Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Hoa Nam Kinh Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: Hoa Nam Kinh
    Gởi ngày: 29/Mar/2009 lúc 2:13am


Cuốn sách Trang tử Nam Hoa Kinh của Nguyễn Hiến Lê chỉ có phần dịch nghĩa, còn phần nguyên văn chữ Hán và Hán Việt do Hoa Sơn bổ sung . Các bậc nho học nếu thấy có gì sai sót về nguyên tác hoặc Hán Việt thì xin vui lòng chỉ bảo cho.
Xin đa tạ

Hoa Sơn

TIÊU DAO DU [1]

CHƯƠNG MỘT

THẢNH THƠI TỰ TẠI

【逍遙遊第一】  

北 冥有魚,其名為鯤。鯤之大,不知其幾千里也。化而為鳥,其名為鵬。鵬之背,不知其幾千里也;怒而飛,其翼若垂天之雲。是鳥也,海運則將徙於南冥。南冥者, 天池也。齊諧者,志怪者也。諧之言曰:「鵬之徙於南冥也,水擊三千里,摶扶搖而上者九萬里,去以六月息者也。」野馬也,塵埃也,生物之以息相吹也。天之蒼 蒼,其正色邪?其遠而無所至極邪?其視下也,亦若是則已矣。且夫水之積也不厚,則其負大舟也無力。覆杯水於坳堂之上,則芥為之舟;置杯焉則膠,水淺而舟大 也。風之積也不厚,則其負大翼也無力。故九萬里,則風斯在下矣,而後乃今掊風;背負青天而莫之夭閼者,而後乃今將圖南。蜩與學鳩笑之曰:「我決起而飛,槍 榆枋而止,時則不至而控於地而已矣,奚以這九萬里而南為?」適莽蒼者,三餐而反,腹猶果然;適百里者,宿舂糧;適千里者,三月聚糧。之二蟲又何知!小知不 及大知,小年不及大年。奚以知其然也?朝菌不知晦朔,蟪蛄不知春秋,此小年也。楚之南有冥靈者,以五百歲為春,五百歲為秋;上古有大椿者,以八千歲為春, 八千歲為秋。此大年也。而彭祖乃今以久特聞,眾人匹之,不亦悲乎!湯之問棘也是已。窮髮之北有冥海者,天池也。有魚焉,其廣數千里,未有知其脩者,其名為 鯤。有鳥焉,其名為鵬,背若泰山,翼若垂天之雲,摶扶搖羊角而上者九萬里,絕雲氣,負青天,然後圖南,且適南冥也。斥鴳笑之曰:「彼且奚適也?我騰躍而 上,不過數仞而下,翱翔蓬蒿之間,此亦飛之至也,而彼且奚適也?」此小大之辯也。故夫知效一官,行比一鄉,德合一君,而徵一國者,其自視也亦若此矣。而宋 榮子猶然笑之。且舉世而譽之而不加勸,舉世而非之而不加沮,定乎內外之分,辯乎榮辱之竟,斯已矣。彼其於世,未數數然也。雖然,猶有未樹也。夫列子御風而 行,泠然善也,旬有五日而反。彼於致福者,未數數然也。此雖免乎行,猶有所待者也。若夫乘天地之正,而御六氣之辯,以遊無窮者,彼且惡乎待哉!故曰:至人 無己,神人無功,聖人無名。

PHIÊN ÂM

Bắc minh hữu ngư ,kì danh vi côn . Côn chi đại , bất tri kì kỉ thiên lí dã . Hoá nhi vi điểu ,kì danh vi Bằng . Bằng chi bối , bất tri kì kỉ thiên lí dã . Nộ nhi phi , kì dực nhược thuỳ thiên chi vân . Thị điểu dã , hải vận tắc tướng tỉ ư Nam minh . Nam minh giả , thiên trì dã .
《Tề Hài 》giả ,chí quái giả dã . Hài chi ngôn viết :「Bằng chi tỉ ư nam minh dã ,thuỷ kích tam thiên lí ,đoàn phù dao nhi thượng giả cửu vạn lí ,khứ dĩ lục nguyệt tức giả dã .」Dã mã dã ,trần ai dã ,sinh vật chi dĩ tức tương xuy dã . Thiên chi thương thương ,kì chính sắc da ?kì viễn nhi vô sở chí cực da ? Kì thị hạ dã ,diệc nhược thị tắc dĩ hĩ .
Thả phu thuỷ chi tích dã bất hậu ,tắc kì phụ đại chu dã vô lực . Phúc bôi thuỷ ư ao đường chi thượng ,tắc giới vi chi chu ;trí bôi yên tắc giao ,thuỷ thiển nhi chu đại dã . Phong chi tích dã bất hậu ,tắc kì phụ đại dực dã vô lực . Cố cửu vạn lí tắc phong tư tại hạ hĩ ,nhi hậu nãi kim bồi phong ,bối phụ thanh thiên nhi mạc chi yêu át (ứ) giả ,nhi hậu nãi kim tương đồ Nam .
Điêu dữ học cưu tiếu chi viết :「ngã quyết khởi nhi phi ,thương du phương nhi chỉ ,thời tắc bất chí nhi khống ư địa nhi dĩ hĩ , hề dĩ chi cửu vạn lí nhi nam vi ?」thích mãng thương giả ,tam xan nhi phản ,phúc do quả nhiên ;thích bách lí giả ,túc thung lương ;thích thiên lí giả ,tam nguyệt tụ lương .chi nhị trùng hựu hà tri !
Tiểu tri bất cập đại trí ,tiểu niên bất cập đại niên . Hề dĩ tri kì nhiên dã ? Triêu khuẩn bất tri hối sóc ,huệ cô bất tri xuân thu ,thử tiểu niên dã . Sở chi nam hữu minh linh giả ,dĩ ngũ bách tuế vi xuân ,ngũ bách tuế vi thu ;Thượng cổ hữu đại xuân giả ,dĩ bát thiên tuế vi xuân ,dĩ bát thiên tuế vi thu (:thử đại niên dã ). Nhi Bành Tổ nãi kim dĩ cửu đặc văn ,chúng nhân thất chi ,bất diệc bi hồ !
Thang chi vấn cấc dã thị dĩ . Cùng phát chi bắc hữu minh hải giả ,thiên trì dã . Hữu ngư yên ,kì quảng sổ thiên lí ,vị hữu tri kì tu giả ,kì danh vi côn . Hữu điểu yên ,kì danh vi bằng ,bối nhược Thái sơn ,dực nhược thuỳ thiên chi vân , đoàn phù dao dương giác nhi thượng giả cửu vạn lí ,tuyệt vân khí ,phụ thanh thiên ,nhiên hậu đồ Nam ,thả thích Nam minh dã . Xích yến tiếu chi viết :「bỉ thả hề thích dã ? ngã đằng dược nhi thượng ,bất quá sổ nhận nhi hạ , ngao tường bồng hao chi gian ,thử diệc phi chi chí dã .nhi bỉ thả hề thích dã ?」」thử tiểu đại chi biện dã .
Cố phu tri hiệu nhất quan ,hành tỉ nhất hương ,đức hợp nhất quân ,nhi chưng nhất quốc giả ,kì tự thị dã diệc nhược thử hĩ . Nhi Tống Vinh tử do du nhiên tiếu chi . Thả cử thế nhi dự chi nhi bất gia khuyến ,cử thế nhi phi chi nhi bất gia thư ,định hồ nội ngoại chi phận ,biện hồ vinh nhục chi cảnh ,tư dĩ hĩ . Bỉ kì ư thế ,vị sổ sổ nhiên dã . Tuy nhiên ,do hữu vị thụ dã . Phu Liệt tử ngự phong nhi hành ,linh nhiên thiện dã ,tuần hữu ngũ nhật nhi hậu phản ;bỉ ư trí phúc giả ,vị sổ sổ nhiên dã . Thử tuy miễn hồ hành ,do hữu sở đãi giả dã . Nhược phu (phù) thừa thiên địa chi chánh ,nhi ngự lục khí chi biện ,dĩ du vô cùng giả ,bỉ thả ố hồ đãi tai !Cố viết :chí nhân vô kỉ ,thần nhân vô công ,thánh nhân vô danh .

DỊCH NGHĨA

Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim bằng, lưng rộng khỏang biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.
Tề Hài là sách ghi những chuyện quái dị. Sách đó bảo khi con chim bằng dời xuống biển Nam, nó đập nước tung tóe lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chin vạn dặm. Nó xuống biển Nam vào tháng 6, lúc gió nổi lên.
(Ở dưới nó là) Hơi nước bốc lên – coi tựa như những con ngựa hoang – và bụi cát, cùng hơi thở các sinh vật. (Mà ở trên nó) màu thanh thiên kia phải là bản sắc của trời không hay là vì trời xa thăm thẳm mà ta nhìn thấy như vậy? Vì từ trên cao nhìn xuống thì cũng thấy một màu đó.
Nước không sâu thì không chở được thuyền lớn. Đổ một chén làm thuyền được; nếu thả cái chén đó xuống thì chén chạm đất, không dày thì không đỡ được những cánh chim lớn. Cho nên con chim bằng phải bay lên cao chin vạn dặm để có lớp không khí dày đỡ nó ở dưới, rồi lưng nó mới đội trời xanh, không hề bị cản trở, mà bay xuống biển Nam được.
Con ve sầu và con chim cưu cười con chim bằng rằng: “Chúng ta bay vù lên cây du, cây phượng, có lúc bay không tới mà rớt xuống đất. Hà tất phải bay cao chin vạn dặm để xuống phương Nam?”
Người nào muốn tới một chỗ gần ở ngoài thành thì chỉ cần mang theo lương thực cho đủ ba bữa, mà khi về bụng hãy còn no để nghỉ đêm; muốn đi một ngàn dặm thì phải chuẩn bị lương thực cho ba tháng. Hai con vật nhỏ kia (tức con ve sầu và con chim cưu) biết đâu lẽ đó.
Trí lực nhỏ không thể so sánh với trí lực lớn; cuộc đời ngắn không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được điều ấy? Như cây nấm chỉ sống một buổi sáng thì không biết được trọn một ngày, con huệ cô (một loại ve sầu, sinh mùa xuân thì mùa hè chết, sinh mùa hè thì mùa thu chết), không biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi. Ở miền Nam nước Sở, có một con rùa thiêng, mùa xuân của nó dài năm trăm năm; mùa thu dài năm trăm năm; đời thượng cổ có một cây “xuân” lớn, mà mùa xuân dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài cũng tám ngàn năm, đó là những loài cuộc đời lâu dài. Ông Bành Tổ (chỉ sống bảy trăm năm) mà ngày nay hễ nói tới thọ, ai cũng cho ông bậc nhất, chẳng đáng buồn ư?
Trong cuộc đàm thoại giữa ông Thang và ông Cách cũng có một đoạn như vầy: Ở phương Bắc hoang dã có một cái biển gọi là “Ao trời”, trong biển có một con cá chiều ngang rộng mấy ngàn dặm, không biết chiều dài là bao nhiêu, gọi là cá côn; có một con chim gọi là chim bằng, lưng lớn như núi Thái Sơn, cánh như đám mây rủ ở trên trời, nó nương ngọn gió lốc, xoắn như sừng cừu, bay lên cao chin vạn dăm, vượt lên khỏi các đám mây, lưng đội trời xanh mà bay về biển Nam.
Một con chim cút ở trong cái đầm nhỏ cười nó: “Con đó bay đi đâu vậy? Tôi lên cao độ vài nhẫn rồi xuống, bay liệng trong đám cỏ bồng cỏ cảo, cho bay như vậy là đủ rồi. Con đó bay đi đâu vậy kìa?”.
Lớn với nhỏ khác nhau như vậy đó.
Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho một làng, có người đức đáng làm vu mà được cả nước phục, nhưng dù thuộc hạng nào thì cũng đều tự đắc như con chim cút kia vậy.
Ông Vinh tử nước Tống cười họ. Dù cả nước khen ông, ông cũng không mừng, cả nước chê ông, ông cũng không buồn, vì ông biết phân biệt nội và ngoại, vinh và nhục. Người như ông thật hiếm ở đời, nhưng ông chỉ biết tự thủ (tự giữ mình) thôi, chứ chưa tự thích nghi với vật mà thành bậc đại.
Ông Liệt tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mưới lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì (tức đợi cho gió nổi lên).
Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của trời đất, chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu? Cho nên người ta bảo “Bậc chí nhân (có đức tuyệt cao) thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công. Bậc thánh nhân thì không lưu danh”.

Nguyễn Hiến Lê dịch

PHỤ LỤC

Trong phim “Hiệp khách hòa thượng” cũng có một đoạn đối thoại tương tự như trong Tiêu Dao Du. Lổ Đạt cùng đường bí lối, không biết đi đâu và sẻ làm gì, tình cờ trên đường đi gặp Trí Chân Đại Sư. Sau đó Lỗ Đạt được Trí Chân cảm hóa; dùng lời lẽ và tư tưởng của Trang để giáo hóa Lổ Đạt. Về sau Lỗ Đạt “ngộ” và được thu làm đệ tử phật môn lấy danh hiệu là Lỗ Trí Thâm.
Lỗ Trí Thâm là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử.



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 29/Mar/2009 lúc 2:19am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2009 lúc 2:26am

TỀ VẬT LUẬN [1]


CHƯƠNG HAI

MỌI VẬT NGANG NHAU

【齊物論第二】  

南 郭子綦隱机而坐,仰天而噓,荅焉似喪其耦。顏成子游立侍乎前,曰:「何居乎?形固可使如槁木,而心固可使如死灰乎?今之隱机者,非昔之隱机者也?」子綦 曰:「偃,不亦善乎,而問之也!今者吾喪我,汝知之乎?汝聞人籟而未聞地籟,汝聞地籟而未聞天籟夫!」子游曰:「敢問其方。」子綦曰:「夫大塊噫氣,其名 為風。是唯無作,作則萬竅怒呺。而獨不聞之寥寥乎?山林之畏佳,大木百圍之竅穴,似鼻,似口,似耳,似枅(笄),似圈,似臼,似洼者,似污者;激者、謞 者、叱者、吸者、叫者、譹者、宎者、咬者,前者唱于而隨者唱喁。泠風則小和,飄風則大和,厲風濟則眾竅為虛。而獨不見之調調,之刀刀乎?」子游曰:「地籟 則眾竅是已,人籟則比竹是已,敢問天籟。」子綦曰:「夫吹萬不同,而使其自已也。咸其自取,怒者其誰耶?」。

PHIÊN ÂM

Tề vật luận đệ nhị

Nam Quách Tử Kì ẩn cơ nhi toạ ,ngưỡng thiên nhi hư , đáp yên tự táng kì ngẫu . Nhan Thành Tử Du lập thị hồ tiền ,viết :「hà cư hồ ?hình cố khả sử như cảo mộc ,nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ ? kim chi ẩn ky giả ,phi tích chi ẩn ky giả dã ?」Tử Kì viết :「yển ,bất diệc thiện hồ ,nhi vấn chi dã !kim giả ngô táng ngã ,nhữ tri chi hồ ? nhữ văn nhân lại nhi vị văn địa lại ,nhữ văn địa lại nhi vị văn thiên lại phu !」Tử Du viết :「cảm vấn kì phương .」ử kì viết :「phu đại khối y khí ,kì danh vi phong .thị duy vô tác ,tác tắc vạn khiếu nộ hào, nhi độc bất văn chi liêu liêu hồ ?sơn lâm chi uỷ giai ,đại mộc bách vi chi khiếu huyệt , tự tị , tự khẩu ,tự nhĩ ,tự kê,tự khuyên ,tự cữu ,tự oa giả ,tự ô giả ;kích giả , hao giả , sất giả ,hấp giả , khiếu giả , hạo giả , yểu giả , giảo giả ,tiền giả xướng vu nhi tuỳ giả xướng ngụ .linh phong tắc tiểu hoà ,phiêu phong tắc đại hoà ,lệ phong tế tắc chúng khiếu vi hư .nhi độc bất kiến chi điều điều ,chi điêu điêu hồ ?」Tử Du viết :「địa lại tắc chúng khiếu thị dĩ ,nhân lại tắc tỉ trúc thị dĩ ,cảm vấn thiên lại .」Tử Kì viết :「phu xuy vạn bất đồng ,nhi sử kì tự dĩ dã .hàm kì tự thủ , nộ giả kì thuỳ da ?」

DỊCH NGHĨA

Nam Quách Tử Kỳ ngồi tựa cái bàn con, ngước mắt lên trời, thở dài, như người mất hồn.
Nhan Thành Tử Du đứng hầu một bên, hỏi:
- Sao thầy tới nỗi như vậy? Hình hài như một cây khô mà tinh thần thì như tro tàn? Người tựa vào bàn lúc này với người tựa vào bàn lúc nãy, không phải là cùng một người sao?
Tử Kỳ đáp:
- Anh Yển, anh hỏi như vậy là phải? Thầy đã tự quên thầy, anh biết không? Anh đã được nghe tiếng sáo của người mà chưa được nghe tiếng sáo của đất; hoặc đã được nghe tiếng sáo của đất mà chưa được nghe tiếng sáo của trời (thiên lại).
- Xin thầy giảng cho con thế nào là nghĩa làm sao?
- Đất thở thì thành gió. Gió không thổi thì thôi, đã thổi thì cả vạn hàng lỗ đều gào thét lên. Anh có nghe gió hú bao giờ chưa? Trên rừng núi cao ghê gớm có những cây lớn chu vi được cả trăm gang tay, thân cây có hang có lỗ, như lỗ mũi, lỗ tai hoặc miệng người; lại có những lỗ (vuông) như lỗ đục trong các đà ngang, hoặc lỗ mắt cáo; có lỗ như miệng cối, như ao sâu, như vũng cạn. Gió thổi thì những lỗ ấy phát ra những tiếng khác nhau, có khi như tiếng nước chảy ào ào, như tiếng tên bay vút vút; có khi như thiếng thú gầm, như tiếng thở nhẹ; có khi như tiếng người mắng mỏ, khóc lóc, than thở; có khi như tiếng chim ríu rít, như tiếng người đi trước hô, người đi sau đáp. Gió hiu hiu thổi thì nghe du dương; gió lớn nổi lên thì nghe ào ào. Gió lớn ngừng rồi, các hang lỗ lại im lặng, mà anh có thấy cành lá lúc đó chỉ hơi lay động không?
Tử Du thưa:
- Vậy tiếng sáo của đất (tức âm nhạc của đất) là do các hang lỗ cả, cũng như tiếng sáo của người là do các ống trúc. Thế còn tiếng sáo của trời, xin thầy giảng cho con.
Tử Kỳ đáp:
- Tiếng sáo của trời gồm những thanh âm biến hóa cả vạn cách mà mỗi thanh âm chỉ tự nó phát ra mà thôi. Nhưng ai khiến cho các thanh âm đó tự nhiên phát ra như vậy?

Nguyễn Hiến Lê dịch

CHÚ THÍCH

(1) Có sách dịch là mười trượng

Nguồn : Hoa Sơn



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 29/Mar/2009 lúc 2:27am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2009 lúc 2:44am

TIÊU DAO DU [2]

CHƯƠNG MỘT

THẢNH THƠI TỰ TẠI

【逍遙遊第一】  

堯 讓天下於許由,曰:「日月出矣而爝火不息,其於光也,不亦難乎!時雨降矣而猶浸灌,其於澤也,不亦勞乎!夫子立而天下治,而我猶尸之,吾自視缺然。請致天 下。」許由曰:「子治天下,天下既已治也。而我猶代子,吾將為名乎?名者,實之賓也,吾將為賓乎?鷦鷯巢於深林,不過一枝;偃鼠飲河,不過滿腹。歸休乎 君,予無所用天下為!庖人雖不治庖,尸祝不越樽俎而代之矣。」

PHIÊN ÂM

Nghiêu nhượng thiên hạ ư Hứa Do ,viết :「Nhật nguyệt xuất hĩ ,nhi tước hoả bất tức ,kì ư quang dã ,bất diệc nan hồ !thời vũ giáng hĩ ,nhi do tẩm quán ,kì ư trạch dã ,bất diệc lao hồ !phu tử lập nhi thiên hạ trị ,nhi ngã do (du) thi chi ,ngô tự thị khuyết nhiên ,thỉnh trí thiên hạ .」
Hứa Do viết :「Tử trị thiên hạ ,thiên hạ kí dĩ trị dã ,nhi ngã do (du) đại tử ,ngô tương vi danh hồ ? Danh giả ,thật chi tân dã ,ngô tương vi tân hồ ? Tiêu liêu sào ư thâm lâm ,bất quá nhất chi ;yển thử ẩm hà ,bất quá mãn phúc . Quy hưu hồ quân !Dư vô sở dụng thiên hạ vi . Bào nhân tuy bất trị bào ,thi chúc bất việt tôn trở nhi đại chi hĩ .」

DỊCH NGHĨA

Vua Nghiêu muốn nhường ngôi cho Hứa Do (1), bảo:
- Mặt trời, mặt trăng đã xuất hiện, đuốc làm sao còn sáng được nữa mà không tắt đi? Mưa đã đổ mà còn tưới ruộng làm gì cho phí sức? Phu tử (2) mà lên ngôi thì nước sẽ trị; tôi còn giữ hư vị này (như người đại diện cho người chết trong tang lễ), tự lấy làm xấu hổ. tôi xin giao thiên hạ cho phu tử.
Hứa Do đáp:
- Nhà vua trị nước, mà nước được bình trị. Bây giờ tôi lên thay, thế là cầu danh ư? Danh là khách của cái thực (3), tôi đóng cái vai khách sao? Con chim tiêu lieu (một loài chim nhỏ) , làm tổ trong rừng, chiếm bất quá một cành cây; con “yển thử” (4) uống nước sông, bất quá đầy bụng thì thôi. Xin nhà vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu. Nếu người bếp mà không biết nấu ngướng thì người đại diện cho người chết (5) và người chủ tế cũng không bỏ chức vụ của mình mà thay người bếp được.

Nguyễn Hiến Lê dịch

CHÚ THÍCH

(1) Hứa Do: là một ẩn sĩ thời cổ, tự là Vũ Trọng, tương truyền vua Nghiêu nhường ngôi cho ông, ông không nhận, trốn vào núi ở.
(2) Vua Nghiêu trọng Hứa Do như bậc thầy mình nên gọi là “phu tử”
(3) Nghĩa là danh chỉ là “hư”
(4) Yến có nghĩa là tiềm phục, nép. Có sách bảo yển thử là một con vật hình giống con bò; Liou Kia Hway dịch là con tapir (con mạch).
(5) Nguyên văn là “thi”, người đại diện người chết trong tang lễ để con cái khi tế thấy như cha mẹ còn ngồi đó; do đó mà sau trỏ cái thây.

-Nguồn : Hoa Sơn



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 29/Mar/2009 lúc 2:46am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 9:08am

TIÊU DAO DU [3]

CHƯƠNG MỘT

THẢNH THƠI TỰ TẠI

【逍遙遊第一】  

肩 吾問於連叔曰:「吾聞言於接輿,大而無當,往而不返。吾驚怖其言,猶河漢而無極也,大有徑庭,不近人情焉。」連叔曰:「其言謂何哉?」曰︰「藐姑射之山, 有神人居焉,肌膚若冰雪,淖約若處子。不食五穀,吸風飲露。乘雲氣,御飛龍,而遊乎四海之外。其神凝,使物不疵癘而年穀熟。吾以是狂而不信也。」連叔曰: 「然,瞽者無以與乎文章之觀,聾者無以與乎鐘鼓之聲。豈唯形骸有聾盲哉?夫知亦有之。是其言也,猶時女也。之人也,之德也,將旁礡萬物以為一世蘄乎亂,孰 弊弊焉以天下為事!之人也,物莫之傷,大浸稽天而不溺,大旱金石流土山焦而熱。是其塵垢秕糠,將猶陶鑄堯舜者也,孰肯以物為事!」
  宋人資章甫而適越,越人斷髮文身,無所用之。堯治天下之民,平海內之政。往見四子藐姑射之山,汾水之陽,窅然喪其天下焉。

PHIÊN ÂM

Kiên Ngô vấn ư Liên Thúc viết :「ngô văn ngôn ư Tiếp Dư ,đại nhi vô đang đương ,vãng nhi bất phản .ngô kinh bố kì ngôn ,do Hà Hán nhi vô cực dã ;đại hữu kính đình ,bất cận nhân tình yên .」
Liên Thúc viết :「kì ngôn vị hà tai ?」
Viết :「Diểu cô xạ chi sơn ,hữu thần nhân cư yên .cơ phu nhược băng tuyết ,náo ước nhược xứ tử ;bất thực ngũ cốc ,hấp phong ẩm lộ ;thừa vân khí ,ngự phi long ,nhi du hồ tứ hải chi ngoại .kì thần ngưng ,sử vật bất 疪 (tì) lệ nhi niên cốc thục . Ngô dĩ thị cuồng nhi bất tín dã .」
Liên Thúc viết :「nhiên ,cổ giả kí dĩ dữ hồ văn chương chi quán (quan) ,lung giả kí (vô) dĩ dữ hồ chung cổ chi thanh (thinh) . Khởi duy hình hài hữu lung manh tai !phu tri diệc hữu chi . Thị kì ngôn dã , do thời nhữ dã . Chi nhân dã ,chi đức dã ,tương bàng bạc vạn vật dĩ vi nhất ,thế kì hồ loạn ,thục tệ tệ yên dĩ thiên hạ vi sự !chi nhân dã ,vật mạc chi thương ,đại tẩm khể thiên nhi bất nịch ,đại hạn kim thạch lưu thổ sơn tiêu nhi bất nhiệt . Thị kì trần cấu bệ khang, do đào chú Nghiêu Thuấn giả dã , thục khẳng dĩ vật vi sự !」
Tống nhân tư chương phủ nhi thích Việt ,Việt nhân đoạn phát văn thân ,vô sở dụng chi . Nghiêu trị thiên hạ chi dân ,bình hải nội chi chánh,vãng kiến tứ tử miểu Cô Xạ chi sơn ,phần thuỷ chi dương ,yểu nhiên táng kì thiên hạ yên .

DỊCH NGHĨA

Kiên Ngô hỏi Liên Thúc:
- Tôi thấy Tiếp Dư nói những lời khoa đại và không xác thực, đi mà không trở về, tôi sợ rằng những lời đó không biết đâu là cùng như dải Ngân hà, quái đản, bất cận nhân tình.
Liên Thúc hỏi:
- Ông ấy nói gì?
- Trên núi Cô Dạ xa xôi, có thần nhân ở, da họ trong trắng như băng tuyết, họ đẹp đẽ, mềm mại như gái trinh. Họ không ăn ngũ cốc, chỉ hít gió uống sương mà sống; họ cưỡi mây và rồng bay mà đi chơi khắp ngoài cõi bốn bể. Họ định thần mà làm cho vạn vật không bị bệnh tật, mùa màng năm nào cũng trúng. Tôi cho là nói bậy, không tin.
Liên Thúc bảo:
- Đúng vậy! kẻ đui không thấy được những màu sắc, đường nét đẹp đẽ, kẻ điếc không nghe được tiếng chuông, tiếng trống. Nào phải chỉ hình hài mới đui điếc, trí tuệ cũng đui điếc nữa. Lời đó là nói về anh đấy. Những thần nhân đó có đức cao nên hòa đồng được với vạn vật.
Người đời có cầu họ trị nước, họ cũng không thèm . Chịu khó nhọc về việc cõi tục này. Không có vật gì có thể làm hại họ được; nước có dân lên tới trời, họ cũng không bị chết đuối; trời có đại hạn tới nỗi kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng. Dùng những trần cấu, cặn bã của họ có thể tạo thành những người như Nghiêu, Thuấn. Họ đâu có chịu lo những việc trần tục của chúng ta.
Một người nước Tống đem mũ lễ qua nước Việt bán. Nhưng người nước Việt cắt tóc, xâm mình, đâu có dùng những mũ ấy.
Vua Nghiêu trị dân, bình định hải nội rồi, bèn lên núi Cô Dạ ra mắt bốn hiền nhân [là Hứa Do, Niết Khuyết, Vương Nghê, Bị Y]. Khi trở về tới phía Bắc sông Phần (1), ông không biết gì nữa, quên mất thiên hạ của ông (2).

Nguyễn Hiến Lê dịch

CHÚ THÍCH

(1) Sông Phần nay ở tỉnh Sơn Tây.
(2) Vì bị bốn hiền nhân đó cảm hóa, không muốn trị dân theo chính sách hữu vi của mình nữa, mà chỉ muốn vô vi.


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 9:10am

TIÊU DAO DU [4]

CHƯƠNG MỘT

THẢNH THƠI TỰ TẠI

【逍遙遊第一】  

惠 子謂莊子曰:「魏王貽我大瓠之種,我樹之成而實五石。以盛水漿,其堅不能自舉也。剖之以為瓢,則瓠落無所容。非不呺然大也,吾為其無用而掊之。」莊子曰: 「夫子固拙於用大矣。宋人有善為不龜手之藥者,世世以洴澼絖為事。客聞之,請買其方百金。聚族而謀曰:『我世世為洴澼絖,不過數金;今一朝而鬻技百金,請 與之。』客得之,以說吳王。越有難,吳王使之將。冬,與越人水戰,大敗越人,裂地而封之。能不龜手,一也;或以封,或不免於洴澼絖,則所用之異也。今子有 五石之瓠,何不慮以為大樽而浮乎江湖,而憂其瓠落無所容?則夫子猶有蓬之心也夫!」。

PHIÊN ÂM

Huệ tử vị trang tử viết :「Ngụy vương di ngã dĩ đại hồ chi chủng ,ngã thụ chi thành nhi thật ngũ thạch . Dĩ thạnh thuỷ tương ,kì kiên bất năng tự cử dã . Phẫu chi dĩ vi biều ,tắc hồ lạc vô sở dung . Phi bất hiêu nhiên đại dã ,ngô vi kì vô dụng nhi bẫu chi .」
Trang tử viết :「phu tử cố chuyết ư dụng đại hĩ ,Tống nhân hữu thiện vi bất quy thủ chi dược giả ,thế thế dĩ bình phích khoáng vi sự . Khách văn chi ,thỉnh mãi kì phương bách kim . Tụ tộc nhi mưu viết :『ngã thế thế vi bình phích khoáng ,bất quá sổ kim ;kim nhất triêu nhi chúc kĩ bách kim ,thỉnh dữ chi .』Khách đắc chi ,dĩ thuyết Ngô vương . Việt hữu nạn ,Ngô vương sử chi tướng ,đông, dữ Việt nhân thuỷ chiến ,đại bại Việt nhân ,liệt địa nhi phong chi . Năng bất quy thủ ,nhất dã ;hoặc dĩ phong ,hoặc bất miễn ư bình phích khoáng ,tắc sở dụng chi dị dã . Kim tử hữu ngũ thạch chi hồ ,hà bất lự dĩ vi đại tôn nhi phù hồ giang hồ ,nhi ưu kì hồ lạc vô sở dung. Kim tử hữu ngũ thạch chi hồ, hà bất lự dĩ vi đại tôn nhi phù hồ lạc vô sở dung? tắc phu tử do hữu bồng chi tâm dã phu !」

DỊCH NGHĨA

Huệ tử bảo Trang tử:
- Vua Ngụy cho tôi một hột giống bầu lớn, tôi đem trồng được những trái chứa được năm thạch (1). Dùng cả một trái để chứa nước thì nó không đủ cứng để chịu được, khiêng đi sẽ bể; nếu xẻ nó thành nhiều phần thì lại nông quá, không chứa được bao nhiêu. Thành thử tuy nó lớn mà vô dụng, cho nên tôi đã đập bỏ.
Trang tử bảo:
- Vậy là ông vụng sử dụng những vật lớn rồi. Một người nước Tống chế được một thứ thuốc bôi ngón tay cho khỏi nứt nẻ. Gia đình người đó đời đời làm công việc đập lụa. Một người lạ hay tin, lại trả một trăm đồng tiền vàng để mua phương thuốc. Người đó họp cả họ lại, bảo: “Chúng ta đời đời đập lụa, chỉ kiếm được vài đồng tiền vàng. Bây giờ chỉ trong một buổi có thể thu được một trăm đồng. Nên bán cho họ đi”. Người lạ kia được phương thuốc rồi, lại thuyết vua Ngô. Lúc đó nước Việt đang gây chiến với Ngô, vua Ngô bèn phong người đó làm tướng. Mùa đông, hai bên thủy chiến với nhau, Việt đại bại (2) phải cắt đứt cho Ngô, vua Ngô đem đất đó phong cho ông ta.
Cùng dùng một thứ thuốc mà người thì được phong đất, kẻ vẫn phải đập lụa, chỉ vì cách dùng khác nhau. Nay ông có trái bầu chứa được năm thạch, sao không nghĩ cách dùng nó làm một trái nổi để qua sông, hở? Phàn nàn rằng xẻ ra thì nó nông quá, không chứa gì được, chính là vì lòng của ông không thông đạt (3) đấy

Nguyễn Hiến Lê dịch

CHÚ THÍCH

(1) Một thạch bằng một trăm thưng, khoảng mười đấu.
(2) Vì thủy quân Việt không có thuốc đó, tay nứt nẻ cả, không chiến đấu được.
(3) Nguyên văn hữu bồng chi tâm. Liou Kia Hway dịch là esprit léger, nhẹ dạ, không biết suy tính.


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 9:24am

TIÊU DAO DU [5]


CHƯƠNG MỘT

THẢNH THƠI TỰ TẠI

【逍遙遊第一】  

惠 子謂莊子曰:「吾有大樹,人謂之樗。其大本臃腫而不中繩墨,其小枝卷曲而不中規矩。立之塗,匠者不顧。今子之言,大而無用,眾所同去也。」莊子曰:「子獨 不見狸狌乎?卑身而伏,以候敖者;東西跳梁,不避高下;中於機辟,死於罔罟。今夫斄牛,其大若垂天之雲。此能為大矣,而不能執鼠。今子有大樹,患其無用, 何不樹之於無何有之鄉,廣莫之野,彷徨乎無為其側,逍遙乎寢臥其下。不夭斤斧,物無害者,無所可用,安所困苦哉!」。

PHIÊN ÂM

Huệ tử vị Trang tử viết :「ngô hữu đại thụ ,nhân vị chi xư ,kì đại bổn ủng thũng nhi bất trung thằng mặc ,kì tiểu chi quyển khúc nhi bất trung quy củ . Lập chi đồ ,tượng giả bất cố . Kim tử chi ngôn ,đại nhi vô dụng ,chúng sở đồng khứ dã .」
Trang tử viết :「tử độc bất kiến li tinh hồ ? ti thân nhi phục ,dĩ hậu ngao giả ,đông tây khiêu lương ,bất tị cao hạ ,trúng ư cơ tịch ,tử ư võng cổ . Kim phu thai ngưu ,kì đại nhược thuỳ thiên chi vân ,thử năng vi đại hĩ ,nhi bất năng chấp thử . Kim tử hữu đại thụ ,hoạn kì vô dụng ,hà bất thụ chi ư kí hà hữu chi hương 、quảng mạc chi dã ,bàng hoàng hồ vô vi kì trắc ,tiêu dao hồ tẩm ngoạ kì hạ ;bất yểu cân phủ ,vật vô hại giả ,vô sở khả dụng ,an sở khốn khổ tai !」

DỊCH NGHĨA

Huệ tử bảo Trang tử:
- Có một cây lớn gọi là cây xư (1). Thân nó nổi u, chỗ lồi chỗ lõm, không dùng dây mực của thợ mộc mà vạch đường được; cành nhỏ của nó cong queo không dùng cái qui (2) và thước vuông để xẻ được. Nó mọc ở ngay bên đường mà không một người thợ mộc nào thèm ngó tới. Thuyết của ông cũng vậy, rộng lớn mà không dùng được, nên không ai theo.
Trang tử đáp:
- Ông có thấy con li tinh (3) không? Nó nép mình để rình mồi, nó nhảy qua đông qua tây, chẳng kể cao thấp, nhưng có ngày nó cũng chết vì bẫy, vì lưới. Còn con thai ngưu (4) thân lớn như đám mây trên trời mà không bắt nổi một con chuột. Ông có một cây lớn mà lo rằng nó vô dụng. Sao không trồng nó ở chỗ hư vô tịch mịch, trong cánh đồng mênh mông, để những kẻ nhàn rỗi thơ thẩn dạo chung quanh thảnh thơi ngủ dưới bóng mát của nó? Nó không sợ bị búa rều đốn, hoặc bị ngoại vật làm hại. Nó không dùng được vào việc gì, thì tai họa làm sao mà đến ? (5)

Nguyễn Hiến Lê dịch

CHÚ THÍCH

(1) Một thứ cây lớn mà gỗ xấu, không dùng được.
(2) Cái compa
(3) Có sách cho là hai con vật: con mèo rừng và con chồn (hoặc con chó sói); Liou Kia hway dịch là con belette, một loài cầy.
(4) Liou Kia hway dịch là con yack, một loại trâu ở Trung Á.
(5) Vương Phu Chi, Diệp Ngọc Lân và Hoàng Cẩm Hoành đều hiểu như vậy, riêng Liou Kia hway dịch là: thì sao lại làm cho ông lo nghĩ? (nguyên văn: an sở khốn khổ tai?)

NHẬN ĐỊNH

Lão tử và Trang tử là hai triết gia làm tốn giấy mực cho đời sau nhiều nhất: mỗi nhà ít gì cũng được cả trăm người khác chú giải. Một phần là vì triết thuyết của họ rất sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới tư tưởng và đời sống Trung Hoa. Nhưng nguyên nhân chính là văn của họ cô đọng quá, hàm súc quá, có thể hiểu được nhiều cách, nhiều chỗ không ai biết chắc được họ muốn nói gì, đành phải suy đoán. Hai bộ Đạo Đức Kinh và Trang tử Nam Hoa Kinh so với hai bộ Luận ngữ và Mạnh tử về phương diện sáng sủa thực khác nhau xa quá: một bên mù mờ bao nhiêu, một bên sáng sủa bấy nhiêu.
Tóm tắt ý chính trong chương Tiêu Dao Du, Diệp Ngọc Lân dẫn lời của Vương Tiên Khiêm (tức Vương Ích Ngô, một triết gia đời Thanh), cho “tiêu dao tự tại là siêu thoát ra ngoài thế vật, theo lý thiên nhên”. Ý đó giống ý của Quách Tượng (học giả đời Tấn, tự là Tử Huyền, cùng với Hướng Tú là những người đầu tiên chú giải Trang tử) trong câu này: “Vật tuy lớn nhỏ khác nhau (…) nhưng mỗi loài cứ theo thiên tính của mình, làm theo khả năng của mình…” thì là tiêu dao. “Theo lý tự nhiên” hay “theo thiên tính” thì cũng vậy.
Nhưng theo Hoàng Cẩm Hoành lại bác ý của Quách Tượng, cho tiêu dao là “vô vi”, vì Hoàng căn cứ vào câu “Bậc chí nhân thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh” ở cuối bài một. (Chí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh).
Vương phu chi (tức Vương Thuyền Sơn, một triết gia danh tiếng đời nhà Thanh) cũng cho rằng phải theo thiên tính của mình (như con chim cưu chỉ bay lên ngọn cây, có khi còn không tới, mà không vì vậy ganh tị với con chim bằng, bay cao được tới chín vạn dặm), nhưng lại chú trọng tới điều kiện này là không phải tùy thuộc cái gì (vô sở đãi) thì mới thực thảnh thơi. Con chim bằng phải tùy thuộc lớp không khí dầy ở dưới nó; Liệt tử cưỡi gió mà bay thật nhẹ nhàng, khoan khoái, nhưng vẫn phải tùy gió nổi lên mới bay được, như vậy chưa thực là tiêu dao. Hễ còn tùy thuộc một cái gì thì chưa được hoàn toàn tự do, làm sao mà thảnh thơi được? Liou Kia hway chắc cũng nghĩ như Vương Phu Chi nên dịch “Tiêu dao du” là “liberté naturelle” (sự tự do thiên nhiên).
Như vậy chúng ta đã có ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại rồi.
- Phải thuận thiên tính.
- Không tuỳ thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do).
- Vô vi (không lập công, không cầu danh, quên mình đi, tức siêu thoát ra ngoài thế vật để khỏi tuỳ thuộc thế vật); như Hứa Do trong bài 2 là đã tiêu dao; vua Nghiêu trong bài đó chưa tiêu dao, nhưng trong bài 3, khi ở núi Cô Dạ về, chịu ảnh hưởng của bốn vị thần nhân mà quên mất thiên hạ của mình, lúc đó mới được tiêu dao. Quan niệm vô vi này Trang đã mượn của Lão mà còn tiến xa hơn Lão nữa. Theo tôi còn thêm một điều kiện nữa.
- Muốn được tuyệt đối tiêu dao thì phải hoà đồng với vạn vật, như các thần nhân trên núi Cô Dạ (bài 3), lúc đó sẽ chế ngự được lục khí để ngao du trong vũ trụ vô biên (bài 1), nước lửa đều không làm hại mình được (bài 3). Tôi ngờ rằng Trang tử ở đây đã chịu ảnh hưởng của Liệt tử.
Bốn điều kiện kể trên là ý chính trong chương này. Ngoài ra còn vài ý phụ nữa như là “vô tài thì toàn mệnh được, như cây xư (bài 5), “tiểu trí không hiểu được đại trí, như con ve sầu, con chim cưu, con cút cười con chim bằng (bài 1)”, “khéo dùng vật thì không vật nào là vô dụng (bài 4,5); mà chỉ hạng đại trí mới biết dùng những vật tầm thường vào những việc lớn (bài 4).

Nguyễn Hiến Lê


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 10:13am

Nam Hoa kinh


 Nam Hoa kinh (南華經) hay còn gọi Trang tử (莊子), Nam Hoa chân kinh (南華真經) là cuốn sách triết học nổi tiếng thường được cho là của thời Trang ChâuChiến Quốcviết. Cuốn sách ngoài giá trị triết lý còn có giá trị nghệ thuật rất cao, được Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất tronglục tài Tử thư của Trung Quốc.

I / Nguồn Gốc :

Theo truyền thuyết, Nam Hoa kinh được Trang Châu viết khi ông vào ở ẩn tại núi Nam Hoa thuộc nước Tống thời xưa. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, ngoại trừ Nội thiên, phần lớn sách Nam Hoa (tạp thiên, ngoại thiên) không phải do Trang tử viết mà là của hậu thế thêm vào. Sách được viết vào lúc nào, không ai nói chắc vì chính Trang tử cũng không ai chắc là sinh mất vào năm nào.

 II/ Nội dung

1/ Nội Thiên
2/ Ngoại Thiên
3/ Tạp Thiên

Nội thiên

Đây là chương tối quan trọng trong toàn bộ tác phẩm, diễn đạt tư tưởng thái thậm vô vi của Trang Châu qua lời văn rất hàm súc, uyển chuyển ý tứ thoáng đạt và trí tưởng tượng hùng hậu. Nội thiên được nhiều người tin là của Trang tử viết nhất, gồm 7 thiên có tựa đề:

  • Tiêu dao du: Nghĩa là đi chơi, phần này văn chương rất bay bổng. Mượn hình ảnh con chim Bằng, con cá Côn để ví cái sự tự tại mà người ta nên hướng tới. Theo Vương Tiên Khiêm: "tiêu dao tự tại là siêu thoát ra ngoài thế vật, theo lý thiên nhiên". Theo Quách Tương, thì tiêu dao theo quan niệm của Trang là "Vật tuy lớn nhỏ khác nhau (...) nhưng mỗi loài cứ theo thiên tính của mình, làm theo khả năng của mình". Học giả  Nguyễn Hiến Lê viết sách bình chú cho đoạn này, ghi ra ba điều kiện của sự tiêu dao tự tại:

- Phải thuận thiên tính - Không tùy thuộc một cái gì (phải được hoàn toàn tự do) - Vô vi - Hòa đồng với vạn vật.

Tuy nhiều nhà kiến giải bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí phản bác, song đa số đều cho rằng đoạn này có văn chương đẹp nhất. Đoạn văn sau đây rất nổi tiếng trong Tiêu dao du, được viết với trí tưởng tượng hùng hậu không một văn gia cùng thời nào sánh kịp:

Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành.
Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: "Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?.
Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?
  • Tề vật luận: Nghĩa là luận về sự bình đẳng của vạn vật. Thiên gồm nhiều bài luận triết có giá trị, được nhiều người cho là quan trọng và là thiên huyền diệu nhất trong nội thiên. Theo Trang tử, muốn đạt tới sự Tiêu dao du thì phải xem vạn vật bình đẳng, xem rộng ra sẽ thấy sống chết như nhau, giàu nghèo không khác, xấu đẹp cũng vậy... Từ đó sẽ thấy tham sống, tham giàu, tham đẹp... là sai, vì mỗi hoàn cảnh, mỗi vật có một giá trị riêng của nó, tất cả đều nằm trong Đạo. Trang tử còn nói lên sự vô ích của tranh luận trong đoạn văn thứ 12: hai người tranh luận, đều tự cho mình là phải, vậy tranh luận làm gì ? Mời người thứ ba đến lại càng làm cho sự việc thêm khó giải quyết nữa, vì người thứ ba cũng sử dụng quan điểm riêng của mình để phân phải trái. Càng tranh biện càng làm cho chân lý mờ tối, vì thành kiến: "Đạo bị thành kiến nhỏ nhen che lấp, lời nói bị sự hoa mỹ phù phiếm che lấp". Ông đưa ra 1 thuyết nói về sự tương đối của vạn vật, vạn vật đồng nhất, chỉ tại thành kiến mà trông như khác; 1 vật vô dụng ở chỗ này nhưng hữu dụng ở chỗ khác, nơi này thấy xấu nhưng nơi kia thấy đẹp.

Trong phần Tề vật luận có bài cuối cùng thường được người sau gọi là Mộng Hồ Điêp ( *) hay Trang Chu mộng hồ điệp là một đoạn văn nổi tiếng kim cổ. Câu "Không biết Châu chiêm bao là bướm hay bướm chiêm bao là Châu" (不知周之夢為胡蝶與?) rất thú vị, với lẽ "Bướm chiêm bao là Châu" thì cả cuộc đời phức tạp chỉ nằm trong một giấc mơ của con bướm mà thôi. Nguyên văn:

昔者莊周夢為胡蝶,栩栩然胡蝶也。【自喻適志與!】不知周也。俄然覺,則蘧蘧然周也。不知周之夢為胡蝶與?胡蝶之夢為周與?【周與胡蝶則必有分矣。】此之謂物化。

Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch:

Xưa Trang Châu chiêm bao thấy mình là bướm vui phận làm bướm, tự thấy thích chí, không còn biết có Châu nữa. Chợt tỉnh giấc, thì lại thấy mình là Châu. Không biết Châu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Châu? Châu và bướm ắt phải có tánh phận khác nhau. Đó gọi là Vật hóa.

Tích này được nhắc đến rất nhiều trong văn chương về sau, như trong bài Cầm Sắt của Lý thương Ẩn đời Đường có câu:

Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp

Nghĩa là Trang Chu một sớm nọ mơ thấy mình là bướm.

  • Dưỡng sinh chủ:
  • Nhân gian thế:
  • Đức sung phù:
  • Đại tôn sư:
  • Ứng đế vương:

Nguồn : Bách khoa toàn thư

(còn tiếp )

Chúthích (*):

Mộng hồ điệp (夢胡蝶) hay Trang Chu mộng hồ điệp (莊周夢胡蝶) là tên người ta đặt cho một đoạn văn trong sách  Trang Từ của Trung Quốc. Đoạn văn này rất nổi tiếng, nó đã trở thành một điển tích thường dùng trong văn chương xưa ở  Trung Quốc và  Việt Nam

Nguyên văn:

昔者莊周夢為胡蝶,栩栩然胡蝶也。【自喻適志與!】不知周也。俄然覺,則蘧蘧然周也。不知周之夢為胡蝶與?胡蝶之夢為周與?【周與胡蝶則必有分矣。】此之謂物化。

Hán Việt:

Tích giả Trang Chu mộng vi hồ điệp, hủ hủ nhiên hồ điệp dã. [Tự dụ thích chí dư!] bất tri Chu dã. Nga nhiên giác, tắc cừ cừ nhiên Chu dã. Bất tri Chu chi mộng vi hồ điệp dư? hồ điệp chi mộng vi Chu dư? [Chu dữ hồ điệp tắc tất hữu phân hĩ.] Thử chi vị vật hóa.

Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:

Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó gọi là "vật hoá".



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 27/Apr/2009 lúc 10:25am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.