Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2018 lúc 11:05am

Mùa Hạ Qua Nhanh


Cô Út ngồi chống cằm trong sân hãng Silver Line, đôi mắt nhìn lên hàng cây trước hãng, mà lòng nghe buồn man mác. Trời mới chớm sang hạ mà đã nóng bức, mặc dù ánh nắng của buổi ca chiều có phần dịu hơn nhưng cô vẫn thấy khó chịu. Cô thích ngồi nơi đây, tĩnh lặng để suy ngẫm cuộc đời, thấm thoát mà đã ba năm kể từ ngày cô rời khỏi Việt Nam sang định cư nơi quê hương xa lạ này. Cô cảm thấy thời gian qua rất nhanh, thoáng chốc, mà tóc cô đã lấm tấm vài sợi mây chiều.
 
     
     Cô vào Silver Line làm được hai tháng, trong hãng cô may mắn được nhiều ngưi giúp đỡ, lane 2100 là nơi cô nhận việc đầu tiên, thoạt đầu cô hơi bỡ ngỡ và lúng túng, nhưng rồi cũng quen dần đi. Chị Đậu là người tận tình dìu dắt cô trong công việc, chính công việc này đã làm cô tạm quên nỗi buồn của tháng ngày xa xứ. Chị Đậu hay an ủi và có những lời khuyên hữu ích, cô rất cảm động, những lúc rảnh rỗi cô cũng thường hay tâm sự với cô Ba, người bạn thân thiết cùng lane, nhỏ tuổi hơn cô, tánh tình hiền lành dễ mến. Cô Ba có một vườn rau nho nhỏ sau hè, nhà cô Ba có con suối nhỏ chảy quanh co luồn lách trong mấy hàng cây to lớn. Nhìn con suối ấy cô chạnh nhớ quê nhà, quê cô nằm bên bờ sông Tiền quanh năm rợp bóng mát bởi những hàng dừa cao, với những con rạch nhỏ chạy len lỏi qua từng cụm dừa nước xanh mướt.
 
 
      Mỗi lần cô chèo ghe qua con rạch ấy để đến chợ Xã, cô hay nhìn vào ngôi trường làng mà ngày xưa cô đã từng cắp sách ra vào lớp học. Cây phượng sân trường vẫn đơm bông vào mỗi mùa hè, cô thích màu đỏ bông phượng, lúc còn nhỏ cô đã biết cảm xúc khi nhìn những nhánh bông màu đỏ rực rỡ qua khung cửa của lớp học. Cô biết mơ màng khi nhìn ánh trăng thượng tuần treo lơ lửng trên ngọn trâm bầu, biết xúc động khi thấy xa xa khói lam chiều bay lãng đãng cuối chân trời, rồi cô nhớ vùng trời quê hương thơ ấu, nhớ tiếng trống trường vang lên báo hiệu tan giờ học, nhớ bến đò cây bần cùng lũ học trò chen chúc xuống để kịp về nhà và nhớ….nhớ người ấy….
- Tôi đố trò bông phượng có mấy cánh?
- Bông ở trên cao làm sao tui biết được mà trò hỏi.
- Con gái gì mà khờ quá.
 
      Cô giận Sơn câu nói đó, dám chê cô khờ, mấy tháng trời cô cũng không thèm nhìn Sơn. Có lúc tan trường đám học trò đi về dọc mé sông cười đùa vui vẻ. Con Mảnh và cô thi nhau bẻ bông chuối nước, nó lựa mấy cây màu vàng mà bẻ, còn cô tìm bông màu đỏ, trong khi thằng Hùng bẻ nhánh cây ven đường đập vào mấy bụi mắc cỡ cho cây xếp lá lại, rồi đắc ý cười khoái chí. Bỗng Sơn dừng lại ngó chăm chăm lên ngọn bần và nói:
- Có ổ ong ruồi nè, trò Út cầm giùm tui cái cặp táp, tui leo lấy mật ong ruồi cho trò ăn.
- Ứ, không thèm, mà…..mà trò tay không làm sao lấy được.
- Không thèm mà hỏi làm chi… ngớ ngẩn.

 
      Cô lại giận, quăng mấy nhánh bông vừa bẻ xuống sông, chạy về nhà một mạch không thèm nhìn lại, mặc cho đám học trò cùng xóm đua nhau cười như nắc nẻ.
      Đến cuối niên khóa, học trò chuẩn bị bước lên trung học, có một số rất ít đậu vào trường công lập trong số đó có Sơn. Cô và các bạn khác trợt, nên vào học trường tư, có bạn nghỉ ở nhà làm ruộng, làm vườn, và hết thẩy đều có những lý do khác nhau. Mùa hạ qua nhanh, sắp sửa chấm dứt ba tháng hè để chuẩn bị bước vào niên học mới của thời trung học. Một hôm cả bọn kéo nhau ra sông tắm, cô không tham gia, chỉ đứng trên bờ dựa vào gốc bần, nhìn đám bạn cùng xóm lội bì bõm dưới nước, bông bần mùa này rụng trắng mặt sông, theo từng lượn sóng nhấp nhô dạt vô mé sông, len lỏi vào mấy bụi ô rô, cốc kèn. Vài con chim se sẻ tha những cọng rơm khô về xây tổ trên ngọn cây bần, gió mát rượi, cô buồn ngủ định quay về thì nghe tiếng Sơn nói lớn:
- Út ơi, có thích bông lục bình không? Tui hái cho.
- Thích, bạn hái đi.
Sơn vội vàng bơi theo đám lục bình vừa trôi ngang, ngắt vội mấy đóa bông rồi bơi ngửa vào bờ.
- Tặng Út nè, sao bạn buồn quá vậy, không xuống sông tắm với tui và tụi nó cho vui.
-  Tui……tui……vài ba nữa là… bạn lên tỉnh học rồi hả?
-  Ừa, sao hôm đó bạn không ở lại cho tui lấy mật ong, mai mốt tui lên tỉnh học đâu có dịp lấy mật ong cho bạn nữa.

     
      Cô im lặng nhìn ra dòng sông, ngày rằm con nước lớn đầy, tiếng bìm bịp kêu quanh quẩn đâu đây. Nắng đã lên cao, xa xa từng vạt lục bình trôi lững lờ dưới ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè. Cái ngày Sơn thi đậu tú tài, gia đình làm tiệc ăn mừng, cô không đến dự, không phải cô mặc cảm vì thi rớt, nhưng cô buồn cho số phận của mình. Từ ngày Sơn lên tỉnh học, cô và Sơn ít có gặp nhau, mặc dù hai nhà không cách xa nhau mấy, năm nào cô cũng trông cho mùa hạ mau đến, để được gặp Sơn, nhưng vì bận bịu việc học nên Sơn cũng ít về quê, cô cảm thấy mình lẻ loi cô độc, rồi cô biết mình đã thầm thương người ấy, nơi nào cũng có hình ảnh của Sơn, cô chịu đựng sự nhớ thương ấy trong suốt mấy năm trường.
      Một buổi chiều cô chèo xuồng đi đốn vài tàu lá dừa nước về làm chòi cho vịt. Cô mới nuôi được hai trăm con vịt Bắc Kinh để đẻ, đang lom khom cột xuồng vào góc bần, nơi cô từng đứng nhìn lũ bạn tắm sông thuở trước thì có tiếng gọi:
- Út… Út làm gì vậy?
Cô ngẩng đầu lên, thấy Sơn đứng trên bờ mỉm cười. Sơn bây giờ là một thanh niên cao lớn, có giọng nói êm đềm hơn ngày xưa.
- Em định làm gì…, anh phụ giúp cho.
Cô nghe tim mình rạo rực khi Sơn gọi bằng tiếng em ngọt ngào, cô cảm động nói không nên lời.
 - Em ráng học đi, cố gắng thi đậu rồi lên thành phố học, anh nghĩ rằng sự cố gắng sẽ dễ dàng đi đến thành công, anh tin ở em.
Cô cúi đầu, nước mắt chảy dài trên khuông mặt, những giọt nước mắt hạnh phúc ướt đẫm vai áo Sơn, anh nắm tay cô vỗ về.
- Anh thương em lắm, hôm nay anh muốn ra nơi đây để ôn lại kỷ niệm ngày xưa.
- Mỗi lần bơi xuồng qua đây, em hay dừng lại ít phút…

 
      Cô và Sơn ngồi dưới góc bần tâm sự, kể cho nhau nghe những nỗi vui buồn của tháng ngày xa cách. Sơn ước ao sau này tốt nghiệp ra trường mình sẽ làm một Luật Sư giỏi để giúp ích cho xã hội, bênh vực cho công lý, còn cô có một ước mơ nho nhỏ sẽ trở thành một người viết văn, cô viết về quê hương mình, về đất nước mình, về con người mình, về tất cả những gì hiện hữu trên xứ sở mến yêu, và cô sẽ cố gắng học, giữ vịt ngoài đồng cô sẽ mang theo bài vở, cô tâm niệm thất bại là mẹ thành công. Dù đã nhiều lần thi rớt, nhưng cô không buồn, vì cô biết mình học chưa đúng mức, cũng có nhiều lý do, nhưng lần này Sơn khuyên cô, cô nhất định không phụ lòng người mà cô đã từng yêu thương, tưởng nhớ. Trời chiều lộng gió, tóc cô bay bay, Sơn nhìn cô rồi đưa tay vuốt mái tóc dài đen nhánh:
- Anh thích mái tóc của em lắm, đừng bao giờ cắt ngắn nha, con gái để tóc thề mới d thương.
Cô mm cười kh gật đầu, bìm bịp lại kêu con nước lớn, từng vạt lục bình cũng trôi lờ lững đẩy ra xa những bông bần rụng trắng ngoài sông, con chim se sẻ vẫn tha cọng rơm khô về xây tổ, cảnh cũ vẫn còn nguyên đó chỉ  có nụ hôn nồng nàn của hai kẻ yêu nhau là mới.

 
      Cô Út thi đậu tú tài, cô ghi danh vào trường Văn Khoa theo nguyện vọng, rồi lên thành phố tiếp tục việc học, bỏ lại cái chòi vịt xơ xác giữa đồng, bỏ chiếc xuồng ba lá cột dưới gốc cây bần, bỏ lại dòng sông tuổi thơ đầy kỷ niệm, lúc cô thi đậu không gặp được Sơn để báo tin vui. Một năm sau, truyện ngắn đầu tiên của cô được đăng trên báo, cô tìm Sơn để khoe về đứa con tin thần của mình, nhưng cũng không gặp Sơn.
 
 
      Sau ngày 30-4 nghe nói cả gia đình Sơn đi vượt biên bị chìm tàu giữa biển Đông, cô Út rất buồn, mảnh bằng tú tài trong tay không còn ý nghĩa. Sơn mất rồi là mất tất cả, cô không can đảm trở về bến sông xưa để nhìn lại cảnh cũ, cô không còn muốn thấy màu trắng bông bần rụng đầy sông mà ngày trước cô cho là đẹp, bây giờ là màu tang trắng tiễn người bạn thơ ấu và cũng là người yêu đầu đời của cô về nơi yên nghỉ cuối cùng. Cô không còn chờ mùa hạ đến nữa, một mùa hạ đau thương.

 
Ba mươi bảy năm rồi, cô vẫn chưa quên câu chuyện cũ,  cô vẫn còn để mái tóc dài theo ý nguyện của người xưa. Bây giờ là mùa hạ, cô đã đến tuổi lục tuần, cô muốn gởi về biển Đông một đóa hoa trắng thay thế bông bần năm xưa để tưởng nhớ một mối tình thơ mộng đã đi vào quá khứ, nhưng bất tử…. 
                                             
Lợi Trân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2018 lúc 12:09pm
2034%20NhuChiecLaRoiQgTuan%20NCali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2018 lúc 4:07pm

Nhớ Mùa Thu Xưa.



t1Anh đã không còn biết đến mùa thu từ bao lâu nay nhưng đã không nhận thức ra điều đó cho đến hôm nay, khi anh trở lại Amityville. Bây giờ lại là tháng mười, lá những hàng cây hai bên đường đã đổi sang một màu vàng sậm làm cho cả một vùng trời đỏ hiện ra trước mắt anh. Dưới chân anh đi là những chiếc lá chết do cơn gió thổi làm rơi rớt xuống mặt đường. Trời đã trở lạnh, không lạnh lắm nhưng cũng đủ làm cho anh rùng mình mỗi khi có cơn gió thổi thốc vào mặt. Cảnh tượng xung quanh làm anh nhớ lại quá khứ xa xôi, một quá khứ đã trôi hẳn vào quên lãng để rồi bỗng nhiên nay trở lại trong tâm trí anh. Đã gần hai mươi năm trôi qua kể từ ngày anh rời bỏ nơi này để di chuyển đến sinh sống ở miền Tây. Miền Tây có nắng ấm mà không có cái lạnh rùng mình của miền Đông, không có cuộc sống cô đơn trong một tỉnh lẻ không có bóng dáng người đồng hương nào dù đi tìm cả ngày trên phố. Miền Tây có tiếng mẹ đẻ nghe rộn lòng, có thức ăn làm cho anh nhớ đến quê hương yêu dấu mà anh đã đứt ruột bỏ ra đi. Miền Tây có tiếng cười rộn rã của những môi hồng đồng chủng, có những ánh mắt tình tứ, có những lời nói ngọt ngào làm ấm lòng kẻ bất hạnh như anh. Vì thế mà anh đã về miền Tây, anh đã bỏ nơi đây mặc dù nó chất chứa bao nhiêu kỷ niệm bao nhiêu hình ảnh của cuộc đời mới anh vừa bước vào.

Amityville là mảnh đất hứa anh đến với lúc còn chơi vơi, còn bỡ ngỡ, khi ấy anh còn vừa đi tới vừa thăm dò như đứa bé con chập chững bước mà sợ bị vấp té. Tại đó anh đã trải qua những kinh nghiệm khó quên đồng thời với những hy vọng, những nỗ lực, những quyết tâm, những ý chí quyết liệt. Và anh đã sống còn, một mình đi trên con đường thênh thang của cuộc đời đang mở rộng trước mắt. Nơi đây anh đã trải qua những mùa thu buồn tê tái, những mùa thu làm cho tâm trạng cô đơn của anh thêm ray rứt, anh đã nhớ nhà, nhớ gia đình bè bạn bỏ lại, mùa thu làm lòng anh rạo rực, tim anh thổn thức. Vào cái tuổi gần bốn mươi ấy, với nửa cuộc đời đã trải qua, anh đã có lần thấy mệt mỏi chán chường nhưng vì tự hào mà cố đứng lên bước tới.


Chẳng hiểu sao anh đã quyết định trở lại nơi đây, chỉ biết rằng suốt nhiều đêm trước đó, trong cơn ngủ anh đã có những giấc mơ lạ lùng. Anh cứ thấy lại cảnh mùa thu lá chết, gió thổi tung những lớp lá khô trên đường, cảnh những công viên đìu hiu dưới bầu trời u ám thật buồn tẻ…Anh thấy hình bóng chính anh nắm tay người yêu đi trên những con đường đất chạy quanh khu nhà nơi anh ở. Nó làm anh nhớ lại những ngày anh còn ở Amityville, những ngày buồn nhất trong đời, những ngày anh muốn quên và đã quên, nhưng nay bỗng lại trở lại bất ngờ, ngoài ý muốn. Những giấc mơ đó cứ trở đi trở lại trong bao nhiêu đêm dài như muốn thôi thúc anh trở về với quá khứ. Khi tỉnh giậy anh cứ bồi hồi thắc mắc không hiểu tại sao đã bao lâu nay anh không còn nghĩ gì tới cái thời kỳ xa xưa đã trôi vào quên lãng đó mả nay nó cứ hiện trong đêm khuya để ám ảnh anh.

t2Thế rồi một đêm anh đã trải qua một giấc mơ hãi hùng. Anh đang ngồi trên một chuyến xe lửa LIRR đêm chạy trên tuyến đường quen thuộc. Anh không biết anh đi làm hay đi chơi về, anh chỉ biết anh đang ngồi trên một băng ghế đôi nằm suôi dọc theo con tàu, ngay gần lối có chiếc cửa tự động để khách lên xuống. Anh cũng không biết tại sao trong chiếc toa mênh mông vắng người có bao nhiêu ghế trống anh lại không ngồi trên một trong những chiếc ghế chạy theo hàng ngang. Có thể vì anh bất cần, vừa leo lên là ngồi ngay tại nơi đó cho xong, vì anh vẫn thế, bất cần. Anh đang ngủ gà ngủ gật thì một thanh niên da đen vỗ vai anh nói, “Mày có tiền lẻ không, đưa cho tao?” Anh hé mở mắt thấy cặp mắt lờ đờ như đang say thuốc của thằng khốn nạn. Vốn dĩ anh vẫn ghét cay ghét đắng bọn da đen. Đã nhiều lần anh bị chúng nó chặn lại trên đường dọa dẫm, đòi tiền, hay chọc phá trêu ghẹo. Có lần anh đã ước có võ để đánh cho chúng nó một trận giống như trong những phim kung fu, rồi tiếc rằng ngày còn là học sinh trung học anh đã bỏ lỡ cơ hội luyện tập Tae Kwon Do cho đến nơi đến chốn. Anh móc túi lấy tờ một đồng dúi vào tay nó cho xong chuyện. Chiếc xe lắc qua lắc lại, thành toa rung nhẹ như muốn ru anh trở lại vào giấc ngủ. Ánh đèn đỏ hắt xuống từ nóc toa, lờ mờ, vẩn đục làm cho anh nhớ đến những quán cà phê bên nhà. Giá có thêm tiếng nhạc, giọng hát của Lệ Thu thì hoàn cảnh sẽ tuyệt vời, anh nghĩ trong đầu. Anh nhắm đôi mắt cố tìm giấc ngủ. Bỗng chiếc xe lửa dừng lại ở một trạm nhỏ nào đó, anh đưa mắt nhìn ra ngoải những không thấy gì rõ vì lớp sương mù. Dăm ba người khách bước vào, lẳng lặng tìm chỗ ngồi, mỗi người một góc. Chiếc xe lại từ từ chuyển động và chỉ chừng một phút sau thì nó đã lại lao vùn vụt vể phía trước.

Vào đúng lúc đó thì sự kiện kinh hoàng xẩy ra. Anh thấy hiện ra trước mắt một người con gái Á đông bận quần jean và chiếc áo chùm đầu dày màu nâu xậm đen xì, phần nón rộng lớn phủ kín đầu che mất phần lớn mặt cô ta. Người con gái đứng cách anh chừng bốn năm thước, mắt nhìn anh chầm chập, cặp mắt đỏ rực, sáng tựa như hai viên than hồng, gây cho anh một cảm giác lành lạnh dọc sương sống, một cảm giác ghê rợn làm cho anh rùng mình, da nổi gai ốc, tim đập thình thịch. Anh có linh tính một chuyện gì không hay sắp xảy ra. Nhìn nguời con gái anh ngờ ngợ, thấy như có một dáng quen thuộc, nhưng anh không nhận định rõ. Anh cố moi trong tâm trí một hình ảnh xa xưa nhưng không được, phần vì mặt nàng bị che khuất bởi lớp áo, anh không thấy rõ, phần vì óc anh đang mệt mỏi nên không còn sáng suốt. Thời gian gần như bị ngưng đọng lại, mặc dù tiếng xe lăn bánh trên đường rầy vẫn đều đặn reo bên tai anh. Người con gái đứng bất động như một pho tượng, nhưng từ cặp mắt nàng phát ra những làn sóng thôi miên làm anh từ từ chìm vào một cơn mê.

Người con gái đứng đó bao lâu, anh không biết, anh chỉ biết vừa lúc anh thấy mắt nặng chĩu, thì có tiếng người la lớn: “Trông kià! Cô ta sắp nhẩy! Hãy giữ cô ta lại!” Đôi mắt lờ đờ của anh cố mở lớn, anh có hồi tỉnh. Và anh chưa kịp phản ứng thì cảnh tượng hãi hùng đã xẩy đến: người con gái đưa tay gạt phần áo che đầu nàng, đễ lộ một khuôn mặt xinh đẹp nhưng đáng khiếp, máu me bê bết, những vết thương làm xây sát làn da mặt, có chỗ ăn xâu vào lợp thịt. Tóc nàng dính từng mảng máu khô và đất cát trông thấy thương. Miệng anh vừa bập bẹ, “Mai!” anh thấy đôi mắt nàng sáng lên, nàng mỉm cười, nhấc khẽ cánh tay như muốn vẫy chào anh, miệng lẫm bẩm lời gì anh không nghe rõ. Thế rồi chỉ trong khoảnh khắc, anh thấy nàng xoay người, đưa tay bấm chiếc nút nhỏ làm cánh cửa tự động vụt mở toang. Gió ngoài thổi ào ào qua lỗ hổng. Nhà cửa, đường phố, cột điện, bảng hiệu, ánh đèn sáng chói trong đêm tối, tất cả vùn vụt bay về phía sau làm mắt anh hoa lên. Anh cố hết sức đứng dậy với tay bắt lấy người con gái, nhưng vô ích. Một sức mạnh vô hình kìm anh lại, giữ người anh dính chặt vào chiếc ghế. Anh cảm thấy bất lực và mệt mỏi vô chừng. Người con gái phóng mình qua lỗ hổng đi vào khoảng không gian đen tối. Thật là khiếp đảm. Anh chỉ kịp thét lên một tiếng rồi tỉnh dạy.

Anh bồi hồi một chập rồi mới tỉnh lại hẳn, để ý thức được rằng anh đã vừa trải qua một cơn ác mộng. Rồi sau đó, anh bắt đầu suy nghĩ mung lung, đầu óc anh trở về với những ngày xa xưa, anh đã trở về với ký ức, với những gì sống tiềm ẩn trong tiềm thức anh suốt hai thập niên qua. Rổi anh nẩy ra ý định trở về thăm Amityville.


Hôm sau anh đã nhờ nhân viên hãng du lịch mua cho anh tấm vé máy bay đi New York. Và sau đó mấy ngày anh đã nhận được một phong bì lớn từ cô bán vé và cùng với tấm vé khứ hồi là cả một đống giấy quảng cáo du lịch giới thiệu Amityville. Anh ngạc nhiên vì anh không hề nói cho hãng du lịch biết anh sẽ đi Amityville, một ngôi làng vô danh nhỏ bé ở Long Island mà theo anh chắc cũng không có bao nhiêu du khách lui tới. Anh có linh tính là có một cái gì lạ lùng thôi thúc anh trở về thăm nơi đó, không phải một sự sức ép buộc mãnh liệt mà chỉ là một sự lôi cuốn khó hiểu, làm cho anh cảm giác thèm muốn, ao ước không lý do.  Amityville, anh đã sống nơi đó, anh đã biết trước những nơi anh sẽ trở lại thăm, anh đâu cần những tấm giấy quảng cáo mời mọc anh như mời một du khách? Anh không là du khách, nơi đó không xa lạ với anh, trái lại nó quá quen thuộc, nó nằm trong ký ức, nó là kỷ niệm sống lại dù bao năm tháng đã trôi qua.


Thế rồi anh đã đáp chuyến máy bay United đến phi trường quốc tế J. F. Kennedy. Trên tuyến đường dài hơn năm tiếng đồng hồ anh đã miên man nghĩ đến Mai, người em gái anh đã quen cho tới những tháng cuối cùng trước ngày anh rời miền Đông. Mai đến với anh trong một tình cờ thích thú. Anh đã gặp em khi từ Montauk trở về Babylon trên một chuyến xe lửa của LIRR. Anh đã làm quen với em sau khi ngồi ở hàng ghế bên, anh thấy em và bị thu hút bởi vẻ đẹp thùy mị dễ thương của người thiếu nữ quá tuổi dậy thì chưa được bao năm. Lúc đó để giết thì giờ em đang đọc cuốn “Le Rouge et le Noir” của Stendhal. Xe lửa không đông khách, nhiều ghế bỏ trống, anh đã đến ngồi gần gợi chuyện. Anh hỏi em bằng một câu tiếng Pháp:

  • Xin lỗi, có phải cô là người Việt?

Em nheo mắt hóm hình trả lời với giọng Parisienne thật lôi cuốn:

  • Cái gì làm ông nghĩ em là người Việt?
  • Không cái gì cả. Tôi có linh tính như vậy, có thế thôi.

Em nói với vẻ đùa cợt:

  • Linh tính? Chắc ông hay có linh tính khi ngồi gần người khác phái?
  • Tôi không hiểu cô muốn nói gì.
  • Ông đừng làm bộ ngây ngô! Thấy bộ mặt ông là biết liền à. Nhưng thôi không đùa nữa. Đúng vậy, em là người Việt.

Anh thở ra khoan khoái. Anh đã nghĩ em làm khó anh và đang tính trở lại chỗ ngồi cũ. Anh liền hỏi:

  • Chắc em nói được tiếng Việt chứ!

Em trả lời vẫn với cái điệu hóm hỉnh:

  • Anh nghĩ sao? Là con gái Việt thì có nói được tiếng Việt không? Lính tính anh nói gì với anh?
  • Anh chẳng có linh tính nào hết. Cho anh đoán mò nhé!

Em cười, nói nhanh:

  • Anh đoán đi!
  • Em nói tiếng Việt rất giỏi?
  • Tại sao anh nói vậy?
  • Tại vì em có dáng điệu Việt Nam thuần túy…
  • Ý anh muốn nói gì?
  • Mái tóc dài đen của em làm anh suy đoán như thế. Có đúng không?

Thế rồi trong suốt chuyến xe, anh đã ngồi đó bên em, hai đứa nói chuyện thân mật như đã quen nhau từ lâu. Em kể chuyện gia đình em ở Pháp, ba em xưa kia là sĩ quan hải quân, má em làm cô giáo, từ ngày di tản, cả nhà sang Pháp sinh sống. Em có một người em song sinh, hai chị em đã đậu tú tài. Em của em lên Paris học ở École de Commerce còn em, tên Mai, được học bổng sang học ở Stony Brook University ở Southhampton. Cuối tuần buồn buồn, em đi thăm cô em ở Garden City. Em nói chuyện với anh bằng tiếng Việt khá rành, một điều làm cho anh ngạc nhiên không ít. Lần đó, mải nói chuyện với em anh quên cả xuống khi con tầu ghé trạm Babylon. Sau khi xe lửa chạy qua cả hai ba trạm rồi em trợt nhận thức và nói với anh, giọng hốt hoảng:

  • Chết chưa! Qua ga Babylon rồi! Anh làm sao bây giờ?

Anh giật mình, ngơ ngác nhìn qua cửa sổ giây phút, rồi đành cười xòa nói:

  • Không sao, anh cũng đã định đưa em về nhà bà cô em. Em đồng ý chứ?
  • Được thôi, nếu anh không có công việc gì làm…
  • Có công việc anh cũng bỏ để đi chơi với em. Ở đây anh chẳng bao giờ gặp người Việt Nam. Thỉnh thoảng em cho anh gặp em cho đỡ nhớ nhà, được không?

Em vui vẻ đồng ý, có thể vì em dễ tính, có thể vì em cũng mang tâm trạng nhớ nhà như anh.

t4Thế là từ đó cứ cuối tuần anh hẹn đến đón em ở ga Babylon để cùng em đi Garden City thăm người cô. Những lần đi chơi với em mang lại cho anh một chút ấm lòng, anh thấy bớt cô đơn, anh thấy cuộc sống của anh từ đó có chút ý nghiã. Và với thời gian anh cảm thấy gắn bó với hình bóng em, mặc dù anh tự nhủ trong lòng anh chỉ coi em như một đứa em gái.


Rồi có những lần hai đứa đi chơi với nhau, anh đưa em đi Manhattan, hai đứa vào Central Park đi bộ mỏi cả chân. Vào mùa thu, cả một rừng cây lá đổi màu, một màu đỏ thênh thang chạy dài theo những con đường đất lác đác những lá cây khô, cảnh tượng thật thơ mộng nhưng nó gợi trong anh một nỗi buồn ray rứt. Anh nắm tay em đi rong chơi để rồi chiều xuống, em kêu lạnh đi sát vào bên anh. Hai đứa vội nhẩy lên xe buýt đi Chinatown, em đòi ăn tô mì cho ấm bụng. Ôi Central Park, cả một vùng trời kỷ niệm. Anh nhớ những lần đi carousel, em thích thú cười như một đứa bé con. Đứng trên cầu em nhìn xuống những đường chạy quanh khu công viên nơi những xe ngựa chở những cặp tình nhân ăn mặc đẹp đi du ngoạn, anh đoán chừng em cũng muốn có người yêu giàu sang để được đưa đi chơi như thế…. Để rồi anh nghĩ tới mình… Central Park là những chặn nghỉ chân trong những nhà chòi bằng cây hay những lần ngồi trên băng gỗ dọc đường, anh ngồi bên em chia với em những miếng bánh hay cây kẹo. Central Park là những giây phút thần tiên, cùng em anh tản bộ bên bờ chiếc hồ rộng mênh mông tưởng chừng không bao giờ đi hết một vòng, Central Park là những lúc nghe em hứng chí hát khe khẽ những bài tình ca Pháp anh không quen biết, để rồi anh tò mò hỏi, “bài gì đó em?” và em mở rộng đôi mắt tròn đen láy hỏi lại: “bài này nổi tiếng. Anh không biết sao?” Anh nhận thức lúc đó anh và em thuộc hai thế hệ, giữa hai đứa có một sự ngăn cách, một lằn ranh của cuộc đời, làm cho anh suy nghĩ đôi khi. Những lần đưa em về, hai đứa ghé Montauk để đi dạo bờ biển, gió thổi tung bay mái tóc em, em mỉm cười, trông em đẹp như mộng. Hai đứa leo lên ngọn hải đăng nhìn ra biển khơi mênh mông, nghe sóng vỗ ào ào dưới kia nơi những hốc đá sâu hoẳm. Nhìn em đùa với thiên nhiên, gió, nắng, và sóng biển, anh muốn chụp vài tấm hình để giữ cho mai sau nhưng lại thôi. Anh không muốn có những vết tích của mối liên hệ này vì anh cảm thấy vô vọng, nó chỉ là một cái chấm trong cuộc đời anh.

Nhưng những cái đẹp không tạo một dấu ấn nào trong tâm trí anh. Anh không coi trọng Central Park hay Montauk như Amityville. Đối với anh, Amityville là một ấn tượng cho tâm trí mặc dù nó chỉ là một khoảng khắc, một biến cố sau cùng. Vào cuối tháng mười năm ấy, anh đã quyết định đi khỏi nơi đây để tìm cho mình một sự an bình. Anh đã sống lây lất trong sự bất mãn với niềm hy vọng tan biến dần. Sự hiện diện của em chỉ mang đến thêm khổ tâm cho anh, chẳng còn lý do gì để anh kéo dài cuộc sống vô cảm, vô tình đó.  Anh ngày càng khổ sở vì những con đường cụt không lối thoát và trong đầu anh luẩn quẩn ý nghĩ phải đi, truớc khi quá muộn, trước khi anh mất tự chủ. Bỗng nhiên anh sợ ý tưởng anh sẽ yêu người em gái anh không định yêu.

Thế rồi anh quyết định thôi không đến với em vào những cuối tuần. Anh viện cớ này nọ không đến với em để rồi vẫn cứ ra trạm xe đứng nhìn từ xa, tìm kiếm một hình bóng trong những đoàn xe chạy qua. Cho đến hôm xe dừng lại, anh thấy bóng em xuống bến, để rồi vừa hốt hoảng vừa sung sướng anh chạy đến ôm em vào lòng. Lần đó là lần cuối anh ở bên em, ở bên em để nghe em trách móc tại sao anh thôi thương em, tại sao anh bỏ rơi em giữa đường. Lời giải thích của anh là em còn bé em chưa hiểu được, sau này em sẽ hiểu. Và cho đến hôm nay anh vẫn không biết em đã hiểu ra hay chưa? Em hiện ở đâu, thế nào, anh cũng không hay biết. Chỉ biết là sau ngày rời khỏi Amityville, cuộc đời anh ngày càng đi vào ngõ bí. Những cám dỗ của miền Tây không đền bù được hình bóng người em gái xa xưa. Anh vẫn không tìm thấy hạnh phúc.

t4Những ngày trở lại Amityville càng làm anh sống trong khắc khoải. Những kỷ niệm xưa kia đã chết. Central Park không có em kế bên không còn là Central Park mà anh yêu dấu. Trở lại Montauk, anh thấy những hình ảnh vô vị. Còn Amityville thì thật buồn thảm, đáng ghê sợ. Anh vào những quán rượu nơi đây để sống lại những ngày cô đơn xưa kia, để say, để quên đời.

Chuyệnh choạng anh lên chuyến xe lửa nửa đêm để đến phi trường New York. Sáng mai, 4 giờ anh sẽ bay trở về miền Tây. Thế rồi chẳng hiểu sao giữa quãng đường xe đang chạy, người ta thấy anh bỗng đứng lên loạng choạng bước tới gần cửa xe bấm chiếc nút tự động. Hai cánh cửa sắt bỗng mở toang. Gió ngoài thổi ào ào qua lỗ hổng. Nhà cửa, đường phố, cột điện, bảng hiệu, ánh đèn sáng chói trong đêm tối, tất cả vùn vụt bay về phía sau làm mắt anh hoa lên. Dường như anh thấy hình bóng người con gái đầu tóc bê bết máu cười đưa tay vẫy gọi. Anh cố dương mắt lên nhìn, miệng khẽ lẩm bẩm: “Mai, Chờ anh với!” Và người ta thấy anh lấy hết sức phóng tới, lao thân vào bóng tối vừa đúng lúc hai cánh cửa lại đóng xập lại. Người đàn bà da đen ngồi kế bên buột miệng, “Tội nghiệp! Ông ta quásay nên tưởng đó là cái nút mở cửa phòng vệ sinh!”

Hướng Dương txd

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Sep/2018 lúc 4:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2018 lúc 9:14am
CÔ NAM KỲ ĐÁNG YÊU


       
Dọn xong mâm cơm, Cúc ló đầu ra cửa bếp:
- Tùng, Hương ra ăn cơm tụi con. Anh Hưng, cơm xong rồi, tắt cái ti vi em nhờ!
Hai đứa nhỏ từ trong phòng chạy ùa ra ngồi vào bàn. Hưng tắt ti vi, vừa đi vô bếp vừa lên giọng cải
lương:
- Dạ thưa mình có anh đây!
Cúc háy:
- Chỉ được cái tài...
Chưa dứt câu thì điện thoại reng inh ỏi, Cúc vừa với lấy cái phone vừa nhíu mày:
- Điện thoại viễn liên. Ai kêu gìờ này vậy kìa?
Vừa mới "Allo, Allo" thì tiếng chị Trang bên kia đầu giây ríu rít:
- Cúc đó hả? Chị Trang đây. Gọi để báo cho tụi em biết Tết này anh chị qua chơi với tụi em đó.
Cúc ngạc nhiên:
- Ủa, Tháng Hai mà ông... Bắc kỳ cục cũng xin nghỉ được sao?
Chị Trang cười hăng hắc:
- Tao đã ra tối hậu thư. Nếu năm nay ổng không xin nghỉ để tao qua Canada  chơi với tụi bây thì sẽ có chiến tranh...nóng ngay. Không thua gì Trận “Bão Sa Mạc” xảy ra ở Irak! Ổng phải làm “súp” tối tăm mặt mũi để Tháng Hai xin nghỉ hai tuần. Cứ nghe tụi bây rên vì thời tiết bên đó, tao cũng tò mò muốn qua coi cho biết.  Xứ Cali này muốn ngắm tuyết phải tốn bộn bạc  chạy lên núi!
Cúc bật cười:
 - "Welcome, welcome". Tưởng gì chớ cái mục này thì sẵn lắm. Chỉ sợ chị diện kiến một lần là tởn tới già không dám qua nữa! À, mà chị đi vắng, khách cơm tháng của chị ai lo?
Chị Trang chắc lưỡi:
- Ối, chết chóc gì có hai tuần. Bên đây tiệm ăn còn nhiều hơn khách! Kẹt lắm thì mì gói, phở gói, hủ tiếu gói cũng xong. Thôi ngày giờ sẽ phone sau nghen. Cho chị thăm dượng út với hai đứa nhỏ.
Cúc chưa kịp hỏi tiếp thì bà chị thân mến đã cúp điện thoại cái cụp! Cúc lắc đầu ngao ngán:
- Bả cần thì bốc điện thoại lên gọi. Nói xong là cúp liền, không cà kê dê ngỗng gì ráo. Nhiều khi làm  người đối thoại chưng hửng!
Trước ánh mắt dò hỏi của ba cha con, Cúc nói:
-Thì bà Trang chớ ai. Hai ông bà sẽ qua ăn Tết với gia đình mình năm nay. Tùng, Hương, còn hai tuần nữa Dì Dượng Ba qua. Tụi con lo do dẹp cái chuồng gà (Tùng tuổi Dậu) với cái chuồng heo (Hương tuổi Hợi) cho sạch sẽ nghe chưa. Thiệt tình nhìn vô phòng của tụi con, ai cũng tưởng có trận bão cấp  năm vừa mới thổi qua!
Cu Tùng với tuổi mười bảy, mặt đầy mụn trứng cá, cười mơn:
- Được rồi, được rồi, mẹ khỏi lo. Y,Ù mà mẹ chưa biết đâu, con có mấy thằng bạn, phòng của tụi nó còn không có chỗ để đặt chưn vô nữa đó.
Rồi bỗng nhiên nó nhăn nhó:
- Con đã dặn mẹ hoài. Mẹ đừng dọn phòng con. Mỗi lần muốn kiếm món gì mất thì giờ quá trời. Thà mẹ cứ để lộn xộn như vậy con lại biết món nào nằm ở đâu.
Cúc thở dài, đưa mắt nhìn lên trời như cầu mong Thượng đế cứu dùm! Bây giờ bé Hương mới lên tiếng:
-Mẹ à, hồi nảy sao mẹ kêu Dượng Ba là ông Bắc kỳ cục?
Cúc cười trả lời con:
- Thì tại Dượng Ba là Người Bắc!
Hương trợn tròn mắt:
- Bộ Người Bắc thì kỳ cục sao?
Cúc càng cười lớn hơn:
- Mẹ nói chơi thôi. À, tụi con có muốn nghe chuyện của Dì Dượng Ba không nè?
Hưng nhăn nhó:
 - Thôi em ơi. Anh đã thuộc lòng cái câu chuyện gọi là “Tình Bắc Duyên Nam” của em từ "phia" rồi.
  Anh  nghe chắc lần thứ một trăm lẻ mấy rồi đó nghen.
Cúc cười cười, giở giọng “đâm sau lưng chiến sĩ”:
- Thôi mờ ông Nam Kỳ... quặc của tui. Đã có kiên nhẫn nghe một trăm lần rồi, thì thêm một lần nữa nhằm  nhò gì, phải hôn tụi con?
Tùng, Hương nhìn nhau cười tủm tỉm, bởi tụi nhóc biết trước sau gì ba tụi nó cũng sẽ đầu hàng vô điều kiện. Hồi xưa bên Việt Nam ổng là phi công lái máy bay, nhưng má tụi nó lái tới... phi công lận!
Cúc tắng hằng lấy giọng:
 - Chuyện là như vậy nè...
Sau hiệp định Genève, theo dòng người di cư vô Nam năm 54, có gia đình Huy. Ông bà Trác bố mẹ Huy, người chị gái tên Xuân, Huy năm đó lên mười chín và ba đứa em. Ngoài Hà Nội ông Trác là công chức, bà vợ ở nhà lo cơm nước. Vào Sài Gòn, gia đình Huy thuê một căn nhà nhỏ nhưng khang trang ở Đường Nguyễn Trãi. Ông Trác xin được vào Sở Bưu Điện gần Nhà Thờ Đức Bà. Bà Trác tiếp tục sự nghiệp hầu chồng hầu con. Huy xin vào năm chót Chu-Văn-An. Thiếu phòng ốc nên phải học ké bên Petrus Ký và nơi đây Huy quen với Thanh (anh của Trang và Cúc). Ông Tân, ba Thanh đã qua đời, mẹ và hai em vẫn ở Cao Lãnh, riêng Thanh lên ở đậu nhà Bác Ba Đại gần chợ Bà Chiểu, hàng ngày đạp xe vô học tuốt trong trường  Pétrus Ký. Thanh cùng tuổi với Huy. Trang mười tám. Sau khi sanh Trang, bà Tân nghỉ xả hơi cả chục năm mới “rặn” ra được Cúc. Vì vậy mà cả nhà cưng con nhỏ quá trời.
Trang học hết lớp nhứt, Bà Nội phán:
 - Con gái học nhiêu đủ rồi. Cần nhứt là học nữ công nữ hạnh để còn gả chồng. Học nhiều như Cô Tư  Hà hổng ai dám rước!
Cúc mới lên tám nên vẫn còn hồn nhiên tung tăng hai buổi tới trường, trong khi chị Trang hì hục làm hết món bánh nọ tới món mứt kia. Rồi còn thêu còn đan đủ thứ... Nhỏ Cúc được hưởng hết: những chiếc áo thêu, áo móc rực rỡ màu sắc. Vào lối tháng mười, mười một âm lịch, gió bấc hiu hiu lạnh, tụi bạn co ro mặc hai ba áo, cái nọ chồng lên cái kia, thì nhỏ Cúc phây phây tới trường trong chiếc áo len màu xanh da trời do chị Trang đan. Mà phài công nhận chị có khiếu. Món gì do tay chị làm ra cũng ngon, cũng đẹp. Chẳng những vậy chị còn có làn da trắng muốt mịn màng. Mái tóc đen dài xỏa tới thắt lưng. Đôi mắt bồ câu trong như trời mùa thu nữa chớ. Chỉ có cái răng khểnh làm chị mắc cở, không dám cười toét miệng mà chỉ chúm chím. Nhưng ôi thôi, chính cái chúm chím đầy vẻ e lệ này mới làm cho bao trái tim rụng rời thổn thức! Đã có hai đám nhờ mai mối tới nói chuyện với bà Tân. Đám thứ nhứt là cậu út Tường, con ông Cai Tổng Báu dưới Chợ Cao Lãnh (gia đình Cúc ở Làng Tân An, cách Chợ Cao Lãnh bảy cây số). Trước khi nhờ bà mai tới dạm hỏi, cậu Tường đã từng chạy xe đạp Peugeot lượn qua lượn lại trước nhà Cúc năm lần bảy lượt, có lần còn làm bộ ghé vô hỏi mua trái cây để ngắm nhìn Trang cho mãn nhãn. Thấy ánh mắt đầy vẻ gian tà của cậu Tường, Trang đã phát ghét, thành thử khi bà Tân hỏi ý kiến, cô nàng xí một cái dài thòng:
- Trời đất! Con mà ưng cái thằng đó hả? Người hổng ra người khỉ hổng ra khỉ. Mặc bi-da-ma sọc mà còn viền xanh viền đỏ. Đầu chải "bi-dăng-tin" láng mướt thấy mà ghê! Còn bày đặt đeo đồng hồ, cà rá vàng nữa chớ.
Rồi nàng chặt ngọt:
- Con thà ở giá còn hơn!
Bà Tân đành trả lời với bà mai là cháu còn “khờ” lắm. Đợi vài năm nữa hãy tính. Bà mai mất cái đầu heo đâm tức:
- Chị Năm nói sao chớ vài năm nữa cháu nó “hăm” rồi cũng kẹt lắm đó chị. Tuổi xuân qua đi làm sao kéo lại!!
Bà Tân nghe vậy cũng chột dạ:
- Chị Tám nói cũng phải. Thôi để tui khuyên cháu từ từ...
Đám thứ nhì ở Phong Mỹ. Con nhà đại điền chủ. Đất rộng cò bay thẳng cánh. Trâu bò cả trăm con. Mỗi năm góp mấy ngàn giạ lúa ruộng. Lộc lớn hơn Thanh hai tuổi. Trước đây cũng học trường dòng Tabert trên Sài Gòn. Một chuyến về nghỉ hè, hai cậu đi chung chuyến xe đò nên quen. Cả mùa hè hai bên qua lại thăm nhau rất thường. Chỉ gặp có hai lần thì Lộc đã bị cái nụ cười chúm chím của Trang hớp mất tiêu hồn vía. Lộc bảnh trai lại “văn minh”, khác xa cái cậu công tử vườn con ông Cai Tổng, nên Trang cũng cảm thấy có cảm tình với Lộc. Thành thử khi bên nhà Lộc nhờ người mai mối, cô nàng chỉ làm bộ dùng dằng:
- Con hổng biết, tùy má hà!
Nhưng chuyện tưởng xuôi chèo mát mái, ai ngờ bỗng tan rã như hồ gặp mưa! Số là chàng Lộc dễ thương bao nhiêu thì bà mẹ lại khét tiếng hách dịch, khinh người bấy nhiêu. Phong Mỹ - Tân An cách nhau có 5 cây số nên những lời “rên rỉ” không biết vô tình hay cố ý cũng bay tới tai Hồng Trang:
- Chèn đét ơi, cái thằng con của tui mặt mày coi sáng sủa mà thiệt là khờ. Có biết bao nhiêu chỗ giàu  có sang trọng muốn gả con, mà nó nằng nặc đâm đầu vô cái đám này. Nói chi xa, ông Hội Đồng Cảnh  ở bên Long Xuyên, ruộng khít bên ruộng nhà tui, nói nếu nó chịu ưng cháu gái ông, ổng sẽ cho 30 mẫu ruộng tốt làm của hồi môn. Thiệt tui tiếc hùi hụi!
Trang nghe những lời tâm sự bi ai này thì máu tự ái bỗng sôi lên sùng sục nên đó mỗi lần Lộc tới chơi, Trang đều lánh mặt. Anh buồn lắm, nói với Thanh là chàng sẽ ở vậy, hổng thèm lấy vợ cho bà mẹ biết tay!
Từ rằm tháng chạp, bà Tân và Trang đã tất bật lo quết bánh phồng, bánh tráng. Sau đó làm đủ thứ mứt: mứt bí, mứt me, mứt chùm ruột,mứt dừa... Nem chua, thịt kho nước dừa với cá lóc tới hăm bảy hăm tám mới làm. Bánh ít, bánh tét sáng 30 mới gói. Cúc mong anh nhứt nhà -vì anh Thanh thì ít, mà vì những món anh Thanh sẽ đem về thì nhiều. Thơ anh gởi về tuần trước nói hôm hăm sáu ảnh về tới và sẽ dành cho gia đình một sự ngạc nhiên(?). Chính cái câu thòng này khiến cho nhỏ Cúc bồn chồn, bứt rứt. Sáng trông cho mau tối, tối trông cho mau sáng để ngày hăm sáu tới cho lẹ lẹ! Nhỏ cứ chạy theo hỏi Trang, thử đoán coi cái “sự ngạc nhiên” của anh Thanh là cái gì? Riết rồi Trang bực mình nạt:
- Bộ tao là thầy bói hả? Tới bữa đó rồi biết chớ làm gì mà như lọt vô ổ kiến lửa vậy nhỏ?
... Rốt cuộc ngày hăm sáu cũng tới. Từ sáng, Cúc không ngừng chạy ra đường ngóng, dù biết phải xế chiều anh Thanh mới về tới. Saìgòn-Cao Lãnh cách nhau có 140 cây số, nhưng không có đường thẳng. Phải qua Bắc Mỹ-Thuận, vòng qua Thành Phố Sa Đéc mới trở ngược về Bắc Cao Lãnh. Tới chợ lại phải đi xe lôi về Tân An. Mất cả ngày đường! Hơn bốn giờ chiều mới thấy xe lôi ngừng ngoài đường cái, cách nhà một mảnh vườn nhỏ trồng cây ăn trái. Cúc mừng quá la lên: "Anh Hai về tới, Anh Hai về tới"  rồi chạy vụt ra đường. Bà Tân và Trang đang lo bữa cơm chiều cũng lật đật chạy ra theo.  Cúc đang trên đà chạy tới chợt ngừng lại cái rột, trố mắt nhìn “cái sự ngạc nhiên” của ông anh quí: đó là một thanh niên cũng trạc tuổi Thanh, nhưng ốm và cao hơn chút xíu. Da trắng nhưng không xanh, cặp mắt thật sáng. Thấy nhỏ Cúc trố mắt nhìn mình, anh chàng toét miệng cười, khoe hàm răng trắng bóng, hỏi:
- Làm gì nhìn anh đăm đăm thế cô bé?
Cúc giựt mình: Ua,û sao anh này kêu mình bằng cô lận? còn bé là cái gì?
Bà Tân và Trang cũng vừa ra tới. Thanh chỉ chàng thanh niên:
- Đây là Huy, bạn học của con đó má. Con rủ Huy về nhà quê ăn Tết cho biết.
Huy cúi đầu:
- Cháu kính chào bác.
Thanh tiếp:
- Còn đây là hai cô em gái mà tao kể cho mày nghe hoài đó. Cô lớn là Hồng Trang và cô nhỏ xí xọn này là Hồng Cúc. Trang lại có dịp biểu diễn nụ cười chúm chím, gật đầu chào Huy. Anh chàng cũng cười chào lại. Trang vừa cúi xuống định xách cái va ly nhỏ của Thanh, thì Huy cản lại:
- Nặng lắm. Cô Trang để đó cho tôi.
Thanh bật cười:
- Cho mày hay, con gái miệt vườn không yếu ớt như mấy cô trên Sài Gòn đâu nghe. Trèo cây, lội sông,  đố mày qua mặt mấy nhỏ em của tao.
Trang nguýt:
 - Anh Thanh có tài nói xấu em không hà.
Rồi cúi xuống xách bọc bánh mì quày quả vô nhà.  Bà Tân lắc đầu:
- Anh em bây xa thì nhớ, gặp thì chọc ghẹo nhau tối ngày. Thôi vô nhà. Thanh dẫn cháu Huy tắm rửa rồi ăn cơm chiều con.
Thanh nói dạ dạ, còn Huy lại nói: "Vâng ạ". Cả đời chưa có dịp tiếp xúc với người Bắc nên bà Tân ngạc nhiên lắm. Tuy vậy bà không dám hỏi.
Tối đó dưới ánh đèn măng xông sáng rực, Huy được ăn những món thuần túy Miền Nam như canh chua cá lóc nấu với bạc hà, giá, cà chua, khóm rắc rau mò om. Cá mè chiên dòn dầm nước mấm tỏi ớt, béo ơi là béo. Nhưng cái món cá rô mề kho tộ, nước đặc sệt, thơm sực mùi hành tiêu thì hết ý. Huy vừa ăn vừa tấm tắc:
- Thưa bác, lần đầu tiên cháu mới được thưởng thức những món ngon như thế này. Tuyệt vời bác ạ.
Thanh cười:
- Má tao nấu ăn ngon nổi tiếng xứ  Cao Lãnh này đó. Mấy đám cưới, đám cúng đình cũng phải rước bà tới nấu. Mà cái tài này hình như truyền hết lại cho Trang rồi, phải hôn Trang?
Trang cười bẽn lẽn:
-Em làm sao so với má được mà anh hỏi...
Nhỏ Cúc lanh chanh:
- Anh Huy ở đây lâu lâu thì biết liền. Chị Trang em nấu cơm ngon dễ sợ luôn.
Trang mắc cở, cú đầu em:
- Xí xọn!
Huy nhìn Trang:
- Anh ăn tham lắm đấy nhé. Anh xin tình nguyện nghe lời Cúc ở lại đây thật lâu để thưởng thức tài nấu  ăn của Trang.
Trang đỏ mặt:
- Mấy món quê mùa làm sao bì được với cao lương, mỹ vị ở Sài Gòn. Chắc anh Huy nói cho vui thôi.
Huy phản đối kịch liệt:
- Ấy chết, tôi không nói dối đâu. Tính tôi thành thực có sao nói vậy, cô Trang không nên hiểu nhầm.
Trang ngơ ngác nhìn anh dò hỏi. Thanh cười lớn:
- Thằng Huy nói nó không nói láo đâu. Trang không nên hiểu lầm tội nghiệp nó. Phải vậy không mày Huy?
Huy gật:
-Đúng thế, đúng thế...
Làm mặt Trang càng đỏ thêm.
Lúc này bà Tân mới lên tiếng hỏi về gia cảnh Huy. Anh chàng nói:
- Thưa bác, bố cháu làm việc ở Sở Bưu Điện. Mẹ cháu chỉ ở nhà lo cơm nước. Cháu còn 3 đứa em đang   đi học.
Bà Tân quay qua Thanh:
-Sở Bưu Điện là sở gì vậy con?
Thanh trả lời mẹ:
- Là nhà giây thép đó má.
Anh chàng quay qua rên rỉ với Huy:
- Chắc một tuần ở đây tao phải làm “thông ngôn” cho mày mỏi miệng luôn!
Huy cũng nhăn nhó:
- Khổ nổi tao đâu biết nói Tiếng Nam! Nhưng không hề gì, tao sẽ học dần dần với bé Cúc. Cô em út mày lém lỉnh, dễ thương lắm!...
Sau bữa cơm, Trang và Cúc dọn dẹp chén bát. Bà Tân ngồi bên bàn nước ăn miếng trầu cho thơm miệng trước khi đi ngủ. Thanh và Huy bắt ghế ra trước hàng ba vừa tán dóc, vừa ăn chè đậu xanh bột báng, nước dừa tráng miệng. Đêm nhà quê tĩnh mịch. Tiếng côn trùng rỉ rả khắp nơi. Trời tối đen nhưng lấp lánh đầy sao. Vài chú đom đóm lập lòe. Càng về đêm, hương bưởi cùng hương lài, hương dạ lý càng tỏa ra thơm ngát.
Như không muốn khuấy động cái không khí tĩnh mịch này, Huy nói như gần như thì thầm:
- Tao vẫn yêu cái không khí trong lành ở nhà quê. Mới từ chiều đến giờ mà tao cảm thấy khoẻ hẳn ra...
    Lúc còn ở Hà Nội, cứ có dịp là tao vù về Hưng Yên. Chỉ cách Hà Nội hơn 50 cây số mà sao ngày ấy mình thấy xa thế! Vườn bà ngoại tao trồng đầy nhãn mày ạ. Nhãn Hưng Yên cơm dầy, hột bé xíu.
Chả bù nhãn trong Nam, quả nào trông cũng to mà toàn là nước! Về Hưng Yên, đến mùa nhãn là tao ăn chết bỏ. Về đây thấy lại cảnh vườn tược tao nhớ ngoài đó quá mày ạ!
Thanh tiếp lời:
- Ngày mai mày sẽ được thưởng thức đủ thứ trái cây vườn nhà. Lúc sanh tiền, ba tao khoái trồng cây lắm.
Hai người nói chuyện lan man tới gần 9 giờ thì Trang bước ra:
- Hai anh ngồi ngoài này coi chừng muỗi cắn. Em giăng mùng sẵn rồi, mời hai anh vô nghỉ.
Thanh đứng lên vươn vai:
-Ừ, đi xe cả ngày cũng mệt dữ. Thôi tụi mình đi ngủ, sáng dậy sớm cho khỏe.
Huy cũng đứng lên:
- Chúc cô Trang ngủ ngon nhé.
Trang lí nhí cảm ơn rồi đi lẹ vô buồng.
Tuy lạ nhà nhưng mệt vì đường xa nên Huy vừa đặt lưng xuống là ngủ ngay. Mới năm giờ sáng, tiếng gà gáy rộn ràng trong xóm khiến chàng tỉnh giấc. Ngơ ngác một chặp, Huy mới nhớ ra mình đang ở nhà Thanh. Ngủ một giấc ngon nên chàng cảm thấy người nhẹ nhàng, khoan khoái. Huy nhè nhẹ bước xuống giường sợ làm bạn thức giấc. Ra khỏi phòng chưa biết đi hướng nào để ra vườn, chợt thấy phía bếp có ánh sáng. Huy bước nhẹ về hướng đó. Trang đang lúi húi bắt cái nồi đồng và một cái ơ đất lên trên hai cái cà ràng, lửa đỏ rực. Huy đứng sững ngắm cô gái. Trang mặc quần đen và áo bà ba bằng lụa màu tím cà. Tóc chải gọn ghẽ, kẹp bằng chiếc kẹp đồi mồi, thả dài xuống lưng. Ánh lửa hắt lên khiến gương mặt Trang đỏ hồng. Những động tác vừa nhẹ nhàng vừa thong thả. Không hiểu cô nàng nghĩ gì mà thỉnh thoảng lại mỉm miệng cười. Huy thấy Trang đẹp một cách mộc mạc và tràn đầy nhựa sống. Cảm thấy như có người đang “dòm lén”, Trang ngước lên. Bốn mắt giao nhau có tới mấy giây đồng hồ. Tim Trang chợt đập thình thịch, lúng túng không biết nói gì.
Huy vội lên tiếng:
- Cô Trang làm gì sớm thế? Tôi tưởng chỉ có tôi là dậy sớm nhất chứ.
Trang đã lấy lại bình tĩnh:
- Dạ em nấu cháo đậu đỏ, kho tiêu mớ cá bống trứng để cả nhà ăn lót lòng. Bộ lạ nhà anh ngủ không thẳng giấc sao?
Huy cười:
- Đâu có. Tôi ngủ say như chết đấy chứ. Nhưng nghe gà gáy nên thức giấc. Định ra vườn tập thể dục  một tí cho khỏe người, không ngờ cô Trang còn thức sớm hơn tôi.
Trang giải thích:
- Dạ ở nhà quê ai cũng ngủ sớm để sáng hôm sau dậy sớm. Ăn lót lòng xong là kẻ ra đồng, người đi chợ. Mà chợ cũng hơi xa. Thường phải đi bộ hoặc đi xuồng, thành thử có khi phải thức từ canh một, canh hai mới  kịp.
Tất nhiên anh chàng Bắc Kỳ này đâu có hiểu ất giáp gì về canh một canh hai, nhưng không muốn lòi cái sự kém hiểu biết của mình ra nên cũng chỉ chấm câu:"thế à, thế à, cực nhỉ!"
Trang cười:
 - Dạ ở nhà quê cực lắm anh. Nhà em nhờ có ruộng cho tá điền mướn. Có vườn bán trái cây lai rai nên cũng đỡ. Hơn nữa ông bà nội tiếp tế đều đều từ khi ba em mất. Nhà ông bà em cách đây vài trăm thước thôi. Thế nào anh hai em cũng dắt anh tới thăm ông bà nội.
Huy ngó chăm chăm vô cặp môi hồng và đôi mắt long lanh vì ánh lửa. Thấy ánh mắt của Huy, Trang chợt mắc cở ngang. Cô nàng vội bước lại mở cánh cửa bếp ăn thông ra vườn:
- Anh Huy ra ngoài tập thể dục đi. Buổi sáng mát lắm.
Trang tự trách thầm, không hiểu bữa nay mắc  chứng gì mà nói nhiều quá trời quá đất như vậy nữa?
Huy mỉm cười bước ra ngoài. Mặt trời vừa ló dạng ở phương đông. Những hạt sương mai còn đọng trên lá bị tia sáng mặt trời chiếu vào long lanh như những hạt kim cương. Bọn chim chóc đã hắt đầu bản hoà tấu chào bình minh rực rỡ. Huy nhìn chung quanh. Căn nhà ngói đỏ nổi bật giữa màu xanh của khu vườn. Không nhỏ cũng không đồ sộ quá. Vừa phải, dễ thương như Trang. Huy nhủ thầm rồi chợt thấy mình sao là lạ?? Chàng tập độ mười lăm phút thì ngừng, ung dung đi dạo trong vườn. Có những cây chàng biết tên, nhưng phần lớn mù tịt! Thường mẹ mua trái cây về thì ăn, chớ có bao giờ được thấy mặt mũi cái cây đã tạo ra những quả ngon lành đó. Định bụng sẽ hỏi Thanh cho biết.
Trong khi Huy đang thơ trẩn ngoài vườn thì Thanh cũng thức dậy. Không thấy bạn, chàng vội mở cửa phòng ra ngoài. Bà Tân đã chỉnh tề ngồi bên chiếc bàn nước ăn cử trầu buổi sáng. Thấy con trai bà ngoắc lại. Thanh ngồi xuống cạnh mẹ. Bà Tân hỏi:
- Cái cậu bạn con đó, hình như hổng phải “Người Việt” mình hả con?
Thanh phì cười:
- Nó đích thị Người Việt mình, nhưng gốc Bắc đó má à. Gia đình thằng Huy ở Hà Nội, rồi di cư vô Sài Gòn năm 54. Tụi con học chung từ năm đó tới giờ. Tánh tình nó tốt lắm. Bố mẹ nó cũng thiệt là hiền. Con tới nhà họ chơi thường lắm. Ông bà Trác rất thích con nên mới để nó theo con về đây chơi đó má.
Bà Tân còn chưa mấy tin tưởng:
- Sao hồi đó má nghe Thiếm Sáu trên Sài Gòn về chơi nói mấy Người Bắc đó, họ lén bắt cóc con nít đem giết, lấy thịt làm chả lụa, còn xương thì nấu phở bán. Thành ra Người Bắc với Người Việt mình chửi lộn hà rầm.
Thanh trấn an:
- Hổng có đâu má. Tại Người Nam mình ghét Người Bắc nên đặt điều nói xấu, chớ làm gì có chuyện bắt cóc con nít làm chả lụa! Còn chửi lộn là tại ngôn ngữ bất đồng, hai bên không hiểu nhau. Nhưng bây giờ khác rồi. Má thấy hôn, thằng Huy nói gì là con hiểu hết trơn.
Bà Tân ờ ờ:
- Thiệt tình một câu nói của cẩu má hiểu hổng tới phân nửa. Mà coi cẩu cũng lễ phép, vui ve,û lại lịch sự, đẹp trai quá chớ.
Thanh tố thêm:
- Còn học giỏi nữa. Từ bên Petrus Ký qua Sư Phạm, lúc nào nó cũng đứng đầu lớp. Mà hè này tụi con  ra trường rồi nghen má.
      Bà Tân cảm động nhìn con, hai mắt ươn ướt:
-Ra trường rồi con ráng xin về dạy ở Cao Lãnh cho gần nhà. Con Trang mà gả chồng rồi là má "cu ky" có một mình với con Cúc. Hổng còn ba con nghĩ cũng buồn. Còn con nữa, qua năm mới là hăm ba rồi.
  Để má coi có đám nào...
Thanh ngắt lời:
-Thôi má à. Con phản đối cái chuyện làm mai lắm nghen. Nhiều mối bị tráo hôn rồi đó. Lúc coi mắt là một cô thiệt đẹp. Đêm động phòng mới khám phá ra một bà Chung Vô Diệm đang sẵn sàng chờ đón...
 Tề Tuyên Vương!
Bà Tân bật cười:
-Thôi thôi, tui hổng xía vô chuyện của mấy người. Ai có thân nấy lo, rồi đừng có đổ thừa cho bà già này. Thôi đi rửa mặt đi con. Em Trang sắp dọn cháo lên rồi đó.
Bà quay mặt vô phòng của Trang và Cúc kêu:
- Cúc à, trưa trờ trưa trật rồi. Thức dậy phụ chị Trang dọn đồ ăn cho mấy anh con ăn lót lòng.
Cúc vừa đi ra vừa ngáp dài ngáp vắn. Chừng nhớ tới Thanh và Huy con nhỏ chợt tỉnh như sáo sậu, chạy đụi đụi xuống bếp miệng hỏi tía lia:
-Anh Hai với anh Huy dậy chưa chị Trang?
Trang vừa nhắc nồi cháo đậu tỏa hơi nghi ngút ra khỏi bếp vừa nói:
-Tao mới thấy Anh Hai ra ngoài. Còn anh Huy dậy lâu rồi, đang tập thể dục ngoài vườn. Thôi phụ chị dọn cháo lên rồi ra kêu hai anh vô ăn.
Cúc rửa mặt xong, phụ Trang dọn cháo đậu đỏ, cá bống trứng kho tiêu, củ cải mặn và trứng vịt muối ra bàn ăn, xong chạy tọt ra vườn. Huy và Thanh đang đứng nói chuyện dưới gốc cây mận, trái sai oằn. Huy nói:
- Cây doi này sai quả quá nhỉ.
Cúc trợn tròn mắt:
- Cây này mà anh kêu cây doi?  Cây mận mà.
Huy tắc lưỡi:
 - Ngoài Bắc họ gọi là cây doi đó cô bé. Thôi bây giờ anh nhờ  Cúc dạy anh Tiếng Nam nhé.
Cúc le lưỡi:
- Em đâu phải cô giáo mà dám dạy anh.
- Thế bây giờ anh phong Cúc làm cô giáo của anh, chịu chưa?
Cúc nói dạ được:
- À, má kêu hai anh vô ăn lót lòng đó.
Hai người nối gót Cúc đi vô nhà. Bà Tân đon đả:
- Nhà quê hổng có món ngon vật lạ như trên Saì Gòn. Đợi Tết mới có bánh ít bánh tét. Bây giờ mời cháu
  Huy ăn tạm cháo đậu đỏ.
Huy nhanh nhẩu:
- Thưa bác, cháu mới nhìn thôi cũng đã thấy ngon rồi. Xin bác cứ xem cháu như con cháu trong nhà.
Bà Tân vui vẻ:
- Vậy cháu Huy nói chuyện khỏi cần phải thưa gởi cho rắc rối. Người Nam của bác thiệt bụng lắm.
 - Cháu xin vâng lời bác dạy.
Ăn sáng xong, hai chàng thay áo chỉnh tề để đi chào ông bà nội và Chú Thím Úùt. Cúc cũng xin tháp tùng theo hai anh. Trên đường đi, ngang qua nhà mấy người bà con. Nhà nào cũng có mảnh vườn con con trước cửa trồng cây ăn trái. Cúc vừa nắm tay Huy vừa chỉ trỏ:
-Anh Huy thấy cái cây cao thiệt cao, lá một bên xanh một bên tím đó là cây vú sữa tím. Hễ là một bên
 xanh một bên vàng là vú sữa hột gà. Vú sữa tím coi đẹp mà ăn không ngon bằng vú sữa hột gà. Còn trước nhà ông Năm Nghi nè, mấy cái cây lùn lùn, cành dài thậm thượt là cây "sa-bô-chê".
Huy chỉ một hàng cây trồng dọc bờ sông, thân hình suông duột, lá nhỏ lăn tăn:
- Còn cây này?
- Đó là cây so đũa. Anh không thấy trái của nó giống y mấy chiếc đũa treo tòn teng. Mấy con dê khoái ăn lá so đũa lắm nghen.
Huy gật gật:
- Ừ nhỉ. Nhìn giống như hàng trăm chiếc đũa treo trên cây. Trong này lắm thứ cây ngoài Bắc không có.
  Nhất là soài thì chịu. Ngoài Bắc có muỗm, giống như một loại soài con, nhưng chua lắm, chỉ để nấu canh.
Chào ông bà nội và chú thiếm út xong, Thanh, Cúc dẫn Huy đi tuốt ra Chợ Vàm, cách nhà độ một cây số, chỗ khúc sông con đổ ra sông cái. Trời nước mông mênh. Rặng cây phía bên kia sông, phía bên Mỹ Hiệp xanh mờ mờ. Huy ngẩn người ra ngắm con Sông Cửu Long:
- Thật là hùng vĩ. So với con sông này, Sông Hồng Hà không lớn bằng.
Thanh cười chọc bạn:
- Coi lớn vậy mà hiền khô. Năm nào cũng ngoan ngoãn đem phù sa bồi đắp hai bên bờ. Lại cung cấp
vô số cá tôm nữa chớ. Con Sông Hồng của mày nhỏ mà dữ tợn, năm nào cũng lụt lội làm khổ dân.
Mắt Huy chợt mơ màng:
- Lúc vào Nam rồi tao mới thấy dân trong này được Trời chiều đãi. Đồng ruộng phì nhiều. Hoa màu tươi tốt.
 Tôm cá đầy sông.
 "Và người dân thì hiền hòa dễ thương". Thanh chêm vô và hai người cùng cười xòa.
Những ngày sau đó, Thanh-Huy phụ dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Trước sân nhà ông nội có cây lão mai. Năm nào Thanh cũng xin một cành cắm vào cái độc bình da rạn, có vẻ thất tiên màu xanh, đặt cạnh bàn thờ ông Tân. Chiếc lư đồng được đánh bóng ngời. Mâm ngũ quả chưng trái cây tươi hực hỡ. Trang o bế nồi thịt kho nước dừa với trứng, cá lóc thiệt ngon để ba ngày Tết ăn với bánh tét. Vui nhứt là chiều ba mươi, cả nhà thức canh nồi bánh. Bánh tét nấu trong chảo đụng. Hai người mới khiêng nổi cái chảo đặt lên ba ông đầu rau  ngoài sau hè. Phải canh chừng cẩn thận vì đôi khi bánh không cánh mà cũng bay đi mất tăm, chủ nhà còn nước đứng chửi đổng cho đỡ tức! Bốn người ngồi chung quanh nồi bánh. Củi khô nổ tí tách, thỉnh thoảng văng tàn đỏ như pháo bông. Thanh và Huy thay nhau kể chuyện vui khiến Trang và nhỏ Cúc cười lăn chiêng, quên cả buồn ngủ. Tới Giao Thừa thì bánh vừa chín. Bà Tân cúng Giao Thừa đón năm mới, rồi mọi người đi ngủ.
Sáng hôm sau khỏi cần kêu réo, ai cũng tự động dậy thiệt sớm để sửa soạn. Hai tên đực rựa chỉ diện quần tây, áo sơ-mi là xong. Thanh pha hai ly cà phê rồi ngồi nhâm nhi với Huy trong khi chờ đợi phái nữ làm đẹp. Bà Tân coi cũng còn khá mặn mà trong chiếc áo dài gấm màu huyết dụ, nổi bông mai lan cúc trúc vàng ánh. Cổ đeo chuỗi hột vàng, bông tai vàng. Chiếc cà rá hột xoàn chiếu lấp lánh nơi ngón áp út. Mái tóc muối tiêu bới như thường ngày, chỉ có giắt thêm cây trâm vàng mười tám cẩn hột trai óng ánh. Nhỏ Cúc từ trong phòng chạy ào ra như cơn lốc:
- Anh Hai, anh Huy coi em đẹp không nè?
Thanh chọc em:
- Nhỏ này miệng còn hôi sữa...bò mà đã điệu quá trời!
Cúc chu mỏ:
- Xí, em mà còn hôi sữa hả? Cho anh hay, trong lớp em...
Huy lật đật chen vô:
- Anh Thanh trêu bé thôi. Bảo đảm bé Cúc của anh xinh nhất. Chiếc áo đầm thêu hoa cúc tuyệt quá.
  Trông bé xinh như cô Công Chúa Bạch Tuyết.
Cúc ngơ ngác:
- Công Chúa Bạch Tuyết là ai vậy anh Huy?
- Là cô Công Chúa trong chuyện cổ tích. Thôi để lần sau anh sẽ mang về tặng Cúc quyển "Bạch Tuyết
  và Bảy Chú Lùn".
Đang nói chuyện chợt Huy ngưng ngang, mắt nhìn sững về phía buồng của hai cô gái. Trang từ trong đó đang đi ra. Huy nhắm mắt lại rồi mở to ra tự nhủ có thể nào là cô Trang của những hôm trước đây? Cô nàng thấy Huy nhìn mình đăm đăm thì mắc cở, hai má đỏ hồng. Thanh quay qua thấy mặt Huy thộn ra coi thiệt tức cười, bèn đưa bàn tay quơ qua quơ lại trước mặt bạn, miệng hô lên:
-Bớ ba hồn chín vía thằng Huy. Có đi lạc ở đâu thì quay về cho mau.
Trang càng mắc cở:
- Anh Hai. Bộ hổng chọc ngườì khác, anh ăn mất ngon hả?
Huy đập vai bạn:
- Thôi mày. Bữa nay mùng một cấm chọc giận người khác.
Thanh làm bộ ngó trời ngó đất:
- Thiệt lạ quá, đâu có mưa gió gì mà sao có người bị sét đánh trúng vậy kià? Phải không Huy?
Huy cười cười, đáp lững lờ:
- Ừ thì cũng có bị chút chút!...
Từ trước tới giờ, Thanh vẫn coi hai cô em còn nhỏ dại lắm. Bữa nay thấy thằng bạn thân bị em mình hớp hồn, Thanh mới để ý dòm kỹ và bỗng cảm thấy như đây là lần đầu chàng mới thật sự nhìn thấy em. Cái áo nhung màu hồng đào tôn làn da trắng mịn của Trang đẹp lên bội phần. Cặp lông mày nhổ khéo khiến đôi mắt đen huyền như to hơn. Nàng đánh phớt một lớp phấn hồng lên má và đôi môi cũng được tô một lớp son hồng lợt. Cổ chỉ đeo cây kiềng vàng trơn. Tai đeo đôi bông hột xoàn nhỏ nhưng chiếu lấp lánh. Ngón tay giữa đeo chiếc cà rá nhận hột trai thật đơn sơ. Tóc chải kiểu"tango" phồng trước trán và mái tóc bữa nay được kẹp bằng chiếc nơ cùng màu áo. "Ư,Ø con nhỏ coi cũng đẹp quá, hèn chi..." Thanh nghĩ thầm. Chàng mời bà Tân ngồi nơi bộ trường kỷ cho chàng và hai em chúc Tết trước khi đến nhà ông bà nội. Huy cũng bước ra chúc Tết mẹ bạn. Bà Tân lì xì cho mỗi người một phong bao đỏ lấy hên.
 Ngoài đường thiên hạ dập dìu. Đám con nít rắn mắt đốt pháo chuột thẩy tùm lum, làm các bà các cô la oai oái! Nhà ông bà nội cũng trang hoàng rực rỡ. Bàn ghế, tủ thờ cẩn xà cừ được chú út lau chùi óng ánh. Ông bà ngồi chểm chệ trên bộ trường kỷ giữa nhà cho con cháu chúc Tết. Sau đó mọi người cùng ở lại ăn cơm trưa. Thịt cá, bánh trái ê hề. Người nào cũng “chở” hết nổi mới bỏ đũa.
Trở về nhà, bà Tân vô buồng nghỉ trưa. Ba anh em và Huy đem bộ bài cào ra chơi. Ăn tiền xu thôi. Mỗi lần kinh hoặc rút bài, lỡ hai bàn tay có chạm nhẹ nhau, Huy cảm thấy như bị điện giựt, còn Trang thì lúng túng không dám ngó thẳng Huy. Thanh cũng khám phá ra điều đó nên đưa mũi lên trời hít hít:
- Tết năm nay tui thấy không khí trong nhà này khác lạ. Nhưng chắc chắn là có người bị a... bị  a...
Thanh làm bộ tịch như đang kiếm chữ để diễn tả cái sự rất khó “diễn tỏa” kia. Trang bẽn lẽn đứng lên:
- Anh Hai kỳ quá hà. Thôi, em đi dọn chè xôi nước lên ăn. Cúc, vô phụ chị chút coi.
Con nhỏ lon ton chạy theo Trang vô bếp. Còn lại hai người, Thanh nheo mắt hỏi:
- Tao đoán đúng không Huy? Em tao coi bộ hạp nhãn mày rồi?
Huy cũng hơi ngường ngượng:
- Cô ấy đẹp quá đi chứ. Theo tao, Trang còn xinh đẹp, dễ thương hơn khối cô trên Sàigòn. Hễ có tí nhan sắc là kênh kiệu chịu không nổi!
Thanh vỗ vai bạn:
- Vậy mày còn chờ gì mà không “nhào dô”. Em tao ưng mày tao đỡ lo nó “ trao thân lầm tướng cướp!”
Huy nói: "cái thằng!", rồi chợt nhớ ra điều gì, anh chàng toét miệng cười:
- Sáng nay đằng nhà cụ, tao thấy Chú Út mày ốm tong teo như cây tre, còn Bà Thím lại vừa thấp vừa tròn như  hạt mít. Đứng cạnh nhau trông giống hệt số 10, buồn cười ghê!
Nhỏ Cúc bưng chè lên nghe tiếng buồn cười bèn chất vấn liền:
- Anh Huy nè, em không hiểu tại sao anh buồn mà lại cười?
Huy ú ớ rồi giở giọng lý sự cùn:
 -Ối giời, buồn mà khóc là chuyện thường. Buồn mà cười được mới giỏi, mới hay. Giống như Người Nam nói tức cười. Tức mà xụ mặt một đống thì kể số gì. Tức mà cười mới là oai, đúng không?
Nhỏ Cúc thấy cũng có lý bèn gật đầu.
...Rồi ngày trở lên Sàigòn cũng phải tới. Từ hôm trước, bà Tân và Trang đã sửa soạn đủ thứ để Thanh đem lên nhà bác Đại. Lại còn gởi cặp gà mái tơ cho ba má Huy ăn lấy thảo. Huy cố từ chối nhưng khi nghe Trang nói: "anh không nhận má em buồn, tưởng anh khi dễ". Chàng bở vía phải nhận cả hai tay.
Cơm chiều xong, dọn dẹp rồi Trang đi tắm. Mái tóc được gội với "Xà Bông Cô Ba" thơm nhẹ nhàng. Nàng đứng dưới gốc cây bưởi đơm bông trắng muốt gần nhà bếp, vừa chải vừa hong mớ tóc mây mượt mà. Huy từ trong phòng ngó ra thấy Trang đứng một mình, sau một hồi lưỡng lự bèn thu hết can đảm đi ra. Nhìn Trang mặc cái áo túi lụa màu mỡ gà, cánh tay trắng nuột, cầm chiếc lược đồi mồi chải tóc, đẹp như một cô tố nữ trong tranh, lòng Huy bồi hồi ngây ngất. Chàng kêu nho nhỏ:
- Trang, Trang...
Đang thả hồn đâu đâu, Trang giựt mình suýt rớt cây lược. Nàng đưa bàn tay chận lên ngực:
- Ý, anh Huy làm em hết hồn.
Huy cười:
- Anh xin lỗi. Mái tóc Trang đẹp quá. Các cô ở Sài Gòn bây giờ thích uốn tóc, nhưng anh vẫn yêu mái tóc dài xõa xuống lưng như  của Trang.
Trang thật thà:
- Em ở nhà quê, uốn tóc người ta quở chết!
- Vì vậy mà anh thấy Trang đáng yêu bội phần. Mấy hôm ở đây anh thấy vui vô cùng. Mai anh về Sàigòn rồi, Trang có buồn không?
Trang thẹn thùng mặt ửng đỏ:
 - Dạ em... dạ em...
Thấy cô gái nín lặng mắt nhìn xuông đất, Huy làm gan cầm bàn tay nàng bóp nhè nhẹ:
-Sao, Trang nói đi. Có buồn không?
Bị hỏi dồn, Trang lí nhí:
 -Dạ...dạ có!
Huy thở phào như trút một gánh nặng:
- Đừng buồn, hè tới anh sẽ theo Thanh về thăm em. Anh sẽ thưa bố mẹ anh xuống đây nói chuyện với má.
  Em ráng chờ anh nhé.
Trang bình tĩnh hơn:
-Dạ em chờ.  Chỉ sợ nơi thành thị có nhiều cô gái đẹp dễ làm anh thay lòng thôi hà.
Huy đưa bàn tay Trang lên môi hôn:
- Anh thề. Trong lòng anh chỉ có Trang thôi, không ai có thể thay thế được.
Trang sợ sệt:
- Coi chừng có người thấy. Em sợ cái miệng nhỏ Cúc. Nó thấy là la um sùm, mắc cở chết!
Huy vẫn nắm chặc bàn tay Trang:
- Kệ, trước sau gì người ta cũng biết. Chúng mình sẽ viết thư cho nhau nhé. Về Sài Gòn anh nhớ em chết luôn. Hai người còn tỉ tê thêm một hồi mới chia tay. Nhưng đâu có thoát được cặp mắt cú vọ của Thanh. Tối trước khi ngủ Thanh hỏi:
- Sao mậy? “chiện đó” tới đâu rồi? Chiều nay tao thấy có người đứng dưới gốc bưởi....
Huy cười:
- Chịu thầy! Xong rồi. Trang làm tao hồi hộp quá. Ra trường tao sẽ cưới Trang ngay.
- Ừ mày tính sao cho trọn. Em tao khổ là tao tùng xẻo mày đó thằng em.
- Sư mày! Chưa chi đã lên mặt đàn anh.
- Ủa, bộ mày quên tao là Anh Hai thứ thiệt rồi hả?
Cả hai cùng cười. Ít phút sau, Thanh ngáy khò khò. Huy trằn trọc mãi mới ngủ được.
...Về lại nhà, lúc soạn quần áo đem giặt, Huy chợt thấy một cái khăn mùi soa bằng vải phin trắng. Nơi chéo khăn có thêu mấy đóa bông trang màu hồng. Cầm chiếc khăn ngắm nghía chán lại đưa lên mũi hít, mắt nhắm nghiền, hồn bay tận chín từng mây. Từ đo,ù những cánh nhạn xanh có, hồng có bay qua bay lại vù vù. Mỗi lần nhận được thơ là Trang đóng kín cửa phòng không cho nhỏ Cúc vô. Vậy mà nhỏ cũng ráng lục cho được cái hộp bánh "bích qui", lấy xấp thơ của Huy ra đọc lén. Thơ nào cũng bắt đầu bằng câu: Cô Nam Kỳ bé nhỏ của anh, hoặc Cô Nam Kỳ đáng yêu của anh.... và chấm dứt bằng câu: Một nghìn chiếc hôn cho người yêu bé nhỏ của anh... hoặc yêu em với tất cả con tim... dĩ nhiên con nhỏ chẳng hiểu gì ráo, nhưng thấy chị Trang bí mật quá mà, nên quyết đọc lén cho biết! Trên đời, chuyện càng bị cấm bao nhiêu càng lôi cuốn lòng tò mò bấy nhiêu!
Rồi Xuân qua, Hè tới. Thanh vớí Huy cùng ra trường. Thanh xin đổi về dạy ở Cao Lãnh. Huy xuống Vĩnh Long. Huy xin phép bố mẹ cưới Trang trước khi nhận nhiệm sở mới. Bà Tân hỏi con gái, giọng đầy lo lắng:
- Má nghe nói Người Bắc lễ nghĩa khó khăn hơn người mình. Con liệu làm dâu nổi không?
Trang trả lời chắc như bắp:
- Má à, má quên là tụi con sẽ ở Vĩnh Long chớ đâu có ở chung với ba má ảnh. Lâu lâu về thăm thì con chỉ việc cúi đầu dạ dạ là qua hết. Má đừng lo.
Bà Tân thở dài:
- Ờ, thì tụi bây tính sao đó tính. Có gì đừng đổ thừa má hổng cản!
Phần Huy, gia đình chàng  không phải là không có ý kiến. Bà mẹ có vẻ hơi lo lắng :
- Con đã suy nghĩ kỹ chưa? Mẹ thấy Người Nam ăn nói bộc trực, không khéo léo, rất dễ mất lòng người khác. Hơn nữa, chuyện cô Quờn ghen đốt chết luôn ông chồng khiến mẹ sợ quá!
Huy vội vàng trấn an :
- Mẹ yên tâm. Hồng Trang  xinh đẹp, giỏi nội trợ và rất hiền. Con bảo đảm gặp mặt rồi là mẹ sẽ yêu cô ấy ngay.
Đám cưới Trang và Huy diễn ra tưng bừng. Hàm răng đen nhánh và mái tóc vấn khăn nhung của mẹ Huy làm làng xóm ngạc nhiên quá đỗi. Cặp uyên ương Nam-Bắc cho ra đời 3 tí nhau dễ thương hết sức: Hoàng, Hồng Lan và Hồng Mai.
Lúc còn dạy ở Vĩnh Long, anh chị may mắn có quen một người bạn trong Hải Quân, nên năm 75 họ kêu anh chị và ba nhóc tì lên tàu thẳng một lèo qua Guam và sau đó qua định cư bên Cali. Riêng vợ chồng Cúc được em chồng bảo lãnh qua Canada. Bà Tân mất vài tháng trước 75. Riêng gia đình Thanh kém may mắn, phải vượt biên năm 78 và đang định cư bên Úc. Thường thì Cúc hay qua Cali thăm chị, rủ hoài nhưng chị Trang cứ hẹn.
- Hổng hiểu bữa nay sao bả lại cao hứng bất tử, đòi qua ăn Tết bên xứ tuyết lạnh lẽo này?
Cúc như chợt nhớ ra điều gì, cặp mắt chợt sáng như hai đèn pha:
- Anh ơi, em nhớ ra rồi. Năm nay vừa đúng 40 năm đám cưới của chị Trang. Tụi mình sẽ dành cho ảnh chỉ một “sự ngạc nhiên” thích thú. Em sẽ tổ chức một bữa tiệc kỷ niệm tưng bừng. Mời đám bạn bè của tụi mình tới hát Karaoke cho vui. Anh thấy vợ anh có sáng kiến hay chưa?
Hưng lại giở giọng Út Trà Ôn:
- Hỡi ơi, còn ai hiểu vợ anh hơn anh nữa??? Ừa, anh thấy cái hỗn danh mà hồi xưa anh Thanh với chị Trang đặt cho em “nhỏ Cúc xí xọn” sao mà đúng “trăm phần trăm”...
Cúc véo vô bắp vế Hưng một cái đau điếng:
- Cho chừa cái tật nói xấu vợ! Thôi ra coi "hockey" đi cho em dọn dẹp. Chuyện chị Trang hạ hồi phân  giải.
Hưng đứng lên cái rột:
- Xin tuân lịnh...bà lớn!
Cúc trợn mắt :
- Nè, bộ muốn có ...bà nhỏ hay sao mà bữa nay phong tui lên chức bà lớn vậy cà? Nói thiệt đi cho tui còn liệu...mua xăng!
- Chi vậy cưng?
- Chèn đét ơi. Bộ anh quên chuyện cô Quờn rồi hả?
Nghe tới đây Hưng vội vàng đưa tay lên trời:
- Xin Thượng Đế làm chứng cho con. Đời con chỉ yêu có một nàng. Đó chính là "cô Cúc xí xọn"!
Cúc cười xòa :
- Thôi được rồi, tha cho anh.
Hai đứa nhỏ đưa mắt nhìn nhau, thiệt hết ý hai cái ông bà già này!!!


TIỂU-THU
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2018 lúc 12:54pm

Tập tễnh làm Hai Lúa







Mới có hai mươi âm lịch mà vùng quê nơi con bé Hai đang tá túc đã chộn rộn với cái không khí của ngày tết rồi, xóm làng Phước Thành chợt như

 "Tỉnh giấc" sau cơn ngủ vùi bởi những tháng mưa gió dầm dề, giờ thì những luống rau, những vườn trồng bông, đã đơm hoa khoe sắc đủ màu, từng con mương, cái đìa được tát cạn để thu hoạch mớ cá con Tôm, còn Gà Vịt, Heo V.v... Cũng được mọi gia đình chuẩn bị sẳn sàng cho mâm cơm ba ngày tết..

                      ***

  Vốn là dân Sài gòn chánh gốc nên nhà của bé Hai cũng như bao gia đình khác, khi đất nước "chuyển mình" vào tháng tư bảy lăm, phần lớn dân chúng chưa quen với "nếp sống mới", do công việc làm cũ không còn nữa, nên rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp bất đắc dĩ, mọi người hoang mang vì không biết rồi đây cuộc sống của gia đình mình sẽ đi đâu về đâu, dân gian có câu "Nhân cùng tất biến" vì vậy trong thời buổi đói kém, "Gạo châu củi quế" đã có nhiều người xoay sở bằng cách đi bán chợ trời, còn  những người khác không có việc làm, thì họ đâu có thể khoanh tay chịu đói, họ đã bán dần dà các tài sản trong nhà để mua thực phẩm nuôi sống gia đình.

                      ***

   Do tình trạng mua bán, sửa chữa tân trang xe hơi không còn khách để duy trì công việc  trên nữa, ông Tư tía của bé Hai nhanh chóng họp mặt gia đình lại mong tìm ra lối thoát cho cuộc sống hiện thời, khi mọi người có mặt nơi phòng khách, ông Tư liếc mắt sơ qua ông thấy vẫn còn thiếu hai đứa trong đàn con yêu dấu của mình, ông lên tiếng hỏi:                  - Sơn nè, chị Hai bây với con Dung đi đâu mà chưa có mặt vậy, ba dặn rồi tới giờ này mà chưa chịu về.

   Sơn là đứa em kế của con bé Hai, nó nhanh nhẩu trả lời:

  -Chị Hai đang xếp hàng mua Bo Bo ở cửa hàng lương thực, còn con Dung đang chờ mua Dầu hôi ở cây xăng đó ba, lúc nãy con thấy người ta bu đen nghẹt bị mấy người ở cửa hàng rầy rà quá trời, có ông cán bộ cầm loa ra yêu cầu xếp hàng trật tự họ mới bán, ba  có biết không hiện giờ mọi người đứng "Rồng rắn" dài thòng luôn vậy đó, tại vì ai cũng sợ tới phiên mình thì không còn hàng để mua.

    Ông Tư lắc đầu ngao ngán, ông nói với thằng Sơn và mấy đứa em của nó:

  -Thôi tụi con ngồi đây chơi chờ một chút nữa hai đứa nó về rồi mình họp luôn.

   Ông Tư vừa dứt lời thì ngoài sân Bé Hai lên tiếng:

  -Có Bo bo rồi đây, mừng ghê, mới mua vừa xong là vừa hết giờ, mấy người phía sau họ sẽ phải mua vào sáng mai.

   Rồi con Dung cũng xuất hiện nơi đầu ngõ, nó xách hai can nhựa Dầu hôi đem vô nhà với gương mặt vui vẻ, thấy vậy Sơn nói:

  -Cha chả, coi bộ con nhỏ này khoái cái vụ mua Dầu hôi hay sao đó, thấy bản mặt nó vui quá chừng vậy cà.

   Nghe thằng Sơn nói con Dung bèn cự liền :

  -Khoái con khỉ khô họ, anh đi mua đi rồi anh biết khoái hay không.

   Thằng Sơn bắt bẻ :

 -Không khoái sao tao thấy mầy tủm tỉm cười hoài vậy?

  -Anh coi không mắc cười sao được, tui xếp hàng gần áp chót, tưởng đâu phải chờ ông trời "đứng bóng" mới tới phiên của mình, ai dè cái thằng đứng bơm Dầu hôi là Thằng Lương bạn học của tui, nó thấy tui đứng cách nơi nó bán xa lắc xa lơ nên nó chạy tới xách hai cái can bơm đầy nhóc cho tui, đã vậy nó chỉ lấy tiền có một can thôi,  như vậy kỳ cục quá nên tui đâu có chịu, tui nhất quyết trả tiền sòng phẳng cho xong, ác một cái nó cứ đưa tiền lại cho tui hoài làm bà con ngó chằm chằm mắc cỡ quá nên tui thây kệ nó luôn, tui xách hai thùng Dầu dông thẳng về đây  nè.

  Lúc này bé Hai nói chen vô :

  -Chị biết thằng Lương này rồi, ba nó theo "kháng chiến" gì đó, giờ "Hòa bình" về được làm chức cũng lớn bộn trên xã đó, cái ngữ này chắc ba nó gởi gắm cho vô ngành thương nghiệp đây chứ đâu.

                    ***

   Cuộc họp gia đình bắt đầu, ông Tư nói hết hoàn cảnh trong nhà, công ăn việc làm bị ngưng trệ, do xe hơi được liệt vô hàng xa xí phẩm, thậm chí có người còn cho là chỉ có giai cấp bốc lột mới sử dụng, cho nên mọi người chuyển sang đi bộ, đi xe đạp, xe Lam, xích lô hoặc xe buýt cũ mèm, các loại xe hơi coi đành phải "Trùm mền" hoặc để "Trồng hành", cuối cùng ông Tư bàn với bà Tư gia đình phải chia ra làm hai, giống y hoàn cảnh cách đây mấy ngàn năm  bà Âu Cơ cùng  ông Lạc long Quân dẫn dắt  một nửa đàn con để kẻ lên rừng, người xuống biển lập nghiệp.

   Cuối cuộc họp ông Tư tình nguyện cùng con bé Hai, thằng Sơn và con Dung khăn gói về Phước Thành quê ngoại của các con để tìm cách mưu sinh, bà Tư ở lại Sài gòn cùng mấy đứa con còn lại, bà nhận may, sửa quần áo cho bà con trong xóm để kiếm tiền sống đắp đổi qua ngày...

                      ***

   Khi chiếc phà cập bến bên Phía xã Phước Thành, bà Mười ngoại của bé Hai đứng chờ sẳn trên bờ, bà đưa mắt tìm kiếm tía con ông Tư, vì trước ngày lên đường ông Tư ra Bưu điện đánh "giây thép" về báo tin cho bà Mười biết cha con ông sẽ về quê làm ruộng để có thêm gạo thóc tiếp tế cho bà Tư cùng bầy con còn lại nơi phố thị.

   Người dưới phà lần lượt lên bờ gần hết mà bà Mười chưa thấy bóng dáng tía con ông Tư ở đâu, bà cằn nhằn với cậu Sáu của bé Hai:

  -Thằng Sáu mầy có chắc là hôm nay cha con thằng Tư về đây không vậy bây?, hôm trước cái miếng giấy quánh"dây thép" của thằng Tư bây bỏ đâu rồi, lớ quớ ra đây đón lộn ngày là mắc công lắm đó đa.

   Cậu Sáu của bé Hai đáp rành rọt:

  -Đúng rồi mà má, tờ giấy con cất trong cái bóp của con rồi, con lấy cục phấn (biên) lên cửa tủ quần áo rõ ràng là hôm nay, chuyến phà chừng mười tới mười một giờ, chuyến này chưa có thì chịu khó chờ chuyến sau, kệ nó chừng nào anh Tư về tới thì mình đón, hơi đâu nóng ruột má ơi!

   Trời nắng nóng gay gắt, bến phà lại không có được một làn gió nhẹ nào khiến bà Mười bực bội, giờ nghe thằng Sáu con mình nói kiểu "Được chăng hay chớ" khiến bà bực mình:

  -Cái thằng (dịch lệ) này nha, tao nóng ruột hông biết tụi nó đi xe cộ có gì chuyện gì hông nữa, chứ thường thường áng chừng giờ này tụi nó tới rồi.

   Bà Mười vừa dứt lời, bổng cậu Sáu chỉ tay về chiếc phà và vui mừng la lên:

  -Tới rồi, tới rồi má ơi!

  Từ đàng xa Mấy tía con ông Tư cũng nhìn thấy Ngoại và cậu của mình, bé Hai, thằng Sơn, con Dung đồng loạt co giò chạy nhanh về phía họ rồi mấy đứa ôm chầm lấy ngoại và cậu vì đã khá lâu họ mới có dịp gặp lại nhau..

   Tía con ông Tư về quê làm ruộng trúng ngay lúc những thửa ruộng rất cần thợ cấy, nên sau một ngày nghỉ ngơi và sau khi được bà Mười chỉ vẽ cho các công việc phải làm trên ruộng thì mấy cha con ông Tư theo bà Mười ra cánh đồng nhà mình để làm việc như bao người ở thôn quê.

   Trời mờ sáng, sau khi cơm nước lót dạ buổi sáng xong mọi người lũ lượt kéo nhau ra đồng, bà Mười đi trước, bé Hai đi lẽo đẽo phía sau cùng với những người nhà của nó, khi đi qua những đoạn bờ đê nhỏ hẹp và (Trơn trợt) khiến bé Hai té ngã liên hồi, bộ đồ (Bà ba) do bà Tư may cho tuần trước hẳn còn thơm mùi vải mới, vậy mà hôm nay nó lấm lem bùn đất, mỗi lần bé Hai "Chụp Ếch" chẳng những bị người nhà cười chọc quê, mà còn bị đám thanh niên đang cấy lúa bên thửa ruộng gần đó trêu ghẹo:

  -Chèn ơi! Cô Hai bắt được bao nhiêu Ếch rồi, đưa tui đem dìa nấu cháo Ếch trưa ăn luôn

   Bị cười nhạo, bé Hai giận lắm nó chưa kịp trả lời thì con Dung đã lên tiếng:

  -Thôi đi mấy anh, lo cấy đi cho kịp công không thôi chủ rầy đó, vụ cháo Ếch có tui lo rồi nhe.

   Đám thanh niên thấy con Dung đối đáp mạnh mẽ nên có phần e dè, họ không dám công khai chọc ghẹo nữa, chừng khi cả nhà bà Mười đi qua bờ đê giáp với ruộng của đám thanh niên này thì bé Hai nghe tiếng của anh chàng nào đó ghẹo mình:

  -Mèn ơi ! Trên đời trời đất hôm nay tui mới thấy nông dân mặc đồ đẹp đi cấy lúa nhe anh em.

   Con bé Hai mắc cỡ vô cùng, nó lấy nón lá che nghiêng để tránh những cái nhìn của đám thanh niên nọ.

  Bà Mười nghe câu nói của thằng Chiến là người vừa đưa ra câu chọc ghẹo bé Hai, bà liền lên tiếng:

-Cái thằng Chiến này, đây là mấy đứa cháu của tao trên thành phố nó về đây phụ làm cho vui thôi chứ nó có phải nông dân chánh cống như mấy đứa bây đâu, vài bữa tao may đồ cho nó mấy bộ đồ vải đen mặc giống y như bây thôi, ghẹo nó chi bây ơi.

  Mặt trời bắt đầu chiếu rọi nhũng tia nắng nóng lên khắp nơi, mùi bùn non bốc lên khiến cho bé Hai nhăn mặt, vừa khom lưng cấy lúa vừa đưa tay gãi những nơi bị con Bù mắc cắn gây ra ngứa ngáy vô cùng, chừng như chịu không thấu khi bị những loài côn trùng nhỏ xíu này tấn công liên tục, nó thầm than vãn và cầu xin:

 -Thôi nghe tụi bây, cắn đâu thì cắn, làm ơn tha cái mặt cho tao nghe.

Cái lũ Bù mắc chẳng những không nghe theo lời cầu xin của bé Hai mà còn (bu) vô con nhỏ càng lúc một nhiều, kể cả khuôn mặt trắng hồng của "Tiểu thơ" đám Bù mắc cũng chẳng tha, nên nhiều lúc bị cắn đau quá bé Hai giơ tay đập mạnh vào gò má của mình để "Tiêu diệt" chúng, báo hại gương mặt bé Hai bùn sình đen đúa như những đứa trẻ đi bắt hôi Cá trong đìa của thiên hạ.

 Bà Mười thấy đứa cháu cưng của mình lem luốc đầy bùn bà thương bé Hai vô cùng, cũng vì hoàn cảnh mà từ là một tiểu thơ cành vàng lá ngọc, hàng ngày với chiếc áo dài trắng trinh nguyên cắp sách đến trường, vậy mà giờ đây bé Hai hóa thân thành một cô thôn nữ cực khổ khiến bà ứa nước mắt, bà nói:

 -Bé Hai bây ra con rạch phía trước rửa ráy cho sạch sẽ rồi nghỉ tay chút đi con.

 Thấy công việc còn nhiều, ai nấy đang vất vả làm việc nên bé Hai nhất quyết ở lại phụ cho xong, không khí oi nồng trên ruộng khiến ai nấy cắm cúi làm việc, rồi bất chợt  mọi người nghe tiếng con Dung la bài hãi:

 -Đĩa Đĩa trâu cắn tui anh Sơn ơi, gỡ nó ra giùm tui đi, thấy ghê quá hà.

 Thấy con Dung bị Đĩa đeo nơi bắp vế, thằng Sơn chạy lại để nhanh chóng  giải thoát cho em mình, nó phun một ít nước miếng vào lòng  bàn tay của mình, rồi thoa lên khắp thân hình con Đĩa trâu, không đầy một giây con Đĩa uốn éo rồi tự động rớt xuống cạnh bàn chân của con Dung, vết máu do Đĩa cắn nơi bắp chân rỉ xuống, Sơn lấy tay nặn cho chảy bớt máu độc, vì do có loại hóa chất chống đông máu của con Đĩa tiết ra, nó lấy ngón tay đè chặt nơi Đĩa cắn một lúc sau thì vết thương của con Dung không còn rỉ máu nữa...

   Với sự góp sức của tía con ông Tư nên chẳng bao lâu phần ruộng của bà Mười được cấy xong, vui mừng nhất là mấy chị em của bé Hai, vì khỏi phải lội ruộng, không sợ Bù mắc cắn, không sợ những con Đĩa trâu đeo hút máu, riêng bé Hai khỏi phải e thẹn khi bị thằng Chiến và đám bạn của nó cứ ghẹo mình hoài.

                        ***

 Trên cây khế trước nhà bà Mười có một ổ chim Se Sẻ không biết nó ở đó tự bao giờ, bổng dưng sáng nay đôi chim bay ra vô liên tục, rồi tiếng những con chim non kêu lên ríu rít nghe rộn cả góc sân nhà, anh em bé Hai đang chăm chú theo dõi thì nghe ngoại kêu:

  -Nè mấy đứa lại đây phụ ngoại vá lại mấy cái lưới nè bây.

   Con Dung vốn không khoái làm mấy chuyện tỉ mỉ  này, nó phân trần với bà Mười :

  -Chèn ơi! Nào giờ tụi con đâu có biết làm ba cái thứ này đâu ngoại, mà nhà mình ai đi lưới vậy ngoại .

   Bà Mười nắm tay con Dung kéo nó ngồi xuống gần đám lưới đang nằm trên mặt đất, bà nói:

 -Lưới này họ chài ngoài vàm, mấy ghe chài họ mướn mình làm, có công việc này là cũng có chút đỉnh tiền đó con.

   Bà Mười đưa mỗi đứa một dụng cụ na ná như con thoi trong máy dệt, nó được quấn sợi cước tương đương với loại cước của tấm lưới phải vá, qua chỉ dẫn của bà Mười mấy chị em con Dung làm thật nhanh và thành thạo như những ngư dân thứ thiệt, bà Mười tỏ vẻ  vui mừng, bà thì thầm:

 - Mấy đứa này sáng dạ thiệt, cứ giỏi giang như vầy thì không bao giờ sợ đói...

                         ***

   Thấy thằng Chiến lấp ló ngoài ngõ nhà mình, bà Mười lên tiếng hỏi nó:

 -Chiến, bây đi đâu sớm bửng vậy, thằng cha con mẹ bây khỏe hông vậy, vô nhà uống nước đi bây.

   Tay cầm xâu cá Út tươi rói được xỏ xâu bằng những sợi dây lác, Chiến đi đến bên bà Mười nó nói:

 -Dạ cha má con mạnh giỏi hết bà Mười, con mới chài được mớ cá Út đem qua để bà Mười nấu chua cho mấy anh chị Sài gòn ăn lấy thảo.

  Trong bụng bà Mười thật vui, nhưng bà cũng nói theo kiểu (Mại hơi):

 -Úy mèn đéc ơi, nay tự nhiên sao bây bày đặt vụ này chi cho mắc công vậy con, hôm qua bà cho tía con tụi nó ăn nồi canh chua cá Lóc tụi nó vừa ăn vừa hít hà khen ngon thấu trời luôn.     Thằng Chiến tiếp lời:

 -Kệ nó, hôm nay ăn nữa cũng được mà bà Mười, má con bả cũng nấu canh chua hà rầm mà có đứa nào ngán đâu, bà Mười nấu với lá Me non đi, món này nấu kiểu đó cũng ngon thấy tía luôn.

   Bà Mười cười nhẹ rồi nói:

 -Thằng bây nói chí phải đa, để bà nấu cho cha con bé Hai nó ăn, rồi bà nói cho tụi nó biết cá của bây cho nhe.

  Thằng Chiến nghe vậy nó mắc cỡ đỏ mặt, nó nói:

 -Thôi bà Mười khỏi nói vậy đi, có nhiều nhõi gì đâu, mắc công bé Hai nó cười lại con làm sao.

  Bà Mười vui miệng nói luôn:

-Cái thằng này, bây nói nghe ngộ quá, thây kệ nó đứa nào cười hở mười cái răng ráng chịu.

   Nghe bà Mười nói giỡn chơi như vậy thằng Chiến cười lên sung sướng, bởi từ khi bé Hai về đây, không biết có phải  tiền kiếp nó nợ mần gì con Bé Hai hay không, mà bổng dưng nó cảm thấy bé Hai và nó dường như quen nhau tự kiếp nào, những lúc nghỉ tay ở bên bờ ruộng, thằng Chiến hay lân la đến để bắt chuyện, lần nào cũng bị con Dung "Cản mũi Kỳ đà" nên Chiến chưa có dịp thổ lộ tình cảm, nay nhân cơ hội này được bà Mười mớm lời nó trở nên bạo dạn, nó bèn cất tiếng hỏi:

-Bà Mười cho phép con hỏi thăm bé Hai có nhà không bà Mười.

-Nó với mấy đứa đang cuốc đất phía sau vườn để trồng bậy mớ khoai mì kìa, bây có quởn thì ra đó chơi.

-Con chỉ hỏi thăm vậy thôi, con xin phép bữa khác qua thăm bà Mười.

   Nói xong không đợi bà Mười trả lời, thằng Chiến lật đật dông thẳng ra ngoài ngõ mất dạng.

   Bà Mười cười cười rồi bà nói mình ên:

-Cái thằng Chiến này nhát gái tổ mẹ, ngó bộ dạng sau này sợ vợ thấy bà luôn cho coi .

                         ***

 Thắm thoát bé Hai về Phước Thành gần cả năm trời, công việc đồng áng mấy chị em nó không còn bở ngỡ nữa, thời gian đầu ai nấy chưa thích nghi với cuộc sống mới, dần dà qua công việc, qua tình bạn với các cô gái trang lứa trong xóm, với không khí trong lành, và qua cách đối xử hàng ngày thật chân chất nên bé Hai cảm thấy một phần nào đó khiến nó gắn bó với vùng đất này, tâm trạng mọi người rất vui vẻ lạc quan, đám con trai trong làng nhất là đám bạn của thằng Chiến không còn chọc ghẹo bé Hai như những ngày đầu nó hiện diện trên vùng đất này.

                        ***

 Khi những cánh đồng bát ngát của Phước thành được gặt xong, mặt ruộng khô nức nẻ báo hiệu mùa khô bắt đầu, đám con trai rủ nhau chơi đá banh, chơi (Volleyball) V.v... Địa điểm sân banh là những mặt ruộng nhấp nhô kia, đám nhóc của Chiến xúm lại dùng cuốc, đầm gỗ để san phẳng lại bề mặt của thửa ruộng thành một sân banh ngon lành, ông Tư được đám nhỏ mời làm trọng tài cho trận đấu giữa xóm Ruộng và dân xóm chài, ông Tư đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của người "cầm cân nẩy mực" khiến hai đội banh nể phục hoàn toàn...

                         ***

   Đất trời vùng Phước Thành đang "chuyển mình" vào xuân, khí trời tương đối dịu mát dưới bầu trời trong xanh, mọi người trong xóm tất bật lo sắm sửa chi cái tết, ngoài vườn nhà bà Mười những trái Quýt chín vàng cả cây, Xoài nghịch vụ cũng lác đác ra trái, dưới đất đám dây khoai mỡ bò rợp che kín cả giàn, bà Mười nhìn thành quả của gia đình làm ra bà mĩm cười thật hạnh phúc.

                          ***

   Sân đình làng Phước Thành đêm nay được  trang hoàng thật lộng lẫy, các dây đèn màu lập lòe chớp tắt liên hồi, tấm băng rôn treo ngoài cổng vẽ hình các nghệ sĩ cải lương của gánh hát Hương Tràm về đây lưu diễn, trời vừa nhá nhem tối bà con đầu trên xóm dưới tụ tập đông đúc, họ nói cười huyên thuyên, những băng ghế gỗ được xếp đầy nhóc trong sân đình, bà con lần lượt mua vé vô ngồi rất trật tự, thằng Chiến và đám bạn của nó mong có dịp như hôm nay để tìm và làm quen với các thôn nữ của xóm trên, bé Hai, và hai đứa em của nó cũng đâu có tha những dịp vui hiếm có nơi vùng đất nhỏ bé này, mấy chị em lấy những bộ đồ đẹp nhất để chưng diện cho đêm nay, trước khi đi bà Mười đưa cho chị em bé Hai mỗi đứa một gói khoai mì quết dừa được gói trong lá chuối, vì mới cơm nước xong hồi xế chiều, bụng hãy còn no nóc, vậy mà ngoại mình còn bắt đem theo gói khoai mì để ăn thêm, thằng Sơn nói:

  -Chèn ơi mới ăn cơm xong bụng còn no cành hông thì đem theo gói khoai mì kỳ lắm ngoại ơi.

   Bà Mười cắt nghĩa cho chị em con bé Hai:

  -Đình ở đây khi hát xong là khuya lắm bây ơi, đem theo lỡ đói bụng thì có cái mà ăn, không chịu thủ thân chừng đói biết kêu ai.

   Nghe ngoại nói cũng có lý nên đứa nào cũng vui vẻ cầm gói khoai mì đem theo, bà Mười còn đưa tiền để mua vé, bé Hai không nhận nó nói :

   -Ba đã cho tiền tụi con rồi ngoại ơi, ngoại đừng có lo.

   Khi mấy chị em ra đến sân đình thì trong sân đã chật kín người như niêm, ba chị em bé Hai đành đứng bên ngoài, thấy hàng Dừa trước cổng đình có ít người nên bé Hai kéo hai đứa em đứng cạnh cây Dừa bên bờ con rạch nhỏ, nơi đây tuy có xa sân khấu đôi chút, thiệt thòi đôi chúc bởi không nhìn rõ được mặt các nghệ sĩ, nhưng bù lại sẽ nhìn được toàn cảnh sân khấu vì có khoảng không gian trống trải, bầu trời bấy giờ được bao phủ bởi màn đêm dầy đặc, bé Hai ngước nhìn lên thấy vài Ngôi Sao lấp lánh trên cao, nó thả hồn về nơi cũ, nó thầm hỏi giờ này má và các em đang làm gì ở nhà, chắc khó có điều kiện đi xem hát như nó trong đêm nay.

   Tuồng hát mở màn trống kèn nổi lên liên hồi làm náo động cả vùng quê, đang chăm chú xem bổng nghe tiếng của thằng Chiến gọi nhỏ bên tai mình:

  -Bé Hai, anh ...anh muốn nói chút chuyện.

  Bé Hai ngạc nhiên hỏi :

  -Ủa anh Chiến cũng đi coi hát nữa hả, còn mấy người bạn của anh đâu, không lẽ anh đi một mình.

 Lúc này con Dung và thằng Sơn đã nghe qua lời đối đáp của hai bên, hai đứa biết tỏng tòng tong thằng Chiến đang tìm mọi cách để o bế chị của mình, thoạt đầu vì không biết rõ tánh tình của thằng Chiến nên còn tìm cách ngăn chặn, nhưng thời gian dài vừa qua thằng Chiến thể hiện sự quan tâm đến gia đình bà Mười bằng cách bữa nay cho con Cá, bữa khác biếu con Gà, Chiến nhà ta áp dụng chiến thuật "Mưa dầm thấm đất" nên nó đã chiếm được tình cảm của "Mấy người ở Sài gòn" về đây sinh sống.

   Con Dung và thằng Sơn gật đầu chào thằng Chiến, con Dung nói với bé Hai :

 -Chị Hai ngồi đây nói chuyện với anh Chiến chút đi, em dẫn thằng Sơn mua đậu phọng rang về nhai chơi đỡ buồn.

  Biết hai đứa em mình "Ga lăng" nên tìm cách lánh mặt, bé Hai căn dặn:

  -Dung nhớ coi chừng thằng Sơn nha, người đông lắm coi chừng đi lạc đó...

 Thằng Chiến và bé Hai ngồi bên gốc dừa, hai đứa cứ ấp úng mãi chẳng đứa nào biết nói gì cho nhau buổi tối bên nhau, hồi lâu bé Hai hỏi:

  -Anh Chiến chừng nào lấy vợ, bà nào lấy được anh coi như khỏe re há, con ông chủ điền mà vừa gì.

  Nghe bé Hai hỏi vậy thằng Chiến trả lời tức thì:

  -Có ai ưng tui đâu mà vợ với con cô Hai ơi.

  Thằng Chiến bắt đầu trổ mồi ve vãn bé Hai:

  -Còn người tui mến thương bấy lâu nay, cô nàng chẳng thèm để ý đến tui, tui buồn lắm.

  "Đi guốc trong bụng" thằng Chiến đã lâu, bé Hai làm bộ "Giả Nai":

  -Mèn ơi ai mà ác với anh dữ thần ôn vậy cà, anh cho tui biết cô nàng nào vậy, được hông.

  Thái độ ấm ức, thằng Chiến ỡm ờ :

  -Cô Hai biết quá rồi, khỏi cần chỉ phải không cô Hai.

  Rồi tự dưng thằng Chiến nhớ lời khích bác của thằng Ba Khía bạn nó:

  -Mầy thích bé Hai thì mầy phải ngỏ lời, chứ mầy cứ im im làm sao bé Hai biết được tình cảm của mầy.

  Thằng Chiến dồn hết sức mới dám thổ lộ tình cảm của mình bấy lâu nay:

  -Tui nói thiệt cô Hai đừng cười tui nghe, tui...tui...tui mến cô Hai lâu rồi, mong cô Hai chịu làm bạn với tui cho vui.

   Thấy thằng Chiến quá rụt rè trong khi trãi lòng với mình, bé Hai nó vừa thương vừa tội, bé Hai có suy nghĩ:

 -"Nếu mình dính líu sâu đậm với ông Chiến này thì mình sẽ làm dâu nơi đây suốt đời, mà nơi này gia đình mình coi như bến tạm, sẽ có ngày ba mình cùng mấy đứa con quay về nơi ở cũ để các con của ba còn có cơ hội vươn lên".

  Rất nhanh với quyết định trong đầu của mình, bé Hai lái tình cảm của Chiến sang hướng khác để tránh sự phiền muộn cho cả hai về sau, bé Hai nói:

  - Nói chơi với anh Chiến vậy thôi, bé Hai biết anh đặt để tình cảm nhiều cho bé Hai, tiếc rằng anh em mình gặp nhau hơi chậm, vì bé Hai đã có người yêu ở Sài gòn lâu rồi, nếu không có biến cố xảy ra có lẽ giờ này anh em mình không có dịp biết nhau đâu, anh Chiến đừng buồn, bé Hai thấy con Minh trong xóm này cô ta cũng mến anh lắm đó, anh mở lòng đáp lại tình yêu của cô ấy dành cho anh đi.

  Nghe bé Hai khước từ tình cảm của mình, thằng Chiến cảm thấy hụt hẫng, tuy vậy nó cố níu kéo:

  -Thôi nếu mình không là bạn của nhau, tui xin nhận bé Hai làm em nuôi của tui nha.

  Biết "ông anh nuôi" còn nhen nhóm một chút hy vọng có ngày bé Hai thấy được tấm chân tình của mình sẽ thay đổi thái độ, nhưng trong tình huống này nếu không uyển chuyển thì nhiều khi Chiến thất vọng đâm ra oán thù không có lợi cho cả hai nên bé Hai gật đầu cái rụp...

                       ***

 Cái tết đầu tiên gia đình của ông Tư chọn sum họp nhau trên vùng đất Phước Thành, bà Tư cùng mấy đứa em của bé Hai tề tựu về đông đủ, bà Mười sai cậu Sáu:

  -Tết nay (xấp nhỏ) về đây ăn tết, bây coi lo gói bánh nấu cho mấy đứa cháu nó biết cái tục lệ ở đây, có gì kêu xúm lại phụ với nhau, còn thịt thà để kho hột Vịt bây kêu ông (Cắt chú) ở trên xã thọc huyết con Heo mọi kia, bộ đồ lòng nấu cháo cho mấy đứa nó ăn cho thỏa mãn, lâu lắm có đứa nào được ăn cháo lòng đâu.

  Nghe bà Mười dặn dò, cậu Sáu y lệnh răm rắp, cậu dẫn đám con bé Hai đi chợ tết miền quê cho biết với thiên hạ, nói là chợ cho oai chứ thật ra bà con đóng mấy cái sạp bằng tre để dọc theo con đường làng, còn những người buôn bán nhỏ như vài nãi chuối, dăm ba con Gà con Vịt, họ chỉ trãi tấm nylon xuống đất rồi để hàng hóa lên cũng có chỗ buôn bán qua ngày. 

  Cậu Sáu cũng vậy cậu bày , Quýt , Xoài thu hoạch ở vườn nhà ra chợ bán, cậu không trãi nylon mà cậu mướn cái sạp của bà bạn quen biết lâu đời nơi đây để mua bán, giá cả cậu cho bé Hai biết rồi giao cho đứa cháu cưng đứng bán để làm quen với cuộc sống ở đây, cậu Sáu nhìn người không sai, vì bé Hai rất nhanh nhẹn, vui tánh nên loay hoay chừng một tiếng đồng hồ sau là hết sạch cả gian hàng, nhưng nói nào ngay nếu không có "Ông anh kết nghĩa" tới mua ủng hộ thì có lẽ mặt trời đứng bóng chưa chắc bé Hai đã bán số trái cây này.

                        ***

   Để bé Hai một mình xoay sở, cậu Sáu dẫn mấy đứa cháu còn lại đi mua sắm các mặt hàng thiết yếu cho ngày tết, cậu cũng không quên mua cho mỗi đứa cháu một bộ quần áo may sẵn để có tết nhất với thiên hạ, cậu mua thêm bánh trái, Thèo lèo cứt Chuột để cúng đưa ông Táo về trời, Chà là , mức Gừng, mức Bí .V.v...

   Đêm ba mươi thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, đứng trước bàn ông Thiên bà Mười đốt nhang khấn vái, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa hàng bội thu, con cháu trong nhà khỏe mạnh ,gia đạo bình yên, mọi người quỳ lạy trên chiếc chiếu trãi cạnh chân bàn ông Thiên, tiếng pháo khắp nơi đì đùng vang về hòa lẫn với tiếng súng của ai đó bắn chỉ thiên mừng xuân cùng trăm họ.

   Tiếng trống múa Lân của đám thằng Dương bạn của thằng Chiến đang vang lên inh ỏi ngoài phía đình làng, âm thanh này khiến thêm phần náo nức đầu trên xóm dưới. Nồi bánh tét nấu từ chiều đến quá nửa đêm nó đã thơm "dậy mùi", bé Hai có nhiệm vụ canh nồi bánh này, trong khi mấy đứa em nó thì gầy một dòng bài cào kế bên, thằng Chiến ở đâu cũng lọ mọ đến chơi bài cùng đám nhỏ, không biết nó có lấy lòng hay số đen đủi khiến nó bị mấy đứa em của bé Hai ăn gần sạch túi.

   Bà Mười cùng vợ chồng ông Tư đang ngồi thưởng thức món trà Tàu thơm phức, họ ôn lại suốt một năm qua, bất chợt bà nói với vợ chồng ông Tư.

  -Mới có gần một năm mà má thấy bây già đi dữ nghe thằng Tư, bây giữ sức khỏe cho tốt để chèo chống lo cho bầy con bây, tội nghiệp bầy trẻ quá chừng.

   Hớp ngụm trà, bà Mười tiếp:

  -Con Tư cũng vậy, bây cố gắng làm lụng lo cho cái đám nhỏ ở trển đi, thiếu hụt gì hú má một tiếng tao gửi lên liền. Con Hai nó lớn bộn rồi đa, thằng cha của thằng Chiến nó đòi ngồi sui với bây, nó nhờ tao nói vô một tiếng, ngặt một nỗi là tao thăm dò ý tứ thì bé Hai nó không chịu, bây để ý lo cho con nó nơi chốn đàng hoàng để nương nhờ tấm thân, nhớ tránh mấy thằng bợm nhậu giùm tao cái nghe bây.

  Hai vợ chồng ông Tư vâng dạ liên hồi, bà Mười gọi hết con cháu lại quây quần bên bà để bà lì xì lấy hên, bé Hai được ngoại ưu tiên cái bao hơi "Nặng ký"  so với mấy đứa cháu còn lại khiến con Dung nó "Cà nanh"

  -Ngoại chơi kỳ quá, bao lì xì con xẹp lép, còn chị Hai sướng quá chừng.

  Bà Mười cười hiền rồi thanh minh cho việc không công bằng này:

  -Chèn ơi, đây là tiền công con Hai nó bán trái cây đó, bây khiếu nại hỏi cậu Sáu bây kìa còn tao vô can vụ này nhe.

  Thằng Chiến cũng ăn ké được lộc đầu năm do bà Mười trao cho, đưa bao lì xì cho nó bà Mười nói nhỏ để an ủi nó:

  -Bây đừng buồn, bà Mười biết bây còn thương bé Hai dữ lắm nhưng duyên phận hai đứa không thành, thôi đừng buồn nhe thằng cháu rể hụt của tui.

  Bé Hai chú ý nên nó nghe được câu nói này, nó bèn nói lớn cho cả gia đình nghe:

  -Con xin giới thiệu với Ngoại với cả nhà, đây anh Chiến là anh kết nghĩa của con rồi, phải không anh Chiến.

  Thằng Chiến như bị điện giật nó nói theo kiểu phản xạ có điều kiện :

  -Đúng rồi ngoại ơi, bé Hai nói vậy là đúng đó ngoại.

  Tuy nói ra như vậy nhưng tâm trạng nó không vui vì nó vẫn còn tôn thờ hình ảnh của bé Hai như ngày nào.

                         *** 

  Qua bao ngày làm lụng vất vả nơi quê ngoại của các con, qua cái tết nọ ông Tư đưa các con về lại Sài gòn sinh sống, bà Mười, cậu Sáu, đám bạn trai gái ở Phước Thành ai nấy cũng buồn hiu, riêng thằng Chiến thì trốn đâu mất nó không dám đến chia tay nhà bé Hai vì sợ không nén được cảm xúc nó khóc bất tử thì xấu hổ vô cùng, con phà xa dần xa dần để lại bao niềm thương nỗi nhớ cho cả hai bên người đi kẻ ở.

    Giờ đây nhớ lại những ngày tháng gian nan ở miền quê Phước Thành, bé Hai không ngờ mình đã vượt qua và những kỷ niệm vui buồn của năm nào ở vùng đất này sẽ khắc ghi trong tiềm thức của mình mãi mãi về sau.


Hai Hùng SG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2018 lúc 4:55pm

Vùng Trời Bỏ Lại     <<<<<

Nguyễn Thị TH | Nam Phong - Phượng Dung




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Oct/2018 lúc 10:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2018 lúc 10:30am

MÙA THU LÁ BAY



    
     Hôm gặp lại Nhiên, Tịnh thấy lòng mình vui như chưa bao giờ có một lần vui như thế trong đời.
     Trời mùa thu vùng Hoa Thịnh Đốn -Virginia, hơi giống như quê hương Thụy Sĩ của anh. Nhìn những chiếc lá vàng rơi nơi đây, làm anh nhớ lại những câu thơ vừa đọc trên báo CT, số mùa  thu vừa qua, với lá:
   
Bâng khuâng nghe gió thu vàng
Rừng phong đổ lá chưa tàn ước xưa
  (1)

     Hay với nắng thu:         
Thu sang trong nắng hanh vàng
Gió lay mơn trớn nhẹ nhàng lá rơi
  (2)

      Những chiếc lá đã đổi màu còn nằm trên những cành cây. Ngọn gió thu lành lạnh lướt trên da mặt. Chỉ khác một điều, vùng Virginia nơi anh đến có những con đường uốn lượn lên xuống, như mặt biển mùa động, mà Thụy Sĩ của anh thì không có. Và còn khác một điều, vùng Hoa Thịnh Đốn -Virginia có những khuôn mặt nữ giới vừa đẹp lại vừa tài hoa, làm vẻ vang cho Cộng Đồng Người Việt, và có những cô lúc nào cũng bận rộn làm văn nghệ, văn hóa, xã hội… nhưng lúc nào cũng giữ được vẻ kiêu sa, đài các.                     

Điễm trang làm dáng cuộc đời
Bài thơ mượn chút tơ trời mãi xuân
(3)
    
     Tịnh đến đây để tìm thăm vài người bạn văn thơ anh chị, những người bạn sống vì những dòng chữ. Tâm hồn gửi vào những nốt nhạc, áng thơ, câu văn, bài viết, truyện ngắn truyện dài như gửi gió cho mây ngàn bay, tìm người đồng cảm. Tâm hồn các bạn mẫn cảm, đời sống, con người các bạn giao thoa với chữ nghĩa, làm chữ nghĩa nổi lên những cung bậc tình yêu, tình người. Cụng ly cho những lần tan hợp, hợp tan.

Chia tay mộng ước vấn vương
Cũng chia cả những chiều sương đợi chờ
(4)

     Chia tay ngày ấy, hôm nay gặp lại. Tịnh thăm lại được những bạn lính KQ ngày trước. Thăm lại những khuôn mặt thật trẻ trung, hào hoa của thuở trời đất trong cơn gió bụi, còn nay đã trung niên, đã xắn tay áo lên để hiên ngang đi vào đời sống mới ở xứ người, và mỗi người đều đã có trong tay một người đẹp, mỗi bước không rời, không như ngày xưa, có nhiều bạn nay cô này mai cô khác với đời sống độc thân, thay nhân tình, đổi màu áo.
     Và Tịnh cũng đến đây để thăm Nhiên, tìm lại mối tình với Nhiên đã xưa cũ, đã phôi pha, từ dạo còn ở quê nhà sàn dã. Trời đang thu, buổi sáng ra đứng tước sân nhà người bạn, nhìn ra  đoạn đường hai bên nhà anh, chập chùng uốn lượn, những lá vàng rải đầy trên mặt đường, bên mái hiên, Tịnh nhặt vài chiếc lá phong thu. Tay anh không run như trong câu thơ đã đọc:

Run run nhặt chiếc lá vàng
Chạnh lòng muốn níu thời gian trở về
  (5)

      Nhưng anh thật lòng muốn níu thời gian ngày ấy trở về ngay trong hiện tại, bởi vì anh muốn có ngay Nhiên bên cạnh.
     Từ nhà người bạn, ở đầu tiểu bang, đi đến thành phố nơi Nhiên ở, cuối tiểu bang, Tịnh ngồi một mình trong xe bus,. Bánh xe lăng chuyễn qua những con đường, qua những nhà máy, cánh rừng con suối, làng mạc đồi thông, những lá cây rừng đã đổi màu lá vì thu sang, nhưng tâm hồn anh vẫn bàn bạc không thay đổi. Mối tình ngày trước, Nhiên trao cho anh, anh trao cho Nhiên nay vẫn còn nguyên vẹn.
     Ngày đó. Đất nước vừa đổi thay. Cơ cực nhiều hơn hạnh phúc. Lam lũ nhiều hơn rong chơi. Nhưng hai người vẫn đến với nhau bằng tình yêu như bao nhiêu mối tình khác trên đời sống này, mặc cho sự sướng khổ, mặc cho sự bạo tàn của đời sống mới đang ngự trị. Ngày đó anh, người lính đã thua sau cuộc chiến và Nguyễn thị An Nhiên, cô giáo cấp hai đang “công tác” trong  một trường ở ngoại ô thành phố. Hai người đã là bạn trước đó ít năm. Chiến trường dâng cao, bị động viên, Tịnh đành phải xa trường, xa Nhiên. Hòa bình lập lại, tuy  được gần nhau, nhưng cũng lại rất… xa! Cứ thỉnh thoảng ngày chủ nhật Nhiên hay rủ Tịnh đi dạo trên những con đường, chờ cô hoặc vào với cô trong ngôi thánh đường đang có lễ trọng, giúp cô mua một món quà… Tịnh chưa bao giờ biết tiết thời gian những lúc bên cạnh Nhiên. Có những khi, anh ngồi trước thánh đường hằng giờ đồng hồ đề chờ Nhiên dự cho xong buổi lễ. Ngồi một mình nhìn mây trắng, nhìn những chú chim bồ câu trước thánh đường, những đoàn người qua lại, những dòng xe di chuyển trên đường phố mà lòng vui như mở hội. Đối với Nhiên ngày lễ là ngày vui. Chắc có lẽ cô yêu Tịnh cũng bằng như tình yêu cô yêu ngôi thánh đường.
     Có một lần, sau khi dự lễ xong  Nhiên rủ Tịnh giúp cô đi dạo tìm mua một đôi guốc trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Một ngày như mọi ngày. Sài Gòn trong ngày cuối tuần vẫn tấp nập, dù đời sống sau chiến tranh còn nhiều vất vả. Dù hoàn cảnh nào con người cũng phải làm ăn, phải mua bán và đi…dạo cuối tuần. Ngày hôm đó, đối với Tịnh là một ngày đầy “ấn tượng“. Nắng ấm, trời khô ran, Sài Gòn trong buổi sáng cuối tuần thật tưng bừng. Tịnh đã „lủi thủi“ theo Nhiên để giúp nàng mua cho xong một đôi guốc và một vài món đồ lặt vặt khác. Khi cô mua xong trời đã đứng bóng. Ngang qua một tiệm ăn Nhiên có rủ Tịnh vào nhưng anh ngại và từ chối…không vào…
     Đứng chờ chồng Nhiên ở bến xe, nơi đầu thành phố, Tịnh thấy lòng mình vui. Vui vì vừa biết được Nhiên đang hạnh phúc bên người chồng Việt Nam tị nạn, như Nhiên, như mình, vui vì được biết cuộc sống Nhiên rất hạnh phúc. Nhiên có những đứa con ngoan và một người chồng biết lo toan cho mọi người trong gia đình. Bỗng nhiên Tịnh nghĩ đến một điều: Chắc gì lấy anh Nhiên sẽ có được hạnh phúc như đang có trong hiện tại. Một con người, đôi khi, nghĩ và làm những điều không thực tế, như người đi trên mây, giống như tựa một cuốn truyện. Có một điều mà Tịnh  nghĩ  Nhiên không biết, đó là, sau bao năm sống xa Nhiên, và với một thời gian dài không có Nhiên bên cạnh, anh vẫn sống với những lời Nhiên ân cần dặn dò anh trong bức thư sau cùng Nhiên gửi cho anh, trước khi hai người chia tay để về làm vợ làm chồng người khác. Giữ tâm hồn vui, giữ linh hồn trong sạch, đem hết nghị lực ra làm việc. Nhiên đã lấy lời khuyên trong một quyển truyện của Tự Lực Văn Đoàn ra để dặn dò anh, khi Nhiên biết là không thể làm vợ anh để lo lắng cho anh suốt cuộc đời mình. Tịnh tin chắc là Nhiên không biết, đó là, chính nhờ những dòng chữ của cô, lời khuyên của cô trong bức thư ngày ấy mà Tịnh đã cố gắng sống…để không phụ lòng Nhiên cho đến tận hôm nay. Hôm nay gặp lại Nhiên, Tịnh sẽ nói ra điều này.
     Chồng Nhiên chạy xe đến, đón Tịnh về nhà. Anh lịch sự đối với người bạn học ngày xưa của vợ. Anh ân cần, tự nhiên khi tiếp chuyện. Cử chỉ chồng Nhiên làm Tịnh thấy yên tâm. Yêu nhau đâu nhứt thiết phải lấy nhau, đâu nhứt thiết phải thành vợ thành chồng. Nghĩ vậy, nên Tịnh càng thấy tự tin hơn khi trò chuyện. Nhưng sau vài phút chuyện trò Tịnh biết chồng Nhiên cứ nghĩ hai người là bạn thân cùng học chung một lớp ngày trước, chớ không phải là hai người đã từng yêu nhau. Biết vậy nhưng trong hoàn cảnh như thế đâu ai đi đính chính làm gì. Nhiên kêu những đứa con ra chào bác Tịnh. Nhìn những đứa con gái trai trông thông minh và rất đẹp của Nhiên, Tịnh bỗng thấy lòng mình có một niềm đau canh cánh nổi lên. Nếu lấy Nhiên, chắc bây giờ anh cũng có những đứa con như thế với Nhiên. Ngày đó, không lấy được Nhiên làm vợ cũng vì lý do tôn giáo, lý do không cùng đạo, một lý do biết là sai trái nhưng khó có ai thay đổi được!
     Buổi chiều vợ chồng Nhiên rủ Tịnh cùng đi ăn nhà hàng Tàu, như để đãi Tịnh trong một lần anh vất vả vượt đường xá xa xôi để thăm vợ chồng Nhiên. Trên đường, những đứa con của Nhiên cùng chồng Nhiên đi trước. Cha con nô đùa, cười giỡn trông rất vui, rất hạnh phúc. Tịnh và Nhiên đi sau, đi bên nhau tâm sự. Đôi việc làm ăn được kể ra. Việc học hành con cái. Cuộc sống mới trong những ngày đầu trên xứ Mỹ. Những ngày ở trại tị nạn… Và mối tình ngày trước của hai người. Giọng Nhiên không an nhiên, như tên của cô, mà u buồn như lá mùa thu đang rơi rụng, như trời mùa thu đã về trên khắp tiểu bang Virginia. Cám ơn trời, con đường từ nhà Nhiên đến quán ăn hơi xa, buổi chiều cuối tuần nhàn rỗi, cộng người chồng lịch sự biết để cho vợ có thời gian tâm sự với người bạn học ngày trước ở quê nhà, xa cách lâu ngày nay mới có dịp gặp lại. Dọc hai bên đường trong khu phố Down Town với những mái nhà trọc trời, ánh đèn sáng chóa, tên những ngân hàng trên thế giới, khi nghe đến ai mà không biết. Buổi chiều hôm nay lại gặp ngày trăng tròn. Trăng di chuyển từ quê nhà với những kỷ niệm đã chìm sâu trong ký ức, qua đến đây để chứng kiến cho một cuộc tình  lại tao ngộ trong chiều nay. Qua những khe hở của các cao ốc, cành cây kẻ lá, ánh trăng từ hướng đông đã vươn lên và rọi ánh sáng trên mặt đường, trên những mái nhà, tàn lá.
- Ông xã em cố tình dẫn anh đi ngang khu Down Town để anh biết chút ít về phố xá nơi chúng em cư ngụ. Chứ nếu đi đường tắt sẽ nhanh hơn.- Nhiên bắt chuyện.
- Phố xá  ở đây đẹp quá! Thành phố ở Mỹ lớn nên cái gì giữa thành phố họ cũng làm lớn và đẹp. À hay! Có bốn bức tượng nào to lớn đứng trên trên bốn góc của cái sân đàng kia.?- Tịnh hỏi Nhiên trong ngạc nhiên.
     Bốn bức tượng to lớn đã bị màn đêm bao phủ. Không thấy rõ được cánh tay khuôn mặt nên Tịnh không nhận biết là tượng giống ai. Không như trong một buổi chiều, một gia đình anh chị văn nghệ ở Arlington đã chở Tịnh  trên con đường dẫn đi xem Tháp Bút ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn và anh đã nhận ra một tượng đá đen đang ngồi có khuôn mặt y như của khoa học gia Albert Einstein. Nhưng anh cũng quên hỏi tượng đó có phải là tượng ông không?
- Đố anh biết bốn bức tượng đó là tượng gì?-  Nhiên hỏi Tịnh.
- Chiu. Không thấy mặt mủi ra sao, không tài nào đoán được!- Tịnh trả lời.
     Nhiên trả lời dùm cho Tịnh:
     - Hình như ít có ai đoán được, khi Nhiên đố. Đó là bốn hình tượng trưng cho Sĩ Nông Công Thương.
     Tịnh ngạc nhiên:
     - Nghe sao có vẻ như Á Châu quá! Cũng hay.
     Hôm nay đi ăn tiệm, Nhiên  mặc bộ quần áo màu trắng ngà. Màu rất sáng. Trong khi ấy thì chồng Nhiên và ba đứa trẻ mặc đủ màu. Bộ đồ trên người Tịnh ngược lại, lại là bộ đồ màu xanh đen. Đi đường xa, Tịnh đã chọn bộ đồ này cho nó tiện, rủi có dơ cũng ít ai thấy. Ngày trước, ở quê nhà, khi đi học hay đi dạo cuối tuần, ít khi nào Tịnh thấy Nhiên mặc chiếc quần màu trắng. Nhưng ngày hôm nay, với bộ đồ màu trắng ngà Nhiên trông còn trẻ trung, trang nhã.
     - Anh thấy em bây giờ ra sao? -  Nhiên hỏi
     - Vẫn còn đẹp.
     Tịnh trả lời thật tình chứ không vì muốn khen để vừa lòng Nhiên. Nhiên mĩm cười. Nụ cười Nhiên ngày xưa ra sao hôm nay vẫn còn nguyên. Nụ cười tươi. Có lẽ Nhiên nổi bật nhất bởi nụ cười khi đứng chung với các bạn gái ngày ấy. Vùng trời ở cuối tiểu bang Virginia buổi chiều hôm nay không rét mướt. Trời khô, nhưng có cái lạnh se se lên da thịt. Mặc cái lạnh bên ngoài, nhưng bên trong Tịnh cảm thấy thật ấm. Ngược lại với vùng đất biên giới giữa hai tiểu bang Virginia và North Carolina này, nơi Tịnh ở, Thụy Sĩ, giờ này đã có cái lạnh xuống ở một độ âm. Hôm buổi sáng ra phi trường để lên phi cơ đi Mỹ, Tịnh đã đón nhận những sợi tuyết trắng đầu mùa bay lất phất cùng cái lạnh làm rát da, dù hiện tại theo thời biểu trời chỉ là  đầu thu. Nghe nói ở Mỹ ấm hơn, nên Tịnh không chuẩn bị đồ ấm, nhưng anh lại chuẩn bị mua một ít đồ ấm từ Mỹ cho ngày trở về lại Thụy Sĩ, chuẩn bị cho một năm băng tuyết nữa trong đời sống lưu vong ở xứ người. Chuẩn bị lại chiếc khăn quàng cổ trong mùa đông và một chiếc áo Jack dày để chống lạnh.
     Mấy hôm nay, nước Mỹ đang có mùa lễ Hallowen (lễ Hóa trang). Trước mỗi nhà, khi Tuấn, người bạn lính, hiện tại ở Fairfax, chở Tịnh chạy theo Tốt, Hiễn, Thắng, cũng là những bạn lính, qua những con đường, Tịnh đã thấy thỉnh thoảng những hình thù kỳ lạ, quái dị, nhưng dễ…thương ở trước mỗi căn nhà. Hallowen hình như là lễ lớn đối với Mỹ? Âu châu chơi Hallowen nhỏ hơn. Mỗi năm ở Thụy Sĩ, Tịnh cũng thấy các trẻ nhỏ gọt, cắt những trái bí rợ to màu vàng rực ra thành những khuôn mặt con người, ác quỷ, dữ tợn để để trước nhà mình, và khi đêm xuống cũng tụ lại từng toán nhỏ, với mặt nạ, với quần áo đen thùng thình, kéo lê trên đường phố, đường làng, từ nhà này qua nhà khác để xin kẹo. Nhưng hình ảnh các hình người to lớn, quái vị, đứng trước những căn nhà lớn, dưới tàn lá cây sum suê, dọc trên những con đường uốn lượn ở cùng đông bắc Mỹ này đã đập vào mắt Tịnh một sắc thái về lễ Hallowen khác hơn, thú vị hơn, kỳ bí hơn là hình ảnh lễ Hallowen mà đã hai mươi lăm năm qua Tịnh đã đều đặn nhìn thấy mỗi năm ở Thụy Sĩ.
     Ngày đó, ở quê nhà, trong một buổi chiều, Tịnh đã đến nhà Nhiên để báo cho Nhiên một tin buồn: Vì lý do tôn giáo, không cùng đạo, gia đình Tịnh không chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người. Nhiên theo đạo Công giáo, lại là con chiên ngoan đạo, không bao giờ nghĩ đến việc bỏ đạo. Gia đình Tịnh theo đạo Phật, lại là con trai độc nhất trong gia đình, tương lai sẽ thay thế gia đình thờ cúng tổ tiên. Đứng dưới tàn cây mai đầy lá trong một ngày cuối hè (đầu thu) Nhiên đã khóc. Giọt nước mắt đã rơi xuống để tiếc cho một cuộc tình. Ngày ấy Tịnh không khóc, chỉ buồn, và buông trôi cho số phận. Nhưng buổi chiều hôm nay, bên cạnh nhau, không ai khóc cả, và từ cả hai cũng không có lấy một giọt nước mắt. Thời gian đã hàn gắn tất cả. Kể cả những vết thương lòng. Mái gia đình hạnh phúc, vợ chồng con cái là chất keo, chất thuốc để chữa trị những vết thương tình cảm. Nhưng Tịnh biết Nhiên không biết, là, trong hiện tại Tịnh là người khổ đau hơn Nhiên, bỡi vì Tịnh biết ngày trước, khi chia tay, Nhiên là người đau khổ hơn Tịnh rất nhiều. Trên đời này, cứ hỏi, một mối tình khi dang dở ai là người đau khổ hơn? Người con trai hay người con gái? Nhưng hiện tại thấy Nhiên hạnh phúc, Tịnh có buồn nhưng đồng thời cũng thấy một niềm vui đã hiện lên trong lòng vì Nhiên đang có đời sống an vui, hạnh phúc.
     Khu mua sắm và những nhà hàng sang trọng đã hiện ra trước mặt. Dòng người tấp nập trong buổi chiều cuối tuần. Màu sắc từ những ánh đèn, nụ cười rạng rỡ từ những khuôn mặt hân hoan của mọi người làm Tịnh, là người đang xa nhà gần nửa vòng địa cầu, là người xa lạ với xứ sở nơi đây cũng thấy vui vui.
     Chồng và các con Nhiên muốn trốn cái lạnh sớm, đã nhanh chóng lách mình qua chiếc cửa để lọt vào bên trong nhà hàng. Hiện tại chỉ còn Tịnh và Nhiên đứng bên ngoài. Tịnh không bỏ lỡ cơ hội, anh nắm lấy bàn tay Nhiên và bóp mạnh. Nhìn ánh mắt Nhiên, anh nhớ lại ngày nào, trong bức thư gửi Nhiên với lời thơ học trò anh đã viết:
Yêu nhau chỉ một tia nhìn
Ngàn năm muôn thuở chữ tình còn đây
    
Bàn tay Nhiên hơi run lên, hơi ấm tỏa ra. Anh chúc Nhiên được mãi mãi hạnh phúc, mãi mãi được mọi điều may mắn trong đời. Ngược lại, Nhiên lại không chúc Tịnh gì cả, cô để yên bàn tay ấm, mềm mại trong tay Tịnh. Cô nhắc lại một kỷ niệm và hỏi Tịnh, như cô nghĩ sẽ không bao giờ có dịp để hỏi:
     - Anh còn nhớ buổi sáng anh dẫn em đi mua đôi guốc ở Sài Gòn không?
     - Nhớ. Và nhớ cả buổi sáng dẫn em đi mua chiếc đồng hồ nữa kìa. – Tịnh trả lời.
     - Không. Em muốn hỏi lần đi mua đôi guốc kìa!
     - Vẫn còn nhớ. Nhưng sao? Ngày đó ra sao?
     Nhiên cười:
     - Em nhớ, khi mua xong đôi guốc thì trời cũng đã trưa. Khi đó, đói bụng quá, em có rủ anh vào một tiệm mì để ăn, nhưng anh ngại không vào, nắm tay em kéo đến hướng xe bus đi về.
     Vừa nghe xong lời Nhiên, Tịnh thấy như nhịp tim mình đã đứng lại. Nhưng anh không đính chính lời cô. Việc này chỉ mình anh biết và chắc chắn Nhiên không bao giờ biết, đó là, khi ấy anh đâu có đủ tiền trong túi cho một lần đi ăn với người yêu! Anh chưa có chuẩn bị. Sau 75, lính thì ai cũng nghèo, và anh cũng không ra ngoài ngoại lệ. Đi ăn quán mà để “cô giáo“ bao à? Tệ quá!
     Tịnh biết là kể từ giây phút này, Tịnh có thể bao Nhiên cả cuộc đời cho những lần đi ăn, nhưng anh không bao giờ còn có dịp nữa. Trên bàn ăn chồng Nhiên đã kêu đầy thức ăn ra bàn. Nhưng nhớ lại chuyện đứng trước tiệm mì ở Sài Gòn ngày trước Tịnh không còn muốn ăn gì cả, mặc cho mọi người đều nói chúc ăn ngon. Nhạc trong nhà hàng Tàu đã bắt đầu với lời nhạc Mùa thu lá bay anh đã đi rồi…

 VŨ NAM
(Germany)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Oct/2018 lúc 10:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2018 lúc 6:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2018 lúc 9:29am
2034%20NhuChiecLaRoiQgTuan%20NCali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2018 lúc 2:31pm

Ví Dầu Cầu Ván Đóng Đinh


  Tôi sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, được cái là cả nhà khéo ăn khéo mặc nên không đến đổi nợ nần. Ba má tôi dù làm lụng vất vả song lại nuôi mộng cho tôi học hành khá để vượt qua cái nghèo khó mà ông bà từng chịu. Ngày nghỉ hoăc ngày lễ, các bạn khác có thì giờ rong chơi đó đây, còn tôi ngoài đi học, tôi luôn ở ngoài ruộng khi thì cắm câu, lúc mò cua bắt ốc. Hồi học các lớp dưới tôi ít khi để ý đến cách  ăn mặc của mình. Từ ngày lên lớp nhứt, hai ba tháng liền tôi toàn đứng hạng nhứt, các bạn bắt đầu chú ý đến tôi, Cô Hồng, cô Hương không tự ái và e thẹn mang tập đến chỗ tôi nhờ giải giùm Toán và Pháp văn. Hai cô áo quần mượt mà, trong lúc tôi chỉ mặc bộ đồ bằng vải ta màu luốt luốt. Hai trò ấy không biết có ngượng ngùng khi đứng kế không?  Nhìn lại bộ đồ mình đang mặc tôi thấy nó xấu xí làm sao!

  Tôi  bắt đầu nhìn Hương, Hồng cái nhìn nhiều hậu ý, mình ăn mặc nghèo nàn thế nầy  khi đi chung với hai cô coi kỳ khôi quá. Chợt nghĩ đi chung với Hương và Hồng tôi thấy như phạm điều cấm kỵ, kỵ gì tôi cũng không biết,  nhưng tôi thấy có sự ngăn cách. Ba tôi mỗi lần gặp ông cả hay ông chủ đều khép nép, phải chăng vì ba tôi nghèo hay hai ông ấy có quyền, có thế. Riêng tôi, tôi thấy hai ông như bao người khác, tôi không rụt rè, trong thâm tâm tôi vẫn tự hào là tôi học còn giỏi hơn con hai vị ấy. Hay là tôi giống như câu ngựa non háo đá. Đang liên miên nghĩ ngợi, tôi vội vỗ lên trán một cái mạnh cho mình thoát cơn mộng: việc gì mình lại nghĩ lung tung chứ?

  Hai cô ấy nào có liên hệ gì với mình. Học hành không lo lỡ cuối năm thi rớt ở nhà đi chăn vịt mới là chuyện đáng nói. Tôi lấy tay xoa đầu miệng lẩm bẩm: quên đi. Rồi tôi lại tự hỏi quên cái gì mới được chứ. Cứ đà nầy tôi khùng mất!

  Sau một đêm chúa nhựt trằn trọc khó ngủ vì những nghĩ suy không đâu vào đâu, gần tới hai giờ sáng tôi mới chợp mắt sau khi đưa ra một quyết định:  từ nay không thơ thẩn mà phải lo học. Ngày thứ hai gặp Hồng, Hương tôi vẫn chào hỏi nhưng giữ vẻ mặt hơi đạo mạo một chút. Hai cô không đến chuyện trò với tôi như lúc trước.  Cái mặt làm ra vẻ ngầu khiến hai cô ngán chăng? Tới trưa xét lại hành động của mình tôi xuýt phì cười: khi không lại làm ra vẻ ông cụ non khó coi quá.  Chiều đến tôi trở lại vui vẻ như trước. Tới giờ chơi, Hồng day qua hỏi tôi

 - Làm gì mà nghiêm quá vậy bạn?

Tôi chống chế cho có lệ

 - Ủa có vậy sao, mà tôi nghiêm hồi nào?

 - Bạn không tin tôi, thử hỏi Hương xem

Không đợi tôi hỏi, Hồng gọi Hương;

 - Có phải hồi sáng tới giờ Sang mặt khó thương lắm phải không Hương?

 - Đúng rồi làm gì giống như người ta giựt của vậy.  Nhìn ảnh em cũng sợ luôn

Sang cười và hỏi Hương

 - Bây giờ Hương còn sợ nữa không?

Hương trở về với tính lí lắc, đứng sát vào Sang và hỏi nhỏ:

 - Bộ hồi sáng bị ba đánh hả?

  Sang chưa đáp lời kế trống vô học cắt ngang cuộc chuyện trò của ba người. Giờ về, Hồng rẽ ngã khác chỉ còn Hương cùng Sang chung một đoạn đường hơn cây số.  Đám học sinh nhỏ chạy bay phía trước chỉ còn Hương Sang thủng thỉnh đi sau. Hương bắt đầu hạch Sang

 - Tại sao sáng nay mặt anh khó thương quá vậy?

Sang cà riễu:

 - Bây giờ thấy dễ thương  chưa?

 - Đồ quỉ. Em hỏi thật mà.

 - Không có gì,  tại hồi hôm mất ngủ nên mặt lầm lì thế thôi

  Hồng thì xưng tôi và gọi Sang là bạn, trái lại Hương xưng em và gọi Sang là anh vì hồi nhỏ Hương tản cư lên ở nhà Sang hai đứa chơi chung và xưng anh em từ dạo còn để chỏm tới giờ thành quen miệng.  Sang luôn thắc mắc:  hồi nhỏ chơi chung xưng anh em do má Hương bắt cô gọi như thế. Dạo đó tới nay cũng sáu năm rồi Hương vẫn ngọt ngào gọi anh xưng em là tại sao? Mấy đứa bạn trong lớp vẫn nghĩ họ là anh em hay bà con sao đó, đám bạn đa số cục mịch dễ tin, trái lại Hồng không tin,  cô gặng hỏi Hương nhiều lần, lúc nào Hương cũng trả lời dường như anh Sang là anh họ của em, ba má bảo em gọi ảnh là anh, em chỉ biết vậy. Lời giải thích của Hương khiến Hồng tưởng thật, Hương làm gì thì Hồng hay méc Sang,  ngược lại Sang  có gì khác thường Hồng hay mắn vốn với Hương. Sang không ngu dại gì đính chính, làm anh của Hương cũng tốt, muốn chưa chắc được huống hồ tự nhiên nhận vinh dự ấy. Ba đứa chúng tôi vẫn vui vẻ chuyện trò với nhau. Đến cuối năm cả ba đứa ra tỉnh đi thi bằng Tiểu Học. Hồng và tôi đậu cùng tám bạn nữa, Hương rớt. Hôm xem kết quả biết không đậu Hương mặt buồn hiu muốn khóc, Hồng và tôi phải theo an ủi cô. Trên đường về tôi ghé thăm,  Hương buồn bã.

 - Năm tới em nhồi lớp có một mình không ai chơi với em. Anh thì sướng rồi, ra tỉnh học có Hồng.

Tôi nhẹ giọng khuyên  Hương:

 - Ráng học đi sang năm chắc em sẽ đậu. Năm nay tại em xui nên trật toán.

  Từ giã Hương, tôi cũng thấy buồn buồn. Tôi cố gạo bài hy vọng đậu vào Đệ Thất công lập. Tôi và Hồng cùng đi thi, cả hai đứa đều trượt vỏ chuối, gà miệt vườn như tụi tôi khó tranh tài với các bạn ở tỉnh. Tháng kế tiếp tôi dự thi vào Tiếp Liên, tôi đậu. Hồng rớt nên vào học Nguyễn Trường Tộ.  Năm sau, lật bật tới kỳ thi tuyển, cả ba đứa Hương, Hồng và tôi đều có mặt ở trường thi. Hương Hồng không may, tuy cũng buồn nhưng ba má hai cô thừa khả năng đóng học phí cho hai cô.  Tôi được trời thương, nếu rớt kỳ thi nầy có lẽ vĩnh viễn tôi phải giã từ bút mực để về chăm nom bầy vịt. Nghĩ tới cuộc thi mà hú hồn. Hai cô lên tỉnh học ở nhà người ba con, tôi ở trọ nhà bà dì.  Một chuyện khá ngộ nghĩnh là nhà trọ của ba đứa tôi giống như tam giác đều,  từ chỗ tôi trọ tới nhà Hương, nhà Hồng gần như bằng nhau, do đó khi rảnh chúng tôi thường họp mặt nhà Hồng vì anh chị Hồng vui vẻ, Hương ở trọ nhà người bà con khó tính nên chúng tôi ít đến, nhà trọ của tôi quá nghèo không đủ ghế cho hai bạn ngồi nếu đến thăm tôi. Mỗi lần gặp nhau Hương  mừng rỡ vẫn không quên than thở:

 - Bây giờ Hương mới thấy vui được đi học chung với Hồng và anh Sang. Năm rồi buồn muốn chết luôn!

  Bộ ba ngoài  tình đồng hương, cùng học trường làng, cho đến bây giờ họ vẫn giữ được thân tình như ngày nào. Hồng Sang tuy cùng tuổi nhưng Hồng tỏ ra già dặn, tội nghiệp Hương vẫn ngây thơ. Gặp chuyện vui Hương cười không cần giữ ý tứ, trái lại có gì buồn, Hương vẫn sẵn sàng khóc tức tửi. Sang thương Hương ở tính thơ ngây hiền dịu, nhiều lúc Sang tỏ ra thân thiện với Hồng, Hương trách móc như em gái than phiền anh trai:

 - Anh càng ngày càng thân với Hồng,  bộ tính bỏ em ra rìa phải hông?

Trong lúc phiền hà, mặt Hương đỏ lên như sắp khóc, Sang phải dỗ dành

 - Anh chỉ chuyện trò với Hồng như đã nói với em. Anh không bao giờ coi nhẹ em đâu. Chúng ta thân nhau từ hồi còn nhỏ. Biết bao kỷ niệm vui buồn.

Được an ủi Hương mới vui trở lại. Từ khi biết Hương để tâm đến mình,  Sang thận trọng giữ gìn lời ăn tiếng nói, sợ Hương hiểu lầm. Hai cô bạn ai cũng lo lắng và quan tâm tới mình nhiều lúc Sang cảm thấy khó xử.

Năm học này Hồng chuẩn bị thi Trung học, Sang không muốn quấy rầy Hồng, chàng ít đến nhà. Vắng gặp nhau độ hai tuần, Hồng một hôm đi học về ghé nhà Sang hỏi lý do sao không đến chơi. Sang đưa Hồng ra cửa, cô nói vừa đủ Sang nghe giọng dường như cố gắng làm cho ra vẻ tư nhiên:

 - Sang nè, bắt đầu hôm nay em gọi Sang bằng anh và xưng em như Hương được không?

 - Tùy Hồng nhưng sao hôm nay Hồng có quyết định mới lạ

 - Bộ anh không đồng ý hả?

 - Đồng ý, đồng ý chớ. Bộ ngu sao từ chối

  Chuyển biến tâm lý của Hồng khiến Sang không biết nên vui hay buồn. Khá lâu Sang đã chú ý nhiều đến Hồng, Sang thấy mình  dường như thích Hồng. Kiểm điểm kỹ Sang thấy mình thua kém Hồng nhiều mặt, ba Hồng giàu có và có quyền thế trong làng. Khi yêu nhau rồi ba của Hồng có chấp nhận không hay vẫn theo quan niệm cổ xưa môn đăng hộ đối. Nếu gặp tình cảnh đó tức là mình đã làm đau lòng ba má mình. Hồng lâu nay chính chắn, không lẽ lần nầy lại bốc đồng rồi để khổ cho cả hai, hay là Hồng ganh tị với Hương vì lúc nào Hương cũng săn sóc mình. Khó nghĩ quá !!

  Còn ba hôm nữa tới ngày Hồng sang Cần Thơ dự kỳ thi Trung Học, Hồng mời Sang và Hương đến nhà nàng chơi và ăn chè đậu. Hồng múc chè cho ba người và nói:

 - Hôm nay em bắt chước người xưa ăn chè đậu trước khi đi thi để lấy hên, hy vọng được trúng tuyển cho bỏ công đèn sách.

Hương ngạc nhiên, khi nghe Hồng xưng em với Sang:

 - Ủa sao hôm nay bà lại xưng em với anh Sang?

 - Mình thấy cứ xưng bạn không còn hợp nữa. Anh Sang chững chạc đáng cho mình gọi bằng anh và xưng em. Chẳng lẽ Hương độc chiếm tiếng anh sao. Mà chưa biết anh Sang có đồng ý chưa?

Hương vỗ vai Sang nói

 - Thì đồng ý cho rồi đi anh, có hai đứa em vẫn hơn một đứa

Bữa ăn chè đậu kết thúc bằng những lời chúc chân thành của Sang và Hương. Hồng tiễn hai người ra về còn đùa

 - Năm này không đậu thì sang năm ba đứa lại cùng nhau qua Cần thơ thi.

Trên đường về nhà Hương cho Sang biết:

 - Em biết chị Hồng yêu anh, hôm nay chị mới dám nói. Chị luôn hạch sách tại sao em lại xưng em ngọt xớt với anh. Chị nghi ngờ em cũng để ý anh, em phải mạnh dạn trả lời là em với anh chỉ là tình anh em thôi.

 - Em nói thật hả Hương

Hương mau mắn trả lời

 - Chẳng lẽ em lại nói không đúng.

  Nghe câu trả lời của Hương Sang bớt lo sợ làm Hương buồn, nhưng đồng thời chàng cảm thấy như mình vừa mất đi một cái gì cũng quí giá lắm. Tình cảm của Sang đối vơi hai cô chưa thật sự rõ ràng. Sang mến sự đứng đắn của Hồng đồng thời chàng cũng luôn lo lắng tính dễ xúc động của Hương. Sang nhớ kỹ là trong nhiều năm chưa bao giờ làm Hương buồn phiền, nếu có do chàng vô tình thôi.

Hồng từ trường thi về nhà mặt buồn rười rượi Sang đến thăm, nhìn Hồng chàng cũng có thể đoán kết quả ra sao rồi. Chàng ân cần hỏi:

 - Em thi thế nào? Làm bài được chứ?

Hồng trả lời với giọng buồn buồn:

 - Chắc rớt, em chỉ làm đúng một bài toán. Luận Pháp văn viết cho có chứ em không mấy tin tưởng.

Sang an ủi:

 - Đừng bi quan. Anh hy vọng em sẽ đậu. Cố lên nếu kỳ nầy không được thì còn kỳ II.

 - Em qua thi vẫn mong anh đến để khích lệ em. Anh cũng không thèm đến!

 - Anh xin lỗi, ở nhà có chuyện, Ba nhờ anh đi Sa đéc thăm một người bạn của Ba trong khi ba ở nhà dọn đất để cấy lúa.

Hồng nắm tay Sang siết mạnh:

 - Em làm bài không xong, nên tìm cớ để tự an ủi mình chứ em cũng biết anh lo cho em.

Nhìn Hồng, Sang nghe tim mình  đập mạnh, bất thần Sang ôm Hồng hôn, nụ hôn đầu đời đầy yêu thương trìu mến. Hồng rên rỉ

 - Được nằm trong vòng tay bao che của anh, chuyện đậu rớt không còn nghĩa gì với em. Em đặt trọn niềm tin ở anh Sang ơi.

Chúng tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc như hiện giờ. Hồng tha thiết:

 - Em cầu mong thời gian nầy kéo dài vô tận

  Những phút giây bên nhau nào có bao lâu, Hồng thi rớt nàng buồn phiền không ít thêm vào đó là những lời châm chích của thằng em khác mẹ, khiến gia đình Hồng như địa ngục trần gian, bà kế mẫu nghe lời ton hót của thằng con cưng, kể tội nàng không lo học hành cặp bồ, cặp bạn nên mới rớt.

  Ba nàng nghe lời bà vợ, đã không một lời an ủi Hồng lại quay sang mắng chửi thậm tệ. Hồng chỉ biết khóc. Thật oan cho Hồng, Sang bao giờ cũng gìn giữ cho Hồng, Sang khuyên Hồng cố học thậm chí Sang cố ý tránh mặt cho Hồng yên tâm học để thi. Hồng rớt do mất căn bản từ lúc nhỏ ở bậc Tiểu Học, ba Hồng cậy có tiền thúc ép Hồng học mau mà quên để ý đến căn bản, bây giờ thi rớt lại đổ thừa nàng.

  Hồng buồn tủi ra nhà anh chị nàng để khỏi nghe lời chửi mắng của ba cũng như lời ton hót của em và mẹ kế. Sang đến thăm, vừa gặp chàng, Hồng đã sa vào lòng chàng tấm tức khóc như chưa bao giờ được khóc. Sang kiên nhẫn đợi cho Hồng bớt đau buồn chàng mới tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện. Chiều đến anh chị nàng mời Sang đến nhà ăn cơm, đồng thời tìm giải pháp cho Hồng.

  Theo chị Ba, gia đình Hồng trọng mặt mũi, ba không ngại tốn kém cho Hồng học trường tư nay thi rớt khiến ông không được vui, thêm vào đó lời bóng gió của bà má ghẻ, khiến ba chị bị mất mặt, chứ thực ra ba chị sẵn có cảm tình với Sang, em nhớ lại coi có lần ông đến nhà bất thình lình gặp em và Hồng trong bàn học, ông cũng chào hỏi em, không phiền hà gì cả. Trong làng mình em được tiếng siêng năng và học giỏi.

Sang làm thinh không dám lên tiếng đợi xem câu chuyện diễn biến thế nào. Chị Ba tiếp lời:

 - Bây giờ chị phải về thuyết phục ba cho Hồng lên nhà chị Hai ở Sài gòn học thi kỳ II, vì tương lai của hai em chị mong Sang khuyên Hồng lên Sài gòn cố học, khi đã đậu má nhỏ chắc không còn gièm pha được nữa.

Sang mới góp lời:

 - Thưa anh chị, tìm lối thoát tốt cho Hồng em mừng lắm chứ.

 - Chi biết, nhưng lúc nầy chỉ em khuyên Hồng được mà thôi. Tính tình Hồng từ nhỏ vốn cương quyết, không ai có thể bắt ép cô nếu nó không bằng lòng.

 - Lẽ dĩ nhiên em sẽ khuyên Hồng

Hồng chen vào:

 - Anh khuyên em đi Sài gòn là ý tốt hay muốn em đi khỏi nơi đây cho đỡ phiền.

Sang chống chế:

 - Anh thấy có bị phiền hà gì đâu, chỉ lo cho em thôi. Sợ em khóc hoài sưng mắt hết đẹp.

Anh Ba xen vào câu chuyện khiến ai cũng phì cười;

- Cậu Sang nầy cũng ít lời giống như anh hồi đó phải không em.

Chi Ba góp vui :

- Ông mà ít lời, sao bây giờ ông lằng nhằng nhức xương.

Bốn người ai cũng vui vẻ vì lối pha trò lý thú của anh chị Ba.

  Từ giã gia đình anh chị Ba và Hồng về nhà, Sang dường như linh cảm hôm nay mình dự bữa cơm chia tay vĩnh viễn với Hồng, chị Ba đã cho mình biết tính tình của ông cả, ba của Hồng, ông trọng mặt mũi, mình xuất thân từ gia đình của người trước kia là tá điền của ông. Ông chịu hạ mình làm suôi với ba mình không? Hồng lên Sài gòn học nếu đỗ kỳ tới, bà mẹ kế của nàng sẽ cho là Hồng vì cặp bồ với mình nên lơ là học hành do đó thi rớt. Rớt hay đậu thì Hồng phải học ở Sài gòn, dưới tỉnh trường tư chưa có lớp Đệ Tam. Nghĩ tới tính lui mới thấy chị Ba của Hồng đáng sợ,  chính nhiều lần Hồng cũng từng nói chị Ba người quyết định tất cả, chị Hai thiệt thà chất phác. Miên man suy nghĩ Sang lại nhớ đến giáo sư Th. dạy toán năm Đệ thất, một hôm ngẫu hứng ông ngâm hai câu:

                Ví dầu cầu ván đóng đinh
                Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

  Chẳng những ngâm mà ông còn giảng về sự trái ngược trong cuộc sống của con người, kẻ giàu sang ví như chiếc cầu ván đã vững mà người còn đem đinh đóng nữa cho chắc càng chắc thêm, trái lại nhà nghèo ví như chiếc cầu tre, đã chông chênh dù đóng thêm đinh nó cũng không vững chắc được, đã vậy mấy người bỏ công săn sóc cho chiếc cầu tre?.

Cuộc đời Hồng và mình đúng như cầu ván, cầu tre, muốn san bằng dễ gì thực hiện được.


Nguyễn Thành Sơn

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.383 seconds.