Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Làm Quen Nhắn Tin
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Làm Quen Nhắn Tin
Message Icon Chủ đề: Xin nhờ giúp đỡ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
lehanlam
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/May/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 7
Quote lehanlam Replybullet Chủ đề: Xin nhờ giúp đỡ
    Gởi ngày: 05/May/2009 lúc 8:41pm

Con muốn sang Mỹ vừa đi học vừa đi làm. Nhưng điều kiện gia đình rất khó khăn và chưa biết thủ tục như thế nào? Nhờ cô chú đồng hương quan tâm giúp đỡ.



Chỉnh sửa lại bởi lehanlam - 05/May/2009 lúc 8:42pm
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 06/May/2009 lúc 8:51am
 
          XIN NHỜ GIÚP ĐỠ
 
                                                *Viết cho lehanlam và các bạn trẻ
 
  Tôi không ngạc nhiên với đề nghị nầy. Đó là ước muốn được ngoi lên của những người trẻ tuổi Việt Nam bây giờ. Ước muốn thoát khỏi một xã hội bao quanh bởi những định chế và áp đặt, một xã hội không có niềm tin với nhà trường, Thầy Cô giáo không đủ tin vào những trang sách giáo khoa và học trò không đặt niềm tin vào sự giảng dạy của Cô Thầy.
  Ban đầu, có thể là những mỏi mong được khám phá một vùng đất lạ, nơi mà người ta tin rằng có những cơ hội tốt đẹp đang đợi chờ; nơi mà người ta trọn vẹn tin tưởng học đường là khởi điểm cho sự thành công.
  Mỗi năm, lượng du sinh tăng dần và thấp thoáng trong số người ra đi có một ít trở về quê hương. Phần đông, vừa chạm chân vào nước Mỹ, du sinh Việt Nam đều có những suy nghĩ giống nhau, làm sao để được ở lại! Cũng đúng thôi. Luật di trú của Mỹ có những trang dành để tiếp nhận người muốn ở lại theo một ràng buộc nào đó. Ai hội đủ điều kiện: hợp pháp lưu trú. Nhanh chóng, dễ dàng, không yêu sách, không đòi tiền hối lộ.
   Cho đến bây giờ, du học đã trở thành một "phong trào" không chỉ riêng học sinh ao ước mà cả chính cha mẹ của họ nữa. Giống như những người du mục ngày xưa, luôn mơ về vùng đất có suối trong, tàng ong và cánh đồng xanh cỏ.
 
    Trong phần nầy, tôi không bàn luận về những ước mơ đó, chỉ phân tích những gì thấy được, biết được như một trả lời chung.
 
      "Con muốn sang Mỹ vừa đi học, vừa đi làm. Nhưng điều kiện gia đình rất khó khăn và chưa biết thủ tục như thế nào? Nhờ cô chú đồng hương quan tâm giúp đỡ."
 
       VỪA ĐI HỌC, VỪA ĐI LÀM:
 
       Trên căn bản pháp lý, du sinh không được làm việc trên nước Mỹ, vì mục đích của cháu khi nộp đơn là ĐI HỌC. Muốn làm việc hợp pháp, trước tiên phải có số AN SINH XÃ HỘI nhưng Bộ Xã Hội Mỹ không cấp cho DU SINH. Tuy nhiên, du sinh có thể xin việc làm (bán thời gian) ngay tại trường mình đang theo học. Khi trường chấp nhận, cháu sẽ có thư giới thiệu để xin số AN SINH XÃ HỘI.
       Xin việc làm tại trường là việc không dễ dàng. Thường họ chỉ nhận những học sinh có thành tích học tập giỏi, có tình nguyện làm việc không lương cho trường một thời gian và có giấy giới thiệu của Giáo Sư đang dạy. Như vậy, thời gian đầu nhập học, cháu không có cơ hội làm việc tại trường.
       Làm việc bên ngoài, lãnh tiền mặt, không khai báo, có nghĩa là làm lậu. Những cơ sở thương mại do người Việt Nam làm chủ có thể nhận, nhưng với thù lao kém cỏi.
       Thu nhập do đi làm, không đủ trang trãi cho học phí, sách vỡ và sinh hoạt hàng ngày của cháu đâu.
       Du sinh phải học toàn thời gian và không bị rớt cuối học kỳ mới được tiếp tục ở lại học. Do đó, thời gian làm việc bên ngoài bị hạn chế rất nhiều.
Nếu cháu không làm bài, không học bài ở nhà, cháu được rãnh buổi tối mỗi ngày và suốt ngày thứ bảy, chúa nhật. Tối đa, cháu sẽ có 40 giờ để làm việc kiếm tiền, thu nhập tối đa 250 đến 300 đô la mỗi tuần. Nhưng, lo đi làm, cháu sẽ bị rớt, chắc chắn như vậy. Một học sinh ở Mỹ, ngoài giờ đến trường, còn phải làm bài tập ở nhà, đọc thêm những sách mà giáo sư yêu cầu. Thời gian học tập đòi hỏi rất nhiều.
 
      ĐIỀU KIỆN GIA ĐÌNH RẤT KHÓ KHĂN.
 
        Tôi không muốn phá vỡ giấc mơ của cháu, nhưng cũng không giúp cháu xây lâu đài trên bãi cát. Cháu đã thừa nhận "điều kiện gia đình rất khó khăn" sao còn tạo khó khăn thêm cho gia đình? Chắc cháu biết, khi nộp đơn xin đi học, chuyện đầu tiên là gia đình cháu phải chứng minh đủ khả năng lo cho cháu học tới nơi, tới chốn. Ngân khoản cần thiết cho một du sinh học tại trường ĐẠI HỌC CỘNG ĐỒNG ở Mỹ là 10.000 đô la một năm. Đây là học phí và tiền mua sách. Sau đó, cháu phải chuyển vào trường chuyên khoa với học phí cao hơn nhiều. Còn chuyện ăn ở. Cháu có người thân ở Mỹ không? Người thân có chấp nhận cháu trọ học không? Nếu không, cháu phải dùng 10.000 đô la nữa cho việc nầy. Sống tiết kiệm, cực khổ, không tiêu xài, không đua đòi.
        20.000 đô la cho một năm, người làm bán thời gian ở Mỹ không thể nào kiếm ra đươc. Làm toàn thời gian được như vậy vốn đã khó. Cháu nghĩ sao?
 
        CHƯA BIẾT THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO.
 
        Dễ. Tại Việt Nam có rất nhiều nơi để cháu hỏi thăm và nhờ giúp đỡ. Miễn phí thì hỏi bạn bè, gia đình những người đã có con du học,  báo chí. Ngoài ra, còn có những người chuyên lo về dịch vụ nầy.
 
         NHỜ CÔ CHÚ ĐỒNG HƯƠNG QUAN TÂM GIÚP ĐỠ.
 
         Khó. Quan tâm cách nào? Giúp đỡ cách nào?
         Ở quê nhà bây giờ, bao nhiêu người mong như vậy, trong đó có cả con cháu của các "CÔ CHÚ ĐỒNG HƯƠNG" nơi đây. Nếu dễ dàng, họ đã "QUAN TÂM" và đã "GIÚP ĐỠ" rồi. Mong cháu hiểu.
 
         Tóm lại, trước tiên, cháu hãy hiểu rõ hoàn cảnh của mình, gia đình mình trước khi đặt kế hoạch và xây mộng ước tương lai. Đừng đặt gánh nặng lên vai người khác nhất là cha mẹ mình. Họ còn bao nhiêu khó khăn phải đối diện, đương đầu. Thương con, nhiều khi phải chấp nhận sự hi sinh quá lớn, vượt ra ngoài khả năng và sức chịu đựng của họ. Cháu có vui không, lòng cháu có thanh thản không nếu họ vì cháu mà ra nông nỗi.
         Tôi có biết, có quen một cháu đang học ở đây được 3 học kỳ và tháng 6 nầy phải trở về nước vì gia đình không còn sức để tiếp trợ cho cháu nữa. Cháu ấy hiện đang làm bán thời gian tại trường, làm nail cuối tuần để phụ vào tiền của cha mẹ gởi qua. Cuối cùng, kiệt sức và đành bỏ cuộc. Tôi có thấy cháu ấy buồn và thất vọng, chắc cha mẹ cháu ấy cũng vậy, nhưng đành, biết sao hơn.
 
         Mong những điều viết ra trên trang nầy giúp được cháu và những bạn trẻ Việt Nam, Gò Công, có những quyết  định như ý.
        Chúc cháu vui, may mắn.


Chỉnh sửa lại bởi đông quyên - 06/May/2009 lúc 9:54am
bx
IP IP Logged
tuannguyen
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 08/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 90
Quote tuannguyen Replybullet Gởi ngày: 07/May/2009 lúc 5:26am
Chào bạn lehanlam
- Ước mơ của bạn dường như giống của mình cách đây 30 năm, cuối cùng cái chính vẫn là mình, tự học, tự trao dồi một nghề mà mình đã được đào tạo cách cách đây 32 năm, cuối cùng có thể nói hạnh phúc tự mình tạo đã đến mặc dù cái may nhỏ nhoi không to lớn như những người khác. Cuối cùng mình vẫn đi đúng hướng của mình vạch ra không hối hận sự gián đoạn sau 1975, bạn biết không những người ra trường vào năm đó coi như là làm lại từ đầu. Thôi thì không như mong muốn đường ta ta cứ đi như dòng nước chãy hoặc ngọn cỏ uốn khúc theo hướng gió thổi, có lúc bị lung lạc bởi ngọn gió ấy nhưng ai nuôi ta thì ta nhớ ơn người ấy như cha mẹ ta.
- Thôi bạn ạ đừng trông đến thiên đường cứ cố gắng tự vươn thì cổng thiên đàng sẽ rộng mở mà đón bạn. Cái học của bạn hiện nay so với bạn bè Đông Nam Á còn yếu lắm. trước 1975 các nước bạn này chẳng ra làm sao đối với mình : bóng đèn Đài-Loan dỡ ẹt, đồ Nhật-Bổn sài mau hư mua cái mới... chỉ có đồ Tây rất ngon như kẹo Sô-cô-la, xe Mô-bi-lét, Vê-lô sài rất sướng ít tốn xăng, nói chung đồ Tây sài rất bền. Bây giờ mình thua sút quá xá.
- Nói vậy thôi để cho bạn cố gắng để tìm ra chân lý sống.

NGUYỄN QUỐC TUẤN và PHAN QUỐC TUẤN là một
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/May/2009 lúc 10:39am

 

Tôi là một du học sinh cách đây 49 năm. Mặc dầu bây giờ mọi việc có khác đi nhưng tôi cũng hiểu được những khó khăn của du hoc sinh trên Bắc Mỹ nầy.Tôi đã từng làm Giám đốc Học vụ cho một Đại học bên nầy nên tôi cũng đã có dịp tiếp xúc với các học sinh vừa đi học vừa đi làm. Ngoài ra tôi cũng đã có dịp hợp tác với nhiẽu Đại học bên Việt nam và hiểu chút ít về tổ chức giáo dục đào tạo của Việt Nam. Cách đây ít lâu tôi có dịp giúp một cơ quan quốc tế để thành lập một Đại học chuyên môn do cơ quan quốc tế nầy quản lý.

Với những kinh nghiệm đó tôi có thể nói là những gì Đông quyên viết đều rất đúng. Các em, cháu nào muốn sang Mỹ du học nên suy nghĩ thật kỹ để khỏi phải thất vọng về sau. Hy vọng những dòng chữ nầy có ích lợi cho các bạn trẻ và phụ huynh. 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 07/May/2009 lúc 11:09am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.158 seconds.