Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 95 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2023 lúc 9:57am

Huyền Thoại Đường Phèn 


Về mặt khoa học, đường phèn là đường sucrose, tương tự như đường ăn (đường trắng, đường kính,…) bán ngoài thị trường, là thứ calo rỗng, đơn giản thế thôi. 

Hồi xưa dân gian quý đường phèn vì nó được làm công phu, rồi gán cho nó đủ đặc tính như tính mát vị thanh, chữa ho, cảm mạo,… 

Điều đáng tiếc là nhiều trang web bệnh viện (tư) phổ biến kiến thức y học thường thức cũng lại về hùa với những thông tin “huyền thoại” thế này, mà không có bằng chứng khoa học. Lo câu view đến thế sao? (Vtt)

***

Đường phèn được cho là có tính mát, vị ngọt thanh vì ít đường hơn so với đường trắng. Đem đường phèn nấu chè, làm bánh hay chưng yến sào cho có vị thanh mát, giúp giải nhiệt… Còn nhiều ca tụng khác nữa về đường phèn, cả trong các bài thuốc dân gian trị ho, viêm họng… Sự thật thế nào?

Đường thẻ mịn, có độ ẩm cao, nên dễ tan trong miệng, lưỡi cảm nhận được vị ngọt ngay, nên ăn có cảm giác ngọt đậm.

Đường tinh luyện cũng gần như thế, hạt tinh thể nhỏ, nên vị ngọt ra chậm hơn một chút.

Đường phèn ở dạng tinh thể, gồ ghề lởm chởm, “nhả” đường ra chút chút vào lưỡi, nên có cảm giác ngọt nhẹ, ngọt thanh. 

Để so sánh độ ngọt giữa các chất tạo ngọt, người ta quy ước đường sucrose (đường ăn) có độ ngọt là 1. Các loại đường khác như đường fructose có độ ngọt (1,7), đường glucose (0,75). Loại đường mà người bị tiểu đường thường dùng là aspartame, một loại đường tổng hợp có độ ngọt là 200.

Các loại đường như đường tinh luyện, đường vàng, đường nâu, đường mật, mật đường, đường thốt nốt, và đường phèn đều là đường sucrose, và có cùng độ ngọt là 1 như nhau. Ngọt dịu vị thanh của đường phèn chỉ là vị giác bị đánh lừa mà thôi. 

Đường phèn là loại đường có độ tinh khiết cao nhất trong các loại đường thủ công. Do làm công phu để có hạt tinh thể lớn, nên quý và đắt. Cũng vì độ tinh khiết cao nên y học dân gian thường dùng đường phèn làm chất “dẫn” những hoạt chất khác để thuốc dễ hấp thu, hoặc che vị đắng của thuốc. 

Đường phèn ngày nay không cần phải làm thủ công nữa. Các nhà máy đường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu; siêu thị bày bán đủ loại đường phèn, tinh thể to nhỏ, cỡ nào cũng có, tinh khiết 99,9% luôn. Dĩ nhiên, giá cao. Cao không phải do giá thành sản xuất mà do thị hiếu. 

Đường phèn chỉ là loại đường sinh năng lượng như những loại đường sucrose khác, vì nó cũng chính là đường sucrose.

Vị ngọt của trái cây được tha bổng 

Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng là thứ năng lượng rỗng. Các loại đường nâu, hay đường đỏ mà BS Shinya ca tụng cũng là thứ năng lượng rỗng. Những chất khoáng này hay vitamin nọ, trong thực tế, hàm lượng quá ít, nên mức đóng góp dinh dưỡng không đáng kể. 

Giá trị của loại đường nâu hay đỏ là hương vị tự nhiên chứ không phải dinh dưỡng. Đường nào cũng là đường sucrose, là loại đường mà giới khoa học không ưa. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1989 đã đưa ra khuyến cáo giảm ngọt còn 50g đường/ngày. WHO nhấn mạnh là họ có bằng chứng rất “cứng” (solid evidence) rằng, xài trên 50g đường/ngày là dễ bị tăng cân, béo phì và sâu răng, so với những người dùng dưới mức này. Từ tăng cân béo phì sẽ mở màn cho nhiều căn bệnh thời đại khác như tim mạch, tiểu đường type 2…

Thứ đường mà WHO đề cập không chỉ là đường sucrose (đường cát, đường phèn, đường nâu, đường mật…) mà đủ thứ đường khác: đường mạch nha (đường maltose), mật ong (gồm chủ yếu đường glucose và fructose), siro… Thậm chí nước ép trái cây như chanh dây, dâu tằm, táo, cam… cũng tính luôn.

Tuy nhiên, trái cây (ngọt) được tha… bổng vì có nhiều chất xơ và dưỡng chất. 

Của ngọt giấu mặt

Những thứ ngọt bị lộ (liễu) như chè, nước ngọt có gas, nước sinh tố, bánh bông lan,… không đáng ngại lắm vì biết rõ hàng kiêng kị thì né. 

Điều e ngại là những thứ ngọt chưa bị lộ (hidden sugar), một muỗng tương cà có tới 4g đường, rồi BBQ, sườn nướng, sườn xào chua ngọt, mắm nêm, mắm ruốc, mắm khô quẹt,.. chưng lên là phải thêm đường. 

Mặn và ngọt mà trộn với nhau thì mới thấy quota 50g đường/ngày là mức… nghiệt ngã.

Đời sẽ đẹp biết bao, nếu… 

Hạn chế xử dụng đường là một phần kế hoạch hành động toàn cầu của WHO, nhằm giảm đà gia tăng bệnh tiểu đường và béo phì. Theo Bộ Y tế Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%. 

Con số 50g đường/ngày chỉ là mở… hàng. Mức đường mà WHO thực sự mong muốn còn nghiệt hơn nữa: không quá 25g/ngày.


Bớt muối giảm đường làm cuộc đời trở nên… nhạt nhẽo. Giá mà khoa học phát minh ra thứ thuốc nào đó, để mặn ngọt thoải mái mà không bị sâu răng béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, thì đời đẹp biết bao!

 

Vũ Thế Thành

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2023 lúc 12:28pm

Mười Món Cơm Nổi Tiếng Trong Ẩm Thực Việt Nam






Cơm với người mình không những là một loại thức ăn mà còn là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm do từ biến thể của cách nấu.

1. Cơm gà – Hội An.
Chia%20sẻ%5d%20Cách%20làm%20cơm%20gà%20Hội%20An%20nhanh%20chóng%20-%20chuẩn%20vị
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần lối ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung. Đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.
Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ - Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.

2. Cơm Ghẹ - Phú Quốc

Cơm%20ghẹ%20Phú%20Quốc%20-%20Món%20ăn%20ĐẬM%20ĐÀ%20hương%20vị%20của%20biển​


Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.
Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon. Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

3. Cơm hến – Huế

THẾ%20NÀO%20LÀ%20MÓN%20CƠM%20HẾN%20CHUẨN%20HUẾ?

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm...
Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

4. Cơm Âm phủ - Huế

Cơm%20âm%20phủ%20Huế%20-%20Tinh%20hoa%20ẩm%20thực%20phía%20sau%20tên%20gọi%20kỳ%20bí

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.

Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.

Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.

5.Cơm Tấm – Sài Gòn

Cơm%20tấm%20ngon%20ở%20Sài%20Gòn:%20Lưu%20ngay%2011%20địa%20chỉ%20ngon%20nổi%20tiếng

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…
Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.

Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

6. Cơm cháy - Ninh Bình

Đặc%20sản%20cơm%20cháy%20Ninh%20Bình%20năm%202023

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi kho dáo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

7. Cơm Dừa – Bến Tre

Cơm%20dừa%20Bến%20Tre%20-%20Đặc%20sản%20bình%20dị%20mê%20đắm%20ngay%20lần%20đầu%20thưởng%20thức


Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay
tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản
lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.

Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để
đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để
ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.

Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ
cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.

Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

8. Cơm lam

Gà%20Nướng%20Cơm%20Lam%20ở%20Quận%20Gò%20Vấp,%20TP.%20HCM%20|%20Foody.vn

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.
Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa. Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.

9. Cơm niêu đập
Chuỗi%20Cơm%20Niêu%20Sài%20Gòn%20|%20Cơm%20niêu%20&%20món%20ngon%20đậm%20vị%20Việt

Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.

Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy giòn đều vàng mỏng.

Thường cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi….


10. Cơm nị

Cơm%20nị%20-%20cà%20púa%20Châu%20Đốc,%20An%20Giang

Cơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.
Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.
Cơm nị - cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.







Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/May/2023 lúc 12:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2023 lúc 12:15pm

Lợn Lòng Năm Hợi! 


Mùa khô (tháng Mười Một tới tháng Tư năm sau), sông Cửu Long vào mùa cạn kiệt. Gió chướng đầu mùa khô như báo là Tết tới sát bên ‘đít’ rồi, bà con ơi! Hãy cụ bị mà ăn Tết.

Năm nay, năm Kỷ Hợi, con heo, tui lại nhớ tới thịt heo, lòng heo. Trong tứ khoái, ăn, ngủ là tui khoái nhứt; do đó anh bạn văn biết ý, chúc mừng năm Hợi sướng như heo nhe!

Bà con mình ai cũng biết người theo Ấn Ðộ giáo thì bị cấm ăn thịt bò; người theo Hồi giáo, Do Thái giáo bị cấm ăn thịt heo vì cho con vật nầy ô uế. Chuyện ăn món nầy cữ món kia là quyền tự do cái miệng của họ.

Riêng tui khoái nhứt là món ‘thịt sống’. Xin mấy ông anh có thói trăng hoa, hảo ngọt nghe vậy, đừng vội vàng kết nạp tui vào đảng những người chồng hư đốn! Món thịt sống ở đây là ‘nem’ làm bằng thịt heo quết nhuyễn rồi để lên men, hơi chua chua đấy ạ.

Úc đây ít chen vào đời tư người khác, nhưng đụng chuyện ăn uống nó lại đi ‘bốt đờ sô’ vô đời tư của mình, tò mò, tọc mạch rồi muốn thử ăn cho biết. Úc rất thích phở bò, phở gà, chả giò, bánh mì thịt! Còn như mắm kho là nó bịt mũi, hột vịt lộn là nó bịt mắt chạy thiếu điều mất dép.

Thịt bò dân Úc khoái nhứt hạng nên đánh trống thổi kèn: thịt bò Úc ngon hạng nhứt thế giới, nếu không có thịt bò Kobe Nhựt Bổn đi thi. Nếu có, thịt bò Úc xuống hạng nhì.

Thịt heo nó cũng ăn như xúc xích (sausage) miền Bắc gọi là dồi; miền Nam kêu lạp xưởng; giăm bông (jambon), đùi heo sống được xát muối rồi sau đó phơi khô hay hun khói để giữ được lâu.

Còn bộ đồ lòng, hình như Tây chỉ khoái món patê (pâté) là gan ngỗng thêm mỡ, rau, gia vị, rượu vang để phết lên ruột bánh mì. Còn ngoài ra Tây bỏ hết ráo, không ăn, vì cho rằng trong bộ đồ lòng của con vật chứa nhiều vi trùng.

Thiệt là tào lao. Nấu trong nước sôi cả tiếng đồng hồ ông nội vi trùng cũng chết chớ đừng nói chi tới nó.

Tây không ăn ngay cả đầu, cánh, chân gà, vịt hay cá (thiệt là ngu thấy ớn hè!. Ðầu gà trong món gà xé phay để lên cái dĩa, lấy tô úp lại, lắc giống như lắc bầu cua. Cái mỏ gà hướng về đâu thì thằng đó uống. Cánh gà chiên bơ, chân gà tiềm thuốc Bắc, uống với la de là hết sẩy).

Khi lót tót qua Úc, em yêu thấy đầu heo, đầu cá Úc nó vứt vô thùng rác bèn mua rẻ về. Ðầu heo thì làm dưa cho chàng uống với beer; đầu cá nấu canh chua cho chàng ăn với bún. Tim, gan, phèo, phổi, ruột non, ruột già của heo Úc từng bỏ đi, em yêu nấu được biết bao nhiêu là món ngon, mình quất láng, ăn không bao giờ chán vì không bao giờ ngán. Thế là Úc không cho hay bán rẻ nữa, mà bán – và bán mắc. (đểu thật!)


Vì vậy công tâm mà nói trình độ văn minh ăn uống sao cho ngon của người Việt mình quả là cao hơn so với Úc, dù hình dáng mình lùn hơn tụi nó. Con heo dâng hiến hết cho xương thịt, kể cả bộ đồ lòng để nấu cháo lòng; chớ không phải cháo heo dành cho heo.

Trong ‘Ngọn cỏ gió đùa’ của Hồ Biểu Chánh (phóng tác theo Les Misérables của Victor Hugo), mất mùa đói kém, lũ con 7 đứa sắp chết đói tới nơi, nông dân cùng khốn Lê Văn Ðó lén bưng nồi cháo cho heo ăn nhưng chạy không thoát. Tù tới 5 năm!

Tui nghĩ nhà văn nước ta dựa vào sáng ‘tác’ của nhà văn Tây mà ‘phóng’; chớ miền Nam mình mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ làm gì có chuyện đói đến nỗi phải đi ăn cắp cháo của con heo. Nhưng tui lầm và lầm to nữa! Vì sau khi CS Bắc Việt chiếm miền Nam thì dân mình phải ăn cả bo bo là thứ Nga nó nuôi súc vật. Chính vì không muốn giành ăn với bò, với heo, nên cuối mùa gió chướng năm đó, tháng Ba bà già đi biển, tui dắt em đi.

Hồi xưa, em yêu bán cháo lòng ngoài chợ. Sáng nào, trước khi đi dạy, tui tấp vô làm một tô. Riết rồi ghiền. Ngày nào không ăn người bần thần khó chịu sao đâu. Khách quen nên em ‘khuyến mãi’ dụ khị tình tui, bằng cách thêm vài miếng phèo, một lát khế, chuối chát, chấm mắm nêm đút vô mồm nhai sừn sựt! Thiệt đã cái lưỡi. Tống tiễn miếng phèo tới bao tử bằng một hớp rượu đế! Tui thấy mình đang làm vua (cỏ).

VC vô mạt, bị ‘mất dạy’ tui về chạy xe đạp ôm, chở mối cho em đi chợ mỗi chiều rồi quen dần đâm ra ăn thiếu. Trả hổng nổi em bèn ra điều kiện cưới em đi để trả góp suốt đời cũng được.

Chữ rằng: ‘Thợ may ăn giẻ. Thợ vẽ ăn hồ. Thợ bồ ăn nan. Thợ hàn ăn thiếc’ (nghĩa là làm nghề gì ăn nghề đó). Từ ngày tui lấy em Bảy bán cháo lòng tui không còn lo đói nữa. Bữa nào trời mưa, em bán ế, tui nhậu với đồ lòng, gồm phèo non, dồi trường, cuống họng heo, gan heo, tim heo, bao tử heo, huyết heo để trừ cơm.

Nhưng ngày no đủ sao biết được bao lâu? Bài học bất ngờ mất nước, những ngày no đủ chợt vỡ tan thì cái đắng cay nầy làm sao quên cho được chớ? Hồi xưa tui tin nghĩa nhân của con người lắm đó. Nhưng lúc VC vô, đạo đức xã hội băng hoại, nghĩa nhân mỏng dánh như cánh con chuồn chuồn, tui không còn tin ai nữa kể cả tin tui. Nên hoàn toàn giao phó đời mình cho em yêu, bóp lúc nào thì bóp không phải là một hành động thức thời.

Lẳng lặng thủ thân mình, tui học cách nấu cháo lòng của em để lỡ mai thiếp lại sang sông/không lo chàng … bán cháo lòng độ thân! Công thức nấu cháo lòng em giữ khư khư như của gia bảo, không tiết lộ cho ai, kể cả cho người em dâng hiến hết thảy; vì e chàng manh tâm bội phản như Trọng Thủy ăn cắp được cái nỏ thần của Mỵ Châu rồi quất ngựa truy phong. Dẫu em không chỉ dạy, tui cũng rình chôm bí kíp.

Dĩ nhiên, đã gọi là cháo lòng thì phải có cháo và có lòng. Cháo thì lấy gạo rang với 2 muỗng mỡ nước đã phi hành thật thơm. Nấu 3 lít nước thật sôi, đập giập vài củ hành tím, bỏ hành vào soong nước cùng chút muối, kế đó bỏ tim, gan, bao tử, phèo vào luộc chín. Trút gạo đã rang vàng vào, chờ gạo nở nhừ, nêm vào soong cháo nước mắm, đường cát, bột ngọt, tiêu. Vậy là xong dễ ợt hè.

Tuy nhiên, cái bí quyết: một là phải được thằng cha bán thịt heo, vì bạn hàng quen, giữ mối ngày nào cũng giao bộ đồ lòng còn tươi roi rói, nấu cháo mới thơm.


Hai là rau ăn với lòng heo. Heo khoái ăn loại rau nào thì mình cũng ăn loại rau nấy! Nào là húng quế, tía tô, kinh giới, dấp cá, đinh lăng, xà lách, ngò om, ngò rí, ngò gai, lá lốt, lá sung, lá cóc non, rau muống chẻ, rau má, rau răm…Ðủ loại rau nhưng thiếu không được là chuối xanh, khế xanh xắt lát, bắp chuối hột xắt mỏng.

Món ăn hay món nhậu của Việt Nam mình rất kén nước chấm. Lòng heo chấm nước mắm tiêu, nước mắm ớt là trật lất. Cá nấu cháo mới chấm nước mắm tiêu. Gà xé phay chấm nước mắm ớt. Còn lòng heo phải chấm với mắm nêm nguyên chất với tỏi bằm, ớt tươi, hành khô, thơm hay khóm (chưa chín lắm còn chua chua mới đặng, mới giảm được cái độ mặn của mắm nêm).

Lai rai lòng heo, sương sương trước đi. Tim, gan, phèo non, phổi, dồi trường kèm rau sống chấm mắm nêm, nhai rau ráu, chiêu một hớp rượu đế để tống tiễn lòng heo về trong bao tử của mình.

Chấm dứt bữa nhậu là tô cháo nóng hổi, có mấy miếng huyết heo, vài cọng gừng xắt, bỏ hành, ngò, rắc thêm chút tiêu và một muỗng ớt bằm ngâm giấm. (Ðừng bỏ thêm giá sống hay giò cháo quẩy, giặm thêm vô lãng xẹt hà. Ăn cần ngon chớ đâu phải ăn như heo mà cái gì cũng ‘sạp sạp’?!)


Do đó Tết năm nay, năm Kỷ Hợi, tui sẽ khẩn cầu em yêu, thay vì rước ông bà bằng cháo gà nên thế bằng món cháo lòng cho nó hợp với năm con Lợn. Ôi em yêu, người phụ nữ đã gan cùng mình, theo tui từ thuở thanh xuân tới thời bạc tóc, xin tạ ơn em vì:

“Ðang khi lửa tắt cơm sôi/Lợn kêu eng éc, chồng đòi tòm tem/Bây giờ lửa đã cháy lên/Cơm thời đã chín, tòm tem thời tòm!”

Cái gì mình muốn là em chiều, thế thì kiếm em khác làm chi cho chúng nó khi mình ngu? 


Đoàn Xuân Thu

Melbourne
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2023 lúc 8:20am

Cơm gà Hội An: TOP 10 quán ăn giá rẻ, ngon nhất phố Hội


Thưởng thức cơm gà Hội An là trải nghiệm không thể bỏ lỡ với du khách khi đến với địa phương này. Cơm gà có thể được bán ở nhiều nơi, tuy nhiên, cơm gà xứ Quảng vẫn mang một hương vị rất đặc trưng.

Cơm%20gà%20Hội%20An

Những quán ăn ngon và thông tin hướng dẫn cách nấu cơm gà Hội An được nhiều người tìm kiếm (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh mì Quảng, cao lầu… thì cơm gà Hội An cũng là một trong những món ăn ngon, là niềm tự hào của người dân phố Hội. Với cách chế biến khéo léo, tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến, món ăn đặc sản Hội An này để lại dư vị khó quên với thực khách bởi phần thịt ngọt dai, hạt cơm vàng ươm, dẻo thơm.

1. Cơm gà Hội An – chưa ăn chưa đến phố Hội xứ Quảng

Nếu bạn đang băn khoăn đến Hội An ăn gì thì hãy thử dùng bữa với món cơm gà dẻo thơm, nóng hổi. Đây là món ăn truyền thống có từ những năm 50 của thế kỷ trước tại Quảng Nam. Vùng đất Tam Kỳ vốn nổi tiếng với gà sạch, ngon, vì vậy, nguồn gốc của cơm gà cũng xuất phát từ đây.

Cơm gà Hội An được chế biến với 2 nguyên liệu chính là cơm và thịt gà. Gạo được chọn để nấu cơm thường là loại gạo đặc sản của miền Trung, có mùi thơm, bùi bùi. Sau khi vo sạch, gạo sẽ được nấu với nước luộc gà và lá dứa, vì vậy khi chín hạt sẽ rất thơm và dẻo, đặc biệt hạt cơm có màu vàng trông khá bắt mắt.

Một%20suất%20cơm%20gà%20thơm%20ngon%20

Một suất cơm gà thơm ngon mang lại hương vị khó quên với nhiều thực khách (Ảnh: Sưu tầm)

Đối với thịt gà, theo người dân địa phương chia sẻ, để có được món cơm gà ngon đúng vị, gà được lựa chọn phải là loại gà tơ, thả vườn, da vàng, thịt chắc và mềm chứ không bở. Sau khi luộc xong, gà sẽ được xé nhỏ và bóp với hành tây, hành phi, rau răm và một chút muối. Đối với nước dùng, người đầu bếp sẽ chế biến thêm nghệ, gấc để tạo màu giúp cho đĩa cơm thêm phần hấp dẫn.

Dù được chế biến bởi những nguyên liệu quen thuộc, thế nhưng để nấu được món cơm gà thơm ngon đúng vị, đòi hỏi người đầu bếp phải rất khéo tay và kỹ tính. Đĩa cơm gà được đánh giá là ngon khi phần cơm vừa dẻo vừa thơm; phần thịt gà mềm, gậy; kèm với đó là đu đủ giòn, rau răm cay cay và một chút tương ớt. Thưởng thức cơm gà Hội An, bạn sẽ cảm nhận được sự tinh tế trong ẩm thực của người dân miền Trung nói chung cũng như con người xứ Quảng nói riêng.

>>> Xem thêm: Du lịch Hội An – TOP 17 trải nghiệm hấp dẫn nhất 2022 

2. Top 10 quán cơm gà Hội An mê hoặc mọi thực khách

2.1. Quán cơm gà Bà Buội Hội An hút khách thập phương

  • Địa chỉ: Số 22 đường Phan Chu Trinh, phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 35.000 – 45.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 9:30 – 2:30
Không%20gian%20tại%20quán%20cơm%20gà%20Bà%20Buội

Không gian cổ kính tại quán cơm gà Bà Buội (Ảnh: Sưu tầm)

Được liệt kê vào top những quán cơm gà ngon nhất Hội An, cơm gà Bà Buội được đánh giá cao bởi phần cơm dẻo thơm nấu từ nước luộc gà, thịt gà vừa mềm, vừa dai. Ngoài ra, đĩa cơm còn khá bắt mắt với rau xanh, các nguyên liệu ăn kèm đa dạng. Cách làm cơm gà Hội An của quán bà Buội rất đặc trưng so với nhiều địa chỉ khác, vì vậy, khi ăn tại đây bạn sẽ cảm nhận được vị ngon trọn vẹn của món cơm gà đặc sản phố Hội.

2.2. Quán cơm gà Bà Nga Hội An

  • Địa chỉ:  Số 8 đường Phan Châu Trinh, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 30.000 – 45.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 16:00 – 22:00
Cơm%20gà%20Hội%20An

Cơm gà Bà Nga là thương hiệu nổi tiếng tại nhiều thành phố lớn (Ảnh: @ @eat_and_goo)

Tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố ************, chắc hẳn bạn đã bắt gặp thương hiệu cơm gà Bà Nga, tuy nhiên, chỉ khi ăn tại Hội An bạn mới cảm nhận được vị ngon đúng điệu. Bên cạnh phần cơm và gà vô cùng chất lượng, quán Bà Nga còn được đánh giá cao bởi không gian rộng rãi, ấm cúng với màu sơn vàng làm chủ đạo, đậm chất phố cổ.

2.3. Quán cơm gà Xí Hội An

  • Địa chỉ: Số 47/2 đường Trần Hưng Đạo, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 20.000 – 35.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 9:00  – 21:00

Thưởng thức cơm gà Hội An với mức giá bình dân, bạn có thể đến với quán cơm gà Xí. Phần cơm ở đây phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách, rất dẻo và thơm, ngoài ra, thịt gà dai ngon, màu vàng ươm trông rất bắt mắt. Quán cơm gà Xí còn có công thức chế biến phần nước dùng đậm đà, ăn kèm với trứng non hấp dẫn. Vào các khung giờ cao điểm, quán thường rất đông khách nên bạn có thể cân đối thời gian để thuận lợi nhất cho chuyến đi của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: Thưởng thức món bánh đập Hội An ăn một lần là nhớ mãi 

2.4. Địa chỉ cơm gà Hội An ngon nức tiếng – quán Bà Ty

  • Địa chỉ: 22 – 27 Phan Chu Trinh, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 35.000 – 50.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 9:00 – 22:00
Ăn%20cơm%20gà%20Hội%20An%20chuẩn%20vị%20-%20đến%20ngay%20quán%20Bà%20Ty

Ăn cơm gà Hội An chuẩn vị – đến ngay quán Bà Ty (Ảnh: Sưu tầm)

Quán Bà Ty cũng là một trong những địa chỉ bán cơm gà Hội An ngon được nhiều du khách lựa chọn khi du lịch tại đây. Không chỉ có cách chế biến cơm gà thơm ngon, chất lượng, giá cả của quán cũng được đánh giá phải chăng. Ngoài ra, menu của quán còn có thêm nhiều món ăn đa dạng khác như: cao lầu, cơm gà chiên mắm, cơm gà đùi… giúp bạn thoải mái lựa chọn cho bữa ăn của mình.

Xem thêm:

2.5. Bà Lắm – quán cơm gà ngon ở Hội An

  • Địa chỉ:  Số 51 đường Phan Chu Trinh, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 16:00 – 21:00
  • Thời gian mở cửa: 25.000 – 35.000 VNĐ/suất
Quán%20cơm%20bà%20Lắm

Quán cơm của bà Lắm tuy bình dân nhưng được rất đông du khách lui tới (Ảnh: Sưu tầm)

Với mức giá bình dân, quán Bà Lắm chuyên phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Tuy nhiên, chất lượng của món cơm gà tại đây không kém cạnh những địa chỉ nổi tiếng khác. Theo chia sẻ của chủ quán, phần nguyên liệu chế biến cơm gà tại đây được chọn lọc rất kỹ càng, khâu vệ sinh được đảm bảo nghiêm ngặt, do vậy, khi ăn bạn sẽ cảm nhận rõ vị dẻo thơm của cơm và dai ngon, béo ngậy của thịt gà. Đây cũng chính là lý do mà quán cơm gà này được nhiều người lựa chọn khi đến với thành phố Hội An.

2.6. Quán cơm gà Hội An đông khách – An Thuận

  • Địa chỉ: Số 17/4 đường Hai Bà Trưng, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 25.000 – 45.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 12:00 – 19:30
Quán%20An%20Thuận%20có%20công%20thức%20chế%20biến%20cơm%20gà%20rất%20ngon

Quán An Thuận có công thức chế biến cơm gà rất ngon, đặc trưng của phố cổ (Ảnh: Sưu tầm)

Là quán ăn bình dân nhưng quán An Thuận được rất nhiều khách đến dùng bữa. Nhiều thực khách đánh giá phần cơm gà trộn ở đây rất ngon với hạt cơm dẻo, chắc, vàng nhẹ. Ngoài ra, thịt gà thơm béo và nước dùng đậm đà giúp cho món ăn thêm hấp dẫn. Quán An Thuận cũng là một trong những quán ăn có phong cách phục vụ rất đời thường, thân thiện và hiếu khách.

2.7. Quán Bà Hương Kiệt Sica – nhớ mãi hương vị thơm ngon đặc biệt

  • Địa chỉ: Số 56 đường Lê Lợi, phường Minh An, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 16:00  22:00
những%20món%20đặc%20sản%20của%20phố%20Hội

Quán ăn bình dân nhưng menu ẩm thực toàn những món đặc sản của phố Hội (Ảnh: Sưu tầm)

Quán Bà Hương hay còn được gọi là Kiệt Sica là một trong những quán cơm gà ngon nhất của Hội An. Một suất cơm ở đây được bày trí khá bắt mắt, chất lượng thì không phải bàn bởi vị ngon đúng điệu đặc sản phố Hội. Đến với quán Bà Hương, bạn nhất định phải thử món nộm gà chua ngọt với phần thịt được xé sợi, ăn kèm với nước dùng đậm đà. Đây chắc chắn sẽ là món ăn khiến bạn phải xuýt xoa khi thưởng thức ẩm thực Hội An.

>>> Xem ngay: Bánh Vạc Hội An có gì đặc biệt? Gợi ý những địa chỉ ăn ngon

2.8. Cơm gà Bà Dung Hội An

  • Địa chỉ: 226 đường Lý Thường Kiệt, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 25.000 – 45.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 10:30 – 21:00

Những miếng thịt gà tơ ngọt dai được xé nhỏ, thơm phức, ăn kèm với phần cơm gà vàng ươm, dẻo thơm – một suất cơm tại quán Bà Dung giúp cho bạn ấm bụng, nạp thêm năng lượng cho chuyến du lịch khám phá Hội An. Điểm đặc biệt của quán ăn này là có phần cơm cháy giòn giòn, vừa béo vừa thơm. Cơm cháy được xào với tỏi và nêm thêm các gia vị, ăn rất vừa miệng và phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách.

Xem thêm:

2.9. Cơm gà Bà Hồ Hội An

  • Địa chỉ: Số 16 đường Phan Chu Trinh, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 25.000 – 50.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 6:00 – 22:00

Quán cơm gà Bà Hồ là một trong số ít quán ăn mở cửa từ rất sớm, bán cả ngày, vì vậy bạn có thể đến đây bất kỳ thời điểm nào để có thể thưởng thức cơm gà Hội An ngon đúng điệu. Không chỉ có món cơm thơm ngon với công thức chế biến gia truyền, quán bà Hồ còn thu hút thực khách bởi sự thân thiện, hiếu khách của bà và nhân viên. Vì vậy, nếu bạn muốn thưởng thức cơm gà khi du lịch phố Hội thì đây cũng sẽ là một gợi ý phù hợp.

2.10. Cơm gà Cô Mận Hội An

  • Địa chỉ: Chùa Cầu, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hội An, Quảng Nam
  • Giá tham khảo: 30.000 – 44.000 VNĐ/suất
  • Thời gian mở cửa: 10:00 – 18:00
Cơm%20gà%20Hội%20An

Thưởng thức cơm gà Hội An là trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến với thành phố này (Ảnh: Sưu tầm)

Tọa lạc ngay gần chùa Cầu – một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hội An, vì vậy quán Cô Mận được rất nhiều du khách ghé thăm và thưởng thức món cơm gà. Cơm gà của cô Mận vừa mềm, vừa dẻo, phần thịt gà ngọt dai, không hề bở. Dùng bữa tại đây, bạn có thể vừa ăn vừa ngắm nhìn đường phố, mọi người qua lại, đặc biệt, vào buổi tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đèn hoa đăng rất thú vị.

Bên cạnh món cơm gà và nhiều thức quà đặc sản khác, Hội An còn níu chân du khách bởi các địa điểm du lịch, check-in nổi tiếng như: Chùa Cầu Hội An, biển An Bàng, nhà cổ Hội An, Hội quán Phúc Kiến, Triều Châu… và điển hình nhất là công viên giải trí lớn bậc nhất miền Trung – VinWonders Nam Hội An .



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/May/2023 lúc 8:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2023 lúc 11:12am

Tô Canh Thơm Của Mạ

Quá%20ngon%20miệng%20với%20tô%20canh%20cá%20nấu%20thơm



Tên thật: Nguyễn Cao Thái. Sinh năm 1959 tại Huế. Vào Saigon 1968, và vượt biên đến Mỹ 1979. Hiện định cư tại San Jose, CA cùng gia đình. Khởi viết trước năm 1975 với trang thiếu nhi MAI BÊ BI nhật báo Chính Luận Sài gòn. Tại hải ngoại, từ năm 1987- 1992 viết bài trên Làng Văn (Canada); Văn, Văn Học (Nam Cali.), và một số báo địa phương Bắc Cali dưới tên Nguyễn Ngự Bình. Ngưng viết đến năm 2010 bắt đầu viết lại và lấy tên ThaiNC vì tên NNB có người khác lấy rồi. Tô Canh Thơm Của Mạ là môt trong những bài đầu tiên viết lại sau năm 2010.



***

Chỉ mới đôi năm trước đây thôi, mạ tôi vẫn còn khỏe và năng động lắm. Tuy đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tự nấu lấy thức ăn cho mình. Anh em tôi e ngại sợ mạ tay yếu đổ nước phỏng tay, hay sợ bà quên tắt bếp, lửa củi nguy hiểm…nhưng mà nói mấy cũng vô ích. Mạ viện lý do thức ăn tụi tôi nấu không hợp khẩu vị, và nhất là bà cần làm việc để qua thì giờ và cũng để vận động chân tay luôn thể. Thấy bà nói có lý nên tụi tôi cũng đành chiều ý. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Vậy đó mà mạ tôi đã nấu ăn một cách ngon lành. Chẳng những bà nấu cho bà, mà cả lũ con cháu nội ngoại còn được hưởng lây nữa.
Hình như ít có lần nào sau khi đã gởi cháu cho Bà trông, đến đón về mà tôi không được mạ bới cho một chút đồ ăn mang theo. Và món mà bà thường làm cho tôi nhiều nhứt là món canh thơm. Bà biết đây là món mà tôi rất thích.
Kể cũng lạ. Những lần mang tô canh thơm về là tôi hầu như một mình làm trọn. Hai đứa con không ăn đã đành, mà cả H vợ tôi cũng chỉ sơ sơ vài muỗng góp vui vậy thôi, còn lại là tôi quét sạch không chừa một cọng hành. Tôi xì- xà xì- xụp ăn tô canh như ngày mai sẽ tận thế không bằng.
Thấy tôi thích món này như vậy, nên khoảng hai ba tuần mà không thấy tôi mang từ bà nội về là vợ tôi lục đục nấu. Tưởng cũng nói thêm bà xã tôi có biệt tài học nấu ăn. Nàng vô nhà hàng hoặc đi ăn ở đâu mà gặp món đắc ý, chỉ cần khươi đĩa đồ ăn coi sơ sơ là có thể về nhà nấu giống y chang. Cho nên với tô canh thơm đơn giản này là quá dễ dàng. Hôm tôi thấy tô canh thơm dọn lên bàn, ngạc nhiên quá tưởng là mạ tôi nấu nhờ người khác mang qua. Nhưng Hương nói nàng mới nấu theo kiểu của Bà nội. Tôi thích vô cùng, ngồi xuống chén thả giàn. Ăn xong vợ hỏi “ ngon không"” “Ngon chứ”. Vợ hỏi tiếp “ Có ngon như bà nội nấu không” Tôi thành thực trả lời “Ngon, nhưng mà hình như hơi khác với cách Bà nội nấu” Vợ tôi nói mới nấu lần đầu nên chưa chỉnh. Lần sau chắc chắn sẽ giống.
Lần sau nữa, tô canh thơm của vợ tôi nấu thành thật mà nói thì chẳng những giống mà có lẽ còn đậm đà và thơm ngon hơn tô canh của mạ tôi. Tôi ăn cũng ngon lành lắm. Thế nhưng, dù vợ tôi có nấu cách nào đi nữa cũng không thể nào giống như tô canh của mạ. Canh thơm của vợ nấu thì tôi ăn bình thường cùng những món ăn khác. Nhưng khi ăn tô canh của mạ tôi nấu, đặc biệt trọn một bữa cơm tôi chỉ ăn một món này mà thôi như là sợ mấy món kia sẽ làm tô canh của tôi bớt ngon. Tôi vừa ăn mà sợ như nó sẽ…hết. Và khi nó hết, tôi vét đến cọng ngò cuối cùng. Ăn xong mà vẫn thòm thèm thật tức cười. Cả hai đứa tôi cùng nhận thấy điều này. Lạ!
Cho đến một hôm…
Vào dịp lễ Thanks Giving, lớp học con gái tôi tổ chức một buổi pot-luck ăn trưa. Mỗi phụ huynh tham dự mang một món ăn tới góp vốn ăn chung. Tôi mua mang theo món mì xào từ một tiệm mì nổi tiếng và tôi biết rất ngon. Tới giờ ăn, các phụ huynh phải phục vụ cho các em ăn trước. Món mì của tôi được tất cả ủng hộ nhiệt liệt trừ một cậu bé có vẻ là người Tàu hay Phi gì đó. Khi tôi mang đĩa mì tới, nó thờ ơ lạnh nhạt nói “Không ăn”. Hừm, làm bộ dữ. Chắc là nó không đói. Nhưng tôi vẫn cố dụ “Ăn đi cháu, mì ngon lắm” Cậu vẫn một mực: “Không ăn. Mì má cháu làm ngon hơn nhiều” A, thằng này làm phách nhỉ, dám nói là mì má nó làm ngon hơn ở tiệm, mặc dù là chưa thử qua sợi nào.
Ðúng lúc đó mẹ của cậu cũng vừa tới bàn. Bà giở nắp hộp đồ ăn của cậu ra thì quả nhiên là…một hộp mì xào. Tôi tò mò nhấn nhá đứng gần hai mẹ con để coi món mì gì đặc biệt mà cậu con quảng cáo dữ dội quá. Khi tôi nhìn thấy tô mì rồi thì thật là…thất vọng đến não nề. Trời ơi, tưởng là có gì ghê gớm lắm, té ra là những cọng mì trắng nhách, nhạt nhẽo, thêm chút trứng chiên thái mỏng rải ở trên, và chan xì dầu. Chỉ vậy thôi mà cậu làm như là sơn hào hải vị đâu đâu không bằng. Tôi bị chạm tự ái quá đi. Nó dám chê mì mua ở nhà hàng của tôi để ăn cái tô mì trông thiệt là …dở ẹt này. Cho nên tôi vẫn tiếp tục nhấn nhá đứng gần để coi thử.
Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cậu bé mắt sáng rỡ khi mì của cậu được mẹ xúc ra chén. Kỳ thật. Ðĩa mì tôi mang tới sợi vàng óng ánh hấp dẫn, lại thêm tôm, xá xíu, rau cải đầy đủ, ngon lành thì cậu không thèm ngó tới, trong khi mì của mẹ cậu thì lưa thưa vài miếng trứng với xì dầu mà cậu làm như bắt được vàng. Chưa hết, nhìn cái dáng điệu cậu ăn mới đã. Cậu ngồi sát vào mẹ như một con gà con. Tay trái cậu cầm muỗng, tay phải đôi đũa, cả hai tay phối hợp nhịp nhàng. Trước hết cậu gom mì thành một cụm nhỏ vừa đủ một miếng, dồn thêm vài sợi trứng, xong rồi cả muỗng lẫn đũa khiêng cụm mì lên ngoạm một miếng vô miệng gọn lỏn. Nói thì lâu chứ cậu ta làm lẹ lắm. Cụm mì mới vào miệng đang nhai là đôi tay đã thực hiện lại động tác gom mì lại như cũ của một chu kỳ nhứt định. Cứ thế cậu không để phí một giây nào. Ngay cả một vài cọng mì dính bên mép cậu cũng không thèm chùi. Chỉ thỉnh thoảng cậu phải ngưng lại chút để thở, và để cho mẹ chùi mép dùm, trong khi cậu nhìn mẹ cười…say đắm. Ôi trên đời này sao lại có thằng con nào sung sướng, hạnh phúc đến như vậy cà" Cậu lại tiếp tục ăn, thì thà thì thụp. Thấy nó ăn mì mà tôi cảm thấy đói bụng và thèm quá đi, thiếu điều muốn nói với nó rằng “ Mày cho tao thử một miếng , được không"”
Chẳng mấy chốc mà tô mì gần hết, cậu ăn chậm lại. Nhưng cậu ăn chậm không phải vì no. Cứ nhìn cái miệng nhỏ nhắn nhai ngấu nghiến thì biết. Cậu sợ hết. Như thể cậu muốn ăn hoài ăn hủy miễn là có mẹ ngồi bên cạnh.
Rồi thì tô mì xào của cậu cũng phải hết. Tôi thấy nó nhai miếng cuối cùng thật lâu, và khi đã bỏ đũa xuống rồi cũng còn dùng tay vét mấy cọng hành nhét vào miệng một cách tự nhiên. Bà mẹ ngồi bên cạnh không cản mà chỉ nhìn tôi cười bẽn lẽn để tôi thông cảm cho thằng con háu ăn.
Tôi thẫn thờ nhìn hai mẹ con và chợt hiểu.
Hành động vét mấy cọng hành cuối cùng của cậu bé sau khi đã làm sạch sẽ tô mì làm tôi nhớ những lúc tôi vét mấy cọng ngò cuối cùng của tô canh thơm do mạ tôi nấu. Tôi nhớ lại hồi nãy thằng con ăn mì say sưa và thỉnh thoảng nó nhìn mẹ nó một cách trìu mến như thể nếu được nó cũng ăn luôn mẹ nó vào bụng. Và tôi nhớ lại lúc ăn canh thơm của mạ, tôi có một cảm giác man mác, êm đềm mà không hiểu vì đâu. Tô mì của cậu bé chắc chắn là không bằng mì tôi mua ở tiệm, cũng như canh thơm của mạ tôi chắc cũng không đậm đà, ngon ngọt như vợ nấu. Nhưng mà cả hai đã được nêm vào một gia vị trân quí nhất trên đời: Gia vị MẸ.
Khi ăn canh của mạ nấu, thì ra tôi đã nuốt vào người tất cả tình thương của mạ gởi gắm trong tô canh. Tôi đã vào cái tuổi mà người ta gọi là tri thiên mệnh. Trên đầu tóc muối như tiêu. Nhưng với mạ thì tôi bao giờ cũng chỉ là một thằng con nhỏ dại mà bà khi nào cũng muốn chiều chuộng chăm sóc. Tôi chợt nhận ra rằng mỗi tô canh của mạ không những đã được nêm đầy gia vị MẸ trong đó, mà nó còn chan chứa cả một quãng đời niên thiếu của tôi. Tôi đã ăn canh như một con bò già ngấu nghiến nhai lại quảng tuổi ấu thơ mà nuối tiếc những chuỗi ngày vẫn còn trong vòng tay của mạ.
*

Nhưng mà gần đây mạ tôi đã không nấu nướng gì được nũa. Mạ yếu như một ngọn đèn dầu gần cạn, hiu hắt chờ một cơn gío lớn.
Bây giờ, ngoại trừ những lúc cần phải đi đứng chút đỉnh làm vệ sinh hay uống thuốc, còn thì mạ chỉ nằm trên giường. Trời nắng ấm mùa Xuân, mạ đắp mền từ cổ tới chân mà vẫn than lạnh. Những chuyện hôm qua thì mạ quên tuốt, nhưng mà chuyện năm sáu chục năm trước thì mạ tôi nhớ rõ mồn một và cứ nhắc tới nhắc lui dăm ba câu chuyện đó. Mạ kể đi kể lại chuyện thời bà còn con gái mười ba mười bốn tuổi đã tự lập mưu sinh với giỏ hàng Xén nhỏ nhoi bày bán ở chợ ÐÔNG BA ngoài Huế. Có ông Cố Ðạo người Pháp dạy học ở đâu đó không biết, mỗi vài tháng lại ra chợ sắm giấy, bút, mực… chỉ ở gánh hàng nhỏ xíu của mạ, chứ không bao giờ mua ở những cửa tiệm lớn hơn. Lý do vì mạ tôi là người duy nhất trong khu chợ biết nói bặp bẹ dăm câu tiếng Pháp với ông. Anh em tôi ngạc nhiên hỏi mạ học tiếng Pháp ở trường nào" Bà nói trường nào mà trường. Nhà nghèo cơm ngày ba bữa đủ ăn là may rồi, con gái thời đó như mạ làm sao được tới trường. Mạ chỉ học lóm tiếng Pháp từ mấy cậu trong nhà mà thôi. Tụi tôi nể mạ quá xá.
Mạ ngày càng lãng hơn. Một lần tôi ngồi bên, mạ lại bắt đầu kể một chuyện đời xửa đời xưa nào đó của bà mà tôi đã nghe ít nhất một chục lần và đã thuộc lòng. Không hiểu sao bữa đó tôi vô tình quá. Mạ mới nói vài câu là tôi ngắt lời bà, nói là mình đã biết rồi, mạ khỏi cần kể nữa. Và để chứng minh, tôi kể tiếp cho mạ khúc tiếp theo để mạ tin là tôi đã biết. Tôi thấy mạ mặt buồn xo, hụt hẫng. Mạ ậm à ậm ừ cố nghĩ một chuyện khác để kể cho tôi nghe thế câu chuyện trên, nhưng luồng tư tưởng quen thuộc của mạ lúc đó bị tôi ngắt bất ngờ nên chưa sắp xếp lại kịp chuyện khác. Mạ chỉ muốn nói để mà nói, và có người ngồi cạnh bên nghe mà thôi. Tôi hối hận quá. Thấy mạ mấp máy môi, ấp a ấp úng hoài nhưng nghĩ chưa ra thiệt là tội nghiệp. May lúc đó tôi nghĩ là phải mớm lời cho mạ nên giả bộ hỏi “ Hồi mạ còn nhỏ, mạ bán gì ở chợ Ðông Ba vậy "” Thế là mạ bắt được đà, bà bèn kể tiếp cho tôi nghe chuyện ông Cố Ðạo người Pháp mỗi vài tháng ra mua hàng của mạ. Lần này thì tôi nghe một cách thiệt tình, thỉnh thoảng còn bàn thêm vài điều bên lề nữa khiến mạ thích vô cùng.
Ban đầu thì tôi nghe để cho mạ vui. Nhưng càng về sau, tôi thấy như mình cũng có những lúc sống hòa vào với thế giới của mạ. Mạ mới nhắc đến giỏ hàng xén tạp hóa là tôi như thấy cả cái chợ ÐÔNG BA trước mặt mình với rừng người tấp nập, có một cô bé mười bốn mười lăm tuổi gói hàng bán cho một ông Cố râu ria xồm xoàm, áo đen thụng thịnh, tóc trắng toát, cố gắng lắng nghe để hiểu mớ tiếng Pháp chắp vá của cô hàng xén nhỏ tuổi. Thỉnh thoảng ông cưòi to thích thú vì cô hàng xén xinh xinh này nói tiếng Tây thiệt là…tức cười và dễ thương. Cô không biết. Cô tưởng là ông Tây cười khen cô nói hay, nên cô cố nói thêm càng nhiều càng tốt. Và vì vậy mà ông Cố Tây lại càng cười thêm…
Mạ tôi cũng kể cho tôi nghe rằng hồi 9, 10 tuổi gì đó tôi đau một trận kinh hồn. Giữa đêm khuya, tôi nóng sốt đến độ máu cam từ mũi chảy ra như suối. Mạ tôi đã dùng hết khăn trong nhà mà vẫn chưa đủ cho tôi lau. Tôi mất nhiều máu quá đến nỗi đã bắt đầu mê man rồi. Lúc đó nhà tôi mới từ Huế dọn vào. Ba tôi vắng nhà đi làm xa. Lạ nước lạ cái, nhà thương bệnh viện ở đâu không biết, hàng xóm neo đơn, mà lại đêm khuya khuắt biết kêu nhờ ai! Mạ tôi chỉ còn ôm tôi vào lòng và cầu nguyện. Lúc đó bà nghe như có tiếng nạng gỗ gõ lên sàn nhà, tiếp theo là tiếng dép kéo lê. Rõ ràng là có một người què đang đi trong nhà. Nhưng mạ đã quá mệt mỏi và cũng đang thiếp đi. Rồi bà thấy rõ ràng, không hiểu là thiệt hay trong giấc mơ, một người lính chống nạng gỗ đi đến và sờ vào trán tôi, xong rồi ông ta lại kéo nạng đi ra khỏi nhà. Sáng hôm sau, như một phép nhiệm mầu nào mà tôi bớt hẳn, gần như đã hết bệnh mặc dù là chưa uống một viên thuốc nào cả.
Tôi vốn là một thằng bé ham chơi thuở ấy nên đã gây cho mạ không ít nhọc nhằn. Hình như không có một môn chơi nào của con nít trong xóm mà thiếu mặt tôi, từ đánh đáo ăn tiền, đến bắn bi, tạt hình, chọi lính…món nào tôi cũng một cây xanh rờn. Mạ tôi lo tôi ham chơi mất sức rồi bỏ học nên cố kềm bằng cách bắt tôi mỗi trưa phải… đi ngủ. Dĩ nhiên là tôi chỉ nằm trình diễn thôi, đợi cho mạ ngủ là tôi rón rén dậy xách đồ nghề dông một mạch vào xóm chơi. Tỉnh dậy không thấy thằng con đâu, mạ tôi lại phải đội nắng đi vào xóm kiếm. Bà biết đích xác chỗ nào tôi thường đàn đúm. Có những lần tôi đang lom khom cúi nhắm mấy hòn bi dưới đất để bắn thì bỗng thấy đôi dép quen thuộc ngay trước mặt. Khỏi cần nhìn lên tôi cũng đủ biết là ai, bèn ba chân bốn cẳng chạy ù về nhà. Tôi phải về trước mạ, lấy cái khăn hay cái áo nào đó chêm sau mông. Mạ có cái roi đánh đau lắm nên tôi phải lo độn trước kẻo không là …thê thảm. Rồi mạ về tới, bắt tôi nằm xuống nã cho mấy roi. Chẳng đau gì cả nhưng tôi cũng giả bộ la “ui- da ui- da” rối rít. Mạ thấy tội bèn cho… thiếu nợ, chỉ dọa lần sau tái phạm sẽ trả gấp đôi. Tôi nào ngán, vì đã có áo giáp hộ thân, và hơn nữa mạ đâu có nhớ" Tôi chỉ thắc mắc một điều là sao mạ không nhận ra sự khác nhau. Khi tôi chưa kịp độn áo sau mông, roi đụng vào thịt thì nó kêu “ bép- bép”; còn khi nào tôi đã kịp độn áo rồi thì nó kêu “ phộp- phộp” rõ ràng như vậy mà mạ không biết nên tôi mặc tình mà lờn mặt.
“Bí mật” này tôi vẫn giữ kín gần 40 năm, cho tới khi mới chỉ gần đây thôi. Trong một dịp họp mặt gia đình anh em, con cháu đầy đủ, tôi bèn “ bật mí” lên để chọc mạ cho vui, ai ngờ mạ phản pháo “ Thằng khỉ. Mi tưởng tau ngu không biết mi chêm cái chi đó trong quần hay răng" Tau cố tình lờ cho mi đó chứ!” Cả nhà tôi cười như nước vỡ bờ, và thằng con tôi là to họng nhất. Nó khoái quá, hả hê khen “ Bà nội thông minh quá. smart quá. Ba là ‘bad boy’đó bà nội ơi!”. Ha ha. Bà nội có hiểu bad boy là gì đâu, mày ơi!
*

Một buổi chiều đi làm về, tôi ghé lại để nghe mạ kể chuyện, nhưng bà đang ngủ. Tôi kéo ghế cạnh giường ngồi nhìn mạ.
Ðã từ lâu tôi biết là bà không khoẻ, nhưng vẫn nghĩ rằng ai cũng bệnh già thế thôi. Bữa nay tôi mới có dịp ngắm lại mạ lúc bà đang ngủ. Hơi thở của bà sao mệt nhọc quá, khò khè và đứt quãng. Mạ ngủ mà phải há miệng ra để thở và tôi thấy răng của mạ chỉ còn vài cái loe hoe, lủng lẳng! Nhưng điều làm tim tôi nhói lên khi mạ chìa cánh tay ra khỏi mền. Ôi cánh tay của mạ tôi đâu còn là tay nữa mà chỉ là một thanh củi khô, da bọc lấy xương. Lớp da đồi mồi ở ngay bả tay không còn miếng thịt nào để bao bọc nên nó nhẽo nhẹt và lòng thòng một cách thảm thương. Tôi nghe mạ than là khó thở, nhưng không ngờ mạ phải thở một cách khó nhọc như vậy. Tôi biết là mạ ốm, nhưng không ngờ mạ ốm đến giơ xương. Tôi không nỡ nhìn mạ lâu hơn, phải bước vội ra ngoài tới bàn thờ Phật để ổn định lại tâm hồn .
Trước bàn thờ Phật. Tượng Phật Bà Quan Âm với bình nước Cam Lồ hiền từ nhìn. Bỗng nhiên tôi cảm thấy như có một sự thiêng liêng nào đó phảng phất trong không gian. Một cảm giác lâng lâng khó tả. Tôi thắp một nén nhang và khấn thầm “Thưa Phật. Trước hết con biết tuy là Phật tử, nhưng con không phải là một Phật tử thuần thành được thấm nhuần Phật pháp. Vì vậy mà giáo lý của đức Phật nhiều khi con hiểu chưa thực chính xác, nên nếu con nói có gì không đúng thì đành vậy. Con vẫn thường nghe nói về luật nhân quả của đạo Phật. Nhân nào thì quả nấy. Làm hiền gặp lành và làm ác gặp ác. Bao nhiêu năm qua con nghĩ là mình đã làm nhiều việc thiện. Và con chưa bao giờ mong việc mình làm sẽ mang lại một nhân quả tốt nào cho chính con cả. Nhưng bây giờ nếu đức Phật vì những nhân lành mà con đã gieo, và sẽ cho con những quả tốt như một sự đền bù thì con xin nhận. Không phải cho con, mà cho mạ con. Thưa Phật. Con biết rằng con người sinh ra thì ai cũng đều mang một số mệnh. Ai rồi cũng sẽ đi qua đọan đường sinh, lão, bệnh, tử. Vì vậy mà con không dám cầu cho mạ con sống lâu trăm tuổi. Bởi vì cầu cũng không được. Con chỉ xin cho mạ con được sức khoẻ và sự an nhiên trong quãng đời còn lại là con mãn nguyện lắm rồi. Một mai khi nợ trần đã dứt, xin Phật đón mạ con về trong sự bình yên. Chỉ vậy thôi.”
Có tiếng mạ kêu trong phòng. Tôi đi vội vào kẻo mạ trông và lòng thầm nghĩ không biết bữa nay mạ sẽ kể cho nghe chuyện gì nhỉ" Chuyện ông Cố đạo, hay là chuyện ông lính chống nạng giữa đêm, hay là chuyện… chuyện gì cũng được. Bây giờ thì mạ còn nói, tôi còn được nghe là cũng may mắn, hạnh phúc rồi. Tôi biết là mạ không còn như xưa để thỉnh thoảng nấu canh thơm cho tôi nữa, nhưng cái gia vị MẸ tuyệt vời đó nào phải vì vậy mà mất đi đâu. Nó vẫn đậm đà và nồng ấm qua từng giọng nói, từng cái nhìn của mạ đó mà. Như hôm kia tôi đến ngồi cạnh bên. Mạ nhìn lên đầu tôi thật lâu, rồi nói giọng lo lắng “Con bịnh chi mà tóc bạc nhiều quá"”
*

À ơi… Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con thành mồ côi....

Gió lay mẹ rụng, tôi gọi là Gió Mồ Côi
Ðể rồi một hôm…

Một hôm ngọn gió mồ côi
Thổi cho mạ rụng để tôi một mình
Mạ về nước Phật thanh bình
Trần ai để lại chút tình mạ con
Canh thơm ai nấu mà ngon
Bây giờ canh hết con còn chén không.

ThaiNC.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2023 lúc 4:22am

Lươn Đồng Nổ Muối Hột "Lai Rai" trên Sông Nước Miền Tây | Nét Quê #418  <<<<<<

Lươn%20Đồng%20Nổ%20Muối%20Hột%20"Lai%20Rai"%20trên%20Sông%20Nước%20Miền%20Tây%20|%20Nét%20Quê%20#418%20-%20%20YouTube



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/May/2023 lúc 4:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2023 lúc 10:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2023 lúc 3:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jun/2023 lúc 10:32am

PHÁ LẤU : MÓN ĂN NGON ......


Quán%20Phá%20Lấu%20Chị%20Hạnh%20Ngon%20Ở%20Quận%208

Ngày nay, nhắc đến "Phá Lấu" hẳn nhiều bạn trẻ chỉ nghĩ ngay tới món Phá Lấu Bò, nhiều nước, ăn với bánh mì hay mì gói mà các quán lề đường hay bán.

Chớ có bạn nào còn nhớ món Phá Lấu heo, ăn khô với xôi hay cơm không ?

Kể về tinh hoa ẩm thực của người Hoa tại xứ Nam Kỳ nói chung hay Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng thì khó mà không bàn tới món Phá Lấu.

Nào, hãy cùng TDGS nhớ lại món Phá Lấu giòn giòn, dai dai sần sật, mùi thơm nức mũi nhaaaaaaa.





Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 21999
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2023 lúc 8:22am

Màu, Mùi Và Vị – Đừng Tưởng Mấy Bả Khùng

Grilled%20Steak%20%28Perfect%20Every%20Time!%29%20-%20Wholesome%20Yum

Thực phẩm nấu nướng hoá vàng hay nâu vàng như màu của bánh nướng, thịt nướng chẳng hạn, thường gọi là sự hoá nâu (browning). Trong khoa học thực phẩm gọi đó phản ứng Maillard. Đây là phản ứng giữa acid amin (của protein) và đường khử.


Không chỉ mát mắt, mà mát cả miệng và mũi


Đường khử hiểu đại khái là loại đường có tính…khử  (bị oxid hoá). Đường glucose, đường frutose (có nhiều trong trái cây, mật ong), đường galactose, lactose (trong sữa), đường maltose (mạch nha)…là những loại đường khử. Đường ăn (sucrose) thông thường ở nhà không phải là đường khử.

Phản ứng Maillard, biến đồ ăn thành màu nâu vàng hấp dẫn xảy ra trong hầu hết các loại thực phẩm chiên xào nấu nướng. Này nhé, khoai chiên, hành phi, cá chiên xù, bê thui, bò nướng, thịt nướng, bánh nướng, cà phê, chocolate, bia đen,…

Phản ứng làm thực phẩm hoá nâu vàng này không chỉ làm mát mắt, mà còn mát cả miệng mũi. Rõ ràng màu, mùi và vị của thịt nướng khác xa với thịt luộc, bánh hấp khác với bánh nướng.

Phản ứng Maillard tạo ra hàng trăm chất khác nhau, có chất dễ bay hơi (tạo mùi), có chất không chịu bay hơi, ở lại trong đồ ăn tạo ra màu và vị. Nói chung, phản ứng Maillard tạo ra màu, mùi và vị đặc trưng cho thực phẩm đó.

Gọi phản ứng Maillard là phản ứng hóa nâu là chỉ nhìn bề ngoài, còn cho ra hương và vị (flavor) mới chính “bề trong”, mới chính là tạo ra sự độc đáo, tinh túy  của món ăn đó

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết dịnh

Ngoài acid amin và đường khử, điều kiện để tạo ra phản ứng hoá nâu là nhiệt độ.

Nhiệt phải cỡ 140 độ trở lên (chiên, xào) thì phản ứng mới dồi dào, lên tới 160 độ là đỉnh cao. Lên nữa thì cẩn thận… Mùi vị đồ ăn lúc đó thơm tho kiểu khác, và nhiệt độ cứ được đà lên tiếp thì cháy khét.

Nhiệt khoảng 100 độ, thì phản ứng hoá nâu xảy ra rất chậm. Hấp dựa vào sự truyền nhiệt của hơi nước nóng, còn luộc thì tiếp xúc trực tiếp với nước sôi. Cứ loay hoay cỡ 100 độ C, kéo dài thời gian thì thịt chín nhừ ra rồi, mà hoá nâu vẫn chưa tới đâu, mùi vị vẫn là mùi vị của thịt luộc, chứ không phải mùi thịt chiên hay nướng.

Đun ở lò vi ba cũng thế. Sóng ngắn kích động phân tử nước trong thực phẩm dao động, làm đồ ăn tự phát sinh ra nhiệt, nhiệt cũng chỉ cỡ nước sôi.

Rang đậu phộng bằng lò vi ba được không? Được chứ, đậu phộng vẫn chín, nhưng mùi vị không phải là mùi vị của đậu phộng rang. Thứ đậu phộng ương ương dở dở, nửa luộc nửa rang thế hơi khó…ăn. Đó là vì phản ứng Maillard xảy ra chưa tới nơi tới chốn.

Phản ứng Maillard khác phản ứng caramel hóa

Mấy bà bếp thắng đường để làm nước màu, đó là tạo phản ứng caramel hóa. Nếu phản ứng Maillard cần acid amin, đường khử và nhiệt, thì phản ứng caramel hóa chỉ cần đường và nhiệt, đường nào cũng được, không nhất thiết là đường khử.

Nhiệt độ tạo caramel hóa tùy thuộc loại đường: đường fructose chỉ cần 100 độ C, đường ăn, đường glucose cần 160 độ C. Còn đường sữa (lactose) cần trên 200 độ C.

Phản ứng caramel thực ra là phản ứng oxid hóa đường bằng nhiệt, và cho ra cả trăm chất khác nhau, cũng tạo màu, mùi và vị tương tự như phản ứng Maillard.

Những để nhìn bắt mắt, bắt mũi và bắt cái lưỡi, phải là phản ứng Maillard.

Trong thực tế, khi nướng bánh hay chiên xào, hai phản ứng, Maillard và caramel xảy ra đồng thời. Mọi thủ thuật bếp núc chính là tạo cơ hội cho phản ứng Maillard chiếm ưu thế hơn.

Bản năng thiên phú của đầu bếp

Phản ứng Maillard chủ yếu xảy ra ở bề mặt thực phẩm. Do đó, người ta thường làm khô bề mặt trước khi nấu nướng để sự hoá nâu dễ xảy ra. Chiên khoai tây phải chiên với dầu thật sôi là vì vậy.

Nhiệt độ cao của dầu sẽ làm nước ở bề mặt miếng khoai bốc hơi để phản ứng Maillard xảy ra nhanh. Đồng thời, độ ẩm bên trong lõi khoai vẫn còn cao sẽ ngăn không cho dầu xâm nhập sâu vào khoai (dầu và nước kỵ nhau). Miếng khoai trong mềm ngoài cứng (dòn), cứng lâu nữa là khác. 

Đưa pH lên cao cũng làm tăng tốc phản ứng Maillard. Một số bà nội trợ “nghiện” baking soda, làm món gì cũng thêm một chút thứ này vào.

Baking soda ở ngoài chợ gọi là bột nổi (sodium bicarbonate), thường dùng để làm nở bánh (đừng nhầm với bột khai, ammonium bicarbonate, cũng là loại làm nở bánh).

Ướp thịt cũng cho một chút bột nổi vào, ai không biết tưởng mấy bả…khùng. Khùng kiểu này thì chết… bợm nhậu. Đa số thực phẩm tươi sống đều có tính acid. Bột nổi có tính kiềm. Thêm bột nổi vào để đẩy pH của thực phẩm lên một chút, phản ứng Maillard sẽ xảy ra nhanh hơn. Nhờ đó khỏi mất công phải ướp đường nhiều, để rồi bên ngoài miếng thịt đã cháy xém, mà bên trong vẫn còn sống.

Chưa hết, nướng thịt nhiều bà còn ướp thêm một chút mật ong. Mật ong phần lớn là đường glucose và fructose. Đây là hai loại đường khử, sẽ thúc đẩy phản ứng Maillard xảy ra nhanh hơn.

Thế đấy, bản năng thiên phú của đầu bếp với phản ứng Maillard không chỉ là nhiệt độ, mà còn: 1/ Khô bề mặt, 2/ pH kiềm, và 3/ thêm thắt đường khử hoặc acid amin.

Đâu cần biết ông Maillard là ai

Con người đã biết xài tới phản ứng hoá nâu từ thưở tìm ra khói lửa, đâu đợi tới đầu thế kỷ 20, ông Maillard mới phát hiện ra nó.

Mấy bà làm bếp thuộc hàng cao thủ, chẳng cần biết Maillard là cái ông… phải gió nào, nhưng với thiên bẩm nấu nướng, họ lắm chiêu trò để làm ra những món ăn với màu- mùi-vị tuyệt hảo: ướp thịt với chút baking soda như nói ở trên, để điều hoà miếng thịt trong chín ngoài vàng. Biết phết chút lòng đỏ hay lòng trắng trứng (thêm acid amin), hoặc sữa (thêm đường khử) vào vỏ bánh để nướng, bánh vàng ánh, béo bổ thơm ngon,…

Nói cách khác, họ biết tận dụng tuyệt hảo các yếu tố tạo ra phản ứng Maillard: nhiệt độ, thêm acid amin hay đường khử nếu cần, hay đưa pH tăng cao một chút.

Xét cho cùng, khiển được phản ứng Maillard bằng năng khiếu, coi bộ hay hơn ngồi lý sự về phản ứng Maillard (như tôi).

Vũ Thế Thành 

(trích bộ “Ăn để sướng hay ăn để sợ?”, tập III “Chuyện nhà bếp”, 2023)

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jun/2023 lúc 8:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 95 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.283 seconds.