Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2020 lúc 2:18pm

Bạn Có Biết: Mất Bao Lâu Để Tiêu Hóa Hết Thực Phẩm Ăn Hàng Ngày?


Thời gian tiêu hóa chính xác của thực phẩm phụ thuộc vào thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và thậm chí giới tính.

Thời gian tiêu hóa được hiểu chính là một quy trình khi thức ăn mà bạn nạp vào phân hủy thành các hạt nhỏ, được chuyển thành các chất dinh dưỡng và đi qua hệ thống đường ruột của bạn vào máu. Điều quan trọng là phải hiểu thời gian tiêu hóa của các loại thức ăn để đạt mục đích giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.


Thức ăn tiêu hóa nhanh: Nếu ăn nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh, bạn sẽ dễ ăn nhiều hơn nhưng nhanh đói hơn. Các loại thức ăn này giúp bạn tăng cường năng lượng nhanh chóng – nói cách khác giúp tăng nhanh mức glucose. Tuy nhiên, cơ thể bạn bị thừa glucose và không sử dụng, phần còn lại có thể biến thành chất béo.


Thức ăn tiêu hóa chậm làm tăng lượng đường trong máu của bạn theo cách chậm hơn, tạo mức năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Nhưng nếu bạn chỉ ăn thức ăn tiêu hóa chậm, điều này có thể làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tối đa và có thể trở nên quá tải.

Nước được nạp vào ruột ngay lập tức khi vào cơ thể

Nước trái cây hoặc rau quả tiêu hóa trong 15 - 20 phút

Rau củ ăn sống tiêu hóa sau 30 – 40 phút.


Rau củ quả nấu chín tiêu hóa sau 40 phút.


Cá tiêu hóa sau 45-60 phút.


Rau củ trộn dầu tiêu hóa mất khoảng 1 giờ.


Củ nhiều tinh bột mất khoảng 1,5-2 giờ để tiêu hóa hết.


Ngũ cốc mất 2 giờ để tiêu hóa


Phô mai tiêu hóa sau 2 giờ.

Các loại hạt mất 3 giờ để tiêu hóa.

Thịt bò tiêu hóa mất 3 giờ.

Thịt cừu tiêu hóa mất 4 giờ. Các bữa ăn sáng và bữa tối nên đơn giản hơn với các sản phẩm được tiêu hóa nhanh chóng, điều này sẽ giúp cơ thể được tăng cường năng lượng ngay sau bữa sáng và để cho dạ dày của bạn được nghỉ ngơi vào ban đêm.

Thịt lợn tiêu hóa mất 5 giờ. Các chuyên gia khuyên rằng tránh ăn thức ăn tiêu hóa nhanh ngay sau khi mới tiêu thụ thức ăn tiêu hóa chậm, vì lúc này quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và dạ dày có thể quá tải.

Theo VOV
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2020 lúc 7:43am

Tương Quan Thầy Thuốc, Bệnh Nhân 

Khi có bệnh khó, ta nên đến bác sĩ được biết có kinh nghiệm về bệnh đó. Tuổi tác không phải là bảo chứng của kinh nghiệm, vì người thầy thuốc già vẫn có thể phạm cùng một lỗi lầm nhiều lần. (Hình minh họa: Tang Chhin Sothy/AFP via Getty Images)

Tuổi dù cao, mà không bệnh hoạn, thì sức khỏe tương đối vẫn còn khả quan. Tuy nhiên cơ thể về già, cũng như cái máy xe hơi chạy trên trăm ngàn dặm, có những bất thường, chẳng giống ai.

Ta mất đi một số khả năng thích ứng với ngoại cảnh và bệnh tật, nên đã đau thì thường trầm trọng hơn và kéo dài lâu hơn. Dấu hiệu bệnh không giống như ở người trẻ. Chẳng hạn khi sưng phổi thì ta hay than phiền mệt mỏi, yếu sức toàn thân, rối loạn tâm thần, còn người trẻ thì có triệu chứng rõ ràng như ho, nóng sốt.

Phản ứng của ta với bệnh tật cũng khác. Nhiều người có bệnh mà không nói ra vì tính tình chịu đựng, đôi khi nghĩ là dù có khai với bác sĩ, ông ta lại bảo tại già nó vậy, hoặc e ngại bác sĩ sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm, lấy máu, phiền phức, đau đớn.

Một số người cao tuổi có nhiều bệnh, uống nhiều thuốc khác nhau do nhiều bác sĩ cho toa. Họ cũng thường đi khám bác sĩ nhiều hơn người ở các tuổi khác. Những phức tạp, khác với bình thường đó đặt ra vấn đề tương quan giữa thầy thuốc và bệnh nhân, sao cho đôi bên đều thỏa mãn trong tình nghĩa phúc chủ, lộc thầy.

Đào tạo bác sĩ 
Với bệnh nhân, thầy thuốc là người sẽ định bệnh, làm giảm sự đau đớn, cho biết diễn tiến bệnh, phục hồi khả năng đã mất, và phương cách ngừa bệnh tái phát. Người bệnh, khi đã lựa được thầy thuốc thích hợp, thì đặt mọi tin tưởng vào thầy thuốc, và mối tương quan sẽ tốt đẹp. Để lựa một lương y, ta cần biết về thành tích chuyên môn cũng như đức độ của họ.

Ngày nay, bác sĩ đều được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với bốn năm dự bị, bốn năm y khoa, rồi từ ba tới năm năm chuyên khoa để được coi như tinh thông y nghiệp.

Người bác sĩ đầu tiên mà ta tiếp xúc mỗi khi đau ốm là thầy thuốc riêng của mỗi gia đình. Vị này có thể là chuyên ngành y khoa gia đình, nội khoa, nhi khoa, phụ khoa hay giải phẫu tổng quát. Họ được huấn luyện để khám và trị căn bản, rồi sau đó nếu cần sẽ gửi đi chuyên khoa riêng biệt. Họ còn giúp ta phòng ngừa bệnh tật, như chích ngừa, làm thử nghiệm tìm ung thư tử cung, nhiếp hộ tuyến, thử máu kiểm soát lượng cholesterol, đường trong máu. Những tiểu giải phẫu như khâu vết thương, mổ một mụn nhọt cũng được họ thực hiện ngay tại phòng mạch. Họ cũng chữa các bệnh thông thường về ngũ quan.

Với kiến thức tổng quát rộng, họ sẽ là người phối hợp việc trị bệnh của ta với các bác sĩ chuyên khoa từng bộ phận, giải quyết những ý kiến khác nhau về cách điều trị. Thường thường, họ rất dè dặt, cẩn thận trong việc trị bệnh.

Các bác sĩ chuyên môn riêng biệt đều được huấn luyện thêm vài năm về bệnh của một bộ phận cơ thể. Có bác sĩ chuyên về ngoài da, dị ứng, đường ruột, tim mạch, tiết niệu, xương khớp… Họ thường phải qua một kỳ thi để được chính thức công nhận và giới thiệu tước vị chuyên môn.

Ngoài kiến thức rộng, cập nhật hóa về bệnh, họ còn sử dụng các kỹ thuật khám phá, truy tầm nguyên nhân bệnh tân kỳ hơn, cần khéo tay, kinh nghiệm hơn, như kỹ thuật thông tim, cắt một nhúm tế bào ở thận, ở phổi, ở gan, nhìn vào ống phổi, ruột non, ruột già, hay khâu vết thương nhỏ trên võng mạc. Ta cần các bác sĩ này khi có một bệnh hiếm hay biến chứng mà bác sĩ gia đình ngần ngại giải quyết, hoặc sau thời gian điều trị, bệnh không thuyên giảm, hoặc ta cần những thử nghiệm ngoài phạm vi của bác sĩ gia đình.

Chúng ta đừng e dè khi gợi ý xin tham khảo chuyên môn vì bác sĩ gia đình thường rất vui vẻ giới thiệu, hơn nữa họ cũng không muốn bị liên lụy pháp lý nếu có chuyện gì xảy ra cho người bệnh.

Từ vài thập niên vừa qua, đã có một số bác sĩ chuyên về lão khoa, hoặc qua vài năm huấn luyện chính thức, hoặc do kinh nghiệm điều trị người già. Số bác sĩ này vẫn còn rất ít, nên thường được sử dụng trong việc săn sóc người cao niên yếu đuối với một nhóm chuyên viên về lão bệnh như người làm công tác xã hội, y tá, dinh dưỡng viên, chuyên viên phục hồi, dược sĩ… để đánh giá khả năng sinh hoạt, tình trạng sức khỏe của người già yếu đuối, đề nghị một chương trình săn sóc, điều trị hầu mang lại một số chức năng cho quý vị này. 

Là bệnh nhân, đã có hẹn, thì giữ hẹn, tới sớm một chút để có thì giờ ngồi nghỉ. Nếu không giữ được hẹn, nên thông báo trước 24 giờ để bệnh nhân khác có thể được thay thế vào hẹn của mình. (Hình minh họa: Philippe Huguen/AFP via Getty Images)

Lựa chọn bác sĩ 
Nói đến đức độ, thì người ta lại nghĩ đến câu “lương y như từ mẫu.” Người mẹ hiền đức ngọt ngào, nhẹ nhàng với con, nhưng không quá nuông chiều, hiểu con, sẵn sàng cho con, chỉ dạy cho con từ đường đi nước bước, sao cho con trở nên người. Một lương y cũng cần có một vài đức tính của người mẹ hiền, vì khi đau ốm, ta trở nên bất lực và phụ thuộc, như đứa trẻ thơ.

1-Kinh nghiệm. Tuổi tác không phải là bảo chứng của kinh nghiệm, vì người thầy thuốc già vẫn có thể phạm cùng một lỗi lầm nhiều lần. Vì thế, khi có bệnh khó, ta nên đến bác sĩ được biết có kinh nghiệm về bệnh đó, ta sẽ được săn sóc đúng thầy đúng thuốc.

2- Danh tiếng. Nổi tiếng có thể hoặc xấu hoặc tốt. Nổi danh về y nghiệp, về y đạo, về giao tế nhân sự. Nổi danh do nhận xét của bệnh nhân, của đồng nghiệp, của nhân viên hợp tác.
Có những nhận xét công bằng, thì lại cũng có nhận xét thiên lệch, vì những lý do khác nhau. Nhưng nhận xét nào được nhiều người nhắc đi nhắc lại thì chắc là đáng tin cậy hơn.

3-Sẵn sàng phục vụ. Bệnh đến bất thường, kêu bác sĩ gia đình, chỉ thấy tiếng máy trả lời bác sĩ đi nghỉ Hè, xin liên lạc với bác sĩ trực phòng cấp cứu nhà thương, thì thực là quá thất vọng.
Bác sĩ đông khách, muốn xin hẹn phải đợi cả tháng, thì cũng rất bất tiện. Đâu còn cứu bệnh như cứu hỏa.

Thành ra, khi lựa các bác sĩ, nên hỏi rõ vài chi tiết như: chẳng may đau ban đêm, tôi sẽ phải liên lạc với ai; bác sĩ nào trong nhóm sẽ trực khi có khẩn cấp; khi nhập viện, bác sĩ có vào coi bệnh tôi mỗi ngày; khi cần khám giữa kỳ hẹn, tôi có được gặp bác sĩ hay người khác.
Thường thường một nhóm nhỏ bác sĩ hợp tác với nhau, họ thay phiên trực thì ta dễ có cơ hội gặp bác sĩ gia đình hay bác sĩ quen khi có khẩn cấp, nhờ đó nhu cầu trị bệnh được thỏa mãn dễ dàng.

4-Tác phong. Như một từ mẫu, bác sĩ thường được bệnh nhân hy vọng là sẽ đối xử với mình chu đáo, hiều biết, chịu đựng. Thầy thuốc tốt sẵn sàng dành thêm chút thì giờ giải thích rõ bệnh trạng, diễn tiến, biến chứng, phương cách trị liệu, đề phòng tái phát bằng ngôn ngữ dễ hiểu. Bệnh nhân sẽ thỏa mãn hơn nếu được bác sĩ yêu cầu góp ý kiến vào việc trị bệnh.
Bác sĩ cũng đối xử không quá nghiêm khắc, lạnh nhạt, kiêu kỳ, coi nhẹ nhân vị bệnh nhân. Khi bệnh nhân không vui lòng với thầy thuốc thì họ đi kiếm bác sĩ khác, đổi bảo hiểm, lơ là với chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiều lúc bệnh nhân già ta cũng dễ dàng chấp nhận sự bẳn tính của người thầy thuốc cao tuổi nhưng tận tâm và có khả năng.

Bổn phận bệnh nhân 
Đã có những đòi hỏi của bệnh nhân với thầy thuốc, thì ngược lại thầy thuốc cũng có vài yêu cầu mà ta cần đáp ứng, vì sau khi đã lựa chọn được vị bác sĩ vừa ý, ta đã trở nên thân chủ của họ. Là người bệnh, người hưởng thụ chăm sóc y tế, ta có những trách nhiệm phải thực hiện để việc đi khám bác sĩ mang lại kết quả tốt đẹp.

1- Đã có hẹn, thì giữ hẹn, tới sớm một chút để có thì giờ ngồi nghỉ, coi lại những điều cần khai với bác sĩ. Nếu không giữ được hẹn, nên thông báo trước 24 giờ để bệnh nhân khác có thể được thay thế vào hẹn của mình.

2- Viết sẵn chi tiết bệnh với triệu chứng, tập trung vào điểm chính yếu, những thắc mắc muốn hỏi. Nếu có thể, ghi những bệnh quan trọng mà người thân trong gia đình đã, đang có.

3- Mang tất cả các dược phẩm đang uống để bác sĩ coi, tránh trường hợp cho thuốc giống nhau. Có thân nhân đi cùng cũng tốt vì người này nhắc ta câu hỏi bị quên, hay nhắc lại cho ta lời chỉ dẫn của bác sĩ.

4- Trình bày chính xác, rõ ràng về bệnh trạng của mình. Thí dụ đau, thì đau ở đâu, từ bao giờ, đau như thế nào, làm gì để bớt đau.
Đặt câu hỏi cho tới khi hiều rõ bệnh trạng, cũng như trả lời câu hỏi đầy đủ.
Yêu cầu bác sĩ giải thích theo ngôn từ bình dân, dễ hiểu, dễ nhớ.
Sự hài lòng với săn sóc y tế tùy thuộc phần lớn vào hiệu quả sự thông cảm, đối thoại giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

5- Về nhà, dùng thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi đúng theo chỉ dẫn. Liên lạc với bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường hay có tác dụng không muốn của dược phẩm.

6- Giữ đúng hẹn để được theo dõi kết quả việc trị liệu.
Trên đây là tương quan điều trị khoa học, giữa người có bệnh với người làm bớt bệnh.
Gần đây, khía cạnh tôn giáo trong tương quan này đã được nêu lên. Một cuộc nghiên cứu phối hợp của nhiều trung tâm y học có uy tín ở Mỹ đã đi đến kết luận là: tôn giáo có nhiều tác dụng tích cực vào sức khỏe của người cao tuổi, nhất là về sức khỏe tâm thần; và thầy thuôc nên thảo luận về tôn giáo với bệnh nhân, đôi khi cùng cầu nguyện, khi được yêu cầu.

Người cao tuổi thường tin tưởng vào tôn giáo hay đi lễ. Có người cho thân xác của mình là của Thượng Đế, mọi lạm dụng (như ghiền rượu, thuốc), hay lơ là chăm sóc là ngược lại với giáo lý, đức tin, cho nên đi trị bệnh là làm bổn phận đối với Thượng Đế. Cũng có người quá tin lại nghĩ bệnh là do sự trừng phạt của Thượng Đế vì những tôi lỗi đã phạm, nên chịu đựng sự trừng phạt mà không đi chữa trị, hoặc chờ khi được tha thứ thì hết bệnh.

Vì tính cách quan trọng của tôn giáo với người cao tuổi, nên đã có đề nghị trong chương trình đào tạo bác sĩ bao gồm phần nói đến ảnh hưởng đó trong việc trị liệu,và nhấn mạnh tới tương quan giữa tôn giáo và sức khỏe.

Mối tương quan thầy thuốc và bệnh nhân ở các quốc gia kỹ nghệ cao ngày nay chịu nhiều chi phối bởi các nhóm tài phiệt, thương mại. Thầy thuốc bị giới hạn trong việc trị bệnh, người bệnh bị hạn chế quyền được chăm sóc y tế. Lương y trở thành người cung cấp dịch vụ, thân chủ là giới thụ hưởng. Mối giao hảo trở nên lỏng lẻo, sòng phẳng, đôi khi căng thẳng vì sơ hở là đôi bên đáo tụng đình, làm giàu cho nhóm người nhiều mưu mẹo pháp lý.

Nhưng, để sinh tồn, đôi bên vẫn phải giữ tương quan tốt với nhau, để một bênh hưởng lợi nhuận kinh tế, một bên có sức khỏe bình an.
Ngõ hầu cùng mong được an hưởng tuổi vàng. 

BS. Nguyễn Ý Đức


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Sep/2020 lúc 7:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2020 lúc 7:24am

Chuyện Thịt Heo 



Các bạn già còn nhớ các quán cơm ngày xưa tại cầu Bắc Mỹ Thuận không? Họ bày bếp nướng ngay trước cửa- Mỗi khi có khách bộ hành đi ngang qua thì cô chủ quạt lia lịa trên lò cho mùi thịt sườn nướng bay quyện theo gió thơm phức rất hấp dẫn. Cô em vừa cười duyên vừa mời mọc mình một cách chân tình , “mời thầy cô dô ăn cơm đái ỉa”. Ôi quê hương miền Nam ta ngày ấy sao mà nó mộc mạc và thân thương quá…

Thôi thì mình “dô làm bậy“ một dĩa cơm sườn ngon ơi là ngon và chơi luôn một ly cối trà đá thì khỏe ngay lập tức. Lâu lâu ăn cơm chợ lạ miệng vẫn thấy ngon hơn cơm nhà. Đó là chuyện của 45 năm về trước.


Puellement en 14 éditions, le Guide Michelin récompense les plus grands restaurants du monde en leur ***ignant d’une à trois Étoiles Michelin. Recevoir une seule Étoile Michelin est un honneur dont bien peu de restaurateurs peuvent se vanter

Chuyện thịt heo tại Canada

Bs Nguyễn Thượng Chánh tại nhà máy Olymel lớn nhứt Québec 2002

Tại sao người ta gọi thịt heo là thịt đỏ?
Máu đem oxy đến các bắp cơ và gắn vào chất myoglobine để tạo nên màu đỏ hồng của thịt. Chính số lượng myoglobine trong các bắp cơ quyết định màu đỏ của thịt. Thịt heo chứa rất nhiều myoglobine khác với thịt gà hay cá.
Tại Canada được xếp vào thịt đỏ là: thịt heo, thịt bò, thịt dê cừu và đồ lòng của các thú nầy.
Thịt gà và thịt gà Tây được gọi là thịt trắng.

Thịt heo có bổ dưỡng hay không?
Ngày xưa thịt heo thường chứa rất nhiều mỡ, nhưng từ vài chục năm nay nhờ vào sự tiến bộ của ngành di truyền học, kỹ thuật phối giống đã tạo ra được những dòng heo ít mỡ và đặc biệt là lớp mỡ lưng mỏng hơn ngày xưa.
Mỡ nhiều hay ít cũng còn tùy theo các coupes của thịt. Nói chung tại các nhà máy Canada, thịt heo thường bị lột bỏ da và lớp mỡ phía ngoài thịt cũng bị lạng mỏng bớt đi rất nhiều.

Thịt xay (ground pork, porc haché) bán ngoài chợ thường là loại thịt hạ phẩm, chứa rất nhiều mỡ. Thịt xay được làm từ các loại thịt vụn sau khi đã được lóc bỏ xương.
Thịt heo chứa nhiều vitamins nhóm B, như B1, B2 và Niacine. Thịt heo cũng chứa nhiều chất kẽm (Zn), pot***ium và phosphore. Giá trị dinh dưỡng thay đổi tùy theo thịt có nhiều hoặc ít mỡ và cũng tùy theo loại coupe nữa.

Thịt heo chúng ta mua trong siêu thị thuộc heo thịt (market hog, porc de marché) hạ thịt lúc 5 tháng tuổi với cân đứng khoảng 110-130 kg và khi làm xong thì quầy thịt cân nặng lối 85 kg. Tất cả heo đực đều bị thiến lúc nhỏ, nếu chẳng may có heo tơ nào còn sót dịch hoàn lại lúc hạ thịt thì quày thịt sẽ bị đóng dấu chữ B (boar) màu xanh để tránh được gởi đi xuất cảng.
Heo nái và heo nọc già cho một loại thịt dai và rất hôi vì vậy chỉ được sử dụng trong công nghiệp biến chế thành jambon, saucisse, bologna…mà thôi.

Thịt heo có chứa chất tồn dư kháng sinh không?
Trong chăn nuôi, 90% chất kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp của heo nhằm mục dích để ngừa bệnh và nhứt là để thúc đẩy sự tăng trưởng (growth promoter). Phần còn lại, thuốc kháng sinh được sử dụng để trị bệnh.

Theo luật kiểm soát thực phẩm, thịt bán ra phải được trong lành cũng như không được chứa chất tồn dư kháng sinh. Trước khi hạ thịt đôi ba ngày, chủ nuôi có bổn phận phải ngưng sử dụng thuốc kháng sinh để thịt có thời gian loại bỏ hết chất tồn dư. Thời gian ngưng thuốc này được gọi là withdrawal period hay période de retrait và dài hay ngắn tùy từng loại thuốc sử dụng. Tại nhà máy, các quầy thịt nào có vẻ khả nghi đều bị bác sĩ thú y giữ lại để làm test thử nghiệm sự hiện diện của tồn dư kháng sinh. Nếu kết quả dương tính, quầy thịt sẽ bị hủy bỏ. Ngoài ra cũng còn có những chương trình kiểm soát ngẩu nhiên (random test) và định kỳ thường xuyên để thử nghiệm mỗi ngày một số quầy thịt nhất định nào đó.

Còn vấn đề tồn dư hormones tăng trưởng trong thịt heo không cần phải đặt ra vì tại Canada không có một hormone nào được cơ quan Health Canada phê chuẩn chấp thuận cho bán để nuôi heo cả. Hormone chỉ được sử dụng trong kỹ nghệ chăn nuôi bò thịt mà thôi.
Vậy lỡ ăn thịt heo có chứa tồn dư kháng sinh thì sao? Đây là câu hỏi mà mọi người thường đặt ra.
Thịt có chứa chất kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe bằng những cách sau đây:
– Gây ra dị ứng: thí dụ Penicilline sẽ chuyển ra thành acide Pénicilline là một chất gây dị ứng hay allergen.
– Tạo ra chủng vi khuẩn kháng kháng sinh (antibiorésistance), sau nầy dễ sinh ra hiện tượng lờn thuốc.
– Một vài loại thuốc sử dụng trong chăn nuôi heo bị nghi ngờ là có thể gây cancer cho nguời. Thuốc Carbadox là một thí dụ, nay đã bị cấm sử dụng tại Canada và tại rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
“The Canadian Pork Council is trying to persuade Health Canada to go easy on further restrictions on Carbadox antibiotics because of trade implications with the US.
The issue is complicated and carries financial implications for Canada’s pig producers. They cannot use Carbadox, whereas their competitors in the US and Mexico can.
 Canada prohibited the antibiotics from feed in 2001, because the antibiotics can break down into metabolites that cause cancer. Residues, however, continued to show up in Canadian-produced pork. That prompted Health Canada to adopt tighter restrictions in the spring of 2004, in effect barring farmers from importing these antibiotics for their own on-farm use.
…In the European Union, Carbadox has been forbidden at any level”.( by EDITOR PIGPROGRESS Aug 23, 2006)

Thịt heo có thể bị nhiễm những loại vi khuẩn nào?
Nói chung cũng như bất kỳ các loại thịt khác, thịt heo nếu sản xuất hay bảo quản không đúng cách thì rất có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella sp, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes vv…Ăn phải thịt nhiễm trùng chúng ta sẽ bị ngộ độc thực phẩm biểu hiện qua các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, v.v…

Thu hồi thịt heo tươi nghi nhiễm khuẩn E.coli
“Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (Ca
nadian Food Inspection Agency- CFIA) đã công bố lệnh thu hồi thịt heo tươi do hai công ty V&T Meat and Food và Hiep Thanh Trading sản xuất.
Các sản phẩm này được phân phối trên thị trường Calgary và Edmonton thuộc Alberta.
Theo thông báo của CFIA, công ty V&T và Hiep Thanh Trading sẽ phải thu hồi toàn bộ lô hàng thịt heo đã bán ra trong khoảng thời gian từ 10/7 đến ngày 3/9.
Những lô hàng nhiễm khuẩn trên chỉ bán ra trong phạm vi tỉnh bang Alberta. Tuy nhiên rất có thể các đại lý đã bán lại lô thịt heo này tới các địa phương khác.
CFIA kêu gọi người tiêu thụ, nhà hàng, cơ sở sản xuất và chế biến không nên sử dụng thịt heo nói trên…”(Ngưng trích Thời Báo-Sept 8, 2014)

“Tất cả hịt heo do V&T sản xuất tử giữa tháng 7 đều bị thu hồi vì nhiễm vi khuẩn E.coli độc hại 0157:H7 . Đã có 100 người ngã bệnh, 19 người trong tình trạng nặng cần phải nằm bệnh viện và 5 bệnh nhân bị suy thận mãn tính”.(Theo Calgary Herald,sept 8, 2014)

Thịt heo gạo là gì?

Hơn 100 người ở Bình Phước nhiễm bệnh sán dây lợn- November 7, 2018


Thịt heo gạo (Photo NTC)
Đây là bệnh cysticercosis, thịt heo chứa nang sán dây Taenia solium.

Video: Parasites Photos DrTrần Mạnh Ngô & Nguyễn Thượng Chánh
* Người ta thường gọi đó là thịt heo gạo (measly pork, ladrerie) vì nó chứa rất nhiều nang (cyst) nhỏ trong bóng như hạt gạo. Heo là ký chủ trung gian (intermediate host).Trong mỗi nang có chứa một cái đầu (scolex) của sán..

Khi chúng ta ăn phải thịt heo gạo nấu không đủ chín, ấu trùng sẽ nở ra thành sán dây trưởng thành và đặc biệt là chỉ có một con duy nhất dài từ 2 đến 7 mét, bởi vậy người ta còn gọi nó là “sán cô đơn” vers solitaire.
Người là ký chủ thật sự (definitive host) của sán trưởng thành và nó có thể sống cả chục năm trong ruột chúng ta…

Sán teania solium (trưởng thành) trong ruột của người

Khi chúng ta ị, một số đốt (proglottids) cuối cùng của sán đứt ra và theo phân ra ngoài. Các đốt nầy đều chứa đầy ấp trứng bên trong.
Lúc đi toilet nếu để ý kỹ chúng ta có thể nhận thấy một số đốt màu trắng lẫn lộn trong phân.


Tại Việt Nam, heo đi ăn bên ngoài chuồng, trong vườn, trong cỏ cũng như việc sử dụng phân người trong việc trồng trặt là nguyên nhân chính của bệnh heo gạo.


*Heo ăn bẩn nhiễm trứng sán. Trứng nở thành ấu trùng trong ruột rồi từ đó đi định vị tứ tung trong thịt, trong hoành cách mô, trong tim, trong lưỡi heo và kết thành những nang nhỏ như hạt gạo, khoa học gọi là cysticercus cellulosae.
Heo là ký chủ trung gian cho nên sán chỉ ở giai đoạn ấu trùng mà thôi chớ không thể phát triển tiếp để trở thành con sán dây trưởng thành được.

*Người ăn nhầm trứng sán thì sao?
Có thể do ăn rau cải bẩn nhiễm trứng sán từ phân người. Trứng có thể nhiễm vào nguồn nước, chén bát, mâm thớt dơ bẩn… Cũng có thể chính bệnh nhân đang mang sẵn sán trưởng thành trong ruột. Đi cầu dính tay, hay bị ngứa hậu môn nên gãi chổ đó rồi bóc thức ăn đưa vào miệng…ăn luôn trứng sán.Trường hợp nầy khoa học gọi là tự nhiễm (autoinfection).

Trứng chỉ nở ra thành ấu trùng trong ruột mà thôi chớ không bao giờ phát triển ra thành sán trưởng thành được.
Ấu trùng từ ruột, theo đường máu sẽ tìm cách đi định vị dưới dạng những nang nhỏ khắp cơ thể của chúng ta. Khoa học gọi đây là bệnh human cysticercosis.

Nếu ấu trùng kết nang trong hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như trong tủy sống hay trong não thì gọi là bệnh neurocysticercosis, rất ư là nguy hiểm cho sức khỏe.
Bệnh neurocysticercosis là một trong nhiều nguyên nhân gây động kinh (epilepsy) và các triệu chứng thần kinh khác ở người tại một số quốc gia Phi châu, Nam Mỹ và cả Việt Nam.
Xem Video Neurocysticercosis ở người (Slideshow)
How do humans get cysticercosis?
People get cysticercosis when they swallow T. solium eggs that are p***ed in the feces of a human with a tapeworm. Tapeworm eggs are spread through food, water, or surfaces contaminated with feces.  Humans swallow the eggs when they eat contaminated food or put contaminated fingers in their mouth.  Importantly, someone with a tapeworm can infect him-or herself with tapeworm eggs (this is called autoinfection), and can infect others in the family. Eating pork cannot give you cysticercosis.(CDC) http://www.cdc.gov/parasites/cysticercosis/gen_info/faqs.html

Ngoài việc nấu nướng ra, việc làm đông lạnh thịt ở nhiệt độ thật thấp trừ 20 độ C trong 10 ngày (chỉ có thể làm ở nhà máy mà thôi) sẽ hủy diệt được ấu trùng sán. Ăn thịt nấu thật chín thì vô hại!
Trong 23 năm làm việc trong ngành khám thịt tại Canada, tác giả chưa từng nghe báo cáo hay chính mắt thấy một ca thịt heo gạo nào xảy ra tại xứ nầy cả, có lẽ nhờ sự kiện heo Canada chỉ được nuôi nhốt trong chuồng, chớ không được thả rong ra ngoài vườn để được tự do ăn bẩn như ở VN.
Ngoài ra luật Canada cũng cấm ngặt việc dùng phân người (còn gọi là phân bắc) để trồng rau cải.
Nếu có đi du lịch ViệtNam, Á châu, Nam Mỹ và Phi châu thì tốt hơn nên ăn thịt (bất cứ thịt gì) đã được nấu thật chín rồi.
« Theo tin VietnamNet 26/9/2006,Tiến sĩ Đặng thị Cẩm Thạch, TrưởngPhòng Ký Sinh Trùng (Viện Sốt Rét,Ký Sinh Trùng-Côn Trùng trung ương) cho biết tình hình nhiễm giun sán rất nghiêm trọng ở Việtnam.

Có lối 60 triệu người VN đã bị nhiễm giun sán.Thống kê của viện SRKST-CT- TƯ từ năm 2000 đến 2004 có trên 700 ca bệnh ấu trùng sán heo, trong đó có 84% trường hợp bị tổn thương ở não với các triệu chứng như: động kinh, liệt, mù mắt, tăng áp lực nội sọ…và tử vong. .. »

*Thịt heo chứa ấu trùng giun baoTrichinella spiralis.
Đây là một bệnh ký sinh trùng khác của heo. Mắt thường không thể nhìn thấy loại giun nầy trong miếng thịt được. Bệnh rất hiếm thấy xảy ra cho heo tại Canada.

Cục kiểm tra thực phẩm cũng thường xuyên cho thực hiện các loại test xét nghiệm qua kính hiển vi và test huyết thanh học để tìm ấu trùng Trichinella spiralis ở thịt heo và thịt ngựa tại các lò sát sinh.
Kết quả đều âm tính. Không cần phải lo nếu dùng thịt tại Canada. Bệnh do thịt có Trichinella spiralis chỉ thấy báo cáo xảy ra trên miền cực bắc Canada, nơi các sắc dân Inuits sinh sống.

Tại Canada, mỗi năm có vào khoảng vài chục người chết vì bệnh bệnh giun bao. Đa số nạn nhân là thổ dân Indien và dân thiểu số Esquimaux ở vùng North West Territories về phía cực Bắc của lãnh thổ.
Có lẽ tập tục ăn thịt thú rừng như thịt gấu chẳng hạn là nguyên nhân chính để làm cho họ dễ nhiễm bệnh!

Ăn thịt heo bệnh, nếu nấu không thật chín, chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh trichinosis.
Acide trong bao tử sẽ làm tan các vỏ nang và phóng thích ấu trùng Trichinella spiralis ra ngoài và trở thành giun trưởng thành (dài từ 1,5mm tới 3,5mm) trong ruột.
Giun đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, và qua đường bạch huyết đi định vị khắp nơi.

Nếu bị nhiễm nhẹ thì không thấy có triệu chứng gì cả. Triệu chứng thường thấy xuất hiện 5-15 ngày sau khi dùng thịt bị nhiễm giun bao. Nếu khá nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt và các khớp xương, mí mắt sưng phù và mắt có thể bị nhức nhối.
Trường hợp nhiễm thật nặng thì sẽ có biến chứng tim và não.
Ngoài các loại thú rừng ra còn có một loài động vật khác, đó là con sư tử biển (sea lion, morse) ở Bắc cực cũng có tỉ lệ nhiễm bệnh giun bao rất cao.

Từ năm 2001, trên 18 triệu heo (kể cả heo rừng nuôi) đã được hạ thịt tại các nhà máy Canada.
Các tests xét nghiệm huyết thanh học đều không tìm thấy sự hiện diện của bệnh trichinosis ở số heo kể trên.
Riêng đối với thịt ngựa sản xuất tại Canada mà phần lớn được xuất cảng sang Pháp, Liên Âu, bắt buộc mỗi quầy thịt đều phải được kiểm tra ngay tại nhà máy sự hiện diện của ký sinh trùng giun bao Trichinella spiralis.

Người ta sử dụng phương pháp tiêu hóa mẫu thịt bằng enzyme, sau đó ký sinh trùng sẽ được tìm dưới kính phóng đại đặc biệt.
Thịt nấu thật chín thì ăn vô hại…

Tại Canada, tháng giêng năm 2013 vừa qua có báo cáo về một trường hợp thịt heo bị nhiễm giun bao. Đây là ca heo được nuôi và làm thịt và tiêu thụ ngay tại trại.
The most recent Canadian occurance of trichinellosis in swine occurred in January 2013 in a pig raised on a non-commercial farm. It was slaughtered and consumed on the farm. No product entered the commercial food system. (CFIA)

Bệnh giun bao đã thấy báo cáo tại Sơn La, Bắc Việt Nam.
“Theo nguồn tin riêng của HNMO, mới đây sau khi ăn tiết canh và món lạp (gỏi thịt lợn), nhiều người dân bản Păng Khúa, xã Làng Chếu, tỉnh Sơn La đột nhiêu xuất hiện “căn bệnh lạ” với các triệu chứng ban đầu như đau đầu, nhức mỏi khắp người. Tính đến 22/6/2008, bản đã có 2 người đã tử vong và 22 người khác mắc bệnh.

Theo xét nghiệm tại Viện Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, các bệnh nhân đều đã bị nhiễm giun bao do ăn phải thịt lợn mang ấu trùng giun. Đây là lần đầu tiên bệnh giun bao xuất hiện ở Sơn La.” (Ngưng trích HNMO)

Ấu trùng giun bao Trichinella spiralis trong sớ thịt heo, nhìn qua kính hiển vi

Nhà máy làm thịt heo tại Canada
Có hai loại nhà máy;
-Nhà máy lớn thuộc thẩm quyền của chánh phủ liên bang Canada. Mỗi ngày giết 4 000- 5 000 heo.Luật lệ và kiểm soát rất chặt chẽ. Có quyền xuất cảng thịt đi khắp thế giới.

-Nhà máy nhỏ, luật lệ kiểm soát thú y lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày giết trên dưới 100 con heo là cùng. Thịt không được quyền xuất cảng, nhưng chỉ bán trong tỉnh mà thôi.

Các xe camion chở heo ngày đêm không ngớt nối đuôi nhau đổ heo xuống khu tiếp nhận thường nằm ở phía sau lò sát sanh.
được

Tất cả đều là heo thịt y chang nhau nghĩa là những heo tơ lối 5 tháng tuổi và có cân đứng khoảng 120-130 kg. Tất cả heo đều đã được chủ nuôi dống dấu số xâm trên lưng đê dễ nhận diện sau khi giết thịt. Mục đích là để nhà máy biết nguồn gốc con vật là của ai, để trả tiền hay không khi heo có vấn đề sau khi bị hạ thịt.



Trường hợp heo bị Bs thú y hủy bỏ condemned vì bệnh tật nào đó thì nhà máy không có trả tiền cho người chủ con vật. Ngược lại nếu là do lỗi của nhà máy (chẳng hạng như ca quầy thịt có màu quá đỏ vì thọt huyết không hoàn hảo (malsaignée), hay quầy thịt bị quá chín do nhiệt độ nước sôi quá cao (suréchaudage) thì là lỗi của nhà máy. Người chủ vẫn được trả tiền như thường.


Heo được nhốt vào những ngăn riêng biệt và không được quá 50 con cho mỗi ngăn. Hệ thống nước dọc theo các vách được mở ra và phun một màng sương mỏng cho heo được mát, và khỏe nhờ vậy phẩm chất thịt sẽ được tốt hơn.

Heo nào có vẻ yếu què quặt, bệnh hoạn thì bị nhốt riêng ra chờ sự phán quyết của bác sĩ thú y. Nếu trường hợp bệnh nặng con vật sẽ bị giết bỏ ngay tại chỗ, còn các trường hợp khác thì heo được đánh dấu xâm trên da, thú y sĩ ghi chẩn đoán sơ khởi vào phiếu khám bệnh trước khi con vật bị hạ thịt.Tiếng trong nghề gọi là làm antemortem inspection lúc con vật còn sống…
Lúc heo được mổ ra sẽ khám kỹ hơn và gọi là làm postmortem inspection.
Tất cả các công đoạn sản xuất đều theo phương pháp dây chuyền. Phần lớn đều làm bằng máy, về phần công nhân mỗi người sẽ thực hiện một động tác nhất định nào đó mà thôi…

Vận tốc vận hành trung bình là 400-500 con heo trong một giờ.
Trước khi làm thịt, tất cả heo của từng ngăn chuồng được lùa vào một hành lang nhỏ lần lần khép hẹp lại chỉ đủ chỗ cho con vật đi tới mà thôi và không thể nào quay trở lại được. 
Đến cuối đường có một khung sắt hạ xuống cài cứng cổ con vật, và một dụng cụ khác chích điện phía cổ sau 2 bên lỗ tai của con vật…
Heo trân mình rồi bất tỉnh ngay lập tức. Đây là phương pháp “giết nhân đạo” (humane slaughter) (sic!) quy định bởi luật thú y. Con vật sẽ không còn cảm giác đau đớn lúc bị thọt huyết…

Cũng có nơi, thay gì sử dụng điện, họ sử dụng phương pháp dùng khí carbon dioxide CO2 để làm con vật bất tỉnh rồi sau đó mới thọt huyết….



Kế tiếp là heo được móc ngược 2 giò sau lên trên cao, sau đó dây chuyền kéo chúng chạy qua bể nuớc sôi dài 15 mét, xong chạy tiếp qua dụng cụ đánh lông, kế là chạy ngang qua một hệ thống phung lửa để đốt hết các lông còn sót trên thân heo. Mỗi quầy thịt được máy đánh số xâm tự động và theo thứ tự (séquence 1-2-3-4 vv…)


Đến đây, thì một công nhân mổ bụng con vật từ trên xuống tới dưới qua khỏi lồng ngực. Ruột, gan, tim, phổi đựợc móc ra để vào một cái khay bên dưới và khay này sẽ chạy song song cùng một vận tốc với quầy thịt tương ứng. Kế đến một công nhân dùng cưa tròn xẻ dọc theo xương sống để phân quầy thịt ra làm 2 phần chỉ còn dính có cái đầu ở phía dưới mà thôi. Cũng có nơi thay gì xẻ quầy thịt bằng tay, nhà máy sử dụng robot để làm công việc nầy.

Tại vị trí khám, một inspector hay kiểm tra viên chuyên lo khám khay đồ lòng, và một người khác thì chỉ khám quầy thịt mà thôi. Mỗi inspector chỉ có lối 8 giây để kiểm soát một con heo. Trường hợp có dấu hiệu bệnh tật, hoặc có điểm gì khác thường, inspector sẽ làm dấu cho hủy bỏ khay đồ lòng và đánh dấu đặc biệt lên trên quầy thịt, để sau đó được đổỉ exit chạy đến vị trí khám của bác sĩ thú y…
Tại đây thú y sĩ có thể cho cắt bỏ phần thịt bịnh, hoặc hủy bỏ hoàn toàn quầy thịt nếu xét thấy cần.
Đôi khi quầy thịt bị giam lại trong nhiều ngày để chờ kết quả xét nghiệm của labo.
Trường hợp bình thường, thì nhà máy sẽ giữ lại tim, gan và thận để bán cho người tiêu thụ Canada. Ruột, bao tử, phổi và lá lách đều bị bỏ đi để làm thức ăn cho gia súc…

Nếu có yêu cầu đặc biệt để phục vụ một sắc tộc nào đó, các món đồ lòng như phổi, bao tử, tử cung cũng được giữ lại để bán. Tập tục ăn uống của Canada có khác hơn VN mình nên đầu heo không được bán trong siêu thị nhưng được lóc và nạo lấy thịt hai bên má và thịt nầy sau đó được trộn chung với các phần thịt vụng khác để xay ra dùng trong kỹ nghệ biến chế làm saucisse, v.v…

Qua khỏi vị trí khám của inspector, quầy thịt được máy đóng dấu vào 2 bên lưng. Đến đây thì quầy thịt được chính thức xem là trong lành và được áp pru cho phép bán.
Các quầy thịt được giữ trong phòng lạnh qua đêm, hôm sau thì được phân phối đến các nhà máy chuyên phân cắt xẻ ra thành những coupes khác nhau để bán, hoặc gởi đến nhà máy biến chế…

Về phương diện giao thương quốc tế, chỉ được xuất cảng thịt heo tơ sản xuất tại các nhà máy thuộc quyền kiểm soát liên bang (federal) như cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada (CFIA) mà thôi!
Các nhà máy thuộc thẩm quyền của tỉnh bang (provincial) không được quyền xuất cảng sản phẩm ra khỏi Canada.


Thịt heo bán trong các siêu thị Canada

Tất cả thịt được sản xuất tại các nhà máy thì thuộc quyền kiểm soát của chính phủ liên bang Canada. Thịt heo nái và thịt heo nọc không được phép bán như thịt tươi, và chỉ được sử dụng để biến chế làm lạp xưởng, saucisse, bolona, hot dog mà thôi.

Tại Canada, thịt heo được xả ra theo những coupes khác nhau rất tiện cho người mua.
Thịt ngon nhất, mềm nhất vẫn là thịt vùng lưng, thịt thăn…Dai hơn, và rẻ tiền hơn là thịt mông, thịt đùi, thịt vai. Giá cả vì vậy cũng thay đổi tùy theo coupes.
Theo kỹ nghệ thịt thì miếng thịt nào cho thấy có chen nhiều sớ mỡ ở giữa các sớ thịt (gọi là persillé, marbling) là thịt ngon nhứt và mềm nhứt!

Thịt heo mua ở các chợ Á đông thường được bán theo các coupes của người VN và rất tiện để luộc hay kho theo kiểu VN mình. Heo con, và heo sữa (cochon de lait) là những commandes đặc biệt thẳng từ các nhà máy thịt.



Mua xương, hay giò heo mình có thể nhờ họ cắt ra từng khúc theo ý muốn. Nên lựa một miếng thịt ít mỡ phía ngoài. Khi sờ vào thịt phải có vẻ chắc nịch, màu hồng hoặc hơi trắng nhạt. Thường thì thịt thăn có màu nhạt hơn thịt bắp đùi hay thịt bả vai. Nếu thịt đã ngã màu xám xịt đó là thịt xấu.


Trong chợ, nên mua thịt sau chót nhất trước khi ra quày trả tiền. Nên bỏ thịt vào túi nylon để tránh nước thịt có thể chảy ra làm nhiễm rau quả.


Về đến nhà nên cất thịt ngay vào ngăn lạnh và nên sử dụng trong vòng 3 ngày mà thôi. Muốn giữ thịt trong thời gian lâu hơn thì nên phân cắt thịt ra thành từng phần nhỏ đủ ăn cho một ngày, vô bao nylon, và đem cất hết trong ngăn đông lạnh. Khi sử dụng, chỉ cần đem ra một bao mà thôi.


Đồ lòng (abats, offals)

Đồ lòng heo được quy định nằm trong nhóm thịt đỏ. Tại Canada, luật kiểm tra thực phẩm chỉ cho phép giữ lại tim, gan, thận để bán cho người tiêu thụ. Còn lại mấy thứ khác đều bị bỏ đi hay gởi đi biến chế thành thức ăn cho gia súc. Nếu có yêu cầu của các nhóm sắc tộc, một số đồ lòng như bao tử, dồi trường (tử cung heo cái), phèo (ruột non), phổi cũng có thể được giữ lại để bán…


Khuynh hướng mới: thịt hữu cơ (Bio, Organic).

Cùng với tất cả những hỉ nộ ái ố do thịt gây ra, giới chăn nuôi đã đưa ra một phương hướng giải quyết mới, đó là thịt hữu cơ hay thịt Bio (organic).Đây là loại thịt có được từ súc vật nuôi dưỡng một cách thiên nhiên, không sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh.

Đúng là kiểu chăn nuôi ở miền quê Việt Nam 4-5 chục năm về trước.

Thịt Bio là sản phẩm do giới chăn nuôi nghĩ ra ra nhằm mục đích kinh doanh mà thôi. Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm của chính phủ Canada không có dính dáng gì hết vào lãnh vực nầy!
Một số công ty tư nhân đứng ra kiểm soát, và cấp giấy chứng nhận sản phẩm đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được mang danh xưng Bio trên nhãn hiệu. Tại Québec, các tổ chức đó là Orgnic Crop Improvement ***ociation (OCIA), Québec Vrai, Garantie BIO, và Quality ***urance International.

Xin đơn cử sau đây một vài điều kiện để một sản phẩm có thể được chứng nhận là Bio: con vật không được uống nước có chất Chlore, không dùng bột thịt, mỡ súc vật để trộn trong thức ăn hỗn hợp nuôi thú, không xài thuốc trừ sâu, không bón phân hóa học trên đồng cỏ, gia súc phải có sân vận động thoải mái, không được dùng hormone để kích thích tăng trưởng, không dùng thuốc kháng sinh cũng như hóa chất trong việc phòng và chữa bệnh cho thú, và cuối cùng là không được nuôi những thú đã được chuyển đổi gène (GMO).

Bởi những đòi hỏi gắt gao như vậy nên năng xuất của sản phẩm Bio rất kém, nhưng giá cả bán ra rất đắt từ 20% đến 100% cao hơn sản phẩm bình thường cùng loại.

Vấn đề Bio hiện là đầu mối tranh cãi giữa nhiều phe nhóm kể cả giữa các nhà khoa học với nhau. Có người thuận thì cũng có người khác chống lại.

Rất mắc tiềnThịt bio, thăn (filet) heo

Phe thuận thì cho rằng sản phẩm Bio ăn ngon hơn, bổ hơn, tốt để bảo vệ môi sinh, và an toàn cho sức khỏe hơn sản phẩm bình thường.
Phe chống thì nói là sản phẩm Bio cũng chẳng có gì khác biệt, nhưng giá cả của nó lại quá đắt và cũng không có cách gì để chứng minh đó là Bio thật sự cả, mà chắc gì đó không phải là hàng dỏm. Có thật sự bio hay không thì chỉ có Ông Trời và chủ nuôi mới biết mà thôi.
Tại các siêu thị Canada, đa số thịt Bio đều được bán ra dưới dạng đông lạnh.

Ăn thịt hay không ăn thịt?
Câu trả lời có khác nhau hay không là tùy theo cái nhìn và sở thích của mỗi người.

Ngày nay, rất nhiều nhà khoa học đều khuyên chúng ta nên giảm bớt việc ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê cừu, đồ lòng, gan, tim, thận…).

Nên ăn thịt nạc, hoặc thay thế bằng thịt trắng như thịt gà đã lóc da bỏ mỡ, và cũng nên ăn cá 2-3 lần trong tuần.
Nên dùng thức ăn đa dạng, ít mỡ dầu, ít muối, ít đường, nhiều chất xơ, nhiều rau quả tươi 10 portions, servings tức 10 phần chuẩn trong một ngày (1phần tương đương ½ tách rau tươi hoặc 1 trái pomme trung bình), nhiều đậu và hạt.
Bớt rượu, bớt cà phê, bỏ thuốc lá và phải nhớ vận động tập thể dục đều đặn và thường xuyên./.


Tham khảo

– Video:Pig slaughter- Comparison of different stunning methods used

-CFIA-Trichinellosis – Fact Sheet

-CDC –How do humans get cysticercosis
-Food safety officials pull more pork from stores as investigation expands
BY MATT MCCLURE, CALGARY HERALD SEPTEMBER 8, 2014 )

Montreal
Nguyễn Thượng Chánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2020 lúc 12:50pm

Đau Cổ, Vai, Gáy, Lưng, Và Xương Khớp Từ Đầu Đến Chân: Chỉ Cần Tập 5 Động Tác Này Là Sẽ Đỡ Hẳn.....


Bạn bị đau xương khớp cổ vai gáy, đau lưng và đầu gối? Bạn đang tìm một bài tập thể dục giúp phòng và chữa bệnh này? Đây chính là gợi ý tuyệt vời nhất mà bạn nên thử tập ngay.


Bệnh đau xương khớp không quá nguy hiểm, nhưng giảm chất lượng sống, bạn đừng chủ quan.
Bệnh xương khớp được xem là một trong những căn bệnh phổ biến, càng ngày càng trẻ hóa với tỉ lệ người mắc bệnh tăng cao. Nhưng do các dấu hiệu bệnh xuất hiện ở mức từ nhẹ đến nặng, từ không rõ ràng đến đau đớn có trải qua một quãng thời gian khá dài nên nhiều người hầu như không để ý, thậm chí coi nhẹ căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên theo các chuyên gia sức khỏe, đây là căn bệnh có thể làm giảm chất lượng sống, gây đau đớn và rất khó để điều trị triệt để trong khi bệnh có xu hướng nặng lên theo thời gian. Cách tốt nhất để giải quyết các chứng đau xương khớp chính là tập thể dục.

Trong muôn vàn bài tập, bạn biết chọn tập động tác nào khi thời gian có hạn mà lại muốn tăng nhanh hiệu quả tập luyện? Hãy tham khảo 5 động tác đơn giản dưới đây. Nếu bạn muốn cải thiện các chứng đau, việc của bạn là phải kiên trì tập, sáng và tối hoặc bất kỳ lúc nào rảnh rỗi.

Bệnh đau cổ vai gáy, đau lưng hay đầu gối… không chỉ tác động tại điểm đau, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác như đau đầu chóng mặt, ù tai, đi lại khó khăn, vóc dáng vì ảnh hưởng, khiến cho người bệnh khó chịu và khổ sở.



Bài tập sau đây được xem là thuốc "giảm đau" cho những người bị bệnh về xương khớp
1. Bài tập chữa đau đốt sống cổ
Mỗi ngày bạn nên tập động tác này đều đặn, vừa đi bộ vừa giơ tay lên cao. Đi khoảng 200 bước.
Bài tập này có tác dụng phòng và trị bệnh đau cổ. Ngoài ra, trong khi làm việc, cứ ngồi 1 giờ đồng hồ, bạn nên dừng lại hoạt động một chút, tập xoay vai cổ, bất kỳ lúc nào rảnh có thể xoa bóp vùng cổ, xoa cho đến khi nóng ấm vùng da bên ngoài là sẽ có hiệu quả. 


2. Bài tập chữa đau đốt sống lưng
Bị đau đốt sống lưng, khó chịu vùng lưng dưới, người mỏi thường xuyên, bạn có thể tập động tác này. Người muốn phòng bệnh cũng nên tập, vừa tránh bệnh, vừa đẹp dáng.
Thay đổi chân khi tập, lặp lại 50 lần. Mỗi ngày tập 2 lần vào buổi sáng và tối.
Khi tập động tác đá chân ra sau, có thể cảm thấy vùng lưng dưới hơi đau một chút. Nếu người bị đau nhiều hoặc muốn tăng hiệu quả nhanh, nên tập bất kỳ thời gian nào trong ngày, bất kỳ nơi nào bạn đứng và có thời gian rảnh. Đá chân khoảng 100 cái.


3. Bài tập bảo vệ các khớp
Thực hiện động tác đứng dựa vào tường hoặc một mặt phẳng, ngồi xuống đứng lên khoảng 30 lần. Có thể tập 2 lần vào sáng và tối.


4. Bài tập chữa đau đầu gối
Khi bị đau đầu gối, mỏi hoặc khó chịu, kể cả người đi lại nhiều, ngồi nhiều, muốn phòng chữa đau đầu gối có thể thực hiện động tác vỗ đầu gối bằng cách dùng 2 tay vỗ nhẹ vào phía trước đầu gối, phía 2 bên và phía sau. Mỗi một vị trí quanh đầu gối nên vỗ nhẹ khoảng 30 cái.

Việc vỗ đầu gối tưởng đơn giản nhưng nếu làm thường xuyên, sẽ giúp cho các kinh mạch và mạch máu được kích thích, giúp chúng hoạt động hiệu quả, máu lưu thông thuận lợi, giúp tăng cường và sản xuất dịch ở xương khớp.
Khi bạn ngồi trên xe ô tô hoặc ngồi xem ti vi cũng có thể xoa bóp vùng đùi, chân, đầu gối, việc này vô cùng hữu ích trong việc giúp sản sinh dịch cung cấp cho khớp và tuần hoàn máu nhanh hơn, giảm đau hiệu quả.


 5. Bài tập chữa đau xương hông
Đứng thẳng người, dang hay tay ngang sang hai bên thẳng bằng vai. Đứng một chân làm trụ, nhấc chân còn lại đá sang hai bên. Mỗi lần tập tối thiểu kéo dài khoảng 1 phút, mỗi ngày nên tập từ 2-3 lần.
Ngoài ra, hàng ngày, bất kỳ khi nào bạn rảnh rỗi, đều nên vỗ vào vùng xương hông nhẹ nhàng. Mỗi lần vỗ khoảng 80 cái, đây là cách tốt nhất để giảm tình trạng đau mỏi.

Hầu hết các cơn đau trong cơ thể là do tình trạng bị nhiễm lạnh và ẩm ướt gây ra, từ đó lưu thông máu không tốt, và cơn đau sẽ được tạo ra theo thời gian. Cách tốt nhất để thực sự giải quyết cơn đau là:
- Ít ngồi hơn
- Chơi nhiều môn thể thao hơn.

Tóm lại, nghe nói đến bệnh xương khớp, sẽ không khiến bạn sợ hãi ngay lập tức, nhưng nếu mắc bệnh, rất khó điều trị, giảm chất lượng sống, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc cũng như tuổi thọ. Vì vậy, hãy siêng năng chăm sóc cơ thể hàng ngày để phòng bệnh. Nếu có bệnh, càng phải chăm sóc tốt hơn.
Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2020 lúc 12:57pm


Hình minh họa

Từ việc sinh ra ra hóa chất độc hại tới làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, những bằng chứng mới nhất cho thấy một số cách nấu ăn gây hại cho sức khỏe. Ta nên làm gì để tránh?

"Toàn bộ lý do khiến con người tiến hóa là vì ta bắt đầu nấu ăn," Jenna Macciochi khẳng định chắc nịch. "Khi chỉ ăn uống thực phẩm sống, ta phải ăn liên tục, vì cơ thể ta vất vả mới lấy được dưỡng chất từ thực phẩm sống."

 Các nhà sinh học từ lâu đã đồng tình với Macciochi, người chuyên nghiên cứu về tác động qua lại giữa lối sống và dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao tới hệ miễn dịch của con người, tại Đại học Sussex.
Trong thực tế có cả một danh sách bằng chứng dài đáng kể cho thấy quá trình tiến hóa của con người có liên hệ trực tiếp với việc biết dùng lửa.

Khi tổ tiên của chúng ta biết nấu ăn và chế biến thực phẩm, họ đã khiến chất béo và calories trong thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, và điều đó giúp làm tăng khoảng cách giữa năng lượng con người cần để tiêu hóa thức ăn với số năng lượng họ có thể chiết xuất từ thực phẩm. Mà như vậy cũng có nghĩa là con người đỡ phải nhai nhiều như trước.
Người ta từng cho rằng kỹ năng nấu nướng không chỉ giúp làm kích cỡ xương hàm của con người giảm xuống, mà còn có nghĩa là bộ não ta có thể tiến hóa và tăng kích cỡ lớn hơn - và có đủ khả năng dung chứa những hoạt động thần kinh (vốn rất hao tốn năng lượng) mà con người cần đến.
Nấu ăn cũng giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại có thể có bên trong và trên bề mặt thực phẩm, nhờ vậy bảo vệ giúp con người tránh không bị bệnh vì ngộ độc thực phẩm.

Vậy nhưng dù nấu ăn đem lại rất nhiều lợi ích thì liệu có xảy ra trường hợp quá trình chế biến thực phẩm với nhiệt độ cao có thể đem lại những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe không?
Xu hướng ngày càng phổ biến với chế độ ăn đồ tươi sống và nhiều chuyển đổi đến những kỹ thuật nấu nướng biến tấu hơn, các nhà khoa học khắp thế giới giờ đây chú tâm hơn tìm hiểu về những bữa ăn chế biến nóng sốt.


Acrylamide: Nguy cơ bị ung thư vì nấu quá kỹ

Không phải mọi phương thức nấu nướng đều giống nhau khi ta chuẩn bị một món ăn. Và với một số kiểu nấu nướng - như khi sử dụng nhiệt độ cực kỳ cao - thì thực phẩm ta nấu ra sẽ có khác biệt rất lớn.
Với những loại thực phẩm là tinh bột chẳng hạn, thì rủi ro mà Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) ở Anh Quốc đã ra cảnh báo về chất acrylamide. Đây là hóa chất thường được sử dụng trong công nghiệp để làm giấy, nhuộm và nhựa, nhưng nó cũng xuất hiện trong thực phẩm khi ta quay, chiên hoặc nướng đồ ăn ở nhiệt độ rất cao trong thời gian dài.

Những nguyên liệu nấu nướng giàu carbohydrate như khoai tây, các loại rau củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất, và phản ứng ta có thể thấy là khi tinh bột trong món ăn bắt đầu chuyển màu sẫm, chúng có thể hóa thành màu nâu vàng hay bắt đầu có vẻ như bị cháy.
Acrylamide được coi là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư, mặc dù hầu hết bằng chứng hiện thời cho thấy mối liên hệ này đến từ động vật.
Để đề phòng, Macciochi nói, các nhà dinh dưỡng học và cơ quan về thực phẩm cho rằng tốt hơn là nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm với hàm lượng nhiều hóa chất acrylamide.

 "Hầu hết các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm với động vật, [nhưng] chúng tôi thực sự nghĩ rằng acrylamide có nguy cơ gây ung thư ở người, vì vậy mọi người nên ý thức đề phòng, và cũng để ý đến thực phẩm đã qua chế biến mà họ mua, có lẽ có hàm lượng acrylamide cao hơn vì quá trình chế biến công nghiệp," bà nói thêm.

Để tránh hàm lượng acrylamides cao, FSA đề nghị ta nên hướng đến nấu thức ăn đến độ vàng vừa phải và tránh bỏ khoai tây vào tủ lạnh nếu sau đó định nấu ở nhiệt độ cao (vì khoai tây đông lạnh phóng thích đường, sau đó sẽ kết hợp với các amino acid và tạo ra acrylamide khi nấu). Nói chung là tránh nấu quá kỹ những thành phần này, và tránh tạo ra hợp chất acrylamide.
Tuy nhiên, nguy cơ này không dừng lại với quy trình nướng thức ăn.
"Những chất như acrylamide trong thực phẩm chỉ là một trong nhiều nguy cơ của chế độ ăn thời hiện đại," Macciochi cảnh báo, "vì vậy tự chất này sẽ không tạo ra nguy cơ khiến bạn bị ung thư, nhưng nếu một người có chế độ ăn rất nghèo nàn, đó là thứ ta có thể thay đổi để tránh rủi ro."


Khói bếp và bệnh ung thư phổi

Hiệu ứng từ nấu nướng không chỉ truyền qua thức ăn, mà còn qua những thứ ta hít vào.
Đầu tiên, bản thân bếp nấu là nguồn chính gây bệnh ở nhiều quốc gia đang phát triển.
Ở những nơi dùng các loại nhiên liệu đun nấu là gỗ, rơm rạ thải, và than, khói bếp trong nhà có thể tăng lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khói nhà bếp là nguyên nhân gây ra 3,8 triệu trường hợp chết yểu mỗi năm.

 Nhưng một số nguyên liệu nhất định trong thực phẩm ta nấu cũng có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.

Một nghiên cứu năm 2017, do Tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung bướu Lâm sàng công bố, tìm thấy bằng chứng khi ta hít phải khói do dầu ăn gây ra cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.

Các nhà khoa học phân tích 23 nghiên cứu về 9.411 ca bệnh ung thư ở Trung Quốc, và cho thấy không chỉ có phụ nữ nấu ăn trong tình trạng không có hệ thống thông khí tốt trong nhà bếp có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn, mà cả các phương pháp nấu ăn khác nhau cũng gây ra hệ quả khác nhau.
Chẳng hạn như chiên xào làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, trong khi chiên thức ăn ngập dầu thì không làm tăng nguy cơ.
Các nghiên cứu khác cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nếu hít phải khói từ dầu ăn trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ bị nhẹ cân khi sinh.

Năm 2017, các nhà khoa học ở Đài Loan so sánh hàm lượng aldehydes - một nhóm các hợp chất phản ứng rộng, mà nhiều hợp chất trong số đó độc hại với con người - sinh ra từ các phương pháp nấu nướng khác nhau.
Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra rằng khói bốc lên từ dầu hướng dương khi nấu ở nhiệt độ cao và phương thức chiên ngập dầu và chiên trong chảo có nguy cơ sản sinh ra lượng aldehyde lớn hơn, trong khi đó các loại dầu ăn có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp, như dầu cọ hay dầu hạt cải, cũng như các phương thức nấu nướng nhẹ nhàng hơn như chiên xào, thì không có xu hướng tạo ra hàm lượng lớn hợp chất này hoặc những hợp chất được cho là có hại khác.


Thịt nấu chín và bệnh tiểu đường

Người ăn thịt nên suy nghĩ lại cách họ nấu thịt và mức độ thường xuyên ăn thịt.
Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy phương thức nấu trực tiếp với lửa như nấu thịt đỏ, đặc biệt là nướng bằng chảo hoặc nướng than cũng như các phương thức nấu sử dụng nhiệt độ cao, như quay thịt trong lò, có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ở những phụ nữ thường sử dụng thịt đỏ ở Hoa Kỳ - mặc dù người ta chưa rõ vì sao nguy cơ này chỉ tác động đến phụ nữ mà không ảnh hưởng đến đàn ông.

 Một nghiên cứu khác chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cách nấu trực tiếp trên ngọn lửa hoặc nấu ở nhiệt độ cao và bệnh tiểu đường Type 2 ở người ăn thịt đỏ, thịt gà và cá ít nhất 15 lần mỗi tháng, bất kể là nam hay nữ, ăn nhiều hay ít chừng nào.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là không có nghiên cứu nào trong số này kiểm soát các yếu tố về lối sống như thể thao hoặc các nhân tố khác trong chế độ dinh dưỡng của họ, trong đó có hàm lượng đường họ tiêu thụ, vì vậy có thể còn có những thứ đằng sau nữa tác động đến kết quả được đưa ra.
Tuy nhiên, một số phương thức nấu ăn thay thế do các nhà nghiên cứu đề xuất như luộc hay hấp có vẻ không gây ra nguy cơ mắc tiểu đường.


Các phương pháp nấu ăn khác

Trong thế kỷ qua, phương thức nấu nướng đã tiến hóa và đa dạng hơn, và nấu nướng dần dịch chuyển khỏi những nguồn nhiệt thời nguyên thủy.

Lò vi sóng, bếp điện và lò nướng bánh giờ đây có mặt gần như trong mọi nhà, đem lại các phương thức thay thế cho ngọn lửa nhiệt độ cao.
Ngày càng nhiều các nhà khoa học chỉ ra rằng sử dụng lò vi sóng là cách nấu ăn lành mạnh hơn, tùy thuộc vào món bạn nấu.
Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây từ Thụy Điển cho thấy một trong những cách lành mạnh nhất để nấu nấm là sử dụng lò vi sóng. Phương thức này làm tăng đáng kể các chất chống oxy hóa - là hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi tình trạng hư hỏng. Trái lại, luộc hoặc chiên nấm làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa.

Trong thực tế bằng chứng khoa học cho thấy phương thức tốt nhất để giữ lại được các vitamin và dưỡng chất khi nấu rau là sử dụng thời gian nấu ngắn và dùng càng ít nước càng tốt.
Điều đó có nghĩa là sử dụng lò vi sóng là cách nấu tốt vì sẽ khiến ít dưỡng chất mất đi hơn - không giống như khi ta luộc rau, khiến dưỡng chất đều trôi vào nước luộc hết.

 "Hấp rau cũng tốt hơn là luộc, bất cứ thứ gì bạn nấu trong thời gian dài ở nhiệt độ cao đều có vẻ gặp nhiều vấn đề hơn, làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc gây ra một số hợp chất không tốt, như acrylamide," Macciochi giải thích.

Một vấn đề khác với cách chiên đồ ăn, hay các kiểu nấu nướng có dầu ăn, đó là sẽ có vấn đề xảy ra khi một số loại chất béo được làm nóng lên. Hóa ra quá trình đốt nóng có thể khiến dầu ăn trải qua hàng loạt phản ứng hóa học, vì vậy khi bạn nấu ở nhiệt độ cao, bạn gặp rủi ro sẽ cho ra món có thành phần thay đổi ít nhiều so với thành phần ban đầu bạn bỏ vào nấu.

Không phải mọi loại dầu ăn đều mẫn cảm và dễ thay đổi như vậy.
Ví dụ, dầu olive có "điểm bốc khói" khá thấp, so với những loại chất béo bão hòa như dầu dừa. Đây là mức nhiệt độ mà dầu sẽ bắt đầu thay đổi - khi dầu bắt đầu bốc hơi và mất một số hợp chất tốt cho sức khỏe, như hợp chất oleocanthal chống viêm.
Đây cũng là mức nhiệt độ mà dầu bắt đầu sinh ra các hợp chất độc hại, như một số aldehyde.

Macciochi vẫn đề xuất nên sử dụng dầu olive trong hầu hết quá trình nấu nướng vì loại dầu này rất tốt cho sức khỏe, chỉ là không nên dùng trong nấu ăn công nghiệp, hoặc khi chế biến bất cứ món gì cần thời gian nấu kéo dài.

Tuy nhiên, dù một số kiểu nấu ăn có chứa rủi ro, thì bỏ hẳn việc nấu chín thức ăn lại có nguy cơ gây hại hơn rất nhiều.
Một nghiên cứu của Đức về những người tuân thủ chế độ ăn chỉ dùng đồ tươi sống hầu như không qua chế biến trong vài năm nhận thấy đàn ông giảm 9kg cân nặng, trong khi phụ nữ giảm 12kg cân nặng.

Vào cuối kỳ nghiên cứu, một số người đáng kể bị tình trạng thiếu cân - và khoảng một phần ba số phụ nữ không còn kinh nguyệt đều đặn.
Các tác giả kết luận với một thông điệp khá nhẹ nhàng theo kiểu khoa học "chế độ ăn thực phẩm tươi sống nghiêm ngặt không được khuyến khích áp dụng thời gian kéo dài".
"Rốt cuộc thì việc nấu chín thịt và nấu carbohydrate là cách tốt để giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này, ngược lại so với việc ăn sống," Macciochi nhận định, "vì thử nghĩ tới một củ khoai tây sống xem, sẽ cực kỳ khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ nó chứ đừng nói đến chuyện chỉ là ăn cảm thấy ngon lành."
Có vẻ như tổ tiên của chúng ta mơ hồ đã hiểu đúng điều gì đó, hẳn là vậy.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2020 lúc 10:56am

Chân mạng Đế Vương

 image

Ai mắc bệnh Gút thì hình như ít nhiều đều có “Chân Mạng Đế Vương” cả! Bằng cớ là bệnh thường luôn bắt đầu từ dưới chân, ở ngón chân cái trước rồi mới lan đi các nơi, và mặt khác, từ xa xưa, người ta cũng đã gọi Gút là bệnh của Vua (maladie des rois). Lịch sử y học cũng đã ghi nhận Alexandre le Grand, Charlemagne, Louis XIV… đều bị Gut!

 

Vua Chúa hay đi săn bắn, ăn thịt rừng, uống nhiều rượu nên dễ bị Gut. Về sau, những người giàu có cũng hay mắc phải bệnh này do những bữa ăn “Đạm-Bạc” đầy rượu thịt của họ (theo cách giải-thích bây giờ thì đó là những bữa ăn nhiều ĐẠM và tốn bạc!) nên Gut cũng là bệnh của nhà giàu! (maladie des riches).


image

 

Đau khủng khiếp! À không, nhức nữa, nhức khủng khiếp. À mà không đúng, buốt nữa, buốt khủng khiếp. Đau. Nhức. Buốt. Nhích qua nhích lại nhích tới nhích lui gì cũng đau cả. Chân sưng một cục, nóng đỏ. Mất ngủ. Mất ăn. Vua cũng phải kêu Trời!


image

  

Tôi vừa bị một vố. Đau sưng ngón chân cái của bàn chân phải. Đúng truyền thống: “Chân” của “Mạng Đế Vương” rồi còn gì! Nhưng oan quá, lâu nay ăn uống cẩn thận mà, có săn bắn có nội tạng động vật gì đâu… Từ lâu đã bỏ THỊT! Chỉ còn Rau, Cá, Củ, Quả! Chắc tại già. Già, Thận yếu, thải không kịp độc chất chăng?


Độc chất ở đây là Acid Uric, sinh ra từ chuyển hóa Protein có chứa nhiều Purin trong thức ăn. Acid Uric lắng đọng tạo thành muối Urat, quyện quanh và chèn vào giữa các khớp, đại khái như cho cát vào các khớp xe rồi nổ máy, rồ ga cho nó chạy vậy!


image

  

Các thức ăn chứa nhiều purin là thịt rừng, hải sản, kèm với bia rượu, dzô dzô 100% thì dễ có “Chân Mạng Đế Vương” lắm vậy. Lúc còn trẻ, còn khỏe thì Thận tốt, thải độc rất nhanh, nhưng vẫn tích tụ đó, chờ có tuổi, sinh sự! Gút có thể dẫn tới biến dạng bàn chân bàn tay với những u, những cục, những hòn, đúng là “Lục-cục lòn-hòn”… lổn nhổn làm hạn chế cử động và đau nhức kinh niên!

 

Thuốc trị Gút thì đã có, nhưng nhiều thứ có hại, thứ thì gây loét bao tử (dạ dày), làm mục xương, hội chứng cổ trâu, tăng huyết áp (Cushing), thứ thì gây nhiều tác dụng phụ, tương tác thuốc tùm lum nên cần có Hướng-Dẫn của Bác-Sĩ!


image

  

Nghe tôi bị Gút, các bạn đồng nghiệp, học trò… hỏi thử máu chưa? Uống thuốc chưa? Rồi đem cho mấy thứ! Ông bạn nhà thơ từ bên Mỹ cũng gởi mấy bài thơ bảo đọc đi cho mau khỏi bệnh. “Tiếng còi xe lửa ôi ồn quá, anh giụi vào em mái tóc thề,  Huế của em đây, trong mái tóc, em thơm lừng ôi em hương quê!  Em của anh à, em của anh… Nắng hình như làm lá thêm xanh, nắng hình như làm môi em đỏ, nắng  hình như mắt em long-lanh…” (TVL). Có bạn còn kêu đọc thần chú, niệm Nam mô… Có bạn bên trời Tây viết “…Ở Thế-Kỷ 21 này mà không có cái gì làm cho người ta không bị 'Đau nhức kinh-khủng' sao? Ở bên Mỹ họ có cái thuốc 'Painkiller' (Sát-Sanh kiểu này thì chắc không có tội!), có Hữu-Hiệu không?”. Dĩ nhiên là hữu hiệu, nhưng tạm thôi, không dứt hẳn được, lại cũng sinh lắm biến chứng, Side-effects. Còn cái “Painkiller” này có sát sanh không ư? Thì… có! Bởi cái “Pain” này hẳn phải do nhiều yếu tố hợp thành, do duyên sanh cả đó thôi, nên chắc chắn cũng là một thứ “Chúng Sanh”! Tốt nhất là làm sao cho nó “Vô Sanh” thay vì “Kill” nó!


Nghĩ lại, đúng là có chuyện “Duyên Sanh” thiệt. Mấy ngày trước ăn nhiều cá thu quá!  Cá thu chiên, cá thu xốt cà, cá thu kho, cá thu “Muối Sư”… (do mấy bà chị ở quê thương tình, mang cho). Mình lại quên cá thu có rất nhiều Purin! Vậy là đáng đời! Tôi nhất định không uống thuốc, “Để xem con Tạo xoay vần đến đâu!”. Tôi hiểu cơ thể phải có một cơ chế “Sưng nóng đỏ đau” (viêm) nào đó để chống bệnh, nếu dùng thuốc kháng viêm chẳng hóa ra triệt tiêu mất cái cơ chế tự nhiên rất quý này của cơ thể sao?  Vậy, chuyển hẳn qua ăn rau củ quả xem sao? Có hiệu nghiệm! Thế nhưng nghe có bạn chỉ ăn toàn đậu với đậu mà cũng bị Gút Cấp-Tính! Thì ra các thứ đậu cũng có nhiều Purin, đậu nành, đậu xanh, đậu phộng, đậu Hoà-Lan… kể cả hạt Điều! Ăn vừa vừa thôi thì không sao! Các loại thịt rừng, nội tạng động vật (Thận, Tim, Gan, Pâté Gan, Xúc-Xích…) và các loại hải sản như cá thu, cá hồi, tôm hùm… đều chứa rất nhiều Purin cần tránh!

image

  
Qua ngày thứ ba thì bớt đau, bớt sưng, nhưng mất cả tuần mới bình phục hẳn! Dĩ nhiên đây chỉ là một cơn Gút Cấp-Tính, không cẩn thận thì tái phát như chơi và trở thành kinh niên!

 

May quá, Rau, Trái, Sữa, Yaourt, Fromage, Kem…  Trà, Cà-phê đều rất ít Purin!


image

  

Tóm lại, nếu ai có cái «Chân Mạng Đế Vương» thì NÊN TỪ BỎ SỚM!!!

 

 

 

BS Đỗ Hồng Ngọc

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2020 lúc 7:45am

Sữa Chua


sua%20chua
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa bò như thường lệ, một trại chủ thấy bình sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm.


Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm.. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng gì!

Trại chủ liền khoe với lối xóm là đã chế được món sữa đặc biệt. Ông ta tiếp tục “bỏ quên” nhiều bình sữa như thế rồi mang ra chợ bán.
Mọi người đều ưa thích món sữa “bỏ quên” này và ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền.  
Sữa chua được khám phá ra như thế, và nhanh chóng được phổ biến khắp nơi.

Rồi đến thời kỳ Phục Hưng ở bên Pháp vào đầu thế kỷ thứ 16, vua Francois I bị chứng đau bụng đi cầu đã lâu ngày, mọi danh y đều bó tay.
Một thầy thuốc người Thổ Nhĩ Kỳ được mời đến. Sau khi khám bệnh, ông ta cho nhà vua dùng một bài thuốc gia truyền trong một tuần lễ, nhà vua khỏi bệnh. Đó là món sữa chua mà gia đình vị lang y kia vẫn dùng để chữa cho dân chúng bị bệnh khó tiêu.  
Từ đó, sữa chua được liên tục dùng khắp nơi trên thế giới như một thực phẩm và thuốc trị bệnh theo.

Khám phá khoa học về sữa chua

Nhưng phải đợi tới đầu thế kỷ thứ 20 thì nguyên lý tạo thành sữa chua mới được làm sáng tỏ qua nghiên cứu của một bác học người Nga, ông Ilya Metchinov (1845-1916).
Nhà khoa học này khao khát đi tìm một phương thức kéo dài tuổi thọ. Do đó, ông rất quan tâm đến một nhóm dân Bulgaria có tỷ lệ rất cao số người sống đến trên một trăm tuổi.

Ông nhận thấy là họ tiêu thụ nhiều sữa chua. Vì thế, ông bắt đầu tìm hiểu đặc tính của loại sữa này và thấy trong sữa có những vi sinh vật làm thay đổi hóa chất của sữa, khiến sữa trở thành tốt hơn cho sức khỏe con người.
Ông ta đặt tên cho một trong nhiều vi sinh vật đó là Lactobacillus Bulgaricus.  
Từ đó sữa chua được chế biến khoa học hơn.

Cũng xin lưu ý là Ilya Metchinkoff được giải thưởng Nobel về Y Học năm 1908 nhờ sự khám phá ra tính miễn dịch trong cơ thể con người.
Ông cũng là bạn thân của nhà bác học nổi tiếng Louis Pasteur của nước Pháp. Theo định nghĩa của Codex Alimentarius Commissions, một tổ chức quốc tế có nhiều uy tín trong việc đưa ra các tiêu chuẩn chung về thực phẩm, sữa chua là sản phẩm từ sữa được lên men và làm đông đặc bằng cách để cho bay hơi.

Trong những điều kiện thuận lợi về thời gian và nhiệt độ, đường lactose của sữa chuyển thành acid lactic, dưới tác dụng của các vi sinh vật như Streptocoous thermophilus, Lactobacillus Bulgaricus,Lactobacillus acidophilus.. .
Sau đó sữa trở thành một chất giống như kem và có vị chua đặc biệt.

Yogurt có thể làm từ sữa cừu, sữa dê… nhưng thường thường là từ sữa bò.
Sữa chua cung cấp số năng lượng tương đương với sữa tươi, nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn.
Sữa chua có nhiều chất đạm, carbohydrat, sinh tố, các khoáng calci, phosphat, pot***ium, niacin, riboflavin.
Chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu và dễ hấp thụ vào máu.

Trong 100g sữa chua có: 4,3g chất đạm, 4,8 g carbohydrat, 1,1 g chất béo, 4 mg cholesterol, 173 mg calci, 0,18 mg riboflavin, 110 mg phosphor và cung cấp 50 calori. Nước chiếm tỷ lệ 88% và là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.  

Nhiều người khi uống sữa tươi vào là bị tiêu chẩy, vì không tiêu hóa được đường lactose trong sữa.
Khi dùng sữa chua thì không có vấn đề, vì đường này đã được chuyển hóa ra lactic acid.
Lactic acid và vi sinh vật trong sữa chua làm tăng độ chua trong bao tử, giúp sự tiêu hóa chất đạm và sinh tố C được dễ dàng.

Công dụng chữa bệnh của sữa chua

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Ilya Ilich Metchnikov đã nêu ra giả thuyết là một số bệnh tật gây ra do độc tố từ vi trùng trong ruột bị hư rữa, đưa đến phá hoại thành mạch máu.
Theo ông ta, sự việc này có thể ngăn ngừa bằng các vi sinh vật trong sữa chua.
Sau đó các khoa học gia đã dành nhiều cố gắng để nghiên cứu về công dụng của sữa chua.
Theo dõi công dụng này ở cơ thể con người có phần khó khăn, nên đa số đều thực hiện với những con chuột trong phòng thí nghiệm. Kết quả đều cho thấy là sữa chua rất tốt và có ích để chữa một vài bệnh..

1-Sữa chua giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa.  

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 75% người lớn tuổi trên thế giới không tiêu hóa được đường lactose trong sữa, nhất là dân châu Á và châu Phi.
Khi uống sữa là họ bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chẩy… Nguyên do là vì họ thiếu lactase để tiêu hóa đường sữa lactose.
Khi ăn sữa chua, họ tránh được vấn đề trên vì lactose đã được chuyển ra lactic acid.

2- Sữa chua chữa bệnh tiêu chẩy.

 Trong ruột có rất nhiều vi sinh vật có lợi cũng như có hại, đua nhau tăng trưởng. Loại nào phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và sức khỏe con người.
 Ruột trẻ em có nhiều vi khuẩn E Coli gây ra tiêu chẩy.
Sữa chua có thể chữa một số trường hợp tiêu chẩy.

Một nghiên cứu ở Nữu Ước năm 1963 đã so sánh tác dụng của sữa chua với hỗn hợp thuốc trị tiêu chẩy Kaopectate và kháng sinh neomycin.
Kết quả cho thấy là vi sinh vật trong sữa chua rút ngắn thời gian bị tiêu chẩy.  

Các nhà nghiên cứu ở Ý nhận thấy sữa chua làm giảm số vi khuẩn E Coli trong ruột.
Sữa chua cũng làm bớt tiêu chẩy gây ra do thuốc kháng sinh. Ở các nước Ý và Nga, sữa chua được cho trẻ em bị tiêu chẩy dùng để chữa bệnh này.

Bên Nhật, sữa chua được dùng để trị bệnh kiết lỵ.  
Năm 1995, cơ quan Y Tế Thế giới (WHO) có khuyến cáo là khi chữa tiêu chẩy, nên thay thế sữa thường bằng sữa chua, vì sữa chua dễ tiêu hơn , có thể ngừa thiếu dinh dưỡng.
 Nhiều nghiên cứu khác cho hay sữa chua còn có tác dụng nhuận tràng.


3- Sữa chua có chất kháng sinh.

 

Bác Sĩ Khem Shahani, một chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về sữa chua, thuộc trường Đại học Nebraska, cho hay là ông ta đã phân tích được hai loại kháng sinh từ sữa chua do các vi sinh vật L acidophilus và L. bulgaris tiết ra.  
Các nghiên cứu ở Nhật, Ý, Thụy sĩ, Hoa Kỳ đều cho là vi sinh vật trong sữa chua có thể tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

4- Sữa chua làm giảm cholesterol trong máu.

Các nhà quan sát nhận thấy dân chúng ở bộ lạc Maasai bên châu Phi dùng tới 2 lít sữa chua mồi ngày và lượng cholesterol trong máu rất thấp.

Họ kết luận là sữa chua có thể làm hạ cholesterol.  Bác sĩ George Mann đã tìm ra một chất trong sữa chua mà ông ta đặt tên là hydroxymethyl glutarate có đặc tính làm giảm cholesterol ..
 Sau đó, nhiều nghiên cứu kế tiếp cũng đưa tới kết luận là sữa chua làm tăng mức cholesterol lành HDL và hạ thấp tổng lượng cholesterol trong máu.

5- Sữa chua làm tăng tính miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu ở Pháp đã chứng minh là sữa chua làm tăng miễn dịch tính ở chuột trong phòng thí nghiệm.
Năm 1986, nhóm khoa học gia ở Ý tiến xa hơn với kết luận là vi sinh vật trong sữa chua làm tăng tính miễn dịch ở người qua việc gia tăng sản xuất kháng thể.  
Sữa chua cũng làm giảm bớt các triệu chứng của dị ứng mũi.

6- Sữa chua với bệnh ung thư.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nam Tư cho biết vi sinh vật L. bulgaricus trong sữa chua tiết ra chất blastolyn có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư loại Rous Sarcoma.  
Kết quả nghiên cứu tại đại học Boston bên Mỹ và bên Pháp đều kết luận là L. acidophilus chống được ung thư vú và ruột già bằng cách làm giảm hóa chất gây ung thư trong ruột già. Bác Sĩ Shahani cũng đồng ý là vi sinh vật L. acidophilus ngăn chặn ung thư ở loài chuột.

7- Sữa chua ngừa loét bao tử.

Bác Sĩ Samuel Money thuộc Trung Tâm Y Khoa Brooklyn, Nữu Ước, cho hay trong sữa chua có chất kích thích Prostaglandin.
Chất này có khả năng che trở niêm mạc bao tử với tác nhân độc hại như thuốc lá, rượu và do đó ngừa được bệnh loét bao tử.
Chất Prostaglandin hiện đang được tổng hợp để làm thuốc chữa bệnh bao tử. Ngoài ra trong sữa chua còn có chất tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, dễ ngủ.
Đồng thời kết quả nghiên cứu tại Đại học M***achusett lại cho thấy sữa chua có tác dụng hưng phấn, làm ta tỉnh táo.  Sữa chua cũng làm bớt nhiễm độc nấm ở cơ quan sinh dục nữ giới.

Chọn lựa sữa chua.

Sữa chua được bầy ban với nhiều nhãn hiệu khác nhau, cũng như được pha thêm trái cây cho có hương vị đặc biệt.
Có loại sữa chua giữ nguyên chất béo, có loại đã được lấy bớt đi.  Nhãn hiệu trên hộp sữa có ghi chú rõ ràng thành phần dinh dưỡng, như là có bao nhiêu calori, số lượng chất béo bão hòa, cholesterol, muối sodium, chất carbohydrat, đường, chất xơ, đạm chất, sinh tố A, C, chất sắt và calci.  

Điều quan trọng là sản phẩm phải có vi sinh vật còn sống (live cultures). Ta thường thấy ghi tắt chữ LAC (Live and Active Cultures) của Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Sữa Chua Hoa Kỳ, có nghĩa là 100 g sữa chua chứa ít nhất 100 triệu vi sinh vật còn sống và hoạt động.
Vì có sinh vật sống nên sữa chua cần được giữ trong tủ lạnh, tránh bị hơi nóng hủy hoại.

Cách làm sữa chua

Cách thức làm sữa chua dùng trong gia đình cũng đơn giản. Chúng ta chỉ cần thực hiện các bước tuần tư như sau:  

Chuẩn bị khoảng 2 lít sữa bột ít chất béo, một lon sữa đặc không đường, một thìa sữa chua ít chất béo.
Pha lẫn hai loại sữa, khuấy cho đều với một chiếc thìa bằng gỗ. đun sôi với nhiệt độ vừa phải.
Trong khi đun vẫn tiếp tục khuấy để sữa khỏi bị cháy dưới đáy nồi. Khi sữa sôi có bọt thì nhắc ra, để nguội.

Khi sữa nguội tới mức mà ta nhúng ngón tay vào mà không bị bỏng ( khoảng từ 40ºC – 46ºC), thì cho thìa sữa chua vào, khuấy cho đều với một cái muỗng bằng gỗ khoảng 30 giây.
Nhớ khuấy theo một chiều để vi sinh vật không bị tổn thương.  Phủ lên nắp bình mấy tờ giấy để hút bớt nước bốc hơi và để sữa đặc lại.
Đậy nắp bình, bọc chung quanh bằng một cái chăn len, để qua đêm, sáng sau là sẵn sàng để ăn. Ta có thể pha thêm các loại trái cây hay hạt ngũ cốc khô để có thêm hương vị đặc biệt.

Kết luận:

Sữa chua là một trong nhiều món ăn được nhiều người ưa thích và là món ăn vặt rất hấp dẫn giữa hai bữa cơm chính.  
Ngoài hương vị ngon, sữa chua còn có nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng sinh, chất chống ung thư, có khả năng làm giảm cholesterol, đặc biệt là chất đạm trong sữa chua rất dễ tiêu.

 Người bị bất dung với sữa thường, có thể thay thế bằng sữa chua.  Với một ly nhỏ sữa chua mỗi ngày, ta có đủ số lượng calci cần thiết. Trẻ em trên ba tháng cũng có thể dùng sữa chua được rồi.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2020 lúc 7:21am

Một Trăm Năm Y Học 



Thời gian là những năm tháng của thập niên 40, không gian là một tỉnh lỵ nằm trên đường số 5 giữa Thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng.

Cả tỉnh chỉ có một bác sĩ, một nhà thương nhỏ.

Nhà thương được một ông y tá, một bà đỡ và vài nhân viên tạp dịch điều hành. Sáng sớm mỗi ngày, bệnh nhân xếp hàng đợi lấy số thứ tự, cũng không đông, độ hai chục người, với mấy loại bệnh thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, ban sởi trẻ em, ghẻ lở, bụng ỏng sán lãi.

Thuốc men giản dị. Ghẻ lở được bôi với Bleu de Méthylène xanh lè cả chân cẳng. Nhức đầu được lãnh dăm viên Optalidon, Aspirin Bayer, tiêu chảy có Bismuth, Charcoal, nặng thì được vài viên Sulfaguanidine. Bệnh trầm trọng hơn thì bác sĩ khám, nếu cần sẽ được chở về bệnh viện Phủ Doãn ở Hà Nội, có bác sĩ Tây, có nhiều ông thầy dạy học. Nói là nặng chứ không phải là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch mãu não, kích tim, giỏi lắm là vài trường hợp uốn ván, có thai ngoài dạ con, thương hàn, ngã nước.

Kháng sinh chưa có ngoài thuốc Dagénan, được coi là thần dược, trị mọi bệnh nhiễm trùng. Mà muốn có thuốc này, phải là dân nhà giàu, đến phòng mạch tư của bác sĩ, xin toa ra nhà thuốc tây duy nhất ở tỉnh để mua.

Bệnh nhận không đến nhà thương thì đến chẩn bệnh ở các vị đông y, bốc thuốc bắc, thuốc nam ở các tiệm cao đơn hoàn tán của “chú khách”, hoặc đi lễ xin thuốc thần thuốc thánh, chữa theo kinh nghiệm dân gian “Đau bụng lấy bụng mà chườm”.

Phương tiện trị liệu, định bệnh thô sơ, tử vong cao, sống tới tuổi 40 đã ăn mừng tứ tuần đại khánh. Sự tiến bộ của văn minh y học trên thế giới chưa rọi tới mảnh đất thuộc địa nghèo nàn. Những phong trào nhà ánh sáng, lưu thông cống rãnh, vệ sinh thường thức chỉ mới manh nha.

Nhìn ra các nước tiên tiến trên thế giới, từ đầu thế kỷ, y học đã liên tục đi những bước dài để bảo vệ sức khỏe con người.

Một trăm năm qua đã có nhiều phát minh, sáng kiến tuyệt hảo để chẩn bệnh, trị bệnh, phòng bệnh. Tuổi thọ trung bình 45 tuổi ở năm 1900 đã được nâng lên 76,5 tuổi vào cuối thế kỉ, cái gọi là thất thập cổ lai hy đã trở nên chuyện bình thường, trường thọ đã là một trong nhiều quà tặng của nền y khoa tiến bộ trong thế kỉ 20 dành cho nhân loại.

Những tử vong vì đẻ non, vì bệnh nan y, vì điều kiện sinh sống kém, dinh dưỡng không cân bằng, vì những dịch truyền nhiễm đều đã được nhiều phần khắc phục.

Chúng tôi xin cùng quý vị tìm hiểu lại một số những tiến bộ tuyệt hảo này, rồi đoán vọng tương lai. Ta cùng ôn cố để tri tân. 

1-    Lãnh vực phòng ngừa bệnh

Trước thế kỉ 20, bệnh truyền nhiễm là một trong nhiều nguyên nhân gây ra số tử vong cao cho con người. Lý do là vì chưa có kháng sinh, vaccin tiêm phòng, vệ sinh cá nhân, nhà ở chưa được phổ biến, vi trùng tha hồ hoành hành tác hại.

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm thiệt mạng hơn 20 triệu người trên toàn thế giới.

Bệnh lao, bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt trẻ em, bệnh bạch hầu, uốn ván tràn lan. Ngay cả Tổng thống Hoa Kì Roosevelt Franklin cũng bị bại liệt vào tháng 8 năm 1921 khiến liệt nửa thân.

Sau đó bệnh truyền nhiễm giảm bớt nhờ nhiều phương tiện, trong đó có tiêm chủng.

Khám phá ra dự chủng ngừa dựa vào một nhận xét là, những nông trại vắt sữa bò, bị lây bệnh đậu của bò thì không mắc bệnh đậu mùa nữa, do đó chích ngừa là để tạo ra chất kháng thể chống lại sự xâm nhập vi khuẩn cùng loại.

Năm 1790, Edward Jenner, người Anh, là người đầu tiên cấy chất liệu từ vết đậu của bò cho người để tạo tính miễn dịch, nhưng phải đợi tới thế kỷ 20 vaccin để chủng phòng bệnh đậu mùa mới được hoàn thiện.

Trong thế kỷ vừa qua, y khoa đã chế ra vaccin phòng bệnh lao BCG năm 1908, sốt vàng da năm 1937, bại liệt trẻ em năm 1955, bệnh sởi năm 1962, thủy đậu năm 1975 và nhiều loại thuốc ngừa các bệnh khác như bệnh quai bị, bạch hầu, cúm, viêm gan các loại, thương hàn, dịch tả, ho gà…

Bệnh đậu mùa, bệnh sởi đã được coi như bị xóa sổ trên thế giới, ngoại trừ một vài địa phương nhỏ. Trong tương lai gần đây, sẽ có vaccin phòng ngừa sốt rét, và phòng HIV/AIDS.

2-    Thuốc kháng sinh

Còn nhớ lại những năm tản cư ở Đông Triều, Cổ Vịt, dân chúng cố kiếm mua mấy viên Dagénan mang theo để chữa đủ bệnh nhiễm trùng. Đôi khi còn phải nhờ người vào “thành” mua lậu cho mấy ống, vì thuốc mới quá hiếm. Viên Dagénan đã cứu sống nhiều người trong giai đoạn đó.

Theo định nghĩa, kháng sinh là chất do vi sinh vật tạo ra, có khả năng tiêu diệt hay ngăn ngừa sự tăng trưởng của vi sinh vật khác như vi khuẩn, nấm độc. Nhà bác học Pháp Louis Pasteur là người đầu tiên nhận ra đặc tính này.

Năm 1929, do sự tình cờ, Alexander Fleming tại bệnh viện St Mary Luân Đôn, thấy rằng mốc của nấm Penicillium natatum tiết ra chất Penicillin có thể giết chết được vi trùng. Nhưng ta phải đợi tới năm 1940, nhờ các nghiên cứu của H.W.Florey và E.B.Chain, thuốc Penicillin mới được sản xuất đại quy mô để trị bệnh.

 Sự khám phá ra thuốc Penicillin được coi như một thành quả lớn của thế kỉ 20.

Thuốc trị vi trùng nhóm Sulfamid được bào chế năm 1932, Strepomycin trị lao năm 1943.

Ngày nay, kháng sinh có rất nhiều loại, trị được nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, với cách dùng như uống, chích, bôi ngoài da. Nhưng vì con người lạm dụng thuốc nên một số vi trùng trở nên nhờn mặt với vài loại kháng sinh.

3-    Giải pháp nối-ghép bộ phận cơ thể

Phương pháp ghép bộ phận cơ thể hiện nay khá phổ thông và tiến bộ tới mức trước đây không ai nghĩ tới. Các bác sĩ giải phẫu mổ lấy bộ phận người này ghép thay vào bộ phận thiếu hoặc không hoạt động ở người khác, qua sự sang nhượng hay lấy từ người sắp chết tặng. Cũng có thể tự ghép bộ phận như ghép da, ghép nối động tĩnh mạch, dây thần kinh.

Truyền máu cũng là một hình thức chuyển ghép tế bào, và đã được thực hiện từ thế kỉ 17 ở Châu Âu, nhưng có nhiều tai nạn chết người do phản ứng của máu người cho và người nhận. Mãi tới năm  1900, việc truyền máu mới được an toàn nhờ nhà bác học người Úc, Karl Landsteiner, tìm ra các loại máu A, B, O của con người.

Thận nhân tạo để lọc máu được sáng chế năm 1913.

Trường hợp ghép chuyển thận thành công đầu tiên vào năm 1954 được hai bác sĩ J.Hartwell Harrison và Joseph Murray, ở Boston, Hoa Kỳ thực hiện.

Năm 1963 các phẫu thuật gia bắt đầu thử thay phổi, thay gan, và hiện nay các sự thay ghép này đã được áp dụng.

Bác sĩ Christian N.Barnad, Nam Phi, giải phẫu thay tim đầu tiên vào năm 1967.

Một trở ngại thường gặp trong việc thay ghép là cơ thể người nhận đôi khi chối từ, tấn công bộ phận cho vì những bất đồng cấu tạo, sinh lý.

Từ năm 1970, việc chuyển ghép bộ phận cơ thể được thực hiện thường xuyên, rộng rãi nhờ thuốc Cyclosporin vô hiệu hóa việc đào thải mảnh ghép.

Hiện nay, mỗi năm riêng tại  Hoa Kỳ có tới gần 3000 con tim được thay thế.

Tim nhân tạo cũng đã và đang được thử nghiệm, nhất là để tạm thời thay thế tim hư, chờ có tim cho.

Giác mạc mắt được thay ghép ít nhất trên 40,000 lần mỗi năm tại Hoa Kỳ do người sắp chết tặng. Vì số tặng không đủ, các khoa học gia, đặc biệt là bác sĩ May Griffith, đang nuôi giác mạc trong phòng thí nghiệm.

Xin kể thêm là phổi sắt (máy thở) được dùng đầu tiên năm 1927 để hỗ trợ hô hấp cho người bị tê liệt mà phổi không tự thở được.

Và việc thay khớp xương hông nhân tạo được bắt đầu vào năm 1938. 

4-    Dược phẩm quan trọng

Thời cổ xưa, người ta coi bệnh tâm thần là do ma quỷ nhập hay là do thần thánh, thượng đế trừng phạt. Bệnh nhân bị cô lập, bỏ tù, trói cột, hành hạ, đôi khi bị thiêu sống. Cho tới thế kỷ 19, bọn con buôn còn mang triển lãm, để lấy tiền, những người điên, cười nói, khóc lóc vô cớ, hành động không kiểm soát.

Khi bác sĩ Philippe Pinel, tổ sư ngành tâm thần học, cởi thả những người bị điên loạn thì cấp trên của ông ta bảo rằng anh điên hay sao mà thả họ ra. Pinel cho là cần phải có thái độ nhân đạo, hỗ trợ với người bị bệnh tâm thần.

Thuốc trị loạn tâm thần hưng trầm cảm Lithium được tìm ra năm 1949, và hiện giờ vẫn còn là thuốc căn bản trị bệnh này. Năm 1950, thuốc Chlorpromazin trị loạn tâm trí được bào chế.

Cho tới nay, đã có nhiều dược phẩm cũng như phương tiện khoa học để trị đủ loại bệnh tâm thần mỗi ngày mỗi tăng của thời đại.

Cách đây trên nửa thế kỉ, nếu có phương tiện công hiệu để trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch như ngày nay thì có lẽ Tổng thống Hoa Kì F.D.Roosevelt không bị chết vì các chứng xuất huyết trong bệnh cao huyết áp và suy tim của ông. Thực vậy, trong lãnh vực này, đã có những tiến bộ vượt bậc về các phương thức điều trị.

Ngoài dược phẩm có giá trị cao, phẫu thuật nối động mạch cơ tim được bác sĩ DeBakey thực hiện vào thập niên 60, rồi đến sự thông động mạch vành tắc nghẽn bằng bơm bóng, bằng tia Laser, bằng lưỡi dao tí hon xoay tròn mới đây, tất cả đã trở nên rất phổ biến.

Đồng thời sự hiểu biết tường tận về ích lợi của việc tập luyện cơ thể, cách thức giữ gìn ăn uống quân bình, về nguy cơ gây bệnh của rượu, thuốc lá, cholesterol đã đóng góp rất nhiều vào việc ngừa, chữa bệnh tim mạch các loại, và hạ thấp mức tử vong.

Năm 1921, chất Insulin được Frederick Banting và Charles Best, Đại hoc Toronto, lấy từ tụy tạng chó là sự kiện quan trọng trong lịch sử y khoa học.

Insulin là kích thích tố duy nhất làm giảm đường trong máu và được tụy tạng tiết ra khi đường tăng cao, như là sau bữa ăn hay khi bị căng thẳng tâm thần. Khi đường trong máu lên quá cao, bệnh nhân bị hôn mê, có nguy cơ mạng vong.

Mặc dù không trị dứt được bệnh tiểu đường nhưng Insulin là một loại thuốc tối cần thiết cho người mắc bệnh này và Insulin đã giảm thiểu tử vong do hôn mê vì lượng đường cao cũng  như nhiều biến chứng trầm trọng về mắt, thận, tim.

Vào thập niên 60, thuốc viên ngừa thai ( the Pill) gồm kích thích tố Estrogen và Progesteron được tung ra thị trường, cùng lúc với phong trào đòi nam nữ bình quyền, đã giúp nữ giới tận hưởng thú vui ân ái mà không lo ngại mang thai.

Cũng trong phạm vi thai nghén, năm 1978, em bé ống nghiệm đầu tiên Louise Brown ra đời ở Luân Đôn, và tới nay, riêng tại Mỹ, Louise có ít nhất trên 100.000 người em trai gái cùng được thụ thai trong phòng thí nghiệm, giữa những ống thủy tinh, thay vì trên giường.

Rồi đây, hành động ái ân biết đâu chẳng chỉ là phương tiện để thỏa mãn thú vui xác thịt chứ không cần thiết cho việc nối dõi tông đường.

 5-    Các phương pháp cơ khí trị liệu, tìm bệnh

Máy điện tâm đồ, đo hoạt động điện năng của cơ tim (Electrocardiograph), được dùng đầu tiên vào năm 1903 để khám phá chứng huyết khối động mạch vành, rối loạn nhịp tim, rối loạn cơ tim.

Máy điều hòa nhịp tim (pace maker) được hoàn tất năm 1957; mười năm sau chụp X quang tuyến vú được sử dụng để tìm kiếm ung thư cơ quan này.

Thực ra quang tuyến X được bác học người Đức Wilhelm Roentgen phát giác ra công dụng từ năm 1895, nhưng phải tới năm 1920, tia X mới áp dụng rộng rãi. Rồi những năm gần đây, người ta có thể chụp hình từng bộ phận cơ thể dưới nhiều khía cạnh khác nhau (cắt lớp) với CT scan, PET scan, MRI.

Về con mắt, vào những thập niên cuối của thế kỉ đã có một tiến bộ tuyệt hảo trong việc chữa các tật cận thị, viễn thị, bong tróc võng mạc bằng tia Laser, giúp cho nhiều người lấy lại được thị lực mà không cần mang kính điều chỉnh.

Tia Laser còn được sử dụng vào nhiều giải phẫu trị liệu khác, vừa ít đau vừa thu ngắn thời gian trên bàn mổ mà lại mau phục hồi.

6-    Nhìn về tương lai

Còn nhiều thành quả khác có thể coi là ngoạn mục, cổ kim không ai nghĩ tới , của nền y khoa học trong thế kỉ vừa qua, những thành quả đã giúp con người sống lâu hơn, sống khỏe mạnh tích cực hơn.

Ngoài ra, cũng có nhiều phát minh, sáng kiến được mạnh nha nhưng có nhiều hứa hẹn thành công để hiểu rõ hơn nguyên nhân chính của bệnh tật, từ đó đưa ra phương thức điều trị.

Người ta nói tới sự thiết lập Dự Án Bộ Gen Con Người với đầy đủ mã số thông tin. Gen là yếu tố di truyền căn bản, mà khi bị đột biến sẽ là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật cũng như đẩy nhanh diễn tiến lão suy.

Trong tương lai, sẽ trị bệnh bằng cách sắp xếp lại cấu trúc Gen, và mỗi người sẽ có một Chip AND với toàn bộ danh mục Gen lành, Gen bệnh.

Sẽ không còn nối tắt động mạch vành bị tắc nghẽn, mà có phương pháp kích thích cơ tim tạo ra động mạch vành mới thay thế cho động mạch nghẽn.

Bằng kỹ thuật sinh sản vô tính, người ta đã tạo ra một con cừu do sự phối hợp của tế bào thường với trứng không nhân của con cừu cái khiến nhiều nhà tôn giáo, đạo đức đã cau mặt e ngại một ngày nào đó con người cũng được sinh sản vô tính.

Sẽ có thuốc chặn sự nuôi dưỡng, tăng trưởng tế bào ung thư khiến chúng bị hủy diệt hay gửi những “siêu trùng Kinh Kha” đột nhập tế bào ung thư để tiêu hủy.

Và bộ phận cơ thể sẽ được cấu tạo từ những tế bào gốc (stem cells) để thay thế cho trái tim già nua, lá gan suy yếu.

Kết luận

Sáng hôm đó, mở Internet coi tin tức, hoa hậu Vũ Trụ Ngân Giang thấy một quảng cáo của Viện Sinh Bào BAGIAI, Inc như sau:

“Các nhà Bác Vật của Viện nghiên cứu chúng tôi vừa mới hoàn tất một CHIP-DNA có 64 genes được xếp theo bộ tế bào thượng hạng số 76/69/35 bảo đảm không mắc mười ba loại bệnh ung thư, không bị dị ứng với hải sản, không bị nhồi máu cơ tim, phong tình nhập cốt và có thương số trí tuệ 109.

Quý vị có thể đặt mua CHIP-DNA này ngay từ bây giờ, bán “sêu” tới hết ngày 3/5/2035, và nhớ dùng CHIP này một tuần lễ trước ngày qúy bà dự trù có thai để có một đứa con lành mạnh, nhiều bản lãnh, bảo đảm sẽ làm lãnh tụ ở tuổi 36.

Mua trước ngày kể trên, quý vị sẽ được bổn Viện Trưởng thân thương tặng một ký lô xà bông giặt quần áo VŨ TẠO số 1 làm bằng nhiên liệu nhập, một phiếu miễn phí làm niềng răng bằng thủy ngân tại nhà trồng răng MINH SINH Hàng Bông Thợ Nhuộm”.

Người Đẹp đưa tay lấy cây bút máy nguyên tử cài trên vành tai, ký chi phiếu trên màn ảnh máy vi tính, trả tiền, mua liền một lúc hai CHIP, tự nhủ: một trăm hai mươi sáu ngàn tiền đô, mai đây sanh con trai cho làm Tổng Thống, con gái nối ngôi Hoa Hậu, rẻ chán!!!.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2020 lúc 10:36am

Bàn Chân Là “Con Tim Thứ Hai” Của Cơ Thể

Ảnh hưởng của chân lên các cơ quan khác trong cơ thể (nguồn: internet)

Hàng ngày bạn tiêu tốn thời gian để dưỡng da, tập thể thao, thiền, yoga…với mục đích giữ gìn cơ thể khỏe mạnh nhưng lại bỏ quên đôi chân, nơi chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể của cả ngày.

Chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông y tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến các cơ quan khác với vô số đầu dây thần kinh nối liền với não. Tất cả máu lưu thông trong cơ thể đều đi qua mạng mạch máu dưới chân. Bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khỏe của cơ thể. Nếu khí huyết lưu thông tốt , cơ thể sẽ mạnh khoẻ và tránh được bệnh tật. Mà chân lại là nơi giao nhau của rất nhiều kinh mạch, tập trung nhiều huyệt đạo, nên giữ cho khí huyết lưu thông ở chân rất quan trọng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách giúp khí huyết lưu thông ở chân một cách hiệu quả.

1. Để bàn chân được tự do

Hàng ngày khi đi làm, đi học, bàn chân đều được bọc kín trong tất, giày làm mồ hôi ứ đọng, các ngón chân không được vận động thoải mái, khí huyết cũng ứ trệ khó lưu thông. Vậy nên khi có cơ hội hãy để chân trần được thông thoáng, giúp bạn mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn.

Lúc ở nhà, nên đi chân trần, như vậy các ngón và cơ bàn chân có cơ hội vận động, giúp cơ thể bám chắc trên nền đất. Điều này rất quan trọng vì chân là nơi chịu lực của cơ thể, một bàn chân mềm yếu thì tướng đi sẽ không đẹp, đi và đứng lâu dễ mỏi.

Theo Trung y, khi chân trần tiếp đất cũng là lúc cơ thể và mặt đất cân bằng âm dương, giúp cơ thể giải phóng những khí dương dư thừa và bổ sung tính âm còn thiếu.

2. Ngâm chân bằng nước ấm

Chân có hệ thống mạch máu phức tạp và dày đặc, là nơi phần lớn máu của cơ thể tập trung để trao đổi chất độc và đi ngang qua. Vì vậy chân được mệnh danh là trái tim thứ hai, tuy nhiên trái tim này ở xa trung tâm và dễ bị nhiễm lạnh nhất. Ban đêm nếu chân lạnh, dòng máu lưu thông từ chân trở về tim sẽ mang khí lạnh khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh, và làm tim tiêu hao năng lượng để sưởi ấm máu.

Vì vậy ngâm chân bằng nước ấm vào ban đêm chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cho cơ thể, nhất là những ngày đông lạnh hay lúc cơ thể bị cảm lạnh. Nước ấm giúp mạch máu nỡ ra, giúp cơ thể trao đổi chất được nhiều hơn.

Cách thức: Ngâm chân với lượng nước ấm vừa phải từ 40-50 độ C, nước ngang mắt cá chân , ngâm từ 5-10 phút trước khi đi ngủ. Có thể rắc 1 chút muối, có tác dụng diệt khuẩn, sẽ giúp làm sạch bề mặt da và các khoé móng. Sau khi ngâm nhớ lau thật khô bàn chân cũng như khoé móng.

Ngâm chân bằng nước ấm (nguồn: internet)

3. Tắm nắng cho chân

Cũng giống như ngâm chân bằng nước ấm, tắm nắng cho chân cũng là một biện pháp tuyệt vời để sưởi ấm cơ thể, giúp khí huyết lưu thông, trao đổi chất hiệu quả. Sáng sớm hoặc chiều tà là khoảng thời gian tuyệt nhất để tắm nắng.

Bạn hãy cởi hết giày tất, để hai bàn chân về hướng mặt trời sưởi nắng 20-30 phút, các chuyên gia cho rằng đây là biện pháp tắm trần cho chân. Điều kỳ diệu của biện pháp này là làm cho tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu rọi vào lòng bàn chân, thúc đẩy toàn thân trao đổi chất, tăng nhanh tuần hoàn máu, nâng cao hoạt lực cho các cơ quan nội tạng, làm cho chức năng của các bộ phận trong cơ thể được phát huy dồi dào.
Cách này có hiệu quả chữa trị khá tốt đối với các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu, viêm mũi, bệnh còi xương v.v.

4. M***age chân

Như đã trình bày ở trên, chân là nơi tập trung của hầu hết các đường kinh mạch lớn của cơ thể, và tập trung nhiều huyệt quan trọng bổ trợ cho ngũ tạng. Vậy nên xoa bóp, bấm huyệt giúp kinh mạch lưu thông, có thể gián tiếp điều chỉnh những bất ổn hay thiếu xót trong cơ thể, tránh được bệnh tật.
Cách làm cụ thể là mỗi lần rửa chân thì m***age toàn bộ phần chân 1-2 lần, mỗi lần khoảng 30-40 phút.

Ngâm chân bằng nước ấm (nguồn: internet)

5. Vận động ngón chân tốt cho bao tử

Các nhà y học Nhật bản gần đây đã nghiên cứu và phát hiện, thường xuyên vận động ngón chân có thể làm mạnh khỏe bao tử. Lý luận kinh lạc cho rằng, kinh lạc của dạ dày là nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3, nguồn huyệt của bao tử cũng nằm ở vị trí đốt ngón chân. Vì vậy, chúng ta nên luyện tập ngón chân thứ 2 và thứ 3 giúp 2 ngón có tính đàn hồi, linh hoạt. Ngoài ra, người có chức năng bao tử mạnh, khi đứng thẳng thì ngón chân cũng bám rất chắc. Người có chức năng dạ dày yếu thì nên thường xuyên luyện tập các ngón chân.

Cách làm rất đơn giản mỗi ngày bất cứ khi nào rảnh bạn cho các ngón chân cử động, dùng 2 ngón thứ 2 và 3 gắp đồ… Cứ  luyện tập dần dần như vậy chức năng của bao tử sẽ mạnh dần lên.

6. Đấm chân luyện tập sức khỏe

Sau mát xa, ngâm chân nước ấm thì đấm chân cũng là 1 cách tác động lên các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông.

Dùng một cây gậy đấm lưng đấm nhẹ lên lòng bàn chân, mỗi lần khoảng 50-100 cái, làm cho chúng ta có cảm giác nhức,  tê, nóng, sưng, lần lượt đấm từ chân trái rồi chân phải. Thông qua đấm chân để kích thích hậu tố thần kinh dưới chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể đạt được hiệu quả khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.

7. Lắc chân giải tỏa mệt mỏi

Nằm ngửa, hai chân nhắc lên cao, sau đó lắc đi lắc lại hai chân, cuối cùng chuyển động một cách có tiết tấu giống như đạp xe đạp, mỗi lần làm từ 5-6 phút. Cách này có thể thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.

8. Cọ xát chân thư giãn gân cốt

Bỏ giày, đặt một vật hình tròn to như quả bóng tennis vào lòng bàn chân, chuyển động qua lại 1-2 phút, như thế có thể giúp cho chúng ta phòng chống chuột rút ở chân hoặc mệt mỏi quá độ.

M***age chân bằng bóng tennis (nguồn : internet)

9. Ấm chân phòng bệnh

Hàn lạnh bắt đầu từ chân, cho nên mùa đông chúng ta phải đặc biệt chú ý. Lòng bàn chân cách xa tim, lượng máu cung ứng ít, bề mặt có liên kết với thần kinh của đường hô hấp trên, đặc biệt là có liên kết chặt chẽ với niêm mạc mũi. Vì vậy không nên xem nhẹ giữ ấm cho chân, nếu không sẽ dễ bị cảm, trúng gió. Nếu bạn bị nghẹt mũi, cảm lạnh, có thể dùng dầu gió thoa một ít ở lòng bàn chân, cũng là 1 cách giữ ấm và chữa bệnh hiệu quả.

10. Chăm sóc chân đuổi bệnh

Móng chân chỉ cần một chút là có thể bong ra khỏi ngón và vùng đó có thể sẽ bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Để tránh trường hợp này chúng ta có thể thường xuyên cắt móng chân để tránh móng chân bị gãy đột ngột. Ngoài ra, khi cắt móng chân không nên để móng chân nhọn, hai bên móng cũng không nên cắt quá ngắn, nếu không móng chân sẽ châm vào da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thịt móng phía trong.

Qua 10 phương pháp đơn giản trên bạn đã có thể chăm sóc bàn chân để cơ thể khỏe mạnh. Hãy nhớ kiên trì và bền bỉ để có được hiệu quả tốt, ngoài ra cách đơn giản nhất để bảo vệ chân là không nên đứng quá lâu, m***age chân trước khi đi ngủ.
Chúc bạn luôn có 1 sức khỏe tràn trề.


st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2020 lúc 7:24am

Trước Giải Phẫu 



Thủy tổ loài người đã dùng mảnh đá nhọn để mổ lấy gai của cây cối đâm vào chân khi đi bộ săn bắn thú rừng, kiếm thực phẩm. Đá, kim loại sắc nhọn được dùng để khoan lỗ trên sọ, chữa nhức đầu, động kinh cũng như mở đường xua đuổi tà ma gây bệnh xâm nhập lũng đoạn não bộ.

Luật lệ Babylonians Ai Cập xưa quy định tưởng thưởng mười tiền khi y sư giải phẫu thành công cho một vị vương giả, năm tiền khi là thường dân và hai tiền nếu bệnh nhân là tên nô lệ. Nhưng nếu chẳng may mổ xẻ lại gây ra thiệt mạng cho vương gia thì thầy thuốc bị trừng phạt chặt bỏ một bàn tay.

Quan Công uống rượu, đánh cờ, quên đau để Hoa Đà sồn sột cạo mổ vết thương làm độc do mũi tên độc hiểm của phe Tào Tháo gây ra.

Thành ra giải phẫu đã là phương tiện trị liệu từ thuở mới có loài người trên trái đất.

Ngày nay, với đà tiến bộ của y khoa học, người ta đã không những giải phẫu để chữa bệnh, mà còn thay tim, ghép thận, cấy gan, biến hình dạng xấu thành mĩ miều như Phan An, Hằng Nga tiên nữ.

Theo thống kê, hàng năm bên Mỹ có khoảng trên dưới hai chục triệu người trải qua một cuộc giải phẫu nào đó. Tại các quốc gia khác, con số cũng cao không kém, tùy theo nhu cầu, dân số nhiều ít.

Giải phẫu có thể là để cấp cứu mạng sống hoặc đã được hoạch định trước; có thể là tiểu hoặc đaị; cần thuốc tê tại chỗ hoặc phải gây mê tổng quát; trong bệnh viện hoặc tại phòng mạch tư, mổ xong về liền. Nhưng bao giờ cũng phải do lương y được huấn luyện, có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện.

Và tương quan thầy thuốc- bệnh nhân phải được xác định rõ ràng. Giống như trong thương trường, thuận mua vừa bán. Thầy thuốc phải giải thích lợi hại về giải phẫu cho bệnh nhân. Bệnh nhân phải thấu hiểu thiện ý “lương y như từ mẫu” của phẫu thuật gia, mục đích và hậu quả của phương thức trị liệu.

Cảm thông trước giải phẫu

Để có tương quan tốt đẹp này, đôi bên cần có vài sửa soạn tiền giải phẫu. Đó là chuyện nhỏ nhưng nếu không làm thì sẽ thành to chuyện, mích lòng nhau. Đôi khi lại “đáo tụng đình”.

Trước ngày ra tay dao kéo, phẫu thuật gia phải ước định tình trạng sức khỏe tổng quát người bệnh dựa trên kết quả của y sử, khám xét tổng quát cơ thể, thử nghiệm máu, nước tiểu, chụp hình, siêu âm, coi xem có rủi ro cho giải phẫu trước sau. Rồi giải thích cho bệnh nhân.

Là bệnh gì? Tại sao cần giải phẫu? Giải phẫu cách nào, ở đâu? Lợi hại của giải phẫu. Rủi ro có thể xẩy ra. Nếu không giải phẫu thì sẽ ra sao. Bao lâu sẽ bình phục? vân vân...

Mà bệnh nhân cũng cần thấu hiểu nội tình trước khi “nhắm mắt đưa chân”, quyết định lên bàn mổ.

Tại sao cắt bỏ? Có cách chữa nào khác không? Nếu không mổ tôi sẽ ra sao? Mổ xong tôi có đánh tennis được không? Nằm bệnh viện mấy ngày? Bao giờ thì nấu cơm cho chồng con, đưa vợ đi coi mua nhà mới được? À mà tôi phải trả bao nhiêu tiền tươi? Đồng tiền liền khúc ruột mà. Nhiều bệnh nhân kỹ càng còn hỏi thêm cả về kinh nghiệm, khả năng chuyên môn của phẫu thuật gia.

Yếu tố ảnh hưởng tới giải phẫu

Bệnh nhân cũng cần biết những yếu tố có thể ảnh hưởng tới giải phẫu. Như là:

a-Tuổi tác:

Tuổi không là một cấm kỵ với giải phẫu, nhưng có thể có nguy cơ tử vong cao hơn sau giải phẫu. Theo thống kê, với đại giải phẫu, một lão nhân 80 tuổi có tỷ lệ tử vong là 5%, trong khi người trẻ chỉ có 2%.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, đây có thể là sự trùng hợp, khi người tuổi cao có vài bệnh kinh niên và sức chịu đựng của họ chắc không bằng người trẻ hơn mình.

b-Phái tính.

Theo thống kê, nam giới có nhiều rủi ro hậu giải phẫu hơn quý bà. Nguyên do có thể là các ông hay bị bệnh tim mạch hơn, thường lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe, khám bệnh rồi lại còn tứ đổ tường, rượu, thuốc lá nhiều hơn

c-Tình trạng sức khỏe.

Bảng phân loại sức khỏe của Hội Tê Mê Hoa Kỳ phân chia hậu quả của tình trạng sức khỏe với sau giải phẫu làm năm loại:

-Loại một trong đó sức khỏe tốt không ảnh hưởng gì tới giải phẫu;

-Loại hai có vài rủi ro nhưng không có vấn đề sức khỏe trầm trọng nào;

-Loại ba có bệnh tật giới hạn sinh hoạt của bệnh nhân nhưng chưa bất khiển dụng;

-Loại bốn với bệnh tật khiến không có khả năng sinh hoạt;

Loại năm hấp hối, không qua khỏi 24 giờ.

Rủi ro giải phẫu tăng từ 0,1% cho loại 1; 5% cho loại 3 và trên 20% cho loại 5.

d-Đang có bệnh. 

Đây là rủi ro lớn cho giải phẫu, nhất là khi có bệnh tim, cao huyết áp, bệnh phổi, tiểu đường, suy gan, bệnh thận. Các bệnh này cần được điều trị, kiểm soát trước khi quyết định mổ.

e-Tình trạng dinh dưỡng.

Nếu trước khi giải phẫu mà sức nặng cơ thể giảm 20% thì tỷ lệ tử vong cao hơn tới 6 lần, biến chứng nhiều hơn tới 4 lần, so với người dinh dưỡng đầy đủ.Trong khi đó thì mập phì đôi khi lại có thể gây rủi ro trong khi đánh thuốc mê hoặc sau giải phẫu, như là máu đóng cục, khó khăn hô hấp, tuần hoàn. 

g-Tình trạng tâm trí.

Bệnh nhân lú lẫn , không tự chăm sóc được, thường có nhiều rủi ro hơn người bình thường tới 50%, nhất là các biến chứng sau khi giải phẫu.

h-Rượu, thuốc lá, các dược phẩm đang dùng cũng có ảnh hưởng tới giải phẫu.

Rượu có thể khiến ta phản ứng khác thường với thuốc gây mê; thuốc lợi tiểu ảnh hưởng tới thành phần hóa chất của máu; thuốc loại steroid ảnh hưởng tới sức chịu đựng của cơ thể với giải phẫu.

Cho nên cần cho bác sĩ hay mọi thứ thuốc đang dùng cũng như không rượu, không nhiều nicotine trước khi mổ.

i-Loại giải phẫu.

Tiểu giải phẫu ít rủi ro hơn đại giải phẫu; giải phẫu đã định trước ít khó khăn hậu giải phẫu hơn khi cần mổ xẻ cấp cứu; cắt da quy đầu mau hồi phục hơn bắc cầu by p*** mạch máu tim...

Rủi ro chuyên môn

Trên đây là những nguy cơ từ phía bệnh nhân. Cũng có những rủi ro từ phía người và nơi cung cấp dịch vụ.

Ông thầy mổ bất cẩn, kém kỹ thuật chuyên môn; người đánh thuốc mê ngủ gật; cô y tá tiêm lộn thuốc; bệnh viện không trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu, giải phẫu; nhiễm trùng vì môi trường xấu trong nhà thương; sang nhầm loại máu hoặc máu nhiễm bệnh phong tình, viêm gan.

Lại còn lợn lành chữa thành lợn què, thận đang tốt bị lấy đi, để lại thận hư hao, cườm mắt trái mổ mắt phải

Theo thống kê, mấy thầy mổ xương là hay lẫn bên phải bên trái. Cho nên từ năm 1997 hội đoàn y sĩ ngành này đã yêu cầu trước khi mổ, phẫu gia phải ghi vào hồ sơ bằng mực không tẩy xóa được là đã nói chuyện với bệnh nhân về diễn tiến công việc sẽ làm. 

Giấy đồng ý giải phẫu

Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, bệnh nhân được yêu cầu ký Giấy Ưng Thuận- Hiểu Rõ. Tiếng Anh gọi là “Informed Consent”.

Quan niệm Informed Consent này đặt căn bản trên niềm tin rằng con người có quyền kiểm soát đời sống và cơ thể mình.

Hiến pháp nhiều quốc gia có ghi: Do bản năng, mọi người đều được tự do và tự chủ và có những quyền không thể chuyển nhượng được. Trong số những quyền này là an hưởng và bảo vệ đời sống; tạo mãi và duy trì tài sản; đeo đuổi và được sự an toàn, hạnh phúc cũng như có riêng tư cá nhân. Hiến pháp Hoa kỳ có ghi quyền được tự do một mình (right to be alone).

Luật lệ xác định là khi có một sự liên hệ thầy thuốc-bệnh nhân, thì thầy thuốc có bổn phận phải cung cấp cho bệnh nhân các tin tức cần thiết để bệnh nhân có thể quyết định một cách hợp lý sự điều trị nói chung và giải phẫu nói riêng. Và cả quyền từ chối điều trị.

Lấy IC là nhiệm vụ của người thầy thuốc. Tuy nhiên, họ có thể ủy cho nhân viên phụ tá làm việc giải thích cho bệnh nhân. Nhưng nếu có chuyện gì xẩy ra thì trách nhiệm vẫn là bác sĩ. Vị này không thể chạy tội bằng “Xin lỗi, nhân viên của tôi quên không nói cho bà ta hay rằng, cắt thịt dư có thể đưa tới thay đổi dọng nói”.

Không lấy IC là phạm tội cẩu thả và đã có thời kỳ bi coi như một sự hành hung, xâm phạm cơ thể người khác.

Khi bệnh nhân không ký IC thì bác sĩ cũng phải yêu cầu họ ký giấy từ chối sau khi giải thích cặn kẽ về những rủi ro có thể xẩy ra nếu không điều trị.

Nếu vì lý do nào mà bệnh nhân không hiểu được lợi hại của giải phẫu, không minh mẫn để ký giấy IC, bác sĩ phải hành động căn cứ vào quyết định của thân nhân hoặc người chăm sóc hợp pháp. Đặc biệt là sau tai nạn, thương tích trầm trọng, bệnh nhân bất tỉnh, hôn mê. Vì cứu bệnh như cứu hỏa.

Một điểm quan trọng trước khi quyết định giải phẫu, là phải nắm vững các vấn đề. Nếu vẫn chưa đả thông thì lấy Ý Kiến Thứ Hai, thứ ba. Đó là Second Opinion.

Second Opinion là để mình hiểu rõ bệnh tình của mình hơn trước khi quyết định.

Đây là một quyền của ta và các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân sử dụng. Đừng ngần ngại, sợ mích lòng “Ông Bà Thầy từ trước tới giờ vẫn tốt và thực thà với mình.- Tin nhau là quý”. Có thể xin thầy thuốc gới thiệu cho một bác sĩ chuyên khoa khác hoặc hỏi bạn bè, nhân viên y tế giúp tìm người chuyên môn, kinh nghiệm về giải phẫu của mình, để xin thêm ý kiến.

Second opinion có thể không khác mấy với ý kiến ban đầu, nhưng sẽ làm mình yên tâm hơn. Medicare và hầu hết các bảo hiểm sức khỏe đều đồng ý trả y phí cho việc tham khảo thêm này.

Ngoài ra, giải phẫu đôi khi không phải là đáp số duy nhất cho bệnh tình của mình. Còn có những trị liệu không dao kéo như thuốc men, dinh dưỡng, thay đổi nếp sống, y khoa phục hồi. Nếu bệnh không thập tử nhất sinh thì ta có thể chờ đợi xem sao, sau khi cân nhắc hơn thiệt với bác sĩ điều trị.

Thống kê cho hay, second opinion giảm thiểu bắc cầu động mạch tim tới 50% vì giải phẫu không cần thiết.

Sao lại có chuyện cần thiết với không cần thiết nhỉ!?.

Vâng, vì lòng người đôi khi cũng không trong sáng. Một số môn đệ Hoa Đà, Hippocrates đặt lợi nhuận trên lợi ích điều trị, cảm nghĩ cá nhân trên luận cứ y khoa học.

Thống kê đã nêu ra các giải phẫu không vì mục đích điều trị thường thấy nhất là cắt bỏ tử cung và túi mật, by p*** động mạch tim.

Thầy thuốc nói nghẹt bốn năm mạch máu trên tim, mà mình chẳng thấy triệu chứng gì, nên còn do dự. Nhưng “không mổ thì tiêu tùng đấy nhé”. Thế là nhắm mắt lên bàn, hít thở thuốc mê, tỉnh dậy trả tiền.

Nói vậy không có nghĩa là nghi ngờ “lòng tốt” của giải phẫu gia.

Nội xuất huyết vì bao tử loét thủng lỗ, xương sườn gẫy đâm vào phổi, ruột dư hành mà không giải phẫu ngay thì chỉ có “hai năm mươi”.

Ung thư da mà không cắt bỏ; cườm mắt mà không laser, trật xương sống liệt chân mà không giải tỏa thì sao cho khỏi bệnh.

Nhiều khi giải phẫu cũng để phòng ngừa biến chứng, tái tạo phần hư hao.

Tóm lại là giải phẫu có thể cứu sống ta, làm ta lành bệnh, ngăn ngừa biến chứng, di căn, phục hồi chức năng, bộ phận. Và cả thẩm mỹ khiến ta đẹp, trẻ dễ thương hơn.

Kết luận.

Giả tưởng .“Sau vài giờ nằm trên bàn mổ, thiêm thiếp đi vào giấc mộng du, mặc tình cho tay thầy thuốc tín nhiệm trổ tài với trái tim nhỏ bé thân thương nhưng kém chức năng của mình, bác Minh tỉnh dậy thấy mình khỏe mạnh như Hercule. Ông vươn vai đứng lên, trả bill, chào tạm biệt toán thợ mổ rồi cặp tay bà xã ra về, trong lòng thơ thới. Thế là từ nay ta mặc sức enjoy cuộc đời, không còn sợ tim ngưng bất tử.

Mà thầy giải phẫu cũng hân hoan, hãnh diện với việc làm cứu nhân độ thế của mình. Đồng thời lại có thêm tí tiền còm, phụ thêm cho chuyến du lịch cùng vợ con lên cung trăng thăm chị Hằng vào Trung Thu năm nay và mua mảnh đất cạnh cây đa của chú Cuội để xây nhà nghỉ mát mùa Hè”.

 Thế là đôi bên lưỡng lợi. Vì đã áp dụng kinh nghiệm của các cụ ta: “Thà mất lòng trước, được lòng sau”, còn hơn cả nể rồi mai mốt kéo nhau ra Ba Tòa Quan Nhớn mà tranh luận phải trái, ký kết bồi thường thiệt hại bên này, bên kia…

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.633 seconds.