Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 7:58am

Mối liên hệ giữa thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử

 BM

Cảnh báo: Bài viết có chứa nhiều chi tiết đề cập đến vấn đề tự tử

 

Vào một buổi chiều tháng 4/2018, tôi đã phải trả lời hàng loạt câu hỏi qua chiếc điện thoại để bàn vốn bỏ xó lâu nay.

 

Qua tín hiệu chập chờn của điện thoại cố định, một nhà nghiên cứu tại Đại học Exeter, Anh Quốc, thực hiện cuộc phỏng vấn để kiểm tra xem tôi có phải là đối tượng phù hợp cho một thử nghiệm lâm sàng hay không.

 

Cô thuộc nhóm nghiên cứu tính hiệu quả của ketamine - một loại thuốc gây mê an thần đang dự kiến được cải biến thành thuốc chống trầm cảm. Đây là phương thức điều trị dược lý đầu tiên dành cho chứng trầm cảm được khởi xướng trong vài thập kỷ gần đây.


BM


Các nhà khoa học ở Exeter hy vọng loại thuốc này khi kết hợp với điều trị tâm lý có thể giúp người nghiện rượu tránh tái nghiện.

 

Các câu hỏi được nêu ra để làm rõ liệu tôi có phụ thuộc vào rượu hay không, điều này không có gì là ngạc nhiên vì tôi đăng ký tham gia thử nghiệm để đối phó với vấn đề uống rượu của bản thân. Nhưng ở đây có hai câu hỏi khiến tôi cảm thấy như bị lột trần, rất khó chịu.

 

"Có bao giờ anh nghĩ đến tự tử hoặc làm thứ gì đó gây tổn hại đến bản thân không?" nhà nghiên cứu hỏi.

 

Tôi vắt óc suy nghĩ vì sao cô ấy lại hỏi điều này. Tôi tự giả dụ là ai ai cũng đều từng có ý nghĩ như vậy vào một vài thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tôi không thể biết được câu trả lời có vai trò thiết yếu đến đâu trong cuộc phỏng vấn. Nhưng tôi ngần ngừ trả lời là "có".


BM


Tiếp theo là hai câu hỏi: "Anh có thường hay nghĩ về điều đó không?" và "Anh đã từng lên kế hoạch tự tử bao giờ chưa?"

 

Tôi có ý nghĩ đó ngay vào đầu giờ sáng ngày hôm đó và vào nhiều ngày khác nữa, tôi nói, song không có kế hoạch cụ thể nào cả.

 

Nhưng trong lúc chuỗi câu hỏi này tạo cảm giác vừa kỳ cục vừa mang tính xâm lấn, xoi mói, thì điều mà sau đó tôi phát hiện ra lại vừa đáng thất vọng, lại vừa đáng bực mình - đó là chuyện những câu trả lời của tôi đã được diễn giải ra sao.

 

Không thử nghiệm lâm sàng trên người có nguy cơ tự tử


BM


Tôi có vài người bạn là các nhà tâm lý học và một người đang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng trong ngành dược. Họ nói với tôi một điều khiến tôi ngạc nhiên: các thử nghiệm lâm sàng cho thuốc chống trầm cảm thường loại bỏ sự tham gia của các bệnh nhân có nguy cơ tự tử.

 

Trên thực tế, đây là cách bảo vệ bệnh nhân và nó là điều rất quan trọng trong việc thử nghiệm một phương pháp điều trị mới.

 

Rất dễ thấy tại sao điều này lại quan trọng như vậy - các bác sĩ và nhà nghiên cứu không muốn làm tăng rủi ro cho nhóm các cá nhân dễ bị tổn thương bằng việc thử nghiệm loại thuốc mới lên họ. Đây cũng là lý do tại sao phụ nữ mang thai chẳng hạn thường không được đưa vào các chương trình nghiên cứu thuốc hoặc vaccine mới.


Thế nhưng dường như đây là một tiêu chí kỳ lạ dành cho chính loại thuốc sẽ được dùng để điều trị nhóm người có nguy cơ tự tử cao nhất.

 

Cũng không ngạc nhiên khi những người có thể cần đến thuốc chống trầm cảm trả lời "có" với những câu hỏi như vậy. Theo một số ước tính, khoảng 50-66% những người tự tử có biểu hiện một vài dạng rối loạn tâm trạng (dù vậy cũng nên biết rằng chỉ khoảng từ 2-4% những người được điều trị trầm cảm tìm đến tự tử mà thôi).

 

Liệu việc loại trừ những người này ra khỏi thử nghiệm có làm nảy sinh những vấn đề mới?

BM

Mặc dù câu hỏi được tôi trả lời là "có", các nhà nghiên cứu từ Đại học Exeter vẫn lựa chọn tôi tham gia thử nghiệm của họ, và kết quả thử nghiệm đã được công bố vào tháng 1/2022.

 

Nhưng với tư cách là một cây bút về khoa học từng làm việc trong ngành dược và hiện chủ yếu chuyên viết về mảng này, tôi muốn tìm hiểu tại sao những người với ý nghĩ tự tử lại có thể bị loại ra khỏi thử nghiệm kiểu này.

 

Rủi ro cho bệnh nhân

 

Điều này cũng dẫn đến một câu hỏi quan trọng: liệu quy ước bất thành văn này có khiến bệnh nhân gặp rủi ro hay không nếu về sau chính họ được kê đơn loại thuốc được phê duyệt từ các thử nghiệm như vậy?

 

Khó mà phân định rành mạch trong vấn đề này. Một số cơ quan quản lý y dược nhận thấy cách làm trên có thể làm méo mó kết quả thử nghiệm liên quan đến tính hiệu quả và rủi ro từ việc sử dụng thuốc.

 

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cách làm đó đồng nghĩa với việc những người tiến hành thử nghiệm có thể do có xung đột quyền lợi hoặc có thiên kiến trong việc ghi nhận kết quả mà coi nhẹ rủi ro phát sinh từ việc dùng thuốc.

 

Song những người triển khai thử nghiệm lâm sàng cũng là những người gánh trên vai trách nhiệm đạo đức đảm bảo sức khỏe, mà nhất là tính mạng bệnh nhân tham gia thử nghiệm.


BM


Giờ đây, các nhà nghiên cứu bắt đầu tự hỏi liệu việc loại bỏ nhóm bệnh nhân này ra khỏi những người tham gia thử nghiệm có phải là cách tiếp cận đúng đắn không, và liệu có cách nào khác để đưa họ vào thử nghiệm mà vẫn đảm bảo an toàn cho họ hay không.

 

Để thực hiện bước đầu tiên nhằm thoát ra khỏi mê trận đạo đức mà các chính sách này tạo ra, họ đang soạn thảo các chiến lược mới nhằm giúp đưa nhóm bệnh nhân phổ quát hơn tham gia thử nghiệm.

 

Đương nhiên, chúng ta kỳ vọng thuốc chống trầm cảm sẽ trở thành công cụ chủ chốt bảo vệ con người khỏi cảm giác chán sống. Tuy nhiên, mối lo ngại về loại thuốc này đã bắt đầu xuất hiện từ năm 1990.

 

Khi đó đã xuất hiện các báo cáo nói rằng loại thuốc cần kê đơn - được biết đến với công dụng ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc (SSRIs) - làm tăng ý định tự tử ở bệnh nhân dùng thuốc.

 

Trong nhóm thuốc SSRI có thuốc paroxetine, được bán dưới nhãn hiệu Paxil và Seroxat và nhiều tên khác, và thuốc fluoxetine, được bán dưới nhãn hiệu phổ biến nhất là Prozac.


BM


Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các thuốc chống trầm cảm được sử dụng rộng rãi này gây phản tác dụng lên bệnh nhân.

 

Chương trình Panorama của BBC vào năm 2002 phát phóng sự, nêu vấn đề ra công luận. Vào năm 2004, các nhà khoa học Anh nhấn mạnh SSRIs có thể làm tăng rủi ro hành vi tự sát ở trẻ em và thiếu niên. Ngày nay, giới chức y tế cảnh báo rủi ro về ý muốn tự vẫn và tự làm hại mình, đặc biệt khi các loại thuốc này được dùng để điều trị cho người dưới 25 tuổi.

 

Eli Lilly, nhà sản xuất nhãn thuốc Prozac, nói rằng fluoxetine giờ đây nằm trong số "các loại thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử" và rằng hãng đã nộp đầy đủ dữ liệu về an toàn thuốc cho các cơ quan quản lý nhà nước qua nhiều thập kỷ.

 

"Fluoxetine được phê duyệt bởi MHRA và FDA để điều trị trầm cảm ở trẻ em và tiếp tục được các nhà quản lý, dược sỹ và bệnh nhân coi là mang lại lợi ích tích cực cho bệnh nhân," người phát ngôn của hãng cho biết.

 

Vấn đề trở nên rắc rối hơn khi một nghiên cứu vào năm 2014 chỉ ra rằng những khuyến cáo này đã làm suy giảm việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, và việc này đến lượt nó dẫn đến tình trạng tỷ lệ tự tử gia tăng.

 

Sự cân nhắc của các cơ quan quản lý y dược


BM


Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác lại phản biện kết quả này, trong đó có cả các nhà nghiên cứu làm việc cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).

 

Hoàn toàn dễ hiểu khi các nhà khoa học muốn tránh tình thế tương tự, điều có thể khiến những người dễ bị tổn thương gặp rủi ro.

 

Trong công việc của mình, các nhà nghiên cứu thực hiện thử nghiệm lâm sàng cần có phương pháp để đánh giá rủi ro tự tử trước và sau khi bệnh nhân dùng thuốc. Để giúp thực hiện điều này, họ phát triển một vài bảng câu hỏi để xếp hạng nguy cơ tự tử dựa trên các thang điểm không chênh nhau nhiều lắm.

 

Các câu hỏi mà tôi đã phải trả lời đến từ Thang điểm Columbia về Mức độ Nghiêm trọng của Tự tử (C-SSRS), bác sỹ tâm lý học Celia Morgan đến từ Đại học Exeter (bà là người chỉ đạo thử nghiệm mà tôi tham gia) giải thích với tôi thế.

 

Mọi thử nghiệm lâm sàng thực hiện ở Anh đều phải được chấp thuận bởi Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe (MHRA) của Anh. Tương tự, mọi thử nghiệm thuốc điều trị mới ở Mỹ phải được phê duyệt bởi FDA.

 

Khi nhóm của Morgan nộp sản phẩm thử nghiệm ban đầu, MHRA yêu cầu họ nộp kèm C-SSRS, đây là thang điểm phổ biến trong các thử nghiệm trên thế giới.


BM


Nhưng thang điểm đánh giá nguy cơ tự tử không được sử dụng để khảo sát người tham gia trong mọi thử nghiệm y học, Hugh Davies, nhà tư vấn đạo đức nghiên cứu cho Cơ quan Nghiên cứu Y tế của Anh, nói.

 

"Khi cảm thấy là có sự liên quan tới nguy cơ tự tử, quý vị cần phải xem xét mối liên quan đó và trả lời câu hỏi 'Liệu việc tham gia nghiên cứu có làm tăng rủi ro không? Lợi ích cụ thể là gì? Làm sao để đánh giá được những lợi ích đó?'," ông nói.

 

"Quý vị nên đưa ra thang điểm đối với mức độ rủi ro tự tử. Xem xét nguy cơ thực sự là gì, định lượng nó, và sau đó đưa ra đánh giá. Trên mức rủi ro này, ta phải loại họ ra khỏi thử nghiệm. Dưới mức đó, ta sẽ đưa họ vào."

 

Tình huống cũng tương tự đối với các thử nghiệm được giám sát bởi FDA ở Hoa Kỳ và Cơ quan Quản lý Dược phẩm ở Châu Âu.

 

Trong thực tiễn, điều này có nghĩa là các thử nghiệm dược phẩm ảnh hưởng lên não bộ cần áp dụng tiêu chuẩn đánh giá người tham gia dựa trên thang điểm nguy cơ tự tử.


Một số thử nghiệm thuốc chống trầm cảm vốn từng áp dụng cách đánh giá này nhưng không loại các đối tượng có nguy cơ tự tử cao ra khỏi quá trình thử nghiệm, nay bắt đầu áp dụng lại việc chấp nhận hoặc loại bỏ người tham gia. Tuy nhiên, các thử nghiệm như thế này vẫn khá hiếm hoi.

 

Dẫu vậy, với việc có quá nhiều thử nghiệm loại bỏ người tham gia dựa trên rủi ro tự tử, cách tiếp cận này liệu có thực sự bảo vệ người tham gia thử nghiệm không?


BM


"Nguy cơ tự tử trong các thử nghiệm đã giảm xuống," Arif Khan nói, giám đốc y khoa tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Tây Bắc ở Bellvenue, Washington, nói. Theo ông, đương nhiên là không có gì ngạc nhiên khi việc sàng lọc các bệnh nhân có nguy cơ đã dẫn tới tỷ lệ tự tử thấp hơn trong các thử nghiệm lâm sàng.

 

Năm 2018, một nghiên cứu do Khan và các đồng nghiệp thực hiện cho thấy số ca tự tử giảm từ 644 trên 100.000 bệnh nhân xuống còn chỉ 26 trên 100.000.

 

Con số các trường hợp tìm cách tự tử cũng giảm mạnh, ngay cả đối với những người được điều trị bằng giả dược thay vì thuốc chống trầm cảm.

 

Kết quả này được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ tự tử toàn cầu giảm 36% trong 20 năm kể từ năm 2000, nhưng riêng ở Mỹ tỷ lệ này tăng 46%.

 

Tuy không thể loại trừ khả năng việc thay đổi thiết kế thử nghiệm ảnh hưởng đến kết quả, nhưng Khan và đồng sự cho rằng đây có thể là do việc sử dụng các phương pháp như bảng câu hỏi C-SSRS.

 

"Các kết quả này có thể phản ánh quy trình tăng mức sàng lọc và loại bỏ một cách hữu hiệu các bệnh nhân có ý muốn tự tử khỏi việc tham gia thử nghiệm," họ viết.

Nhưng không phải tất cả đều cho rằng thử nghiệm đang trở nên an toàn hơn.

 

Càng uống thuốc trầm cảm càng dễ tăng nguy cơ tự tử?


BM


Tôi có vài người bạn là các nhà tâm lý học và một người đang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng trong ngành dược. Họ nói với tôi một điều khiến tôi ngạc nhiên: các thử nghiệm lâm sàng cho thuốc chống trầm cảm thường loại bỏ sự tham gia của các bệnh nhân có nguy cơ tự tử.

 

Trên thực tế, đây là cách bảo vệ bệnh nhân và nó là điều rất quan trọng trong việc thử nghiệm một phương pháp điều trị mới.

 

Thế nhưng dường như đây là một tiêu chí kỳ lạ dành cho chính loại thuốc sẽ được dùng để điều trị nhóm người có nguy cơ tự tử cao nhất.

 

Những ý kiến theo đó cho rằng rủi ro tự tử trong các thử nghiệm đã giảm mạnh là "cực kỳ không đáng tin cậy", Michael Hengartner, giảng viên cao cấp và nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Ứng dụng Zurich, nói.

 

Theo ông, có một lý do là các vụ tự tử hoặc tìm cách tự tử vẫn diễn ra, nhưng các công ty tiến hành thử nghiệm đã không ghi nhận một cách đúng đắn.

 

Hengartner đưa ra luận điểm trên dựa vào các bằng chứng, trong đó có một nghiên cứu năm 2014 so sánh các kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học với dữ liệu chi tiết trên cơ sở dữ liệu trực tuyến.

 

Hơn nửa số ca tự tử có trong cơ sở dữ liệu không được đưa vào bài viết tính đến thời điểm đăng tải.

 

Hengartner nói rằng thậm chí có cả cáo buộc các vụ tìm cách tự tử đã được ghi nhận là "mất ổn định cảm xúc (thay đổi cảm xúc mãn tính) hoặc trầm cảm chuyển biến xấu", thay vì được ghi nhận theo đúng bản chất là tự tử bất thành.

 

Phản hồi ý kiến này, Arif Khan, giám đốc y khoa tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Tây Bắc ở Bellvenue, Washington, cho biết dữ liệu thử nghiệm phải được kiểm tra lại bởi nhân viên FDA. "Nếu những báo cáo này không đáng tin, vậy thứ gì mới đáng tin đây?" ông đặt câu hỏi.

 

Phát ngôn viên của FDA nói cơ quan này khuyến khích "tuân thủ quy định pháp luật" khi đăng ký thử nghiệm và nộp kết quả. "Khi những quy định này không được tuân thủ, FDA có quyền ra hành động cưỡng chế," FDA cho hay.

 

FDA "đặc biệt nghiêm túc" trong việc thực hiện vai trò cơ quan quản lý đối với việc đăng ký và báo cáo kết quả thử nghiệm. Trong khi đó, phát ngôn viên của MHRA nói rằng tuy cơ quan này không bình luận về nghiên cứu cụ thể nào, họ nhấn mạnh các chuẩn mực mà thử nghiệm phải tuân theo và nghĩa vụ liên quan trong việc công bố kết quả.


Càng uống thuốc trầm cảm càng dễ tăng nguy cơ tự tử?


BM

Hengartner củng cố bằng chứng trước đó rằng thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử.

 

Vào năm 2021, ông và các đồng nghiệp công bố một nghiên cứu xem xét dữ liệu từ 27 cuộc nghiên cứu, theo dõi các bệnh nhân được kê đơn SSRIs và các loại thuốc chống trầm cảm tương tự khác, thay vì xem xét các nghiên cứu khoa học về kết quả thử nghiệm lâm sàng.

 

Điều này có ích vì các vụ tự tử vẫn còn khá hiếm - do đó để ước tính một cách đáng tin cậy bất cứ thay đổi nào của rủi ro, ta cần phải theo dõi rất nhiều bệnh nhân, Hengartner nói.

 

Nhóm của ông thực hiện rà soát hơn 1 triệu 450 ngàn đối tượng. Họ tìm ra mối liên hệ giữa SSRIs cũng như các thuốc trầm cảm "thế hệ mới" với việc gia tăng nguy cơ tự tử ở người trẻ tuổi và người trưởng thành khi so sánh với những người không dùng thuốc.

 

Bằng việc phân tích liệu các nghiên cứu hay tác giả nghiên cứu có được tài trợ bởi ngành dược hay không, nhóm của Hengartner cũng tìm thấy bằng chứng có những xung đột quyền lợi tài chính và kết quả công bố thiên lệch theo hướng tích cực. "Chúng tôi nhận thấy hoàn toàn không có bằng chứng cho việc giảm rủi ro tự tử," Hengartner nhấn mạnh.

 

Như vậy, ngay cả khi việc sàng lọc được thực hiện nhằm bảo vệ người tham gia thử nghiệm, nó vẫn có thể dẫn đến vấn đề khác.

 

Điều trớ trêu là việc loại bỏ những người có nguy cơ tự tử khỏi thử nghiệm thuốc trầm cảm đồng nghĩa với việc nguy cơ gia tăng tỷ lệ tự tử ở chính nhóm người dễ bị tổn thương này lại không được xem xét đến. Và điều này có thể để lại hậu quả lớn hơn nếu sau đó thuốc thử nghiệm được phê duyệt sử dụng đại trà.


BM


"Chúng tôi biết từ nhiều nghiên cứu rằng những người được đưa vào thử nghiệm thuốc trầm cảm gần như không đại diện cho số đông thực sự sẽ dùng thuốc, bởi vì các nhà nghiên cứu đưa ra tiêu chuẩn đưa vào tham gia hay loại trừ việc tham dự thử nghiệm rất nghiêm ngặt," Hengartner nói.

 

Ví dụ, hầu hết các thử nghiệm thuốc trầm cảm cũng không chọn thử nghiệm trên những người đang dùng các loại thuốc khác hoặc những người có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện.

 

Việc này giúp phân chia người tham gia một cách dễ dàng vào các nhóm có thể so sánh được trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, vốn thường được coi là cách tốt nhất để thử nghiệm các biện pháp điều trị y tế mới. Việc kiểm soát nghiêm ngặt ai sẽ được đưa vào thử nghiệm được xem là cách để giúp đảm bảo các nhà nghiên cứu có được dấu hiệu rõ ràng nhất của việc điều trị hiệu quả.

 

Nhưng điều đó cũng tạo ra điểm yếu quan trọng trong thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.

 

Việc sàng lọc người tham gia dựa trên các yếu tố như có mắc các bệnh khác, lạm dụng chất kích thích và có nguy cơ tự tử có nghĩa là các thử nghiệm này không trực tiếp phản ánh con số thực tế lượng người dùng thuốc trên thế giới. "Quý vị không thể thực sự quy chiếu kết quả nghiên cứu lên nhóm dân số đông đảo hơn," Hengartner nói.

 

"Bằng việc loại bỏ toàn bộ một số nhóm người nào đó ra khỏi nghiên cứu, những nhóm người này bị từ chối các lợi ích tiềm tàng từ kết quả nghiên cứu và dẫn đến việc sức khỏe của họ có thể phải chịu tổn hại," Ana Iltis, giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh học, Y tế và Xã hội tại Đại học Wake Forest ở Winston-Salem, Hoa Kỳ, nói.

 

Vào tháng 2/2020, Iltis và đồng nghiệp đã xem xét 64 kết quả thử nghiệm lâm sàng được công bố trong thời gian 1991-2013. Chỉ có một thử nghiệm đưa vào một người tham gia có tiềm tàng nguy cơ tự tử.

 

"Phòng tránh rủi ro nghiên cứu bằng việc loại trừ người tham gia giải quyết được một vấn đề nhưng lại tạo ra nhiều vấn đề khác," Iltis nói. Bà tin rằng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y tế nên tìm kiếm phương thức khác để giúp đỡ những người có "những mối quan tâm sức khỏe phổ quát hơn".

 

Các cơ quan quản lý y tế cấp quốc gia nói rằng họ muốn xử lý vấn đề này.

 

Năm 2018, FDA nêu trong hướng dẫn rằng bệnh nhân với tiền sử bệnh có ý muốn hoặc đã có hành vi tự tử "không nên bị loại ra một cách có hệ thống" khỏi các thử nghiệm lâm sàng về các bệnh rối loạn suy nhược chính.


BM


"Chúng tôi đang nỗ lực đảm bảo tính đại diện có ý nghĩa cho các nhóm thiểu số trong thử nghiệm lâm sàng sản phẩm y tế mới, cùng lúc đảm bảo đưa ra biện pháp phòng ngừa đầy đủ để bảo vệ người tham gia nghiên cứu," phát ngôn viên FDA chia sẻ với tôi.


Các cơ quan quản lý dược phẩm khác trên thế giới cũng có chung quan điểm.


Phát ngôn viên MHRA đồng ý rằng không nên loại trừ một cách có hệ thống. "Tiêu chí lựa chọn và loại trừ được quyết định và đánh giá dựa trên phân tích rủi ro-lợi ích của từng thử nghiệm," MHRA nói.

 

"Điều quan trọng là bất cứ chương trình phát triển lâm sàng nào cũng nên mang tính đại diện cho nhóm người dùng chịu ảnh hưởng bởi triệu chứng mà sản phẩm đó dự kiến điều trị."

 

Đề xuất mới


BM


Để giúp các nhà nghiên cứu đưa vào thử nghiệm lâm sàng những người gặp rủi ro tự tử, Iltis và đồng nghiệp đề xuất một chiến lược mới khi thiết kế nghiên cứu.

 

"Việc lựa chọn người tham gia cần ít nhất ba yếu tố quan trọng," bà giải thích. "Điều đầu tiên là có các cam kết thử nghiệm sản phẩm bằng văn bản về việc lựa chọn cả những người có nguy cơ tự tử và thiết lập biện pháp bảo vệ họ phù hợp."

 

Các phương thức bảo vệ bao gồm giám sát người tham gia, tìm hiểu khi nào họ có thể phải được đưa vào bệnh viện, và trao đổi với người chăm sóc và các thành viên trong gia đình.

 

Các nhà nghiên cứu cũng cần nói chuyện với người tham gia về giới hạn bảo mật thông tin liên quan đến vấn đề tự tử và có kế hoạch xử lý khi người tham gia tiết lộ ý định tự tử và tìm cách tự tử.

 

Cuối cùng, các sản phẩm thử nghiệm cần bao gồm việc giám sát an toàn và tiêu chí rút người tham gia ra khỏi thử nghiệm hoặc dừng nghiên cứu vì lý do an toàn.

 

Yếu tố quan trọng thứ hai là các nhà nghiên cứu phải sẵn lòng lựa chọn những người như vậy và họ cũng nên chủ động trong việc đưa những người này vào nghiên cứu, Iltis cho biết thêm.

 

"Yếu tố quan trọng thứ ba là tìm được những người sẵn lòng và đủ khả năng tình nguyện tham gia," bà nói.

 

Các bước này sẽ giúp các nhóm thực hiện thử nghiệm lâm sàng vượt qua rào cản về trách nhiệm pháp lý và rủi ro từ phía người tham gia thử nghiệm, theo Iltis và các đồng nghiệp của bà.

 

Thử thách chủ yếu còn lại là vấn đề chi phí sẽ khá tốn kém, và không có những ưu đãi tài chính để khuyến khích các nhà nghiên cứu áp dụng đề xuất này.

 

Do vậy, Iltis chưa nghe nói đến bất kỳ nghiên cứu nào áp dụng cách tiếp cận mà nhóm bà đề xuất. "Thay đổi trong nghiên cứu dược phẩm và y sinh cần nhiều thời gian," bà nói. "Tôi không mong đợi sẽ có thay đổi lớn cho đến khi có động lực rõ ràng để khuyến khích sự cải tiến."

 

Vấn đề vẫn gây tranh cãi


BM


Khan thì vẫn hoàn toàn ủng hộ việc tiếp tục loại trừ nhóm người có nguy cơ tự tử khỏi các thử nghiệm. Cộng đồng y học, ngành dược và các nhà quản lý không muốn đẩy những người có nguy cơ tự tử vào các thử nghiệm lâm sàng, ông nói.

 

"Nếu một công ty ghi nhận một vụ tự tử trong quá trình thử nghiệm, quý vị nghĩ điều gì sẽ xảy ra cho công ty đó?" ông hỏi.

 

Ông cũng cho rằng hướng dẫn của FDA đã giảm thiểu vấn đề về các nhóm người bị loại ra khỏi thử nghiệm lâm sàng. Người tham gia thử nghiệm nên "đại diện cho các đặc điểm của tập hợp những người có liên quan đến thử nghiệm mà không xét đến tuổi tác, giới tính, chủng tộc và sắc tộc", hướng dẫn về tính đa dạng của FDA viết.

 

Bên cạnh đó, khi mà dược phẩm không hướng đến mục tiêu điều trị cho tâm trạng muốn tự tử, thì nguy cơ tự tử của một người sẽ không liên quan gì đến thử nghiệm, Khan nói.

 

Khan cũng cho biết có những hội đồng - được thiết lập để đảm bảo nghiên cứu y học được thực hiện có đạo đức - sẽ không để các thử nghiệm được tiến hành nếu có sự tham gia thử nghiệm của những người có nguy cơ tự tử cao.

 

Nhưng tại sao lại như vậy? Và liệu ta có thể thay đổi điều đó?

 

Hugh Davis giải thích quy tắc then chốt cho thí nghiệm trên người được ghi rõ trong Tuyên bố Helsinki.

 

"Dù cho mục đích chính của nghiên cứu y học là để khai phá kiến thức mới, mục đích này không bao giờ được đặt lên trên quyền và lợi ích của đối tượng nghiên cứu," Tuyên bố Helsinki viết. Dựa trên điều này, các thử nghiệm nên tránh làm tăng rủi ro cho người tham gia, Khan nói.


BM


Tuy vậy các nhà nghiên cứu về đạo đức vẫn tranh luận liệu điều này có phải lúc nào cũng đúng hay không, Davis nói.

 

Theo đó, từ sự quả quyết của Khan, tôi hỏi 16 thành viên của hội đồng đạo đức nghiên cứu đặt tại Oxford do Davis làm chủ tịch về việc họ cân bằng các cân nhắc này thế nào khi quyết định phê duyệt một thử nghiệm.

 

Tôi đưa ra vài câu hỏi về việc liệu họ có cho phép người dễ tự tử tham gia thử nghiệm hay không. Tôi cũng hỏi liệu họ có ủng hộ các chiến lược đề xuất bởi Iltis và đồng nghiệp của bà hay không.

 

Trong số 8 thành viên đồng ý trả lời, hầu hết họ đồng ý bảng câu hỏi như C-SSRS là thiết yếu trong việc đo lường nguy cơ tự tử. Họ cũng sẽ xem xét cụ thể thử nghiệm phục vụ cho giai đoạn nào trong quy trình phát triển thuốc, và rủi ro tự tử ở mức độ nào.

 

Ví dụ, đối với dược phẩm lần đầu được thử nghiệm trên người, những người có nguy cơ tự tử cần phải được loại ra khỏi thử nghiệm.

 

"Dĩ nhiên là nếu đối tượng người dùng bao gồm cả những người dễ bị tổn thương (những người có tiền sử trầm cảm nặng, rối loạn tâm thần, v.v...), tôi cần thấy không chỉ quy trình sàng lọc mà còn cả chiến lược quản lý những người nguy cơ cao," Christine Montague-Johnson, y tá nghiên cứu nhi khoa cao cấp tại Đại học Oxford, và là một trong các thành viên hội đồng đạo đức, nói.

 

Nhưng với các điều kiện này, phần lớn đồng ý rằng nếu có một chiến lược tương tự như đề xuất của Iltis, họ sẽ cho phép tiến hành thử nghiệm có bao gồm cả những người có nguy cơ tự tử.

 

Dĩ nhiên, đây chỉ là quan điểm của một hội đồng đạo đức đặt tại Anh Quốc, khi trả lời các câu hỏi đặt ra trong tình huống giả định. Nhưng những chia sẻ này giúp ta hiểu thêm về các quyết định mà những người phê duyệt thử nghiệm lâm sàng phải cân nhắc trước khi cho phép tiến hành thử nghiệm.

 

Và kể cả với các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt bệnh nhân nguy cơ cao trong quá trình thử nghiệm, như Iltis có đề cập đến trong đề xuất của bà, không phải tất cả các nhóm nghiên cứu đều được trang bị đầy đủ để ứng phó với hậu quả tiềm tàng.

 

"Chỉ có một nhà nghiên cứu gan dạ mới có thể nói 'Tôi sẽ đưa vào nghiên cứu những người có nguy cơ tự tử kể cả khi phương thuốc điều trị có thể làm bệnh tình họ xấu đi'," Davis nói.

 

"Họ cần tìm đến hội đồng đạo đức và nói, chúng tôi có một hướng đi dũng cảm, và họ cần cho thấy lợi ích là không thể chối cãi. Sau đó hội đồng cần lắng nghe quan điểm từ tất cả các nhóm có lợi ích chính đáng từ thử nghiệm và cả những quan điểm từ các cuộc tranh luận dài lê thê. Chỉ có một hội đồng can đảm mới chấp nhận chuyện đó."

 

Nhưng cũng không nên bỏ qua lợi ích của việc này. Việc được lựa chọn vào các thử nghiệm giúp ích cho những bệnh nhân tham gia thử nghiệm như tôi, nhưng cũng đồng thời làm rõ rủi ro xung quanh phương pháp điều trị trầm cảm. Điều đó có nghĩa dược phẩm sẽ trở nên an toàn hơn cho số đông bệnh nhân.

 

Vào thời kỳ mà Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của nhiều người, điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


Như Davis đã chỉ ra, cần đến những bước đi táo bạo từ các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và công ty dược phẩm nếu muốn thay đổi cách mà các thử nghiệm đang được tiến hành.

 

"Nhưng tôi vẫn cho rằng đôi khi chúng ta cần phải dũng cảm," ông nói thêm.

 

 

 

Andy Extance



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2022 lúc 8:22am

10 cách đơn giản chống lão hóa cho khớp gối

 BM

Khớp gối có thể là khớp đầu tiên bị thoái hóa khi bạn già đi. Khớp gối là một khớp quan trọng có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc thích hợp.

 

Khớp gối là khớp hoạt dịch của cơ thể. Với mỗi bước đi, khớp gối chịu gấp rưỡi trọng lượng của cơ thể bạn, và khi bạn chạy hoặc nhảy, áp lực phải chịu đựng nhiều hơn nữa.


BM


Dưới đây là một số cách để bảo vệ khớp gối và làm chậm tác động của quá trình lão hóa:

 

1_  Tiếp tục vận động

 

Tập thể dục giúp tăng cường các cơ hỗ trợ khớp gối của bạn và giữ cho chúng lỏng lẻo và linh hoạt.

 

2_  Duy trì cân nặng hợp lý


BM


Tăng thêm khoảng 10kg trở lên sẽ khiến đầu gối của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.


Nếu bạn đang thừa cân, thì việc giảm một lượng nhỏ cân nặng cũng có thể tạo ra sự khác biệt về sức khỏe và chức năng của khớp gối.

 

3_  Chọn giày dép phù hợp

 

Những đôi giày thích hợp, vừa vặn với khả năng nâng đỡ tốt là điều mà khớp gối của bạn mong muốn.

 

Dép tông không có hỗ trợ và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây đau gối.

 

Giày cao gót làm thay đổi đáng kể sinh học của cơ thể bạn, đặc biệt là cơ học của đầu gối và chân – và không theo chiều hướng tốt.

 

4_  Tăng cường các cơ hỗ trợ khớp gối.


BM


Cơ tứ đầu đùi ở mặt trước đùi và gân kheo ở mặt sau tham gia vào quá trình uốn cong và duỗi thẳng khớp gối. Các cơ này chạy từ xương chậu đến dưới gối. Tăng cường sức mạnh các cơ đó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đau gối.

 

Nghiên cứu đã ghi nhận rằng tăng cơ hỗ trợ đầu gối có thể hiệu quả như phẫu thuật điều trị một số trường hợp đau khớp gối. Bạn có thể tìm kiếm chương trình trợ giúp phù hợp thông qua một nhà vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên thể thao.

 

5_  Kết hợp các bài tập có tác động cao và tác động thấp.


BM


Mặc dù tập thể dục rất tốt trong việc giữ khớp gối khỏe mạnh, nhưng các hoạt động có tác động mạnh có thể làm mòn sụn, mô liên kết dạng sợi đóng vai trò như một tấm đệm giữa xương của bạn.

 

Các bài tập có động tác mạnh, chẳng hạn như quần vợt, bóng rổ, chạy, nhảy và một số lớp tập luyện tim mạch giúp duy trì xương chắc khỏe, nhưng chúng cũng có thể khiến đầu gối của bạn bị lão hóa sớm.

 

Một chiến lược tốt là kết hợp một số hoạt động có tác động cao với bài tập ít gây nhức xương khớp hơn, chẳng hạn như đi xe đạp, đi bộ hoặc bơi lội để giữ cho khớp gối cử động và cơ bắp khỏe mạnh mà không gây thêm sự hao mòn không cần thiết trên sụn của bạn.

 

6_  Duy trì phạm vi chuyển động của đầu gối

 

Điều này có nghĩa là khả năng duỗi thẳng và uốn cong đầu gối hết công suất. Di chuyển đầu gối hết mức phạm vi chuyển động của chúng giúp tránh cứng và mất khả năng vận động khi bạn già đi.

 

7_  Quỳ gối trên nệm

 

Quỳ gối trong thời gian dài trên bề mặt cứng có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng lớp đệm, lớp đệm bảo vệ nhỏ chứa đầy gel hoạt dịch ở khớp gối của bạn.

 

8_  Tránh đứng trên bề mặt cứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài

 

Cả hai đều là một công thức làm đau và tổn thương đầu gối.

 

9_  Giữ khớp gối khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống của bạn

 

Ăn nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein dễ hấp thu như cá, và tránh thực phẩm chế biến sẵn và chất béo bão hòa sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

 

10_  Đừng bỏ qua các cơn đau khớp gối


BM


Hãy nghĩ đến châm cứu hoặc vật lý trị liệu khi bạn bị đau gối. 

 

Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng châm cứu có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại đau khớp gối. Nó hoạt động bằng cách giảm viêm tại chỗ, tăng tuần hoàn và giảm đau. 

 

Nếu bạn bị thương ở đầu gối, châm cứu cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Và vật lý trị liệu là một cách tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho đôi chân của bạn, tăng tính linh hoạt và giữ cho khớp gối của bạn vận động.

 

Điểm mấu chốt là khớp gối sẽ thoái hóa khi bạn già đi. Tuy nhiên, với một chút cẩn thận và một chút vận động, bạn sẽ giúp khớp gối khỏe mạnh và linh hoạt hơn. 

 

 

 

Lynn Jaffee  _  Thu Ngân

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2022 lúc 2:12pm

Giảm cân giúp giảm viêm khớp gối

 BM

Hàng triệu người lớn tuổi bị cứng và đau đầu gối do viêm khớp. Viêm khớp gây ra sự cố vỡ lớp đệm của mô bên trong khớp gối (sụn). Nếu không có lớp đệm này, xương có thể cọ xát với xương, dẫn đến đau và sưng khớp. Thật không may, tình trạng thừa cân có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.


BM

Các chuyên gia thường khuyên những người lớn thừa cân hoặc béo phì nên giảm ít nhất 10% trọng lượng để giảm các triệu chứng của viêm khớp gối. Gần đây, một nhóm nghiên cứu do NIH (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ đã đặt ra câu hỏi rằng, liệu việc giảm 20% trọng lượng có giúp giảm nhẹ các triệu chứng [viêm khớp gối] nhiều hơn hay không.

 

Nghiên cứu bao gồm 240 người lớn thừa cân và béo phì trên 55 tuổi bị viêm khớp gối. Nhóm nghiên cứu đã giúp họ tập thể dục và ăn kiêng để giảm cân.


BM


Các nhà nghiên cứu đã so sánh những người giảm 20% trọng lượng cơ thể trở lên với những người chỉ giảm 5%. Những người giảm 20% hoặc nhiều hơn cho biết ít bị đau hơn. Họ có thể đi bộ xa hơn trong một bài kiểm tra kéo dài 6 phút. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng cho thấy nồng độ của một chất liên quan đến đau và sưng thấp hơn nhiều.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Stephen P. Messier tại Đại học Wake Forest cho biết: “Tầm quan trọng của nghiên cứu của chúng tôi là giảm cân từ 20% trở lên – gấp đôi so với tiêu chuẩn trước đó – mang lại những kết cục lâm sàng tốt hơn mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc.”


BM


Các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch thu hút số người tham gia nhiều hơn gấp ba lần cho nghiên cứu về việc giảm đau bằng tập thể dục và cách ăn uống tiếp theo của họ.

 

Tài liệu tham khảo:

Intentional Weight Loss for Overweight and Obese Knee Osteoarthritis Patients: Is More Better? (Giảm cân có chủ đích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối thừa cân và béo phì: Liệu có mang lại kết quả tốt hơn Không?_  Messier SP, Resnik AE, Beavers DP, Mihalko SL, Miller GD, Nicklas BJ, DeVita P, Hunter DJ, Lyles MF, Eckstein F, Guermazi A, Loeser RF. Arthritis Care Res (Hoboken_ . 2018 Jun 18. doi: 10.1002/acr.23608. [Epub ahead of print]. PMID: 29911741.

 

 

 

National Institutes of Health  _  Tú Liên


baomai.blogspot.com


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2022 lúc 7:56am

BỮA ĂN TỐI


Gợi%20ý%20thực%20đơn%20bữa%20tối%20giá%2070K%20cho%202%20người%20giúp%20mâm%20cơm%20gia%20đình%20ngon%20hơn


1. Bữa tối và béo phì

90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.

2. Bữa tối với bệnh tiểu đường

Ăn bữa tối quá no suốt một thời gian dài, thường kích thích tiết tố insulin, có thể dễ dàng làm tăng chất tăng trọng insulin, đẩy nhanh quá trình lão hóa,và dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bữa tối ăn quá nhiều, ăn quá bổ, hình thành béo phì mặt khác cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.

3. Bữa tối và ung thư ruột kết

Bữa tối, nếu bạn ăn quá đầy đủ, các thực phẩm chứa protein không thể tiêu hóa hoàn toàn, dưới tác dụng của các vi khuẩn bên trong đường ruột sẽ sản sinh ra một số chất độc hại, cộng với việc hoạt động ít khi chìm vào trạng thái ngủ, làm cho nhu động ruột chậm lại, kéo dài thời gian kết tủa của các chất độc hại trong ruột, tăng tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.

4. Bữa tối và sỏi thận

Canxi trong cơ thể người sẽ tăng cao nhất sau bữa ăn 45 giờ,nếu ăn tối quá muộn, khi lượng canxi tăng lên cao điểm, thường là lúc cơ thế đang chìm vào giấc ngủ, đồng thời nước tiểu trong niệu quản, bàng quang, niệu đạo và đường tiết niệu khác không thể bài tiết, dẫn đến tăng canxi niệu, dễ dàng tạo thành các tinh thể nhỏ, về lâu dài sẽ mở rộng và hình thành sỏi.

5. Bữa tối và mức độ tăng lipid máu

Bữa tối nếu nạp lượng protein, chất béo, calo cao, sẽ kích thích gan sản sinh các lipoprotein ở mật độ thấp, triglycerides cũng có xu hướng tăng lên, dẫn đến tăng lipid trong máu.

6. Bữa tối và tăng huyết áp

Nếu thực đơn trong bữa tối là thịt, cá, cộng với tốc độ lưu thông máu chậm lại trong khi ngủ, một lượng lớn các chất béo sẽ tích tụ trong mạch, khiến động mạch co lại hẹp hơn, hỗ trợ tăng trưởng mạch máu ngoại vi, làm cho huyết áp dễ dàng đột ngột tăng cao, hơn nữa còn tăng tốc xơ cứng hệ thống tiểu mạch.

7. Bữa tối với xơ vữa động mạch và bệnh tim

Chế độ dinh dưỡng bữa tối với lượng chất béo quá cao, nhiệt lượng cao có thể sinh ra cholesterol rồi tích tụ trong thành động mạch gây xơ vữa động mạch và nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim. Ngoài ra, còn một lý do dẫn đến sự hình thành xơ vữa động mạch là sự lắng đọng canxi trong huyết quản, vì dinh dưỡng quá nhiều vào bữa tối và ăn tối quá muộn là những lý do dẫn đến bệnh tim mạch.

8. Bữa tối và gan nhiễm mỡ

Nếu bạn ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, nồng độ của các axit béo và glucose sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất béo, cộng thêm việc ít hoạt động vào ban đêm, cũng đẩy nhanh việc chuyển hóa chất béo, hính thành gan nhiễm mỡ.

9. Bữa tối và viêm tụy cấp tính

Bữa tối nếu ăn uống quá nhiều, còn xử dụng rượu, dễ dàng gây ra viêm tụy cấp tính, thậm chí khiến bạn sốc trong khi ngủ, đột tử.

10. Bữa tối và thoái hóa não

Nếu duy trì thói quen ăn quá nhiều bữa ăn tối, khi ngủ, dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy và các cơ quan khác gần đó vẫn đang hoạt động, khiến cho não bộ không thể nghỉ ngơi, máu lưu thông lên não không đủ, do đó ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của não chuyển hóa, tăng tốc lão hóa não. Những thanh niên thường ăn tối như một ông hoàng sẽ dẫn đến một trong năm nguy cơ chính gây mất trí nhớ lúc về già.

11. Bữa tối và chất lượng giấc ngủ

Dùng bữa tối quá thịnh soạn và ăn quá no, chắc chắn sẽ dẫn đến dạ dày, gan, túi mật, tuyến tụy tiếp tục làm việc trong khi ngủ, thông qua đó gửi thông điệp lên não, não ở trạng thái kích thích, dẫn đến ngủ mơ, mất ngủ, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh khác.

 st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2022 lúc 9:56am

Làm Sao Để Áp Huyết Không Cao?


Cái ống màu vàng (aorta) là đại động mạch, máu bơm vào đó từ tâm thất trái (left ventricle) Aortic valve chận không cho máu đã bơm ra bị dội về.

Đầu tiên, chắc ai cũng biết người Việt mình thường nói áp huyết của một người là "mười lăm tám" (15/8) hay mười bảy chính (17/9), còn ở Úc thì người ta nói 150/80, hay 170/90. Vậy các con số ấy là gì?
Lấy ví dụ áp huyết một người là 120/80, thì có nghĩa là áp suất máu trong động mạch là 120mm thủy ngân và 80 mm thủy ngân, tức là có hai con số để đo áp suất trong động mạch, một số trên và một số dưới.   
    
Chúng tôi có xem qua tự điển trong Google, họ ghi rằng systole là sự thu sức của trái tim, nó cũng "dễ hiểu" như nghe tiếng LaTinh. Thôi thì mình gọi số trên là systole (hay systolic blood pressure) và số dưới là diastole (hay diastolic blood pressure) cho nó giống tiếng... Mỹ hơn tiếng La Tinh.
Coi vậy chớ không phải ai cũng biết tại sao áp huyết của ta lại có số trên (systole) và số dưới (diastole).
    
Số là trái tim chúng ta có hai thì, bóp vô và phồng ra. Khi tim bóp vô, máu phọt vào động mạch, khi tim phồng ra, thì máu từ tĩnh mạch chảy vô tim, còn máu từ động mạch thì không chảy ngược vô tim vì các valve tim chận sự hút ngược máu từ động mạch.
    
Vậy con số trên của áp huyết là áp suất của máu trong động mạch khi tim bóp vô, đẩy máu vào động mạch và số dưới là khi tim nhả ra, hay phồng ra. Khi máu được bơm vào động mạch, áp suất tăng cao, nên con số trên cao, còn khi tim nhả ra, không bơm vô động mạch thì áp suất thấp xuống, nên ta có systole cao hơn diastole.

Bây giờ mình tìm hiểu xem làm sao mà người ta đo máu, nguyên tắc để biết số trên và số dưới của áp huyết như thế nào.
Không biết các vị thần y của phương Đông có ngón tay nhạy cảm thế nào, nhưng theo Tây học thì nguyên lý của nó căn bản nhưng cũng khá ảo diệu.
    
Đầu tiên chúng ta nên biết sơ về hiện tượng turbulence, tức là sự náo động, lộn xôn, mất trật tự. Đôi khi bà con đứng cạnh một dòng sông bát ngát, lượng nước trôi theo dòng hàng ngàn thước khối mỗi giây, nhưng vẫn không nghe tiếng ầm ầm. Nhưng khi bà con mở một vòi nước phông tên trong nhà, lượng nước chảy chỉ là hạt cát trong sa mạc so với dòng sông, nhưng lại nghe xì xì rất lớn. 
Tại sao vậy? Nhưng khi vặn rôbinê lỏng thêm một chút thì lại không nghe xì xì ì xèo như trước. Tại sao vậy?
    
Khi nước chảy trong dòng sông những phân tử nước chảy trật tự, lớp trên theo trên, lớp dưới theo dưới, như dòng xe chạy êm đềm trên xa lộ. Nhưng trong ống nước, khi từ ống lớn chảy qua cái vòi nhỏ thì ở chỗ miệng vòi nhỏ, các phân tử nước không còn được chảy lớp lang như trước mà những đứa ở phía ngoài bị chạm vào thành ở chỗ ống hẹp, khiến nó dội lại, cuộn lên cuộn xuống, va chạm lẫn nhau, như cả đoàn xe hơi đang chạy trên freeway 6 lane thì không sao nhưng bỗng bị chui vô 1 lane, thì cụng nhau chát chúa, tạo nên tiếng động.
    
Áp dụng nguyên tắc này, người ta bơm cái cuff (cái vòng bơm hơi chung quang cánh tay khi đo máu) lên quá áp xuất của máu. Lúc ấy đông mạch sẽ bị chẽn cứng lại, như kẹt xe, không có tiếng động gì cả. Rồi từ từ người ta giảm áp suất trong cuff. 
    
Đến một lúc nào đó thì áp xuất bên ngoài tương đương với áp suất bên trong động mạch, và rồi sau đó giảm tiếp, hơi thấp hơn áp xuất động mạch một tí. Khi ấy, máu trong động mạch bắt đầu có cơ hội chui qua một lỗ nhỏ trong động mạch khi tim bóp lại, như đường 6 lane chui vào 1 lane, tạo nên hiện tượng turbulence của máu, nghĩa là các phân tử máu va chạm nhau, như nước chảy từ ống lớn chui qua lỗ nhỏ. Nó sẽ tạo ra tiếng "xì, xì", mỗi khi tim bóp vào, bơm máu. Tiếng xì đầu tiên mà người đo máu nghe được chính là số bên trên của áp huyết, hay systole. 
    
Tiếng xì xì đồng nhịp với sự co thắt của tim tiếp tục nhịp cho đến khi áp suất bên ngoài, tức là áp suất của cái cuff vòng cánh tay mình, giảm xuống đến mức độ bằng hoặc thấp hơn áp suất của động mạch khi tim phồng ra, hay nhả ra. Lúc ấy thì hiện tượng đường 6 lane chui vô 1 lane không còn nữa, xe chạy thong thả trong 6 lane xuyên xuốt, không đụng ầm ầm, không có turbulence, và do đó không còn tiếng "xì” nữa. Tiếng xì cuối cùng chính là diastole.
    
Người đo máu mắt thì ngó cột thủy ngân, tai thì nghe các tiếng xì xì (nhưng thường thì nghe như "tục tục" hay "bịch, bịch"). Họ ghi nhận áp suất ở tiếng "bịch" đầu tiên, gọi là số trên (systole) và tiếng bịch cuối cùng, là số dưới (diastole).
Thế là xong phần nguyên lý đo áp huyết.  

Vậy thì áp huyết bao nhiêu là vừa?
Người ta thường nói 120/80 là trung bình. Các bà, các cô VN hay Á đông hễ thấy áp huyết 106/62, chẳng hạn, thì xanh mặt.
"Ôi, tui thiếu máu", "ôi, tui bị áp huyết thấp, chóng mặt wá, nhức đầu wá".
Ngay cả nhiều BS cũng hát bè theo, "ồ áp huyết của chị hơi thấp".
Rầu thấy mồ luôn, chẳng thiếu máu cũng chẳng bị áp huyết thấp chi cả. 
    
Thưa bà con, nhiệm vụ của trái tim là làm sao bơm máu đi châu thân, đến "tiền tuyến" hay mô ngoại vi như ngón tay, ngón chân, một cách hiệu quả. Con voi bự như cái đình, ắt cần trái tim bơm rất mạnh, áp huyết cao, mới đẩy máu tới cái chóp đuôi của nó được. Còn con chuột lắc thì nhỏ xíu, có cần cái máy bơm khổng lồ với công suất của trái tim con voi, áp huyết của con voi chăng? Dĩ nhiên là không.
Tây y bắt nguồn từ người phương Tây, ông nào bà nấy như con voi, còn mình thì chỉ hơn con chuột lắc một chút. Con số 120/80 là trung bình cho người Tây Phương nhưng không phải như vậy mới là chuẩn.   
    
Người đàn bà, con nít, áp huyết thấp hơn như vậy là thường, chẳng bệnh hoạn gì cả. Chỉ khi nào áp huyết của mình bình thường khoảng 145/95, nay bỗng tuột cái rẹt xuống còn 90/45, thì lúc ấy mới có vấn đề.

Vậy thì áp huyết bao nhiêu thì gọi là cao, bao nhiêu là thấp?
Theo sách y, nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc con số dưới từ 90 trở lên thì là áp huyết cao. Nhưng định nghĩa này chỉ có tính tương đối. Còn nếu con số trên dưới 80, con số dưới dưới dưới 40 thì thấp.

Câu hỏi kế tiếp của quý vị là sao áp huyết của tui là 178/67, vậy thì cao hay thấp?
Số trên thì cao, số dưới thì dưới trung bình.
Đây là hiện tượng cao áp huyết thưòng thấy ở người cao niên. Quý vị sẽ thấy cái “gap”, sự cách biệt giữa số trên và số dưới khá xa (nếu áp huyết 120/80 thì sự cách biệt giữa hai con số là 40mmHg (thủy ngân)), trong trường hợp áp huyết 178/ 67 thì sự cách biệt đến 111mmHg, khác quá xa.

Tại sao như vậy?
Vấn đề không nằm ở trái tim mà ở động mạch. Khi ta còn trẻ, động mạch mềm, dễ co giãn. Khi tim bóp cái xịt, máu phọt ra, động mạch sẽ chìu ý mà nở ra dễ dàng, do đó tuy khi tim đập áp huyết có cao hơn khi tim nhả ra, nhưng không tăng quá cao.
    
Người già, động mạch của họ như cái ống nước cao su bị phơi nắng hàng mấy chục năm trường (như thôi, chớ đương nhiên động mạch thì không phơi nắng được), nó so cứng lại, mất tính mềm dẽo, đàn hồi. Và thế là khi trái tim bóp cái xịt, động mạch không thèm nở ra, khiến lòng mạch chật chội, áp huyết tăng cao. Nhưng khi tim nhả ra, không bóp máu, thì động mạch dù sơ cứng cũng không ảnh hưởng đến áp suất vì không bị máu bơm thêm vào.
    
Do sự sơ cứng của động mạch trong người già, quý cao niên thường có systole, con số trên cao, và cách biệt giữa số trên và dưới khá xa. Nói đây là bệnh cao áp huyết cũng được, nhưng nhìn hiện tượng cao áp huyết này như một lẽ thường của sự lão hóa thì cũng không sai. Hầu như, chỉ hầu như, đương nhiên già thì bị.
    
Những người tập thể thao nhiều, đông mạch co giãn hoài, cộng với đời sống điều độ, thì ít bị sơ cứng động mạch hơn. Ngày xưa người ta quan niệm áp huyết (systole) của một người già bằng với số tuổi của họ cộng với 100. Nghĩa là nếu cụ 75, có áp huyết 175 (số trên) là chuyện thường ngày ở huyện.
Quan niệm ấy vẫn đúng, nhưng nay người ta thấy rằng nếu làm áp huyết của cụ giảm xuống thì cụ sống lâu hơn một chút. 
    
Vậy áp huyết hại ta như thế nào?   
Rầu nhất hạng là người thường không hiểu về tác hại của áp huyết, hở mỗi chút là mỗi lo.
Áp huyết của một người, trong một ngày, lên xuống ì xèo, không thể vì một lần đo thấy 178/99 rồi xanh mặt chao dao, tưởng như mình sắp đứt gân máu. Khi ta nóng giận, tức tối, đau đớn, khó chịu, thiếu ngủ, căng thẳng, áp huyết đều tăng.

Nhưng áp huyết cao chỉ có hại nếu nó cao trường kỳ. Nó sẽ làm hư hao động mạch. Vì bộ phận nào của ta cũng đều cần máu nuôi dưỡng, mạch dẫn đến cơ quan nào hư thì cơ quan đó "dẹo niền" luôn. Mạch lên não hư thì tai biến mạch máu não, tức là stroke, mạch dẫn đến (bắp thịt của) tim hư thì bị nhồi máu cơ tim. Mạch dễn đến mắt hư thì... đui. Mạch dẫn đến dương vật hư thì... liệt. Đơn giản chừng ấy. 

Vậy làm sao để áp huyết không cao?
Trước khi dùng thuốc thì tập thể dục, thể thao, ăn uống vừa phải (ít chất mặn). Nếu áp huyết vẫn cao thì uống thuốc. Quý vị nào muốn dùng thuốc cỏ, thuốc Nam, rau cần, vân vân thì cứ dùng. Chúng tôi cho rằng các thứ thuốc Nam này cũng có dược tính nhưng liều lượng cần thiết, phản ứng phụ và hiệu nghiệm ra sao, chúng tôi không biết (và cũng KHÔNG CẦN BIẾT vì chúng tôi chỉ cần uống một viên thuốc bằng ăn mấy bó rau).
    
Nếu ai đó quan niệm rằng uống dược thảo sẽ không bị phản ứng phụ, không bị "nóng", tốt hơn thuốc tây, thì trước khi kết luận, xin điều nghiên qua một ít thống kê xem người xưa dùng thuốc cỏ có ít bị tai biến mạch máu não, nói nôm nay là trúng gió, có ít bị nhồi máu cơ tim, có sống dai hơn người dùng thuốc Tây thời nay không. 

Tóm lại, quan niệm của chúng tôi vô cùng đơn giản...
Thứ nhất, không ai tránh được bệnh và chết (trừ phi chết bất đắc kỳ tử), nên khỏi cần lo lắng về bệnh tật, chắc chắn nó sẽ đến với ta. Không lo cũng bệnh mà lo thì càng... dễ bệnh hơn.
Thứ hai, khi cái xe của chúng tôi bị hư, vì không biết về cơ khí, tôi giao phó nó cho anh thợ hay kỹ sư. Bệnh nhân cũng nên có thái độ này đối với sức khỏe của mình, giao cho BS lo… Tiếc là trong đời hành y của tôi, số người Việt không giỏi tiếng Anh mà có quan niệm và thái độ điềm tĩnh này chiếm KHÔNG ĐẾN 10%, chưa chắc đến 5%.
Kết quả là áp huyết của họ cao vì lo lắng những chuyện không đáng lo. 
    
Cuối cùng, chúng tôi quan niệm người ta bệnh trầm kha và chết mỗi ngày, mình vẫn dửng dưng. Nếu khi mình bệnh mà mình lo lắng thái quá thì vừa chứng minh lòng vị kỷ, vừa tổn tâm hao trí. Đời sẽ mất vui.

BS Nguyễn văn Hoàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2022 lúc 11:11pm

Mỗi Ngày Bạn Nên Ăn Một Trái Bơ Để Nhận 8 Tác Dụng Quý Báu


Bơ đang vào mùa và đây cũng là loại quả được nhiều người yêu thích. Sau đây là 8 lý do để bạn đưa bơ vào chế độ ăn uống, thưởng thức, để khỏe mạnh hơn từ đầu đến chân.


Bơ không gây béo mà còn giúp giảm cân
Tuy bơ có vị béo, nhưng đừng lo lắng. Chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, không gây béo, mà còn có thể giúp kiềm chế cơn đói.
Nghiên cứu của Trung tâm Y sinh học của Anh chỉ ra rằng các bữa ăn với bơ có xu hướng làm tăng cảm giác no lâu hơn so với những bữa ăn không có bơ, từ đó cắt giảm cơn thèm ăn.

Bơ chứa nhiều chất xơ
Bơ chứa một nguồn chất xơ dồi dào có ích cho cơ thể. Đó là chất thực vật khó tiêu có thể góp phần giảm cân, giảm lượng đường trong máu và đột biến và có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bơ có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tim. Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa và nổi tiếng là chất chống ô xy hóa tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa viêm. Carotenoids và phenolics giúp cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu mức cholesterol xấu có hại.

Chống ung thư
Bơ chứa dưỡng chất thực vật, có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng bơ có thể giúp hấp thụ chất chống ung thư carotinoids khi ăn kết hợp với các loại trái cây và rau quả có màu cam và đỏ, theo tiến sĩ Frank Lipman, từ Bệnh viện Lincoln, New York, Mỹ.

Bảo vệ da và mắt
Bơ cũng chứa lutein và các chất khác có thể giúp làm chậm sự suy giảm thị lực do tuổi tác. Các hoạt chất trong bơ có tác dụng chống lại tác hại của tia cực tím, bảo vệ làn da.
Ngoài ra, chất xơ trong bơ thúc đẩy điều hòa nhu động ruột. Từ đó giúp bài tiết độc tố hằng ngày rất hiệu quả, làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Bơ chứa nhiều kali
Bơ rất giàu kali, là một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người không có đủ. Chất dinh dưỡng này giúp duy trì các gradient điện trong tế bào của cơ thể và phục vụ các chức năng quan trọng khác nhau.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ nhiều kali có liên quan đến việc giảm huyết áp, đây là một yếu tố nguy cơ chính gây ra các cơn đau tim, đột quỵ và suy thận.

Kiểm soát huyết áp
Bơ là một nguồn kali tự nhiên tuyệt vời. Chỉ cần một quả bơ đáp ứng 28% nhu cầu kali hằng ngày của cơ thể. Từ đó, hỗ trợ làm giãn các thành mạch máu và giúp kiểm soát huyết áp rất tốt.

Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất bơ, dầu, đậu nành - được gọi là bơ và đậu nành không xà phòng hóa - có thể làm giảm viêm xương khớp.


VietBF©sưu tập               

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2022 lúc 8:08am

Thủy Ngân Trong Đồ Biển - Huỳnh Chiếu Đẳng   <<<<<

Kỹ%20Năng%20Chọn%20Hải%20Sản%20Tươi%20Ngon%20Của%20Đầu%20Bếp%20Chuyên%20Nghiệp


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2022 lúc 8:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2022 lúc 11:36am

Người Cao Tuổi Tuyệt Đối Không Làm 8 Việc Hại Sức Khoẻ Này


4146%201%20LonTuoiKhgLam8viecHaiSucKhoeTheHealth
Hạn chế được 8 hành động này, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.

1. Không Dùng Quá Sức Khi Đi Đại Tiện (Biết vậy nhưng mà cũng vẫn cứ phải rặn vì nếu không rặn thì nó không....chịu ra!)
      Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
      Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.

4146%202%20LonTuoiKhgLam8ViecDGST
Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi. (Ảnh minh họa)...



2. Không Nên Vội Rời Giường Khi Vừa Ngủ Dậy (30 giây thì may ra, 3 phút thì hơi.....lâu)
      Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.
      Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.
Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc "chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây".
     Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.
3. Không Nên Ăn Quá Nhanh (Ăn chậm thì......hết)
      Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như "hung thần" sức khỏe của họ.
      Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.

4146%203%20LonTuoiKhgLam8ViecDHST
Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể. (Ảnh minh họa)...



4. Không Nên Đứng Co Một Chân Để Mặc Quần (Đứng hai chân còn muốn té huống gì 1 chân?)
      Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.
      Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.
Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.
5. Không Nên Nói Nhanh, Nói Nhiều (Thở không ra hơi lấy đâu mà nói nhanh nói nhiều?)
      Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.
      Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.
      Trong trường hợp tranh cãi với người khác, huyết áp của họ lại càng dễ tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen nói chuyện nhỏ nhẹ, từ từ, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và hạn chế tranh cãi cùng người khác.



4146%204%20LonTuoiKhgLam8ViecDHST 
Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa)...



6. Không Bước Lên Cầu Thang Quá Nhanh (Bò lên còn chưa được ở đó mà đi nhanh!)
      Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị "chậm" lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.
      Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.
7. Hạn Chế Khom Lưng (Lưng còng rồi, không khom..... không được)
      Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.
      Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.
      Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.

4146%205%20LonTuoiDHST
Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa. Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao. (Ảnh minh họa).

8-Tránh Quay Đầu Đột Ngột (Muốn cũng chẳng được, mọi hoạt động bây giờ đều giống như phim...... quay chậm!)
      Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.
     Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.
*The Health
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2022 lúc 10:17am

Bạn Có Thể Tin Cậy Vào Nha Sĩ Của Bạn Được Không?

Nha%20Khoa%20-%20Bệnh%20Viện%20Thẩm%20Mỹ%20-%20Nha%20khoa%20AVA

Trong lúc đa số người làm nghề chuyên môn về y tế đều là những người làm việc có lương tâm, đáng kính. Nhưng ngành nha khoa là một lãnh vực không được luật lệ quy định nghiêm ngặt, vì thế có một số nha sĩ hành nghề bất lương, bịa đặt ra những bệnh về răng, nướu, và bệnh nhân là người phải trả giá cho những hành vi bất lương này của nha sĩ. 

Câu chuyện dưới đây của một nha sĩ nổi tiếng ở San Jose cho chúng ta thấy tầm mức tai hại, và nguy hiểm khi người nha sĩ tìm cách moi tiền của bảo hiểm, và của bệnh nhân.  

 

Khoảng đầu thập niên 2000’s, nha sĩ của ông Terry Mitchell nghỉ hưu, đóng cửa văn phòng, không còn làm việc nữa. Ông Mitchell có chiếc răng cấm ở trong cùng bị sưng,  phải đi tìm một  nha sĩ khác nhổ chiếc răng khôn này đi. Terry Mitchell là một cán sự điện khoảng trên 50 tuổi. Ông được bạn bè giới thiệu đi gặp nha sĩ Roger Lund, ở gần nhà, trong thành phố San Jose, California.  

  

Nha sĩ Lund nhổ chiếc răng cấm cho ông Mitchell một cách dễ dàng, không bị phức tạp gì cả. Ông Mitchell không  bị đau nhức khi nhổ chiếc răng cấm, nhưng trong vòng 7 năm sau đó, nha sĩ Lund hay lấy gân máu, root canals, và đặt cầu, bridges, và crown, cho răng của ông Mitchell khá nhiều lần. Bảo hiểm răng của ông Mitchell chỉ chịu trả một phần chi phí, ngoài ra, ông Mitchell phải bỏ tiền túi ra trả khoảng $50,000. Ông Mitchell không hiểu vì sao ông phải trải qua nhiều lần lấy gân máu. (Một người bình thường chỉ phải lấy gân máu khoảng đôi lần trong cả đời người). Ông Mitchell vẫn tiếp tục tin tưởng hoàn toàn vào nha sĩ Lund. 

 

Bà Joyce Cordi, một thương gia trên tuổi, cũng đi chữa răng ở văn phòng nha sĩ Lund. Bà biết đến nha sĩ Lund qua số điện thoại 1-800-DENTIST. Lần đầu tiên đến gặp nha sĩ Lund vào năm 1999, và bà chưa bao giờ bị răng sâu. Hàm răng của bà rất tốt, ngoại trừ một chiếc răng khểnh mọc cạnh chiếc răng khác. Bà nhờ nha sĩ Lund lấy chiếc răng khểnh đó đi, để tránh rắc rối về sau. Khoảng chưa đầy một năm sau, nha sĩ Lund đề nghị bà Cordi cần phải đặt bridge, đặt crown cho một hai chiếc răng khác, và lấy gân máu để phòng ngừa về sau.  

 

Bà Cordi giật mình lo ngại không hiểu vì sao răng của mình lại có nhiều vấn đề như vậy? Nhưng mỗi khi bà Cordi nêu câu hỏi, hay tỏ ý nghi ngại là lập tức nha sĩ Lund có câu giải thích rất chuyên nghiệp, thỏa đáng. Ông giải thích rằng vết sâu răng cần phải trám lại để ngăn chặn trước. Nướu răng của bà bắt đầu bị tuột, soi mòn. Do đó khiến cho mấy cái răng bị yếu hẳn đi. Rõ ràng bà có thói xấu tối ngủ hay nghiến răng. Và rõ ràng là bà trở nên lớn tuổi, nên răng bị yếu đi. Là con gái của một bác sĩ, từ nhỏ bà Cordi đã được dạy dỗ là phải luôn luôn kính trọng những người làm nghề chuyên môn trong ngành y tế. Bác sĩ nha khoa Lund lại luôn luôn nài nỉ, van lơn, nên bà không nỡ từ chối những đề nghị chữa răng của ông. Trong thời gian khoảng 10 năm, bà Cordi được nha sĩ Lund làm 10 lần lấy gân máu, đặt 10 vòng crown. Ngoài ra ông còn mài đi những bridges cũ, thay thế chúng bằng hai cái bridges mới, khiến cho hàm răng của bà bị một khe hở, trông thấy rất rõ, phía trước. Chi phí tất cả lên đến $70,000. 

 

Năm 2012, Nha sĩ Lund nghỉ hưu. Một nha sĩ trẻ tên là Brendon Zeidler muốn khuếch trương thêm việc làm của mình, anh ta mua lại văn phòng nha sĩ Lund, tiếp thu luôn số bệnh nhân cũ của ông Lund. Khi tiếp xúc với những bệnh nhân cũ của ông Lund,  nha sĩ Zeidler phát hiện xu hướng lo âu lộ trên nét mặt của các bệnh nhân. Đa số bác bệnh nhân này  từng phải trả rất nhiều tiền cho nha sĩ Lund, vì những khoản tiền chữa răng khá lớn. Khi nha sĩ Zeidler khám định kỳ để kiểm tra răng của những bệnh nhân này, ông cho biết họ không cần phải làm gì thêm. Tất cả đều lấy làm ngạc nhiên, và tỏ ý lo ngại: Không hiểu ông nha sĩ mới này có rành nghề hay không? Không rõ nha sĩ Zeidler có xem xét răng cho họ kỹ càng hay không?. Trong lúc đó, nha sĩ Zeidler lại chỉ tính tiền khoảng 10% hay 25% chi phí theo giá biểu của nha sĩ Lund.  

 

Nha sĩ Zeidler bắt đầu tò mò điều tra xem nha sĩ Lund đã làm những gì đối với những bệnh nhân này. Điều ông phát hiện ra trong việc làm của nha sĩ Lund khiến chúng ta phải bàng hoàng, kinh hãi.   

 

Khi ngồi vào chiếc ghế bệnh nhân để nha sĩ chữa răng, đương nhiên người đi chữa răng ở cái thế bất tương xứng, yếu thế so với người nha sĩ. Người bệnh nhân luôn luôn cảm thấy hồi hộp, lo sợ. Một khuôn mặt to lớn, đeo mặt nạ, khẩu trang đang đè lên trước mặt bệnh nhân, trong lúc bệnh nhân nằm ở thế co quắp. Tay ông ta đang cầm đủ mọi thứ dụng cụ, bạn chỉ còn biết há miệng to để ông ta muốn làm gì thì làm. Đầu óc của bạn ở tư thế tội nghiệp, và cho rằng mình bị sâu răng, hay bị mòn nướu răng là do lỗi của mình. Khi ông nha sĩ tuyên bố rằng cần phải trám răng, cần phải sửa nướu răng, bạn không còn can đảm để phản đối, hay tỏ ý bất đồng ý kiến. Khi người nha sĩ ra lệnh cho đi chụp hình lại hàm răng của bạn, bạn không dám có ý kiến đòi phải suy nghĩ lại giống như khi bác sĩ đòi giải phẫu trên một phần cơ thể của bạn. Mọi việc xảy ra ở văn phòng nha sĩ thường được quyết rất mau, và gọn gàng chóng vánh.

 

Trong lúc đa số nha sĩ là những nhân vật làm nghề chuyên môn một cách đứng đắn và đáng kính trọng. Mối quan hệ bất bình đẳng, và kém thoải mái giữa nha sĩ và bệnh nhân thường được bỏ qua. Các thủ tục chữa răng thường là những việc làm không an toàn, và hữu hiệu như được miêu tả, hay được công chúng tin tưởng. Nghề nha sĩ là một nghề chuyên môn không được luật lệ quy định chặt chẽ.  

 

Bà Jane Gillette, một Nha Sĩ và cũng là dân biểu đảng Cộng Hòa của tiểu bang Montana nói như sau: “Chúng tôi là một ốc đảo tách riêng ra khỏi hệ thống y tế to lớn. Trong lúc đa số các ngành khác đều có chính sách, luật lệ dựa vào bằng chứng thực tế, thì ngành Nha lại đi thụt lùi, không có chính sách rõ ràng dựa trên tài liệu cụ thể. Chúng tôi đang cố gắng theo kịp một cách chậm chạp.”. 

 

Lấy ví dụ nguyên tắc mỗi người nên đi gặp nha sĩ một năm hai lần để kiểm tra, và làm sạch răng. Chúng ta nghe nhắc đến nguyên tắc này ngay từ khi còn bé, và lâu dần,  mặc nhiên xem nó như một nguyên lý bất di dịch. Thực ra đó chỉ là một quy tắc truyền khẩu, không có gì được kiểm chứng bằng khoa học cả. (Nguyên tắc này đã bị hủy bỏ vào năm ngoái khi xảy ra đại dịch COVID-19 khiến cho nhiều văn phòng nha sĩ phải đóng cửa.). Nhiều học giả đã thử truy nguyên xem nguyên tắc đi khám răng sáu tháng một lần có từ đâu mà  ra. Họ được biết khởi thủy nó xuất phát từ một tấm bảng quảng cáo thời thập niên 1930’s. Trước đó, vào năm 1849 thì có một tờ truyền đơn được làm do một người bị đau răng nặng đặt ra. Ngày nay, các nha sĩ đứng đắn công nhận rằng một người có hàm răng tốt, chăm sóc cẩn thận chỉ cần đi gặp nha sĩ khoảng 12 đến 16 tháng một lần.  

 

Trong lúc đó, những tiêu chuẩn làm việc, chữa răng, giải phẫu mà nha sĩ nên làm lại không bao giờ được nghiên cứu tường tận. Khá nhiều cách chữa răng chưa bao giờ được đem ra xét nghiệm lại một cách khoa học. Những tài liệu ghi chép về phương pháp chữa trị không được đảm ảo cho lắm.  

 

Tổ chức Cochrane là một tổ chức độc lập nghiên cứu về những việc chữa trị liên quan đến răng miệng từ năm 1999 đến nay. Sau nhiều công trình nghiên cứu thể thức chữa trị răng khác nhau từ việc gắn sealant, đến làm bóng răng và trám răng sâu cho trẻ em, tổ chức này đưa ra hai kết luận hết sức nản lòng: Thứ nhất là nhiều việc chữa trị mang tính chất bôi bác không cần thiết. Thứ hai là việc chữa trị không được kiểm chứng rằng nó đem lại ích lợi đáng kể cho bệnh nhân. 

 

Ví dụ trong nước có chất “fluoride” tốt cho trẻ em tránh được sâu răng, nhưng chất này không ích lợi gì cho người lớn cả. Một số tài liệu nghiên cứu nói rằng dùng sợi chỉ “floss” răng sẽ giúp nướu răng ít bị hư. Nhưng không có bằng chứng nào vững chắc cho thấy “floss” răng có thể tránh được chất dơ “plaque” bám chặt vào răng. Nhiều cách chữa trị răng miệng quan trọng không được kiểm chứng bằng những công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ. Nói chung là người nha sĩ tự ý quyết định làm việc trong tư thế của một bác sĩ giải phẫu hơn là một y sĩ gia đình khi ông ta tự quyết định xem có nên làm ‘root canal” nên đặt “crown” hay làm “bridge” cho bệnh nhân.  

 

Trong suốt 9 tháng liên tiếp, nha sĩ Zeidler dùng hai ngày cuối tuần để nghiên cứu, xem xét lại việc làm của nha sĩ Lund cho hàng trăm bệnh nhân mà ông ta đã chữa trị trong suốt năm năm qua. Nha sĩ Zeidler liệt kê những việc làm của nha sĩ Lund trên một tấm bảng lớn cho từng bệnh nhân. Từ bảng thống kê này, nha sĩ Zeidler phân tích việc làm của nha sĩ Lund trước đây. Những con số thống kê đó nói lên một sự thực rõ ràng là nha sĩ Lund đã làm nhiều việc chữa trị không cần thiết, và có khi còn phá hoại hàm răng của người bệnh nhân. Không phải chỉ có hai trường hợp cá biệt của ông Mitchell hay bà Cordi mà thôi. Nha sĩ Lund làm rất nhiều biện pháp chữa trị cho bệnh nhân của ông những việc làm không cần thiết trong hàng chục năm. Thông thường ông hay đặt crown cho bệnh nhân- cứ năm năm là ông đặt crown cho bệnh nhân một lần, trong lúc mỗi crown thường có thể dùng được từ 10 đến 15 năm. Nha sĩ Lund không những đặt crown cho bệnh nhân một cách bừa bãi, không cần thiết, nhiều khi cứ 5 năm một lần, ông phá bỏ cái crown cũ đặt crown mới để tính tiền. Theo quy tắc bảo hiểm thời gian tối thiểu để bệnh nhân có thể thay crown là năm năm. Các bệnh nhân của nha sĩ Lund đa số đều phải làm root canal, lấy gân máu nhiều lần không cần thiết. 

 

Ngoài việc vẽ ra những công tác chữa trị không cần thiết, nhiều khi gây đau đớn, và phiền toái cho bệnh nhân, nha sĩ Lund còn làm hóa đơn tính tiền bảo hiểm cho những mục chữa trị mà ông không hề làm. 

 

Nha sĩ Zeidler cảm thấy xấu hổ và buồn vô hạn trước việc làm bất lương của nha sĩ Lund. Ông tự nhủ: “Tôi làm nghề nha sĩ là để chăm sóc cho người bệnh. Khi thấy có người làm những điều bất lương, gây tai hại cho bệnh nhân, tôi cảm thấy bất nhẫn vô cùng.”. 

 

Nha sĩ Zeidler biết ông ta nên làm gì. Ông nhất định sẽ đối mặt, chất vấn ông nha sĩ Lund, buộc ông này phải giải thích về việc làm của ông ta. Và đặc biệt đáng sợ là ông sẽ tiết lộ những khám phá của ông cho các bệnh nhân biết. Ông sẽ nói cho những người này biết rằng người nha sĩ mà họ tin tưởng từ bấy lâu nay thực ra đã lừa gạt họ để lấy tiền. 

 

Để trở thành một bác sĩ y khoa, người sinh viên phải học xong 4 năm ở trường y khoa, sau đó, phải đi thực tập từ 3 đến 7 năm tùy theo chọn ngành chuyên khoa. Người nha sĩ thì khác, sau khi học xong 4 năm lấy bằng nha sĩ, người sinh viên nha có thể thi ngay giấy phép hành nghề nha sĩ của tiểu bang mình, và từ đó, tự do đi hành nghề. (Một số nha sĩ chọn đi học thêm về chuyên môn như ngành orthodontics (chỉnh nha) hay Maxillofacial surgery (giải phẫu răng hàm). Riêng ngành y khoa, sau thời gian thực tập, bác sĩ thường chọn đi làm trong bệnh viện lớn, trường đại học, hay cơ quan chăm sóc y tế. Ở đó, họ chịu sự kiểm soát chặt chẽ, phải tuân theo những qui tắc đạo đức, và những thể thức chữa trị đúng tiêu chuẩn.  

Ngược lại trong ngành nha khoa, trên toàn quốc có khoảng 200,000 nha sĩ, có đến hơn 80% đứng ra mở văn phòng làm việc riêng. Họ phải tuân theo một số quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhưng không có ai, tổ chức nào giám sát việc làm của họ giống như bên các ngành y khoa khác. Trong lãnh vực tạp chí nghiên cứu, có khá nhiều tập san viết cho ngành y khoa, nhưng chỉ có một số rất ít trong ngành nha.

 

Trong khoảng 10 năm gần đây, có một số nhỏ nha sĩ đứng ra tổ chức các cuộc thảo luận, hội nghị để trao đổi, trau dồi nghề nghiệp, và đề nghị những phương pháp trị liệu mới, nhưng hầu như việc làm của họ không được nhiều nha sĩ hưởng ứng. Tạp chí Contemporary Clinical Dentistry đề cập đến tình trạng này. Họ cho rằng vì thiếu tổ chức, thiếu tiền tài trợ nên không thể phát triển mạnh được. Trong lúc đó, nhiều nha sĩ chọn thái độ đứng bên lề, chỉ vì những hoạt động nghiên cứu sâu rộng trong ngành nha không nhận được nhiều tiền tài trợ của chính phủ. 

 

Một số vấn đề khác nảy sinh khi ngành nha thiếu những công trình nghiên cứu khoa học trình bày rõ ràng, cụ thể. Các nha sĩ thường học hỏi, nghe từ đồng nghiệp để rồi làm những việc chữa trị quá đáng, không cần thiết trên răng của bệnh nhân. Trong đó gồm có những việc như lấy gân máu, đặt crown, làm láng răng, trám chỗ răng sâu quá sớm, không cần thiết. Trong cuốn sách “Teeth” bà mary Otto viết: “Ngành chăm sóc răng của Mỹ tiếp tục làm những việc thừa, không cần thiết để ngăn ngừa bệnh.”. 

 

Chắc chắn các nha sĩ có lý do khi phải làm việc chữa trị không cần thiết để lấy tiền. Ở Hoa Kỳ trung bình mỗi sinh viên theo học ngành nha sau khi ra trường đều thiếu nợ khoảng $200,000. Sau đó, họ còn cần có tiền để mở văn phòng hành nghề, mua dụng cụ, thuê mướn nhân viên làm trong văn phòng. Nha sĩ cần phải bịa ra những việc chữa trị không cần thiết để có tiền. Những việc làm cơ bản như làm sạch răng, khám răng chỉ kiếm được khoảng $200 mỗi lần khám. 

 

Sau gần bốn thập niên pha chất “flouride” vào kem đáng răng, và nước dùng hàng ngày, tỉ lệ răng sâu xuống rất thấp trong dân chúng.Lúc gần đây, phong trào làm răng thẩm mỹ nở rộ để các nha sĩ có cơ hội lấy tiền. Thẩm mỹ răng hàm gồm có những việc như làm răng bóng làng, niềng răng, nắn răng cho thẳng, và sửa hàm răng. Những nha sĩ thiếu đạo đức tìm cách làm tiền để bầy đặt ra những việc chữa trị không cần thiết như trám răng răng chỗ này, làm bóng răng chỗ khác, hay đặt crown không cần thiết trên một cái răng.  

 

Nghiên cứu việc chữa trị quá đáng, không cần thiết của nha sĩ làm một việc chưa có ai từng làm. Một nhóm nha sĩ ở ETH Zurich, thuộc trường đại học Thụy Sĩ rủ nhau đi khảo sát thực tế, họ nhờ một bệnh nhân bị ba chỗ răng sâu nhỏ đi đến 180 nha sĩ khác nhau để tìm cách chữa răng sâu. Theo cẩm nang chữa bệnh của Hội Nha sĩ, người bệnh nhân này chỉ cần theo dõi vết sâu, và không cần phải trám răng. Cẩm nang đề nghị bệnh nhân chỉ cần đánh răng kỹ hơn là sẽ khỏi. Trong số 180 nha sĩ người bệnh nhân đi hỏi thăm, có đến hơn 50 người đề nghị biện pháp chữa trị không cần thiết. Một số nha sĩ bất lương còn đề nghị phải khoan sâu vết răng sâu, để trám lại. 13 người đề nghị khoét chỗ răng sâu, và 6 người đòi trám răng.  

Kết quả khảo sát thực tế của sinh viên nha khoa Thụy sĩ không làm cho người Mỹ ngạc nhiên. Vì nó cũng xảy ra tại Hoa Kỳ. năm 1997, nguyệt san Reader’s Digest thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu việc làm của các nha sĩ. Tác giả công trình nghiên cứu này là William Ecenbarger, đi thăm 80 văn phòng nha sĩ ở 28 tiểu bang khác nhau. Ông nghiên cứu nhiều bản liệt kê việc làm của nha sĩ, từ đặt crown cho một chiếc răng, cho đến tái tạo nguyên bả một hàm răng, giá cả từ $500 đô la đến gần $30,000 đô la. Tác giả này kết luận: “Ngành Nha Khoa quả thực là một ngành khoa học thiếu chính xác, đánh võ tự do, không hề đặt việc làm trên căn bản khoa học.”.. 

 

Nha sĩ Zeidler đối diện với nha sĩ Lund để chất vấn ông ta về những việc làm vô trách nhiệm. 

 

Sau vài lần gặp mặt đối diện nhau, Nha sĩ Zeidler quyết định đưa ông Lund ra tòa, dùng luật pháp đề trừng trị ông ta. Nha sĩ Zeidler liên lạc với từng bệnh nhân cũ, và giải thích cho họ rõ những việc làm sai sái của nha sĩ Lund. tất cả đề vô cùng kinh ngạc, và tức giận.  

 

Họ nói với nha sĩ Zeidler: “Sao tôi ngu quá vậy. Lẽ ra tôi nên hỏi thăm thêm một vài nha sĩ khác. Đây không còn là vấn đề việc làm của một người có trí thức, có bằng cấp, mà là sự phản bội lòng tin của bệnh nhân.”. 

 

Tháng 10 năm 2013, nha sĩ Zeidler kiện nha sĩ Lund ra tòa về tội hành nghề sai trái, và không tôn trọng hợp đồng. Trong vụ kiện này, nha sĩ Zeidler thưa nha sĩ Lund đã khai gian lợi tức thu nhập là $729,000 đến $988,000 một năm do việc “tính tiền gian dối cho bệnh nhân đối với những việc chữa trị mà ông ta không hề làm.”. Hai người thỏa thuận về một số tiền đền bù bí mật để giải quyết vấn đề này.   

 

Từ năm 2014 đến 2017, mười bệnh nhân trước đây của ông Lund đệ đơn kiện, trong đó có cả ông Mitchell và bà Cordi. Họ kiện ông Lund đã lừa đảo, gian dối, lợi dụng tiền bạc đối với người cao niên, Nha sĩ Lund đồng ý đền cho những bệnh nhân này số tiền $3 triệu đô la, do hãng bảo hiểm của ông đứng ra chi trả. (Nha sĩ Lund vẫn không nhận mình có tội). 

 

Tháng Năm 2016, nha sĩ Lund bị bắt giam, và phải đóng số tiền $250,000 để được tại ngoại.  Văn phòng công tố quận hạt Santa Clara sẽ truy tố nha sĩ Lund về 26 tội gian lận tiền bảo hiểm. Khi đóng tiền thế chân, nha sĩ Lund vẫn nói là ông vô tội. Vào cuối năm nay, tòa án sẽ xét xử ông. Hội đồng cấp giấy phép hành nghề nha sĩ của tiểu bang California ra lệnh thu hồi giấy phép hành nghề của nha sĩ Lund.  

 

Nhiều bệnh nhân cũ của nha sĩ Lund lo cho tương lai sức khỏe của họ. Một gân máu của ông Mitchell cần phải làm lại. Răng của ông bị vỡ vụn, mục nát, và bị nhiễm trùng. Nha sĩ mới của bà Cordi nói rằng răng của bà sau khi được ông Lund kiếm chuyện chữa trị giống như hàm răng của một người bị đụng xe làm vỡ nát hàm răng. Vì ông Lund đặt bridge mới không khéo, nên một chiếc răng làm bà đau đớn khi nhai thức ăn. Bà than thở: “tôi khổ sở vô cùng vì chiếc răng đau nhức này.”  

 

Bà nói thêm: “Điều xấu nhất là ông nha sĩ Lund đã làm mất niềm tin của bệnh nhân. Tôi không còn biết tin vào ai nữa. Đây là một tội không thể tha thứ được.” 

 


Nguyễn Minh Tâm  dịch theo Reader’s Digest tháng 2/2021 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Oct/2022 lúc 3:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2022 lúc 3:52pm

Trong số những cách giúp tăng cường miễn dịch, ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu để chống lại cảm cúm, cảm lạnh.

Nhiệt độ giảm đột ngột khi sang mùa mới chính là một trong những yếu tố hàng đầu khiến những cơn cảm cúm, cảm lạnh kéo tìm đến bạn.

Những ngày đầu của mùa cúm năm 2017 đã chính thức hoành hành trong cuộc sống của nhiều người Mỹ. Một người đàn ông cao tuổi đến từ tiểu bang thuộc miền Trung Tây Hoa Kỳ đã tử vong do bị bệnh cảm cúm, đánh dấu cái chết chính thức đầu tiên của tiểu bang vào mùa cúm, theo báo cáo của Des Moines Register.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) cũng thông báo trường hợp một trẻ nhỏ tử vong do cảm cúm vào tháng 10 qua, đánh dấu trường hợp trẻ em đầu tiên tử vong do cảm cúm trong năm nay.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%201.

Nhiệt độ giảm đột ngột khi sang mùa mới chính là một trong những yếu tố hàng đầu khiến những cơn cảm cúm, cảm lạnh kéo tìm đến bạn.

Nếu không cẩn thận, bạn sẽ là một trong số hàng nghìn người sẽ bị cảm cúm trong mùa đông này. Một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là tăng cường miễn dịch. Và trong số những cách giúp tăng cường miễn dịch, ăn uống đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi bị ho và hắt hơi bằng cách bổ sung những món ăn chữa bệnh cũng như thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch dưới đây:

Súp gà

Món ăn này có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả, do đó không thể thiếu vào mùa lạnh. Chúng có tác dụng chống viêm và làm dịu đi tình trạng viêm ở đường hô hấp khi bạn bị cảm lạnh.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thịt gà không chỉ là món ăn dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường miễn dịch mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm.

"Tùy thuộc và loại gà và màu lông của gà lại có thể chữa được từng chứng bệnh cụ thể. Trong đó, thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt", lương y Bùi Hồng Minh cho biết. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%202.

Súp gà có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Trà gừng

Trà gừng có đặc tính chống viêm mạnh nên vô cùng thích hợp để chống lại cảm cúm, cảm lạnh. Viêm nhiễm cơ thể sẽ dẫn đến sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm rất nguy hiểm khi vào trời lạnh. Do đó, sử dụng trà gừng sẽ tăng khả năng kháng viêm, tăng cường sức đề kháng là cực tốt.

Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Đặc biệt, từ xa xưa các thầy thuốc đã biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau. "Gừng là phương thuốc hữu hiệu chống lại virus cảm cúm với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa", lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%203.

Trà gừng có đặc tính chống viêm mạnh nên vô cùng thích hợp để chống lại cảm cúm, cảm lạnh.

Nước cam

Cam là một loại trái cây có nguồn vitamin C dồi dào, rất hữu ích trong việc ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Đây cũng là giải pháp ngăn chặn cảm cúm, cảm lạnh cho những người bị phơi nhiễm với môi trường bệnh.

Theo Health, việc uống vitamin C ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn bình thường. Do đó hãy ăn nhiều cam quýt chanh, ăn thường xuyên và không phải lo lắng có ăn quá mức đến gây hại cơ thể hay không vì thực sự cơ thể rất khó có thể uống quá liều vitamin C.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%204.

Theo Health, việc uống vitamin C ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn bình thường.

Một số thực phẩm khác có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng cảm cúm, cảm lạnh:

Nghệ

Nghệ là một loại gia vị có tính kháng viêm mạnh nhờ rất giàu chất curcumin kích hoạt tế bào T - tế bào chính để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Đây là một trong những siêu thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất cho cảm lạnh và cảm cúm.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh. Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%205.

Nghệ là một loại gia vị có tính kháng viêm mạnh nhờ rất giàu chất curcumin kích hoạt tế bào T.

Cà chua

Giống với thực phẩm họ cam quýt, nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, cà chua là thực phẩm lý tưởng khi bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch vào mùa lạnh. Một loại cà chua cỡ vừa chứa khoảng 16 mg vitamin C, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn.

Nước lọc

Khi bạn bị bệnh, nước có thể là thức uống hữu ích nhất để nhấm nháp. Luôn uống nước sẽ giúp bạn cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn. Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì độ ẩm tốt nhất trong cơ thể, làm giảm tải đáng kể chứng bệnh do cảm cúm, cảm lạnh gây ra.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%206.

Khi bạn bị bệnh, nước có thể là thức uống hữu ích nhất để nhấm nháp.

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp rất giàu probiotics, chống lại nhiều bệnh tật, đồng thời cũng rất giàu chất đạm, giúp tăng cường miễn dịch rất tốt. Theo Health, probiotics tìm thấy trong sữa chua chính là siêu thực phẩm cho người bị cảm lạnh vì chúng làm giảm phản ứng viêm trong cơ thể. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy các vi khuẩn có lợi này giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh xuống còn 2 ngày và làm giảm đến hơn 34% các triệu chứng trầm trọng của cảm lạnh, cảm cúm.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%207.

Sữa chua Hy Lạp rất giàu probiotics, chống lại nhiều bệnh tật, đồng thời cũng rất giàu chất đạm, giúp tăng cường miễn dịch rất tốt.

Việt quất

Quả việt quất chứa đầy chất chống oxy hóa sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ho và cảm lạnh, giảm tải nguy cơ bị cảm lạnh đến hơn 33%. Đây là một trong những siêu thực phẩm tăng cường miễn dịch tốt nhất cho cảm lạnh và cảm cúm.

Theo Health, vào năm 2007, các nhà khoa học của Đại học Cornell phát hiện ra quả việt quất trồng tự nhiên có chứa các chất chống oxy hóa anthocyanins – chất chống oxy hóa hoạt động mạnh nhất trong trái cây tươi. Do đó ăn chúng sẽ giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, chữa trị và phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%208.

Quả việt quất chứa đầy chất chống oxy hóa sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ho và cảm lạnh, giảm tải nguy cơ bị cảm lạnh đến hơn 33%.

Sô cô la đen

Sô cô la đen chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả. Đây cũng là thực phẩm rất tốt cho người bị viêm phế quản. Nguồn tin đăng tải trên Medicaldaily cũng cho biết, Viện Nghiên cứu Khoa học California tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy sô cô la đen và ca cao có nhiều chất chống oxy hóa flavonol hơn cả các loại nước ép trái cây - bao gồm các loại trái cây được cho là hoa quả acai, việt quất và lựu.

Muốn%20tăng%20cường%20miễn%20dịch%20chống%20lại%20cảm%20cúm,%20cảm%20lạnh%20vào%20mùa%20đông,%20hãy%20bổ%20sung%20những%20thực%20phẩm%20chữa%20bệnh%20này%20-%20Ảnh%209.

Sô cô la đen chứa hàm lượng theobromine cao – chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ là một loại thực phẩm bổ sung vitamin C giúp chống lại cảm lạnh. Theo Health, việc tiêu thụ 200 mg thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp giảm nguy cơ cảm lạnh xuống gần một nửa. Do đó, đừng quên bổ sung ớt chuông đỏ khi bạn muốn tăng cường miễn dịch vào mùa lạnh, phòng chống cũng như điều trị cảm cúm, cảm lạnh tốt hơn nhé!

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.863 seconds.