Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2023 lúc 7:20am

Ba Cái Thiếu Kinh Niên Của Người Già


Tu là phải tập, học là phải hành. Đừng share facebook rồi chẳng làm gì cả. Phải sống thích nghi trong những năm bình thường mới và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Đây là giai đoạn bắt đầu nở rộ sinh hoạt nhóm, cộng đồng trong thế giới phẳng.


Chính quyền chỉ tồn tại để duy trì an ninh, trật tự. Con người chỉ phải lo kiếm cơm để sống và 50% còn lại sẽ sống trong thế giới ảo (?).

Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.

Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không ngờ nhanh vậy!


Thực tế con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình sướng thì không khéo người ta nghi ngờ là có vấn đề về tâm thần!

Nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”:

 

 

* MỘT LÀ THIẾU BẠN!

Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình!.

Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai “cùng một lứa bên trời lận đận”… Gặp đựơc bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa cho họ mua được!


Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu “tiêu chuẩn” người bạn mình muốn làm quen.


Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể “chat”, “meo” với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa stress… Thỉnh thỏang tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, dòm ngó, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ đựơc kích thích, đựơc hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khóai, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandoster one), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ!…

Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa… Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng… Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm văn nghệ!

 

* CÁI THIẾU THỨ HAI LÀ THIẾU ĂN!

Thực vậy. Ăn không phải là tọng là nuốt là xực là ngấu nghiến… cho nhiều thức ăn! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt!


Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lựơng phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù, làm cho họ sợ thêm! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử.

“Listen to your body”. Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa! Chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ! Người già có thể thích những món ăn… kỳ cục, không sao. Đừng ép! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt…là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể đựơc. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm “hư” các cụ!


Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn.. Con cháu hiếu thảo phải biết… giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

 

* CÁI THIẾU THỨ BA LÀ THIẾU VẬN ĐỘNG!

Già thì hai chân trở nên nặng nề, như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy!

Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trong bốn bức tường trước TV!. Có một nguyên tắc “Use it or lose it!” Cái gì không xài thì teo! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên “đầu thì to mà đít thì teo”. Thật đáng tiếc!


Không cần đi đâu xa. Có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập “thành tích” làm gì! Tập cho mình thôi.. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền, bỏ tập một buổi… chịu hổng nổi là được!

Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng… kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh…! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

 

Tóm lại, giải quyết được “ba cái lăng nhăng” đó thì có thể già mà… sướng!

 

Bs ĐỖ HỒNG NGỌC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2023 lúc 9:16am

5 Lầm Tưởng Có Hại Về Ảnh Hưởng Của Thực Phẩm Đối Với Sức Khỏe Tim Mạch Của Bạn


Nguồn tin: https://www.huffpost.com/entry/how-food-affects-heart-health_l_63c97623e4b04d4d18dd34cf?ncid=APPLENEWS00001

HCD  tóm tắt bản tin.
Ghi chú : Chữ màu gạch dưới trong bài là link dùng tham khỏa thêm hay link do tác giả bài báo dẫn chứng. Chữ tím trong bài do Hcd ghi chú thêm. 

Đây là một sự thật: Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh . Tin tốt là nó phần lớn có thể phòng ngừa được. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ báo cáo rằng ước tính 80% bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ, có thể tránh được khi thực hiện chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp.

Điều quan trọng là có rất nhiều người  hiểu sai về sức khỏe tim mạch - đặc biệt là khi nói đến thực phẩm. Sau đây chúng ta hãy xem lại một số huyền thoại, tìm hiểu sự thật để ăn uống sao cho có lợi: 

Lầm tưởng 1: Chế độ ăn ít chất béo là tốt nhất cho sức khỏe tim mạch.

Mặc dù chúng ta không phải đang sống ở thập niên 90, khi cụm từ “ít chất béo” được in trên bao bì của mọi thứ, từ sữa chua đến bánh ngọt, Tiến sĩ Steven Masley , một bác sĩ, giáo sư lâm sàng tại Đại học South Florida và là tác giả của cuốn “ Điều chỉnh trái tim trong 30 ngày ,” nói với HuffPost (bài báo nầy của HuffPost) rằng nhiều người vẫn tin rằng tất cả mọi loại chất béo đều có hại cho tim mạch. Ông giải thích rằng chúng ta nên giảm thiểu hoặc tránh chất béo chuyển hóa (trans fats: có trong nhiều các loại thức ăn nhanh) và chất béo hydro hóa (hydrogenated fats: thường có trong thực phẩm chế biến quá kỹ), nhưng chất béo không bão hòa (unsaturated fats) thực sự có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Chất béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá, dầu ô liu, bơ, quả hạch và hạt, và các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng chế độ ăn bao gồm chất béo không bão hòa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 

HCD:  Các bạn click hàng chữ màu gạch dưới trong bài để đọc thêm chi tiết hay dẫn chứng. Các bạn có thể tìm đọc thành phần các loại dầu mỡ bằng nhãn dán trên gói thực phẩm  như sau:

Lầm tưởng 2: Trứng có hại cho tim của bạn.

Masley, cũng là một chuyên gia dinh dưỡng, cho biết nhiều bệnh nhân của ông tránh ăn trứng vì họ tin rằng trứng làm tăng cholesterol. Ông nói: “Nhưng trứng thực sự không ảnh hưởng nhiều đến cholesterol.

Hai nghiên cứu lớn (tương ứng với khoảng 40.000 nam giới và 80.000 phụ nữ) cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày không liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một nghiên cứu khoa học khác so sánh chế độ ăn uống của người dân Nhật Bản với người dân ở Mỹ cho thấy những người ở Nhật Bản có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn mặc dù ăn nhiều trứng hơn so với người Mỹ.

HCD: Tin mới đây của WHO cho biết nỗi ngày ăn 1 quả trứng gà sẽ bị giảm thọ so với người ăn ít hơn. Các bạn có thể tìm tin nầy trong Internet hay qua email MTC cũ

Vậy làm thế nào mà trứng bị mang tiếng xấu? Đây là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn: Đúng là trứng có hàm lượng cholesterol cao. Nhưng hóa ra cholesterol trong thức ăn chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến cholesterol trong máu . Vì vậy, những gì làm tăng cholesterol? Theo Masley (và nghiên cứu khoa học ), thực phẩm giàu chất béo bão hòa là thủ phạm lớn. Điều này bao gồm xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt béo khác, thực phẩm chiên, bơ và các sản phẩm từ sữa - nhưng không bao gồm trứng. 

HCD: Câu chót tác giả sai, xem hình:

Tuy nhiên số lượng saturated fat trong 1 quả trứng không nhiều.

Cũng như mọi chuyện khác, các bạn hãy tin ở chính mình, đừng tin tôi, có khi tôi sai. Tôi không phải là người chuyên môn đâu. 

Lầm tưởng 3: Nên tránh thịt đỏ bằng mọi giá.

Ở mức độ vừa phải, thịt đỏ không gây hại cho tim mạch như những thực phẩm khác mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong, nhưng những con số này không nghiêm trọng như bạn nghĩ. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2020 từ Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern và Đại học Cornell cho thấy rằng ăn hai khẩu phần thịt đỏ 3,5 ounce mỗi tuần có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 3% -7% và nguy cơ mắc bệnh cao hơn, và  3%. của cái chết nhiều hơn người không ăn.

HCD: Tác giả nói một tuần chỉ ăn hai lần, một lần 100g thịt đỏ có khi là quá ít so chăng.

Mặt khác, một báo cáo khoa học được công bố vào năm 2019 cho thấy không có mối liên hệ nào giữa thịt đỏ và sức khỏe tim mạch. Báo cáo mất ba năm để biên soạn, có tính đến công việc của 14 nhà nghiên cứu ở bảy quốc gia khác nhau,  nghiên cứu tập về ảnh hưởng của thịt đỏ đối với tim mạch và bệnh ung thư. Điều này bao gồm 61 nghiên cứu theo dõi tổng cộng hơn 4 triệu người, cũng như 73 bài báo. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thấy thiếu bằng chứng. 

Bạn biết điều gì không tốt cho sức khỏe tim mạch không? Theo Tiến sĩ Philip Ovadia , một bác sĩ phẫu thuật tim mạch và là tác giả của cuốn sách “ Stay Off My Operating Table ”, vấn đề thực sự là do bạn ăn thịt đỏ với nhiều nước sốt, với khoai tây chiên và soda. Ông nói, chính những điều này tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch chứ không phải thịt. Nước sốt và khoai tây chiên đều có thể chứa nhiều natri , có thể làm tăng huyết áp. Ngoài ra, khoai tây chiên có nhiều chất béo chuyển hóa , có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đối với nước ngọt, soda thông thường (có nhiều đường) và soda dành cho người ăn kiêng (có chất làm ngọt nhân tạo) đều có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Khi bạn ăn thịt đỏ, hãy nhớ tránh những miếng thịt nhiều chất béo. Như đã giải thích trước đây, thịt mỡ có nhiều chất béo bão hòa - thứ có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. 

Lầm tưởng 4: Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh tim, điều đó có nghĩa là bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.

Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể chỉ cần uống một viên thuốc và sau đó ăn bất cứ món gì bạn thích mà không gây hậu quả gì cho cơ thể, phải không? Masley nói rằng một số bệnh nhân của ông đang dùng thuốc, chẳng hạn như statin (thuốc giảm cholesterol), đã ăn uống tự do. Ông nói: “Nhiều bệnh nhân của tôi đi ăn ở nhà hàng  nghĩ rằng chỉ cần uống một viên thuốc chống cholesterol là họ có thể ăn bất cứ thứ gì. Thật sự không có viên thuốc nào có thể giúp bạn ăn uống “thả cửa” không kiên cử chi hết.

Một báo cáo khoa học cho biết nghiên cứu trên hơn 69.000 người đã thấy rằng mặc dù statin có thể có lợi  phòng ngừa chính cho bệnh tim, nhưng chúng không giúp việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Các nghiên cứu khoa học cho thấy chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng có thể gây béo phì , một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch . 

Lầm tưởng 5: Việc thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể không còn đủ thời gian để đảo ngược những tổn thương đã gây ra cho tim của bạn trước đây

Ovadia nhấn mạnh rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu chăm sóc trái tim của bạn. Ngay cả khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tim, chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt vẫn có thể làm giảm tác động của nó. Ông nói: “Tôi có những bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật tim và sức khỏe của họ cải thiện đáng kể sau đó khi họ bắt đầu chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống.

Điều có sức mạnh đối với sức khỏe tim mạch là chúng ta có thể kiểm soát được rất nhiều thứ. Không ai nhất định phải trải qua một cơn đau tim, bất kể tiền sử gia đình của bạn là gì hay thậm chí tiền sử của chính bạn. 

HCD: Thấy bài báo hay hay có nhiều dẫn chứng (link chữ màu gạch dưới) nên tôi tóm tắt để các bạn đọc cho biết, có khi có ích chút nào chăng.
Cũng như mọi chuyện khác, các bạn hãy tin ở chính mình, đừng tin tôi, có khi tôi sai. Tôi không phải là người chuyên môn đâu.

 

Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2023 lúc 8:40am

Muối _ dưỡng chất vô cùng thiết yếu của cơ thể

 BM

Chúng ta thường hay thích nói về những ngày xưa cũ tươi đẹp, và trong vấn đề ăn uống, chúng ta mong muốn có thể quay lại cách ăn uống tự nhiên và bổ dưỡng thời xưa. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, người hiện đại được hưởng lợi nhiều hơn so với tổ tiên: Mọi người trên thế giới có thể tiếp cận với nguồn muối dồi dào và rẻ tiền hơn nhiều so với trước kia.


Một bài viết thú vị về lịch sử của muối đăng trên tập san Scientific American năm 1963 lưu ý rằng, vào thời cổ đại, xã hội ở những khu vực dồi dào muối có xu hướng tự do, độc lập và dân chủ hơn; còn ở những nơi khan hiếm muối, người kiểm soát nguồn muối sẽ là người kiểm soát người dân. Ví dụ, dọc theo bờ biển Địa Trung Hải và Biển Bắc, nông dân và ngư dân được tiếp cận với lượng muối dồi dào và được hưởng một xã hội tự do. Ngược lại, nhiều khu vực trên thế giới phải nhập khẩu phần lớn lượng muối hoặc thu mua từ những nguồn nhỏ lẻ, biệt lập. Những khu vực này cho thấy một mô hình chuyên quyền hơn, có lịch sử xung đột thường xuyên và độc quyền với những kẻ thống trị nắm mọi quyền lực. Trong các nền văn minh lưỡng hà cổ xưa như văn minh sông Nile, Babylon, Ấn Độ, Trung Hoa, Mexico và Peru, các vị vua và linh mục duy trì sự cai trị của họ và kiếm được thu nhập nhờ độc quyền muối, thứ mà người dân phụ thuộc vào để sinh tồn.


BM


Sự thực dân hóa ở Ấn Độ cung cấp cho chúng ta một ví dụ vào thời hiện đại. Thực dân Anh tiến hành kiểm soát đất nước bằng cách đánh thuế nặng vào muối và bỏ tù những người Ấn Độ dám tự làm muối. Để phản đối, nhà lãnh tụ dân tộc Gandhi đã dẫn đầu một cuộc tuần hành muối và thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Ông nói: “Bên cạnh không khí và nước, muối có lẽ là nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống,” ông tin rằng một cuộc biểu tình quần chúng phản đối luật muối sẽ giúp tiếp thêm sinh lực cho sự nghiệp giành độc lập của Ấn Độ.


Người ta ước tính rằng thực dân Anh đã bắt giữ khoảng 60,000 người, bao gồm cả chính Gandhi, trong Tiệc trà Boston phiên bản Ấn Độ, nhưng cuối cùng, họ đã ký một bản hiệp ước để thả các tù nhân chính trị và cho phép người Ấn Độ sản xuất muối ở các vùng ven biển. Nền độc lập của Ấn Độ đã diễn ra vài năm sau đó.


BM


Trên thực tế, chúng ta không thể sống mà thiếu muối. Muối là nguồn cung cấp sodium và chloride chính cho cơ thể, và cả hai đều là khoáng chất thiết yếu. Mặc dù một lượng nhỏ sodium và chloride có trong nhiều loại thực phẩm, nguồn cung chính của hai khoáng chất này vẫn đến từ muối.


Huyết áp


BM


Một trong những chức năng chính của muối là điều hòa thể tích và áp suất máu, bao gồm cả tính co giãn của mạch máu. Với một số người nhạy cảm với muối, việc tiêu thụ quá nhiều sodium có thể khiến họ bị cao huyết áp, nhưng với phần lớn mọi người, ăn nhiều muối hơn không làm huyết áp tăng thêm. Trên thực tế, một số người lại bị cao huyết áp khi giảm lượng muối ăn vào. Với hầu hết mọi người, ngay cả ăn tăng rất nhiều muối cũng không làm tăng huyết áp.


Tiêu thụ rất ít muối sẽ kích hoạt cơ chế phòng vệ của cơ thể; khiến bạn cảm thấy thèm muối, phải bổ sung thêm sodium, giảm lượng nước tiểu và mồ hôi bài tiết ra ngoài để hạn chế mất sodium. Khi lượng muối ăn vào quá nhiều, các thụ thể ở lưỡi sẽ khiến muối có vị khó chịu, khiến cơ thể không thể ăn thêm muối.


Hệ tiêu hóa


BM


Muối đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Các enzyme phụ thuộc sodium là yếu tố cần thiết cho quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp phân hủy carbohydrate và đường phức tạp thành các monosaccharide như glucose, fructose và galactose; đồng thời, sodium cũng tham gia vận chuyển monosaccharide qua thành ruột.


Chloride trong muối là thành phần chính của acid clohydric, vốn cần thiết cho quá trình tiêu hóa protein. Acid clohydric cũng đóng một vai trò trong việc ngăn chặn ký sinh trùng và mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa – ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào đường ruột ở những người thường ăn ít muối. Các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt acid clohydric bao gồm đầy hơi, mụn trứng cá, thiếu iron (sắt), ợ chua, khó tiêu, tiêu chảy và dị ứng với nhiều loại thực phẩm.


Ngoài việc tham gia vào quá trình tiêu hóa carbohydrate và protein, muối cũng là yếu tố cần thiết cho quá trình tiêu hóa chất béo. Sodium tham gia vào quá trình sản xuất mật, giúp nhũ hóa chất béo để tăng khả năng hấp thụ.


Chức năng thần kinh


BM


Muối cũng cần thiết cho hoạt động của bộ não. Chloride cần thiết cho sự tăng trưởng não và sự phát triển của chức năng thần kinh. Sodium giúp kích hoạt các enzym cần thiết cho sự phát triển chức năng tế bào thần kinh đệm. Thật không may, nhiều người được gọi là chuyên gia lại khuyên các bà mẹ mang thai và cho con bú áp dụng cách ăn ít muối, hoặc hạn chế muối cho trẻ dưới 1 tuổi. Rối loạn tâm thần là tác dụng phụ phổ biến của việc tiêu thụ ít muối.


Chức năng của tuyến thượng thận


BM

Tuyến thượng thận chịu trách nhiệm phóng thích và điều hòa hơn 30 loại hormone trong cơ thể, bao gồm hormone giới tính, hormone điều hòa huyết áp, đường máu, chuyển hóa khoáng chất, hormone chữa lành và phản ứng với căng thẳng. Tuyến thượng thận cũng cung cấp epinephrine và norepinephrine cho cơ thể, giúp điều hòa quá trình chuyển hóa. Lượng muối đầy đủ sẽ giúp tuyến thượng thận sản xuất các hormone cần thiết để duy trì quá trình chuyển hóa của cơ thể diễn ra bình thường. Ví dụ, quá trình vận chuyển vitamin C vào tuyến thượng thận phụ thuộc vào sodium.


Vitamin C là một cofactor của enzym liên quan đến quá trình sản xuất một số hormone ở tuyến thượng thận. Thèm muối là dấu hiệu cho thấy chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm.


BM


Khi nồng độ aldosterone giảm xuống, thường xảy ra trong giai đoạn căng thẳng hoặc mệt mỏi, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng thèm muối, nhằm giúp ổn định huyết áp. Nếu tuyến thượng thận làm việc chăm chỉ để sản xuất aldosterone trong tình trạng thiếu muối, chúng có thể không sản xuất được các hormone quan trọng khác, bao gồm cả hormone căng thẳng và giới tính.


Các tài liệu y khoa đã nhiều lần cho thấy mối liên quan giữa cách ăn ít muối và tình trạng kháng insulin (tiểu đường), hội chứng chuyển hóa, tăng tỷ lệ tử vong và tái nhập viện do bệnh tim mạch, mất nhận thức ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi, loạng choạng, té ngã và gãy xương.


Cơ thể chúng ta cần bao nhiêu gram muối?


BM


Người Mỹ tiêu thụ trung bình khoảng 1.5 thìa cà phê (8 gram) muối mỗi ngày. Lượng muối này về cơ bản có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sodium và chloride cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nhiều người cần bổ sung thêm muối và trẻ em đang phát triển có thể cần lượng muối gấp đôi.


Đáng ngạc nhiên là, dữ liệu hiện có cho thấy xã hội Tây phương tiêu thụ từ 3 đến 3.3 thìa cà phê (15 –17 gram) muối mỗi ngày từ đầu những năm 1800 cho đến khi kết thúc Thế chiến II, dựa trên kho lưu trữ quân sự về khẩu phần ăn của tù nhân chiến tranh và binh lính trên thế giới. Tất nhiên, phần lớn lượng muối này là để bảo quản thịt và cá, vì vậy có thể thấy muối có vai trò rất lớn trong việc bảo quản thực phẩm vào thời kỳ này.


Trong Chiến tranh năm 1812, mặc dù giá thành của muối rất đắt đỏ nhưng khẩu phần muối vẫn lên tới ba thìa cà phê (15 gram) mỗi ngày. Các tù nhân chiến tranh người Mỹ, những người bị giam giữ trong nhà tù Dartmoor của Anh, đã cay đắng phàn nàn rằng việc họ nhận được hơn 2 thìa cà phê muối mỗi ngày là một phần của “cách ăn uống thiếu thốn và đạm bạc dành cho những người đàn ông lớn lên ở vùng đất tự do và từng được sống trong cảnh sung túc.”


BM


Sau Thế chiến thứ II, với sự ra đời của tủ lạnh như một phương tiện bảo quản thực phẩm thay cho muối, lượng muối tiêu thụ ở Hoa Kỳ đã giảm xuống còn khoảng một nửa và không thay đổi trong 50 năm qua. Trong thời gian đó, tỷ lệ cao huyết áp đã tăng lên, làm dấy lên lo ngại về mối liên quan giữa việc tiêu thụ muối và mức huyết áp.


Trong một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tập san của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện lượng muối ăn vào vừa phải có liên quan đến nguy cơ bị các biến cố tim mạch thấp nhất, trong khi lượng muối ăn vào thấp, tương đương với ít hơn hoặc bằng 1.5 thìa cà phê (8 gram, trong đó chứa 3.5 gram sodium) muối mỗi ngày, có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và nhập viện vì suy tim sung huyết. Lượng muối tiêu thụ cao hơn 3 thìa cà phê (7 gram sodium) mỗi ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và các biến cố tim mạch khác.


BM

Bất chấp những gì chúng ta biết về tầm quan trọng của việc cung cấp đủ muối, vào ngày 01/06/2016, các quan chức y tế Hoa Kỳ đã công bố một loạt khuyến nghị mới về hàm lượng muối trong thực phẩm chế biến. Mục tiêu được nêu là giúp người Mỹ giảm lượng sodium ăn vào xuống dưới 1 thìa cà phê mỗi ngày cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em đang phát triển và người già yếu, theo mức khuyến nghị của Viện Y học (IOM) năm 2004 và 2005. Mức khuyến nghị tối đa được đặt ở ngưỡng hơn 1 thìa cà phê một chút.


Trớ trêu thay, cùng thời điểm các quan chức y tế Hoa Kỳ công bố sáng kiến mới của họ nhằm giảm lượng muối ăn vào, The Lancet đã công bố một nghiên cứu lớn dựa trên dân số cho thấy nguy cơ tử vong và các biến cố tim mạch trầm trọng sẽ gia tăng đáng kể khi lượng muối ăn vào giảm xuống dưới 2/3 thìa cà phê ở một người trưởng thành có cân nặng trung bình.


BM


Tin tốt là, tất cả chúng ta đều có thể bỏ qua hướng dẫn của Hoa Kỳ và thưởng thức muối trong bữa ăn của mình. Tin xấu là, hầu hết lượng muối trong thực phẩm đều đã được tinh chế bằng cách loại bỏ tất cả magnesium và khoáng chất vi lượng, đồng thời bổ sung thêm các chất chống đóng bánh như sodium ferrocyanide, ammonium citrate và aluminum silicate. May mắn thay, nhiều nhãn hiệu muối chưa tinh chế vẫn còn tồn tại; và bạn nên chọn loại muối có màu xám nhạt, hồng hoặc be (không phải màu trắng sáng), cho thấy sự hiện diện của khoáng chất.


BM


Một lưu ý cuối cùng: Để đáp ứng các khuyến nghị của chính phủ về việc giảm lượng muối trong thực phẩm chế biến, các nhà sản xuất đã thêm các chất điều vị để bắt chước mùi vị của muối. Được phát triển bởi một công ty công nghệ sinh học có tên là Senomyx, các sản phẩm này được dán nhãn là “hương vị nhân tạo.” Thời nay, chúng được thêm vào hầu hết các loại thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm nước giải khát và nước trái cây, thức ăn nhẹ, ngũ cốc, bánh quy, súp, và các hỗn hợp. Ảnh hưởng sức khỏe của hương vị nhân tạo vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một hậu quả dễ thấy là chúng có thể làm tăng tình trạng béo phì, vì người dùng thực phẩm chế biến sẵn sẽ chỉ ăn và ăn do cảm giác thèm muối gây ra bởi các chất phụ gia và sự thiếu hụt dưỡng chất.




Sally Fallon Morell  _  Thanh Ngọc

***

Ăn nhạt có hại bằng ăn quá mặn không?

BM
Với 2.7g trong 100g phô mai, thì phô mai xanh có nhiều muối hơn nước biển

Một số nhà khoa học cho rằng chế độ ăn ít muối cũng nguy hiểm như ăn nhiều muối. Thực tế như thế nào?

***

Huyền thoại về muối

BM

Có một lần nọ, ăn sáng chung ở bệnh viện với một ông bác sĩ người Mỹ chuyên về bệnh tim mạch, khi thấy tôi rắc muối lên những múi bưởi, ông ta trố mắt: “Anh không sợ bị cao huyết áp ư?”

https://baomai.blogspot.com/2017/11/huyen-thoai-ve-muoi.html

***

Những công dụng của muối

BM

Trong hầu hết suy nghĩ của mọi người, muối chỉ là một loại gia vị nêm nếm, bạn có thật sự nghĩ như vậy không? Hãy xem mẹo nhỏ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên. Muối có nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống. Hãy xem bạn có lãng phí công dụng của nó không nhé?
***

Vì sao nước biển mặn?

BM

Ai cũng biết biển mặn là nhờ có muối. Nhưng muối từ đâu đến? Hầu như mỗi nền văn hoá đều có một câu chuyện thần thoại để giải thích vì sao biển mặn. Trên phương diện khoa học, câu trả lời rất đơn giản: Biển mặn nhờ muối sinh ra từ đá trên đất liền.

https://baomai.blogspot.com/2013/01/vi-sao-nuoc-bien-man.html

baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2023 lúc 3:22pm


Ai Cũng Nghĩ Tiểu Đường Là Do Ăn Ngọt

What%20Does%20Sugar%20Do%20to%20Your%20Skin?%20|%20FLDSCC%20-%20Florida


Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa, do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu quá cao.

Nói đến bệnh tiểu đường thì chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến thói quen tiêu thụ đồ ngọt, nghĩ rằng chỉ cần từ chối ăn đường là được. Trên thực tế, ngoài đồ ngọt ra còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Do đó, điều quan trọng là mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý.

Theo bác sĩ Jiang Weibo (Khoa Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật
Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc): Nếu cứ tiêu thụ nhiều 4 thực phẩm dưới đây thì dù có kiêng ăn đường cũng vẫn khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao khó kiểm soát.

4 món ăn khiến đường huyết tăng vọt dù không chứa đường

1. Gạo nếp

Gạo nếp là một loại lương thực rất phổ biến trong cuộc sống, được dùng để làm bánh, nấu xôi... món nào cũng đều ngon lành và được nhiều người yêu thích. Nhưng nếu là một người có đường huyết cao thì bạn không nên ăn món này.

Mặc dù hầu hết các món ăn làm từ gạo nếp không ngọt, nhưng chúng vẫn làm tăng đường huyết vì có chứa lượng bột đường rất cao. Khi bạn tiêu thụ gạo nếp, những chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành calo và đường, rồi nhanh chóng đi vào mạch máu. Điều đó khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

2. Khoai tây

Nhiều người nghĩ rằng khoai tây là một loại rau củ, không có vị ngọt vì thế nó không liên quan gì đến chuyện tăng đường huyết nên cứ yên tâm ăn thật nhiều. Thực tế, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, khi vào cơ thể số tinh bột này sẽ chuyển hóa thành đường glucose và carbohydrate, những chất này sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể hàm lượng đường tăng quá cao trong máu.

3. Đồ chiên

Hương vị của các món đồ chiên rất tuyệt vời, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất thích. Tuy nhiên, dinh dưỡng của loại thực phẩm đã chiên thường bị tổn hại nghiêm trọng. Không chỉ mất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất béo, lượng calo cũng rất cao.

Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài có thể khiến chất béo tồn đọng trong cơ thể và gây ra tình trạng béo phì. Trong khi đó, béo phì làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, bởi béo phì sẽ dẫn đến khả năng phân hủy và trao đổi chất trong cơ thể thấp, khiến mạch máu xuất hiện mỡ, tốc độ lưu thông của mạch máu kém và dẫn đến tăng đường huyết

4. Nội tạng động vật

Người bệnh tiểu đường không nên ăn nội tạng động vật... vì chúng có chứa lượng chất béo cao. Sau khi tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, không có lợi cho việc điều hòa lượng đường trong máu.

Điều cực kỳ quan trọng cần làm mỗi ngày để tránh bệnh tiểu đường

Nếu bạn muốn lượng đường trong máu ổn định, bạn phải chăm chỉ tập thể dục. Bởi tập luyện giúp giảm bớt calo và chất béo, hơn nữa còn cải thiện khả năng miễn dịch, kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn - chất này giúp điều hòa lượng đường trong máu. Ngoài ra, đi ngủ sớm mỗi ngày cũng giúp điều chỉnh lượng nội tiết tố, ngược lại thức khuya sẽ khiến thần kinh căng thẳng, huyết áp tăng cao, không có lợi cho sự ổn định của đường huyết.

(Theo Sohu, Aboluowang)

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2023 lúc 10:24am

Thịt đỏ gây ung thư hay là thực phẩm lành mạnh?

 BM

Vậy chúng ta có nên tiêu thụ thịt đỏ không? Số lượng là bao nhiêu, và chúng ta nên ăn thịt đỏ như thế nào? Định nghĩa thịt đỏ.


Trong thịt đỏ có chứa một protein gọi là myoglobin. Myoglobin giữ cho các cơ oxy hóa, và làm cho cơ có màu đỏ. Myoglobin càng nhiều thì thịt càng đỏ.


BM


Xác định thịt đỏ chỉ dựa trên màu sắc đôi khi cũng chưa thực sự chính xác. Ví dụ, thịt cá ngừ có màu hồng, và một số thịt ban đầu là màu hồng chuyển sang màu trắng khi nấu chín.


Để đơn giản hóa mọi thứ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã định nghĩa thịt đỏ là thịt cơ của tất cả các động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt cừu, ngựa và dê.


Người ta tuyên bố rằng thịt đỏ là chất sinh ung thư từ khi nào?


BM


Đã có nhiều người e ngại thịt đỏ vì nghe nói rằng thịt đỏ có thể gây ung thư.


Sự thật là, để xếp loại một thứ gì đó là chất sinh ung thư, thì chất đó phải được xét nghiệm theo ba tiêu chí trong nghiên cứu khoa học để xem có bao nhiêu tiêu chí được đáp ứng. Nếu đáp ứng cả ba, chất đó sẽ được phân loại là chất sinh ung thư mà không nghi ngờ gì. Quá trình xác định thịt đỏ gây ung thư hay không như sau:


BM


Bước đầu tiên là tiến hành thí nghiệm trên động vật. Một thực hành phổ biến là chia động vật trong phòng thí nghiệm thành hai nhóm: một nhóm thường tiêu thụ một lượng thịt đỏ nhất định thông qua ăn uống và nhóm còn lại không tiêu thụ thịt đỏ. Vào cuối thí nghiệm, hai nhóm được so sánh để xem liệu có bất kỳ sự khác biệt nào về nguy cơ phát triển ung thư hay không.


Bước thứ hai có liên quan đến cơ chế gây ung thư. Khả năng gây ung thư của tiêu thụ thịt đỏ được nghiên cứu bằng cách sử dụng sinh hóa hoặc sinh học phân tử.


Bước thứ ba là các khảo sát thống kê quy mô lớn của dân số, chủ yếu được thực hiện với các nghiên cứu quan sát, chẳng hạn như khảo sát qua điện thoại hoặc bảng câu hỏi. Các cá nhân được chia thành hai nhóm, một nhóm tiêu thụ nhiều thịt đỏ và một nhóm tiêu thụ ít hơn. Sau vài năm, tỷ lệ mắc ung thư ở hai nhóm này được phân tích.


BM

Trong suốt quá trình này, nhiều thí nghiệm phải được tiến hành và đưa ra kết luận giống nhau hoặc tương tự nhau trước khi kết quả có thể được coi là đủ bằng chứng. Để kết luận liệu thịt đỏ có gây ung thư dựa trên các nghiên cứu riêng lẻ do đó không chính xác.


WHO phân chia các tác nhân có thể gây ung thư thành bốn nhóm theo mức độ bằng chứng. Một chất đáp ứng ba tiêu chí trên sẽ được liệt kê là chất gây ung thư nhóm 1, cùng với thuốc lá và rượu.


Hiện tại, thịt đỏ không đáp ứng tiêu chí thứ ba, đó là một cuộc khảo sát quy mô lớn về dân số. Nói cách khác, không có đủ dữ liệu thử nghiệm thuyết phục để chứng minh rằng việc tiêu thụ thịt đỏ có liên quan trực tiếp đến ung thư, như thuốc lá và rượu.


Do đó, thịt đỏ được liệt kê bởi WHO với tư cách là chất gây ung thư nhóm 2A, có nghĩa là thịt đỏ gây ung thư cho con người, nhưng tác dụng gây ung thư của thịt đỏ là không chắc chắn.


Mối liên quan giữa tiêu thụ thịt đỏ và ung thư là bằng chứng yếu


BM


Một phân tích gộp gần đây được công bố trên Tập san Nature Medicine cũng đã tiến hành nhận định và đánh giá nghiêm ngặt về tính gây ung thư của việc tiêu thụ thịt đỏ.


Các nhà nghiên cứu tại Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe, Đại học Washington, đã thu thập và phân tích 55 nghiên cứu từ các quần thể khác nhau trên thế giới. Số người tham gia trong mỗi nghiên cứu dao động từ 600 đến hơn 530,000. Thời gian theo dõi dao động từ bốn đến 32 năm.


Các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra hệ thống xếp hạng năm sao để đánh giá nguy cơ hút thuốc, tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến và các yếu tố khác (như không đủ lượng rau) liên quan đến kết cục sức khỏe của một người (bao gồm ung thư vú, ung thư đại trực tràng, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết).


BM


Mục đích của hệ thống là để hình dung khả năng tương đối của thịt đỏ gây ung thư (với năm sao cho thấy bằng chứng rất mạnh về mối liên quan và một sao cho thấy không có bằng chứng về mối liên quan).


Kết quả của nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến và ung thư đại trực tràng, ung thư vú, tiểu đường loại 2 và bệnh tim thiếu máu cục bộ chỉ ở hai sao, và đó là bằng chứng yếu.


Ngoài ra, mối liên quan giữa thịt đỏ chưa qua chế biến và đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ do xuất huyết cũng được đánh giá hai sao.


BM

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến với tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, nhưng các nghiên cứu này cũng “không đủ mạnh để đưa ra các kết luận khuyến nghị.”


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã không thể đưa ra một “khuyến nghị mạnh mẽ về mức ăn thịt đỏ” do sự không chắc chắn rộng rãi và mối liên hệ yếu ớt giữa tiêu thụ thịt đỏ và tỷ lệ ung thư (chỉ có hai sao).


Mặc dù kết quả của nghiên cứu có tính trấn an, thì tác động của việc tiêu thụ thịt đỏ đối với cơ thể là đáng để khám phá thêm.


BM


Tiến sĩ Weldon Gilcreas, trợ lý giáo sư của Bộ phận Ung thư tại Trường Y khoa Đại học Utah và một điều tra viên của Viện Ung thư Huntsman, cho biết rằng thực sự khó khăn để “để thành công trong việc khám phá ảnh hưởng của một yếu tố nguy cơ đơn lẻ” trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn.


Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cách ăn uống, lối sống và ung thư là có thật.


Ví dụ, ông nói rằng những người ban đầu sống ở Nhật Bản và di cư sang Hoa Kỳ có thể có nguy cơ ung thư tăng lên do ảnh hưởng của cách ăn uống và lối sống phương Tây.


Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lượng thịt đỏ và nguy cơ ung thư vẫn có thể phụ thuộc vào lượng thịt đỏ mà cá nhân tiêu thụ.


Mặt khác, thịt đỏ thực sự cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng.


Ngoài sắt ra, thịt đỏ còn rất nhiều chất dinh dưỡng khác


BM

Chuyên gia dinh dưỡng Amy Gonzalez đã đề cập rằng các chất dinh dưỡng trong thịt đỏ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và sử dụng. Các chất dinh dưỡng khác nhau của thịt đỏ được “đóng gói và tương thích” vì vậy bạn có thể nhận được nhiều dinh dưỡng hơn từ một “gói” nhỏ hơn.


1. B sung st t tht đ hiu qu và an toàn hơn


BM


Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, là một trong những nguồn sắt và kẽm phong phú nhất.


Theo dữ liệu phơi nhiễm của một nghiên cứu, 100g thịt bò nạc có thể cung cấp khoảng 1.8mg sắt và 4.6mg kẽm, chiếm khoảng 14 phần trăm và 42 phần trăm trong hàm lượng khuyến nghị hàng ngày.


Ngoài ra, so với sắt trong thực vật, sắt trong thịt chủ yếu ở dạng sắt heme được cơ thể hấp thụ tốt hơn;


Protein trong thịt cũng sẽ tăng cường sự hấp thụ sắt.


Gonzalez khuyên những người bị thiếu máu và phụ nữ bị mất máu nặng trong kỳ kinh nguyệt hãy tăng lượng thịt đỏ của họ một cách thích hợp bởi vì sắt trong thịt đỏ là “một nguồn sắt có khả dụng sinh học thực sự tốt.”


Thịt đỏ cung cấp sắt cho cơ thể tốt hơn thực phẩm chức năng chứa sắt mà không sợ bị quá liều.


Cơ thể con người cần các vi chất dinh dưỡng (như đồng và kẽm) và vitamin C để giúp sử dụng sắt và chuyển đổi sắt thành hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Thịt đỏ cũng sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều loại chất dinh dưỡng, tất cả đều giúp cơ thể sử dụng sắt đúng cách.


Tương tự, cơ thể hấp thụ kẽm từ thịt đỏ hiệu quả hơn từ từ thực vật.


Thịt đỏ cũng là một nguồn selen tốt. Cứ 100g thịt bò nạc cung cấp khoảng 17mcg selen, tương đương với khoảng 26 phần trăm lượng được khuyến nghị hàng ngày.


2. Tht đ cha protein d tiêu hóa


BM


Thịt đỏ rất giàu protein: Cứ 100g thịt đỏ tươi chứa 20 đến 25g protein, theo phát hiện được báo cáo trên Tập san Nutrition & Dietetics Journal of Dieticians Australia.


Hàm lượng protein của thịt đỏ nấu chín thậm chí có thể đạt 28g đến 36g trên 100g do thịt bị mất nước trong quá trình nấu.


Thịt đỏ được biết đến như là một protein “hoàn chỉnh” của người Viking, vì có tất cả các acid amin thiết yếu, trong khi các protein dựa trên thực vật được gọi là protein không hoàn chỉnh vì không chứa tất cả các acid amin thiết yếu.


Khả năng tiêu hóa của protein trong thịt đỏ đạt 94 phần trăm.


Điểm Acid Amin Điều Chỉnh Khả Năng Tiêu Hóa Protein được sử dụng để đánh giá chất lượng của protein, với điểm số cao nhất có thể là 1.0. Điểm thịt đỏ khoảng 0.9, trong khi hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có điểm từ 0.5 đến 0.7


3. Tht đ là ngun acid béo cht lượng cao


BM


Các chất béo trong thịt đỏ bao gồm chất béo bão hòa, acid béo không bão hòa đơn và acid béo không bão hòa đa. Acid béo không bão hòa đa (PUFA), còn được gọi là chất béo tốt, có thể chiếm 11 đến 29 % tổng số acid béo trong thịt đỏ.


Điều đáng chú ý là thịt bò ăn cỏ là lựa chọn đầu tiên cho những người muốn có được acid béo chất lượng cao từ thịt đỏ, vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Mặt khác,thịt bò ăn ngũ cốc có hàm lượng acid béo omega-6 tương đối cao vì acid béo omega-6 được sản xuất thông qua việc cho ăn ngũ cốc như bắp.


Thịt bò và thịt cừu cũng chứa nhiều acid béo omega-3 hơn thịt gà.


4. Tht đ rt giàu vitamin, đc bit là vitamin B12


BM


Thịt đỏ rất giàu vitamin B như B3, B6, B12 và thiamine. Một trăm gam thịt bò nạc cung cấp 2.5mcg vitamin B12, tương đương với 79 phần trăm lượng khuyến nghị hàng ngày.


·       Động vt càng nuôi lâu, tht càng giàu vitamin B.

·       Tht heo cha thiamine cao hơn so vi các loi tht khác.

·       Nng đ vitamin E thp hơn trong tht đ, và cao hơn trong tht béo.


Theo nghiên cứu trong Tập san Nutrition & Dietetics – được nói đến bên trên, 100g thịt bò nấu chín có thể cung cấp 12 phần trăm yêu cầu vitamin D hàng ngày cho người trung niên và người cao tuổi trong độ tuổi 51 đến 70, trong khi 100g thịt cừu nấu chín có thể cung cấp hơn 25 phần trăm nhu cầu vitamin D hàng ngày.


Do đó, đối với người cao tuổi ít ra ngoài, việc tiêu thụ các loại thịt đỏ này có thể là một cách hiệu quả khác để có được vitamin D.


Thịt đỏ rất dinh dưỡng, nhưng cách ăn toàn thịt có rủi ro cho sức khỏe


BM

Một cuộc tranh cãi lớn khác xoay quanh thịt đỏ là cách ăn toàn thịt.


Cách ăn này chỉ gồm thịt hoặc các sản phẩm từ động vật (tất cả các loại thịt, cá và trứng), và không bao gồm bất kỳ carbohydrate nào.


Một trong những lý do khiến mọi người ủng hộ cách ăn này vì họ cho rằng đây là cách ăn của tổ tiên săn bắt hái lượm của chúng ta để lại.


Tuy nhiên, mô tả cách ăn uống của người cổ đại chủ yếu là thịt hoặc chỉ có thịt có thể gây hiểu lầm và không chính xác. Bởi vì bằng chứng khảo cổ học và những nghiên cứu quan sát của một vài bộ lạc nguyên thủy còn sót lại cho thấy tổ tiên của chúng ta đã ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm các loại thực phẩm nhiều carb như trái cây, rau, rau bột và mật ong.


Cách ăn không có trái cây và rau quả mà không cần một lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến hậu quả bất lợi.


Cách ăn toàn thịt có rất ít chất xơ, có thể gây táo bón. Táo bón không chỉ là không thể bài tiết phân mà còn gây hại cho thể chất và tinh thần của bạn theo nhiều cách.


BM


Cách ăn toàn thịt chứa rất nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu trong máu và khiến một người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tiêu thụ rất nhiều protein của thịt cũng có thể dẫn đến quá tải thận. Hơn nữa, nhiều loại thịt chế biến, như thịt xông khói và thịt đóng hộp chứa nhiều sodium có thể dẫn đến các vấn đề về thận và cao huyết áp.


Cách tiêu thụ thịt đỏ lành mạnh nhất


BM


1. Ăn nhiu loi tht đ xen k, hai hoc ba ln mt tun


Gonzalez nói rằng lượng lượng thịt đỏ được khuyến nghị thay đổi từ người này sang người khác.


Đối với người bình thường, lượng thịt đỏ được khuyến nghị gần đúng là hai đến ba khẩu phần mỗi tuần và mỗi khẩu phần có kích thước tương đương với một lòng bàn tay (khoảng 100g.)


Gilcrease khuyên bạn nên ăn thịt đỏ không quá hai lần một tuần.


Chúng ta có thể xen kẽ các loại thịt đỏ khác nhau trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài thịt đỏ, chúng ta cũng nên tiêu thụ những loại thịt khác, chẳng hạn gia cầm và hải sản.


2. Tránh chiên và nướng, vì nă nhit đ thp lành mnh hơn


BM


Các phương pháp nấu ăn như quay, nướng và chần ở nhiệt độ thấp không chỉ giữ được hương vị tự nhiên của thịt đỏ mà còn ngăn chặn việc sản sinh ra các chất độc hại.


Các phương pháp nấu ăn không lành mạnh, chẳng hạn như chiên nhiệt độ cao và xông khói có thể làm cháy thịt. Các sản phẩm phụ độc hại, bao gồm các amin thơm dị vòng (HAAS) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHS), sẽ sinh ra trong quá trình này.


Những chất này được sinh ra lượng lớn trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao so với nấu ở nhiệt độ thấp. Các phương pháp chế biến thịt như ướp và xông khói sẽ tạo ra các hóa chất gây ung thư bao gồm các hợp chất N-nitroso (NOCs) và PAHs.


 BM


Bên cạnh đó, thịt chế biến ở nhiệt độ cao tạo ra các sản phẩm cuối glycation tiên tiến (AGEP), thường được tìm thấy trong thịt đóng hộp và đồ nguội. Theo nghiên cứu trên, AGEP là một phần bình thường của quá trình chuyển hóa cơ thể, nhưng cũng có thể trở thành tác nhân gây bệnh ở nồng độ cao tồn tại trong mô và trong tuần hoàn.




Flora Zhao  _  Kim Khuê

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2023 lúc 4:05am

Khả năng tự chữa lành bệnh của cơ thể

 BM

Y học hiện đại đã bước vào một kỷ nguyên mới, mà chúng ta phải chịu rất nhiều tổn thương bởi việc lạm dụng các phương pháp điều trị quá mức.


Dù bất kỳ biện pháp nào, y học hiện đại đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Vô số sinh mạng đã được cứu sống, nhiều bệnh dịch đã được ngăn chặn, và sự thống khổ do bệnh tật gây ra đã được giảm bớt bởi sự tiến bộ của nền y học từ hàng thế kỷ trước. Tuy nhiên chúng ta cũng chật vật đối phó với mặt trái của sự tiến bộ này như việc nghiện thuốc kê đơn ngày càng phổ biến hơn, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và chi phí chăm sóc sức khỏe vượt ngoài tầm kiểm soát.


Tiến sĩ Jeremy Howick, nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học y khoa thừa nhận rằng y học hiện đại rõ ràng đã mang lại lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, nhưng giờ đây chúng ta lại phải đối mặt với một vấn đề mới: quá nhiều thuốc.


BM

Howick nói: “Lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ hai, tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ đang giảm đi. Chúng ta cần thuốc, nhưng chúng ta đã sử dụng quá nhiều thuốc, đến mức khiến chúng ta suy sụp và không còn khỏe mạnh nữa.”


BM


Cuốn sách của Howick “Doctor You: Introducing the Hard Science of Self-Healing,” (tạm dịch: Hãy là bác sĩ của chính mình: Giới thiệu khoa học tự chữa bệnh“) giúp chúng ta học cách khai thác khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.


Khái niệm cơ thể giống như một sinh vật có khả năng tự phục hồi không phải là điều mới mẻ. Trên thực tế, nó tồn tại khi mọi người cần được điều trị bệnh tật. Các bác sĩ cổ đại trên khắp thế giới đều đã lưu ý rằng, nếu có đủ thời gian và sự hỗ trợ, cơ thể thường sẽ tự sửa chữa lại chính mình.


BM


Tất nhiên, bạn sẽ dễ dàng bị thuyết phục bởi điều này hơn nhiều nếu bạn chịu khó quan sát từ giới tự nhiên, từ truyền thống cổ xưa và những công cụ thô sơ. Còn nếu chỉ nhìn vào hiện tại cái nhìn của bạn sẽ không đủ sâu sắc và thông suốt. Một trong những lý do chủ yếu chính là cái cảm giác thỏa mãn của chúng ta. Cùng với những phương pháp chữa trị kỳ diệu xuất hiện trong thế kỷ 20, chúng ta luôn kỳ vọng rằng phải có thuốc chữa mọi loại bệnh tật – hoặc sớm sẽ có, và chúng ta được tạo điều kiện đầy đủ để có thể nghiên cứu ra nó.


Sự kỳ vọng này cũng đã tạo ra những phương pháp chữa trị đáng kinh ngạc, nhưng nó cũng khiến chúng ta hiểu sai lệch về ý nghĩa của việc trở nên khỏe mạnh. Ngày nay, 20% người Mỹ dùng ít nhất 5 loại thuốc một ngày, và thường không mấy hiểu biết hoặc không xem xét về cách mà các loại thuốc này tương tác với nhau như thế nào. Nguyên nhân tử vong do các sai sót về y tế được xếp hạng cao thứ 3 tại Hoa Kỳ. Chỉ riêng việc kê sai đơn thuốc đã khiến hơn 100.000 người tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ.


Trong khi đó, các nhà nghiên cứu dược phẩm thường xem nhẹ khả năng tự chữa lành của cơ thể, họ xem đó là một sự khó chịu hơn là một phước lành. Một loại thuốc để được đánh giá là có hiệu quả, phải có đủ sự thử nghiệm để chứng minh nó có tác dụng tốt hơn giả dược. Hiệu ứng giả dược có nghĩa là ngày cả khi bệnh nhân dùng thuốc giả thì các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện.


Và không chỉ những viên thuốc. Một nghiên cứu năm 2014 tại Đại học Oxford đã xem xét hơn 50 nghiên cứu về giả dược trong các kỹ thuật tiểu phẫu khác nhau và phát hiện rằng phẫu thuật giả dược cũng hiệu quả như thật trong hơn một nửa số thứ nghiệm.


BM


Chúng ta thường nghĩ về hiệu ứng giả dược như một ảo giác gây ra bởi sự đánh lừa cảm giác để xác định đâu là sự thật. Đó là lý do tại sao các thí nghiệm mù đôi sẽ đảm bảo rằng cả các nhà nghiên cứu và các bệnh nhân được giữ kín bí mật về việc ai đã dùng giả dược và ai đã dùng thuốc thật.

 

Nhưng hiệu ứng giả dược cũng có thể cho ta thấy cách mà tâm trí và cơ thể của chúng ta một cách tự nhiên cũng hướng đến việc tự chữa bệnh – điều này hoàn toàn là sự thật. Trong một nghiên cứu từ năm 2016 của Trường Y Khoa Havert, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng ngay cả khi bệnh nhân được nói là họ đang uống thuốc giả, thì việc bác sĩ kê đơn cũng khiến chứng đau lưng của bệnh nhân giảm đáng kể.


Các nghiên cứu khác về giả dược cũng được mở rộng cho các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), trầm cảm, viêm mũi dị ứng và ADHD (rối loạn tăng động, kém tập trung ở người lớn) cũng đều cho thấy các tác động rất tích cực.


Hiệu ứng giả dược không chỉ đơn thuần là một sự đánh lừa trí óc. Nó khai thác cái mà Howick gọi là “ dược phẩm ở bên trong” – các chất hóa học có tác dụng giống như thuốc được sản xuất tự nhiên bên trong cơ thể chúng ta.


Nhận biết được nguồn dược liệu ngay bên trong cơ thể có thể khiến nó hiệu quả hơn. Một nghiên cứu trên các bệnh nhân trước khi được phẫu thuật về ảnh hưởng của sự hiểu biết này trong việc sử dụng thuốc giảm đau. Các nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho một nửa số bệnh nhân hiểu về endorphin – một hóa chất giảm đau được sản sinh ra trong cơ thể, trong khi nửa còn lại không được dạy gì.

 

Sau phẫu thuật, tất cả mọi người trong nhóm không được hướng dẫn đều dùng thuốc giảm đau được kê đơn, trong khi chỉ 10% những người được hướng dẫn lựa chọn dùng thuốc.


BM


Vì vậy, nếu nguồn dược liệu bên trong cơ thể chúng ta có thể được kích hoạt đơn giản chỉ bằng cách gợi ý, vậy vì sao chúng ta không làm vậy nhiều hơn để thúc đẩy cơ chế tự chữa lành này? Howick tin rằng chủ yếu là vấn đề về lợi nhuận. Ngành y tế nhìn thấy tiềm năng của sự tự chữa bệnh, chứ không phải tiềm năng thị trường.


Nếu bạn làm việc tại công ty dược phẩm GlaxoSmithKline, bạn sẽ có một quán cà phê tuyệt vời với những đồ ăn tốt cho sức khỏe, tốt cho sức khỏe hơn bất kỳ việc phải vào một bệnh viện nào” anh nói. “ Họ dạy chánh niệm và yoga. Họ có các chương trình giúp những người làm việc ở nơi này từ bỏ thuốc, nhưng mô hình kinh doanh của họ đối với chúng ta lại khiến chúng ta uống nhiều thuốc hơn.”


BM

May mắn thay, chúng ta không cần phải chờ đợi sự ban phước của ngành dược phẩm để chúng ta có thể tiếp cận được khả năng tự phục hồi của cơ thể. Chế độ ăn uống và tập thể dục là những chiến lược đã được thiết lập tốt để cải thiện sức khỏe, nhưng có rất nhiều những điều khác chúng ta có thể làm để có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Chúng ta giữ gìn mối quan hệ thân thiết với bạn bè, có lòng biết ơn, và luôn có cái nhìn tích cực. Có lẽ một phần trong số chúng ta đã biết rằng những hành vi như vậy rất tốt cho mình, và khoa học gần đây đã chứng minh được giá trị này trong việc điều trị bệnh tật.

Những nghiên cứu về vấn đề này gần đây đã định lượng được giá trị của các liệu pháp này giống như cách chúng ta định lượng được tác dụng của thuốc.


Ngay cả cách đối xử của bác sĩ cũng có thể định lượng được mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Howick nói rằng một bác sĩ bày tỏ sự đồng cảm có thể có nhiều tác dụng giống như thuốc không bán theo đơn để giảm đau, giúp giảm trầm cảm và lo lắng.


Liệu pháp sự đồng cảm này và ý tưởng “trái tim” của Howick khá tương đồng. Ông là giám đốc Chương trình Đồng cảm của Đại học Oxford, một chương trình nghiên cứu các tác động của sự đồng cảm trong việc chữa bệnh. Nhóm của ông đã có một báo cáo đánh giá có hệ thống về các thử nghiệm ngẫu nhiên để chứng minh sự đồng cảm có thể có sức mạnh tới mức nào.


Một nghiên cứu chỉ ra rằng các bác sĩ được đào tạo về sự đồng cảm, sẽ thấy cơn đau của bệnh nhân của họ giảm đi một điểm trên thang điểm 10. Nghe thì có vẻ không đáng kể, nhưng cũng đủ để giảm cơn đau từ nặng sang trung bình, từ trung bình sang nhẹ. Đối với một số bệnh nhân, sự thay đổi nhỏ cũng đã tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn.


“Trong bối cảnh khủng hoảng thuốc giảm đau opioid, mọi người thường bắt đầu sử dụng những loại thuốc này và nó dần khiến họ ngày càng phải sử dụng thuốc nhiều hơn, dẫn đến việc phụ thuộc vào nó đến mức có khả năng gây tử vong. Trong khi đó sự giao tiếp giữa con người có thể sẽ hữu ích,” Howick nói.


Một lý do nữa giải thích tại sao sự đồng cảm rất hiệu quả là vì nó giúp giảm bớt cảm giác cô đơn mà rất nhiều người trong chúng ta phải chịu đựng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trung bình, cảm giác cô đơn cũng có hại cho sức khoẻ như hút thuốc. Có một người khác mà chúng ta có thể chia sẻ những lo lắng và băn khoăn của mình, và biết rằng có ai đó luôn ủng hộ chúng ta, có thể mang lại cho chúng ta một cảm giác được ủng hộ, và giảm bớt sự căng thẳng.


Sử dụng thuốc đúng liều lượng


BM

Vậy làm thể nào để chúng ta xác định khi nào nên dùng thuốc điều trị và khi nào để tự nhiên?


Trước tiên hãy xem xét mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ví dụ: các loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng đau đầu nhẹ không hoạt động tốt hơn một loại giả dược. Tuy nhiên vấn đề lớn là nó cần nhiều sự can thiệp hơn.


“Nếu bạn bị tai nạn xe hơi, hãy đến bệnh viện. Nhưng hầu hết những thứ xảy ra mà chúng ta đến gặp bác sĩ gia đình đều không cần đến thuốc, ”Howick nói.


Khi bạn cần chăm sóc y tế, hãy chọn biện pháp tự nhiên ít phải dùng đến thuốc nhất, ít tốn kém nhất, và rủi ro thấp nhất trước tiên. Thuốc và phẫu thuật có thể cứu mạng bạn, nhưng chúng cũng có thể có có nhiều tác dụng phụ thậm chí còn tệ hơn cả căn bệnh cần được chữa trị.


Khi đối mặt với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng đằng sau cách chữa bệnh được đề nghị. Ví dụ, các phương pháp mạnh được dùng trong việc điều trị ung thư thường được các bệnh nhân đang tuyệt vọng lựa chọn đầu tiên. Những họ hiếm khi nhận ra rằng những quy trình khắc nghiệt này thường không bao giờ được chấp thuận, dựa trên các thử nghiệm cho thấy thấy rằng khả năng tử vong gần như là chắc chắn.


Howick nói: “Bạn muốn biết liệu mình có sống tốt hơn và sống lâu hơn không, Phần lớn các thử nghiệm này dựa trên các kết quả mang tính đại diện – giống như việc thu nhỏ khối u – việc rất quan trọng theo quan điểm sinh lý bệnh, nhưng nó có thể mọc trở lại một cách hung hiểm hơn.”


Y học hiện đại có thể giải cứu chúng ta khỏi những trường hợp nguy hiểm, nhưng để duy trì sức khỏe thông thường, hãy tìm kiếm các phương pháp phù hợp với hệ thống tự phục hồi của cơ thể bạn.


BM


Ed Paget, một chuyên gia chỉnh hình xương và là huấn luyện viên vận động đến từ Alberta, Canada, gần đây đã chứng kiến một bệnh nhân bị đau nửa đầu trong hơn sáu tháng ròng.


“Thật tồi tệ khi cô ấy không thể lái xe, phải nghỉ học và phải đến bệnh viện chỉ để giảm đau,” Paget nói.


Nhưng để hiểu tận cùng nguyên nhân của sự đau đớn này cần một chút nỗ lực.


“ Chúng tôi đã xem xét các vùng trên cơ thể của cô ấy mà có thể ảnh hưởng hoặc góp phần gây nên chứng đau nửa đầu và một điều bất ngờ là cô ấy đã bị chấn thương vùng xương cùng cụt trước khi bị đau,” ông nói.


Với một số thao tác nhẹ nhàng để đưa xương cụt của cô trở lại trạng thái thẳng hàng, chứng đau nửa đầu đã biến mất.


“ Thân thể chúng ta tự nó luôn nỗ lực để trở nên tốt hơn, “ ông nói. “ Ngay cả khi bạn đang sắp chết vì ung thư, một vết cắt ở trên da cũng sẽ bắt đầu liền lại. Hầu hết thời gian, chúng ta phải tìm lý do vì sao cơ thể không tự phục hồi. Hãy loại bỏ lý do đó và để tự nhiên làm phần còn lại của nó.”


Cuối cùng, bạn cần biết rằng bạn thực sự mạnh mẽ như thế nào. Tự nhiên có đầy đủ cơ chế tự phục hồi. Và như là một phần của tự nhiên, cơ thể chúng ta tự nhiên cũng thể hiện những đặc điểm tương tự. Cứ sau 15 phút, cơ thể chúng ta tạo ra 1,5 tỷ tế bào mới. Xương của chúng ta chắc hơn thép. Trong mạch máu có vô số tế bào liên tục tìm kiếm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.


Hãy xem xét vấn đề này, chúng ta sống trong một thế giới bị bao vây bởi vô số thế lực có thể khiến chúng phải chết, nhưng tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo là tương đối hiếm.


BM


“Mọi người có thể nói, ‘Chà nếu cơ thể tuyệt vời như vậy, tại sao chúng ta lại bị ốm?’ Nhưng hãy thử xem, tất cả các ký sinh trùng và vi trùng luôn xâm nhập vào thân thể chúng ta mọi lúc mọi nơi và có thể giết chết chúng ta, nhưng thực tế là phần lớn chúng ta đều khỏe mạnh trong suốt cuộc đời, đó là điều đáng kinh ngạc. Và đó là minh chứng cho sự kì diệu của cơ thể con người.”




Conan Milner  _  Thuần Thanh


baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2023 lúc 8:35am

Chất Đạm WHEY Cho Người Lớn Tuổi


Lời giới thiệu của BS Nguyễn thương Vũ


WHEY PROTEIN

 

Thưa các anh chị

 

Tôi mới nhận được một bài viết quan trọng của BS Phạm Hiếu Liêm và xin gửi tới các anh chị bài viết vô cùng giá trị này..

 

BS Phạm Hiếu Liêm là một đồng nghiệp, một người bạn thân tình và một Giáo Sư Y Khoa tài giỏi – nay đã hồi hưu - về môn học Y Khoa rất đặc biệt Geriatric Medicine chuyên về điều trị bệnh lý các người lớn tuổi.

 

Phân khoa này mỗi ngày càng trở nên quan trọng vì tỷ lệ/ percentage các người cao niên càng ngày càng nhiều , vì sự sống lâu con người / longevity trong 30 năm nay đã gia tăng rất nhiều, không những tại các nước tân tiến như Mỹ, như Pháp , mà còn ở các nước nghèo thuộc thế giới đệ tam (Tiers monde).

 

GS Phạm Hiếu Liêm - mà tôi gọi một cách thân tình là Samurai Liêm  - là một giáo sư y khoa rất được kính nể về những công trình khảo cứu giá trị của anh Liêm trong mấy chục năm dậy học tại Đại Học Y Khoa bên Hoa Kỳ.

 

Bài viết sau đây của BS Liêm chú trọng về một đề tài vô cùng thực tế: Làm sao người lớn tuổi - nhất là người cao niên Việt Nam - có thể thay đổi dinh dưởng với chất đạm Whey (có vào khoảng 20% trong sữa ) mà chúng ta có thể mua dễ dàng , không tốn kém, tại nhiều nơi bên Hoa Kỳ tại Walmart , Costco và nhiều nơi khác nửa và trên online.

 

Tôi nghĩ các anh chị bên Pháp, Đức hay bên Úc cũng có thể kiếm mua rất dễ dàng.

 

Xin cám ơn anh BS Liêm rất nhiều

 

Nguyễn Thượng Vũ

 

*******

Làm người ai cũng muốn được mạnh khoẻ và sống lâu. Ở phương Đông trước thế kỷ thứ 20, các đạo sĩ vào núi luyện cách trường sinh và có tuổi thọ cao hơn người thường (70-80 tuổi thay vì 50-60 tuổi). Theo khoa học ngày nay, các đạo sĩ Lão Giáo đạt được tuổi thọ nhờ dinh dưỡng tốt vì ăn nhiều trái dâu và những loại quả nhỏ mọng nước không có hạt (berries) mọc hoang trong núi chứa nhiều chất kháng oxy hoá và tập thể dục (quyền Võ Đang) thường xuyên. 

Ngày nay nhờ vệ sinh thường thức và y khoa tân tiến, tuổi thọ trung bình ở các nước tiên tiến đã đạt đến gần 80 cho nam giới và hơn 80 cho các cụ bà. Than ôi, với số tuổi đời chồng chất, người già thường bị các bệnh kinh niên và chứng lão suy nên trong nhiều trường hợp, có thọ nhưng không mấy vui vì bệnh tật và ốm yếu. Vì vậy, tại các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, báo chí, truyền thanh và truyền hình có nhiều quảng cáo kiểu lang băm bán thuốc dạo lừa đảo người Việt cao niên để bán các loại thuốc thực phẩm phụ gia vô căn cứ. 

Ngoài ra, chúng ta vẫn thường nghe các cụ dùng Sâm và Nhung là các món đắt tiền để tẩm bổ chống lại lão suy theo truyền thuyết Đông Y.Nhân sâm Cao Ly có tác dụng kích thích làm người dùng cảm thấy hưng phấn nên vẫn được truyền tụng nhưng kết quả trên cơ thể, bắp thịt và tim mạch thì không có gì đáng kể; thậm chí dùng nhiều có thể làm tăng huyết áp, có hại cho tim mạch và não bộ.

Khảo cứu tại Hoa Kỳ trong 30 năm trước cho thấy thú vật sống lâu và khoẻ mạnh khi chúng được nuôi ăn đủ chất dinh dưỡng nhưng với lượng calorie hạn chế hơn 30% của mức bình thường; đó là một điều không thực tế cho con người. 

May thay, mấy năm gần đây, khoa học đã cho thấy ngoài dinh dưỡng tốt và tập thể dục thường xuyên, các cụ có thể dùng chất đạm Whey (phát âm là Guây) phụ gia để giúp tăng tuổi thọ, thêm lành mạnh và bớt bệnh tật.

 

1/ Chất đạm Whey là gì?

Sữa (trên thị trường là sữa bò) có nhiều chất đạm.

80% chất đạm trong sữa là casein; phần còn lại (20%) là Whey. Whey là một hỗn hợp của nhiều chất đạm hoà tan, đặc biệt là có rất nhiều chuỗi amino acids phân nhánh (branched chain amino acids- BCAA) như leucine, iso-leucine và valine so với các chất đạm khác. Các amino acids quan trọng này làm bắp thịt phát triển nẩy nở và lành lặn như có đề cập trước đây trong bài Chống Sarcopenia đăng mấy năm trước trên svqy.org (Aging well by fighting Sarcopenia; A tribute to Jack LaLanne) http://www.svqy.org/agingwell.html

Trong kỹ nghệ chế tạo phó mát (cheese), chất đạm Whey trở thành dung dịch phế thải tự nhiên sau khi casein được làm rắn (solid) trong phó mát. Ngày nay, chất đạm Whey được giữ lại để làm thực phẩm phụ gia cho các lực sĩ tập tạ vì có thể giúp họ trở nên lực lưỡng nhanh chóng.


2/ Tại sao chất đạm Whey phụ gia lại tốt cho người lớn tuổi? 

Đại đa số đàn ông gốc Âu và Á bắt đầu có đề kháng (resistance) Insulin ở tuổi 40 trở lên, phụ nữ thì ở khoảng tuổi 50 sau khi tắt kinh (menopause). Từ đó họ bắt đầu có nhiều mỡ trong bụng (phát tướng) dẫn đến một vòng luẩn quẩn khắc nghiệt cuả Hội Chứng Biến Dưỡng (Metabolic Syndrome) với tăng huyết áp, lượng mỡ cholesterol và triglyceride trong máu cao, dễ bị Tiểu Đường loại 2 và các biến chứng tim mạch. Vòng luẩn quẩn này còn có liên hệ đến chứng teo bắp thịt, loãng xương và bệnh lãng trí của lão suy. Ngăn ngừa hội chứng biến dưỡng sẽ giúp cho người cao niên được lành mạnh sống lâu để hưởng thêm hạnh phúc ở tuổi già.

Trong các thí nghiệm gần đây trên thú vật và cả trên người già, chất đạm Whey đã chứng tỏ khả năng giúp người lớn tuổi ngăn ngừa và chế ngự sự lão suy và Hội Chứng Biến Dưỡng vì giúp giảm mập phì, giảm mỡ trong bụng, xuống cân, giảm hiện tượng đói cồn cào, giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, bớt đề kháng với insulin, bớt nguy cơ tiểu đường loại 2. Điều đáng chú ý là trong một thí nghiệm dùng hợp chất pha trộn các amino-acids cùng tỷ lệ như tìm thấy trong Whey đưa ra kết quả không tốt như chất đạm Whey thiên nhiên từ sữa, nhất là trên tác dụng giảm cholesterol. Chuột nuôi với chất đạm Whey phụ gia sống lâu hơn mặc dù chúng không bị hạn chế về calorie.

Bệnh nhân đã bị tiểu đường loại 2 có lượng glucose trong máu điều hoà tốt hơn sau khi dùng chất đạm Whey thường xuyên. Lượng insulin giảm xuống và các chỉ số về viêm (inflammation) và oxy hóa cũng giảm bớt nhiều.

Bệnh nhân vừa qua bệnh nặng (nhiễm trùng, sưng phổi, đột quỵ ….) hay sau một cuộc giải phẫu lớn, cơ thể lâm vào tình trạng thoái dưỡng (catabolism) sẽ bình phục nhanh hơn khi dùng chất đạm Whey phụ gia vì cơ thể sẽ tổng hợp protein dễ dàng đạt tới thế tiến dưỡng (anabolism) nhanh chóng trong phục hồi. 


3/ Cách dùng chất đạm Whey trong Lão Khoa 

Muốn ngăn ngừa Hội Chứng Biến Dưỡng thì nên bắt đầu dùng chất đạm Whey phụ gia ở tuổi 40, dùng khoảng 10 hoặc 20 gram một lần mỗi ngày (2 hay 4 muỗng cà phê, một muỗng cà phê là tương đương với 5 gram). 

Các cụ trên 65 tuổi nên dùng 10 đến 12 gram, hai lần mỗi ngày (20 đến 24 gram mỗi ngày).

Đang phục hồi sau giải phẫu hay bệnh nặng nên dùng 15 gram mỗi lần, hai lần mỗi ngày (30 gram mỗi ngày). Thường thường các bệnh nhân này có dùng các bột sữa thực phẩm như Ensure, Sustacal vv…. có chứa chất đạm từ đậu nành hay sữa nhưng vẫn nên dùng Whey phụ gia để có tác dụng phục hồi nhanh chóng hơn như đã nói ở trên.

Chất đạm Whey isolate có bán tại các tiệm thông thường như General Nutrition, Wal-Mart, Costco etc… 15 tới 30 đô la Mỹ có thể mua một hay hai hũ to tướng cho các cụ khuấy bột Whey vào ly nước dùng mỗi ngày trong cả tháng.

Tóm lại, ngoài dinh dưỡng tốt và thể dục đều, chất đạm Whey được khoa học cho thấy có thể giúp chúng ta sống lâu và lành mạnh để hưởng Phước Thọ mà giá lại rẻ hơn Sâm và Nhung rất nhiều. Tài liệu thống kê cho thấy gần 23% người Việt lớn tuổi ở California bị Tiểu Đường loại 2; chất đạm Whey có thể giúp chúng ta tránh được cái đại nạn đó luôn.

 

Giáo sư y khoa Phạm Hiếu Liêm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2023 lúc 3:54pm


10 THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO TIM


Ăn%20gì%20tốt%20cho%20tim%20mạch%20và%20những%20thực%20phẩm%20không%20tốt%20cho%20tim%20cần%20hạn%20chế
Tim là một cơ quan nội tạng quan trọng của hệ Tuần hoàn, có nhiệm vụ bơm máu thông qua mạch, cung cấp dưỡng chất và oxygen cho toàn cơ thể, đồng thời chuyển các chất thải chuyển hóa (metabolic waste) như carbon dioxide đến phổi để loại ra ngoài.

Những vấn đề bệnh lý của Tim (Heart disease) và bệnh Tim Mạch (Cardiovascular disease) ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và giới tính, bao gồm nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC), hai căn bệnh này là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong, với tỉ lệ 25% trong số những người mắc phải, nghĩa là cứ mỗi 4 người mắc bệnh, thì có 1 người tử vong.

Có nhiều trường hợp bệnh lý về Tim như: Bệnh Động mạch vành Tim (Coronary Heart disease), bệnh Tim bẩm sinh (Congenital Heart Defects), Loạn nhịp Tim (Arrhythmia)… Trong số đó, bệnh Động mạch vành Tim được xem là phổ biến nhất, căn bệnh này bắt đầu diễn biến một khi những động mạch dẫn máu về Tim, ít hay nhiều bị tắc nghẽn, do những mảng cholesterol xấu (LDL) bám chặt bên trong, khiến thành mạch trở nên xơ cứng và bị thu hẹp dần dần, tạo nên tình trạng Xơ vữa Động mạch (Atherosclerosis). Cho đến một lúc nào đó, vì thường xuyên nhận không đủ Oxygen và các dưỡng chất cần thiết, Tim sẽ trở nên suy nhược, dẫn đến Trụy Tim, còn gọi là Đột quị (Heart Attack), Loạn nhịp Tim và nhiều hệ quả tai hại khác. Thêm vào đó, Xơ vữa Động mạch cũng dẫn đến Huyết áp cao, hoặc xa hơn nữa là Tai Biến Mạch Máu Não (Stroke).

Nếu như bệnh Tim Mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển, thì Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN) là nguyên nhân đứng hàng thứ ba. Theo các dữ liệu thống kê Y tế Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 600 ngàn người bị TBMMN, trong số đó, hơn 150 ngàn người tử vong. 90% những người còn lại chịu di chứng nặng, và chỉ có 10% mang di chứng nhẹ.

Vì thế, kiểm soát cholesterol xấu là một việc hết sức cần thiết cho mọi người, mọi tuổi tác và giới tính. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, người cao niên với thể trọng vượt tiêu chuẩn hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn người trẻ, nhưng trong thực tế, cũng từng có nhiều trường hợp TBMMN ở người trẻ tuổi hoặc trung niên.

Sau đây là danh sách 10 loại thực phẩm có thể góp phần làm sạch mạch máu, giảm cholesterol xấu (LDL), giúp chúng ta có một trái Tim mạnh khỏe, và giảm thiểu được nguy cơ mắc phải những căn bệnh trên:

1/ YẾN MẠCH - OATMEAL
Với bữa điểm tâm, chúng ta hãy bắt đầu một ngày với một chén bột yến mạch hấp, đó là một món ăn rất nhiều chất omega-3 fatty acids, folate, và pot***ium. Có thể nói, yến mạch là một món ăn ưu hạng, giầu chất xơ, có tác dụng giảm thiểu mức độ cholesterol xấu (LDL), và làm sạch các động mạch.

2/ CÁ HỒI – SALMON
Cá hồi rất giầu chất omega-3 fatty acids, có thể giảm huyết áp rất hiệu quả, và chống các hạt máu đông. Nếu ăn thịt cá hồi 2 lần một tuần, chúng ta có thể giảm được 30% nguy cơ trụy Tim.

Bác sĩ Stephen T. Sinatra, tác giả quyển sách “Hạ huyết áp của bạn trong vòng 8 tuần lễ” đã nói như sau: “Cá hồi chứa đựng chất carotenoid astaxanthin, có tác dụng chống oxyt hóa rất mạnh”.

Nhưng quí vị hãy chọn mua loại cá hồi sống trong môi trường thiên nhiên, không hàm chứa độc tố thuốc trừ sâu, và các kim loại nặng khi được nuôi ở các trại cá.
Nếu như quí vị không thích cá hồi, một số các loại cá khác có nhiều chất dầu như: cá thu (mackerel), cá tuna, cá trích (herring), và cá mòi (sardine) cũng sẽ giúp ích cho Tim rất nhiều.

3/ TRÁI BƠ - AVOCADO
Hãy thêm một chút bơ vào sandwich hay spinach salad (rau dền) để gia tăng những chất béo lành mạnh cho Tim. Quả bơ (Avocado) hàm chứa các chất béo có thể hòa tan (mono-unsaturated fat), dó đó có thể giảm được lượng cholesterol xấu (LDL), đồng thời gia tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Bác sĩ Sinatra cho biết: “Quả bơ là một món ăn tuyệt hảo, vì có thể giúp cơ thể hấp thụ các chất carotenoids khác, đặc biệt là chất beta-carotene và lycopene, tối cần thiết cho Tim"

4/ DẦU OLIVE
Dầu Olive chứa toàn chất mono-unsaturated fats (những chất béo có thể hòa tan), giảm cholesterol xấu (LDL) và giảm nguy cơ phát triển bệnh Tim.

Một nghiên cứu từ 7 quốc gia, nhằm tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh Tim Mạch trên toàn cầu, cho thấy rằng, những người đàn ông ở vùng Crete có khuynh hướng mắc bệnh cao cholesterol, thế nhưng chỉ có vài trường hợp tử vong vì bệnh Tim. Lý do vì họ luôn ăn nhiều dầu olive, là loại dầu có nhiều chất béo tốt cho Tim.
Vì thế quí vị hãy nhớ thêm vào món ăn của mình loại dầu olive sống, hay các loại dầu sống khác, không bị cháy, vì không phải trải qua quá trình nấu nướng. Quí vị cũng nên dùng dầu olive, dầu bắp thay vì dùng bơ khi nấu nướng.

5/ CÁC LOẠI HẠT - NUTS
Hạt Hồ đào, còn gọi là hạt óc chó (walnuts) có rất nhiều omega-3 fatty acids và, cùng với hạt hạnh nhân (almonds) cũng như hạt macadamia, tất cả đều chứa mono- và poly-unsaturated fat, là các loại chất béo có thể hòa tan. Bác sĩ Sinatra cho biết thêm: “Các loại hạt này còn tăng cường chất xơ, và không khác gì dầu olive, chúng là một nguồn dồi dào các chất béo lành mạnh”.

6/ CÁC LOẠI DÂU - BERRIES
Blueberries, raspberries, strawberries, tất cả đều là những chất chống sưng, có tác dụng giảm nguy cơ bệnh Tim và Ung thư. Bác sĩ Sinatra nói: “Đặc biệt, blackberries and blueberries rất tuyệt vời, nhưng nói chung, tất cả các loại berry đều tốt cho sức khỏe Tim Mạch”

7/ RAU ĐẬU – LEGUMES
Đây là những thực phẩm giầu chất xơ, cải xoăn, chickpeas, cùng black bean và kidney beans. Tất cả đều chứa nhiều omega-3 fatty acids, calcium, và chất xơ có thể hòa tan.

8/ RAU DỀN MỸ - SPINACH
Rau dền có thể giúp cho quả Tim hoạt động tốt đẹp vì chứa nhiều chất lutein, folate, pot***ium, và chất xơ.

Nhưng quí vị hãy ăn các loại rau này đủ liều lượng mỗi ngày, thì mới đủ tốt cho Tim. Tổ chức The Physicians' Health Study, đã khám cho hơn 15 ngàn người không mắc bệnh Tim trong suốt 12 năm dài. Đó là những người ăn ít nhất mỗi ngày 2,5 khẩu phần rau, đã cắt giảm nguy cơ bệnh Tim được 25%, nếu so sánh với những ai không ăn rau. Và cứ mỗi khẩu phần rau bổ sung, sẽ giảm thiểu thêm 17% nguy cơ bệnh Tim.

9/ HẠT LANH - FLAXSEED
Đây là một loại hạt chứa rất nhiều chất xơ, omega-3 và omega-6 fatty acids, ngay đến cả một chút rải rác của flaxseed cũng có thể tác dụng lâu dài cho Tim. Chỉ cần rắc lên chén yến mạch, hay khẩu phần cereal một chút xíu bột flaxseed, cũng đủ để chúng ta có một bữa điểm tâm thật lành mạnh cho quả Tim.

10/ ĐẬU NÀNH – SOY BEAN
Đậu nành có thể giảm được cholesterol, và vì có rất ít saturated fat (là chất béo không thể hòa tan), đậu nành luôn là một nguồn thực phẩm giàu chất đạm lành mạnh nhất trong các loại thực phẩm tốt cho Tim.

Quí vị hãy để ý đến các nguồn thiên nhiên của đậu nành, như đậu Eda (edamame), đậu nành lên men (tempeh), hay đậu nành lụa hữu cơ (organic silken tofu). Và sữa đậu nành cũng là một nguồn bổ sung tuyệt diệu cho một chén yến mạch, hay cereal chế biến từ ngũ cốc (whole-grain cereal).
Nhưng quí vị cũng nên để ý đến lượng muối trong sữa đậu nành, vì một vài sản phẩm đậu nành có thể đã được thêm muối khi chế biến, một yếu tố khiến huyết áp gia tăng.

Để kết luận, người viết xin nhấn mạnh: Những vấn đề bệnh lý của Tim và bệnh Tim Mạch ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và giới tính, bao gồm nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, nhưng do tắc nghẽn hay xơ vữa động mạch là nguyên nhân khá phổ biến. Vì thế, kiểm soát cholesterol xấu là một việc hết sức cần thiết. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, người cao niên với thể trọng vượt tiêu chuẩn hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn người trẻ, nhưng trong thực tế, cũng từng có nhiều trường hợp TBMMN ở người trẻ tuổi hoặc trung niên.

Dùng thường xuyên những nguồn thực phẩm nêu trên, chắc chắn sẽ giúp chúng ta có được một sức khỏe dồi dào, một trái Tim mạnh khỏe, một đời sống an lành và hạnh phúc.

Nguyễn Đức Cường. L.Ac., Ph.D.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 3:56pm

 

Mùa dị ứng phấn hoa: Allergy/ Hayfever.

Hắt hơi, xổ mũi, ngứa mắt, ngưá mũi, ngứa cổ, ho...

Mời bạn dùng thử bài thuốc sau đây để biết hiệu quả tuyệt vời của nó!

 

 

 

 

CÁCH TRỊ ALLERGY RẺ TIỀN VÀ HIỆU NGHIỆM TUYỆT VỜI.

 


Thân chào Quý Vị!


Một hôm đi chợ Trời nhỏ, bà xã tui được một bà cùng đang mua rau, chỉ cho một “phương thuốc trị Allergy” mà bà ấy đã được một người Mễ hướng dẫn như sau:

 


Hai hoặc ba củ cải ĐỎ, tiếng Anh gọi là Radish (tùy theo lớn, nhỏ, loại củ này to khoảng ngón chân cái, mua ở Food Mart thì rẻ hơn các chợ khác), đem mài hoặc xay nhuyễn, trộn với nước cốt của nửa trái CHANH VÀNG và một hoặc hai muỗng cà phê mật ong thứ thật.

 
Uống hỗn hợp này trong ngày.


(Nếu muốn loãng hơn thì có thể chế thêm vài muỗng nước đun sôi để nguội).


Tiếp tục dùng như vậy sang ngày thứ hai sẽ cảm thấy Allergy thuyên giảm rất nhiều. Nếu cần thì dùng tiếp vài ba ngày nữa cho dứt hẳn.


Điều cần lưu ý:


Vì mật ong KỴ với sữa và sữa đậu nành, cho nên khi dùng mật ong rồi thì hãy để cách khoảng thời gian từ 2 tiếng trở lên rồi hãy dùng sữa hoặc sữa đậu nành,nếu cần tới.


Ngoài ra, CỦ CẢI ĐỎ có tính nhiệt, nên khi dùng nó thì trong ngày nên giảm ăn hoặc uống những thức nóng khác như quít, mít, ớt, café v.v…

 

Vì chanh có nhiều acid, nên sẽ không thích hợp cho người bị bệnh bao tử.


Ngoài ra, đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, nên sử dụng phân lượng ít hơn ( 1/3, một nửa,hay ít hơn so với phân lượng của người lớn, căn cứ theo hạn định tuổi)
Trẻ em dưới 12 tuổi nên theo cách chữa trị Tây y)


Bà xã tôi đã sử dụng cách trị này và sau ba ngày không thấy ngứa và đỏ mắt nữa, cũng như không bị hắt hơi liên tục vì phấn hoa trước nhà.

 

Như vậy là đã hợp với bài thuốc rẻ tiền mà người Mễ truyền bá.


Quý vị nên cho những ai trong gia đình thử xem nếu bị Allergy. Biết đâu cũng khỏi như bà xã tôi.

 

Vì đã thử nghiệm trước và có kết quả nên xin phổ biến để ai có bệnh thì tùy nghi áp dụng.


Điều quan trọng là:

 

Nếu Bác sĩ cho các loại thuốc trị Allergy mà sử dụng hiệu quả thì không cần thiết phải nhờ đến dược thảo (Tuy nhiên, khó mà dứt hẳn ALLERGY).

 

Trong mọi trường hợp, Đông Y (gồm cả Dược thảo) và Tây Y là hai lãnh vực trị bệnh có nhiều điểm không trùng nhau, cho nên việc cân nhắc theo Đông hoặc theo Tây Y rất là đáng quan tâm. Chúc Quý vị gặp may mắn.


Bạch Tường Quân.

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2023 lúc 8:56am

6 lý do khiến cơ thể nặng mùi khi về già

 BM

Một nghiên cứu của Nhật Bản đã thu thập áo sơ mi của 22 người trưởng thành trong độ tuổi từ 26 đến 75 để đánh giá mùi cơ thể của họ. Người ta thấy rằng càng lớn tuổi thì mùi cơ thể càng nặng hơn. Một số người gọi nó là “mùi của người già” hoặc “mùi của người đàn ông già.”

 

Tại sao trên cơ thể người lớn tuổi lại phát ra mùi đặc biệt? Mùi hôi này phát ra từ những bộ phận nào trên cơ thể? Tiến sĩ Triệu Chiêu Minh, Giám đốc phòng khám Da liễu Bác sĩ Triệu, đã giải thích chi tiết cho chúng tôi về vấn đề này.

 

6 nguyên nhân chính gây ra mùi cơ thể


BM

Đó thường là các vị trí kém thông thoáng như sau tai, dưới đáy quần và những nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như ngực và lưng. Ngoài ra, khu vực bài tiết của các tuyến mồ hôi cũng dễ sinh ra mùi như vậy. Nếu những khu vực này không được làm sạch đúng cách, sẽ dẫn đến tắc nghẽn và thậm chí là nhiễm trùng. Khi bị viêm, mùi hôi sẽ càng nồng nặc hơn.

 

Mùi cơ thể của người già chủ yếu xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, gần đây người ta đã phát hiện ra rằng nhiều người trên 50 tuổi cũng xuất hiện mùi cơ thể. Điều này có thể là do một số nguyên nhân dưới dây.

 

1. Rối loạn bài tiết nội tiết tố


BM


Khi tuổi tác ngày càng cao, quá trình bài tiết nội tiết tố nữ và nội tiết tố nam sẽ trở nên không ổn định, dẫn đến cơ thể có thể tiết ra mùi lạ. Ví dụ, khi androgen quá cao, da đầu sẽ tiết nhiều dầu hơn và phát ra mùi hôi.

 

2. Trao đổi chất ở da kém

 

Nếu quá trình trao đổi chất của lớp biểu bì trên da bắt đầu kém đi, chất sừng sẽ ngày càng dày hơn, từ đó có thể gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mùi khó chịu.

 

3. Căng thẳng quá mức


BM


Mọi người ở các độ tuổi khác nhau đều chịu các loại căng thẳng khác nhau. Khi có quá nhiều căng thẳng, hệ thống thần kinh tự chủ của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.

 

Các dây thần kinh tự chủ bao gồm các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm, có chức năng kiểm soát sự bài tiết của các tuyến mồ hôi. Và nếu không được điều hòa hoạt động hợp lý, các tuyến mồ hôi cũng có thể phát ra mùi hôi.

 

4. Ăn quá nhiều thức ăn có mùi vị mạnh


BM


Ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh, đồ ngọt và/hoặc thức ăn có mùi vị mạnh sẽ gây tích tụ quá mức độc tố trong mỡ nội tạng. Khi phát ra qua bề mặt da, loại mùi này không hề dễ chịu.

 

5. Chất thải từ đường tiêu hóa


BM


Quá trình bài tiết từ đường tiêu hóa, chẳng hạn như ợ hơi qua đường miệng hoặc chất thải từ đường tiêu hóa dưới, đều có thể tạo ra mùi hôi.

 

6. Bệnh kinh niên


BM


Một nguyên nhân quan trọng khác là các bệnh kinh niên. Đối với bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận và các bệnh khác, cơ thể họ có thể tiết ra một mùi khó chịu.

 

3 cách để loại bỏ mùi cơ thể


BM


Những người mắc bệnh kinh niên đầu tiên nên kiểm soát tình trạng bệnh lý để cải thiện mùi cơ thể. Nếu ai đó khỏe mạnh nhưng vẫn có mùi cơ thể khó chịu, thì đó có thể là kết quả của tâm trạng tồi tệ và/hoặc cách ăn uống [không lành mạnh]. Để cải thiện mùi cơ thể, chúng ta có thể chú ý một số khía cạnh sau đây.

 

1. Vệ sinh


BM


Với tuổi tác ngày càng cao, nhiều người dần trở nên ngại tắm và/hoặc gội đầu và vệ sinh chân tay. Một số người cao tuổi sợ lạnh nên khi trời trở lạnh, cách hai ba ngày họ mới tắm một lần. Khi đó, cơ thể của họ sẽ phát ra mùi tương đối khó chịu.

 

Một số người có thể mặc quần áo dày và không thay kịp thời, điều này cũng có thể gây ra mùi hôi.


BM


Một số người cao tuổi có da đầu nặng mùi do tích tụ nhiều dầu, bụi bẩn và mồ hôi. Điều này là do họ có thể không thích gội đầu và những người đàn ông cao tuổi thường có nhiều mùi da đầu hơn.

 

Người cao tuổi có thể cải thiện mùi cơ thể ở mức độ đáng kể bằng cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

 

2. Cách ăn uống


BM


Cơ thể bạn có mùi của những gì bạn ăn. Mùi vị của thức ăn có thể được thải ra từ đường tiêu hóa và từ miệng của chúng ta, cũng như được bài tiết qua da. Vì vậy, chúng ta có thể tiêu thụ ít đi những thức ăn có mùi vị nặng, chẳng hạn như cà ri, gừng và thức ăn cay để tránh cơ thể phát ra mùi khó chịu.


BM


Quan trọng hơn, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm có lợi cho cơ thể, chẳng hạn như rau xanh. Rau chứa nhiều loại vitamin cũng như nhiều chất phytochemical, bao gồm carotene và anthocyanin, rất hữu ích cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể bạn sẽ không nặng mùi nếu bạn ăn nhiều rau, và thậm chí có thể tỏa ra một mùi hương tươi mát.

 

3. Uống đủ nước


BM


Uống nước rất quan trọng. Cung cấp một lượng nước đầy đủ sẽ giúp cơ thể thực hiện các quá trình trao đổi chất hiệu quả. Và với sự trao đổi chất tốt, mùi cơ thể của bạn sẽ từ từ trở nên nhẹ hơn.

 

 

 

Health 1+1  _  Thiên Vân
***

Từ thời còn trẻ… đến lúc về già

BM

Đời người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ… đến lúc về già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt.

https://baomai.blogspot.com/2014/07/tu-thoi-con-tre-en-luc-ve-gia.html


https://baomai.blogspot.com/
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.725 seconds.