Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2018 lúc 7:23am

Sâm


Nói đến sâm là phải nghĩ ngay tới nước Trung Hoa với vua Thần Nông. Đây là một nhân vật với nhiều huyền thoại, sống cách đây nhiều ngàn năm, vừa là một đấng minh quân vừa là một nhà nông kinh nghiệm, biết thêm về y lý trị bệnh. Nhà vua chỉ dẫn cho dân chúng về cách dùng dược thảo và đã viết một cuốn sách nói về cả trăm thứ cây thuốc mà ông đã khổ công đi đó đây để sưu tầm.    

Theo sách, thì vua Thần Nông là người đầu tiên đã nhận ra công dụng chữa bệnh của một loại rễ cây có hình dạng giống con người, mọc hoang trong rừng. Nhà vua đặt tên cho cây đó là Nhân Sâm. 

Nhân sâm đã được coi như một dược thảo hàng đầu (Sâm, Nhung, Quế, Phụ) ở nhiều quốc gia Á châu như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, và ở Nga. Trong những thập niên vừa qua, nhân sâm bắt đầu được sử dụng ở các quốc gia Âu Mỹ và cũng được khoa học thực nghiệm nghiên cứu về công hiệu chữa bệnh của một thảo mộc mà nhiều triệu người đã và đang dùng, do kinh nghiệm truyền cho nhau. Nhiều nhà bào chế thuốc đã xếp sâm vào nhóm những chất có tác dụng thích nghi (adaptogen) đối với nhiều chức năng của cơ thể và coi sâm như một chất dùng thêm có khả năng tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng, ngăn ngừa một số bệnh tật và làm chậm tiến trình lão suy.

Nguồn gốc
Nguyên thủy thì nhân sâm mọc hoang trên rừng núi, dưới bóng mát ở những nơi có khí hậu lạnh như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam, miền Đông Liên Bang Sô Viết, Bắc Mỹ châu. 

Người Trung Hoa được coi như dân tộc đầu tiên biết sử dụng sâm để trị các bệnh của tuổi già và họ giữ kín cho tới thế kỷ thứ 18 công dụng của sâm mới được các quốc gia Âu Mỹ biết tới. Thoạt đầu, các nhà thảo mộc Tây phương cũng không tin tưởng cho lắm vào công dụng của sâm như người Trung Hoa tả. Nhưng sau khi nhìn thấy tận mắt một số hiệu quả, thì họ tin theo. 

Năm 1716, tu sĩ dòng Tên Petrus Jartoux truyền đạo ở miền Bắc Trung Hoa, viết một tài liệu cho hay sâm có thể mọc ở miệt rừng núi Gia Nã Đại vì môi trường giống nhau. Tu sĩ Lafitau ở Gia Nã Đại bèn cho người khai thác sâm hoang ở chung quanh vùng Montreal và xuất cảng sang Tầu để gây quỹ cho dòng tu. Cũng vào thế kỷ 18, một số nhà thám hiểm người Pháp thấy thổ dân Bắc Mỹ dùng một loại cây hoang để trị bệnh tiêu hóa, họ mang một ít về Âu châu để thử nghiệm và thấy công hiệu. 

Các loại sâm
Theo American Botanical Council thì có ba loại sâm chính: sâm Á châu, sâm Mỹ châu và sâm Siberian. 

1- Sâm Á châu
Thường được gọi là nhân sâm, tên thực vật học là Panax ginseng C.A. Meyer. C.A. Meyer là tên nhà thảo mộc học đã nghiên cứu sâm đầu tiên vào năm 1842. Đây là loại sâm nổi tiếng của Trung Hoa, đã được coi là đứng đầu các vị thuốc bổ (sâm, nhung, quế, phụ), để tu bổ ngũ tạng, làm dịu cảm xúc, bớt náo động, loại trừ chất độc trong cơ thể, làm thị giác tinh tường, làm tăng trí nhớ và tinh thần minh mẫn và nếu dùng liên tục thì sẽ sống lâu. Panax do gốc Hy Lạp pan có nghĩa là tất cả, và alkos là chữa lành, tức là trị bá bệnh; còn ginseng theo nghĩa tượng hình Trung Hoa là “tinh túy của đất trong hình dạng người”. 

Y học Á châu đã dùng nhân sâm từ nhiều ngàn năm. Tây phương biết đến nhân sâm là qua sự nhận xét và giới thiệu của một tu sĩ dòng tên Petre Jartoux vào khoảng năm 1714. Trong khi truyền giáo ở miền Bắc Trung Hoa, vị tu sĩ này thấy dân chúng dùng một loại rễ cây hoang để trị nhiều bệnh rất công hiệu, ông ta bèn viết một bài để giới thiệu với các thầy thuốc ở Âu châu. Từ đó, các nhà nghiên cứu ở Âu châu, Nhật Bản, Liên Xô, Hoa Kỳ đã để tâm nghiên cứu về loại dược thảo có hình người này. 

Nhân sâm có thành phần hóa học như sau: hỗn hợp saponins, tinh dầu panaxen, phytosterol, tinh bột, đường, amino acid, acid phosphoric, vài sinh tố B1, B2 và vài khoáng chất. Hiện nay có khoảng 22 chất saponin được phân loại, gọi là ginsenosides hay panaxosides, là những dược liệu chính của sâm. Hóa chất này có công thức hóa học tương tự như loại kích thích tố mà cơ thể con người dùng để đối phó với căng thẳng của đời sống. 

W.H Lewis cho hay chất triết của nhân sâm có tác dụng làm chậm sự phát triển của một vài tế bào u bướu, có vài tác dụng làm giảm đường trong máu. Nghiên cứu của V.W. Petkov và D. Staneva- Stoicheva ở Bulgarie cho hay nhân sâm có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giảm huyết áp, giảm đường trong máu, kích thích hô hấp, hỗ trợ tế bào thần kinh đáp ứng với stress, tăng hồng huyết cầu và huyết tố, giảm cholesterol. Ng và H.W. Yeung cho hay nhân sâm có công dụng làm giảm thời gian phản ứng với các kích thích thính, thị giác; tăng sự lanh lợi, tập trung trí thuệ; tăng phối hợp giữa thị giác và cử động. Họ cũng cho hay nhân sâm có công dụng như chất antioxidant chống lại một vài bệnh về gan, mắt, vữa xơ động mạch. S. Shibata, O. Tanaka và H. Saito cũng cho rằng sâm làm tăng sự bền bỉ, chịu dựng của cơ thể với căng thẳng các loại, có tác dụng chống kinh phong hạ nhiệt, tăng chức năng bao tử, chống viêm tế bào. 

Bên Đức, chính quyền cho phép nhân sâm được mang nhãn hiệu bán như một thuốc bổ, tăng cường sinh lực khi bị suy nhược, mệt mỏi, khi kém tập trung, và trong thời kỳ phục sức sau bệnh hoạn. Dược thư Liên Xô xuất bản năm 1961 công nhận nhân sâm là vị thuốc chính thức trong y học của Liên bang này. 

Cho tới nay, đã có cả trăm nghiên cứu khoa học về công dụng của nhân sâm. Sự nghiên cứu này cần được tiến hành lâu dài và có hệ thống hơn nữa để có thể xác định giá trị chữa bệnh của loại dược thảo này. 

2- Sâm Mỹ châu: 
Sâm Mỹ châu được tu sĩ Joseph Francois Lafitau khám phá ra cách dây gần ba trăm năm, ở vùng Montreal, Gia Nã Đại, có tên khoa học là Panax quinquefolius. Vị tu sĩ này đã khai thác, xuất cảng rất nhiều sang Trung Hoa từ thế kỷ thứ 18. 

Sâm Mỹ châu mọc hoang ở miền Đông Bắc Mỹ châu, từ Quebec, Ontario xuống Wisconsin, Minnesota, Florida, Alabama, Oklahoma. Không như sâm Á châu bị khai thác triệt để nên còn rất ít, sâm Mỹ châu hiện vẫn còn nhiều và được các quốc gia Hoa Kỳ, Gia Nã Đại coi là cây hiếm quý cần được bảo vệ. 

Sâm Mỹ châu đã được Abraham Whisman ở Virginia bắt đầu trồng từ năm 1870. Hiện nay Gia Nã Đại đứng hàng đầu trong việc trồng và xuất cảng sâm này. Nước Mỹ cũng xuất cảng tới 30% tổng số sâm Mỹ châu trên thế giới. Năm 1995, có tới hơn 700,000 kí sâm trồng và 150,000 kí sâm mọc hoang được xuất cảng từ Hoa Kỳ. Trung Hoa và Đại Hàn dẫn đầu trong việc xuất cảng sâm các loại trên thế giới. 

Sâm Mỹ châu rất được dân chúng Trung Hoa ưa thích vì tính chất bổ âm (âm/dương) của nó, và ngọt dịu hơn sâm Á châu. Theo quan niệm Á châu, sự hài hòa giữa âm và dương trong vũ trụ và trong con người đưa tới sự ổn định môi trường và sự khỏe mạnh của con người. Sâm Á châu có nhiều dương tính, nóng, làm hưng phấn cơ thể, làm tăng cường sức lực. Ngược lại, sâm Mỹ châu có nhiều âm tính, lạnh, làm giảm căng thẳng, làm mạnh nội tạng. 

Sâm Mỹ được thổ dân ở đây dùng để chữa chẩy máu cam, khó thở, tăng cường sự mầu mỡ sinh sản nữ giới, làm tăng trí tuệ, sức khỏe thể xác, chống mỏi mệt. Vợ một tù trưởng có thai kể cho chồng hay là trong giấc mơ ban đêm, thần nhân nói nếu muốn sanh không đau thì cứ ngậm một miếng củ sâm hoặc uống một chút nước lá sâm. 

Sâm Mỹ châu đã được ghi vào sách the United States Pharmacopeia từ năm 1842 tới 1882. Sâm này cũng có hóa chất như nhân sâm đặc biệt là hỗn hợp gisenosides. Sâm, nói chung, vẫn chưa được hội nhập vào kỹ thuật trị liệu ở Hoa Kỳ, mặc dù rất nhiều người đang dùng dược thảo này. Lý do là chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về sâm Mỹ như nhân sâm, và có nhiều ý kiến khác nhau về sâm. Thực ra, công dụng của sâm thay đổi đôi chút với loại sâm, thời gian hái sâm, bộ phận cây sâm, cách pha chế, cách dùng và phân lượng dùng. 

E.J Staba và S.E. Chen, trong “An Overview of Ginseng Chemistry, Pharmacology and Anti-tumor Effects” đã ghi nhận là với phân lượng nhỏ, sâm làm kích thích hệ thần kinh, nhưng phân lượng cao lại làm dịu; chống mệt mỏi, thích nghi được với các căng thẳng, chống nhăn da và làm tế bào da mau sinh sản; chống lại độc tính của chloroform, amphetamines; làm tăng trọng lượng của túi tinh dịch và nhiếp hộ tuyến, tăng tinh trùng; làm tăng kí với lượng nhỏ nhưng giảm kí với lượng lớn. Việc nghiên cứu công dụng của sâm ở Hoa kỳ còn mới mẻ và chưa hội nhập vào với phương pháp trị bệnh thực nghiệm. Theo một vài tác giả, cần có những quan tâm mạnh hơn nữa nhất là kết quả việc dùng sâm ở con người với lợi điểm cũng như tác dụng không tốt của sâm. 

3- Sâm Siberian: 
Tên thực vật học là Eletherococcus senticosus, sâm này có nhiều ở Đông Bắc Trung Hoa, kế cận với Nhật và Đại Hàn và miền Đông Nam nước Nga. 

Tiến sĩ Stephen Fulder cho rằng đây không phải thuộc họ sâm nhưng được gọi như sâm vì nó tác dụng tương tự, đã được người Nga dùng thay thế cho nhân sâm quá đắt và khó kiếm. Hoạt chất của sâm là chất eleutherosides, có công dụng giống như ginsenosides của sâm Á châu hoặc sâm Mỹ châu. 

I.Brekham, một chuyên gia người Nga về sâm, cho binh sĩ uống sâm chạy thi với nhóm khác uống thuốc lừa (placebo), thì nhóm dùng sâm chạy mau hơn và lâu hơn. Các nhà khoa học Nga xếp sâm vào nhóm thực vật làm tăng sức đề kháng không đặc biệt, giúp cơ thể có thể chịu đựng mệt mỏi, bệnh tật, tuổi già, làm việc cực nhọc, vượt qua được các bệnh thông thường như cảm lạnh. 

Năm 1961, một hội nghị về sâm đã diễn ra ở Lenigrad, Liên Sô. Năm sau, sâm Siberian được chính quyền Sô Viết chấp thuận cho dân chúng dùng như loại thuốc bồi bổ sức khỏe, thích nghi với căng thẳng của đời sống và chữa các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, viêm phế quản kinh niên, bệnh thần kinh tâm lý, vữa xơ động mạch máu. 

Theo J. A. Duke và E.S. Ayensu trong Medicinal Plant of China, thì loại sâm này được dân chúng ở vùng Đông Bắc Hoa Lục dùng để chữa các bệnh phong khớp xương, viêm cuống phổi, bệnh tim, đồng thời nếu dùng liên tục, để tăng cường sức khỏe, làm ăn ngon miệng, giúp trí nhớ tốt, kéo dài tuổi thọ. 

Chính quyền y tế Đức quốc cũng coi sâm Siberian có công dụng như nhân sâm để giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp mau hồi phục sau bệnh hoạn cũng như gia tăng sự bền bỉ trong lao động trí óc, chân tay. 

Theo nhiều nhà chuyên môn, sự khác biệt của ba loại sâm chính này như sau: 

- Sâm Á châu có tính cách kích thích, làm nóng cơ thể, tăng cường sức khỏe, được dùng ở người lớn tuổi, người suy yếu tổng quát, người cần dùng sức lao động và sự bền bỉ . 

- Sâm Mỹ có hàn tính, thoa dịu, thích hợp cho người hay năng động, nhưng cũng giúp cơ thể tăng cường dẻo dai, sức chịu đựng. 

- Còn sâm Siberian thì dung hòa giữa hai loại trên, không ôn quá mà cũng không hàn quá, và có cùng đặc tính. 

Ngoài ra còn các loại sâm khác như sâm Brazilian, sâm Angelica sinensis, sâm Acanthopanax sessiliflorus. Giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong tác phẩm Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam còn kể thêm nhân sâm Việt Nam, Đảng sâm có ở quận Thượng Đảng, Trung Quốc, ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Việt Nam; sâm Bố Chính ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình Việt Nam; Thổ Cao Ly sâm, Sa sâm. 

Trồng sâm
Sâm được trồng từ hạt giống của cây sâm khỏe, tốt đã mọc từ 6, 7 năm trở lên. Sâm không thể trồng như trồng lúa. Trồng sâm cần thời gian lâu để sâm mọc. Hạt giống sâm được chôn sâu dưới đất mầu mỡ, không có nước ứ đọng, dưới bóng mát. Bên Trung Hoa người ta dùng phân xanh và khô dầu để bón, tránh dùng phân bắc và nước tiểu. Âu Mỹ dùng phân hóa học và thuốc sát trùng để diệt nấm độc ăn hại sâm. 

Cứ đến mùa Đông thân lá sâm héo tàn, nhưng khi Xuân đến, cây nẩy chồi từ củ sâm nằm sâu dưới đất. Khoảng 6, 7 năm sau đào sâm lấy củ. Củ sâm được chế biến, sấy khô rồi đóng hộp. Riêng những củ to thường được hấp trước khi sấy khô để giữ tinh túy của sâm. Sâm mọc hoang có khi lâu đời cả mấy chục năm trong rừng gỗ lớn nên rất đắt và quý. Nhưng số sâm mọc hoang mỗi ngày một khan hiếm vì nhiều người đi tìm lấy. Đa số sâm bán trên thị trường bây giờ là sâm trồng. Việc trồng sâm đã được nhiều quốc gia thực hiện, nên hiện nay trên thị trường có đủ loại sâm. 

Phần chính làm thuốc của cây sâm là khúc củ sâm, mầu vàng sậm, có nhiều rễ nhánh nhỏ, nằm sâu dưới đất. Lá sâm có năm cánh, với một bông hoa nhỏ mầu xám lạt nằm ở cuống lá; thân cây gắn trên củ sâm nằm sâu dưới đất. Thân cây sâm thường héo chết vào mùa Đông, để rồi mọc trở lại từ củ sâm vào đầu mùa Xuân. Toàn cây cao độ 60 phân. 

Lựa sâm
Trên thị trường có rất nhiều loại sâm, nhưng thường thấy nhất và nhiều người mua là hồng sâm và bạch sâm. Hồng sâm là những củ to, mập, dáng đẹp, giống hình người còn bạch sâm nhỏ hơn, trắng và khô. Sau khi đào, sâm được rửa sạch, phơi sấy, và đóng hộp: hồng sâm trong hộp gỗ, bạch sâm trong hộp giấy. Ngoài ra còn sâm bách chi (rễ phụ), nhân sâm tu với rễ nhỏ như râu tóc, sâm nhị hồng với rễ nhỏ hơn nữa mọc ngang từ rễ chính ra. 

Sâm Mỹ thường được xuất cảng qua Á châu và rất được ưa chuộng. Còn ở Mỹ thì lại có nhiều sâm nhập cảng từ Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản. Nổi tiếng trên thế giới vẫn là sâm Đại Hàn và sâm Trung Hoa. 

Sâm càng to càng tốt vì sống lâu năm dưới đất, hút nhiều chất dinh dưỡng nên khỏe hơn. 
Hồng sâm tốt hơn bạch sâm. 
Sâm từ Đại Hàn là tốt nhất rồi dến sâm từ Trung Hoa rồi Nhật Bản. 
Khi nếm, sâm tốt có vị hơi đắng nhưng ngọt dịu. Sâm mà không có vị gì là sâm không tốt. 
Củ sâm tốt hơn râu và lá sâm. 

Cách thức dùng sâm
Có nhiều cách dùng sâm: 
1. Thái mỏng rồi ngậm sâm trong miệng cho tới khi mềm tan.. 

2. Nấu sâm trong ấm sành, ấm thủy tinh độ một giờ rồi uống nước sâm. Sâm nấu như vậy có thể giữ trong tủ lạnh rồi uống dần mỗi ngày. Vì sâm khá đắt, nên có thể nấu nước thứ hai mà sâm vẫn còn hương vị. Tránh dùng ấm kim loại sợ kim khí vô hiệu hóa hoạt chất của sâm. 

3. Ngâm sâm trong rượu, nhấm nháp dần dần. Ngâm càng lâu, rượu càng ngon. 

4. Sâm chế biến thành bột hòa tan trong nước sôi, uống như cà phê hay trà. 

5. Sâm viên uống như các thuốc viên khác. Kỹ nghệ chế sâm viên hiện nay khá phổ biến và chính xác, vì phân lượng hoạt chất chính trong mỗi viên thuốc sâm đều như nhau. 

6. Sâm bốc chung với các vị thuốc, sắc lên rồi uống nước thuốc. 

7. Sâm miếng thái mỏng nấu thành súp với thịt hoặc gạo. 

An toàn của sâm
Một câu hỏi thường được nhiều người nêu ra là sâm có an toàn không? 
Giáo sư Brekhman thuộc Institute of Biologically Active Sciences bên Nga cho hay, để có ảnh hưởng không tốt, con người phải dùng cả mấy kí lô sâm một lúc. 

Tính cách an toàn của sâm chưa bao giờ bị cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghi ngờ và cơ quan này đã cho sâm được bán tự do vì các nghiên cứu cho hay sâm không có tác dụng nguy hại cho người dùng. 

Sâm đã được ghi vào danh bạ y dược tại các nước ở Âu châu và được công nhận như một thực phẩm dùng thêm rất an toàn. 

Tuy nhiên, cũng như dược phẩm khác, khi dùng sâm nên theo chỉ dẫn của lương y hay nhà bào chế. 

Áp dụng thực tế
Sâm đã được dùng ở các nước Á châu từ nhiều ngàn năm và đang được y học hiện đại nghiên cứu, sử dụng. Cũng như các dược thảo khác, tác dụng của sâm nhẹ nhàng, thấm từ từ nhưng kéo dài chứ không mau, mạnh như Âu dược. 

Theo Đông y, sâm không phải là thứ để chữa lành một bệnh riêng biệt nào mà được coi như chất bồi bổ sức khỏe, duy trì sinh lực và kéo dài tuổi thọ. Sâm rất công hiệu khi cơ thể suy nhược, dưới nhiều căng thẳng thể xác và tâm thần, phục hồi sinh lực sau khi bị trọng bệnh... 

Sự dùng sâm thay đổi tùy theo điều kiện cấu tạo cơ thể và sức khỏe của mỗi cá nhân. Theo kinh nghiệm, nếu muốn tăng cường sinh lực chung thì loại sâm nào cũng như nhau. Người trên 45 tuổi nên dùng sâm Á châu vì sâm này kích thích mạnh; dưới tuổi 45 còn trai tráng có thể dùng hai loại sâm ôn hòa kia. Người cần sức lao động cao thì sâm Á châu giúp bền bỉ, sung sức hơn; nữ giới thích hợp với sâm Mỹ châu còn nam giới thì sâm Á châu lại tốt. 

Đấy chỉ là gợi ý. Trước khi dùng, nên tham khảo ý kiến người có hiểu biết về món dược thảo này. Cũng như với các dược thảo khác, ta nên bắt đầu dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần để dò sức chịu đựng của mình đồng thời lượng định công hiệu và tác dụng không muốn của thuốc.


BS Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2018 lúc 11:18am

11 Thủ Phạm Gây Ung Thư “Không Ai Ngờ” Trong Cuộc Sống Hiện Đại


Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 39,6% đàn ông và phụ nữ sẽ được chẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng ½ trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư, các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội ngày càng chiếm phần lớn trong các nguyên nhân gây bệnh.

Trong xã hội hiện đại, ung thư nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng nếu nhận thức được các nguy cơ gây bệnh, bạn có thể phòng tránh được "án tử" này.

Tiến sĩ Mỹ Josh Axe

Theo Tiến sĩ Mỹ Josh Axe, các yếu tố bao gồm chế độ ăn, béo phì, mất cân bằng hormone và viêm mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Những nguyên nhân ung thư bắt nguồn từ nhiều thói quen mà hầu hết chúng ta cho rằng "vô hại", nhưng chính nó lại làm tăng nguy cơ gây bệnh, vá đây chính là một số thủ phạm "không ai ngờ" đó.

1. Nơi bạn sinh sống
Một nghiên cứu năm 2017 được đăng trên tạp chí Ung thư tại Mỹ cho thấy, người dân sinh sống ở những quận có chất lượng không khí, nước, đất, môi trường xây dựng và các yếu tố xã hội học nghèo nàn thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.

Chất lượng không khí kém và môi trường xây dựng có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh ung thư ở cả nam giới và phụ nữ, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện người dân sống ở các khu phố cổ có nguy cơ ung thư cao hơn do ô nhiễm không khí.


2. Mùi hương nhân tạo
Tiến sẽ Axe cho biết, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo mức độ "hóa chất hữu cơ dễ bay hơi" tại 6 căn hộ ở York, Anh trong 5 ngày. Sau quá trình kiểm tra, các nhà khoa học đã đo được nồng độ chất limonene – hóa chất được tạo ra để tạo mùi cam quýt.

Hóa chất này khi được phóng ra không khí có thể phản ứng với oxzon tạo ra formaldehyde có liên quan đến một số loại ung thư nguy hiểm như ung thư bạch cầu tủy, ung thư vòm họng.
Ngoài ra, các sản phẩm sử dụng mùi hương nhân tạo này cũng có liên quan đến các hội chứng rối loạn hormone, bệnh suyễn và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

3. Mức tiêu thụ rượu bia
Năm 2016, các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã tuyên bố kết quả nghiên cứu liên quan đến sự gia tăng mức tiêu thụ rượu và nguy cơ ung thư vú. Theo đó, các chuyên gia đã phát hiện ra phụ nữ tăng lượng rượu bia trong thời gian 5 năm có thể phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú cao hơn.


Ngoài ung thư vú, các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên quan giữa rượu và ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư trực tràng.

4. Mùn cưa
Đây có thể là nguyên nhân gây ung thư bạn chưa bao giờ nghe đến trước đây. Tuy nhiên, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), bụi gỗ (mùn cưa) là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở người.
Nghiên cứu cho thấy, thợ mộc hay những người lao động liên quan đến nghề sản xuất nội thất có nhiều khả năng phát triển ung thư mũi cao.

5. Bao bì thực phẩm
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng được khuyến cáo chế độ ăn uống có liên quan đến nguy cơ ung thư, nhưng thực tế, bao bì đóng gói đồ ăn nhanh, hộp nhựa, hộp xốp thường chứa các hợp chất perfluor hóa, còn được gọi là PFCs và PF***.
Hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, đi vào cơ thể tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề sinh sản, suy giảm chức năng miễn dịch.

6. Một số loại kem chống nắng
Không dùng kem chống nắng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai loại kem chống nắng cũng gây ra những rủi ro đáng tiếc. Benzophenone-3 (hoặc oxybenzone) – thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng có thể tạo ra các gốc tự do, gây ra sự phá hủy DNA, tăng nguy cơ phát triển ung thư.

7. Thiếu vitamin D
Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Moores thuộc Đại học Califonia, San Diego, khoảng 250 nghìn ca ung thư trực tràng, 350 nghìn ca ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vitamin D3 đầy đủ.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mối liên quan giữa vitamin D và ung thư bằng cách sử dụng các phép đo vệ tinh ánh nắng mặt trời và độ che phủ mây. Sau đó, họ lấy thông tin đó và phân tích mức độ vitamin D trong máu. Cuối cùng, họ tìm ra mối tương quan giữa vitamin D và nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú ở những người có hàm lượng vitamin D thấp.

8. Các loại vi khuẩn
Một số loại virus và vi khuẩn gây ra những nguy cơ sức khỏe ngắn hạn, tuy nhiên, một số loại khác còn gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như ung thư. Một số nghiên cứu đã phát hiện, các virus như virus Epstein-Barr và HIV còn liên quan đến một số bệnh ung thư.


Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ), Việc nhiễm virus EBV rất hiếm khi gây ra bệnh tật, tuy nhiên virus EBV lại xuất hiện trong một số loại ung thư chính gồm ung thư hạch và ung thư vòm họng. Protein của virus EBV đã "đánh cắp" cơ chế kiểm soát sinh trưởng của tế bào, dẫn tới sự sinh trưởng tế bào không thể kiểm soát, qua đó dẫn đến ung thư.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô không Hodgkin và ung thư cổ tử cung.

9. Làm việc ca đêm
Gần 15% người Mỹ làm thêm ca đêm. Theo một số nghiên cứu lớn, công việc ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số đối tượng.

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện khi mọi người làm việc vào ban đêm, sẽ sản sinh ra ít loại chất vốn là sản phẩm phụ của quá trình sửa chữa mô ADN. Nghĩa là, cơ thể khó thực hiện quá trình hồi phục thiết yếu đối với các tế bào - mà quá trình này đáng lẽ phải xảy ra tự nhiên trong đêm. Theo thời gian, sự tích tụ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan cơ thể.

10. Thực phẩm chiên rán
Ai cũng biết rõ nguy cơ ung thư với các thực phẩm chiên rán. Tuy nhiên, Acrylamide là một hóa chất được tạo ra trong các loại thực phẩm có tinh bột (như khoai tây và bánh mì nướng) khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao.
Việc chiên rán các thực phẩm này trên 248 độ có thể kích hoạt sự hình thành hóa chất acrylamide – hóa chất có thể hây tổn thương DNA và ung thư ở động vật.

11. Lối sống ít vận động
Một phân tích năm 2014 của Đại học Regensburg, Đức xuất bản đánh giá mối tương quan giữa thời gian xem truyền hình, thời gian ngồi giải trí, thời gian ngồi làm việc… và nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ít vận động thường có nguy cơ cao hơn mắc ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và ung thư phổi.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, người lớn nên hoạt động vừa phải ít nhất 150, hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần. Điều này không bao gồm các hoạt động hàng ngày như đi cầu thang bộ, làm công việc nhà.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Jan/2018 lúc 4:34pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2018 lúc 3:14pm

Nước Mận Khô Và Chứng Táo Bón 


Nhân đọc bài viết “Của Đi Thay Người” của tác giả Phạm Hoàng Chương, kể chuyện nhân vật ăn mít bị tắc ruột, tôi nhớ lại có một lần tôi cũng “ngốn” một loại trái cây rồi bị chứng tắc ruột “hỏi thăm” sắp sửa cần đến xe cấp cứu, nhưng chỉ nhờ một thức uống đơn giản mà tôi đã thoát nạn một cách thần kỳ. Đặc biệt, loại nước mận này còn tốt hơn cả thuốc nhuận trường, vì nó vừa “xổ” lại vừa “bổ!” Trong mười mấy năm qua nó đã giúp cho tôi và gia đình, làm cho chứng táo bón “không có cửa” để hoành hành. Xin viết ra đây để chia xẻ với những ai thường bị “chặc dạ.”

Trước khi đi vào câu chuyện chai nước mận, tôi xin “tản mạn” đôi chút về chứng táo bón mà có lẽ trong đời bạn cũng đã từng một vài lần bị nó “viếng thăm.” Theo tài liệu của viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, National Institutes of Health (NIH), táo bón là cái chứng (symptom) chứ không phải bệnh (disease) nhưng lại là một trong những triệu chứng thuộc về dạ dày và ruột được phàn nàn nhiều nhất trên xứ Cờ Hoa. Hàng năm, có hơn bốn triệu người Mỹ thường xuyên bị táo bón, gây nên khoản gần ba triệu cuộc viếng thăm bác sĩ, và có khoản trên bảy trăm triệu Mỹ Kim được dùng để mua thuốc nhuận trường. Tuy nhiên, ngọai trừ những trường hợp bệnh đặc biệt về đường ruột hay bệnh nhân tiểu đường, theo NIH, chứng táo bón thường là tạm thời chứ không nghiêm trọng.

Cũng theo NIH, một số trong những nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến việc táo bón là do ăn uống không đủ chất sợi (fiber), ít hoạt động, thiếu nước, bị căng thẳng, hoặc là phải đối diện với sự đổi thay khắc nghiệt trong cuộc sống. Có lẽ đây là trường hợp của tôi.

Khi tôi đến Mỹ thì chứng táo bón đã theo tôi dễ cũng đến mười mấy năm rồi. Chứng táo bón này bắt đầu hành hạ tôi từ ngày gia đình tôi rời bỏ miền thùy dương cát trắng Nha Trang và dọn đến một vùng rừng núi để bắt đầu cuộc sống rẫy rừng.

Ở vùng kinh tế mới, mỗi ngày tôi bỏ ba đứa con thơ dại ở nhà chơi với nhau (khi đó ai cũng làm vậy cả, giờ nghĩ lại giật mình!) xách giỏ cơm khoai độn kèm gói muối ớt, vai mang gùi theo nhà tôi lên rừng chặt cây, phát rẫy, cuốc đất, trỉa bắp, trồng khoai. Chiều về, vợ nặng quằn vai gùi củi mục và rau rừng, chồng ì ạch với khúc gỗ to hay mấy gốc cây được đào bới lên từ nương rẫy. Đầu tắt mặt tối, cơm độn mà vẫn không đủ cho con ăn. Trăm nỗi lo âu, ngàn điều sầu não, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất, bảo làm sao mà không…táo bón?

Nhưng thời buổi ấy có khối việc để lo, ai quan tâm đến “nghiệp vụ” của cái ruột già ruột non mà làm gì, hôm nay không đi được thì hôm sau, ngày này nó không ra thì ngày khác nó cũng phải chui ra thôi. Bỡi thế cho nên khi chứng táo bón nó đến viếng thì nó lại…làm biếng ra đi. Những người xung quanh tôi cũng cùng chung tình trạng. Một lần, ông cụ hàng xóm người xứ Quảng đã dùng bã mía “cạy” dùm cho thằng cháu nội vì nó “rặn” mãi mà không ra. Đau quá thằng bé khóc la inh ỏi. Thấy tôi nhìn, cụ nói, “Hắn có ăn cái chất chi mô mà ị hả cô, toàn là mắm với muối không thôi!”

Tội nghiệp ông cụ, người con trai đại úy Biệt Động Quân đã bị đi “học tập” mút mùa nên cụ phải phụ

với con dâu lo cho thằng cháu sau khi đi rẫy về. Cô dâu xinh đẹp của cụ người miền Nam, ngày xưa khi còn là vợ sĩ quan thường lên xe xuống kiệu, cơm nhà hàng, ngủ khách sạn, nhưng “gặp thời thế” chị cũng hăng hái thưởng thức những món “đặc sản” do người cha chồng chế biến để nuốt cho trôi cơm. Quanh năm suốt tháng, hễ ăn hết khạp chuối cây muối cụ lại làm một khạp cây đu đủ muối, món nào của cụ cũng mặn đến quắn cả lưỡi.

Lần đầu tiên khi cụ giới thiệu cái món ruột cây đu đủ thái mỏng muối chua, tôi ngạc nhiên quá đỗi. Trước 75, cây chuối và cây đu đủ thường được bà tôi dùng nấu cho heo. Thực ra những món này cũng chỉ để lừa cái khẩu vị đã từng quen ăn sung mặc sướng trước kia, chứ bổ khỏe gì. Cứ mãi hết muối đến dưa cộng với sự căng thẳng, chạy đua với cuộc sống cơ cực nên mọi người hè nhau mà “bí.”

Tôi chịu đựng cái chứng táo bón này mãi cho đến ngày tôi rời quê hương đi định cư ở Mỹ. Khi mới đến, cái đất nước rất quí trọng mạng sống con người này đã cho tôi được chọn một bác sĩ gia đình, cho tôi làm xét nghiệm từ A tới Z để xem tình hình sức khỏe của tôi. Bác sĩ đã bắt tôi uống thuốc đến sáu tháng trời vì cái “tội” thử da bị đỏ. Nhưng cái chứng táo bón cố hữu thì dầu cho bác sĩ thay đổi đủ lọai thuốc nhuận trường, chúng chỉ “quớt” được mấy lần đầu, rồi sau lại “vũ như cẩn.”

Cuối cùng bác sĩ cho đi soi ruột, tôi nhịn đói đến nỗi ngất xỉu phải gọi “Ambulance” nhưng rồi khi soi ruột cũng không tìm được gì. Bác sĩ bèn khuyên tôi nên thay đổi thức ăn. Từ đó, thực đơn chính của tôi nào là gạo lức muối mè, đu đủ chín, các loại rau, trái cây, và ăn ít thịt. Vậy mà cái ruột già của tôi nó vẫn “lì” ra đó, có khi nó làm việc có khi không. Có lẽ nó đã bị cái lũ mắm muối “đeo bám” kỹ rồi nên khó mà thay đổi! Dù bác sĩ nói chẳng nghiêm trọng gì, nhưng chứng táo bón đã làm cho tôi rất khó ngủ và khó chịu, bụng dạ lúc nào cũng cảm thấy anh ách, mặt mày nhiều lúc “quạu đeo.”

Cho đến khi tôi gặp bà Rosie. Bà khách già người Mỹ này từng làm việc trong ngành y khi còn trẻ. Một lần tán chuyện nghe tôi bị chứng táo bón kinh niên, bà liền đem đến cho tôi một chai nước trái mận khô gọi là “Prune Juice.” Bà bảo tôi cứ vài ngày thì uống một lần vào buổi sáng sớm khi bụng đói, uống chung với sữa, sẽ giúp ích cho việc nhuận trường.

Mới đầu, tuy tôi cám ơn Rosie về sự quan tâm của bà, tôi cũng không tin lắm vào sự hiệu quả của loại thức uống này. Tôi nghĩ, thuốc nhuận trường đủ loại, rau quả các thứ còn chưa “trông ăn” huống chi cái thức uống ngọt lịm đầy “nguy hiểm” này. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người khách Mỹ bị bệnh tiểu đường nên tôi thường “kỳ thị” chất ngọt, chẳng thiết tha gì mấy với các loại thức uống và bánh kẹo của người Mỹ vì có chứa quá nhiều đường. Nhưng thật không ngờ thứ nước uống này lại có hiệu quả tuyệt vời. Nó đã đuổi được chứng táo bón của tôi chạy…“mất dép!” Lần đầu tiên trong mười mấy năm, tôi hiểu thế nào là cái cảm giác “sạch ruột nhẹ lòng” như mấy ông thầy thuốc bắc thường nói.

Tôi bắt đầu làm “người quảng cáo thầm lặng” không công cho hảng “SunSweet.” Tất cả người trong gia đình, người quen, bạn bè, và cả khách hàng của tôi đều được tôi giới thiệu loại thức uống này và ai cũng hài lòng với kết quả nhuận trường của nó. Vì dùng thường xuyên nên tôi cũng sợ, chẳng biết nó có tác hại phụ nào không. Nhưng hầu hết các bác sĩ của gia đình tôi đều nói là Prune Juice dùng cho táo bón rất tốt và không có hại vì tuy nó ngọt nhưng đó là chất ngọt của chính trái “plum” chứ không có đường.

Về sau tôi tìm ra quả là đúng như thế. Trên trang web nhà của hảng “SunSweet” họ khẳng định trong quá trình chế biến nước Prune Juice, họ không dùng hóa chất như chất bảo quản chống hư hoặc là bỏ thêm đường, mà tất cả thành phần, “ingredient,” chỉ có độc nhất trái mận khô (prune).

Tôi cũng tìm thấy thông tin từ hội đồng California Dried Plum Board (CDPB) đại diện cho hơn 900 nhà trồng mận của tiểu bang California cho biết, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất fiber rất cao trong trái mận khô sẽ giúp hấp thụ nước làm cho trơn ruột già, phân sẽ mềm ra dễ đi cầu, giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu, và rất nhiều các hợp chất vimtamins như B6, chất khoáng minerals, carbohydrates…có thể giúp làm giảm đi sự nguy hiểm của các chứng về tim mạch, hạ thấp chứng cao huyết áp, và giúp điều chỉnh mức đường trong máu (theo CDPB).

Biết được những thông tin này, tôi cũng an tâm khi liên tục dùng nước trái mận. Tủ lạnh nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một chai Prune Juice, và nếu phải đi xa, tôi luôn mang theo một chai để phòng hờ nơi tôi đến không có bán. Ngay cả khi đi du lịch Hawaii tôi cũng nhét trong hành lý vài chai.

Nhưng có một lần tôi đi “gần,” đi ăn mừng tân gia của vợ chồng thằng con út, nên không mang theo chai nước mận thì tôi lại gặp chuyện. Tụi nhỏ may mắn mua được căn nhà khá đẹp, địa thế tốt ở thành phố Freemont, Bắc Cali, mà còn mua với một cái giá “phải chăng,” bù lỗ lại cho cái nhà thứ nhất mua trong thời điểm “bong bóng phập phồng,” nên vợ chồng tôi rất mừng, bèn “khăn gói quả mướp” đến chung vui với con. Hôm sau xong tiệc, ông nhà tôi trở về đi làm còn tôi ở thêm một buổi để giúp trang trí bộ rèm cửa rồi sẽ về sau vì vợ chồng tụi nó phải đi làm.

Sáng hôm đó, tôi ở nhà một mình, loay hoay với bộ rèm cửa cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, thình lình tôi cảm thấy bụng đau quặn thắc. Tưởng là đến lúc phải “xả xui” tôi chạy vội vào nhà vệ sinh. Nhưng dù đau đến toát mồ hôi, tôi vẫn chẳng đi được chút nào, một tí “hơi” cũng không có. Tôi uống vào một ly nước lọc thì nó lại ào ạt “ọc” ra ngay. Bụng căng cứng, hơi bị ứ bên trong từ bao tử dồn lên chèn ép trái tim, làm tôi tức ngực đến không thở được.

Khó đứng khôn ngồi, tôi há miệng thở như con cá ngáp mới vừa được gỡ khỏi lưỡi câu. Tôi dùng tay vừa xoa cái bụng căng tròn, vừa nghĩ xem ngày trước đã ăn những gì. Thức ăn cho bữa tiệc chỉ là những món thông thường như bánh hỏi thịt quay, chả giò, gỏi cuốn, và súp măng cua…, con dâu tôi nó đặt mua từ một nhà hàng Việt Nam ở San Jose. Tôi không ăn thịt heo nên chỉ ăn một ít bánh hỏi với xì dầu và một chén xúp thì đâu đến nỗi bị ngộ độc.

Tôi bỗng nhớ lại buổi sáng sớm trước khi đi ăn tân gia, tôi có đi bộ với cô bạn Jilly. Thường thì mấy ngày weekend chúng tôi đều tranh thủ đi bộ một giờ vào buổi chiều. Hôm ấy vì phải đi cả ngày Chúa Nhật nên tôi rủ Jilly đi buổi sáng để tôi không bị gián đọan. Khi đi ngan qua một cây hồng dòn bên lề đường Low Saramento sum suê những trái mà trái nào cũng chín vàng ươm, Jilly dừng lại hái một trái, chùi vào áo rồi đưa lên miệng cắn nhai rào rào luôn cả vỏ. Từ trước đến nay tôi chưa ăn hồng luôn vỏ như thế bao giờ. Nhưng thấy Jilly ăn một cách ngon lành, tôi nghĩ ăn vỏ chắc là “good fiber,” có nhiều chất sợi, nên tôi cũng bắt chước. Tôi rứt một trái chín “bự chảng” cắn thử và thấy rất ngọt nên tôi đã ngon trớn tới luôn, ăn hết sạch. Đúng là “tham thực cực thân,” có lẽ là tại trái hồng to đùng đó.


Tôi vào tủ thuốc gia đình của tụi nó lục lấy một viên tiêu thực “Maalox” rồi nhai như tôi vẫn thường làm mỗi khi ăn khó tiêu hay bị đầy hơi, hy vọng sẽ ợ được hơi ra cho nhẹ bụng. Lát sau, tôi nhai thêm một viên nữa.

Hai viên tiêu thực tôi nhai đã được một lúc mà vẫn chả nghe ngóng gì, cơn đau bụng càng lúc càng tăng vì ợ không được, xả hơi không được, mà đi cầu cũng không được, tất cả các ngả “thông hơi” đều bị bế hết rồi. Phải gọi 911 thôi!

Nhưng rồi tôi nghĩ đến bao nhiêu phiền phức sẽ kèm theo sau đó, phải gọi thằng con về trong giờ làm việc, nó đã cho biết trong hảng có việc gấp nên dù rất muốn xin nghỉ hôm đó để dọn dẹp nhà cửa mà nó vẫn phải đi làm, con dâu thì làm việc ở xa, rồi sợ sẽ nằm viện lâu bỏ shop không ai làm, phải trả “deductible” cho bảo hiểm… thôi thì ráng đợi thêm chút nữa.

Tôi sực nhớ đến chai nước Prune. Phải chi tôi có mang nó theo thì sẽ uống một ly, may ra nó giúp cho thông cái ruột. Vội vàng khóa cửa, tôi ôm bụng lê từng bước đến tiệm FoodMaxx gần nhà. Nhiều lúc đau quá tôi phải ngồi xuống bên lề để thở, đợi cho dịu xuống rồi đứng dậy đi tiếp. Tiệm chỉ cách nhà con tôi hơn ba block đường, mà tôi cảm thấy đi lâu như cả hàng… thế kỷ. Đến nơi, tôi vào ngay dãy thức uống và tìm thấy chai nước mận quen thuộc. Không thể chờ được nữa, tôi ngồi bệt xuống sàn, run rẩy lắc mạnh cái chai cho đều, rồi vặn nắp ra và đưa lên miệng nốc một hơi dài đến “quên thở,” mặc kệ những khách hàng xung quanh đang tròn mắt nhìn tôi.

Sau đó tôi đem chai nước ra quầy tính tiền, xin lỗi họ vì không thể chờ nên tôi đã uống trước. Cô thâu ngân cũng vui vẻ nói, “Không sao, bà trả tiền đàng hoàng mà.”

Tôi mang chai nước uống dở lệt bệt ra về. Đi đến gần nhà, tôi bỗng nghe trong ruột sôi lên cuồn cuộn. Rồi tôi có cảm giác như là đã xả chút hơi và bất thình lình ợ được một cái rột.

Và tôi bỗng thấy nhẹ cả người, không còn đau tức nữa. Về nhà, tôi vội vàng chạy ngay vào toa lét. Chiều hôm đó, tôi đường hoàng lái xe ra về và ngày hôm sau đi làm tỉnh bơ. Từ đó, mỗi khi cảm thấy trong bụng đầy hơi, tôi uống nước Prune thay vì dùng viên tiêu thực Maalox.

Chưa hết, ngoài việc giúp nhuận trường, trái mận khô (prune) còn được cho là giúp tái tạo xương một cách tự nhiên và rất đắc lực. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của giáo sư tiến sĩ Bahram Arjmandi, chủ tịch khoa dinh dưỡng “Nutrition, Food, and Exercise Sciences” tại đại học Florida State University (FSU), thì ăn từ sáu đến mười trái mận khô mỗi ngày, chẳng những có thể giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, giúp tái tạo xương cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, mà nó còn giúp bảo vệ xương cho cánh đàn ông, vì từ 65 tuổi trở lên, các ông cũng bị hao hụt mất xương nhanh chóng không thua gì các bà. Từ kết quả nghiên cứu của ông, tiến sĩ Bahram cho rằng trái mận khô là một loại trái cây “miracle,” kỳ diệu, có thể giúp cơ thể người ta chiến đấu chống lại các chứng bệnh về xương (theo FSU).

Đến đây thì tôi nghĩ, không biết có phải bà Rosie cũng nhờ loại mận khô này mà bà rất khỏe và rắn chắc hay chăng. Bà đã qua tuổi chín mươi, nhưng vẫn đi đứng hiên ngang, nói cười rổn rảng, lái xe chạy ào ào, chứ không phải nói bằng giọng hụt hơi thì thào, còng lưng mỏi gối như phần đông những người cao tuổi. Có lần tôi hỏi thăm bí quyết sống của bà. Rosie cho biết bà thường ăn sáng bằng cheerios với trái mận khô trộn sữa hoặc nho khô, đi bộ mỗi ngày một giờ, thỉnh thoảng “rửa ruột” bằng nước mận, và tối nào bà cũng lột ăn nửa trái chanh cùng với một ly whisky rồi “night night,” tự chúc mình ngủ ngon, và lên giường rất sớm. Bà ngủ đến mười tiếng đồng hồ mỗi đêm. Thật là ngưỡng mộ, vì tôi còn trẻ hơn bà, được sinh ra sau bà gần bốn thập niên mà họa hoằn lắm tôi mới ngủ được một đêm tám tiếng. Khi tôi dọn đi khỏi thành phố thì bà đã bước qua tuổi chín mươi lăm.

Đó là chuyện về nước và trái mận khô. Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. (Chứ để chứng táo bón “bám rễ” như trường hợp của tôi thì khổ lắm!) Phòng được bệnh chẳng những giúp cho chính bản thân và gia đình, mà còn giúp giảm đi chi phí “Medical” cho nước Mỹ.

Tính sơ sơ nội cái chỉ cần giảm được chứng táo bón không thôi, mỗi năm đất nước Hoa Kỳ cũng sẽ tiết kiệm được hàng bảy tám trăm triệu Mỹ Kim.

Nhưng quan trọng hơn hết, sống khỏe thì mới sống vui, sống hạnh phúc yêu đời. Chứ cái mặt cứ “nhăn nhăn như thằng táo bón” thì yêu đời sao nổi.

Tips cho chai nước Prune Juice:

Ở các tiệm thực phẩm có bán rất nhiều loại chai nước “Prune Juice.” Nếu bạn đã từng biết đến và thử qua loại nước mận này nhưng không có hiệu quả, thì có lẽ bạn đã mua không đúng loại rồi, vì trong thực tế chỉ có một loại nước Prune dùng tốt nhất cho táo bón. Nếu bạn muốn thử, hãy mua đúng loại chai có nắp màu cam và có chữ “WITH PULP” (có xác) y như hình trên thì mới hiệu quả.

Dùng cho táo bón: Buổi sáng lúc mới ngủ dậy bụng đói, uống trước một ly nước lọc. Sau đó trộn nửa ly sữa chung với nửa ly nước Prune Juice rồi uống hết một lần. Có thể uống thêm nước lọc lai rai cho đến khi đi vệ sinh. Bảo đảm ruột của bạn sẽ được rửa sạch, “không đẹp không ăn tiền!”

Loại nước chai có nắp màu cam này hơi khó tìm vì lúc nào cũng được bán hết sớm hơn các lọai có nắp màu khác và giá cao hơn nhiều. Bạn có thể lên trang nhà của hảng này để mua, giá rẻ hơn một nửa giá bán lẻ của các tiệm thực phẩm: $2.35 so với $5.99/chai, hoặc nếu có “on sale” thì ít nhất cũng phải trên $4.00. Nếu ở không xa, bạn cũng có thể đến tận địa chỉ nhà máy mà mua, họ có phòng bán lẻ tại đó để giới thiệu mặt hàng. Nếu mua nhiều, họ gửi UPS cước phí cũng nhẹ:

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2018 lúc 10:42am

Kỹ Thuật Thông Tim 


Nói là “Thông Tim” thì cũng không chính xác lắm. Ðúng ra là thông Ðộng Mạch Vành nuôi dưỡng trái tim thân yêu của chúng ta. 
Thay vì trơn tru mở rộng thì động mạch đã bị thoái hóa, tắc nghẽn với nhiều chất khác nhau bám vào thành của huyết quản.

Ðộng Mạch Vành (coronary artery) bao bọc trái tim như một cái vương miện với hai nhánh phải và trái và nhận máu trực tiếp từ Ðộng Mạch Chủ (aorta). Tế bào tim được tiếp tế oxy và chất dinh dưỡng từ động mạch vành. Nếu vì một lý do nào đó mà động mạch này bị nghẹt thì sự nuôi dưỡng bị trở ngại, tim thiếu dưỡng khí, báo động bằng cơn đau thắt ngực (angina).

Trong đa số các trường hợp, tắc nghẽn là do chất béo bám vào mặt trong của thành động mạch. Ðó là bệnh Vữa Xơ Ðộng Mạch.

Ngày nay, nhiều người cứ nói vữa xơ là hậu quả của nếp sống dư thừa trong thời buổi văn minh tiến bộ hiện đại. Thực ra dấu hiệu vữa xơ đã tìm thấy ở xác ướp bên Ai Cập cả nhiều ngàn năm về trước.

Vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là bệnh trong đó các mảng gồm nhiều chất khác nhau bám vào mặt trong thành động mạch khiến cho sự lưu thông của máu bị gián đoạn. Thành phần chính của mảng này là chất béo, chất cholesterol cộng thêm các chất phụ khác như calcium, tế bào xơ. Mảng xơ vữa có thể tan vỡ, đưa tới chứng huyết khối.

Vữa xơ là một diễn tiến phức tạp, phát triển chậm, xuất hiện từ tuổi nhỏ và trầm trọng lên với thời gian. Theo nhiều khoa học gia, bệnh bắt đầu với sự tổn thương ở lớp tế bào trong cùng của động mạch.
Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, ba rủi ro đã được chứng minh làm tổn thương lòng động mạch là:
- 1. Mức độ cholesterol và triglyceride trong máu lên quá cao;
- 2. Cao huyết áp;
- 3. Ảnh hưởng của hút thuốc lá.

Ngoài ra vữa xơ còn hay xảy ra ở người béo phì, mắc bệnh tiểu đường, có nhiều căng thẳng tâm thần và không vận động cơ thể.
Di truyền cũng tham dự phần nhỏ. Nếu cả cha lẫn mẹ bị vữa xơ thì con có nhiều triển vọng bị bệnh.
Cũng còn phải kể tới tuổi tác và giới tính.
Người dưới năm mươi tuổi ít vữa xơ hơn người trên tuổi này.
Trước khi mãn kinh, phụ nữ ít bị vữa xơ hơn nam giới nhờ sự bảo vệ của kích thích tố nữ, nhưng từ tuổi mãn kinh thì nam nữ bị vữa xơ bằng nhau.

Vữa xơ có thể thấy ở các động mạch cỡ trung và lớn. Nếu ở động mạch vành nuôi dưỡng tim thì đưa tới thiếu máu cơ tim; động mạch cảnh nuôi dưỡng não bộ sẽ có tai biến mạch máu não, động mạch nuôi dưỡng chi dưới với hoại tử chi; động mạch võng mạc đưa tới khiếm thị, mù lòa...

Tắc nghẽn thì phải kiếm cách thông, giống như thông ống cống nước từ bếp ra vườn. Nhưng thông cống chỉ việc tống cây sào dài vào hoặc đổ nửa lít nước hóa chất là xong. Còn mạch máu thì nằm ở xa lại mỏng manh, khó mà đạt tới. Cũng đã có nhiều dược phẩm để giải tỏa tắc nghẽn nhưng công hiệu chậm. Cho nên nếu thông được như thông cống thì hay biết mấy.

Thế là các nhà y khoa học lại vắt tay lên trán, tìm kiếm kỹ thuật, thuốc men.
Và mở đầu với sự tò mò , mạo hiểm của một sinh viên nội trú y khoa người Ðức, anh Werner Frossmann.

Ðó là vào năm 1929. Từ lâu, anh ta vẫn muốn tìm cách để thám hiểm trái tim mà không gây ra thương tổn gì.
Sau khi đã có một ý niệm, anh trình bầy với các vị thầy, các vị đàn anh về điều anh định làm. Nhưng mọi người đều không tin tưởng và cấm không cho anh thực hiện ý tưởng điên rồ đó trong bệnh viện.

Anh bèn năn nỉ một nữ điều dưỡng viên cho mượn một ống thông. Anh đưa ống thông từ mạch máu ở khuỷu tay của mình, luồn dần lên tim. Ðặt ống xong, anh lại năn nỉ một đồng nghiệp điện tuyến, chụp cho một tấm hình X -Quang ngực. Và thấy đầu ống thông đã an toàn nằm ở tim mà không gây ra khó khăn gì cho sức khỏe của mình.

Werner hăm hở tường trình sự việc với ông thầy. Chẳng những không được khen mà còn bị khiển trách, không cho thực tập ngành tim tại bệnh viện. Anh ta đành học về tiết niệu và tiếp tục lén lút nghiên cứu, thọc thêm tới 15 lần nữa vào tim mạch của mình. Nghiên cứu được anh công bố trong y giới, nhưng không ai để ý. Buồn tình, anh về một tỉnh lẻ, hành nghề y, kiếm bạc cắc cho qua ngày.

Rồi một ngày đẹp trời của năm 1956, Werner được mời ra nhận giải Nobel với hai nhà Tim học Andreas Frderic Coumand và Dickinson W. Richards. Hai vị bác sĩ này đã dựa trên kết quả các mạo hiểm trước đây của Werner để tìm cách chữa tắc nghẽn động mạch. Năm 1941, hai ông đã thành công trong việc dùng ống thông tim để đo lưu lượng máu từ tim ra.

Các nhà y khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Tới năm 1977 thì bác sĩ Andreas Gruentzig của Bệnh Viện Ðại Học Zurich, Thụy Sĩ, là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật thông mạch máu bằng bóng (balloon) ở người. Sau đó, bác sĩ Gruentzig sang định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục tìm hiểu về bệnh tim và làm giầu trí thức cho quốc gia này. Balloon làm bằng một loại plastic gọi là polyethylene terephthalate (PET) rất bền bỉ và thay đổi hình dạng dễ dàng

Ngày 3 tháng 8 năm 1994, cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ công nhận Balloon-Expandable –Stent do bác sĩ Richards Schatz chế biến để làm thông và mở rộng động mạch tim bị tắc nghẽn vì mỡ đóng lên.

Ngày nay, cả triệu bệnh nhân nghẹt tim được thông bằng kỹ thuật này. Kỹ thuật rất phổ thông, được mang ra dùng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phương pháp thông tim giản dị và dễ thực hiện hơn là giải phẫu bắc cầu (by-p*** surgery), nhưng một trở ngại là từ 30 – 50% bệnh nhân cần thông lại vì nghẹt mạch có thể tái diễn. Và một phương tiện mới có tên là stent được các nhà chuyên môn đặt để tránh sự tái tắc nghẹt này.

Xác định tắc nghẽn mạch máu
Vữa xơ động mạch được xác định bằng kỹ thuật chụp tim thông X-Quang (cardiac catheterization). Ðây là một kỹ thuật rất hữu ích và khá chính xác để biết tình trạng tốt xấu của hệ thống tuần hoàn.
Một ống hướng dẫn bằng plastic mềm nhỏ được đưa vào mạch máu ở cánh tay hoặc ở bẹn. Ống được đẩy dọc theo mạch máu để vào lòng trái tim hoặc động mạch nuôi tim. Một loại hóa chất cản quang đặc biệt được chuyền vào ống hướng dẫn. Chất này giúp ta nhìn rõ được tình trạng trong lòng mạch máu hoặc các phòng trái tim qua máy X-Quang.

Chụp X-Quang mạch máu được áp dụng trong các trường hợp sau:
-Khi có dấu hiệu đau động mạch tim như là cơn đau trước ngực;
-Ðau không biết nguyên nhân ở ngực, cằm, cổ, cánh tay mà các thử nghiệm khác đều không xác định được tại sao;
-Khi có cơn đau mới xảy ra ở ngực;
-Không có triệu chứng gì nhưng vài thử nghiệm khác cho là có thể bị bệnh tim mạch;
-Khi sẽ có phẫu thuật không liên hệ tới tim mạch nhưng có thể có rủi ro bệnh tim trong khi giải phẫu;
-Khi sẽ có giải phẫu về van tim;
-Khi đã có bệnh tim bẩm sinh;
-Khi đang bị suy tim;
-Khi có chấn thương ngực hoặc một bệnh tim nào đó.

Thông Tim-Ðặt Lưới
Khi tình trạng vữa xơ động mạch tim không có kết quả tốt với thay đổi nếp sống, dược phẩm, hoặc khi cơn đau tim càng ngày càng trầm trọng thì bác sĩ có thể đề nghị làm thông tim- đặt lưới (angioplasty balloon).
Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được khám tổng quát và làm một số thử nghiệm như:

1-Chụp một phim x-Quang đen trắng của lồng ngực.
Việc này rất dễ thực hiện nhưng cho ta nhiều điều cần biết: hình dạng lớn nhỏ của trái tim, của đại động mạch và tĩnh mạch phổi; tình trạng toàn hảo của hai lá phổi, màng phổi và phế quản.

2-Làm Ðiện Tâm Ðồ.
Mỗi làn trái tin đập một nhịp thì có những dòng điện phát ra từ một số tế bào đặc biệt của trái tim. Luồng điện chạy khắp tim, khiến tim co bóp. Ðiện tâm đồ ghi lại các sinh hoạt điện năng này.
Nhìn hình tâm đồ, bác sĩ có thể chẩn đoán các rối loạn về nhịp đập của tim; cấu tạo bất thường to nhỏ của tim, sự nuôi dưỡng của tế bào tim với oxy; có tiền sử hoặc đang có cơn đau tim; theo dõi tình trạng tim khi đang giải phẫu hoặc khi thông động mạch.

3-Thử nghiệm máu để coi mức cao thấp của cholesterol lành HDL, cholesterol dữ LDL; của các yếu tố giúp máu bớt loãng prothrombine, fibrinogen; các diêu tố tim CPK, LDH, Troponin mà khi lên cao có thể là dấu hiệu của cơn đau tim...

Tới ngày thông tim thì được nhắn nhủ không ăn từ nửa đêm hôm trước, điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng một vài loại thuốc đang dùng, nhất là thuốc loãng máu, thuốc tiểu đường.

Kỹ thuật sẽ được một bác sĩ chuyên khoa tim có tu nghiệp thêm về phương pháp này thực hiện với sự tiếp tay của một nhóm chuyên viên điều dưỡng và kỹ thuật. Kỹ thuật thường được làm ở một trung tâm y tế có đơn vị tim mạch, để phòng hờ trường hợp cần cấp cứu giải phẫu tim.

Thông tim thường thực hiện ở động mạch đùi, đôi khi động mạch cánh tay hoặc cổ tay. Bệnh nhân không cần gây mê tổng quát mà chỉ một chút thuốc tê được chích vào háng để giảm đau. Do đó ta tỉnh táo trong suốt thời gian phương pháp được thực hiện.

Một vết cắt nhỏ trên da ở bẹn được rạch và một ống ngắn nhỏ được đẩy vào động mạch. Qua ống này, một ống thông hướng đạo dài hơn, có thể uốn cong, được luồn vào trong. Dưới sự hướng dẫn của X- quang, ống thông được đưa lên động mạch tim, nơi bị nghẹt. Ống đi lên rất nhẹ nhàng, ta không cảm thấy đau gì, ngoại trừ một chút thôn thốn ở bẹn mà thôi. Nếu đau thì cho bác sĩ hay ngay để họ đối phó.

Một chút dung dịch mầu cản quang được bơm vào ống, tới động mạch vành để chụp hình X quang, coi tắc nghẽn lớn nhỏ ra sao.
Rồi một ống khác nhỏ hơn đầu có mang một bong bóng xẹp được chuyền vào trong ống hướng đạo. Khi lên tới chỗ bị tắc nghẽn, thì bong bóng được bơm phồng lên. Lúc này máu tới tim sẽ giảm chút ít và ta thấy hơi đau nhói nơi ngực. Bong bóng được bơm phồng lên, xẹp xuống vài lần, sẽ đè vào nơi động mạch dính đầy chất béo, làm lòng động mạch mở rộng. Xong nhiệm vụ, bóng được làm xẹp trở lại.

Công hiệu của nong bóng không vĩnh viễn. Theo thống kê, có tới 1/3 bệnh nhân có thể bị nghẹt trở lại trong vòng vài tháng.
Ðể ngăn ngừa tái tắc nghẽn, một lưới gọi là stent nhỏ xíu được phát minh. Lưới nằm trên ống hướng đạo bong bóng, được đưa tới chỗ nghẹt. Bóng được bơm phồng, lưới mở ra và bám ép vào thành động mạch. Lưới an toàn nằm đó suốt đời người như một cái giá chống đỡ không cho động mạch nghẹt trở lại. Lưới làm bằng hợp kim không rỉ, không hư hao, không di chuyển và không trở ngại khi ta đi qua máy rà kim loại ở phi trường hoặc chup X-Quang cơ thể..

Ống hướng dẫn được rút ra và phương pháp thông tim đặt lưới hoàn tất. Trước sau chỉ mất vài giờ đồng hồ, đôi khi chỉ ba mươi phút dưới bàn tay điêu luyện của một chuyên viên đặt ống giầu kinh nghiệm.

Thường thường ta cần nằm lại nhà thương khoảng 24 giờ để bác sĩ theo dõi tình trạng sau giải phẫu.

Các ống đều được rút ra. Vết cắt trên da nơi bẹn và động mạch được băng bó để tránh chẩy máu, nhiễm trùng và để vết thương mau lành. Tim được tâm điện đồ theo dõi, để phát hiện và phòng ngừa biến chứng. Nên nằm nghỉ, chân duỗi thẳng
Một vài thuốc chống huyết cục như aspirin, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc an thần được bác sĩ biên toa. Nên uống thuốc theo liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã dặn.

Về nhà, nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá nặng trong dăm ngày, uống nhiều nước để loại chất mầu cản quang.
Ðể ý các dấu hiệu bất thường như chẩy máu, nhiễm trùng sưng đỏ, đau nơi vết thương ở bẹn, nhiệt độ cơ thể lên cao, trong người mệt mỏi, đau ngực, khó thở. Thông báo cho bác sĩ ngay.
Vài tuần sau, khi bác sĩ đồng ý, ta có thể đi làm trở lại được.
Và nhớ giữ ngày tái khám theo hẹn của bác sĩ.

Thế là từ nay ta không còn đau ngực, không còn lo ngại cơn suy tim, tai biến não, tàn phế cơ thể. Nhiều người thấy da dẻ hồng hào, mặt mũi tươi rói, sinh hoạt gia tăng, yêu đời hơn.

Nhưng nên lưu ý lành mạnh nếp sống, bỏ hút thuốc lá, ăn nhiều rau trái cây, bớt chất béo bão hòa động vật, vận động cơ thể đều đặn, giảm cân nếu quá mập phì, chữa các bệnh kinh niên như cao huyết áp, cao cholesterol, bệnh tiểu đường.
Và nhẹ nhàng sống trong niềm vui của Tâm Thân An Lạc với gia đình, thân hữu.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức 
Texas-Hoa Kỳ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2018 lúc 8:24am

8 Thói Quen Giúp Sống Thọ


   Các chuyên gia sức khỏe trên thế giới nghiên cứu và đúc kết “Công thức 8 thói quen sống” được sắp xếp theo số thứ tự từ 1 đến 8. Bạn có thể ghi nhớ lại để thực hành mỗi ngày.

  1. Đại tiện 1 lần/ngày

   Ăn uống tốt là việc quan trọng, nhưng quan trọng hơn là “vào-ra” phải thuận lợi. Cách tốt nhất là nên duy trì tối thiểu mỗi ngày đi đại tiện một lần, đặc biệt là người cao tuổi thì càng nên phải chú ý điều này.

Nguyên tắc:

   Hãy cố gắng dần dần tăng lượng chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo người lớn nên ăn 20-35g chất xơ mỗi ngày, bệnh nhân bị táo bón ít nhất 30g trở lên.

   Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm chứa carbohydrate như các loại hạt, trái cây và rau quả, pho mát, rau chân vịt và khoai tây. Đây là những món ăn có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tạo ra cảm giác buồn đi ngoài.

   Để tránh những phản ứng bất lợi trong quá trình hấp thụ chất xơ, bạn nên tăng dần lượng chất xơ hàng ngày để cơ thể có đủ khả năng tiêu hóa.

2105%201%20YH%208%20ThoiQuenDucT%20HungH

  1. Ngủ 2 lần/ngày

   Người càng lớn tuổi chất lượng giấc ngủ càng kém đi. Nếu ban đêm bạn ngủ không đủ giấc thì nên ngủ thêm vào ban ngày để duy trì thời gian ngủ đủ. Thời gian ngủ của mỗi người dựa trên nhu cầu cá nhân của cơ thể, cách nhận biết ngủ đủ là khi bạn ngủ dậy dễ dàng, không còn cảm giác muốn ngủ thêm.

Nguyên tắc:

   Giáo sư Friedman, Đại học Stanford (Mỹ) cho rằng, mỗi người nên ngủ trưa 30 phút mỗi ngày, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành 30%, đặc biệt là người cao tuổi.

   Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng, một giấc ngủ ngắn 24 phút có thể làm tăng độ nhạy tổng thể của tâm trí lên tới 54%. Chuyên gia về giấc ngủ trị liệu Na Ruina-Orem Abraham thuộc Học viện Allegheny (Mỹ) nói:“Thậm chí nếu bạn không thực sự rơi vào giấc ngủ thì chỉ cần nằm xuống thư giãn não cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích“.

2105%202%20YH%208ThoiQuenDucT%20HungH

  1. Làm việc ít nhất 3 giờ/ngày

   Khi càng cao tuổi, bạn càng nên chú ý đến thời gian làm việc thay vì nghỉ ngơi nhàn rỗi hoàn toàn. Khi trẻ, bạn làm việc điều độ trong phạm vi sức khỏe của mình. Khi tuổi cao hơn, nghỉ hưu vẫn nên duy trì thời gian làm việc, hoạt động khoảng ít nhất 3 giờ/ngày.

   Bạn có thể tìm những công việc mà mình muốn làm, đơn giản như đọc báo, ca hát hoặc tình nguyện viên từ thiện, các công tác xã hội.

Nguyên tắc:

   Bạn nên tập thể dục trong phạm vi sức khỏe cho phép, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài. Trong quá trình làm việc nên dừng lại nghỉ ngơi để phòng các bệnh về đau lưng, cột sống, tim và các vùng cơ bắp khác.

   Kể từ ngày 1/6/2012, Chính phủ Singapore tăng tuổi lái xe taxi cho người đã nghỉ hưu từ 73 lên 75 tuổi, mục đích là để cho những lái xe taxi khỏe mạnh vẫn tiếp tục lái xe. Ngoài các tài xế, ở các ngành khác cũng đều sử dụng lao động cao tuổi từ 60-70 tuổi.

2105%203%20YH%208ThoiQuenDucT%20HungH

  1. Ăn 3 bữa/ngày

   Ngoài việc ăn cơm 3 bữa chính, bạn nên sắp xếp thời gian để ăn thêm một bữa phụ, đảm bảo sức khỏe. Bữa ăn nhẹ này nên thực hiện vào giữa buổi chiều, vừa bổ sung năng lượng, vừa có tác dụng giúp bạn ăn các bữa ăn khác ít hơn.

Nguyên tắc:

   Giáo sư Peggy Anderson, Trung tâm Nghiên cứu lão hóa, Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho rằng, khi có tuổi, bạn nên duy trì thói quen ngủ sớm dậy sớm. Vì thế nên đẩy thời gian ăn sáng sớm hơn, ví dụ vào lúc 7h. Các bữa sau ăn lúc 11 giờ, 3 giờ chiều và 7 giờ tối.

   Nếu bữa sáng bạn ăn tối muộn thì khoảng 3 giờ chiều bạn nên chú ý ăn bổ sung đồ ăn nhẹ hoặc uống thêm trà, bánh.

2105%204%20YH%208ThoiQuen%20DucT%20HungH

  1. Uống 5 cốc nước/ngày

   Người cao tuổi dễ bị mất nước, vì thế cần chủ động uống nước thay vì chờ khát mới uống.     Buổi sáng sau khi ngủ dậy uống một cốc, buổi trưa và chiều tối nên chia thời gian uống thêm 4 cốc. Mỗi ngày tối thiểu 5 cốc. Bạn có thể uống ít nước nhưng không được phép quên uống nước.

Nguyên tắc:

   Sau một đêm ngủ dài, cơ thể tiêu hao nhiều nước sẽ dẫn đến bị thiếu hụt sau khi thức dậy, vì vậy ngủ dậy nên uống ngay 1 cốc. Việc này có thể đề phòng hiệu quả hiện tượng tăng huyết áp, đột quỵ vào buổi sáng.

   Khoảng 1 tiếng trước khi ăn trưa và ăn tối, lúc bụng đói bạn nên uống thêm nước. Việc này vừa có thể cung cấp lượng nước cơ thể cần, vừa có thể giúp cho hệ tiêu hóa phân giải thức ăn một cách thuận lợi, đồng thời tăng cảm giác ngon miệng cho bữa ăn tiếp theo, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

   Khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ bạn uống nước thêm một lần nữa để hỗ trợ việc pha loãng máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, phòng tránh máu vón cục. Nhưng cố gắng uống ít ngay trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm nhiều lần. Thừa nước cũng có thể khiến khuôn mặt nặng nề hơn vào hôm sau.

2105%205%20YH%208ThoiQuanDucT%20HungH

  1. Vận động 60 phút/ngày

   Mỗi ngày bạn nên vận động đủ 60 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe một cách khoa học...Thời gian tập do bạn quyết định, nhưng có thể tập ngay trong nhà vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng các bài tập như chạy tại chỗ, yoga, vận động tay chân. Nếu duy trì được sẽ giúp bạn có được tinh thần sung mãn trong cả ngày.

Nguyên tắc:

   Con người thuộc nhóm động vật nên buộc phải vận động mới có thể tồn tại, vận động đúng cách không chỉ sống khỏe mà còn có cơ hội sống thọ.

   Người cao tuổi có thời gian thì nên vận động đều đặn, ra ngoài giao lưu với bạn bè, tập thể dục trong công viên, đi bộ hoặc các hoạt động cộng đồng khác.

   Duy trì trạng thái vui vẻ và tập thể dục đều đặn là vô cùng quan trọng. Nên nhớ rằng trò chuyện, tán gẫu cũng là một cách vận động, rèn luyện trí não.

2105%206%20YH%208ThoiQueDucT%20HungH

  1. Không chỉ xem mỗi bản tin thời sự lúc 7 giờ tối

   Nhiều người chỉ dành thời gian xem thời sự vào lúc 7 giờ tối mà quên rằng bạn có thể cập nhật tin tức ở rất nhiều kênh khác nhau.

   Người càng cao tuổi bao nhiêu, càng cần cập nhật thông tin mới nhiều hơn để không bị lạc hậu tin tức với thời cuộc, rời xa dòng chảy xã hội.

Nguyên tắc:

   Nếu chỉ xem thời sự trên tivi, bạn có thể sẽ bị bỏ lỡ rất nhiều thông tin cần thiết khác. Vì vậy, có thể đọc sách, vào mạng xã hội, chơi cờ, đi hát, đi du lịch và các loại hình sinh hoạt tập thể văn hóa khác.

   Chúng ta cần đuổi kịp sự phát triển thông tin nhanh nhạy trên thế giới, đi nhiều nơi, gặp nhiều người, hiểu thấu thiên hạ thì mới có thể thông tuệ, minh mẫn

2105%207%20YH%208ThoiQuenDucT%20HungH

  1. Ăn 8 loại thực phẩm/ngày

   Lựa chọn thực phẩm đa dạng và ăn uống cân bằng là tiêu chí đảm bảo sức khỏe ổn định. Khi có tuổi thì bạn càng cần phải tuân thủ nguyên tắc này.

   Thực đơn nên chọn tối thiểu 8 loại thực phẩm/ngày gồm trứng, sữa, cá, thịt theo định lượng vừa đủ. Ăn nhiều rau củ quả trái cây, nấm và các chế phẩm từ đậu.

Nguyên tắc:

   Làm sao để lựa chọn thực phẩm một cách cân bằng và khoa học? Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Christopher Gans khuyên, bạn có thể chọn thực phẩm theo màu sắc như sau:

– Trắng: sữa, bắp cải, súp lơ.

– Đỏ: cà chua, cà rốt, dâu tây, táo..

– Xanh lá cây: rau diếp, đậu lăng, rau chân vịt.

– Vàng: cà rốt, khoai lang, ngô, bí, đậu tương.

– Tím/Đen: bắp cải tím, chocolate đen, quế.

2105%208%20YH%208ThoiQuen%20DucT%20HungH

   Tuổi thọ của một người không ai có thể đảm bảo được, nhưng việc duy trì những thói quen tốt có thể mang lại một sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể theo đuổi mục tiêu tuổi thọ, từ đó mới có cơ hội sống thọ.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2018 lúc 10:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2018 lúc 10:26am

Dấu Hiệu Bạn Sắp Đột Quỵ Mà Không Biết


Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Vì thế ai cũng cần nắm vững cách phát hiện và xử lý căn bệnh này kịp thời để cấp cứu cho bệnh nhân.

Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột.

Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não.
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.
Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.
Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

2. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
– Ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao: Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não, vì thế bệnh nhân cần được điều trị để ổn định huyết áp, tránh nguy cơ đột quỵ.
– Ổn định đường huyết: Bệnh tiểu đường là yếu tố gây mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.
– Kiểm soát cholesterol trong máu.
– Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạch máu não. Ngừng hút thuốc lá là đã giảm thiểu nguy cơ rất lớn gây đột quỵ.
– Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.
– Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.
– Ổn định trọng lượng cơ thể.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2018 lúc 3:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22119
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2018 lúc 9:00am

Tương Tác Giữa Thực Phẩm Và Dược Phẩm


Nếu thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của cơ thể thì dược phẩm cũng có vai trò rất quan trọng cho cơ thể đó, nhất là khi bịnh hoạn đau ốm cần điều trị bằng thuốc men.
 
Hai nhu cầu đều có dụng ý tốt, nhưng dùng chung với nhau đôi khi sẽ có những hậu quả không hay. Ảnh hưởng này đã được nghiên cứu rộng rãi, vì trong những thập niên vừa qua, việc tiêu thụ dược phẩm gia tăng và tai nạn do trị liệu bằng các hóa chất này cũng thường xẩy ra.
 
Dược phẩm là những hóa chất hoặc thảo mộc được dùng để chữa dứt hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh. Dược phẩm cũng được dùng để ngăn ngừa sự xuất hiện của một số bệnh.
 
Trong cơ thể, dược phẩm được sử dụng qua ba giai đoạn:
 
a-thuốc sẽ được hòa tan trong bộ máy tiêu hóa;
 
b-rồi được máu hấp thụ, chuyển vào các tế bào; và
 
c-sẽ có những đáp ứng của cơ thể với tác dụng của dược phẩm.
 
Dược phẩm được phân phối nhiều nhất vào các cơ quan như tim, gan, thận, não bộ; một số nhỏ vào thịt, da, mỡ.
 
Dược phẩm có thể làm tăng hoặc giảm sự dinh dưỡng. Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh có thể làm giảm tác dụng hoặc làm tăng độc tính của dược phẩm.
 
Thực phẩm có thể làm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho sự hấp thụ dược phẩm, làm sự chuyển hóa mau hoặc chậm, ngăn chặn tác dụng của dược phẩm.
 
Ngược lại, dược phẩm có thể làm giảm khẩu vị, làm thực phẩm trở nên khó tiêu, khó hấp thụ hoặc làm thất thoát sinh tố, muối khoáng qua sự bài tiết phân và nước tiểu. Hậu quả là tình trạng suy dinh dưỡng của cơ thể.
 
A- Tương tác của Dược Phẩm vào Dinh Dưỡng
 
1-Ảnh hưởng vào sự ăn uống.
 
Rất nhiều dược phẩm có thể làm giảm khẩu vị, mất sự ngon miệng. Tác dụng này trở nên có ích khi ta muốn giảm cân vì quá mập phì. Nhưng đối với nhiều người thì tác dụng lại không tốt và đưa tới thiếu dinh dưỡng.
 
Sau đây là một số thuốc làm giảm sự ăn ngon: Sulfasalazine trị bệnh thấp khớp; Colchicine chữa thống phong; Diabenese chữa tiểu đường; thuốc hạ huyết áp Furosemide, Hydralazine, Hydrochlorothiazide; thuốc trị suy tim Digitalis; thuốc an thần Temazepam; thuốc trị kinh phong Tegretol. Đặc biệt là các hóa chất trị ung thư khiến người bệnh buồn nôn, giảm vị giác, thấy thức ăn không còn hấp dẫn.
 
Các thuốc làm giảm hoặc thay đổi vị giác thì rất nhiều. Xin kể một vài thứ thường dùng: thuốc ngủ an thần Meprobamate, Dalmane, Triazolam; thuốc trầm cảm Lithium; kinh phong Phenytoin; kháng nấm Griseofulvin.
 
Thuốc làm tăng sự thèm ăn như Cyproheptadine ( Periactin) giúp ăn ngon hơn và tăng sức nặng cho cơ thể. Ngược lại, thuốc Amphetamine lại làm giảm sự thèm ăn, nên được người mập dùng để có eo.
 
Các thuốc vừa kể đều có tác dụng phụ nên cần được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
 
2-Ảnh hưởng vào sự hấp thụ Thực Phẩm.
 
Hầu hết sự hấp thụ dược thực phẩm đều diễn ra ở ruột non. Do đó, sự tương tác nếu có, sẽ là giảm khả năng hấp thụ của màng niêm ruột và bao tử, giảm thời gian thực phẩm nằm trong ruột.
 
Lấy một thí dụ là thuốc nhuận tràng dầu khoáng chất (mineral oil). Thuốc này được bán tự do không cần toa bác sĩ và nhiều người chúng ta thường dùng để thông đại tiện. Sau khi uống, thuốc hòa lẫn với thực phẩm đã được tiêu hóa, vào bao tử và ruột, làm lòng ruột trơn nhờn . Một số sinh tố hòa tan trong chất béo như A,D,E,K có thể được hòa hợp vào dầu thuốc, chạy khỏi ruột mà không được hấp thụ. Hậu quả là thiếu sinh tố có thể xẩy ra nếu ta dùng dầu xổ này quá thường xuyên.
 
Giảm hấp thụ thực phẩm cũng có thể do thuốc làm giảm tác dụng của một vài diêu tố như là mật trong sự tiêu hóa mỡ béo. Chất béo không được hấp thụ, thì các sinh tố hòa tan trong mỡ sẽ mất đi. Thuốc hạ cholesterol trong máu và kháng sinh neomycin đều ảnh hưởng tới mật và gây khó khăn cho sự tiêu hóa cũng như hấp thụ chất béo.
 
Cimetidine chữa loét bao tử làm giảm acid trong bộ máy tiêu hóa, đưa đến kém hấp thụ sinh tố B 12 bằng cách không cho sinh tố này tách ra khỏi thực phẩm.
 
Trường hợp thuốc chống đau nhức Aspirin và các dược phẩm có chất chua acid cũng đáng nhớ. Các thuốc này làm hư hao màng niêm bao tử và ruột khiến trở ngại sự hấp thụ thực phẩm ở các bộ phận này, nhất là khoáng calcium và sắt.
 
Thuốc Neomycin thay đổi cấu trúc của niêm mạc làm cho sự hấp thụ chất đạm, béo và các muối sodium, pot***ium bị trở ngại. Nhưng may mắn là khi ngưng thuốc thì mọi sự trở lại bình thường.
 
3-Ảnh hưởng tới sự chuyển hóa và phế thải thực phẩm.
 
Sau khi hấp thu, chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và các phần tử căn bản để cấu tạo tế bào.
 
Sự chuyển hóa chỉ xẩy ra dưới tác dụng của các diêu tố (enzyme). Với số lượng rất nhỏ, diêu tố có thể thúc đẩy một phản ứng sinh học mà không bị tiêu hao. Diêu tố được sản xuất từ trong hoặc ngoài tế bào với sự hiện diện của vài phần tử dinh dưỡng như sinh tố.
 
Một số dược phẩm ngăn chặn sự thành hình của diêu tố bằng cách lấy đi vài hóa chất cần thiết cho việc sản xuất diêu tố. Các thuốc Methrotrexate chữa ung thư máu, viêm thấp khớp và thuốc Pyrimethamine chữa sốt rét ngã nước là hai loại thuốc lấy đi folate acid trong DNA của diêu tố khiến nó vừa không phân sinh vừa bị tiêu hủy.
 
Thực phẩm và dược phẩm có thể liên kết, tạo ra một hợp chất mà cơ thể không dùng được. Thí dụ khi uống INH để chữa hoặc ngừa bệnh lao, ta thường phải uống thêm sinh tố B 6 vì INH kết hợp với Pyridoxine B 6 trong thực phẩm thành một hợp chất mà cơ thể không dùng được. Các thuốc này được gọi là loại chống sinh tố anti vitamins.
 
Một số dược phẩm làm tăng sự phế thải chất dinh dưỡng. Thí dụ khi ta uống các thuốc lợi tiểu tiện thì thuốc cũng làm thất thoát calcium, pot***ium, zinc theo nước tiểu và cơ thể sẽ thiếu những khoáng này.
 
B-Ảnh hưởng của Thực phẩm vào Dược phẩm
 
1-Ảnh hưởng vào sự hấp thụ dược phẩm .
 
Hấp thụ dược phẩm là mang thuốc vào mạch máu từ bao tử hoặc ruột vì đa số thuốc được uống dưới dạng viên hoặc dung dịch. Sinh- hiện- hữu (bioavilability) là số lượng thuốc sẵn sàng để có thể được hấp thụ vào máu sau khi uống hoặc chích.
 
Sự hấp thụ tùy thuộc vào kích thước của các hạt thuốc, lý hóa tính của thuốc, dạng thuốc  và nồng độ thuốc. Ngoài ra sự hấp thụ cũng chịu ảnh hưởng của mức độ acid/kiềm ( pH) của môi trường, sự co bóp của ruột, sự hiện diện của thức ăn, khả năng hấp thụ của tế bào ruột và số lượng máu lưu thông ở ruột.
 
  Một số chất dinh dưỡng trong ruột có thể làm giảm hoặc trì hoãn sự hấp thụ vài loại thuốc. Do đó thuốc không đạt được mức độ tối thiểu trong máu để có hiệu quả. Đôi khi sự hấp thụ chậm cũng kéo dài tác dụng của thuốc.
 
Như trường hợp của hầu hết thuốc kháng sinh, khi uống chung với thức ăn thì tốc độ cũng như số lượng thuốc được hấp thụ đều giảm. Vì thế, chỉ nên uống kháng sinh khi bao tử không có thực phẩm, thí dụ hai giờ trước hoặc sau khi ăn.
 
Calcium trong thực phẩm ngăn sự hấp thụ thuốc Tetracycline cho nên khi uống thuốc này thì không uống sữa có nhiều calcium. Sữa cũng làm độ acid trong bao tử lên cao khiến cho các viên thuốc bọc (enteric coated tablets) tan ra và làm bao tử xót, do đó sự hấp thụ giảm đi rất nhiều.
 
Thuốc trị kinh phong Phenytoin sẽ bị giảm hấp thụ nếu thực phẩm có nhiều chất đạm vì thuốc này sẽ bám chặt vào chất đạm.
 
Thuốc nước thường ít bị ảnh hưởng của thực phẩm vì nó không cần được làm hòa tan và có thể chuyển dễ dàng sang máu.
 
Còn thực phẩm làm tăng sự hấp thụ của thuốc thì phải kể tới trường hợp thuốc Griseofulvin. Thuốc này dùng để chữa các bệnh về nấm ( fungal diseases). Khi dùng chung với thức ăn nhất là có nhiều mỡ béo, thì sự hấp thụ của nó lại tăng lên rất cao. Lý do là chất béo làm gan tăng sản xuất mật. Thuốc hòa tan trong dầu mỡ cũng theo mật để chuyển vào máu nhiều hơn.
 
Khi ăn no, thuốc nằm lâu trong bao tử, hòa tan nhiều và được hấp thụ tốt hơn.
 
2-Làm giảm hiệu lực của thuốc.
 
 Nếu là một thuốc có công hiệu rất mạnh, thì một vài thực phẩm có thể làm giảm công dụng này và đưa tới hậu quả không tốt cho bệnh nhân.
 
Một thí dụ là thuốc Warfarin (Coumadin) để chống lại sự đóng cục của máu trong một vài bệnh. Tác dụng của Coumadin tùy thuộc vào sự hiện diện của sinh tố K. Dược lực giảm nếu người bệnh ăn thực phẩm có nhiều sinh tố K như gan, rau xanh. Hậu quả là sự đóng cục của máu trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, khi bệnh đang ổn định với một lượng Coumadin nào đó mà bây giờ bệnh nhân giảm tiêu thụ thực phẩm có sinh tố K thì tác dụng loãng máu của Coumadin sẽ gia tăng. Xin nhắc lại là sinh tố K giúp máu đông đặc, không bị loãng và băng huyết.
 
3-Tăng và giảm độc tính của thuốc
 
Một vài chất dinh dưỡng có thể làm tăng độc tính của thuốc.
 
Thí dụ thuốc chữa trầm cảm và cao huyết áp MAO ( monoamine oxidase). Khi uống thuốc này thì không được dùng thực phẩm có chất Tyramine kẻo mà huyết áp sẽ vọt lên rất cao.
 
Tyramine có trong thực phẩm như pho mát, sữa chua, chuối, dầu đậu nành, la de, rượu vang đặc biệt là tim động vật.
 
Trái lại, vài chất dinh dưỡng lại làm giảm tác dụng xấu của thuốc. Thí dụ, nếu uống thuốc trị nhiễm trùng Nitrofurantoin lúc bụng đói thì thấy ruột cồn cào khó chịu, mà uống chung với một ít sữa hoặc ăn một chút thực phẩm thì tránh được khó chịu này.
 
4-Tác dụng trên sự chuyển hóa dược phẩm.
 
Chuyển hóa là sự thay đổi hóa chất của thuốc với nhiều mục tiêu khác nhau: a)để phế thải sau khi thuốc được dùng; b)với chuyển hóa, thuốc sẽ tăng hoặc mới có tác dụng và c) chuyển hóa làm tăng dược tính của thuốc.
 
Sự chuyển hóa tùy thuộc phần lớn vào số lượng các chất dinh dưỡng chính là chất đạm, chất béo và carbohydrates. Đa số phản ứng chuyển hóa thuốc xẩy ra ở gan, nhưng cũng có thể ở một số cơ quan khác.
 
Thuốc thường bám vào các chất dinh dưỡng. Phần thuốc lưu hành tự do trong máu không bám vào thực phẩm mới có công dụng trị bệnh. Chẳng hạn khi chất đạm albumin giảm vì suy dinh dưỡng hay suy gan, thuốc không có chỗ bám, sẽ lưu hành nhiều trong máu và dược tính của thuốc gia tăng. Thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm chất béo acit fatty acids trong máu gia tăng. Fatty acids chiếm hết albumin, thuốc tự do có nhiều và tác dụng thuốc mạnh hơn.
 
Nói chung, bất cứ chất gì có thể thay đổi tỷ lệ bám/ không bám với dược phẩm đều có thể thay đổi dược lực.
 
Ngoài ra, sự chuyển hóa cũng tùy thuộc vào tốc độ hấp thụ thuốc ở ruột chuyển sang gan; tùy theo tình trạng tốt xấu các chức năng gan và tùy theo các bệnh của cơ thể cũng như tình trạng dinh dưỡng.
 
5-Tác dụng trên sự phế thải của dược phẩm.
 
Thuốc được thải theo nhiều đường dây: qua thận, gan, hệ tiêu hóa và qua sữa mẹ. Các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng trên sự thải bỏ này bằng cách thay đổi độ acid của nước tiểu.
 
Thực phẩm làm nước tiểu kiềm sẽ tăng thải thuốc có tính acid như phenobarbital; thực phẩm làm nước tiểu acid sẽ tăng loại bỏ thuốc alkaline như amphetamine.Thực phẩm có nhiều đạm sẽ tăng thải barbiturates, theophylline, phenytoin từ thận. Thực phẩm có nhiều chất xơ tăng thải thuốc hòa tan trong chất béo. Thiếu muối sodium sẽ tăng tái hấp thụ thuốc lithium làm tăng độc tính thuốc này.
 
Rượu được xếp vào loại dược phẩm nhưng lại được nhiều người uống như một thực phẩm. Khi dùng kinh niên, rượu có thể tăng chuyển hóa thuốc, đưa đến giảm tác dụng của thuốc. Ngược lại, khi uống nhiều mà chỉ uống một vài lần thì rượu lại ngăn sự chuyển hóa thuốc, thuốc tăng công hiệu.
 
C-Giảm sự hấp thụ của cả thuốc và chất dinh dưỡng.
 
Một đôi khi, tương tác giữa thuốc và chất dinh dưỡng đưa tới suy giảm hấp thụ của cả hai thứ phẩm vào máu.
 
Thí dụ kháng sinh Tetracycline là loại thuốc rất thường dùng, có thể liên kết với các khoáng calcium, magnesium, sắt thành ra hợp chất không hòa tan và không được hấp thụ. Thuốc và chất dinh dưỡng bị phế thải hết. Thành ra, nên uống tetracycline khi bụng đói. Mà khi bụng đói thì thuốc lại cồn cào ruột. Muốn tránh, có thể uống một ly nước đầy.
 
Không nên uống sữa hoặc phó sản của sữa với tetracycline, vì calcium trong các thực phẩm này và thuốc sẽ kết hợp thành hợp chất không hòa tan và thuốc thành vô dụng.
 
D-Một số thuốc và thực phẩm gây tương tác.
 
Sau đây là một số thuốc và dược phẩm thường gây tương tác.
 
1-Thuốc chống đau nhức. Nói chung các thuốc này đều kích thích niêm mạc bao tử, vậy không nên dùng chung với rượu hoặc nước trái cây mà có thể ăn một chút thực phẩm. Thuốc chống đau thường dùng là Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroids, Indomethacin
 
2-Thuốc chữa cao huyết áp. Nên hạn chế muối để thuốc công hiệu hơn.
 
3-Thuốc chống máu cục như Warfarin, Coumadin. Không nên dùng nhiều thực phẩm có sinh tố K vì sinh tố này tạo ra chất làm máu đông lại. Sinh tố K có trong rau spinach, khoai tây, lòng đỏ trứng, dầu thảo mộc, cauliflower, bắp cải chồi ( brussel sprout).
 
4- Thuốc thông tiểu tiện như Lasix, Furosemide, Esidrex, Hydrodiuril làm mất pot***ium nên thường phải dùng thêm khoáng này. K có nhiều trong chuối, cam trái.
 
5- Thuốc chống dị ứng như Benadryl, Chlotrimeton, Dimetane. Không dùng chung với rượu, vì cả hai loại đều làm tăng ngất ngây, buồn ngủ, chậm phản ứng.
 
6-Thuốc suyễn làm mở cuống phổi như Theodur, Aminophylline đều không nên dùng chung với thực phẩm nước uống có nhiều caffeine, để tránh kích thích thần kinh.
 
7- Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin G và V khi ăn no thường kém hiệu nghiệm vì giảm hấp thụ. Sulfa khi dùng chung với rượu gây ra buồn nôn; nên tránh uống kháng sinh tetracycline với sữa, sữa chua, pho mát hoặc khi đang dùng thêm khoáng sắt , calcium
 
8- Thuốc ngủ hoặc thuốc trị bệnh tâm thần đều có tương tác với rượu, gây ngây ngất, buồn ngủ, nên tránh dùng chung. Đặc biệt thuốc trị trầm cảm Monoamine oxidase không được dùng với thực phẩm có tyramine, vì huyết áp sẽ tăng rất cao. Thực phẩm có nhiều tyramine là pho mát, súc cù là, gan gà và heo, rượu vang.
 
9- Thuốc nhuận trường, mà đa số đều mua tự do không cần toa bác sĩ, nếu dùng thường xuyên có thể làm mất sinh tố và khoáng chất.
 
Kết luận.
 
Cả hai thứ thực phẩm và dược phẩm đều cần thiết cho cơ thể nhưng đôi khi sự hòa lẫn hai thứ đưa tới vài khó khăn.
 
Nguy cơ gây tương tác giữa thực phẩm và dược phẩm tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát của cơ thể, bệnh hoạn kinh niên, chế độ kiêng khem, ăn uống, lạm dụng rượu, thuốc gây ghiền, sử dụng nhiều loại dược phẩm.
 
Để tránh hậu quả tương tác, người bệnh cần thông hiểu cái hay cái dở của thuốc; người thầy thuốc, nhân viên dược phòng cũng dành thì giờ căn dặn, chỉ dẫn bệnh nhân cách dùng thuốc.
 

Được như vây, thì ăn uống an toàn, thuốc men hiệu quả, cuộc đời sẽ an lành hơn.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.602 seconds.