Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2021 lúc 10:31am

Giăng Lưới Mùa Nước Nổi

Thả%20lưới%20đánh%20bắt%20cá%20mưu%20sinh%20là%20nghề%20của%20không%20ít%20người%20sống%20ở%20vùng%20ruộng%20đồng

Vào tháng tám,  tháng  chín âm lịch vì hứng chịu con nước từ Tân Châu,  Hồng Ngự đổ về,  vùng tôi cư ngụ nước tràn lan khắp nơi, đường sá, nhà cửa thường bị ngập lụt. Mùa nước nổi, trong khi người lớn lo sốt vó:  Ông Hai đầu xóm la ơi ới,  bà con ơi phụ dời giùm bồ lúa nước sắp ngập tới nơi;  bà Ba xóm dưới thiếu điều chổng khu la làng, nhà bà nước linh láng không còn chỗ nấu cơm, hai chân bộ ngựa gãy một:  chú Tư, chú Năm giúp giùm để tối còn có chỗ ngủ nghê. Trái với nỗi lo của người lớn,  bọn trẻ chúng tôi cảm thấy vui vì được lợi. Nước nổi tha hồ giăng câu, thả lưới, ai không câu, không lưới tối có thể đi soi cá, hoặc sắm cần câu câu cá rô, những bà những cô không muốn lội nước thì  tìm chỗ khô ráo cạnh bờ sông rải cám câu vụt một hồi cũng đủ cá lòng tong kho khô ăn buổi sáng.


Những thứ như câu, lưới tôi đã chuẩn bị từ những tháng trước. Tối thứ sáu tôi đã học bài làm bài đâu đó đàng hoàng, sáng thứ bảy  thức dậy đã có cơm má tôi nấu sẵn còn nóng hổi. Ăn sơ ba hột bỏ bụng, tôi còn giở theo một phần cơm để ăn trưa. Tôi đem lưới,  đài lưới, mười mấy cần câu cắm,  một sô để rộng cá, một  lon lúa,  một cần câu cá rô.  Xuống xuồng tôi chống một hơi đã tới ruộng nhà. Vì là chỗ tôi thường xuyên tới lui từ hồi còn cỏ đứng,  nay dù lúa cây đã chiếm toàn bộ nhưng tôi nhớ như in những nơi cá thường lội tới lui. Tìm những luồng giăng hai chục tay lưới cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Lưới thả xong trước khi mặt trời mọc, tôi còn tham công nên tìm những con cua nhỏ làm mồi cắm câu.  Cắm câu xong thì bắt đầu thăm lưới.  Kinh nghiệm cho biết vào buổi sáng cá đói lội kiếm mồi, nên đợt đầu khi thăm lưới thế nào cũng được mười hoặc mười lăm con rô mề.

Những người giăng lưới chuyên nghiệp họ thường chọn lưới mặt thưa, mỗi lỗ lưới hơn ba phân, cá rô nhỏ không dính lưới những con cá mắc lưới thường là cá cỡ ba ngón tay trở lên. Dân nhà giàu mua cá rô lớn về kho, nấu canh chua, hay cặp gắp nướng ăn với nước mắm me đã miệng làm sao! Tôi thì khác,  tôi giăng lưới mong bắt được nhiều cá bất kể lớn nhỏ,  lưới của tôi mặt lưới lỗ nhỏ cỡ ba phân vì vậy tôi giăng được nhiều cá hơn những tay chuyên nghiệp.

Chống xuồng gần tới chỗ giăng tay lưới, chỉ nhìn hai đài lưới thấy như đánh nhịp quân hành:  khi chụm vào rồi trở về vị trí ban đầu,  lúc nhanh khi chẫm rãi, ta đinh ninh là được hai con cá rô hay nhiều hơn.  Cảnh đó khiến tôi say mê nên miệt mài giăng lưới mà không bao giờ biết mệt.

 Gỡ cá ra khỏi lưới cũng phải có kinh nghiệm, nắm cá rô phải nắm chặt chỗ hai mang, ta từ từ gỡ ngược để khỏi rách lưới.  Những người mới không quen thường bị cá nẹt trúng tay thành vết như dấu cắt, hôm sau sẽ tươm mủ đau nhức.  Ai từng giăng lưới chắc chắn sẽ bị gai ở lưng hoăc mang  cá rô nẹt trúng.  Gỡ cá xong sửa lại tay lưới cho ngay ngắn, rải mớ lúa mới cho cá ở gần đó đến ăn và sẽ mắc lưới tiếp.  Hôm nào trúng, thăm đợt đầu cũng thấy ham vì được nhiều cá và phải cố gắng thăm đủ hêt số lưới đã giăng không bỏ sót. Nếu quên một lần thăm có thể cá ở tay lưới đó sẽ ngộp nước chết. Hết thăm lưới lại thăm câu,  may mắn được vài con lóc bự, ngày ấy thật khỏe re. Thời gian qua mau quá,  mới thăm lưới vài lần đã trưa rồi. Cá thường kiếm mồi lúc sáng sớm tới chín giờ, buổi chiều, bốn năm giờ cá tìm mồi tiếp. Vì vậy  người ta thường cuốn lưới trễ. Riêng tôi tới năm giờ tôi cuốn lưới và câu.

Tôi thường tìm chỗ có bóng mát nghỉ trưa, ăn cơm. Nếu gần chỗ nghỉ, thấy cá ăn móng nhiều thì còn cách bắt khác: dùng cần câu để câu. Chống xuồng một chút bắt cào cào làm mồi. Mỗi bữa tôi thường câu năm bảy con cá rô. Cá rô cắn câu giựt lên thấy đả tay, nhưng so với cá mắc lưới nó  nhỏ hơn.  Hôm nào trời nắng gắt, cá mắc lưới thường chết nhiều. Tôi làm sạch sẽ các con cá chết để chiều má tôi khỏi mắc công và cũng bảo đảm cá không bị ươn.

Có hôm không nóng lắm, bầu trời như sắp sửa đổ mưa,  tôi rải lúa chỗ tay lưới,  chưa kịp chống xuồng đi, đã thấy cả đàn đủ loại: rô,  he, cá mè nhỏ lội qua, không con nào mắc lưới vì cơ thể chúng không đủ kích cỡ với các mặt lưới. Tại đây tôi chứng kiến vài con cá rô đóng vai Don Quichotte,  tiếng Việt dịch là anh hùng rơm, những tên anh hùng cá nầy lội qua, lội lại cũng không bị lưới cản trở thì nên theo bầy lội luôn đi cho được việc, đàng nầy các anh hùng tức giận  vì có lưới cản trở bước đường anh ta đi nên cương quyết sẽ phá lưới cho rách toạt để không còn chướng mắt. Cá nhà ta dùng mỏ xắn qua xắn lại, lưới vẫn trơ trơ như cũ không hề hấn gì, sau cùng ”anh hùng cá” dùng đến ngón cẩu xực xí quách, hy vọng những tao chỉ cản trở phải rách hoặc biến mất, than ôi răng cá rô có gai,  cắn lưới lưới không đứt, không rách những sợi lưới lại mắc răng, cá ta muốn bỏ đi cũng không được cứ nhủng nhẳng với tay lưới, nếu người giăng lưới đi thăm sớm thì cá hi vọng còn sống, còn trễ thì vì sức yếu không dễ dàng trồi lên để thở do đó bị chết ngạt.  Dù may mắn người giăng lưới đi thăm sớm, chàng cá không bị chết ngạt nhưng liệu người ta có thả nó xuống nước đợi khi nó lớn mới bắt lại chăng?. Chắc ít người tốt như thế, thông thường ai cũng nhớ câu: Một nắm trong tay bằng hai cái chưa có,  nhỏ  cách mấy vẫn hơn con lòng tong kia mà, thịt của nó giúp người ta một miếng cơm ngon.

Như vậy hành động anh hùng rơm không phải loài người độc quyền thậm chí loài vật cũng có.

Chiều xuống cuốn lưới cuốn câu, tính nhẩm biết mình sẽ có bao nhiêu tiền, trên đường chống xuồng về nhà nhiều khi trong bụng như mở cờ vì biết có bạn hàng mua cá đợi ở nhà. Khi xuồng vừa cập bến họ giúp xách thùng rộng cá lên và đổ vào rổ xúc, những con không đúng kích cỡ họ bỏ riêng một rổ khác, còn lại đếm đầu tính tiền,  mỗi ngày giăng lưới chưa kể cắm câu tôi kiếm tệ lắm cũng mười lăm đồng, có hôm được hai mươi đồng. Vào những năm 1952-53-54 mỗi ngày có mấy chục đồng thì số tiền không phải nhỏ. Những tháng chưa giăng câu, giăng lưới nếu đi học ở trường làng mỗi ngày tôi ăn xôi hết năm cắc, học Tiếp Liên vì phải ở trọ ngoài tỉnh, tiền hàng bánh, xe cộ gần một trăm đồng, chỉ hai ngày thứ Bảy và chúa Nhựt tôi tự túc cũng gần bằng nửa số tiền cho một tháng. Tiền bạc là động cơ khiến tôi say mê, bắt cá. Ngoài ra bắt cá dường như là một đam mê của tôi từ ngày lên tám tuổi. Những hôm trời quang mây tạnh một mình ngoài cánh đồng nước mênh mông tha hồ nhìn cảnh mặt trời mọc từ khi còn là một vầng đỏ rực rồi  lớn dần, lúc bấy giờ cánh đồng toàn lúa xanh mơn mởn, gió nhẹ đong đưa, ngọn lúa như một tấm thảm màu xanh biếc uốn lượn, đuổi bắt theo từng cơn gió. Nếu chú ý bạn sẽ bắt gặp vô số bông súng nở rộ như chào mừng buổi bình minh với màu trắng hòa lẫn màu tím tạo cho cánh đồng đẹp đẽ và quyến rũ.

Bạn muốn ăn canh chua bông súng hay ăn mắm kho chấm bông súng, xin bạn đừng vội. Những bông súng với màu sắc đẹp đẽ như vừa nói đó toàn là bông súng ma, cọng dòn khó tước vỏ, ăn không ngon.  Khoảng tám giờ sáng, mặt trời lên cao một con sào, bấy giờ bông súng cơm mới bắt đầu mở mắt khoe màu trắng, vàng.  Đấy là loại bông súng thích hợp cho nấu canh chua hoặc chấm mắm kho. Chỉ bỏ công chừng vài chục phút bạn sẽ có thể nhổ một mớ bông súng cho cả nhà ăn vài ngày. Trong đầu óc non trẻ của tôi lúc bấy giờ, tôi ước ao sao cả năm toàn mùa nước nổi để tôi tha hồ giăng lưới giăng câu.

 

Nguyễn Thành Sơn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Mar/2021 lúc 10:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2021 lúc 10:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2021 lúc 7:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2021 lúc 7:29am

Con Bù Tọt 

Nhái%28bù%20tọt%29%20cho%20cá%20rồng%20-%20chodocu.com

Thú thật là từ nhỏ cho đến tháng 4/1975, tui không hề biết trên đời này có con bù tọt. Ếch, nhái thì biết vì được ăn ếch chiên bơ, ếch kho nước dừa…cũng năm thì mười hoạ thôi vì mạ tui thấy lột da, ác nhơn quá, không làm. Chỉ khi nào được dẫn đi ăn nhà hàng thì mới thưởng thức mấy món này. Hơn nữa hình như người Huế, Đà Nẵng không khoái ăn món ếch nhái lắm.

Sau năm 1975, lý lịch đen thui, tui đành về Củ Chi dạy học. Thời đó cả nước đói nghèo, tiêu chuẩn một tháng được mấy lạng thịt heo, mấy con cá ươn bèo nhèo. Cơ thề thiếu đạm trầm trọng. Bột ngọt, tiêu được chia bằng muỗng, mỗi người một nhúm. Vải xấu mà mỗi năm chỉ được mấy mét, nữ có tiêu chuẩn vải mùng để làm vệ sinh hàng tháng. Nói gọn lại là quá nghèo khổ, lương thực thì chỉ có gạo mốc, bo bo và bột mì. Do thiếu thốn nên mỗi người tự tìm cách cải thiện. Vì ở nội trú nên người trồng thêm đám rau, kẻ nuôi con gà, nhà nuôi con thỏ…

Và trong hoàn cảnh sống đó, tui mới biết con bù tọt. Trong đám giáo viên có anh Phước, dạy môn Vật Lý, anh ốm và cao như tre miễu, là chuyên gia bắt bù tọt. Từ đó, ảnh có tên là Phước bù tọt. Cứ mỗi đợt mưa xuống, khoảng sáu, bảy giờ tối, trời ngoại thành đã nhập ngoạng, tiếng ếch, nhái, bù tọt ậm oạng vang trời. Đó là lúc chúng nhảy lên bờ ruộng hoặc gò cao để ăn mồi. Anh Phước mặc xà lỏn, đội đèn đi bắt bù tọt. Lần đầu tham gia, tui chẳng làm sao phân biệt con ếch, con nhái với con bù tọt. Ảnh phải giải thích cho tui là con bù tọt không có lớn bằng ếch, nhưng lại to hơn nhái một chút. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là có hai cái sọc xanh ở lưng, lại rất dễ bắt, chỉ cần rọi đèn là nó năm im cho ta bắt bỏ vào giỏ.

Một đêm đi vài tiếng là bắt được cả giỏ đầy. Bù tọt bắt về lột da, làm sạch ruột, chỉ còn thịt thật nuột nà, đỏ au. Vì nó nhỏ be bé nên lột da từng con rất mất thì giờ, lích kích rất mất công, nhất là nó nhớt trơn còn hơn lươn nữa. Tụi tui mới nghĩ cách bỏ tro vào giỏ bù tọt, bù tọt bị cay mắt sẽ giãy giụa tróc ra hết nhớt, lắc cho sạch nhớt rồi bắt ra dùng kéo cắt đầu lột da, nhanh hơn nhiều. Món tụi tui hay nấu nhất là cháo bù tọt, bù tọt làm sạch để ráo, lấy dao bằm cả xương, xương bù tọt mềm, có thể nhai rau ráu. Bằm cho nát, nêm chút muối, trộn chút tiêu, viên thành từng viên nho nhỏ, sang chút nữa thì xào qua một chút với dầu hay mỡ. Nồi cháo chín, cho bù tọt vào, mùi thơm ngào ngạt, húp một miếng, nhai một miếng, thịt bùi bùi, ngọt đạm, tới đâu có cảm giác tới đó.

Cứ tưởng tượng một thời gian dài chỉ có rau với cá hẩm, hôm nay được nhai rau ráu thịt con bù tọt, có chất đạm vào, cái mồm bớt nhạt, máu trong người cũng nghe như chảy mạnh hơn, chén cháo ngon vô số kể, tuyệt cú mèo. Nồi cháo to, cả túi bù tọt mấy kí lô mà chẳng bao giờ dư chút nhẽo nào, nồi, chén đều vét sạch như lau. Thế mới biết không phải cứ thức ăn sang trọng, đắt tiền, quý hiếm mới là ngon. Miếng ăn đúng lúc, đúng hoàn cảnh mới là món ăn ngon nhất. Sau này, tui còn biết thêm mấy món cũng ngon lạ lùng từ con bù tọt như bù tọt kho sả ớt, bù tọt làm sạch xào sơ với tỏi, mỡ heo cho săn lại, thêm chút nước mắm, cho sả băm vào, bỏ thêm vài trái ớt, bắt trên lửa riu riu cho đến khi sền sệt. Ôi chao! Gắp một miếng, và lùa thêm miếng cơm, ngon ôi là ngon, mấy cơm cũng hết. Lại có món bù tọt xào mướp, ngọt mà thơm, dân nhậu khoái lắm.

Có vài lần được đãi bù tọt khìn nước dừa, ngon không kể siết. Bù tọt làm sạch, cắt làm đôi, ướp với sả xắt mịn, giã nát, ớt bằm nhuyễn, muối, bột ngọt, đường và một ít cà ri. Lấy dừa khô nạo nhuyễn vắt lấy 1 chén nước cốt, 1 chén nước gião. Cho bát gião vào nồi rồi để trên bếp kho cho bù tọt chín, nước sền sệt thì đổ chén nước cốt vào kho tiếp, nước sôi vài phút thì tắt lửa, đừng để lâu dừa thành dầu có mùi ăn không ngon. Món nầy ăn kèm rau sống đủ loại như chuối chát, bông súng, khế, rau muống, rau thơm đều là số dzách!
Mấy chục năm rồi, mấy hôm nay trời mưa, chợt nhớ đến con bù tọt của bốn mươi mấy năm trước, chợt nhớ đến một thời nghèo tận đáy mà vui, nhớ đến một ký ức, một đoạn đời không thể nào quên.

Bây giờ đô thị hoá nhanh quá, đất đai là vàng, là đô la, ruộng đồng thu hẹp dần, ao hồ cạn nước, mưa xuống, bản giao hưởng của đồng quê không còn vang vọng như xưa mà chỉ là những tiếng kêu lạc lõng. Lại thêm người dân sử dụng thuốc trừ sâu, trừ rầy dữ quá và do hạn mặn nên bù tọt cũng vắng bóng dần. Lại thèm một chén cháo bù tọt, với những bạn bè xưa cũ bên ánh đèn dầu và ngoài sân ếch nhái kêu rộn rã. Nhưng làm sao có được nữa, thời gian đẩy đưa người mất, người phiêu bạt phương trời, còn lại thì đã hưu trí hết rồi nên chỉ nhớ trong kỷ niệm thôi. Hơn nữa bây giờ kiếm sâm, bào ngư, vi cá hay dĩa beefsteak thì có ngay chứ muốn có liền nồi cháo bù tọt e hơi khó. Đành nhớ con bù tọt tưởng tượng vậy. Ôi nhớ ơi là nhớ!

ĐỔ DUY NGỌC


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Mar/2021 lúc 7:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2021 lúc 10:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2021 lúc 3:04pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2021 lúc 8:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2021 lúc 7:49am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2021 lúc 8:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22142
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2021 lúc 7:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.805 seconds.