Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2021 lúc 8:27am

Thơm Ngát Nồi Canh Bông Bí Vàng, Sạch Nồi Cơm Với Chảo cá đồng    <<<<<


Cách%20Kho%20Cá%20Rô%20Đồng%20Ngon%20Nhất%20-%20BepXua%20-%20YouTube  <<<<<

Độc%20đáo%20ẩm%20thực%20từ%20các%20loài%20hoa%20-%20hoa%20cay%20canh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Nov/2021 lúc 8:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2021 lúc 8:05am

Trở Về Tìm Ký Ức Xưa, Tìm Con Ốc Đắng Cuộn Dừa Lai Rai | Nét Quê   <<<<<


Dac%20san%20mien%20Tay%20goi%20cuon%20oc%20dang%20tron%20thit


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Nov/2021 lúc 8:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2021 lúc 8:58am

Hai lần gặp may




                                                                                Một chốt kiểm dịch (Ảnh SGGP)
NGUỒN ĐÀN CHIM VIỆT
Tác Giả: Trần Khải Thanh Thủy

Đã ba tháng rồi  ông Thành luôn trong tình trạng khó ngủ, dịch cô vy, cô vit kéo dài, ông mất việc như bao nhiêu con người lao động tự do khác. Thời gian đầu ông vẫn tin vào sự lãnh đạo toàn diện, tài tình của Đảng, mọi chuyện từ đối nội đến đối ngoại, từ vi mô đến vĩ mô đều đã có đảng và nhà nước lo, nay con vi-rút bé tí xíu này làm gì đảng chả tiêu diệt được như lời phát biểu hùng hồn trên báo chí  “Chống dịch như chống giặc” “quyết tâm biến nguy cơ thành cơ hội thách thức để phát triển kinh tế”. Rồi “đoàn kết toàn dân để giải bài toán Covid 19 v.v” 

Khu nhà trọ nơi ông ở cứ thưa vắng dần, đầu tiên là lôi người đi cách ly tập trung, vài ba hôm sau lại nghe người nọ người kia kháo nhau có người chết, đặc biệt là số trẻ em không có bố mẹ trông nom…Trong khi ở nơi cách ly: đói không có đồ ăn, đau không được phát thuốc, cứ lả dần rồi chết. Khi chết bộ phận tiếp nhận xác chết đưa vào lò hỏa thiêu xong còn đòi gia đình phải trả 21 triệu đồng mới được mang tro cốt về, nếu không coi như …mất xác. Ông nghe mà ngán ngẩm thở dài.

Lòng tốt nào cũng chỉ có giới hạn, thời gian đầu nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, cô chủ cũng đồng ý cho cả xóm trọ giảm 50% tiền trọ trong 3 tháng, mỗi tháng còn cấp cho 10 kg gạo để bọn già các ông nấu cháo xì xụp với nhau, nhưng rồi lãi mẹ đẻ lãi con. Trung bình mỗi tháng cả tiền điện, tiền nước, tiền trả lãi ngân hàng cho cả xóm trọ tồi tàn 35 phòng này cũng lên tới vài chục triệu. 3 tháng qua là ngót nghét 100 triệu đồng rồi , trong khi tất cả dãy nhà trọ như ông, không ai bảo ai đều “bất tuân dân sự”, có nghĩa là ở thì cứ ở, nhưng giảm 50% tiền phòng cũng lấy đâu ra mà trả? Thương cô chủ tốt bụng nhiều người lặng lẽ …quay lưng, không một câu chào hỏi, một lời xin lỗi , xin hứa…Mới tinh mơ mờ đất 3, 4 giờ sáng đã thu gom đủ mọi thứ chổi cùn giế rách để ra đi đầu không ngoảnh lại, mặc sau lưng nợ tiền nước, tiền phòng…Đa phần là bồng bế , dắt díu nhau về quê. Phòng trọ sát ông cũng có 5 người, gồm 2 vợ chồng và 3 đứa con, đứa bé mới tròn 1 tuổi. Cả nhà năm bố con trên một chiếc xe ga cũng ì ạch nổ máy về tận quê nhà Nghệ An xa lắc xa lơ, Tò mò ông hỏi:

– Thế cô chú còn tiền không mà dám bỏ đi như thế? Chí ít cũng cần tiền đổ xăng, tiền mua sữa dọc đường cho con bé chứ? 

Người chồng câm lặng, chị vợ rút hết túi nọ, túi kia ra một tờ bạc lẻ 1000 đồng nhàu nát, nét mặt căng thẳng lo âu, giãi bày:

– Thú thực với bác, trừ tiền đổ đầy bình xăng, tiền mua chục hộp sữa cho con bé, mua chục cái bánh mì cho cả nhà, tất cả còn có 1000 đồng đây thôi bác ạ . Thôi thì tất cả trông vào may rủi vậy. Ở trong nhà ngồi chờ chết, đành ôm nhau ra đường, may ra có mạnh thường quân nào cứu giúp, qua được bữa nào hay bữa ấy. Chỉ cần về được quê là có cháo rau qua ngày, sống lay lắt qua đợt dịch này.

Chợt nhớ ra ông hỏi: 

– Ơ hay! Còn tiền “ngoáy mũi” khi qua chốt kiểm dịch nữa chứ, ít nhất cũng 230 ngàn đồng một người, một lần có ít đâu?

Nét mặt người chồng vẫn lạnh lùng câm nín, chị vợ nể tình ông những ngày trước đó đã nhiều lần chia xẻ với gia đình chị nhũng lúc khó khăn, từ đồng quà tấm bánh cho ba đứa, đến chỗ chơi, chỗ ngủ vào ban ngày, thẽ thọt: 

– Đành ngồi bệt ăn vạ thôi bác ạ, cứ lạy lục van xin chắc người ta cũng nể tình cho đi…Nếu không, chị đứng phắt dạy, chỉ vào ngón tay đeo nhẫn của chồng: Cái này là nhẫn cưới của chồng cháu mua tặng vào ngày cưới, cách đây gần 10 năm , sáng nay anh ấy lấy lại để giữ giúp vợ cho an toàn… Cháu nói thật, nếu nước “ăn vạ” mà không xong đành phải dùng để “ngoáy mũi” vậy, chứ còn biết làm sao?

Ông ngán ngẩm thở dài quay đi, nuốt những giọt nước mắt vào lòng. Bình thường không có mệnh hệ gì, thể nào ông cũng dúi cho họ vài chục bạc gọi là cộng thêm chút đỉnh, hoặc đồng quà tấm bánh cho đám trẻ, nhưng bây giờ ông cũng xác xơ không kém…Thậm chí họ còn cái xe ghẻ mà đi, còn ông, thân cô, thế cô, chiếc xe cỏ đời 81 của ông, một thời là “kim vàng giọt lệ”, nay sau mấy chục năm sử dụng, qua tay người này, người khác rồi đến tay ông đã xuống cấp trầm trọng, nhiều lúc vừa đi , vừa đẩy, ông cũng tống khứ nó đi rồi…Định bụng đi làm, bớt ăn, vay mượn thêm để mua xe mới, dẫu có là second hand cũng phải đời 92 trở lên. Không ngờ nạn dịch ập đến, tiền bán xe bị tiêu sạch vào những việc không đâu; Nào một tuần “ngoáy mũi” một lần, nào nằm dài trong nhà chờ chính phủ mở chốt… dẫu chỉ là mì tôm, cơm muối hay cháo rau qua ngày , bỏ rẻ cũng vài chục ngàn tiền hồ mỗi ngày… Huống hồ những 3 tháng trời… Còn cái điện thoại cùi bắp, cả ngày không một cú gọi, ông cũng dự định đẩy đi nốt, mua thùng mì tôm may ra cầm cự được một tuần, quanh đi quẩn lại cũng không cánh mà bay. Có lẽ người nào trong khu trọ túng quẫn quá đã làm thay ý định của ông rồi …

Mấy đứa trẻ đưa cặp mắt ngơ ngác nhìn ông. Bình thường một thân một mình, những ngày “vào cầu” xin được nhiều việc, ông vẫn mua gói kẹo, nải chuối chia cho mấy chị em chúng nó, trưa tối còn để mở cửa để bố chúng nó và thằng cu lớn chạy sang ngả lưng cho đỡ mỏi, kẻo một phòng chật 7 mét vuông cho 5 người – túi bị buộc bọc vứt khắp sàn chẳng thể nào đủ chỗ nằm cho cả năm con người, đặc biệt là con bé út. Đã ôm chặt lấy mẹ để ngủ mà thỉnh thoảng vẫn phải khóc ré lên vì những cú tạt sườn hoặc khuỷu tay thúc mạnh của hai thằng quỷ sứ anh nó, nằm cạnh em mà cứ như hai con gà chọi, lúc ngủ cũng tranh thủ đấm đá túi bụi. Chưa kể còn những phút xao lòng, cần không gian để tình yêu hóa thân thành các động tác tính dục ngàn đời giữa hai vợ chồng…Vì vậy cả ngày lẫn đêm, căn phòng trọ của ông đều mở cửa thông thống, bọn trẻ dễ dàng chạy sang bất kỳ lúc nào cũng được. Thay vì gọi ông là ông như bình thường, chúng gọi ông là “Nội” xưng con ngọt xớt.

Lê bước về phòng, ông buồn vì không giúp gì được cho đôi vợ chồng trẻ đã đành còn vì sự đơn chiếc trống trải mà hàng ngày ông phải đối mặt, mà không biết sẽ tiếp tục sống ra sao? … Thôi thì chia ly nào cũng có sóng buồn, đến chính phủ- Người luôn miệng nói “cho dân và vì dân” còn phải bất lực nữa là những thân phận già cả , nghèo khó như ông …

Đêm ấy là đêm đầu tiên cánh cửa khép hờ nhà ông không bị mở ra lần nào. Người vợ ôm đứa bé trên tay ngủ gà gật bên cạnh hai thằng con ngủ lăn quay trên sàn, mặc những tiếng động sột soạt từ những túi, bọc, buộc bị của bố nó giũ tung ra sàn nhà để nhặt nhạnh gói buộc vào sau xe máy trên dặm đường thiên lý ngày mai.

Gần sáng, ông mệt mỏi thiếp đi, khi cơn đói hành hạ, dạ dày liên tục co thắt trong đầu, ông mới choàng tỉnh, lê bước ra khỏi nhà ngắm trời, nhìn đất như một thói quen, dù biết trong túi chẳng còn một xu.

Xa xa bóng chủ nhà thấp thoáng phía đầu dãy, nhìn thấy ông, cô chủ hỏi, giọng thoáng vẻ ngại ngần:

– Bác vẫn quyết định ở lại à?

– Ờ, Ông ngán ngẩm đáp, giọng lấp lửng, khôi hài: – Quê tôi ở tận Nghệ An , đến chiếc xe đạp cà tàng không có, mà cái xe “căng hải” cũng rệu rã quá rồi, không cuốc bộ nổi nghìn ky lo met đâu cô ạ, đành để mặc cho con tạo, vận nước xoay vần vậy, cùng lắm lên đài hóa thân à “khỏa thân hoàn vũ”, đau cùng ngọn lửa thôi cô ạ.

Cô chủ phụng phịu thanh minh: 

– Điện nước đắt quá mà mọi người bỏ đi vãn cả, chả ai chịu trả cho cháu một đồng…Tình thế này cháu đành để họ cắt điện, cắt nước vậy, tình hình chung, bác thông cảm nhé. 

Ông chưng hửng, thế là cả cái thói quen duy nhất là chiều chiều vác xô, vác chậu đi tắm, giặt, rồi cắp đít lên phòng khách nhà cô chủ xem vô tuyến, nghe thời sự cũng không còn ? 

Mặt tái xanh, tái tử, ông gượng gạo đáp: 

– Lòng tốt của anh chị cả dãy nhà trọ đều biết cả, ngặt một nỗi ở lại không sống được, họ phải bỏ đi không dám chào hay xin lỗi anh chị chứ mọi người không có ý trốn tránh chị đâu. Nếu thành phố mở cửa trở lại, có công ăn việc làm đàng hoàng, thu nhập ổn định, họ lại tìm mọi cách quay trở lại, xin vào trọ nhà chị đấy…

Ông định nói thêm: “Tìm trong cả thành phố Sài Gòn này, không có ai tốt tính như anh chị” đã bị nụ cười nửa miệng và tiếng nói nhát gừng, ngượng nghịu của bà chủ xóm trọ cắt ngang:

– Cháu cũng biết thế, tất cả do con virus Vũ Hán gây ra nhưng bác thử nghĩ lại đi. Đi vài ngàn ky lo met, về đến nhà, qua bao đường đất , xóm thôn với cái bụng rỗng, lại phải đối phó bão lũ, mưa giông, chốt chặn, không chết đói, chết bệnh là may, có ai dám nghĩ đến chuyện quay trở lại thành phố không? Hay sống chết cũng phải bám lấy mảnh ruộng cằn, mái nhà tranh để sống cho qua ngày đoạn tháng.

– Chị nói cũng phải , ông tần ngần hỏi như một sự câu thúc bên trong- Tôi nghe nói sắp có hỗ trợ đợt 3, mỗi người được 1 triệu rưởi phải không chị?

Bà chủ trọ đột nhiên nổi nóng: 

– Ôi dào bác lên đài truyền hình mà hỏi, đến đợt đầu, đợt hai, gói hỗ trợ 90 ngàn tỉ, rồi 62 ngàn tỉ cũng chẳng thấy đâu nữa là đợt ba này

– Tôi hiểu, ông phân vân nhắc lại lời lưu truyền trong dân gian

“Bồ dục đâu đến bàn thứ 8, cám nhỏ đâu đến lượt lợn xề, nhưng”…

Bà chủ trọ đột ngột cắt ngang: 

– Có bao nhiêu lại vào túi quan tham hết thôi, cứ to ăn to, nhỏ ăn nhỏ, đến cái test covid giá nước ngoài chưa đầy 1 đô la mà bò đến Việt Nam, bộ y tế cũng biến thành 230 ngàn đồng, chả phải móc túi dân là gì

– Chết chết ông tặc lưỡi , tính ra đợt này bộ y tế xơi cả trăm tỷ đô la ấy chị nhỉ. Cứ tính sơ sơ Sài gòn có 11 triệu dân nhân với 200 nghìn một lần một người, sau khi trừ đi giá gốc thì mua được cả chục chiếc máy bay, mỗi chiếc 5, 7 tỷ đô đấy chị ạ.

Xoáy cái nhìn vào gương mặt già nua khốn khổ của ông, cô chủ trọ gay gắt:

– Một người một lần là thế nào ? Vợ chồng cháu đây này, từ đầu mùa dịch đến giờ không dưới chục lần bị “ngoáy mũi” đâu nhớ?

Như có người chia xẻ nỗi mất mát đau thương trong lòng, ông xòe rộng hai bàn tay phân bua:

– Thì tôi cũng vậy. Cái xe máy cà tàng của tôi bán được 3 triệu bạc, cũng mất cả triệu bạc vào việc “ngoáy mũi” rồi.

Người phụ nữ nguây nguẩy bỏ đi, ông ngán ngẩm đi quanh dãy nhà trọ xem ai còn, ai ở mà không khỏi cám cảnh thở dài:

– Trời ! Nhà Dũng Hạnh cũng bỏ đi rồi, gia tài quý giá nhất là hai con gà mái đẻ cũng cho vào lồng buộc sau xe máy đem về quê. Mấy hôm trước ông còn vui miệng đùa:

– Ê hóa kiếp cho nó đi, kẻo đại dịch thế này, nhiều người còn chả có gì bỏ bụng , anh chị còn bụng dạ nào mà nuôi gà đẻ trứng nữa?

-Ấy chết , vợ Dũng mau miệng: – Vợ chồng cháu đâu dám ăn, chỉ mong bỏ chốt , chợ búa bình thường trở lại đem đổi lấy mấy thùng mì tôm cho các cháu thôi ạ.

Vậy mà…

Xung quanh các nhà khác cũng vậy. Bao nhiêu chổi cùn, giế rách chăn màn, đồ đạc cũ kỹ cũng thu gom hết buộc vào sau xe chất ngất trên suốt chặng đường thiên lý… Ông đau khổ nghĩ… cả xóm trọ ba nhăm phòng, ba mươi nhăm nóc nhà này ông cũng chẳng lạ gì. Khi quyết định bỏ quê lên Sài Gòn lập nghiệp, ai cũng đầy hứng khởi ngày trở về “Vinh quy bái tổ” tiền bạc đầy túi, ít nhất cũng xây cất được cái nhà tử tế ở quê cùng cuốn sổ tiết kiệm vài chục triệu… Vậy mà cả hai vợ chồng làm cật lực, lấm lưỡi cũng chỉ đủ 10 triệu một tháng nuôi thân và đàn con hai đứa. Vừa vấp dịch, không công ăn việc làm ba tháng đã trong cảnh đói dài đói rạc rồi. Nhiều người khi bỏ đi còn không có nổi chục nghìn tiền hồ đút túi, nhà nào may mắn được chính phủ hỗ trợ, phải chờ đợi mòn mỏi cũng chỉ được một triệu rưỡi bạc cho bốn, năm con người cùng tồn tại trong ba tháng, làm sao chịu nổi? 

Nghĩ gần, nghĩ xa, hết phận người đến phận mình xong ông lại cám cảnh thở dài …Đi bộ đội về, như mọi trai làng, ông cũng lấy vợ, lập nghiệp , đẻ tù tì bốn đứa con gái, ông buồn, một nỗi buồn cố hữu vì không có con trai nối dõi nhưng vẫn bám đất, bám quê, ngày ngày vui thú với mảnh vườn, góc sân…Rồi công nghiệp hóa mở ra, cả khu nhà và mảnh đất của ông đều trong diện quy hoạch hóa. Cả vườn xoài trĩu chịt quả, mỗi mùa cho ông cả triệu bạc tiền lãi, vào tay mấy chủ doanh nghiệp còn 600.000₫ cho cả khu vườn, ông không chịu . Rồi đất nhà trung bình một triệu một mét vuông, qua tay họ còn lại chưa đầy 100 triệu cả đất lẫn nhà, ông cương quyết giữ nhà, giữ đất dù mất tiêu chuẩn Đảng viên…Nhưng rồi ,thân cô thế cô, cả bà lão và bốn cô con gái cùng bốn chàng rể sợ ông tiếc của, nghĩ quẩn, cho nổ mìn banh xác cùng cả cơ ngơi của ông bà hương hỏa để lại nên ra sức can ngăn, gàn quải. Chán nản ông nhận mớ tiền (chỉ bù mà không đền), chia đều cho các con mỗi người một ít, rồi dắt lưng 5, 7 triệu bỏ làng, bỏ quê lên Sài Gòn lập nghiệp, định bụng hai vợ chồng cùng xúm vào làm khoảng năm, bảy năm đủ tiền về xây một cái nhà nhỏ ở góc vườn nhà cô cả hoặc cô út, sống nốt quãng đời còn lại. Không ngờ đời chẳng được như mơ. Cuộc sống ở Sài Gòn tấp nập bụi bậm nhưng không thích hợp với những kiếp phận làm thuê như ông . Sau khoảng chục năm ông vẫn ở trong dãy nhà trọ. Mới đầu hai vợ chồng còn dám thuê một phòng 10 đến 15 mét vuông để ở. Rồi bà mất vì ung thư cổ tử cung, số tiền dành dụm trong suốt 10 năm cũng chỉ đủ cho bà vào ra bệnh viện mấy lần. Hết tiền, một thân một mình đưa thi hài vợ về quê, ở lại nhà con gái, con rể cũng buồn, ông quay trở lại, bám trụ ở thành phố này. Không đủ tiền để thuê phòng trọ lớn, ông dạt sang khu này thuê một phòng mà diện tích sàn sàn bằng nhau ,mỗi phòng 7 mét vuông, thấm thoát đã được 3 năm

Giờ thì dịch bệnh xảy ra, cả dãy phòng trọ bỏ hoang, điện nước cũng không còn, tiền ăn thì hết nhẵn, Nếu bỏ về quê, phải đặt mình vào mối quan hệ con người cầu xin con người, đi ăn xin, ăn mày để kéo dài sự sống của thân xác, ông cũng ngán..Cho dù có vượt được chặng đường cả ngàn ky lô mét đi chăng nữa, về nhà cũng chỉ còn da bọc xương, không quà cáp, biếu xén , không chỗ ăn chỗ ở , lại bám vào bốn đứa con gái, chúng nó cũng khinh rẻ, coi thường. Còn ở lại… thời thế này chắc gì còn đủ sức mà chịu đựng. Trông vào nhà nước lúc nào cũng “cho dân và vì dân” mà ngoài nỗi nghèo khổ, chịu đựng ra, họ có cho thêm ông cái gì nữa đâu? Câu nói của cậu bạn từ thời còn là bộ đội vẫn đêm ngày ám ảnh ông : “ Tư tưởng không thông đeo bình tông cũng nặng” huống hồ còn phải đeo cả cái thân xác già nua, tàn tạ này . Ở lại thì không được mà về thì còn sức lực, sự hăm hở nào mà về cơ chứ ? Càng nghĩ càng cám cảnh, óc ông thấp thoáng nghĩ đến sợi dây thừng treo cổ, coi như chấm dứt mọi sự ràng buộc, dan díu với đời, khỏi phải trăn trở, suy tính, đắn đo gì. 

Trong bóng chiều chập choạng, ông tìm được một cuốn vở học trò và cây bút bi vẫn còn cất kỹ trong hộc tủ , định viết vài lời trăng trối cuối cùng cho bốn đứa con gái, cũng là giải tiếng oan cho cô chủ nhà trọ, rằng ông ra đi là tự nguyện, là bước đường cùng, ông không muốn để lại gánh nặng nề cho ai, kể cả nhà nước. Nếu tử tế cho thân xác ông vào hộp các-tông hỏa táng ông rồi gửi tro cốt về quê theo địa chỉ nhà các con, hoặc rải xuống sông Sài Gòn cùng những người xấu số , bất hạnh của đại dịch Covid là được rồi…

Bỗng cánh cửa bật mở , cô chủ trọ lao vào, tay cầm điện thoại, miệng la hoảng: 

– Bác, Bác làm gì mà không nghe điện thoại để con gái bác phải gọi điện thoại cầu cứu cháu?

Gấp vội cuốn vở, ông ngẩng lên, mắt vẫn còn ầng ậc nước

Không thèm để tâm tới tâm trạng thất thần, u u minh minh của ông, cô chủ đã dúi vào tay ông chiếc iPhone đời mới:

– Đây bác nghe đi, cô ấy bảo gọi cho bác từ vài tuần nay rồi, sốt ruột ghê lắm mà chả thấy có tín hiệu gì. 

Run run cầm điện thoại, ông vẫn chưa tin vào tai mình, đầu óc vẫn còn ám ảnh trước bao điều vừa kịp viết : Không lẽ đây là một sự giải thoát ?

– Bố! Giọng con gái ông vang lên: – Bố còn làm gì trên đấy mà chưa chịu về nhà? Cả tháng trời nay con gọi điện thoại cho bố mãi mà không được…Cũng may, mấy năm trước khi chuyển về khu trọ này bố cho con số điện thoại của cô chủ nhà để nếu cần giải quyết gấp chuyện gì thì nhắn qua cô ấy, thế là con gọi liều…may quá, con chỉ sợ người ta đưa bố đi cách ly rồi chết ở trong ấy rồi cơ…

Áp sát điện thoai vào tai nghe, ông trả lời, giọng ráo hoảnh:

– Thân tàn ma dại , còn gì mà về nữa hử con? …Cũng may mày gọi kịp cho cô chủ, nếu không… “Tấm thân về với cỏ cây cũng vừa” * rồi con ạ.

– Bố! giọng con gái ông gắt lên: – Bố không được nói gở…Không hiểu lần này có linh tính gì mà con sốt ruột quá, lòng dạ cứ nóng như lửa đốt, không khác gì đêm mẹ con mất…May mà gọi điện thoại được cho cô chủ. 

Ông ậm ừ, đầu óc vẫn vương vấn trong làn sương mù dày đặc

Đầu dây tiếng con gái ông réo rắt:

– Con biết mọi chuyện qua cô chủ nhà trọ rồi, bố không có xe máy để đi, cũng không có tiền để ăn đường, cũng may con đã bàn kỹ với cả hai vợ chồng cô ấy rồi. Trước mắt cô ấy ứng trước cho Bố một triệu tiền ăn đường, còn tiền nợ phòng, tiền điện …Tất cả là bao nhiêu bố cứ ghi vào tờ giấy biên nhận cùng tên tuổi, địa chỉ, chữ ký của cô ấy hễ ngày nào gửi được, vợ chồng con sẽ trả đầy đủ cho cô ấy 

– Trời! óc ông thầm rên lên: – Mày… à vợ chồng mày làm gì mà bỗng dưng nhiều tiền thế hả con? Những bảy, tám triệu có ít đâu.

Giọng cô cả vỡ òa ra sung sướng: 

– Bố về sớm ngày nào vợ chồng con và các cháu mừng ngày ấy. Từ mười mấy năm nay vợ chồng con chỉ trông vào vài sào ruộng khoán với cửa hàng mộc của anh Túc gọi là giật gấu vá vai, túc tắc rau cháo qua ngày thôi. Từ ngày dịch bệnh nổ ra, bạn anh ấy ở trên tỉnh mở xưởng đóng quan tài, làm không hết việc bố ạ. Cả anh Túc, cả cháu Quý nhà con cũng bỏ học lao vào phụ với bố và bác mà làm không xuể. Giờ nếu đón được bố về, anh ấy sẽ mở xưởng đóng quan tài ngay tại nhà luôn.

– Trời đất! ông không tin vào tai mình, gặng hỏi: – Thằng Quý mới 14 tuổi đầu, sao không để nó đi học để thoát nghèo, thoát khổ như bố mẹ và ông bà nó, sao bắt nó đi làm sớm thế? 

Giọng con gái Ông lảnh lót 

– Bố cứ nói thế , xã mình cả chục đứa tốt nghiệp đại học có đứa nào ra người đâu? Đứa đi chăn bò, đứa chạy xe ôm, đứa cắt tóc dạo, tử tế nhất là làm công nhân, lương ba cọc ba đồng…

Trước thế thời loạn lạc, ông không kịp phản ứng gì đã nghe con ông gay gắt trên điện thoại:

– Bọn con nghĩ chán ra rồi , xã hội chủ nghĩa Việt Nam mình bây giờ chỉ có hai nghề không lo thất nghiệp là đào huyệt và đóng quan tài thôi, chả cứ thằng Quý nhà con mà cả mấy thằng Cường, thằng Tuấn, Thằng Tú con các dì và bác cả nữa…Nghỉ tất, theo bác và các anh, học việc, đục đẽo, trông nom quản lý cửa hàng. Ngày nào rỗi việc, cả nhà lại kéo nhau đi đào huyệt thuê.

-Trời! Ông nghe mà lạnh gáy, dù cũng cảm thấy nó nói không sai mấy. 13 năm ở Sài Gòn , trải qua bao nhiêu công việc, tiếp xúc bao nhiêu hạng người, ông bắt gặp bao nhiêu cảnh trớ trêu ở đời. Bố mẹ dành dụm , tích cóp để nuôi con ăn học đại học, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của. Ngày ra trường, không có nổi tiền kê chỗ đứng, đành chịu cảnh thất nghiệp ở nhà, tiếp tục ăn bám bố mẹ. Hoặc nhà có hai thằng con, thằng anh học giỏi vào đại học , thằng em học dốt làm công nhân. Sau 6 năm, thằng dốt đạt mức lương 8 triệu đồng một tháng thì thằng anh tốt nghiệp ra trường, chịu cảnh thất nghiệp hai năm liền mới đệ đơn xin vào làm nhân viên tạp vụ ở cùng công ty em, lương khởi điểm 3,5 triệu đồng một tháng. Xem ra thằng dốt lại có tương lai hơn thằng giỏi, vì thằng dốt yên vị làm lụng, lấy vợ cùng ngành nghề, còn thằng giỏi chán đời, chỉ tu bia, nốc rượu, chửi thề là giỏi…Lại còn có chuyện khôi hài ở ngay mảnh đất Bình Dương cạnh Sài Gòn này. Bố mẹ bán 14 con bò lấy tiền nuôi con ăn học trong 4, 5 năm trời. Cuối cùng khi con ra trường lại phải vay ngân hàng ba chục triệu để mua hai con bò cho con chăn thả vì thất nghiệp, đói rã họng . Xem ra trong xã hội ưu việt hiện tại, đúng là chỉ còn hai nghề không lo thất nghiệp là đào huyệt và đóng quan tài thật . Không kể bệnh dịch thì người chết đã đủ kiểu . Nào ung thư, nào HIV, nào là ngộ độc thực phẩm, nào tai nạn giao thông, nào đâm chém, giết người …Chẳng phải chiến tranh mà thảm cảnh hơn cả chiến tranh, cứ trung bình vài tiếng lại có một vụ xô xát, máu chảy, đầu rơi, đặc biệt là trong đồn công an, oán khí rợn người.

Từ trên nhà, cô chủ lật đật chạy xuống, tay cầm một phong bì: 

– Bác nói xong chưa? Đây… tin và nể lời con gái bác lắm cháu ứng cho bác 1 triệu kèm giấy nợ tiền nhà tiền điện 3 tháng, vị chi là…

Đỡ lấy tờ giấy đặt trang trọng trong chiếc phong bì dày cộp, giọng ông khản đặc: 

– Cảm ơn chị quá! Ơn này sống để dạ, chết mang theo, nhất định sau ngày hết dịch, đích thân tôi và các cháu sẽ lên tận nhà để giả nợ tiền chị và dập đầu cảm ơn chị đã giúp đỡ cưu mang trong những ngày khốn khó, không trông chờ được ai, kể cả nhà nước.

Lấy lại điện thoại từ tay ông, cô chủ dặn: 

– Thôi bác cố đi nghỉ rồi sáng mai đi sớm, nhớ tụ tập đông người mới qua được các chốt kiểm dịch bác ạ. Đi một mình như bác họ không cho qua đâu, còn khám xét kinh khủng lắm. Thấy có tiền là họ phạt không thương tiếc. Không những không còn tiền đi đường mà còn mất thêm cả triệu bạc nữa đấy.

Ông ngơ ngác chưa hiểu cô chủ định nói gì, giọng cô chủ đã đanh lại:

– Thế bác không nghe chuyện các chốt kiểm dịch mọc ra như nấm đấy à? Họ yêu cầu mở cốp xe, mở túi đựng thức ăn cho họ kiểm tra, nếu mặt hàng tiêu dùng nào không nằm trong diện thiết yếu là bị phạt hoặc tịch thu trắng. Bà cụ hàng xóm nhà cháu vừa mở cửa hàng mấy tiếng đã bị dân phòng cảnh vệ đến tịch thu hết rau củ quả đem về đồn công an phường chia nhau rồi phạt nóng 2 triệu đấy. 

Ông mang máng nhận ra gương mặt thân quen của bà cụ, người rất thông cảm với những người lao động xa quê như ông, đã mấy lần cho ông mua chịu hàng, khi nào có thì trả sau…Đợt “cô vy, cô vít” này, nghe đâu bà cụ cũng bị thất thoát vài chục triệu đồng từ cái xóm trọ nghèo nàn này. Vậy mà… chưa kịp chia sẻ sự may mắn vì bà cụ đã được mở cửa hàng trở lại , đã nghe tin dữ này.

Giọng cô chủ chua chát:

-Họ bảo tiệm tạp hóa của bà cụ không được bán rau, củ, quả các loại…

– Ô hay, ông buột miệng: – Thế nào là tạp hóa ? Chả lẽ một khái niệm đơn giản đấy họ cũng không biết sao? Tạp là tất cả các loại hàng hóa tạp nhạp, sao lại phân biệt rau, củ, quả với các loại hàng tiêu dùng khác như mì tôm, mì chính, nước mắm cơ chứ ?

– Tốt nhất, cô chủ cắt ngang : – Bác hãy cuộn chặt mớ tiền lẻ này lại, nhét sâu vào trong cạp quần, khi nào cần ăn mới bỏ ra, mà phải ngó trước ngó sau, trông chừng cẩn thận không lại mất hết đấy. Thời buổi dịch, giặc này có người đi mòn gót mới lĩnh được một triệu rưỡi tiền hỗ trợ, khi qua chốt kiểm dịch lại bị phạt 2 triệu vì ra đường không có giấy phép, không rõ lý do …

Cô chủ vừa quay lưng, ông ngơ ngẩn lắp bắp khi nghe tiếng sôi réo câu thúc của dạ dày…Kể từ buổi trưa hôm qua đến bây giờ, ông không có tí gì vào miệng, dù chỉ là nước lã cầm hơi : 

– Chị… chị… lên nhà xem còn có gói mì tôm hay tí cơm nguội nào không… vét…vét… cho… cho tôi…một bát…Thú thực, tôi đã định làm ma đói, không làm phiền ai, không ngờ mọi sự đã rõ mười mươi như thế này tôi không thể thành ma được nữa… phiền chị quá

Ăn xong hai gói mì tôm pha nước sôi bỏng rẫy, ông tỉnh người…

Quay vào sờ soạng thu xếp mấy bộ quần áo vào chiếc túi vải rồi nằm phịch xuống chiếc phản ọp ẹp ở góc phòng, cố giỗ giấc ngủ, đợi trời sáng, giọng cô con gái vẫn văng vẳng: “Bố nhớ đi bằng bất cứ phương tiện gì cũng được, xe trâu, xe bò, xe chở lợn, xe đông đá… miễn về đến nhà là được. Lẽ ra vợ chồng con hoặc các dì phải đi đón bố nhưng đang thời đại dịch, bận bịu quá, nào lo đục đẽo quan tài, nào đi chở hòm cho chủ theo hợp đồng rồi lo đào huyệt thuê, nên bố chịu khó đi một mình vậy…

Nén tiếng thở dài , ông chìm vào giấc ngủ, lần đầu tiên sau hơn 3 tháng trời chống dịch ông mới được ngủ một giấc ngon lành như thế..Đời ông không ngờ lại có kết cục tốt đẹp đến vậy . Đúng là hai lần gặp may, lần đầu nhờ cô chủ tốt bụng, đã cho ông ăn ở miễn phí suốt ba tháng trời lại còn ứng cả triệu bạc để ông về nhà nữa. Lần hai, nhờ chàng rể năng động sớm nắm bắt được thị trường lao động để ông và cả ba chàng rể khác cùng một lũ sáu đứa cháu trai của ông cùng xúm vào mở xưởng mộc đóng quan tài, kiêm cả dịch vụ đào huyệt thuê để mở mày, mở mặt với đời.

Quay người vào tường, ông cố kéo giấc ngủ trở lại vì ông biết đây sẽ là đêm cuối cùng ông còn được ngủ trên chiếc giường cũ kĩ nhưng ấm áp này. Từ ngày mai, dấn thân vào cuộc hành hương định mệnh, ông cũng sẽ như mọi người đồng hương đông đảo khác, ăn bờ ngủ bụi ở bất kỳ chỗ nào có thể ngủ được sau cả chặng dài di chuyển bằng đủ các loại xe đạp xe máy, đi bộ hoặc xe trâu v.v Ông dự định: “ Nếu không bị phạt , bị “ngoáy mũi” qua các chốt kiểm dịch, ông còn đủ tiền để mua chục cái bánh mì và mấy gói kẹo xanh đỏ làm quà cho bọn trẻ con hàng xóm nữa…

Trong giấc ngủ chập chờn nông sâu, ông mơ thấy bà hiện về, miệng nhai trầu bỏm bẻm, tay khươ khoắng ầm ĩ: “Thật là mừng cho ông, không phải cảnh bó chiếu đem chôn hoặc khỏa thân trong hộp cacton ở trên đài khỏa thân hoàn vũ nữa nhé. Ở dưới này tôi vẫn đang đợi ông đấy…Tôi biết , khoảng chục năm nữa đám tang của ông to nhất làng, và thứ áo quan ông mặc, không phải loại gỗ hòm, gỗ tạp , chật chội như tôi mà là gỗ thông hẳn hoi, dày dặn, sạch sẽ, ấm cúng, rộng thùng thình và thơm tho lắm”…Lúc ấy ông đừng chê tôi đấy nhá…

Choàng mở mắt, ông hiểu đó không chỉ là giấc mơ mà còn là hiện thực của mười năm sau đó. Bất giác ông nhếch mép cười khẩy…

Sacto những ngày theo dõi dịch covid Wuhan tại quê nhà Việt Nam.

Tháng 10-2021

Trần Khải Thanh Thủy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2021 lúc 9:23am

Tà Áo Dài Và Nét Duyên Riêng Của Miền Cố Đô Huế

      Là điệu hồn người Việt, tà áo dài tự bao giờ đã trở thành biểu tượng muôn phương xứ Nam. Người con gái Huế cũng góp vào vẻ đẹp ấy một nét duyên thầm trong tà áo dài trắng.
      Việt Nam trải qua 4.000 năm văn hiến, là những tầng trầm tích văn hoá kết nối và tồn tại đến nay. Chừng ấy thời gian của một đất nước là bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, từ chiến tranh, chia cắt cho đến thống nhất, hoà bình.
      Cũng trong chừng ấy quãng dài thời đại, nét văn hoá trang phục người Việt không ngừng phát triển, phù hợp với phong tục tập quán cũng như thị hiếu riêng có. Cùng với áo tứ thân, năm thân, áo dài tồn tại đến thời hiện đại nay, phổ biến, đặc trưng hơn cả.

3542%201%20TaAoDaiNetDuyenDangHueDHST

      Chưa có văn bản chính thức nào kết luận về nguồn gốc và sự hình thành của tà áo dài Việt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là bước phát triển từ áo tứ thân và áo năm thân của người Việt xưa. Nhưng một số văn bản khác, ví như nghiên cứu của Bảo tàng Áo dài (TP.HCM), lại cho rằng áo dài là một nhánh trang phục riêng biệt với dấu tích xuất hiện trong các ghi chép và di vật cổ.
      Nhưng dù cho áo dài có nguồn gốc và quá trình hình thành cụ thể thế nào, trang phục này vẫn chắc chắn phát tiết từ chính tâm hồn và nét thẩm mỹ của người Việt, mang trên đó vạn nét duyên dáng không trùng với bất cứ quốc phục nền văn hoá nào khác, và là điệu hồn dân tộc.
      Là chút tình tứ người con gái Việt, áo dài mỗi phương lại điểm chút hương đồng nội cỏ riêng có của xứ ấy. Huế, khúc ruột miền Trung luôn mặn nồng chất tình đượm cả nội đô, có cho mình những tà áo dài thướt tha duyên dáng bóng hình người con gái Việt và cũng da diết chất tình riêng người con xứ Huế.
Tinh khôi tà áo nữ sinh
      Đẹp nhất mà nói có lẽ là tà áo trắng những cô nữ sinh Đồng Khánh xứ Huế đã đi vào thơ ca và nhớ nhung miền thanh xuân xưa của bao chàng trai.

“Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa
Xui hoàng hôn tím trang thơ học trò
Nữ sinh Đồng Khánh qua đò
Xui dòng Hương cất giọng hò xa xôi…”.
Trích "Nữ sinh Đồng Khánh", Mai Văn Hoan.
3542%202%20TaAoDaiHueDHST

      Áo dài nữ sinh từ xưa đến nay vẫn chung thuỷ sắc trắng tinh khôi như tâm hồn những cô gái tuổi trăng tròn. Tà áo dù chiết eo hay không vẫn tôn lên dáng vẻ thanh thoát, duyên dáng người thiếu nữ.

3542%203%20TaAoDaiHueDHST

      Lạ thay một điều, dù trường phổ thông cả nước hầu hết đều quy định tà áo dài trắng cho ngày đầu tuần đến trường, những nữ sinh xứ Huế khi khoác lên mình nét duyên này vẫn không thể lẫn vào ai khác.
      Phải chăng bởi lẽ ngôi trường Đồng Khánh hay Quốc học luôn đặc trưng bởi sắc đỏ son hồng trên những mảng tường, làm nổi bật ánh trắng tà áo nữ sinh? Hay bởi giọng những cô gái xứ Huế luôn ngọt ngào chất riêng “Răng mờ cứ theo tui hoài rứa?” (Đồng Khánh ngày xưa - Mường Mán) khiến tà áo cũng mượt mà theo câu chữ? Cũng có lẽ điều gì ở trên mảnh đất này, đều đượm hương trong mình chất tâm tình riêng của Huế...
Huế và tà áo dài - cung nhạc đồng điệu trên sông Hương
      Giữa trầm tích nền văn hoá xứ Huế qua những kinh thành xưa cũ, tà áo dài Việt đồng điệu một nhịp hát xưa và nay.

3542%204%20AoDaiHueDHST

      Kinh đô Huế trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại và khẳng định nét đẹp xưa trong ngày nay hiện đại.
      Tà áo dài trắng của người con gái Huế cũng đệm cùng một câu ca khi đi cùng chiều dài lịch sử đất nước, thầm lặng kinh qua nhiều thăng trầm biến cố, để nay là trang phục đại diện cho dân tộc, vừa mang nét truyền thống, vừa hiện đại biến tấu lẹ làng cùng thời cuộc.

3542%205%20AoDaiHueDHST

      Kinh thành Huế, lăng Minh Mạng, bờ Nam Đại Nội… tĩnh lặng trong màu gạch đỏ và lớp rêu vệt xám vệt đen, như một bức hoạ lịch sử đang an yên ngấm màu thời gian. Tà áo dài thướt tha, da diết, gợn cơn gió nhẹ thức giấc cả một miền lịch sử.
      Là một phần không thể thiếu của thành phố hiện đại, kinh thành cùng những đền đài, lăng tẩm, chùa chiền từ thời đại nhà Nguyễn, nằm ở trung tâm thành phố hay rải rác xung quanh ngoại thành, là phần hương hồn của Huế. Nơi đây đem đến chớp hình của một thành phố uy nghi, cổ kính với cung điện vàng son, đền đài miếu vũ lộng lẫy, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch.

3542%206a%20AoDaiHueDH3542%206b%20AoDaiHueDH


      Kinh thành Huế tồn tại đến nay hơn hai thế kỷ từ năm 1802. Trong 143 năm đương vị cùng nhà Nguyễn, là chốn phồn hoa năng động, cũng là nơi chứng kiến khói lửa, chiến chinh. Và nơi đây cũng là trung tâm văn hoá lúc bấy giờ của đất nước.
      Một trong những dấu mốc quan trọng của văn hoá trang phục áo dài Việt là khi chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn thứ 8 ban hành nhiều chính sách và đề cập đến sửa đổi y phục. Từ đó, chiếc áo dài trên đất Huế được chú trọng và trân quý.
Cũng có lẽ bởi vậy mà tà áo dài với Huế nay hợp và hài hoà một cảm xúc riêng cho nhau đến vậy.

3542%207%20AoDaiHueDH

      Quẳng đi chút màu thời gian, chỉ còn trắng đen cho hiện tại, tà áo dài và Huế hoà điệu với nhau trong chỉ điệu hồn dân tộc. Người con gái trong tà áo Việt duyên dáng, dịu dàng, đằm thắm với những đức tính chính chuyên mẫu mực của hồn hương dân tộc, trong khung cảnh tĩnh tại của thời gian và không gian
       Màu đen trắng không làm mất đi vẻ tinh khôi đặc trưng vốn có của sắc áo và nét áo, mà còn khắc sâu hơn đường nét chân dung người con gái Huế.

3542%208a%20AoDaiHueDH
3542%208b%20AoDaiHueDH3542%208c%20AoDaiHueDH

Sông Hương vì lẽ nào mà hợp với tà áo dài đến lạ?
      Như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng ví, sông Hương là “người con gái dịu dàng của đất nước”, là cô gái thầm kín đưa một tiếng “vâng” không lời của tình yêu bằng dòng nước uốn mình nhẹ nhàng lúc vào đất nội đô.
      Nhà văn ấy dành nỗi trân quý riêng cho “điệu chảy lặng lờ của sông Hương” khi ngang qua thành phố... “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.

3542%209%20AoDaiHueDH

      Người con gái sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường thướt tha, dịu dàng và tình tứ như thế! Với tính cách ấy, có tà áo nào hợp với "nàng" hơn dải lụa áo dài, có màu sắc nào đẹp hơn cho "nàng" sắc trắng ráng hoàng hôn.
      Dòng sông Hương chảy nhẹ, êm ả như chất lụa in trên tấm áo dài trắng nhẹ thinh không. Cũng chỉ những tà áo dài mới đưa ca Huế trên dòng sông Hương thăng hoa cùng đất trời.
Sông Hương và tà áo dài như nét duyên đời ghép đôi riêng cho Huế.

3542%2010%20AoDaiHueDH

      Những đêm trăng tròn, mảnh trăng in mình trắng ngần trên mặt sông thinh lặng. Ánh cả đôi tia sáng vào tấm áo những cô gái tuổi đôi mươi lặng lẽ trên gánh thuyền, đang gửi đôi điều nguyện ước vào ngọn đèn hoa đăng thắp sáng sông Hương ngày rằm.
      Huế và tà áo dài trắng thướt tha quả là những câu ca đồng điệu một chiều trên sông Hương.

Hoàng Hải Khánh Trinh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2021 lúc 9:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2021 lúc 9:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2021 lúc 8:14am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Nov/2021 lúc 8:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2021 lúc 12:14pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2021 lúc 10:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22128
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2021 lúc 9:52am

Những Địa Danh Mang Tên "Cái" Ở Miền Nam


Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt đầu bằng chữ Cái ở đây đều nằm trên một con sông nhỏ, chảy ra một con sông lớn.

Trước tiên là Tỉnh Tây Ninh, có một Vàm là Cái Răng nằm khoảng giữa từ Tây Ninh đến Bến Kéo thuộc Quốc Lộ 22 đi qua Kampuchia. Ngoài ra còn có con Rạch tên là Cái Bác, nằm trong Xã Phước Vinh, Huyện Châu Thành. Con rạch nầy nối liền sông Vàm Cỏ Ðông chảy qua Kampuchia.

Tiếp giáp Tỉnh Tây Ninh là Tỉnh Long An, tại đây có Huyện Mộc Hóa với 2 địa danh Cái Nứa, Cái Ðôi. Cũng tại đây có con sông Vàm Cỏ Tây nhận nước từ con rạch Cái Rô chảy qua Kampuchia. Long An còn có một Huyện nữa tên là Tân Hưng, có các địa danh mang tên Cái: Cái Bát, Cái Môn, Cái Sách. Ðịa danh Cái Bát có con kinh Cái Bát chảy qua gặp con Rạch Cái Cỏ rồi chảy vào Tỉnh Xvay Riêng Kampuchia.

Nằm kế bên Tỉnh Long An là Tỉnh Tiền Giang, tại Tiền Giang có một Huyện tên là Cái Bè.

Ðịa danh Cái Bè nằm trên Quốc Lộ IV (Sài Gòn về Cà Mau) nổi danh qua những vườn cây ăn trái như: Cam Mật, ổi Xá Lị, mận Hồng Ðào, vú sữa Hột Gà. Ðặc biệt có loại chuối Cái Bè ăn rất ngon (mọc từ thân cây ra). Cái Bè có 2 địa danh mang tên Cái Thia và Cái Nưa. Tại đây cũng có con Rạch Cái Thia chảy qua Ðồng Tháp Mười.

Cái Bè đã đi hết, bước sang Tỉnh Bến Tre chúng ta lại có Quận Ðôn Nhơn (bây giờ gọi là huyện Chợ Lách). Nằm trên Cù Lao Minh với 2 địa danh mang tên Cái Mơn và Cái Nhum. Hai địa danh nầy nổi tiếng có nhiều vườn trái cây, ở đây có vườn sầu Riêng của Ông Chín Hóa trồng, rất nổi tiếng (hạt lép nhiều cơm, thơm ngon ngọt). Cư dân sống ở đây đều theo đạo Công Giáo, tại đây có một ngôi giáo đường rất cổ, trước sân nhà thờ Cái Mơn, có một cây cổ thụ to gọi là cây Thiên Tuế. Cái Mơn cũng là nơi sinh ra nhà bác học Trương Vĩnh Ký, Ông biết trên 20 thứ tiếng. Ông cũng là thông dịch viên cho phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp (1863). Cái Nhum là quê hương của Thánh Tử Ðạo (Á Thánh Lựu) và cũng là nơi chôn thi hài của Á Thánh Phillipe Phan Văn Minh, người đã bị Vua Tự Ðức ra lệnh xử trãm tại Cái Sơn Bé (bến đò Ðình Khao) vào ngày 03-07-1853. Dưới bến đò Ðình Khao, có con Rạch tên là Cái Kè, khoảng từ Vĩnh Long đi chợ Lách. Cái Kè đi xuống một chút là tới Cái Muối, rồi qua gặp Cái Gà. Chợ Lách còn có một địa danh nữa tên là Cái Tắc thuộc Xã Hưng Khánh Trung, ngoài ra còn có cù lao tên là Cái Cát.

Ðó là Cái Nhum ở chợ Lách., còn có một địa danh mang tên Cái Nhum nữa, là Cái Nhum Huyện Mân Thít thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây đã xảy ra những trận đánh giữa quân Tây Sơn với quân Nguyễn Ánh cùng quân Xiêm La. Cuối cùng trận đánh kết thúc tại Rạch Gầm – Xoài Múc mà phần thắng là quân Tây Sơn.

Tại Huyện Giồng Trôm thuộc Xã Hưng Lễ có một địa danh mang tên Cái Ða Trại. Nơi đây đánh dấu bước chân của Nguyễn Ánh trốn chạy quân Tây Sơn, gần đó là Cái Mít Nguyễn Ánh cũng tá túc thời gian ngắn. Huyện Thạnh Phú có địa danh Cái Cá thuộc Xã Mỹ Hưng. Ði qua Mỏ Cày có con Rạch tên là Cái Gấm, nhận nước từ con sông Hàm Luông. Tạïi Quận Ba Tri có điạ danh mang tên là Cái Bông, đây cũng là nơi sinh ra Cụ Phan Thanh Giản. Tại Huyện Châu Thành có một Xã tên là Cái Nứa. Riêng tại Bến Tre ngay trung tâm thành phố có 2 cây cầu tên là Cái Cối và Cái Cá.

Sau đây đến Vĩnh Long: Vào ngày 25-08-1960 cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã khánh thành Khu Trù Mật Cái Sơn thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Tại Huyện Bình Minh, tên địa phương gọi là Cái Vồn. Thời Ðệ I Cộng Hòa có Tướng Trần Văn Soái (Phật Giáo Hòa Hảo) đặt bản doanh tại đây. Ðây cũng là cửa ngỏ để đi Cần Thơ qua Bắc Bình Minh.

Ðến Huyện Tam Bình có địa danh tên là Cái Cui, thuộc Xã Hòa Lộc. Ðây cũng là quê hương của giáo sư Phạm Hoàng Hộ (Cựu Viện Trưởng Viện Ðại Học Cần Thơ).

Huyện Vũng Liêm có Cù Lao Cái Dứa, thuộc Xã Thanh Bình.

Nằm sát bên Vĩnh Long có Tỉnh Trà Vinh, đây là tỉnh có nhiều người Khmer ở, có tất cả 129 ngôi chùa Miên lớn nhỏ khắp nơi ở trong tỉnh. Tại huyện Duyên Hải có điạ danh Cái Cối thuộc Xã Long Vĩnh và Cái Ðôi thuộc Xã Long Khánh.

Ði về hướng Sa Ðéc có một địa danh tên là Cái Tàu Hạ tức Quận Ðức Tôn (trước năm 1975) nay đổi thành Huyện Châu Thành. Nơi đây có nhiều lò nung gạch, cung cấp gạch cho các tỉnh miền Tây. Chữ Cái Tàu được hiểu là “con sông nước lạt”.

Huyện Lai Vung Sa Ðéc có con Rạch tên là Cái Mít thuộc Xã Vĩnh Thới. Con rạch nầy chảy qua sông Hậu. Huyện Hồng Ngự có địa danh Cái Cái, là nơi tập trung dân chúng sống nhờ vào nguồn thủy sản cá tôm tép, từ biển hồ của Kampuchia chảy qua. Gần Cái Cái còn có Cái Tiêu, Cái Sơ nữa cũng trong Huyện Hồng Ngự. Chúng ta thấy thiên nhiên rất ưu đãi cho đồng bào sống trong vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì chính 2 con sông nầy là nguồn lợi kinh tế cho đồng bào ở đây, ngoài nhiệm vụ cung cấp cá, tôm, nước ngọt dùng để làm ruộng, tưới nương rẫy. Mỗi năm sau mùa nước nổi, chúng ta được một lớp đất phù sa mầu mỡ, dùng để trồng trọt hay cày cấy. Bản chất đất không có làm biếng, chỉ có con người mới làm biếng.

“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

Qua phần đất của sông Hậu có Tỉnh An Giang. Chúng ta thấy có địa danh Cái Tàu Thượng ở Xã Mỹ An Hưng nằm trên đường từ bắc Cao Lãnh đi Chợ Mới. Từ Bắc Vàm Cống về Long Xuyên có địa danh mang tên Cái Sơn. Trên đường Long Xuyên đi Châu Ðốc gặp một địa danh tên là Cái Dầu, đây cũng là Huyện Châu Phú thuộc Tỉnh An Giang. Ða số người dân sống ở đây (An Giang, Châu Ðốc) đều theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo , người sáng lập là Ðức Huỳnh Phú Sổ.

Giáp ranh Tỉnh An Giang có Tỉnh Kiên Giang, tại đây có 2 con sông mang tên Cái Lớn và Cái Bé. Hai con sông nầy xuất phát từ Tỉnh Chương Thiện chảy ra cửa biển Rạch Giá. Ðảo Phú Quốc có quần đảo An Thới, trong đó có hòn đảo Cái Bàn thuộc Vịnh Thái Lan.

Quay về Hậu Giang chúng ta thấy có địa danh mang tên Cái Sắn, thuộc Xã Vĩnh Trinh Huyện Thốt Nốt.

Rời Cái Sắn chúng ta đến Cần Thơ sẽ gặp ngay chợ Cái Khế. Chợ nầy nằm khoảng giữa từ bến xe đến cầu Bắc Cần Thơ, có thể nói chợ Cái Khế là ngôi chợ lớn thứ nhì sau chợ Bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Hướng về Bến Ninh Kiều qua đường Hai Bà Trưng có cây cầu Cái Khế bắc qua đường Nguyễn Trãi. Tại Cần Thơ còn có trung tâm kỹ nghệ Cái Sơn Hàng Bàng. Là nơi sản xuất hàng thủ công nghệ và vật dụng gia đình.

Dọc theo bờ sông Hậu đi hướng về Ðại Ngãi lần lượt chúng ta thấy có những địa danh như: Cảng Cái Cui (đang xây cất) Cái Sâu, Cái Gia, Cái Ðôi rồi đến Cái Côn.

Tại đây có một con Kinh gọi là Cái Côn để đi vô Phụng Hiệp, trước khi tới Phụng Hiệp gặp nhau tại ngã bảy (7 con Kinh đi 7 hướng khác nhau). Cái Côn trước năm 1975 là quận Phong Thuận. Sau 1975 là Xã An Lạc Tây thuộc Huyện Kế Sách, từ Cái Côn đi xuống sẽ gặp Cái Cao, Cái Trâm, Cái Trưng, những địa danh nầy đều thuộc Quận Kế Sách. Tại Xã Nhơn

Mỹ có một con rạch để vô Huyện Kế Sách, được gọi là Vàm Cái Sách (theo lời ông Lê Công Tiệp là người dân cố cựu ở Mương Khai - Trà Ếch, hiện Ông định cư ở B*** Hill Sydney).

Từ Cần Thơ đi xe xuống Sóc Trăng, sẽ gặp ngay một Huyện cách Cần Thơ 5 cây số. Ðó là Cái Răng, tên Cái Răng nguyên là gốc chữ Miên đọc “carăng” nghĩa thật tên Cà Ràng. Cà Ràng là tên cái lò làm bằng đất sét, được đặt ở bếp dùng để nấu ăn. Cái Răng là một Huyện của Cần Thơ đứng hàng thứ nhứt về mọi mặt, có câu ca dao nói về Cái Răng:

“Cái răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh có thương em cho bạc cho tiền.
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay”

Qua 3 câu ca dao trên chúng ta thấy cuộc sống của người dân Cái Răng và những vùng phụ cận rất là sung túc của một thời trước 1975. Sau 1975 Cái Răng tách làm 2 Huyện: Châu Thành A và Châu Thành. Huyện Châu Thành có con Kinh mang tên là Cái Dầu đổ ra sông Hậu.

Ngoài ngôi chợ cố định, Cái Răng còn có một chợ nổi nữa. Ðó là chợ nổi nhóm trên sông, đây là nét sinh hoạt đặc thù của người dân miền Tây. Chợ nổi nầy chủ yếu là bán trái cây, rau, củ không giới hạn thời gian, ngày cũng như đêm đều có nhóm chợ. Trong vùng Cái Răng còn có những ngôi chợ: Cái Chanh, Cái Muồng, Cái Da.

Từ Rạch Ðầu Sấu đi vô sẽ gặp Rạch Cái Sơn, rồi đổ qua Rạch Bình Thủy.

Rời Cái Răng đi xuống khoảng 15 cây số, sẽ gặp một địa danh mang tên là Cái Tắc.

Vùng Hỏa Lựu (Vị Thanh) có 2 địa danh mang tên Cái Sình, Cái Su; ở đây trồng rất nhiều khóm.

Huyện Long Mỹ (Chương Thiện) còn có địa danh mang tên Cái Nhào, Cái Dứa.

Từ Cái Tắc đi xuống sẽ gặp Tỉnh Sóc Trăng, nếu đi Long Phú sẽ gặp địa danh Cái Oanh nằm ở gần cầu sắt Tân Thạnh (quê hương của Ðại Tướng Cao văn Viên). Ðối diện với Cái Oanh là Cái Xe và Cái Ðường thuộc phần đất của quận Mỹ Xuyên.

Tại huyện Thạnh Trị (Phú Lộc) có Khu Trù Mật Cái Trầu thuộc Xã Tuân Tuất, ở đây cũng có một con Kinh Cái Trầu chảy qua gặp Kinh Xáng Phụng Hiệp.

Trước khi tới Bạc Liêu khoảng chừng 5 cây số là Cái Dầy. Cư dân ở đây hay người dân ở Bạc Liêu, đều biết đại điền chủ Trần Trinh Trạch. Ông là một trong những người giàu có ở miền Nam, Ông có người con trai tên là Trần Trinh Huy ( Ba-Huy). Ông Trần Trinh Trạch là người giỏi kiếm tiền, thì con trai ông lại giỏi ăn chơi. Ðúng với danh gọi là Công Tử Bạc Liêu, không có chỗ nào mà thiếu vắng công tử, nếu chỗ đó là chốn ăn chơi nổi tiếng. Công Tử Bạc Liêu thể hiện đúng cá tính con người miền Nam. Tại Cái Dầy có nghĩa trang Trần Gia, Cậu Ba Huy cũng chôn cất tại đây (chết vào đầu tháng Giêng 1973).

Từ Bạc Liêu đi xuống Cà Mau, chúng ta có Cái Tràm (Xã Long Thạnh, Huyện Vĩnh Lợi). Tại Xóm Lung có con Kinh Cái Cùng, nhận nước từ Kinh Xáng Bạc Liêu rồi đổ ra biển Ðông. Tại đây đồng bào sinh sống bằng nghề làm ruộng muối, trồng nhãn. Ðịa danh Cái Cùng nằm trong Xã Long Ðiền Ðông A, Huyện Giá Rai.

Lần qua Huyện Hồng Vân có các địa danh: Cái Chanh, Cái Nhum. Ðây cũng có con Rạch Cái Chanh Lớn đổ về Huyện Phước Long.

Ðoạn đường từ Tắc Vân đến Cà Mau, có Cái Ngang ở gần đầu lộ Tân Thành. Cuối cùng chúng ta đến Cà Mau là nơi tận cùng của đất nước. Tại Huyện U Minh có con Rạch Cái Tàu, chảy ra biển Rạch Giá, cư dân ở đây trồng rẫy: Như khoai, đậu cùng vườn cây ăn trái. Bước qua Huyện Cái Nước, đây là huyện xung quanh toàn là những rừng đước. Cây đước giúp ích cho người dân rất nhiều như: Dùng làm cột nhà, cột để đóng đáy ngoài sông, biển. Còn dùng làm chất đốt như: Than, củi. Ngoài địa danh Cái Nước ra, còn có Cái Nhum thuộc Xã Hưng Mỹ, Cái Rô thuộc Xã Lương Thế Trân. Cái Ðôi Xã Phú Tâm còn có Cái Ðôi Vàm, đây là con sông đổ ra biển.

Huyện Ngọc Hiển (trước 1975 là Quận Năm Căn) ngoài ra còn có địa danh tên Cái Nải, chung quanh ở đây toàn là rừng đước.

Huyện Ðầm Dơi có Cái Keo thuộc Xã Quách Phẩm, đồng bào ở đây làm ruộng, trồng khoai lang, khoai mì và đào ao nuôi cá. Cái Ngay ở Xã Thanh Tùng, có một sân chim rất lớn có đủ loại chim: Như cò Quắm, Gương Sen, Chàng Bè. Tại Xã Tân Duyệt nổi danh qua nghề dệt chiếu, đã được cố nghệ sĩ Út Trà Ôn ca bài “Tình Anh Bán Chiếu” của soạn giả Viễn Châu. Ngoài ra còn có con Rạch Cái Bé, chảy ra biển Ðông.

Tên nước, tên địa danh gắn liền với triều đại, với chế độ. Tên có bị thay đổi hay không cũng tùy thuộc vào sự tồn vong của chế độ đó. Mỗi một tấc đất là một tấc máu xương, của các bậc tiền nhân, anh hùng liệt nữ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mỗi một địa danh là một chứng tích lịch sử, dù tên gọi của nước, địa danh có thay đổi. Nhưng nước ta, dân tộc ta thì muôn đời vẫn hiện hữu, là những kết quả tiếp nối của nhiều thế hệ, nhiều triều đại, nhiều chế độ đã tích lũy gần 5000 năm giữ nước và dựng nước là thực tại có giá trị trường cữu.


Tư liệu VƯƠNG KIM HÙNG
(nghiên cứu văn hóa Đồng Nai & Cửu long)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 116 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.326 seconds.