Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2020 lúc 7:40am

Sinh Tố 


Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sức khỏe cơ thể. Sinh tố góp phần điều hành chức năng của các cơ quan, bộ phận trong người.

Tên tiếng Anh của Sinh Tố là Vitamin, có nguồn gốc tiếng La Tinh “vita” có nghĩa là đời sống và amino là chất dinh dưỡng cần thiết.
Hầu hết các sinh tố cần phải được cung cấp từ thức ăn, vì cơ thể con người không thể tổng hợp được, ngoại trừ hai sinh tố D và sinh tố K. Điều may mắn là trong thực phẩm có đủ các loại sinh tố.
Mặc dù ta chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai trò rất quan trọng cho sự sống của cơ thể. Không có sinh tố thì những sinh vật cao cấp như loài người, không thể tồn tại.
Sau đây là một số công dụng của sinh tố:
– Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.
– Điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt.
– Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.
– Giữ vai trò xúc tác trong các hệ thống sinh hóa và có nhiệm vụ biến năng lượng để giúp các tế bào và các mô hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người;
– Ngoài ra, sinh tố còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng chất, chất đạm, chất bột đường và nước.
Có 13 loại sinh tố chính. Đó là sinh tố A, C, D, E, K và tám sinh tố thuộc nhóm B như B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin) , B5 (pantothenic acid) , B6 (pyridoxine), B12 cobalamin), folacin (acid foli) và biotin.

Đặc biệt, sinh tố A vừa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, trứng lại cũng có ở dạng gọi là caroten trong thực vật. Khi được đưa vào cơ thể, caroten được biến thành sinh tố A. Caroten có nhiều trong cà rốt, rau xanh, cà chua… Caroten còn là một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu.

Ngoài ra còn một số chất không là sinh tố nhưng có các chức năng gần giống như sinh tố (vitaminlike substances). Chẳng hạn như bioflavonoid, carnitine, coenzyme, inositol.
Có hai nhóm sinh tố. Nhóm hòa tan trong chất béo như các sinh tố A, D, E, và K và nhóm hòa tan trong nước gồm có sinh tố C và các sinh tố B.

Sự phân biệt này rất quan trọng vì cơ thể tồn trữ sinh tố hòa tan trong chất béo ở gan và mô béo tương đối lâu hơn, nên tình trạng thiếu hụt các sinh tố nhóm này chậm xẩy ra. Còn những sinh tố hòa tan trong nước chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể và cần được bổ sung thường xuyên để tránh các bệnh gây ra do thiếu những sinh tố nhóm này

Đa số sinh tố rất dễ bị sức nóng và ánh sáng hủy hoại. Do đo, trong việc tồn trữ và nấu nướng thực phẩm, một số sinh tố bị mất đi. Sự mất mát càng lớn khi thực phẩm tiếp xúc với ánh sáng, sức nóng hoặc không được ướp lạnh, cất giữ đúng cách.
Sinh tố hòa tan trong mỡ béo ổn định hơn sinh tố hòa tan trong nước khi thực phẩm được nấu nướng. Ví dụ, khi đun sôi thì lượng sinh tố hòa tan trong nước bị phân hủy trong nước nóng, cho nên muốn duy trì lượng sinh tố này thì không nên nấu quá lâu và chỉ nên nấu với ít nước.

Mỗi sinh tố có nhiệm vụ riêng của nó. Trong một số trường hợp, vài loại sinh tố có tác dụng hỗ tương nhưng không thể thay thế cho nhau.
Ví dụ:
– Sinh tố D có hiệu quả tốt hơn nếu dùng chung với sinh tố A.
– Cặp sinh tố D và A hoạt động tốt hơn nếu có sự hiện diện của sinh tố B;
– Sinh tố E được tăng hiệu năng khi đi chung với cặp sinh tố D và A;
– Sinh tố C có ảnh hưởng đến tác dụng của sinh tố A;
– Khi thiếu sinh tố B1 thì sự hấp thụ những sinh tố khác trong cơ thể gặp trở ngại.
Mặc dầu cơ thể cần sinh tố, nhưng sinh tố không thể thay thế thực phẩm. Nếu thay thế được thì người ta đã không cần những bữa ăn rườm rà mà chỉ cần uống vài viên sinh tố bán trên thị trường.
Không có thực phẩm thì sinh tố không được cơ thể hấp thụ vào các hệ thống sinh hóa để làm nhiệm vụ biến năng. Sinh tố không cung cấp năng lượng (calori) và không có khả năng tự nó làm tăng trưởng cơ thể như các chất đạm, chất béo, carbohydrate, khoáng chất và nước.
Vì vai trò quan trọng của sinh tố đối với cơ thể như đã nói ở trên, ta nên xét qua từng loại hoặc nhóm sinh tố để biết chúng có những chức năng gì cũng như nhu cầu của chúng ta đối với các sinh tố đó ra sao.
Sinh tố được chia ra làm hai nhóm: nhóm hòa tan trong dầu mỡ như A,D,E và K; và nhóm hòa tan trong nước như nhóm sinh tố B, C, Folatin..

Sinh tố hòa tan trong dầu mỡ
Sinh Tố A
Sinh tố A hòa tan trong chất béo và có nhiều trong thực phẩm như sữa, bơ, phó-mát, lòng đỏ trứng, gan, dầu cá.

Một số thực vật như cà rốt, cà chua, rau xanh … có chất carotene hoặc tiền sinh tố A Provitamin A và sẽ được biến thành sinh tố A khi đưa vào cơ thể.
1- Sinh tố A
Có nhiều hình thức sinh tố A với tác dụng hơi khác nhau. Hai loại thông thường nhất là Retinol và Dehydroretinol.
Dehydroretinol chỉ có ở cá nước ngọt và chim ăn cá đó nên không quan trọng lắm.
Retinol có trong dầu cá biển, mỡ béo, gan, lòng đỏ trứng.
Sinh tố A là chữ gọi chung cho cả hai loại.
Sinh tố A có mầu vàng nhạt, không hòa tan trong nước nên không mất đi khi nấu nướng thực phẩm.
Sinh tố được hấp thụ ở ruột non dưới tác dụng của mật. Sự hấp thụ có thể bị trở ngại bởi dầu khoáng chất. Dầu này không hòa tan trong nước, thu hút sinh tố A và thải ra ngoài theo phân. Sinh tố không có trong nước tiểu vì không hòa tan trong nước.
Trong cơ thể, sinh tố A được dự trữ nhiều nhất ở gan, một số nhỏ ở tế bào mỡ, phổi, thận.
Công dụng
– Giúp mắt nhìn rõ trong ánh sáng mờ.
– Giúp chế tạo và bảo trì da, răng, xương, tinh trùng, những mô mềm, những màng nhầy;
– Giúp sự sinh sản được bình thường. Mang thai mà thiếu sinh tố này trong ba tháng đầu có thể bị sẩy thai.
– Có thể có tác dụng ngăn chận sự phát triển của tế bào ung thư.
– Các cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy sinh tố A có khả năng giúp trẻ em chống nhiễm độc, giúp thai nhi tăng trưởng tốt.

Nguồn cung cấp
Sinh tố A có nhiều trong các thực phẩm gốc động vật như dầu mỡ cá thu, gan, cật, sữa, lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ sữa như cà rem, phó mát. Gan bò nuôi bằng cỏ xanh và bò lớn tuổi có nhiều sinh tố A hơn bò non và bò ăn cỏ khô. Dầu gan cá là nguồn cung cấp sinh tố A nhiều nhất.
Sinh tố A tổng hợp cũng công hiệu và an toàn như sinh tố từ động vật nhưng rẻ tiền hơn.
Nhu cầu
Nhu cầu mỗi ngày là 900mcg cho đàn ông, 700mcg cho đàn bà. Tối đa 3000mcg.
Không cần tăng sinh tố A khi có thai, nhưng khi cho con bú sữa mẹ thì người mẹ cần tiêu thụ thêm khoảng 200mcg mỗi ngày.
Thiếu sinh tố A
Thiếu sinh tố A con người dễ bị nhiễm trùng miệng, cuống họng; giảm thị giác, khô và đục giác mạc (cornea); cơ thể còi cọc, xương chậm mọc, răng yếu mau hư; da khô có vầy; kém khả năng thụ thai, thai nhi kém tăng trưởng.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra vì trong thực phẩm hàng ngày thường có đầy đủ sinh tố này.
Thừa sinh tố A

Dùng thêm nhiều sinh tố A có thể gây ra ăn mất ngon, nhức đầu, rụng tóc, mắt mờ, tính tình nóng nẩy, da khô, ngứa, tiêu chẩy, ói mửa, sưng gan. Người cao tuổi dùng trên 5000 mcg một ngày có thể bị suy gan.
Đàn bà có thai không nên dùng quá 5,000mcg/ ngày vì nguy cơ gây khuyết tật ở thai nhi. Tôt nhất là dùng những thực phẩm chứa nhiều sinh tố A thay vì dùng dạng chế biến.
2. Caroten

Có ba dạng caroten là alpha, beta và gamma, đều được gọi chung là tiền-sinh-tố A vì khi cơ thể hấp thụ những chất này sẽ biến đổi chúng thành sinh tố A.
Carotene có nhiều trong thức ăn gốc thực vật như các loại rau màu lục đậm và các loại trái cây có mầu vàng cam đặc biệt là trong trái xoài, trái mơ, củ cà rốt, súp lơ, cà chua.
Nhiều nghiên cứu cho thấy beta carotene có thể ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ tính chống oxy hóa, vô hiệu hóa gốc tự do trong các phản ứng chuyển hóa của cơ thể.
Nghiên cứu ở Trung Hoa cho hay khi dùng chungvới sinh tố E, beta carotene có thể ngăn ngừa bệnh ung thư bao tử. Kết quả nghiên cứu khác cho thấy beta carotene còn có khả năng giảm sự truyền bệnh AIDS từ mẹ sang con.
Khác với sinh tố A, beta carotene không gây rủi ro khi được dùng với liều lượng lớn, bởi vì cơ thể chuyển chất này thành sinh tố A dần dần, tùy theo nhu cầu. Trường hợp dùng với lượng quá cao (thí dụ mỗi ngày ăn một kí cà rốt) cũng chỉ làm cho da trở nên vàng hay cam. Hiện tượng này sẽ mất đi khi ta điều chỉnh chế độ ăn.
Mỗi ngày ta có thể dùng từ 10-20 mcg carotene mà không có ảnh hưởng xấu cho cơ thể.
Nguồn cung cấp carotene gồm có: cà rốt, khoai lang, bí ngô, dưa canteloupe, bưởi hồng, rau bina (spinache), mận, broccoli và nhiều loại rau có lá màu lục đậm. Rau trái càng đậm màu lục và màu cam thì càng chứa nhiều carotene.

Sinh Tố D
Sinh tố D là chất bột mầu trắng, không mùi, hòa tan trong mỡ, không hòa tan trong nước, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và không bị oxy hóa. Do đó sinh tố này không bị mất đi trong khi chế biến hoặc cất giữ thức ăn.
Công dụng
Sinh tố D rất cần cho sự tăng trưởng của xương và răng. Sinh tố duy trì chất calci và phosphor trong máu ở mức bình thường bằng cách điều hòa sự hấp thụ hai khoáng chất này từ thực phẩm.
Nếu không có sinh tố D, calci trong thực phẩm không được ruột non hấp thụ, cơ thể sẽ lấy calci dự trữ trong xương ra để cung ứng cho nhu cầu khác của cơ thể.
Một số nhà chuyên môn y tế cho rằng sinh tố D có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, vú và các bệnh phong nhức khớp, nhưng vấn đề này vẫn còn đang trong vòng vi nghiên cứu.
Nguồn cung cấp
Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng may mắn là thiên nhiên giúp chúng ta tạo ra loại sinh tố này qua tác dụng của ánh nắng mặt trời chiếu trên da.
Các loại cá béo như cá trích (herring), cá thu (mackerel), cá hồi (salmon), cá ngừ (Tuna), cá sardine là nguồn cung cấp chính của sinh tố D. Cá ăn các sinh vật phù du (plankton) phơi mình trên mặt biển nắng chói.
Gan, lòng đỏ trứng, bơ có một ít sinh tố D.
Sữa người và sữa bò có rất ít sinh tố D.
Rau trái hầu như không có hoặc chỉ có vài dấu vết sinh tố D.
Vì thế, các thứ sữa và thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh đều được bổ sung sinh tố D, chẳng hạn như một lít sữa thường được bổ sung 10mcg sinh tố D (tương đương với 400 IU). Ngoài ra, ngũ cốc khô ăn sáng, bánh mỳ, margarine, nước trái cây cũng thường được cho thêm sinh tố D.
Sinh tố D được ruột non hấp thụ với sự trợ giúp của mật.
Sinh tố D được tạo ra khi ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn có tia cực tím chiếu lên da. Tia cực tím biến một hóa chất dưới da thành một loại sinh tố D rồi gan và thận tiếp tay biến thành sinh tố D hữu hiệu cho cơ thể. Ta chỉ cần phơi nắng 10-15 phút, hai hoặc ba lần mỗi tuần là có đủ lượng sinh tố D cần thiết cho cơ thể. Vì lẽ đó, sinh tố này còn được gọi là (“Sinh tố Ánh Nắng” Sunshine Vitamin).
Lượng sinh tố được tạo ra theo cách này thay đổi tùy theo thời gian và mức độ tiếp cận với ánh sáng. Da có mầu đậm cản ánh sáng tới 95%, quần áo và cửa kính, không khí ô nhiễm cũng cản tia tử ngoại vào da; mùa đông ít ánh nắng hơn mủa hè.
Phần lớn sinh tố D được dự trữ ở tế bào mỡ, xương và thịt. Một số nhỏ ở gan, óc, phổi và thận. Phần không dùng tới hầu hết được bài tiết theo phân, chỉ có dưới 4% theo nước tiểu.

Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 5mcg (tương đương khoảng 200 IU) và không nhiều quá 10mcg (tương đương khoảng 400IU).
Thiếu sinh tố D có thể đưa đến bệnh còi xương ở trẻ em, mềm xương (osteomalacia) ở người cao tuổi và xơ cứng mạch máu.
Trong bệnh còi xương, xương mềm và biến dạng, xương ngực nhô về phía trước (pigeon breast), xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư. Tất cả đều do thiếu calci và phosphor trong xương.
Dùng sinh tố D với liều lượng lớn như trên 50mcg trong một ngày (tương đương 2000 U.I) có thể nguy hiểm. Calci trong máu sẽ lên cao, kết tụ vào các tế bào tim, mạch máu, thận, phổi … và cao quá có thể đưa tới tử vong.
Phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh dùng nhiều sinh tố D quá thì van tim thu hẹp, em bé bị chậm phát triển trí não và khuyết tật. Thường thường chỉ khi dùng sinh tố D dạng chế biến thì mới có nguy cơ này, cho nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Sinh Tố D và Ánh Sáng Mặt Trời
Sinh tố D là một chất bột mầu trắng, không mùi, hòa tan trong mỡ, không hòa tan trong nước, không bị phân hủy ở nhiệt độ cao và không bị oxy hóa. Do đó sinh tố này không bị mất đi trong chế biến hoặc cất trữ thức ăn.

Sinh tố D có dưới nhiều dạng và mỗi dạng có tác dụng riêng. Calciferol là hình thức có tác dụng mạnh nhất.
Gan và thận giúp chuyển hóa sinh tố D tiêu thụ trong thực phẩm hoặc do tác dụng của tia nắng sang dạng hormone 1.25 dihydrooxyvitamin D. Hormon này gửi tín hiệu cho ruột non để tăng hấp thụ calci và phosphor.
Công dụng
Sinh tố D rất cần cho sự tăng trưởng của xương và răng.
Sinh tố duy trì chất calci và phospho trong máu ở mức bình thường bằng cách điều hòa sự hấp thụ hai khoáng chất này từ thực phẩm.
Nếu không có sinh tố D, calci trong thực phẩm không được ruột non hấp thụ, cơ thể sẽ lấy calci dự trữ trong xương ra để cung ứng cho nhu cầu khác của các cơ quan, bộ phận.

Một số chuyên viên y tế cho rằng sinh tố D có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, vú và các bệnh phong nhức khớp, nhưng vấn đề này vẫn còn đang trong phạm vi nghiên cứu.

Một số nghiên cứu khác cho là sinh tố D có khả năng duy trì tốt hệ miễn dịch, giúp tế bào tăng trưởng và phân sinh thành các loại đặc biệt.
Nguồn cung cấp
Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng may mắn là thiên nhiên giúp chúng ta tạo ra loại sinh tố này qua tác dụng của ánh nắng mặt trời chiếu trên da.
Tia cực tím của nắng biến hóa chất ergosterol dưới da thành một loại sinh tố D rồi gan và thận tiếp tay biến thành sinh tố D hữu hiệu cho cơ thể. Chỉ cần phơi nắng 10-15 phút, hai hoặc ba lần mỗi tuần là có đủ lượng sinh tố D cần thiết. Vì lẽ đó, sinh tố này còn được gọi là (“Sinh tố Ánh Nắng” Sunshine Vitamin).
Điều cần lưu ý là:
– Nên tắm nắng vào buổi sáng khi tia nắng còn dịu hoặc xế chiều khi nắng không gay gắt;
– Không nên bôi quá nhiều kém chống nắng vì kem ngăn tia cực tím hấp thụ qua da.
Nên phơi mình trần càng nhiều càng tốt.
– Cẩn thận để da khỏi bị cháy nắng và có thể gây ung thư da.
Lượng sinh tố D do nắng tạo ra thay đổi tùy theo thời gian và mức độ tiếp cận với ánh sáng.
Da có mầu đậm cản ánh sáng tới 95%, quần áo và cửa kính, không khí ô nhiễm cũng cản tia tử ngoại vào da; mùa đông ít ánh nắng hơn mủa hè.
Các loại cá béo như cá trích (bloater, herring), cá thu (mackerel), cá hồi (salmon), cá ngừ (Tuna), cá sardine là nguồn cung cấp chính của sinh tố D. Cá ăn các sinh vật phù du (plankton) phơi mình trên mặt biển nắng chói.

Gan, lòng đỏ trứng, bơ có một ít sinh tố D.
Rau trái hầu như không có hoặc chỉ có vài dấu vết sinh tố D
Sữa người và sữa bò có rất ít sinh tố D. Vì thế, các thứ sữa và thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh đều được bổ sung sinh tố D, chẳng hạn như một lít sữa thường được bổ sung 10mcg sinh tố D (tương đương với 400 IU).

Ngoài ra, ngũ cốc khô ăn sáng, bánh mỳ, margarine, nước trái cây cũng thường được cho thêm sinh tố D.
Sinh tố D được ruột non hấp thụ với sự trợ giúp của mật.
Phần lớn sinh tố D được dự trữ ở tế bào mỡ, xương và thịt, một số nhỏ ở gan, óc, phổi và thận.
Phần không dùng tới hầu hết được bài tiết theo phân, chỉ có dưới 4% theo nước tiểu ra ngoài.

Nhu cầu
Viện Y học Hoa Kỳ đề nghị mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 5mcg (tương đương với 200 IU) và không nhiều quá 10mcg (tương đương với 400IU).
Tuy nhiên, một số nhà dinh dưỡng khác, như bác sĩ người Canada Reinhold Vieth, lại cho rằng cơ thể cần số lượng sinh tố D cao hơn, khoảng 4000IU/ ngày.
Thiếu sinh tố D
Thiếu sinh tố D có thể đưa đến bệnh còi xương ở trẻ em (ricket), mềm xương (osteomalacia) ở người cao tuổi và xơ cứng mạch máu.

Trong bệnh còi xương, xương mềm và biến dạng, xương ngực nhô về phía trước (pigeon breast), xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư. Tất cả đều là do thiếu calci và phosphor trong xương.
Thiếu sinh tố D xảy ra khi:
* Tiêu thụ ít hơn số lượng được khuyến khích
* Ít tiếp xúc với tia nắng
* Thận không chuyển hóa sinh tố D sang dạng hormone
* Cơ thể không hấp thụ được sinh tố D ở ruột

Người dị ứng với sữa hoặc ăn rau thuần túy đề dễ bị thiếu sinh tố D. Trẻ em chỉ nuôi với sữa mẹ cũng thiếu sinh tố D, nếu các em không được dùng thêm calci phụ.
Những trường hợp sau đây cần dùng thêm sinh tố D:
– Em bé nuôi với sữa mẹ.
– Người trên 50 tuổi. Lý do là da của họ không tổng hợp hữu hiệu được sinh tố D và thận cũng kém chuyển hóa sinh tố D thành dạng kích thích tố.
Theo thống kê, có từ 30-40% người cao tuổi bị gãy xương hông vì thiếu sinh tố D. Do đó lớp người này có thể được bảo vệ hơn, nếu dùng thêm sinh tố D.
– Những người ít tiếp xúc với mặt trời như cư dân miền bắc cực, dân chúng mặc quần áo chùm kín cơ thể, người làm việc trong không gian không có mặt trời.
– Người da mầu, có nhiều chất màu melanin bao phủ khiến tia tử ngoại không xâm nhập được vào da.
Người có rối loạn hấp thụ chất béo như trong bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh xơ nang tụy tạng (cystic fibrosis), bệnh gan, tụy tạng, giải phẫu cắt bỏ một phần bao tử hoặc ruột.

Thừa sinh tố D
Dùng sinh tố D với liều lượng lớn như trên 50mcg trong một ngày (tương đương 2000 U.I) có thể gây ra nôn mửa, táo bón, ăn không ngon, mệt mỏi, xuống cân, tăng lượng calci trong máu, rối loạn tâm trí.
Quá cao calci trong máu có thể đưa tới rối loạn nhịp tim, kết tụ calci vào các tế bào tim, mạch máu, thận, phổi.

Các nhà dinh dưỡng định mức độ tối đa sinh tố D mà cơ thể chịu đựng được là 25µ (1000IU) cho trẻ em tới 12 tháng; 50µ (2000IU) cho trẻ em, phụ nữ có thai và mẹ cho con bú sữa của mính.

Một số nghiên cứu cho hay, phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh dùng nhiều sinh tố D quá thì van tim thu hẹp, bé bị chậm phát triển trí não và bị khuyết tật. Thường thường chỉ khi dùng sinh tố D phụ thêm thì mới có nguy cơ này. Vì thế, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Sinh tố E
Sinh tố E được các khoa học gia tại Đại học Berkeley, California khám phá ra cách nay hơn 80 năm. Trong những thập niên vừa qua, sinh tố này đã là một trong những ngôi sao sáng trong số các chất dinh dưỡng.
Có hai nhóm sinh tố E chính: nhóm tocopherols và tocotrienol với 4 isomers.
Trong hai nhóm này, nhóm alpha-tocopherol isomer có tác dụng mạnh nhất ở trong cơ thể. Cơ thể hấp thụ được cả tocopherol thiên nhiên và nhân tạo nhưng loại thiên nhiên trong thực phẩm có nhiều tác dụng tốt hơn.
Sinh tố E (tocopherol) có dạng dầu sền sệt, mầu vàng nhạt, hòa tan trong chất béo hoặc cồn và không hòa tan trong nước.Sinh tố chịu đựng được sức nóng và acid nhưng bị phân hủy bởi tia tử ngoại hoặc oxygen.

Đun nấu với nhiệt độ bình thường không làm mất sinh tố E, nhưng khi chiên rán chìm trong chất béo hoặc đóng hộp, sấy khô thì sinh tố E mất đi khá nhiều.

Vai trò của sinh tố E trong cơ thể
Trong cơ thể, vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ sinh tố A và chất béo khỏi bị oxy hóa, tạo hồng cầu, phòng ngừa sự hư hao của tế bào và giúp cơ thể sử dụng sinh tố K.
Công dụng
Sinh tố E được đề nghị để phòng ngừa hoặc điều trị một số vấn đề của sức khỏe do tác dụng chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, cho tới nay kết quả các nghiên cứu đều chưa được thống nhất, chưa có tính cách kết luận hoặc mới có ý kiến trung dung (neutral), đôi khi tiêu cực (negative).
Theo một số tác giả, sinh tố E là một chất chống oxy hóa rất hữu hiệu. Sinh tố bảo vệ các mô, giúp chế tạo và bảo vệ hồng huyết cầu; giúp cơ thể sử dụng sinh tố K.

Vì là chất chống oxy hóa, một số tác giả cho biết sinh tố E có thể tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do (free radicals) do đó có thể giữ một vai trò nào đó trong sự phòng ngừa ung thư và làm chậm tiến trình lão suy. Selenium và sinh tố E có thể thay thế, hỗ trợ cho nhau trong công dụng này.
Nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố E có thể ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch, kể cả những chứng nhồi máu cơ tim hay tai biến động mạch não, vì nó làm giảm bớt sự kết tụ của cholesterol xấu LDL (low density lipoprotein) ở trong mạch máu.

Một số nghiên cứu khác cho thấy sinh tố E có thể làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng mạnh hơn. Đặc tính này có lẽ cũng giúp trì hoãn các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ.
Sinh tố E còn làm giảm nguy cơ bệnh cườm mắt (cataract) nhờ khả năng chống oxy hóa.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy sự sinh đẻ của chuột khả quan hơn khi cho dùng sinh tố E.

Trái với tin tưởng của nhiều người, sinh tố này không có vai trò gì trong việc làm đời sống tình dục người nam mạnh hơn.
Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp chính sinh tố E là thực phẩm gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu hột bông gòn (cotton seed oil), dầu hướng dương (sunflower oil), dầu bắp, phó sản của các dầu vừa kể như margarine; trong mầm lúa mì (wheat germ); trong bắp, các loại hạt có vỏ cứng, hạt dưa (seed), quả ô liu, măng tây và các loại rau có lá màu lục.

Thực phẩm gốc động vật có rất ít sinh tố E.
Sinh tố E được hấp thụ ở ruột non với sự hỗ trợ của mật và chất béo.
Sinh tố E lưu chuyển trong máu và được dự trữ trong tế bào mỡ, gan, bắp thịt, phần dư thừa được bài tiết qua phân.

Không giống như sinh tố A và D, sinh tố E không gây ra triệu chứng ngộ độc khi ta dùng một số lượng cao.
Tuy nhiên, đang uống thuốc Coumadin chống loãng máu cần cẩn thận, vì sinh tố E cao quá có thể làm xuất huyết nhiều hơn.
Nhu cầu
Nhu cầu sinh tố E thay đổi tùy theo tuổi tác, nam hoặc nữ, tình trạng sức khỏe và số lượng chất béo bão hòa mà người đó tiêu thụ. Chất béo bão hòa dễ bị oxy hóa vì thế cần tăng sinh tố E nếu ăn nhiều chất này.
Liều (dose) sinh tố được ghi theo đơn vị milligram hoặc IU (International units). 1mg alpha-tocopherol tương đương với 1.5 IU.

Tại Hoa Kỳ, giới chức y tế dinh dưỡng đề nghị (Recommended Daily Allowance – RDA) là:

– Nam nữ từ 14 tuổi và phụ nữ có thai ở mọi tuổi cần 15mg (hoặc 22.5IU),
– Phụ nữ cho con bú sữa mẹ cần 19mg (hoặc 28.5IU) sinh tố E mỗi ngày.
Số lượng này đều có trong phần ăn hàng ngày nếu ta tiêu thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Với trẻ em sơ sinh, không có RDA nhưng có đề nghị:
– Các em khỏe mạnh bú sữa mẹ từ lúc sanh tới 6 tháng cần 4mg/ngày (6IU/ngày);
Từ 7-12 tháng cần 5mg/ngày (7.5 IU/ngày).
RDA cho trẻ em
– Từ 1-3 tuổi: 6mg/ngày (7.5 IU);
– Từ 4-8 tuổi: 7mg/ngày (10.5 IU)
– Trẻ em từ 9-13 tuổi: 11mg/ngày (16 IU/ngày).
Thiếu sinh tố E
Thiếu sinh tố E rất ít khi xảy ra và có thể thấy trong bệnh nhân kém hấp thụ chất béo ở ruột như bệnh Crohn, sau giải phẫu, khi kém dinh dưỡng, khi tiêu thụ rất ít sinh tố E hoặc trong vài bệnh di truyền đặc biệt.
Thiếu sinh tố trong thời gian lâu có thể đưa tới không vững trong việc đi đứng và không có phối hợp giữa các cơ bắp, yếu cơ bắp, giảm phản xạ (reflex). Thiếu kinh niên có thể đưa tới mù lòa, sa sút trí tuệ, thay đổi nhịp tim.
Điều trị khi thiếu sinh tố E cần được bác sĩ xác định và theo dõi vì có nhiều chứng minh khoa học cho hay, dùng thêm sinh tố E có thể gây hậu quả không tốt cho cơ thể.
An toàn của sinh tố E
Cho tới nay, chưa có chứng minh khoa học về sự công hiệu của sinh tố E khi dùng quá liều để được cơ quan y tế đưa ra (RDA). Do đó, cần cân nhắc lợi hại trước khi quyết định dùng thêm sinh tố E.
Dùng thêm trong thời gian ngắn với liều tối đa 1000mg/ ngày (tương đương với 1100 IU) được coi như tương đối an toàn và có thể có ích lợi.
Ảnh hưởng lâu dài khi dùng nhiều sinh tố E vẫn chưa được làm rõ cho nên các giới chức y tế khuyên không nên dùng quá nhiều sinh tố này.
Quá nhiều sinh tố E có thể đưa tới viêm da, đau bụng, tiêu chẩy, ói mửa, tăng rủi ro xuất huyết, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, mờ mắt…

Sinh Tố K
Sinh tố K (còn gọi là sinh tố chống xuất huyết) hòa tan trong chất béo và có hai loại: K1 có tự nhiên trong rau mầu lục và K2 được tổng hợp bởi các vi sinh vật trong ruột của người và động vật. Sinh tố K3 được tổng hợp bằng phương pháp khoa học.

Công dụng
Sinh tố K có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống chẩy máu khi bị vết thương trên da thịt hay xuất huyết trong cơ quan nội tạng. Sinh tố K giúp gan tổng hợp bốn yếu tố đông máu II, VII, IX và X mà khi thiếu các yếu tố này thì máu không đông được .
Nhiều nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố K có thể tăng cường sức chịu đựng của bộ xương ở người cao tuổi.

Nguồn cung cấp
Các vi khuẩn trong ruột con người tạo khoảng 80% sinh tố K, số còn lại do thức ăn cung cấp.
Sinh tố K có nhiều trong trà xanh, cây củ cải (turnip), bắp su (cabbage), su lơ (cauliflower), những loại rau có lá lớn, đậu nành và nhiều loại dầu thực vật, gan, thịt lợn.
Sinh tố K chịu đựng được sức nóng và độ ẩm nhưng bị tia tử ngoại, acid, kiềm, oxygen phân hủy. Việc nấu nướng thức ăn thường không làm mất sinh tố K.
Sinh tố K tổng hợp menadione hay K3 cũng có tác dụng như sinh tố K.

Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ từ 30 mcg-80 mcg tùy theo độ tuổi. Số lượng này đều có trong thực phẩm nên không cần phải uống thêm sinh tố K.
Lý do thiếu sinh tố K thường là do uống nhiều thuốc kháng sinh khiến vi khuẩn trong ruột bị tiêu diệt, hoặc không có khả năng hấp thụ sinh tố K từ thực phẩm.
Trẻ sơ sanh chưa có vi sinh vật trong ruột, cũng thường hay thiếu sinh tố K nên sau khi sinh, được tiêm một lượng nhỏ sinh tố này để ngừa chảy máu.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2020 lúc 12:30pm

Stress, Nếp Sống Và Hệ Thống Đề Kháng 

(Hinh minh họa: Getty Images)

Hệ thống đề kháng, còn gọi là hệ thống miễn nhiễm của cơ thể giúp ta phòng chống bệnh tật, và giải độc. Khi sức đề kháng yếu, cơ thể dễ nhiễm bệnh từ bên ngoài, là điều dễ hiểu. Nhưng, ngược lại, khi hệ thống đề kháng bị kích thích quá độ, cũng sanh ra bệnh tật từ bên trong.
Khái niệm, “khỏe,” hàm chứa yếu tố minh mẫn của trí tuệ, tráng kiện về thể chất, và lạc quan về tinh thần. Mạnh khỏe và không có bệnh tật là điều ai cũng muốn. Khỏe ở đây không nhất thiết là sức mạnh của bắp thịt, hay sự bền bỉ của hệ thống tuần hoàn để chạy đua đường dài. Khỏe, đối với đại đa số, là, có được hệ thống miễn nhiễm tốt, tránh được bệnh tật.

Khuôn mẫu của một sức khỏe tốt, trong thời đại này, bao gồm sự thay đổi về nề nếp sống, ẩm thực, vận động thể dục thể thao, giảm stress, ngủ ngon giấc, chỉ nhắm vào một mục đích: cải thiện hệ thống miễn nhiễm.
Cải thiện nề nếp sống, khởi đầu bằng cách… giải độc! Không phải bằng cách uống nước sinh tố, mà, cai nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ma túy, và kể cả… phơi nắng quá độ.

Kế đến, cải thiện chế độ ẩm thực. Ai cũng biết điều cơ bản: ăn nhiều rau trái và ngũ cốc, ăn thức ăn “thực,” không chế biến. Nói chung là ăn đủ màu của cầu vồng trong thực phẩm.

Không nên cầu kỳ về thức ăn, chẳng cần phải phân biệt giữa “organic” (hữu cơ) hay “non-organic.” Giá trị dinh dưỡng của hai bên không khác nhau mấy. Thức ăn “non-organic” thường có nhiều thuốc trừ sâu và dùng phân bón hóa học, nên để ý, rửa sạch cẩn thận trước khi ăn.
Nghiên cứu cho biết, ăn cử, ăn kiêng lung tung xèng đưa đến hậu quả tai hại đến sức khỏe còn tệ hơn là béo phì. Nói chung là nên bớt ăn lại, và không nên ăn những thứ gì không cần thiết.

Thuốc bổ và thuốc phụ supplement, thì nên hạn chế. Càng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng chẳng có lợi gì thêm, và có khi còn sinh hại.

(Hinh minh họa: Getty Images)

Thể dục thể thao cũng làm tăng sức đề kháng tránh bệnh lặt vặt như cảm cúm chẳng hạn. Trung bình chỉ cần 150 phút mỗi tuần và chia nhỏ ra mỗi lần 10, 15 phút là đủ. Đi bộ ngoài trời vẫn là phương pháp vận động tốt nhất. Ngược lại, không cần thiết phải tập thể dục quá độ như cử tạ nặng, hay chạy bộ đường trường. Nếu không quen, có khi lại tạo nên stress cho sức đề kháng, làm viêm sưng, và hư hao thêm mà thôi.

Hãy giảm stress trong cuộc sống quay cuồng của hệ thống đô thị để đạt được sự an bình của tâm hồn, đồng thời, bớt đi sự hao mòn của hệ thống miễn nhiễm. Thiền, Yoga, Tai Chi là phương pháp giảm stress rất tích cực. Thiền, bắt nguồn khoảng 2500 năm trước, khởi đi từ các tôn giáo như Phật Giáo và Lão Giáo. Ngày nay, ai cũng có thể thiền được, không nhất thiết phải là thiền sư, hay đi tu ở chùa, chỉ 15 hay 20 phút yên tĩnh mỗi ngày là đủ.

Đặt nhiều mục tiêu phải gặt hái, và sống vì tương lai thay vì trong hiện tại là tự giam mình vào stress, nhất là khi mục tiêu trở thành kỳ vọng hay ảo vọng sau khi tốn nhiều thời gian chạy lòng vòng. Khi ở tuổi 20, 30, chúng ta phải đặt ra nhiều mục tiêu phải đạt được, tránh tiêu phí thì giờ, là điều tốt, vì ở tuổi ấy sức khoẻ còn tốt, chịu đựng được stress. Ở tuổi 50 trở đi, thay vì chú trọng vào thời lượng của phần thời gian còn lại, hãy chú ý đến chất lượng của những giây phút hiện tại của cuộc sống.
Stress nhiều trong công ăn việc làm cũng dễ đi đến tình trạng “cháy bóng” – burnout. Nghiên cứu mới nhất cho thấy, burnout lại làm rối loạn nhịp tim, hệ quả là dễ bị suy tim hay đột quỵ tim.

Cuối cùng, đừng quên ngủ ngon. Giấc ngủ bồi dưỡng cơ thể, và giải trừ độc tố trong não. Ở tuổi trẻ, nhiều người cho rằng ngủ là phí phạm thời giờ, nhưng thật ra, bất kỳ ở tuổi nào cũng vậy, giấc ngủ là điều tối quan trọng. Hãy tự tạo ra những thói quen tốt để giấc ngủ đến thật tự nhiên như trẻ nhỏ.

Một khi hệ thống đề kháng bị lệch lạc sẽ làm cơ thể bị suy yếu. Suy miễn nhiễm khiến ta khó chống cự lại bệnh tật. Nhưng, khi hệ miễn nhiễm bị kích hoạt quá độ, chúng sẽ tấn công tất cả những tế bào bình thường của cơ thể, nhất là các tế bào thường xuyên tăng trưởng, thay đổi. Ví dụ, các tế bào gân sụn, khớp xương, có thể bị tấn công, gây ra các bệnh thấp khớp. Hoặc, tế bào máu và mạch máu, có thể bị lở loét và đóng cholesterol vào chỗ bị thương. Một số bệnh về da, tuyến giáp trạng, hay bệnh hoại thần kinh, cũng có thể vì bị hệ miễn nhiễm tự hủy lấy mình.

Bằng cách cân bằng năm yếu tố trên đây: giảm stress, ngủ nhiều, vận động, ăn uống đúng mức và tránh nghiện ngập sẽ giúp ta có được hệ thống đề kháng hữu hiệu, bảo đảm sức khỏe tốt. 

BS Hồ Ngọc Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2020 lúc 5:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2020 lúc 11:17am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2020 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2020 lúc 2:03pm
Xoa Bóp Bàn Chân
    M***age: Foot Reflexology
   How to do Reflexology – M***age Techniques
 
 
 
Bàn chân có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Thí dụ : Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, ngón thứ tư có liên quan đến gan, ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận…
Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.
Khi day hoặc bấm các huyệt vi ở bàn chân còn có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ…
Sau đây là kỹ thuật xoa bóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng:


Xoa bóp gan bàn chân

Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên đầu gối chân phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bàn chân xoa và xát theo chiều dọc bàn chân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bàn chân sẽ nóng dần lên là tốt.
Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. Dùng ngón tay trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối.
Đổi bàn chân, trình tự làm như trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Xoa bóp mu bàn chân


Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân.
Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt.
Thay đổi hai chân, xoa bóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân.

 

 

 

 

BS. Đình Thuấn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2020 lúc 6:48am

Về Dầu Mỡ 


From: Mylan Phamngoc <mylan_p  goc @ yahoo.com>
Date: Fri, Jan 3, 2020, 3:45 PM
Subject: Thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn: Dầu ăn chưa bão hòa
Anh Đẳng ơi,
Vụ dầu này có thực sư nguy hiểm không?
Vấn kế anh là chắc ăn nhất.
Thân kính,
MyLan
Forward

Thực phẩm có nguy cơ tiềm ẩn: Dầu ăn chưa bão hòa

Hầu hết các loại dầu ăn chưa bão hòa là dầu thực vật (sai). Dầu thực vật không được chiết xuất tự nhiên như bơ phải được loại bỏ hóa chất ngay từ đầu, sau đó được chuyển đổi qua việc sản xuất trước khi đến tay người tiêu dùng (sai). Chúng thường xuyên được khử mùi và tạo màu để trông hấp dẫn hơn.
Tất cả dầu thực vật đều chứa hàm lượng acid béo Omega-6 cao (sai). Hàm lượng omega-6 quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các bệnh về tim và làm gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.
Các loại dầu chưa bão hòa được xử dụng để bão quản thực phẩm đã qua chế biến và giúp chúng giữ được màu sắc hấp dẫn lâu hơn (sai). Dầu chưa bão hòa ảnh hưởng đến cấu trúc và tính linh hoạt của các màng tế bào nên có thể dẫn tới ung thư.

HCD: Các bạn lưu ý chữ chưa bão hoà là unsaturated fat. Tác giả nói dầu unsaturated gây hại thậm chí là ung thư (câu chót). Vậy thì chúng ta xem trong thực tế coi ra sao, mấy nhà dinh dưỡng, quí vị bác sĩ nói sao.

Vì tác giả nói chuyện ngược ngạo nên chúng ta cũng chẳng nên mất thì giờ nhiều, tôi xin trích ra đây vài phân tách thực tế hiện giờ mà thôi. Tác giả nói nhiều chất chưa bão hoà thì xấu, bảng dưới đây cho thấy dầu dừa ít chất béo bão hoà nhất (xem hình ngay dưới). Vậy theo tác giả thì dầu dừa tốt nhất cho sức khoẻ.... xin tiếp tục.. 




Chúng ta sang dầu olive coi sao: Dầu olive ít chất béo bão hoà nhất (so với nhiều loại dầu) vậy theo tác giả dầu olive xấu không nên ăn. (xem hình ngay dưới). 

Câu hỏi là dầu olive tốt hay dầu dừa tốt. Dầu nào mắc tiền hơn. Nếu theo tác giả (lượm lặt ẩu) bên trên thì dầu dừa phải là thứ đứng đầu về có lợi cho sức khoẻ. Cho nên tin theo thì không bán lúa giống mà là bán sức khoẻ... cho loài vịt.



Chúng ta thấy dầu olive ít chất béo bão hoà (saturated), mà chứa khá bộn Omega-6. Vậy thì giữa dầu olive và dầu dừa, dầu nào tốt cho sức khoẻ. Các bạn trả lời rồi đó. Các bạn thấy tác giả nói ngược ngạo chưa.

Nhắc lại: Chất béo saturate (fat) có hại, chất béo unsaturated (fat) và poly unsaturated fat tốt cho sức khoẻ (tác giả bên trên nói ngược ngạo).
USFDA khuyên một người khoẻ mạnh bình thường ăn chất béo (lipid) đủ cung cấp 33% năng lượng hàng ngày. Protid cũng 33%, glucid cũng 33 %. 
Nhưng năng lượng trong 1g chất béo là 9 Calories (C hoa) trong khi đó 1 gram đường (hay bột) chứa 4 Calories. 1 gram chất đạm cũng chứa 4 Calories. Do đó lượng dầu mở ăn vào khá ít về trọng lượng so với hai nháp thực phẩm  còn lại.

----------
Nhân tiện biếu các bạn bảng so sánh sắp hạng các loại dầu tốt và xấu, giúp các bạn đở tốn tiền mà có lợi cho sức khoẻ luôn.
Bản nầy cho thấy dầu dừa chứa hầu hết là saturated fat (bão hoà). 


Huỳnh Chiếu Đẳng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2020 lúc 8:59pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2020 lúc 6:14am

Thức Giấc Nửa Đêm 


“Buồn vào hồn không tên,
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời…”
Lúc này, thỉnh thoảng lại trở mình thức giấc khoảng 3 giờ sáng, mà lại thích nhạc của Trúc Phương, thế là bài hát “Nửa Đêm Ngoài Phố” lại vang vọng trong tâm não.

Mặc dù đã tự hứa là không uống cà phê từ sau bữa ăn trưa, ăn uống điều độ, không ăn tối trễ và quá no trước khi đi ngủ, vậy mà, 3 giờ sáng lại thức giấc, nằm hát thầm nhạc Trúc Phương trong bóng tối. Có phải tại mình già? Hay tại mình lo chuyện linh tinh, chẳng hạn như coronavirus, COVID-19?
Thật ra, lâu lâu thức giấc nửa đêm là điều rất bình thường. Ngày xưa, ở thế kỷ 18, người Âu Châu có thói quen thức giấc nửa đêm, làm công chuyện nhà, rồi đi ngủ trở lại.

Sau khi ta bắt đầu chìm vào giấc ngủ, não bộ sẽ tuần tự đi qua những chu kỳ của giấc ngủ, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút, và lặp đi lặp lại qua đêm, cho tới sáng. Vào cuối giấc ngủ, chiều dài của chu kỳ ngắn dần và nhanh hơn. Giữa những “chuyển đoạn” của chu kỳ, não bộ sẽ tỉnh giấc khoảng vài ba phút. Hầu hết mọi người sẽ tiếp tục giấc ngủ mà không hề nhận biết là mình đã thức tỉnh. Tuy vậy, một đôi khi, ta có thể bị lôi kéo hoàn toàn ra khỏi cơn mê. Có thể do nhiều lý do khác nhau, từ mức độ bình thường, ví dụ như: nhiệt độ nóng hay lạnh, phải đi tiểu, ác mộng, hay tiếng động ồn ào; hoặc vì các triệu chứng bệnh.

Giờ ngủ không phải là giờ để suy tư, tính toán về chuyện đã xảy ra từ ngày hôm trước. (Hình minh họa Getty Images)

Chúng ta thường lầm tưởng, mọi người đều ngủ say qua đêm, thật ra không có một ai “ngủ say như chết” cả. Cho dù có tỉnh giấc ba, bốn, năm lần qua đêm, cũng không phải là điều đáng lo, tuỳ theo mức độ tỉnh táo khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu không bi6 lừ đừ và vẫn cảm thấy khỏe khoắn, làm việc trong ngày bình thường, thì lâu lâu thức tỉnh nửa đêm là chuyện không mấy quan tâm.

Thức giấc nửa đêm không nhất thiết là bị bệnh mất ngủ, tùy theo vấn đề có xảy ra thường xuyên hay không, và đã xảy ra lâu mau. Nếu thường xuyên thức giấc nửa đêm kinh niên, thì phải tham khảo với bác sĩ gia đình ngay, để loại trừ những chứng bệnh liên hệ. Nếu không có một lý do bệnh lý nào đáng ngại từ bên trong thì nên kiểm điểm lại những lý do từ môi trường bên ngoài đưa đến. Ví dụ như có con nhỏ, người bạn chung giường có bệnh ngáy, hay làm việc ca đêm?

Dĩ nhiên, mất ngủ kinh niên cũng đưa đến những vấn đề không tốt như giảm khả năng chú tâm vào chuyện làm, dễ tăng cân, dễ bị bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch… Nếu thường xuyên thức giấc nửa đêm thì phải cần thay đổi những gì?

Thay đổi nề nếp sống giúp giảm bớt chuyện thức giấc nửa đêm. Ví dụ, không nên uống cà phê sau 2 giờ chiều, hay ít nhất là 8 tiếng trước giờ đi ngủ. Ngoài ra nên uống đầy đủ nước trong ngày. Thiếu nước trước khi đi ngủ, hay uống quá nhiều nước trước giờ ngủ cũng làm cho tỉnh giấc nửa đêm. Nhiều người lầm tưởng, uống rượu vào buổi tối để dễ ngủ, nhưng chính rượu sẽ làm dễ bị ợ chua khó tiêu, tăng lượng đường và cortisol lúc nửa đêm về sáng khiến ta tỉnh giấc.

Về chuyện tập thể dục thể thao, nếu tập trong ngày thì giúp ta ngủ ngon, nhưng không nên tập gần giờ đi ngủ. Thêm vào đó, không nên đem computer,  sở làm”, “tiệm ăn”, hay “rạp chiếu phim” vào phòng ngủ. Và, cũng không nên thức giấc nửa đêm, để check giờ, hay có khi check Instagram, trên điện thoại di động. Riết, sẽ trở thành thói quen cho não bộ, bừng tỉnh vào 2-3 giờ sáng.

Đem việc từ ban ngày, từ sở làm vào giấc ngủ là điều mà nhiều người thường làm như một thói quen, và không nghĩ là sẽ sanh ra stress. Giờ ngủ không phải là giờ để suy tư, tính toán về chuyện đã xảy ra từ ngày hôm trước: lâu ngày sẽ làm ta trở giấc vào nửa đêm về sáng. Nên để ít thời gian tĩnh tâm trước khi đi ngủ, tạo thói quen tốt, như thiền chẳng hạn.

Nói chung, ngủ ngon giấc suốt 8 tiếng mỗi đêm là mục đích ai cũng muốn, nhưng thực tế không phải như vậy. Ai cũng thức giấc nửa đêm chút đỉnh, và thường xuyên ngủ trở lại ngay mà không hề hay biết. Lâu lâu thức giấc nửa đêm dài hơn vài phút là chuyện bình thường. Và nếu, có lần nào thức tới sáng sau khi trở giấc thì cũng đành chấp nhận vậy thôi. 

Hồ Ngọc Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2020 lúc 6:46am

Vấn Đề Ăn Uống Và Hóa Chất 


Keywords: Food additives, additifs alimentaires . chất phụ gia
  
Vấn đề hóa chất trong thực phẩm là mối quan tâm của rất nhiều người trong chúng ta. Dù ăn ở nhà hay ăn ở tiệm chúng ta cũng không thể nào tránh khỏi được hóa chất...

Lists of Permitted Food Additives-CFIA

Hầu như hóa chất hiện diện khắp mọi nơi, mọi chỗ. Ăn một tô phở, ăn một gói mì, một lon soupe, uống một lon coca, thậm chí nhai một thỏi chewing gum, chúng ta cũng đã vô tình nuốt vào người một số chất hóa học nào đó rồi! Nhưng xin quý bạn đừng vội hoang mang.

Nói là nói vậy thôi chớ không phải hóa chất nào cũng đều độc, cũng đều có hại cho cơ thể hết đâu nhé. Cũng tùy loại hóa chất, tùy theo ăn uống nhiều hay ít, ăn uống có thường xuyên hay không và đôi khi cũng còn tùy theo người ăn nữa, có người ăn vô thì không hề hấn gì, có người khác thì bị phản ứng ngay lập tức, chẳng hạn như ngứa ngáy, nổi mề đay, khó thở, v.v…
Cuộc sống càng văn minh tiến bộ, con người càng phải đối đầu nhiều hơn với hiểm hoạ hóa chất cũng như chất phụ gia…
  
Chất phụ gia là gì?(Additifs alimentaires, Food additives)
Đây là những chất người ta cố tình trộn thêm vào thức ăn hoặc thức uống để cho chúng khỏi bị hư thối, để kéo dài thời gian bảo quản được lâu hơn, nhưng vẫn không làm thay đổi chất lượng và hương vị của sản phẩm.

Đôi khi người ta cũng sử dụng chất phụ gia để có được một tính chất mong muốn nào đó, như để cho sản phẩm được dai, được dòn; để có một màu sắc hoặc một mùi vị thích hợp nào đó hầu dễ hấp dẫn người tiêu thụ hơn! Nhờ chất phụ gia mà bánh mì có thể giữ được lâu ngày hơn mà không sợ meo mốc; bánh biscuit, céreal, chip giữ được độ dòn rất lâu dài; củ kiệu được trắng ngần dòn khướu;  jambon, saucisse, nem vẫn giữ được màu hồng tươi thật hấp dẫn; dầu ăn và margarine nhờ được trộn thêm một số chất chống oxy hóa nên không bị hôi theo thời gian, v.v...

Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học (như bicarbonate de sodium), đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts.

Chất phụ gia cũng có thể là các vitamins được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng…Và chất phụ gia cũng còn có thể là một hỗn hợp gồm nhiều loại virus đặc biệt nữa.

Vài năm trước đây, cơ quan FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận cho phép chất LMP102 được bán ra thị trường như là một chất phụ gia. Đây là một hỗn hợp hay cocktail gồm có 6 virus thực bào (bactériophage). Các virus nầy có thể ăn vi khuẩn Listeria monocytogenes là loại vi khuẩn độc thường nhiễm vào các quầy thịt và các sản phẩm được làm từ sữa...LMP102 do Cty Intralytix sản xuất để phun xịt lên các quầy thịt nhằm diệt vi khuẩn Listeria monocytogenes. Với quyết định nầy, cơ quan FDA bị công luận chỉ trích và phê phán rất mạnh mẽ vì người ta rất lo ngại về ảnh hưởng không tốt có thể xảy đến cho sức khỏe. Dù vậy, Cty Intralytix vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm những mặt hàng mới tương tự và lần nầy họ nhắm vào vi khuẩn E.coli cũng là một loại vi khuẩn thường thấy trong các nhà máy thịt.

Tại Canada chất phụ gia được kiểm soát ra sao?
Cơ quan Direction générale de la Protection de la Santé, thuộc Santé Canada có nhiệm vụ phê chuẩn và ấn định hàm lượng của 400 chất phụ gia đang được sử dụng tại xứ nầy. Tùy theo chức năng, chúng được xếp thành 15 nhóm. Liều lượng tối đa tồn trữ  (dose maximale de residu, maximal residue levels ) và liều lượng thường nhật khả chấp (dose journalière admissible, acceptable daily intake) của từng chất phụ gia đều được quy định rõ ràng. Theo đà phát triển và khám phá mới của khoa học, người ta không ngừng điều chỉnh bảng danh sách các chất phụ gia đã được cho phép sử dụng từ trước.

Có những chất trước kia thì được cho phép, nay thì nó lại trở thành những chất nguy hiểm nên bị cấm sử dụng, trong khi đó cũng có những chất phụ gia mới được bổ sung thêm vào trong danh sách. Thí dụ điển hình là 2 chất đường hóa học Saccharine và Cyclamate, trước kia được thấy dùng rộng rãi trong kỹ nghệ thực phẩm để làm sản phẩm diète, ngày nay đã bị Canada cấm sử dụng trong kỹ nghệ vì thấy chúng có thể gây ra cancer bọng đái ở chuột thí nghiệm với những liều lượng khổng lồ chất Saccharine. Tuy bị cấm sử dụng trong kỹ nghệ nhưng hai loại đường này vẫn được cho phép dùng với tính cách cá nhân với liều lượng nhỏ để mỗi người tự mình bỏ vào café. Có lẽ dưới áp lực của kỹ nghệ đường hóa học, hiện nay Santé Canada đang cứu xét để rút lại quyết định cấm sử dụng Saccharine vì theo Cơ quan nầy thì trong thực tế mối nguy cơ bị cancer ở người rất ư là thấp và không đáng kể...Mỗi khi có ý định sản suất một sản phẩm mới, nhà sản xuất cần phải đệ nạp cho Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm (CFIA) tất cả hồ sơ liên quan đến các công đoạn sản xuất (cách biến chế, công thức, nhãn hiệu) để được duyệt xét…Luật Lois et Règlements sur les Aliments et drogues bắt buộc nhà kỹ nghệ phải liệt kê trên nhãn hiệu tất cả hóa chất được sử dụng trong sản phẩm.

Các chất phụ gia cũng có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia, có thứ được xài ở xứ này nhưng ngược lại bị cấm sử dụng tại xứ khác. Thí dụ phẩm màu amarante (E 123) được cho phép sử dụng tại Canada và Âu Châu, trong khi Hoa Kỳ đã cấm từ lâu vì sợ nó có thể gây ra cancer! Cùng một lý do này, phẩm đỏ allura AC (E 129) bị cấm tại nhiều quốc gia Âu Châu, nhưng lại vẫn được sử dụng tại Bắc Mỹ.

Xin nói thêm ở đây là tại nhiều quốc gia, đặc biệt là vùng Á Châu, tuy luật lệ của xứ họ có quy định rất rõ ràng minh bạch là những hóa chất hoặc dược phẩm nào nằm trong danh mục bị cấm sử dụng trong thực phẩm, nhưng trong thực tế con buôn trong xứ vẫn cứ xài một cách vô tội vạ như thường! Đó là những chất mà hầu như tất cả người Việt Nam chúng ta đều có nghe nói đến như hàn the (borax, borate hydraté de sodium) được tìm thấy trong thịt, cá, giò chả, trong sương sa, sương sáu, bánh đúc, mì gói, các loại đồ chua ngâm giấm; chất tẩy hóa học để làm sạch trắng đồ lòng; phân urée để tăng độ đạm trong nước mắm; formol trong bánh phở; chloramphénicol, xanh malachite (Green malachite) trong việc nuôi cá nuôi tôm và phẩm màu Sudan (đỏ và cam) trong một số trứng gà trứng vịt, trong một số thực phẩm và mỹ phẩm xuất phát từ Trung quốc. Sudan được thấy gây cancer ở chuột thí nghiệm, vì vậy Canada cấm sử dụng phẩm màu nầy trong việc sản xuất thực phẩm.

Năm 2005, Santé Canada và CFIA có cảnh báo dân chúng về sự hiện diện của chất Sudan trong một số mặt hàng nhập cảng từ Ấn độ, Pakistan, Ghana (Phi châu), v.v…Đó là các loại tương ớt, bột ớt, bột cà ri, dầu cọ (palm oil)… Tháng 4, 2007 cơ quan FDA Hoa Kỳ có phổ biến danh sách một số khá nhiều thực phẩm nhập cảng từ VN  cũng như từ Trung Quốc đã vi phạm luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đó là một vài thương hiệu tôm đông lạnh, cá đông lạnh, thịt cua đông lạnh, bao tử cá sấy khô, thịt ốc hấp chín đông lạnh, tiêu hột, bột ngủ cốc, cà phê, vv… Các vi phạm được liệt kê : có sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, dơ bẩn, không đúng thủ tục bao bì nhãn hiệu, có hoá chất lạ, hoá chất vượt quá liều cho phép,vv…Là người VN với nhau, chúng ta cũng không mấy gì ngạc nhiên cho lắm! 

Một số chất phụ gia điển hình
*Các chất rút độ ẩm: silicate de calcium trong muối, bioxyde de silicium trong đường. 

*Các chất tẩy trắng: bromate de pot***ium, azodicarbonamide trong bột và trong bánh mì. 

*Các phẩm màu: carotène trong margarine, amarante trong kẹo. Có tất cả lối 30 phẩm màu (colorants) được cho phép sử dụng, trong số này có 10 màu hóa học nhân tạo, số còn lại có nguồn gốc thiên nhiên. Trên nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất có quyền chỉ nêu chữ colorant mà thôi, khỏi phải nói rõ tên loại phẩm đó là gì. Một số màu hóa học bị nghi là có thể gây ung thư.

*Các loại enzymes: để dùng như chất xúc tác (catalyseur), chẳng hạn như présure trong fromage và broméline trong beer.

*Các chất làm cho rắn chắc, làm cho dòn: chlorure de calcium trong thực phẩm đóng hộp, sulfate double d’aluminium et d’ammonium trong các loại dưa chua.

*Các chất áo bên ngoài (agent de satinage): gomme arabique, silicate de magnésium trong bánh kẹo để cho có vẻ bóng láng hơn. 

*Các chất thay thế đường (édulcorant): asprtame, sorbitol.

*Các chất độn (tampon): để làm ổn định độ acide-base (pH) như acide tartrique trong men hóa học, acide citrique trong các loại mứt.

*Các chất bảo quản (agents de conservation): được phân ra làm 2 loại: 
    1- Các chất diệt trùng (antimicrobien): như propionate de calcium trong bánh mì, nitrate, nitrite de sodium & de pot***ium trong các loại thịt nguội jambon, saucisse…
   2- Các chất chống oxy hóa, thí dụ như chất BHA (hydroxyanisole butilé), BHT  (hydroxytoluène butilé) thường được thêm vào một số dầu thực vật để cho nó khỏi hôi  (rancid). Có tài liệu nói rằng 2 chất này có thể gây ra cancer.

*Các chất kềm hãm (sequestrant): giúp ổn định sản phẩm bằng cách phối hợp với các kim loại, thí dụ như EDTA disodique dùng trong các loại mứt để trét bánh mì.

*Các chất làm thay đổi tinh bột: như acide chlorydrique có tác dụng thủy phân tinh bột đậu nành trong kỹ nghệ sản xuất nước tương và dầu hào.

*Các chất nuôi dưỡng men: sulfate de zinc để sản xuất beer và chlorure d’ammonium để làm bánh mì.

*Các chất dung môi (solvant): như alcool éthylique trong các phẩm màu.

*Các chất làm cho nhão, cho ổn định và làm cho đặc sệt (gélatinisant, stabilisant, épaississant): như carraghénine trong cà rem và chất mono & diglycéride trong các loại fromage lỏng.

Chất phụ gia ảnh hưởng thế nào trên sức khỏe? 
Đây là một vấn đề phức tạp. Nhiều nhà khoa học cũng như nhiều phe nhóm đang tranh luận gây go về sự an toàn của các chất phụ gia. Nên nhớ vì quyền lợi, giới kỹ nghệ cổ võ rất mạnh mẽ việc sử dụng hóa chất và họ thường tài trợ cho các đại học để thực hiện những công trình khảo cứu có lợi cho sản xuất...

Nói chung, thì các triệu chứng thường thấy thuộc vào loại phản ứng dị ứng như ngứa ngáy, da nổi đỏ, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, khó thở, v.v…Điều mà mọi người lo ngại nhất là đối với một số chất phụ gia, nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên trong thời gian lâu dài, thì nó có thể gây ra cancer. Nhưng nhiều là bao nhiêu, lâu là mấy năm? Không ai có thể trả lời chính xác được!

Cũng may là có một số tổ chức tư nhân ý thức được hiểm họa của một số chất phụ gia xét ra quá nguy hiểm cho sức khỏe, nên họ đã không ngừng báo động, cảnh giác dân chúng, đồng thời làm áp lực với chính phủ để giới hạn việc sử dụng những số chất nầy. Sau đây là một vài thí dụ:  

- Nhóm sulfite (bisulfite de pot***ium, sulfite de sodium, dithionite de sodium, acide sulfureux): có thể gây khó thở…Những người bị hen suyễn không nên ăn thực phẩm có chứa sulfite...Sulfite giúp thức ăn và thức uống có màu tươi thắm hơn. Sulfite được trộn trong rau quả, quả khô (như nho khô) hoặc đông lạnh. Các loại nước giải khát, nước nho và rượu chát đều có chứa sulfite. Sulfite cũng có thể được trộn trong các loại đường dùng làm bánh mứt, trong tôm tép đóng hộp cho nó có vẻ tươi hơn và cũng tìm thấy trong các loại tomato sauce và tomato paste. Từ năm 1987, Canada đã cấm nhà sản xuất trộn sulfite trong các loại salade ăn sống, ngoại trừ nho khô.

- Nhóm nitrite và nitrate (de sodium, de pot***ium): Chúng ta thường gọi là muối diêm...Rất phổ thông để muối ướp thịt. Các chất này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc ngăn cản sự phát triển hoặc để diệt vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn clostridium botulinum trong đồ hộp. Ngoài tác dụng giúp sự bảo quản được tốt, nitrite và nitrate còn tạo cho thịt có màu hồng thắm rất là hấp dẫn. Thịt nguội, jambon, saucisse, lạp xưỡng, smoked meat, hot dog, bacon, nem, v.v…đều có chứa nitrite và nitrate. Vấn đề lo ngại nhất là 2 chất nầy sẽ chuyển ra thành chất nitrosamine lúc chiên nướng. Nitrosamine là chất gây cancer. Hàm lượng nitrite và nitrate cho phép sử dụng trong thịt được cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) quy định rõ rệt. Ngoài ra còn phải kể đến chất sodium erythorbate(E 316) cũng thường được dùng trong thịt nguội, hot dog, nem…Đây là một chất chống oxyt hóa giúp ổn định hương vị cũng như giúp vào việc giữ cho màu hồng thắm của sản phẩm chậm phai mờ.

- Bột ngọt (MSG, monosodium glutamate): giúp làm tăng hương vị của sản phẩm, làm  nó «ngọt» và ngon hơn! MSG được tổng hợp từ chất đạm của thịt, cá, sữa và từ một số thực vật. Người ta gán cho bột ngọt là thủ phạm của hội chứng Cao lâu hay nhà hàng Tàu (Syndrome du restaurant chinois), nhưng thực tế lại cho thấy là bất kỳ nhà hàng Ta, Tây, hay nhà hàng Tàu đều có dùng bột ngọt hết!! Có người không hạp với bột ngọt nên cảm thấy khó chịu trong người, chóng mặt, nhức đầu, khô miệng, khát nước, nóng ran ở mặt, sau ót và ở hai cánh tay. Đôi khi có cảm giác đau ở ngực và muốn nôn mửa...Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ là tạm thời và lần lần biến mất trong một thời gian ngắn mà thôi. Tin đồn ăn nhiều bột ngọt MSG sẽ bị béo phì là không đúng sự thật. Tại Canada, luật lệ bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ chất MSG trên nhãn hiệu của sản phẩm.

-Aspartame (Equal, Nutrasweet): là đường hóa học có vị ngọt gấp cả 200 lần hơn  đường thường...Aspartame được sử dụng rộng rãi khắp thế giới trong bánh kẹo, yogurt và trong các thức uống ít nhiệt năng như Coke diète, Pepsi diète, v.v…Có người không hạp với chất aspartame nên có thể bị đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, v.v…Dư luận còn đồn rằng aspartame có thể gây cancer não, nhưng tin này đã bị FDA và giới y khoa bác bỏ! Trong cơ thể, aspartame được phân cắt ra thành acide aspartiquephénylalanine. Đối với ai có bệnh PKU (phenylketonuria), là một loại bệnh rất hiếm, do sự lệch lạc của một gène khiến cơ thể không tạo ra được enzyme để khử bỏ chất phénylalanine. Chất sau này sẽ tăng lên nhiều trong máu và làm tổn hại đến hệ thần kinh trung ương. Để cho bệnh lý nầy có thể xảy ra được thì cần phải ăn một lượng aspartame thật lớn.

Tại Canada các chất nào bị cấm thêm vào trong thực phẩm?
Theo tài liệu của Bộ Canh Nông và Thực Phẩm Canada (Agriculture et AgroAlimentaire Canada):

*Annex B: Aliments et substances interdits
 Ne peuvent être ajoutés aux aliments ou vendre comme ingrédients alimentaires
- Huile végétale bromée, acide salicylique, acide borique, borax (hàn the).
- Iodate de calcium, iodate de pot***ium.
- Nitrofurazone, chlorate de pot***ium.
- Formaldéhyde, formol et paraformaldéhyde.
- Coumarine, 1,2-benzopyrone, lactone.
- Dihydrocoumariné- Méthanol, alcool méthylique.
- Diéthylèneglycol, diglycol, 2,2’ oxybis-éthanol ou 2,2’- oxydiéthanol.
- Dulcine, acidecyclamique et ses sels (excepté cyclamate de sodium).
- AF-2 (furfurylfuramide).
- Bromate de pot***ium.
- Daminozide.
- Stévia (cây cỏ ngọt) et ses dérivés.

Nỗi lo ngại của mọi người: Cancer  
Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho biết là người tiêu thụ rất đổi quan tâm đến sự hiện diện của các loại hoá chất độc trong thực phẩm. Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra cho sức khỏe chúng ta trong hai ba chục năm sau?

Giới kỹ nghệ đã cảm nhận điều này và để trấn an người tiêu thụ nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một một vài loại sản phẩm có đề thêm câu: Không có thêm chất bảo quản, không có hóa chất, không có hàn the (sans agent de conservation, pas d’additifs, no preservatives added), v.v…Không biết chúng ta có thể tin họ được hay không? Riêng người viết thì nghĩ rằng đây chỉ là một vấn đề quảng cáo và khuyến mãi mà thôi!

Còn bao nhiêu thứ nhập cảng từ khắp nơi trên thế giới, từ Á châu và từ Nam Mỹ, liệu họ có những luật chặt chẽ để bảo vệ tính chất trong lành của sản phẩm hay không? Các quốc gia Âu Mỹ, tuy là được tiếng có nền kiểm soát thực phẩm rất quy củ và chu đáo, nhưng cũng không thể nào bảo đảm một cách tuyệt đối là 100% sản phẩm ngoại nhập bán ra đều trong lành hết đâu! Tại các chợ Á Đông ở Montreal và có lẽ ở những nơi khác nữa một số không ít sản phẩm chẳng hạn như nem, chả đầu, giò thủ, v.v… đều là những mặt hàng ngoài luồng nghĩa là không được sản xuất từ một nhà máy có đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm.

Còn vấn đề ô nhiễm môi sinh do các chất phế thải kỹ nghệ (déchets industriels) và nông dược (pesticides) cũng rất đáng ngại và có thể ảnh hưởng vào tính trong lành của các sản phẩm bán ra. Các nhà khoa học đều nhìn nhận là có một số ít chất phụ gia có tiềm năng gây cancer cho người. Tuy nhiên, các nhận định nầy đều dựa vào kết quả thử nghiệm trên loài chuột mà thôi. Trong những thí nghiệm nầy, người ta đã sử dụng những liều lượng thật lớn để gây nhiễm cho chuột, bởi vậy trên thực tế chúng ta hy vọng là cancer cũng khó có thể xảy ra cho con người được. Nồng độ của các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm đều được ấn định ở mức rất thấp và rất an toàn. Nhà sản xuất không được vượt quá giới hạn nầy..

Cách nấu nướng cũng có thể là nguyên nhân tạo ra những chất gây cancer. Đó là trường hợp chất heterocyclic aromatic amine khi nướng thịt ở nhiệt độ quá cao, hoặc chất benzopyrène do khói tạo ra khi chúng ta nướng barbecue trực tiếp trên lửa. Nhiệt độ cao cũng có thể chuyển nitrite trong bacon, hot dog hoặc trong thịt ướp ra thành nitrosamine, là một chất gây ra cancer. Thường xuyên ăn thịt nướng trên lửa dễ có nguy cơ bị cancer lắm đó!

Theo cơ quan Food and Nutrition Board của National Research Council Hoa Kỳ, thì 35% cancer bắt nguồn từ thói quen và cách ăn uống mà ra, như ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều thịt đỏ (heo-bò-dê-cừu), ít chịu ăn rau cải và trái cây tươi và hơn nữa trong tổng số trường hợp cancer vừa kể thì chỉ có 1% hay 2% gây nên bởi chất phụ gia mà thôi.

Kết  luận
Dù muốn dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống! Trong một xã hội quá ư là văn minh và quá ư là kỹ nghệ như Bắc Mỹ ngày nay, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi quỹ đạo của hóa chất được. Thôi thì tốt hơn hết là nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống, nên điều độ và chừng mực thì tốt hơn! Hãy cảnh giác và thận trọng đối với các loại thực phẩm (khô, tươi và biến chế) nhập từ Á Đông.

Hạn chế việc dùng những loại thực phẩm công nghiệp như các loại nước ngọt, các loại đồ hộp, đồ conserve, các loại thịt nguội và thịt hong khói smoked meat, v.v…Tránh bớt chừng nào tốt chừng đó!

Vào thế kỷ thứ XVI, Paracelse, một nhà hóa học nổi tiếng và đồng thời cũng là một y sĩ lỗi lạc của Thụy Sĩ đã từng nói một câu để đời như sau: «C’est la dose qui fait le poison», có nghĩa là chính liều lượng làm nên chất độc. Ngẫm nghĩ lại câu này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay./.

Nguyễn Thượng Chánh, DVM  
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 178 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.066 seconds.