Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2023 lúc 12:19pm

Sinh Tố K2

4756%201%20SinhToK2BS%20PhamHieuLiem

       Sinh Tố K2 Cực Kỳ Quan Trọng Để Phòng Ngừa Và Chữa Trị Nhiều Chứng Bệnh Của Người Già .

       Từ hậu bán thế kỷ thứ 20 đến nay, Tuổi Thọ của con người đã tăng vọt, trung bình bây giờ là trên 80 tuổi. Với tuổi thọ gia tăng, các thứ bệnh như 3 Cao: Cao Mỡ, Cao Máu, Cao Đường loại 2, bệnh Suy Thận Mãn Tính, bệnh Tim Mạch, bệnh Xốp Xương và các bệnh Ung Thư cũng tăng theo.

       Y học tiến bộ mang đến các thuốc công hiệu giúp Bệnh nhân sống lâu hơn như Statin cho Cao Mỡ, thuốc chống angiotensin cho Cao Máu, thuốc Metformin cho Cao Đường loại 2, v.v...

       Tuy nhiên, các chứng 3 Cao về lâu về dài vẫn gây Suy Thận mãn tính khiến một số không ít Bệnh nhân phải cần đến Giải phẫu Ghép Thận hay Lọc Máu - Dialysis để sống còn.

       Bất kể điều trị tinh vi và cẩn thận bởi các Bác sĩ chuyên về Thận đến đâu, nhiều Bệnh nhân vẫn bị Bệnh mạch vành tim sau khi đã lọc máu hay ghép thận vài năm mà nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ.

       Trong khi đó, các Bà sau tuổi tắt kinh bắt đầu mất dần Calcium trong người đưa đến chứng xốp xương. Dùng hoóc môn Estrogen có thể làm chậm sự Lão hóa ấy nhưng có thể tăng nguy cơ bị Ung thư vú. Quý bà được Bác sĩ khuyên uống thêm Calcium và sinh tố D để làm chậm sự tiến triển của xốp xương. Nhưng uống nhiều Calcium là một con dao 2 lưỡi: ngoài việc gây sạn thận, quá nhiều calcium khiến thành mạch máu bị đóng vôi gây bệnh tim mạch và tăng tử vong .

       Trước đây tưởng chỉ gặp ở  Đàn ông uống calcium, nhưng gần đây cho thấy Phụ nữ cũng bị như vậy.

       May thay, trong những năm gần đây khảo cứu cho thấy một loại sinh tố K gọi là K2, có thể giúp phòng ngừa và chữa việc Calcium đi nhầm chỗ, đóng trên thành mạch máu gây tắc nghẽn, thay vì đóng lên xương giúp xương bớt xốp loãng.

Sinh Tố K2 Là gì ? Nguồn ở Đâu?

       Từ lâu, chúng ta đã biết sinh tố K đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và đông máu.

Thật Ra Có 2 Loại Sinh Tố K:

- Sinh tố K1 - Phylloquinone chiếm 90% thành phần là loại cần thiết cho máu đông, có nhiều trong các loại rau xanh như rau dền; 10% .

- Sinh tố K2 - Menaquinone đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển Calcium từ máu đến đúng mục tiêu ở xương và răng thay vì phân phối bừa bãi khắp nơi gây nên các chứng Bệnh đề cập trong phần dẫn đầu của bài này.

* Sinh tố K2 tổng hợp một số ít từ vi trùng trong ruột nhưng đa số đến từ thịt, sữa, lòng đỏ trứng gà, bơ và phó mát.

        Vì sinh tố K hòa tan trong mỡ, sữa và phó mát bị lấy mất mỡ sẽ không còn sinh tố K2.

* Hai Thực phẩm có nhiều sinh tố K2 nhất là gan bò và món đậu nành lên men của người Nhật gọi là Natto.

        Sinh tố K2 có side chain isoprenoid từ MK-4 , chuỗi ngắn đến MK-14 , chuỗi dài. Chuỗi trung bình MK-7 là loại thông dụng nhất vì dễ được hấp thụ qua đường ruột.

              4756%202%20SToK2BS%20PHieuLiempng   

       Trong các Xứ kỹ nghệ, lượng sinh tố K2 từ Thực phẩm chế biến ngày càng giảm thiểu bắt đầu từ thập niên 1950 và cho đến nay hầu như 100% người Mỹ không ăn đủ sinh tố K2  cần tối thiểu khoảng 32mcg mỗi ngày.

       Những người Nhật có ăn đều món natto là nhóm Dân duy nhất không thiếu K2 và họ sống lâu hơn, mạnh khỏe hơn với ít chứng Bệnh Lão Suy hơn người Âu Mỹ.

Tác Dụng Của SINH TỐ K2

       Trên Xương, sinh tố K2 tác động chất Osteocalcin từ Tế bào Tạo xương Osteoblast giúp điều động Calcium kết với khoáng Hydroxyapatite khiến Xương thêm chắc và cứng ngừa được Xốp Xương ở Tuổi Già.

       Trong Mạch Máu, sinh tố K2 có tác dụng vào chất đạm trên thành mạch máu Matrix GLA Protein - MGP chống lại sự kết tụ của chất vôi trong mạch máu gây bệnh xơ cứng làm nghẽn tuần hoàn máu, đồng thời chống lại kết tụ Calcium trong các mô mềm.

       Chúng ta có thể ví sinh tố K2 như cảnh sát lưu thông giúp vận chuyển Calcium trong máu đến đúng chỗ ở xương và răng thay vì đi lạc vào thành mạch máu và các mô mềm. Nhờ vậy mà răng và nướu răng cũng tốt hơn với sinh tố K2.

       Bệnh nhân Suy Thận mãn tính uống sinh tố K2 phụ gia mỗi ngày được giảm cả Suy Thận lẫn bệnh Tim Mạch có lẽ do tuần hoàn máu đến Thận tốt hơn. Tác động của MGP khiến máu lưu thông đến Da tốt giúp giảm các biến chứng ngoài Da của Người bệnh Thận.

       Bệnh nhân tim mạch dùng K2 phụ gia sau 2 năm thì lượng Calcium đóng trong thành mạch máu cũng thuyên giảm đáng kể.

4756%203%20STo%20K2PHLiem

       Ngoài ra, sinh tố K2 còn có thể chống Viêm, chống kháng insulin. Mặc dù chưa có kết quả Lâm sàng, trên lý thuyết có thể giúp Ngừa và Chữa Tiểu Đường loại 2.

4756%204%20SinhToK2PHL

       Gần đây nhất, sinh tố K2 cho thấy khả năng chống Ung thư, nhất là Ung thư Gan, một chứng Bệnh không hiếm trên Người già gốc Việt.

       Sinh tố K2 trên lý thuyết có tiềm năng kết hợp với hệ vi sinh vật ở ruột giúp ngừa các bệnh Thoái hóa Não bộ như Parkinson và Alzheimer nữa.

4756%205%20STK2PHL

4756%206%20STK2PHL

*Cách giản tiện nhất ở Mỹ để bảo đảm có đủ sinh tố K2 mỗi ngày là uống 1 viên từ 50mcg - micrograms đến 100mcg Vitamin K2 MK-7 mỗi ngày được bán trên Thị trường mà không cần toa Bác sĩ.

       Sinh tố K2 cùng với sinh tố D3 là 2 Phụ gia không thể thiếu để bảo đảm sức khỏe cho Tuổi Già.

       Nên bắt đầu dùng từ tuổi 50 trở lên , tuổi trung bình của Phụ nữ tắt kinh. Các Bệnh nhân bị Xốp Xương, bị bệnh Tim Mạch hay Suy Thận mãn tính nên uống sinh tố K2 ít nhất 100 mcg mỗi ngày để trị Bệnh thay vì chỉ ngừa bệnh. Sinh tố K2 không làm giảm ảnh hưởng của thuốc chống đông máu trên các Cụ có bệnh Tim hay Nghẽn mạch máu Não.

       Trong những năm tới, Chúng ta sẽ biết nhiều hơn về các lợi ích khác của sinh tố K2 trong Tuổi Già.

Bác sĩ Phạm Hiếu Liêm

4756%207%20BS%20PhamHieuLiem

Liem H. Pham, MD Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2023 lúc 12:24pm

Làm cách nào để cơ bắp chắc khỏe hơn

 BM

Cách tốt nhất để làm cho cơ bắp chắc khỏe hơn là rèn luyện sức đề kháng đủ mạnh để làm tổn thương các sợi cơ. Khi lành lại, cơ bắp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.


Một đánh giá trên 22 nghiên cứu được công bố trên tập san Human Movement vào năm 2020 đã xem xét cách phát triển cơ bắp lớn hơn và khỏe hơn. Kết quả cho thấy rằng cách tốt nhất để những người chưa qua huấn luyện [thể chất] phát triển cơ bắp là nâng tạ ở mức cân nhẹ hơn với nhiều lần lặp lại hơn, mặc dù đa số các vận động viên đã qua đào tạo đều đạt được nhiều sức mạnh hơn bằng cách dùng mức tạ nặng hơn với số lần lặp lại ít hơn. Nâng mức tạ nhẹ hơn với số lần lặp lại nhiều hơn sẽ giảm nguy cơ chấn thương.


Làm thế nào để xây dựng cơ bắp mà không bị thương


BM


Khi một người từ độ tuổi trung niên trở lên bắt đầu nâng tạ, họ thường bị chấn thương, thường là do cố gắng tập luyện như những người trẻ tuổi bằng cách chọn mức tạ nặng nhất mà họ có thể nâng 10 lần liên tiếp và thực hiện 3 hiệp. Họ cảm thấy đau nhức trong một vài ngày sau đó và khi cơn đau nhức biến mất, họ lại tiếp tục nâng tạ nặng, thường là hai hoặc ba lần một tuần. Kiểu huấn luyện này thường khiến những người mới tập nâng tạ lớn tuổi bị thương và dừng chương trình tập luyện.


Cách tốt nhất để những người ở độ tuổi trung niên trở lên phòng tránh chấn thương là nâng mức tạ nhẹ hơn.


Vì sao khối cơ giảm dần theo tuổi tác


BM


Cơ bắp được tạo thành từ hàng trăm nghìn sợi cơ riêng lẻ, giống như một sợi dây thừng được tạo thành từ rất nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi cơ được bao bọc bởi một dây thần kinh vận động duy nhất. Sự lão hóa làm mất các dây thần kinh vận động, và với mỗi dây thần kinh bị mất, bạn cũng mất đi sợi cơ tương ứng. Ví dụ, cơ rộng trong ở phía trước đùi chứa khoảng 800,000 sợi cơ lúc 20 tuổi, nhưng đến 60 tuổi, khối cơ này có thể chỉ còn khoảng 250,000 sợi. Tuy nhiên, sau khi một sợi cơ mất dây thần kinh chi phối chính, các dây thần kinh bao phủ các sợi khác có thể di chuyển đến để kích thích sợi cơ đó cùng với sợi cơ chính của chúng.


Theo một nghiên cứu được công bố trên tập san The Physician và Sportsmedicine vào năm 2011, các vận động viên thi đấu suốt đời trên 50 tuổi tập luyện 4 đến 5 lần mỗi tuần không bị mất nhiều dây thần kinh kích thích cơ bắp và do đó duy trì được kích thước và sức mạnh cơ bắp nhiều hơn so với những người không phải là vận động viên khi về già.


Làm thế nào để cơ bắp trở nên chắc khỏe hơn


BM


Mỗi sợi cơ được tạo ra từ một loạt các khối sarcomeres nối liên tiếp nhau. Mỗi sarcomere sẽ gắn với một sarcomere bên cạnh tại “vạch Z.” Các sợi cơ không co đều nhau trên suốt chiều dài; mà chỉ co ở mỗi “vạch Z.”


Để tăng sức mạnh cơ bắp, cần tác động một lực đủ mạnh lên sợi cơ để phá vỡ các vạch Z, khiến các vạch Z bị chảy máu và sưng tấy. Dấu hiệu để nhận biết điều này là cảm giác đau nhức cơ bắt đầu từ 8 đến 24 giờ sau khi nâng tạ hoặc thực hiện bất kỳ bài tập đối kháng nào. Đó là khoảng thời gian cần thiết để hiện tượng sưng tấy xảy ra ở các vạch Z, được gọi là đau cơ khởi phát muộn (DOMS). Tập luyện mức độ đủ mạnh để gây tổn thương cơ bắp sẽ làm cho cơ bắp chắc khỏe hơn, từ đó có thể chịu được tải trọng cao hơn và chống lại chấn thương tốt hơn.


BM


Khi xảy ra tổn thương cơ, hệ miễn dịch sẽ gửi một lượng lớn các tế bào giống nhau (tế bào lympho) và hóa chất (cytokine) đến mô tổn thương. Các tế bào lympho và cytokine có vai trò tiêu diệt vi trùng khi cơ thể bị nhiễm trùng. Tổn thương cơ gây ra viêm, đặc trưng bởi đau (đau), tăng lưu lượng máu đến các sợi bị thương (đỏ) và tăng hấp thu dịch vào vùng tổn thương (sưng). Các tế bào miễn dịch giải phóng các yếu tố tăng trưởng mô để chữa lành các sợi cơ bị tổn thương.


Bạn nên để tình trạng đau nhức cơ giảm bớt hoặc biến mất trước khi tập luyện cường độ cao trở lại. Nếu không làm như vậy, các sợi cơ có thể bị rách, cơ sẽ yếu đi và gây ra tổn thương.


Làm thế nào để bắt đầu tập luyện sức đề kháng


BM


Nếu chưa từng rèn luyện sức mạnh cơ bắp, hãy kiểm tra với bác sĩ để bảo đảm rằng bạn không có bất kỳ tình trạng không phù hợp nào để tập thể dục. Sau đó, hãy đọc về các bài tập tăng sức đề kháng có thể thực hiện tại nhà hoặc tìm một phòng tập thể dục. Đối với mỗi bài tập, hãy chọn lực cản mà bạn có thể thoải mái lặp lại 10 lần liên tiếp mà không làm căng hoặc tổn thương cơ. Dừng buổi tập ngay lập tức nếu cơn đau không biến mất ngay khi bạn ngừng chuyển động.


Nếu cơ bắp vẫn đau sau 48 giờ kể từ lần tập đầu tiên, hãy đợi cho đến khi hết đau nhức rồi thử lại. Khi bạn trở nên khỏe hơn và dễ dàng thắng được lực cản, hãy cố gắng nâng 15 lần liên tiếp, sau đó là 20 lần. Chỉ khi có thể nâng mức tạ đó ít nhất 20 lần liên tục và không cảm thấy đau nhức vào sáng hôm sau, bạn mới nên cố gắng tăng mức tạ.


Chìa khóa của chương trình này là tránh làm tổn thương cơ bằng cách tăng dần số lần lặp lại để không gây đau nhức cơ kéo dài hơn một ngày. Bạn không nên tăng trọng lượng (lực cản) cho đến khi có thể nâng một mức tạ ít nhất 20 lần liên tiếp trong mỗi lần tập mà không cảm thấy đau vào sáng hôm sau.


Đề xuất của tôi


BM


Đây là một chương trình dành cho người mới bắt đầu, nhằm ngăn ngừa chấn thương gây ra cho người lớn tuổi khi lần đầu tiên cố gắng nâng tạ. Mặc dù không có tác dụng xây dựng cơ bắp quá lớn, nhưng chương trình này sẽ giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cung cấp tất cả các lợi ích khác của một chương trình tập tạ.


Sau nhiều tháng (không chấn thương) tập luyện chương trình này, nếu muốn xây dựng khối cơ lớn hơn, bạn có thể chuyển sang chương trình tập tạ truyền thống hơn, chẳng hạn như các hướng dẫn tập luyện sức mạnh trên trang web của tôi.


Nếu không, bạn có thể tiếp tục chương trình tập luyện sức đề kháng an toàn và hiệu quả này cho đến hết đời.




Gabe Mirkin  _  Thiên Vân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2023 lúc 8:11am

Ăn trứng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch không?

 BM

Gần đây, tại một số quốc gia trên thế giới đã xảy ra một cuộc khủng hoảng thiếu trứng quy mô nhỏ. Giá trứng đã tăng vọt ở Hoa Kỳ và ở Đài Loan, mọi người phải xếp hàng chờ mua trứng. Tất cả những ồn ào về trứng này có thể khiến bạn tự hỏi liệu trứng có thực sự là một loại thực phẩm không thể thiếu hay không.


Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều trứng thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Tuy nhiên, bác sĩ Zhang Shiheng, giám đốc Phòng khám Y học Tích hợp Chi Le Đài Loan, cho biết trong chương trình “Health 1+1” rằng nếu bạn ăn trứng đúng cách, thậm chí ăn bốn hoặc năm quả một ngày cũng không thành vấn đề. Như vậy, ăn trứng như thế nào là tốt và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhất?


Khi bận rộn ở khoa cấp cứu nơi ông làm việc, bác sĩ Zhang thích ăn trứng trà (trứng nấu với trà và nước tương) để nhanh chóng bổ sung chất dinh dưỡng đã mất. Ông cho biết, thành phần dinh dưỡng của trứng khá toàn diện và phong phú, với sự kết hợp khá đầy đủ của các acid amin nên là nguồn cung cấp protein dồi dào. Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho tim mạch, mắt cũng như sự phát triển trí não. Lecithin trong trứng là thành phần quan trọng đối với màng tế bào và giúp duy trì chức năng não bình thường, trong khi zeaxanthin là thành phần quan trọng đối với võng mạc và chức năng bảo vệ thị lực.


Trước đây, trứng được cho là thủ phạm làm tăng cholesterol. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã khuyến nghị trong Hướng dẫn cách ăn uống năm 2010 cho người Mỹ về lượng cholesterol ăn vào hàng ngày là dưới 300mg.


BM
Cholesterol trở nên nguy hiểm khi nó bị oxy hóa - nhưng các chất chống oxy hóa trong trứng ngăn cản quá trình đó xảy ra

Tuy nhiên, đề xuất này đã bị xóa trong phiên bản 2015–2020. Phiên bản mới cũng chỉ ra rằng mặc dù trứng có hàm lượng cholesterol cao nhưng lại ít chất béo bão hòa và có thể là một nguồn protein tốt.


Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người không trải qua sự gia tăng đáng kể nồng độ cholesterol trong máu sau khi ăn thực phẩm giàu cholesterol.


Cộng đồng y tế vẫn chưa quyết định liệu ăn quá nhiều trứng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không. Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã công bố một nghiên cứu vào năm 2019 đề cập đến kết quả theo dõi thói quen ăn uống của gần 30,000 người Mỹ trong khoảng 17.5 năm. Nghiên cứu phát hiện ra rằng càng nhiều cholesterol trong thức ăn, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao và ăn hơn nửa quả trứng mỗi ngày làm tăng 6% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, một phân tích gộp được công bố trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ vào năm 2021 cho thấy ăn nhiều trứng không liên quan đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ngược lại, những người ăn nhiều trứng có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn.


BM

Bác sĩ Zhang chỉ ra rằng nghiên cứu của JAMA không phân biệt rõ những thứ khác mà mọi người ăn cùng với trứng và do đó không thể xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn trứng và bệnh tim mạch. Thông thường, mọi người không ăn riêng trứng khi ăn sáng kiểu Mỹ; họ có thể ăn thịt xông khói với trứng bác trộn bơ, bánh mì hoặc bánh mì băm, tất cả đều chứa nhiều chất béo và đường. Ông tin rằng cách chế biến trứng có tác động lớn hơn đến bệnh tim mạch so với chính quả trứng.


Bác sĩ Zhang tin rằng những người có chỉ số cholesterol bình thường sẽ không gặp vấn đề gì khi ăn 4-5 quả trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi ăn trứng ta không nên cho quá nhiều bơ hoặc ăn kèm với đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Chính là chất béo không lành mạnh từ những thực phẩm như vậy sẽ làm tăng cholesterol.


Cách ăn trứng lành mạnh


BM

Bác sĩ Zhang chỉ ra rằng cách tốt nhất để nấu trứng là luộc chín.


Ông cũng khuyên mọi người không nên ăn trứng sống. Thứ nhất, trứng sống không dễ hấp thụ, thứ hai, trứng sống có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Bệnh nhân đang điều trị hóa trị ung thư và/hoặc người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn trứng sống.


Nếu bạn thực sự thích hương vị của trứng chưa nấu chín, bạn có thể ăn trứng luộc mềm mà lòng đỏ chưa đông lại hoàn toàn.


Bác sĩ Zhang khuyến nghị người cao niên nên tiêu thụ 1.2 đến 1.5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và gấp đôi so với những người trẻ tuổi có cùng cân nặng. Chế biến kiểu gì cũng được miễn là ăn được.


Nếu người già khó nuốt lòng đỏ trứng thì nên cho thêm dầu hoặc nước khi nấu trứng. Một vài gợi ý về công thức nấu ăn là súp trứng, trứng hấp kiểu Nhật có thêm thịt gà, cá ngừ bào hoặc sò điệp.


Cách bảo quản và chọn trứng


BM

Đề cập đến tình trạng thiếu trứng toàn cầu, bác sĩ Zhang khuyên chúng ta không tích trữ trứng vì trứng tươi thì tốt cho sức khỏe.


Bên ngoài Hoa Kỳ, trứng được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng, nhưng ở Hoa Kỳ, các quy định về chế biến thực phẩm khiến hầu hết trứng cần được bảo quản trong tủ lạnh. Trứng cũng nên ăn càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng một tuần.


Chọn trứng có bề mặt vỏ nhẵn, sáng bóng dưới ánh đèn và không bị dập. Không có mối quan hệ trực tiếp giữa màu sắc của vỏ trứng và giá trị dinh dưỡng của trứng.




Amber Yang & JoJo Novaes  _  Lan Hoa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2023 lúc 1:59am

Bạn Có Biết Quả Tim Thứ 2 Thứ 3 Là Gì?


NHỊP ĐẬP CỦA TRÁI TIM THỨ NHẤT
Tất cả mọi người chúng ta hiện đang sống, đang làm việc đều nhờ một trái tim hoạt động trong cơ thể.
Nếu tim bị suy yếu thì tính mạng bị đe dọa hoặc ngừng đập thì ta sẽ chết.

Chúng ta hãy làm một con toán để biết trong cuộc đời chúng ta từ khi sinh ra cho đến lúc nhắm mắt tim đã đập bao nhiêu lần thì sẽ thấy vô cùng kinh khủng, từ đó chúng ta mới thấy thương trái tim chúng ta :
Trung bình 1 phút tim đập 72 nhịp.
Một giờ 60 phút: 72 x 60 = 4.320 nhịp.
Một ngày 24 giờ: 4.320 x 24 = 103.680 nhịp.
Một năm 365 ngày: 103.680 x 365 = 37.843.200 nhịp.
Trung bình con người sống 70 năm: 37.843.200 x 70 = 2649. 024.000 nhịp.
Tức là : 2 tỷ sáu trăm bốn mươi chín triệu hai mươi bốn ngàn nhịp đập trong suốt 70 năm của đời người trong nhân gian.
Ôi chao ! thật là khủng khiếp.
Một trái tim nhỏ bé của mỗi người trong một cuộc đời lại đập liên tục với số lần như thế.
Biết như thế để ta nên thương cho trái tim nhỏ bé ấy và nên cộng tác giúp đỡ nó trong công việc tống máu đi nuôi cơ thể, đừng để nó bị suy sớm mà nguy hiểm đến tính mạng.

TRÁI TIM THỨ 2 :

Chúng ta phải giúp đỡ cho trái tim thứ nhất của chúng ta bằng cách chia công việc cho nó để nó đỡ phải gắng sức làm việc nhiều nếu không thì chẳng bao lâu trái tim thứ nhất đó sẽ bị suy tức là chưa già đã suy, tuổi thọ sẽ bị giảm bớt đi rất nhiều.
Trái tim thứ 2 đó là gì ?
Đó chính là CƠ HOÀNH của chúng ta.

Nghe qua thì tất cả ai ai cũng lấy làm lạ và ngạc nhiên nhưng theo sự phân tích của y khoa Tây Y sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ vấn đề :
1/ Thở bụng dưới bằng cơ hoành là biện pháp tối ưu nhất giúp cho trái tim thứ nhất đỡ mệt mỏi gắng sức tống máu đi nuôi cơ thề.
Khi hít vào thì phình bụng, cơ hoành hạ thấp xuống làm cho oxygen đến tận cùng màng tim, cơ tim.
Trái tim thứ nhất chỉ cần giãn ra rất nhẹ cũng đủ lấy đầy đủ máu.
2/ Khi thở ra bụng hóp lại, cơ hoành bị đẩy lên trên tối đa ép các mạch máu mạnh nhất giúp cho cơ tim co bóp không gắng sức cũng đủ tống máu đi khắp cơ thể một cách thong thả nhẹ nhàng nhất.
Cơ tim không cần phải làm việc nhiều như khi thở ngực vì ở đây cơ hoành phụ giúp cho sự co bóp trái tim thứ nhất.
Do đó cơ hoành là trợ lý đắc lực nhất cho tim.
3/ Nhờ những tác động đó mà cơ hoành đã chia bớt gánh nặng cho tim và tim sẽ hoạt động bớt lại nên tim sẽ khỏe hơn và tránh được suy yếu theo thời gian.
Vì thế mà cơ hoành được gọi là trái tim thứ 2.
4/ Thở bụng dưới cơ hoành cùng với tim giúp đưa oxygen đến khắp các cơ quan nội tạng vùng bụng bên trong. Khi cơ hoành đưa lên hạ xuống theo nhịp thở là một trạng thái m***age đều đặn nội tạng và đưa máu đủ đến gan, la lách, thận, ruột, bàng quang, tử cung, tiền liệt tuyến.v..v… phòng ngừa bệnh ở các tạng này rất hiệu quả.
5/ Giúp chống lại bệnh nhiễm trùng của hệ tiết niệu như thận, bàng quang.
6/ Máu được đưa đầy đủ về vùng chậu như : tử cung, buồng trứng làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh của phụ nữ.
7/ Phổi được co vô và nở ra tối đa, oxy đến phổi đầy đủ nhất nên ngừa được bệnh phổi.
8/ Tiêu hóa : làm tăng chức năng của dạ dày, gan, la lách nhất là máu đến đầy đủ dạ dày, la lách làm quá trình chuyển hóa thức ăn được dễ dàng và thuận lợi.
9/ Điều hòa thần kinh thực vật do đó huyết áp ổn định.
10/ Khi thở bụng cơ hoành thì sẽ có tác dụng ức chế mọi tạp niệm ở não, chống stress, chống đau, an thần do chất endorphin được tiết ra từ não trong lúc thở bụng.
KẾT LUẬN
Xuyên qua 10 đặc điểm chính đó , ta sẽ thấy cơ hoành xứng đáng là trái tim thứ 2 của cơ thể, chia việc cho trái tim thứ nhất để cho tim khỏe mãi không suy yếu.
Thật vậy ở những người tập luyện thở cơ hoành thì có các đặc điểm sau :
A – Sau một thời gian luyện tập thở cơ hoành, sắc khí của họ hồng hào rõ nhất vì máu đến được tận cùng cac tế bào.
B – Nhịp đập của tim giảm lại chỉ còn 60-65 nhịp/phút.
C – Những nhát bóp của tim chắc chắn và mạnh mẽ có nghĩa là co và bóp đúng chất lượng dù cơ tim không cố gắng.
D – Khoảng sau một năm dù trong lúc nghĩ ngơi , họ không còn thở ngực nữa mà đã có phản xạ thở bụng hằng ngày tự nhiên một cách vô thức dù không nghĩ đến thở bụng.
Đó là đích đến thành công nhất trong công việc san sẽ cho trái tim thứ nhất khỏi bị quá tải và suy yếu.
Tóm lại, chúng ta nên thở bụng ngay từ bây giờ ở bất cứ tuổi nào.
Mỗi ngày nên để ra 5-10 phút luyện thở bụng thì sau một thời gian ta sẽ có thở bụng vô thức như đã nói ở trên.
Vô lý 5-10 phút mỗi ngày không có hay sao???
Trừ khi chúng ta lười biếng mà thôi.
Tây Y đã đồng qui với Khí Công trong sự thở bụng để bảo vệ sức khỏe và trái tim nhỏ bé của chúng ta và nên nhớ thở bụng là cứu cánh của khí công nói riêng và y học phương Đông nói chung…
Chúc mọi người ngộ sớm và áp dụng dù ở bất cứ tuổi nào, có bệnh hoặc không bệnh. Điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn không lâu…khi các bạn thực hành thở bụng.

QUẢ TIM THỨ BA :

Trong phần trên chúng ta đã bàn luận trái tim thứ 2 là gì, phần này chúng ta sẽ bàn luận trái tim thứ 3.
Thật vậy khi chúng ta đang sống cứ nghĩ rằng ta chỉ có một trái tim mà thôi. Nếu nghĩ như vậy thì có ngày chưa già tim chúng ta sẽ suy yếu và hậu quả là tử vong do suy tim dần dần mà không biết.
Chúng ta phải hiểu thật rõ trái tim thứ 2, thứ 3 là gì để từ đó giúp và cộng tác cho trái tim thứ nhất của chúng ta bớt làm việc và làm việc nhẹ nhàng, hiệu quả hơn trong một cuộc đời 70 năm liên tục với số nhịp đập là :
2649 tỉ 024 triệu nhịp trong 70 năm sống giữa trần gian
Hãy thương xót nó, nếu không, có ngày nó sẽ suy yếu và không còn đập nữa và ta sẽ nhắm mắt lìa đời dù các cơ quan khác vẫn còn tốt, thật là đáng tiếc làm sao…

TRÁI TIM THỨ 3 :

Đó chính là lòng bàn chân.
Chắc các bạn ngạc nhiện lắm phải không? Xin từ từ đọc những lợi ích của nó về mặt đông tây y thì sẽ rõ.

Về mặt Tây y:
1/ Lòng bàn chân là nơi có nhiều mạch máu, mao mạch ngoại biên nhất, có cả hàng ngàn mao mạch. Nếu máu ở đây được cung cấp tốt thì ta sẽ khỏe hơn và nếu lòng bàn chân được kích thích nhiều thì các mao mạch ở đó sẽ dãn nỡ, oxygen đến tận cùng tế bào đầy đủ nhất. Kết quả huyết áp sẽ hạ trong chừng mức sinh lý và máu ra ngoại biên nhiều hơn, bệnh tật ít có cơ hội phát triển. Nhất là trái tim đỡ phải tống máu tối đa vì các mao mạch lòng bàn chân dãn nỡ sẽ làm cho máu tự động đi ra ngoại biên hơn là cần lực tim co bóp mạnh đẩy máu đi đến đó.

2/ Hơn nữa lòng bàn chân ở một vị trí thấp nhất của cơ thể nên các mạch máu ở đây khi dãn nỡ thì sẽ tạo một lực hút mạnh kéo máu khắp châu thân đi xuống và ra ngoại biên rất đầy đủ mà không cần đến lực bóp nhiều của tim do đó có thể trợ lực cho tim một cách hữu hiệu. Tim không cần phải cố gắng mà chỉ cần những nhát bóp nhẹ nhàng cũng đưa máu ra ngoại biên, tim sẽ khỏe và bền vững với thời gian mà không suy yếu lúc tuổi chưa già hoặc tuổi đã già.

3/ Nếu để cho lòng bàn chân lạnh thì các mạch máu ở đó sẽ co lại càng làm cho oxy không ra đủ ngoại biên và tim phản ứng lại bằng cách tăng cường lực co bóp, lâu ngày sẽ làm tim yếu và suy. Thực hiện ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ ở một vài bài tập dưỡng sinh hay dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân, cũng là cách làm cho mạch máu ở bàn chân giãn nở giúp đưa máu ra ngoại biên dễ dàng, đó là cách giúp cho trái tim chúng ta đỡ phải làm việc nhiều và cũng giúp tuần hoàn châu thân đầy đủ, oxy có mặt khắp mọi nơi tốt cho sức khỏe.

4. Những người thôn quê làm ruộng làm rẫy đa số có trái tim khỏe nhất, già 90 tuổi mà tim vẫn mạnh mẽ. Đó là do suốt cuộc đời họ luôn đi chân đất làm ruộng, rẫy, lòng bàn chân họ dẫm lên đá, sỏi và mặt đất đủ mọi địa hình. Vô tình kích thích lòng bàn chân một cách tự nhiên và kết quả giúp cho trái tim như đã nói ở trên.

5. Ở thành phố, luôn mang giầy, dép nên lòng bàn chận không được kích thích, họ đành phải tập mỗi đêm đi trên sỏi đá bằng chân trần, ngâm chân nước nóng hay đấm vỗ, m***age... để tạo kích thích như đã nói.

Về mặt Đông y:
1. Lòng bàn chân là nơi chứa các huyệt đạo đại diện cho toàn thể cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chúng ta sẽ giật mình khi thấy sơ đồ cơ quan nội tạng dưới lòng bàn chân là một cửa ngỏ của cơ thể rất ư là quan trọng mà lâu nay chúng ta thường hay bỏ qua.

 đi xuống chân là phải qua lòng bàn chân.

3. Muốn các cơ quan tim, phổi, gan, lách, dạ dày, tai mũi họng, ruột, thận, tử cung, buồng trứng, dịch hoàn, não..v..v…khỏe mạnh thì phải chú ý đến lòng bàn chân. Phải kích thích nó để đả thông nội tạng mà khi nội tạng được đả thông thì lưu lượng máu đến cơ quan càng nhiều và đầy đủ do chính sức hút của các cơ quan nội tạng đó mà không cần tim phải dùng sức bóp nhiều. Từ đó tim được thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng cũng làm đủ chức năng của nó nên không bị suy yếu theo thời gian.

4. Thực hành  lòng bàn chân thế nào cho hiệu quả ? Đó là mỗi ngày nên để ra 3-5 phút theo thứ tự: ĐẤM – VỖ - XOA

- ĐẤM: khắp cả mỗi lòng bàn chân không sót một chỗ nào trên đó với một lực khá mạnh để đả thông toàn bộ cơ quan nội tạng. Đấm từ 50-100 lần

- Vỗ: cũng khắp cả lòng bàn chân 

- Xoa: xoa khắp lòng cho nóng từ 50-100 lần

- Bấm huyệt dũng tuyền  vị trí 1/3 trên của lòng bàn chânBấm day bằng ngón cái từ 15-30 giây để bồi bổ kinh thận là tiền đề cho trường thọ vì thận là gốc của sự sống vế mặt đông y.

- Nếu ta bị yếu hoặc bệnh ở cơ quan  cơ quan đó trên lòng bàn chân.

- Tất cả các thao tác chỉ mất 3-5 phút mà thôi

- Thật vậy, các bạn cứ thử xem, mỗi buổi sáng làm như vậy thì 
cả ngày sẽ cảm thấy khỏe hơn, làm việc không biết mệt. Cứ thử xem nhé, không tốn thời gian bao nhiêu mà có lợi cho sức khỏe…

Tóm lại chúng ta có 3 quả tim: Quả tim trên lồng ngực, Cơ hòanh, lòng bàn chân. Nên phối hợp nhịp nhàng bằng cách: Thở bụng cơ hoành, đấm vỗ xoa lòng bàn chân là phương pháp giúp cho trái tim thật sự thứ nhất của chúng ta không bao giờ bị suy yếutrường thọ với thời gian... Đó là cốt lỏi của Khí Công nói riêng và y học phương đông nói chung.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Theo BS LV Vĩnh.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2023 lúc 2:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2023 lúc 12:52pm


Ai Cũng Nghĩ Tiểu Đường Là Do Ăn Ngọt

Ai%20cũng%20nghĩ%20tiểu%20đường%20là%20do%20ăn%20ngọt%20mà%20không%20biết%204%20món%20ngon%20sau%20đây%20còn%20%20khiến%20đường%20huyết%20tăng%20cao%20đột%20biến%20hơn

Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao.

Nói đến bệnh tiểu đường thì chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến thói quen tiêu thụ đồ ngọt, nghĩ rằng chỉ cần từ chối ăn đường là được. Trên thực tế, ngoài đồ ngọt ra còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, điều quan trọng là mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

Theo bác sĩ Jiang Weibo (Khoa Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật
Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc): Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

4 món ăn khiến đường huyết tăng vọt dù không chứa đường

1. Gạo nếp

Gạo nếp là một loại lương thực rất phổ biến trong cuộc sống, được dùng để làm bánh, nấu xôi... món nào cũng đều ngon lành và được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu là một người có đường huyết cao thì bạn không nên ăn món này.

Mặc dù hầu hết các món ăn làm từ gạo nếp không ngọt, nhưng chúng vẫn làm tăng đường huyết vì có chứa lượng bột đường rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

2. Khoai tây

Nhiều người nghĩ rằng khoai tây là một loại rau củ, không có vị ngọt vì thế nó không liên quan gì đến chuyện tăng đường huyết nên cứ yên tâm ăn thật nhiều. Thực tế, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi vào cơ thể số tinh bột này sẽ chuyển hóa thành đường glucose và carbohydrate, những chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể hàm lượng đường tăng quá cao trong máu.

3. Đồ chiên

Hương vị của các món đồ chiên rất tuyệt vời, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất thích. Tuy nhiên, dinh dưỡng của loại thực phẩm đã chiên thường bị tổn hại nghiêm trọng. Không chỉ mất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất béo, lượng calo cũng rất cao.

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết

4. Nội tạng động vật

Người bệnh tiểu đường không nên ăn nội tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.

Điều cực kỳ quan trọng cần làm mỗi ngày để tránh bệnh tiểu đường

Nếu bạn muốn lượng đường trong máu ổn định, bạn phải chăm chỉ tập thể dục. Bởi tập luyện giúp giảm bớt calo và chất béo, hơn nữa còn cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn - chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi ngủ sớm mỗi ngày cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

(Theo Sohu, Aboluowang)

 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2023 lúc 9:34am

Cách nhận biết tình trạng thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể

 BM

Cơ thể chúng ta cần có đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu để hoạt động một cách tối ưu. Bất kỳ loại thiếu hụt nào cũng là một vấn đề nghiêm trọng và cần được nhận biết và điều trị ngay lập tức.


Điều đáng mừng là, cơ thể con người giống như một tấm gương, có thể phản chiếu những khiếm khuyết bên trong thông qua các biểu hiện bên ngoài.


Nếu bạn thận trọng và không bao giờ bỏ qua những triệu chứng này, bạn có thể dễ dàng phát hiện tình trạng thiếu hụt trong giai đoạn đầu và nhanh chóng khắc phục.


BM


Xét nghiệm máu có thể xác định sự thiếu hụt một số vitamin nhất định, nhưng như đã đề cập ở trên, các triệu chứng thiếu hụt dưỡng chất thường phản ánh ở 5 bộ phận quan trọng của cơ thể.


1. Phần đầu


·       Rụng tóc là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin. Những vitamin thường gặp bao gồm acid folic, vitamin B5, vitamin B6 và EFA (acid béo thiết yếu). Độc tính của vitamin A hoặc một số độc tính môi trường khác cũng có thể gây rụng tóc.

·       Các vấn đề về gàu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B, EFA, hoặc các chất chống oxy hóa (đặc biệt là selenium).

·       Tóc bạc sớm là một dấu hiệu của sự thiếu hụt acid pantothenic (vitamin B5).


2. Khuôn mặt


BM


·       Quầng thâm dưới mắt có thể cho thấy hàm lượng quercetin và vitamin C trong cơ thể ở mức thấp.

·       Mụn trứng cá chủ yếu là do thiếu kẽm, EFA và vitamin A và có thể xuất hiện khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều acid béo xấu, những chất thường có trong thực phẩm chiên rán và nhiều dầu mỡ.

·       Sâu răng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B6 và các khoáng chất như boron, calcium và silica.

·       Chảy máu chân răng là kết quả của việc cung cấp thiếu vitamin C và bioflavonoid.

·       Các vết nứt ở khóe miệng là dấu hiệu của sự thiếu hụt B2 (riboflavin) và các vitamin B tổng hợp khác.

·       Viêm lưỡi có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu B12, acid folic, sắt và/hoặc kẽm.

·       Lưỡi nhợt có thể cho thấy mức độ sắt thấp, vì vậy bạn nên làm thêm xét nghiệm về sắt.


3. Làn da


BM


·       Da khô thường do thiếu hụt EFA, vitamin A và/hoặc vitamin E.

·       Mụn cơm quanh cổ, cánh tay và lưng là dấu hiệu của tình trạng không dung nạp glucose hoặc nồng độ insulin phản ứng.

·       Những cục sưng nhỏ màu đỏ ở sau cánh tay có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A, vitamin E, kẽm và EFA.

·       Da dễ bầm tím có thể cho thấy hàm lượng vitamin K, C hoặc E và/hoặc bioflavonoid trong cơ thể ở mức thấp.

·       Chậm lành vết thương là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A, vitamin C, kẽm và/hoặc EFA. Tình trạng này cũng có thể gặp trong bệnh tiểu đường.


4. Bàn tay và móng tay


BM

·       Viêm móng tay và lớp biểu bì có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm.

·       Nứt da ở đầu ngón tay cho thấy sự thiếu hụt kẽm, vitamin E hoặc EFA.

·       Bàn tay lạnh là dấu hiệu của sự thiếu hụt EFA, niacin (vitamin B3), vitamin E, vitamin B12 hoặc sắt.

·       Móng tay hình thìa có thể là kết quả của tình trạng thiếu sắt.

·       Móng tay sần sùi là do hàm lượng khoáng chất trong cơ thể ở mức thấp.


5. Bàn chân


BM

·       Những bất thường về móng ở bàn và ngón chân giống như ở bàn tay (chẳng hạn như móng sần sùi), có thể cho thấy tình trạng thiếu vitamin tương tự.

·       Bàn chân tê bì, máu lưu thông kém là dấu hiệu của thiếu vitamin D3. Bạn có thể cần phơi nắng nhiều hơn để có đủ vitamin cho cơ thể!


Sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu thường là kết quả của thói quen ăn uống kém như ăn ít trái cây và rau quả.


Nếu bạn ăn uống đầy đủ và lành mạnh, bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin. Ví dụ, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E (như hạnh nhân) có thể giúp khắc phục các vấn đề về da và tóc vốn rất phổ biến thời nay.


Nếu bạn có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, hãy cân nhắc đến việc thảo luận về tình trạng này với bác sĩ của bạn.


BM


Một số triệu chứng cũng có thể cho thấy các vấn đề sâu hơn, chẳng hạn như huyết khối tĩnh mạch, rối loạn chức năng thận hoặc bệnh tuyến giáp. Hãy bảo vệ cơ thể của bạn khỏi sự thiếu hụt vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh!




Lisa Roth Collins _ Thanh Ngọc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2023 lúc 9:27am

Bệnh Mất Trí Nhớ

Sa%20sút%20trí%20tuệ:%20Phát%20hiện%20bằng%20cách%20nào?%20|%20Vinmec

Câu Chuyện Buồn Không Của Riêng Ai

Cụ Shigezo, một tư chức về hưu đã 20 năm, góa vợ và ở chung với gia đình con trai tên Nobutoshi, con dâu Akiko và cháu nội trai Satoshi. Con dâu Akiko vừa đi làm, vừa lo việc nội trợ, vừa lo cho đứa con trai còn học trung học và nhất là chăm sóc bố chồng. Cụ Shigezo, 85 tuổi, với căn bị bệnh mất trí nhớ Alzheimer’s ngày càng nặng, là một trách nhiệm nặng nề mà Akiko phải gánh vác. Cuộc sống của cô căng thẳng mà cô phải chịu đựng, không có được sự cảm thông nào của chồng, dù chồng cô là con trai trưởng của cụ Shigezo. Tình trạng tâm trí ông cụ như quay về tuổi ấu thơ. Akiko phải chăm sóc ông bằng cố gắng phi thường.

Cụ ông Shigezo bị bệnh lãng trí ngay từ khi cụ bà còn sống. Rất nhiều lần cụ ông đi ra ngoài và không nhớ đường về nhà. Có lần cảnh sát phải đưa về. Lúc bà vợ bị ngã nằm chết trong nhà, ông cũng không hề biết, lại bỏ đi ra ngoài. Akiko đi làm về thấy bố chồng đứng ngoài trời lạnh không áo khoác, cô đưa ông vào nhà mới phát giác bà mẹ chồng đã nằm chết từ lúc nào…

Sau khi vợ mất, bệnh của cụ Shigezo càng trở nặng, đến nỗi buổi tối Akiko phải ngủ bên cạnh để canh chừng ông. Chính vì Akiko gần gũi chăm sóc, nên trong gia đình, cụ chỉ quen mặt và nhớ tên một mình Akiko. Điều này khiến vài lần chồng và cô em chồng tỏ ra ganh tị với Akiko. Cụ ngày càng ăn uống mất kiểm soát, ăn chẳng biết ngừng nếu không ai cản ngăn. Trong đám tang của vợ, ông vào bếp ăn hết cả nồi súp nấu cho khoảng chục người ở tang lễ. Sau đó, trong một đêm, Akiko rất đỗi kinh hoàng khi thấy bình tro cốt của mẹ chồng trên bàn thờ được bỏ nằm dưới đất, và trên hai tay cụ Shigezo cầm một vật như là mảnh xương lấy từ trong bình… Rồi có lần sau khi đi vệ sinh, cụ Shigezo cởi tã, bốc phân trét đầy tường, đầy thảm… Không chịu đựng nổi nữa, Akiko đề nghị chồng gửi cụ vào nhà dưỡng lão. Vấn đề chưa được giải quyết thì sau một lần rời nhà đi lạc, cụ Shigezo bị cảm nặng nằm liệt mấy ngày rồi trút hơi thở cuối cùng sau đó không lâu.

Trong ngày tang lễ bố chồng, Akiko – tay ôm chặt chiếc lồng có con chim mà lúc sinh thời cụ Shigezo rất ưa thích – chợt thấy một nỗi trống vắng vô cùng. Lúc này cô mới cảm thấy bố chồng đã là một hình ảnh rất thân thuộc. Khi cô cảm nhận được điều này thì hình ảnh ấy đã xa rời cô mãi mãi…

Đó là nội dung tác phẩm The Twilight Years của nữ văn sĩ Nhật Sawako Ariyoshi, một trong những tiểu thuyết từng bán chạy nhất của Nhật. Ngay lần phát hành đầu tiên (1972), tác phẩm đã bán trên một triệu bản. Một vấn đề xã hội ở Nhật, cũng như ở nhiều nước khác đó là cuộc sống của người già, vị trí xã hội và quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng sau nhiều năm cống hiến cho cộng đồng xã hội. Và đi cùng với điều đó là căn bệnh khá phổ biến: Alzheimer’s.

* * *
Các trường hợp mất trí nhớ trên toàn thế giới sẽ gia tăng gấp ba vào năm 2050 với 135 triệu người bệnh, theo phúc trình mới nhất của Alzheimer’s Disease International, được công bố trong cuộc họp G8 về bệnh Alzheimer tại London. Riêng tại Mỹ, hơn năm triệu người Mỹ đang mắc bệnh này. Các thống kê chính thức về bệnh lãng trí Alzheimer cho thấy bệnh này là nguyên nhân làm chết người nhiều thứ sáu tại Mỹ, với khoảng 83,000 người chết mỗi năm. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy con số thật có thể nhiều gấp sáu lần, theo CNN. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neurology ước tính rằng bệnh lãng trí Alzheimer’s làm chết 503,000 người mỗi năm, và con số này là nguyên nhân làm chết người nhiều thứ ba tại Mỹ, chỉ sau bệnh tim (600,000), và bệnh ung thư (575,000). Nhóm nghiên cứu tại Alzheimer’s Disease Center ở Chicago nói rằng giấy chứng tử báo cáo thiếu sót về bệnh lãng trí Alzheimer’s thường ghi nguyên nhân chết vì bệnh trực tiếp hơn, như là bệnh hoại huyết (pneumonia).

Bệnh Alzheimer’s là căn bệnh của tuổi già, phá hủy tế bào não và chức năng của não bộ và làm người bệnh thiệt mạng. Bệnh có những dấu hiệu sau:

– Trí nhớ sụt giảm, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
– Mất định hướng về thời gian và không gian.
– Có vấn đề với cách dùng ngôn ngữ như xáo trộn từ ngữ thông thường.
– Để lạc đồ đạc và mất khả năng nhớ lại.
– Thay đổi tính tình hay tâm trạng.

Rồi dần dần bệnh nhân không còn biết tự kiểm soát, dẫn đến bỏ ăn, nằm liệt và chết dần. Từ trước nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt, ngoài những khuyến cáo nên làm đối với người mới nhuốm bệnh, như tập thể dục, chữa mất ngủ, chữa bớt quên sót. Giới y khoa chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh não (neocortex), nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái hóa này, bệnh Alzheimer’s sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân.

Alzheimer’s từ lâu không xa lạ với cộng đồng Việt hải ngoại. Tại Nam California, trước đây có hai vợ chồng giáo sư bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Nguyễn Hoàng Lan chuyên nghiên cứu việc dùng sinh tố D (loại bác sĩ kê toa chứ không phải loại bán tự do) để chữa trị Alzheimer’s. Tạp chí y khoa của giới y sĩ Hoa Kỳ American Journal of Alzheimer’ s Disease & Other Dimentias, Volume 26 (7): 510, đã đăng bài khảo cứu này. Bác sĩ Khanh là cựu giáo sư bác sĩ tại University of Southern California (USC), Keck Medical School, Los Angeles, California. Ông còn là chủ tịch sáng lập VAMA (Vietnamese American Medical Research Foundation). Nhưng không may, vị bác sĩ tâm huyết này đã đột ngột từ trần năm 2013, trong khi công trình nghiên cứu về cách chữa trị Alzheimer’s của ông đang tiến

Theo mẹ kể lại, ông cố tôi (bố của ông ngoại) lúc già cũng hay quên đường về nhà. Người nhà cứ phải đi tìm ông. Có lúc lối xóm thấy đưa ông về giùm. Sau ngày 30-4-1975, ông cố lên Sài Gòn ở nhà ông bà ngoại tôi. Sau đó, ông chú út, em ruột ông ngoại tôi (ra Bắc từ năm 1954, nay trở về là “cán bộ cách mạng”), khẳng định bố mình bị mất trí như người điên, nên đưa ông cố vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Ông cụ bị nhốt chung phòng với những người điên thật sự. Chỉ thời gian ngắn ngủi sau, ông bị khủng hoảng trầm trọng. Ông cụ bỏ cả ăn uống, kiệt sức dần. Ông ngoại tôi hay tin, đến đón cụ về nhà. Cụ nằm mê man. Một ngày sau thì qua đời.

Sau này ở Mỹ, lúc tôi còn học tiểu học, bà nội tôi cũng mất vì bệnh này năm 2004. Lúc ấy bà nội về ở chung nhà với bố mẹ và tôi. Tôi chỉ nhớ bố hay bảo tôi nói chuyện, rồi ôm bà cho bà thấy vui. Mà nào tôi có thấy bà cười. Ánh mắt bà dửng dưng, như ngó tận đâu đâu xa vắng. Sau đó, bà bệnh nhiều nên phải vào bệnh viện để chữa. Rồi một hôm, đi học về, tôi thấy nhà tôi đầy người. Mẹ khóc, nói với tôi bà mất rồi, con sẽ không bao giờ thấy bà nữa.

Mẹ tôi không phải là người làm nghề y nhưng từ cuộc đời những người thân, bà bắt đầu để ý tìm hiểu những tài liệu nói về bệnh Alzheimer’s. Bà trở thành một thành viên của nhóm hỗ trợ người bệnh và người nuôi bệnh (Alzheimer’s Vietnamese Caregiver Support Group). Bà sinh hoạt hàng tháng với nhóm vào mỗi ngày thứ năm trong tuần lễ thứ nhì. Mẹ tôi có gần bốn năm tham gia săn sóc cho một bà cụ bị bệnh. Lúc đầu mới tiếp xúc với bà, mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Do lần đầu tiên gặp người lạ, bà cụ la lối, xua đuổi, có khi còn nặng lời với mẹ. Thời gian đầu mẹ tôi rất stress, có lúc tưởng phải bỏ ngang, nhưng rồi mẹ hiểu là bà cụ bị Alzheimer’s không hề ý thức được hành động của mình, cũng như ông cố hồi đó hay như bà nội tôi lúc bệnh, và cũng y như ông cụ Shigezo trong truyện Nhật kể trên…

Tôi cũng theo gương mẹ góp phần vào việc vận động mọi người mở lòng nhân ái, đóng góp chút công sức và vật chất vào những buổi đi bộ gây quỹ của Hội Alzheimer’s. Khi nắm tay nhau trong những cuộc đi bộ gây quỹ, chúng tôi quyết tâm thực hiện như lời kêu gọi của ông Jim McAleer, chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Hội Alzheimer’s: “Cùng nhau, chúng ta hy vọng ở một thế giới không còn bệnh Alzheimer’s”. Mỗi lần đi bộ, tôi lại được phát chiếc T-shirt màu tím in tên của Hội. Tôi từng hỏi mẹ, “Sao Hội lại chọn màu tím buồn vậy?”. Mẹ nói màu tím giống như buổi hoàng hôn của tuổi già, buồn bã và quạnh hiu như căn bệnh Alzheimer’s thời kỳ cuối. Trong quyển truyện về cụ Shigezo lẫn trí, có chi tiết đứa cháu nội Nobutoshi, trong một lúc bực dọc khi cuộc sống gia đình bị xáo trộn do căn bệnh của ông nội, đã thốt ra với bố mẹ: “Bố mẹ đừng bao giờ sống già như thế!”.
Tôi cầu mong các nhà nghiên cứu về y khoa trên thế giới sớm tìm ra thuốc điều trị được căn bệnh quái ác này để con cháu trong nhà không phải thốt ra những câu đau lòng như thế, để rồi phải ân hận, như Nobutoshi cuối cùng hối tiếc nói với mẹ: “Giá mà ông nội sống thêm vài năm nữa!”…

* * *

Đọc thêm:

Đã Có Thuốc Chữa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer’s

New York: Trong hôm thứ hai ngày 7 tháng 6, cơ quan đặc trách về thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chuẩn y cho việc dùng thuốc Aducanumab của công ty Biogen trong việc điều trị bệnh Alzheimer’s. Và đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, đã có thuốc chữa bệnh lãng trí.

Với những tin tức được loan báo, giá cổ phiếu của công ty Biogen gia tăng $107.76 và ở mức $393.90 một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Loại thuốc Aducanumab có nhiệm vụ tách rời một loại protein có tên là amyloid beta trên não của bệnh nhân, những người bắt đầu có triệu chứng của bệnh lãng trí. Loại protein amyloid beta bám trên màng não sẽ gây cho bệnh nhân bị mất trí nhớ, không có khả năng tự chăm sóc lấy mình.
Theo những ước tính thì trong năm 2020 có khoảng trên 6 triệu người Mỹ bị bệnh Alzheimer’s và có khoảng 1 triệu người Anh cũng bị bệnh này.

Khác biệt giữa dementia và Alzheimer’s: dementia là các triệu chứng quên trong khi Alzheimer’s là bệnh quên, bệnh mất trí nhớ. 60 phần trăm cho đến 70 phần trăm những người có các triệu chứng quên sẽ dần dần biến thành bệnh. Đa số những người bị bệnh mất trí nhớ là những người trên 65 tuổi. Trước đây không có thuốc chữa cho nên một người có những triệu chứng quên, dần dần biến thành bệnh và cuối cùng cũng chết.

Các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Khó nhớ những thông tin mới học
Không nhớ phương hướng
Tính tình thay đổi bất ngờ
Luôn luôn nghi ngờ về gia đình, bạn bè và những người chăm sóc, không tin những người này
Dần dần sự mất trí nhớ trở nên nghiêm trọng
Khó nói, khó nuốt đồ ăn và khó khăn trong việc đi lại.

Những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ

Người ta thường nói phòng bệnh hơn trị bệnh: nếu chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh mất trí nhớ xảy ra thì đó là cách tốt nhất. Sau đây là những cách phòng ngừa bệnh mất trí nhớ theo tài liệu của bệnh viện Mayo ở thành phố New York:

- Không hút thuốc
- Kiểm soát không để gia tăng áp huyết, lượng cholesterol và bệnh tiểu đường.
- Ăn uống theo kiểu Địa Trung Hải: ăn nhiều rau trái, chất đạm nạc (lean protein) và có chất omega
- Tránh không ăn nhiều chất bột, chất đường, nước soda, nước tăng lực, không ăn nhiều thịt đỏ, cơm trắng, các loại bánh ngọt, khoai tây chiên, các thứ đồ ăn fast foods.
- Giảm nhũng thực phẩm đã chế biến (processed foods) như lạp xưởng, hotdog, các đồ hộp.
- Nên ăn cơm gạo đỏ hay nâu, ăn các loại hạt (nuts), dầu olive, cá (nhưng tránh ăn những loại cá có nhiều thủy ngân như cá tuna)
- Tập thể dục đều đặn nhất là aerobics (thể dục nhịp điệu)
- Tránh bị suy thoái tâm thần
- Tìm cách học hỏi những thứ cần suy nghĩ, cần trí nhớ như học sinh ngữ, học chơi đàn
- Ngủ đủ giấc mỗi đêm
- Tham dự những sinh hoạt xã hội cộng đồng như học khiêu vũ, học hát, học đàn… tình nguyện làm việc giúp người nghèo trong cộng đồng.

Chile thông báo đang phát triển một bộ xét nghiệm nhanh có thể phát hiện bệnh Alzheimer chỉ qua một xét nghiệm máu đơn giản và hy vọng có thể đưa vào sản xuất trong năm tới.

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể sớm phát hiện mắc bệnh Alzheimer

Ông Ricardo Maccioni, trưởng nhóm nghiên cứu chung của Đại học Chile và Trung tâm Y sinh quốc tế (ICC), cho biết công trình này dựa trên kết quả nghiên cứu gần 10 năm qua về protein TAU. Các nhà nghiên cứu khẳng định mô hình mới này là 'duy nhất trên thế giới', cho phép có được thông tin chính xác không chỉ giúp ích trong chẩn đoán mà còn cả trong ngăn ngừa sớm, thậm chí tới 10 năm, trước khi phát bệnh.
Theo ông Maccioni, bệnh Alzheimer cũng như nhiều bệnh lý suy giảm thần kinh khác bắt nguồn từ những rối loạn sinh hóa trong não bộ khi protein TAU bắt đầu sản sinh ra những polymer không mang tính sinh lý, do vậy việc ngăn ngừa và điều trị những bệnh lý này cần hướng tới khả năng kiểm soát tiến trình nói trên.

Cụ thể, xét nghiệm kiểu mới được thực hiện theo công nghệ mang tên Alz Tau, bao gồm một thiết bị để chuẩn bị protein tiểu cầu và một thiết bị để phân tích giá trị và mức độ của protein TAU. Xét nghiệm này dựa trên việc tính toán, thông qua một chỉ số sinh học, các dạng protein TAU khối lượng cao và các dạng khối lượng thấp, với cơ sở nghiên cứu là 90% các bệnh nhân Alzheimer có liên quan tới protein TAU khối lượng cao.

Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng chỉ số sinh học này trong máu của bệnh nhân cũng tương tự như trong não, và quá trình biến thiên protein TAU khối lượng cao này trong nhiều trường hợp không có triệu chứng và đây được coi là giai đoạn tiền lâm sàng của bệnh Alzheimer.

Việc phát hiện bệnh Alzheimer sớm có thể giúp đẩy lùi thời điểm phát bệnh và thậm chí chặn được nguy cơ phát bệnh từ góc độ nhất định. Theo thống kê mới nhất, số người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer chiếm tới 1,06% dân số Chile, và tỉ lệ này có thể lên tới 3,1% vào năm 2025. Nhóm nghiên cứu đang làm việc với các quan chức y tế của quốc gia Nam Mỹ này để có thể triển khai rộng rãi biện pháp xét nghiệm mới trên toàn quốc.

Thái Anh/ QNA



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Apr/2023 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2023 lúc 7:56pm

Ruột chữa bệnh và gây bệnh như thế nào

 BM

Khoa học mới về vi sinh vật: Diệt khuẩn bằng kháng sinh có thể là thiển cận


Virus, nấm và vi khuẩn sống trong và trên cơ thể rất cần thiết cho các chức năng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Ví dụ, vi khuẩn trong miệng giúp tạo ra oxit nitric góp phần ngăn ngừa bệnh tim bằng cách đảm bảo máu lưu thông trơn tru. Cộng đồng vi sinh vật hay hệ vi sinh vật của chúng ta hầu như chưa được hiểu rõ nhưng những gì chúng ta biết cho thấy đây là chìa khóa giúp ngăn ngừa và chữa trị nhiều bệnh. Không nơi nào trong hệ vi sinh vật của sự sống vi mô này quan trọng hơn trong ruột của chúng ta.


Sức khỏe đường ruột quan trọng hơn nhiều so với hệ tiêu hóa cơ bản. Các lợi khuẩn sống trong ruột giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn trong ruột già và biến chất dinh dưỡng thành các chất chuyển hóa có ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.


Các chất chuyển hóa thường là các phân tử nhỏ được tạo ra thông qua quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất có thể do tế bào hoặc vi khuẩn trong cơ thể thực hiện. Cùng với các nghiên cứu khác thì một đánh giá nghiên cứu được công bố trên tạp chí


BM


Tiêu hóa học và viêm gan (Nature Reviews: Gastroenterology & Hepatology) cho rằng: “Các chất do vi sinh vật chuyển hóa ảnh hưởng đến sự miễn dịch chính xác, cân bằng nội môi miễn dịch, chuyển hóa năng lượng và duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc.” Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature thì cho rằng: “Một số vi khuẩn tạo ra chất dẫn truyền thần kinh có hoạt tính sinh học.” Vi khuẩn trong ruột đóng góp acid amin, chất béo và đường cho các quá trình như tiêu hóa và tuần hoàn. Các chất chuyển hóa cũng tham gia vào việc tổng hợp hormone.


Hệ vi sinh vật đường ruột là một môi trường năng động với hàng nghìn tỷ vi khuẩn liên tục tương tác với chúng ta và với nhau. Vi khuẩn có tuổi thọ ngắn nhưng chúng thích nghi nhanh chóng và có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng để cải thiện đáng kể sức khỏe của chúng ta—hoặc gây hại cho sức khỏe theo cách mà các nhà nghiên cứu không thể hiểu được.


Một loại thuốc mới


Hệ vi sinh vật của con người là vấn đề nan giải của y học hiện đại mà nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu mong đợi tìm ra lời giải thích và có lẽ là phương pháp điều trị cho số lượng bệnh tự miễn đang gia tăng. Khi cơ thể con người ngày càng suy yếu thì nhu cầu về các phương pháp điều trị, phương pháp chữa trị và câu trả lời mới ngày càng trở nên cấp thiết hơn.


Thành phần và sự thay đổi giữa các hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến các bệnh từ đường tiêu hóa, viêm nhiễm và gây ra các bệnh về thần kinh, tim mạch và hô hấp.


Vi khuẩn trong cơ thể chúng ta cũng có tác động đáng kể đến các vi khuẩn gây bệnh khác. Ví dụ, mỗi hệ vi sinh vật có phản ứng khác nhau khi bị mầm bệnh virus tấn công. Điều này có thể giúp giải thích tại sao các gia đình có thể có người mắc các bệnh như COVID-19 và cúm trong khi những người khác thì không.


Đối với các bác sĩ và nhà nghiên cứu, đây là một câu đố phức tạp đầy thú vị.


Tiến sĩ Neil Stollman là chủ tịch khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Alta Bates Summit cho biết tại Hội nghị Hệ vi sinh vật Malibu gần đây rằng: “Tất nhiên, chúng ta quan tâm đến quần thể vi sinh vật bởi vì hy vọng rằng con người có thể tăng cường sức khỏe bằng cách thay đổi hoặc can thiệp vào quần thể vi sinh vật và đó là vấn đề trọng tâm cần giải đáp.”


Nói chung, các phương pháp điều trị cá thể hoá dựa trên hệ vi sinh vật phức tạp riêng lẻ của từng người vẫn còn phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ nữa. Nhưng bức tranh về vai trò của hệ vi sinh vật đối với bệnh tật trở nên ít mờ mịt hơn nhiều so với một thập kỷ trước.


Vi khuẩn và bệnh tật


BM


Một bài đánh giá về vi sinh vật vào năm 2019 đã xem xét một số nghiên cứu về cách mà hệ sinh thái của quần xã vi sinh vật ở người thay đổi khi chúng ta lớn lên. Nghiên cứu này đã tìm cách ghi lại cách thức hệ vi sinh vật thay đổi để đáp ứng với thói quen, chế độ ăn uống, tập thể dục và bệnh tật. Kết luận đơn giản là sự cân bằng lành mạnh của các vi sinh vật cho phép cơ thể thực hiện các chức năng trao đổi chất và miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật phát triển.


Nếu mất đi sự cân bằng lành mạnh thì có thể giống như một hệ sinh thái đã mất đi quá nhiều loài thực vật hoặc động vật quan trọng và đối mặt với sự sụp đổ, hoặc không thể đối phó với một loài xâm lấn gây ra sự tàn phá về sau. Khi điều này xảy ra với hệ vi sinh vật thì được gọi là “rối loạn hệ vi sinh vật”.


Rối loạn hệ vi sinh vật có liên quan đến nhiều bệnh từ đường tiêu hóa đến rối loạn chuyển hóa và rối loạn thần kinh. Theo một bài báo năm 2021 đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến bệnh tim mạch, hen suyễn, dị ứng, bệnh chàm và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.


Việc bệnh tật gây ra sự mất cân bằng hay sự mất cân bằng gây ra bệnh tật cần phải kiểm tra kỹ hơn. Số lượng các rối loạn có thể xảy ra cũng là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển.


Vi khuẩn và virus


BM


“Vi khuẩn cộng sinh hiệu chỉnh ngưỡng kích hoạt của khả năng miễn dịch chống virus bẩm sinh,” là tiêu đề của một nghiên cứu (pdf) được công bố trên tạp chí Miễn dịch (Immunity) vào năm 2012. Nói cách khác, những vi khuẩn này giúp hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự nhân lên của virus, bệnh nặng và cái chết. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc mất vi khuẩn cộng sinh có liên quan đến việc bệnh trở nặng và gây tử vong ở bệnh cúm và việc điều trị bằng men vi sinh có hiệu quả đối với bệnh viêm dạ dày ruột do virus và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus.


Thậm chí gần đây hơn, mối quan hệ giữa vi khuẩn và COVID-19 đã cho thấy khả năng vi khuẩn tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ chống lại việc nhiễm virus.


Tiến sĩ Sabine Hazan là một nhà nghiên cứu và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã giải thích tại Hội nghị Hệ vi sinh vật Malibu gần đây rằng những phát hiện nghiên cứu của bà cho thấy lợi khuẩn Bifidobacteria ở mức cao dường như tạo ra một yếu tố bảo vệ chống lại COVID-19.


Nghiên cứu “Các vi khuẩn bị mất của COVID-19” do tiến sĩ Hazan đứng đầu đã xem xét các phản ứng khác nhau đối với COVID-19 trong các gia đình có tiếp xúc gần và kết luận rằng mức độ lợi khuẩn Bifidobacterium thấp hơn có liên quan đến việc nhiễm virus COVID-19. Một điều chưa biết là liệu mức lợi khuẩn Bifidobacterium thấp hơn là do nhiễm COVID-19 hay do các đối tượng có mức lợi khuẩn Bifidobacterium thấp trước đó khiến họ dễ bị nhiễm COVID-19 hơn.


Vì virus được biết là có thể xâm nhập vào một quần thể vi sinh vật đã bị thay đổi nên tiến sĩ Hazan cho rằng sự phổ biến của tình trạng mất cân bằng quần thể vi sinh vật ở Mỹ có thể giải thích tại sao COVID-19 lại tấn công mạnh mẽ ở đây như vậy.


Tiến sĩ Hazan phát biểu: “Có thể do lợi khuẩn bị mất nên khiến chúng ta dễ bị nhiễm COVID. Chúng ta đã mất đi lợi khuẩn bifidobacteria và chúng ta cần bổ sung các lợi khuẩn này. Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc này. Đây chính là pháp y của y học.”


Một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Tế bào (Cell) cho thấy các nghiên cứu trong tương lai có thể xác định loại vi khuẩn cộng sinh nào có thể được sử dụng trong việc điều trị tăng cường khả năng kháng virus tự nhiên. Các nhà nghiên cứu hình dung một tương lai mà người ta sử dụng hệ vi sinh vật không chỉ như một công cụ chẩn đoán mà còn can thiệp để đạt được các tác dụng chữa bệnh mong muốn.


Vi khuẩn và sức khỏe


BM


Tất nhiên, khi các nhà nghiên cứu hướng tới một tương lai thú vị với đầy những khả năng thì họ cũng nhận ra tầm quan trọng của việc tìm ra cách thức vi sinh vật trở nên rối loạn sinh học. Nhiều nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu chúng ta có thể áp dụng những bài học nào để ngăn ngừa bệnh tật ngay từ đầu.


Ngày nay chúng ta biết rằng quá trình hình thành hệ vi sinh vật bắt đầu từ khi sinh, khi trẻ sơ sinh nhận được vi khuẩn từ mẹ giúp trẻ ngăn chặn việc vi khuẩn có hại lợi dụng cơ hội xâm nhập vào hệ vi sinh vật của trẻ. Và khi lớn lên, chúng ta thu nhận vi khuẩn theo hai cách: theo chiều dọc (từ cha mẹ) hoặc theo chiều ngang (từ môi trường, bao gồm cả thực phẩm).


Sự hình thành theo chiều dọc của hệ vi sinh vật của chúng ta có thể bắt đầu từ trong bụng mẹ, mặc dù nghiên cứu này mới chỉ là sơ bộ. Nói cách khác, chúng ta nhận được một số vi khuẩn từ mẹ trước khi được sinh ra. Một số nghiên cứu cho thấy con người cũng thu thập các vi khuẩn khác khi đi qua ống âm đạo lúc được sinh nở, mặc dù những phát hiện gần đây đã bác bỏ điều này. Sự gần gũi của chúng ta với cha mẹ, cũng như việc bú sữa mẹ, cũng tạo ra vi khuẩn.


Nghiên cứu cho thấy việc trẻ sinh mổ hoặc tiếp xúc với kháng sinh sớm có nhiều khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm và béo phì có khả năng liên quan đến chứng loạn khuẩn. “Cấy vi sinh âm đạo” là một phương pháp nhằm ngay lập tức phục hồi hệ vi sinh vật của trẻ thành một hệ sinh thái bình thường hơn (dùng cho trẻ sinh mổ), mặc dù quy trình này vẫn còn đang trong vòng nghi vấn.


BM


Trong quy trình đơn giản này, bác sĩ sẽ đưa một miếng gạc vô trùng vào âm đạo của người mẹ trước khi sinh mổ và sau đó lau lên toàn bộ khuôn mặt và cơ thể của trẻ sơ sinh nhằm cố gắng tái tạo sự tiếp xúc với vi khuẩn giống như ca sinh thường.


Đã có một số tranh cãi liên quan đến quy trình này vì người mẹ có thể có vi khuẩn gây bệnh hoặc thậm chí là virus như COVID-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ coi dịch tiết âm đạo là “vật phẩm sinh học”, theo các quy định mới về thuốc.


Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem đây có phải là một chiến lược y tế công cộng hiệu quả để cải thiện kết quả sức khỏe hay không. Điều này có khả năng mở ra cơ hội cho “liệu pháp sinh học sống”, là một sản phẩm hiến tặng tiêu chuẩn dành cho trẻ có mẹ bị nhiễm trùng hoặc bệnh tật.


Lợi khuẩn Bifidobacterium là một trong những vi khuẩn đầu tiên xâm nhập đường tiêu hóa và được cho là có nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe. Sự đa dạng của vi khuẩn tăng lên nhanh chóng trong năm đầu đời của trẻ, chậm lại khi trẻ 3 tuổi và trở nên giống với người lớn hơn khi trẻ 5 tuổi.


BM


Tuy nhiên, hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ ít đa dạng hơn và khác biệt đáng kể so với hệ vi sinh vật đường ruột của người lớn khỏe mạnh. Khi lớn lên, chúng ta bắt đầu thu nhận vi khuẩn theo chiều ngang từ các nguồn môi trường như thực phẩm, người khác và động vật.


Hệ vi sinh vật của chúng ta tiếp xúc với vi khuẩn và các vi sinh vật khác giúp hình thành và củng cố nó khoẻ mạnh nhưng đồng thời cũng tiếp xúc với môi trường có thể giết chết một số hệ vi sinh vật và khiến những loài khác sinh sôi nảy nở.


Bởi vì chúng ta hiểu rất ít về hệ vi sinh vật nên thật khó để biết chính xác sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trông như thế nào. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu xem liệu có một hệ vi sinh vật tiêu chuẩn vàng hay thậm chí là một hệ vi sinh vật bình thường hay không.


Bài tiếp theo: Các nhà khoa học hiện đang vật lộn với nhiệm vụ dường như bất khả thi là tạo ra một tiêu chuẩn cho hệ vi sinh vật lý tưởng. Scott Jackson từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia giải thích sự thiên vị của con người có thể làm việc nghiên cứu trở nên phức tạp như thế nào.


Nhiều tiến bộ y tế quan trọng nhất của những thập kỷ trước dựa trên việc ngăn chặn bệnh truyền nhiễm đe dọa con người. Thật không may, nhiều nghiên cứu gần đây đã tiết lộ cuộc chiến chống vi khuẩn cũng đang giết chết những lợi khuẩn cần thiết cho sức khỏe con người.




Amy Denney  _  Công Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2023 lúc 7:25am

Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức 


Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói:

 - Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.

Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:

- Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.

Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:

- Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?

Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:

- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!

Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:

- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

- Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

- Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.


Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...

Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.

Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.


Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất.


Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại). 

 A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:

1- Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2- Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3- Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4- Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

 

 B- CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:

1- Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2- Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3- Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

 

C- CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:

 1- Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2- Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3- Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

 


 D- CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:

1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ. 

 Lưu ý:

-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

 

- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

 

Chu Tất Tiến

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2023 lúc 6:01pm

Bệnh nhân huyết áp cao nên uống cà phê hay trà?

 BM

Một nghiên cứu mới cho thấy cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp còn trà thì không, tuy nhiên, nếu biết cách uống thì cả hai đều có lợi cho người tăng huyết áp


Cà phê và trà là thức uống hàng ngày có tác dụng tiếp thêm sinh lực và đều chứa caffein. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp còn trà thì không.


Tiến sĩ Ou Han Wen, bác sĩ y học tổng hợp và dinh dưỡng tại Đại học Maryland phát biểu tại chương trình sức khỏe “Sức khỏe 1+1”, cho dù là trà hay cà phê thì điều quan trọng nhất là phải biết uống đúng cách.


Nhiều người nghĩ huyết áp cao là do lão hóa khiến thành mạch máu kém linh hoạt và hẹp lại do đó cần nhiều áp lực để đưa máu ra ngoài. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Ou thì 90% căn bệnh huyết áp cao là không rõ nguyên nhân.


Y học chức năng đã phát hiện ra rằng việc tăng huyết áp được kích hoạt do sự viêm nhiễm của lớp nội mô trong mạch máu, nơi tiêu thụ nitric oxide cơ thể. Nitric oxide là yếu tố chính có thể giúp làm giãn mạch máu và ngăn ngừa những cục máu đông đông lại. Nhiều yếu tố có thể gây viêm mạch máu, bao gồm cả kháng insulin, tăng lượng đường trong máu, viêm cơ thể kinh niên do ăn uống không phù hợp và béo phì.


Cà phê có thể làm tăng huyết áp?


BM


Nghiên cứu cho thấy rằng nếu uống cà phê ở mức vừa phải có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao ở những người chưa mắc bệnh này. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều cà phê đã được chứng minh là sẽ làm tăng huyết áp và gây ra các tác dụng phụ như lo lắng, tim đập nhanh và khó ngủ.


Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2022 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy cà phê có thể tăng nguy cơ làm tăng huyết áp đã khiến nhiều người thích uống cà phê lo lắng. Tiến sĩ Ou cho biết trọng tâm của nghiên cứu nên tập trung vào lượng caffein đang được tiêu thụ hàng ngày, đây là chìa khóa dẫn đến huyết áp cao.


BM


Thông thường, một tách cà phê 240cc chứa từ 80 đến 100mg caffeine, trong khi cùng một thể tích trà xanh như thế chỉ chứa từ 30 đến 50mg caffeine. Caffeine có thể kích thích các dây thần kinh giao cảm khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại và huyết áp tăng lên một cách tự nhiên.

 

Tiến sĩ Ou khuyến cáo bệnh nhân huyết áp cao nặng (huyết áp tâm thu từ 160mg Hg trở lên, huyết áp tâm trương từ 100mmHg trở lên) không nên uống quá hai cốc cà phê 240cc mỗi ngày. Ông cũng tin rằng lượng caffeine cho người lớn không được vượt quá 300mg mỗi ngày. Phụ nữ mang thai không được vượt quá 200mg.

Ai nên tránh uống cà phê?


BM


Những người sau đây nên tránh uống cà phê:

 

·       Mất ngủ

·       Suy thượng thận

·       Đau dạ dày, trào ngược acid

·       Loãng xương

·       Biến thể gen chuyển hóa cafein

 

Cà phê kích thích thần kinh giao cảm và làm mất ngủ. Nếu bạn có thói quen uống thuốc ngủ thì cà phê sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thuốc và tăng gánh nặng cho cơ thể.


Cà phê cũng kích thích adrenaline. Khi cơ thể quá mệt mỏi, thì cà phê có thể sẽ gây căng thẳng về thể chất.


Tiến sĩ Ou cho biết cà phê và trà rất giàu chất phytochemical tự nhiên, nếu được hấp thụ với số lượng thích hợp thì sẽ rất có ích cho sức khỏe, ngoại trừ một số bệnh đặc biệt.


Lợi ích của việc uống cà phê với lượng vừa phải:


BM


·       Tốt cho bệnh nhân tắc ruột sau mổ

·       Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân

·       Giảm nguy cơ tăng huyết áp

·       Giảm nguy cơ ung thư gan

·       Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ (Alzheimer’s disease)

·       Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu

·       Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2

·       Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch

·       Giảm tỷ lệ đột quỵ

·       Cải thiện hiệu suất tập thể dục


BM


Đối với những người nghiện cà phê, Tiến sĩ Ou đề nghị bổ sung những đồ uống sau để giảm thiểu tác động của caffeine đối với huyết áp:


·       Quế: Quế chứa polyphenol có thể hạ huyết áp. Chiết xuất và tinh chế quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

·       Trà xanh: Trà xanh có chứa catechin có thể làm giãn mạch máu và giảm huyết áp.

·       Sữa đậu nành đen: Đậu đen có chất anthocyanin chống oxy hóa góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.


Trà tốt cho bệnh nhân huyết áp cao


BM


Nghiên cứu đề cập ở trên cũng cho thấy: vì trà có chứa caffein và trong trà có chứa polyphenol và catechin chống viêm gồm chất chống oxy hóa, chất đốt cháy chất béo và chất làm giảm huyết áp nên trà rất hữu ích cho những người bị huyết áp cao.


Làm thế nào để có thể chọn được loại trà lý tưởng cho bệnh nhân huyết áp cao?


Tiến sĩ Ou giới thiệu những đồ uống sau đây theo thứ tự tăng dần về hàm lượng caffein:

 

·       Trà quốc gia Nam Phi đã khử caffeine

·       Trà xanh không cafein

·       Trà ô long

·       Trà đen


Tiến sĩ Ou chỉ ra rằng mặc dù trà tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống trà thay nước vì:


·       Caffeine: có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

·       Tác dụng lợi tiểu: Nếu bạn đang bị mất nước mà lại uống trà thì tác dụng lợi tiểu của trà sẽ làm cho cơ thể bạn mất nước nhiều hơn dẫn đến tình trạng viêm kinh niên khác.

·       Đi tiểu đêm cản trở giấc ngủ: Tính chất lợi tiểu của lá trà khiến mọi người đi tiểu đêm nhiều hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.


Ai nên tránh uống trà?


BM


Những người có các vấn đề sau nên tránh uống trà:


·       Rối loạn giấc ngủ: Chất caffeine sẽ kích thích thần kinh giao cảm khiến bạn khó ngủ.

·       Chứng tiểu đêm: Trà không tốt cho những người hay đi tiểu đêm. Đi tiểu đêm sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém và tăng nguy cơ bị huyết áp cao.

·       Chức năng thận kém: Trà và những đồ uống lợi tiểu sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Những người có vấn đề về chức năng thận nên uống nước lọc.

·       Thiếu máu do thiếu sắt: Chất theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt ở ruột. Uống trà sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu của bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.

·       Chức năng đường tiêu hóa kém: Chất cafein trong trà giúp mở ống dẫn giữa dạ dày và thực quản do vậy thức ăn trong dạ dày dễ dàng trào ngược ra ngoài bằng ống dẫn mở này.

·       Người đang dùng thuốc: Chất theophylline trong trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc với nước lọc.


Tiến sĩ Ou nói rằng nhiệt độ tốt nhất để pha trà là từ 95 đến 97 độ F (35 đến 36.11 độ C), với nhiệt độ này catechin có thể tiết ra nhiều nhất. Và cố gắng không thêm đường, vì đường sẽ ảnh hưởng đến thành phần của lá trà. Nếu không thích vị đắng của trà, bạn có thể sử dụng mật ong, cam quýt và các chất làm ngọt tự nhiên khác.




 Amber Yang & JoJo Novaes  _  Khánh Nam

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.883 seconds.