Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Trung Hoa Cổ Đại Thập Đại Danh Khúc Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: Trung Hoa Cổ Đại Thập Đại Danh Khúc
    Gởi ngày: 17/Mar/2009 lúc 7:30am

Trung Hoa Cổ Đại Thập Đại Danh Khúc


Cổ nhạc Trung Quốc lưu truyền mười nhạc khúc nổi tiếng được xưng tụng “Trung Hoa thập đại danh khúc”. Mười nhạc khúc đó bao gồm:

1. Cao sơn lưu thuỷ
2. Quảng lăng tán
3. Bình sa lạc nhạn
4. Mai hoa tam lộng
5. Thập diện mai phục
6. Tịch dương tiêu cổ
7. Ngư tiều vấn đáp
8. Hồ gia thập bát phách
9. Hán cung thu nguyệt
10.Dương xuân bạch tuyết.

Đằng sau mỗi nhạc khúc là những giai thoại thú vị. Nghe nhạc khúc mà không biết nguyên nhân dẫn khởi nhạc khúc tất không thể đi đến tận cùng cái vi diệu của khúc ý. Mỗi nhạc khúc có những câu chuyện lịch sử và văn chương đằng sau chúng. Cần biết để có thêm hứng thú khi thưởng thức nhạc khúc.


“Cao sơn lưu thủy”


“Cao sơn lưu thủy” gắn liền với điển tích Sở Bá Nha- Chung Tử Kìỳ Tương truyền, hơn hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản “Cao sơn lưu thủy”, nhưng chỉ có một mình Chung Tử Kỳ biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, chí tại non cao, Tử Kỳ liền bảo “Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn” (Đánh đàn hay thay, vòi vọi tựa Thái Sơn). Bá Nha chí tại vực sâu, Tử Kì nhận ngay ra rằng “Đăng đăng hồ nhược lưu thủy” (Cuồn cuộn như nước chảy).



Khi Tử Kỳ lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa.

Bản “Cao sơn lưu thủy” lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong “Thiên văn các cầm phổ” (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn, phất, xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có danh xưng “Thất thập nhị cổn phất lưu thủy”.

Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh tượng kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi sáng.

Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển (6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp (đoạn 8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng và thú vị.

Thời nhà Đường, “Cao sơn lưu thủy” phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thủy thành 8 đoạn, thiên về lưu thủy, khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang mãi không thôi.

Lưu thủy hữu tình


Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó.

Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng và mơ màng. Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương… Có lẽ đây là không gian mà ta gọi là "Cao sơn".

Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa. Con nước chảy từ trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là "lưu thủy". Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm.

Bản nhạc không chỉ hay ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng để lắng nghe "Cao sơn lưu thủy", ta lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất. Một chút gì đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tầm hồn mình…

123

Cao sơn lưu thuỷ - 高山流水

Cầm phổ sớm nhất của nhạc khúc này được ghi trong Thần kỳ bí phổ. Giải thích về nhạc khúc này sách viết: “Cao sơn lưu thuỷ ban đầu chỉ có một đoạn, đến đời Đường nó được phân thành hai khúc nhạc giống nhau, không phân đoạn, đến đời Tống người ta mới phân Cao sơn thành 4 đoạn, lưu thuỷ thành 8 đoạn”.
Cao sơn lưu thuỷ gắn liền với một giai thoại về mối tình tri âm tri kỉ giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc( thế kỉ 4 tr.CN), Liệt Ngự Khấu, người nước Trịnh, trong Thang vấn, sách Liệt Tử chép: “ Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn’. Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay! mênh mang như sông nước’. Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc ư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ư tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ư mà người chơi gửi gắm, đạo lư này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.

123

Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Tấu xong, Chung Tử Kỳ ngay lập tức nói ra được ư tứ của mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: “ Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ư của các hạ cũng là ư của ta vậy”. Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi. Nhưng mà sách Liệt Tử hoàn toàn không nói tới chuyện Bá Nha, sau khi Chung Tử kỳ mất, không bao giờ chơi đàn nữa.
Vào khoảng thế kỷ thứ III tr.CN sách Lă Thị Xuân Thu, thiên Bản vị cũng ghi lại câu chuyện tương tự: “Bá Nha chơi đàn, Chung Tử Kỳ nghe. Đàn chơi mà chí để tại Thái sơn, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay tiếng đàn! Cao cao như núi Thái Sơn. Khi chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: ‘Hay thay tiếng đàn! Mênh mang như nước chảy. Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn, dứt dây đến tận cuối đời không chơi đàn; từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi là cầm giả nữa”. Lă Thị Xuân Thu nhìn chung giống với sách Liệt Tử, chỉ khác kết cục này: sau Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đến cuối đời không chơi đàn nữa.
Lă Thị Xuân Thu tuy không phải là một cuốn sử có độ xác tín cao, nhưng cùng với sách Liệt Tử trước đó thì nội dung không phải là hoàn toàn vô căn cứ. Vì chuyện Bá Nha sau khi Tử Kỳ mất không chơi đàn nữa nên đã có một câu chuyện đẹp được lưu truyền (tích "tri âm"). Bá Nha lúc sinh thời là một người nổi tiếng. Tuân Huống trong thiên Khuyến học cũng từng đề cập đến Bá Nha: “Cổ nhân chơi đàn thì cá cũng phải ngoi lên nghe, Bá Nha chơi đàn làm sáu ngựa dừng ăn”. Tuy lời lẽ có vẻ khoa trương nhưng tài năng của một đại âm nhạc gia như Bá Nha là không thể nghi ngờ.
Sau sách Liệt Tử và Lă Thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển, Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề,… đều viện dẫn câu chuyện này. Trong các tác phẩm này đều miêu tả Bá Nha với nội dung hết sức phong phú. Thí dụ như Sái Ung đời Đông Hán trong sách Cầm Tháo viết câu chuyện Bá Nha bái sư học thủ pháp “di tình” của cổ cầm. Đến đời nhà Minh Phùng Mộng Long trong phần khai quyển thiên thứ nhất là “Du Bá Nha suất cầm tạ tri âm”. Trong thiên tiểu thuyết này Bá Nha trở thành nhạc quan Du Bá Nha còn Chung Tử Kỳ trở thành tiều phu ở đất Hán Dương. Từ một điển tích thời cổ hơn trăm chữ đến đây từ nhân vật, địa điểm, đến tình tiết nhất nhất đều đă trở thành một thoại bản tiểu thuyết.
Cao sơn lưu thuỷ luôn gắn liền với thiên cổ giai thoại về Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Nó có thể lưu truyền hơn hai nghìn năm cũng là nhờ nó đă dung hội được những phẩm chất tinh túy của văn hoá Trung Hoa. Đoạn giai thoại kể trên có thể nói đã thể hiện được đầy đủ nhất văn hoá tinh thần về “thiên nhân hợp nhất, vật ngă lưỡng vong” của người Trung Quốc cổ đại. Vào đời Minh, Chu Quyền Thành trong sách Thần kỳ bí phổ đối với câu chuyện này đă giải thích rất kỹ: “ Hai khúc cao sơn, lưu thuỷ vốn chỉ là một khúc. Ban đầu chí để nơi núi cao, nói ư người nhân vui ở núi. Sau đó chí để tại dòng nước chảy, nói ư kẻ trí vui ở sông nước. “Nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thuỷ” Cao sơn lưu thuỷ đă ẩn chứa sự mênh mang của trời đất cũng như hồn cốt của sông núi, có thể nói đă đạt được cảnh giới tối cao của việc biểu hiện những chủ đề cổ nhạc Trung Quốc. Nhưng mà khúc nhạc Cao sơn lưu thuỷ của Bá Nha hoàn toàn không được lưu truyền hậu thế, người đời sau không hề được lĩnh hội cách xử lư tuyệt diệu của Bá Nha trong khúc nhạc. Sở dĩ người đời sau không ngớt lưu truyền câu chuyện vì đằng sau Cao sơn lưu thuỷ hoàn toàn là dụng tâm mà hướng đến khúc nhạc.
Giai thoại này được lưu truyền nguyên nhân trực tiếp là vì mối tình tri âm, tương tri, tương giao giữa hai người. Tri âm đă mất, Bá Nha đương nhiên đoạn huyền tuyệt âm. Nhạc Phi trong Tiểu trùng san chỉ một câu “Người tri âm thực ít, đàn không đứt thì biết lấy ai nghe” đă phản ánh chính xác tâm trạng của Bá Nha lúc bấy giờ. Việc quẳng đàn của Bá Nha thể hiện rất rõ chí của ông ta. Thứ nhất là việc làm thể hiện sự tôn trọng đối với người bạn đă mất, thứ nữa là vì tuyệt học của chính mình người đời không ai có khả năng lĩnh hội được nên biểu hiện sự buồn khổ và cô độc. Như thế thì Bá Nha tất là người thị tài ngạo vật, trác tuyệt khác người, khúc nhạc của Bá Nha là cao khúc nhưng cũng vì thế mà cô độc, phàm phu tục tử không thể lĩnh hội được sự linh diệu của nhạc khúc. Bá Nha đã cảm thấy thấu đáo sự cô độc, phát hiện ra rằng tri âm nơi trần thế thực khó tìm mà nhất thời cảm khái.
Cao sơn lưu thuỷ sở dĩ được các chư tử thời Xuân thu chiến Quốc nhiều lần ghi chép là vì bối cảnh của văn hoá sĩ đương thời. Thời Tiên Tần là giai đoạn bách gia tranh minh, nhân tài rất nhiều. Rất nhiều kẻ sĩ thời đó quan niệm rất đơn giản, hoàn toàn không nhất thiết phải trung với nước chư hầu mình sinh sống. Việc lưu động kẻ sĩ giữa các nước nhiều không kể xiết, họ luôn mong ngóng sự tri ngộ của bậc minh chủ. Họ hy vọng có thể gặp được người tri âm, có thể hiểu được mộng vương công chư hầu của mình, từ đó mà phát huy sở học của mình. Đó chính là mơ ước suốt mấy ngàn năm của người đọc sách. Nhưng mà có thế đạt được mục tiêu ấy có mấy người? Hầu hết họ đều một đời uổng phí tài năng không gặp được tri âm mà hoàn toàn vô danh, cũng có người ẩn thân nơi chợ nghèo, người thì đợi già chốn sơn lâm. Từ đó có thể thấy, Cao sơn lưu thuỷ được lưu truyền rất rộng thời Tiên Tần chính là vì điển tích phía sau nó ngụ ư một cuộc gặp gỡ kỳ diệu của đời người, cũng là sự bộc lộ sự oán trách thế nhân bạc bẽo, ngu dốt không biết đến nhân tài. Sở dĩ hàng trăm nghìn năm tới nó vẫn sẽ khơi gợi được những tiếng nói chung của không ít người cũng chính là ở những tình cảm ẩn chứa trong đó.


Hoa Hạ sưu tầm




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Mar/2009 lúc 5:31am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 4:32am
Cao Sơn Lưu Thủy



   

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 4:55am
2. Quảng lăng tán




Trong truyện Kiều, khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe tại vườn Thúy, có đoạn:

Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân


Câu đầu chính là để chỉ khúc "Quảng lăng tán" . Nhắc đến "Quảng lăng tán", thì phải nhắc đến hai câu chuyện, chuyện của thích khách Nhiếp Chính thời Chiến Quốc và chuyện của Kê Khang. Cha của Nhiếp Chính vì Hàn Vương mà đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát, Nhiếp Chính vì trả thù cha luyện đàn mười năm, nổi tiếng khắp nơi, được Hàn Vương triệu vào đàn. Nhiếp Chính nhân cơ hội này giết chết Hàn Vương rồi hủy dung tự tử để khỏi liên lụy thân nhân. Người đời sau vì cảm khái câu chuyện này mà soạn nên khúc "Quảng lăng tán". Sáu trăm năm sau, đời Ngụy Tấn, có Kê Khang là một nhạc gia nổi tiếng trong nhóm “Trúc Lâm thất hiền” đã phát triển khúc này thành một khúc nhạc tuyệt luân. Đương thời họ Tư Mã đang tiếm quyền Tào Nguỵ, Kê Khang tài giỏi nhưng tính cương liệt, đứng về phía nhà Nguỵ một mực tỏ thái độ không hợp tác với họ Tư Mã. Năm 262 tr.CN Kê Khang vì tội làm loạn triều chính đã bị chặt đầu giữa chợ, trước khi chết ông đã tấu khúc "Quảng lăng tán" một lần cuối cùng rồi thốt lên rằng: "Quảng Lăng Tán từ nay thất truyền!"


Quảng Lăng tán c̣òn có tên là Quảng Lăng chỉ tức, là một cổ cầm khúc mạnh mẽ sôi sục.Theo Trung Quốc âm nhạc sử lược của Lưu Đông Thăng th́ì Quảng Lăng tán xuất hiện vào cuối thời Đông Hán. Nghe nói Quảng Lăng tán là một tuyệt thế danh khúc, v́ì Nhiếp Chính hành thích Hàn vương mà khởi phát, sau v́ì Kê Khang chịu đại h́ình mà trở nên tuyệt thế. Do vậy nói đến Quảng Lăng tán người ta nói đến hai câu chuyện: một của Nhiếp Chính và một của Kê Khang.
Các đoạn của Quảng Lăng tán được phân thành: Tỉnh lý(quê hương của Nhiếp Chính), Thủ Hàn, Vong thân, Hàm chí, Liệt nữ, Trầm danh, Đầu kiếm, Tuấn tích, Vi h ành cùng toàn bộ quá tŕnh ám sát Hàn vương của Nhiếp Chính.
Sách Sử ký, quyển tám mươi sáu, Thích khách liệt truyện hai mươi sáu có viết, Nhiếp Chính là một dũng sĩ nổi tiếng người nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc. Lúc bấy giờ đại thần nước Hàn là Nghiêm Toại(tự là Trung Tử) có mâu thuẫn với Hàn tướng quân Hàn Khổi(tự là Hiệp Luỹ). Nghiêm Trung Tử dùng rất nhiều vàng bạc mua chuộc Nhiếp Chính giúp minh đi hành thích Hiệp Luỹ. Nhiếp Chính do cọ̀n mẹ già nên hết lần này đến lần khác cự tuyệt lễ vật của Nghiêm Trung Tử. Sau đó mẹ Nhiếp Chính mất. Nhiếp Chính an táng mẫu thân song đă đến gặp Nghiêm Trung Tử nói rằng ḿnh vốn dĩ là một đồ tể ở chợ Tỉnh c̣n Nghiêm Trung Tử là địa vị công hầu khanh tướng lại không quản ngại vạn dặm lấy nghì́n vàng cầu thỉnh, ơn đó Nhiếp Chính nhất định cần phải báo đáp, v́ì thế anh ta sẽ v́ì tri kỷ lấy cái chết để báo đáp. Nghiêm Trung Tử nói rằng ḿnh có hiềm khích với Hàn tướng quân Hiệp Luỹ. Ông ta rất muốn mời một thích khách đi ám sát Hiệp Luỹ nhưng mà Hiệp Luỹ là bậc quyền phụ của quốc quân nước Hàn, thế lực tột bậc khó ḷng có thể ám sát được. Nhiếp Chính nghe xong nhận lời Nghiêm Trung Tử đi ám sát Hiệp Luỹ.
Nhiếp Chính một mình một kiếm đến ấp đô nước Hàn. Lúc này Hiệp Luỹ đang ở trong tướng phủ. Mặc dù Hiệp Luỹ được bảo vệ bởi tầng tầng lớp lớp thị vệ nhưng Nhiếp Chính vẫn giết được ông ta dễ như lấy vật trong túi. Sách Sử kư một vài từ ngữ giản đơn đă ghi lại cuộc ám sát king hồn thất phách này: “Nhiếp Chính xông thẳng vào giểt chết Hiệp Luỹ . Tả hữu thét lớn. Nhiếp Chính không v́ì thế mà dừng lại c̣n giết thêm hàng chục người khác. Cuối cùng Nhiếp Chính quay kiếm về phía ḿình rạch mắt, khoét mắt, mổ bụng. Nhiếp Chính làm vậy mục đích là tránh không để cho ai nhận ra anh ta sau khi chết mà liên luỵ đến Nghiêm Trung Tử. Sau khi Nhiếp Chính chết thây bị phơi ngoài phố nhưng không ai nhận ra anh ta. Quốc quân nước Hàn treo thưởng cả trăm lạng vàng cho ai nói được tung tích của tên thích khách.
Sau đó chị của Nhiếp Chính là Nhiếp Vinh nghe nói có một thích khách giết chết Hàn tướng quân bị phơi thây ở trên phố, nghi là em trai của ḿình đă lập tức đến nước Hàn thăm ḍ thực hư. Nhiếp Vinh đến nơi th́ Nhiếp Chính đă bị hành h́ình, nhận ra em trai ḿnh Nhiếp Vinh khóc lớn. Nhiếp Vinh nói với mọi người đứng xem trên phố rằng: “Đây là Nhiếp Chính em trai tôi. Cậu ấy nhận lời Nghiêm Trung Tử đi ám sát Hiệp Luỹ. Để tránh liên luỵ cho tôi nên đă huỷ hoại khuôn mặt ḿình như thế này. Tôi không thể làm tổn hại thanh danh của cậu ấy”. Sau đó Nhiếp Vinh v́ì quá đau buồn mà chết.Việc Nhiếp Chính hành thích Hiệp Luỹ đương nhiên là một sự kiện có tầm ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ. Người các nước Tấn, Sở, Tề, Vệ,..sau khi nghe chuyện này đều rất tán thưởng cái khí khái kẻ sĩ chết v́ tri kỉ ở Nhiếp Chính, cũng không ngớt lời tán thưởng Nhiếp Vinh là liệt nữ, một nhi nữ yếu đuối, không sợ ngàn dặm hiểm nguy, đă giúp cho Nhiếp Chính được dương danh thiên hạ. Đồng thời cũng xưng tụng Nghiêm Trung Tử là kẻ “tri nhân năng đắc sĩ”.
Kẻ chủ mưu sát nhân, đứng sau tất cả mọi chuyện thực chất là Nghiêm Trung Tử. Cả Sử Ký lẫn Chiến Quốc sách đều nói về mâu thuẫn giữa Nghiêm Trung Tử và Hiệp Luỹ một cách khá trung lập. Chẳng hạn Sử Ký quyển tám sáu viết khá đơn giản: “Bộc dương Nghiêm Trung Tử làm Hàn Ai Hầu có mâu thuẫn với Hàn tướng quân Hiệp Luỹ”. Chiến Quốc sách, Hàn sách hai viết: “ Hàn Khổi là tướng nước Hàn, Nghiêm Toại đều được vua trọng thị. Hai người đâm ra ghen ghét lẫn nhau. Nghiêm Toại chính nghĩa nhất mực, thường hay bắt lỗi Hiệp Luỹ. Hàn Khổi v́ thế đă đe doạ ông ta ngay tại triều đ́nh. Nghiêm Toại khi đó đă phải rút kiếm tự vệ. Nhưng cũng v́ thế mà sợ Hiệp Luỹ trả thù đă đi khắp nơi tím người có thể ám sát Hiệp Luỹ”. Như thế có thể thấy đương thời hai người vốn đă như nước với lửa, không thể dung hoà. Có điều ai phải ai trái điều đó có ai không biết?
Đứng trên quan điểm hiện đại mà nói th́ việc ám sát của Nhiếp Chính là một hành vi rất nghiêm trọng. Nhiếp có thể nói là một phần tử vào loại tàn bạo nhất của chủ nghĩa khủng bố. Chiến Quốc sách có nói Nhiếp Chính đă sát thương Hiệp Luỹ ngay tại phủ của Hàn quốc quân Hàn Ai hầu. Sách Sử kư, phần Biểu cũn chỉ viết về sự kiện này bằng một câu: “ giặc giết Hàn tướng quân Hiệp Luỹ”. Danh tính Nhiếp Chính không hề được đề cập đến chỉ giản lược bằng một chữ giặc, rơ ràng bày tỏ thái độ chê bai và giận dữ đối với hành vi của thích khách. Nhưng cũng chính Tư Mă Thiên tại Chính khách liệt truyện, lại tỏ thái độ đồng t́nh và khẳng định đối với Nhiếp Chính. Bên cạnh đó Chiến Quốc sách phần Đường Tuy bất quá sử mệnh cũng đề cập đến. Đường Tuy xưng tụng Nhiếp Chính là “sĩ chi nộ”(cái nộ của kẻ sĩ) khí khái hơn hẳn “thiên tử chi nộ” ở Tần vương. Đương Tuy c̣n nói: “ Việc ám sát Hiệp Luy của Nhiếp Chính thực là bạch hồng quán nhật”(trắng cả cầu vồng, xuyên suốt mặt trời). Đương thời h́nh tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời ư nghĩa của nó là việc Nhiếp Chính ám sát Hàn tườn là thuận theo thiên mệnh. Có thể thấy hành vi của Nhiếp Chính được người đương thời coi là một hành động hành thích của kẻ anh hùng nghĩa sĩ.
Sái Ung trong sách Cầm tháo câu chuyện hành thích trở thành một câu chuyện dân gian.Trong câu chuyện này, người Nhiếp Chính ám sát không phải là Hàn tướng mà là Hàn vương. Nhiếp Chính cũng không phải v́ì Nghiêm Trung Tử mà hành thích mà v́ì mối thù của cha. Nguyên là phụ thân Nhiếp Chính là thợ đúc kiếm của Hàn vương do không hoàn thành công việc kịp thời mà bị giết. V́ thế Nhiếp Chính nuôi hận trong ḷng. Lớn lên Nhiếp Chính gặp được tiên trên núi học được tuyệt kỹ đánh đàn. Nhiếp Chính c̣n có thuật biến đổi khuôn mặt ḿnh đến mức không ai nhận ra được. Một ngày Nhiếp Chính đánh đàn ở chợ khiến người xem thành hàng, trâu ngựa cũng dừng lại nghe. Hàn vương sau khi nghe nói lập tức triệu kiến Nhiếp Chính vào cung lệnh cho Nhiếp Chính đánh đàn trước mặt mọi người. Lúc bấy giờ Nhiếp Chính rút một thanh kiếm giấu sẵn trong đàn một nhát giết chết Hàn vương trả thù cho cha. Sau đó người phục bên thi thể Nhiếp Chính khóc lóc không phải là Nhiếp Vinh mà là mẹ Nhiếp Chính.V́ thế câu chuyện này được Sái Ung đặt tên là “Nhiếp Chính giết Hàn vương”.
Câu chuyện Nhiếp Chính giết Hàn vương này sau đó trở thành câu chuyện gắn liền với Quảng Lăng tán. Mặc dù tình tiết các câu chuyện dân gian và sử thư có chỗ sai biệt song Quảng Lăng tán chủ yếu vẫn biểu hiện những nội dung như Thủ Hàn, Vong thân, Hàm chí, Liệt nữ, Trầm danh, Đầu kiếm,…hoàn toàn không v́ì những dị bản của câu chuyện mà mất hay đi chút nào.
Sau Nhiếp Chính hơn sáu trăm năm, thời Đông Tấn có một người tài trí siêu việt bất quần đă khiến Quảng Lăng tán trở thành thiên côt tuyệt khúc. Người này là một trong trúc lâm thất hiền có ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ: Kê Khang.
Kê Khang là một nhà tư tưởng, một thi nhân đồng thời cũng là một âm nhạc gia kiệt xuất thời kỳ Nguỵ Tấn. Đương thời họ Tư Mă đang tiếm quyền Tào Nguỵ, Kê Khang tài giỏi nhưng tính cương liệt, đứng về phía nhà Nguỵ một mực tỏ thái độ không hợp tác với họ Tư Mă. Sự chống đối của Kê Khang đối với tập đoàn Tư Mă sớm muộn cũng dẫn ông đến hoạ sát thân. Năm 262 tr.CN Kê Khang v́ì tội làm loạn triều chính đă bị chặt đầu.
Chung Hội từng chỉ trích Kê Khang là: “trên không làm thần thiên tử, dưới không làm tôi chư hầu”, sự cương liệt, cô lập của ông ta tất yếu buộc ông ta phải trả giá bằng chính sinh mạng ḿình. Thiên Nhă lượng thứ sáu, sách Thế thuyết tân ngữ có chép rằng: “Kê trung tán(Kê Khang) chịu h́nh ở chợ Đông thần khí không hề thay đổi c̣òn đ̣òi đàn để đánh. Ông đă tấu Quảng Lăng tán. Khúc nhạc vừa hết, ông nói: ‘Viên Hiếu Ni(?) thường xin học khúc này nhưng ta cố chấp không thuận. Quảng Lăng tán từ nay mất rồi’. Ba ngàn Thái học sinh dâng thư xin tha cho thầy nhưn không được. Văn vương có bụng tiếc”. Có tới ba ngàn Thái học sing dâng thư xin tha cho thầy nhưng Tư Mă Chiêu không đồng ý. Để tiêu diệt những người không thuận với ḿình, dòng họ Tư Mă sớm đă diệt trừ Tào Sảng cùng những dòng tộc lớn điều đó đương nhiên thế nhưng tại sao đối với một kẻ sĩ như Kê Khang lại hạ thủ không hề lưu tì́nh?
Quảng Lăng tán tuy thanh điệu tuyệt luân nhưng cũng từng có người phê b́ình Quảng Lăng tán là lượng không được hoà b́nh, phẫn nộ sục sôi, có thể nói là một h́ình ảnh của Thần Lăng Quân. Thiết nghĩ Kê Khang đương lúc trên pháp trường tất trong ḿình đă chất chứa bao uất ức bất b́ình. Tăng Trứ có một thiên Thanh vô ai lạc luận, nêu ra một chủ trương âm nhạc vốn có bản chất của tự nhiên, không hề liên quan đến t́ình cảm hỷ nộ ai lạc của con người. Kê Khang lúc chịu án thần sắc không thay đổi nhưng khúc ý chính là tâm ý. Phải chăng Kê Khang lúc lâm h́ình uất ức khảng khái mới biểu hiện ra cái khí thế gió mưa lôi đ́ình, gươm giáo rợp trời như thế? Phải chăng là ông muốn lấy nhạc khúc mà biểu hiện sự phản kháng đối với cường quyền.
Ngàn năm sau nghe khúc nhạc này không thể không nhớ tới cái khúc ý “anh hùng cao nghĩa, danh sĩ tuyệt đường" trong khúc nhạc này.


HH sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Mar/2009 lúc 5:29am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 6:02am
Mai Hoa Tam Lộng


红尘自有痴情者
莫笑痴情太痴狂
若非一番寒澈骨
那得梅花扑鼻香
问世间情为何物
只教人生死相许
看人间多少故事
最消魂梅花三弄
(白:)
"梅花一弄断人肠"
"梅花二弄费思量"
"梅花三弄风波起"
"云烟深处水茫茫"

.Hồng trần tự hữu si tình giả
Mạc tiếu si tình thái si cuồng
Nhược phi nhất phiên hàn triệt cốt
Nã đắc mai hoa phác tỵ hương

Vấn thế gian tình vi hà vật
Trực giáo nhân sinh tử tương hứa
Khán thế gian đa thiểu cố sự
Tối tiêu hồn mai hoa tam lộng

Mai hoa nhất lộng đoạn nhân trường
Mai hoa nhị lộng phí tư lượng
Mai hoa tam lộng phong ba hỉ
Vân yên thâm xứ thủy mang mang.


Hồng trần bao nhiêu kẻ si tình

Đừng cười người si tình sao quá cuồng si

Nếu không có cái lạnh thấu xương

Làm sao ngửi thấy hương mai thơm ngào ngạt

Hỏi thế gian , tình là vật gì ?

Khiến người ta sinh tử vì nhau

Trong nhân gian , thấy việc này không ít


Mai Hoa Tam Lộng , một trong Trung Hoa Cổ Đại thập đại danh khúc , từ lâu đã lưu truyền trong nhân gian , chẳng rõ tác giả ..



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 18/Mar/2009 lúc 6:26am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2009 lúc 7:14am
Mời nhấn vào Tựa bài để nghe nhạc



Mai Hoa Tam Lộng



Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2009 lúc 11:05am
Cổ nhạc ngày càng có ít người học, mà có người học rồi lại càng ít người chịu dạy. Một số nhạc sư sống thanh đạm, lánh đời, sống để bụng, chết mang theo. Do đó, có nhiều bài cổ nhạc quý hiếm hơn nhưng đã bị thất truyền và mai một. Hy vọng rằng với các phong trào hoài cổ, bảo vệ văn hóa phi vật chất sắp tới sẽ phục hồi được các bài cổ nhạc quý hiếm khác.

.

Mười nhạc khúc đó bao gồm:

Cao sơn lưu thủy (高山流水): Kể lại thời tiền Tần, Bá Nha (伯牙) đàn cầm tại một vùng hoang sơn dã địa thì tiều phu Chung Tử Kỳ (钟子期) đã lĩnh hội được "Nguy nguy hồ chí tại cao sơn. Dương dương hồ chí tại lưu thủy" ("巍巍乎志在高山. 洋洋乎志在流水" ). Bá Nha sững sốt đáp: "Thiện tai, tử chi tâm dư ngô đồng." Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đau khổ mất bạn tri âm, đập đàn đoạn dây, chung thân bất tháo. Cố hữu cao sơn lưu thủy chi khúc ra đời từ đó.


Quảng lăng tản cầm khúc (广陵散琴曲): Dựa vào cầm phổ ghi lại, thời Chiến Quốc (战国) phụ thân của Nhiếp Chính (聂政) vì Hàn Vương (韩王) đúc kiếm, do trễ ngày giao kiếm mà bị thảm sát.Nhiếp Chính vì phụ thân lập chí báo thù, đã nhập sơn luyện cầm mười năm, đạt thành tuyệt kỹ, dương danh Hàn Quốc (韩国). Hàn Vương triệu Nhiếp Chính vào cung chơi đàn, Nhiếp Chinh đâm Hàn Vương trả thù cha xong hủy dung tự tử. Hậu nhân dựa vào tích xưa phổ thành cầm khúc hùng hồn, khí thế là cổ khúc trứ danh đại khúc chi nhất.


Bình sa lạc nhạn (平沙落雁): Minh triều còn có tên Lạc nhạn bình sa (落雁平沙), khúc điệu du dương, dìu dập, trong tiếng đàn có tiếng nhạn. Miêu tả chim nhạn đáp xuống giữa không trung, ngoái đầu ngắm cảnh.


Thập diện mai phục (十面埋伏): Nhạc khúc miêu tả tình cảnh quyết chiến cuối cùng của chiến tranh Sở Hán (楚汉) vào năm 202 trước công nguyên. Hạng Vũ (项羽) tự tử ở Ô Giang (乌江). Lưu Bang (刘邦) giành được thắng lợi.


Ngư tiều vấn đáp (渔樵问答): Khúc này bày tỏ ngư tiều giữa rừng xanh núi biếc (thanh sơn lục thủy chi gian), an vui tự tại.


Tịch dương tiêu cổ (夕阳箫鼓): là khúc nhạc trữ tình trước sau năm 1925.


Hán cung thu nguyệt (汉宫秋月): tâm tình của cung nữ thời xưa thường bị áp bức, khóc lóc thê lương, gợi nên sự đồng cảm của mọi người.


Mai hoa tam lộng (梅花三弄):


Dương xuân bạch tuyết (阳春白雪):


Hồ gia thập bát phách (胡笳十八拍):



Tải về cả 10 file nhạc mp3 (click here to download).

http://xahoihoctap.net/download4all/music/...c_trung_hoa.zip


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.