Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2015 lúc 7:22am
Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo.









Nhân dịp phóng viên Ngy Thanh viết về lúa gạo trong bài “Đố Ai Biết Lúa Mấy Cây”, xin tìm hiểu xem nên ăn gạo gì khi hữu sự. Vì bà con mình thường rỉ tai nhau là ăn gạo này, tránh gạo kia nếu bị bệnh Tiểu Đường hoặc dư kí.




Cơm gạo là món ăn vừa căn bản, sẵn có và ưa thích của bà con ta, nhưng, theo một số nhà dinh dưỡng, nếu không để ý thì một vài loại gạo có thể tăng đường huyết tới mức độ đáng ngại.



Lúa gạo nằm trong nhóm Carbohydrat (còn gọi là Saccharid), một trong ba loại thực phẩm chính của con người. Đó là Carbohydrat, chất đạm protein và chất béo lipid.


Carbohydat cần thiết để duy trì một cơ thể lành mạnh đặc biệt là những tế bào não bộ.


Để hoạt động hữu hiệu, tế bào não cần rất nhiều năng lượng mà nguồn cung cấp duy nhất là từ glucose, một thành phần cấu tạo của carbohydrat. Vì thế, khi không tiêu thụ đầy đủ glucose, cơ thể sẽ mỏi mệt, chóng mặt, kém phối hợp, kém tập trung, tâm trạng trở nên bất an, lo lắng. Lý do là không được tiếp tế glucose, não sẽ rút các chất này từ kho dự trữ ở gan và cơ bắp hoặc tổng hợp glucose từ các thực phẩm không có carbohydrate như chất béo. Mà kho thì không nhiều, mau hết đưa tới hậu quả xấu cho sức khỏe.



Carbohydrat gồm có đường (sugar), tinh bột (Starch) và cellulose và được chia làm nhiều loại:


a.Saccharit đơn có một đơn vị đường như:


- glucose còn gọi là đường bắp hoặc đường dextrose nho;

-fructose là đường ngọt nhất, có trong trái cây, rau, mật hoa và

-galactose không có trong thiên nhiên mà do cơ thể tiêu hóa đường lactose trong sữa mà ra.

Glucose là dạng carbohydrate lưu hành trong máu và trực tiếp cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể.


b.Saccharit đôi có 2 đơn vị đường:


-sucrose ngọt nhất trong số các carbohydrate, gồm có glucose và fructose, và được lấy ra từ mía và củ cải;

-lactose là đường chỉ có trong sữa gồm một phân tử glucose và galactose. Nhiều dân châu Á và châu Phi không dung nạp được lactose vì không có men tiêu hóa lactase. Mỗi khi uống sữa tươi là họ bị tiêu chảy.

-Mannose là đường mà nhiều người cho là có thể giảm rủi ro mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện và

-Maltose hoặc đường mạch nha có trong mầm lúa mạch, được dùng trong việc làm bia, rượu wisky.


Đường đơn và đôi có nhiều điểm tương đồng như: cùng hòa tan trong nước, cùng ngọt, kết tinh và cùng gọi là đường vì có tiếp ngữ “ose” nghĩa là đường.


c.Đa Saccharit như cellulose, tinh bột và glycogen.


-Tinh bột là thành phần chính của chế độ ăn uống và là dạng tồn trữ carbohydrate trong nhiều thực vật.

Tinh bột do nhiều đơn vị glucose liên kết và có hai thành phần chính là ?-amylose và amylopectin. Tỷ lệ 2 phân tử này cao thấp tùy theo loại carbohydrate. Theo các nhà nghiên cứu thực phẩm có nhiều amylose được tiêu hóa và hấp thụ chậm. Tinh bột được tiêu hóa bằng men amylase.

-Cellulose gồm nhiều đơn vị đường glucose kết hợp và là thành phần cấu tạo quan trọng ở vách cứng của tế bào thực vật. Tuy con người không tiêu hóa được nhưng cellulose có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Trâu, bò, ngựa, dê có thể tiêu hóa cellulose nhờ có các vi khuẩn cộng sinh ở dạ dày.

-Glycogen là dạng dự trữ của glucose trong gan và cơ bắp của người và các động vật, tương tự như tinh bột ở thực vật.



Chỉ Số Đường Huyết



Từ hơn ba thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vai trò quan trọng khác của thực phẩm carbohydrat đối với sức khỏe con người. Đó là khái niệm Chỉ Số Đường Huyết (Glycemic Index) của mỗi loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm gốc động vật như thịt cá có lượng carbohydrate không đáng kể, không ảnh hưởng tới đường huyết cho nên không có CS ĐH..


Chỉ Số Đường Huyết (CSĐH) là mức nhanh/ chậm của Carbohydrat trong một loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới đường huyết sau bữa ăn từ 2-3 giờ đồng thời cũng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Mỗi loại thực phẩm có tốc độ khác nhau để chuyển thành glucose trong máu. Thực phẩm chuyển hóa mau tăng đường huyết nhanh có CSĐH cao hơn đồng loại phân hóa chậm, nâng đường huyết từ từ, có CSĐH thấp.


Chỉ số được xếp hạng từ 0 tới 100 tùy theo thực phẩm đó tăng đường huyết nhiều hoặc ít. 100 là CSĐH của đường glucose được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm mốc để so sánh. Glucose xuất hiện trong máu ngay sau khi tiêu thụ. Chỉ số này diễn tả phẩm chất (quality) của carbohydrate trong món ăn chứ không phải số lượng (quantity) Carbohydrat trong món ăn.



Chẳng hạn CSĐH của gạo Jasmine Thái Lan là 109 thì gạo Ấn độ Basmati thấp hơn, 58. Như vậy gạo Thái lan nâng đường huyết nhanh, cao hơn gạo Ấn độ.



Khái niệm CSĐH được khởi xướng ở Canada, rất phổ biến ở Úc rồi lan sang Âu châu và Hoa Kỳ. Khái niệm này được cho là có vai trò đáng để ý đối với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên và người mập phì vì sẽ giúp họ lựa chọn thực phẩm carbohydrate thích hợp với hiện trạng.



Theo các nhà nghiên cứu, liên tục tiêu thụ thực phẩm Carbohydrat có CS ĐH cao sẽ đưa tới một số hậu quả:


-Insulin cao sẽ báo hiệu cho gan hay là năng lượng cần thiết cho cơ thể đã có đủ, không cần lấy năng lượng từ kho dự trữ chất béo.

-Đường glucose trong máu cao không dùng hết sẽ được chuyển sang chất béo để dự trữ.


Và hậu quả là sẽ lên cân.


Ngoài ra, tuyến tụy liên tục sản xuất insulin vì đường huyết cao sẽ khiến cho cơ thể quen với hormon này cũng như tuyến tụy suy vì làm việc quá sức. Hậu quả là insulin ngày một ít và trở nên kém hiệu nghiệm trong việc đưa glucose vào tế bào và hậu quả là có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, mập phì, bệnh tim.


Ngược lại, dùng thực phẩm có CS ĐH thấp có thể giảm rủi ro tiểu đường loại 2, bệnh tim, giảm rủi ro mập phì.



Mức độ CS ĐH



Thấp: bằng hoặc dưới 50
Trung bình: từ 55-70
Cao: bằng hoặc trên 70.



Những yếu tố ảnh hưởng tới CSĐH


Nhiều yếu ảnh hướng tới CS ĐH:

-Cấu trúc của của thực phẩm chứa Carbohydrat: nhiều amylose, thực phẩm chậm tiêu hóa vì các vòng glucose gắn bó với nhau, sẽ có CS ĐH thấp. Ngược lại nhiều amylopectin có CS ĐH cao vì các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu.

-Thực phẩm được làm tinh khiết (refined) quá kỹ không còn lớp cám hoặc thực phẩm đã được chế biến (processed) có CS ĐH cao hơn thực phẩm thô sơ.

-Thực phẩm đã được nghiền vụn, xốp, mỏng, các dạng Carbohydrat bột đều dễ tiêu hóa và có CS ĐH cao. Ngược lại thực phẩm nguyên dạng nhiều hạt có CS ĐH thấp.

-Thực phẩm do nấu chín lâu có CS ĐH cao vì thức ăn đã biến dạng, dễ dàng chuyển hóa ra glucose, sẵn sàng vào máu.

-Sự hiện diện các chất khác trong thực phẩm: chất béo, chất đạm, chất chua làm chậm sự tiêu hóa tinh bột sẽ giảm ảnh hưởng của carbohydrate lên đường huyết.

-Tốc độ chuyển hóa của thực phẩm: chuyển hóa mau sẽ có CS ĐH cao hơn.

-Trái cây chín mùi có CS ĐH cao hơn trái cây còn xanh vì carbohydrate đã được chuyển ra đường.

(Xem Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo.)

-Rượu có rất ít Carbohydrat đặc biệt là rượu vang và wisky hầu như không có; bia có khoảng 3-4 gr/100ml. Uống nhiều thì bia có thể ảnh hưởng đến đường huyết.

-Bún, mỳ sợi có CS ĐH thấp ( 30-60) vì có cấu trúc đặc biệt với tinh bột nằm trong mạng lưới đạm chất gluten khiến cho bún, mỳ chậm tiêu hóa.

-Đa số các loại rau có ít Carbohydrat vì thế CS ĐH thấp ngoại trừ quả bơ avocado, ngô, bí ngô, củ cải đỏ có chỉ số cao hơn, nhưng đều là thực phẩm dinh dưỡng tốt vì có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng.

-Thường thường nước uống trên thị trường, đặc biệt là nước thể thao, đều có nhiều đường để cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cho nên đều có CS ĐH cao.

-Thịt, cá, trứng hầu như không có Carbohydrat cho nên không thử nghiệm được theo tiêu chuẩn của thực phẩm có Carbohydrat. Khi tiêu thụ riêng rẽ, các thực phẩm này không có ảnh hưởng gì tới đường huyết.



Bây giờ xin đề cập tới lúa gạo.



Gạo mà bà con ta thường dùng là gạo tẻ và gạo nếp.

Trên thị trường, gạo được phân chia tùy theo hình dáng và độ dài ngắn cũng như mầu sắc của hạt gạo:


a.Theo màu sắc

-Gạo nâu (Brown rice) mà ta thường gọi là gạo lức, gạo đỏ là gạo mà vỏ cám và nhân gạo vẫn còn. Thực ra mầu có thể thay đổi từ vàng nhạt tới đỏ hoặc đen tía. Cám và nhân chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt và một ít chất béo. Vì có chất béo cho nên gạo cần cất giữ nơi nhiệt độ lạnh để tránh ôi mùi dầu và dùng trong 6 tháng.

Gạo còn cám nấu lâu và cơm gạo lức cần nhai lâu hơn gạo trắng. Ngày xưa, gạo đỏ vẫn được gán cho là gạo của con nhà nghèo, thiếu tiền mướn thợ xay giã gạo cho trắng, như người giầu tiền của.

-Gạo trắng với lớp vỏ cám và nhân đã mất đi sau khi xay giã chà xát và có rất ít chất dinh dưỡng. Gạo được bổ xung với vitamin, khoáng chất. Không có chất béo, gạo cất giữ được lâu hơn.

Nấu cơm gạo trắng mau hơn, hạt mềm dễ nhai dễ nuốt hợp với nếp sống thanh cảnh của con nhà giầu , “gạo trắng, nước trong.”


b.Theo hình dáng


Sau khi xay giã, chạy máy, hạt gạo có thể là:

-Hạt dài. Chiều dài của hạt gạo gấp 3 chiều ngang, sau khi nấu cơm rời rạc, xốp. Gạo hạt dài còn rất ít chất xơ và chất dinh dưỡng do đó gạo bán trên thị trường đều được tăng cường khoáng sắt, các sinh tố B.

-Hạt trung bình chiều dài gấp đôi chiều ngang; khi nấu cơm mềm, ẩm, dính với nhau.

-Hạt ngắn bụ bẫm hơn với chiều dài nhỉnh hơn chiều ngang một chút, được dùng nhiều trong món ăn shushi của Nhật cho nên còn gọi là gạo shushi.



Gạo nếp không có amylose cho nên CS ĐH cao nhất.



Chỉ Số Đường Huyết của gạo:


-- Uncle Ben’s Converted Rice...44
-- Gạo Ấn Độ Basmati ...58
-- Gạo lức (Brown Rice)...55
-- Gạo trắng, hạt dài..... 56
-- Gạo trắng hạt ngắn ....72
-- Gạo Jasmine ... 109



Jasmine là gạo truyền thống lâu đời của Thái Lan với một hương thơm phảng phất của hoa hồng rất đặc biệt và hạt gạo lại trắng, trong, mịn, ăn ngon miệng.


Từ thập niên 1990, Hoa Kỳ đã thành công tạo ra nhiều loại gạo lai giống như gạo Jasmati lai giống từ Jasmine Thái Lan và Basmati Ấn Độ; gạo vô cơ Texmati từ gạo Mỹ hạt dài với gạo Ấn Độ Basmati và mới đây Zazzmen Rice ở miền nam Louisiana, nơi phát xuất điệu nhạc đam-mê gần-gũi JAZZ, từ lúa Toro và giống lúa khác của Trung Hoa.
Jasmati và Zazzmen đang cạnh tranh ráo riết với Jasmine trên thị trường Hoa Kỳ.




Kết luận



Thực phẩm chứa Carbohydrat vẫn là món ăn chính của phần ăn. Mỗi ngày nên tiêu thụ 65% tổng số năng lượng với thực phẩm có Carbohydrat, khoảng 225-275 gr mỗi ngày hoặc hai ba lưng chén cơm. Đồng thời ăn uống đều đặn, đầy đủ; giảm chất béo động vật; tăng chất xơ; giới hạn muối, đường, uống nhiều nước để có sức khỏe.



Khái niệm chỉ số đường huyết khá mới mẻ, còn nhiều tranh luận cho nên chưa được sự đồng ý áp dụng của các nhà nghiên cứu.



Một số nhà nghiên cứu đề nghị là người bị tiểu đường hoặc muốn giảm cân nên tiêu thụ thực phẩm có CS ĐH trung bình hoặc thấp để duy trì đường huyết bình thường.




Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ chưa đề nghị mang khái niệm này vào việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường vì kết quả nghiên cứu cho hay không có ảnh hưởng đáng kể lên mức độ HbA1c hoặc insulin.




Vả lại với người dân, khó mà lựa được một chế độ dinh dưỡng căn cứ vào CS ĐH, vì thực phẩm trên thị trường chưa đồng loạt ghi CS ĐH của món hàng.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ.
www.bsnguyenyduc.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2015 lúc 7:01am

Ăn cay sống lâu

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia dinh dưỡng thuộc ĐH Y khoa Harvard tại TP Boston (Mỹ) cho thấy việc dùng ớt và thực phẩm có vị cay khác trong bữa ăn thường ngày góp phần kéo giảm nguy cơ tử vong sớm vì những bệnh tật như ung thư và tim.

Trong nghiên cứu được công bố trên bản tin điện tử của tờ British Medical Journal, TS Lu Qi và cộng sự đã thu thập dữ liệu về chế độ ăn uống cũng như tiền sử y tế của 190.000 đàn ông, 288.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 79 tại nhiều vùng khác nhau ở Trung Quốc và tiếp tục theo dõi những người này khoảng 7 năm sau đó, ghi nhận hơn 20.000 ca tử vong.


Chất capsaicin trong ớt tươi từng được ghi nhận có tác dụng chống ung thư, kháng viêm và hạ huyết áp (Ảnh: MNT)

Những người bị ung thư, bệnh tim hoặc từng bị đột quỵ không được đưa vào cuộc khảo sát này. Các nhà khoa học nhận thấy những người dùng ớt từ 1 đến 2 lần mỗi tuần có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 10% so vớingười dùng ít hơn 1 lần/tuần. Những người dùng thức ăn cay từ 3 đến 7 lần/tuần có nguy cơ tử vong thấp hơn 14%. Nhóm nghiên cứu ghi nhận ớt và thức ăn cay liên quan đến sự giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh ung thư, tim mạch và đái tháo đường type 2.

Những nghiên cứu trên động vật trước đó cho thấy các thành phần trong ớt tươi có thể giúp kéo giảm mức độ cholesterol, duy trì lợi khuẩn đường ruột, kiểm soát viêm và giảm thiểu sự mất cân bằng ôxy hóa.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2015 lúc 7:51pm
Thực phẩm trị sỏi thận hiệu quả




Sỏi thận gây đau đớn, khó chịu và có nguy cơ dẫn đến suy thận. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh sỏi thận như do uống không đủ nước, ít vận động, ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi, ăn mặn… Thực hiện những cách dưới đây có tác dụng làm tan sỏi thận, giúp bạn chữa khỏi bệnh an toàn và hiệu quả.




Thơm

Pineapple

Thơm là loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất, có khả năng trợ giúp tiêu hóa và chữa bệnh sỏi thận. Bạn có thể lấy 1 quả thơm gọt vỏ, khoét 1 lỗ nhỏ và cho vào đó 0,3 gr phèn chua. Bỏ quả thơm vào nồi, cho nước vào, đậy nắp lại, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa ninh trong khoảng 3 giờ. Sau đó, ăn dứa, uống cả nước và dùng liên tục trong 7 ngày.





Trái cây họ cam quýt

orange

Các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt rất giàu axit citric có tác dụng bào mòn và làm tan sỏi thận. Axit citric bao quanh các viên sỏi cho đến khi chúng bị phân hủy và đi ra ngoài cơ thể cùng nước tiểu.




Lựu


Theo Indiatimes, quả lựu rất giàu vitamin và chất chống ô xy hóa, có tác dụng làm tan sỏi thận. Bạn có thể ăn lựu hoặc uống 1 ly nước ép trái lựu hằng ngày để điều trị bệnh sỏi thận.





Rau húng quế


Rau%20húng%20quế%20-%20Ảnh:%20Hạ%20Huy%20

 
Húng quế có tác dụng lợi tiểu, khử độc, làm giảm lượng axit uric trong máu và giúp phân hủy sỏi thận. Bạn nên uống nước ép rau húng quế pha với mật ong mỗi ngày và dùng trong khoảng 6 tháng để làm tan các viên sỏi thận.





Đu đủ xanh



Đu đủ xanh là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả để trị sỏi thận. Bạn nên lấy 1 trái đu đủ xanh, cắt 2 đầu quả, bỏ hạt, giữ nguyên vỏ và cho một chút muối vào bên trong quả rồi đem đun cách thủy cho đến khi chín mềm. Sau đó, để đu đủ nguội rồi ăn hết cả vỏ và dùng liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.




st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Aug/2015 lúc 7:56pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2015 lúc 3:49pm
Những món ngon là 'thuốc' trị viêm loét dạ dày - tá tràng




Loét dạ dày - tá tràng là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày - tá tràng, ổ loét này có thể xâm lấn sâu hơn qua lớp dưới niêm mạc; thường là 1 ổ, có thể gặp 2 - 3 ổ; hay gặp ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị, hành tá tràng. Bệnh có thể được cải thiện thông qua một số món ăn bài thuốc.

Lợi%20và%20hại%20từ%20củ%20sen
Nước củ sen - Ảnh: Shutterstock




Thịt bò xào xương rồng

Nguyên liệu gồm 50 gr thịt bò, 20 gr xương rồng, hành, gừng, muối, bột nêm. Xương rồng rửa sạch gọt vỏ, cắt lát. Thịt bò rửa sạch cắt lát. Đổ ít dầu vào chảo, phi thơm với hành gừng, thêm thịt bò xào, đến khi thịt ngả màu, thêm xương rồng xào chín, nêm chút muối, bột nêm thì hoàn tất. Món ăn có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, mạnh gân cốt, kháng viêm, cầm máu. Thích hợp dùng cho người bệnh lở loét dạ dày - tá tràng và người tỳ hư tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược, huyết áp thấp, khí huyết hư suy sau bệnh lở loét đường tiêu hóa. Nhưng người bệnh ung nhọt, đinh nhọt thì kiêng dùng.




Trứng hấp nước củ sen


Trứng%20gà%20có%20tác%20dụng%20chữa%20nhiều%20bệnh%20về%20đường%20hô%20hấp,%20tiêu%20hóa,%20tiết%20niệu…
Trứng gà... dùng làm nguyên liệu cho món ăn cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng - Ảnh: Đ.N.Thạch


Nguyên liệu gồm 1 quả trứng gà, 30 ml nước cốt củ sen, đường phèn. Trứng gà đập vào tô, sau khi khuấy đều, thêm nước cốt củ sen, đường phèn vừa đủ, rồi thêm nước ấm vừa đủ trộn đều. Cho tô trứng vào nồi hấp cách thủy, thời gian không quá lâu, sau khi mở nắp hấp thêm 5 phút thì hoàn tất. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt tư âm, bổ tỳ khai vị, sinh tân dưỡng huyết, trị tiêu chảy. Thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể để bảo vệ sức khỏe. Thích hợp dùng cho người vị nhiệt hư phiền, miệng táo và người loét dạ dày - tá tràng.




Chè đào nhân

Nguyên liệu gồm 10 gr đào nhân, 10 gr sinh địa, 120 gr gạo tẻ, đường cát đen. Đào nhân sau khi ngâm trong nước ấm lột vỏ lụa, cùng với sinh địa đã rửa sạch bọc trong túi vải. Cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ. Sau khi đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh (hầm) nửa giờ. Bỏ đi túi thuốc, thêm gạo đã vo sạch vào nồi nước thuốc ninh cháo, sau khi nhừ nêm đường cát thì hoàn tất. Món ăn có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ hòa vị, thanh nhiệt sinh tân, hoạt huyết nhuận trường.

Thích hợp dùng cho người sau khi bị viêm loét dạ dày - tá tràng có huyết ứ. Nhưng người tỳ vị hư hàn, thích ăn nóng thì không nên dùng. Người đang bị viêm loét, có xuất huyết kiêng dùng. Người bệnh tiểu đường thì nêm món ăn bằng loại đường phù hợp.



he1
Súp sữa bò - gừng, hẹ


Những món ngon là 'thuốc' trị viêm loét dạ dày - tá tràng - ảnh 3Lá hẹ - Ảnh: Đ.N.Thạch


Nguyên liệu gồm 200 gr lá hẹ, 200 gr sữa bò, 25 gr gừng tươi. Lá hẹ rửa sạch cắt đoạn, gừng cắt lát, hai thứ sau khi cùng giã nhuyễn, bọc trong vải vắt lấy nước cốt. Lấy nước cốt trên trộn với sữa bò, đun sôi bằng lửa mạnh thì dùng. Sữa bò thời gian đun không quá lâu, khi sôi là được. Món ăn có tác dụng khai vị kiện tỳ, ôn trung cầm nôn, ích khí bổ hư. T
hích hợp dùng cho người sau khi bị viêm loét lạnh đau trong bụng, khí huyết hư tổn hoặc người tỳ vị hư hàn, cơ thể suy nhược. Nhưng người bị nóng rát trong dạ dày, âm hư nội nhiệt, hoặc người bị đinh nhọt, nhọt sưng thì không nên dùng. Người đang trong thời kỳ viêm loét đường tiêu hóa thì dùng thận trọng.

st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2015 lúc 3:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2015 lúc 12:30pm
Dấu hiệu nhận biết người sắp đột quỵ





Đột quỵ não (Tai biến mạch máu não) là một bệnh lý rất nguy hiểm: là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư; tỷ lệ và mức độ di chứng nặng nề nhất trong các bệnh lý nội khoa; chi phí điều trị rất tốn kém; thời gian điều trị dai dẳng .




Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới: Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương khu trú của não, tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương.





Ảnh minh họa.





Đặc điêm của đột quỵ

- Xảy ra đột ngột, có thể trong điều kiện bệnh nhân đang hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Ví dụ đang ngồi nghỉ, đang ngủ, đang ăn cơm…

- Có biểu hiện tổn thương chức năng của não: liệt chân tay một bên; liệt mặt; tê bì nửa người; nói ngọng - nói khó; lú lẫn …

- Triệu chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ

- Nguyên nhân do tổn thương mạch máu não, loại trừ nguyên nhân chấn thương




Đột quỵ não được chia 2 thể chính:

- Đột quỵ nhồi máu não: do các nguyên nhân hẹp hoặc tắc động mạch não. Dẫn tới vùng não bị giảm hoặc ngừng cấp máu bị tổn thương.
- Đột quỵ chảy máu não: do mạch máu bị vỡ ra, máu chảy tràn vào tổ chức não hoặc các khoang chứa dịch bao quanh tổ chức não.





Dấu hiệu của người sắp đột quỵ

Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Do vậy, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.


-Thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.

- Mặt: Mặt có biểu hiện thiếnu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

- Tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

- Giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

- Nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.




Hậu quả của đột quỵ não

Đột quỵ não là bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề nhất trong các bệnh nội khoa.

Đột quỵ não mức độ nhẹ: để lại di chứng ít và nhẹ

- Liệt nửa người: thường bắt đầu hồi phục sau 2-4 tuần và kéo dài nhiều tháng tiếp sau.

- Co cứng cơ: sau khoảng 4-6 tuần thì chuyển sang giai đoạn liệt cứng (cơ vùng liệt tăng trương lực) gây vận động khó khăn, đau nhức cơ khớp. Đặc biệt hay gặp đau khớp vai.

- Rối loạn ngôn ngữ: nói khó hơn bình thường hoặc không hiểu lời nói




Các trường hợp đột quỵ mức độ nặng, di chứng nhiều và rất nặng nề:

- Rối loạn ý thức: tri giác, trí nhớ suy giảm

- Rối loạn tâm thần, trầm cảm

- Suy dinh dưỡng

- Viêm phổi: nguyên nhân do bệnh nhân nằm một chỗ do liệt, suy giảm sức đề kháng, dễ nuốt sặc…

- Loét vùng tì đè: những vùng bị tì đè trực tiếp xuống mặt giường khi nằm rất dễ bị loét (gót chân, vùng xương cùng - cụt, vùng lưng, vùng chẩm…)

- Đại tiện - tiểu tiện không tự chủ

- Một số hậu quả khác: co giật động kinh; huyết khối tĩnh mạch sâu; biến dạng tư thế; tăng huyết áp; loạn nhịp tim…

- Đặc biệt, bệnh nhân đã bị đột quỵ não thì nguy cơ bị đột quỵ tái diễn rất cao so với người chưa từng bị đột quỵ.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2015 lúc 10:06am
Trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm xong, bạn tuyệt đối không nên làm những việc dưới đây nhé !
Functional%20and%20integrative%20medicine.%20Holistic%20doctor%20at%20Laser%20Skin%20&%20Wellness.
 
1. Tắm :

 Sau khi ăn cơm xong, dạ dày cần một lượng máu lớn để phục vụ cho hệ tiêu hóa hoạt động. Lúc này nếu bạn đi tắm ngay, lượng máu ấy sẽ chuyển bớt sang “phục vụ” cho hoạt động cơ thể. Điều này khiến chức năng tiêu hóa bị giảm sút, không tốt cho sức khỏe.

 

2. Đi bộ :

Đối với một số người, cứ ăn cơm xong là họ đi bộ. Nhưng thực tế, điều này rất không tốt cho sức khỏe, vì khi đi bộ, cơ thể phải vận động nhiều, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.

 

3. Hát Karaoke :

 Sau khi ăn xong, lượng thức ăn trong dạ dày tăng lên, thành dạ dày sẽ vì thế mà mỏng đi. Việc hò hét, hát karaoke sẽ khiến cho cơ hoành hạ thấp xuống, áp lực khoang bụng tăng lên, không tốt cho sức khỏe chút nào. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn tiêu hóa kém, thậm chí có thể gây đau tức dạ dày.

 

4. Lái xe :

Như đã nói ở trên, dạ dày cần một lượng máu lớn để tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, nếu lái xe, lượng máu ấy cũng phải chuyển bớt sang cho não bộ. Tuy nhiên, lượng máu cung cấp cho não bộ sau khi ăn cơm xong không nhiều như bình thường, điều này khiến cho việc lái xe dễ bị mất tập trung, không may có thể xảy ra tai nạn.

 

5. Ăn hoa quả :

 Dạ dày cần 1 đến 2 tiếng để tiêu hóa hết toàn bộ thức ăn. Bởi vậy, nếu dạ dày lại phải tiếp đón một loạt hoa quả khác, chắc chắn sẽ không tải nổi. Lượng hoa quả đưa vào sẽ bị chặn bởi số thức ăn trước đó. Điều này khiến cho hoa quả không được tiêu hóa tối đa như bình thường.

 

6. Uống trà :
 Uống trà ngay sau khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng.
Trong lá trà xanh có chứa axit tannic, sau khi ăn cơm xong uống trà, dạ dày chưa tiêu hóa hết protein đã phải tiếp nhận axit tannic từ trà xanh. Hai chất này kết hợp với nhau tạo thành kết tủa khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thụ protein.

Ngoài ra, trà xanh cũng cản trở sự hấp thụ sắt, lâu dài sẽ dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể.

 

7. Hút thuốc :

 Hút thuốc sau bữa ăn khiến cho các chất có hại trong thuốc lá dễ vào cơ thể hơn. Hút 1 điếu thuốc lá sau bữa ăn trúng lượng độc chất nhiều hơn tổng 10 điếu thuốc lá khi hút bình thường. Bởi sau khi ăn cơm, dạ dày và ruột co bóp mạnh, tuần hoàn máu nhanh. Lúc này khả năng cơ thể hít khói thuốc độc hại là cao nhất, chất độc hại trong thuốc dễ dàng đi vào cơ thể hơn bình thường, do đó sẽ càng làm tăng mức độ gây tổn hại đối với sức khỏe con người.

 

8. Nới thắt lưng :
Nới lỏng thắt lưng sau khi ăn no sẽ mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu. Nhưng cũng chính vì thế mà nó mang lại không ít tai hại đâu nhé! Việc nới lỏng thắt lưng sẽ dẫn đến sự chảy sệ của nội tạng trong khoang bụng, dạ dày cũng theo đó mà sệ xuống. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh sa dạ dày.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2015 lúc 3:08am
THỨC ĂN HÀNG NGÀY VÀ SỨC KHOẺ


1) Nhức đầu ư ? - Ăn cá : Ăn nhiều cá vào, dầu trong cá giúp ngừa nhức đầu . Gừng cũng thế, nó làm hạ nhiệt và cơn đau

2) Bị sốt sốt mùa cỏ khô, sốt mùa hè - Ăn sữa chua (ya ua ) : Ăn nhiều sữa chua trước mùa phấn hoa . Cũng thế, hàng ngày ăn mật ong tại vùng bạn ở

3)Tránh đột quỵ - Uống trà: Tránh mỡ đọng vào thành động mạch bằng cách uống trà thường xuyên (Chính ra thì trà làm giảm sự thèm ăn và kìm hãm sự tăng cân …Trà xanh còn tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta nữa .)

4) Bị chứng mất ngủ - Mật ong : Dùng mật ong như là 1 thứ thuốc làm đỡ đau và giảm thống.

5) Suyễn – Ăn hành : Ăn hành giúp sự co thắt của cuống phổi dễ dàng hơn (hồi tác giả còn bé , người mẹ đã làm 1 túi hành và đặt vào ngực con , giúp cơ quan hô hấp diều hoà và thực sự là có làm cho dễ thở Hơn)

6) Viêm khớp – Cũng an cá nữa: Cá Hồi , cá Ngừ, cá Thu, và cá Mòi thực sự là làm giảm viêm khớp (Cá có dầu omega tốt cho hệ thống miễn nhiễm của chúng ta)

7) Rối loạn bao tử / Ăn không tiêu? – Chuối và Gừng : Chuối sẽ làm ổn định bao tự. Gừng thì trị chứng buồn nôn và uể oải buổi sáng .

8) Nhiễm trùng/Viêm bọng đái? – Hãy uống nước cốt Nam việt quất ( Cranberry juice)

9) Xương xóc có vấn để – Ăn dứa !!!: Chất Man-gan trong dứa có thể giúp tránh nứt, gãy xương .

10) Rối loạn tiền kinh nguyệt – Ăn sản phẩm từ bắp: Phụ Nữ có thể tránh được ảnh hưởng của thời tiền kinh nguyêt. Nó cũng làm giảm sự phiền não, âu lo, và bải hoải .

11) Rối loạn trí nhớ – Ăn con Hàu : Hàu cung cấp rất nhiều chất kẽm cần thiết giúp phát triển chức nang trí tuệ.

12) Bị nhiễm lạnh ư? – Ăn tỏi: Tỏi đánh tan nghẹt mũi (nhớ là tỏi cũng làm giảm lượng mỡ trong máu nữa)

13) Ho ư? – Dùng ớt đỏ cay !! Một chất căn bản tương tự thấy trong thuốc ho nước (xi-rô) cũng thấy trong ớt đỏ. Dùng ớt cay với liều lượng thích hợp sẽ làm khích thích bao tử

14) Ung thư vú? – Ăn lúa mì , cám , và bắp cải: Giúp duy trì khích thích tố nữ ở mức thích hợp

15) Ung thư phổi – Ăn các loại rau củ màu cam và xanh đậm !!! Chất giải dộc tốt là Bê ta caro tin, 1 dạng của vi ta min A được tìm thấy trong rau củ xanh đậm và cam .

16) Ung loét bao tử - Cũng chữa bằng bắp cải nữa !!! Bắp cải có chứa các hoá chất giúp làm lành ung loét bao tử và ruột .

17) Tiêu chảy – Ăn táo: Nướng 1 trái táo cả vỏ đến khi tao trỏ màu nâu rồi ăn, để chưa tiêu chảy (Chuối cũng tốt cho bệnh này)

18) Bị tắc nghẽn động mạch – Ăn trái bơ: Chất béo đơn không bão hoà trong trái bơ làm giảm lượng mỡ trong máu (cholesterol)

19) Bị cao máu (áp suất máu cao) – Ăn cần Tây và dầu Ô liu (Olive): Dầu ô liu cho thấy là làm giảm áp suất máu . Cần tây chứa hoá chất cũng làm giảm áp suất máu .

20) Lượng đường trong máu không cân bằng? – Ăn rau bông cải xanh (Broccoli) và đậu phộng . Chất Crôm ( Cr , hoá chất thứ 24) trong rau bông cải xanh và đậu phộng giúp điều hoà lượng đường trong máu và lượng In-su-lin

21) Trái Ki -Wi: Bé mà khoẻ - Đây là 1 nguồn dồi dào pot***ium (Kali , K , hoá chất thứ 19) , magnesium (Ma nhê, Mg, hoá chất thứ 12),

22) Táo: Một quả Táo mỗi ngày thì không cần phải đến bác sĩ nữa . Dù là trong 1 quả táo lượng Vitamin C thấp, nhưng có chất antioxidants & flavonoids làm gia tăng hiệu quả của Vitamine C, thế nên nó giúp là m giảm nguy cơ ung thư ruột già, truỵ tim, và đột quỵ

23) Dâu Tây: Trái cây phòng bệnh . Dâu Tây có năng lực trong việc antioxidant nhất trong các loại trái và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư, tắc nghẽn mạch máu (Thực ra là bất cứ loại dâu nào cũng totvì^' chứa rất nhiều chất anti-oxidants giúp chúng ta trẻ Lâu … Dâu xanh (blueberries) là loại tốt nhất và rất hiệu quả trong lãnh vực bảo vệ sức khoẻ. Nó hoá giải tất cả những chất căn bản tấn công cơ thể chúng ta .

24) Cam: Loại thuốc ngọt ngào nhất . Dùng 2 đến 4 quả cam mỗi ngày có thể ngừa cảm lạnh, giảm cholesterol, chống và trị sạn thận cũng tốt như là làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết .

25) Dưa Hấu: Món giải khát mát nhất , gồm 92% là nước . Nó cũng chứa 1 hàm lượng lớn glutathione giúp tăng khá năng miễn nhiễm của chúng ta . Nó cũng là nguồn cung cấp lycopene – yếu tố chống ung thư. Các chất dinh dưỡng khác cũng tìm thấy trong dưa hấu như Vitamin C & Pot***ium . Dưa hấu cũng có những diếu tố căn bản (nguồn SPF thiên nhiên) giúp cho da khoẻ mạnh , bảo vệ da khỏi những tia cao tần .

26) Ổi và Đu Đủ: Được giải quán quân về nguồn cung cấp Vitamine C . Ổi cũng giàu chất sơ giúp chông táo bón . Đu đủ thì nhiều carotene, rất tốt cho mắt. Cũng tốt cho no hơi sình bụng khó tiêu.

27) Cà Chua: Rất tốt như một biện pháp phòng ngừa cho đàn ông , tránh tình trạng kiệt sức từ sự suy nhược của cơ thể .


st.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 30/Aug/2015 lúc 3:16am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2015 lúc 7:35am

Gọi Cơn Buồn Ngủ Chỉ Trong Vòng 1 Phút ?  


Asleep in 60 seconds: 4-7-8    <<<<



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Aug/2015 lúc 8:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2015 lúc 2:33pm

TÌM HIỂU LỢI ÍCH MỘT SỐ LOẠI VỎ TRÁI CÂY




Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại “thuốc hay” có thể phòng chống bệnh tật.

1. Vỏ dưa hấu
Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.

2. Vỏ bí đao
Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.


3. Vỏ dưa chuột
Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.


4. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm làm đẹp rất tốt.


5. Vỏ táo
Vỏ táo có tác dụng làm se da, lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm.


6. Vỏ lê
Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.


7. Vỏ bưởi
Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định.


8. Vỏ quýt

Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn... Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2015 lúc 12:30pm

ĐỪNG NÊN TỨC GIẬN


angry%20child

Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?

1. Nám da: Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.

Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.

2. Lão hóa tế bào não. Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy.

Lời khuyên: Như trên

3. Loét dạ dày. Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.

Lời khuyên: Mát xa vùng bụng khi căng thẳng

4. Thiếu máu cơ tim.  Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.

Lời khuyên:
Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.

5. Gan bị tổn thương. Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.

Lời khuyên:

Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.

6. Kích thích tuyến giáp. Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.

Lời khuyên:

Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.

7. Hại phổi. Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.
Lời khuyên:
Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.

8. Tổn thương hệ thống miễn dịch. Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh ệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Lời khuyên:
Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu.

st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Sep/2015 lúc 12:32pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 3.445 seconds.