Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 3:50am

Danh sách Trạng Nguyên

» Tác giả: Sưu Tầm
» Dịch giả:
» Thể lọai: Lịch sử

1. Danh sách Trạng Nguyên

1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự
2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )
Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )
Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )

4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )
Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

5) Trương Hanh ( ? - ? )
Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .

6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .

7) Lưu Miễn ( ? - ? )
Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .

8) Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .

9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )
Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .

10) Trương Xán ( ? - ? )
Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .

11) Trần Cố ( ? - ? )
Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .

12) Bạch Liêu ( ? - ? )
Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.

13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "

14) Đào Thúc ( ? - ? )
Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .

15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )
Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".

16) Đào Sư Tích ( ? - ? )
Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.

17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.

18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )
Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).

19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .

20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )
Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .

21) Vũ Kiệt ( ? - ? )
Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .

22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )
Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.

23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là tổ sư nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .

24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )
Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .

25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )
Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ

26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )
Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ

27) Vũ Tích ( ? - ? )
Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .

28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .

29) Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )
Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.

30) Lê Ích Mộc ( ? - ? )
Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ

31) Lê Nại ( 1528 - ? )
Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.

32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )
Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .

33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )
Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.

34) Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )
Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự

35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )
Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.

36) Hoàng Văn Tán (? - ?)
Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.

37) Trần Tất Văn ( ? - ? )
Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .

38) Đỗ Tông ( ? - ? )
Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự

39) Nguyễn Thiến ( ? - ? )
Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .

40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )
Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .

41) Giáp Hải ( ? - ? )
Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .

42) Nguyễn Kỳ ( ? - ? )
Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự
43) Dương Phú Tư ( ? - ? )
Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .

44) Trần Bảo ( 1523 - ? )
Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .

45) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )
Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .

46) Phạm Trấn ( ? - ? )
Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị

47) Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )
Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .

48) Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )
Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu .

49) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )
Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .
50 ) Vũ Giới ( ? - ? )
Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự

51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )
Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ

52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )
Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.

53) Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )
Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.

54) Lưu Danh Công ( 1643 - ? )
Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .

55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )
Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .

56) Trịnh Huệ ( 1701 - ? )
Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).

Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/May/2009 lúc 8:43am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 8:53am
 
 
 

Nghệ thuật tranh Việt

 

Ngoài dòng tranh vẽ của các hoạ sĩ, chúng ta còn có một dòng tranh nghệ thuật độc đáo. Qua bàn tay và trái tim của các nghệ nhân, những chất liệu thiên nhiên đã trở thành những hoạ phẩm mang hồn Việt

  •  TRANH ĐÔNG HỒ:

Là loại hình tranh dân gian độc đáo của Việt Nam, được làm từ những chất liệu cũng hết sức dân dã: giấy làm từ cây dó, bồi điệp là lớp bột màu trắng óng ánh được nghiền từ vỏ ốc, sò, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt …

 

Tranh Đông Hồ không vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà được in từ các bản vẽ mẫu của các nghệ sĩ dân gian, thể hiện những cảnh vật rất đỗi bình dị, gần gũi với đời sống thường nhật của con người làng quê như: con vật, lễ hội, cảnh sinh hoạt trên nền màu sắc tươi sáng, đường nét mộc mạc và bố cục ước lệ nhưng lại hàm chứa nhiều tình cảm rất trong sáng, hồn hậu.

  •  TRANH CÁT

Trong hội nghị APEC 2006 tại Việt Nam, những bức tranh cát đã vinh dự được chọn giới thiệu với bạn bè quốc tế như một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt.

 

 

Từ nguồn tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi trải suốt theo bờ biển Việt Nam, hạt cát qua tay các nghệ nhân đã trở nên thi vị và mang hồn dân tộc với những bức tranh tinh xảo, đủ màu sắc trong những ly thủy tinh, bình pha lê, khung kiếng… thể hiện phong cảnh, thư pháp, con thú, hay cả chân dung những bậc danh nhân.

 

Tranh cát hiện nay ngày một trở nên hiện đại hơn khi các nghệ nhân khai thác thêm nhiều màu cát nhuộm để thể hiện những bức tranh treo tường theo phong cách “họa cát” sang trọng và lộng lẫy.

  •  TRANH GHÉP GỖ

Tranh ghép gỗ làm từ chất liệu gỗ nhưng không đơn thuần từ một loại gỗ và chất lượng phải là loại tốt nhất. Người họa sĩ trước tiên phải dày công tìm tòi chất liệu phù hợp để thích ứng với họa tiết và màu sắc tranh sao cho đạt hiệu quả mỹ thuật cao nhất.

 

Tranh ghép gỗ được ghép từ nhiều mảnh gỗ đã được chọn lựa kỹ và qua nhiều công đoạn xử lý để gắn kết lại với nhau thể hiện ý đồ thẩm mỹ của tác giả, sau đó được mài giũa, đánh bóng. Mỗi bức tranh là cả một sự kết hợp tinh tế giữa bàn tay khéo léo của người nghệ nhân trong ý tưởng nghệ thuật hội họa để tạo nên một thành quả nghệ thuật mỹ thuật đặc biệt.

  • TRANH TRE

Việt Nam là xứ sở của tre trúc, vì vậy, tranh tre được xem như một sản phẩm mang tâm hồn Việt. Từ những mảnh nhỏ sau khi sơ chế hun khói bằng rơm rạ để lên màu nâu bóng, ngâm vôi tạo màu vàng và màu xanh từ chính cây tre và nhiều công đoạn tỉ mỉ khác, người nghệ nhân sẽ ghép lại, in hình và khắc tranh tạo thành những tác phẩm độc đáo mang nhiều nội dung phong phú: dòng tranh Đông Hồ, tứ quý, 12 con giáp, phong cảnh trữ tình, thủy mặc. Tranh tre Việt Nam thực sự đạt đỉnh cao về nghệ thuật và khẳng định giá trị bản sắc lâu đời của dân tộc.

  •  TRANH BƯỚM

Những người yêu thiên nhiên sẽ rất thú vị khi có một bộ sưu tập bướm, nhưng thật giá trị và cuốn hút hơn bao giờ hết khi được sở hữu một bức tranh bướm. Niềm đam mê đó đã thúc đẩy nền nghệ thuật tranh bướm Việt Nam hình thành và phát triển.

 

Tranh bướm Việt được ghép kết từ muôn vàn cánh bướm mong manh tạo nên những bức tranh thơ mộng tuyệt đẹp về những phong cảnh làng quê, phố cổ trong niềm hoài niệm sâu lắng. Một tiêu bản tranh bướm thường kết tụ nhiều loài bướm khác nhau, trong đó, nhiều loài rất qúy hiếm, phải chờ đợi tới mùa mới sưu tập được. Vì vậy, có khi phải hàng tháng trời người nghệ nhân - họa sĩ mới hoàn thành xong một bức tranh nghệ thuật. Nhìn ngắm một bức tranh bướm, ta không chỉ thưởng lãm được cái hồn toát lên từ tác phẩm mà còn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp mê hồn của muôn ngàn cánh bướm vốn đã là những tuyệt tác của tự nhiên.

  •  TRANH SƠN MÀI

Sự phát triển và bút pháp nghệ thuật sơn mài Việt Nam thực sự đã được khẳng định và làm say mê du khách khắp thế giới khi đặt chân đến nơi đây.

 

Không giống với sơn mài các nước khác trong khu vực chỉ tập trung thể hiện trên những đồ thủ công mỹ nghệ, sơn mài Việt Nam được xem là một chất liệu hội họa, thêm vào đó, kỹ thuât mài là điểm khác biệt lớn đã góp phần tạo nên một thể loại tranh nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.

 

Chất liệu truyền thống để tạo nên một bức tranh sơn mài thường là: sơn then, sơn cánh gián, bạc – vàng thếp…, vỏ ốc, vỏ trai, bột điệp, ngày nay còn thêm một số chất liệu mới như: vỏ trứng, cật tre…

 

Tranh sơn mài được ưa chuộng bởi sự công phu trong quá trình làm tranh, độ bóng và chiều sâu thu hút khách thưởng lãm.

  •  TRANH THÊU

Nói đến nghề thêu hẳn ai cũng biết thương hiệu tranh thêu X.Q nổi tiếng Đà Lạt sử quán và những làng nghề thêu truyền thống lâu đời nổi tiếng xứ kinh kỳ, nhưng sản phẩm được du khách ưa chuộng nhất hiện nay là tranh thêu tay Việt.

 

Tranh thêu là sự kết tinh cao của nghề thêu truyền thống, thể hiện tính cần mẫn, xúc cảm tinh tế và tâm hồn sâu sắc, đa cảm của người thợ thêu tài hoa qua từng đường kim mũi chỉ thể hiện trong các hình khối, họa tiết mềm mại, phóng khoáng của hội họa. Tranh thêu có một vẻ đẹp hết sức tinh túy mà sang trọng, vì thế, chiếm được sự ưu ái của hầu hết mọi người, có khi là một kỷ vật lưu niệm nhưng nhiều lúc được treo trang trọng như một bức tranh qúy làm đẹp không gian sống.

  •  TRANH ĐÁ QUÝ

 Với những viên đá quý được khai thác từ các hầm mỏ tại Việt Nam, các nghệ nhân tranh đá quý khéo léo chế tác làm nên những bức tranh tuyệt đẹp, lung linh, lấp lánh sắc màu. Trang đá quý Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới vì được làm hoàn toàn bằng chất liệu tự nhiên, không pha màu nhân tạo nên màu sắc óng ánh, sống động.

 

Những cảnh đẹp quê hương, cuộc sống bình dị của con người nước Việt bỗng trở nên lung linh huyền ảo, rực rỡ sống động dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân tranh đá qúy. Những viên đá quý- báu vật thiên nhiên vĩnh cửu lại càng tỏa sáng lấp lánh hơn khi mang trong mình hơi thở cuộc sống. Dù mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng tranh đá qúy đã được giới sành điệu ưa chuộng vì tính chất sang trọng và qúy phái của nó. 

 

(theo www.yp.com.vn)


IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 8:56am
 
 

Cái hay của "Nói lái"

MAI VĂN SANG

 

Như ta đã biết, ngôn ngữ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học, là phương tiện giao tiếp, là công cụ tư duy của con người... Trong quá trình giao tiếp người ta thường dùng cử chỉ, điệu bộ, biện pháp tu từ… để lời nói thêm sinh động, phù hợp với thế giới cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Trong đó hình thức ’’nói lái” có những nét độc đáo thường được người nói, người viết chú ý.

 

 

Trẻ em dùng hình thức nói lái như một dấu hiệu riêng để trao đổi thông tin với nhau. Chẳng hạn như “Tùng ơi đi chơi” thành ra ”Tời ung – đơi chi”, “ăn cơm” thành ra “ơm căn”… Những lúc quây quần đùa giỡn, các em không dùng từ thể hiện ý nghĩa trực tiếp mà dùng cách nói lái để chọc ghẹo nhau, ví như không nói “mít ướt” mà nói “mướt ít”, không nói “đầu bò” mà nói “đò bầu”…Có khi các em vừa nói trực tiếp vừa nói lái (tức là nói cả hai một cách liên tục) như: bọn đì + bị đòn, ăn gian + an giăn… với cách nói này, các em không cần phải học tập sách vở mà vẫn biết. Vì vậy , ngưới lớn cũng thường dùng nói lái với trẻ con giúp trẻ vui vẻ, tạo cho các em sự vận động não bộ suy nghĩ .

 

Có khi trẻ dùng hình thức nói lái để đố với nhau về những sự vật hiện tượng như:

 

“Trên trời rơi xuống mau-co” - đố là cái gì ? - cái mo cau, hoặc ”Ghe chài chìm giữa biển đông / Ván phên trôi hết cái công nó còn’’ là cái gì ?-  "công còn " là con còng...

 

Trong văn học dân gian người ta  dùng nói lái trong những lúc vui vẻ hoặc trong những hoàn cảnh khó xử, khó nói. Chẳng hạn như trong ca dao, có những đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau:

 

Cam sành nhỏ lá thanh ương (anh thương)

Ngọt mật thanh đường nhắm lớ (nhớ lắm) bớ anh

Thanh ương là tuổi mong chờ

Một mai nhái lặn (nhắn lại) chà quơ (chờ qua) , quơ chà (qua chờ)

 

"Qua" và "bậu" là những tiếng xưng hô của những đôi trai gái ngày xưa.

 

Hoặc khi Trạng Quỳnh đối đáp với một bà chúa. Bà chúa thì xấu người, hay hống hách, khi Trạng Quỳnh đi trên đường gặp bà chúa  thì Trạng Quỳnh hoảng sợ nhảy xuống cái ao cạnh bên đường, nhè mấy đám bèo mà đá tứ tung. Lúc  bà chúa hỏi thì Trạng Quỳnh thưa: nhà buồn quá ra đây “đá bèo chơi”, bà chúa không trách móc được gì lại thúc võng đi.

 

Trong văn học viết, danh sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương đã khéo léo đưa cách nói lái vào trong thơ. Có lẽ bà hay đùa cợt hoặc vì bà căm tức những hạng người kém cỏi trong xã hội phong kiến đương thời:

 

‘’Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo

Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?

Chày kình tiểu để suông không đấm

Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo’’

 

Và nhờ nói lái như vậy mà tiếng cười trong thơ của bà thêm ý mỉa mai sâu sắc...

 

Trong cuộc sống hiện đại, người lao động thường tập trung vào công việc, dễ gây mệt mỏi vì vậy họ cũng thích nói lái để tạo sự hài hước, dí dỏm vui tươi.Thực tế có những cách nói lái phù hợp với hoàn cảnh. Khi vui, tuỳ lúc họ có thể nói: ngày cưới - người cái (mỗi người uống một chung rượu), ít ly - y lít, bí mật - bật mí, tình nghĩa - tỉa (một) nghìn... Hoặc khi chưa hài lòng về một điều gì đó, tuỳ lúc họ có thể nói: thi đua - thua đi, đấu tranh – tránh đâu, đầu tư - từ đâu, bàn tính - bình (rồi) tán...

 

Còn những lúc vui bên bàn tiệc thì người ta lại cao hứng: âu cái đằn - ăn cái đầu, ê cái mằn - ăn cái mề ...cách nói lái sáng tạo như vậy cũng được người nghe chấp nhận vì nó tạo được sự chú ý và liên tưởng bất ngờ.

 

Như vậy, ta có thể hiểu nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu... giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp. Một số người cho rằng: nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn. Tuy nhiên nói lái cũng tuỳ hoàn cảnh, mức độ vừa phải, dùng thường xuyên sẽ gây nhàm chán. Ngoài ra những cách nói lái nếu dùng không đúng chỗ, đúng nơi, sẽ không thể hiện được nét văn hoá giao tiếp chắc chắn khó được chấp nhận. Ví dụ chỗ hội họp quan trọng không ai dùng cách nói lái.

 

(Theo Vannghedongbangsongcuulong)



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/May/2009 lúc 9:01am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 9:00am

 

Bữa cơm gia đình, nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam

  

 

Bữa cơm gia đình Việt Nam thường có 3 món, được chế biến với nhiều vị, đủ chất, rất cân bằng âm dương, vừa ngon vừa lành… Chính vì vậy mà rất nhiều người thích ăn cơm thường ở nhà như thế, bữa ăn làm người ta rất dễ chịu vì hợp khẩu vị và không "nặng bụng" như khi đi ăn tiệc.

 

Văn hoá gia đình đã đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong văn hoá Việt Nam, tạo nên những nét độc đáo của văn hoá Việt Nam, đặc biệt trong phong tục, thường gọi là gia lễ, gia phong, cũng như trong cuộc sống như văn hoá giao tiếp, văn hoá ăn uống...


Tại Nam Bộ suốt thời chế độ thuộc địa Pháp, chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hoá Pháp, xuất hiện cơm đĩa, song vẫn có “cơm phần” hay “cơm gà-men”, nấu cơm tháng, đưa tới tận nhà, thường có 3 món: canh, kho, xào như những bữa cơm gia đình. Cấu trúc bữa cơm ít nhất gồm 3 món: món thứ nhất là mặn tức các loại kho: như thịt, cá, tôm, đậu, củ… Món thứ hai là xào hay luộc với đủ loại từ rau, củ, quả với thịt, cá, trứng… Món thứ 3 là canh, đủ loại từ rau, quả củ với cá, thịt, đậu…


Với cấu trúc món ăn như thế, thường xắt thành miếng nhỏ, vừa mặn như kho hay nhạt như canh hoặc xào, thuận lợi cho việc ăn tập thể hơn là cá nhân riêng rẽ, rất khó chia thành phần riêng (rations). Món ăn lại ít thịt, chủ yếu là rau và cơm, nên thường người ta nói bữa cơm Việt Nam là “cơm rau” hay “cơm canh”. Đặc biệt món canh rất độc đáo, hầu như trên thế giới chỉ có người Việt Nam có cách ăn canh chan vào cơm. Thường các nước Tàu Tây có món súp hay nấu ăn riêng, hay bỏ một thức ăn nào đó vào súp hay cháo.


Bữa cơm Việt Nam còn không thể thiếu các loại mắm nước hay cái hay dưa, cà.

 

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương!”

 

Món ăn như thế nhiều vị, nhiều chất; rất cân bằng âm dương, vừa ngon vừa lành, ít gây tật bệnh… Chính vì vậy mà khi ăn cơm thường gia đình như thế, người ta rất dễ chịu, không nặng bụng như khi đi ăn cơm nhà hàng hay ăn tiệc.


Bữa cơm gia đình Việt Nam còn rất ấm cúng, trò truyện thân mật. Mọi người mời nhau, nhường nhịn nhau. "Học ăn, học nói, học gói, học mở". "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng!". Ăn uống cũng là bài học, là nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc!

 

Hầu như những tinh hoa của văn hoá ăn uống Việt Nam vẫn còn ở trong các gia đình, bởi chỉ sau 1975, mới nở rộ những món ăn Việt Nam trong những nhà hàng lớn hay những tiệc cưới. Việt Nam không có truyền thống làm nhà hàng. Tại Việt Nam trước đây các nhà hàng hầu hết đều là nhà hàng Tàu hay Tây và hầu hết các đầu bếp tại nhà hàng trước cũng như bây giờ vẫn được đào tạo theo kiểu đầu bếp Tây, Tàu, Nhật…


Trong thời đại công nghiệp hiện nay, ai lúc nào cũng vội vã, bận rộn và có thời khoá biểu riêng, tiệc tùng thường xuyên được mời. Trong gia đình các thành viên ít khi gặp nhau, chứ đừng nói hàng ngày lại có dịp ăn cơm gia đình như trước nữa. Nhiều gia đình lớn đã mất đi cái nếp nhà. Những cô gái trẻ không còn thích chuyện nữ công gia chánh. Tại học đường cũng không quan tâm đến dạy nữ công gia chánh như trước nữa. Có nguy cơ nhiều món ăn độc đáo trong gia đình bị thất truyền.

 

Dù rồi đây Việt Nam sẽ chuyển sang công nghiệp hoá, song dân số phần đông một thời gian dài nữa vẫn sống ở nông thôn và dĩ nhiên nền văn minh nông nghiệp lúa nước này vẫn còn tồn tại, văn hoá gia đình vẫn còn chỗ đứng.


Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có kế hoạch sưu tầm những món ăn từ những gia đình có truyền thống lâu đời về nghệ thuật ăn uống. Nếu được, nên xây dựng một web sites 3.000 món ăn Truyền thống Việt Nam. Những quê hương nổi tiếng như Kinh Bắc, Thăng Long – Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Biên Hoà, Bình Dương, Gia Định, Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá… đều có những món ăn độc đáo, đặc sắc của Việt Nam. Cần giữ gìn bữa ăn gia đình như giữ một nét văn hóa quý báu của đời sống.

 

(Nguồn VOV)

 
 



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/May/2009 lúc 9:00am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 9:02am
 
Hạt đậu - thuốc của mùa hè

 

Làm thế nào để bữa ăn mùa hè vừa ngon lại vừa mát và bổ, đó là thử thách với các bà nội trợ. Ưu tiên các loại đậu là một giải pháp hay.

 

Đậu xanh

Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét...

Giá đỗ: Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E.

Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

Đậu nành (đậu tương)

Đậu nành chứa 40% protit, 20% lipit. Người ta cho rằng đậu nành là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E...

Đậu phụ: Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay.

Giá đậu nành: Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng.

Cháo đậu nành: Đậu nành ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu nành giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.

Đậu nành là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gout.

Đậu đen

Theo “Nam dược thần hiệu”, đậu đen vị ngọt, tính hàn, bổ thận, gan, máu. Đậu đen trị được nhiều bệnh như trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và dùng làm thuốc bổ dưỡng. Đậu đen rất thích hợp với người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, là món ăn giải nhiệt rất tốt trong mùa hè.

Cháo đậu đen: Đậu đen ngâm nước 2 giờ, cho thêm một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Ăn nóng hay ăn nguội tùy thích. Khi ăn kết hợp với đậu phụ rán. Đây là món ăn giúp lợi tiểu, giải nhiệt rất tốt, thích hợp với mọi lứa tuổi.

Đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa...

Cháo đậu đỏ: Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen.

 

Hồng Hạnh (Theo SK & ĐS)

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 11:33am
 
Lễ phép - xứ người, xứ mình

LIÊN HOA (ÚC)

 

me-con.jpg
Một đứa trẻ VN lễ phép thì phải biết trả lời người lớn bằng những tiếng “dạ”, “thưa”, “vâng”...

 

Lớp học với nhiều sắc dân khác nhau. Vị giáo sư yêu cầu học viên đại diện cho mỗi nước lên giới thiệu về cách thức giáo dục sự lễ phép nơi con trẻ theo đặc trưng của mỗi nền văn hóa. Nước nào cũng có từng phong tục riêng để buộc con trẻ phải noi theo...

 

Chuyện ở trường học

 

Đến phiên chị giới thiệu về sự lễ phép của trẻ em VN. Chị có thể dễ dàng giải thích cho cả lớp hiểu về việc trẻ con VN phải khoanh tay khi chào người trên, trao vật gì cho người lớn cũng phải trao bằng hai tay... Nhưng loay hoay mãi chị vẫn không biết phải giải thích bằng cách nào cho rõ ràng để học viên của những sắc tộc khác hiểu được sự khác nhau giữa cách trả lời của “dạ thưa” và tiếng “ừ”. Không biết làm cách nào để họ đủ sức cảm nhận rằng một đứa trẻ VN lễ phép thì phải biết trả lời người lớn bằng những tiếng “dạ”, “thưa”, “vâng”...

 

Với tiếng Anh, gọi thầy cô cũng trống không bằng một cái tên, không có những tiếng: “Dạ thưa thầy, dạ thưa cô”. Trả lời người trên kẻ dưới cũng chỉ giống nhau: “yes”, “no” hoặc “O.K”. Làm thế nào để chuyển dịch sang tiếng Anh rằng với một đứa trẻ lễ phép thì luôn phải mở đầu sự đối đáp với người lớn bằng tiếng dạ, tiếng thưa. Chị cố gắng để những học viên các nước khác có thể phân biệt rõ, ở VN một người lễ phép không thể trả lời người trên bằng một tiếng cộc lốc đơn giản như tiếng Anh người ta trả lời “OK”!

 

Chuyện ở nhà

 

Bạn bè có người bật cười khi nghe chị trả lời với con: “Dạ phải... dạ đúng... dạ thưa, con chờ má chút!”. Người ta không hiểu chị đang làm trò gì!? Chị giải thích: là vì ở xứ người chị không có bà con thân nhân bên cạnh, suốt ngày tụi nhỏ chỉ quấn quít quanh mẹ. Mặc dù chị dạy con phải nói lễ phép, nhưng không có ai để nó bắt chước thì dạy xong có khi lại quên. Cách tốt nhất để con khỏi quên là cứ nhìn theo cách trả lời của mẹ mỗi ngày thì nó sẽ làm theo.

 

Có người cắc cớ vặn vẹo: mình là cha là mẹ, làm vậy là... tự hạ thấp mình trước mặt con cái! Chợt nhớ nhiều bậc phụ huynh VN khi làm sai rất ngại xin lỗi con cái. Người ta nghĩ rằng cha mẹ mà phải xin lỗi con, người trên mà phải xin lỗi kẻ dưới thì không còn thể thống phép tắc gì nữa, con cái sẽ... lờn mặt!

 

Về chuyện dạ, thưa thì tiếng Anh thua tiếng Việt. Nhưng cái khoản xin lỗi, cảm ơn có lẽ mình cũng nên học theo. Ở Úc, từ nhỏ mới vào mẫu giáo, học trò đã được cô giáo dạy nếu lỡ ợ hơi hay ho hen một chút, phải nói ngay: “Excuse me!” (Xin lỗi nhe!) để khỏi phải gây khó chịu cho người khác. Làm gì cũng thường trực mấy tiếng “cảm ơn”, “xin lỗi” ngay đầu cửa miệng. Cha mẹ làm sai, xin lỗi con cái là chuyện thường tình. Phép tắc không thể đem ra áp dụng cho riêng con trẻ. Dạy con phải biết xin lỗi mà cha mẹ làm sai lại lảng tránh trách nhiệm thì trách con sao được.

 

Đất nước VN mở cửa, du nhập đủ mọi nền văn hóa Đông Tây. Cái tốt giữ lại, cái dở bỏ đi. Vậy nên, nếu có phải thủ thỉ với con rằng: “Dạ thưa, má xin lỗi con!”, âu cũng là vì tương lai con em chúng ta vậy!

 

Theo Tuổi Trẻ

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 11:36am
 
SỰ PHONG PHÚ CỦA TIẾNG VIỆT

Thổ ngữ Huế

PHAN THỊNH

Tiếng Huế không phải chỉ đơn giản tê mô răng rứa như thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trong thơ, nhạc và văn xuôi, như những nét chấm phá rất dễ thương để nói về người và xứ Huế; mà nhức đầu, phức tạp, nhiêu khê, đa dạng và phong phú hơn nhiều. Tùy vào từng địa phương của Huế, cách phát âm có chỗ nặng nơi nhẹ; lúc thanh tao khi khó hiểu.

Soạn:%20AM%20819579%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Xứ Huế mộng mơ

 
Xin được đơn cử một câu rất Huế, một tâm sự kín đáo giữa hai o đang tuổi lấy chồng: "Tau noái với mi ri nì, en còn ở dôn, rứa mà bữa tê tề, en chộ tau phơi ló ngoài cươi, en kiêu tau vô, bồn tau lên chờn, cái ba... en đẩn. Mi quai chướng khôn?". Sở dĩ tâm sự kín đáo vì đây là chuyện riêng của hai người, nói bằng thổ ngữ, nhưng ý nghĩa thì như vầy: "Tao nói với mày như vầy, ảnh còn ở rể, vậy mà hôm kia kìa, tao đang phơi lúa ngoài sân, ảnh kêu tao vào, bồng tao lên giường, rồi ảnh... Mày coi có kỳ không?".
 

Chữ "đẩn", ngoài ý nghĩa một trong bốn cái nhất của đời người trên còn có nghĩa như ăn: "Đẩn cho bưa rồi đi nghể" - "Ăn cho no rồi đi ngắm gái".

 
 Đẩn cũng có nghĩa là đánh đòn: "Đẩn cho hắn một  chặp!" (Đục cho hắn một hồi!). Chữ đẩn còn được phong dao Huế ghi lại: Được mùa thì chê cơm hẩm/ Mất mùa thì đẩn cơm thiu
 

Xin được thêm một câu ngăn ngắn gần như rặt thổ ngữ của Huế mà, nếu không có... thông dịch viên gốc Huế hoặc Huế rặt, e rằng khó mà... đả thông cho được: "Thưa cụ mự, bọ tui vô rú rút mây về đươn trẹt, bọ tui chộ con cọt, rứa mà nỏ biết ra răng, con cọt lủi, lủi năng lắm, bọ tui mờng rứa thê! Chừ mạ tui cúng con gà, cụ mự qua chút chò bui" - (Thưa cậu mợ, bố con vào rừng rút mây về đan rá (hoặc nia), bố con thấy con cọp, vậy mà chẳng biết sao; con cọp chạy trốn, chạy lẹ lắm; bố con mừng quá. Giờ mẹ con đang cúng con gà, cậu mợ qua chút xíu cho vui). Khó hiểu chưa?!

 
Thổ ngữ ở Huế thì nhiều lắm và cũng lạ lắm, và vì tiêu đề của bài này là lan man về những thổ ngữ đó, nên xin được nhẩn nha tìm lại chút ít những gì đã mất và ôn lại những gì đang còn xài. Vì trang báo có hạn, không thể giải thích từng chữ một, nên trong bài này, xin được ghép thổ ngữ thành từng câu, từng nhóm thổ ngữ, vừa đỡ nhàm chán lại ra câu ra kéo, có đầu có đuôi hơn: "Đồ cái mặt trỏm lơ mà đòi rượn đực!" - (Thứ mặt mày hốc hác mà đòi hóng trai). Độc chưa! O mô mà lỡ mang cái nhãn không cầu chứng tại tòa này chắc phải ở giá hoặc phải chọn kiếp... tha hương may ra mới có được tấm chồng. Chữ "rượn" gần đồng nghĩa với câu con ngựa Thượng Tứ, câu này cũng độc không kém. Thượng Tứ là tên gọi của cửa Đông Nam, bên trong cửa này có Viện Thượng Kỵ gồm hai vệ Khinh kỵ vệ và Phi kỵ vệ chuyên nuôi dạy ngựa cho triều đình Huế. Vì thế gọi ngựa Thượng Tứ có nghĩa bóng bảy xa xôi rằng con đó nó ngựa lắm, nó đĩ lắm, nhưng thâm thúy hơn nhiều.

"Mệ cứ thộn ló vô lu, còn lưa, tui này lại!" - (Bà cứ dồn lúa vô khạp (cho đầy), còn dư ra, con mua lại). Chữ "lưa" cũng còn có nghĩa là "còn đó" như trong hai câu trong bài ca dao Huế: Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (còn đó)/ Con đò đã khác năm xưa tê rồi

 
"Này lại" (mua lại); tiếng này thường chỉ dùng nơi xóm giềng, thân cận; tương đương với chữ nhường lại, chia lại, mua lại. Chứ không dùng ở chợ búa hoặc nơi mua bán um sùm.
 

Đập chắc lỗ đầu, vại máu! (Đánh nhau bể đầu, toé máu!). Thương bọ mạ để mô? Để côi trốt! Chắc chúng ta cũng thường hay hỏi lũ con lúc chúng vừa tập nói, vừa biết tỏ tình thương đối với cha mẹ, câu này có nghĩa: "Thương bố mẹ để đâu? Để trên đầu!".  Rồi đưa ngón tay chỉ chỉ, miệng cười cười, nghe hoài không biết chán.

 
Lên côi độn mà coi (Lên trên đồi mà xem). Chữ "coi" về sau này đã phổ biến đến nhiều địa phương khác.
 

Mự đừng có làm đày! (Mợ đừng có lắm lời, thày lay). Riêng chữ cụ mự thường là dùng cho cậu mợ. Người Huế ít dùng chữ cụ để chỉ người già vì đã có chữ ôn hay ông. Điển hình như cụ Phan Bội Châu với chuỗi ngày "an trí " ở Huế, dân Huế đã có tên gọi ông già Bến Ngự, hoặc trong ca dao Huế có câu thơ như vầy khi nói đến cụ Phan: Chiều chiều ông Ngự ra câu/ Cái ve cái chén cái bầu sau lưng

 
Chộ chưa? Nỏ chộ! (Thấy chưa? Không thấy!). Nỏ là lối phủ nhận gọn gàng pha chút giận hờn, chanh cốm như chả biết, chả ăn, chả thèm vào! Hắn mô rồi? Nỏ biết! Chữ "nỏ biết" ở đây pha chút, chút xíu thôi sự phủi tay về cái chuyện hắn đang ở đâu! Tục ngữ Huế: Có vỏ mà nỏ có ruột.
 

En dòm tui, tui dị òm! (Anh ấy nhìn tôi, tôi thẹn quá!). Chữ "òm" người Huế vẫn thường dùng để bổ túc cho cái phủ định của mình: Ngon không? Dở òm!

 
O nớ răng mà không biết hổ ngươi! (Cô đó sao mà không biết mắc cỡ!) Hổ ngươi cũng là tên của cây trinh nữ, cây mắc cỡ . Cũng như xấu hổ, thẹn, mắc cỡ thì ốt dột, dị và hổ ngươi có nghĩa khác nhau tuy chút ít nhưng tinh tế, nhẹ nhàng


Chiều hắn cho gắt, hắn được lờn!: Chiều nó cho lắm vào, nó làm tới. Mời ôn mệ thời cơm: Mời ông bà dùng cơm .
 

Mệ tra rồi mệ chướng: Bà ấy già nên sinh tật. Chữ chướng, người Huế cũng thường dùng để chỉ mấy đấng nhóc tì khóc nhè, bướng bỉnh hoặc các vị có lối nói, cách hành xử ngang như cua .

Bữa ni răng tau buồn chi lạ, buồn dễ sợ luôn ! (Sao hôm nay tao buồn quá, buồn quá trời luôn!). Dễ sợ, với người Huế không đơn thuần ở nghĩa thấy mà ghê, hoặc khủng khiếp quá, mà còn có nghĩa, thí dụ: Con nớ đẹp dễ sợ!: Con bé đó đẹp quá trời!

* * *

Soạn:%20AM%20823417%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Hồ Tịnh Tâm ở Huế

 
Xa Huế đã lâu lắm rồi, từ ngày vừa biết tập tành đi nghễ mấy o Đồng Khánh, vừa ngấp nga ngấp nghé muốn vào (nhưng sợ bị chưởi) nhấm nháp thử ly cà phê đen sánh của cà phê Phấn, nơi mà các anh hùng trong thiên hạ vẫn tấp nập ra vào; và cũng vừa biết để dành tiền để mua những tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn tại nhà sách Ưng Hạ. Phong cách Huế không ít thì nhiều cũng đã phôi pha, thổ ngữ Huế cũng không mấy khi có dịp để dùng lại cho đỡ nhớ, cho khỏi quên; thành ra cũng xao lãng đi nhiều .
 

Trong cái xao lãng bỗng có ý nghĩ muốn tìm lại, noái lại tiếng noái của thời cũ rích cũ rang nhưng đằm thắm đó. Cho nên chỉ xin được ghi lại đây những gì còn nhớ mài mại, để gọi là khơi lại chút âm thanh của những ngày xưa cũ.

 
 
Theo Phan Thịnh/e-cadao.com
 
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 25/May/2009 lúc 11:38am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 11:40am
 
CHUYỆN TIẾNG MẸ ĐẺ

Tiếng nước tôi

SUỐI SÂU

 

Nhạc sĩ Phạm Duy, từ năm 1953, tự đáy lòng một người Việt đã ngân rung lên bài hát "Tình ca" bất hủ:

Soạn:%20AM%20653673%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời,
Người ơi! Mẹ-hiền ru những câu xa-vời,
À ơi! Tiếng ru muôn đời...

Tiếng nước tôi. 
Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Nước ơi!

Tiếng nước tôi.
Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi.
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi. Nước ơi!

Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi... Tiếng nước tôi, thứ tiếng mà cha mẹ dạy dỗ, dìu đỡ ta từ ấu thơ đến khi thành người. Tiếng nước tôi là tiếng thét của tổ tiên xa xưa đánh giặc ngoại xâm, tiếng hát hò dô dựng nước, thả lượn câu hò đối đáp trong mùa cấy gặt, hội hè đình đám nơi cổng làng sân đình...

Hôm nay, biết bao người con Việt vì nhiều nguyên nhân phải rời xa quê mẹ sống trên xứ người khá lâu, không có dịp để dùng tiếng mẹ đẻ hàng ngày. Nhưng chắc chắn không vì thế mà họ không nhớ đến quê Cha đất Mẹ. Tâm sự quê hương vẫn nồng nàn trong mỗi trái tim Việt tha hương. Âm thanh dìu dặt "tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi" vẫn vang vọng trong tâm tưởng, và tiếng mẹ đẻ vẫn còn theo bước đàn con Việt trên khắp mọi nẻo đường diệu vợi.

Ầu ơ... ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi...

Tiếng mẹ ru năm xưa tưới tắm làn nước mát ngôn ngữ Việt để vun xới tâm hồn con trẻ. Hôm nay đi xa tít tắp nơi hải ngoại, mỗi khi lặng lẽ nhớ về quê nhà xa xôi...

Soạn:%20AM%20653671%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Khó đi mẹ dắt con đi...

Sao ta khát khao được nghe mẹ ru lại câu ca dao đó đến thế! Sao ta thèm bàn tay nâng niu, dìu dắt của mẹ đến thế?

Bao năm phiêu bạt nơi xứ người, những con đường hiện đại, cao tốc mà sao cũng gập ghềnh khó đi như chiếc cầu tre trong hát của mẹ ngày nào. Tiếng mẹ đẻ, cùng sự đùm bọc, chở che của cha, làm cho những câu ca dao, những bài học đầu đời  đã giúp ta vượt bao khó khăn trên đường đời, rèn luyện ta nên người. Ôi tiếng mẹ đẻ thân yêu của ta, có đâu như ở Việt Nam quê ta, người mẹ đã đặt vào lòng con những giọng hò, câu ca êm ả, những bài học ngọt ngào... ngay từ lúc đứa con mới chào đời.  Có bao giờ ta tự hỏi mình phải làm gì để giữ gìn tiếng mẹ ru ngày xưa?

Thật ra, những người Việt hải ngoại cần tìm "mọi lúc mọi nơi" để nói, viết tiếng Việt, vì khi ta nói hay viết cũng có nghĩa là ta đang tham gia sáng tạo tiếng Việt, chữ Việt. Làm cho nó sống động hoàn toàn như một thứ "sinh ngữ". Đối với con cháu, ta cần phải bỏ thời gian giúp chúng học hiểu chữ và tiếng Việt. Thực trạng khác, có thể vì tiếng Việt chưa được đề cao đúng vị trí khiến cho người Việt chúng ta thiếu vắng ý thức bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ. Đó là chưa kể đông đảo người Việt ở hải ngoại vì sinh sống trong bối cảnh xã hội bản địa ít dùng tiếng mẹ đẻ nên người Việt hải ngoại, nhất là người gốc Việt trẻ tuổi, thường không để tâm đến đến việc học hỏi, trau giồi tiếng Việt. Còn gì hay hơn khi người Việt hải ngoại cao tuổi hàng ngày dành thời giờ nói chuyện với con cháu bằng tiếng Việt, phải tranh thủ ngay tại bàn ăn và thậm chí ngay trước TV. Thường xuyên mời bà con, gia đình, thân hữu đồng hương đi thăm viếng nhau để có dịp nói tiếng mẹ đẻ...

"Tôi yêu nước tôi...". Ta hãnh diện là con Rồng cháu Tiên, mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng nở trăm con, từ đó người dân nước Việt ta gọi nhau là đồng bào. Dù nay ta đã vươn vai lớn lên cùng năm tháng, ra biển lớn, lên trời cao nhưng không bao giờ cắt đứt hơi thở nghìn đời của Tổ quốc Việt Nam. Chúng ta đi khắp năm châu bốn bể nhưng cùng cầu mong sao cho tiếng "mẹ, cha" thân thương không bị thay thế bởi "mommy" và "daddy" vô cảm!

S.S

 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 25/May/2009 lúc 11:44am
 
Tiếng... Sài Gòn

VĨNH VÂN

 

Lang thang phố xá Sài Gòn là thói quen của nhiều người, nhiều thế hệ cư dân của thành phố trẻ, lớn và hiện đại nhất cả nước. Dạo phố Sài Gòn mà không nghe, không nhìn được tiếng Việt thì mất đi hơn 50 phần trăm thú vị vì người Sài Gòn tuy vẫn nói tiếng Việt, nhưng là tiếng Việt kiểu Sài Gòn, hay người ta nói gọn: tiếng Sài Gòn.

Soạn:%20AM%20579639%20gửi%20đến%20996%20để%20nhận%20ảnh%20này

Người Sài Gòn sáng tạo và đóng góp cho từ điển Việt Nam rất nhiều từ...

Tiếng Sài Gòn đơn giản mà… vui

Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!

Những câu hát đơn giản, dung dị trong bài hát “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân. Những ca từ không văn vẻ chẳng tô son trát phấn mà sống mãi trong lòng bao thế hệ người Sài Gòn! Người Sài Gòn là vậy. Đã có một thời câu cửa miệng người Sài Gòn là: “hết xẩy”, “sức mấy”! Sức mấy mà buồn ý nói hơi nào mà buồn làm chi. Rồi “sức mấy” cũng biến mất khỏi khẩu ngữ dân Sài Gòn, giống như vậy là trường hợp của cụm từ “bỏ qua đi Tám”.

Hai cụm từ khẩu ngữ trên càng được người Sài Gòn “khoái khẩu” hơn sau khi nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào một trong những bài “tục ca” của ông:

Sức mấy mà buồn…
Buồn ơi, bỏ qua đi Tám… 

Cái ông nhạc sĩ già vậy mà vui tính! Theo “con đường vui” đó, một nhạc sĩ trẻ sau này cũng đưa một cụm “khẩu ngữ” Sài Gòn vào nhạc khá thành công là “hổng dám đâu”. Đó là lúc đi đâu trên phố Sài Gòn cũng nghe con nít nghêu ngao:

Hổng dám đâu, em còn phải học bài…

Còn vô quán bia hơi bình dân thì nghe các bợm vừa khoác tay vừa hát:

Hổng dám đâu, “em” còn phải “trả bài”…

Tiếng Sài Gòn “thực dụng”

Lang thang phố xá Sài Gòn...

Tiếng Sài Gòn dễ hiểu, dễ nói, dễ viết. Người Sài Gòn sáng tạo và đóng góp cho từ điển Việt Nam rất nhiều từ hay, ngắn, gọn, ai nghe cũng hiểu ngay đó là cái gì:

- Bột ngọt (miền Bắc: mì chính)

- Mì ăn liền

- Xe hơi  (miền Bắc: ô tô)

- Bánh tráng (miền Bắc: bánh đa)

- Đớp hít (“Tự vị tiếng nói miền Nam” của Vương Hồng Sển giải thích: Đớp là con thú nhảy đến mà ngoạm nhanh lấy mồi: con cóc nằm bên bờ ao, lăm le lại muốn đớp sao trên trời (Việt Nam Phong Sư). Hít là hút hơi vào bằng mũi: hít một mồi thuốc 555. Đớp hít đi đôi là tiếng lóng của bọn dùng ma tuý, đói thèm đã lâu nay gặp thuốc thì táp và nuốt ngay mất cả khói lẫn thuốc, giây lát mới phun nhả ra, đê tơ lơ mơ sảng khoái của kẻ đi mây về gió, môn đồ của nhóm yên sĩ phi lý thuần. Hiện nay đớp hít có nghĩa là hôn hít vội vã và hàm nghĩa làm tình gấp rút).

Giới trẻ ngày nay hội nhập vào nhiều nền văn hoá, nhiều ngôn ngữ quốc tế (nhất là tiếng Anh, Mỹ) nên cũng “cung cấp” thêm cho tiếng Sài Gòn một mớ từ “ba rọi”, nửa nạc nửa mỡ nghe thì kỳ kỳ nhưng cũng vui  tai: 

- Chết men (“nhập khẩu” từ “man” của tiếng Anh)

- Đao (Việt hoá từ “down” của tiếng Anh)

- Ô sin (tên một nhân vật trong phim Nhật, để chỉ người hầu, người ở)

…..

Thử nghe một đoạn “văn ba rọi” của một bạn trẻ Sài Gòn hôm nay: "Sorry mày nha, tối qua papa với mama cắt cơm, money hết sạch, chứ không thì tao đi overnight với tụi bây rồi. Từ đây tới chiều có chương trình gì,“phôn cho tao một tiếng. See you!”. Thật vui tai vui mắt nhưng cũng thật sự đáng lo ngại cho tiếng Việt trong thời hội nhập! 

* * *

Một vài ý “dòm ngó” đến một vài tiếng Sài Gòn  ngộ nghĩnh, vui vẻ là chính, chứ người viết cũng không dám “léng phéng” bàn thêm về ngôn ngữ, học thuật. 

 

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 27/May/2009 lúc 2:46am
 
Nhạc cụ_Đàn Bầu
 
     Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ họ dây chi gẩy của dân tộc Việt. Đàn có hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. 
 
     

Đàn thân tre: là đàn của những người hát Xẩm. Thân đàn làm bằng 1 đoạn tre hoặc bương dài khoảng 120 cm, đường kính 12 cm. Mặt đàn là chỗ đã được lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.

Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến sau này, dùng cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Đàn hộp gỗ có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Loại phổ biến nhất là loại hình thang có chiều dài khoảng 115 cm. Đầu lớn rộng 10 cm, cao 9 cm, đầu nhỏ rộng 8 cm, cao 7 cm. Mặt đàn cong làm bằng loại gỗ nhẹ, xốp như gỗ Ngô Đồng, gỗ Vông. Đáy đàn phẳng cũng làm bằng gỗ nhẹ, xốp có lỗ thoát âm. Thành đàn làm bằng một loại gỗ cứng như gỗ Trắc, Mun.

Về hình dáng và chất liệu của hộp cộng hưởng (tức Thân đàn) của hai loại đàn có khác nhau, nhưng về cấu tạo, hai đàn hoàn toàn giống nhau.

Dây đàn có chiều dài chạy suốt thân đàn. Thuở xưa dây đàn làm bằng tơ tằm se thành sợi, về sau thay bằng dây sắt.

Bầu đàn làm bằng 1/2 vỏ quả bầu nậm (lấy đoạn núm thắt cổ bồng). Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn có tác dụng tǎng thêm âm lượng cho đàn. Ngày nay người ta tiện bầu đàn bằng gỗ và chỉ có tác dụng tạo dáng mà thôi.

Trục lên dây làm bằng tre (ở đàn tre) hoặc bằng gỗ (ở đàn gỗ). Trục lên dây nằm ở cạnh trong sát phía dưới thân đàn. Dây đàn luồn qua một lỗ nhỏ ở mặt đàn rồi sâu vào trục lên dây. Phía trước lỗ nhỏ có một ngựa đàn đỡ dây đàn.

Âm hưởng của Đàn Bầu nhỏ chỉ thích hợp với không gian yên tĩnh. Thủa xưa Đàn Bầu là nhạc cụ của những người hát rong (hát Xẩm). Về sau này Đàn Bầu đã tham gia trong các dàn nhạc Chèo, Tài Tử, Ngâm Thơ, tốp nhạc, nhóm nhạc và độc tấu. Rất nhiều tác phẩm sáng tác cho Đàn Bầu độc tấu như : Vũ Khúc Tây Nguyên - Đức Nhuận, Dòng Kênh Trong - Hoàng Đạm, Vì Miền Nam - Huy Thục...

Trong số những cây đàn một dây của các nước trên thế giới như đàn Tuntina của Ấn Độ, Đàn Cung ở vùng Đông Phi, đàn TushuenKin (độc huyền cầm) của Trung Quốc. Không có cây đàn một dây nào phát ra cả một hệ thống âm bồi vừa có tính phổ cập, vừa có tính nghệ thuật cao như cây đàn Bầu của Việt Nam.



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 27/May/2009 lúc 2:51am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.298 seconds.