Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Dec/2017 lúc 6:08pm

Thanh lọc Gan bằng Nước Gạo Lức Rang
   <<<<<
Image%20result%20for%20Nước%20Gạo%20Lức




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Dec/2017 lúc 6:10pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2017 lúc 7:27am

Bệnh Parkinson


Năm 1817, James Parkinson, một bác sĩ gia đình ở vùng East End của Luân Đôn đã viết một chuyên khảo về Essay on the Shaking Palsy. Bài viết này đã thành một tài liệu cổ điển về y học: các diễn tả về những triệu chứng cũng như diễn tiến của bệnh đã có từ thời xưa chỉ cần thêm bớt chút đỉnh và do đó bệnh được mang tên ông. Trước khi được Parkinson tả lại, bất cứ một loại rối loạn về cơ bắp hoặc liệt đều được cho là liệt não. Liệt não bao gồm tất cả các loại rung vì tuổi già, bệnh thần kinh và nghiện rượu.

Bệnh Parkinson gồm có ba triệu chứng: rung ở một hoặc nhiều chân hoặc tay, cứng của bắp thịt và sự chậm chạp cũng như khó khăn khi bắt đầu cử động. Triệu chứng của bệnh thay đổi tùy theo từng người nhưng ở cùng một người, một triệu chứng thường lấn áp các triệu chứng khác. Rung thường thấy ở một hoặc nhiều tứ chi cùng một phía của cơ thể. Các triệu chứng này rõ hơn nếu bệnh nhân nghỉ và đặc biệt là khi cảm thấy rất mệt và bẳn tính. Rung này hết khi ngủ và giảm bớt  hoặc biến mất khi tứ chi được dùng tới.

Rung khi nghỉ trở thành liệt rung trước khi được kêu là bệnh Parkinson. Trong diễn tả của ông, ông nói rõ rung là một triệu chứng của một bệnh chứ không phải là một bệnh. Rung không phải do sự tê liệt hoặc suy yếu nhưng ngược lại khi ta cử động quá chậm. Đôi khi rung lại quá trầm trọng đến nỗi không những rung cả giường  mà cả sàn nhà hoặc cả căn phòng nữa.

Cách điều trị.
Bệnh Parkinson phát triển khi một nhóm nhỏ tế bào thần kinh không hoạt động được bình thường. Vị trí của các tế bào này chỉ được biết vào năm 1950, khi một chất mầu xám nằm trong não giữa bị bệnh. Sau khi xác định được chất dẫn truyền thần kinh mới là dopamine được tìm ra và có trong chất xám này cùng các tế bào gốc của não, việc tìm cách điều trị bệnh Parkinson bắt đầu.

Cùng khi đó, khoa học cũng tìm ra tác dụng phụ của các thuốc thần kinh mới, reserpine và nhóm các thuốc phenothiazine: thuốc này có vẻ như gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson. Và vì thuốc này can thiệp vào sự có mặt của dopamine tại đoạn cuối của dây thần kinh, người ta nghĩ rằng có sự liên hệ giữa dopamine và bệnh Parkinson. Vì một lý do nào đó, các tế bào trong chất xám người bệnh Parkinson không cung cấp đủ dopamine để gửi các tín hiệu thần kinh tới não bộ và do đó có các cử động bất thường của cơ bắp.

Năm 1961, thí nghiệm dùng thử levodopa(L-dopa), một hóa chất giúp cho cơ thể tạo ra dopamine bắt đầu ở Vienna và Montreal. Kết quả cho hay L-dopa có thể tác dụng vào tế bào của não để sản xuất ra dopamine và nhờ đó giảm đi nhiều triệu chứng đặc biệt là sự chậm và khó khăn khi mới bắt đầu cử động.
Năm 1967, George Cotzias và các nhà khoa học khác dẫn đầu trong việc giới thiệu cách điều trị bằng L-dopa.

Những khám phá mới.
Bác sĩ Sacks cho một số bệnh nhân bị bệnh buồn ngủ tại Mount Carmel Hospital, New York, và quan sát một cách thích thú khi thuốc làm họ tỉnh lại. Nhiều bệnh nhân bình phục rất tốt: nói, đi và dần dần trở lại bình thường. Nhưng lâu ngày bệnh nhân phải tăng liều L-dopa. Các tác dụng phụ như bất chợt vô tình cử động tứ chi và nhăn mặt bắt đầu lấn át sự sung sướng của bệnh nhân. Sau cùng tác dụng phụ lấn át các lợi điểm và người bệnh bị viêm não sẽ buồn rầu mà trở lại tình trạng ngủ ban đầu.

Qua các thập niên 1970 và 1980, có rất nhiều cách dùng L-dopa để chữa bệnh Parkinson.  Ban đầu dùng ít thôi và khi tác dụng phụ bắt đầu lộ diện, liều lượng được giảm đi hoặc ngưng hẳn tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Trong nhiều trường hợp, L-dopa được dùng chung với các dược phẩm khác như là selegiline vì thuốc này ngăn sự phân hóa của dopamine.

Các thử nghiệm với chuyển bộ phận.
Năm 1981, một phương pháp trị bệnh mới dùng nang thượng thận của mình được khai triển tại Karolinska Institute, Stockhom. Nhiều bệnh nhân được giải phẫu trong đó phần giữa của nang thượng thận, nơi chứa các tế bào sản xuất ra dopamine được truyền vào các vùng não bị bệnh Parkinson. Điều trị này có làm giảm sự cứng ngắc của các bắp thịt bệnh nhân nhưng hiệu quả rất ngắn hạn và bệnh nhân trở lại với dược phẩm cũ là levodopa.

Một cách điều trị có vẻ hợp lý hơn nhưng cũng có nhiều nghịch lý là truyền tế bào từ não của thai nhi vào vùng bị hư hao của bệnh nhân bị Parkinson ở não cũng giảm một số triệu chứng bằng cách tăng dopamine. Tháng ba năm 1988, Betty Knight là bệnh nhân đầu tiên nhận tế bào thai nhi ở khối Liên Hiệp Anh do giáo sư Hitchkoch thực hiện tại Burmingham. Và năm 1990, bác sĩ O. Lindval ở Thụy Điển đã cho hay điều trị thành công bệnh nhân bị Parkinson nặng khi được ghép tế bào thai nhi .

Mặc dù có nhiều nghịch lý rõ ràng về cấy tế bào thai nhi, không phải vì nhiều luật cấm phá thai ở các quốc gia, cuộc tìm kiếm vẫn diễn ra ở Thụy Điển và Mễ Tây Cơ dưới rất nhiều kiểm soát. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có một sự thành công ló dạng của các giải phẫu này.

Hiện nay các nghiên cứu y học về bệnh Parkinson đều tập trung vào việc tìm ra bệnh sớm và cấy các yếu tố di truyền. Đã có một số ánh sáng rằng hóa chất như chất có hại cho thần kinh methylphenyltetrahydropyridine có một vai trò nào đó trong triệu chứng của bệnh giống như bệnh Parkinson. Các thí nghiệm trong giữa năm 1980 chứng tỏ rằng MPTP đã phá hủy một số tế bào thần kinh ở vùng xám. Và vào giữa năm 1990, một số nhỏ bạn trẻ ở Hoa Kỳ đã bị Parkinson sau khi dùng các chất gây nghiền như heroin đã bị pha lẫn với MPTV.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2017 lúc 5:35pm
Mùa đông cần bổ sung những vitamin nào?



Vào mùa đông, do thời tiết lạnh nên hầu hết mọi người đều có xu hướng thích ăn một số loại thực phẩm có thể “chống rét”, trong khi lại bỏ qua thực phẩm đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bản thân. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.


Vậy bạn nên bổ sung những vitamin nào trong mùa đông?


Thiếu vitamin C sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, thường xuyên chảy máu chân răng và giảm sức đề kháng (Ảnh: Pixabay)



1. Vitamin C

Thiếu vitamin C sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh, giảm sức đề kháng, thường xuyên chảy máu chân răng, đau mãn tính ở cơ thể và khớp, dễ bị bầm tím dưới da, thậm chí là chảy máu cam… Vitamin C có tác dụng giảm thiểu các tác động can thiệp từ bên ngoài với sự cân bằng tế bào thân thể người, thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể và duy trì hệ miễn dịch bình thường. Để bổ sung vitamin C, bạn nên ăn một số loại rau quả như bông cải xanh, cải bắp, cà chua hay các loại trái cây như táo, kiwi, đu đủ, dâu tây…

Chú ý là vitamin C rất dễ mất, nếu như nấu rau quá lâu hoặc hâm nóng nhiều lần có thể làm giảm 50% lượng vitamin C. Do đó khi nấu rau, bạn nên đợi nước sôi hoặc dầu sôi thì mới cho rau vào để luộc hay xào.



2. Vitamin B2

Biểu hiện khi cơ thể bị thiếu vitamin B2 chủ yếu loét miệng, lở môi, mắt mờ hoặc sợ ánh sáng, dễ bị viêm da, viêm lưỡi hay viêm niêm mạc… Nếu như trong thức ăn thiếu các loại rau lá xanh, trứng và sữa, đồng thời cơ thể phải chịu nhiều áp lực mệt mỏi thì sẽ khiến nguy cơ thiếu vitamin B2 tăng cao hơn. Ở các loại thực vật thì hàm lượng vitamin B2 không nhiều, nhưng trong gan. thận (cật) động vật và lòng đỏ trứng gà thì tương đối cao. Các loại ngũ cốc, rau mầm và đậu cũng là nguồn cung cấp vitamin B2 dồi dào.

Cá biệt có một số loại rau xanh cũng có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như lượng vitamin B2 lớn hơn mà bạn không nên bỏ qua, như là cải bó xôi (bina) hay cải chíp.



3. Canxi

Thiếu canxi không chỉ dẫn đến đau lưng đau eo, mà còn bị mất ngủ, mệt mỏi, tâm tình bất ổn… Nếu như bạn ăn quá nhiều thịt vào mùa đông, có thể sẽ dẫn đến thiếu canxi. Bởi hàm lượng canxi trong thịt rất thấp, chỉ giàu protein, mà ăn càng nhiều protein thì càng gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi.

Do đó, người lớn mỗi ngày khong nên ăn quá 100g thịt cá, 75g thị gia cầm và tăng cường ăn những thực phẩm giàu canxi như các loại ngũ cốc (đậu, vừng, hạnh nhân, yến mạch), rau xanh và sữa.



4. Vitamin D

Những người bị thiếu vitamin D hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không đủ thời gian dễ bị mắc các chứng đau mãn tính, loãng xương, giảm sức đề kháng, hoặc cơ bắp bị nhức mỏi. Vitamin D là dưỡng chất mà thân thể người không thể tự tổ hợp thành, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương, răng…

Các nghiên cứu khoa học phát hiện, đa số vitamin D của thân thể người đến từ ánh nắng mặt trời. Mùa đông có thể tiếp xúc ít nhất 30p với ánh mặt trời vào khoảng 1h- 4h chiều. Còn muốn bổ sung vitamin D qua con đường thực phẩm, bạn có thể ăn gan động vật, lòng đỏ trứng gà, cá mòi hay nhiều loại nấm có hàm lượng vitamin D cao.



5. Vitamin A

Vitamin A không chỉ có tác dụng bảo vệ mắt, mà còn có thể bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, ngăn chặn các loại vi khuẩn hay các chất gây hại trực tiếp đối với thân thể người. Thiếu vitamin A có thể khiến khô mắt, khô da và dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa. Chính vì vậy, việc bổ sung đủ vitamin A cho cơ thể trong mùa đông lạnh hết sức quan trọng.

Vitamin A có hai hình thức chính: retinol có trong các nguồn động vật, và beta – carotene có trong các nguồn thực vật. Để bổ sung Vitamin A, có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm như cà rốt, bí ngô, khoai lang, cải lá xoăn hay gan động vật.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2018 lúc 8:15am
TẬP LUYỆN TRÍ NHỚ THỊ GIÁC-CHỐNG BỆNH  LÚ LẪN ( ALZHEIMER'S )
Bạn có thấy :

 1. 10 mặt người

 2. Mặt người đàn ông
 3 . Một hài nhi
 4. Đôi trai gái ôm nhau
 5. 3 phụ nữ
6. Con ngựa và con ếch
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2018 lúc 11:13am

Sơ đồ huyệt ở lòng bàn chân


Bấm huyệt bàn chân là phương pháp tự trị bệnh có từ rất lâu đời. Phương pháp này đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới bởi vì dễ làm, không tốn kém, hiệu quả nhanh, không cần dùng thuốc, có thể giúp đỡ người khác.



Xoa bóp và bấm huyệt gan bàn chân là một trong nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, là xu hướng được ưa chuông của thế giới hiện nay. Ta có thể tự chẩn đoán và chữa trị được một số bệnh thông thường. Có thể dễ dàng thực hiện bất kỳ chỗ nào, lúc nào: lúc nghỉ giải lao, lúc ngồi tàu xe, lúc xem ti vi... chỉ cần 5-10 phút ai cũng làm được.

Reflexology Chart:  
Chi tiết bảng tiếng anh (click on image for enlargement)




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jan/2018 lúc 11:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2018 lúc 5:53pm

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao ? 


Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Mấy hôm nay "chiến đấu" với Đàm "cao máu" nên nhân tiện chúng tôi xin viết vài hàng phiếm luận về cao áp huyết. Có những kiến thức trong bài này vô cùng căn bản, nếu quý vị nào biết qua rồi xin miễn thứ cho. Bên dưới là một bài viết cũ, tựa đề là "Nhức đầu", nhưng cũng ít nhiều liên quan đến áp huyết".


Bây giờ chúng ta bắt đầu vào năm thứ nhì của đại học y khoa, môn sinh lý học. Tuy sinh lý đây chỉ có nghĩa là cái nguyên lý của sự sống, không có nghĩ là "sinh lý" kiểu sương sương của phòng the, nhưng cũng hứng thú vô cùng.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?

Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới. Chúng tôi có xem qua tự điển trong google, họ ghi rằng systole là sự thu súc của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blơd pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.

Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên, systole, và số dưới, diastole.

Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.

Vây con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.

Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.

Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. 

Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?

Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chổ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.

Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp suất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi tư từ người ta giảm cáp suất trong cuff. 

Đến một lúc nào đó thì áp suất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole.

Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.

Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch , bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên, systole, và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới, diastole.

Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt quá, nhức đầu quá"

Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp"

Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả. 

Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.

Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn. Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?

Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.

Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái gap, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thi sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?
Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, như không tăng quá cao.

Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.

Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.

Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.

Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuốg thì cụ sống lâu hơn một chút.

Vậy áp huyết hại ta như thế nào?
Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.

Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thi... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy.

Vậy làm sao để áp huyết không cao?
Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).

Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản. 

Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bắt đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.

Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo. Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.

Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo. 

Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2018 lúc 11:58am

Răng trắng chưa chắc đã là răng khỏe?

https://baomai.blogspot.com/
Có hàm răng trắng chưa chắc đã khỏe

Hầu hết chúng ta đều muốn có một nụ cười trắng bóng, đầy đủ răng mà làm cho một diễn viên Hollywood thấy tự hào. Các nghiên cứu cho thấy 18-52% người không hài lòng với màu răng của mình.

https://baomai.blogspot.com/

Ở các nước như Mỹ, làm trắng răng là một trong những thủ tục nha khoa được yêu cầu nhiều nhất, trong khi người Anh thường là mục tiêu của những câu đùa về răng ố vàng. Các bộ răng hoàn hảo phát sáng trên các tạp chí và màn hình phim trên khắp thế giới.

Vậy không ngạc nhiên gì khi chúng ta có khuynh hướng cho rằng răng trắng không chỉ là hấp dẫn mà còn khỏe mạnh. Màu của răng bị ảnh hưởng một phần bởi gien và tuổi tác, kết hợp với vết ố màu do hút thuốc, do ăn, uống và dùng một số thuốc bệnh nhất định. Khi già đi, răng sẽ trở nên vàng hơn do men răng mòn đi làm lộ ngà răng phía dưới.

Lông xanh

https://baomai.blogspot.com/

Các vết ố màu sau đó phủ lên các răng màu vàng, với các loại thực phẩm như sốt cà chua và cà phê để lại các hợp chất có màu gọi là chromogen, trong khi vi khuẩn hoặc nấm có thể gây ra các vết ố màu xanh lá cây, xám, vết ố trông như lông thú.

Nhiều thí nghiệm về màu răng đã được tiến hành trong các ống nghiệm của phòng thí nghiệm, hơn là trong miệng người. Thường răng của bò được sử dụng vì chúng cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn để nghiên cứu, nhưng đôi khi răng người (tách ra) cũng được thí nghiệm kiểm tra.

Một nghiên cứu do Mark Wolff tiến hành từ Đại học New York đã ngâm răng bò trong một giờ với trà đen, rượu vang đỏ hoặc vang trắng với các hình thể khác nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên khi rượu vang đỏ để lại vết ố mạnh nhất. Thật đáng ngạc nhiên, trà đen không làm hoen ố răng trừ khi trước đó có uống vang trắng. Có vẻ như hàm lượng axit trong rượu vang làm cho men xốp hơn một chút xíu, giúp trà để lại dấu vết.

https://baomai.blogspot.com/

Những vết ố do thức ăn và đồ uống có thể làm đổi màu răng, nhưng chúng không chỉ ra rằng răng là không lành mạnh. Bạn có thể có răng trắng ngọc trai nhưng vẫn bị nhiễm trùng lợi hoặc sâu răng. Tương tự như vậy, bạn có thể có răng chắc khỏe hoàn toàn nhưng chúng đổi màu, vàng hoặc nâu.

https://baomai.blogspot.com/
Professional teeth whitening treatments are often more powerful than those used at home

Vết đen

Có một loại vết màu mà một số nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể bảo vệ chống sâu răng. Đây là mép màu tối mà bạn đôi khi thấy ở răng dọc theo đường chân lợi. Nó trông như một loạt các chấm đen. Nó được gọi là "vết đen."

Trong khi nguyên nhân của vết đen đã được tranh cãi trong hơn một thế kỷ, thì suy nghĩ mới nhất là đó là một loại mảng bám răng đặc biệt bao gồm canxi, phosphate, các vi khuẩn khác nhau và một số dạng hợp chất của sắt hoặc đồng, làm cho nó có màu đen.

Điều thú vị, một số nghiên cứu, mặc dù không phải là tất cả, đã phát hiện ra rằng trẻ em có vết đen sẽ ít bị sâu răng hơn. Người ta nghĩ rằng vi khuẩn trong vết đen, có thể bằng cách nào đó, có tác dụng bảo vệ.

Tất nhiên, trong một số trường hợp sự đổi màu có thể cho thấy sự sâu răng hoặc các bệnh khác, do đó, nên để nha  kiểm tra chúng. Nhưng cũng giống như răng trắng không hẳn là răng lành mạnh, răng đổi màu cũng không hẳn là răng tồi.

https://baomai.blogspot.com/

Vì vậy, sẽ thế nào nếu bạn vẫn muốn răng trắng bóng, bất kể những gì người ta nói về sức khỏe của bạn? Có rất nhiều biện pháp làm trắng răng, từ kem đánh răng, dải, chất keo và khay để đeo quanh răng vào ban đêm. Hầu hết chúng có chứa các chất mài mòn để khử vết ố hoặc tẩy trắng, hoặc kết hợp cả hai thứ đó. Một số thậm chí còn chứa một chất bổ sung màu xanh cho răng để chống lại màu vàng làm cho răng trông trắng hơn.

Các chuyên gia có xu hướng cung cấp cách điều trị sử dụng chất tẩy trắng mạnh hơn các chất điều trị tìm thấy ở tại nhà. Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá phạm vi các phương pháp điều trị sẵn có cho thấy hiệu quả là rất khác nhau. Việc tẩy trắng cũng có thể gây sự nhạy cảm tạm thời ở răng hoặc lợi.

Và dĩ nhiên, trừ khi bạn tiếp tục điều trị, độ trắng sẽ chỉ kéo dài chừng nào bạn tránh các thực phẩm và đồ uống hay gây vết ố nhất.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng ít nhất bạn nên biết rằng ngay cả khi không có nụ cười trắng đó của Hollywood thì cũng không có nghĩa là bạn không có răng lành mạnh.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2018 lúc 7:28am

Rau Sẫm Màu Và Rau Sáng Màu: Loại Nào Có Chứa Nhiều Chất Dinh Dưỡng Hơn?


Rau quả tươi chỉ là những gia đình nhận thức độc nhất vô nhị để phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể. Nhiều người quan niệm rau sẫm màu sẽ tốt hơn loại màu sắc, phần tốt hơn thân cành, rau lá tốt hơn rau củ.

Bữa ăn chứa nhiều loại rau, quả và củ rất có lợi cho sức khoẻ của thân thể, bảo đảm bình thường của đường ruột, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ các bệnh mạn tính như béo phì, bệnh tiểu đường, cao huyết áp vv Các thế hệ năm trở lại đây, trong ẩm thực dinh dưỡng của nước nhấn mạnh, tăng số lượng và các loại rau trong bữa ăn.

Bổ sung rau cho bữa ăn (Ảnh: Khoobsurati.com)

Thật vậy, rau là nguồn cung cấp nguyên tố vi lượng, xơ thực phẩm và chất chống oxy hóa thiên nhiên.Thường rau tươi chứa 65% -95% nước, đa số nước rau sạch trên 90%.Rau chứa vitamin, chất xơ, pectin, tinh bột, carbohydrate, đại đa lượng năng lượng tương ứng, là một loại thực phẩm low calo.Chúng còn là nguồn cung cấp caroten, vitamin B1, vitamin C, axit folic, canxi, phốt pho, kali, sắt rất tốt.

Loại rau thân, lá, hoa non như bắp cải, rau chân vịt, bông cải xanh, là nguồn carotene, vitamin C, vitamin B2, khoáng chất cho đến xơ thực phẩm rất tốt, vitamin C chuyển hóa mạnh tại lá, hoa, thân hàm lượng phong phú, cùng với diệp lục tố phân bố song song.

Ảnh: Khoeplus24h.com

Thường thì rau sẫm màu có hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C, tương đối cao hơn rau sáng màu, đồng thời còn chứa càng nhiều hoạt chất thực vật có lợi ích tốt cho sức khỏe. Trong cùng một loại rau, hàm lượng vitamin của phần lá thường cao hơn phần thân rễ, như rau diếp, lá cần tây, củ cải mầm cao hơn phần thân rễ tương ứng gấp mấy lần. Giá trị dinh dưỡng của rau lá thường cũng cao hơn rau củ.

Các loại rau củ chất xơ thực phẩm thấp hơn rau lá. Rau họ cải như cải bi xen, súp lơ, cải bắp v.v, có chứa nhiều hoạt chất thực vật như Isothiocyanate thơm, đó là thành phần ức chế khối u chủ yếu.

Nhóm tảo nấm như nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, men và rong biển v.v, còn có chứa protein, polysaccharide, carotene, khoáng chất sắt, kẽm, và selen v.v, trong nhóm nấm tảo hải sản như rong biển, tảo bẹ còn dồi dào iốt, vô cùng hữu hiệu trong phòng chống bướu cổ.

Ảnh: Kiyomi.com

Rau sẫm màu là chỉ rau màu xanh lục sẫm, màu đỏ, màu cam, màu đỏ tím, chứa nhiều beta carotene đặc biệt là cà rốt, là nguồn vitamin A chủ yếu cho bất kỳ ai.
Ngoài ra, rau sẫm màu còn chứa nhiều loại khác như các chất drasticle, lutein, lycopen, anthocyanin vv, cho một số chất thơm, phú cho màu sắc cây rau, hương vị và hương thơm, có tác use aesthetically values, a temporary print a number of the activity of students.

Vì vậy thật không phải là vô trách nhiệm khi người ta thường chọn ăn nhiều rau quả hơn là màu sắc.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jan/2018 lúc 1:16pm

Thói Quen Ăn Nhanh Tăng Nguy Cơ Đột Quỵ


Một nghiên cứu ở Nhật cho thấy những người có thói quen ăn nhanh, nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý tim mạch như đột quỵ.

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Hiroshima-Nhật bản cho thấy những người có thói quen ăn nhanh thì hãy nên chậm lại vì thói quen này làm tăng nguy cơ của các bệnh chuyển hóa, không chỉ béo phì mà còn yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu 642 nam và 441 nữ, tuổi đời trung bình 51 tuổi trong khoảng thời gian từ 2008-2013. Trước nghiên cứu, những người này được xác định không mắc hội chứng chuyển hóa và được chia làm 3 nhóm: nhóm những người có thói quen ăn nhanh, nhóm những người ăn chậm và nhóm những người ăn bình thường. Kết quả cho thấy có 11,6% những người có thói quen ăn nhanh mắc hội chứng chuyển hóa so với 6,5% người ăn bình thường và 2,3% người ăn chậm.
  
Theo Tiến sĩ Takayuki Yamaji-Chuyên ngành Tim mạch cho biết những người có thói quen ăn nhanh, thường họ chưa có cảm giác no ngay vì vậy có xu hướng ăn nhiều thêm, chính điều này gây ra những rối loạn và gây đề kháng insulin.
Theo khảo sát ở 52 quốc gia, kết quả cho thấy đây là yếu tố nguy cơ xếp hàng thứ 3 gây nên các bệnh lý tim mạch chỉ sau hút thuốc lá và tăng cholesterol máu.

Theo Tiến sĩ Boris Hansel-Chuyên ngành Nội tiết cho biết “Ở những người bụng bự, đã “che giấu” đằng sau một loạt các vấn đề về sức khỏe, có thể thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ngăn chặn lưu thông máu và oxy đến các tổ chức”, từ đó có thể hình thành cục máu đông ở tim và não, gây nên nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hội chứng chuyển hóa là tập hợp một số rối loạn, có những tác động nhất định đến cơ thể, tạo điều kiện xuất hiện một số bệnh mãn tính như đái đường type 2, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Tóm lại để có sức khỏe tốt, điều quan trọng không những chế độ ăn uống lành mạnh mà còn cách ăn uống vì vậy hãy nên có những thói quen tốt ngay từ bây giờ!

Bs Ái Thủy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2018 lúc 9:31am
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU


Bác sĩ Đặng Phú Ân, M.D






MỞ ĐẦU

Một vài con số thống kê

Theo một tài liệu của Đại học Y Khoa Loma Linda, Hoa Kỳ (ê kíp nghiên cứu của Giáo sư Ralp E Cutler), nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng bệnh lý rất thường gặp của bộ phận niệu, ở cả phái nam lẫn phái nữ, nhưng tần suất phát hiện ở phái nữ gấp 10 lần ở phái nam.

Bệnh trạng có thể đi từ nhẹ tới nặng, với nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được chữa trị cấp thời và đúng mức. Phụ nữ ở tuổi 30, theo các thống kê, có ít nhất trên 50% bị nhiễm trùng đưởng tiểu ít nhất một lần.





Tại sao phái nữ lại bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều hơn phái nam?

Về phương diện cơ thể học: bộ phận niệm phái nam cũng như phái nữ được cấu tạo bởi hai quả thận. Hai quả thận lọc máu thành nước tiểu. Nước tiểu được dẫn xuống bọng đái bằng hai ống gọi là niệu quản (ureter). Từ bọng đái nước tiểu thoát ra ngoài qua ống thoát tiểu hay còn gọi là niệu đạo (urethra).

Cần phân biệt những điều khác biệt giữa phái nam và phái nữ là:

Ở phái nam: chung quanh cổ bọng đái có một tuyến gọi là tiền liệt tuyến (prostate) bao quanh. Đây là nơi gây ra nhiều bệnh đi tiểu của các bệnh nhân cao niên phái nam.





Niệu đạo của phái nam tương đối dài và khúc mắc hơn ở phái nữ gấp 3 lần. Niệu đạo từ bọng đái ra gồm nhiều khúc, khúc ngang qua tiền liệt tuyến, khúc ngang qua hội âm (phần đằng trước hậu môn), khúc đi dọc theo dương vật. Vì vậy, tình trạng nhiễm trùng ngược chiều từ ngoài vào bọng đái tương đối hiếm nơi đàn ông vì nhiễm trùng phải đi qua nhiều chặng đường mới tới được bọng đái.

Ở phái nữ: không có tiền liệt tuyến nơi cổ bọng đái nhưng lại có tử cung và âm đạo, đây là hai cơ quan gây ảnh hưởng khá nhiều lên bộ phận niệu.

Ngoài ra niệu đạo ở phái nữ tương đối ngắn, chỉ chừng 4cm và nhất là lỗ thoát tiểu nằm sát gần âm đạo hoặc vùng chung quanh hậu môn.

Tất cả những nhiễm trùng vùng âm đạo, âm hộ đều dễ gây nhiễm trùng ngược chiều lên bọng đái qua niệu đạo.

NGUYÊN NHÂN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Nguyên nhân của 80% nhiễm trùng niệu là do cơ chế nhiễm trùng ngược chiều có nghĩa là ngược chiều lại chiều của dòng nước tiểu. Nói một cách dễ hiểu hơn: vi trùng như một đoàn quân từ ngoài (vùng hậu môn, âm đạo…) tiến vào lỗ tiểu, rồi kết tụ dọc theo niệu đạo rồi tấn công vào bọng đái và từ đó bọng đái nhiễm trùng ngược lên thận (khi hệ thống chống ngược chiều (antireflux) bình thường ở chố gắn niệu quản vào bọng đái bị bệnh hay bị huỷ hoại).

Tội phạm nào là nguyên nhân chính của nhiễm trùng?

- 75% - 90% là vi trùng E.Coli (phần lớn ở trong ruột). Klebsiella pneumoniae 2%-6%. Proteus mirabilis 2%.

- Những cuộc nghiên cứu gần đây nhất cho thấy ngoài yếu tố vi trùng gây bệnh, còn có các yếu tố khác như kháng thể tại chỗ nơi đường tiểu bị giảm, hoặc sự gia tăng của những trung tâm tiếp nhận E.Coli trên niêm mạc hoặc các kháng sinh mới được phát hiện gần đây như HLA-A3… mà chúng tôi xin miễn bàn trong phạm vi hạn hẹp của bài này.

Những triệu chứng nào báo hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu?

Ngoài một số rất nhỏ trường hợp nước tiểu có vi trùng nhưng bệnh nhân hoàn toàn không có một triệu chứng gì cả gọi là tình trạng nhiễm niệu vô chứng.

- Phần lớn là có triệu chứng hoặc của viêm bọng đái cấp tính hay viêm niệu đạo cấp tính thuộc hệ thống bộ niệu dưới.

- Tiểu khó, tiểu cảm thấy buốt, nhiều khi rất đau.

- Bệnh nhân đi tiểu vặt luôn, khi mắc đi tiểu phải đi ngay lập tức, không thể cầm được.

- Nhiều khi thấy nước tiểu không còn trong nữa mà trở nên đục hoặc có máu.

- Bệnh nhân cảm thấy đau ở phần dưới rốn hay hai bên hốc chậu của bụng hoặc đau lưng dữ dội ở hốc lưng. Thường thì không có nóng sốt trong nhiễm trùng đường tiểu.

- Nếu sốt cao, nhiều khi thấy ớn lạnh đi kèm theo hoặc các triệu chứng của viêm bọng đái vừa kể trên thì có thể thận đã bị nhiễm trùng ở bồn thận và thận cấp tính (pyelo-nephritis) thuộc hệ thống bộ niệu trên.

CHẨN ĐOÁN VÀ XÁC ĐỊNH LÀ BỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Đi thăm khám ngay thầy thuốc khi thấy những triệu chứng biểu hiện vừa kể trên, Thầy thuốc sẽ có một định bệnh tương đối rõ ràng là bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu dưới hoặc trên, tuỳ thuộc vào các dấu hiệu thăm khám lâm sàng.

Thầy thuốc gia đình có thể cho làm những thử nghiệm tại chỗ nước tiểu của bệnh nhân với một que thử để tìm các phản ứng nhiễm trùng dương tính và cho trị liệu tạm thời ngay.

Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tái phát lại, thầy thuốc phải tiến xa hơn trong các thử nghiệm:

- Cho cấy vi trùng nước tiểu và khảo sát độ đề kháng của vi trùng với các thuốc kháng sinh.

- Cho chụp hình quang tuyến không sửa soạn bụng để khám sát xem có sỏi đường tiểu không. Và tuỳ thuộc vào trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa niệu khoa có thể làm:

+ soi bọng đái (cystoscopy) thám sát tình trạng viêm bọng đái, sỏi bọng đái…

+ chụp siêu âm (ultrasound)

+ hay cho chụp X-quang bồn thận bằng phương pháp truyền chất cản quang qua tĩnh mạch. Phương pháp này ngày nay ít sử dụng vì có thể có những trường hợp dị ứng với thuốc cản quang. Trong chiều hướng cần thám sát kỹ càng hơn, bệnh nhân có thể được gửi đi làm X-quang cắt lớp (scanner)

CÁC TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU NÀO CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý?

1. Phụ nữ có thai:

Từ 6-10% đàn bà có thai là ở thời kỳ nhiễm trùng niệu không có triệu chứng nào cả. Khoảng 30-40% thành phần này sẽ gây nhiều triệu chứng quan trọng nếu không được chữa trị đúng mức. Yếu tố nguy cơ trong thai kỳ là tử cung có thai lớn và đè vào niệu quản làm ứ đọng nước tiểu một phần trên thận và gây nhiễm trụng thận cấp tính.

Biến chứng của nhiễm trùng niệu trong thai kỳ là sanh non, làm cho thai nhi yếu, thiếu cân, và trong những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Vì vậy khi có thai mà đau lưng dữ dội và nóng sốt phải đi thăm khám thầy thuốc ngay.

2. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường:

Đường là môi trường cấy vi trùng rất tốt, đồng thời ảnh hưởng của tiểu đường trên các vi ti huyết quản tại chủ mô thận, những yếu tố đó giải thích tại sao lượng đường trong máu cao, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng thận đường tiểu.

3. Thiếu nữ trẻ ở thời kỳ sung mãn về đời sống tình dục:

Sự lây lan từ bộ phận sinh dục vào niệu đạo và từ đó có thể vào bọng đái, nhưng phần lớn ở tuổi trẻ hay bị là tình trạng viêm niệu đạo cấp tính, vùng gần lỗ tiểu.

4. Phụ nữ lớn tuổi sau giai đoạn mãn kinh:

Vì lý do kích thích tố nữ (estrogen) bị giảm thiểu nên viêm mạc niệu đạo và bọng đái (đó là lớp tế bào phủ lên bọng đái và ống thoát tiểu) bị mỏng đi, không phát triển được và có thể đề kháng nhiễm trùng bị giảm thiểu theo. Do đó, bệnh nhân đi tiểu buốt, rát và rất dễ bị nhiễm trùng.

5.Phụ nữ sanh con nhiều:

Hay cho sa tử cung và sa bọng đái, làm ứ đọng nước tiểu trong bọng đái và cũng hay gây nhiễm trùng đường tiểu.

6. Các cụ bà lớn tuổi:

- Hay có tình trạng đái không kiểm soát, nước tiểu chảy dầm dề làm nhiễm trùng vùng âm hộ gây nhiễm trùng ngược chiều lên bọng đái.

- Hoặc các bệnh lý của người già như bọng đái liệt, phải đặt ống thông tại chỗ, đây là tình trạng rất dễ gây ra nhiễm trùng tại chỗ nếu ống thông không được săn sóc kỹ lưỡng.

7. Các tình trạng bệnh lý làm tắc nghẽn đường tiểu như: bướu tiền liệt tuyến (prostate), bướu bọng đái, sỏi, dị tất bẩm sinh đều gây ra nhiễm trùng đường tiểu một cách tái phát do sự ứ động của nước tiểu.

CHỮA TRỊ CÁC TÌNH TRẠNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU NHƯ THẾ NÀO?

* Nguyên tắc chung là:

Uống nước nhiều:

1. Nếu mới bị lần đầu, không biến chứng theo các quan niệm hiện tại, thầy thuốc có thể khuyên nên dùng canneberge (tiếng Anh là cranberry), một loại trái màu đỏ, đặc biệt của Bắc Mỹ, Canada.

Canneberge (cranberry) có chứa một loại sắc tố les anthocyanides, sắc tố này đặc biệt có tác dụng giới hạn khả năng dính chặt của vi trùng vào thành bọng đái. Vì vậy, vi trùng sẽ bị luồng nước tiểu tống ra ngoài dễ dàng.

- Vitamin C theo kết quả của một nghiên cứu thì vitamin C có tác dụng acid hoá nước tiểu và ngăn cản nhiễm trùng đường tiểu.

- Nếu có những triệu chứng của viêm bọng đái cấp tính như trên vừa kể, thầy thuốc có thể cho dùng 1 loại kháng sinh như Fosfomycin (tên thương mại là MONUROL), chỉ cần dùng 1 liều (chất bột trong 1 túi giấy nhỏ) hoặc Nitrofurantoine (tên thương mại là Macrobid) 100mg, ngày uống 2 lần trong một thời gian ngắn hạn là 3 hoặc 7 ngày.

Theo nghiên cứu của Karlowsky: Hiệu quả của Fosfomycin là 94.9%, của Nitrofurantoine là 90.6% và của Septra DS là 30.7%.

Trên nguyên tắc với những kháng sinh trên, nhiễm trùng đường tiểu sẽ khỏi ngay nếu mới bị nhiễm trùng chỉ một hay hai lần.

2. Nếu bị tái phát nhiều lần: thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân thử cấy vi trùng nước tiểu

- Thám sát nguyên nhân và trị liệu nguyên nhân như:

* chữa viêm âm đạo, tiểu đường

* dùng thủ thuật niệu khoa hay giải phẩu lấy sỏi, sa bọng đái…

* giải phẫu hay cắt đốt điện bướu đường tiều

* giải phẫu các dị tật bẩm sinh

Trong những trường hợp này bệnh nhân sẽ được thầy thuốc chữa trị bằng kháng sinh, kháng sinh thuộc loại quinolone CIPRO XL 500mg, ngày 1 viên từ 7-10 ngày, phối hợp trong một thời gian dài hơn có thể từ 2 tuần tới 6 tuần tuỳ theo trường hợp bằng thuốc uống hay truyền qua tĩnh mạch.

Đặc biệt nhiều bệnh nhân cứ mỗi lần sau lần giao hợp với phối ngẫu là bị nhiễm trùng đường tiểu, theo quan niệm chữa trị gần đây thầy thuốc có thể cho bệnh nhân uống mỗi lần sau giao hợp một viên kháng sinh (thường là loại Trimethoprim sulfamethoxazole, TMP-SMX như Bactrim DS hay Septra DS) có thể ngừa được nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU NẾU KHÔNG TRỊ LIỆU SẼ BIẾN CHỨNG RA SAO?

Ta có thể chia ra làm hai tình trạng:

Biến chứng cấp kỳ:

Tiểu đau buốt, tiểu vặt, làm bệnh nhân không ngủ được yếu dần đi.

+ Thường viêm bọng đái không gây ra sốt nóng nhưng nếu nhiễm trùng ngược chiều lên thận, sẽ cho tình trạng viêm bồn thận – thận cấp tính và từ đó có thể tiến tới tình trạng nhiễm huyết toàn diện nguy hiểm tới tính mạng, nếu không chữa trị.

Biến chứng kinh niên:

Nhiễm trùng đường tiểu tái phát nhiều lần, lâu ngày sẽ cho:

+ Viêm bọng đái sơ chai, nhỏ lại và dễ làm nhiễm trùng ngược chiều lên thận.

+ Tại thận: nhiễm trùng lâu ngày sẽ cho viêm thận mãn tính làm thận teo nhỏ lại và đưa tới suy thận, nguy hiểm cho tính mạng.

ĐỂ PHÒNG NGỪA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỀU, NHỮNG LỜI KHUYÊN THỰC TIỄN

1. Nên uống nước đầy đủ, ít nhất 1,5l/ngày, uống nước cranberry.

2. Săn sóc vệ sinh nơi âm hộ (cửa mình) và đặc biệt phần hội âm (khoảng giữa hậu môn và âm đạo), hậu môn.

Khi đi cầu, nên chùi hậu môn tại chính chỗ hậu môn, đừng nên quệt giấy vệ sinh kéo về phía đằng trước tới tận âm đạo (mục đích tránh mang vi trùng từ hậu môn vào âm đạo)

3. Đối với em gái: không nên cho ngồi lê la trên đất cát.

4. Đối với các thiếu nữ đang ở tuổi đời sống tình dục hoạt động mạnh mẽ, cẩn thận trong việc giao hợp với các bạn trai. Phải áp dụng phương pháp ngăn ngừa các bệnh sinh dục lây lan đối với bạn trai không biết rõ, bằng cách bạn trai phải đeo bao cao su khi giao hợp.

Nên đi tiểu ngay sau mỗi lần giao hợp.

5. Đối với phụ nữ từ trẻ đến có tuổi: mỗi khi có huyết trắng nên thăm khám thầy thuốc để được trị liệu sớm.

6. Không nên giao hợp trong thời gian kinh kỳ vì lúc này là giai đoạn dễ cho nhiễm trùng đường tiểu nhất vì nhiều yếu tố.

7. Đối với phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hay sau mãn kinh: khi đi tiểu buốt, rát phải thăm khám thầy thuốc để xem có cần phải dùng kích thích tố phái nữ thêm không.

8. Những bệnh nhân tiểu đường: cần theo dõi sát và thường xuyên đo lượng đường trong máu để lượng đường luôn luôn sát với mức độ bình thường.

9. Các phụ nữ trong thai kỳ: việc thăm khám thường xuyên các bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa sản phụ giúp phát giác sớm được nhiễm trùng đường tiểu ngay từ giai đoạn đầu.

10. Các bệnh nhân có sỏi niệu, bướu đặc biệt bướu tiền liệt tuyến, dị tật bẩm sinh… cần phải được theo dõi sát với bác sĩ gia đình và bác sĩ chuyên khoa niệu khoa.

11. Nên tránh thoa dầu thơm, xà bông thơm nơi bộ phận sinh dục gần lỗ tiểu.

12. Nên mặc quần lót đừng bó sát để thoáng hơi nơi lỗ tiểu.

KẾT LUẬN

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý có nhiều nguyên nhân từ giản dị cho tới phức tạp và cũng có nhiều bệnh trạng từ nhẹ tới nặng với những biến chứng nguy hiểm trong lâu dài. Tuy nhiên theo thống kê, đa phần là ở tình trạng rất nhẹ, chỉ xuất hiện thoáng qua không để lại một sang thương nào. Vấn đề cần lưu ý là đừng ngại ngùng e dè thổ lộ với thầy thuốc tất cả những triệu chứng gì hơi thấy bất bình thường, để thầy thuốc có thể can thiệp và làm giảm các đau đớn, khó ở của quý vị một cách nhanh chóng. Việc thăm khám định kỳ nơi thầy thuốc gia đình, với 12 điều khuyên thực tiễn và giản dị trên đây, với các tiến bộ y khoa trong các phương pháp định bệnh và trị liệu có hiệu quả và cải tiến từng ngày; với những loại thuốc kháng sinh mới mẻ hữu hiệu, nhiễm trùng đường tiểu trở nên căn bệnh được trị liệu mau lành và ít hoặc không gây biến chứng. Tác giả cầu mong quý độc giả được sống an lành với sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.933 seconds.