Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2020 lúc 8:45am

Chất Đạm 


Trong thời gian vừa qua, thịt đỏ (red meat) lại được y giới cũng như truyền thông báo chí và người tiêu thụ bàn tán, nhắc nhở. Đó là sau khi có một nghiên cứu về rủi ro của ăn nhiều thịt đỏ do Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thực hiện “Ăn nhiều thịt đỏ tăng rủi ro mắc bệnh Viêm Khớp Thấp gấp hai lần.”
Các cơ quan truyền thông trong ngoài y giới đều vội vàng phổ biến tin này tới công chúng. Và chuyện ăn thịt đỏ (Red Meat) được nhiều người nhắc nhở bàn tán.
Trong khi đó thì từ nhiều thập niên, một vài chế độ dinh dưỡng lại khuyên nên ăn nhiều thịt, ít carbohydrat, để tránh béo phì...

Xin cùng tìm hiểu xem “chất đạm dinh dưỡng” với thịt đỏ này là gì và có vai trò như thế nào trong cơ thể con người.

Tiếng Anh của Chất Đạm là Protein. Tên này được nhà hóa học người Đức Geradus J.Mulder dùng đầu tiên vào năm 1838 để gọi một nhóm chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng rất cao trong thực vật và động vật. Chữ Protein xuất phát từ chữ Proteios trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “quan trọng hàng đầu.”

Thật vậy, đạm (protein) là chất căn bản của sự sống trong mọi tế bào, là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể như xương, dây chằng, tóc, móng chân tay và các tế bào mềm ở các cơ quan, bắp thịt. Đạm cũng lưu hành trong máu dưới hình thức những kháng thể, nội tiết tố (hormone), hồng huyết cầu và các loại phân-hóa-tố (enzyme).

Trung bình, tỷ lệ chất đạm trong cơ thể con người là từ 10% tới 20% trọng lượng, tùy theo mập hay ốm, già hay trẻ, nam hay nữ.

Khác với thực vật, động vật không tạo ra được đạm chất, nên con người phải tùy thuộc vào thực vật và các động vật khác để có chất dinh dưỡng này.

Không có chất đạm hấp thụ từ thực phẩm thì thân thể con người không thể tăng trưởng và mọi cơ quan nội tạng không thể hoạt động. Đồng thời đạm cũng cần cho sự sinh sản, nuôi dưỡng con cái và để tu bổ những tế bào bị hư hao vì nếu không có tu bổ thì cơ thể ta sẽ tan rã ra thành từng mảnh.

Nói đến chất đạm là ta thường nghĩ ngay đến một đĩa thịt thơm ngon và cứ tưởng là chỉ có thịt động vật mới có đạm, do đó phải ăn nhiều thịt mới có đủ đạm.

Thực ra không phải vậy. Đạm có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau, trái, hạt... Loại đạm này vừa dễ tiêu lại vừa ít năng lượng, ít chất béo bão hòa hơn đạm từ thịt động vật.

Protein không phải là một chất đơn thuần mà là tổng hợp của nhiều chất hữu cơ, căn bản trong đó là một chuỗi amin acid với 22 loại khác nhau.

Mỗi loại đạm có một số amin acid đặc biệt và chúng nối kết với nhau theo thứ tự riêng. Những acid amin này luôn luôn phân biến hoặc được tái sử dụng trong cơ thể, cho nên con người cần thay thế những thành phần đã được tiêu dùng. Quá trình này bắt đầu từ khi thai nhi mới được thành hình và kéo dài suốt đời sống của con người.

Chất đạm cũng là nguồn duy nhất cung cấp nitrogen, một chất cần thiết cho mọi sinh vật trên trái đất.

Cơ thể con người chỉ tổng hợp được 13 loại amino acids, còn 9 loại kia thì phải được cung cấp trực tiếp từ thực phẩm gốc thực vật hay từ thịt những động vật nào đã ăn những rau trái này. Chín loại acid amin này được xem là tối cần thiết (essential acid amin) bao gồm: histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalamine, threonine, tryptophan và valine.

Và để cơ thể tạo ra protein, ta phải cung cấp tất cả 22 loại acid amin.

Khi ta ăn thực phẩm có chất đạm thì hệ tiêu hóa sẽ biến chất đạm thành acid amin và các tế bào sẽ hấp thụ những acid amin mà chúng ta cần. Bởi thế ta phải ăn nhiều thực phẩm khác nhau để cho có đủ các loại acid amin cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra, khi thiếu một acid amin thiết yếu nào đó, cơ thể có thể lấy từ tế bào thịt trong người. Nhưng nếu sự việc này kéo dài sẽ đưa đến hao mòn cơ thịt.

Cơ thể có khả năng tích trữ một số chất dinh dưỡng khác để dùng dần, thì protein lại không tích trữ được. Nên ta cần tiêu thụ protein mỗi ngày. May mắn là chuyện này cũng dễ thực hiện. Vì trong thực tế, chúng ta thường ăn nhiều thịt hơn là nhu cầu. Lý do là ta quá dư thừa thịt, thuộc nhiều loại khác nhau từ động vật tới thực vật và khẩu vị chúng ta cũng lại rất thích đạm chất.

1 - Phân loại chất đạm.

Các nhà nghiên cứu chia chất đạm ra làm hai loại: loại chất-đạm-đủ và loại chất-đạm-thiếu.

Chất đạm nào có cả 9 thứ acid amin cần thiết kể trên gọi là chất đạm đủ; loại nào không có một vài trong 9 thứ acid amin đó thì gọi là chất đạm thiếu.

Hầu hết mọi thực phẩm gốc động vật như thịt, sữa... đều có chất đạm đủ. Trứng tuy chứa nhiều cholesterol nhưng cũng cung cấp các acid amin theo đúng phân lượng mà cơ thể cần.

Còn chất đạm trong thực phẩm gốc thực vật, như trái cây, ngũ cốc, rau cải, được coi như chất đạm thiếu vì nó thiếu một hoặc hai amino acid thiết yếu kể trên. Riêng đạm trong đậu nành được coi như đủ vì nó có hầu hết amino acid cần thiết.

Tuy nhiên nếu bữa ăn có nhiều loại trái cây, ngũ cốc và rau cải thì các chất đạm tổng hợp trong các thức ăn đó sẽ bổ sung cho nhau để cung cấp các acid amin cần thiết. Ví dụ, bánh mì có lượng methionine cao nhưng lại ít lysine trong khi đó rau đậu (legume) lại có lượng lysine cao và lượng methionine thấp. Nếu trong cùng bữa ăn có cả bánh mì và rau đậu thì ta sẽ có đầy đủ lượng methionine và lysine.

2 - Nguồn gốc chất đạm

Chất đạm cần thiết cho cơ thể được cung cấp từ thực phẩm có nguồn gốc động vật hay thực vật.

Thịt động vật, sữa và cá là nguồn chất đạm dồi dào nhất, chiếm từ 15 đến 40 phần trăm trọng lượng thức ăn. Có lẽ vì thế mà loài người nguyên thủy đã chọn săn thú và câu cá làm thực phẩm.

Nguồn chất đạm từ ngũ cốc và các thứ đậu chỉ chiếm từ 3% đến 10% trọng lượng thức ăn; khoai, trái cây và cải lá có màu xanh lục chỉ chứa lượng chất đạm khoảng 3% hay ít hơn.

Gần đây các nhà dinh dưỡng khám phá ra là đậu nành và một số loại hạt cứng (quả hột nuts) cũng có dung lượng chất đạm không thua gì thịt.

Đạm từ một loại thực vật không có đủ 9 acid amin cần thiết, nhưng khi ăn chung nhiều loại thì chúng bổ sung cho nhau. Thí dụ như ăn gạo pha với đậu, đậu với bắp. Gạo thiếu lysine mà đậu lại nhiều lysine, nên khi gạo và đậu ăn chung thì cơ thể có đủ hai thứ acid amin này.

Điểm cần lưu ý là sự bổ sung cho nhau này sẽ có kết quả tốt hơn khi ăn chung cùng một lúc hoặc chỉ cách nhau vài giờ.

Vài điều về chất đạm chế biến

Trên thị trường có bán nhiều loại acid amin pha lẫn với sinh tố, khoáng chất dưới hình thức viên, bột hoặc dung dịch lỏng. Đa số được chế biến từ chất đạm động vật hoặc thực vật.

Cách đây nhiều năm, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm một loại acid amin biến chế bán trên thị trường vì có gần hai mươi người thiệt mạng sau khi dùng.

Những acid amin chế biến này thường được quảng cáo là làm bắp thịt nở nang, có nhiều năng lượng rất tốt cho người vận động nhiều và cho ai muốn giảm cân. Nhưng theo các nhà dinh dưỡng, chúng không có giá trị đúng như quảng cáo mà còn có thể gây nhiều nguy hiểm như sáo trộn trong việc hấp thụ chất đạm thiên nhiên, làm tăng bài tiết calci đưa tới loãng xương và tiêu chẩy.

Nhưng “thịt thay thế” làm từ đạm thực vật thì được coi như tốt vì ít gây rủi ro cho tim và mạch máu. “Thịt” này có hương vị tương tự thịt động vật, lại dễ tiêu, nhiều sinh tố, khoáng chất. Đa số các “giả thịt” được làm từ đậu nành vì đậu này có nhiều chất dinh dưỡng hơn các thực vật khác.

3 - Vai trò của chất đạm

Mỗi acid amin của chất đạm có nhiệm vụ riêng biệt trong cơ thể cho nên một chất này không thay thế cho chất kia được. Do đó phần ăn cần đa dạng, có sự cân đối hợp lý các loại thực phẩm khác nhau.
Nhìn chung, các amino acid từ chất đạm có những nhiệm vụ như sau:

a - Cấu tạo mô tế bào mới;

b - Tu bổ các mô bị hư hao;

c - Là thành phần cấu tạo của huyết cầu tố, kích thích tố, phân hóa tố;

d - Giúp người mẹ tạo sữa để nuôi con;

đ - Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể;

e - Điều hòa sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, dung hòa nồng độ acid-kiềm;

g - Hỗ trợ việc trao đổi chất dinh dưỡng giữa tế bào và huyết quản;

h - Là thành phần cấu tạo nhiễm thể và gene di truyền;

i - Một số acid amin dẫn truyền các tín hiệu thần kinh giữa các dây thần kinh và tới các bộ phận;

k - Hỗ trợ để một số sinh tố hoàn thành được vai trò của mình.

4 - Nhu cầu chất đạm hàng ngày

Trong cơ thể con người, gan tạo ra được 80% acid amin cần thiết từ chất đạm ta ăn vào còn 20% kia phải do thực phẩm cung cấp.

Nhu cầu chất đạm thay đổi tùy theo tuổi tác, giai đoạn tăng trưởng, và tình trạng tốt xấu của cơ thể.

Vì chất đạm có những vai trò rất quan trọng trong cơ thể, nên có người tưởng là phải ăn nhiều chất đạm mới duy trì được cuộc sống tốt. Thực ra chỉ cần từ 10-12% năng lượng do đạm chất cung cấp là đủ. Số chất đạm này có thể được cung cấp bởi một thực đơn cân bằng và đa dạng. Ngay cả với những người ăn chay, nếu biết ăn đủ lượng ngũ cốc và rau trái cân đối, hợp lý thì cũng có thể cung cấp đủ lượng chất đạm cho cơ thể,

Dù có ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm hay uống thêm các loại acid amin chế biến thì cơ thể cũng không tăng thêm sự hấp thụ chất đạm. Lượng acid amin thừa sẽ được đưa vào gan, nơi đây nitrogen tách riêng và được thận thải ra ngoài. Chất đạm còn lại được tích trữ dưới hình thức mỡ hay được chuyển ra glucose để cung cấp năng lượng.

Có nhiều đề nghị về số lượng protein nên dùng mỗi ngày.

Bên Hoa Kỳ, các khoa học gia đề nghị 45 g protein mỗi ngày. Một ly cỡ trung bình sữa ít chất béo có 9 gram protein; một miếng thịt gà không mỡ bằng nửa bàn tay có 37 gram protein.

- Nhà dinh dưỡng Jane Brody đưa ra công thức là người trên 18 tuổi cần 0,70g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Với người quá mập thì tính theo trọng lượng trung bình của người cùng tuổi. Theo cách tính này thì một người nặng 70 kg cần khoảng 49g protein mỗi ngày.

- Một nhà dinh dưỡng khác cho rằng một người trưởng thành ít vận động mỗi ngày cần khoảng 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, nhưng nếu vận động nhiều thì cần gấp đôi. Một người trưởng thành ít vận động nặng 70 kg sẽ cần khoảng 56g protein mỗi ngày.

- Một trung tâm dinh dưỡng ở Houston, Texas đề nghị là mỗi ngày không nên ăn quá 250g thịt nấu chín.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nấu chín vừa phải thì thịt còn mềm và dễ tiêu vì hơi nóng phá hủy sự liên kết của acid amin. Nhưng khi nấu quá lâu thì acid amin lại quấn quyện với nhau làm cho thịt khó tiêu hóa và cũng giảm bớt 25% số lượng.

Trẻ em đang độ tăng trưởng nên có nhu cầu chất đạm mỗi ngày cao hơn người già. Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người bị phỏng nặng.. cũng cần được cung cấp lượng đạm chất cao hơn.

Trung bình mỗi người cao niên cần 65 g chất đạm mỗi ngày. Chỉ cần dùng hai ly sữa ít chất béo, 200 g thịt nạc, thịt gà hay cá là có thể cung cấp đủ số lượng chất đạm này.

Một vận động viên có thể cần gấp ba lần số lượng đạm của người già.

Các nhà dinh dưỡng thường khuyên ta không nên ăn quá 120g thịt đỏ (red meat) như là thịt bò, heo, cừu mỗi ngày. Để có đủ protein, nên dùng thêm thịt gà, cá, sữa, rau, trái cây. Hoặc là ta có thể ăn thịt gà, cá bốn năm lần một tuần, một ngày ăn rau, trái cây và một ngày ăn thịt đỏ.

Một chế độ dinh dưỡng nặng về thịt và nhẹ về rau quả sẽ làm cho hai trái thận phải làm việc nhiều hơn trong việc đào thải các cặn bã của chất đạm qua đường tiểu tiện. Đó là chất ammonia và urea.Vì thế những người có bệnh về gan và thận đều nên hạn chế thịt.

Ngoài ra trong thịt động vật, đặc biệt loại thịt đỏ còn có nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, có nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, béo phì.

Vấn đề thịt đỏ

Trở lại với nghiên cứu về sự liên hệ giữa thịt đỏ và Viêm Khớp Thấp (Rheumatoid Arthritis) của Đại Học Manchester. Đây là một bệnh viêm kinh niên thường thấy ở khớp ngón tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Rủi ro đưa tới bệnh có thể do suy yếu hệ miễn dịch, do di truyền, do môi trường ô nhiễm hoặc ăn uống thiếu trái cây nhất là thiếu sinh tố C.

Kết quả nghiên cứu của Đại Học Manchester dựa vào sự quan sát 25,000 người nam nữ từ 45 tới 75 tuổi. Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh sự liên hệ giữa thịt đỏ và Viêm Khớp.

Theo tác giả nghiên cứu, sự liên hệ này là do sự tác dụng của chất collagen trong thịt lên hệ miễn dịch, hoặc vì thịt có nhiều chất sắt hoặc do nhiễm vi khuẩn trong thịt. Và cần nhiều nghiên cứu kế tiếp để xác định nhân quả của sự kiện./.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2020 lúc 9:46am

Cẩn Thận Với Món Gỏi Cá Sống


Cá tôm và đồ biển là nguồn thực phẩm rất quý báu của con người. Ngoài chất đạm ra, thủy sản còn cung cấp cho chúng ta các chất khoáng (calcium, phosphorus) và vitamins (vitamin A và D). Chất béo oméga-3 rất tốt cho sức khỏe, thấy hiện diện trong mỡ cá đặc biệt là trong các loại cá vùng nước lạnh, chẳng hạn như mackerel, salmon, herring, tuna…
Thông thường cá chỉ được ăn chín mà thôi, tuy vậy cũng có người thích dùng cá sống, thí dụ như hai món Sushi và Sashimi của Nhật Bản.

Người mình cũng có món gỏi cá sống rất phổ biến tại vùng duyên hải Trung phần. Riêng tại Canada, các dân tộc thiểu số Indien và dân Eskimo cũng có tập quán ăn cá sống. Một vài loại sò biển cũng đôi khi được người ta dùng sống.
Trước những sự kiện nầy, chúng ta tự hỏi liệu việc ăn cá sống có gì nguy hiểm cho sức khỏe hay không?   

Vi khuẩn và virus.
Thủy sản có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulnificus, Vibrio parahaemolyticus  hiện diện trong nước bẩn.
Virus norwalk (Norovirus) cũng là một vấn đề quan trọng ở sò hến tại Bắc Mỹ.
Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy là những biểu lộ thông thường sau khi dùng phải thực phẩm có chứa những mầm bệnh vừa kể. Ngoài ra sò hến cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan A (hepatitis A).
Triệu chứng viêm gan A thường thấy là: khó chịu trong người, mệt mỏi, sốt nóng, nôn mửa, vàng da và nước tiểu có thể sậm màu. Đôi khi các dấu hiệu này xảy ra rất chậm sau khi đã bị nhiễm 2-3 tuần lễ…
Bệnh lý cũng có thể thay đổi tùy theo người. Bệnh thường thấy nặng ở các cháu bé, ở những người lớn tuổi, ở các người nào có hệ miễn dịch đang bị suy yếu sẵn, và cũng như ở những ai đang được chữa trị bệnh cancer.

Ô nhiễm kỹ nghệ và độc tố thiên nhiên.
 Cá tôm sò ốc đều có thể bị nhiễm bởi nước phế thải từ các khu kỹ nghệ và nông nghiệp. Một số tảo vi sinh hay phiêu sinh thực vật (phytoplankton) hiện diện trong nước cũng là nguồn lây nhiễm cho thủy hải sản. Sau đây là những chất có thể ảnh hưởng vào thủy sản:

*THỦY NGÂN: dưới dạng methylmercury là một chất phế thải trong kỹ nghệ sản xuất bột giấy. Cá bé nhiễm thủy ngân, sau đó lại bị cá lớn ăn vào. Bởi lý do nầy, cá càng lớn (cá Tuna, cá mập shark, cá lưỡi kiếm sword fish) và những cá ở cuối dây chuyền thực phẩm càng nhiễm nhiều thủy ngân hơn cá nhỏ… Ăn phải những cá nầy về lâu về dài chúng ta cũng sẽ bị tác dụng của ngộ độc thủy ngân. Hệ thần kinh trung ương là nơi dễ bị thủy ngân tác hại nhất!

*PCBs (polychlorinated biphenyls) và DIOXIN: những chất phế thải kỹ nghệ cũng có thể nhiễm vào môi sinh và từ đó nhiễm vào các loại thủy sản. Cũng như phần lớn các hóa chất ô nhiễm khác chúng chỉ tác hại đến sức khỏe nếu chúng ta bị nhiễm trong một thời gian lâu dài mà thôi. PCBs và Dioxin thường tác hại đến sự tạo lập bào thai và cũng có thể gây ra cancer!

*CIGUATERA: đây là độc tố thiên nhiên do tảo vi sinh Dinoflagellate sinh ra. Các loại cá vùng biển Caraibe, chẳng hạn như cá barracuda, amberjack, red snapper và grouper đều có thể bị nhiễm loại độc tố này. Độc tố Ciguatera tích tụ trong đầu, gan, ruột và trong buồng trứng của cá. Ở người bị ngộ độc, triệu chứng thường gặp là rối loạn tiêu hóa, ngứa ngáy, khó thở, nhịp tim rối loạn, mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, cũng như có cảm giác tê tê ở đầu các ngón tay và đầu các ngón chân. Một điểm khá đặc biệt khác là bệnh nhân có thể bị nghịch đảo (inversion) cảm giác nóng và lạnh nghĩa là nóng thì cảm thấy lạnh và ngược lại!

*PHYCOTOXIN hay độc tố gây bại liệt ở sò (paralytic shellfish poisoning,PSP). Tương tợ như Ciguatera, PSP cũng xuất phát từ tảo vi sinh Dinoflagellate. Sò hến nhiễm PSP khi lọc nước tìm thức ăn.Tuy bị nhiễm nhưng chúng không hề hấn gì cả. Ở người, dấu hiệu bị ngộ độc xuất hiện ra 30 phút sau khi ăn: cảm giác tê ở môi, cổ, mặt, cùng cảm thấy như có kiến bò trong các ngón tay và ngón chân. Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn. Nói năng không còn mạch lạc, mạch đập nhanh, thở khó… Trường hợp nặng có thể chết vì bị liệt hô hấp!

*DOMOIC ACID, độc tố gây mất trí nhớ ở sò (Amnesic shellfish poisoning, ASP). Khác với 2 loại trên, ASP xuất phát từ tảo vi sinh Diatom. Sò hến bị nhiễm qua sự lọc nước. Triệu chứng chung sau khi bị ngộ độc là mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, mất khả năng định hướng và mất cả trí nhớ nữa. Năm 1987, tại tỉnh bang PEI, Canada, đã có 4 người chết vì ăn phải độc tố ASP, tất cả nạn nhân đều là những người trọng tuổi!

*Độc tố SCROMBOID hay Histamine poisoning thấy ở một vài loại cá. Cá Tuna, Blue fish, Mackerel, Herring vv… nếu không được trữ lạnh và bảo quản đúng cách sẽ bị vi khuẩn làm thối rữa đi. Trong tiến trình hư hoại, vi khuẩn tiết ra một loại enzyme để biến chất amino acid hay chất đạm của cá ra thành histamine, là một chất rất độc. Đây là chất gây dị ứng, như ngứa ngáy khó chịu, mặt mũi sưng phù đỏ ra, nôn mửa, tiêu chảy nhức đầu chóng mặt, tim đập nhanh và kèm theo cảm giác nóng bỏng ở cuống họng!.

*THỦY TRIỀU ĐỎ (Red Tide), tảo vi sinh G. breve thuộc nhóm Dinoflagellate tạo ra độc tố brevetoxin. Hiện tượng thủy triều đỏ khá phổ biến vào mùa xuân và mùa hè tại Floride và tại vịnh Mexico. G. breve phát triển nhanh chóng, tạo thành một thảm rong vĩ đại óng ánh màu đỏ, dài cả cây số ngoài khơi. Theo sóng nước, nó lần lần tấp vào bờ. Lan tới đâu, cá chết tới đó, nhưng sò hến thì không sao. Bụi rong biển theo gió có thể làm xót mắt, rát mũi và cổ họng!

Trường hợp ăn phải sò nhiễm độc tố brevetoxin, chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng đến ít nhiều.
Khoa học còn gọi độc tố này là Neurotoxic shellfish poisoning, NSP. Các biểu lộ chính gồm có: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mất cảm giác quanh miệng, yết hầu và khắp cả châu thân. Đôi khi cũng có cảm giác nghịch đảo nóng và lạnh. Trường hợp nặng, tim đập chậm lại, đồng tử giãn nở kèm theo triệu chứng co giật!.

*TETRADOTOXIN, độc tố của loài cá nóc (puffer fish) gây bại liệt hô hấp và chết!.

Theo cố Gs Đỗ tất Lợi,có lối 60 loài cá Nóc . Đặc tính của chúng là có thể phình bụng to ra lúc cảm thấy bị đe dọa. Có vào khoảng 30 loài cá nóc có chứa độc tố tetradotoxin , rất nguy hiểm , ăn vào có thể chết. Ở Vn  ,  một số ít cá Nóc sống ở nước ngọt ,  như cá Nóc Mít , và cá Nóc Vàng  . Phần lớn các loại  cá Nóc  đều sống ở vùng nước mặn ngoài biển . Cũng có con lổm chỏm gai trên lưng và được gọi là cá Nóc Nhím . Hình như độc tố của cá Nóc nằm trong buồng trứng , trong gan , hoặc trong ruột cá ? Tại Vn , độ độc của cá Nóc rất cao từ tháng 2 đến tháng 7 là mùa đẻ trứng . Độc tố không bi nhiệt phá hủy , cho nên dù có nấu chín vẫn có thể bị ngộ độc như thường .

Thói quen của dân đánh cá  là hay đập chết cá Nóc ngay trên thuyền làm cho buồng trứng và ruột gan bị dập , độc tố ngấm vào thịt. Trường hợp móc bỏ hết ruột gan ra cũng vẫn có thể bị ngộ độc  như thường . Triệu chứng ngộ độc bắt đầu bằng sự tê môi , tê lưỡi , cảm giác như kiến bò trong các đầu ngón tay và ngón chân , đồng tử giãn nở , tay chân bị tê liệt , thân nhiệt và áp huyết bị giảm xuống . Nếu không chữa trị kịp thời , thì bệnh nhân sẽ bị tê liệt hoàn toàn , cứng hàm dưới , hôn mê và chết vì liệt hô hấp .Tại Vn , ngộ độc cá Nóc vẫn thường xảy ra hằng năm .Tuy nổi tiếng là rất độc có thể làm chết người  nhưng tại Nhật Bản , cá Nóc là 1 món ăn thượng đẳng . Đây là mónFugu rất đắt tiền chỉ có bán tại những nhà hàng đặc biệt mà thôi . Đầu bếp muốn biến chế món nầy cần phải có  giấy phép chứng nhận  đã nắm vững kỹ thuật làm cá Nóc

Cá́ nóc (Hình internet)


Ký sinh trùng.                                                     
Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên. Cá tươi mua ngoài chợ, về nhà mổ ra thấy lúc nhúc giun sán trong ruột là chuyện thường thấy xảy ra.
Cá nước ngọt thường bị nhiễm một loại sán dây (taenia) màu trắng có tên là Diphyllobothrium. Cá salmon và cá trout cũng có thể bị nhiễm bởi loại sán này. Ở các loài cá biển, người ta thường hay gặp giun phocanema còn gọi là cod worm và giun anisakis hay là herring worm. Anisakis rất ư là phổ biến và thường gặp ở rất nhiều loại cá biển.

Giun anisakis simplex (herring worm) trưởng thành sống ký sinh trong ruột cá heo (dolphin), cá voi (whale) và sư tử biển (sea lion). Trứng giun theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng trong nước biển, sau đó bị loài giáp xác (crustacea) ăn vào. Cá biển ăn giáp xác và bị nhiễm ký sinh trùng anisakis. Trong bụng cá, ấu trùng vượt xuyên qua thành ruột để đến định vị dưới dạng những sợi chỉ thật nhỏ 2-3cm trong các sớ thịt của cá.
                                                             
Giun sán cá và sức khỏe chúng ta.
Cá tôm nấu nướng cho thật chín thì ăn không sao. Ngược lại, ăn cá sống hay nấu không đủ chín thì có thể nguy hại đến sức khỏe. Bệnh lý cũng biểu lộ ra một cách khác nhau tùy người. Nói chung, triệu chứng thông thường là đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi, sụt cân và đôi khi có dấu hiệu thiếu máu nếu bị nhiễm sán dây.

Sushi, Sashimi và giun Anisakis


Hình internet

Sushi và Sashimi là hai món ăn rất nổi tiếng của Nhật Bản. Sushi được làm từ gạo dẻo (sushi rice) nấu thành cơm, trộn tí mè trắng, dằn vô một chút giấm awaze-zu. Trộn đều, rải cơm thành một lớp mỏng trên tờ tảo khô nori (roasted seeweed) trải trên một tấm vỉ tre, cho vài lát cá sống vào giữa, cuộn tròn tấm vỉ lại, sau đó cắt thành khoanh, xắp lên dĩa hình chữ nhựt, cho vài lát gừng ngâm giấm gari (sliced ginger) bên cạnh. Thế là xong!
Để chế biến sushi, loại cá sử dụng phải được quan tâm triệt để. Nói chung, thì không sử dụng cá nước ngọt được vì nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm giun sán quá cao. Cá làm sushi là cá biển, mà phải thuộc nhóm thượng đẳng (high grade) mới tốt. Thường là cá red Tuna, Mackerel, Salmon, Red snapper, Sea b***, lươn biển, bạch tuột (octopus), mực tươi (squid), bào ngư (abalone), cua, scallops..
Người Nhật họ rất quan tâm đến các khâu chuẩn bị và chế biến sushi. Đây là cả một nghệ thuật ẩm thực của xứ Phù tang. Chủ yếu là dùng cá sống cho nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc kiểm soát ký sinh trùng rất ư là tối cần thiết. Cá tươi loại tốt nhất được thu mua từ sáng sớm ngay tại chợ cá, trữ lạnh, đem về nhà hàng cắt xẻ thành lát mỏng (filet), kiểm soát cẩn thận coi có giun không, sau đó được cất giữ trong tủ lạnh.

Tại các nhà máy lớn chuyên sản xuất cá làm sushi, người ta áp dụng kỹ thuật rọi đèn (candling) để tìm giun anisakis trong cá. Tất cả các lát cá đều được trải mỏng trên một mặt kính bên dưới có đèn rọi ngược trở lên. Những lát nào có giun đều bị loại ra ngoài hết. Sau đó cá được làm đông lạnh qua phương pháp flash freezing, có nghĩa là làm đông lạnh rất nhanh ở một nhiệt độ thật thấp để hương vị cá không bị mất đi nhiều.

Truờng hợp ăn cá sống nhiễm giun anisakis, thực khách có thể bị ngứa ở cổ họng khiến họ phải ho khạt giun ra ngoài.
Nếu bị nuốt vào bụng, giun anisakis sẽ bám vào ruột hoặc chui sâu vào lớp cơ của thành ruột, gây nên những cơn đau bụng và nôn mửa dữ dội.

Giun cũng có thể xuyên thủng qua ruột và lọt vào xoang bụng gây nên viêm màng bụng rất nguy hiểm, tuy nhiên ca này rất hiếm thấy xảy ra. Bình thường, sau 3 tuần lễ thì giun sẽ bị loại ra ngoài, hoặc nó tự hủy đi. Khoa học gọi bệnh nhễm giun này là Anisakiasis.
Số người bị nhiễm giun anisakis tại Bắc Mỹ vẫn còn ở mức độ rất thấp không đáng kể. Nhật Bản và Hòa Lan có tỉ số người bị nhiễm cao nhất. Trước tình hình phát triển quá nhanh của các shusi bars khắp nơi trên thế giới, người ta sợ bệnh anisakiasis sẽ còn gia tăng thêm hơn nữa!

Gỏi cá sống và giun đầu gai Gnathostoma

Giun đầu gai (hình internet)

Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico, Peru và Ecuador.
VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.

Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo. Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loại giáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là cyclop ăn vào. Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm (waterfowl) đương nhiên nuốt cyclop vào bụng và bị nhiễm giun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.

Khi chúng ta dùng cá sống, ấu trùng vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta. Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomosis.

Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết. Không dễ gì chẩn đoán bệnh giun đầu gai. Nếu biết rõ nơi định vị của nó, thì có thể làm sinh thiết (biopsy) để xét nghiệm. Người ta cũng có thể chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm huyết thanh học (test ELISA)...

Vài năm gần đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương. Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường. Khi trở về Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mày đay ở chân, đau ở vùng gan, ớn lạnh về chiều. Kết quả xét nghiệm máu, cho thấy số bạch cầu eosinophils trong máu tăng cao 13.000.
Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác : bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spinigerum. Thuốc Albenza (Albendazole) đã được sử dụng để trị dứt bệnh…

A serious case of Parasitic Infection, Vietnamese Pharmacists  ***ociation  in the USA

Corresponding Authors:
Dung X. Dinh, M.D., Giang N. Trinh, D.Ph, Thomas D. Le, Ph.D

Comment
It is important when traveling to South America, Central Africa, the Middle East, India, and South East Asia to take allthe immunizations recommended by the CDC, and to exercise caution about foods and drinks.
Visitors to those areas should be vigilant about infectious diseases, such as malaria,cholera, typhoid fever, etc., as well as diseases caused by helminths, such as nematodes, flukes, and tapeworms, whichcan infest humans through rawor undercooked food.
And ifthey experience discomfort upon their return home, theyshould immediately seek medical treatment and inform theirphysician of the places they have visited.

Trường hợp có đi du lịch VN, Thailand hoặc Nam Mỹ, để phòng ngừa giun đầu gai chúng ta chỉ nên ăn thịt, cá, rắn, lươn, ếch vv…đã được nấu thật chín mà thôi. Đông lạnh ở nhiệt độ trừ 20 độ C diệt được giun Gnathostomas.
  
Ngừa giun Anisakis bằng cách nào?  
   Cách tốt nhất và hữu hiệu nhất là chỉ ăn cá đã được nấu nướng thật chín. 
1-   Muối cá trong 7 ngày có thể diệt được giun Anisakis.
2-   Hong khói cá cũng diệt được giun Anisakis.
3-  Cơ quan FDA Hoa Kỳ khuyên nên làm đông lạnh cá ở độ lạnh -20 độ C. Phương pháp này chỉ có thể thực hiện ở các nhà máy sản xuất cá mà thôi. Với các tủ lạnh và tủ đông lạnh tư gia, chúng ta không thể đạt được mức lạnh -20 độ C.
4-   Chỉ ăn sushi với những cá đã được làm đông lạnh rồi.
5-  Nặn chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun… Uống thêm rượu mạnh cũng không ăn thua gì hết!

Kết luận

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có lối 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống.

Năm 2002, cấp lãnh đạo y tế VN cũng đã tuyên bố là có vào khoảng 5 triệu người VN  trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có lối 500 000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá (Reuters Nov 26, 2002). Hiện nay vấn đề cá nhiễm sán lá gan rất nghiêm trọng tại các quốc gia vùng Đông Nam Á.

Về Việt Nam ăn gỏi cá sống và các loại rau mộc dưới nước rất nguy hiểm và rất dễ bị nhiễm sán lá gan Fasciola

Riêng tại Canada, xác xuất nhiễm ký sinh trùng từ các lát cá (filet) bán ra để làm sushi rất ư là thấp.

Việc tiêu thụ thủy hải sản sống hoặc nấu không thật chín lúc nào cũng vẫn là một mối đe dọa cho sức khỏe của chúng ta. Sự an toàn tuyệt đối hay là zero risk không bao giờ có được ./.


Tài liệu tham khảo :

      -   Parasites in marine fishes.

  - Anisakis simplex
             http://eol.org/pages/2921267/overview

  -  FAO, Roundworms in fish

   -  Steven Otwell, Recreational seafood safety
https://eos.ucs.uri.edu/seagrant_Linked_Documents/flsgp/flsgph91003.pdf    
- CDC, Gnathostomiasis: An Emerging Imported Disease

   - Dung x Dinh MD  et al , A serious case of Parasitic Infection, Vietnamese Pharmacists  ***ociation  in the USA

         -  There’s Risk in Eating Raw Oysters
  
Montreal,… 

Nguyễn Thượng Chánh, DVM 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2020 lúc 8:20am

Trượt chân _ Té ngã khi tuổi già...

BM
Chỉ một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn.

Con người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?

BM
  
Mắt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”.

Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng, balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sụt giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp ngã.

BM
  
Tại Hoa Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.

Theo hội chuyên khoa về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm… có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.

BM
  
Trong số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. 

Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.

Không thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.

BM
  
Một sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi lắm!

Phục hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân mình và giúp thăng bằng.

BM
  
Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết sống!

Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.

Như mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.

BM
  
Để phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.

Các lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng đi đứng của thân thể.

Hiệu quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.

BM
  
Những yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.

Xin mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.

BM
  
Các cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.

BM
  
Cách phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi… trên lối đi.

Các cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.

BM
  
Trong nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là dây đeo trên cổ.

BM
  
Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?



Trần Lý Lê


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2020 lúc 8:09am

10 Tín Hiệu Cảnh Báo “Vỡ” Mạch Máu Não Không Nên Bỏ Qua

Xuất huyết não xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ kích thích các mô não, gây ra phù não. Máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu, tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não và gây vỡ mạch não.

Xuất huyết não dẫn đến đột quỵ và tử vong xảy ra trong chớp mắt không còn là căn bệnh “độc quyền” của người già. Điều chỉnh thói quen, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe của bạn.Xuất huyết não là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não và gây vỡ mạch não.
Bản thân những người bị nạn, họ cũng không từng nghĩ đến các tình huống như vậy có thể xảy ra, mất mạng bất ngờ.Chúng ta phải cảnh giác hơn các triệu chứng của xuất huyết não để tránh hậu quả đáng tiếc.

Không nên bỏ qua 10 tín hiệu cảnh báo “vỡ” mạch máu não
1. Chóng mặt là biểu hiện rõ ràng. Bạn có thể đột nhiên cảm thấy bầu trời quay tròn, Không đứng vững, nhấc chân và thậm chí rơi xuống đất.
2. Nhức đầu dữ dội, bắt đầu không liên tục và sau đó chuyển thành đau đầu dai dẳng.
3. Tê một bên, tê ở mặt, cánh tay, ngón tay, đặc biệt là ngón đeo nhẫn.
4. Tối trước mắt, tối tạm thời trước mắt hoặc mờ mắt ở một mắt, làm mờ mọi thứ
5. Buồn ngủ vào ban ngày, cảm thấy rất mệt mỏi và không ngủ đủ giấc.
6. Thường xuyên bị nghẹn, nghẹn không thể giải thích được trong khi uống hoặc ăn.
7. Ngáp trong nhiều ngày, ngáp không phân biệt thời gian và địa điểm.
8. Rễ lưỡi cứng và đột nhiên gốc lưỡi bị cứng và lưỡi bị sưng.
9. Lực nắm bắt giảm xuống, cánh tay đột nhiên mất lực bám, bắt cầm đồ dễ rơi xuống đất.
10. Thường xuyên bị chảy máu cam: Người bị huyết áp cao lại chảy máu cam thường xuyên xuất huyết não có khả năng xảy ra trong vòng 6 tháng.Không muốn bị xuất huyết não hãy làm
 Cho nên có những biểu hiện “4 điều chậm”, “2 việc làm tốt” và  “3 điều không nên làm ” sau đây để phòng ngừa bệnh.

“4 chậm”
– Thức dậy từ từ: Thức dậy quá nhanh dẫn đến thay đổi tư thế đột ngột, huyết áp tăng và dễ gây xuất huyết não. Do đó, khi thức dậy vào buổi sáng, hãy chậm lại, di chuyển tay và chân trước, sau đó thức dậy từ từ, ngồi bên giường, rồi ra khỏi giường từ từ.
– Vận động buổi sáng chậm dãi: Vào sáng sớm, huyết áp của cơ thể con người dao động rất lớn, dễ làm tăng và gây ra các biến chứng. Tập thể dục buổi sáng quá nhanh và quá mãnh liệt. Huyết áp buổi sáng sớm dễ tăng cao, tập thể dục mạnh sẽ gây tăng huyết áp tăng và có thể dẫn tới xuất huyết não. Do đó, trong khi tập thể dục buổi sáng, hãy chọn những bài tập chậm rãi, nhẹ nhàng
– Sau khi đi vệ sinh, đứng dậy từ từ: Đại tiện sau khi thức dậy buổi sáng là thói quen tốt, nhưng khi vận động hãy cẩn thận, nhất là đối với người già, có tiền sử bị bệnh huyết áp.
– Không hút thuốc khi mới thức dậy: Không nên hút thuốc khi mới thức dậy vào buổi sáng, hãy hút sau 1 tiếng để tránh đông máu và xuất huyết não.

“Làm tốt 2 việc”
– Thứ nhất là khống chế tốt mỡ trong máu:
Lipid máu bất thường là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não. Cùng với việc đổ mồ hôi quá nhiều vào mùa hè, rất dễ khiến máu bị đặc và hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, để ngăn ngừa xuất huyết não vào mùa hè, trước tiên chúng ta phải kiểm soát lipid máu. Để điều chỉnh lipit máu, sự lựa chọn thực phẩm lành mạnh rất quan trọng, hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chiên rán. Đồng thời tích cực vận động cơ thể, đi bộ nhanh thường xuyên để loại bỏ lipit dư thừa trong cơ thể.
– Thứ hai, kiểm soát tốt huyết áp:
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng nhất đối với xuất huyết não. Căng thẳng cảm xúc và hưng phấn quá mức có thể khiến huyết áp tăng lên, điều này không có lợi cho việc ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp. Khi mọi thứ xảy ra, chúng ta phải duy trì thái độ lạc quan và áp dụng thái độ tích cực với cuộc sống.

Không nên làm 3 điều”
– Ăn đồ chiên, rán: Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo. Một khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng mỡ máu và máu dày làm tăng nguy cơ bị xuất huyết não.
– Uống nước ngọt: Vào mùa hè, nhiều người muốn uống nước ngọt có ga, đá để giải khát. Tuy nhiên, các loại nước ngọt đều chứa một lượng đường lớn. Khi uống quá nhiều gây nên chứng béo phì, tăng huyết áp, tim mạch… tăng nguy cơ xuất huyết não.
– Ngồi quá lâu: Những người ngồi lâu sẽ lưu thông máu chậm hơn và tăng độ nhớt của máu, điều này sẽ dẫn đến mệt mỏi do co thắt cơ tim, dễ bị xuất huyết não và nhồi máu não. Vì thế bạn nên thường xuyên vận động cơ thể, thay đổi tư thế khi ngồi làm việc.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2020 lúc 3:16pm

Thèm Cơm Và Bệnh Tiểu Đường Type 2 


Ăn gì thì ăn nhưng rồi cũng phải quay trở về với ba hột cơm mới được.
Vắng cơm trong ba bốn ngày thì cảm thấy thiếu, thấy nhớ nó lắm bạn ơi.
Hầu như mỗi ngày ai ai cũng đều ăn cơm hết, nhưng ít khi nào chúng ta than thở ngán cơm.


Bs Nguyễn T Chánh - Nên chọn gạo Thái hay gạo Mỹ

Một chứng bệnh ngọt ngào…
Bệnh tiểu đường loại II rất phổ biến trong giới bà con Việt Nam mình sống tại hải ngoại cũng như ở bên nhà, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2003 có lối 194 triệu người bị bệnh tiểu đường. Số nầy có thể sẽ tăng gấp hai vào năm 2025.

Tại Canada, ước lượng có vào khoảng 1.8 triệu người bị bệnh tiểu đường loại II, tương đương với 8% dân số trưởng thành.

Riêng tại Hoa Kỳ, có thể có đến 54 triệu người tuổi từ 45 đến 74 đang trong tình trạng tiền tiểu đường prediabetes và lối 8 triệu người bị bệnh diabetes thật sự.

Việt Nam hiện có trên 5 triệu bệnh nhân tiểu đường...
Trên 5% dân số trung Quốc tuổi từ 35 đến 74 bị bệnh tiểu đường.

“Trong báo JAMA số 20 ra ngày 27-5-2009, J.C.N. Chan và csv dựa vào các báo cáo bằng tiếng Anh từ tháng Giêng năm 1980 đến tháng Ba năm 2009 đã viết một bài tổng quan về tiểu đường loại 2 ở Á châu…

Theo các tác giả những yếu tố làm cho tiểu đường tăng nhanh ở Á châu là sự toàn cầu hóa với sự chuyển nhượng kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế nhanh, sự thay đổi cách ăn và cách sống. Người Á châu ít vận động hơn trước, bị căng thẳng và thiếu ngủ hơn, hút thuốc lá, ăn mỡ và uống nước ngọt nhiều hơn, ăn gạo xay trắng, gạo của Việt nam có chỉ số đường từ 86-109. Nhiều genes tiểu đường mới được tìm thấy ở người da trắng cũng được xác nhận ở người Á châu. (ngưng trích Bs Nguyễn Văn Đích, Tiểu đường loại 2 ỏ Á châu, Ydượcngàynay)

Tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam cao nhất thế giới

“Đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên trong buổi hội thảo “Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” do Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức ngày 29/5, tại Hà Nội.

Theo thống kê trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới. Nghiên cứu tại các địa phương cho thấy, toàn quốc hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, điều đáng nói là cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chẩn đoán là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.(Ngưng trích PV-Health+ 02/06/2014)

Tiền tiểu đường (Prediabetes) đi trước, tiểu đường (Diabetes) lọt tọt theo sau.

Trước khi bệnh tiểu đường được chẩn đoán thật sự, chúng ta phải trải qua một giai đoạn xáo trộn biến dưỡng trong nhiều năm với những triệu chứng như béo phì, rối loạn dung nạp glucose Impaired glucose tolerance, có nghĩa là glucose máu có khuynh hướng tăng hơn mức bình thường chút ít.

Bác sĩ gọi đây là tình trạng tiền tiểu đường (prediabetes).

Danh từ Prediabetes là một chẩn đoán lâm sàng tương đối còn mới mẻ và được sử dụng lần đầu tiên năm 2002 bởi hai cơ quan The US Department of Health and Human Services và The American Diabetes ***ociation, với mục đích chính là để nhấn mạnh vào việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, đã không ngừng gia tăng trong dân chúng Mỹ.

“Diabetes mellitus is a metabolic disorder characterized by the presence of hyperglycemia due to defective insulin secretion, defective insulin action or both. The chronic hyperglycemia of diabetes is ***ociated with relatively specific long-term microvascular complications affecting the eyes, kidneys and nerves, as well as an increased risk for cardiovascular disease (CVD). The diagnostic criteria for diabetes are based on thresholds of glycemia that are ***ociated with microvascular disease, especially retinopathy.

“Prediabetes” is a practical and convenient term referring to impaired fasting glucose (IFG), impaired glucose tolerance (IGT) (1) or a glycated hemoglobin (A1C) of 6.0% to 6.4%, each of which places individuals at high risk of developing diabetes and its complications.

Tùy theo test thử nghiệm mà Prediabetes còn được gọi bằng những tên khác nhau như tình trạng xáo trộn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance IGT) hoặc tình trạng xáo trộn glucose lúc bụng đói (impaired fasting glucose IFG).

Prediabetes là giai đoạn dự báo của bệnh diabetes type II trong tương lai.


Làm sao biết được mình đã bị prediabetes?
Tình trạng prediabetes không có một biểu hiện lâm sàng rõ rệt nào hết nếu không thử máu để đo mức đường glucose của mình.
Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ cho thử loại test nào.

Có hai tests có thể được thực hiện:

+Test 1: Test glucose lúc bụng đói (Fasting Plasma Glucose Test)

Test thực hiện lúc sáng sớm sau khi bạn phải nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng đồng hồ trước đó.

+Test 2: Test glucose sau khi ăn (Two hour oral glucose tolerance test hay glycémie provoquée)

Người ta cho bạn uống 75g glucose, bạn ngồi lại trong phòng chờ, và máu được rút ra để đo đường huyết sau đó 2 tiếng đồng hồ.

** Nếu bị prediabetes rồi, thì mỗi năm bạn cần phải được test lại để theo dõi sự tiến triển của nó. Trong giai đoạn nầy, bác sĩ chỉ khuyên bệnh nhân nên ăn uống cho kỹ lưỡng và nhớ tập thể dục đều đặn mà thôi chớ chưa cần phải uống thuốc.

Tiểu đường loại 2 (Diabetes type 2)
Tiểu đường loại 2, là một bệnh mãn tính với biểu hiện chính là đường huyết rất cao vì tụy tạng tiết không đủ insulin cần thiết, hoặc đủ insulin nhưng nó lại bị đề kháng (insulin resistance) nên không còn hữu hiệu trong việc giúp hấp thụ đường glucose từ máu vào tế bào.

Mệt mỏi, mất cân, ăn nhiều (polyphagia), uống nước nhiều (polydipsia) và đi tiểu nhiều (polyuria) là những dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường.

Nguy hiểm nhất là bệnh có thể gây những biến chứng về mắt (rétinopathie diabétique) đưa đến mù lòa, làm suy thận (insuffisance rénale), hoặc dẫn đến các bệnh lý về tim mạch (cardiopathies), về thần kinh (neuropathie diabétique) hoặc làm loét chân (ulcération des pieds) đưa đến việc cưa chân... Bệnh nhân chết vì các biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra mà thường nhất là bị hư thận.

Theo Bs Nguyễn văn Đức:
“Bệnh tiểu đường được định theo tiêu chuẩn của American Diabetes ***ociation (ADA, Hiệp Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ), bằng 1 trong 4 cách sau:

- Đường máu đo sau khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng cao hơn 125 mg/dl

- Người bệnh có triệu chứng và đường đo lúc không nhịn đói thấy cao trên 200 mg/dl

- Oral glucose tolerance test (OGTT) bất thường: sau khi cho ăn đường glucose 1.75 g/kg (tối đa 75 g), 2 tiếng sau đo đường máu, thấy vẫn cao hơn 200 mg/dl

- Trị số HbA1C (biểu thị lượng đường trung bình trong máu chúng ta trong vòng 3 tháng qua) bằng hay cao hơn 6.5.

Nếu nghi bệnh tiểu đường, chúng ta dùng một trong 4 cách định bệnh trên, và nếu thử lại lần nữa, vẫn bất thường như vậy, người bệnh được xem có bệnh tiểu đường.” (Ngưng trích Bs Nguyễn V Đức, Rosemead Cali)


Có rất nhiều loại thuốc uống để kềm hãm đường huyết, và nếu trường hợp quá nặng thì cần phải chích insuline mỗi ngày. Đa số thuốc đều có phản ứng phụ (side effects) bất lợi. Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người cũng như sự hiện diện của biến chứng mà bác sĩ kê toa một loại thuốc nào đó, hoặc đổi thuốc khác, hoặc điều chỉnh liều lượng của món thuốc cho thích hợp hơn, v.v...

Có người cũng sử dụng thuốc thiên nhiên để giúp kéo đường huyết xuống phần nào, hư thật ra sao khó có ai biết được một cách chắc chắn hết.


Chỉ số đường huyết (Glycemic index, GI) là gì?

Từ lâu, chất bột đường glucide hay carbohydrate được xếp theo cấu trúc hóa học của chúng, nghĩa là theo chiều dài của chuỗi tinh bột amidon và theo tốc độ tiêu hóa và hấp thụ tại ruột non.

Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận rằng nhiều loại đường (mono, di, và polysaccharide) và thức ăn có glucides chẳng hạn như rau quả, ngũ cốc, sữa có thể làm tăng đường huyết một cách riêng biệt khác nhau.

Từ nhận xét trên, Gs David Jenkin, Canada là người đầu tiên đã nêu ra ý niệm chỉ số đường huyết vào năm 1981. Ý niệm nầy lần hồi đã thay thế ý niệm đường đơn giản (các loại đường tận cùng bằng OSE như fructose, saccharose,lactose,maltose…) và đường phức tạp (như cơm, gạo, ngũ cốc, rau, đậu, pasta…) đã lỗi thời.

Biết rằng đường đơn giản được chuyển thành glucose và được hấp thụ rất nhanh.Ngược lại đường phức tạp phải cần sự tác động của vài loại enzymes để chuyển ra glucose vì vậy có sự hấp thụ chậm hơn đường đơn giản…

Các nhà khoa học cho biết sự thặng dư glucose trong máu khiến tụy tạng phải tiết ra thường xuyên insulin và yếu tố insulin like growth factor one IGF-1.

Theo thời gian, tình trạng nầy sẽ đưa đến hiện tượng kháng insulin mà bệnh tiểu đường là hậu quả, và đồng thời cũng có thể có nhiều nguy cơ dẫn đến cancer (vú, ruột già, v.v...).

Chỉ số đường huyết là vận tốc chuyển hóa của một carbohydrate ra thành glucose để được hấp thụ vào máu.

Một thức ăn có GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. Vì vậy, các nhà dinh dưỡng khuyên chúng ta nên dùng những thức ăn nào có GI thấp để ngăn ngừa bệnh béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường loại II.

Trong thực tế, người ta thường pha trộn lẫn lộn các loại thức ăn có GI khác nhau trong các bữa ăn hằng ngày. Nhìn chung, các loại đường phức tạp như ngũ cốc, cơm gạo, bánh mì, pasta, spaghetti, và các loại rau cải xanh là những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ.

Đối với những loại carbohydrate nầy, thì đường huyết sẽ tăng chậm hơn là nếu dùng các loại đường đơn giản quá tinh chế như đường cát trắng chẳng hạn.

Tuy vậy, cũng có một vài ngoại lệ, một số chất đường phức tạp như gạo trắng, white bread, bắp, khoai Tây lại có chỉ số đường huyết GI cao hơn một số đường đơn giản.

GI cũng có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác nhau như: tùy theo kích thước các phân tử tạo nên sản phẩm, chẳng hạn như cereal càng nhuyễn, càng tinh chế thì có GI càng cao; tùy theo cơ cấu sinh hóa (thí dụ gạo Basmati chứa nhiều đường amylose nên có GI thấp hơn gạo trắng hạt dài, là thứ gạo chúng ta ăn hằng ngày); tùy theo cách biến chế nấu nướng (nhiệt độ làm thay đổi phân tử amidon), như khoai Tây nấu chín trong nồi có GI thấp hơn khoai Tây đút lò; khoai Tây luộc nghiền nhuyễn (mashed potatoes, flocon de pomme de terre) có GI cao hơn GI khoai Tây nguyên củ; carotte tươi có GI thấp hơn GI carotte nấu chín, tùy số lượng chất xơ hòa tan (soluble fiber), tùy theo tỉ lệ proteine, chất xơ và chất béo trong thực phẩm, v.v…

Bởi những sự khác biệt kể trên cũng như sự thiếu tiêu chuẩn hóa trong việc đo lường một thực phẩm có glucide mà vấn đề chỉ số đường huyết GI vẫn còn là đề tài tranh cãi giữa các nhà khoa học với nhau. Họ đưa ra giả thuyết, một GI cao làm tăng đường huyết lên và làm trầm trọng hơn hiện tượng đề kháng insuline (résistance à linsuline). Sự xáo trộn nầy sẽ dẫn tới hiện tượng bất dung nạp glucose (glucose intolérance)

Có người cho rằng một chế độ dinh dưỡng gồm có GI cao và nghèo chất xơ sẽ làm tăng sự đề kháng glucose và đề kháng insuline và từ đó dẫn đến bệnh diabetes type 2.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng trong lãnh vực thể thao, ý niệm GI rất được các vận động viên quan tâm đến.

Trước ngày tranh tài, nên ăn những loại thực phẩm có GI thấp và GI trung bình, như pasta, spaghetti, chuối, yogurt để dự trữ năng lượng…

Ngày tranh tài, thì dùng những thức ăn dễ tiêu, có GI cao như các thỏi bánh kẹo ngọt có nhiều đường và vitamins.

Ngay sau khi kết thúc cuộc thi đấu, nên ăn những món có GI cao để bù đấp lại nhanh chóng năng lượng tiêu hao.

Đây là một nguyên tắc thường được các người tham dự các cuộc chạy marathon áp dụng.

Tóm lại, một thức ăn có:

- GI thấp: nếu dưới 55

- GI trung bình: từ 56-tới 69

- GI cao: từ 70 trỡ lên

Cơm, gạo và tiểu đường.


Tải lượng đường huyết (charge glycémique, glycemic load hay GL) là gì?

Ý niệm rất mới mẻ trong dinh dưỡng và được các nhà khoa học của Đại học Harvard đưa ra năm 1997.

GL bổ túc cho chỉ số đường huyết GI.

Tải lượng đường huyết GL có tác dụng ước định khả năng làm tăng đường huyết của một phần chuẩn (par portion, per serving) của một thức ăn nào đó.

Người ta tính GL bằng cách lấy GI nhân cho số lượng glucides (g) chứa trong phần chuẩn của sản phẩm, sau đó chia cho 100:

GL= GI x quantity glucides (g) per serving/100

Thí dụ: 1 serving cereal corn flake 30g có GI 82 và có chứa 25g glucide. GL của nó sẽ là

25 x 82/100 = 20,5

Tóm lại, GI là thước đo chất lượng của glucides và GL là thước đo số lượng của glucide hiện diện trong một thức ăn.

Tải lượng GL của một phần chuẩn (per serving) thức ăn:

- GL thấp nếu dưới 10

- GL trung bình từ 11 đến 19

- GL cao nếu từ 20 trở lên

Tải lượng GL trong một ngày:

- thấp nếu dưới 80

- cao nếu từ 120 trở lên

Tiêu thụ thức ăn có GI cao mà đồng thời chứa ít chất xơ thì rất dễ làm xáo trộn đường huyết. Lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ làm xuất hiện bệnh tiểu đường loại II và bệnh tim mạch.

Ý niệm tải lượng đường huyết GL được nhiều nhà dinh dưỡng ưa chuộng hơn ý niệm chỉ số đường huyết GI, vì lý do GL phản ảnh đồng thời số lượng và chất lượng của glucide trong một thức ăn.

Revised International Table of Glycemic Index (GI) and Glycemic Load (GL) Values—2008

By David Mendosa

Glycemic Index & Glycemic Load Rating Chart (By Mendosa)

Chỉ số đường huyết GI của một vài loại thực phẩm.

+Thức ăn chuẩn là Glucose có GI = 100

Các loại thức ăn có GI thấp hơn 55:

Đậu nành - đậu phọng (15), đậu xanh (30), đậu trắng (38), đậu đỏ (40), sữa (30), yogurt (35), cam (40), táo pomme (39), biscuit khô (55), bột lúa yến mạch oat (50), bún (35), gạo Basmati có nhiều amylose (55), carotte tươi (35), fructose hay đường trái cây (20), gạo lứt Brown rice(50) - đậu petit pois - khoai lang - bánh mì multigrain - pain au son (45), rau cải xanh - tomate - cà tím, ớt xanh - hành tỏi - nấm rơm (10), bưởi (22), cam (43), trái lê poire (36), khoai mỡ (51), xoài (55), trái pêche tươi (28), nước trái pomme (48), nho tươi (43).

+Thức ăn có GI trung bình 56 - 69:
Càrem (59), nước cam lon (65), chuối (62), đu đủ (60), pain blé entier - wholemeal bread (69), trái kiwi (58), nho khô (64), đường cát sucrose - saccharose (65), khóm (66).

Thức ăn có GI cao trên 70:

Carotte chín (85), pain blanc (70), cơm trắng gạo hạt dài (trên 72) chứa ít amylose, gạo tấm broken rice (86), nếp (98), các loại cereal - cornflakes (80), mật ong ( 90), Pepsi Coca (70), riz instantané (90), maltose beer (110), khoai Tây chiên fries hoặc khoai đút lò (95), khoai nấu chín (70), dưa hấu (72), bí rợ (75), corn chip (72), bánh biscuit khô cracker (78), bánh mì baguette (95), Gạo thơm Jasmine long grain white rice(109) của Thái Lan và Việt Nam.

Cơm và bệnh tiểu đưòng loại 2
Cơm là chất bột đường và sau khi ăn được chuyển ra thành glucose để vào máu. Tùy theo loại gạo mà đường huyết glycemia tăng nhanh hay chậm. Mỗi một loại gạo có một chỉ số đường huyết GI khác nhau.

Gạo tinh chế và các loại gạo nào có hàm lượng amylose thấp thì có GI cao.

GI càng cao thì đường huyết càng tăng nhanh. GI từ 72 trở lên được xem là cao.

Gạo trắng hạt dài (72), gạo tấm broken rice (86), Instant rice (90), nếp (98), Gạo thơm jasmine hạt dài (109).

- Vậy nếu chúng ta đang có vấn đề bị chao đảo đường huyết thì nên chọn những loại thực phẩm nào có chỉ số đường huyết GI thấp mà dùng để đường huyết tăng chậm.

Ví dụ: Gạo Basmati (55), gạo lứt Brown rice (50)

*Tránh ăn quá nhiều chất bột đường có GI cao trên 72 chẳng hạn như cơm trắng hạt dài, gạo chín nhanh, cơm tấm , xôi nếp, khoai tây đút lò, bánh mì baguette, carotte nấu chín, và đừng quên bia...


*Nếu đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (prediabetes) hay đang bị tiểu đường loại II thì nên bớt ăn cơm là tốt nhất.

Một vài bệnh nhân tiểu đường là chổ quen biết có nói với tác giả là bác sĩ khuyên họ chỉ ăn mỗi bữa nửa chén cơm mà thôi và ăn những loại gạo có chị số đường huyết thấp.

Thay thế gạo trắng hạt dài có GI cao, bằng những loại gạo có GI thấp như gạo Ấn độ Moolgiri (GI 54), Basmati (GI 55), hoặc gạo Doongara clever rice (GI 54) của SunRice Australia chẳng hạn..

Đã có nhiều khảo cứu cho biết là gạo trắng hạt dài (long grain), là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng đường huyết rất nhanh.

Katherine Harmon. White rice raises risk of type 2 diabetes

Tháng 6, 2010 vừa qua một khảo cứu của Harvard School of Public Health có cho biết việc thay thế gạo trắng hạt dài tinh chế bằng gạo lứt brown rice giúp làm giảm thiểu phần nào nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường type 2.

ScienceDaily (June 14, 2010) — In a new study, researchers from the Harvard School of Public Health (HSPH) have found that eating five or more servings of white rice per week was ***ociated with an increased risk of type 2 diabetes. In contrast, eating two or more servings of brown rice per week was ***ociated with a lower risk of the disease.

Tìm hiểu về gạo trắng hạt dài và gạo lứt
Gạo trắng hạt dài (Long grain white rice) có được từ gạo nâu hay gạo lứt brown rice, riz brun đã được chà xát để lấy các lớp cám bao bọc hạt gạo ra ngoài. Chính các lớp cám nầy là nơi tích tụ nhiều chất bổ dưỡng như vitamin B complex, inositol... Sự chà xát làm cho hạt gạo trắng ra rất hấp dẫn người tiêu thụ. Gạo trắng ít bổ dưỡng, nhưng giữ được lâu dài vì nhờ không có cám nên lâu bị hôi hơn gạo lứt. Bên cạnh cái lợi cũng có cái hại là ăn gạo quá trắng trong thời gian lâu dài dễ bị bệnh phù thủng beriberi vì gạo thiếu các sinh tố B1 thiamin, riboflavin...Nhưng trong thực tế hằng ngày chúng ta nhờ ăn nhiều loại thực phẩm khác có vitamins kèm theo cơm nên vấn đề phù thủng không thấy xảy ra.

Tại hải ngoại, loại gạo chúng ta thường ăn mỗi ngày là gạo trắng hạt dài Hương Lài Jasmine của Thái Lan. Gạo Thái hạt dài, dẻo, thơm và để nguội vẫn ngon. Tuy nói vậy, nhưng đôi khi mua một bao gạo mới (new harvest) 18kg, đem về ăn chừng 1/3 bao thì gạo hết thơm, chắc là gạo đã bị trộn quá.

Lệ thường chúng ta thích ăn gạo trắng hơn gạo có màu sắc ngà ngà như gạo lứt chẳng qua cũng do thói quen ăn uống và tập quán xã hội mà thôi. Bạn thử tưởng tượng phản ứng của thực khách ra sao nếu họ được dọn món cơm gạo lứt ngay bữa tiệc cưới.

Tại Bắc Mỹ, theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì gạo trắng là gạo có 4% hạt nát. Khi gạo lứt được cho chạy qua máy xay, gạo trở nên nóng và bị vỡ ra. 4% hạt nát hay tấm (brisure, broken rice) là một tiêu chuẩn Hoa Kỳ (American standard). Gạo tấm thật sự phải là những phần mầm ở đầu hạt gạo. Những mãnh vỡ là những mãnh nâu, hoặc xậm màu và những hạt trắng hơn bình thường mà chúng ta có thể thấy trong các bao gạo.

Gạo nâu hay gạo lứt (riz brun, brown rice): Đây là loại gạo có được sau khi vỏ lúa bị chà lấy đi nhưng hạt gạo vẫn còn giữ mầm và vỏ cám. Nhờ còn đủ các vỏ cám và mầm nên gạo nâu được xem là loại gạo bổ nhất vì chứa nhiều chất xơ và nhiều vitamins ( B1, B3, B5, B6), cùng những chất như magnesium, manganese, zinc, Fe, Selenium, Phosphorus...

Các nhà dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên ăn gạo lứt. Lãnh vực thực phẩm thiên nhiên và Đông y cũng hết lời ca tụng tính năng trị bệnh của gạo lứt.

Gạo lứt (brown rice)
Brown rice is simply white rice that has not had the brown-colored bran covering removed. So brown rice is considered a whole grain. The difference between brown rice and white rice is not just color! A whole grain of rice has several layers. Only the outermost layer, the hull, is removed to produce what we call brown rice. This process is the least damaging to the nutritional value of the rice and avoids the unnecessary loss of nutrients that occurs with further processing. If brown rice is further milled to remove the bran and most of the germ layer, the result is a whiter rice, but also a rice that has lost many more nutrients. Since brown rice still has the bran intact, it has more fiber than white rice. Most people prefer white rice since it is fluffier and cooks faster than brown. It has three times the fiber of white rice.

**Chú ý: Cơm trắng hạt dài, cơm tấm, nếp (xôi chè, bánh tét, bánh chưng, v.v...), bánh mì baguette, là những món mà đa số người VN mình đều ăn thường xuyên.

Đây cũng là những món có chỉ số đường huyết cao.

Nên tránh hoặc ăn thật ít nếu chúng ta đang có vấn đề tiểu đường.

Nên thay thế cơm trắng bằng những thức ăn có chỉ số GI thấp như bún, miến, rau cải luộc hoặc cơm gạo Basmati...

Kết luận
Người bị tiểu đường cần phải thay đổi nếp sống, kiêng cử đủ thứ, tránh các loại thức ăn ngọt, nước ngọt có gaz, bớt cơm, xôi chè, bánh trái chế biến từ bột tinh chế. Cần tránh thức ăn chứa nhiều mỡ dầu, ngoài ra cũng cần phải kiên trì vận động tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.

Một chế độ dinh dưỡng thích nghi có nghĩa là ăn nhiều rau cải trái cây, đậu, hạt dẻ, thực phẩm làm từ bột thô không tinh chế (unrefined complex carbohydrate), giảm việc ăn thịt đỏ (heo, bò) và thay thế bằng thịt trắng như thịt gà hay cá. Ngoài ra, cần nên tránh ăn nhiều dầu mỡ và muối.

Mấy năm trước đây, North Calorina University và Toronto University (Dr David Jenkins) đã thực hiện nhiều khảo cứu về dinh dưỡng nói lên sự ích lợi của việc ăn chay để ngừa bệnh tiểu đường và cholesterol trong máu. Tuy vậy, cũng cần nên biết là ăn chay phải cho đúng cách nếu không thì cũng vẫn bị bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch như thường.

Vậy tại sao một số thầy tu trong chùa cũng bị bệnh? Theo lời giải thích của tác giả Tâm Diệu trong trang Thư Viện Hoa Sen: Giải đáp ăn chay. Lý do:Thay đổi môi trường sống, cơ thể người Việt Nam thuộc nhóm biến dưỡng chậm (slow metabolizer), thực phẩm quá dồi dào tại Hoa Kỳ, tuy là thức ăn chay nhưng lại sử dụng quá nhiều dầu để nấu, để chiên, ít hoạt động…

Cho đến hôm nay thì phíaTây y vẫn khẳng định là bệnh tiểu đường không thể nào trị dứt được. Bệnh chỉ có thể được kiểm soát (control), nghĩa là giữ đường huyết ở một mức có thể chấp nhận được mà thôi, bằng cách theo đuổi một nếp sống lành mạnh như kiêng ăn, vận động, tập thể dục, giảm cân, bỏ thuốc lá, và mỗi ngày phải uống các loại thuốc Tây hạ đường huyết hoặc chích insulin suốt đời.

Diabetes has no cure. Diabetes results from changes in the body's ability to absorb glucose (sugar). Once these changes happen, the body never fully regains its ability to process glucose.

However, people with diabetes can improve their glucose absorption through careful monitoring of what they eat and blood glucose levels. Physical activity may also benefit people with diabetes by increasing glucose absorption and reducing their weight and percentage of body fat. People with diabetes can develop a better sense of how food and activity affect them by regularly monitoring their glucose over time. Through these strategies, you can slow the progression of the disease and lower the risk of developing long-term diabetes-related problems. So while diabetes cannot be cured, it is a very manageable and livable chronic disease (CDC)

Tham khảo:
- Definition, Cl***ification and Diagnosis of Diabetes, Prediabetes and Metabolic Syndrome

- Annie Ferland MSc, Paul Poirier MD, FRCPC,FACC. Lindice glycémique des aliments: Relation avec obésité et diabète de type 2. Le Clinicien décembre 2006

- Mendosa.com, Revised International Table of Glycemic index(GI) and Glycemic load (GL) values-2008

- The effect of amylose content on insulin and glucose responses to ingested rice

- Thomas Fuller, The New York Times, June 4, 2013 – Diabetes Is the Price Vietnam Pays for Progress

- Replacing White Rice With Brown Rice or Other Whole Grains May Reduce Diabetes Risk

- Bs Nguyễn văn Đức- Bệnh tiểu đường loại 2

- Bs Dương Hồng Mô-Gạo và bệnh tiểu đường

- Bs Nguyễn Thượng Chánh & Ds Nguyễn Ngọc Lan

*Gạo Ta Gạo Tây

*Thèm ngọt và bệnh tiểu đường

*Người Việt hải ngoại nghĩ gì về bệnh tiểu đường

*Có thể hạ đường huyết bằng thuốc thiên nhiên hay không?

*Khi đường huyết cao


Nguyễn Thượng Chánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2020 lúc 9:36am


HCD: Con coronavirus-mới được bọc bởi chất béo, xà bông làm tan chất béo nhanh hơn (20 giây) là alcohol (4 phút). Với con coronavirus-mới thì xà bông tốt hơn.

Nhớ đã bày các bạn một lần rồi. Mua mớ bông gòn, một chai alcohol (tối thiểu 70%). Bỏ gòn vô chai nhỏ (chai đựng thuốc bằng plastic màu orange thông dụng ai cũng có) đổ rượu cồn vào. Bỏ hờ trên xe hay trong túi. Khi đi chợ hay đi bất cứ đâu lâu lâu lấy ra lau tay là tiện và rẻ nhất. Về nhà thì rửa tay ngay bằng xà bông.

Huỳnh Chiếu Đẳng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2020 lúc 7:24am

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?


Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?
Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới.   
    
Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu sức của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.
Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên (systole) và số dưới (diastole).
    
Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.
    
Vậy con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.
Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.
    
Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. 
Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?
    
Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chỗ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.
    
Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi từ từ người ta giảm áp suất trong cuff. 
    
Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp xuất động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole. 
    
Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì” nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.
    
Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch, bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên (systole) và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới (diastole).
Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.  

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá".
Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp".
Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả. 
    
Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.
Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn.   
    
Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?
Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.
Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái “gap”, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thì sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?
Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, nhưng không tăng quá cao.
    
Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.
    
Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.
    
Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.
Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút. 
    
Vậy áp huyết hại ta như thế nào?   
Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.
Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thì... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy. 

Vậy làm sao để áp huyết không cao?
Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).
    
Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản...
Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.
Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo… Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.
Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo. 
    
Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2020 lúc 10:18am

5 Loại Thực Phẩm Giúp Ngăn Ngừa Bệnh Alzheimer ở Người Lớn Tuổi.

       Khi tuổi ngày càng cao, nhiều người sẽ quên ngay những gì vừa nói dứt lời, hoặc lấy món đồ gì đó rồi quên mất phải làm gì…
       Hay như nhiều người lúc trước dù thức khuya thì ngày hôm sau vẫn làm việc bình thường, bây giờ hễ một đêm không ngủ là sẽ mệt mỏi suốt cả một tuần lễ. Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên không thể thay đổi được, dù vậy, chúng ta có thể ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer tuổi già nhờ việc điều chỉnh ăn uống, nghỉ ngơi và tăng cường vận động.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi:
1. Cá

3860%201%205LoaiThucPhamBMST

      Có thể nói cá là loại thực phẩm thực sự dành cho não, đặc biệt là axit béo omega-3 trong cá đóng vai trò quan trọng đối với chức năng và sự phát triển của não. Hơn nữa, cá cũng có thể cung cấp protein chất lượng cao cho não bộ, rất có lợi cho sức khỏe của não. Vì vậy, người cao tuổi tốt nhất nên ăn cá 2 lần một tuần.
2. Bắp Và Sữa

3860%202%205LoaiThucPhamBM%20ST

       Sữa bắp nấu từ bắp tươi và sữa bò không chỉ hỗ trợ tăng cường trí nhớ, mà còn có thể giúp tư duy thêm nhạy bén, tinh thần cũng dễ tập trung hơn.
       Tinh dầu bắp rất giàu các axit béo không no khác nhau như axit linoleic, có chức năng bảo vệ các mạch máu của não và giảm mỡ máu. Đặc biệt, hàm lượng nước và glutamate cao trong bắp có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào não. Thường xuyên ăn bắp, đặc biệt là bắp tươi có tác dụng bảo vệ não.
3. Đường Glucose Trong Thực Phẩm
       Glucose trong thực phẩm là “nhiên liệu” vô cùng tốt để thúc đẩy tư duy não bộ. Người già ăn một số thực phẩm có chứa glucose hoặc uống 1 ly nước ngọt mỗi ngày, có thể tạm thời thúc đẩy trí nhớ.

3860%203%205LoaiThucPhamBM%20ST

      Lưu ý: Khi ăn thực phẩm có chứa glucose, cần lưu ý rằng người cao tuổi chỉ có thể dùng một lượng vừa phải, nếu không sẽ phản tác dụng và cũng có thể dẫn đến béo phì.
4. Trứng Gà
Sự đóng góp dinh dưỡng của trứng cho cơ thể con người có thể nói là “có công lớn”.

3860%204%205LoaiThucPhamBM%20ST

      Chất lecithin trong trứng sau khi được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ có thể giải phóng ra acetylcholine. Đây là một chất hóa học đóng vai trò trong việc truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. Não càng chứa nhiều chất này càng có lợi cho việc cải thiện trí nhớ và có thể tránh chứng suy giảm trí nhớ thường gặp ở người già trên 60 tuổi. Đồng thời cũng có tác dụng duy trì và tăng cường trí nhớ đối với mọi người ở mọi lứa tuổi khác nhau.
       Lưu ý: Mặc dù ăn trứng là có lợi, nhưng không phải là ăn càng nhiều càng tốt, cần xem xét lượng cần thiết và khả năng tiêu hóa, người cao tuổi tốt nhất vẫn là chỉ nên ăn 1 quả trứng mỗi ngày.
5. Thực Phẩm Có Chứa Caffeine

3860%205%205LoaiThucPhamBM%20ST

       Có rất nhiều người lớn tuổi gặp tình trạng thiếu minh mẫn cho thoái hóa chức năng não bộ, lúc này hãy thử uống một ly cà phê hoặc thức uống có chứa năng lượng, không chỉ giúp đầu óc tỉnh táo, mà đồng thời còn kích thích thần kinh, tăng cường trí nhớ.
       Lưu ý: Người lớn tuổi cần kiểm soát lượng caffeine nạp vào cơ thể nhằm giúp đầu óc tỉnh táo mà không gây hại đến sức khỏe.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2020 lúc 1:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2020 lúc 10:27am

Chạy Đâu Cho Khỏi Các Bạn Ơi 

Thấy phát thèm Charcuterie – Hình internet

Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho biết là người tiêu thụ rất đổi quan tâm đến sự hiện diện của các loại hoá chất độc trong thực phẩm. Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra cho sức khỏe chúng ta trong hai ba chục năm sau.

An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Trên Thế Giới, Một Ảo Tưởng


Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Ăn thường xuyên thịt đỏ, thịt biến chế công nghiệp như jambon, bacon, saucisse có thể tăng nguy cơ bị cancer ruột già (colorectal cancer).

Processed meats rank alongside smoking as cancer causes – WHO

Bacon, ham and sausages rank alongside cigarettes as a major cause of cancer, the World Health Organisation has said, placing cured and processed meats in the same category as asbestos, alcohol, arsenic and tobacco.

The report from the WHOs International Agency for Research on Cancer said there was enough evidence to rank processed meats as group 1 carcinogens because of a causal link with bowel cancer.

Prof Tim Key, Cancer Research UKs epidemiologist at the University of Oxford, said: “Cancer Research UK supports IARCs decision that theres strong enough evidence to cl***ify processed meat as a cause of cancer, and red meat as a probable cause of cancer(26 oct 2015)

Bowel (Colorectal) Cancer

video: How bad for you are processed meats?

2 Video-Thực phẩm bẩn đang “giết” người Việt | VNOTV

Thói quen ăn uống đang “bóp” chết người Việt | VTC

Mọi người đều sợ bị ung thư
Giới kỹ nghệ đã cảm nhận điều này và để trấn an người tiêu thụ nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một một vài loại sản phẩm có đề thêm câu: Không có thêm chất bảo quản, không có hóa chất, không có hàn the (sans agent de conservation, pas dadditifs, no preservatives added), v.v…Không biết chúng ta có thể tin họ được hay không? Riêng người viết thì nghĩ rằng đây chỉ là một vấn đề quảng cáo và khuyến mãi mà thôi!

Còn bao nhiêu thứ nhập cảng từ khắp nơi trên thế giới, từ Á châu và từ Nam Mỹ, liệu họ có những luật chặt chẽ để bảo vệ tính chất trong lành của sản phẩm hay không?

Các quốc gia Âu Mỹ, tuy là được tiếng có nền kiểm soát thực phẩm rất quy củ và chu đáo, nhưng cũng không thể nào bảo đảm một cách tuyệt đối là 100% sản phẩm ngoại nhập bán ra đều trong lành hết đâu!

Tại các chợ Á Đông ở Montreal và có lẽ ở những nơi khác nữa một số không ít sản phẩm chẳng hạn như nem, chả đầu, giò thủ, v.v… đều là những mặt hàng ngoài luồng nghĩa là không được sản xuất từ một nhà máy có đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm.

Đó là chưa nói đến các loại “cơm chỉ”, chỉ món nào là mua món đó (food to go) rất phổ biến đối với bà con tại hải ngoại.

Còn vấn đề ô nhiễm môi sinh do các chất phế thải kỹ nghệ (déchets industriels) và nông dược (pesticides) cũng rất đáng ngại và có thể ảnh hưởng vào tính trong lành của các sản phẩm bán ra. Các nhà khoa học đều nhìn nhận là có một số ít chất phụ gia có tiềm năng gây cancer cho người. Tuy nhiên, các nhận định nầy đều dựa vào kết quả thử nghiệm trên loài chuột mà thôi. Trong những thí nghiệm nầy, người ta đã sử dụng những liều lượng thật lớn để gây nhiễm cho chuột, bởi vậy trên thực tế chúng ta hy vọng là cancer cũng khó có thể xảy ra cho con người được.

Nồng độ của các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm đều được ấn định ở mức rất thấp và rất an toàn. Nhà sản xuất không được vượt quá giới hạn nầy...(đây là nói theo luật và luận điệu của nhà nước vậy mà!).

Cách nấu nướng cũng có thể là nguyên nhân tạo ra những chất gây cancer. Đó là trường hợp chất heterocyclic aromatic amine khi nướng thịt ở nhiệt độ quá cao, hoặc chất benzopyrène do khói tạo ra khi chúng ta nướng barbecue trực tiếp trên lửa.

Nhiệt độ cao cũng có thể chuyển nitrite trong bacon, hot dog hoặc trong thịt ướp ra thành nitrosamine, là một chất gây ra cancer. Thường xuyên ăn thịt nướng trên lửa dễ có nguy cơ bị cancer lắm đó!

Theo cơ quan Food and Nutrition Board của National Research Council Hoa Kỳ, thì 35% cancer bắt nguồn từ thói quen và cách ăn uống mà ra, như ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều thịt đỏ (heo-bò-dê-cừu), ít chịu ăn rau cải và trái cây tươi và hơn nữa trong tổng số trường hợp cancer vừa kể thì chỉ có 1% hay 2% gây nên bởi chất phụ gia mà thôi.

Hóa chất độc trong thực phẩm.

Thực phẩm bị nhiễm hóa chất từ đâu?
Hóa chất có thể gây nhiễm vào bất cứ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển và tăng trưởng của các loài động vật và thực vật. Người ta gọi đây là hiện tượng tích lũy sinh học (bioaccumulation). Ngoài ra, trong lúc sản xuất, biến chế, bảo quản và tồn trữ, hóa chất cũng đôi khi dễ dàng lây nhiễm vào thực phẩm. Nguồn gây nhiễm có thể là do:

?Ô nhiễm kỹ nghệ (BPC, Dioxine)

?Canh nông (thí dụ, các loại nông dược)

?Biến chế thực phẩm (các chất phụ- gia)

?Các chất độc thiên nhiên (độc tố Aflatoxine từ nấm mốc)

Ảnh hưởng trên sức khoẻ cũng rất thay đổi tùy theo loại hóa chất, nồng độ và số lượng ăn vào, có ăn thường xuyên hay không và đôi khi cũng tùy theo cá nhân mỗi người nữa.

Các nông dược nhóm organochlorés
Điển hình là các chất DDT, MIREX, ALDRIN vv….MIREX thường thấy tích tụ trong cá và lươn. Phần lớn các chất nhóm organochlorés đã bị cấm sử dụng tại các quốc gia Tây Phương và lần lần được thay thế bởi những hoá chất nhóm organophosphorés. Ngược lai, các quốc gia đang phát triển vẫn còn tiếp tục xài các hoá chất nhóm organochlorés. Chất tồn dư nhóm organochlorés thường tích tụ trong mỡ của các loài động vật và cả trong sữa bò nữa. Triệu chứng ngộ độc thường thấy là nôn mửa, cơ thể bải hoải, thần kinh rối loạn và co giật, nhưng điều mà mọi người lo sợ nhất là... ung thư.

Pommes bị nhiễm nhiều nông dược nhất-Nhớ gọt vỏ kỹ rồi hãy ăn
Apples once again topped the 2014 “Dirty Dozen” list of the most pesticide-contaminated produce for the fourth year in a row

Phun xịt nông dược trong vườn pommes-A pesticide sprayer rolls through an apple orchard.

Nông dược nhóm organophosphorés
Thí dụ như DIAZINON, MALATHION, PARATHION, v.v... Hoá chất nhóm nầy thường tích tụ nhiều trên các loài thực vật có lá. Nhiễm độc nhẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt. Nói chung, hóa chất nhóm organophosphorés rất độc cho hệ thần kinh và có thể làm suy hô hấp.

Các chất phụ gia
Canada có vào khoảng 400 chất phụ gia đang được cho phép sử dụng. Chất phụ gia được thêm trong thức ăn và thức uống để cải thiện chất lượng, để thay đổi màu sắc, cũng như để kéo dài thời gian bảo quản và tồn trữ. Không phải chất phụ gia nào cũng đều có hại cho sức khỏe hết. Chỉ có một số ít chất như vài loại màu hóa học nhân tạo là có thể gây hại đến sức khỏe thôi...Phản ứng thông thường thuộc loại phản ứng dị ứng, như ngứa ngáy, da nổi đỏ, nổi mề đay, khó thở, nhức đầu, đau bụng và bị tiêu chảy vv.... Một số chất phụ gia cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân của vài loại cancer.

Bột ngọt (MSG) là thủ phạm của hội chứng nhà hàng Tàu (syndrome du restaurant chinois). Có người khi ăn bột ngọt sẽ bị nôn mửa, ngứa ngáy, mặt đỏ, ngộp thở, chóng mặt, nóng ran sau ót, ở hai cánh tay, và ở vùng ngực… Chất Sulfite được dùng để bảo quản thực phẩm và giúp giữ màu sắc được tươi thắm hơn, Sulfite có nhiều trong nước nho, trong rượu chát, sauce tomate, trong một số rau quả đóng hộp và trong các loại bánh mứt…Chất Nitrite và Nitrate (sodium et pot***ium) dùng để ướp muối thịt, khi nướng sẽ cho ra chất Nitrosamine, là một chất gây cancer. Tại một số quốc gia vùng Á Đông, trong đó có VN, rất nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe có thể được nhà sản xuất tự tiện thêm vào sản phẩm một cách bất hợp pháp nhằm mục đích bảo quản và kinh doanh…Hàn the (borax) ướp thịt cho tươi thắm…Formaldehyde giúp cho hủ tiếu khô được dai… Hóa chất lạ (giúp trái cây được tươi, lâu hư)…Phân urê và thuốc kháng sinh Streptomycin dùng ướp cá là những thí dụ được nhiều người thường nói đến.

Hóa chất độc trong thực phẩm.



Các chất kim loại

?CHÌ (Pb): Có thể thấy nhiều trong kỹ nghệ chế biến bình điện, trong các loại thực phẩm đóng hộp, và trong các hệ thống ống dẫn nước bằng chì. Ngộ độc chì sẽ làm đau bụng, mất máu, đi đứng khó khăn và các triệu chứng thần kinh khác.

?CADMIUM (Cd): Tìm thấy trong kỹ nghệ khai thác các quặn đồng, chì và kẽm, trong kỹ nghệ mạ kền, kỹ nghệ làm plastique, sản xuất nước sơn vv... Nhiễm cadmium lâu ngày, hệ miễn dịch sẽ bị tổn hại, ngoài ra cadmium cũng có thể gây cancer. Cadmium tích tụ trong tôm, cua, sò, ốc và trong gan thận thú rừng, hưu, nai và caribou.

?THỦY-NGÂN (Hg): Dưới dạng methyl mercury (MeHg), là chất phế thải từ các nhà máy làm bột giấy và từ kỹ nghệ khai thác hầm mỏ. Thủy ngân thường tích tụ trong thịt và trong gan cá. Trong thiên nhiên, do hiện tượng cá lớn nuốt cá bé cho nên những loại cá nào ở tận cùng dây chuyền thực phẩm là loại cá chứa nhiều thủy ngân nhất. Cá mập hay cá nhám (shark), cá tuna, cá lưỡi kiếm swordfish, brochet, cá doré, cá king mackerel, cá tile fish là những cá có độ nhiễm thủy ngân nhiều hơn cá hareng. Thủy ngân tích lũy theo thời gian và quyện một cách chặt chẽ vào protéine của cá…Khác với cá biển, cá sông hồ nội điạ lại thường chứa một tỉ lệ chất ô nhiễm khá cao. Ở người, triệu chứng nhiễm thủy ngân thay đổi khác nhau tùy theo nồng độ và tùy theo thời gian nhiễm. Thủy ngân có thể gây độc cho bào thai, cho trẻ em và người lớn. Triệu chứng chính thuộc hệ thần kinh trung ương như cảm giác tê quanh môi, ở các ngón chân và ngón tay rồi lần lần ăn nói khó khăn, mắt và tai kém, mỏi mệt, nhức đầu, bồn chồn, không tập trung tư tưởng được, cơ thể càng ngày càng yếu đi, đi đứng rất ư là khó khăn, và cuối cùng thì hôn mê và chết… Santé Canada cho phép mức độ nhiễm thủy ngân ở cảc loài thủy sản là 0.5 ppm. Tại Hoa kỳ cơ quan FDA ấn định mức cho phép là 1ppm.

Dioxine
Nguồn ô nhiễm chính là các nhà máy đốt rác và các chất phế thải. Kỹ nghệ sản xuất các thuốc diệt cỏ nhóm organochlorés cũng làm phát sinh ra dioxine. Trong thiên nhiên, cháy rừng và hoạt động của núi lửa cũng là nguyên nhân của sự ô nhiễm dioxine. Thuốc khai quang màu da cam 2,4-D được sử dụng tại Việt Nam ngày trước là một trong nhiều nguyên nhân ô nhiễm dioxine tại miền Nam. Dioxine ít hoà tan trong nước, nhưng lại dễ hoà tan trong mỡ và chất béo…Ở người, phần lớn ô nhiễm dioxine có nguồn gốc từ việc ăn uống. Dioxine đuợc tìm thấy trong cá, tôm, cua, sò, ốc, trong sữa bò và cả trong trứng gà nữa. Nhiễm dioxine lâu ngày có thể làm xuất hiện một loại bịnh ngoài da rất độc hại, gọi là chloracné. Các hệ miễn dịch, nội tiết, sinh dục và thần kinh đều bị tổn hại. Sinh ra quái thai và ung thư là hiểm họa đáng sợ nhất của dioxine.

BPC (Biphényles Polychlorés)
Mặc dù đã bị cấm sử dụng tại Canada từ những năm 80, nhưng BPC vẫn còn là hóa chất thường hay được báo chí nói đến luôn. BPC đã được dùng trong các vật liệu chống lửa, trong nước sơn, trong mực in và trong những máy biến thế điện (transformateur)…BPC làm tổn hại hệ miễn dịch và cũng có thể gây ra cancer. BPC được tiết qua sữa mẹ. Trong dây chuyền thực phẩm, cá là loại nhiễm BPC nhiều nhất và từ đó lây nhiễm cho loài người… Tập chí Protégez vous ở Quebec, số tháng 2/2002 có báo động là cá Saumon de l'Atlantique đã bị nhiễm độc BPC ở mức độ rất cao. Cá được nuôi dưỡng theo lối công nghiệp trong những bè vĩ đại ven bờ biển Canada vùng Vancouver và Halifax, và được cho ăn toàn thức ăn hỗn hợp làm từ bột cá tạp, bột lông gà, bột bắp, dầu thực vật, và trụ sinh vv... Nhưng không biết vì lẽ gì loại dầu sử dụng đã bị nhiễm BPC nên đã lây nhiễm cho cá nói trên.

Tình hình Việt Nam theo báo chí bên nhà
Văn Quang-Viết từ Saigon: Ăn gì để không chết?

“Đi tìm nguyên nhân
Người dân Việt đang bị bao vây tứ phía từ chính chúng ta đến anh Ba Tàu đểu cáng, còn một nguyên nhân thứ ba nguy khốn hơn. Ngoài sự bất lực của cớ quan chức năng còn có một số ông cán bộ thú y tiếp tay cho việc sử dụng chất cấm.

Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là vấn đề nóng, ngày càng trở nên trầm trọng. Tại Hà Nam, đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT còn phát hiện người dân đã trộn vào thức ăn chăn nuôi chất gọi là “mì chính” không rõ nguồn gốc.

Tại Hội nghị kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc sáng 10/11 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho hay, ngay hôm trước đó có tới hơn 500 lô hàng xuất khẩu bị trả về, trong đó có 10% (50 lô hàng) tồn dư kháng sinh, chất cấm…” (Ngưng trích- Văn Quang –Ăn gì để không chết)

Tại chợ Bình Tây, hầu hết mặt hàng thực phẩm khô vả gia vị… đều là hàng Trung Quốc. Vừa Nhập Siêu Vừa Nhập Lậu, Hàng Tàu Giết Hàng Ta (Vietbao.com)

Vào dịa chỉ sau đây tha hồ mà xem thêm

- Thực phẩm bẩn

Hóa chất độc trong thực phẩm.



Nên để ý các điểm sau đây

Nói chung, cũng may là đa số hóa chất gây nhiễm trong thực phẩm thường nằm dưới giới hạn quy định của Santé Canada. Sống trong một đất nước quá ư tiên tiến và kỹ nghệ thì vấn đề ô nhiễm môi sinh ắt khó tránh khỏi được. Đây là vấn đề làm nhiều người trong chúng ta thường hay lo nghĩ đến. Tuy nhiên, để hạn chế bớt tác dụng độc hại của một số hóa chất trên sức khỏe, chúng ta cần nên lưu ý đến các điểm sau đây:

?Độ nhiễm cũng thay đổi tùy theo từng vùng, có gần các khu kỹ nghệ hay không? Sông, rạch, ao hồ nội điạ nhiễm nhiều hơn vùng đại dương.

?Đồ lòng, gan, thận thú rừng, hưu, nai chứa nhiều chất kim loại như Cadmium.

?Mỡ và da cá là nơi tích tụ nhiều BPC và Dioxine.

?Để tránh hiện tượng tích lũy độc chất, nên thường xuyên thay đổi loại cá ăn.

?Tại Bắc Mỹ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần nên hết sức thận trọng, tốt hơn hết là tránh dùng các loại cá như cá nhám (cá mập), cá lưỡi kiếm (swordfish), cá tuna, king mackerel, và cá tile fish.

?Tất cả thực phẩm sản xuất theo lối công nghiệp đều có chứa hóa chất.

?Ăn, rau, cải, trái cây phải rửa kỹ, và phải gọt bỏ vỏ.

?Cách nấu nướng, như nướng chiên ở nhiệt độ cao, hoặc trực tiếp trên lửa ngọn, thường làm phát sinh ra chất HAAs (heterocyclic aromatic amines), là chất có thể gây ra ung thư.

Sợ nhưng vẫn ăn như thường
Dù muốn dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống! Trong một xã hội quá ư là văn minh và quá ư là kỹ nghệ như Bắc Mỹ ngày nay, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi quỹ đạo của hóa chất được.

Thôi thì tốt hơn hết là nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống, nên điều độ và chừng mực thì tốt hơn!

Hãy cảnh giác và thận trọng đối với các loại thực phẩm (khô, tươi và biến chế) nhập từ Á Đông.

Đừng quên là hấu hết các loại thực phẩm tươi và khô trong các chợ Á Đông đều được made in China.

Hạn chế việc dùng những loại thực phẩm công nghiệp như các loại nước ngọt, các loại đồ hộp, đồ conserve, các loại thịt nguội và thịt hong khói smoked meat, v.v…Tránh bớt chừng nào tốt chừng đó!

Vào thế kỷ thứ XVI, Paracelse, một nhà hóa học nổi tiếng và đồng thời cũng là một y sĩ lỗi lạc của Thụy Sĩ đã từng nói một câu để đời như sau: «Cest la dose qui fait le poison», có nghĩa là chính liều lượng làm nên chất độc.

Ngẫm nghĩ lại câu này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay./.

ĐỌC THÊM

- Nên Chuộng Thịt Đỏ Hay Thịt Trắng

VIDEO phim rùng rợn tại Vietnam

Rau muống Saigon

Chế biến mứt đầy ruồi và dòi ( Saigon )

Chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Montreal

Nguyễn Thượng Chánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.906 seconds.