Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: CÀ PHÊ NHẠCTHƠ VĂN......... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 30 phần sau >>
Người gởi Nội dung
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2009 lúc 5:04am
Một Truyện Tình Cảm Động
Đào Văn Email to Friend

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.
1. Cảnh nghèo
Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói ph ải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.
Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.
Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.
Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".
Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!".
Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!
Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha m , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.
Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.
2. Cười xót xa
Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.
Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.
Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.
Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...
Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?".
Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."
Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:
"Chị ơi, em yêu chị!".
Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.
3. An ủi nhỏ nhoi
Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.
Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.
Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.
Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:
"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".
Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.
Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?
Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.
Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.
Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!".
Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.
4. Kiếp này
Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.
Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.
Lúc đó chị đã 29 tuổi.
Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.
Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!
Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.
Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.
Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.
Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.
Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!".
Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?
Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng c ười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.
5. Xin lỗi
Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.
Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.
Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:
"Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?".
Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:
"Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi".
Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.
6. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa
Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.
Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậ y chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.
Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:
"Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy".
Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ.

IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 3:40am

Yirgacheffe

Thứ ba, 05 Tháng 5 2009 10:46 www.TheGioiYoga.com
altTôi thích cá tính của cô ấy, chính xác là vậy..Không quá mạnh mẽ, nhưng cũng ko yếu đuối.
Không lộng lẫy hơn những cô gái khác, không quyến rũ hơn những cô gái khác ...

Ở cô ấy có một chút gì đó ...gọi là "bụi bặm", "đơn giản" nhưng "độc lập".Không khoát trên mình những thứ đắt tiền nhưng cái vẻ tự tin khiến cho người khác phải ngước nhìn.


Mỗi khi đèo cô ấy ngồi sau lưng mình, vi vu hết phố này đến phố khác...rồi điểm dừng của chúng tôi lại là một quán café nào đó.
Sang trọng có,...tất nhiên là quán cóc cũng có.

Có một điều mà tôi hay làm là dắt tay cô ấy đi vào, miệng thì ngân nga một bài hát nào đó. Chẳng cần phải hay, thấy thích là được.
Cô ấy luôn mang lại những bất ngờ...to tát..
Chúng tôi rẽ vào một quán café khá sang trọng...nhưng nó lại nằm trong một cái ngõ ngách nào đó mà có lẽ ít ai biết đến.

Kính cổng, tường rêu, ít khách...đích thị là chỉ tiêu của tôi rồi, còn chần chờ gì nữa mà lại không vào nhỉ !?

- Em dùng gì ?
- Tùy anh

Cô ấy đáp gọn cũng như tôi hỏi một câu ngắn gọn.
Tôi gọi 2 tách Yirgacheffe không đường, tất nhiên là cũng không đá.
Tôi chắc chắn rằng đây sẽ là một hương vị khang khác so với những lần trc đây của chúng tôi.
Tôi muốn xem cô ấy sẽ biểu lộ như nào khi uống loại café là lạ, ngồ ngộ này.

Đúng như tôi nghĩ, cô ấy hơi nhăn mặt khi uống nhưng vẫn nhâm nhi..rồi lại cười.
- Lúc đầu đúng là khó uống thật anh àh, nhưng khi nó chạm vào đầu lưỡi thì lại có vị gì đó của trái cây và hoa. Rất khác!
Tôi ngắm tách café mà cô ấy đang uống gần hết...
- Em nói rất chính xác, yirgacheffe kết hợp từ café, hương thơm của cam quýt và các loại hoa..Có thể nói đấy là thứ café đặc biệt nhất Thế giới.
- Xuất xứ của nó như nào anh nhỉ ?
- Phía tây Etiopia,...cách chúng ta nửa vòng Trái đất em nhỉ ?
Cô ấy có vẻ thích thú khi nói về những thứ này, con gái thích nói về café hơn là những bộ film tình cảm dài tập hay những món thời trang đắt tiền...chắc có mỗi cô ấy ( Trong mắt tôi là thế ).
- Sao em lại thích nói về những thứ này ?
- Thế còn anh ? sao lại thích nói với em về những thứ này ?
Cô ấy hỏi lại tôi một câu hệt câu tôi hỏi.
Nếu mà mang cô ấy lẫn vào các cô gái khác, những câu hỏi đc trả lời thế này chắc chỉ có cô ấy thôi.
- Anh thì thích café từ lâu rồi ( cũng như em thôi ), đặc biệt yirgacheffe lại xuất xứ từ Etiopia, một nơi mà anh yêu thích...nên..
- Ừhm, em hiểu rồi, vậy là mình cùng thích Washed limu, Washed Sidamo, Washed Jima anh nhỉ ? Cô ấy trêu một cách tự tin...

Tôi cũng nghĩ rằng cô ấy nói đúng, chúng tôi có nhiều điểm chung và hơn hết là café. Thật hạnh phúc vì đã gặp đc người trong lý tưởng của mình.

Thỉnh thoảng chúng tôi cũng ghé qua những nơi khác, ăn những món khác nhau, uống những loại café khác nhau.
Nhưng một thứ mà không thay đổi chính là cách gọi thức ăn.
Em dùng gì ? Tùy anh, anh dùng gì thì em dùng thế.
Chúng tôi giống nhau...giống quá nhiều ? Hay cô ấy đang chiều theo tôi ?
Lúc nào cũng thế, quán nào cũng thế, hai phần gọi ra lúc nào cũng giống nhau, nhiều người ko biết cứ cho rằng tôi và cô ấy là một cặp trong giai đoạn tìm hiểu nhau...( Không biết chừng ).
Thậm chí, có lúc tôi nghĩ rằng nếu mình phải đến một nơi nào đó...có lẽ cô ấy cũng sẽ đi cùng tôi mất. (...)

Cái gì nghĩ, cái gì mong...nó lại đến.
Nói cứ như đùa khi tôi phải chuyển công tác sang Hàn một thời gian khá dài. . Chúng tôi lại ngồi trong một quán café khác, cũng vẫn là hai phần ăn giống nhau, cũng là chiếc bàn được đặt trong một khoảng trống thoáng đãng...
...Cũng vẫn là những cuộc nói chuyện về café, về các quốc gia mà tôi và cô ấy cùng yêu thích.

Nhưng...tôi phải đề cập đến việc tôi sẽ phải đi công tác một thời gian dài.
- Anh sẽ phải công tác xa.
- Tất nhiên, điều này sẽ mang lại tương lai cho anh nhiều.
- Em sẽ đi cùng anh chứ...
Tôi đã hỏi một câu mà tưởng rằng mình đã có câu trả lời...
- Không đâu anh. Em vẫn còn việc ở Cty.
- Anh cứ nghĩ rằng em sẽ đi cùng anh chứ...
- Em nghĩ là chúng ta giống nhau
- Giống nhau..? thế nào em ?
- Chúng ta đều là người độc lập.

Àh..thế là anh hiểu.
Và thế là..đi, và tất nhiên là đi một mình.
Cô ấy ra sân bay cùng tôi.

- Anh chỉ đi hai năm thôi.
- Vâng.
- Em sẽ đợi anh về chứ ? Tôi ngập ngừng ...Chẳng hiểu sao chúng tôi nói chuyện chẳng giống những người đang yêu nhau thế này.
- Chúng ta giống nhau mà...
- Anh muốn em trả lời cơ ?
- Tất nhiên, vì anh cũng sẽ đợi em còn gì. Cô ấy cười...Chúng tôi hôn từ biệt nhau...sau đó cô ấy không nán lại đc lâu vì lại phải về cty gấp.

Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên với nhau. Nhiều lúc bận công việc, thế là lại chẳng có tin tức gì.
Thật tiếc là những lần tôi ốm hay cô ấy ốm thì chúng tôi lại không thể chăm sóc nhau được.

Được hơn một năm thì chúng tôi ít liên lạc với nhau hơn. Chẳng biết cô ấy có chờ tôi không, nhưng tôi thấy khoảng cách giữa chúng tôi đang xa dần.
Trước hôm tôi chuẩn bị về, tôi không gọi hay nhắn tin thông báo cho cô ấy...Tôi muốn xem cô ấy sẽ thay đổi như thế nào.
Cô ấy cũng chẳng gọi hay nhắn tin cho tôi, có lẽ là cô ấy không chờ thật...!?

Xuống sân bay, tôi không vội về ngay mà ghé vào một quán café mà trước kia chúng tôi vẫn đến.
Quán thật vắng, vẫn rất ít khách, không có gì thay đổi nhiều..
Tôi chọn góc khuất ngồi nhâm nhi một ly café Yirgacheffe không đường không đá.

- Vẫn đợi hắn àh ?
- Ừhm, tất nhiên..
- Hắn có biết mày biết hôm nay là ngày hắn về không ?
- Tao đoán là có.

Từ góc chéo bàn tôi đang ngồi, ...cô ấy xoay tách café và nhâm nhi nó chậm rãi.
- Yirgacheffe thật "ngọt ngào" nhỉ ?, có khi hắn cũng đang nhâm nhi một tách rồi mới gọi báo là đã về nước rồi cũng nên.

Tôi cười, rút từ mớ hành lí bề bộn của mình ra cái ĐT và gọi cho cô ấy...Mắt vẫn nhìn về phía cô ấy ngồi.
- Em àh, anh về rồi.
...Cô ấy không nói gì, gác máy...xoay về hướng tôi đang ngồi...cô ấy biết tôi đang ở đây sao..( ? )..

- Tất nhiên là em biết anh về rồi, yirgacheffe và vi vu ăn tối thôi anh àh.

Yirgacheffe by Mrs.Rain



Chỉnh sửa lại bởi LanH - 30/Jul/2009 lúc 3:40am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 4:16am
Con chim ưng

* Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI Email to Friend

Một người có con chim ưng thật khôn. Ông huấn luyện cho nó biết tuân theo mọi điều ông ra lệnh.

Ngày kia, ông đem con chim đi săn với ông. Con chim ưng đã đem về những con mồi mà ông bắn hạ được. Ông vuốt ve con chim thật âu yếm.

Khi đã đi khá sâu vào trong rừng, người chủ cảm thấy khát nước và tìm ra được một mạch nước đang rỉ ra từng giọt. Ông lấy chiếc ly hứng lấy những giọt nước ấy và đứng chờ thật lâu mới được gần đầy một ly. Ông sung sướng đưa lên miệng uống cho đỡ khát thì bỗng dưng con chim ưng xà đến vỗ cánh thật mạnh, hất tung ly nước của ông xuống đất.

Người chủ liền quở mắng con chim và rồi lại bắt đầu hứng một ly khác. Khi được đầy ly, ông sắp sửa đưa lên miệng uống thì lại bị con chim trờ tới đụng mạnh vào tay làm ly nước đổ hết. Bực mình vì cơn khát khô cả cổ mà cứ bị con chim quấy rầy, ông la mắng nó to tiếng hơn.

Nhưng vì thương con chim, ông đành nén giận và lại bắt đầu hứng nước lần thứ ba. Đến khi ly nước sắp đầy thì lạ lùng thay, con chim ưng như cố tình nhào tới làm đổ ly nước một lần nữa. Tức giận như điên, ông quyết không tha thứ được nữa vì nghĩ rằng con chim cố tình muốn để cho ông chết khát. Ông liền rút súng bắn một phát. Con chim chết tức khắc.

Ông chủ mệt quá, nằm nghỉ dưới gốc cây và sai một tên gia nhân đứng chờ cho đến khi nước đầy ly rồi mang về cho ông uống. Một lúc sau, y trở về với chiếc ly không có một giọt nước.

Ông chủ chưa kịp quát mắng thì tên đầy tớ đã trình:

- Thưa ông, ông đừng mắng con, tội nghiệp. Con không thể đem nước về cho ông vì nước ở đó đã bị nhiễm trùng. Một con vật đã nhả nọc độc vào mạch nước đó. Chỉ cần uống một ngụm là chết liền.

Lúc đó, ông chủ mới bật khóc:

- Ôi thôi! Thế là tôi đã giết chết con chim ưng đã ba lần cứu mạng sống tôi. Tôi thật là người vô ơn bạc nghĩa!

 Bạn thân mến,

Chúng ta thử hồi tưởng lại trong cuộc đời xem đã bao nhiêu lần chúng ta giết chết những người làm ơn cho ta?

Giết đây không phải chỉ bằng súng hay bằng gươm, mà còn bằng lời nói, bằng cử chỉ, bằng vu oan giáng họa để giết phẩm giá và danh dự những người đã làm ơn cho mình mà mình không biết.

Trong gia đình, ngoài xã hội, từ cộng đồng đến sở làm, từ hội ái hữu đến nghiệp đoàn, có bao nhiêu người đang nỗ lực phục vụ, làm tốt làm đẹp cho chúng ta, cho đoàn thể ta. Vậy mà chúng ta đã không hề có một hành động tiếp tay tích cực nào, trái lại chỉ ngồi nhà bới lông tìm vết và chê bai đủ người đủ chuyện như những kẻ chờ sung rụng hay những người theo cơ hội chủ nghĩa. Hành động ấy đã cản trở hay làm nản lòng và có đôi khi giết chết luôn tinh thần phục vụ của những người thiện chí trong xã hội.

Không dễ gì kiếm được những con chim ưng thông minh, tốt lành và trung thành trên trái đất này. Đừng sát hại chúng một cách bừa bãi, thiếu suy nghĩ.  



Chỉnh sửa lại bởi LanH - 31/Jul/2009 lúc 3:57am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 10:31pm
 
Những chuyến xe cuộc đời Email to Friend

Sau cơn tai biến mạch máu não, cha tôi yếu đi nhiều, không còn khả năng đi lại nữa. Chúng tôi mang về nhà một chiếc xe lăn tay cho cha.. Nhìn cha ngồi tù túng trong chiếc xe với không gian nhỏ hẹp, chúng tôi vừa ái ngại, vừa xót xa.

Cha tôi, một người lính từng vào sinh ra tử, một người luôn hoạt động và mạnh mẽ... Bây giờ cha ngồi im lặng trên chiếc xe lăn hàng giờ liền. Tôi biết lòng cha đau đớn vì bất lực trước tình trạng bệnh tật của mình.

Thấy chúng tôi quấn quít, cha vui lắm, nhưng cha lại bảo:

- Tụi con đừng lo cho cha nhiều, đứa nào có việc phải làm, phải học, cứ đi! Cha biết cách thích nghi với hoàn cảnh mà!

Rồi cha cười nói:

- Các con à, cuộc đời con người có nhiều giai đoạn.. Mỗi giai đoạn gắn với một chiếc xe. Khi sinh ra, con người nằm xe nôi.. Nhỏ bé, yếu ớt, con người được yêu thương và chăm sóc bởi cha mẹ, người thân. Lớn lên một chút, con người chập chững bước những bước đi đầu tiên với chiếc xe tập đi. Giã từ thời thơ ấu, chúng ta bắt đầu hòa nhập vào thế giới với bao nhiêu phương tiện: xe đạp, xe máy, xe hơi... Và từ đây, chúng ta cứ luôn ao ước thay đổi chiếc xe đời mình sao cho mới hơn, hiện đại hơn, tốt hơn... Các con ơi, cha cũng đang ngồi trên một chuyến xe của đời mình. Chiếc xe lăn này là một chiếc xe trong cuộc đời của cha và cha không tuyệt vọng vì điều đó. Cái chính là cha vẫn sống lạc quan, yêu đời trên chuyến xe đời mình. Xung quanh chúng ta có biết bao mảnh đời vất vả, cực nhọc, những người gắn mình với chiếc xe ba gác chở thuê, xe xích lô, xe đẩy bán hàng rong trên phố, nhưng họ vẫn sống, vẫn vươn lên. Có những người đi toàn xe hơi đắt tiền, đời mới, nhưng những chuyến xe cuộc đời họ lại không có bến đỗ phẳng lặng, hạnh phúc...

Ai rồi cũng phải đi chuyến xe cuối cùng của đời mình. Phải làm thế nào để trong chuyến xe đó, chúng ta ra đi trong sự thanh thản, yên bình, trong sự thương tiếc của người thân, bạn bè.
 
Làm được điều đó không phải là điều đơn giản, dễ dàng vì những chuyến xe trong cuộc đời mỗi người. Không có vé "khứ hồi" , chúng ta chỉ được đi có một lần!

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2009 lúc 10:38am

Xin hãy cứ là người tình thôi, thế nhé!

 
Xin hãy cứ là người tình thôi em nhé
Để cho anh khao khát tháng năm chờ
Dậy sóng lòng bay bổng những vần thơ
Từng giây phút mến yêu thêm cuộc sống

Xin hãy cứ là người tình trong cõi mộng
Bao yêu thương thủ thỉ giấc êm đềm.
Cho và nhận... trong vòng tay xiết chặt
Lửa ân tình âm ỉ cháy tàn đêm

Xin hãy cứ là người tình thôi anh nhé!
Đếm từng giây đeo đuổi bóng... mơ hình
Đời thi vị nếm hờn, ghen, giận, dỗi
Tạnh cơn mưa, trời hửng ánh bình minh

Xin hãy cứ là người tình thôi, thế nhé!
Cưới làm chi vội vã nhốt giam mình
Quý gì hơn khi còn đang độc lập?
Đời tự do tung tẩy... cắc tùng rinh

Sẽ đến lúc một ngày tan vỡ mộng
Ta và em nên duyên nghĩa vợ chồng
Hạ dấu chấm... dứt bình yên, biển lặng
Khởi đầu nan giai đoạn xích xiềng gông.

 

Sưu tầm

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2009 lúc 10:50am

Làm gì khi một người kêu buồn ?

 

Làm gì khi một người kêu buồn ? Trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải trở thành một bác sỹ tâm lý bất đắc dĩ. Đó là những lúc người bạn của mìnhn kêu : buồn, chán hoặc buồn quá hoặc chán kinh,… Khi đó chúng ta sẽ phải làm gì cho người bạn đó vui lên ? Đây là một vấn đề khá lý thú để cho những bác sỹ nghiệp dư như ta nghiên cứu .

Sau đây tôi xin đưa ra một vài cách giải quyết của tôi để mọi người xem . Mong mọi người vui vẻ đóng góp ý kiến nhé ! Tôi xin chia trạng thái buồn chán của con người ra làm 2 loại đó là buồn hướng đối tượng và buồn không hướng đối tượng 

 1. Buồn hướng đối tượng : Đây là kiểu buồn vì một sự vật sự việc nào đó . Ví dụ như bị điểm kém, mất tiền, nhà có chuyện không vui,… Những lúc như thế này con người cảm thấy cơ thể sorry.jpgmình rất mệt mỏi, chán nản và dường như không muốn làm bất cứ thứ gì . Theo các bạn khi đó ta sẽ nói gì với người đó để họ bớt buồn ? Nếu là tôi tôi sẽ hỏi họ xem vì sao họ buồn ? Rồi từ đó nghe họ kể lể và bám vào câu chữ của họ kích thích cho họ nói nhiều hơn về bản thân mình. Hi vọng cách này có thể khiến họ giải tỏa nỗi buồn đi một chút .Nhưng nếu họ không chịu hợp tác trong việc kể lể thì tôi sẽ kể chuyện của mình để họ vui hơn . Tùy trường hợp mà kể những câu chuyện có liên quan đến nỗi buồn kia hay không nhưng thường thì trong mỗi câu chuyện tôi sẽ lồng cách giải quyết của tôi vào .

2. Buồn không hướng đối tượng : Đây là kiểu buồn vu vơ không hiểu vì sao tôi buồn. Ví dụ như sau một ngày dài, bạn trở về nhà và cảm thấy mệt mỏi, lên mạng không có gì chơi, bạn bắt đầu cảm thấy “buồn" . Những nỗi buồn này diễn ra thường xuyên trong cuộc sống. Theo tôi nguyên nhân của nó là do chúng ta không tìm được đề tài hay chủ đề đủ hấp dẫn để lao vào tìm hiểu . Có một ngày tôi nói chuyện với 3 người vào 3 ba buổi sáng chiều tối thì câu đầu tiên tôi nhận được là :” Buồn quá ,,, “ Những lúc như thế mình thấy cũng lí bí vì không biết làm gì để cho họ vui lên. Sau một số lần gặp tình huống đó tôi đã nghĩ ra cách giải quyết : 1 là bàn về chủ đề bạn đó yêu thích , 2 là bàn về chủ đề cả 2 cùng thích và 3 là kể chuyện cười . Chuyện cười có nhiều loại , ví dụ như cho trẻ em , tuổi teen, cho người lớn  …..Nhưng để có một câu truyện cười “đủ hay” để họ cười phá lên quả thực không dễ , 50 truyện có 1 truyện đáng để “cười”. Chính vì vậy tôi quyết định sưu tầm và học thuộc truyện cười đẻ khi nào có dịp thì kể cho người khác nghe .

Truyện cười là sản phẩm trí tuệ của con người nó ko đơn giản như nhiều người nghĩ, giả sử tôi bảo bạn kể cho tôi một câu chuyện cười , tôi đảm bảo có khối người sẽ nói “chịu”. Vậy tại sao chúng ta không học truyện cười để khi cần có thể bật ra ngay? Đọc truyện cười cũng rất thú vị, nó rất bổ óc có điều chú ý là đừng đọc buổi tối trước khi đi ngủ nó sẽ khiến bạn mất ngủ đấy ! Mọi người đọc xong có ý kiến gì xin mời đóng gớp tự nhiên nhé ! Cám ơn ..



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 31/Jul/2009 lúc 10:52am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2009 lúc 6:43pm
cafegfhht.jpg 
Chiếc Lọ Thủy Tinh
Cung Nhật Thành Email to Friend

Giáo sư giảng dậy lớp Triết Học Nhập môn 101 đứng trước mặt các sinh viên với vài thứ trên bàn. Khi lớp học bắt đầu, không nói một lời, ông lấy ra một chiếc lọ thủy tinh lớn  đổ vào đó những trái banh golf. Khi không còn chỗ cho trái banh nào nữa, ông hỏi cả lớp chiếc lọ đầy chưa? Cả lớp đều đồng ý là lọ đầy rổi. Ông lấy ra một bao sỏi tiếp tục đổ vào lọ. Lắc chiếc lọ nhè nhẹ để sỏi trám những kẽ hở giữa các trái banh, ông hỏi cả lớp là chiếc lọ đầy chưa ?  Lớp đồng ý là đầy rồi.

Giáo sư lấy ra một bao cát nhỏ tiếp tục đổ vào và lắc chiếc lọ cho cát chẩy lấp các chỗ trống còn lại. Cả lớp đều đồng thanh là lọ thủy tinh thật sự đã đầy khi ông hỏi lần nữa.

Mở ngăn tủ lấy ra hai chai nước, giáo sư đổ hết hai chai nước vào trong chiếc lọ thủy tinh trong tiếng cười vang của các sinh viên….Đợi cho tiếng cười lắng xuống, ông nói:

Chiếc lọ thủy tinh là cuộc đời bạn, các trái banh golf là gia đình, vợ chồng con cái, bạn thân, các thứ cần thiết và quan trọng. Các viên sỏi tượng trưng cho các thứ khác như nhà cửa, xe cộ, nghề nghiệp, và cát là những thứ nhỏ bé, lặt vặt trong đời sống, có cũng được mà không có cũng được như các trận đấu thể thao, cuốn phim mới ra lò, một buổi họp mặt ăn uống..v.v…

Nếu đổ đầy cát vào lọ thủy tinh trước, nghĩa là xem trọng các thứ nhỏ bé lặt vặt, chắn chắn là sẽ không có và không còn chỗ cho các việc quan trọng như gia đình, vợ con trong cuộc đời…

*

 Không chỉ là khuôn mặt

Trong tháng thứ hai tại trường chuyên nghiệp đào tạo Y tá, một hôm Giáo sư Brook bất ngờ cho một bài thi ngắn mà không hề báo trước. Là sinh viên có ý thức và chăm học, tôi trả lời các câu hỏi này dễ dàng cho tới câu chót, được đánh dấu rõ ràng là 15 điểm :

 “ Viết tên người phụ nữ lau chùi dọn dẹp trong trường.”

Tôi nghĩ đây là trường Đại học chuyên nghiệp không phải bất cứ sinh viên nào cũng có thể vào học đưọc và câu hỏi này có vẻ như là chuyện giỡn!. Nhân viên trong trường ai cũng mang bảng tên, và tôi thường xuyên gập người phụ nữ này, đôi khi tại hành lang, đôi lúc trong phòng vệ sinh.  Tôi nhớ vóc người nhỏ nhắn của bà, với mái tóc mầu nâu nhạt và khuôn mặt nhẫn nại. Tôi cũng có nhớ là bà khoảng trên dưới năm mươi tuổi, nhưng  làm sao tôi biết được tên bà ? Tôi còn không nhìn đến cái bảng tên nữa kìa !

Tôi nộp bài với câu cuối cùng để trống, không trả lời đươc.

Trước khi tan lớp, ấm ức, một sinh viên đứng lên hỏi giáo sư Brook: “Thưa thầy có phải câu chót thực sự được tính 15 điểm hay không ?”  “Đúng thế “ Giáo sư Brook nói.

“Trong cuộc đời Y Tá, các bạn sẽ gập rất nhiều người. Người nào cũng xứng đáng được bạn giúp đỡ và lưu tâm, ngay cả khi bạn chỉ cần cười với họ và cất tiếng chào mà thôi….”

Tôi không bao giờ quên bài học hôm ấy. Tôi cũng còn nhớ, cho đến ngày hôm nay, tên của người phụ nữ đó là Dorothy.

*

Viên gạch

Một Giám đốc trẻ tuổi tài hoa, đầy tự tin và rất thành công ngẫu nhiên chạy xe ngang qua khu nhà riêng, hơi nhanh một chút, dĩ nhiên, trên chiếc Jaguard mới tinh ! Tuy vậy, ông vẫn cẩn thận vì thấy có bóng dáng các trẻ con thấp thoáng giữa các chiếc xe đậu bên lề đường và tự nhiên, ông chạy chậm lại, có lẽ là thoáng thấy ai đó trên lề đường phiá trước. Khi xe chạy qua, ông không thấy ai cả ngoại trừ một viên gạch liệng ra đập ngay trên cửa xe!!

Thắng gấp và lui xe lại ngay chỗ viên gạch liệng ra, ông giám đốc trẻ giận dữ nhẩy ra khỏi xe, túm lấy đứa bé đứng ngay đó: “ Nhỏ kia, có chuyện gì đó ? Sao lại liệng cục gạch ra ? Thấy không, viên gạch đã làm móp cửa xe, sửa lại không ít tiền đâu…”

Cậu bé nói với vẻ hối hận: “ Thưa ông, cho con xin lỗi, con không biết phải làm sao. Con liệng cục gạch ra vì không ai chịu ngừng xe cả…”.

Chỉ tay ra phía sau, với giòng nước mắt lăn dài trên má, “ Anh con bị tật, xe lăn của anh trượt khỏi đường, anh té ra khỏi xe…con không thể đỡ anh con lên được…Xin ông giúp và đỡ cho anh ngồi lại trên xe….anh con bị đau và quá nặng đối với con…”

Tình cảnh bất ngờ khiến người giám đốc trẻ sững sờ, nói không nên lời…Ông dựng chiếc xe lăn lên, đỡ và đặt đứa bé tàn tật ngồi lại lên chiếc xe, móc trong túi ra chiếc khăn tay chậm máu và lau qua trên các vết trầy.“ Con xin cám ơn ông đã giúp anh con và con. Con xin  chào ông.” Cậu bé nói với giọng biết ơn.

Vẫn chưa nói được, có cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ, người giám đốc trẻ chỉ còn cách đưa mắt nhìn cậu bé đẩy chiếc xe lăn của anh mình xuôi dốc và khuất dần theo con phố.

Con đường trở về chiếc Jaguard của ông thật là dài và nặng nề.

Hiển nhiên là ai cũng thấy được vết trầy móp trên xe cả, nhưng người giám đốc trẻ tuổi không đi sửa, vì nó nhắc ông một bài học khó quên: Đừng quá vội vàng trong cuộc sống mà quên đi đôi lúc có người đang cần sự giúp đỡ của mình….




Chỉnh sửa lại bởi LanH - 31/Jul/2009 lúc 6:51pm
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2009 lúc 8:38am
Cafe
Slideshow
Owner: webmaster
Size: 101 Images
Trái Tim Hoàn Hảo
Châu Nguyễn Email to Friend

Chuyện kể rằng:

Một ngày nọ có một chàng trai đứng giữa vùng và nói với mọi người rằng, anh ta có trái tim đẹp nhất thung lũng đó. Rất đông người vây xung quanh anh và cùng chiêm ngưỡng trái tim của chàng trai. Đó quả là một trái tim hòan hảo. Trái tim không bị một tì vết nào cả, cũng không hề bị lồi lõm. Và tất cả cùng tán thưởng và đồng ý rằng, đó thật sự là trái tim đẹp nhất mà họ được nhìn thấy từ trước tới giờ. Chàng trai trẻ cảm thấy vô cùng hãnh diện, và anh lại càng ra sức khoe khoang trái tim rất đẹp của mình.

Đột nhiên, một ông già bước ra khỏi đám đông và tiến đến chỗ chàng trai đang đứng, ông nói: "Anh bạn trẻ ơi, trái tim của anh còn lâu mới đẹp bằng trái tim của tôi!"

Vậy là chàng trai và cả đám đông cùng hướng mắt nhìn về phía trái tim của ông cụ.

Đó là một trái tim có tiếng đập thật mạnh mẽ, nhưng cả trái tim lại đầy những vết sẹo. Có nhiều miếng đã bị xé ra và những lỗ hổng được đắp lại bằng những mảnh tim không vừa vặn, vì thế trái tim ông lão không được cân đối và bị thật nhiều góc cạnh. Nhìn kỹ thì còn thấy rõ nhiều lỗ hổng như đã bị xé thủng mà không có mảnh tim nào đắp vào đó.

Tất cả mọi người đều nghĩ, một trái tim thế kia mà sao ông cụ lại có thể quả quyết rằng, nó là trái tim đẹp nhất được nhỉ???

Chàng trai trẻ sau khi ngắm nhìn trái tim ông cụ đã thốt cười lên mà rằng: "Ông cụ ơi, ông thật là hài hước! Hãy so sánh trái tim của tôi với trái tim của cụ xem nào! Trái tim của tôi thì không có lấy một tì vết, còn trái tim của cụ thì đầy sẹo và bị thủng lỗ chỗ kìa!"

Lúc đó, ông già đáp: "Đúng là trái tim của cậu trông thật là hòan hảo, nhưng tôi sẽ không bao giờ muốn đánh đổi trái tim của tôi lấy trái tim của cậu. Cậu có biết không, mỗi một vết sẹo trên trái tim của tôi là hình ảnh của một người mà đã được tôi yêu thương. Tôi đã xé một phần trái tim mình để trao cho họ, và thường thì họ cũng cho tôi một mảnh từ trái tim của họ để đắp lại chỗ trống đã bị xé ra trong trái tim tôi. Người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người mà tôi tình cờ gặp được... thì ngược lại, họ cũng trao cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Những mảnh tim này không hoàn toàn giống nhau: phần trái tim mà cha mẹ trao cho tôi bao giờ cũng lớn hơn phần tôi trao lại; con gái tôi dành cho tôi một phần trái tim trong trẻo nhất; bạn đời tôi tặng cho tôi phần trái tim đẹp nhất và chung thủy nhất...Nhưng vì những mảnh yêu thương đó không đều nhau, vì thế mà trái tim tôi không còn được bằng phẳng nữa - những mảnh yêu thương đó luôn luôn được tôi trân trọng và gìn giữ, vì chúng nhắc tôi nhớ đến những tình cảm, những tình yêu mà chúng tôi đã chia sẻ cho nhau."

"Có đôi lúc" - ông cụ nói tiếp - "khi tôi xé mảnh trái tim của mình và trao đi, tôi lại không nhận được mảnh nào khác để lấp vào khỏang trống đó. Đó là những lỗ hổng trong trái tim tôi. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống, và có niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Cậu có thấy được cái đẹp ở trái tim tôi không?" - ông cụ hỏi.

Chàng trai đứng đó, im lặng mà nước mắt anh tuôn trào trên gò má. Rồi anh tiến đến ông cụ, với tay anh đột ngột xé tung một mảnh từ chính trái tim mình. Đôi bàn tay run run, anh trao mảnh tim đó cho ông cụ. Ông cụ không chần chừ, nhận mảnh trái tim của chàng trai rồi đắp lên một lỗ hổng trong trái tim mình, sau đó, ông cũng xé một mảnh từ trái tim đầy sẹo của ông và đắp lên vết thương đầu tiên trong tim đó của chàng trai. Mảnh trái tim của ông cụ không hòan tòan khớp vào chỗ đó, vì thế vết sẹo để lại một vài góc cạnh. Chàng trai nhìn lại trái tim mình, giờ đã không còn hòan hảo nữa, nhưng sao nó lại đẹp hơn trước rất nhiều. Chính bởi vì trái tim của ông cụ đã tiếp thêm "Tình Yêu" cho anh.



Chỉnh sửa lại bởi LanH - 02/Aug/2009 lúc 8:48am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2009 lúc 10:23pm



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 02/Aug/2009 lúc 10:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2009 lúc 2:13am

Ly Café và nỗi nhớ

alt

Nhiều người nước ngoài nghiền cà phê sau khi đến Việt Nam đều nhận xét: Cà phê Việt Nam rất ngon và cũng rất... nặng. Lúc đầu, tôi không để ý đến lời nhận xét này bởi tôi không phải là dân nghiền cà phê.

 Đúng hơn là số tiền bố mẹ gửi hàng tháng trước đây cho tôi ăn học không thể đủ để tôi có cơ hội thưởng thức cái hương vị rất quyến rũ của thứ chất đen xì, đặc sánh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau này, khi đã tự mình kiếm được tiền để trang trải cho các khoản sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả "tình phí" thì cà phê lại trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu được. Nhất là trong lúc này, khi chính mình đang dùng cà phê để tăng thêm cảm hứng viết về nó, với rất nhiều nỗi nhớ quê hương đan xen nhau của các buổi chiều hè ngồi cạnh người yêu bên hồ, hay những đêm đông trong một góc nhỏ của quán nước ven đường.

Cái ngày đầu tiên ấy, cái ngày đầu tiên đưa bạn gái vào quán cà phê, tôi đã dõng dạc gọi “một ly cà phê tan” và tự thưởng cho mình cái cảm giác sành điệu của kẻ từng trải. Ngay sau khi chọn xong đồ uống, tôi ngỡ ngàng nhìn xung quanh và phát hiện ra mình đang rất lạc lõng giữa những con mắt vừa quen vừa lạ của khách hàng xung quanh. Anh phục vụ, như để chữa ngượng cho tôi, đã nói: “Có phải anh muốn uống một ly nâu không?”. Chợt hiểu ra, tôi chộp lấy cơ hội và gật đầu ngay không quên kèm theo một lời cảm ơn và một cái nháy mắt.

 

Sau sự cố nho nhỏ ngày đó, tôi bắt đầu để ý nhiều hơn đến các loại cà phê, các cách thức uống và thời điểm người ta hay uống nhất. Dường như chẳng có một quy luật chung nào cả. Tôi cứ nghĩ, những người nghiền cà phê hình như uống bất kể lúc nào, bất kể ở đâu và bất kể loại nào. Đưa thắc mắc này ra với bạn gái (mà bây giờ đang là mẹ của con trai tôi) thì lại bị hớ thêm một lần nữa. Theo cô ấy, với những người sành cà phê thì họ chỉ thích uống ở một vài địa điểm quen thuộc, với chủng loại cà phê mà họ thực sự yêu thích, sau hàng năm trời sàng lọc qua hàng trăm loại cà phê đã có trên thị trường. Hơn thế nữa, họ chỉ uống vào những giờ nhất định chứ không uống vô tội vạ như chính tôi bây giờ. Họ uống cà phê mà như không uống. Họ uống mà không hề để ý đến việc mình đang uống gì. Ấy thế mà nếu một ngày nào đó, chủ quán quá tay thêm vào một chút nước, ngay lập tức họ sẽ nhận ra một điều khác lạ đang diễn ra. Nó như báo hiệu một ngày mới tốt lành đang đến, hoặc cũng là một đêm trằn trọc vì một bóng hồng bỗng thoáng qua và sẽ không bao giờ gặp lại.

alt

Giờ đây, ngồi trong một góc nhỏ của căn phòng, nhấm nháp ly cà phê - mà đúng hơn là uống cốc cà phê được pha một cách rất công nghiệp ở một đất nước vừa ăn, vừa uống, vừa lái xe... để chạy theo thời gian, tôi mới hiểu được cái giá trị của những buổi sáng sớm tinh mơ ngồi ngắm đường phố, ngắm mọi người và ngắm những giọt cà phê đang nối đuôi nhau nhỏ xuống tưởng như không bao giờ dứt. Cứ mỗi lần có người ở Việt Nam sang thì điều đầu tiên tôi nhắn gửi là mang theo một vài gói cà phê làm quà, và cho dù rất muốn giữ lại cho riêng mình, thì cuối cùng những gói cà phê ấy lại nghiễm nhiên nằm trong tủ bếp của một gia đình bạn bè nào đấy. Cũng tiếc đấy, cũng buồn đấy nhưng cứ nghĩ đến cảnh người bạn cầm ly cà phê của Việt Nam thì lại thấy mình muốn tặng cho họ nhiều hơn. Tặng quà bằng cà phê không chỉ để bày tỏ tấm lòng của người Việt, mà đồng thời qua đó cũng muốn giới thiệu một chút gì đó về những sản phẩm của quê nhà và những khía cạnh văn hoá của Việt Nam.

Tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài đã đến Việt Nam, tôi được biết ngoài phở, bún chả, nem rán... thì cà phê Việt Nam cũng là một trong những thứ không thể nào quên sau khi họ trở về. Uống cà phê ở Việt Nam không giống như ở nước ngoài, nơi mà cà phê được cho vào những chiếc cốc bằng giấy ép, vào cốc thuỷ tinh to như chiếc cốc thường được dùng để uống bia hơi ở Việt Nam. Họ vừa đi vừa uống, vừa nói chuyện. Họ uống mọi chỗ, mọi nơi và mọi lúc. Họ cũng có rất nhiều loại cà phê khác nhau và hương vị cũng rất thơm. Nếu ai muốn thử hương vị của nó thì có thể đến các khách sạn nhiều sao ở Việt Nam, chắc chắn sẽ được thưởng thức những ly cà phê pha theo kiểu công nghiệp như thế.


alt

Nói đến chuyện uống cà phê, tôi lại liên tưởng đến những buổi tiếp khách quốc tế ở Việt Nam mà tôi đã từng tham dự. Quả đúng là người Việt rất hiếu khách và cách chiêu đãi cũng rất độc đáo với các món ăn dân tộc rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu mâm cao, cỗ đầy mà chỉ là vì xã giao thì thiết nghĩ cùng nhau nhâm nhi một ly cà phê và bàn bạc về những vấn đề cần quan tâm, cùng tìm ra những điểm chung của nhau cho những giải pháp sắp tới, cũng không phải là không có giá trị. Người nước ngoài đến Việt Nam không nhất thiết phải đến các nhà hàng sang trọng với những món ăn với giá tiền mà một người nông dân ở Việt Nam có thể ăn một tháng cũng không hết. Điều quan trọng là tấm lòng và chỉ có tấm lòng thực sự mới để lại những kỷ niệm sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế mà thôi.

Còn với những người con xa xứ, mỗi lần uống cà phê Việt Nam pha theo đúng cách, không ai không có cảm giác lâng lâng của một cơn say cà phê do quá chén, hay cái cảm giác minh mẫn và ngây dại của anh chàng đang yêu. Với những ai đã từng xa xứ và đang được hưởng những giọt cà phê trên quê hương Việt Nam, hãy trân trọng những giây phút đó bởi mỗi giây phút của cuộc đời chỉ đến một lần trong đời mà thôi. Với những ai đang là người viễn xứ, hãy đừng quên trong cái vị đăng đắng của những giọt cà phê đó là những gì ngọt ngào nhất đang chờ ta ở quê nhà. Với những ai sắp là người viễn xứ, hãy tận hưởng những giờ phút thanh bình mà cha ông đã để lại; để một mai, khi xa gia đình, xa quê hương sẽ có thể mang theo những ký ức đẹp đẽ đó và sau này khi quay trở về sẽ mang những điều mới lạ vun đắp cho thế hệ sau này.


N.T.H
nguoivienxu.vietnamnet.vn

 

Chỉnh sửa lại bởi LanH - 04/Aug/2009 lúc 2:16am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 30 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.181 seconds.