Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2019 lúc 3:01pm

Sống Với Viêm Khớp 


Hai câu thơ tình cảm của nhà thơ Nguyễn Bính:
“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
đã được cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền mượn vần để nói lên một tình trạng bệnh của người cao tuổi như sau:
Nắng mưa là bệnh của trời
Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”.
Vì thực ra Viêm Khớp là rối loạn thường thấy ở lớp tuổi “cổ lai hy”. Chỉ thường thấy mà thôi, chứ không phải cứ tuổi cao là bị bệnh. Bệnh cũng xảy ra ở lớp tuổi trung niên, thậm chí trẻ hơn.
Viêm Khớp là bệnh thoái hóa của khớp, một phần vì sự tả tơi hư hao với thời gian sử dụng, nhưng cũng gây ra do nếp sống của con người và sự không có hiểu biết rõ ràng về bệnh.
Khớp là nơi kết nối của 2 hoặc nhiều xương. Đa số khớp có thể chuyển động theo nhiều tầm khác nhau như xoay tròn, xoay ngang xoay dọc, vươn lên cao hoặc xuống thấp, bước tới bước lui, nhờ đó con người thực hiện được các công việc cần thiết cho sự sống.

Thành phần tối quan trọng của khớp là lớp đĩa đệm bằng chất sụn để giảm cọ sát của hai đầu xương cũng như chống sốc khi khớp chuyển động. Ngoài ra, còn gân, dây chằng, cơ bắp bao che xung quanh để giữ khớp ở vị trí cố định và giúp khớp mạnh hơn; chất nhờn trơn để mặt xương dễ dàng trườn lên nhau khi chuyển động.

Trong Viêm Khớp, sụn hao mòn, rách tả tơi, đưa đến hậu quả là hai đầu xương cọ vào nhau, gây ra đau, sưng và giảm tầm cử động của khớp. Một vài cái gai (spur) từ xương cũng nhô ra, đụng vào cơ bắp, dây thần kinh khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn hơn.
Sụn hao mòn với thời gian sử dụng cho nên quá bán quý vị cao niên trên 65 tuổi thường bị viêm một khớp nào đó trong cơ thể. Ở lớp tuổi trẻ hơn, rủi ro gây viêm khớp có thể là chấn thương khi liên tục dùng khớp quá sức: nâng vật nặng, va chạm trong thể dục thể thao hoặc do quá mập phì. Khớp cuối các ngón tay, đầu gối, khớp cổ, thắt lưng là nơi bị nhiều hơn cả.

Ngoài ảnh hưởng lên sự di động, viêm khớp còn ảnh hưởng tới nếp sống, tới công việc, khả năng tài chính và ngay cả tới địa hạt tinh thần. Đi lại khó khăn. Không nâng nhấc được vật nặng.Tốn tiền chữa trị. Kém thu nhập. Giới hạn nghề nghiệp, kém sinh hoạt hàng ngày. Cảm thấy trở nên bất khiển dụng, rồi trầm cảm xuất hiện, stress tăng, kém ăn, mất ngủ. Vì theo bác sĩ chuyên khoa xương Scott J. Zashin, chưa có nghiên cứu dứt khoát nào cho hay là ta có thể trì hoãn hoặc phòng tránh sự phát triển của Viêm Khớp nhưng chỉ có cách để giảm những rủi ro gây ra bệnh.

Như vậy, các nhà chuyên môn đều có ý kiến là, chẳng may bị Viêm Khớp thì hãy tìm cách sống chung với bệnh. Tức là thay đổi nếp sống và thói quen để đối phó với khó chịu của bệnh đồng thời cũng tránh những gì có thể gây tổn thương thêm cho khớp đã bị hư hao.

1-Trước hết là cần có một vị lương y cởi mở, tận tâm để sớm xác định bệnh rồi điều trị nhờ đó giảm thiểu tổn thương và giảm đau. Có nhiều thuốc chống viêm, chống đau mà bác sĩ có thể chỉ định cho từng người bệnh. Uống theo đúng hướng dẫn. Nếu có tác dụng ngoại ý, cho bác sĩ biết để đổi thuốc. Muốn dùng thêm thuốc trị “bá bệnh”, không khỏi sẽ được trả lại tiền, thì cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ. Kẻo mà tiền mất tật mang, vì thuốc Tiên có thể chứa chất gây mục xương, mập phì. Đôi khi bác sĩ cũng bơm bổ xung dầu mỡ nhân tạo (hyaluronic) để khớp bớt khô, cử động dễ dàng.

Trong trường hợp trầm trọng mà chữa trị bằng thuốc không được như ý muốn thì bác sĩ có thể đề nghị giải phẫu khớp. Trước khi quyết định mổ, hỏi bác sĩ xem còn điều trị nào khác không, có cần phải mổ không, tỷ lệ giảm bệnh là bao nhiêu và áp dụng cách mổ nào? Thay khớp, dính khớp hoặc mổ lấy gai, lấy mảnh vụn trong khớp. Hãy tìm hiểu tường tận và tin tưởng ở khả năng của bác sĩ.

2- Hiểu rõ về bệnh
Qua bác sĩ cũng như sách báo, internet, hãy tìm hiểu cặn kẽ về diễn tiến, biến chứng của bệnh để đôi bên có thể “sống chung hòa bình”. Biết người, biết ta mà. Chấp nhận hoàn cảnh một cách tích cực, tránh những gì có thể làm bệnh gia tăng đồng thời áp dụng các phương thức giảm thiểu triệu chứng bệnh. Chia xẻ kinh nghiệm với người cùng cảnh ngộ để giảm khó khăn. Có nhiều hiệp hội thân hữu, hỗ trợ bệnh nhân Viêm Khớp mà ta có thể tham gia để học hỏi, để an ủi lẫn nhau.

3-Bảo vệ khớp
Gượng nhẹ và không dùng khớp đang bị tổn thương để làm công việc cần sức mạnh, như nâng nhấc vật nặng, di động quá nhanh; không đi giày cao gót suốt ngày khi bị viêm khớp đầu gối, cổ chân; không bẻ khớp ngón tay ngón chân để tránh viêm căng dây chằng, gân quanh khớp đưa tới giảm sức mạnh bàn tay, bàn chân.

4-Giảm sức nặng cơ thể.
Ăn uống vừa đủ với nhu cầu, tránh mập phì. Theo bác sĩ Patience White, U.S. Arthritis Foundation, với 1 kg thể trọng thì khớp đầu gối chịu một sức nặng là 4 kg, tăng rủi ro viêm khớp. Thống kê cho hay 2/3 người mập phì bị viêm khớp.

5-Tập luyện cơ thể
Nhiều người cho là bị viêm khớp mà vận động cơ thể sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Tin tưởng này đúng nếu không biết cách vận động và không đúng nếu biết tập luyện tùy theo khả năng của khớp. Dòng nước không chảy, nước tù đọng, dơ bẩn. Khớp không cử động, khớp “đóng băng” cứng ngắc. Mỗi sáng, sau một đêm ngủ ngon, bà con thấy các khớp của bàn tay, bàn chân, đầu gối đau đau, không co duỗi đựơc, vì chúng bất động suốt 6,7 giờ. Thêm vào đó, vì khớp viêm đau, bệnh nhân bảo vệ khớp, không dùng, cơ bắp xung quanh yếu, khiến cho khớp thêm cứng. Với các nhà chuyên môn y khoa học, vận động là phương thức hiệu nghiệm nhất vùa phòng tránh vừa giảm khó chịu của Viêm Khớp. Bác sĩ Thấp Học Sam Schatten, Atlanta, nhận xét: “Đi bộ cải thiện rất nhiều thái độ của con người và loại bỏ vòng luẩn quẩn có hại buồn phiền và đau nhức”.
Có ít nhất 3 cách vận động giúp khớp bớt đau:
a- Vận động để tăng tầm chuyển động bình thường (range of motion) và giảm sưng cứng của khớp. Nhiệm vụ khớp cổ tay là xoay tròn về mọi phía thì nhẹ nhàng tập luyện xoay để khớp không đóng băng. Khớp đầu gối là để đứng lên, ngồi xuống, bước tới bước lui thì tập lên gối xuống gối để duy trì chức năng này.

b- Tập luyện để tăng cường sức chịu đựng của cơ thể (aerobic exercise), tuần hoàn hô hấp hoạt động mạnh hơn, tinh thần thoải mái, yêu đời, ngủ ngon hơn đồng thời cũng bớt mập phì, một trong những rủi ro gây viêm khớp. Có thể đi bộ với nhịp bước nhanh hoặc bơi lội.
c- Tập luyện để tăng sức mạnh của cơ bắp, gân, dây chằng chung quanh khớp, nhờ đó khớp đang bị viêm không bị dao động, giảm đau.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ về các phương thức tập luyện, sao cho thích hợp với tình trạng bệnh của mình.

6- Sống thoải mái tích cực.
Nhiều người buồn rầu, than vãn vì triền miên đau, sống trong căng thẳng. Mà stress làm cơ thể căng cứng, tăng đau nhức kèm theo bực bội và giảm sinh hoạt. Tích cực sống hòa bình với Viêm khớp cũng tăng sản xuất hóa chất endorphin trong người, là chất làm giảm đau. Lâu lâu làm một cuộc m***age, ngâm tắm nước nóng để máu huyết lưu thông, thư dãn xương khớp, ngủ ngon, giảm đau.

7-Thời tiết với Viêm Khớp
Nhiều người tin tưởng rằng thời tiết khí hậu ảnh hưởng tới Viêm Khớp. Họ đã chuyển nơi ở từ miền lạnh ẩm tới vùng khô ráo nắng ấm. Nhiều người cũng nói “cứ mỗi khi tôi đau nhức xương khớp là y như rằng Trời sắp giông tố, mưa bão”. Tin tưởng này có từ thuở xa xưa, khiến cho các khoa học gia cũng phải lưu tâm, nghiên cứu.

Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, bác sĩ John Hollander đã làm một nghiên cứu về vấn đề này. Ông để 8 bệnh nhân bị Thấp Khớp và 4 bị Viêm Khớp vào một căn phòng kín trong đó áp xuất không khí điều chỉnh lên xuống được. Kết quả mà ông tìm ra là 8 người nhạy cảm với thời tiết và 7 người cho hay đau hơn khi tăng độ ẩm và giảm áp xuất. Kết quả được nhiều nhà chuyên môn lưu ý và nghiên cứu thêm. Một giả thuyết giải thích hiện tượng này là khi áp xuất xuống thấp, không khí ẩm khiến cho tế bào bị viêm “nở” ra đưa tới khớp hơi sưng và đau.

Trong một tài liệu của Johns Hopkins Medicine có ghi: Mặc dù có vài bằng chứng rằng người sống ở vùng khí hậu ấm, khô ráo ít cơn đau viêm khớp, nhưng khí hậu không ảnh hưởng tới diễn tiến của bệnh. Nhiều lắm thì thời tiết có thể ảnh hưởng tới sự đau của khớp viêm.

Nghiên cứu về Osteoarthritis pain and weather do F. V. Wilder, B. J. Hall và J. P. Barrett thực hiện năm 2003 kết luận: Nói chung, các dữ kiện tìm thấy từ nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết nói rằng thời tiết liên quan tới đau. Thậm chí nếu có thì rất khiêm nhường.

Tạp chí y học J Rheumatology 2004;31:1327-34) có ghi “Kinh nghiệm cố cựu “ Lạnh và ẩm xấu, ấm và khô tốt cho Thấp Khớp” dường như chì đúng với độ ẩm mà thôi”.

Đó là ý kiến chung của các nhà nghiên cứu. Và các bác sĩ chuyên khoa Thấp học cũng ít khi khuyên bệnh nhân di chuyển nơi ở, mà chỉ “nước đôi” vô thưởng vô phạt, nếu quý vị muốn, hãy thử xem sao.
Vả lại, bệnh Viêm Khớp, thấy có ở mọi quốc gia, từ miền nắng ấm tới vùng băng giá quanh năm. Cho nên trước khi di chuyển, cũng nên cân nhắc, sống thử một thời gian coi xem sao. Vả lại di chuyển, bỏ nơi quen sống từ nhiều chục năm, từ bỏ bạn bè thân thuộc, ông bà thầy thuốc thân yêu thì cũng hơi tiếc đấy.
Đặc biệt là với quý bà chị. Vì theo bác sĩ Maradee A. Davis và cộng sự viên, University of California, San Francisco, tỷ lệ viêm khớp gối của phụ nữ là 4.9% so với 2.6% ở nam giới. Và rủi ro này tăng khoảng 1.57 ở tuổi 45-54 lên 2.14 ở tuổi 65-74. Quý hiền tỷ phải cách xa bạn “đồng bệnh “để “tương lân”, học hỏi kinh nghiệm sống với Viêm Khớp thì có lẽ cũng hơi “buồn năm phút” đấy nhỉ.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2019 lúc 9:16am

Sơn móng tay _ Những điều cần biết

BM
  
Làm móng tay và sơn móng tay đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc làm đẹp của phụ nữ thuộc mọi tầng lớp giai cấp, từ các bà nội trợ cho đến những nhân viên thuộc  thành phần lãnh đạo của các công ty lớn. Ở Mỹ, nghề làm móng tay, có thể nói, do người Việt nắm độc quyền. Dù vậy, không có nhiều người hiểu tường tận những điều cần quan tâm khi mua sắm hay sử dụng sơn móng tay trong nghề nghiệp.

BM

Trước hết, trước khi mua sắm, chọn lựa các loại sơn móng tay, người tiêu thụ nên để dành chút thì giờ để đọc những hàng chữ được in phía sau lọ sơn, cho dù những hàng chữ ấy thường rất khó đọc. Bạn có biết, bao nhiêu chất hóa học chứa trong sơn móng tay có thể gây ra những hư hao thương tổn khi ngửi mùi hơi sơn, và một số chất hóa học ấy có thể thâm nhập vào mạch máu?

BM

Trong một số nghiên cứu với những điều khám phá đáng lo ngại, các nhà khoa học đã tìm ra rằng, trong vòng 6 giờ sử dụng sơn móng tay, chất hóa học diphenyl phosphate (DPHP), một trong những hóa chất có trong sơn, sẽ đạt nồng độ rất cao trong nước tiểu.

Cộng vào đó, một số chất hóa học có trong sơn móng tay có liên hệ đến nguyên nhân gây ra ung thư, và một số chất khác, làm sẩy thai.

Thế thì, những chất nào trong sơn móng tay có thể gây ra nguy hại cho sức khỏe?

BM

Có 3 thành phần nguyên liệu chính mà người sử dụng cần phải biết và lưu tâm, đó là: dibutyl phthalate, toluene, và formaldehyde. Trong kỹ nghệ mỹ phẩm, các chất này thường được gọi là “the toxic trio,” tạm dịch là “tam độc tố.”

BM  

1. Toluene – chất hòa tan, làm cho nước sơn bóng mượt

BM
  
Sự nguy hiểm của toluene là, một dung dịch không có màu, không hòa tan được trong nước lạnh, có mùi giống như dầu pha trộn sơn nhà hay sơn gỗ. Chất này có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

Trong thời gian ngắn hạn, hít thở chút đỉnh toluene, có thể làm cho bị mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, và yếu xụi bắp thịt.

Hít thở toluene trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống sinh lý, và hệ thống đề kháng. Có khi hệ quả làm cho yếu kém thị giác và thính giác, hư hại thận và gan. Trường hợp nặng, làm cho hư hại não bộ, mất trí nhớ, và mất khả năng suy nghĩ, tư duy.

BM
  
Hít thở toluene với nồng độ cao trong khi có thai có thể ảnh hưởng đến em bé, làm cho em bé sanh ra bị khuyết tật, khù khờ và chậm lớn. Một số nghiên cứu cho thấy trong môi trưởng ảnh hưởng của toluene, làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

2. Formaldehyde - chất dùng làm cho móng tay cứng lại, và khử trùng dụng cụ làm móng

BM
  
Formaldehyde, formol, cũng là thuốc dùng để ướp xác chết. Hóa chất này không có màu, dễ bị bắt lửa, có mùi hăng rất gắt, có thể gây ra dị ứng trên da và làm cho phỏng da. Hơi formaldehyde, có thể làm cho nhịp tim bị rối loạn, và gây ra kinh phong.

BM
  
Tệ hại nhất, cơ quan International Agency for Research on Cancer (IARC) đã liệt kê formaldehyde là độc tố gây ra ung thư cho con người. Sử dụng formaldehyde về lâu về dài, tùy theo hàm lượng, có liên hệ đến ung thư mũi, ung thư máu, theo kết luận của Hội Ung Thư Hoa Kỳ, American Cancer Society.

3. Dibutyl phthalate (DBP) chất hòa tan là cho nước sơn khô lại như nhựa, không bị bể

BM
  
Dibutyl phthalate, ảnh hưởng nguy hại đến hệ thống nội tiết, và hệ thống sinh lý. Nghiên cứu trên loài vật cho thấy, chất này gây ra hiếm muộn và sanh con bị tật bẩm sinh.

Trên thực tế, nhiều người sử dụng sơn móng tay, tường trình không có phản ứng phụ nguy hại nào, cho dù sử dụng hằng ngày và thường xuyên trong vòng nhiều năm. Có lẽ vì cơ thể của họ có khả năng giải độc được. Tuy vậy, cũng có nhiều người thường xuyên bị nhức đầu, là triệu chứng thường gặp.

Dù sao đi nữa, cũng nên để ý và quan tâm. Nên lựa chọn những loại sơn ít gây ra nguy hại:

BM  

·        “9-Free,” là loại sơn không chứa formaldehyde, toluene, dibutyl phthalate, formaldehyde resin, camphor, xylene, ethyl tosylamide, parabens, và acetone.

·        “7-Free,” sản phẩm không chứa formaldehyde, toluene, dibutyl phthalate, formaldehyde resin, camphor, ethyl tosylamide, và xylene.

·        “5-Free,” sản phẩm không có formaldehyde, toluene, dibutyl phthalates, hoặc camphor.

·        “3-Free,” là loại sơn móng tay không chứa “tam độc tố”, formaldehyde, dibutyl phthalate, và toluene.

BM
  
Nói chung, người sử dụng sơn móng tay nên cân nhắc và chọn loại sơn thích hợp cho mình. Lâu lâu, cũng nên cho móng tay được nghỉ xả hơi, trở về trạng thái tự nhiên vì sử dụng hóa chất nhiều quá có thể làm cho móng tay bị dòn và dễ gãy.

Riêng người làm móng, nói chung là nên đề phòng, cẩn thận, nên có những khoảng thời gian nghỉ dài hạn để cơ thể hồi phục.



BS Hồ Ngọc Minh

BM

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 7:22am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2019 lúc 8:08am

Ăn chay có thể bị nguy cơ đột quỵ cao hơn

BM
Một nghiên cứu cho thấy người ăn chay và thuần chay có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn và nguy cơ đột quỵ cao hơn người ăn thịt.

Theo nghiên cứu này, thì cứ trong 1000 người ăn chay hoặc thuần chay, số trường hợp mắc bệnh tim ít hơn 10 người, và số người bị đột quỵ cao hơn 3 người, so với người ăn thịt.

Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Y học Anh, đã xem xét 48.000 người trong vòng 18 năm.

Tuy nhiên nghiên cứu không thể chứng minh là việc bị đột quỵ là vì cách ăn uống hay tùy thuộc vào những khía cạnh khác của đời sống.

BM
  
Các chuyên gia về cách ăn uống nói bất kể chế độ ăn kiêng của mọi người, ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là điều tốt nhất cho sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy gì thêm?

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu từ EPIC-Oxford, một dự án nghiên cứu dài hạn lớn về cách ăn uống và sức khỏe.

Một nửa số người tham gia, được tuyển dụng từ năm 1993 đến 2001, là những người ăn thịt, chỉ hơn 16.000 người trong số họ ăn chay thuần chay, với 7.500 người nói họ ăn cá.

BM
  
Người tham gia được hỏi về chế độ ăn uống khi họ tham gia nghiên cứu và một lần nữa vào năm 2010. Lịch sử y tế, hút thuốc và hoạt động thể chất cũng được tính đến.

Tổng cộng, có 2.820 trường hợp mắc bệnh tim mạch vành (CHD) và 1.072 trường hợp đột quỵ - bao gồm 300 cơn đột quỵ xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu yếu bị vỡ và chảy máu vào não.

Người ăn cá được phát hiện có nguy cơ mắc CHD thấp hơn 13% so với người ăn thịt, trong khi những người ăn chay và ăn thuần chay có nguy cơ CHD thấp hơn 22%.

BM
  
Nhưng những người có hệ thống chỉ ăn thực vật có nguy cơ đột quỵ cao hơn 20%. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này có thể được liên kết với mức vitamin B12 thấp nhưng cho biết cần nhiều nghiên cứu hơn để điều tra sự liên quan của tình trạng thiếu B12 với sức khỏe.

Cũng có thể tỷ lệ đột quỵ cao này không liên quan gì đến chế độ ăn uống của mọi người mà phản ánh những khác biệt khác trong cuộc sống của những người không ăn thịt.

BM
Biến đổi khí hậu: ‘Ăn ít thịt để bảo vệ trái đất’

Vậy nghiên cứu này có cho thấy ăn chay hay thuần chay không tốt cho sức khỏe?

Tiến sĩ Frankie Phillips, từ Hiệp hội Dinh dưỡng Anh nói là không - bởi vì đây là một nghiên cứu quan sát.
  
"Giới nghiên cứu xem xét những gì mọi người đã ăn và theo dõi họ trong nhiều năm, vì vậy đây là một sự liên kết, không phải là phân tích nhân quả", bà nói.

"Thông điệp chung, đối với tất cả mọi người là, một chế độ ăn uống có kế hoạch là điều tốt, và nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau.

BM  
Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau là điều quan trọng, không phải tối nào cũng chỉ có thịt và khoai tây

"Người ăn thịt không nhất thiết có một chế độ ăn đa dạng, vì họ có thể sống bằng thịt và khoai tây cho bữa tối mỗi tối mà không có bất kỳ loại rau nào."

Thói quen ăn uống của những người này đã có thay đổi từ khi nghiên cứu này bắt đầu?

Các nhà nghiên cứu đã quay lại tiếp xúc với những người tham gia vào năm 2010 để hỏi lại họ về cách ăn uống bây giờ của họ.

Nhưng Tiến sĩ Phillips nói rằng chế độ ăn chay và ăn thuần chay chắc chắn là đã thay đổi.

BM
  
"Đây là dữ liệu được thu thập từ một vài thập niên trước," bà nói.

"Có thể là cách ăn chay điển hình ngày nay rất khác với cách ăn chay hoặc ăn thuần chay của 20 hoặc 30 năm trước.

"Hàng loạt thực phẩm tiện lợi cho việc ăn chay và thuần chay đã ồ ạt ra đời. Ăn chay giờ đây phổ biến hơn xưa rất nhiều. "

Và chúng ta biết nhiều hơn về những rủi ro sức khỏe liên quan đến việc ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột...

Vậy chúng ta phải ăn gì?

BM
  
Hướng dẫn Ăn Lành mạnh của NHS nhấn mạnh sự cân bằng của các loại thực phẩm chúng ta cần, bất kể chúng ta theo chế độ ăn uống nào:

·        Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
·        Nhưng bữa ăn nên được dựng xoay các thực phẩm giàu tinh bột có chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống.
·        Đừng quên chất đạm - từ thịt nạc, cá, hải sản, đậu, đậu phụ hoặc các loại hạt không ướp muối.
·        Bao gồm các sản phẩm sữa hay thay thế sữa.
·        Thực phẩm giàu chất béo, đường hoặc muối nên được ăn ít thường xuyên hơn và với số lượng nhỏ.

Nhưng người ăn chay và ăn thuần chay cũng cần phải đặc biệt để ý sao cho thức ăn của mình có đủ một số chất dinh dưỡng cụ thể.

Chẳng hạn, người ăn thịt, sữa và cá thường có đủ sinh tố B12, cần thiết cho máu và hệ thần kinh khỏe mạnh.

BM
  
Trong khi đó, người ăn thuần chay có thể bị thiếu hụt sinh tố B12, mặc dù B12 cũng có trong các thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng tăng cường và dịch chiết nấm men.

Sắt cũng không dễ được hấp thụ từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật, vì vậy người chọn không ăn thịt cần phải đảm bảo chúng bao gồm các loại thực phẩm như bánh mì và bột mì, trái cây sấy khô và đậu.

BM
  
Và tháng trước đã có một cuộc kêu gọi những người ăn chay nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo họ tiêu thụ đủ những chất dinh dưỡng khác, được gọi là choline, quan trọng đối với sức khỏe của não.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2019 lúc 1:10pm

Người sống thọ có 4 cái “lười”

BM

Từ xưa tới nay, những người sống thọ trên 100 tuổi không phải là hiếm thấy. Rốt cuộc thì những người sống thọ có gì khác với người bình thường? Thường thì những người sống thọ đều có 4 cái “lười”, nếu bạn có được 2 điều trong số đó cũng đã rất tốt rồi.

Dưới đây là 4 cái “lười” của những người trường thọ:

1. “Lười” ăn nhiều

BM
  
Ăn quá no sẽ tạo thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nếu ăn quá nhiều lâu ngày sẽ gây hại cho cơ thể, dẫn đến nhiều căn bệnh về đường ruột, dạ dày. Hơn nữa nếu mỗi bữa đều ăn quá no sẽ nhanh chóng bị béo phì cũng như dẫn đến các bệnh cao huyết áp, đường huyết cao và mỡ máu cao, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Những người sống thọ thì khác, họ “lười” ăn nhiều, mỗi bữa chỉ giữ ở mức no 7-8 phần là đủ rồi.

2. “Lười” tức giận

BM
  
Cảm xúc có liên quan mật thiết đến sức khỏe, thường xuyên tức giận sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra những chất có hại, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gan. Ngoài ra còn dễ làm tăng huyết áp, khiến chúng ta dễ mắc bệnh cao huyết áp.

Những người sống thọ “lười” tức giận, mỗi ngày họ đều giữ thái độ lạc quan vui vẻ, như vậy sẽ có thể kéo dài tuổi thọ.

3. “Lười” lo âu

BM
  
Cuộc sống ngày nay có rất nhiều áp lực, mọi người thường lo âu khá nhiều vấn đề, mà việc phiền não quá nhiều dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến hiện tượng mất ngủ. Nếu chúng ta không ngủ đủ sẽ dễ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Vì vậy nếu muốn sống thọ và khỏe mạnh hơn, thường ngày nên ít nghĩ ngợi lo âu, cố gắng ngủ đủ.

4. “Lười” sốt ruột

BM

Trong cuộc sống, người hay sốt ruột, lo lắng thường dễ bất an, tâm trạng thường lệch khỏi trạng thái cân bằng, làm việc thường hay nóng vội, tính khí cũng trở nên thất thường.

Sau khi bước vào tuổi trung niên, xương cốt sẽ dần lão hóa, nếu bình thường đi bộ khá nhanh và gấp gáp sẽ dễ ngã, va chạm vào những đồ vật khác. Vì vậy khi lớn tuổi cần “lười” sốt ruột, đi bộ chậm rãi, như vậy sẽ tránh được té ngã và kéo dài được tuổi thọ.

BM
  
Ngoài ra, vận động cũng là điều rất quan trọng không thể thiếu đối với tuổi thọ, chúng ta nên tập thói quen vận động mỗi ngày, nhờ vào việc luyện tập sẽ giúp kích thích mỡ nội tạng tiết ra nhiều adiponectin. Bác sĩ sản khoa Nhật Bản Kana Maruta cho biết, thật ra điều khiến chúng ta không ngờ đó là adiponectin được tạo ra từ chất béo, nhưng quá nhiều chất béo lại sẽ ngăn cản tiết adiponectin, vì vậy hình thể chuẩn và lượng mỡ vừa phải mới là trạng thái tốt nhất cho việc sản sinh adiponectin.

Luôn giữ nụ cười tươi cũng có thể thúc đẩy tiết adiponectin cũng như làm tăng khả năng miễn dịch, hoạt hóa các tế bào trong cơ thể, đạt hiệu quả phòng bệnh, ngăn ngừa ung thư. Bình thường nên uống nhiều nước để thúc đẩy thải chất độc, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, tuổi thọ cũng sẽ dài hơn.

Sống thọ và khỏe mạnh là điều mà ai trong chúng ta cũng đều hướng đến, vì vậy dù thường ngày có bận rộn đến mức nào cũng nên chú ý giữ thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, đồng thời càng nên bỏ đi những thói quen không tốt.

BM
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2019 lúc 9:22am

Giảm cân sau tuổi 40

BM
Sau tuổi 40, đàn bà nhiều hơn đàn ông, dễ tăng cân theo những năm tháng về sau. Vấn đề giảm cân và giữ eo là mối quan tâm có thể nói là một trong 10 ưu tiên hàng đầu cho phụ nữ, nhất là khi trên tuổi 40.

Trước khi đọc tiếp, xin nhắc nhở, tuy bài viết này đề cập nhiều đến phụ nữ ở tuổi trên 40, nhưng những nguyên tắc chính vẫn đúng cho các đấng “phụ nam” và đúng cho mọi lứa tuổi. Một trong những “phụ nam” đó có cả bản thân người viết bài này.

Vì bệnh nhân của tôi chính yếu là phụ nữ, vấn đề kiểm soát cân nặng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện chữa trị chuyên môn. Tôi để ý con số bệnh nhân phải đối đầu với sức nặng của cơ thể tăng nhiều sau tuổi 40, lứa tuổi mà các triệu chứng của tiền mãn kinh bắt đầu xuất hiện, kéo theo các vấn đề như cao mỡ (cholesterol), cao máu (cao huyết áp), cao đường (tiểu đường) cũng như vấn đề loãng xương, và ung thư. Riêng với quý ông, “phụ nam”, là chuyện “3 cao, một thấp”; câu “thành ngữ” tôi học được khi nói chuyện với bệnh nhân.

Thật ra, bạn có thể kế hoạch trước những cách ứng phó với tình huống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, nếp sống nếu bạn hiểu rõ những lý do tại sao giữ mức cân nặng lý tưởng ở tuổi 40 trở lên sẽ khó khăn hơn.

Tại sao sau tuổi 40, chúng ta dễ tăng cân hơn?

BM
  
Rất nhiều bệnh nhân tâm sự với tôi là họ không ăn gì nhiều hơn lúc trước, hay ít vận động hơn khi xưa nhưng vẫn lên cân đều đặn? Rất tiếc, nhưng đó là sự thật hiển nhiên, cho tất cả mọi người: càng lớn tuổi càng dễ tăng cân, chủ yếu là tăng… mỡ thừa.

Trên tuổi 40, phụ nữ mỗi ngày sẽ mất đi khối lượng bắp thịt, tốc độ nhanh gấp đôi đàn ông. Phía đàn ông thuộc diện “xuống cấp, một thấp”, với lượng testosterone thấp thì cũng dễ mất khối lượng bắp thịt nhanh không kém quý bà. Sau tuổi 40, cơ thể tiêu thụ năng lượng chậm đi khoảng 5% cho mỗi thập niên. Bắp thịt đốt năng lượng từ thức ăn nhiều hơn là mỡ. Có nghĩa là khi mất bắp thịt, năng lượng dư sẽ được chứa thành mỡ, mà mỡ thì “vô dễ khó ra”.

BM
  
Những thay đổi về hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh ở tuổi trên 40, hay thậm chí tuổi 30, làm cho phụ nữ tích lũy mỡ nhiều hơn ở vòng bụng. Khi khối lượng mỡ vòng bụng càng tăng, mức độ nhạy cảm với chất insulin càng giảm làm cho cơ thể tăng đường trong máu, gây ra vòng lẩn quẩn là tiếp tục tăng mỡ, tăng bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Trên thực tế, những nghiên cứu mới đây cho thấy, chỉ tập thể dục thể thao không thôi, không đủ để làm giảm cân nếu không kèm theo việc kiểm soát thức ăn vào và năng lượng tiêu thụ ra. Vấn đề thứ nhất là, cơ thể đốt 70% năng lượng trong khi chúng ta… không làm gì cả, nhờ vào khối lượng bắp thịt. Khi khối lượng bắp thịt giảm thì ngồi không sẽ sanh mỡ. Vấn đề thứ hai là, cho dù chúng ta không ăn nhiều hơn trước, nhưng thức ăn bây giờ, nhất là loại thức ăn “nhanh” fast food, chứa nhiều mỡ và đường, tức là nhiều năng lượng hơn thức ăn mình tự nấu ở nhà. Một trong những lý do người Âu Châu ít béo hơn người Mỹ là họ “ít ăn” hàng quán ở ngoài và nếu có đi ăn ngoài, họ “ăn ít” hơn người Mỹ.

Vậy thì làm sao để giữ cân nặng lý tưởng sau tuổi 40?

BM
  
Bạn đã từng thấy, ai cũng đã từng xuống cân, nhưng có bao nhiêu người xuống cân và giữ được sức nặng lý tưởng? Theo tôi, bạn nên dẹp bỏ các phương pháp ăn cử, ăn kiêng theo thị hiếu. Đừng mất công mệt óc, so sánh thức ăn, hay cách ăn kiêng này tốt cho việc xuống cân còn thứ khác thì không. Bạn đã từng đọc bài viết “bẻ đũa” của tôi, “Những Bó Đũa Của Đời Sống”? Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, đừng ham hố, đừng tham vọng làm một cuộc “cách mạng về ẩm thực” trong vòng vài tuần lễ. Bạn sẽ chắc chắn thất bại. Con người chúng ta, cái gì càng cấm đoán thì càng thèm, những gì không có thì luôn luôn muốn có. Càng nhịn thức ăn ngon thì khi có dịp sẽ ăn bù nhiều hơn. Hậu quả là cân lượng cứ xìu xuống và tăng lên, tiếp tục, ào ạt trườn lên con dốc của sức nặng của cơ thể, về lâu về dài.

Tuy rằng, tập thể dục thể thao không đủ để làm giảm cân, nhưng “có còn hơn không”. Khi tập thể dục thể thao, sức khoẻ tổng quát sẽ khá hơn, giảm bớt bệnh tim mạch, tăng khối lượng bắp thịt và tăng độ nhạy của chất insulin, vì thế, cũng góp phần cho việc đốt năng lượng đươc hiệu quả hơn. Vì thế nên tiếp tục hay bắt đầu một chương trình tập thể dục. Có thể khởi đầu bằng tập aerobic để đốt mỡ, rồi phụ thêm một số vận động tập tạ nhẹ để tăng khối lượng bắp thịt.

BM
  
Về ẩm thực, nên để ý hơn những gì bạn cho vào miệng, bằng cách hỏi nhanh vài câu W’s, tiếng Anh gọi là “What, When, Why, How much”.“Ăn cái này là cái gì đây?”, “Đây có phải đúng bữa ăn không?”, “Tại sao ăn, hậu quả sẽ ra sao?”, và như thế thì “Ăn bao nhiêu là đủ?” Bữa ăn nên cân bằng giữa chất protein, chất đường tinh bột và chất béo. Đừng nghĩ là bớt ăn béo sẽ bớt béo, mà nên nghĩ là tất cả những gì ăn nhiều đều làm cho ta béo hết… Nói chung là giảm bớt tinh bột và thay vào bằng rau cải, trừ hao cho khuynh hướng ẩm thực của người Việt chúng ta là thích ăn nhiều cơm và chất ngọt. Lúc khởi đầu, phương pháp ăn 50% bớt calories mỗi ngày, 5 ngày mỗi tháng cũng giúp ta tập thói quen ăn ít lại. Dĩ nhiên là bạn cũng nên trừ hao cho tiệc tùng, lễ lộc, sẽ “phải” ăn nhiều hơn ngày thường một tí.

BM
  
Cuối cùng, bạn nên chấp nhận một hiện thực là ở tuổi 40 bạn sẽ không có được những đường nét của tuổi đôi mươi, miễn là nhìn thấy vừa vặn là được rồi, vì mỗi tuổi sẽ có nét đẹp riêng của lứa tuổi ấy. Thêm vào đó, cũng như bất kỳ một kế hoạch nào nhằm thay đổi thói quen trong cuộc sống, bạn cần một hay nhiều người bạn hỗ trợ tinh thần. Người đó có thể là vợ hay chồng, hay là người thân của bạn, thậm chí kể cả bạn thân trên Facebook, nhắc nhở nhau: “ĂN ÍT LẠI”.

Nên nhớ, mọi cuộc cách mạng dù vĩ đại tới đâu đều bắt đầu bằng những thay đổi nho nhỏ. Kể từ hôm nay.



BS Hồ Ngọc Minh

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2019 lúc 6:53am

Sức Khỏe Và Tuổi Về Hưu 

(Hình minh họa: Getty Images)

Năm ngoái, tôi dự định đóng cửa phòng mạch để về hưu. Cô y tá khuyên can: “Bác sĩ ơi, đừng về hưu. Em thấy ai về hưu cũng sanh bệnh và chết sớm!”
Có phải thật như vậy hay không?
Nghỉ hưu sớm có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là kết luận của một nghiên cứu từ trường Đại Học University of Amsterdam, đăng trên báo Health and Economics, năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy, đàn ông trên 54 tuổi, nghỉ hưu sớm, trên 42% sẽ sống lâu hơn ít nhất là 5 năm so với người nghỉ hưu trễ. Vì số phụ nữ tham gia nghiên cứu quá ít, nên không có được kết luận.
Người ta đưa ra hai giả thuyết:
Thứ nhất, nghỉ hưu sớm sẽ có nhiều thì giờ để đầu tư cho sức khoẻ. Ví dụ như, được ngủ nhiều hơn, tập thể dục thể thao nhiều hơn, và nếu có vấn đề về sức khoẻ thì sẽ quan tâm lo đi khám bác sĩ sớm hơn.

Thứ nhì, công việc làm có thể bị stress, và stress có thể gây ra cao huyết áp, một căn bệnh giết người thầm lặng. Nghỉ hưu sớm đi kèm với sự giảm thiểu nguy cơ bị truỵ tim hay tàn tật vì tai biến não.
Nghiên cứu trên đây cũng phản ánh một số nghiên cứu khác, ví dụ như ở Mỹ, cho biết sau 7 năm về hưu, nguy cơ bị cao máu hay tiểu đường sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra các nghiên cứu từ Do Thái, Đức, Anh Quốc và nhiều xứ Châu Âu cũng có những kết luận tương tự.
Ngược lại, có công việc để làm cũng đem lại nhiều lợi ích, thay vì ăn không ngồi rồi. Bác sĩ người Nhật, Dr. Shigeaki Hinohara, sống đến 105 tuổi, đã cho lời khuyên là, muốn sống lâu thì không nên nghỉ hưu!

Ở trong môi trường làm việc sẽ giữ cho trí tuệ và cơ thể hoạt động bình thường. Khi làm việc chung, giao tế với mọi người sẽ giúp cho ta bớt cô lập. Mà cô đơn sẽ dẫn đến tình trạng tắt nghẽn của tư duy, và kể cả chết non.
Công việc làm, không những thế, còn cho ta một mục đích để sống. Các bệnh tim mạch và giảm trí nhớ dễ phát sinh nếu ta sống không có mục đích. Một nghiên cứu cho thấy, càng làm việc dài lâu, càng bớt bệnh giảm trí nhớ.

Một số vấn đề tiêu biểu khi nghỉ hưu sớm gồm có:
  1. Bạn có thể bị khủng hoảng về phương hướng của cuộc sống. Một câu hỏi mà những người nghỉ hưu sớm có thể bị lúng túng khi “bị” hỏi: “Bạn làm nghề gì để sinh sống?”
  2. Bạn có thể tự vấn lòng mình là quyết định về hưu sớm đúng hay sai?
  3. Người ta có thể hiểu lầm bạn là người không thành công trong xã hội. Mọi người đi làm, mà mình không làm có thể bị hiểu lầm là người vô tích sự, vô nghề nghiệp, và có thể là vô gia cư!
  4. Bạn có thể không vui và hạnh phúc hơn là lúc còn đi làm
  5. Bạn có thể bị cô dơn, buồn chán. Đi chơi vacation nhiều lắm 5 hay 6 tháng là chán, lại về nhà ngồi nhìn bóng câu bay qua cửa sổ, hay ngủ gục trước màn hình ti vi.
Cô đơn và buồn chán có thể đúng nhưng, nhưng, có thật sự là những người nghỉ hưu sớm thường dễ sanh bệnh và chết sớm hay không?
Nói cho đúng, nghỉ hưu và chết sớm không hẳn là một liên hệ trực tiếp mà có thể chỉ trùng hợp. Một số người nghỉ hưu vì đã có vấn đề với sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc. Ngược lại, nếu sức khoẻ còn tốt ở tuổi hưu trí, không hẳn là nghỉ hưu sẽ sinh bệnh mà chết sớm.

Ngưng làm việc nhưng không phải là ngưng sống. Nghỉ hưu sớm hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mà trong đó, ba câu hỏi chính cần phải suy xét là: tài chánh, sức khoẻ, và định hướng của cuộc sống. Cả ba vấn đề nầy không nên để đến tuổi về  hưu mới đặt ra. Có nghĩa là, phải lo giữ gìn sức khoẻ từ khi còn trẻ, không nên phung phí. Do đó, nên để dành thì giờ để nghỉ khi còn làm việc, đừng đợi đến lúc nghỉ hưu mới gọi là nghỉ thì có thể quá trễ.
Nói đến phung phí, phải nói luôn đến tiền bạc và tài chánh. Nếu còn sức khoẻ và còn vui với công việc thì nên tiếp tục làm việc, nhưng không nên đặt mình vào tình trạng phải làm ở tuổi hưu trí vì thiếu tiền bạc.

Chúng ta, ai cũng có một khoảng thời gian hạn hữu trên trái đất này. Cả một cuộc đời từ khi sanh ra và lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình, có con, dựng vợ gả chồng cho con cái. Mỗi ngày thức dậy là đi làm cho đến tối. Cứ như thế, một ngày như mọi ngày, “rồi một chiều tóc trắng như vôi”. Đùng một cái, nhìn tới, nhìn lui, thấy mình đến tuổi hưu trí. Câu hỏi về việc về hưu trước sau gì cũng được đặt ra.

Một khảo sát trong năm 2017, tham vấn 400 bác sĩ ở Mỹ, 68% trả lời là họ không hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm. Một số quan tâm bao gồm: thiếu cơ hội giao tế xã hội, cuộc sống vô nghĩa khi không có mục đích, và sự cô đơn buồn chán dẫn đến buồn phiền, tuyệt vọng.
Nghĩ lui nghĩ tới, tôi quyết định tạm gác chuyện về hưu thêm 5 năm nữa. Rồi hẳn tính tiếp.

BS.Hồ Ngọc Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 4:39pm
Mẹo vặt Y Khoa 
 

Related%20image
*BỊ ONG ĐỐT*: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích.
*CAO MÁU*: ăn nhiều rau cần (Celery).
*CHÁN ĐỜI*: uống B-complex và amino acid.
*CHOLESTEROL*: uống sinh tố E.
*HAY QUÊN*: hãy uống nhân sâm (gingsen) hay ginko biloba.
*HÔI NÁCH*: hãy ăn nhiều rau ngò (parsley).
*KHÓ CHỊU TRƯỚC KINH KỲ*: hãy uống sinh tố B6.
*KHÓ NGỦ*: uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
*LÊN CƠN SUYỂN*: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
*MUỐN HẾT NGÁY*: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái.
*MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH*: uống nhiều sinh tố B1.
*MỎI LƯNG*: hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
*MỤN*: hãy ăn nhiều đậu.
*MỤT CÓC*: dùng sinh tố A sẽ hết.
*MẮT CƯỜM*: dùng sinh tố B2.
*NẤC CỤC*: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
*NHỨC RĂNG*: Để một cục nước đá trên huyệt Hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
*NỔI MỤT TRONG MIỆNG*: lành trong 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
*NÔN MỬA*: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
*RÁCH KHOÉ MÔI*: lành trong 1-2 ngày với sinh tố B6.
*SẠN THẬN*: tự chữa khỏi với sinh tố A và B6.
*SAY SÓNG*: bấm mạnh vào cổ tay sẽ hết.
*SÌNH BỤNG*: dùng bột nổi.
*SỔ MŨI*: Súc miệng bằng nước muối sẽ hết.
*VỌP BẺ*: Hãy bấm mạnh vào môi trên sẽ hết ngay.
*VỢ BỎ*: Hãy ăn mừng !


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Sep/2019 lúc 4:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 12:28pm

Hãy vui ở tuổi 65-75 là tuổi tuyệt vời nhất

BM
Hãy vui hỡi bạn trẻ ở tuổi 65-75 vì tuổi này là tuổi tuyệt vời nhất.

Lời Ngỏ

Người ta nói đúng. Mình đang ở tuổi nào thì đó là cái tuổi đẹp nhất, không thể có tuổi nào đẹp hơn! Một người 40 mà cứ tiếc mãi tuổi 20 của mình, một người 60 mà tiếc mãi tuổi 40 thì đến 75 họ sẽ tiếc mãi tuổi 60… thật là đáng thương!

Tôi nay ở tuổi 80. Thực lòng… đang tiếc mãi tuổi 75! Thấy những bạn trẻ… trên dưới bảy mươi mà “gato”! Mới vài năm thôi mà mọi thứ đảo ngược cả rồi. Bây giờ có vẻ như tôi đang lùi dần về lại tuổi ấu thơ, tuổi chập chững, tuổi nằm nôi…

Vòng đời rất công bằng. Chỉ còn cách tủm tỉm cười một mình mà thôi!

BM
Note: hình trong bài là minh họa
   
Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới, có thể rửa tay gác kiếm, tuyệt tích giang hồ, “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” (NCT), nhưng cũng là tuổi có thể lại vướng víu, đa đoan nhiều nỗi, để một hôm ngậm ngùi ta là ai mà còn khi giấu lệ/ ta là ai mà còn trần gian thế? (TCS)

Nhớ hồi ở tuổi 55, mới hườm hườm, tôi ngẫm ngợi, ngắm nghía mình rồi lẩn thẩn viết Gió heo may đã về. Đến 60 thì viết Già ơi… chào bạn! như một reo vui, đến 75 còn… ráng viết Già sao cho sướng?… để sẻ chia cùng bè bạn đồng bệnh tương lân. Nhưng 80 thì thôi vậy.

Đã đến lúc phải “Về thu xếp lại…”, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”… rồi đó thôi!

BM
  
Chu trình “khép kín” đó bắt đầu tăng tốc ở lứa 65-75 tuổi. Tăng tốc khô héo, tăng tốc nhăn nheo. Sự tăng tốc của lứa tuổi này cũng làm ta há hốc, muốn kêu lên kinh ngạc… như ở tuổi dậy thì, tuổi mới lớn. Cái vòng đời nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu! Nhiều bạn cùng lứa than với tôi sao thế này sao thế khác, tôi thường chỉ nói “Ai biểu già chi?” rồi cười xòa với nhau mà không khỏi có chút … ngậm ngùi.

Anh chàng Alexis Zorba nói: “Cũng phải chăm nom đến thân thể nữa chứ, hãy thương nó một chút. Cho nó ăn với. Cho nó nghỉ với. Đó là con lừa kéo xe của ta, nếu không cho nó ăn, nó nghỉ, nó sẽ bỏ rơi mình ngang xương giữa đường cho mà coi” (Nikos Kazantzaki). 

BM
  
Từ ngày biết thương “con lừa” của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi… cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho con lừa của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá, đừng nhiều mỡ quá!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình. Không ai giống ai. Như vân tay, như mống mắt vậy. Cho nên không cần bắt chước. Chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo. Nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc thì phải cảnh giác!

BM
  
Thời tôi học y khoa được học tế bào thần kinh không thể sinh sản, mất là mất luôn, hư hỏng thì không thể tự sửa được, không như tế bào ở các mô khác. Ngày nay người ta biết có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh và 100 nghìn tỷ kết nối giữa chúng, nhưng thật ra não bộ còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể biết hết. Khoa học ngày nay tiến bộ, cho thấy tế bào thần kinh chẳng những rất nhu nhuyến (plasticity), có khả năng tự thích nghi, tự điều chỉnh mà còn có thể sinh sản tế bào mới (neurogenesis). Chúng có thể kết nối tự bên trong, hoán chuyển vị trí… chứ không phải tập trung từng khu vực cứng ngắc như ngày xưa đã tưởng. Khả năng thay đổi và thích nghi này của não không bị mất đi, tuy khi có tuổi thì các khả năng nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ, suy luận cũng kém đi theo tiến trình chung. Nghiên cứu gần đây cho thấy ở tuổi 80 não bộ vẫn còn tiếp tục tạo nên những con đường mới nối kết bên trong nên vẫn phát triển được.

BM
  
Bây giờ thời đại cái gì cũng “thông minh” đáng ngại. Không lâu nữa, chắc con người sẽ có đủ “tam minh lục thông” chăng? Tam minh là Túc mạng minh (biết rõ kiếp trước của mình), thiên nhãn minh (biết rõ… kiếp sau của mình), lậu tận minh (dứt tất cả lậu hoặc); lục thông gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông,…

BM
  
Từ ngày có trang web riêng mình. (www.dohongngoc.com/web/) do một bạn trẻ giúp cho, tôi bận bịu với nó nhiều hơn. Rồi nhờ nó mà tôi lần mò học cách post bài, đưa hình ảnh, chỉnh sửa tùm lum… Nó giúp tôi như quên ngày tháng, quên đi những buổi mai buổi chiều buổi trưa buổi tối… Nhưng cũng nhờ nó, tôi mở rộng việc học hỏi, mở rộng giao tiếp, thấy quả đất chỉ còn là một hòn bi xanh trong lòng bàn tay… Và chiếc điện thoại thông minh cũng giúp mình nhiều việc, dù thực tế nhiều lúc thấy nó thiệt là… ngu!

Mắt kém, đọc mỏi, tôi bắt đầu ít đọc báo, ít xem TV – ngày trước, mỗi ngày ngốn chục tờ báo là thường! Nay chỉ đọc lướt qua cái tựa là xong. Thời đại cần cái gì, gõ gõ vài cái có người đưa tới tận nhà! Hy vọng không lâu nữa, họ gởi các thứ qua mạng, bấm nút in ba chiều, muốn gì cũng có… Nghe nói người ta đã có thể “fax” một con người từ nơi này sang nơi khác… giúp ta không phải đợi chờ lâu! Máy móc, kỹ thuật, phương tiện nghe nhìn ngày càng chiếm ngụ trong ta, “thay mãi đời ta”…

Chú thích:

BM
  
Cần ghi nhận rằng chữ “gato” trong đoạn trên là tiếng lóng trong nước, có nghĩa “ghen ăn tức ở” dùng trong giới trẻ. Như thế, hình ảnh tuổi già dưới mắt ĐHN rất mực độc đáo: Phải cao niên tới một tuổi nào đó, mới thấy mình như tuổi ấu thơ (vì trí nhớ lãng đãng rồi), thấy mình ở tuổi chập chững (vì đi lụm khụm rồi), thấy mình như tuổi nằm nôi (vì phần nhiều là nằm bệnh)…”


BM
BS. Đỗ Hồng Ngọc


BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2019 lúc 8:25am

Bạn có sắp rơi vào tình trạng kiệt sức?

BM
Nếu bạn nói rằng bạn đang bị 'kiệt sức' vào đầu những năm 1970, có thể bạn sẽ khiến một số người nhướng mày.

Ai cũng có thể bị kiệt sức

Vào thời điểm đó, thuật ngữ này được sử dụng không chính thức để mô tả các tác dụng phụ mà những người sử dụng ma túy nặng gặp phải: ví dụ như suy giảm năng lực trí óc, như trường hợp của nhiều người tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.

 BM

Tuy nhiên, khi nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức Herbert Freudenberger lần đầu tiên nhìn nhận vấn đề kiệt sức ở thành phố New York năm 1974 tại một phòng khám dành cho người nghiện và người vô gia cư, Freudenberger không hề nghĩ đến những người sử dụng ma túy.

Các tình nguyện viên của phòng khám thực sự cũng chới với: công việc của họ rất căng thẳng; nhiều người bắt đầu cảm thấy mất đi động lực và cạn kiệt cảm xúc.

Mặc dù họ đã từng thấy công việc của họ rất có ích, nhưng họ trở nên bi quan và trầm cảm; họ không dành cho bệnh nhân sự quan tâm mà họ đáng có.

Freudenberger định nghĩa tình trạng mới đáng báo động này là tình trạng kiệt sức do làm việc quá sức kéo lâu - và mượn thuật ngữ 'kiệt sức' để mô tả nó.

BM
  
Sự phổ biến của nó đang bùng nổ. Ngày nay, kiệt sức là một hiện tượng toàn cầu.

Mặc dù số liệu thống kê về sự lan rộng của kiệt sức khó có được, chỉ riêng ở Anh đã có 595.000 người mắc chứng căng thẳng trong công việc vào năm 2018.

Người chơi thể thao bị kiệt sức. Các ngôi sao YouTube cũng bị. Doanh nhân cũng bị. Bản thân Freudenberger cuối cùng dính.

Hồi cuối tháng 5/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng căn bệnh trào lưu này sẽ được ghi nhận trong ấn bản mới nhất Cẩm nang Phân loại Bệnh Quốc tế, trong đó nó được mô tả là hội chứng 'do căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc mà không được kiểm soát thành công'.

Theo WHO, kiệt sức có ba yếu tố: cảm giác kiệt sức, tinh thần không tập trung được vào công việc và hiệu suất kém hơn trong công việc.

BM  
Để xác định tình trạng tiền kiệt sức, hãy chú ý tới những thói quen xấu ngày càng nhiều, như uống nhiều hơn và ăn nhiều thức ăn có đường trong ngày.

Nhưng đợi cho đến khi kiệt sức hoàn toàn rồi mới làm điều gì đó thì chẳng có ích gì cả, và cũng như đối với bất kỳ căn bệnh nào khác, bạn sẽ không chờ đợi cho đến khi quá muộn mới tính cách chạy chữa.

Cảm thấy kiệt sức

Vậy làm thế nào bạn có thể biết được là mình gần như - nhưng không thật sự - kiệt sức?

"Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của tiền kiệt sức rất giống với bệnh trầm cảm," Siobhán Murray, nhà trị liệu tâm lý có trụ sở tại County Dublin, Ireland, và là tác giả của một cuốn sách về sự kiệt sức, 'The Burnout Solution', nói.

BM
  
Murray đề nghị theo dõi dấu hiệu của những thói quen xấu, chẳng hạn như uống rượu nhiều hơn và phải dựa vào đường để qua ngày.

Cũng cần cảnh giác coi có cảm giác mệt mỏi vốn sẽ không hết đi hay không.

"Ngay cả khi bạn đã có giấc ngủ ngon nhưng vừa mới 10 giờ sáng, bạn đã đếm ngược mong cho đến giờ đi ngủ. Hoặc không có năng lượng để tập thể dục hoặc đi bộ."

Ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy như vậy, Murray khuyên bạn nên đi khám bác sĩ.

"Trầm cảm và tiền kiệt sức rất giống nhau. Tuy nhiên, mặc dù gần đây người ta hăng hái nhìn nhận rằng kiệt sức giờ đây đã trở thành một vấn đề sức khỏe, nhưng nó vẫn chưa được xem như vậy - trầm cảm vẫn được phân loại là một hiện tượng nghề nghiệp."

BM
  
Điều quan trọng là cần phải có sự giúp đỡ từ người có chuyên môn y tế để phân biệt giữa hai tình trạng này, bởi vì mặc dù có nhiều lựa chọn để điều trị cho bệnh trầm cảm, nhưng cách tốt nhất để cải thiện tình trạng kiệt sức vẫn là thay đổi lối sống.

Vậy làm thế nào để biết rằng bạn thực sự đang kiệt sức hết mức, hay chỉ là đang trải qua một tháng đầy thử thách, khó khăn?

"Điều quan trọng là tâm trạng căng thẳng, và sự lo lắng sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc tốt," Murry giải thích. "Khi chúng ta liên tục phải đối mặt với căng thẳng, lo lắng và chúng ta không buông tay, thì khi đó là lúc ta bắt đầu rơi vào tình trạng kiệt sức."

Hãy xem xét tới một dự án lớn mà bạn đang thực hiện. Thật bình thường khi cảm thấy adrenaline dồn lên, và có lẽ nó khiến bạn thức khuya.

Nhưng, Murray nói, nếu bạn vẫn cảm thấy bồn chồn một khi dự án đã kết thúc thì cần phải xem bạn có nguy cơ bị kiệt sức không.

"Đó là khi bạn để dự án cuốn theo mình trong suốt cả ngày, và để cho nó cứ tiếp tục ám ảnh bạn," bà giải thích.

BM
  
Một dấu hiệu kinh điển khác của việc nhích gần hơn đến kiệt sức là sự bi quan: cảm giác như công việc của bạn có ít giá trị, tránh các cam kết xã hội và trở nên dễ thất vọng hơn.

"Một người nào đó trên bờ vực có lẽ sẽ bắt đầu cảm thấy mụ mị về tình cảm và tâm thần để đâu đâu," Jacky Francis Walker, nhà trị liệu tâm lý ở London chuyên về kiệt sức, nói. "Giống như họ không có khả năng tham gia nhiều vào những điều bình thường trong cuộc sống."

Bà cũng khuyên bạn nên tìm kiếm dấu hiệu kiệt sức cuối cùng, đó là cảm giác không thể lay chuyển rằng chất lượng công việc của bạn đang bắt đầu trượt dốc.

BM
  
"Mọi người nói 'Nhưng đây không phải là tôi!', 'Tôi không phải như vậy', 'Tôi thường có thể làm được x, y và z'. Nhưng rõ ràng nếu họ ở trong tình trạng suy nhược về thể chất, thì họ không còn trong phạm vi năng lực bình thường của họ," Walker nói.

Nếu điều này nghe có vẻ ít khoa học, hãy xem xét Maslach Burnout Inventory (MBI), một thử nghiệm được thiết kế để đo lường kiệt sức.

Được sử dụng rộng rãi nhất là Khảo sát Chung MBI, dùng để đo lường những thứ như kiệt sức, bi quan và bạn nghĩ bạn đang làm việc tốt như thế nào.

Được công bố lần đầu năm 1981, kể từ đó nó đã được trích dẫn hàng trăm lần trong các nghiên cứu. Mặc dù nó thường được sử dụng để đo lường sự kiệt sức một khi nó phát tác tối đa, không có lý do gì bạn không thể áp dụng nó để xem bạn có đang gần đến kiệt sức hay không.

Bạn đang bị tiền kiệt sức: Tiếp theo là gì?

Cách duy nhất để chấm dứt kiệt sức - và đẩy nó đi mãi mãi - là nhổ tận gốc vấn đề gây ra nó.

BM
  
"Bạn đang có điều gì xảy ra trong đời mà bạn có thể tạm thời hoặc loại bỏ vĩnh viễn? [Ngủ thật nhiều] có thể giúp bạn phục hồi khỏi tình trạng trông như kiệt sức," Murray nói.

Walker có một chương trình gồm ba bước, bao gồm tìm hiểu tại sao có sự không ăn khớp giữa những gì một người có thể làm được và những gì họ cảm thấy người ta đòi hỏi họ phải làm.

"Đôi khi là vì họ cảm thấy cần phải hoàn hảo quá mức, hoặc họ có thể mắc hội chứng kẻ mạo danh khi họ phải làm việc rất chăm chỉ để che đậy rằng họ không hoàn toàn có năng lực như mọi người nghĩ."

Tuy nhiên, đôi khi môi trường làm việc là vấn đề.

Theo một nghiên cứu của Viện Gallup năm 2018 với 7.500 nhân viên Mỹ, kiệt sức bắt nguồn từ sự đối xử không công bằng trong công việc, khối lượng công việc không xử lý nổi và sự thiếu rõ ràng về vai trò của một người trong công việc là như thế nào.

Nhân viên cũng bị áp lực do thiếu sự hỗ trợ từ người quản lý và áp lực thời gian không hợp lý.

"Một vấn đề khác có thể là các giá trị của công ty đối chọi nhau nghiêm trọng với các giá trị của cá nhân, điều này tạo ra cảm giác căng thẳng và tréo ngoe, bởi vì họ đang làm những điều mà họ không tin," Walker giải thích.

Trong một số trường hợp, khách hàng của bà có thể giải quyết vấn đề bằng cách làm thêm một vài việc gì đó khiến họ cảm thấy hài lòng, là các việc nằm bên ngoài công việc, nhưng rất hiếm khi họ quyết định có thay đổi triệt để hơn, chẳng hạn như thay đổi công ty hoặc thậm chí chuyển sang một ngành nghề mới.

BM
  
Cho dù nguyên nhân của sự kiệt sức của bạn là gì đi nữa, lời khuyên hàng đầu của Murray là hãy tử tế với chính mình.

Theo kinh nghiệm của Murray, một lực đẩy chính của tình trạng kiệt sức lan tràn là văn hóa muốn tất cả ở ngày nay.

Thường thì không thể nào cùng một lúc có được hết nào là cuộc sống xã hội lành mạnh, nào là làm được một dự án lớn, và đạt được tất cả các mục tiêu thể dục cá nhân.

Bà nói rằng điều hết sức quan trọng là phải có ưu tiên và không kỳ vọng quá nhiều vào bản thân; trong khi những người khác dường như là cùng một lúc vừa là cha mẹ hoàn hảo, thần tượng thể hình và là bạn bè dễ chịu, có lẽ họ đã làm chúng ta hiểu sai - hoặc ít nhất là họ đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

BM
  
Nếu bạn cảm thấy rằng bạn có thể sắp bị kiệt sức, hãy lùi lại một bước, tìm hiểu xem có điều gì sai không - và hãy để bản thân thoát khỏi tình trạng đó.



Zaria Gorvett

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 177 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.589 seconds.