suốt đời lam lũ với ruộng đồng vườn tược, hai vợ chồng quanh năm chân lắm tay bùn, đất đai vườn tược quanh nhà chỉ trồng những cây ăn trái tạp nhạp, đến mùa thu hoạch chỉ bán cho bà con quanh quẩn trong ấp, thu nhập cầm chừng đắp đổi qua ngày, cộng thêm tiền công làm thuê cũng tạm xoay sở trong nhà và lo cho con Mén học hết tiểu học rồi thôi, nói cho cùng ở nông thôn phần lớn cha mẹ cho con gái đi học cho biết đọc biết viết  khi đến tuổi cặp kê dựng vợ gã chồng coi như xong bổn phận với con cái, họ quan niệm con gái học nhiều thì cũng vậy thôi, vì ngoài việc đồng áng, chăn nuôi và nội trợ thì đâu cần học lên cao làm gì...

Tuy mừng vì sắp có "quới nhơn" giúp đỡ, nhưng trong lòng vẫn hơi lo, dẫu sao con Mén là núm ruột của mình, nó đi xa, nó làm gì? mà giao con cho bà Sáu Lân có an tâm được không? .

Năm Xuân khẻ hỏi:

- Cho con hỏi thăm vậy chứ dì Sáu tính cho con Mén nó làm cái gì, ở đâu? Nó còn khờ lắm Sáu ơi, chỉ sợ nó hổng biết làm rồi người ta la rầy nó thì tội lắm.

- Úi xời, bây khéo lo, đi với Sáu Lân này thì bây yên chí đi, tao coi nó như con cháu của tao, còn chuyện làm thì thiếu gì, lên đó tao sắp xếp đâu ra đó.

- Thôi vợ chồng bây cứ tính, nói cho con Mén biết đi, tuần sau dì quay lại, nếu bây chịu cho nó đi làm thì dì ứng trước cho bây bảy trăm đô la làm vốn rồi mai mốt tính sau.

Nói đến đây bà Sáu Lân từ giả ra về, dáng của bà vừa khuất ngoài ngỏ nhà, hai vợ chồng Năm Xuân ra chiều suy nghĩ mông lung.

Mén đứng sau cánh cửa buồng nhà trên đã nghe toàn bộ câu chuyện của vị khách và cha mẹ mình trao đổi, trong lòng Mén chợt mang một nỗi buồn man mác...

  Tuổi mười sáu trăng tròn, sống trong môi trường trong lành, hiền hòa của miền quê êm ả, chưa từng bước chân ra cái chợ Huyện Châu Thành, quanh năm suốt tháng bên cha mẹ, bên ruộng vườn, tính tình hiền lành chân chất, lại siêng năng nên lũ trai làng thường lân la làm quen, trong số đó chỉ có thằng Tư Nên  con ông Tám Trưởng Ấp là lọt vào mắt xanh của Mén, hai đứa thường hẹn hò bên bờ kênh trước nhà, những đêm trăng sáng, những lúc nông nhàn chúng quấn quýt bên nhau, hai bên gia đình cũng muốn vun đắp tình cảm cho bọn trẻ, nên nhân những lúc ngồi chung bàn tiệc giỗ chạp, cưới xin trong ấp, Năm Xuân và ÔngTám trưởng ấp ngầm hiểu sắp làm sui gia với nhau nên hai ông thường cụng ly với nhau vô trăm phần trăm ngọt xớt .

Giờ thì Mén đang đứng trước tình cảnh khó xử vô cùng, để giúp gia đình thoát cảnh nghèo hèn thì nó phải theo Bà Sáu Lên Sài Gòn, bỏ lại sau lưng những ngày thơ ngây yêu dấu, tạm biệt mối tình đầu tha thiết thương yêu, trong lòng Mén giờ đây ngỗn ngang trăm mối tơ vò...

- Mén ơi ! Nảy giờ cha mẹ đã nói với con hết tình hết lý, bây giờ thì tùy con, thật lòng mà nói cha mẹ không ép con trong câu chuyện này.

Vợ năm Xuân nói xong thì khóc đầm đìa nước mắt. Năm Xuân thì mặt buồn rười rượi cặp mắt cũng đỏ hoe, nghĩ đến cảnh phải xa rời đứa con thân yêu trong lòng hai vợ chồng không nỡ, nhưng cuộc sống của gia đình còn ở phiá trước nên hai vợ chồng năm Xuân có nén lòng nói với con những điều không muốn nói.

- Dạ con theo bà Tám đi làm để phụ cha mẹ lo lại cuộc sống mà, có gì đâu mà cha mẹ phải áy náy.

Con Mén đã suy nghĩ thật nhiều về chuyến đi Sài gòn lần này, thật lòng nó chẳng bao giờ muốn ra đi, chẳng bao giờ nó muốn tạm xa mối tình bé bỏng với thằng Tư Nên, thấy cha mẹ vất vả một nắng hai sương cửa nhà tềnh toàng, bữa cơm đạm bạc hàng ngày, hơn nữa trên mái tóc của cha nhiều thêm sợi bạc, trên gương mặt của mẹ hằn thêm nhiều nếp nhăn, thương cho song thân một đời cơ cực, Mén chấp ra đi, trước mắt nó một phương trời vô định, một bài toán mang nhiều ẩn số.

- Em lên sài gòn làm ăn, tạm thời xa anh Tư, ở nhà anh nhớ giử gìn sức khỏe, có dịp là em về thăm liền.

Thằng Tư Nên như chết lặng trong cỏi lòng, nó linh cảm lần chia tay này nó để vuột mất một cánh chim bé nhỏ, một người con gái rất đỗi thân thương trong cuộc đời nó:

- Anh biết rồi, em cũng nhớ cẩn thận vì đất Sài Gòn nghe nói cạm bẩy nhiều lắm, nếu có gì bất trắc thì nhắn về cho anh biết nha.

Hai đứa trẻ gục đầu tựa vào nhau, với chúng thì từ đây bắt đầu những ngày buồn tênh mà chúng phải đối mặt.

Rồi thì thời điểm của cái ngày bà Sáu hẹn quay trở lại đã đến, biết được kết quả gia đình Năm Xuân và con Mén đồng ý với đề nghị của bà (mà chẳng phải đến bấy giờ bà mới biết, trước khi tiếp xúc với gia đình Năm Xuân thì bà đã nắm chắc phần thắng, do bà thừa hiểu sức mạnh của đồng tiền trong tay kết hợp cùng sự khốn khó muôn đời của phần lớn người nông dân quê mùa như vợ chồng Năm Xuân).

Cầm những tờ đô la Mỹ mới cáu từ tay của bà Sáu trao, hai tâm trạng đối nghịch bắt đầu dằn xéo trong lòng vợ chồng Năm Xuân, từ đây đứa con gái thân yêu của mình sẽ tự chấp cánh bay đi trong bầu trời mênh mông, nó có đủ bản lĩnh để vượt qua những vùng trời bão tố hay không? Và cũng từ đây gia đình họ sẽ có thêm phương kế sinh nhai cho vơi đi nỗi nhọc nhằn phải đi cày sâu cuốc bẩm ở đồng gần, đồng xa của cái ấp Tân Phú này.

Ba ngày sau kể từ hôm bà sáu đưa tiền cho nhà Năm Xuân, Con Mén mang hành lý lẽo đẽo theo bà Sáu cùng những cô gái khác trong ấp lên đường. Người thân, bà con trong ấp đưa tiễn, kẻ cười nói huyên thuyên, người thì giọt ngắn giọt dài. Đoàn người xa dần, xa dần khất sau lũy tre làng để lại cho cái ấp Tân Phú một không gian vắng lặng sau những ngày "Tuyển nhân sự" của bà Sáu.

  Vẫn còn đứng lấp ló bên hàng dừa cao vút với những suy nghĩ ngỗn ngang trong đầu, nó không dám ra mặt tiển con Mén đi Sài Gòn, thằng tư Nên chợt bừng tỉnh với hiện tại :

- Thôi "Thuý đã đi rồi" mầy còn chờ đợi gì nữa, tao mà như mầy tao sẽ tìm cách giải quyết ngăn không cho người yêu ra đi.

Tư nên trừng mắt với thằng Tèo bạn thân nhất của nó:

- Mầy hay quá há, con Lài người tình trăm năm của mầy đó, chuyến sau bà Sáu Lân về bã "hốt" đi luôn chừng đó mầy ra mà ngăn với cản nha.

Mọi người quay trở về nhà, cơn mưa trái mùa chợt ập đến như muốn xóa nhòa hết những dấu vết của bà Sáu Lân, dấu vết của một người nông dân ngày xưa bổng chốt biến thành kẻ "buôn người" của thế kỷ hai mươi mốt.

Thời gian thắm thoát trôi qua, mới đó mà gần hết năm kể từ ngày Mén và các bạn đặt chân lên đất Sài Gòn hoa lệ... buổi ban đầu ở đất Sài Gòn vẫn còn nhớ như in trong tân trí con Mén .

- Tụi con ở tạm đây, ngày mai dì sáu sẽ dẫn tụi con vô hãng để làm, ờ quên nữa đưa giấy tờ tùy thân để dì Sáu đăng ký tạm trú và trình cho chủ Hãng mới cho vô làm.

- Đây là chú Hai và cô Trang, hai người lo cho các con ăn uống ngủ nghỉ đó.

  Bà Sáu chỉ vào hai gã có dấp dáng bậm trợn giang hồ thứ thiệt, tên đàn ông xăm mình khắp chổ trên thân, mắt ti hí, miệng lúc nào cũng phì phèo khói thuốc lá. Còn mụ đàn bà trang điểm, ăn mặc diêm dúa loè loẹt. Con Mén và đám bạn đang lơ mơ nhận thức mình đã bắt đầu sa chân vào tổ quỷ. Đêm đó trong giấc ngủ chập chờn con Mén mơ gặp toàn ác mộng...

 Như một loài ngạ quỷ hiện hình,  bà sáu Lân thay đổi cách xưng hô và hành xữ quay 180 độ, bà đưa các cô gái vào quán "Bia ôm" trá hình, hàng ngày các cô gái đáng thương phải tiếp xúc với đủ hạng người, phần lớn là những người lắm tiền nhiều của, làm ăn bất chính, đãi đằng nhau bữa nhậu thừa mứa, nếu đuợc làm phép so sánh, nói không ngoa có những tiệc rượu của gần chục người họ bỏ ra chi phí gần 6 tấn lúa mà cả đời người nông dân lam lũ làm ra. Chưa hết họ còn dày vò thân xác các em thơ. Không thể kể hết những đau đớn về thể xác lẫn tâm hồn các em gánh chịu, công bằng mà nói trong nghịch cảnh như vậy cũng có em chạy theo đồng tiền chấp nhận làm theo sai khiến của "dì Sáu Lân"...

Công việc làm ăn của bà sáu đến hồi mạt vận. Do chịu không nỗi sự bốc lột, sự hành hạ của bà sáu và thuộc hạ, trong lần thoát được sự kềm kẹp của lũ "ma cô", các cô gái đi trình báo cơ quan chức năng chống tệ nạn xã hội. Quán bia ôm của bà Sáu bị dẹp tan, bà sáu bị bắt cùng đám lâu la không còn tính người lần luợt xô khám. Các cô gái được giải thoát, con mén cũng nằm trong số này. Một số cô quay về làng quê cũ, một số quen ăn xài, đua đòi thì vẫn "ngựa quen đường cũ" đã vô phục vụ cho quán bia ôm khác với hình thức ngụy trang đối phó tinh vi hơn.

Con Mén lòng hân hoan trở về quê cũ, nó nôn nóng mong gặp lại người thân qua bao ngày xa cách, đến đầu làng cảnh cũ còn đây, những căn nhà trong xóm ấp cũng được sửa sang lại đôi chút, đi ngang qua căn nhà của Tư Nên, Mén liếc mắt nhìn vô nó bắt gặp Tư Nên đang ngồi ôm ấp một người con gái bên trong nhà, Mén đau khổ vô cùng và nó thầm nghĩ: "Mình trả một giá quá đắt, đánh mất đời con gái trong trắng nơi phố thị, cũng là lúc mình đánh mất tình yêu mật ngọt với Tư Nên từ khi bóng dáng mình vừa khuất sau lũy tre làng . /.


Hai Hùng SG

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2018 lúc 1:00pm

“Coi cọp”

Image%20result%20for%20rap%20hat%20cai%20luong%20truoc%20ặ̃̀


1Khi xem sơ qua tựa đề bài này , chắc rằng ai cũng nghĩ tôi sẽ đưa bà con mình đi vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn nơi mà theo tiếng thường gọi của giới bình dân ngày xưa là Sở thú để xem ông Ba mươi trong dãy chuồng sắt . Những con Cọp nằm với đôi mắt lim dim buồn như bài thơ bất hủ Hổ nhớ rừng của Thi sĩ Thế lữ đã đi vào lòng người qua bao thế hệ dân Việt mình .

    Thuở ấy vùng đất Gia Định quê tôi vào thập niên sáu mươi , cái thập niên mang đầy ấp những kỷ niệm của tuổi thơ chúng tôi ngày xa xưa , mãi đến giờ mỗi khi trong tâm tư tôi có lúc len lén quay về thì hầu như một trong những hình ảnh khó phai mờ trong tâm thức tôi đó là những lúc đi ” Coi cọp ” một vở tuồng cãi lương hoặc một cuốn phim trong rạp chớp bóng với màn ảnh đại vĩ tuyến .
Tôi còn nhớ như in , buổi sáng nọ trên con đường đất đỏ gập gềnh sỏi đá của xóm chúng tôi , tiếng ( Ô pặc lưa) trên chiếc xe ngựa vang lên tiếng giới thiệu đoàn cãi lương nào đó về Võ Ca Đình làng Hanh Thông để hát tuồng : Ba mùa Mai nở , đại khái vở tuồng nói về cuộc hành quân thần tốc của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh chiếm Thăng Long thành thu lại giang san từ tay quân xâm lược .
Đang chuẩn bị quần áo để lội bộ đến trường đi học , nhưng khi nghe tiếng trống dồn dập trên chiếc xe ngựa đang quảng cáo tuồng hát cho đêm ấy, nó làm cho lòng chúng tôi rộn ràng nên mau mau chạy ra đường để cố lấy cho được tờ chương trình do họ thả xuống đường từ chiếc xe ngựa này , hai ba đứa giành giật có khi chưa lấy được thì tờ chương trình đã bị rách , lại phải tiếp tục chạy theo xe ngựa lấy cho bằng được tờ giấy này nhằm mục đích xem hình các tài tử và tóm tắt câu chuyện của vở tuồng , tôi vốn nhỏ con nên không thể chen lấn với mấy đứa bạn trong xóm vì vậy sau một hồi giành giật , kết quả là tôi bị hất té văng xuống đường lấm lem bụi đỏ trên chiếc áo trắng học trò , báo hại tôi bị ba tôi “Thưởng” cho mấy cây roi mây vô bàn tọa đau điếng , đang lấy tay xoa xoa nơi mấy lằn roi còn in dấu thì bên tai tôi tiếng thằng Thành con bà Năm trong xóm nói nhỏ cho tôi nghe :
– Ông Phương ơi ! tui lượm được hai tờ chương trình , tui cho ông một tờ nè , cha chả tuồng này hay lắm nghe , tối nay nhất định đi coi mới được , à mà ông đi với tui được hông dậy ? .
Chưa kịp cầm tờ chương trình trên tay , nghe thằng Thành rủ rê như thế khiến tôi giẫy nẫy nói với nó :
– Trời ! Tui đi học được ba má cho có hai cắc bạc , uống nước vừa đủ lấy đâu ra tiền mua vé mà coi cho được .
Nghe tôi than thở như thế , thằng Thành nó nở một nụ cười đầy bí hiểm rồi nó kê vào tai tôi nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe :
– Ông đừng có lo , theo tui nè , chỉ cần tiền mua đậu phộng rang đem vô rạp ăn thôi , còn chuyện vô cửa tui lo ông yên chí đi , mà hông phải tui với ông đâu , để tui rủ thêm mấy đứa nữa đi cho vui , mấy đứa con gái xóm mình tụi nó mê cải lương lắm nghe , tối nào tui cũng thấy con Thúy con Xinh con Chi tụ tập hát hò um xùm , tui rủ tụi nó tham gia liền thôi .
Nghe Thằng thành đưa ra kế hoạch coi bộ xôm tụ , nhưng làm tôi đâm lo bởi cả đám như vậy theo nó thì lấy tiền đâu mua vé , trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ xấu về nó tôi nói :
– Thôi đi nghe ông , bấy nhiêu người vậy tiền đâu ông bao cho được , ông mà móc ống Heo đất nhà ông nếu để bà Năm biết được, bà Năm bố cho một trận là tiêu tùng đó nghe .
Vẫn nụ cười bí hiểm , thằng Thành nói chắc như bắp :
– Tui nói tui lo là lo được mà , miễn sao nghe theo tui là vô coi thoải mái luôn , không tốn đồng xu cắc bạc nào hết .
– Ông quen với mấy chú soát vé hả ? hay đập heo đất rồi nói càn cho qua chuyện đó ông , có gì ông chịu nghen , vụ này tui kham không nỗi đâu .
– Đã nói yên chí mà cứ thắc mắc hoài , tối nay theo tui biết liền , vô cửa dễ ẹc hà , tuồng hay không coi là uổng lắm , lâu lâu họ mới ghé về đình làng hát , dễ gì họ ghé về lại lần nữa .

  Thế là cả đám chúng tôi , mấy đứa chơi thân với nhau nghe theo lời ” Đường mật ” của thằng Thành “Gia cát Lượng “, sở dĩ tôi gọi nó là Gia cát Lượng bởi nó thường có những ý nghĩ táo bạo thật hay trong mỗi cuộc chơi khi cả đám bế tắc chuyện này chuyện nọ , qua tay nó mọi chuyện trơn tru vô cùng , có điều lần này thì không được suôn sẻ cho lắm

* * *

Khi cơm nước xong thì trời đã chạng vạng tối , thấy tôi đóng bộ đồ vía vô người má tôi thắc mắc hỏi :
– Bây tính đi đâu mà mặc đồ bảnh tỏn quá dậy ? nhớ dìa sớm sớm để không tía bây ổng càm ràm mệt lắm đa .
Tôi nói liền một khi :
– Thằng Thành con bà Năm rủ con với mấy đứa trong xóm đi coi cãi lương trên Võ ca đình , tuồng này hay lắm má ơi,có chú Thành Được , cô Phượng Liên đó má , hôm rồi trên Vô Tuyến truyền hình thấy cô chú ca hay quá , nay họ về đình làng mình hát , đi coi người thiệt cho nó đã má ơi , còn tiền vé vô cửa thằng Thành nó bao hết .
Má tôi chặc lưỡi rồi nói :
– Mấy đứa đi đứng cho cẩn thận đó , nè má cho năm cắc bây mua nước uống , à mà tiền vé mắc dàn trời thằng Thành tiền đâu mà dám bao cho cả đám dậy , coi chừng nó làm liều lấy tiền bà Năm bả quở là chết nghen con .
Nghe má nhắc tới đây khiến tôi ú ớ nói không thành lời , sợ má tôi rút lại ý kiến không cho tham gia với đám bạn thì thật là một thảm họa đối với mình , tôi bèn tìm cách trả lời rồi nói :
– Ô hô ! hôm nay má hào phóng quá , dám cho con năm cắc lận nha .
– Tổ cha bây , làm như má kẹo lắm hả , mà vụ tiền vé vô cửa thì sao? nói cho má nghe coi .
Trời về chiều cuối năm không khí se lạnh, vậy mà nghe má nhắc lại tiền đâu thằng Thành mua vé cho cả đám lần nữa khiến mồ hôi tôi tự dưng nó rịn ra ước cả trán , bì thế quá vì chính tôi người trong cuộc còn chưa biết thì lấy đâu ra câu trả lời chính xác cho má tôi bây giờ , túng thế tôi đành phải ba xạo cố cho má tôi tin :
– A, thằng Thành nó được cậu Sáu em Bà Năm về phép thăm nhà cho nó tiền , nghe nói cậu Sáu làm sĩ quan gì lớn lắm , lâu lâu về thăm một lần .
– Dậy chắc phải đa , má mới thấy cậu Sáu tuần trước nè , thôi đi mau dìa sớm nghen .
Thế là thoát nạn , tôi cũng thầm khen mình nói dóc cũng có căn quá đi chứ , may mà tôi còn nhớ đến cậu Sáu của thằng Thành để bịa ra câu chuyện hợp tình hợp lý này , bằng không sẽ bị bắt ở nhà là cái chắc .
Ra tới đầu ngõ nơi chúng tôi hẹn gặp nhau lúc sáng thì tôi thấy cả bọn tề tựu đầy đủ , trai có gái có không thiếu đứa nào , ai nấy ăn mặc tươm tất sạch sẽ , có đứa điệu đàng một chút nó xức dầu thơm nghe ngạt ngào mùi hương , còn thằng Thành thì đầu tóc chải chuốc bóng mược bởi lớp dầu (Pi jăng tin) , có thằng còn bày đặt bỏ cái khăn mù soa sọc ca rô mới tinh lên trên miệng túi áo sơ mi , chẳng bằng ngày thường thì khi tay chân lấm bẩn mồ hôi trong khi chơi đùa thì mạnh đứa nào kéo vạt áo lên lau vậy mà hôm ấy anh nào cũng tỏ ra mình đã thành người lớn tự bao giờ .
Từ xóm nhỏ chúng tôi rão bước đi về hướng Võ Ca Đình , gió thổi nhẹ bên đường , hai hàng cây Dầu cổ thụ dường như chúng cũng mang tâm trạng náo nức như chúng tôi bởi những cành lá của nó đong đưa trong gió khi chúng tôi đi ngang qua , chừng hai mươi phút sau chúng tôi đứng trước cổng Đình làng Hanh Thông , cái thu hút mọi người khi vừa đặt chân đến đây là nhiều sợi dây đèn bóng tròn cháy sáng rực , tôi nhẫm tính có hơn cả trăm bóng đèn thi nhau tỏa sáng , phía ngoài hàng rào Võ ca đình họ giăng những băng rôn vẽ hình những tài tử đào kép trong đoàn hát , nhìn kỹ tôi thấy những đào kép chánh thì hình vẽ thật to, trang điểm thật đẹp , còn đào kép hạng nhì thì hình ảnh nhỏ hơn và nằm nép hai bên băng rôn , tủi thân nhất là tên tuổi của nghệ sĩ mới vào nghề, không những chẳng được cái vinh hạnh có hình ảnh cho bà con chiêm ngưỡng nơi cái băng rôn, mà tên tuổi của họ còn được ghi rất nhỏ nằm cuối dưới đáy tấm băng rôn .
Nhìn vào trong sân đình làng tôi thấy một bức tường xây nằm giữa sân đình có đắp nổi hình một chú Cọp đang phóng mình để vồ mồi , tôi có cái cảm giác sợ sệt khi nhìn vào mắt con cọp này , phải công nhận họ tạc hình chú cọp này y như thật , nếu như lúc ấy có mình tôi ở nơi đây chắc tôi đã co giò chạy vắt chân lên cổ cũng không chừng .
Đang mãi mê ngắn nhìn mọi thứ chung quanh tôi thấy ai cũng hớn hở bu quanh phòng bán vé , trên tay họ cầm những tờ giấy bạc có mệnh gia lớn để mua vé , mấy anh gát gian và soát vé cần đèn pile đi tới đi lui và hướng dẩn mọi người sắp thành bốn hàng trước nơi bán vé để tránh tình trạng chen lấn mất trật tự , hơn nữa để tránh mấy tay móc túi làm ăn nơi đông người , thấy đám chúng tôi đứng sớ rớ chưa nhập vô sắp hàng như bà con nên ông gát gian già đến bên cạnh nói :
– Mấy đứa nhỏ này có vô coi hát không , có thì sắp hàng , không thì ra ngoài kia đứng cho bà con sắp hàng tiếp .
Thằng Thành nhanh nhẫu đáp :
– Dạ tới đây phải coi chứ ông , không đi coi hát tới đây mần chi , thôi vô hàng đi mấy bạn .
Cái hàng chúng tôi đang đứng cũng dần được thu ngắn lại , còn chừng năm người là đến phiên thằng Thành đến trước phòng bán vé , tôi mừng thằm trong bụng :
” Vậy là mình sắp gặp mặt Cô Phượng Liên và Chú Thành Được bằng xương bằng thịt rồi ”
Chưa kịp vui với ý nghĩ này bổng dưng thằng Thành ôm bụng ra dáng đau đớn dữ dội , thế là cả đám chúng tôi phải rời cái hàng mà mắc công đứng chờ cả giờ đồng hồ để dìu nó ngồi xuống bên hành lang phía trái của Võ Ca Đình .

  Hồi lâu sau con Xinh nhỏ nhẹ hỏi nó :
– Ông Thành có bớt chưa , xức dầu gió không để Xinh ra mua rồi xức , cái này xức dầu Nhị Thiên Đường là hết đau ngay .
Con Chi nói chen vô :
– Ý đừng xài Nhị Thiên Đường , mùi nó nặng lắm vô coi hát coi chừng mấy người ngồi gần họ chịu không được mùi này mắc công phiền phức , theo Chi nên mua dầu cù là chánh gốc Miến Điện đi, xài tốt lắm đó .
Thằng Thành hỏi ngay :
–  Dầu gì vậy ?
Con Chi nói liền :
– Dầu cù là Hiệu Matsu đó , bộ ông chưa xài bao giờ à .
– Má tui chuyên môn xài dầu Khuynh Diệp Bác sĩ Tính Không hà . có hôm tui đau bụng xức vô rún có chút xíu vậy mà vô lớp tụi nó ghẹo tui bộ bà đẻ hay sao mà xài dầu này , làm mắc cở muốn chết .
– Ủa ông hết đau rồi hả sao nói chuyện tĩnh bơ vậy .
Đến nước này thằng Thành mới bắt đầu thú thật với chúng tôi , thì ra nó cũng đâu có tiền bạc gì để bao cho cả đám chúng tôi , nó nói :
– Phía sau hàng rào kẻm gai bên hông đình là lối đi vào cửa hông của ngôi đình này , chỉ cần lọt vào trong đó thì xem như khỏi cần mua vé tụi bây thấy dễ không ?
Nghe nó bàn bạc với chúng tôi như thế , tôi vội ngó về phía hàng rào kẽm gai , thấy họ rào thật dầy dễ gì phá rào chui vô cho được , tôi bèn nói với thằng Thành :
– Ông ẩu thấy ớn , không có tiền thì thôi bày đặt rủ cả đám ra đây, giờ tính sao đây , còn vượt qua hàng rào này thì đừng có mơ, họa chăng có Tề Thiên Đại Thánh may ra mới phá nổi cái hàng rào . thôi về cho yên thân .
Thằng Thành vội xua tay ngăn tôi lại nó nói :
– Chưa ra chiến trường ông lo sợ thua rồi , làm theo tui sẽ vô được thôi. cần gì phá hàng rào chi cho cực thân . Mà ông Phương này thiếu óc quan sát ghê nghe .
Nói xong nó bèn đứng dậy nắm tay mấy đứa con gái theo nó đến bên hàng rào, thấy vậy tôi cũng lững thững theo sau , đến nơi tôi thấy thằng Thành đang leo lên nhánh cây Trứng cá mọc sát hàng rào, cây này thật to có hơn hai ba chục năm tuổi , tôi thấy nó trèo qua mái tole rồi lần mò đu xuống một nhánh cây Trứng cá khác phía trong cửa hông sân đình , vậy là trong phút chốc nó đã thành người đi coi cãi lương hợp pháp , vì vô bên trong rồi mạnh ai nấy tìm chổ ngồi không bị ai hỏi vé bao giờ , lần lượt mấy đứa con gái cũng qua cái ải này một cách tài tình , tới phiên tôi là người sau cùng đang thực hiện hành vi leo rào ” Coi cọp ” , vừa thòng chân xuống đất tự dưng có một bàn Tay nắm ngay lưng áo tôi rồi la lớn lên :
– Coi cọp , coi cọp bà con ơi .
Khán giả nghe la họ ùa ra nhìn làm tôi sượng người muốn độn thổ, ông già gát gian nói :
– Tao nghi tụi bây lắm mà , mặt mày sáng sủa vậy mà đi coi cọp hả con, còn mấy đứa kia đâu ?
Nhìn thấy mấy đứa bạn lấm lét ra dấu chớ có khai ra , tôi lắc đầu nguầy nguậy rồi nói :
– Cháu không biết , có mình cháu thôi .
Biết tôi khai gian nhưng không có bằng chứng ông ta bèn nhéo tai tôi rồi dẩn ra ngoài cổng đình , ông ta còn đá vào mông tôi một phát rồi đẩy tôi ra khỏi cổng sân đình , trước khi quay gót vào trong ông ta còn nói vói một câu cho tôi nghe :
– Chừa cái tật coi cọp nghe con , lần sau ông giao mày cho cảnh sát nhốt một đêm cho muỗi làm thịt mầy một bữa đó nghen con .
Lòng buồn vô hạn , tôi lũi thủi đi ra phía ngoài đường rồi đứng dựa tường rào nhưng mắt vẫn hường vào phía bên trong , lúc này tiếng cái loa vang lên :
– Đến giờ mở màn , xin quý bà con cô bác ổn định chổ ngồi , mấy em nhỏ hai bên cánh gà vui lòng ra phía trước để xem , không được cản đường để nghệ sĩ bước ra trình diễn…

  Bên ngoài nhướng mắt nhìn vào phía trong sân đình , sau tấm màn che chổ cửa ra vào bấy giờ họ đã tắt tất cả đèn để bắt đầu mở màn , tiếng đàn , tiếng trống bắt đầu dạo lên khiến tôi càng nôn nao khôn cùng , tôi chợt ao ước giá mà trong túi tôi có đủ tiền mua vé thì tôi nhất quyết xem cho bằng được tuồng này . trong hoàn cảnh hiện tại thì tôi phải cố chờ khi họ hát khoảng ba phần tư tuồng hát thì họ sẽ ” xả dàn ” lúc ấy thì không còn ai ngăn cản ai để vào xem đoạn kết của vở tuồng .
Đang rầu rĩ trong bụng , thời may có một bà đến chổ tôi bà nói :
– Ông gát gian có làm cháu đau không ? bộ cháu thích xem cải lương lắm sao ? thôi theo cô vô đây cô dẫn cháu vào xem .
Gặp người chưa từng quen biết , tôi hơi sợ sệt vì mấy lúc gần đây có nhiều tin đồn đãi ” Mẹ mìn ” chuyên đi bắt cóc con nít bán cho mấy ông chệt trong Chợ lớn để làm nhân bánh bao , vậy mà người phụ nữ này nói ngọt ngào với mình khiến tôi liên tưởng sắp bị Mẹ mìn bắt cóc , tôi từ chối :
– Dạ con cám ơn cô , con chờ đây chút xíu bạn con ra rồi cùng về .
– Cháu không phải ngại , Cô thấy tội nghiệp con , vì nãy giờ cô chứng kiến mọi việc hết trơn , nên cô mới giúp con thôi , đi theo cô .
Không đợi tôi có ý kiến , bà nắm tay tôi dìu vào phòng vé , tôi run lên bần bật vì quá sợ , như biết được tâm trạng của tôi bà nói :
– Trời ! gì mà run dữ vậy ông con , tui có ăn thịt ăn cá gì đâu mà sợ quá chừng vậy . nè vé nè cháu vô xem đi , bạn cháu bên trong gặp cháu chắc mấy đứa mừng lắm .
Đến đây thì tôi mới chắc rằng mình không trở thành nhân bánh bao của mấy ông chệt rồi , cầm tấm vé trên tay tôi lên tiếng cảm ơn bà , bà không trả lời nhưng vuốt tóc tôi một cách trìu mến rồi bà trở bước ra ngoài cổng , tôi cố nhìn theo bấy giờ tôi mới cảm nhận đây là một người phúc hậu vậy mà mình nghĩ oan cho bà là người xấu khiến tôi mang mặc cảm mình mới có hành động không tốt,nếu như lúc ấy tôi mà hiểu được câu nói : Đừng coi mặt mà bắt hình dong , thì tôi đâu có ý nghĩ sai trái như thế .
Vào trong rạp tôi phải mò mẫn tìm nơi đứng xem , vì mọi số ghế đã kín người ngồi , những khoảng trống giữa mất dãy ghế cũng người người chen nhau đứng , cố len lỏi tôi đến được cây cột bằng gổ trong rạp, ôm choàng cây cột để đứng cho vững tôi có cảm nhận cây cột thật láng có lẽ nhờ nhiều người ôm chăng ? chưa kịp thưởng thức chú Thành Được đang vô câu vọng cổ thì có tiếng rầy rà :
– Ê cái thằng nhỏ ôm cột đình , mầy ngồi xuống cho người ta coi , bộ mầy làm sếp sao đứng chen ngang xương vậy nhóc .
Tôi nhìn lại phía sau nơi phát ra tiếng nói, tôi thấy một chị phụ nữ sồn sồn đang vạch áo cho con bú , một tay cầm cây quạt giấy quạt phành phạch , tôi bèn ngồi thụt xuống rồi tự càu nhàu một mình :
– Ngồi vầy làm sao mà coi đây trời .
Khi nghệ sĩ Thành Được vừa hát dứt câu vọng cổ , tiếng vỗ tay của những người mộ điệu vang lên hồi lâu rồi dứt hẳn , bổng nơi hàng ghế gần chổ tôi ngồi một anh chàng cằn nhằn :
– Mẹ tổ nó , chiếc dép mới đây đứa nào thỉnh mất tiêu rồi .
Cô gái ngồi kế bên , có lẽ là người tình của chàng ta cũng góp tiếng vào:
– Em nói rồi mà hổng nghe , rút chân lên ghế làm chi cho mất dép, tuần rồi em với con Hoa bạn em coi chớp bóng ở rạp Huỳnh Long , chời ơi mấy cô Ấn độ ca múa hay ác liệt , chừng vãng hát đèn bật sáng cặp guốc vông của nó biến đâu mất , báo hại nó tốn mớ tiền đến chợ Bà Chiểu sắm đôi guốc khác , giờ đi coi hát thì đừng bao giờ rời dép guốc hết nha ông .
Rồi thì không khí cũng trở lại yên tĩnh , mọi người dang chăm chú xem hát , một bà lớn tuổi đội cái thúng nhỏ trên đầu , tay cầm mấy xâu mía ghim , miệng mời mọc :
– Mía ghim đây ..
– Trà đá , đậu phộng rang đây .
Người mua , kẻ bán , nói cười huyên thuyên , không khí nóng bức ngột ngạt , đủ thành phần , đủ lứa tuổi , âm thanh hổn tạp khiến tôi và chắc nhiều người thích cãi lương không thể thụ hưởng hết cái hay của bộ môn này , Tôi thấy khán giả đôi lúc đi xem hát không tôn trọng mọi người chung quanh , không tôn trọng những người nghệ sĩ đã và đang tâm huyết với nghề nhằm cống hiến một phần trong nghệ thuật thứ bảy đến với công chúng , buồn thay khi còn những hình ảnh hổ lốn như hôm tôi đi coi cọp , mong sao hình ảnh này sẽ không còn tồn tại để mọi người cùng nhau thưởng thức lời ca tiếng nhạc cho đời thêm vui.

                       * * *

Khi tấm màn nhung khép lại , đèn bật sáng tôi không ngờ đám bạn trong xóm nó đứng cách tôi không xa lắm , gặp lại nhau trong rạp lòng chúng tôi đứa nào cũng mừng mừng tủi tủi .
Về sau mỗi lần có gánh hát nào về lại Võ ca dình Hanh Thông để trình diễn , khi thằng Thành rủ rê đi xem , thì câu đầu tiên tụi tôi hỏi nó :
– Có tiền không ? hay lại đi ” Coi cọp ” .
Mấy chục năm qua rồi , đất trời thay đổi , vạn vật đổi thay , Võ ca đình Hanh Thông ngày xưa không còn như ngày xưa nữa , nó bị xén bớt để cất xây nhà cửa gì đó , nay Võ ca đình chỉ còn lại gian nhà nhỏ hàng năm chỉ còn số ít cô bác lớn tuổi cúng bái để nhớ lại các bậc tiền hiền có công khai phá vùng đất này . mỗi lần đi ngang đây tôi nhớ lắm mấy đứa bạn ngày xưa , giờ đây mỗi đứa trôi dạt khắp nơi , tôi thầm nghĩ nếu cho thời gian trở lại chắc mấy đứa nhóc tụi tôi thế nào cũng có ngày đi “Coi cọp”.


Hai Hùng SG



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Nov/2018 lúc 1:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2018 lúc 11:45am

Người Đàn Bà Xấu Xí

Nếu có ai hỏi tôi thích bộ phim nào nhất thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời, đó là bộ phim "Cô Gái Xấu Xí". Tôi đã thương nhân vật Huyền Diệu như thương chính bản thân mình, bởi cô gái đó đã nói dùm tôi nhiều điều mà tôi chưa bao giờ nói được, dù nó đã ẩn kín trong tâm hồn tôi suốt mấy mươi năm. "Cô Gái Xấu Xí" có một kết cuộc có hậu, nhân vật nữ đã trở nên xinh đẹp và tìm được một tình yêu chân thật.
Nhưng tôi thì sao...
Nước mắt của tôi chắc cũng đã thành suối, thành sông kể từ ngày tôi nhìn vào gương để nhận biết mình xấu hơn tất cả những bạn bè trong lớp học, trong con hẽm nhỏ có căn nhà tôi trên đó, để mặc cảm nhan sắc mãi theo tôi từ tuổi ấu thơ. Năm tôi lên sáu tuổi, con bé Tiểu Ly, bạn thân nhất của tôi trong lớp một, đã hất món đồ chơi mà tôi mang tặng cho nó "tao không chơi với mày nữa, mẹ tao nói mày xấu lắm, xấu đau xấu đớn". Mới sáu tuổi, con nhỏ bạn tôi đã phun ra những lời nói ác độc từ đôi môi hồng xinh xắn. Mới sáu tuổi, tôi đã ôm lấy nỗi đau, chạy vào trong phòng tắm khóc một mình. Rồi từ đó, câu phê bình tàn nhẫn nhưng có lẽ cũng chính xác nhất đã bám lấy tôi từng ngày, từng tháng, trong từng giấc ngủ, để tôi cứ nằm mơ thấy mình gặp được bà tiên cho tôi một điều ước duy nhất và tôi ước mình trở thành cô gái xinh đẹp. Nhưng rồi... khi tỉnh giấc, hình ảnh cô gái xấu xí trong chiếc gương trước mặt tôi vẫn không thay đổi.
Từ sau câu nói của cô bạn bé bỏng, tôi không có thêm một người bạn gái nào nữa. Người bạn duy nhất mà tôi có được là Lạc, con trai của bác Năm hàng xóm. Với Lạc, tôi cảm thấy rất thoải mái. Chẳng bao giờ nó để ý mặt mũi tóc tai, quần áo tôi ra sao? Không có bạn, dĩ nhiên tôi rất cô độc, nên thường đi theo Lạc nhập bọn với đám con trai cùng trang lứa. Tôi không tham gia những trò chơi mạnh bạo, nhưng tôi có thể thả nỗi buồn của tôi trôi theo những tiếng hò hét, cười đùa và đôi khi chửi bới nhau một cách rất hung hăng của bọn họ.
Năm mười ba tuổi, mẹ không cho tôi theo chơi với "lũ con trai vô tích sự" ấy nữa (chữ mẹ tôi thường dùng) mà phải ở nhà theo mẹ "trau dồi" công ngôn dung hạnh (chắc là để bù đắp khuyết điểm quá to lớn của tôi, vì mẹ thường nói "cái nết đánh chết cái đẹp" (nhưng mẹ không biết rằng, phải đến gần thì người ta mới biết được cái nết, mà muốn được người ta đến gần thì điều kiện đầu tiên là phải đẹp). Từ đó, thỉnh thoảng Lạc ghé qua nhà tặng tôi trái ổi vừa hái trộm hay ly nước mía là món tôi ưa. Mẹ tôi rất thích Lạc. Có thể trong ý nghĩ mẹ cũng thầm ao ước sẽ có một tình cảm nẩy nở giữa đứa con gái xấu xí của mẹ và đứa con trai của bà hàng xóm -cái bà hàng xóm mà mẹ không có chút cảm tình vì cái tội lắm mồm của bà- để con gái của mẹ sẽ quên đi cái mặc cảm xấu xí làm đau lòng ba, xót xa lòng mẹ, những người đã từng nghĩ rằng mình có góp phần làm nên sự bất hạnh cho đứa con gái thương yêu.
Tôi và Lạc thường có những buổi tối ngồi cạnh nhau dưới gốc cây trứng cá phía trước nhà tôi. Vài người hàng xóm đi ngang qua nhìn chúng tôi bằng cặp mắt tò mò. Vài đứa con gái nhìn tôi cười mỉm -nụ cười mang ý nghĩa mỉa mai "xấu như ma cũng bày đặt có bồ". Nhưng nếu ai có đủ can đảm để nấp phía sau lưng chúng tôi thì sẽ biết đôi trai gái này đang tâm sự hoặc tình tứ ra sao?
-Trái ổi Lạc cho tui hồi chiều chát ngắt hà!
-Con nhỏ cà chớn, mày có biết vì trái ổi đó mà hồi chiều tao bị chó rượt, chạy muốn sút quần không?
-Ai biểu? Tui có khiến ông đi ăn cắp đâu mà nói!
-Hừ! tại tao muốn... chứ cỡ mày mà khiến được tao hả? Cứ tưởng mình là người đẹp trong tranh à?
Lạc không nói tôi xấu mà cứ như chê tạt vào mặt tôi. Nhưng tôi không giận, vì biết Lạc không có ý châm biếm. Bởi vì, Lạc nói thì không sao, nhưng nếu ai chê tôi xấu xí mà Lạc nghe được là sẽ phải ăn đòn.
Cứ thế tình bạn của chúng tôi ngày càng thêm thân thiết. Đến năm tôi mười bảy tuổi, gia đình chúng tôi may mắn được cơ hội đi Mỹ theo diện HO của ba. Khoảng hai tháng trước ngày đi, một buổi chiều, tôi đang đọc quyển truyện Lạc vừa cho mượn ngày hôm qua thì Phi Tâm -em gái tôi - từ ngoài sân hồng hộc chạy vào nhà, kéo tay tôi, khuôn mặt đỏ rần vì tức giận:
-Hai! Hai có nghe má anh Lạc nói gì với hàng xóm không?
-Nói gì?
-Bả nói bả hỏi cưới Hai cho anh Lạc là tại vì muốn đưa anh Lạc qua Mỹ, chứ xấu xí như Hai đâu có xứng với con trai của bả.
Quyển sách trên tay tôi rơi xuống. Hai tai tôi lùng bùng những âm thanh kỳ quái. Tôi chạy xuống bếp tìm mẹ, vừa khóc vừa hỏi:
-Tại sao lại có chuyện này hở mẹ?
Mẹ luống cuống suýt đổ cả tô canh đang cầm trên tay. Ba tôi ở trên gác, nghe thấy tiếng lao xao dưới nhà chạy xuống ngơ ngác hỏi:
-Chuyện gì? tại sao Phi Linh khóc?
Phi Tâm một lần nữa nhắc lại câu nói tàn nhẫn đó. Tôi xô cửa chạy ra sau vườn. Có tiếng ba la hét trong nhà. Tôi gục đầu xuống giữa hai đầu gối, nước mắt nhòe nhẹt trong nỗi đau xé lòng. Một nỗi đau đã dồn nén bao nhiêu năm chợt bùng lên làm tê buốt mọi cảm giác trong người tôi. Niềm an ủi duy nhất mang tên Lạc của tôi đã đánh ngã tôi một cách độc ác. Tôi oán ba mẹ đã tạo ra tôi với một hình hài xấu xí. Tất cả những gì đẹp đẽ của ba mẹ, chiếc mũi cao, đôi mắt to tròn đen láy, nước da trắng nõn, dáng dấp cao ráo, thon thả đã được Phi Khanh và Phi Tâm chia nhau mà hưởng, còn lại tôi là màu da đen xạm, chiếc mũi gãy, đôi mắt ti hí và cái vóc dáng tròn trĩnh như hạt mít. Sao ông trời lại bất công với tôi như thế. Cả ba mẹ nữa, khi sinh con ra, thấy con xấu xí sao ba mẹ không vất vào sọt rác để con khỏi phải cả đời mang lấy sự bất hạnh, buồn tủi. Tôi khóc nức nở. Khóc đến khan cả cổ họng, sưng cả mắt.
Từ hôm đó tôi thu mình trên căn gác hẹp nóng như thiêu đốt, mặc những lời nài nỉ của ba, lời xin lỗi của mẹ "vì mẹ nghĩ là con và thằng Lạc thương nhau nên khi má thằng Lạc đề nghị là mẹ đồng ý... và hứa là sẽ bàn lại với con. Nhưng đâu ngờ má của nó miệng mồm ác độc". Tôi tránh mặt Lạc cho đến ngày cùng gia đình lên đường sang Mỹ. Lúc vào phi trường, Phi Tâm đưa cho tôi mảnh giấy có những dòng chữ của Lạc.

Phi Linh,

Tao muốn nói với mày "thằng Lạc này là thằng phá làng phá xóm nhưng chưa nói bậy bao giờ". Tao với mày là bạn từ hồi năm tuổi. Bây giờ, mười hai năm sau cũng vậy. Tao rất quý tình bạn giữa tao và mày. Tao không bao giờ muốn mất đi. Bị mày hiểu lầm tao đau lắm.
Tao nói rõ ràng, tao thương mày chứ không yêu mày và tao biết mày cũng không bao giờ yêu tao. Chỉ tại hai bà già không hiểu chuyện nên tự nhiên tao trở thành "kẻ thù" của mày. Rất tiếc, người chê mày xấu là má tao, chứ nếu là người khác... chắc mày biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Cuối cùng, dù ai chê mày xấu cỡ nào, trong mắt tao mày vẫn là đứa bạn đẹp nhất và dễ thương nhất của tao...

Tôi tin Lạc, vì hơn mười năm làm bạn với nhau chưa bao giờ Lạc nói dối với tôi. Lòng tôi chợt nhẹ hẫng trong nỗi vui bất chợt. Tôi xếp giấy lại mỉm cười vu vơ. Phi Tâm nhìn tôi rất lâu. Chắc trong lòng nó đang thắc mắc, có thật là giữa tôi và Lạc không có gì? Nhưng nếu đọc được lá thư này -lá thư của người con trai mười tám tuổi, gửi cho cô bạn gái mười bảy tuổi trong giờ phút ly biệt với danh xưng mày, tao thì nó sẽ nghĩ gì? Điều đó tôi thật tình không biết. Nhưng có điều tôi biết rõ, nếu tôi là một cô bé xinh đẹp thì hàng chữ mở đầu trong lá thư sẽ là "Phi Linh yêu dấu của anh"....

***

Sang đến Mỹ....
Tôi và Tiền quen nhau khi hai đứa cùng tham gia công tác thiện nguyện trong nhóm thanh niên phật tử. Tiền dành cho tôi nhiều cảm tình và đối với tôi rất tốt. Tôi cũng mến Tiền qua tính tình vui vẻ, cởi mở và lòng nhiệt thành trong mọi công việc. Chúng tôi cùng nhóm nên thường đi chung trong những chuyến công tác.Tôi đối xử với Tiền tự nhiên, thoải mái như những bạn bè khác, nhưng rất nhiều lần tôi bắt gặp cái nhìn lạ lẫm của Tiền. Cái nhìn đã đôi lúc làm xao động giấc ngủ bình an của tôi. Nhưng sau vết thương từ câu chuyện của Lạc, tôi luôn tự nhắc mình phải đóng khung tình cảm trong lằn ranh đã vạch sẵn. Tôi không thể để mình bị tổn thương một lần nữa. Ngày trước, may mắn là tôi không yêu Lạc, nên nỗi buồn chóng rơi vào quên lãng. Mai này, biết tôi có còn cái may mắn đó nữa không?
Khi Tiền nói lời tỏ tình, tôi bị choáng váng bất ngờ. Tôi bỏ ra về ngay khi vừa đến địa điểm công tác. Tiền gọi điện thoại nhắn lời xin lỗi. Anh bảo tôi hãy xem như anh chưa từng nói gì và mong mỏi tôi hãy trở lại. Nhưng làm sao có thể "xem như anh chưa từng nói gì" khi trái tim tôi cũng rộn ràng rung động. Hình như tôi đã quên bẵng điều mà bấy lâu tôi đã tự cảnh giác "mình là một cô gái xấu xí, sẽ không có ai yêu thương mình thật lòng".
...Cuối cùng thì sự kiên nhẫn và tấm lòng tha thiết chân thành của Tiền đã đánh ngã cái thành trì kiên cố mà tôi đã dựng lên chung quanh mình. Tôi hỏi Tiền:
-Tại sao anh có thể yêu thương một người con gái xấu xí như Linh?
Tiền trả lời bằng ánh mắt nồng nàn:
-Anh yêu Linh... không cần cái vóc dáng bên ngoài. Bởi hơn ai hết anh là người thấu suốt tâm hồn của Linh qua những năm dài anh và Linh làm việc sát cánh bên nhau. Tấm lòng nhân hậu, khoan dung của Linh đã lấn át mọi thứ khác nơi con người của Linh.
Tôi che miệng cười ngặt nghẽo để che dấu nỗi xúc động:
-Tiền nói chuyện giống mấy anh kép cải lương sắp xuống vọng cổ quá!
Tiền nghiêm mặt:
-Linh đừng chế nhạo anh. Tình yêu anh dành cho Linh là thật.
-... Nhưng... gia đình anh sẽ chống đối, bởi có người mẹ nào lại không muốn có một cô dâu xinh đẹp? -Mẹ anh thường nói "cái nết đánh chết cái đẹp". Anh tin rằng... mẹ anh có thể không đẹp mắt nhưng sẽ rất đẹp lòng. Em hãy tin anh và nhận lấy tình yêu của anh. Đây là những lời cầu hôn chân thật nhất của anh.
Có nằm mơ tôi cũng không tin rằng sẽ có một ngày mình được mặc áo cô dâu đi bên cạnh chú rể cao lớn và tuấn tú như Tiền.

***

Rồi chúng tôi cưới nhau và cùng nhau sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Nhưng chẳng được bao lâu thì tình hình kinh tế khó khăn, chúng tôi cũng không thoát khỏi vòng xoáy ấy.Tiền bị thất nghiệp, lặn lội tìm việc nhưng mãi vẫn không có nên theo lời rủ rê của bạn bè, anh đi về miền biển theo tàu đánh cá. Tiền bạc anh kiếm được khá nhiều nhưng hạnh phúc gia đình lại bắt đầu rạn nứt theo những lời dèm xỉm của bạn bè -những người bạn không hề biết đến hai chữ tế nhị trong lời nói. Anh bắt đầu uống rượu và hay nổi nóng với tôi vì những chuyện không đâu.
Một lần anh về nhà kéo theo vài người bạn. Tôi nhanh nhẫu chạy ra mở cửa, vồn vã chào đón mọi người. Nhưng vừa bước vào bếp tôi đã nghe có tiếng xì xào:
-Ê! Tiền, bà xã mày họ Chung hả?
Tiền thật thà:
-Bả họ Trương chứ họ Chung hồi nào!
-Vậy mà tao tưởng bả có họ hàng với bà Chung Vô Diệm.
Cả đám cười ha hả. Chiếc ly đang cầm trên tay tôi rơi xuống đất. Tiền im lặng. Những tiếng cười tắt ngang. Khi bạn bè ra về, tôi nghĩ Tiền sẽ nói vài lời an ủi tôi, vì anh thừa thông minh để hiểu rằng người bạn nào đó đã chạm vào nỗi đau của tôi. Nhưng không, anh trở giọng gắt gỏng:
-Mai mốt có bạn tôi đến... làm ơn vào phòng… ở trong đó dùm tôi.
Tôi nhìn Tiền như muốn nổ tung tròng mắt. Chồng tôi đây sao? anh đã trở thành một con người vô tâm từ bao giờ vậy? Tôi cố đè nén mà nước mắt vẫn rơi ướt cả ngực áo.
Một lần khác Tiền bảo tôi sắp xếp để cuối tuần đi dự đám cưới của bạn anh. Tôi biết Tiền dạo này bắt đầu để ý đến sắc vóc của tôi, nên đã bỏ thì giờ đi mua sắm quần áo và tập tành thoa son, đánh phấn. Khi tôi bước ra xe, Tiền nhìn tôi có vẻ hài lòng. Hai vợ chồng trò chuyện rất vui vẻ trên đường đi. Nhưng khi trở về thì mặt anh hầm hầm:
-Từ rày sắp tới đừng bày đặt son phấn làm trò hề cho thiên hạ cười.
Tôi sững sờ nói không ra lời:
-Ơ... ơ…!!!
-Ơ... ơ cái gì... xài son phấn mà cứ như quét nước vôi lên tường, thật xấu hổ.
Làm sao Tiền biết những chuyện vặt vãnh này nếu như những lời phê phán đầy ác ý của ai đó không lọt vào tai anh. Tiền không cố ý nhưng anh lại dễ bị chao đảo vì những lời bình phẩm của người khác. Và khi cảm thấy bị bẻ mặt thì anh quay lại, buông ra những câu nói như xát muối vào lòng tôi. Ngày xưa Tiền đã nói "anh cần đẹp lòng chứ không cần đẹp mắt" nhưng bây giờ, tôi đối với anh... hình như... mắt chẳng đẹp mà lòng cũng chẳng ưng.
Tôi đã từng nghĩ đến chuyện sửa sắc đẹp. Nhưng với tôi, mổ xẻ là chuyện kinh khủng nhất. Từ bé đến lớn, cứ mỗi lần đến phòng răng, nha sĩ chưa chạm đến chiếc răng đau là tôi đã khóc thét lên vì sợ hãi. Đã vậy, hình ảnh chị Nhã, người bạn đồng nghiệp của tôi với chiếc mũi độn cao hơi lệch về một phía làm cho khuôn mặt chị như bị méo đi khiến tôi càng nhất quyết gạt bỏ ý định này. Cuối cùng, điều tôi nghĩ đến là câu nói của chị Hải -vợ người bạn thân của Tiền- tuy gặp nhau chỉ có hai lần nhưng chị đã dành cho tôi một cảm tình rất đặc biệt:
-Em nên thu xếp lại chứ vợ chồng mà sống xa nhau hoài không tốt đâu. Với lại, cũng nên có một đứa con để giữ hạnh phúc gia đình. Coi vậy chứ đứa bé giữ chân cha nó chắc ăn hơn mình nữa đó em.
Tôi đề nghị Tiền nên trở về tìm việc làm ở đây để vợ chồng hôm sớm có nhau, nhưng Tiền không đồng ý. Anh nói, về đây, dù có việc làm đi nữa đồng lương cũng chẳng bao nhiêu so với số tiền anh kiếm được với công việc hiện tại. Biết khó lay chuyển quyết định của Tiền nên tôi ngỏ ý muốn dọn theo anh, nhưng Tiền cũng quyết liệt từ chối với lý do tôi không thích hợp nơi đó. Tôi ngạc nhiên hỏi Tiền:
-Bộ anh tưởng em là tiểu thư đài các hay sao?
Tiền im lặng cúi đầu. Cái cúi đầu mất tự nhiên của Tiền khiến tôi chột dạ. Nửa đùa, nửa thật, tôi vừa cười, vừa hỏi Tiền:
-Hay anh sợ người khác biết anh đã có vợ?
-Đừng vớ vẩn nữa, mệt quá đi!
Tiền nói nhưng tránh ánh mắt của tôi bằng cách đứng lên đi vào phòng. Tôi không phải là người có tính đa nghi nhưng nếu nói tôi không nghĩ ngợi gì về thái độ của Tiền là tôi đã không nói thật lòng mình.
Đến mùa hè, thời gian hãng cho tôi nghỉ phép cũng là thời gian Tiền bận rộn túi bụi với công việc. Tôi đã âm thầm xuống thăm Tiền không báo tin trước. Nơi Tiền ở là một dãy phòng nhỏ nằm trong khu đất rộng thênh thang có căn nhà to lớn, tuy cổ kính nhưng khá khang trang của người chủ tàu. Khi tôi đến, Tiền đi biển chưa về. Chị Hải mừng rỡ chạy ra đón tôi rồi đưa sang nhà chị và cho biết phải chờ đến chiều mai tàu mới về. Đêm đó, hai chị em ngồi trò chuyện đến khuya. Trong câu chuyện, tôi cảm nhận hình như chị muốn nói một điều gì đó rồi lại thôi và nhiều lần như thế. Nhưng tôi vốn rất dè dặt và cẩn tính nên không tò mò, han hỏi dù trong lòng có chút thắc mắc.
Buổi sáng, khi tôi thức giấc, chị Hải vẫn còn ngủ say vì đứa con nhỏ đêm qua khóc quấy đến gần sáng. Tôi rón rén bước ra ngoài, đi dọc theo hàng rào, ngắm những chậu rau thơm xanh rờn và cả một rừng hoa tươi thắm, rực rỡ trong những chầu sành đủ màu đẹp mắt. Có tiếng người từ phía sau tôi:
-Chị là vợ anh Tiền?
Tôi quay lại nhìn cô gái đang đứng trước mặt tôi trong bộ quần áo thể dục bó sát người. Cô không đẹp lắm nhưng màu da nâu, đôi mắt long lanh và hai đồng tiền nhỏ xíu làm tăng nét duyên dáng trên khuôn mặt. Câu hỏi của cô và ánh mắt soi mói làm tôi hơi khó chịu, nên chỉ gật đầu chứ không trả lời.
-Nghe mấy anh làm ở đây "bàn tán" về chị hoài, bữa nay... mới biết!!!
Có thể xem đây là một lời khiêu khích chăng khi tôi và cô ta chưa từng biết nhau? Tôi định hỏi "cô biết gì?" thì chị Hải đã ra đến, vui vẻ chào hỏi:
-Chào “cô chủ nhỏ”. Hai người nói chuyện gì đó?
Cô ta liếc nhẹ chị Hải rồi bỏ đi. Tôi nhìn theo. Có cái gì không ổn trong đôi mắt của cô ta, nụ cười gượng gạo của chị Hải và nỗi hồi hộp bất chợt trong lòng tôi.
Khi Tiền trở về, câu hỏi đầu tiên của anh như muốn đuổi tôi quay trở lại nhà:
-Xuống đây chi vậy?
Nụ cười mừng vui chưa nở tròn trên môi tôi đã chợt tắt. Chị Hải lên tiếng như để phá tan bầu không khí ngột ngạt:
-Ông Tiền này... bộ mệt quá rồi sảng hay sao mà hỏi câu lảng nhách vậy?
Tiền không đáp, cúi đầu đi thẳng ra phía sau.
Buổi chiều, khi ông chủ tàu mời tất cả mọi người ăn bữa cơm chiều, tôi gặp lại cô gái. Trước mặt tôi, cô săn sóc đặc biệt cho Tiền như một sự cố tình để trêu chọc tôi. Tiền vẫn giữ thái độ im lặng. Còn tôi, tôi đã đóng trọn vẹn vai trò người vợ khéo léo, vui vẻ với mọi người để trả lời từng câu hỏi của ông chủ và những bạn đồng nghiệp của Tiền mà tôi chưa từng gặp mặt một cách nhỏ nhẹ, dịu dàng. Tôi không biết những người chung quanh nghĩ gì, nhưng trong đôi mắt trìu mến của chị Hải, tôi đọc được sự thương hại và an ủi rất thầm. Bây giờ thì tôi hiểu những câu nói úp mở, quanh co của chị Hải vào buổi sáng và thái độ của "cô chủ nhỏ". Tôi biết, mình sẽ phải đối đầu với một tình địch bản lãnh và ngang ngược qua cái nhìn kiêu hãnh và đầy thách thức của “cô chủ nhỏ” -con gái ông chủ tàu.
Những ngày sau đóTiền đối với tôi bằng thái độ im ỉm có phần lạnh nhạt. Bây giờ tôi biết mình đã sai khi không nghe lời khuyên nhủ của mẹ "Vợ chồng mà cứ sống mỗi đứa một nơi thì cũng có ngày sinh chuyện". Buổi tối cuối cùng bên nhau để sáng hôm sau tôi trở về nhà bắt đầu đi làm trở lại, tôi nói với Tiền:
-Em nghĩ, tốt nhất anh nên trở về với em tìm việc làm khác. Em thấy công việc này quá vất vả với anh. Vã lại, mình cưới nhau cũng lâu rồi, đã đến lúc phải nghĩ đến chuyện con cái.
Tiền xoay lưng về phía tôi, gạt ngang:
-Thôi ngủ đi... chuyện gì tính sau.
Tôi nằm cạnh bên Tiền mà như xa nhau nghìn trùng. Cái khoảng cách giữa hai đứa chỉ vừa một gang tay mà tôi với không tới để vuốt nhẹ chiếc lưng trần của Tiền như tôi đã từng làm như thế.
Khi về nhà, tôi gọi điện thoại cho chị Hải để xin chị cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra giữa Tiền và “cô chủ nhỏ”. Không giấu giếm nữa, chị Hải đã kể tất cả cho tôi nghe. Qua câu chuyện tôi được biết, “cô chủ nhỏ” đã từng bỏ nhà đi với bạn trai từ năm mười tám tuổi. Cô cũng đã từng hút xách, từng phá thai. Khi chán nếp sống bụi đời vì không có tiền ăn xài, cô trở về sống với cha mẹ. Lần đầu tiên gặp Tiền, cô đã tỏ vẻ yêu thích anh ngay nên không ngần ngại tấn công Tiền một cách lộ liểu. Người đã nhiều lần chê bai tôi và nói với Tiền "vợ ông không xứng với ông chút nào" là anh trai của cô ta. Thấy Tiền đẹp trai lại thật thà, anh muốn gán ghép cô em đã hư hỏng của mình cho "chú nai tơ", bất chấp việc Tiền đã có gia đình. Còn Tiền, tuy hiền lành tốt bụng nhưng lại sốc nổi, tự ái, thường bị ảnh hưởng của bạn bè và sẵn sàng làm theo lời thách thức của họ bất chấp hậu quả.
Trước khi chấm dứt câu chuyện, một lần nữa chị Hải khuyên tôi nên có con để Tiền có trách nhiệm với gia đình hơn. Lời khuyên rất hợp lý của chị Hải đã bị Tiền phản bác bằng câu nói phũ phàng:
-Có con làm gì, một người xấu xí chưa đủ sao? Nếu em chắc rằng đứa con em sinh ra sẽ xinh đẹp như con người ta thì anh bằng lòng?
Ngàn mũi tên bắn trúng trái tim tôi chắc cũng không đau đớn bằng lời nói cay nghiệt của người chồng tôi hết dạ thương yêu.
-Sao anh có thể nói như vậy? Trước khi lấy nhau anh đã nhìn thấy em và biết rõ ràng em không phải là cô gái xinh đẹp. Nếu anh không thể chấp nhận hay xấu hổ vì có một người vợ xấu xí thì anh cưới em làm gì?
Tiền hét lên:
-Im đi... đủ rồi, đừng lải nhải nữa.
Tôi biết mình có tiếp tục hòa nhã, ngọt ngào bao nhiêu nữa cũng không thể làm cho Tiền nhận ra sự nhẫn nhịn chịu đựng của tôi, nên sẵng giọng:
-Anh đừng tưởng em không biết chuyện gì đã xảy ra nơi đó. Sao anh không nói thẳng với em rằng, anh thấy em xấu vì anh đã có người đàn bà khác xinh đẹp hơn em.
-Cô đừng vu oan cho tôi.
-Anh hãy chứng tỏ mình là một người đàn ông đi. Hãy can đảm nói thẳng nói em rằng...
Tôi nghẹn lời và bật khóc. Bên kia đầu dây có tiếng xì xào như thúc hối, như giành giựt. Vài giây sau, giọng nói chanh chua của “cô chủ nhỏ” vang lên:
-Tôi là Lam... tôi xin thay mặt anh Tiền để nói cho chị biết là những gì chị đã nghe chị Hải thóc mách là đúng. Tôi và anh Tiền yêu nhau. Anh Tiền muốn ly dị chị để cưới tôi. Nếu tôi là chị, tôi sẽ biết thân phận mình mà rút lui cho êm đẹp. Chị nghĩ lại xem, một người đẹp trai như anh Tiền mà đi bên cạnh người vợ xấu xí như chị thì tội nghiệp anh ấy biết chừng nào. Anh Tiền nhờ tôi nói với chị... làm ơn tha cho ảnh đi...
Tôi buông máy xuống, cả vũ trụ như sụp đổ trước mắt.
Những ngày tiếp theo đó, hằng đêm tôi đã khóc cạn nước mắt trên chiếc giường trống trải, mòn mỏi chờ đợi Tiền trở về hoặc gọi điện thoại để nói với tôi rằng, đó chỉ là những lời bịa đặt của cô gái quá quắc ấy. Nhưng không... bóng Tiền vẫn biền biệt trong sự chờ đợi vô vọng của tôi. Chị Hải khuyên tôi nên gọi Tiền và mở choTiền một con đường để anh trở về, vì Tiền không phải là người vô lương tâm mà chỉ mê muội nhất thời.
Nhưng...
Tôi là một người đàn bà thiếu nhan sắc nhưng có thừa lòng tự trọng. Tôi nhất quyết không gọi Tiền để nài nỉ, van xin, vì tôi không phạm một lỗi lầm nào khi làm vợ của Tiền. Nếu có chăng thì chỉ là cái lỗi quá xấu xí để chồng phải mất mặt với mọi người. Và đau đớn thay, đó là một lỗi lần mà cho đến hết cuộc đời tôi không thể nào sửa chữa được.
Tôi cam lòng ôm lấy nỗi đau một mình cho đến khi được tin ba đột ngột qua đời. Tôi tưởng mình có thể chết đi được trong những cơn sóng đời dồn dập không chút nương tay. Nhưng khi nghe tiếng khóc than thê thiết của mẹ, tôi như sực tỉnh và chợt nghĩ , mình có thể về với mẹ và ở bên cạnh mẹ hết quãng đời còn lại mà không bị vướng bận vì một người nào. Đó chẳng phải là một cơ hội để tôi có thể đền đáp tấm lòng yêu thương mà ba mẹ đã dành cho tôi mấy mươi năm nay sao? Có thể đó là lời tự an ủi gượng gạo, nhưng ít ra, tôi biết sự có mặt của tôi -người đàn bà xấu xí- sẽ mang đến cho mẹ những ngày tháng ấm cúng và có ý nghĩa trong tuổi xế chiều.
Dù tôi đã dặn dò mình phải quên hết những đau buồn ngày cũ để có thể sống một cuộc sống vui vẻ, nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn, tôi vẫn ngậm ngùi cay đắng khi nghĩ rằng...
Với tình bạn, Lạc đã bảo vệ tôi cho đến cùng nếu có ai chạm vào nỗi đau của tôi.
Với tình vợ chồng, Tiền đã khoét sâu hơn vào vết thương mà người khác đã để lại cho tôi.
Tôi bỗng ao ước được gặp lại Lạc. Lạc ơi! bây giờ Lạc đang ở đâu?

Ngân Bình


Image%20result%20for%20beautiful%20%20rose%20pinterest

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.462 seconds.