Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: CÀ PHÊ NHẠCTHƠ VĂN......... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 30 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2009 lúc 8:22pm
 Attached%20Image
Đoạn kết...
PDF Print E-mail
Tác Giả : Phạm Thị Thu Hiền   
Thứ Bảy, 29 Tháng 11 Năm 2008 05:00

Trước ngày chị đi, anh không khỏi băn khoăn dao động, vắng chị anh vất vả hơn đã đành, các con thiếu mẹ cũng ngơ ngác như ngôi nhà tốc mái. Vụng dại như anh liệu có thay thế được đôi cánh tình yêu ấp ủ như mẹ gà ấp đàn con không? Sau tất cả nỗi lo thường trực ấy còn một câu hỏi nhức buốt tim anh, 5 năm là bao nhiêu ngày? Giỏi lắm 3 năm chị được một lần về phép, làm sao anh chịu đựng cho nổi? Còn chị, giữa nơi xứ người xa lạ, ba bề bốn bên trống vắng... Cái tuổi "canh cô" của chị liệu có chịu đựng nổi không hay lại... xảy đàn tan nghé ??? Cuối cùng anh quyết định:

- Ở lại thôi em ạ, vợ chồng no đói có nhau... Theo anh, đồng tiền không thay thế nổi hạnh phúc đâu em. Khối gia đình giàu "nứt đố đổ vách" ra mà chồng một quỹ, vợ một quỹ riêng. Con thì đùn đẩy cho nhau nuôi, rồi ăn miếng trả miếng nhau... chán mớ đời.

- Ôi giời! chị thở dài, nhìn  gương mặt mất ngủ phờ phạc của anh mà thương đến xót ruột: - Cũng là nước cùng anh ạ. Ra đi là để "ích nước, lợi nhà". 15 năm theo đuổi công việc rồi, quỹ thời gian mỗi ngày mỗi rút ngắn, con cái mỗi ngày mỗi lớn, nào tiền học, tiền ăn, mua sắm mà số lương thưởng, tích luỹ cứ teo tóp như miếng da lừa của Ban Zăc trong vở kịch "Tấn trò đời" ấy... Từ ngày  con Hoà lên cấp III, em chỉ học cách tiêu tiền sao cho đồng tiền ít lọt qua kẽ ngón tay nhất mà đâu có được, nếu học được nghệ thuật "bóp cổ chày ra nước" thì em cũng học ... Đằng này, thôi để em đi, chị nói trong dòng nước mắt, nhưng giọng vẫn cố nén để khỏi bật ra tiếng khóc: Với lại đoàn của cả xí nghiệp đi những hơn 20 đứa con gái, người nọ bảo ban, để mắt đến người kia... lo gì. Em chỉ sợ đồng tiền không thay thế nổi hạnh phúc thật nhưng không có tiền cũng không làm nên hạnh phúc anh ạ.

Và chị đi, anh và các con lưu luyến theo chị ra tận sân bay... Khuôn mặt chị nhoè nhoẹt nước, va li chưa đầy 20kg mà nặng trĩu cánh tay... Nhìn cái dáng liêu xiêu của anh bên hai đứa con ngây thơ dở cười, dở mếu, chị chỉ muốn xé tan tất cả, vứt bỏ tất cả để lao vào vòng tay anh, xoè đôi cánh tình yêu như đôi cánh gà mẹ ấp ủ hai đứa con khỏi mọi nắng, mưa, giông bão của cuộc đời. Không có chị chúng sẽ ra sao? Cuộc sống trước mặt vốn đầy cám dỗ.

Thời gian đầu chị đi, anh và hai con liên tiếp nhận được thư, một tác phẩm như tầng non cao ngất, 12 tờ chi chít những ý thơ, và anh đáp lại đầy yêu thương cuốn quýt tưởng như những ngày đầu  mới cưới. 5 tháng, 7 tháng rồi tết, trong lúc các gia đình bạn bè chị chụp ảnh, gửi những bức ảnh chăng đèn kết hoa rực rỡ, cụng li, chúc phúc, cốc chén đầy bàn thì chị bấm máy tự động chụp cảnh mình ngồi ôm hai tay hai con búp bê, chỏng trơ chiếc  gối, khuôn mặt buồn thiu, đằng sau đề: Nhớ anh và các con quá mà chẳng biết làm thế nào???

Rồi hàng họ gửi về liên tục, cuộc sống gia đình thay đổi hẳn, cả anh cả chị cùng dồn nỗi nhớ vào công việc... chị vẫn động viên anh, ví mình như cánh cò bay ngược trong giông bão, vì gánh nặng gia đình mà phải vất vả lần hồi ở xứ người để gánh gạo nuôi con. Cả tuần 7 ngày thì 6 ngày nhớ về tổ ấm gia đình, lặng lẽ cất tiếng khóc nỉ non để ngày hôm sau lại chai sạn, sắt son hơn lao vào công  việc.

Người bạn cùng phòng với chị bị đánh gục đầu tiên... mới đầu còn e dè nể sợ, gặp gỡ lén lút theo kiểu người á đông, sau mỗi ngày một công khai hơn. Nhiều lần chị và người bạn cùng phòng phải nhắm mắt làm ngơ ôm chăn chiếu đi ngủ phòng bên cho anh chị có chỗ cười đùa tâm sự... rồi nỗi cô đơn từng ngày từng giờ kéo đến, nằm ngửa lạnh bụng, nằm sấp lại lạnh lưng, người lúc nào cũng chuếnh choáng như thể mất trọng lượng, trong khi buôn bán thua thiệt vì cảnh "liễu yếu đào tơ" không biết tựa vào đâu mà gom hàng kết mối? Đã thế cô bạn cùng phòng lại rỉ tai: Rõ lũ ngốc chúng mày, đây có còn là xứ mình đâu mà ngồi ôm cả nền tảng đạo đức truyền thống mấy ngàn năm trong người như thế, rũ bớt đi cho nhẹ nợ còn làm ăn, buôn bán nuôi chồng nuôi con, bao giờ về nhà hãy tính.

Mưa dầm ngấm lâu, ngày một ngày hai bị nó cùng ông chồng hờ không hôn thú chủ động co kéo, dắt mối giới thiệu hết người này đến người khác, chị đành mặc kệ. Thay vì xấu hổ, mặc cảm, lắc đầu quầy quậy, vác chăn màn đi sơ tán, chị liều ở lại trằn trọc một mình giữa 3 cặp vợ chồng hờ trên ba chiếc giường trong phòng chờ mong những điều sẽ đến với mình.

 

Những lá thư thưa dần và lời lẽ mỗi ngày lại bớt mặn nồng đi, dù hàng gửi về vẫn đều đặn liên tục, anh bắt đầu linh cảm thấy dấu hiệu bất an trong tổ ấm của mình, nhưng vì điều kiện cách trở đành  lực bất tòng tâm... Cuối cùng ngày nghỉ phép của chị đã đến, ba bố con anh lại hồi hộp náo nức như buổi đầu ra sân bay đón chị và không thể không nhận thấy sự ngượng ngùng trong mỗi lời nói thái độ cử chỉ của chị, cũng giống ba cô bạn cùng phòng, chị không về một mình mà đi bằng chân anh ta, người đàn ông hào hoa đã thay thế vai trò làm chồng chị suốt hai năm qua.

"Có mới nới cũ", chị bỗng sợ cái mùi mồ hôi trộn lẫn vị thuốc lào, thuốc lá của chồng, sợ cái tấm thân gầy guộc và vầng trán chớm những vết nhăn sâu và dài của anh, vì mưu sinh, kinh tế chị phải ra đi và đã tìm được sự bù đắp của số phận mình vào cái lúc tuyệt vọng cô đơn nhất. Giữa nơi xứ người lạnh lẽo, không chồng, con người thân, họ hàng, không  bị những nhu cầu của cuộc sống câu thúc ám ảnh, càng không bị lệ thuộc bởi bao quan niệm cũ kỹ lỗi thời, họ đã sống những ngày tràn trề hạnh phúc, buông thả mình trong làn sóng đam mê tình dục, khát khao cháy bỏng... Giờ buộc phải trở về, đối diện với sự thực trần trụi bên ông chồng già nua cổ lỗ với một nhúm hủ nho và nhúm tây học trong đầu, chị đâm chán, chỉ vì hai con và chút tình cảm, đạo lý mà nén lòng chịu đựng, trong khi con tim vượt qua khuôn khổ của ngôi nhà, đập những nhịp đập rạo rực nóng hổi bên người tình xa.

Sự thờ ơ của chị khiến anh dễ dàng nhận ra, anh hiểu trái tim anh giờ đã trở nên lỗi nhịp bên chị, rằng cái cầu dải yếm ngày xưa chị từng bắc cho anh sang, giờ người khác đã đi, nếu anh cứ cố tình thì kết cục không khác gì câu chuyện cổ của Léc Môn Tôp: "Hai con dê cùng đi chung một cái cầu, dê trắng đi đằng này lại, dê đen đi đằng kia sang, dê trắng cậy mình là người sang trước nên bảo:  "Tránh ra cho tao đi"!. Dê đen biết mình có lợi thế hơn hẳn về hình thể, tầm vóc, sắc đẹp nên cũng bảo: "Tránh ra cho tao đi". Cả hai chẳng ai chịu nhường ai, chúng húc nhau và lăn tòm xuống suối".

Trái tim đập những điều vô lý thế, chỉ vẻn vẹn 5 năm trời anh đã đứng ở thế chênh vênh, lỡ nhịp. Có muốn sang cũng chẳng bắc nổi cầu, trái tim chị chẳng những đã làm đau lồng ngực của anh còn tìm đủ mọi lý do để thờ ơ, thoái thác. Sau cả tháng trời không ngủ, anh đành quyết định để trái tim lặng lẽ... lên đường về hưu, nhường cầu cho người kia bước tiếp.

 

Ngày chị đi, anh lặng lẽ thu xếp mọi thứ quần áo, thuốc men cho chị, và âm thầm chìa ra trước mặt chị một tờ giấy do anh chủ động viết, chị nhận tờ đơn ly hôn trong tay anh mà lặng đi, mãi sau mới thốt được một  câu: Em không ngờ anh cao thượng và chu đáo đến thế, đã biết hết mọi chuyện, không những bỏ qua còn giúp em hoàn thành mọi thủ tục pháp lý.

Anh cười, những nếp nhăn buồn bã hằn ngang vầng trán:

- Anh biết có cố đấm cũng không thể biến cơm nguội thành xôi được, thôi coi như anh giải phóng cho em, cũng may mà hai đứa đã lớn, không còn phải ràng buộc nhiều nữa. Người Trung quốc nói: "Vợ chồng ví như hai dải áo mà những đứa con là hàng khuy ở giữa". Nếu cố tình dứt tung hai dải áo ra thì số phận những đứa con sẽ ra sao? Nếu là thời điểm 10 năm trước, chắc chắn anh sẽ níu  vạt áo kia ở lại, dẫu chẳng đề được câu thơ như cũ cũng là đề vào đấy trách nhiệm và nghiã vụ của người làm mẹ, nhưng bây giờ các con đã lớn, dù hai dải áo có buông nhau ra thì hàng khuy ở giữa cũng không thể lăn xuống sông, xuống suối hay lề đường cống rãnh được nữa. Em mãi là mẹ của hai con vì anh biết tình mẫu tử trong em vẫn đầy, không ai có thể thay thế vai trò làm mẹ cho các con được, chỉ còn tình vợ chồng là lỡ trớn, vạt ngắn, vạt dài, so le, cũn cỡn. Anh quyết định giải phóng cho em... Nếu có gì trục trặc, đổ vỡ phía người ta, hãy tin vẫn có một người chờ em nơi bến cũ.

Chị ngậm ngùi khóc, những  giọt nước mắt tiếc nuối, xót thương, ân hận, nhưng tất cả đã muộn rồi, sau cánh cửa hôn nhân này là một người tình mới, một chân trời mới mở ra, bao la, sôi động. Càng ngẫm càng thấy lời anh nói đúng: Không có tiền thì không làm nên hạnh phúc, song nếu có tiền mà không biết gìn giữ, gây dựng thì sự giàu có cũng không thể thay thế nổi hạnh phúc... Phải chi ngày ấy chị đừng nghèo đến thế để đến mức phải cất bước ra đi? Hoặc đừng tìm sự an ủi bù đắp của số phận mình như những cô bạn cùng phòng để bây giờ phải mặc cảm, ân hận tràn đầy. Ra đi cũng dở mà ở lại không xong ???



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Aug/2009 lúc 8:24pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2009 lúc 7:47pm
Dưới Bóng Hoàng Lan  - Thạch Lam      
Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người; trên con đường lát gạch bát tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa.
     Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỷ, rồi ngó đầu
nhìn vào trong nhà: bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng; mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ:
     - Bà ơi!
     Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn; Thanh định rõ nhìn: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh dương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mãn:
     - Bà mày đâu?
     Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mững rỡ, chạy lại gần.
     - Cháu đã về đấy ư?
     Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
     - Ði vào trong nhà không nắng cháu.
     Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
     - Nhà không có ai ư bà?
     - Vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó đi đong thóc bên kia xóm. D- chốc nó về. Con đã ăn cơm chưa?
     - Dạ chưa. Con ở tàu về đây ngay. Nhưng con không thấy đói.
     Bà nhìn cháu, giục:
     - Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?
     Thanh cười:
     - Có một tý đường đất, cần gì phải xe. Con đi bộ hàng ngày cũng được.
     Nhưng Thanh cũng vẫn theo lời bà. Chàng đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rợi và Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời xanh tan tác.
     Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.
     Trên trường kỷ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kỹ. Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ấy đã nhiều lần. Lần nào trở về với bà chàng, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đấy bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng.
     - ấy, bà làm gì thế? Bà để mặc cháu.
     Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên đầu giường:
     - Ðã lâu không có ai nằm nên bụi bám đầy khắp cả.
     Thanh phải để mặc cho bà sửa chiếu và xếp lại gối. Chàng thấy mình bé quá.
     - Cháu đi nghỉ chẳng mệt. Ðể bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát.
     Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường, ruỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: "cây hoàng lan!", mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ðã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quít nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
     Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
     Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên, nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
     Chàng cảm động gần ứa nước mắt. Bà yêu thương cháu quá, giờ chỉ có mình cháu, với mình bà. Mà bà làm bếp có một mình thôi ư? Không, hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười sẽ đưa lên. Tiếng ai? Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được.
     Chàng lẳng lặng ngồi dậy, tỳ trên cửa sổ, cúi mình nhìn ra phía ao. Bóng cây hoàng lan lay động cả một vùng. Chàng chợt nhớ, chạy vùng xuống nhà ngang, gọi vui vẻ:
     - Cô Nga...
     Người thiếu nữ đương nhặt rau nghe tiếng gọi vội ngửng đầu: một nụ cười, đôi mắt trong sáng lên; rồi tiếng nhẹ nhàng:
     - Anh Thanh! Anh đã về đấy à?
     Thanh đứng tựa bên cột, chưa trả lời. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng. Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn, và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật.
     Một lát cô Nga nói:
     - Anh Thanh độ này khác hẳn trước. Anh chóng nhớn quá.
     - Tôi vẫn thế đấy chứ.
     Bà cụ cúi trên rổ rau, không nhìn cháu đáp:
     - Cô trông em có phải gầy đi không. Không bằng độ còn ở nhà.
     Nga ngửng nhìn Thanh, cười:
     - Ðấy em có nói sai đâu. Anh trông lại đen đi nữa.
     Lá rau tươi xanh ngắt bên bàn tay trắng hồng nhỏ nhắn. Thanh cũng ngồi ghé xuống. Thế là lại như lúc còn ở nhà, ngày ngày chàng cũng vẫn với Nga xuống bếp xem bà làm cơm. Câu chuyện vẫn vui vẻ và vẫn đậm, có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.

<><><><><><><><><><><><><>

Lúc Nga bưng cơm đặt lên bàn, bà cụ bảo cô thiếu nữ:
     - ở đây ăn cơm một thể, cháu ạ.
     Thanh nhìn lên:
     - Ăn cho vui, cô Nga.
     - Xin phép cụ và anh thôi, em vừa mới ăn cơm xong ở nhà. Em đứng đây cũng được chứ gì.
     Thanh ra vẻ không bằng lòng:
     - Không, cô phải ngồi ăn cơ. Cô làm khách mãi.
     Nga sợ, vén áo ngồi bên cạnh bà cụ, nhưng nàng chỉ ăn nhỏ nhẻ, cầm chừng, và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh. Bữa cơm vui quá. Thanh ăn rất ngon miệng, lòng thư thái và sung sướng. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi môi thắm của Nga, hai má hồng. Và nụ cười tươi nở, nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi, nhưng bao nhiêu âu yếm.
     Ngoài vười, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về... Chàng đột nhiên mỉm cười, rồi hỏi:
     - Cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không?
     Nga cũng cười hơi thẹn:
     - Vẫn nhặt đấy. Nhưng không có ai tranh nữa.
     Nàng nhìn Thanh, nắng như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, và sẽ vuốt mấy sợi tóc mai ra một bên. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng.
     Bà cụ thì mải nhìn cháu. Bác Nhân khoanh tay đứng dựa bên cột nghe; bác cũng vui mừng vì thấy cậu về, vẫn khỏe mạnh và xinh trai như ngày trước. Còn cô Nga vẫn tươi đẹp và vui vẻ như thế. Có cô nhà cũng đỡ vắng, và bà cậu cũng đỡ buồn; hàng ngày cô chạy sang chơi giúp đỡ bà cụ giã cối trầu và nói chuyện đến người đi vắng ở trên tỉnh đã lâu không về thăm nhà.
     Bữa ăn xong. Thanh với Nga đã trở lại thân mật như khi còn nhỏ. Thanh dắt nàng đi thăm vườn; cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh:
     - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.
     Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Nắng soi vào vai hai người, nhưng dưới chân đất vẫn mát như xưa.
     - Bao giờ anh lên tỉnh?
     - Ngày mai thôi. Kỳ này được nghỉ ít. Nhưng mai kia, tôi sẽ về ở đây lâu hơn.
     Lòng Thanh dịu lại. Nga đến bên bể múc nước rửa hoa, rồi xếp bầy lên trên quả trầu. Bà cụ nhìn cô, âu yếm:
     - Hoa hãy còn non lắm, sao hái sớm thế, con?
     Nga thưa:
     - "Anh con hái đấy ạ" và nàng nhìn Thanh mỉm cười.
     Ðêm ấy, một bà, một cháu với một cô láng giềng chuyện trò dưới bóng đèn mãi tới khuya, khi trăng lên. Qua vườn, Thanh ti-n Nga ra đến cổng, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát. Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay sẽ nói:
     - Thôi em về.
     Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải. Chàng đến trường kỷ ngồi ở bên đèn.

o0o
 

     Sáng hôm sau, Thanh đã phải lên tỉnh. Chiếc vali chàng nặng những thức quà bà chàng đã ban cho. Thanh cầm mũ đứng nghe lời khuyên bảo ân cần của bà dưới giàn hoa lý. Chàng vẫn bé quá và lại đi xa.
     Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ vali cho chàng, Thanh dặn khẽ:
     - Bảo tôi có nhời chào cô Nga nhé.
     Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương.

 Hết

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Sep/2009 lúc 11:17pm
 Attached%20Image

Mái Tóc Ngày Xưa  - Nguyễn Ðức Thiện      
Ông Ba hình như đã bị lẩn thẩn dù tuổi mới ngoài bảy mươi lăm. Nhiều khi, ông ngồi nhìn vợ thật lâu rồi lẩm bẩm: “Tôi nhớ ngày xưa tóc bà dài lắm, mượt lắm kia mà. Sao độ này bạc quá, bạc hết mất rồi.” Những lúc đó bà cười đôn hậu: “Già rồi ông ơi. Tóc không bạc mới là lạ đó.” Bà cười mà ông không cười. Ánh mắt rõ ràng một sự nuối tiếc.


Đúng là ngày xưa bà có một mái tóc dài thật. Quá khoeo chân và lúc nào cũng đong đưa, đong đưa trên cái lưng thon thả. Trời phú cho bà, đã có mái tóc dài lại còn thêm cái lúm đồng tiền nhỏ trên má trái. Mỗi khi cười, khối anh chàng đứng chết lặng mà ngắm. Người chết lặng nhiều nhất là ông Ba, sinh viên khoa ngoại trường đại học y, trước bà tới ba khóa. Thì cũng do ông tơ bà nguyệt bày trò nên hai người mới gặp nhau hoài trên sân trường. Nói cho có chuyện, thực ra là ông đã nghía được bà và thích được thấy nụ cười có cái núm đồng tiền chôn chết mấy anh si tình như ông.

Họ đã làm đám cưới bạc, rồi đám cưới vàng. Những đứa con khôn lớn bay tít mù khơi trên trường đời. Nên bây giờ đã về hưu trong nhà chỉ có hai ông bà. Mà khỉ cho ông, lúc này sao ông cứ phải nhắc đến cái lúm đồng tiền của bà. Nhưng nhắc nhiều hơn là mái tóc. Ông cứ lẩm bẩm: ngày xưa, mái tóc của bà nó dài có thể kê làm gối cho ông ngủ kia mà. Hồi mới yêu nhau, bà nhớ không, tôi lấy lóc bà quấn quanh cổ tôi và biểu: “Nếu tôi phụ bà, bà cứ lấy tóc này mà xiết cổ tôi nghe”. Bà chẳng phải xiết cổ tôi bao giờ vì chẳng bao giờ tôi phụ bà, đúng không nào. Nhưng sao tóc bà bạc nhiều thế? Bạc hết cả rồi.

Một hôm ông biểu bà:

- Bà ơi, tôi đi rừng ít bữa nghe bà.

Bà nghĩ: già rồi, chắc ông nhớ đến anh em đồng đội trong rừng xưa. Nhưng sao đi tới mấy ngày. Nghĩ vậy, nhưng bà không hỏi. Từ xưa đến nay là thế, ông đi và bà không hỏi. Bà biết có việc ông mới đi. Ông chẳng muốn xa bà dù chỉ một ngày.

Và ông đi. Vài ngày sau ông về với một bao bố lớn. Nghỉ xả hơi một hồi, ông mới mở bao bố, lôi ra một mớ cây dây leo. Vừa làm ông vừa biều: “Hà thủ ô đó bà ơi. Nó tốt cho tóc lắm đó. Tôi làm cho bà uống. Đắng lắm đó. Ráng nghe bà. Rồi tóc bà nó đen lại cho mà coi”.

Rồi từ đó, lâu lâu ông lại lên rừng mang về một bao bố cây dây leo có tên là hà thủ ô. Sau đó là băm, là chặt, là phơi, là sắc vàng hạ thổ. Sau đó là đổ mười phân, nấu lấy ba phân nước. Bà muốn phụ giúp ông, ông không cho: “Tôi phải tự làm. Thương tôi thì bà chịu khó uống, cho tóc bà đen lại nghe bà”. Bà uống. Uống ngon lành dù cái thứ nước ấy nó đắng như thuốc ký- ninh chống sốt rét ngày xưa.

Thế rồi một hôm ông reo lên: “Tóc bà đen lại rồi kìa, đen được một mớ rồi kìa”. Tiếng reo của ông như tiếng reo của trẻ nít vậy. Bà cười, nụ cười thật đôn hậu. Chắc tại trời thương, Một năm sau, mái tóc của bà đen hẳn lại, mượt mà, chỉ có điều chẳng dài ra được như xưa.

Một hôm, lên giường nằm, ông biểu bà: “Bà này, hôm nay bà trải tóc bà ra cho tôi gối đầu như xưa nghe. Lâu lắm rồi, tôi không gối tóc của bà mà ngủ. Ngày xưa, được gối tóc bà, tôi ngủ ngon lắm và toàn mơ thấy những điều tốt lành thôi. Thế nghe, bà cho tôi gối tóc bà nghe”. Đêm ấy, chiều ông, bà nằm xuống, thả mái tóc mình ra trên chiếc gối kề bên. Và ông nằm xuống, áp má mình vào mái tóc đen mun của bà. Giấc ngủ dịu êm đến với ông. Một giấc ngủ vĩnh hằng.

Ngày thứ ba không có ông bên cạnh, bà thắp một nén nhang lên bàn thờ ông, lầm rầm thủ thỉ:

- Ông ơi, tóc tôi đã bạc rồi, làm sao đen lại được. Thấy ông vất vả tìm lại mái tóc ngày xưa của tôi, những ngày ông lên rừng tìm dây hà thủ ô, tôi lén ông ra tiệm làm đầu. Tôi năn nỉ với mấy cô thợ tìm cho được thứ thuốc nhuộm tóc không có mùi hóa chất. Ông là bác sĩ dấu ông thế nào được khi tóc tôi có mùi hóa chất của thuốc nhuộm. Không dám nhuộm một lần. Mỗi lần một chút thôi, giống như tóc đang đen lại nhờ dây hà thủ ô ông đem về. Ông ơi, cả đời tôi không dối ông, mà cuối đời tôi đã dối ông.

Bà khóc. Tiếng khóc tan vào không gian, thấm vào nhang khói.

Thôi thì ông cũng được ngủ yên khi gối đầu vào mái tóc mà ông ngỡ là của ngày xưa.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Sep/2009 lúc 11:19pm
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2009 lúc 11:48am

Sáng sớm ngày hôm sau...

Ngư dân cuối cùng sống sót trong vụ bão đánh đắm tàu trôi dạt đến một hoang đảo. Khi anh tỉnh lại, bốn bề mênh mông biển nước, xung quanh là những mảnh ván vỡ của tàu, còn ngư trường quen thuộc thì đã lùi xa rất xa. Mệt mỏi, hoảng loạn và tuyệt vọng, anh liên tục lẩm nhẩm cầu khẩn một phép mầu kỳ lạ xảy ra, nhưng cảm thấy vô vọng.

Kiệt sức và chán nản vì chờ đợi, anh quyết định dựng lên một cái lều nhỏ làm bằng những mảnh vỏ tàu để chống lại thời tiết khắc nghiệt trên đảo và chứa những tài sản cuối cùng mà anh còn giữ được.

Sang ngày thứ sáu của cuộc sống trên hoang đảo, sau chuyến lặn lội tìm kiếm thức ăn trên đảo, anh quay lại bờ biển với căn lều khi trời đã tối. Nhưng chưa kịp tới gần nó thì một tia sét giáng thẳng xuống làm căn lều bốc cháy dữ dội, khói bốc ngùn ngụt. Suy nghĩ đầu tiên đến với anh là mình thật bất hạnh, đến một chỗ nương thân cũng chẳng còn và tất cả với anh coi như đã hết.

Sáng sớm ngày hôm sau, chàng ngư phủ bất hạnh bị đánh thức bởi tiếng còi của một chiếc tàu thủy đang tiến lại gần đảo. Nó đến để cứu anh.

- Làm sao các anh biết tôi đang ở đây? - Anh hỏi vị thuyền trưởng sau khi đã yên vị trên tàu.

- Chúng tôi nhìn thấy tín hiệu cấp cứu, lửa cháy và khói bốc cao từ phía đảo. Đó chẳng phải là tín hiệu kêu cứu của anh sao?

Con người thường dễ nản chí khi mọi việc trở nên tồi tệ, và hầu như quên mất rằng, mọi việc có thể hoàn toàn thay đổi vào "sáng sớm ngày hôm sau...".


IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2009 lúc 4:12am
Attached%20Image
 
 
Bóng Người Trong Sương Mù Nhất Linh   
Ở ngoài, đêm tối như mực. Trong toa hạng nhì, riêng tôi ngồi đối diện với Trạch- một người bạn cũ, tình cờ gặp vì đi cùng trong một chuyến xe. Mười năm trước, bạn tôi còn là một người cầm lái xe lửa, cũng hàn vi như tôi; bây giờ gặp lại nhau trong toa hạng nhì, hai người cùng ngạc nhiên và cùng mừng cho nhau.

Lúc nói chuyện, tôi thấy bên bạn có cái hộp khảm rất đẹp liền cầm lấy xem, rồi tình cờ mở hộp ra; bạn tôi có ý không bằng lòng nhưng vì nể tôi nên không nói gì. Tôi nhìn vào hộp thấy lạ: hộp bịt kín, ở trong có một con bướm rất to, hai cánh đã xơ xác. Tôi hỏi bạn:

- Con bướm này vùng tôi thường thấy luôn, quý gì mà anh giữ cẩn thận thế này?

- Vâng, bướm thường, nói cho đúng thì là một con ngài, nhưng đối với tôi... Vừa nói đến đấy, xe rầm rập đi qua một cái cầu sắt. Bạn tôi lắng tai nghe rồi nói:

- Xe đi qua cầu N.G. Tôi bắt con bướm chính ở giữa cái cầu này đã mười năm nay...

Thấy bạn có vẻ khác, tôi đoán có chuyện gì, liền hỏi:

- Con bướm này chắc cũng có sự tích gì đây?

- Vâng, những sự tích buồn... Chuyện đã ngoài mười năm trước độ anh đi Sài Gòn thì tôi còn là anh cầm lái tàu hoả. Chính độ ấy tôi chạy con đường này, tình cảm tôi độ ấy anh đã rõ.

- Cũng như tình cảnh tôi...

- Nhưng có một việc tôi không nói cho anh hay là độ ấy tôi có lấy một người vợ, nhưng giấu nhà, giấu mọi người, giấu anh. Chúng tôi sống trong cảnh nghèo khổ mà thật lấy làm sung sướng. Nhưng vì cảnh nghèo, vì nhà tôi không quen chịu được kham khổ nên người mỗi ngày một yếu dần.

Về sau, nhà tôi bị bệnh nặng mà tôi thì vẫn phải đi làm, không ai trông nom ở nhà. Một đêm nhà tôi yếu quá ngất người mấy lần, mà chính đêm ấy là đêm tôi được ông Chánh cử đi cầm lái chuyến xe riêng chở quan an toàn quyền. Thật là một dịp rất hay cho tôi. Nhưng tôi biết không thể nào đi được, liền thưa với ông Chánh, nói là vợ ốm. Ông Chánh đập bàn, đập ghế, gắt:

- Tôi không biết! Một là mười giờ đêm nay anh phải có mặt ở ga, hai là từ giờ này trở đi anh đừng bước chân tới đây nữa. Thôi anh ra.

Lời ông Chánh nói quả quyết, tôi phân vân không biết nghĩ sao: lúc về nhà, ngồi ở đầu giường, nhìn đến vợ mới biết rằng không đi được, dẫu mất việc làm cũng không cần.

Nhà tôi thấy tôi có vẻ lo nghĩ, hỏi duyên cớ vì sao, tôi liền đem việc ấy ra kể cho nhà tôi nghe. Nhà tôi nghe xong, vẻ mặt tươi hẳn lên, bảo tôi rằng:

- Thế cậu đi chứ! Việc gì phải ngần ngừ! Tôi không việc gì đâu, đã thấy đơc nhiều. Chiều mai về nhớ mua cái gì làm quà cho tôi đấy.

Tôi thấy nhà tôi cười vui vẻ, tôi vững tâm, thay quần áo ra ga. Ðến ga đúng mười giờ. Nhưng khi cho xe chạy rồi tôi mới thấy lo, tôi mới biết là tôi liều. Lúc đó tôi có cảm giác lạ lắm: hình như tôi đi thế này, lúc về chắc không nhìn thấy mặt vợ nữa. Tôi cố định trí để cầm lái nhưng chỉ được một lúc thôi.

Bỗng cả chuyến xe lửa nghiêng về một bên, rồi lắc lư như muốn đổ. Người "ét" của tôi vội bỏ cái xẻng xúc than, níu lấy tôi, nói:

- Ô hay! Hôm nay ông làm sao sao thé? Chỗ ấy đường cong nguy hiểm thế mà ông không hãm máy. Ông ngủ à?

Tôi không ngủ nhưng người tuy ở đây mà trí còn nghĩ tới người vợ nằm đợi chết một thân, một mình trong gian nhà nhỏ kia. Mắt tôi hoa lên, mồ hôi ướt đẫm cả người.

Xe đi vào khe núi, hết lên cao lại xuống thấo như có vẻ nhọc nhằn. Tôi thò đầu ra cửa nhìn thẳng trước mặt, nhưng đêm ấy, sương mù đầy trời, không nhìn rõ gì cả, chỉ một màu trắng xoá dưới ánh hai cái đèn ở đầu toa. Bỗng tôi thấy ... rõ ràng, tôi thấy in trên sương mù một cái hình người đàn bà mặc áo rộng đứng dang tay. Tôi dụi mắt tưởng mình trông hoảng, nhưng không, hình người đàn bà vẫn đấy. Tôi gọi người "ét" lại cửa toa, bảo ông ta nhìn rồi hỏi:

- Bác có thấy gì không?

Vừa nói xong, hình người vụt biến mất. Bác "ét" thò đầu ra và bảo tôi:

- Chỉ thấy sương mù! Ông lại mê ngủ rồi

- Không, rõ ràng tôi thấy có hình người đàn bà in trên sa mù nhưng vừa biến mất.

Người "ét" cười ra vẻ không tin, lấy xẻng xúc thanh cho vào lò, còn tôi vẫn đứng nguyên chỗ cũ đăm đăm nhìn thẳng trước mặt. Ðược một lát, hình người đàn bà hiện ra, lần này rõ ràng hơn, hai tay vẫn dang thẳng như muốn ngăn đường, không cho xe chạy lên nữa.

Tôi gọi người "ét" nhưng bác ta làm bộ không nghe thấy, cứ cắm đầu xúc than cho vào lò. Tôi biết tôi không mê, tôi biết là cái hình người ấy có thật. mà ai nhìn cũng phải thấy. Tôi đến cầm tay bác "ét" kéo bác ra xem rồi bảo, quả quyết:

- Nhìn xem.!

Bác ta há hốc mồm giương to đôi mắt hốt hoảng nói:

- Lạ thật!... Ma ông ạ!

Xe tiến đến đâu, cái hình bóng người lui đến đấy, có lúc mờ, có lúc rõ, lơ lửng giữa lưng chừng trời.

Rồi cái hình người ấy vẫy hai tay một cách thong thả, như có ý bảo chúng tôi đừng tiến lên nữa, có sự nguy hiểm.

Tôi bảo bác "ét":

- Bác này, lại có sự gì lại sắp xảy ra.

- Vâng, sao cái hình lại như lấy tay làm hiệu bảo ta đứng lại.

Cái hình người trước còn vẫy tay thong thả, sau vẫy thật nhanh như người tỏ ra ý thất vọng vì bảo chúng tôi không nghe.

-Hay ta dừng xe lại xem sao, chắc là ma!

- Không được, tự nhiên vô cớ.

Còn tôi lúc bấy giờ tai ù như người mất trí khôn, tôi văng vẳng như có tiếng người ở thật xa đưa lại, tiếng một người đàn bà bảo tôi:

- Ðỗ lại! Ðỗ lại!

Tôi lắng tai, tay nắm chặt lấy cái phanh như định hãm lại rồi lại không dám hãm.

Một lát sau, tôi lại nghe thấy tiếng người đàn bà, rõ hơn lần trước, giục tôi:

-Hãm lại! Hãm ngay lại!

Lúc bấy giờ tôi không biết nữa, nhắm mắt hãm phanh thật mạnh. Các toa rùng một cái, bánh xe kêu rít lên trong đêm thanh vắng, xe chạy từ từ một quãng rồi đỗ hẳn. Tôi chưa kịp bước xuống, đã thấy người "xếp tanh" cầm đèn chạy lên hỏi:

- Việc gì thế?

Tôi luống cuống không biết trả lời làm sao, vì nói thật ai tin mình. Tôi trả lời một cách mập mờ:

- Chắc có sự gì lạ. Ðể tôi cầm đèn đi xem trước đã.

Lúc bấy giờ mấy ông hầu quan Toàn quyền cũng vừa đến, rồi thấy lạ, đi theo chúng tôi. Vừa đi được một quãng thì nghe có tiếng nước chảy ầm ầm. Tôi định tâm mới nhớ ra rằng đó là cầu N.G

Mấy đêm ấy mưa lũ, nước chắc chảy xiết, nên mới réo to như vậy. Ðến bờ sông, giơ đèn lên soi, mấy người đều kinh hoảng: cái cầu N.G bị nước nguồn chảy về xoáy gãy làm đôi.

Một tý nữa, nếu không hãm kịp thì cả một chuyến xe riêng chở Toàn quyền đâm nhào xuông sông sâu, chắc không sống sót một ai: tưởng không có cái tai nạn nào ghê gớm hơn, thế mà chính nhờ tôi, nên mới không có cái tai nạn ấy. Tôi đứng ngẩn người không hiểu ra sao cả.

Người "xếp tanh" mừng cuống quít hỏi tôi:

- Sao ông biết mà hãm?

- Tôi cũng không hiểu.

Mấy người quan hầu có vẻ mừng lộ ra mặt, xúm xít quanh tôi hỏi dồn, tôi không biết trả lời ra sao, một lát mọi người đứng dãn ra. Quan Toàn quyền đến: ngài không nề tôi là người lao động, trong lúc mừng quá, ngài giơ tay bắt tay tôi, cái bắt tay đầu bụi than rồi ngài tỏ lời khen.

Tôi chắc rồi sau thế nào cũng được trọng thưởng, nhưng trọng thưởng lúc đó đối với toi cũng như không, tôi chỉ nghĩ đến nhà tôi ở nhà, không biết ra sao. Tôi đi trở lại và thoáng thấy con gì bám ở cái đèn để ở đầu toa, nhìn kỹ thì ra một con bướm thật to, vướng vào đèn đương đập cánh để tìm đường thoát. Chính là con bướm trong cái hộp này đây.

Trông thấy con bướm, tôi thốt nghĩ ra ngay. Chính phải rồi, chính cái hình người đàn bà lúc này là cái bóng con bướm này in lên trên sương mù, đầu con bướm là đầu hình người mà hai cánh con bướm đập là hai cánh tay người vẫy.

Tôi bắt con bướm rồi định thả nó bay đi; sau nghĩ con bướm đã giúp mình được việc, nên giữ lại làm kỷ niẹm. Tôi nhìn vào đồng hồ trong toa, thấy kim chỉ đúng hai giờ đêm...

Hôm sau tôi vừa về đến cổng nhà thì thằng nhỉ chạy ra báo tin nhà tôi mất, mất vào khoảng một giờ đêm qua.

Tôi không tin nhảm, tôi chắc đó là một sự tình cờ, một sự ngẫu nhiên, nhưng tôi vẫn yên trí là linh hồn nhà tôi đã nhập vào con bướm này để phù hộ cho tôi tránh được tai nạn đêm hôm ấy. Nhưng tránh được tai nạn mà làm gì, tôi thoát được thân tôi mà làm gì, giàu sang phú quý bây giờ đối với tôi cũng như không, tôi cũng chỉ như con bướm này, xác đấy mà hồn tận đâu đâu.

Bạn tôi kể xong chuyện, đậy cái hộp khảm lại rồi thẫn thờ nói:

- Bây giờ chỉ còn lại cái xác bướm không hồn.




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Sep/2009 lúc 6:22am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2009 lúc 5:03am
Attached%20Image Attached%20Image

Muộn Màng 
 
Hoàng Chính  

“Mua giùm em đôi giầy nghe.” Rải nhạc vào thơ, giọng người đàn bà nghe vẫn ngọt ngào như ngày nào. Và lòng người đàn ông lại nao nao như đã từng.           

Hắn ậm ừ vài giây cố nuốt cho xuôi cơn xúc động, rồi mới thì thầm, “Giầy gì?”

          “Giầy đi tiệc đó.” Người đàn bà nhanh nhảu.

          Bên cái nước Mỹ giầu sang ấy có thiếu gì giầy mà phải mua bên này gửi qua. Hắn nghĩ, toan nói ra điều đó, nhưng ngần ngừ một chút, lại thôi. Hắn hỏi vu vơ. “Tiệc à?”

          “Ừa, đám cưới.” Nàng trả lời mau mắn.
 


http://hoangchinh.net

          Lòng người đàn ông chao xuống như cánh diều bắt hụt cơn gió.

          “Đám cưới?”

          Chắc là hiểu được nỗi lo âu trong lòng cái kẻ đang bồi hồi ở tận đầu kia đường dây viễn liên, người đàn bà vồn vã, “Đám cưới đứa em bà con. Đám cưới người ta mà.”

          Ừ thì đám cưới người ta. Hắn thở ra. Chừng nào đến đám cưới mình. Hắn toan hỏi, nhưng nghĩ ngợi sao đó, lại thôi.

           “Được hôn anh?” 

           “Được chứ.” Với em thì thì cái gì cũng xong và bao nhiêu cũng được. Đến mạng sống người ta còn không tiếc nữa là. Hắn thầm nghĩ. 

            Nhưng nàng không để cho hắn nghĩ ngợi lung tung. “Chừng nào gửi qua cho em được?” 

            “Chừng nào đám cưới?” 

            “Sắp rồi.” 

            “Sắp à?” 

            “Ừa.” 

            Hình như bên ngoài trời đang mưa. Tiếng nước đổ trên mặt nhựa trải bãi đậu xe luồn qua khung kính cửa sổ nghe xa vắng, chập chùng. Bắt đầu từ lúc nào người ta nói chuyện nhát gừng với nhau như thế nhỉ. Người đàn ông ngẫm nghĩ. Những lúc bên nhau, giả như có nói chuyện rời rạc, hoặc không nói gì cũng chẳng sao bởi người ta còn nhìn được vào mắt nhau. Những ngón tay còn đan được vào tay nhau. Và môi rất thường khi đậu trên vai, trên tóc, trên môi. Còn xa cách như thế này, im lặng phút giây nào là lạc nhau phút giây ấy.  

            “Anh đâu rồi?” Nàng nhắc hắn trong điện thoại. 

            “Anh đây.” 

            “Có gì lạ hôn?” 

            “Nhớ em.” Hắn phun ra ra cái ý nghĩ sài mòn, èo uột. 

            Người đàn bà lặng thinh. Người đàn ông càng không biết nói gì. Trong đầu hắn trống trải như căn phòng mà người thuê vừa dọn đi mảnh đồ đạc cuối cùng. 

            Một lát, hắn hỏi cái câu cũ rích, “Chừng nào em về?” 

            “Mai mốt.” 

            “Mai mốt gì hoài...” 

            “Về thiệt mà. Nhớ gửi giầy qua cho em.” 

            Người đàn ông nghĩ ngợi, cố tìm một câu nói đùa.

            Một lát, hắn nghĩ ra. “Anh sẽ dán bùa vào gót giầy, gửi qua cho em.” 

            “Chi vậy?” Nếu như có nàng bên cạnh, hẳn đôi mắt nàng sẽ tròn xoe, cái đầu nàng sẽ nghiêng và tóc sẽ chảy xuôi một bên vai; tất cả những thứ ấy phụ họa cho cái nét ngạc nhiên đáng yêu đã khắc sâu trong trí nhớ hắn.  

Nỗi bâng khuâng nào đó chợt níu lấy trái tim, hắn nói nhỏ, như cho một mình hắn nghe, “Để lá bùa dẫn em về với anh.” 

            “Thiệt hôn đó, anh hai?” 

            Câu nói quen thuộc biểu lộ sự quan tâm của người đàn bà đến chuyện bùa phép làm người đàn ông thấy hào hứng. 

            “Thật đó. Bùa Miên thiêng lắm!” 

            “Ừa, bùa Miên ghê thấy mồ. Hồi ở trại tỵ nạn, em bị người ta bỏ bùa, sợ quá trời...” 

            Hắn pha tất cả lòng thành khẩn gom góp được trên thế gian vào giọng nói, “Anh sẽ thỉnh bùa dán vào đế giầy, đôi giầy sẽ dẫn em trở về.” 

            “Ghê!”  

            Người đàn ông hình dung đôi môi trề xuống của người yêu. Cái đầu gật gù, những sợi tóc vắt ngang vai. Hắn mỉm cười với cái hình hài mờ ảo ấy. 

            Nàng tiếp, cái giọng véo von của con chim hay hót buổi sáng trên cành phong trong bãi đậu xe khu chung cư, “Bé Angela khỏe hả anh?” 

            Lòng hắn nhói lên cái đau của kẻ thua đậm trong mặt trận tình yêu. (Mai mốt có con mình đặt tên Angela anh há, Angela là Thiên Thần. Em thích tên Angela dễ sợ.) 

            “Giờ em mới hỏi.” 

            “Hả anh?” 

            “Khỏe.” Giọng hắn thấm chút giận hờn. Hắn mân mê sợi dây điện thoại mầu ngà. Cái mầu nàng chọn cho những đồ đạc trong nhà. Cái mầu buồn nản như mầu cà phê sữa lợt.  

            “Nó ở với ông bà nội em an tâm hơn ở với anh nữa đó.” Nàng nói, chắc là cùng với một cái nhún vai quen thuộc. 

            Người đàn ông lặng thinh. Cả tuần nay mẹ hắn bệnh. Bố hắn phải loay hoay với đứa cháu đang lững chững tập đi. Hắn đi làm xa, ở trọ nhà người bạn, cuối tuần mới về một lần.  Lúc điện thoại về hỏi thăm, mẹ hắn rầu rĩ kể lể: tội nghiệp con bé nhớ mẹ, cứ ngủ thì thôi mà thức là khóc rề rề. Con bé giống mẹ. Con bé giống em. Tóc búp bê chạm hờ đôi vai mỏng. Môi cười trái tim như môi nàng công chúa trong truyện tranh cổ tích nào đó. Con bé giống mẹ quá trời là giống. 

            Người đàn ông kéo người đàn bà về với chuyện bùa ngải. Hắn biết nàng sợ bùa phép, sợ thần linh, sợ làm điều sai trái. Hắn cố gạt hình ảnh con gái qua một bên, lên giọng hào hứng, “Đôi giầy có bùa Miên sẽ dẫn lối cho em về với anh, với con.” 

            Nàng ngập ngừng, “Bên này làm gì có thầy bùa.” 

            “Sao không. Trong hãng anh có mấy người Miên...” 

            “Thôi, đừng nhờ người ta mất công, lại uổng tiền.” Câu trả lời hấp tấp của người đàn bà làm hắn hình dung nàng cuống cuồng phủi con sâu uốn éo bò trên gấu váy lúc hai người ngồi dựa vai nhau nói chuyện trời trăng mây nước trong công viên độ nào. Phủi con sâu xuống bãi cỏ trí nhớ xong, nàng dịu dàng, “Thế nào em cũng về với anh mà.” 

            Người đàn ông thích thú, “Em cũng sợ chứ bộ.” 

            “Không có. Em chỉ nghĩ không bùa nào mạnh bằng tình yêu.” 

            “Là sao?” Hắn bàng hoàng hỏi không ra hơi. 

            “Em sẽ về.” Nàng nói chắc như - người ta vẫn ví von với - đinh đóng cột.  

            “Vì em vẫn còn yêu anh?” hắn hỏi gặng mà lòng thì không nén xuống cho được nỗi lo căng kéo. 

            Nàng trả lời gọn hơ, “Chớ sao.” 

            Bốn bức tường chữ nhật quay quay chung quanh làm hắn thấy như mình đang ngồi trong lòng chiếc máy bay nhỏ lúc bắt đầu cất cánh. Nàng bao giờ cũng ngọt ngào.  

“Nhớ gửi giầy cho em nghe. Mua giầy mới uổng tiền. Để dành tiền mai mốt mua đồ cho cục cưng Angela có lý hơn.” 

            Thế là nàng thuyết phục được hắn. Cho dù hắn không nhớ từ hai năm trời nay, nàng đã gửi về cho con được thứ gì. Hắn lặng thinh nghe nàng nói. Nàng kể chuyện trên trời dưới đất, chuyện công việc làm ăn, chuyện cơ sở thương mại, chuyện khủng bố nhắm vào nước Mỹ, chuyện thị trường chứng khoán lên xuống bất thường vì tình hình chiến tranh ở Trung Đông. Cuối cùng, nàng chúc hắn ngủ ngon. Hắn lập lại cái câu I love you cũ rích và hân hoan chờ nàng I love you too như mọi khi. 

            Nhưng chờ hoài nàng chẳng nói gì, hắn đành chào tạm biệt. 

            Và trước lúc buông ống nghe điện thoại xuống hắn vẫn không quên nhắc lại cái câu cũ rích, “Về với anh nghe!” 

*** 

Hôm sau, hắn lặn lội tìm mua cho được đôi giầy cao gót mầu đen mà hắn tin là nàng rất thích.  Phải cho nàng thấy rằng dù gì đi nữa, hắn vẫn tôn thờ tình cảm hai người đã chia sớt bao nhiêu năm tháng. Suốt ngày, hắn loay hoay với ý nghĩ làm cách nào để kéo được nàng về với hắn và đứa con gái đang chập chững tập đi. Đứa con chưa nói sõi được hai chữ, “má ơi” thì người mẹ đã bặt tăm bặt tích. 

Đêm ấy, hắn không sao ngủ được. 

Nửa đêm hắn loay hoay với đôi giầy. Tình yêu mầu nhiệm. Lá bùa linh thiêng. Hai thứ ấy sẽ đưa đẩy cho em trở về. Hắn nhớ những lần nằm bên nhau, hắn sinh tật kể chuyện tiếu lâm lăng nhăng, nàng hay dụi đầu vào ngực hắn, thì thầm, “Bậy bạ quá!” Hắn lật gối lên, chiếc áo lót của nàng nằm ép bên dưới. Hắn phủ manh áo lên mặt. Hương da thịt nàng còn phảng phất trong từng sợi vải. Hắn luồn tay xuống dưới lớp chăn bông, hai người mua ở tiệm tạp hóa Việt Nam độ nào, tìm chiếc quần lót mầu hồng. Chiếc quần lót nhỏ bằng nửa bàn tay. Hắn nằm nghiêng, chiếc quần lót nằm trong lòng bàn tay. Hắn nhìn chăm chăm từng mũi chỉ, như gã độc giả say mê một trang tiểu thuyết diễm tình. Sợi dây thun mỏng cũng mầu hồng. Bông hồng thêu ở đáy quần. Sợi dây thun và những ngón tay hẳn đã quen hơi nhau. Trăm ngàn lần tháo gỡ. Đầu ngón tay hắn búng búng sợi dây. Tiếng động quen thuộc. Hắn lăn qua lăn lại. Hắn chồm dậy, vói tay lấy cái điện thoại, bấm những con số thuộc làu. Nhưng hắn ngừng lại ở số cuối cùng. Giờ này mười hai giờ rưỡi đêm bên ấy. Nàng cần ngủ để mai thức dậy sớm đi làm. Thôi thì rán gạt nỗi nhớ qua một bên. Hồi còn sống với nhau nàng vẫn giao hẹn, “Ban đêm hổng được đụng địa, sáng hôm sau em đi làm hổng được đó.” 

Thôi, dù không đụng địa cũng hãy để yên cho nàng ngủ. Hắn bỏ cái điện thoại xuống, thở dài. 

Hắn ngồi thụp xuống trước mặt người con gái, loay hoay tháo mối dây, cởi hai chiếc giầy cho nàng. Hắn nâng bàn chân nhỏ, bóp nhẹ những ngón mềm dưới làn vớ mỏng. Hôm qua anh làm biếng bóp chân cho em, giờ này vẫn còn nhức đó. Nàng phụng phịu. Để tối về anh bồi thường em. Anh m***age overtime. Hắn nheo một con mắt. Nàng nói bâng quơ. Anh bậy bạ quá. Hắn ngước lên nhìn người con gái. Nàng cũng nhìn hắn đăm đăm. Mắt trong, môi hồng. Rồi hắn đẩy cho hai bàn chân nàng chuồi vào đôi giầy mới, lớp da mềm và mát lạnh. Những ngón tay ân cần buộc từng sợi dây giầy cho nàng. Hắn bảo nàng thử bước đi xem có vừa không. Nàng chạy nhảy tung tăng, một bên đế giầy nhọn vỡ ra, nàng lảo đảo, hắn ôm chầm lấy nàng. Hắn cúi xuống nhặt mảnh vỡ, đưa lên nhìn. Mảnh vỡ hình trái tim. Hắn giật mình thức giấc. 

Hắn lăn bên này, lật bên kia. Chiếc giường trống trải. Ngày xưa nàng hay luồn bàn chân dưới bắp chân, dưới đùi hắn như con chó nhỏ, như con mèo con tìm hơi ấm. Bây giờ chiếc giường rộng thênh thang. 

Hắn bật dậy, mở hộc tủ, lấy xấp hình hai vợ chồng ra coi. Nàng dễ thương như con chim nhỏ, hót ngoan trong chiếc lồng tình yêu. Hồi còn theo đuổi, hắn mua bánh, đốt nến sinh nhật cho nàng trong công viên thành phố. Những nụ cười tươi rói năm xưa. Hắn lật những tấm thiệp đầy những hình trái tim và bông hồng. 

Một mảnh giấy rụng ra từ những trang thư cũ.

            Hắn trang trọng đặt mảnh giấy lên lòng bàn tay. Một lời thề độc. Nàng viết ra cho hắn. Năm xưa. Hắn cười một mình. Đàn bà con gái bao giờ cũng khôn  ngoan, tinh quái hơn đàn ông con trai. Lần ấy, trong cơn hờn ghen, nàng bắt hắn thề - trên giấy tờ, có ký tên đàng hoàng – Lời thề ấy hắn chẳng bao giờ quên được. Nếu anh thay dạ đổi lòng, sẽ không còn ai trên thế gian này ngó ngàng tới anh, suốt một đời anh sẽ sống lẻ loi, và anh sẽ chết trong cô độc. Chữ ký của nàng ngoằn ngoèo bên cạnh chữ ký của hắn. Lần ấy, hắn hân hoan ký vào lời thề, nghĩ rằng mình là người hạnh phúc nhất trần gian.

Hắn hăng hái ký vào bản án bởi hắn biết mình sẽ không bao giờ thay dạ đổi lòng.

Anh chỉ còn một mình em trên đời này. Hắn đã nói cho nàng nghe trăm ngàn lần. Hẳn tới chết nàng cũng không cách gì quên được. Nàng đâu phải loại người dễ quên.

*** 

Trầy da tróc vẩy hắn mới tìm ra được địa chỉ ông thầy bùa. Nghe nói ông thầy Miên rất giỏi. Bùa dán trên mũ thì đầu óc sáng suốt, học đâu nhớ đó, thi đâu đậu đó. Bao nhiêu người đi thi quốc tịch đậu nhờ dán bùa trên đầu. Người ta đồn như vậy chẳng biết đúng hay sai. Rồi bùa dán trong áo thì mạnh khỏe (khỏi cần chích ngừa bịnh cúm vào mùa đông! Người giới thiệu nói vậy.) Và quan trọng nhất cho hắn là người có bùa gắn trong đế giầy thì sẽ không bao giờ lạc lối, đi đâu rồi cũng sẽ quay về.

Ông thày Miên tiếu lâm lại thích nhậu. Món nhậu của ông không tốn kém gì mấy. Ông thích món phụng trảo. Hắn nhìn những chân gà co quắp ướp nước sốt mằn mặn, ngòn ngọt. Muốn thử một miếng nhưng sợ thất lễ với ông thầy. Người dẫn mối dặn rằng chỉ cần mua món ấy đến làm lễ ra mắt ông thầy.

            Hắn chọn thầy Miên vì nghe nói ông ta giỏi bùa yêu. Nàng đã kể hắn nghe hồi ở trại tỵ nạn nàng bị người ta yểm, chút nữa thì lậm bùa. Hú hồn! Hồi đó có cái ông người Miên kia đó anh, ổng thích em mà em đâu có biết.

Hắn nhớ suốt đời hình ảnh ông thầy lúc cụng ly thì dzô, dzô náo nhiệt nhưng nói chuyện bùa yêu thì mặt ông đanh lại như mặt ruộng tưởng chừng sắp nứt ra vì khô hạn. Trên đường tới gặp ông thầy Miên, hắn đã ghé thăm bố mẹ, luôn tiện thăm con. Tội nghiệp ông bà cụ. Lụm cụm rồi mà còn chưa được nghỉ ngơi. Thiếu chút nữa là hắn đã buột miệng hứa với con bé rằng  mummy sắp về tới.

“Không kết quả hổng lấy tiền. Cứ gửi giầy cho con dzợ, chừng nào con dzợ nó dzìa thì hãy đến trả tiền.” Ông thầy Miên quả quyết. Hai con mắt nhiều tròng trắng xoáy vào hắn. Cái đầu gật liên tiếp như hổ trợ cho điều vừa mới nói ra.  

Hắn không biết nói gì. Đầu óc trống rỗng. Con mắt bận xăm xoi cái miệng ông thầy, nơi hai chiếc răng cửa bị sún để lại miệng hang đen ngòm như một ngăn địa ngục.  

“Bòn không tin tui phải không?” Ông thầy bùa chợt hỏi.  

“Dạ, tin chứ.”  

“Tin sao bòn lặng thinh dzậy?” 

Bàn tay phải hắn bẻ vu vơ những khớp xương của bàn tay trái. “Dạ, bao lâu mới có kết quả?”  

“Bòn nói chi?”

“Chừng nào vợ tui mới về?”  

“Làm sao tui biết được!” 

Câu trả lời làm hắn sửng sốt. Nhưng ông thầy bùa đã gỡ đi dùm hắn cái băn khoăn. “Ở xa thì hơi lâu, ở gần thì chắc dzìa lẹ. Bòn phải tin tui. Sớm muộn gì y ta cũng dzìa.” 

Hai ngày sau hắn hồi hộp trở lại nhận đôi giầy linh thiêng. Trước mặt ông thầy, hắn vẫn không bỏ được cái tật phải nhìn xoáy vào hai con mắt nhiều tròng trắng, qua tới cái hang miệng đen ngòm sau hai chiếc răng sún. Nhưng hắn không dám nhìn lâu, sợ ông thầy cho là thất lễ.  

“Nhà con sẽ trở về hở thầy?” 

Hắn dùng hai chữ nhà con với tất cả sự trìu mến có được, như ngày xưa, nàng vẫn hãnh diện my husband này my husband nọ với lũ bạn. 

“Bảo đảm sẽ dzìa. Cứ tin tui, bùa của tui cộng với tình yêu của bòn sẽ làm trái tim con dzợ ấy rung động và y ta sẽ trở về.” 

Hình ảnh nàng lỉnh kỉnh đẩy chiếc xe hành lý qua trạm quan thuế phi trường vào cái hành lang rộng thênh thang có chữ arrival trên trần làm hắn điên lên vì xúc động.

Hắn quỳ thụp xuống lạy tạ ông thầy bùa.

Lúc hắn ngước lên, nước mắt nước mũi hắn đầm đìa làm hình ảnh ông thày nhập nhòa như thể sắp biến vào cõi u linh. 

Suốt buổi tối, hắn nằm mân mê đôi giầy cao gót như ngày xưa vẫn vuốt ve bàn chân nàng. Hắn hôn lên mũi giầy như ngày xưa thường hôn lên những đầu ngón chân nàng trước lúc yêu đương. Hắn miết đầu ngón tay lên cái gót giầy lờ mờ vết keo dán. Hắn tiếc đã không hỏi ông thầy có dán đế giầy bằng loại keo phẩm chất tốt không. Chỉ sợ nàng mới chưa dạo được nửa vòng cái plaza Phước Lộc Thọ, miếng dán đã vỡ ra và nàng sẽ vĩnh viễn không trở về. 

Hắn mở thêm ngọn đèn trần, đưa cái đế giầy sát mặt, soi mói vết dán. Mùi keo còn nồng sặc lên mũi hắn. Đường nối lờ mờ. Người phụ tá của ông thầy quả là khéo tay, như gã thợ thủ công chuyên nghiệp. Phải nhìn kỹ lắm mới nhận ra vệt nối. Hắn mà làm một mình, đế giầy nàng hẳn sẽ lam nham như bị chuột gặm. Hắn tắt đèn. Rồi mở đèn. Cầm cái ống nghe điện thoại lên lẩm nhẩm những con số. Nhưng những ngón tay không chịu bấm những con số quen thuộc. Giờ này nàng đã đi làm về chưa nhỉ. Hồi mới xa, tối nào hai đứa cũng điện thoại cho nhau. Những tấm thẻ điện thoại xài hết hạn bó lại thành một cọc. Mai mốt em về anh sẽ đưa em coi. Hai đứa mình làm giầu cho công ty điện thoại. Bao nhiêu tiền đổ ra chỉ để nói cho nhau nghe vài ba câu vặt vãnh. 

Đó là tình yêu. Dạo này ít gọi cho nhau vì nàng đổi giờ làm (hắn nghe nàng nói vậy thì biết vậy.) Nhưng làm thế nào để biết người ta còn yêu nhau. Hắn bỏ cái điện thoại xuống. Chỉ có vậy mà nghĩ hoài không ra.  

Suốt đêm trằn trọc. Nghĩ đến lúc nàng trở về, nghĩ đến ngày ra phi trường đón người vợ thân yêu, nước mắt người đàn ông đầm đìa. Những giọt nước mắt của gã đàn ông lụy vì tình xóa nhòa khuôn mặt tiểu thơ mắt một mí lót trên tấm lịch treo tường. 

Nửa đêm về sáng, hắn cạy cục tháo cái đế giầy, lấy miếng bùa kỳ quái ra. Phải tin tưởng vào tình yêu. Nếu để lá bùa, mai mốt làm sao biết được nàng về vì tình yêu hay vì bị yểm.

Hắn đặt miếng vải lên lòng bàn tay. Cảm thấy ngứa ngáy nơi phần thịt da tiếp xúc lá bùa. Miếng vải bố dầy cộm pha trộn nhiều mầu sắc: mầu nâu đỏ, mầu gạch cũ, mầu nền xi măng xám xịt. Ngay cả những sợi tua vải chung quanh cũng cứng như những cây kim nhỏ. Hắn tẩn mẩn nâng niu miếng bùa, không dám mạnh tay, sợ làm rụng đi những sợi vải hình mũi kim. Hắn đặt miếng bùa vào cái hộp nhỏ, cất vào hộc tủ. Hắn nhét vào lỗ trũng trong đế giầy miếng giấy ghi cái lời nàng bắt hắn thề năm xưa. Có chữ ký của nàng, cái chữ ký hắn mạo nhận để điền đơn xin giấy thông hành, gửi qua cho nàng, để nàng về Việt Nam thăm nhà. Mỗi nơi nàng ký một kiểu. Lời thề ấy bảo rằng nếu bỏ nàng, hắn sẽ sống cô đơn, khổ ải suốt phần đời còn lại. Đó là lá bùa đáng tin cậy nhất.

Hắn ghé ngôi chùa ngày xưa nàng đi cài hoa cho thiên hạ hôm lễ Vu Lan. Hắn ghé ngôi giáo đường quen. Hắn đưa đôi giầy, xin thần linh làm chứng, rồi gửi đi cho nàng. Gởi gói quà đi xong, hắn thơ thới trở về nhà ông thầy bùa, dự tính biếu lại lá bùa để ông thầy dùng cho người nào khác, bởi hắn biết trên thế gian này còn bao nhiêu kẻ đang mỏi mắt mong đợi một ai đó trở về.  

May quá, ông thầy có nhà. Mấy lần trước ghé ngang, toàn thấy cửa đóng bít bùng. Số điện thoại cũ không còn gọi được. Hôm nay gõ cửa cầu may, sao lại hên. Gã đệ tử thân tín ra mở cửa. Hơi lạnh máy điều hòa không khí ùa ra khung cửa.  

“Có ông thày ở nhà không ạ?”  

Đang loay hoay sắp xếp những mảnh giấy nhỏ đủ mầu sắc trên mặt chiếc bàn gỗ nâu bóng, ông thầy Miên ngước lên, "Có chuyện chi dzậy?" Và như chợt nhận ra người khách quen, ông thầy ngưng công việc xếp giấy. "Con dzợ dzìa chưa dzậy?"  

Hai mí mắt sụp của ông thầy bùa nhướng lên, bắt gặp nét gì đó trên mặt hắn, ông thầy hiểu ra ngay, "Phải chờ lâu lâu một chút chớ. Y ta chưa dzìa phải không?"  

"Dạ chưa nhưng không sao." Hắn luồn tay vào túi áo ngực, lôi ra gói giấy nhỏ. "Tui gửi lại ông thầy lá bùa."  

"Trời đất! Chi dzậy?"  

Đang loay hoay lau bụi trên mặt chiếc bàn gỗ nâu, gã đệ tử chêm vào, "Không refund à nghe."  

Lúc nhận lá bùa, hắn lịch sự trả tiền trước dù ông thầy đã hứa không kết quả, không lấy tiền. Hắn thong thả đặt gói giấy mỏng lên mặt bàn. "Vợ tui ô kê rồi. Trả lại thầy lá bùa, để giúp người khác." 

Và hắn hân hoan ra về, ngỡ như mình mới đóng góp được chút tiền bạc cho công tác từ thiện. 

*** 

Một buổi tối nàng điện thoại cho hắn báo tin đã học xong khóa học. 

“Anh đón em được hôn?” 

Hắn ngạc nhiên vì câu hỏi đó nên không vội trả lời. Bộ nàng tưởng hắn không muốn chạy xe một trăm mười cây số ra phi trường nên xuống giọng buồn rầu như người chia buồn đám ma  thế ư, “Thôi để em nhờ nhỏ bạn lại đón cũng được.” 

Từ lúc nào người ta bắt đầu xa cách nhau như thế nhỉ. Từ lúc nào. Hắn muốn gào lên trong điện thoại. Đầu hắn nghĩ vậy, nhưng miệng hắn vẫn ngọt ngào, “Anh sẽ đón em.” Và hắn quả quyết, “Chỉ một mình anh được phép đón em.” Và hắn toan thêm, “Như ngày xưa” nhưng kịp dừng lại đúng lúc.  

“Em về thiệt hả?” 

“Sao hổng thiệt, anh hai!” Nàng trách móc dịu dàng. 

Rồi cơn vui tràn ngập lòng hắn, trào ra mắt, mũi thành dòng nước sụt sùi, ngập lụt căn phòng. Hắn xoa miết bàn tay xuống mặt nệm. Vải lụa mềm mại mát rượi. Chiếc nệm này không bao lâu nữa sẽ tràn trề thịt da em. Hắn nói năng huyên thiên như người cuồng trí. Trời ơi, anh biết thế nào em cũng về. Đêm nào anh cũng cầu nguyện. Anh cầu Chúa hay Phật. Cả hai. Nàng hỏi. Hắn hăng hái trả lời. Hình như trời chuyển mưa bên ngoài. Mùa màng dạo này thay đổi không ngờ. Bóng tối phủ chụp không gian. Nằm ngửa trong vũng tối âm u nhưng hắn thấy rõ lắm đôi mắt nàng ngây dại nhìn xuống hắn. Hai bầu vú đong đưa. Tóc phủ kín khuôn mặt. Rồi hắn lan man qua chuyện đi tìm bùa yêu, dán vào gót giầy để bùa yêu dẫn nàng trở về.  

Nói liên tu bất tận cả giờ đồng hồ hắn mới hắn nhận ra rằng nãy giờ nàng không nói câu nào.  

“Em đâu rồi?” 

Giọng nàng buồn phiền, “Em đây nè.” 

“Nói gì anh nghe đi.” 

“Anh trả lại lá bùa cho ông thày Miên rồi phải hôn?” Nàng rầu rĩ. 

“Sao em biết?” 

“Em biết chớ.” 

“Bộ cái đế giầy dán keo bị sút ra hả?” Hắn lo lắng hỏi. 

“Hổng có, nhưng em tò mò mở ra coi.” 

Hắn lặng đi một phút đồng hồ rồi rụt rè tiếp, “Anh biết không cần bùa yêu em cũng trở về.” 

Nàng lặng thinh.  

Hắn hỏi gặng, “Phải không?” 

Nàng vẫn lặng thinh. Nhưng dường như hắn nghe được tiếng thở dài của nàng ở đầu dây xa lơ lắc.  

Và bỗng nhiên nàng nói một hồi bằng giọng buồn thiu, “Phải chi anh đừng trả lá bùa lại cho ông thày Miên; phải chi anh cứ dán lá bùa vào đôi giầy, phải chi anh cũng đừng cho em biết là anh dán bùa vào đế giầy...” 

“Em nói gì vậy?” Hắn ngắt lời nàng. “Bộ em tính không về thiệt hả.” 

“Về chớ. Em phải về ký giấy custody cho anh. Em phải về mang đồ qua bên này... Mấy cái áo hồi đó đem từ Việt Nam qua... Hello anh; anh đâu rồi?” 

Lời nàng nói như sóng thần xóa tan lục địa. Nàng dùng cả cái chữ tiếng Anh nàng không bao giờ nói thuở hai người còn ở với nhau. Cái chữ hắn không bao giờ nhắc tới từ lúc nàng bỏ quê hương tình yêu qua cái xứ sở bội bạc ấy học nghề uốn tóc. Bé Angela là bằng chứng tình yêu một đời của hắn. Không ai được phép tước đoạt cho dù người ấy có được tòa cho quyền  trông coi con bé hay không. 

Nàng nói nhiều lắm nhưng tai hắn lùng bùng. Chắc đường dây điện thoại bị nhiễu sóng. Âm thanh nhập nhằng đổ vào tai hắn. Hắn nhớ lá bùa mầu đỏ gạch. Những sợi vải tưa ra ở cạnh. Lá bùa yêu. Thế nào em cũng trở về. Trở về. Ai sẽ trở về. Muộn quá rồi. Tôi ơi. Hai hàm răng ngậm chặt đầu lưỡi.  

“Nói gì đi anh.” Nàng nhắc. 

Nói gì bây giờ. Nói gì nữa bây giờ.


          hoàng chính
          09 tháng 11, 2005
 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Sep/2009 lúc 5:29am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2009 lúc 10:08am
Attached%20Image
 
 

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

 
 
Viếng mộ mẹ, thắp 3 cây nhang ba không chịu, đòi thắp cả nén “cho mẹ mi ấm. Tội nghiệp. Con đông rứa mà tối ni phải nằm đây một mình lạnh lẽo”. Cha con ngậm ngùi gạt nước mắt vào trong.
 
Mẹ mất. Tự dưng thấy thèm được gọi một tiếng “mẹ” đến lạ. Đi đâu một tí cũng muốn chạy về thật nhanh, bật máy lên, mở file ảnh của mẹ lên xem cho đỡ nhớ. Đi làm, trông đến giờ tan sở, ù lên “nhà” mẹ một tí, nghe nhỏ nhà bên gọi mẹ, cũng mím môi khẽ gọi theo một tiếng cho đỡ thèm. Chẳng có ai gọi tiếng mẹ mà lại bật khóc, ngẫm lại thấy mình vô duyên.
 
Từ ngày mẹ mất, mấy anh em “học” thêm một khái niệm: Nhà mẹ - nhà mà chỉ có mỗi một mình mẹ ở, lúc nào cũng đầy khói hương và chiều đến lại ngậm ngùi nhỏ từng giọt nước mắt.
 
Mẹ mất. Nhà mình ngăn đôi tiếng gọi: Nhà Ba, nhà Mẹ, để phân biệt giữa cái còn - mất và để tụi con nhớ thêm một điều: Con đâu còn có mẹ!
 
Di ảnh mẹ trên án hương nghi ngút khói mà cảm tưởng mẹ vẫn nhìn con, vẫn dõi theo đến lúc đi khuất hẳn. Nhớ quá đi thôi, cái cười của mẹ, thật chẳng giống ai. Mỗi lần mẹ cười đến chảy cả nước mắt, mẹ cười là híp cả mắt lại, rồi huơ huơ tay quẹt cái mũi đang bóng đỏ. Mẹ cười mà như “hứng” hạnh phúc... để không tài nào lọt khỏi tay!
 
Từ khi mẹ mất, ra đường, gặp phụ nữ trung niên, ai con cũng thấy có nhiều cảm tình thương đến là thương, như thể muốn thương họ luôn cả phần dành cho mẹ. Nhìn mỗi người góp vào một cái cười, con có cả ký ức về mẹ.
 
Khi con chạy xe băng băng ngoài đường, đi qua nhiều gánh hàng rong, cuối phiên chợ chiều vẫn thấy mẹ cười, cái cười đến là thương. Ước được về nhà mà thấy mẹ.
 
Ngày của mẹ. “Nhà” mẹ cũng vẫn đầy hoa. Hoa hồng giờ đã ngả sang màu trắng trên ngực áo con…
 
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc!
Đỗ Lan


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 08/Sep/2009 lúc 10:09am

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2009 lúc 9:36pm
 
 
Cry   Cry   Cry
 
Broken%20Heart    Broken%20Heart    Broken%20Heart
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22106
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2009 lúc 1:41am
Attached%20Image
 
   
 

Vừa đủ hạnh phúc để khiến bạn dễ thương.
Vừa đủ gian nan để làm bạn mạnh mẽ.
Vừa đủ buồn để khiến bạn thật sự là người.
Vừa đủ hi vọng để bạn thấy mình hạnh phúc.
Vừa đủ thất bại để bạn biết khiêm tốn.
Vừa đủ thành công để bạn hăng hái hơn.
Vừa đủ bạn bè để bạn thấy thoải mái.
Vừa đủ của cải để đáp ứng nhu cầu của mình.
Vừa đủ nhiệt tình để luôn hướng về trước.
Vừa đủ niềm tin để xua đuổi mọi buồn phiền.
Vừa đủ sự quyết đoán để làm mỗi ngày đều tốt hơn hôm qua.

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Sep/2009 lúc 1:49am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2009 lúc 10:14am
 
Dành cho Bạn.............
 

Ẩn dưới vẻ bề ngoài mạnh mẽ có thể
là một tâm hồn yếu đuối, nhạy cảm muốn được quan tâm, chia sẻ và yêu
thương.

Bất cứ nỗi đau nào cũng có thể được
xoa dịu bằng thời gian và tình yêu chân thành.

Bằng ý chí và dũng khí, bạn sẽ vượt
qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Nếu trái tim bạn chứa đầy những điều
thù hận, cay đắng
thì sẽ không còn chỗ dành cho sự thanh thản tâm
hồn, tình thương yêu và hạnh phúc cuộc sống nữa.

Mọi người đều mong đến cuối chặng đường
để cảm nhận vinh quang, nhưng hạnh phúc chỉ thực sự tìm thấy trên
từng chặng đường đi.

Đừng quá nuông chiều bản thân. Nếu bạn
không kiềm chế được chính mình thì bạn sẽ có khuynh hướng lệ thuộc
vào người khác hoặc bạn sẽ lệ thuộc vào những thói quen và cảm
xúc của mình.

Hãy nhớ rằng bên cạnh một người bạn
chân tình
, bạn có thể làm tất cả hoặc không làm gì hết, nhưng chắc
chắn bạn sẽ có được những phút giây đáng nhớ nhất – những phút giây
sống thật lòng với mình.

Đôi khi bạn cũng phải biết ơn những
người đã làm bạn nga
̃, vì chính họ đã giúp bạn vững vàng hơn.

Khi nóng giận, bạn có quyền bộc lộ,
nhưng đừng mất tự chủ.

Nếu một người nào đó có lúc không làm
đúng ý bạn thì điều đó chưa hẳn là họ không quan tâm hay không chân
tình với bạn.

Nhìn nhận đúng bản chất sự việc cũng
là bước khởi đầu của sự hướng thiện, là cách chuộc lại lỗi lầm
và là cách để bạn trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Biết tha thứ cho người khác chưa đủ, đôi
khi bạn cũng phải biết
tha thứ cho
chính mình nữa.

Trưởng thành là quá trình trải nghiệm
trong suốt quãng thời gian chúng ta sống.


IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 30 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.340 seconds.