Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2023 lúc 11:53am

Thải độc để ngăn ngừa bệnh tật và gia tăng sức sống

 BM

Quá trình thải độc của cơ thể bao gồm một loạt các giai đoạn hoạt động đồng bộ để loại bỏ các chất có hại.


Gan là cơ quan thải độc trung tâm và thải độc theo ba giai đoạn:


BM


Giai đoạn I: Chất độc được loại bỏ khỏi tế bào và cơ quan. Sau đó, enzyme sẽ biến các chất độc thành các hợp chất ít độc hại hơn.


Giai đoạn II: Các hóa chất liên kết với chất độc, chuẩn bị cho quá trình đào thải. Con đường glutathione rất cần thiết để thải độc kim loại nặng trong giai đoạn này.


Giai đoạn III: Chất độc đã liên kết với hóa chất [có vai trò thải độc] được vận chuyển từ máu đến gan, sau đó đến đường mật và được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu, phân hoặc mồ hôi.


Thải độc không chỉ giới hạn ở gan; ruột, thận, phổi và não cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể.


BM


Ruột thải độc bằng cách đóng hấp thụ và loại bỏ chất thải. Thận lọc và loại bỏ chất độc ra khỏi máu. Phổi thải độc tố thông qua động tác thở ra. Quá trình glymphatic của não giúp loại bỏ các chất thải trong khi ngủ.


Hướng dẫn của chuyên gia về thải độc toàn diện


Ông Shade có bằng tiến sĩ về khoa học môi trường và hóa phân tích sinh học, đồng thời là người sáng lập Quicksilver Scientific, nhà sản xuất hệ thống dinh dưỡng tiên tiến tập trung vào thải độc.


BM


Ông Christopher Shade nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên chương trình podcast và Youtube về sức khỏe và thể chất trên có tên Discovering True Health (Khám phá Sức khỏe Thật sự), “Hầu hết mọi người đều có lượng độc tố dự trữ lớn trong cơ thể và không chỉ cần thực hiện quá trình thải độc chính thức để loại bỏ chất độc mà còn cần kết hợp thải độc vào lối sống hàng ngày.”


Cách tiếp cận của ông Shade là trợ giúp các giai đoạn thải độc tự nhiên của cơ thể. Ông nhấn mạnh rằng “sức khỏe tối ưu được xây dựng bằng cách thường xuyên trợ giúp khả năng thải độc sâu, tích hợp có sẵn trong cơ thể chúng ta.”


‘Đẩy và bắt’


BM


Quá trình thải độc hiệu quả rất đơn giản: Chúng ta đẩy chất độc ra khỏi tế bào, sau đó bắt chất độc lại và liên kết [với chất kết dính] trước khi chất độc gây ra tổn thương.


Ông Shade cho biết, “Tôi gọi đây là ‘đẩy và bắt.’”


·       Giai đoạn “đẩy” kích thích tế bào đẩy độc tố ra khỏi tế bào để gan hấp thụ và bài tiết mật vào đường tiêu hóa.

 

·       Giai đoạn “bắt” diễn ra trong vòng 30 phút, sử dụng chất kết dính để loại bỏ độc tố. Nếu không có bước kết dính này, chất độc thải vào ruột có thể được tái hấp thu, và gây ra tác dụng phụ. Ông nói, “Đây là các triệu chứng không mong muốn của quá trình thải độc hoặc thanh lọc cơ thể khi thực hiện không đúng cách.”


Một số đặc điểm cốt lõi trong chiến lược thải độc của ông Shade


1. Glutathione


BM


Gan dựa vào nhiều enzyme và phân tử để thải độc, nhưng một trong những chất quan trọng nhất khi thải độc là glutathione.


Glutathione có thể bị cạn kiệt lâu dài do chất độc và bị mất đi trong quá trình loại bỏ thủy ngân và các chất độc khác khỏi tế bào. Vì vậy, điều quan trọng là phải bảo đảm cơ thể chúng ta có đủ lượng chất này.


Các chiến lược tăng glutathione bao gồm:


·       Giảm nhu cầu về glutathione. Điều này có nghĩa là giảm lượng chất độc hại vào cơ thể bằng cách tránh các hóa chất nhân tạo.

 

·       Bổ sung chất chống oxy hóa để giảm stress oxy hóa. Acid A-lipoic đã được chứng minh là làm tăng glutathione của ty thể.

 

·       Bổ sung glutathione bằng đường uống, chích tĩnh mạch, qua đường mũi hoặc ở dạng khí dung. Việc sử dụng bằng đường uống còn gây tranh cãi vì không phải tất cả các chất bổ sung bằng đường uống đều có hiệu quả. Viên uống Liposome và S-acetyl glutathione đã được chứng minh cách bổ sung glutathione hiệu quả nhất hiện nay.

 

·       Bổ sung dưỡng chất để đẩy nhanh quá trình sản sinh glutathione. N-acetylcystein (NAC) đã được chứng minh là làm tăng nồng độ glutathione, mặc dù các nghiên cứu có kết quả khác nhau về liều lượng hiệu quả.

 

·       Ông Shade cho biết, một chiến lược khác là khuyến khích cơ thể chúng ta sản xuất glutathione một cách tự nhiên. Ông cho biết, quá trình này có thể đạt được qua con đường Nrf2/ARE, con đường này kích hoạt sản xuất enzyme và protein trợ giúp quá trình thải độc. Một số chất tự nhiên như acid lipoic, selen, DIM, sulforaphane, lycopene, cây kế sữa và EGCG đã được phát hiện là có thể kích hoạt Nrf2, cùng với các yếu tố lối sống như thả lỏng cơ thể, tập thở và tập thể dục thường xuyên.


2. Dịch mật


BM


Lưu lượng dịch mật là rất quan trọng để thải độc. Sau khi gan hấp thu chất độc, gan sẽ đưa chất độc vào dịch mật để đi đến ruột. Nhưng khi dòng chảy của dịch mật dừng lại, chất độc sẽ bị giữ lại.


Tình trạng này, được gọi là ứ mật trong gan, làm giảm các enzyme thải độc, tạo điều kiện cho chất độc tích tụ lại, cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương gan, các bệnh kinh niên và các tác động độc hại khác.


Chất độc bị tích tụ lại thậm chí còn gây ra các vấn đề về da như ngứa và phát ban. Muối mật và chất độc dưới da gây ra cảm giác ngứa ngáy này.


Những lựa chọn tự nhiên cải thiện và trợ giúp lưu lượng dịch mật


1. Thực vật có vị đắng


BM


Thực vật có vị đắng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các vấn đề về tiêu hóa bằng cách tăng lưu lượng mật và cân bằng hệ thực vật đường ruột.


Một số loại thực vật có vị đắng cổ điển có tác dụng trợ giúp tiêu hóa bao gồm:


BM


·       Long đởm: Tăng nồng độ glutathione, cải thiện lưu lượng mật (ở chuột)

·       Cây kế sữa: Bảo vệ gan khỏi độc tố, tăng nồng độ glutathione trong gan và ruột

·       Một dược: Kháng khuẩn, bảo vệ chống lại tác hại oxy hóa từ chì

·       Cúc hoàng anh: Tăng cường lưu thông mật, thải độc, chống viêm

·       Bồ công anh: Trợ giúp gan, bảo vệ khỏi tổn thương oxy hóa

 

2. Chất kết dính độc tố


Chất kết dính giúp cơ thể giảm mức độ độc tố bằng cách thu hút, gắn vào và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, ngăn chặn sự tái hấp thu của chúng và thúc đẩy quá trình loại bỏ hiệu quả.


Nếu quá trình thải độc bị suy yếu, chất độc được bài tiết vào ruột có thể được tái hấp thu thay vì đào thải ra ngoài. Ruột là nơi chất kết dính hoạt động.


Ông Shade nói, “Không có chất kết dính phổ biến nào có ái lực như nhau đối với tất cả các chất độc,” đồng thời lưu ý rằng sự kết hợp sẽ mang lại khả năng bảo vệ rộng hơn.


Các chất kết dính có thể được dùng bao gồm:


BM


·       Đất sét bentonite: Đất sét bentonite là tro núi lửa có diện tích bề mặt lớn chứa các khoáng chất như calcium, magnesium, silica, pot***ium và sodium. Đất sét bentonite có khả năng liên kết với nhiều chất có hại, bao gồm độc tố nấm mốc, kim loại nặng và LPS, một sản phẩm phụ của vi khuẩn gây viêm.

 

·       Than hoạt tính: Chứa hàng triệu micropores trên bề mặt có tác dụng thu giữ độc tố trong ruột, bao gồm lipopolysaccharide, vi khuẩn, kim loại và độc tố nấm mốc.

 

·       Chitosan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chitosan liên kết các kim loại nặng và vi khuẩn. Chitosan có nguồn gốc từ vỏ ngoài của động vật có giáp xác, vì vậy những người bị dị ứng với động vật giáp xác có thể gặp vấn đề.

 

·       Thiol-functionalized silica: Được chứng minh là có khả năng thu giữ kim loại nặng và có ái lực cao trong việc thu giữ thủy ngân vô cơ.


Bởi vì chất kết dính có thể hấp thụ hiệu quả các hóa chất và độc tố nên có thể liên kết với các chất dinh dưỡng có lợi, mặc dù điều này chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.


Ông Shade cho biết, uống chất kết dính khi bụng đói chẳng hạn như vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ có thể làm giảm cơ hội liên kết với các chất dinh dưỡng thiết yếu.


Những người đang dùng thuốc nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì chất kết dính có thể cản trở hoặc làm giảm sự hấp thu của thuốc.


Điều kiện tiên quyết cho thải độc


BM

Thải độc là một quá trình toàn diện, cần phải giải quyết vấn đề điều hòa hệ thần kinh, chứng viêm và sức khỏe đường ruột.


1. Điều hòa hệ thần kinh


Trạng thái thần kinh giao cảm “chiến đấu hay bỏ chạy” cản trở quá trình thải độc, trong khi trạng thái “nghỉ ngơi và tiêu hóa” của phó giao cảm trợ giúp quá trình này.


Các phương pháp xoa dịu giúp cơ thể thư thái và giảm căng thẳng như thái cực quyền, yoga, chánh niệm và thiền định có thể giúp chuyển hệ thần kinh của cơ thể ra khỏi trạng thái giao cảm và chuyển về trạng thái phó giao cảm.


Ông Shade nói, “Nếu bạn luôn căng thẳng, bạn sẽ không thể thải độc được.”


2. Viêm


Tình trạng viêm mạn tính cũng cản trở quá trình thải độc và làm tăng độc tính của thủy ngân.


Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tập san Environmental Research (Nghiên cứu Môi trường) đã kiểm tra việc tiêu thụ cá ở trẻ em và so sánh mức thủy ngân với các dấu hiệu viêm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức thủy ngân cao hơn có liên quan đến một số protein nhất định cho thấy tình trạng viêm trong cơ thể.


3. Sức khỏe đường ruột


BM


Viêm cũng có thể do các vấn đề về đường ruột như rò rỉ ruột. Rò rỉ ruột gây rối loạn sinh lý, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, kích thích tiết độc tố nội sinh gây viêm từ thành tế bào vào máu. Độc tố nội sinh cũng khuếch đại độc tính kim loại nặng và ức chế các con đường truyền tín hiệu tế bào điều chỉnh chức năng viêm và thải độc gan.




Christy Prais  _  Minh Thư

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2023 lúc 12:00am

Ngăn ngừa muỗi đốt và các bệnh gây tử vong do muỗi lan truyền

 BM

Trên toàn cầu, bệnh sốt rét là một mối đe dọa lớn hơn, với gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị bệnh. Mặc dù CDC khuyên mọi người nên tự bảo vệ mình khỏi muỗi bằng cách sử dụng thuốc chống muỗi, thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng có khả năng độc hại, nhưng vẫn có nhiều cách tự nhiên hiệu quả để ngăn chặn muỗi đốt và bệnh tật do các mầm bệnh mà chúng mang theo.


Bệnh do muỗi lây lan


BM


Các bệnh phổ biến nhất do muỗi truyền sang người bao gồm virus West Nile, sốt rét, sốt vàng da, virus Zika, sốt xuất huyết và virus chikungunya. Tuy nhiên, việc nhiễm bệnh do muỗi đốt là rất hiếm.


Virus West Nile


BM


Virus West Nile là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh do muỗi truyền ở Hoa Kỳ, với 17 trường hợp được CDC báo cáo tính đến ngày 27/06. Cứ 10 người bị nhiễm virus West Nile thì có 8 người không biểu hiện các triệu chứng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, mất phương hướng, cứng cổ, run, co giật, yếu cơ, tê và liệt.


Bệnh sốt rét


BM


Sốt rét là một căn bệnh trầm trọng và đôi khi gây tử vong, lây lan qua vết đốt của muỗi cái Anopheles. Khi đốt người, muỗi sẽ chích một trong năm loài ký sinh trùng sốt rét đơn bào vào máu của người đó. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 7 đến 30 ngày nhưng cũng có thể mất đến một năm.


Mặc dù có thể điều trị dễ dàng, nhưng bệnh sốt rét có thể gây sốt cao, run rẩy, ớn lạnh và các triệu chứng giống như cúm. Một số loài ký sinh trùng gây ra bệnh nặng hơn. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng mãn tính với các đợt tái phát.


Sốt rét rất hiếm ở Hoa Kỳ, chỉ ảnh hưởng đến 2,000 người hàng năm, vào dịp đi du lịch. Chỉ có 150 trường hợp sốt rét mắc phải tại địa phương trong 50 năm qua. Hầu hết các trường hợp bị sốt rét và tử vong liên quan xảy ra ở trẻ em ở Phi Châu cận Sahara, nơi có điều kiện thuận lợi hơn cho căn bệnh này.


Zika


BM


Zika là bệnh lây truyền chủ yếu qua loài muỗi Aëdes đốt vào ban ngày. Các triệu chứng bao gồm sốt nhẹ, phát ban, nhức đầu, đau và viêm kết mạc trong 2 đến 7 ngày. Hiện tại, không có thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa Zika.


Không có trường hợp bị Zika tại địa phương nào được báo cáo kể từ năm 2016 và 2017 khi CDC và các công ty dược phẩm cố gắng đưa ra thị trường một loại vaccine Zika không thành công cho đợt bệnh đột nhiên xuất hiện phổ biến ở Hoa Kỳ.


Sốt vàng


BM


Virus sốt vàng lây lan qua vết cắn của muỗi Aëdes hoặc Haemagogus bị nhiễm bệnh và hiếm khi xảy ra ở Hoa Kỳ. Không có điều trị y tế cho căn bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn sau ba hoặc bốn ngày. Mặc dù vaccine sốt vàng đã tồn tại 80 năm, nhưng đây là vaccine sống giảm độc lực có các tác dụng phụ trầm trọng.


Sốt xuất huyết


BM


Virus sốt xuất huyết lây lan sang người thông qua loài muỗi Aëdes. CDC đã xác nhận 1,188 trường hợp sốt xuất huyết ở Hoa Kỳ vào năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ 1 trong 4 bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng và hầu hết sẽ hồi phục trong vòng một tuần.


Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào năm 2019 đã chấp thuận vaccine gây tranh cãi đầu tiên cho bệnh sốt xuất huyết dành cho trẻ em từ 9 đến 16 tuổi đã bị bệnh trước đó và sống ở vùng lưu hành bệnh. Tuy nhiên, không có phương pháp điều trị y tế nào cho căn bệnh này.


Virus chikungunya


BM


Virus chikungunya lây lan qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, đau cơ, phát ban và sưng khớp. Rất hiếm gặp các trường hợp bị bệnh ở Hoa Kỳ, hầu hết đều nhiễm khi đi du lịch. Không có thuốc để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh.


Ngăn ngừa các bệnh do muỗi truyền


Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh do muỗi truyền là không để muỗi đốt. Thuốc hóa chất tổng hợp có thể đuổi muỗi, nhưng điều này có thể gây hại con người và môi trường.


DEET và thuốc trừ sâu


BM


Các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng các chất đuổi muỗi thương mại được sản xuất với các thành phần hóa học như N,N-diethyl-meta-toluamide (DEET), allethrin, N,N-diethyl mandelic acid amide và dimethyl phthalate.


Thuốc chống muỗi hóa học có tác động bất lợi đến vải và nhựa tổng hợp và gây ra các phản ứng bất lợi như dị ứng, viêm da, ảnh hưởng đến tim mạch và thần kinh. Việc sử dụng chất đuổi muỗi tổng hợp đã làm xáo trộn hệ sinh thái, gây kháng thuốc diệt côn trùng, hồi sinh của quần thể muỗi và ảnh hưởng xấu đến các sinh vật khác. Thuốc chống côn trùng phổ biến nhất là DEET – một loại thuốc trừ sâu.


BM


Quân đội Hoa Kỳ phát triển và cấp bằng sáng chế DEET vào năm 1946 cho quân nhân sử dụng làm thuốc chống côn trùng. DEET đã được chấp thuận vào năm 1957 để công chúng sử dụng mà không có bất kỳ hạn chế nào về số lượng hoặc số lần sử dụng được áp dụng.


Ở liều lượng đủ lớn, DEET có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc thần kinh. Các triệu chứng thần kinh có thể xuất hiện ở liều thấp hơn nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian ngắn. Ở liều gây tử vong, DEET gây ra co giật, động kinh, bất tỉnh, suy nhược trầm trọng và tổn thương bệnh lý thần kinh trong não.


Có một số tác dụng toàn thân khác ở động vật thí nghiệm khi sử dụng thường xuyên, bao gồm các tổn thương vi mô ở gan, thận, tinh hoàn, dạ dày, tủy xương, tuyến ức và da.


Khi sử dụng đúng cách, một số nhà nghiên cứu tin rằng DEET an toàn và hiệu quả.


Tuy nhiên, DEET có mặt trong hàng trăm sản phẩm. Khi DEET kết hợp hiệp đồng với permethrin hoặc pyridostigmine bromide, DEET có thể gây hại cho con người và đi qua hàng rào máu não.


BM


Permethrin là một loại thuốc trừ sâu mà EPA và CDC khuyên dùng cho quần áo và vải để đuổi muỗi. Theo EPA, permethrin “có độc tính cao” đối với ong mật, các sinh vật thủy sinh nước ngọt và cửa sông, cũng như các loài côn trùng có ích khác.


Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy permethrin có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của con người và bộ não đang phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, EPA cho biết loại thuốc trừ sâu này ít gây rủi ro cho sức khỏe con người.


Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc đồng thời với nhiều tác nhân hóa học, bao gồm DEET và permethrin, có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến hội chứng Chiến tranh vùng Vịnh (Gulf War syndrome), chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi, rối loạn hô hấp, tình trạng da, nhiễm độc và tổn thương thần kinh. EPA đã không tiến hành các nghiên cứu để xác định liệu tác dụng hiệp đồng của việc kết hợp các hóa chất này có an toàn cho con người hay không.


Ngoài DEET và permethrin, CDC khuyến nghị sử dụng picaridin – thuốc trừ sâu tổng hợp của Bayer với ít dữ liệu an toàn – dầu IR3535 và dầu Bạch đàn chanh – có nguồn gốc tổng hợp từ para-menthane-3,8-diol. Cơ quan này không khuyến nghị sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào.


Thuốc chống sốt rét


image


Các loại thuốc được chấp thuận về mặt y tế để phòng ngừa và điều trị sốt rét do muỗi truyền bao gồm: hydroxychloroquine, Malarone, chloroquine, doxycycline, mefloquine, primaquine và tafenoquine. Hầu hết cần dùng các loại thuốc này trước khi đi du lịch đến các quốc gia khác nơi bệnh sốt rét phổ biến.


Hydroxychloroquine, một loại thuốc điều hòa miễn dịch nổi tiếng được FDA chấp thuận, đã được sử dụng trong 60 năm để điều trị bệnh sốt rét. Do thời gian bán hủy dài từ 30 đến 45 ngày, dùng liều hàng tuần có thể ngăn ngừa bệnh sốt rét và dùng một đợt điều trị ngắn 48 giờ để điều trị bệnh sau khi mắc phải.


Hydroxychloroquine được dung nạp tốt và có ít tác dụng phụ nhưng có thể gây ra vấn đề về mắt hiếm gặp nếu sử dụng ở liều cao hơn trong nhiều năm.


Tạo ra môi trường bất lợi cho muỗi


BM


Tạo môi trường bất lợi cho muỗi là một trong những cách dễ dàng nhất để ngăn ngừa bệnh do muỗi truyền. Một số loài muỗi thích sống gần người, trong khi những loài khác thích rừng và cỏ cao. Tất cả muỗi đều thích thời tiết ấm áp, ẩm ướt và nước.


Để tạo môi trường không thân thiện cho muỗi, hãy cân nhắc những điều sau:


·       Loại bỏ nước đọng từ các khu vực xung quanh nhà.

·       Sửa chữa các cửa sổ và màn cửa bị hư hỏng.

·       Sử dụng bẫy đèn UV để dụ và bắt muỗi.

·       Sử dụng máy điều hòa không khí, máy hút ẩm và quạt để giảm nhiệt độ ấm và độ ẩm.

·       Tránh hoạt động ngoài trời từ hoàng hôn đến rạng sáng.

·       Mặc áo dài tay và quần dài khi làm việc bên ngoài.

·       Nhanh chóng lau sạch mồ hôi để đuổi muỗi.

·       Thiết kế một lò sưởi ngoài trời vì khói giúp đuổi muỗi.

·       Sử dụng nến sả.


Những cách tự nhiên, không độc hại để ngăn ngừa muỗi đốt


BM


Mặc dù CDC khuyến nghị sử dụng thuốc đuổi muỗi được EPA đánh giá, nhiều nghiên cứu cho thấy có những lựa chọn thay thế tự nhiên an toàn hơn và hiệu quả không kém.


Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến thuốc chống côn trùng có nguồn gốc từ thực vật. Loại thuốc này chứa chất phytochemical (hóa chất thực vật) có hoạt tính sinh học phong phú, đặc tính diệt côn trùng an toàn và có thể phân hủy sinh học thành các sản phẩm phụ không độc hại.


BM


Nghiên cứu cho thấy chiết xuất Ligusticum sinense (Cảo bản), dầu sả, thông, Dalbergia sissoo (gỗ Hồng mộc Ấn Độ), bạc hà và Rhizophora mucronata (Đước xanh), có tác dụng đuổi muỗi Anopheles cao nhất, với khả năng bảo vệ từ 9.1 đến 11.5 giờ.


Tinh dầu từ các loại thực vật như oải hương, long não, bạc hà mèo, phong lữ, hoa nhài, bạch đàn lá rộng, sả, bạch đàn thơm chanh, cỏ Vân hương, bạch đàn, carotin, gỗ tuyết tùng, hoa cúc, dầu quế, cây bách xù, tràm, đậu nành, hương thảo, tràm hoa lục, ô liu, Cúc vạn thọ, tử linh lan, gỗ đàn hương, Màng tang, bạch tùng hương và Nghệ ta cũng giúp xua đuổi các loài muỗi khác nhau trong khoảng tám giờ.


Các loại thực vật khác được chứng minh là có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả và an toàn bao gồm húng quế, dầu tỏi, nước cây phỉ, giấm táo bôi ngoài da và cỏ bạc hà mèo. Cỏ bạc hà mèo là một loại thảo mộc phổ biến trong vườn có tác dụng hưng phấn và gây ảo giác đối với mèo, được khoa học chứng minh là có hiệu quả như DEET.




Megan Redshaw  _  Tú Liên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2023 lúc 12:33am


Tim và Nước

Cơn%20đau%20Tim%20và%20Nước%20lọc%20-%20Lọc%20nước%20WATTS%20USA

Bài 1: CÁCH UỐNG NƯỚC
Khi cần uống hết 1 ly nước, chúng ta không nên đứng mà nên ngồi, và nên uống từng ngụm nhỏ. Như thế lượng nước uống vào sẽ được đưa đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Nếu ta đứng, nước sẽ trôi tuột xuống ngay phần dưới cơ thể và nhanh chóng bị thải ra ngoài. Điều này không giúp ích gì nhiều cho sức khỏe chúng ta.

Bài 2: UỐNG NƯỚC & TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Khi bạn đứng, cơ thể giữ nước ở phần dưới của cơ thể, khiến chân bạn sưng lên. Khi bạn nằm, nước được phân bố đồng đều khắp cơ thể khiến cho thận thải nước dễ dàng hơn, do đó độc tố cũng được dễ dàng loại bỏ hơn.

Rất Quan Trọng! Xin hãy ghi nhớ:
– 2 ly nước sau khi thức dậy: giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng.
– 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút: giúp tiêu hóa.
– 1 ly nước trước khi tắm: giúp giảm huyết áp.
– 1 ly nước trước khi đi ngủ: phòng ngừa bệnh đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não.
Chú ý: Nên uống nước nguội hoặc hơi âm ấm, tránh uống nước lạnh hoặc nước nóng. Và nên áp dụng cách uống nước như ở bài trên.

Trong thực tế, các trường hợp đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu đặc lại, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến đột quỵ.
Trong một ngày, có lúc máu đặc, có lúc máu loãng. Hiện tượng này tuân theo một chu trình nhất định:
– Từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng là lúc máu đặc nhất.
– Sau đó dần dần loãng ra cho đến khoảng 12 giờ đêm, là thời điểm loãng nhất.
– Rồi dần dần đặc lại cho tới buổi sáng hôm sau, và đặc nhất từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.

Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (cỡ chừng một ly), thì khi sáng ngủ dậy, máu không những không bị đặc mà còn loãng ra.
Do đó các chuyên gia y học khuyên chúng ta nên uống nước buổi tối trước khi đi ngủ thì sẽ giúp cho máu loãng ra vào buổi sáng hôm sau, có lợi cho sự tuần hoàn của máu, và giúp phòng chống bệnh đột quỵ vào lúc sáng sớm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Việc máu đông đặc chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng hữu ích nhất định đối với việc phòng chống đột quỵ.

Bài 3: LÀM SAO ĐỂ SỐNG SÓT QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở 1 MÌNH
Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập yếu và loạn nhịp.
Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải.
Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ trong 10 giây nữa là họ sẽ ngất.
Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức ho rất mạnh, dài và sâu (giống như khạc đờm từ sâu trong cổ họng ra). Đồng thời, trước và sau khi ho, người bệnh phải hít 1 hơi thật sâu.
Người bệnh cần liên tục hít sâu và ho mạnh xen kẻ nhau như thế cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường hoặc nhận được sự trợ giúp y tế.
Việc hít sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường, và việc ho dài, mạnh, giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông dễ hơn.

P.S: Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người khác được biết, thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
* Tôi đã chia sẻ... nay đến phiên bạn ! Thanks.

 st.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Oct/2023 lúc 12:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2023 lúc 11:06am

Bạn cảm thấy uể oải sau bữa trưa?

 BM

Thỉnh thoảng, nhiều  người đều có cảm giác như thực sự có thể lăn ra ngủ ngay sau bữa trưa. Thuật ngữ “Afternoon Slump”, hay còn gọi là uể oải buổi chiều, mô tả tình trạng uể oải, buồn ngủ sau bữa trưa. Hiện tượng này phổ biến đến mức cộng đồng y tế đã đưa ra một tên gọi chính thức là postprandial somnolence buồn ngủ sau bữa ăn.


BM


Cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ sau bữa ăn có thể khiến bạn khó tập trung vào công việc buổi chiều và thường ảnh hưởng đáng kể đến năng suất làm việc sau bữa trưa.


Nguyên nhân rất đa dạng, nhưng vài mẹo đơn giản sau đây có thể giúp bạn xua tan mệt mỏi và duy trì mức năng lượng ổn định suốt cả ngày.


Nhịp sinh học


BM


Vào buổi chiều, cảm giác mức năng lượng và sự tỉnh táo giảm xuống là điều bình thường do nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể giúp điều chỉnh thức – ngủ, liên quan đến một loạt các hormone và quá trình sinh học khác nhau.


Nhịp sinh học chịu trách nhiệm phần lớn trong việc tạo ra cảm giác tỉnh táo ở một số thời điểm và cảm giác buồn ngủ vào những thời điểm khác.


Theo Quỹ tài trợ Giấc ngủ, cơ thể cảm nhận các tín hiệu mạnh nhất liên quan đến giấc ngủ là sau nửa đêm, và một lần nữa vào buổi chiều giữa 1 giờ và 4 giờ nhưng ở mức độ thấp hơn. Điều này phù hợp với thói quen ngủ trưa ở nhiều nước trên thế giới.


Ảnh hưởng của carbohydrate và chất béo


BM

Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố khác bên cạnh các tín hiệu sinh học vốn là điều mà chúng ta không điều khiển được.


Những gì bạn ăn trong bữa trưa cũng đóng vai trò quan trọng gây ra hiện tượng này.


Nghiên cứu cho thấy sự kết hợp của lượng lớn chất béo bão hòa và carbohydrate trong một bữa ăn (như trong món hamburger và khoai tây chiên) có thể làm tăng tác dụng gây buồn ngủ vào ban ngày.


BM


Chuyên gia dinh dưỡng chức năng Adair M. Anderson giải thích tiến trình sinh lý này như sau:


“Bữa ăn nhiều carbohydrate mà không có đủ protein và chất xơ để làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại sẽ khiến lượng đường trong máu tăng bất ngờ. Lúc này, cơ thể sẽ khắc phục bằng cách tiết ra insulin để đưa đường từ máu vào tế bào. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cơ thể tiết ra quá nhiều insulin vì không muốn lượng đường máu cao, dẫn đến hạ đường huyết gây ra sự mệt mỏi cho cơ thể.


Ảnh hưởng của lượng thức ăn


BM


Không chỉ loại thức ăn mà lượng thức ăn cũng có thể tác động đến cảm giác của cơ thể một tiếng sau khi ăn. Việc ăn một bữa thịnh soạn dường như sẽ dẫn đến thèm ngủ ngay sau đó hơn là ăn nhiều bữa nhỏ.


Nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa trưa có rất nhiều calorie (922 calorie) lái xe khó khăn hơn những người ăn nhẹ nhàng hơn (305 calorie). Họ đi chệch khỏi làn đường thường xuyên hơn và cũng cảm thấy mệt mỏi hơn.


Những yếu tố khác


BM


Ngoài ra, một số dưỡng chất trên thực tế lại có tác dụng gây buồn ngủ. Tryptophan loại amino acid thường được cho là nguyên nhân gây ra cảm giác uể oải mà nhiều người cảm thấy sau bữa ăn Lễ Tạ Ơn chắc chắn có liên quan đến tác dụng gây buồn ngủ. Bữa tối Lễ Tạ Ơn vào lúc 6 giờ tối có lẽ thích hợp hơn vào buổi trưa. Nhưng tryptophan không phải là thực phẩm duy nhất gây buồn ngủ. Các thực phẩm chứa hàm lượng melatonin cao như cherry chua, nấm, cà chua, hạt dẻ cười có thể trợ giúp điều hoà nhịp sinh học và gây buồn ngủ.


Các yếu tố khác, không phải cách thức ăn uống, cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của cơ thể lúc 2 giờ chiều. Cơ thể không có giấc ngủ sâu hoặc liên tục vào ban đêm có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày, và một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường, thiếu máu, và thậm chí là không dung nạp thức ăn cũng có thể làm cho vấn đề buồn ngủ trầm trọng hơn.


Các bước để duy trì sự tỉnh táo


BM


Mặc dù sự uể oải vào buổi chiều có thể do nhiều nguyên nhân, một số bước đơn giản sau đây có thể giúp ổn định mức năng lượng vào buổi chiều, và cả ngày dài.


Đầu tiên, bước đi đúng hướng chủ yếu là bạn hãy thay thế carbohydrate đơn, tinh chế như bánh mì trắng, donut, và nước ngọt có gas bằng carbohydrate phức như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt, đậu và rau. Carbohydrate phức thường chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác, tiêu hoá chậm hơn carbohydrate đơn, và ít làm đường huyết tăng bất ngờ vốn là điều dẫn đến hạ đường huyết khiến bạn mệt mỏi.


Ăn phần ăn nhỏ hơn vào bữa trưa sau đó ăn nhẹ vào buổi chiều, thay vì ăn duy nhất một bữa lớn, cũng có thể giảm bớt năng lượng hấp thụ của hệ tiêu hoá.


Bà Anderson chỉ ra nghiên cứu cho thấy thứ tự ăn các món trong một bữa cũng tạo ra sự khác biệt.


BM


Bà Anderson nói: “Bắt đầu với món khai vị rau. Ví dụ, một nắm đậu Hà Lan, cà chua bi, cần tây, và cà rốt thái sợi. Chất xơ trong các loại rau ít calorie này hoạt động giống như một tấm lưới thủ môn, ngăn chặn các enzyme tiêu hóa nhanh chóng tấn công, và phân hủy carbohydrate thành các loại đường đơn. Khi tiêu hóa càng chậm, carbohydrate sẽ đi vào máu càng chậm và lượng đường trong máu tăng càng nhẹ. Lý tưởng nhất là đường tăng từ từ, và KHÔNG tăng bất ngờ. Sau đó, ăn protein trước carbohydrate, ví dụ: ăn thịt gà và bông cải xanh trước, ăn bánh mì sau.”


BM


Uống đủ nước trong suốt cả ngày cũng có thể giúp tránh mệt mỏi. Nước rất cần thiết để các chất dinh dưỡng vận chuyển hiệu quả đến các tế bào khắp cơ thể. Tình trạng mất nước có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.


Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng thực sự khiến tế bào co lại, có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng tập trung và tỉnh táo.


Uống nhiều chất lỏng và lý tưởng là nước suốt cả ngày có thể giúp cả tâm trí và cơ thể hoạt động tốt nhất.


Ra ngoài đi dạo sau bữa trưa cũng là một cách tuyệt vời để giữ mức năng lượng ổn định trong suốt buổi chiều. Tập thể dục thúc đẩy sự chuyên chở dưỡng chất và oxygen đến khắp cơ thể, bao gồm cả não và có thể giúp bạn tỉnh táo.


Kết hợp với việc chú ý loại thức ăn, lượng ăn trong bữa trưa và cung cấp đủ nước cho cơ thể, bạn có thể tập trung và hoàn toàn tỉnh táo, ngay cả vào lúc 4 giờ chiều.




Zrinka Peters  _  Minh Thư
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2023 lúc 8:55am

Bệnh Lú Lẫn Alzheimer


Đây là một bài tóm lược từ một tài liệu học tập của công ty dược phẩm Apotex Canada
PharmaConseils-Volume douze/Numéro trois- Automne 2008 : «Mise à jour sur la maladie d’Alzheimer»
Bài viết nầy chỉ để phổ biến kiến thức khoa học chớ không có mục đích chẩn đoán và chữa trị.
Mọi thắc mắc hay nghi vấn về cách chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer, xin quý bạn hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình.
(NTC&NNL)

Ngày xưa ở Việt Nam người viết cũng đã từng gặp rất nhiều bác lớn tuổi bị lú lẫn đi chơi trong xóm nhưng không biết đường về nhà. Có khi thì con cái đã dọn cơm ăn rồi, nhưng lại trách móc là tụi nó chưa dọn...Thuở đó, mình nghĩ rằng hễ già cả rồi thì ai cũng có thể bị lú lẫn hết. Có người bị nặng, có người bị nhẹ. Chỉ đơn giản vậy thôi!
Cho đến sau ngày định cư tại Canada năm 1980, mình mới được nghe đến cái tên Alzheimer lần đầu tiên.
Đây là một căn bệnh của người già nên ít ai quan tâm đến như bệnh tim mạch, ung thư hay tiểu đường.
Người Việt Nam mình dù cho sống ở đâu đi nữa cũng vẫn có thể vướng bệnh Alzheimer như mọi dân tộc khác...

Alzheimer, căn bệnh của thế kỷ

Alzheimer là bệnh thoái hóa (neurodegenerative), không phục hồi của hệ thần kinh. Bệnh nhân dần dần bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh và sa sút trí tuệ (dementia, démence).

Bệnh do Bác Sĩ Alois Alzheimer (Đức Quốc) tìm ra vào năm 1906 sau khi giải phẫu khám nghiệm một người đàn bà chết vì chứng sa sút trí tuệ.

Quan sát não bộ cho thấy có sự hiện diện của rất nhiều mảng thoái hóa amyloides (neuritic plaques, plaques amyloides) bên ngoài tế bào thần kinh chết và những xoắn sợi thần kinh (neurofibrillary tangles, écheveaux neurofibrillaires) do protein Tau tạo ra nằm trong tế bào. Các mảng amyloides và các xoắn sợi thần kinh làm tổn hại hệ thần kinh và ngăn trở sự dẫn truyền mệnh lệnh.

Bệnh dần dần dẫn đến sự sa sút trí tuệ ở người già.

Đây là một hội chứng phức tạp bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau như sự mất trí nhớ, mất khả năng phán xét, lý luận, thay đổi nhân cách, tâm tánh, cử chỉ, hành động.
Cả nhiều thế kỷ qua, người ta vẫn thường tuởng rằng hiện tượng trên là một giai đoạn bình thường trong tiến trình lão hóa.
Ngày nay, khoa học cho biết sự sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như: đứng đầu là Alzheimer, tai biến mạch máu não stroke, bệnh Parkinson, bệnh Hungtinton, bệnh Creutzfeldt –Jacob (còn gọi là bệnh bò điên), cancer não, chấn thương sọ não, lạm dụng rượu, và một vài loại thuốc Tây, v.v...

Thống kê cho biết, tại Canada hiện có 300.000 người bị Alzheimer. Cứ 20 người tuổi trên 65 thì có một người bị Alzheimer. Theo ước đoán, vì tầng lớp người già không ngớt gia tăng thêm lên mãi, cho nên số bệnh nhân Alzheimer có thể lên đến 3-4 triệu người vào năm 2031.

Hoa Kỳ hiện có 5,3 triệu bệnh nhân Alzheimer, trong số nầy gồm có 5,1 triệu người trên 65 tuổi, và 200 000 người bệnh dưới 65 tuổi.
Alzheimer không những chỉ tàn phá bệnh nhân mà thôi, nhưng nó cũng ảnh hưởng nặng nề luôn đến sinh hoạt gia đình và cuộc sống của người thân nữa.
Đó cũng là một gánh nặng về y tế phí.

Tại sao có bệnh Alzheimer?


Cho tới ngày nay, các nhà khoa học cũng chưa tìm ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh quái ác nầy. Họ nghi ngờ bệnh có thể là do một loại virus có biến chuyển chậm (lentivirus), do độc tố từ chất nhôm aluminium, ô nhiễm môi sinh (pesticides, nông dược), do hiện tượng tự miễn autoimmune, hoặc do di truyền (maladie d’Alzheimer familiale autosomique dominante) nếu đã từng có xảy ra cho những người thân trong gia đình, hay trong dòng họ qua nhiều thế hệ rồi, hoặc nếu cha mẹ mang gène Alzheimer thì con cái có thể có nguy cơ bị Alzheimer sau nầy.

Nhưng hình như các nhà chuyên môn thiên về phía giả thuyết «protéine bất thường» nhiều hơn hết, trong đó protéine beta amyloide không hoà tan đóng một vai trò then chốt trong sự làm phát sinh ra bệnh Alzheimer... Protéine nầy hiện diện một cách bình thường trong các tế bào thần kinh và cả trong tế bào của các cơ quan khác nữa.

Ở người khỏe mạnh bình thường, beta amyloide sẽ tự phân hủy và bị loại đi nên không thể tạo ra các mảng amyloide được. Còn đối với bệnh nhân Alzheimer, protéine beta amyloide không thể tự phân hủy mà còn kết hợp lại với nhau thành những mảng amyloides trong mô não.

Người ta cũng nhận thấy có sự tan biến tế bào thần kinh trong những vùng thuộc về trí nhớ, và các vùng tâm thần xung yếu khác của não bộ. Ngoài ra còn có sự tuột giảm nồng độ của acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters).

Những giai đoạn của bệnh Alzheimer

Đôi khi một số nhà chuyên môn sử dụng một thang thăm dò gồm có bảy bậc được gọi là thang suy thoái toàn diện (échelle de détérioration globale ou échelle de Reisberg).
Bệnh Alzheimer có diễn biến chậm và tuần tự thông qua ba giai đoạn. Sự phân chia nầy rất cần thiết để giúp bác sĩ có một mô hình tổng quát của người bệnh, hầu có thể phát họa kế hoạch chữa trị thích nghi.

1*Giai đoạn tiên khởi:

Kéo dài từ 2 đến 4 năm. Thỉnh thoảng hay quên việc nầy việc nọ.

Đôi khi bệnh nhân than phiền khó tiếp nhận được những thông tin từ bên ngoài, hoặc cảm thấy khó khăn để thi hành theo lời chỉ dẫn. Người bệnh cũng gặp nhiều trở ngại trong cách diễn đạt tư tưởng của họ, không thể tìm ra đúng chữ để sử dụng.
Khó phân biệt giai đoạn nầy với hiện tượng lão hóa thông thường của mọi người. Bình thường thì người già cũng hay quên những chi tiết nào đó hay những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt hằng ngày.
Người bị bệnh Alzheimer cũng có thể quên một cái gì đó, một chi tiết nào đó, quên cả việc lớn và lẫn việc nhỏ nhoi không quan trọng.

Thay đổi nhẹ về nhân cách, thí dụ như tâm tánh bất thường, lo âu, trầm cảm, có khi giận dữ, mất đi sự hồn nhiên thường nhật, bớt tánh khôi hài, từ từ sống khép kín hoặc rút ra khỏi các sinh hoạt quen thuộc.
Sự mất trí nhớ càng ngày càng tăng thêm theo thời gian và theo sự tiến triển của bệnh.

2*Giai đoạn trung gian:

Kéo dài từ 2 đến 10 năm. Suy thoái về các khả năng trí tuệ và thể xác.
Mất trí nhớ, quên cả quá khứ của mình, quên bạn bè là những ai, hoặc quên luôn cả cha mẹ.
Không thể định hướng trong không gian và trong thời gian.
Một số bệnh nhân trở nên không yên, đi tới đi lui, hoặc đi lang thang, lai vãng từ chỗ nầy đến chỗ nọ mà không có mục đích rõ rệt. Mất sự tập trung tư tưởng. Giai đoạn nầy gây nhiều khó khăn cho những người có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân.
Tâm thần không ổn định. Giấc ngủ bị xáo trộn. Ngôn ngữ khó khăn. Khó khăn trong việc tìm chữ thích hợp để nói, hay dùng những từ không chính xác.
Trở nên thù địch, chửi thề, chụp giữ, đánh cắn, đập phá, hung bạo với mọi người xung quanh, bạn bè và cả với người thân trong gia đình.
Thường có tâm trạng hay bực tức, la hét, hoảng loạn và sau đó thì rơi vào trạng thái trầm cảm.
Không thể sống một mình được. Cần phải có người săn sóc một cách thường trực.

3*Giai đoạn cuối cùng:

Thường rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài từ 1 đến 3 năm mà thôi. Thường hay ngủ suốt ngày. Bất động. Không còn nhớ gì hết. Không còn hiểu gì hết. Không còn biết phương hướng. Không nhận biết người nhà.
Bệnh nhân ăn uống không được, hay sặc, khó nuốt, nên bị mất cân, gầy ốm rất nhanh.
Mặt vô cảm không biểu hiện một cảm xúc nào hết. Quên cả bản thân. Không quan tâm đến môi trường xung quanh.
Trao đổi liên lạc với người khác không bằng lời nói mà qua ánh mắt, bằng sự khóc la hoặc rên rỉ.
Mất trí nhớ, mất khả năng trao đổi ý tưởng với người khác. Không nói được. Ỉa trây đái dầm (incontinence).
Không tự rửa ráy, tự mình bận đồ hoặc tự mình săn sóc được.
Nằm liệt giường và cuối cùng thì chết đi vì bị viêm phổi, viêm thận hoặc vì một chứng bệnh nào khác.
Có thể lầm lẫn với hiện tượng lão hóa bình thường
Alzheimer có biến chuyển rất chậm vì vậy bệnh nhân cứ tưởng rằng tại họ già nên phải mất trí nhớ.
Đôi khi những dấu hiệu bên trên là những báo hiệu bước đầu của bệnh Alzheimer.
Có 10 dấu hiệu tiên phong: Hãy coi chừng đó!

1/ Mất trí nhớ ngắn (Memory loss that affects day to day function): nghĩa là không nhớ những việc gì mới xảy ra gần đây. Tuy nhiên, sự kiện nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Đôi khi tự nhiên mình quên phức đi một cái tên, một số điện thoại, v.v... Người bị Alzheimer cũng quên như thế nhưng họ không bao giờ nhớ trở lại được hết và họ cứ hỏi đi hỏi lại hoài hoài về một vấn đề mặc dù họ đã được trả lời rồi.

2/ Khó khăn trong đời sống hằng ngày (Difficulty performing familiar tasks): như không thể tự nấu cơm, tự chuẩn bị một bữa ăn bình thường. Đôi khi làm xong nhưng quên lững không dọn ra, hay họ quên là họ đã có chuẩn bị bữa ăn rồi.

3/ Khó khăn trong ngôn ngữ (Problems with language): hay quên những chữ rất thường, hoặc sử dụng những từ không thích hợp khiến cho không ai hiểu nổi. Không có thể gọi đúng tên đồ vật.

4/ Mất định hướng trong thời gian và trong không gian (Disorientation of time and place): họ có thể bị lạc lối trên con đường trong xóm mà họ ở từ xưa nay. Họ không hiểu tại sao họ đang ở chỗ đó, và cũng không biết lối nào để trở về nhà.

5/ Không biết cách phán xét, hoặc phán xét quá thô thiển (Poor or decrease judgment): một người còn khỏe mạnh đôi lúc có thể bị lãng trí như quên không giữ cháu bé trong giây lát. Người bị Alzheimer thì quên tuốt luôn sự hiện diện của đứa nhỏ mà mình có trách nhiệm trông coi.

6/ Gặp khó khăn trước những khái niệm trừu tượng (Problems with abstract thinking): ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi kiểm soát sổ trương mục tiết kiệm của mình. Người bị Alzheimer thì không còn hiểu ý nghĩa các số ghi trong cuốn sổ của họ và cũng không biết họ cần phải làm gì.

7/ Lạc mất đồ đạc (Displacing things): họ có thể cất giữ đồ vật trong những nơi không thích hợp, chẳng hạn như đem cất cái bàn ủi trong ngăn đá của tủ lạnh, hoặc đem cất cái đồng hồ trong keo đường, v.v...

8/ Biến đổi tâm tánh và thái độ (Changes in mood and behavior): ai cũng có thể thay đổi tâm tánh hết, nhưng người mắc bệnh Alzheimer thì có cảm xúc không ổn định, tâm tánh của họ biến đổi rất mau, thí dụ như đi từ điềm tĩnh vui cười trước đó sang thái độ thù nghịch hoặc giận dữ khóc lóc chỉ trong vòng đôi ba phút mà thôi.

9/ Thay đổi nhân cách (Change in personality): người bệnh Alzheimer có thể trở nên cau có khó chịu, đa nghi, e dè và lo âu. Có thái độ thù địch với mọi người kể cả người thân trong gia đình họ.

10/ Mất hết sự ham muốn và sáng kiến (Loss of initiative): họ tách rời ra khỏi cuộc sống, không muốn tham gia vào bất cứ một sinh hoạt nào hết. Sống thu hẹp lại, không quan tâm đến người khác, việc khác, v.v...

Có thuốc trị không?

Cho đến nay cũng chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được hay chặn đứng lại được sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Chỉ có thuốc giúp làm giảm bớt được phần nào các triệu chứng của bệnh, và giúp cho đời sống của bệnh nhân được phần nào dễ chịu hơn đôi chút mà thôi.

+Thuốc nhóm cholinesterase inhibitor:
*-Donepezil (Aricept)
*-Galantamine (Remynil, Rozadine)
*-Rivastigmine (Exelon)
*-Tacrine (Cognex)

+Thuốc nhóm Receptor antagonist N-méthyl-D-aspartate (NMDA):
Tác dụng trên chất dẫn truyền glutamate. Một sự thặng dư glutamate có hại cho tế bào thần kinh.
*-Mémantine (Ebixa, Namenda, Axura)

Có cách nào phòng ngừa không?

Hiện nay chưa có một món thuốc nào khả dĩ có thể ngừa được bệnh Alzheimer.
Một nếp sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer. Chẳng hạn như:
- Phải luôn luôn vận động, linh hoạt, làm vườn, đi bộ, tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn.
- Dinh dưỡng trong lành: rau cải trái cây tươi các loại, đa dạng, sậm màu để có đủ vitamines và các chất chống oxy hóa antioxidants. Ăn nhiều cá để có chất oméga 3...
- Kích thích não, bắt trí não làm việc thường xuyên: đọc sách báo, viết văn, viết báo, chơi đánh cờ, ô chữ, xếp chữ, v.v...
- Tránh tình trạng căng thẳng tinh thần (stress).
- Kiểm soát huyết áp động mạch, cholesterol, và đường huyết ở giới hạn bình thường.
- Tránh gây chấn thương sọ não.
- Giữ mối giao tiếp xã hội cho luôn luôn tốt đẹp.
- Nhảy đầm, khiêu vũ dưỡng sanh. Có thí nghiệm cho thấy nhịp điệu Tango có thể giúp bệnh nhân Parkinson và Alzheimer cải thiện sự phối hợp giữa các động tác một cách khá rõ rệt.

“The Argentinian doctor Roberto Peidro, pioneer researcher of the therapeutic benefits and applications of tango put emphasis on the fact that the rhythms of Tango require a lot of coordination, it is precisely for this reason that enormous benefits are produced in patients with Parkinson’s disease...

...For people with Alzheimer’s disease Tango Therapy is very helpful as it requires coordination and memory to learn the steps”

- Có rất nhiều thí nghiệm đã xử dụng thực phẩm bổ sung và thuốc thiên nhiên như vitamines E, B, acide folique, Selenium, Ginkgo biloba (bạch quả), v.v...

Kết quả không rõ rệt, không chắc chắn cũng như còn thiếu thí nghiệm lâm sàng.

- Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa được bệnh Alzheimer hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, v.v...
- Và vấn đề lang băm hãy còn rất nhiều.

Kết luận

Bệnh Alzheimer là bệnh lú lẫn của người già, và theo nhận xét thì các cụ bà thường hay mắc phải bệnh hơn các cụ ông. Có lẽ tại nhờ các bà sống dai và có tuổi thọ cao hơn các ông.
Sống càng già thì nguy cơ vướng bệnh Alzheimer càng cao.
Có người nói, cứ mỗi chặng 5 năm sau tuổi 65 thì tỷ lệ người có nguy cơ bị Alzheimer tăng gấp hai?
Và đến tuổi 85 thì 20% trong các cụ có thể bị Alzheimer.

Alzheimer là cơn ác mộng của nhiều gia đình khi họ phải chứng kiến trong đau đớn, xót xa tuyệt vọng, tình trạng sa sút của ông bà hay của cha mẹ mà phải đành bó tay không thể làm gì được hết.

Y học có giới hạn của nó.
Theo các nhà chuyên môn, để phòng ngừa Alzheimer cũng như để trì hoãn sự phát triển của nó thì chúng ta cần phải bắt trí não làm việc một cách thường xuyên.
Còn lỡ chẳng may vướng phải bệnh Alzheimer rồi thì đành chấp nhận số phận thế thôi.
Trời kêu ai nấy dạ mà, cho dù người đó là Tổng Thống R. Reagan hay bà cựu Thủ Tướng Anh Quốc Margaret Thatcher đi chăng nữa, thì cũng...đành chịu vậy thôi!.

...“Former President Ronald Regan also had dementia in the form of Alzheimer's disease. Regan was the 40th President of the United States. He died of pneumonia, a complication of Alzheimer's disease, in June 2004 aged 93. It is probable that Margaret Thatcher's dementia has a vascular cause. She has had a few small strokes in the past”...

Alzheimer là nỗi ám ảnh, và là cơn ác mộng của tất cả mọi người. Nó cướp đi linh hồn, căn tính (identity) và nhân cách, nhưng trớ trêu thay nó chừa sự sống lại trong một thân xác...tàn tạ bệ rạc theo thời gian. Phải chi nó tước luôn cả cái ý thức (conscience) thì tốt hơn cho người bệnh biết mấy, vì thỉnh thoảng những tia ý thức vẫn còn lóe lên chớp tắt như cái bóng đèn trong đẩu họ làm họ nhận biết được sự thật quá phủ phàng khiến họ có lẽ chắc phải thầm nghĩ “Trời ơi! Alzheimer đã cướp đi trí nhớ, đầu óc và cả sự sống của tôi rồi”, nhưng liền sau đó thì tất cả lại rơi vào hư vô, tĩnh lặng, không còn biết gì nữa, và chờ đến một lúc nào đó thì tia ý thức đó lại chớp phực ra và lại đem người bệnh vào sự đau khổ tột cùng triền miên, và cứ như thế...cho đến khi chết./.

Bác Sĩ Thú y Nguyễn Thượng Chánh & Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan
Tham khảo:

- Alzheimer’s Disease
www.nlm.nih.gov/medlineplus/alzheimersdisease.html
- Alzheimer’s Caregivers
www.nlm.nih.gov/medlineplus/alzheimerscaregivers.html
- Société Alzheimer du Canada
www.alzheimer.ca www.alz.org
- Standard Treatments/USA
http://www.alz.org/alzheimers_disease_standard_prescriptions.asp
- Alternative treatments/USA
http://www.alz.org/alzheimers_disease_alternative_treatments.asp
- Alzheimer FAQ/UK
http://www.alz.co.uk/alzheimers/faq.html
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2023 lúc 10:11am

Trái khế bảo vệ sức khỏe trí óc _ trái tim và đường ruột

 BM

Trái khế đã được dùng trong y học Ayurvedic và y học cổ truyền Trung cộng để điều trị sốt, ho, tiêu chảy, đau đầu mạn tính, các vấn đề về tiêu hóa và nhiễm trùng da.


Khế có màu vàng tươi hoặc xanh lục, có loại chua và ngọt. Vỏ có thể ăn được, còn thịt thì giòn, chắc và mọng nước. Hương vị của khế được mô tả là sự kết hợp của táo, lê, nho và cam quýt.


Cây khế có nguồn gốc ở Sri Lanka vào khoảng năm 300 trước Công nguyên và được trồng trong nhiều thế kỷ ở vùng Đông Nam Á.


BM


Cây khế được các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha phát hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ 16, sau đó họ đã mang nó đến những nơi khác trên thế giới.


Khế chứa nhiều flavonoid có tác dụng kháng lại gốc tự do, chống oxy hóa và có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống cholesterol, chống viêm, chống ung thư và tăng sức đề kháng.


Sức khỏe trái tim


Khế chứa pot***ium, phosphorus, và vitamin C giúp điều chỉnh các chất điện giải cần thiết trong việc duy trì huyết áp, nhịp tim đều đặn và lưu lượng máu khỏe mạnh.


Các hợp chất này cùng với flavonoid giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm nguy cơ bị bệnh tim.


Sức khỏe trí óc


BM


Trong số tất cả các flavonoid, apigenin là một trong những loại được tìm thấy nhiều nhất trong thực vật. Khế có rất nhiều apigenin, còn được gọi là carambola flavone, có nhiều trong lá. Apigenin có thể vượt qua hàng rào máu não để tác động lên hệ thần kinh trung ương. Chất này hoạt động như một chất chống trầm cảm và chống lo âu và đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.


Bệnh ung thư


Các nghiên cứu cũng cho thấy apigenin là một chất chống oxy hóa và trị liệu mạnh mẽ để khắc phục các bệnh như viêm, bệnh tự miễn, bệnh thoái hóa thần kinh và một số loại ung thư.


Cùng với quercetin, apigenin thể hiện vai trò bảo vệ chống lại ung thư phổi và làm chậm đáng kể sự phát triển của khối u trong các tế bào khối u ác tính và ngăn ngừa ung thư gan ở chuột.


Giấc ngủ


BM


Magnesium trong khế giúp kích hoạt acid Gamma-aminobutyric giúp gây ngủ.


Tiêu hóa


Do chứa nhiều chất xơ hòa tan, khế đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, hội chứng ruột kích thích và táo bón.


Làn da


Khế có thể giúp giảm nếp nhăn và đổi màu da, vì thế mà khế trở thành thực phẩm chống lão hóa rất hiệu quả. Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao trong khế bảo vệ da chống lại tác hại của gốc tự do.


Các nghiên cứu cho thấy vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da.


Xương


Sự đa dạng của vitamin và khoáng chất, bao gồm magnesium, sắt, kẽm, calcium, và phosphorus trong khế, giúp xương chắc khỏe hơn và có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.


Bệnh tiểu đường


BM


Hàm lượng đường và calorie trong khế thấp, trong khi chất xơ và vitamin C cao nên khế khá an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.


Các nghiên cứu đã xác nhận rằng hợp chất apigenin trong khế điều chỉnh tình trạng tăng đường huyết, rối loạn chức năng tuyến giáp và peroxid hóa lipid ở mô hình động vật bị bệnh tiểu đường.


Một nghiên cứu khác cho thấy hợp chất apigenin trong lá khế làm giảm lượng đường trong máu và kích thích tiết insulin do glucose gây ra ở chuột mắc bệnh tiểu đường.


Thành phần dinh dưỡng


Một trái khế có khoảng 28 calorie, 6g carbs, 4g đường, 30mg vitamin C và 2.5g chất xơ.


Lưu ý khi ăn khế


Khế chứa caramboxin và acid oxalic, đều có hại cho những người bị suy thận, sỏi thận hoặc những người đang lọc thận. Ăn nhiều khế có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe.


Vài bí quyết ăn khế


BM

·       Hãy ăn khế đã chín vàng và chỉ còn một chút màu xanh lục.

·       Cắt bỏ phần đầu và cắt lát để có được hình ngôi sao độc đáo.

·       Ăn nguyên, thêm vào món salad và trang trí món ăn.

·       Thêm vào món hầm và cà ri châu Á hoặc Ấn Độ.

·       Nấu khế với các món hải sản hoặc động vật có vỏ.

·       Làm thành bánh nướng, mứt, thạch hoặc tương ớt.

·       Ép lấy nước để uống.




Sandra Cesca  _  Lan Hoa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2023 lúc 9:28am

Dấu Hiệu Cơ Thể Thiếu Rau Xanh Có Thể Bạn Chưa Biết

Khi cơ thể bạn bị thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ luôn phát ra những tín hiệu cảnh báo cho bạn. Bạn cần quan sát, lắng nghe cơ thể một cách thật cẩn thận để nhận ra những dấu hiệu cơ thể thiếu rau xanh, từ đó bổ sung kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Rau xanh là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ăn rau xanh giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tim, huyết áp cao... Chất xơ từ rau có thể giúp làm giảm mức cholesterol và tăng axit folic trong máu. Nhưng có rất nhiều người không thích ăn rau xanh từ đó dẫn tới cơ thể sẽ bị thiếu chất.

Hãy chú ý tới những dấu hiệu sau sẽ cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu rau xanh để có những cải thiện tốt nhất: 

Bạn dễ bị bầm tím

Dễ bầm tím cho thấy cơ thể thiếu vitamin C

Dễ bị bầm tím cho thấy cơ thể bạn tiêu thụ ít vitamin C. Khi thiếu vitamin C còn có thể gây ra chảy máu lợi, cơ thể yếu, mệt mỏi, phát ban kéo dài và khi bạn bị đứt tay hay bị chảy máu thì sẽ lâu lành vết thương hơn bình thường. 

Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh lá, ớt đỏ, cải xoăn, bông cải xanh và cà chua.

 

Các vấn đề về tim

Nếu bạn bị chuẩn đoán là mắc các vấn đề về tim mà không phải do tiền sử gia đình thì có thể là dấu hiệu không ăn đủ rau.

Những người ăn ít rau thường dễ mắc các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, động mạch vành và đau thắt ngực. Bạn cần phải bổ sung rau xanh kịp thời để giảm các triệu chứng về tim và giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.

Mệt mỏi cả ngày

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống

Trong ngày nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi ở bất cứ lúc nào rất có thể cơ thể bạn thiếu hụt folate hoặc folic. Folate là chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA, và khi thiếu chất dẫn đến sự mệt mỏi và thiếu máu. 

Folate hoặc folic là một loại vitamin B9 có chứa nhiều trong các loại rau lá xanh đậm như đậu lăng, đậu, măng tây, rau bina... do đó, hãy bổ sung các thực phẩm trên trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.


Hay quên

Nếu như bạn cảm thấy gần đây bạn rất hay quên những việc nhỏ nhặt và tần suất ngày càng cao, tuy nhiên bạn thường hay bỏ qua dấu hiệu này bởi bạn nghĩ sự lãng quên thường xảy ra ở mọi lứa tuổi. 

Bạn không nên chủ quan bởi dấu hiệu này rất có thể là dấu hiệu cơ thể bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng. Bạn cần phải bổ sung Lutein, đây là chất dinh dưỡng đã được hiển thị để tăng cường trí nhớ và học tập. Lutein có chứa nhiều trong cà rốt, các loại rau lá xanh, ngô, bông cải xanh và cà chua.


Lâu hết bệnh khi bị cảm

Hệ thống miễn dịch của bạn rất cần tới sự hỗ trợ của rau xanh. Việc thiếu rau trong chế độ ăn uống của bạn, từ đo làm thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng cung cấp làm cho cơ thể bạn giảm sức đề kháng, hay cơ chế chống lại virus và vi khuẩn cũng bị giảm theo.

Bạn nên ăn đều đặn rau xanh trong các bữa ăn hằng ngày sẽ cung cấp cho bạn các chất chống ôxy hóa và chất sắt rất phong phú.


Hay bị viêm nhiễm

Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Các loại rau xanh có thể giúp cơ thể chống viêm như cà chua, rau lá xanh, quả hạch... 

Những thức ăn, rau củ này sẽ giúp chống viêm rất hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.


Hay bị tăng cân 

Không ăn rau xanh cũng là lý do khiến bạn dễ bị tăng cân

Nếu bạn không ăn rau thì bạn sẽ thiếu đi chất xơ lành mạnh, đồng thời sẽ làm bạn phải tiêu thụ nhiều thực phẩm khác hơn, hoặc bạn sẽ bị đói và ăn vặt sau đó. 

Hầu hết các loại rau có lượng calo thấp và ăn chúng sẽ hạn chế cơn đói, mặt khác chúng còn cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng quan trọng.

 

Hay bị chuột rút cơ bắp

Kali giúp ngăn ngừa chuột rút cơ, mà trong rau lại chứa nhiều Kali. Ngoài ra, kali cũng có thể phòng tránh, ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh tim và thận rối loạn, lo lắng và căng thẳng. Nó cũng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự trao đổi chất. 

Tiêu thụ nhiều các loại rau giàu kali như rau bina, quả óc chó, khoai lang, bông cải xanh, khoai tây, cải xoăn, nấm, bí ngô... 

Gặp vấn đề tiêu hóa

Nếu bạn thường bị các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và đầy hơi thì đây là một dấu hiệu rõ ràng về việc không sử dụng rau đầy đủ trong các bữa ăn. Chất xơ trong rau giúp trong quá trình tiêu hóa tốt hơn, duy trì sự đều đặn của ruột. 

Từ những dấu hiệu cơ thể thiếu rau xanh mà bài viết đã nêu ở trên, các bạn hãy cố gắng lắng nghe cơ thể của mình để có thể thay đổi chế độ ăn uống phù hợp nhất.


Theo Tạp chí Sống Khỏe

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2023 lúc 2:17pm

Ớt cayenne giúp tim khỏe mạnh hơn _ giảm đau và tăng miễn dịch

 BM

Một loạt lợi ích sức khỏe ấn tượng của ớt cayenne sẽ khiến bạn muốn bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn và tủ thuốc của mình.


Ớt cayenne có nhiều đặc tính [hữu ích] hơn là chỉ hương vị cay. Trên thực tế, những trái ớt nhỏ, màu đỏ tươi với nhiều lợi ích sức khỏe này đã được sử dụng làm thuốc trong nhiều thiên niên kỷ.


Ớt cayenne có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, dấu tích lâu đời nhất được phát hiện ở Mexico từ những hạt trên sàn hang động và trong hóa thạch phân cổ xưa. Dựa trên những mẫu vật này, các nhà khoa học đã kết luận rằng con người đã ăn ớt cayenne từ 7000 năm trước Công nguyên và ớt được trồng lần đầu tiên vào khoảng năm 5200 đến 3400 trước Công nguyên. Điều này khiến ớt cayenne trở thành một trong những loại cây trồng lâu đời nhất trên trái đất.


Ớt cayenne, hay Capsicum annuum, thuộc họ Solanaceae, hay còn gọi là thực vật ưa bóng râm. Họ Solanaceae gồm các loại gia vị ẩm thực khác như ớt đỏ nghiền, bột ớt, ớt bột Hungary, và các loại thực phẩm như cà tím, khoai tây và cà chua.


Ớt cayenne có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là capsaicin mang lại hương vị cay. Mức độ cay của bất kỳ loại ớt nào thường được đo bằng Đơn vị nhiệt Scoville (SHU) với thang đo Scoville, do một dược sĩ Hoa Kỳ tên là Wilbur Scoville đề ra vào đầu những năm 1900. Thang đo đo lường một cách chủ quan mức độ nhạy cảm của mọi người với capsaicin và các hợp chất liên quan trong các loại ớt khác nhau, cho điểm từ 0 (không cay) đến hơn 1 triệu Đơn vị Nhiệt Scoville với ớt ma – một trong những loại ớt cay nhất. Ớt cayenne có số điểm dao động từ 30,000 Đơn vị nhiệt Scoville đến 50,000 Đơn vị nhiệt Scoville.


Capsaicin trong ớt cayenne và các loại ớt khác cũng là nguồn gốc của các đặc tính chữa bệnh rất phong phú của chúng. Dưới đây chỉ là một số lợi ích sức khỏe của ớt cayenne.


Lợi ích cho trái tim


BM


Ớt cayenne là một chất kích thích mạnh, giãn mạch và làm loãng máu, được biết đến vì có ích cho tim và hệ tuần hoàn. Ớt cayenne giúp điều chỉnh lưu lượng máu đồng thời tăng sức mạnh tim, mạch và thần kinh, thường được sử dụng như một loại thuốc bổ cho tim và tiêu hóa. Ớt cayenne cũng chứa salicylates, thường có trong các loại thuốc điều trị đau, sốt và viêm. Salicylate, chẳng hạn như aspirin, làm loãng máu bằng cách ức chế kết tập tiểu cầu và giảm đông máu, có tác dụng chống lại bệnh tim. Salicylate tự nhiên cũng có tác dụng chống viêm, bảo vệ thần kinh, chống ung thư và chống tiểu đường.


Nghiên cứu cho thấy capsaicin trong ớt cayenne và các loại ớt khác giúp loại bỏ các chất béo tích tụ có thể lắng đọng và gây hẹp động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến tim. Khả năng làm giãn mạch và loại bỏ độc tố của capsaicin làm tăng thêm tác dụng bảo vệ tim.


BM


Một nghiên cứu được công bố trên Tập san của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bao gồm 22,811 đàn ông và phụ nữ trưởng thành ở Ý, phát hiện ra rằng ăn ớt thường xuyên có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim.


Một phân tích gộp với 570,062 người cho thấy tiêu thụ ớt có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, tim mạch và ung thư.


Ông John Christopher, nhà trị liệu tự nhiên, nhà thảo dược học và người sáng lập Trường chữa bệnh tự nhiên, nổi tiếng vì đã ngăn chặn các cơn đau tim bằng cách dùng ớt cayenne hòa vào một ít nước nóng. Ông nói rằng trong 35 năm hành nghề, ông chưa bao giờ để mất một bệnh nhân nào vì cơn đau tim. Bởi vì nếu họ vẫn còn thở, ông sẽ rót cho họ một ly nước nóng và ớt cayenne, và trong vòng vài phút, họ sẽ tỉnh lại.


Giảm đau


BM


Một trong những công dụng phổ biến nhất của ớt cayenne và các loại ớt khác là giảm đau. Capsaicin được dùng để điều trị cơn đau do viêm khớp, đau dây thần kinh, đau cơ và đau đầu, cũng như để giảm ngứa và điều trị bệnh vẩy nến với các mảng da khô, ngứa.


Một số nghiên cứu đã cho thấy capsaicin có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu cơn. Một nghiên cứu mù đôi điều trị bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy những người trong nhóm được điều trị bằng capsaicin cho thấy sự cải thiện từ 50% đến 80% so với những người dùng giả dược.


Một thử nghiệm mù đôi, đối chứng giả dược cho thấy rằng dùng capsaicin dạng xịt mũi trong khoảng thời gian 7 ngày giúp làm giảm đáng kể chứng đau đầu từng cơn (những cơn đau đầu dữ dội thường tái phát trong vài tuần hoặc vài tháng) so với giả dược.


BM


Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi về loại kem bôi capsaicin 0.025% dùng để giảm đau liên quan đến viêm xương khớp đã kết luận rằng capsaicin vượt trội hơn giả dược trong việc giảm đau.


Một nghiên cứu khác, được công bố trên British Journal of Anesthesia (Tập san Gây mê của Anh quốc), đã điều tra khả năng giảm đau của miếng dán capsaicin 8% đối với bệnh lý thần kinh ngoại biên. Kết quả là “chỉ một lần dùng trong 60 phút đã giúp giảm đau thần kinh hiệu quả trong tối đa 12 tuần.” Ưu điểm của miếng dán capsaicin nồng độ cao bao gồm thời gian tác dụng dài hơn, sự tuân thủ của bệnh nhân và nguy cơ tác dụng toàn thân hoặc tương tác thuốc thấp.


Giảm cân


BM


Capsaicin cũng đã được chứng minh là giúp giảm cân.


Một thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, đối chứng giả dược cho thấy uống 6mg capsinoid mỗi ngày trong 12 tuần giúp giảm mỡ bụng và trọng lượng cơ thể. Đáng chú ý là liệu pháp này không có tác dụng phụ nào.


Tăng miễn dịch


BM


Ớt cayenne có nhiều vitamin và khoáng chất có ích cho hệ miễn dịch. Ớt cayenne chứa nhiều vitamin C, vitamin B6 và E, nổi tiếng với tác dụng làm tăng miễn dịch. Ớt cayenne cũng chứa các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C và E, và choline, cũng như các carotenoid như beta carotene, lutein, zeaxanthin và cryptoxanthin – một sắc tố tạo nên màu đỏ cho ớt và là nguồn cung cấp vitamin A.


Vitamin A trong ớt cayenne giúp bảo vệ, chống lại mầm bệnh bằng cách giúp hình thành màng nhầy khỏe mạnh trong đường mũi, miệng và phổi, từ đó giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.


Capsaicin trong ớt cayenne và các loại ớt khác có đặc tính chống viêm và điều chỉnh miễn dịch. Capsaicin chứa rất nhiều vitamin C và A, và các chất phytochemical có hoạt tính sinh học chống lại mầm bệnh, giúp tế bào miễn dịch khỏe mạnh và tăng đáng kể chức năng hệ miễn dịch.


Ớt cayenne cũng là một phương thuốc tuyệt vời để giảm nghẹt mũi, ho, cũng như chống cảm lạnh và cúm.


Dùng thuốc xịt mũi capsaicin giúp giảm đau “đáng kể và nhanh chóng” đối với tất cả các triệu chứng ở mũi trong bệnh viêm mũi không dị ứng gây hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi và giảm khứu giác.


Phòng ngừa và chữa lành vết loét dạ dày


BM


Mặc dù có vẻ trái ngược khi cho rằng thứ gì đó quá cay có thể hữu ích cho dạ dày nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng capsaicin có thể giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét dạ dày. Capsaicin ức chế bài tiết acid dạ dày, kích thích tiết chất kiềm và chất nhầy, đặc biệt kích thích lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét dạ dày.


Trong một nghiên cứu khác có tiêu đề “Capsaicin and Gastric Ulcers” (Capsaicin và Loét dạ dày,) các tác giả cho biết capsaicin kích thích các tế bào thần kinh hướng tâm trong dạ dày, phát tín hiệu bảo vệ chống lại các tác nhân gây tổn thương. Các cuộc khảo sát dịch tễ học ở Singapore cho thấy rằng bệnh loét dạ dày phổ biến ở người ‘Trung cộng’ gấp ba lần so với người Malaysia và người Ấn Độ, những người tiêu thụ nhiều ớt hơn.


Rủi ro khi ăn ớt cayenne


BM


Giống như tất cả các loại thực phẩm và thảo dược được sử dụng làm thuốc, cần phải thận trọng. Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một số người đã báo cáo các phản ứng bất lợi khi bôi ớt cayenne tại chỗ và ăn/uống – chủ yếu là kích ứng, viêm, và cảm giác nóng rát. Bởi vì tất cả chúng ta đều có đặc điểm riêng về sinh lý, vấn đề sức khỏe, mức độ hoạt động, v.v., nên các loại thảo mộc và gia vị có thể gây ra phản ứng khác nhau ở mỗi người. Như mọi khi, điều độ là điều quan trọng và nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy dùng ớt cayenne với sự hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế. Đối với những người không dùng thuốc, hãy làm quen dần dần và xem cơ thể cảm thấy thế nào.


BM


Nếu bạn dùng ớt tươi, hãy lưu ý không để ớt chạm vào mắt. Cách dễ nhất để dùng ớt cayenne là thêm một ít gia vị khô vào thức ăn hoặc đồ uống để xem mức độ dung nạp của cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế trước khi dùng ớt cayenne, vì thực phẩm này là chất làm loãng máu mạnh và có thể tương tác hoặc kết hợp với tác dụng của thuốc của bạn.


Kết luận


BM


Ớt cayenne là một loại gia vị tuyệt vời, dễ tìm, rẻ tiền và vô cùng linh hoạt – không chỉ để điều trị nhiều bệnh mà còn giúp tăng sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật.


Ông Christopher, nhà thảo dược nổi tiếng đã ngăn chặn các cơn đau tim bằng ớt cayenne trong nước nóng, đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe ngay từ đầu đời. Vì tình trạng xơ cứng động mạch trầm trọng ở độ tuổi 20 và 30 đến mức không có công ty bảo hiểm nào vào thời điểm đó cung cấp hợp đồng bảo hiểm, ngay cả với giá 1,000 USD, ông Christopher đã bắt đầu dùng ớt cayenne. Ông đã cố gắng uống một thìa cà phê [ớt] ba lần một ngày. 10 năm sau, ở tuổi 45, ông được hai bác sĩ khám, người đầu tiên nói với ông rằng dù đã 45 tuổi nhưng tĩnh mạch của ông giống như một cậu thiếu niên. Bác sĩ thứ hai ngạc nhiên nói với ông rằng huyết áp tâm thu và tâm trương của ông vẫn hoàn hảo dù ông đã lớn tuổi. Ông Christopher ghi nhận mạch máu khỏe mạnh và huyết áp hoàn hảo của ông là nhờ ớt cayenne.




Emma Suttie  _  Thanh Long

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2023 lúc 10:43am

Trái Chanh Dây

 BM

Chanh dây, tên tiếng Anh là p***ion fruit, có nghĩa là trái cây say đắm, quả thực đã truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới say đắm tìm tòi những đặc tính độc đáo của nó.


Ban đầu người Aztec dùng loại trái này để chế biến đồ uống, sau đó chanh dây (P***iflora) được người Âu châu biết đến vào năm 1629 bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên Tây Ban Nha ở Brazil. Ước tính chi P***iflora có hơn 500 loài, hầu hết đều cho trái để ăn, dùng trong y học và chế biến công nghiệp.


P***iflora edulis màu tím và màu vàng là những giống được trồng phổ biến nhất, nhưng chanh dây cũng có màu đỏ và xanh lục. Chanh dây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời, có hương vị thơm đặc trưng tựa như pha trộn từ ổi, xoài, dứa và dưa. Trái chanh dây hình bầu dục chứa thịt mềm với nhiều hạt bên trong lớp vỏ cứng.


Lợi ích


BM


P***iflora incarnata từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian. Rễ được dùng làm thuốc ngâm để điều trị mụn nhọt, giảm viêm ở vết thương, điều trị đau tai và các chứng bệnh về gan, đồng thời làm thuốc an thần cho các bệnh lý thần kinh. Trung y kê đơn món canh từ thịt trái chanh dây để chữa các bệnh như ho, khàn tiếng, táo bón, đau khớp, kiết lỵ, mất ngủ.


Vỏ trái chanh dây chứa nhiều polyphenol, chất xơ và các nguyên tố vi lượng, được dùng trong rượu và trà, nấu ăn và y học. Hạt chanh dây ăn được, có hàm lượng protein, dầu linoleic và oleic cao.


Người ta phát hiện hơn 110 thành phần hóa thực vật từ các bộ phận khác nhau của cây P***iflora, trong đó flavonoid có nồng độ cao nhất. Những chất hóa thực vật này có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng huyết áp, chống ung thư và trị tiểu đường.


BM


Tim


Chanh dây chứa nhiều pot***ium có lợi cho tim và chứa ít sodium, cả hai đều giúp giảm huyết áp. Khi ăn luôn hạt, chanh dây chứa rất nhiều chất xơ, có thể giúp loại bỏ cholesterol dư thừa bên trong mạch máu.


Não


Các nhà khoa học biết rằng chất chống oxy hóa giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi bị hư hại và cải thiện lưu lượng máu, đặc biệt là đến não. Chúng giúp cho suy nghĩ thông suốt và ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.


Các chất chống oxy hóa phong phú có trong chanh dây làm giảm căng thẳng và viêm tế bào. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất hạt P***iflora có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.


Vitamin C trong chanh dây giúp ngăn ngừa các tế bào não khỏi bị tổn thương, đồng thời magnesium trong đó làm giảm lo âu và căng thẳng.


Chống ung thư


Một số nghiên cứu đã tìm hiểu đặc tính chống ung thư của P***iflora. Một nghiên cứu năm 2020 tại Brazil trên chuột bị ung thư, đã kết luận rằng chiết xuất lá P***iflora có đặc tính gây độc tế bào và chống ung thư.


Giấc ngủ


BM


P***iflora incarnata có tác dụng an thần và thư thái, như đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên chuột. Lá của P***iflora edulis rất dồi dào flavonoid và alkaloid có lợi cho các vấn đề về giấc ngủ, do đó được dùng để trị chứng lo âu và mất ngủ tại Hoa Kỳ và châu Âu.


Tiêu hóa


P***iflora là nguồn cung cấp chất xơ, pot***ium và sắt dồi dào, có thể cải thiện hệ tiêu hóa và giúp điều hòa nhu động ruột.


Các polyphenol trong chanh dây có thể có lợi cho sức khỏe đường ruột, như được báo cáo trong một nghiên cứu đánh giá ba loại thịt trái chanh dây Colombia, về hoạt tính polyphenol chứa trong quả đối với việc ngăn ngừa viêm ruột mạn tính.


Mắt


Hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú của P***iflora cùng các vitamin và khoáng chất bên trong, đặc biệt là vitamin A, đều có ích cho mắt. Các tình trạng giảm thị lực như viêm võng mạc sắc tố và thoái hóa điểm vàng có thể cải thiện khi ăn loại quả này.


Da và Tóc


Các vitamin A, B6, B2 và pot***ium trong P***iflora rất cần thiết cho việc chăm sóc da, bao gồm ngăn ngừa và phục hồi các tế bào da khỏi lão hóa. Những chất dinh dưỡng này cũng cải thiện lưu thông máu đến da đầu, giúp tóc phát triển khỏe mạnh.


Xương


Calcium và phosphorous trong P***iflora giúp sửa chữa và củng cố các tế bào xương bị tổn thương, do đó ngăn ngừa loãng xương.


Chống tiểu đường


Nhờ chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao, P***iflora giúp duy trì mức insulin ở bệnh nhân tiểu đường và cải thiện độ nhạy insulin. Một số nghiên cứu cho thấy polyphenol piceatannol trong hạt chanh dây có thể chống lại tình trạng kháng insulin.


Mách bạn cách ăn chanh dây


BM


Bạn có thể ăn cả thịt quả, hạt và mọi thứ, hoặc thêm vào bánh ngọt, bánh nướng, bánh tart, làm topping trái cây hoặc các món tráng miệng khác.


Bạn cũng có thể bỏ hạt bằng cách ép phần thịt trái qua lưới lọc hoặc vải thưa rồi lấy phần nước dùng ngay hoặc để đông lạnh rồi dùng sau. Cho nước chanh dây vào nước lọc, thêm đường để làm thức uống; có thể trộn với nước cam hoặc khóm; thêm vào sữa chua cùng các loại trái cây khác; đun sôi thành siro hoặc làm thành thạch hay mứt.




Sandra Cesca  _  Minh Thư
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2023 lúc 9:19am

Tiến Sĩ Mỹ... Tiết Lộ "Công Thức Vàng" Để Tính Tuổi Thọ


Tiến sĩ Mỹ... tiết lộ "công thức vàng"để tính tuổi thọ: Hãy tính xem bạn có thể sống bao lâu?

Làm thế nào để biết chúng ta có thể sống được bao lâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mỹ, có 6 yếu tố quyết định phần lớn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem công thức để biết tuổi của bạn.

 

Theo chuyên gia Tâm lý, tiến sĩ Diana S Woodruff - Pak, khoa Thần kinh, Đại học Temple ở Philadelphia (Mỹ), sau hàng chục năm nghiên cứu về người già và tuổi thọ đã tổng hợp ra công thức tính tuổi thọ của mỗi người dựa trên những thói quen và đặc điểm của họ.

Bài trắc nghiệm này giống như một chiếc máy tính có công thức, bạn muốn thử tính tuổi thọ của mình thì nên dùng giấy bút ghi chép cẩn thận theo hướng dẫn chi tiết sau đây.

Xin lưu ý rằng khi mỗi câu hỏi được trả lời, số điểm sẽ được cộng hoặc trừ đi cho phù hợp và kết quả cuối cùng chính là câu trả lời. Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu của bạn để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bỏ qua.

Hãy bắt đầu với bước thứ nhất:

Hãy bỏ ra 5 giây để tìm ra "tuổi thọ cơ bản" của bạn (tuổi thọ này là cơ bản, chưa bao gồm các yếu tố thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hay thấp của bạn).

Tiến%20sĩ%20Mỹ%20tiết%20lộ%20công%20thức%20vàng%20để%20tính%20tuổi%20thọ:%20Hãy%20tính%20xem%20bạn%20có%20thể%20sống%20bao%20lâu?%20-%20Ảnh%201.

Bước thứ hai:

Sau khi bạn xem bảng tính tuổi thọ trung bình cơ bản ở trên, lấy ra con số tuổi thọ của mình làm chuẩn. Ví dụ bạn là nam giới, bạn đang trong độ tuổi 30-39, thì số tuổi chuẩn của bạn là 74.

Tiếp theo, bạn bắt đầu tính tuổi của mình dựa trên thói quen và đặc điểm riêng của cá nhân theo các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây, bao gồm: Thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý tinh thần, tình trạng hôn nhân, tình hình công việc, điều kiện môi trường sống và yếu tố di truyền.

Hãy tính thật chuẩn dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc.


1. Thói quen sinh hoạt

Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi

Thích ăn trái cây và rau của quả thường xuyên: Cộng 2 tuổi

Nuôi thú cưng, con vật trong nhà: Cộng 1 tuổi

Hút thuốc nhiều hơn 2 gói/ngày: Trừ 12 tuổi

Hút thuốc 1 ~ 2 gói/ngày: Trừ 7 tuổi

Hút thuốc 20 điếu hoặc ít hơn mỗi ngày: Trừ 2 tuổi

Ngủ quá 10 tiếng hoặc ít hơn 5 tiếng/ngày: Trừ 2 tuổi

Béo phì: Trừ 2 tuổi

Tư thế đứng/ngồi sai cách: Trừ 2 tuổi

Đã có bệnh mãn tính hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhẹ: Trừ 5 tuổi.

Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi


2. Trạng thái tinh thần, tâm lý

Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi

Lạc quan: Cộng 1 đến 3 tuổi

Có những người bạn để chia sẻ khó khăn, vui buồn: Cộng 1 tuổi

Theo đuổi tín ngưỡng một cách kiên định: Cộng 7 tuổi

Tự ti: Trừ 4 tuổi

Cố chấp: Trừ 2 tuổi

Ưa mạo hiểm (chẳng hạn như đi xe phân khối lớn): Trừ 2 tuổi

Trầm cảm: Trừ 1-3 tuổi 

Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi


3. Tình trạng hôn nhân

Đã kết hôn: Cộng 1 tuổi

Nam giới đã ly hôn và sống một mình: Trừ 9 tuổi

Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình: Trừ 5 tuổi

Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40: Trừ 0,5 tuổi.


4. Tình trạng nghề nghiệp

Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Cộng 1,5 tuổi

60 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 2 tuổi

65 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 3 tuổi

Làm việc ở thành phố lớn (hoặc dành phần lớn thời gian sống của cuộc đời sống ở thành phố lớn): Trừ 1 tuổi 

Làm việc ở các thị trấn ngoại thành, nông thôn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở đây): Cộng 1 tuổi


5. Môi trường, điều kiện sống

Sống ở khu vực thoáng đãng, có tầm nhìn rộng mở, không khí trong lành: Cộng 2 tuổi

Sống ở nơi ồn ào trong thời gian dài: Trừ 1 tuổi


6. Yếu tố di truyền

Mẹ đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 4 tuổi

Cha đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 2 tuổi

Ông bà nội ngoại sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 1 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh tim trước 50 tuổi: Trừ 3 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư dạ dày: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư vú: Trừ 2 tuổi

Có thành viên trong gia đình chết trước 60 tuổi vì tự tử hoặc có bệnh bất kỳ: Trừ 1 tuổi

Đã xong, bạn đã tính được sơ bộ tuổi thọ của mình hay chưa?

Mặc dù công thức này không thể sử dụng làm cơ sở duy nhất để tính chính xác tuổi thọ của từng cá nhân, nhưng nó vẫn rất có giá trị. Hãy tham khảo những thông tin trong câu hỏi, câu nào được cộng điểm, bạn nên áp dụng, câu nào bị trừ điểm, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế hay phòng tránh.

Đó là những gợi ý tuyệt vời để bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách cụ thể hơn. Hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ.


From Kim Hoa Bà Bà

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.891 seconds.