Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Message Icon Chủ đề: Biến trấu thành củi Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: Biến trấu thành củi
    Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 10:15pm

 

Ông Nguyễn Thành Tâm ở Gò Công đã làm ra chiếc máy ép biến trấu thành “củi”. Khoa công nghệ trường đại học Cần Thơ cải tiến, nâng cao tính năng máy. Trong thời buổi giá gas, giá điện tăng, mua 2kg củi trấu, tốn 2.000đ có thể nấu xong bữa cho bốn người ăn.

Thông tin chung:

 

Nguyễn Thành Tín

Email:

nguyenthanhtin20473050@yahoo.com

Thông tin bổ sung

Số điện thoại

0919277530

Địa chỉ

99/1 Trần Hưng Đạo tx Gò Công

 



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 18/Mar/2009 lúc 10:32pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 10:18pm
Củi Trấu– sản phẩm mới bảo vệ môi trường ở ĐBSCL
Sản xuất củi trấu
Một sáng kiến mới đã được đưa vào cuộc sống để cải thiện môi trường, bằng cách tận dụng phế liệu, phế phẩm và cây lục bình và trấu đốt để sản xuất chất cho ba con nghèo ở ĐBSCL đó là sản phẩm củi trấu.

Nhiều tuyến kinh rạch ở vùng ĐBSCL đang “chết nghẹt” vì lục bình. Những nhà máy xay xát thải ra trấu; các hộ chăn nuôi thải ra chất thải… gây ô nhiễm. Những chất thải “tai họa” đó hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài nguyên giúp nông dân thoát nghèo, đồng thời góp phần cải thiện môi trường sống. Đó là những mục tiêu mà dự án VIE/020- Dự án “Sản xuất nông thủy sản bền vững và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải” (gọi tắt là dự án bèo lục bình). Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, nên trấu rất nhiều ở Vĩnh Long trấu dùng làm nhiên luệu đốt lò gạch, gốm. Còn các tỉnh khác chưa tận dụng.

Với Dự án VIE/020- sản xuất nông- thủy sản bền vững và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải (dự án) của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An thì trấu đã trở thành phụ gia chính trong thành phần củi trấu. Dự án tái tạo năng lượng từ lục bình và chất thải do Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với Luxembourg và tỉnh Hậu Giang thực hiện.  

Theo khảo sát của dự án, hàng năm, các nhà máy xay xát của tỉnh Hậu Giang thải ra khoảng 220.000 tấn trấu. Hiện nay, chủ yếu vỏ trấu được dùng để làm chất đốt dưới dạng đốt trực tiếp bởi trấu có khả năng cháy và sinh nhiệt tốt. Trung bình mỗi ngày, mỗi nhà máy xay xát thải ra 24,5 tấn trấu. Lượng trấu thải ra không được tiêu thụ ngay, phải ứ đọng lại. Các nhà máy sẽ un trấu thành tro, đổ thành đống cao. Do đó, sản xuất bánh than củi trấu sẽ góp phần giải quyết vấn đề này.

Củi trấu thành phẩm
Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong (phụ trách kỹ thuật môi trường vận hành hầm ủ biogas) đưa chúng tôi tới chiếc máy ép củi trấu. Máy ép củi trấu sơn màu xanh môi trường được sản xuất tại Gò Công (Tiền Giang) mà trung tâm mới mua về hơn tháng nay. Giá máy ép củi trấu 15 triệu đồng, cùng động cơ điện 3 pha 15 mã lực giá 5 triệu đồng. Máy ép củi trấu có công suất 70-80 kg củi/giờ, tiêu thụ điện 6-7 KW/h. Cứ 1,05 kg trấu thì cho ra 1 kg củi trấu. Chỉ cần cho trấu vô họng máy, qua bộ phận ép thì máy “nhả” ra những thanh củi bốc hơi nóng hổi. Củi trấu có đường kính 73 mm, dài từ 0,5-1 m. Thanh củi trấu dài 21 cm, nặng 1 kg. Cứ 1 kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người. Củi trấu được làm từ lục bình, trấu và chất phụ gia (chưa tiết lộ).

Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong cho biết, củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp bằng trấu hoặc than đá. Cũng như các loại chất đốt khác, củi trấu có thể nấu bất cứ món ăn nào, kể cả các loại đồ nướng. Củi trấu rất “dễ tính”, có thể sử dụng cho lò trấu truyền thống, cà ràng, bếp than, bếp than đá... Trước khi nấu, người ta chặt củi trấu thành vài miếng dày khoảng 3 mm để nhóm bếp. Anh Trần Thành Chắc (ấp Hòa Đức, xã Hòa An), và chị Nguyễn Thị Bé Tư (ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An) người đã sử dụng củi trấu do trung tâm sản xuất cho biết: “Củi trấu rất dễ nhóm bếp, bắt lửa nhạy như nhóm bằng vỏ dừa”. Nhà anh chặt củi trấu thành miếng nhỏ để nhóm bếp, sau đó cho nguyên thanh vào bếp lò như nấu bằng củi cây trước đây. Tiện nhất là củi trấu nhóm không có khói, khi cháy thì cháy hết, không lãng phí chút nào”.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong cho biết, từ khi đi vào hoạt động tới nay, đã có nhiều người từ Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ tìm đến mua củi trấu về sấy bột khoai mì. Ông Nguyễn Văn Trường (xã Long Trị, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) chủ cơ sở xay xát lúa gạo thì cho rằng máy ép trấu rất tiện và ít khói nhưng giá thành 1 kg củi trấu 1.000 đ là cao. Ông Trường đề nghị từ nay ông sẽ cung ứng trấu  từ nhà máy xay xát chở về trung tâm  với giá thành là 200 đ/kg, cộng tiền điện và tiền công lao động giá bán củi trấu hạ xuống còn khoảng 500/kg củi trấu để bà con dễ mua sử dụng.

Hy vọng, trong tương lai củi trấu sẽ là chất đốt phổ biến trong cộng đồng. Với những công nghệ được triển khai, lục bình nói riêng và các chất thải nông nghiệp nói chung sẽ không còn là mối đe dọa, gây ô nhiễm môi trường mà trở thành nguồn tài nguyên phong phú, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄN (Cần Thơ)

http://www.skhdt.vinhlong.gov.vn/web/View.aspx?ID=15319
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 10:20pm

Củi trấu thành phẩm (Ảnh: Hồng Diễm)

Máy biến trấu thành củi, nhưng củi chưa biến thành tiền

Máy ép củi trấu mở ra khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu trấu dồi dào ở ĐBSCL, chế biến thành nhiên liệu có giá cạnh tranh với than, củi, gas. Công nghệ sản xuất máy đã có, nhưng để đưa máy vào thị trường không dễ

Máy ép củi trấu khó mở rộng thị trường, dù đây là sản phẩm được đánh giá có khả năng tạo thêm nhiều giá trị gia tăng

Éo le

Hễ có công nghệ “đột phá” thì làm ăn mới dễ dàng. Nhưng diễm phúc đó không tới các cơ sở nhỏ. Ông Nguyễn Thành Tâm, ở Gò Công (Tiền Giang) đã mày mò làm ra chiếc máy gia nhiệt, ép dồn biến trấu thành “củi”. Khoa công nghệ trường đại học Cần Thơ cải tiến, nâng cao tính năng máy. Trong thời buổi giá gas, giá điện tăng, mua 2kg củi trấu, tốn 2.000đ có thể nấu xong bữa cho bốn người ăn… nghe khá lý tưởng. Vậy mà khi biết giá một chiếc máy làm củi trấu 15 - 20 triệu đồng thì những “nhà đầu tư” lại do dự.

Ông Vương Văn Bích, chủ nhà máy xay lúa ấp 3, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, từng khốn khổ vì trấu nói: “Tui sẽ mua thử một cái máy”. Mỗi ngày nhà máy này thải ra 2 - 4 tấn trấu; mỗi tháng xay 200 - 300 tấn lúa, trấu vun như cái núi, tràn xuống sông. Bán trấu cho lò gạch, lúc được giá thì 50.000đ/ghe. Nói một ghe chứ hốt bao nhiêu thì hốt để khỏi choán bến bãi”, ông Bích nói.

Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trung tâm Khuyến công Trà Vinh hứa hỗ trợ 20% vốn để khích lệ ông Bích mua một máy làm củi trấu, nhưng lần đầu tiên nghe nói trấu làm ra củi ông vẫn có vẻ ngần ngại vì hồi xưa ông đã nghe đồn ở Tân An, Trà Cú cũng có máy làm củi trấu nhưng không thấy ai khá lên.

Những cơ sở nhỏ như ông Tâm, khi làm được chiếc máy ép trấu có ưu thế hơn cả mẫu máy của Thái Lan lại lúng túng không biết làm thế nào để nó thành hàng hoá. Khi bán được hàng, số lượng lớn chừng nào càng khổ chừng nấy vì không có đủ vốn để làm. Ông Bích có sẵn nguồn trấu, ép thành củi băn khoăn nhất là “ai mua?”.

ThS Phạm Thị Vân, khoa công nghệ, trường đại học Cần Thơ, thuyết phục: sử dụng trấu để làm thành củi trấu là giải pháp vừa tiết kiệm vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Một cơ sở làm củi trấu ở Cần Thơ cung cấp củi trấu cho bếp ăn tập thể của các xí nghiệp, chi phí cho bữa ăn công nhân giảm xuống rõ rệt. ThS Vân nói: “Thị trường có thể chấp nhận giá bán 800 - 1.000đ/kg củi trấu vì chi phí thấp hơn than, củi. Chắc chắn rẻ hơn than tổ ong 500 - 700đ/kg”.

Trấu… nguyên liệu

Khi xay lúa, trấu tách khỏi hạt chiếm khoảng 20%. Mỗi năm ĐBSCL xay xát 18 - 20 triệu tấn lúa, lượng trấu thải ra ở ĐBSCL 3,6 - 4 triệu tấn trấu. Trấu đổ đống là chất thải, nhưng là nguyên liệu đầu vào cho máy làm củi trấu thì giá từ 100đ/kg lên 200 - 300đ/ kg.

Một dự án do Luxemburg tài trợ đã mua một chiếc máy ép củi trấu 15 triệu đồng, động cơ điện ba pha 15 HP giá năm triệu đồng để mở rộng cuộc vận động các nhà máy đầu tư máy ép củi trấu. Với công suất 70 - 80kg củi/h chỉ hao điện 6 - 7 kW/h, cứ 1,1kg trấu làm ra 1kg củi trấu, đường kính 73mm. Thanh củi trấu dài 21cm, nặng 1kg. Mỗi tháng cần 60 - 70kg củi trấu. Giá mỗi ký 1.000đ, gia đình bốn người chỉ tốn 60.000đ đến 70.000đ, tiết kiệm cả trăm ngàn đồng so xài gas (bình 12kg), ThS Vân khẳng định. Công ty Thai Boiler chứng minh 1kg trấu khi đốt tạo ra 3.400Kcal, bằng 1/3 năng lượng tạo ra từ dầu nhưng giá thấp hơn 25 lần.

Nhờ công nghệ gia nhiệt ép trấu thành củi, trấu được giá, nhưng đó là lý do khiến những ông chủ nhỏ do dự… khi giá trấu leo thang. Trong khi đó xưởng thực nghiệm của trường đại học Cần Thơ cũng khó sản xuất hàng loạt, phần vì mảnh đất hẹp cho công nghệ mới và vì chẳng có tiền để làm nhiều. Các giảng viên đại học đi vận động, tự nguyện chuyển giao công nghệ cho cộng đồng để tạo nhận thức “công nghệ sẽ thay đổi cuộc sống vốn eo hẹp và nhiều thách thức với bạn”. Nhưng đối với cơ sở nhỏ thì đầu tư 20 triệu là lớn, đối với nhà máy lớn thì máy ép củi trấu lại trở thành chuyện nhỏ.

bài và ảnh Hoàng Lan




Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 18/Mar/2009 lúc 10:25pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 10:35pm

củi trấu bên cạnh máy ép trấu.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 10:38pm
Củi trấu, loại nhiên liệu mới cho nông dân
 
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Đa dạng sinh học Hòa An, Hậu Giang, đã sản xuất loại củi từ trấu góp phần giải quyết nạn trấu ứ đọng tại các nhà máy xay xát đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường ĐBSCL.

Củi trấu được đun bình thường như các loại củi khác, sử dụng được với nhiều loại bếp, lò. Khi nấu, người sử dụng có thể chặt thanh củi trấu ra nhiều khúc ngắn. Thậm chí, củi trấu có thể chặt ra vài miếng mỏng châm lửa rất dễ cháy để nhóm bếp. Đặc biệt, đun củi trấu ít khói còn tỏa mùi thơm… như trấu và đượm hơn trấu.

Các thanh củi trấu đùn ra từ máy ép.

Củi trấu được làm ra bởi một chiếc máy ép chạy bằng điện ba pha. Trấu đổ vào phễu hứng phía trên, máy sẽ ép và đùn ra phía dưới những thanh củi tròn dài đến 1 mét. Thanh củi có đường kính 7,5 cm, hình vành khuyên với lỗ tròn ở giữa để dễ cháy.

Khoảng 20 cm củi trấu nặng 1 kg có thể nấu được bữa ăn cho bốn người. Công suất của máy 70-80 kg củi trấu/giờ và điện tiêu thụ 6-7 KW/h. 1,05 kg trấu làm ra 1 kg củi trấu.

Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Đa dạng sinh học Hòa An của trường Đại học Cần thơ tuy mới sản xuất củi trấu nhưng đã có nhiều người tìm mua. Khách hàng chủ yếu là chủ các lò sấy nông sản thực phẩm.

Hiện giá củi trấu hiện khoảng 1.000 đồng một kg, chưa kể giá thành vận chuyển. Tuy nhiên các kỹ sư của Trung tâm cho biết, "giá thành sẽ hạ nhiều nếu sản xuất số lượng lớn".

Mục tiêu của việc nghiên cứu là chuyển giao cho các nhà máy xay xát lúa hiện đang đau đầu với những đống trấu cao như núi. Những người thực hiện đề tài này hy vọng củi trấu sẽ đủ sức cạnh tranh với các chất đốt khác.

Theo Khoahoc

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.