Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2022 lúc 2:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2022 lúc 9:50am

Nước mắm

Bí%20Quyết%20Pha%20NƯỚC%20MẮM%20CHUA%20NGỌT%20ăn%20Cơm%20Tấm,%20Chả%20Giò,%20Bún%20để%20lâu%20không%20hư%20-%20%20KT%20Food%20-%20YouTube
Mỗi khi đi chợ Á đông, tôi thường la cà vào quầy nước mắm. Thấy có nhãn nước mắm mới là đứng…nghiên cứu. Dân nước mắm mà lỵ! Dân Mít ta vẫn cừ đùa giỡn với nhau là dân nước mắm nhưng thực ra dùng nước mắm không phải là chỉ dấu của người Việt. Trên thế giới có tới 500 triệu người sử dụng nước mắm trong nấu nướng. Toàn vùng Đông Nam Á là dân nước mắm. Thái Lan có nam-pla, Malaysia có budu, Indonesia có ketjap-ikem, Hàn Quốc có aek jeot, Kampuchia có toeuk trey, Philippine có patis. Tôi đã có thời gian gần một năm phải dùng patis của Philippine khi ngụ tại Quezon City vào năm 1973. Dở ẹc. Cũng phải thôi vì patis chỉ là phụ phẩm của mắm nêm bagoong. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Thời gian đó có patis cũng đỡ khổ cho cái miệng đã quen với nước mắm. Mới đây, khi vào một chợ Á đông ở Montreal, tôi chợt nhìn thấy patis. Nhớ lại một thời, cũng bồi hồi ra gì!

Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc cũng dùng nước mắm nhưng ít hơn. Hai nước đậm mùi nước mắm là Việt Nam và Thái Lan. Nhưng có một chút khác biệt. Không biết các nước khác ra sao nhưng dân Thái chỉ dùng nước mắm để nấu nướng chứ không dùng để chấm trên bàn ăn. Nếu dân các nước khác cũng chỉ để chai nước mắm trong bếp như Thái Lan thì chỉ có dân Việt ta thượng nước mắm trên bàn ăn. Vậy thì dân Mít tự cho là dân nước mắm là đúng chỉ số!

Trong các chợ Á đông tại Montreal, nhìn đâu cũng chỉ thấy nước mắm Thái Lan. Thiệt chán mớ đời! Nhớ lại vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nước mắm làm tại Canada của người Việt mang tên Atlantic nằm đầy trên quầy. Nhìn đã con mắt biết bao. Thời vàng son đó nay còn đâu. Nước mắm Atlantic, còn được gọi thân mật là nước mắm “Captain Ngô”, do cựu thuyền trưởng Ngô Sanh lập nhà máy sản xuất tại tỉnh bang Newfoundland của Canada. Chai nước mắm có dung lượng 750 mL, có hình con cá ngoi lên khỏi mặt nước với hàng chữ “seafood sauce”. Phía trên là hàng chữ Việt : “Nước mắm cá thu” là thứ hồi đó mỗi khi cần nước mắm là xách cổ lên liền khỏi suy nghĩ. Nước mắm của “hải tặc” không lọt vào mắt dân Canada. Nước mắm Atlantic hồi đó có tìm được đường sang Mỹ không, tôi không rõ. Nếu không, đó là một thiệt thòi cho dân Việt bên xứ Cờ Hoa. Bởi vì cá capelin, thứ cá đầy dẫy ở Canada, tươi rói từ dưới biển lên, được làm thành nước mắm trong một nhà máy hiện đại, sạch sẽ, vệ sinh hết biết, là thứ vàng màu hổ phách của dân Việt ở Canada. Nhưng chỉ được vài năm, nhà máy phải đóng cửa. Quầy nước mắm ở Canada thiếu chai nước mắm có con cá quẫy trên biển.

Nguyên do tại sao? Có người cho rằng tại vì khi đó, các siêu thị do người Việt làm chủ tại Canada còn thưa thớt, giới nhập cảng nước mắm Thái Lan bị mất nguồn lợi nên chèn ép khiến nước mắm Atlantic mất thị trường. Nhưng mới đây, tôi đọc được bài báo “Vats of Seafood Sauce Left to Rot in Small Newfoundland Town” của hai ký giả của hãng tin CBC Rob Antle và Jen White thì câu chuyện phẹc-mê-bu-tích của công ty Atlantic Seafood Co. lại khác. Ông Ngô Sanh tới Canada vào năm 1975 và là cựu thuyền trưởng của chiếc tàu nghiên cứu Sir Wilfred Templeman thuộc Canadian Coast Guard (Lực Lượng Bảo Vệ Ven Biển Canada) thấy loại cá nhỏ capelin có đầy dẫy trên biển vùng St Mary. Cá quá nhỏ nên ngư phủ bỏ không thèm ngó ngàng tới. Ông nghĩ tới việc dùng cá capelin đực để làm nước mắm. Ông bèn xây nhà máy với vốn khởi đầu do ông bỏ ra 400 ngàn đô, tỉnh bang Newfounland góp vào 400 ngàn đô và cơ quan Atlantic Canada Opportunities Agency đóng vô 500 ngàn đô. Năm 1990, nhà máy chính thức hoạt động sau khi Bộ Trưởng John Crosbie cắt băng khánh thành. Chỉ bốn năm sau, năm 1994, ông Ngô Sanh cho đài CBC News biết nhà máy bị các luật lệ ràng buộc của Liên Bang có thể giết chết nhà máy. Vài năm sau cơ quan kiểm soát thực phẩm Canadian Food Inspection Agency tới thanh tra và đưa ra kết luận việc sản xuất và tồn trữ nước mắm thiếu vệ sinh. Nhà máy phải đóng cửa ngưng sản xuất.

Vậy là phải quay lại với nampla Thái Lan. Miệng là miệng Việt, đã quen với nước mắm từ ngày còn thơ, mà phải chấm nampla Thái Lan nghe ra có phần khiên cưỡng. Bởi vì, tuy cùng là nước mắm nhưng hai nước có hai lối chế biến khác nhau. Tài liệu chính thức của Bộ Nông Nghiệp và Hợp Tác Thái Lan cho biết như sau về cách chế biến nampla:“Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ 2:1 đến 5:1 (theo trọng lượng) và sau đó được nhồi chặt vào các chum-vại làm bằng đất nung. Trước khi nhồi vào vại, một lớp muối được đổ vào đáy vại và một lớp muối khác dùng phủ trên mặt. Vại được phủ lưới nylon trước khi đậy kín bằng nắp (đất nung). Trong thời gian lên men, để gia tăng tốc độ lên men, nắp được mở ra mỗi tháng hai lần và để vại ra ngoài nắng. Sau 12-18 tháng, dịch chiết dược lấy ra và lọc bã bằng một dụng cụ lọc bằng tre đan hình ống: dụng cụ này được lót vải mùng bên trong, được đẩy vào sát đến đáy vại nhưng phần trên của ống tre lọc được dẫn đến một bình chứa. Chỉ lấy phần dịch lọc qua vải và dịch này được giữ trong chum-vại sạch khác có nắp đậy trong 2-4 tuần. Muối do nồng độ cao có thể kết tụ nên dịch phải lọc lại nếu cần qua hệ thống lọc máy. Dịch chiết này được gọi là nampla hạng nhất (first grade nampla). Sau khi lấy nước đầu, phần còn lại trong vại, khoảng 1/2 đến 1/3 lượng ban đầu được trộn với các vại khác (đã lấy xong nước đầu); dụng cụ lọc vẫn giữ nguyên trong vại. Một dung dịch nước muối bão hòa đã lược sạch được đổ vào chum-vại (còn bã sau khi lấy nước thứ nhất). Nước muối phải ngập trên bã 15 cm và để lên men đợt nhì trong 3-6 tháng, tương tự như lần lên men đầu. Dịch lấy được sẽ là Nampla hạng nhì. Nước hạng nhì này tùy nhà sản xuất có thể dùng pha trộn cùng nước cốt nguyên sơ. Sau khi chiết lấy nampla hạng nhì, bã còn lại được trộn thêm nước muối bão hòa, đun sôi và lọc, thêm đường caramel và các phụ gia để thành nampla hạng ba. Chính phủ Thái còn quy định là nước mắm Thái truyền thống (Traditional fish sauce) có thể thêm các phụ gia trong giai đoạn lên men như dứa (thơm), đường mía hoặc mía cây để giúp lên men nhanh hơn”.

Một nhà thùng làm nước mắm truyền thống tại Phú Quốc - Hình: T. Đức

Nước mắm Việt Nam được làm bằng cá cơm. Mùa cá cơm rơi vào tháng 11 đến tháng 4 âm lịch năm kế. Cá cơm than là loại số một để làm nước mắm. Sau khi thu mua cá, nhà sản xuất sẽ loại bỏ những con cá hư, cá tạp. Chỉ chọn những con cá còn tươi, mắt cá trong, thân cá còn đàn hồi. Muối ướp cá là loại muối hạt to, đều, có trắng đục ở giữa, viền hơi trong. Khi nếm thử, muối phải có vị mặn đượm, không quá chát. Muối thu mua sau đó sẽ giữ trong vòng 12 tháng để muối rút hết vị chát và đắng. Cá tươi được trộn với muối theo tỷ lệ 3:1, cứ 3 tấn cá sẽ được trộn đều với 1 tấn muối trong thùng gỗ và mang đi ủ chượp. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc chế biến nước mắm. Chượp là những thùng cỡ lớn có ba loại: chượp gỗ, chượp xi măng và chượp lu hoặc chum sành. Mỗi loại chượp lại có đặc điểm riêng và mang lại chất lượng nước mắm khác nhau. Thời gian ủ chượp từ 6 đến 24 tháng. Thời gian này càng lâu thì chất lượng nước mắm càng cao. Phơi chượp, đảo chượp và kéo rút là các phương pháp chính trong quá trình ủ chượp. Nước mắm sẽ mau chín và cho màu đẹp hơn khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên. Thời điểm phơi chượp tốt nhất là trước 10 giờ sáng vì lúc này nắng dịu nhẹ sẽ không làm chín mắm quá nhanh dẫn đến chất lượng không cao. Thợ cũng phải đảo chượp trong thời gian này để thu ngắn thời gian chín của mắm. Trong lúc phơi và đảo chượp, thỉnh thoảng thợ phải kéo rút nước mắm để kiểm tra.

Sau thời gian ủ chượp, khi nước mắm đã chín và dậy mùi thơm thì người ta sẽ rút nước mắm nhỉ qua vòi ở đáy thùng ủ. Chúng ta thường gọi thứ nước mắm xịn này là nước mắm nhĩ, nhưng đúng ra phải gọi là nhỉ. Nhỉ là nhỏ ra. Nước mắm nhỉ sẽ được rút ra vào khoảng từ 50% đến 70% lượng nước mắm có trong chượp. Phần còn lại sẽ tiếp tục được ủ với nước muối hòa tan cho ra nước mắm loại 1. Nước mắm nhỉ thu được sẽ được đưa vào bể lọc để lọc sạch những tạp chất, giảm lượng đạm thô và lọc váng mắm nếu có. Sau khi lọc, nước mắm sẽ được kiểm phẩm, đóng chai bán ra thị trường.

Bà Phạm thị Mười, 84 tuổi, là người có kinh nghiệm làm nước mắm trong nhiều năm, nói với các ký giả: “Nè, bây xem, vầy là nước mắm đủ độ chín rồi đó. Trong vắt hà, mới nếm vào thì thấy mặn ở đầu lưỡi, nhưng sau đó sẽ cảm nhận được độ ngọt, độ thơm nơi cổ họng. Ai cũng biết cá chượp với muối sẽ ra nước mắm. Ừ thì vậy nhưng phải ưu tiên chọn loại cá cơm than, những con còn tươi, lớn đều cỡ đầu đũa, thân mình bóng mẩy. Nếu là cá mua từ dưới ghe lên phải nhớ múc luôn nước cá chảy ra, còn đọng trên ghe để đổ vô thùng chượp, đó là chất dinh dưỡng. Loại cá này bảo đảm nước mắm cốt (mắm nhỉ) thế nào cũng 37- 41 độ đạm. Với nguyên liệu muối nên chọn muối của Bà Rịa - Vũng Tàu, hạt khô, chắc, đủ mặn; mua về cất vô kho chừng 2-3 tháng cho bốc hơi hết tạp chất rồi hãy lấy ra dùng. Ngoài việc chọn từng con cá, hạt muối, điều quan trọng nữa là phải chượp đủ 15 tháng”.

Bà Mười trong ngày quan sát và thu nước mắm cốt

Muốn so sánh phẩm chất nampla Thái Lan với nước mắm Việt Nam, người ta nhìn vào độ đạm ghi trên chai.Nampla thường có độ đạm 20 trong khi nước mắm Việt có độ đạm lên tới 40, trung bình là 20. Theo quy định của cơ quan Lương Nông Quốc Tế FAO của Liên Hiệp Quốc thì fish sauce (nước mắm) phải có độ đạm trên 10. Dưới 10 thì phải gọi là nước chấm (condiment sauce). Các loại nước mắm công nghiệp có pha chế các hóa chất thuộc loại “nước chấm”. Phần lớn nước mắm trên thị trường hiện nay là thứ nước mắm công nghiệp này do Thái Lan, Hong Kong và ngay cả Việt Nam chế tạo ra. Chu kỳ sản xuất loại nước mắm này chỉ mất có 6 ngày bằng cách cho một loại acid đặc biệt vào hỗn hợp cá tạp và muối. Nước lấy ra sẽ được trộn với nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống rồi thêm màu cho đậm đà.

Tháng 9/2019, ký giả Victoria Burrows, chuyên gia bình luận ẩm thực của Wall Street Journal, BBC Travel, Harper Bazaar và Tatler đã viết một bài so sánh nước mắm Việt và nampla Thái được đăng tải trên tờ South China Morning Post. Cô phỏng vấn hai đầu bếp Việt Nam và Thái. Đầu bếp Việt Nam Que Vinh Dang (Đặng Vinh Quế?), người có nhà hàng “Nhau” tại Hong Kong, cho biết: “Nước mắm là một phần quan trọng của ẩm thực Việt Nam: nó có thể nâng cao hoặc phá hủy một món ăn. Có một sự khác biệt lớn giữa nước mắm của người Việt và người Thái. Nước mắm của người Việt thực sự vượt trội hơn. Tôi chưa từng thử qua một loại nước mắm Thái nào ngon được như vậy”.Theo ông Quế, không nên nấu ăn với loại nước mắm nhỉ. Thứ thượng hạng này chỉ dùng để chấm. Sau đó có các mẻ nước mắm dần dần ít mặn hơn, và “mẻ thứ tư chính là thứ mà nhiều người nghĩ là nước mắm”.

Vẫn theo bài báo của ký giả Victoria Burrows thì nampla của Thái Lan thiếu sự tinh túy như nước mắm Việt. Nhưng ông bếp trưởng Thái Lan Num, chủ nhà hàng Thái Samuay&Sons ở Udon Thani, Thái Lan, góp ý: “Sự tinh tế trong hương vị nước mắm Việt Nam rất hợp để chấm các món ăn, còn vị nồng của nampla lại làm nổi bật các loại rau thơm và nguyên liệu trong món Thái”. Vậy là Việt khen nước mắm Việt, Thái khen nampla Thái. Huề cả làng! Nếu hiểu nồi nào úp vung đó thì nampla hợp với khẩu vị người Thái, nước mắm hợp với cái miệng Việt Nam. Thôi thì anh nào theo phe anh ấy cho…hòa bình.

Nước mắm Việt Nam, qua tay các đầu bếp danh tiếng, đã chinh phục được những cái miệng có gang có thép trên thế giới. Đầu bếp thượng thặng người Pháp Didier Corlou, thành viên Viện Hàn Lâm Nấu Ăn Pháp (Academie Culinaire de France), cho biết: “Khi nấu ăn cho các nguyên thủ quốc gia, tôi thường sử dụng những giọt nước mắm thượng hạng trong thức ăn của mình vào những công đoạn cuối cùng và hầu như mọi người đều rất thích”. Thành quả vui nhất của ông là đã cho nước mắm vào món gan ngỗng của Pháp. Đầu bếp trứ danh Mỹ Dylan Fultineer, chuyên trị món hàu, đã cho nước mắm vào món sauce ăn với hàu sống làm điên đảo thực khách. Đầu bếp Stéphanie Izard, chủ hai nhà hàng thịt nướng nổi tiếng ở Chicago, Mỹ, đã cho nước mắm vào nước sốt rau trộn ăn kèm với thịt nướng. Công thức của cô gồm hành, sa tế, giấm và nước mắm. Vị mặn của nước mắm, vị chua của giấm, vị ngọt của hành, vị đắng của bông cải xanh đã tạo thành một món sà lách ăn kèm với thịt nướng một cách tuyệt hảo. Nhưng tuyệt hảo nhất phải kể tới chef cook Jack Lee. Nghe tên tưởng anh là người Hoa nhưng anh là người Việt chính gốc, đầu bếp nổi tiếng tại Hollywood. Anh đã nhiều lần nấu ăn tại các lễ lạc cho các ngôi sao tại Hồ Ly Vọng. Anh cũng đã từng làm chef cook riêng cho các ngôi sao hạng A của Hollywood như Jackie Chan, Chow Yun-Fat, Quincy Jones, Jacqueline Bisset, David Foster, Michael Jackson. Anh cũng đã nấu ăn riêng cho nhiều gia đình hoàng gia và tỷ phú trên khắp thế giới. Món anh làm điên đảo giới thượng lưu của kinh đô điện ảnh là món chả giò 100 đô. Cái độc đáo của món chả giò…vàng này là nước mắm. Anh ca tụng: “Nói thật nhé, với tôi nước mắm là tinh hoa độc đáo không gì thay thế được. Có lần tôi thắng giải nấu ăn cũng nhờ nước mắm. Rồi các minh tinh, những tỷ phú, những giới siêu giàu mà tôi nấu ăn cho họ cũng không ngại gia vị nặng mùi này. Ai chê chứ với tôi thì nước mắm là số một, vừa làm tăng độ mặn và độ ngọt của món ăn, vừa làm món ăn dậy mùi thơm rất quyến rũ”.

Nước mắm của ta number one như vậy nhưng cớ sao dân Việt hải ngoại chúng ta vẫn cứ phải rước nampla Thái về bếp nhà mình. Đó là do sự yếu kém về xuất khẩu của Việt Nam. Theo các bậc cao niên trong nghề nước mắm ở Phú Quốc thì từ trước năm 1975, nước mắm Phú Quốc đã có mặt trên thị trường Pháp, Mỹ và một số nước khác. Nhưng ngày nay, dù số người Việt sống ở ngoại quốc đông đảo gấp nhiều lần xưa, nước mắm Việt vẫn đi sau Thái Lan nhiều bước. Nguyên nhân vì đâu, chắc mọi người đều suy đoán ra. May mắn là mới đây một người Mỹ gốc Việt là kỹ sư Phạm Thế Cường đã trở về Phú Quốc sản xuất ra nước mắm Red Boat có 30 và 40 độ đạm. Red Boat đã được siêu thị Costco tại Mỹ và Canada nhận phân phối. Tại Costco Canada, giá bán mỗi chai 500 mL là 12 Gia kim. Hơi đắt hơn nước mắm thường thường bậc trung tại các siêu thị. Nhưng ai lại so sánh một tiểu thư lá ngọc cành vàng với một em gái chân quê!

Khỏi phải nói, dân Việt ta đã rủ nhau về tắm ao ta. Ông đầu bếp thượng thặng Jack Lee đã trân quý nước mắm nhiều độ đạm của Việt Nam. Theo ông, thứ như Red Boat phải thượng lên bàn ăn để chấm, còn các thứ làng nhàng khác dùng để nấu. Không ai nỡ giam thứ quý phái trong bếp.

Chuyện chi cũng nên nghe các nhà chuyên môn. Trong nhà tôi, và tôi nghĩ tại nhiều gia đình Việt Nam khác, bi chừ đều có nước mắm trong bếp dùng để nấu và Red Boat trên bàn dùng để chấm. Đã tự hào là có máu nước mắm trong người thì phải chơi đúp như vậy mới đúng điệu công tử… Phú Quốc!


Song Thao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2022 lúc 11:52am

Mắm Và Rau Đúng Điệu Châu Đốc


mam%20va%20rau%2001

1.

Giữa tháng 8, Sài Gòn thường có những cơn mưa lớn buổi chiều và hay mưa dầm đến tối. Một anh bạn thân ở Úc về, vốn rất có ‘tâm hồn ăn uống’, đã không lạ gì các nhà hàng, quán ăn đặc sản, đã hỏi tôi, vào thời tiết này có biết món gì nóng sốt, ăn thiệt ngon mà nhậu cũng đả hay không. Tôi phải suy nghĩ hơi lâu vì chọn món ăn nóng, phù hợp lúc trời mưa, trời mát thì không khó, nhưng bạn tôi lại còn rất thích ăn rau xanh và nếu món ăn có kèm theo càng nhiều các loại rau, củ thì càng tốt.

Eureka! Tôi chợt nhớ tới món lẩu mắm, hay còn là mắm rau.

Xưa nay, ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở những vùng thượng nguồn, thường thu hoạch xong lúa hè thu thì nước bắt đầu tràn đồng, cái ăn bắt đầu khó kiếm. Thiên nhiên đã chìu đãi đám dân sống-chung-với-lũ bằng đủ thứ cá đồng hoang dã, nên từ mùa khô, nhà nào cũng thủ một, hai lu mắm cá cùng những xâu cá khô. Trời mưa dầm, bó gối ngồi nhà hay chèo ghe ra đồng đi lưới, đến bữa cứ ăn cơm với khô mặn chan chát thì làm sao bằng món mắm kho thơm ngon cùng rau rá tươi xanh hái ngoài đồng? Ở mùa nước nổi kéo dài suốt mấy tháng, món mắm kho đã quá quen với bữa ăn, bữa nhậu của mọi người, bất kể giàu nghèo.

Rồi từ sâu miết trong quê, nồi mắm kho đơn giản được đưa ra thị thành, lên đời thành cái lẩu mắm cầu kỳ với rất nhiều “biến tấu”. Càng thú vị hơn vì có thể xem đây là một món ngon quốc tế, phối hợp ba kiểu ẩm thực: mắm cá đồng kho vốn của người Việt miền Tây, được kho theo kiểu bún nước lèo là sở thích của bà con Khmer, lại giữ cho nóng trong lẩu là cách ăn của người Hoa.

chieu%20cuoi%20nam%20nho%20mam%2005

2.

Địa chỉ chúng tôi tìm đến không phải là một tiệm bún mắm, quán lẩu mắm nào đó mà là nhà vợ chồng một chị bạn, gốc dân Châu Đốc, vùng đất nổi tiếng về các loại mắm đồng. Có người nói, bàn về tài nữ công – gia chánh thì phụ nữ sinh ra ở đất An Giang như chị bạn trước tiên phải biết nấu món mắm thiệt khéo, thiệt ngon.  Để thực hiện bữa lẩu mắm, chị đã bận túi bụi từ sáng sớm dù có thêm sự giúp sức của cô em út. Cô gái thành phố này không có một chút vết tích lam lũ nào như người chị của cái thời cha mẹ còn nghèo khó dưới quê, và hôm nay cô nhất định qua phụ bếp để học, để nắm vững tay nghề nấu mắm của phụ nữ quê hương mình.

Hôm nay gia đình chủ nhà kê bàn ăn lớn, cái mặt bàn tròn 1.2m kia đang chứa đủ thứ vật dụng mà trung tâm là cái lẩu cồn bệ vệ. Buổi tối mưa rả rít thật mát mẻ, thích hợp để ăn món lẩu nóng sôi, bốc khói. Món rượu ngâm lâu ngày theo một thang thuốc đại bổ của anh chủ nhà lại càng đúng điệu vì thích hợp với món ăn có nước. Chai J. Walker Golden Label do bạn tôi mang đến tạm thời được cất vào tủ, hẹn tuần tới phải gặp lại. Các vị chủ nhà ung dung vừa tiếp món ăn cho khách, vừa giảng giải rành mạch…

Theo lời anh chủ nhà, về cốt lõi của món mắm là con mắm đem nấu lấy nước cốt, tạo thành nước dùng cho món lẩu như hôm nay nên là mắm cá trèn. Lẩu nấu với loại mắm này mới ngon nhất, tức không cần hầm thêm xương heo để tạo thêm ngọt như kiểu lẩu ở một số nhà hàng. Thứ đến là mắm cá sặc, cá lóc nhưng thông thường, tiện dụng là mắm cá linh – thứ cá có rất nhiều dưới quê, giá rất rẻ, cũng vốn là cái hồn cố cựu của món mắm kho vùng nước lũ, điển hình là bà con ở quê cứ đơn giản bỏ mắm linh vô nồi kho, khỏi cho màu và thường nêm mặn là xong món mặn –nhiều khi là duy nhất – cho bữa cơm hằng ngày. Còn ở món lẩu trên thành thị, con mắm cứ để nguyên lớp đường đen lỏng ướp bên ngoài – còn gọi là lớp “chao” –  y như lúc lấy ra từ lu mắm, đem nấu nát nhừ, rây bỏ xương. Cần giảm vị mặn của mắm thì dùng đường thẻ chứ không phải đường cát. Bốn tới sáu người ăn thì cần khoảng 400 – 500gr mắm. Lớp “chao” sẽ làm nước đục nên cần hớt bọt liên tục. Nước dùng càng trong trẻo thì càng có vẻ ngon lành, bắt mắt. Nhưng dù sao đi nữa, vị mắm trong nước lẩu lúc nào cũng phải thiệt đậm, không bị át bởi bất cứ mùi nào khác, mới tạo thành món ngon chính danh là lẩu mắm.

Lẩu đã sôi, tức đã đến lúc bỏ vào những thứ tươi sống. Đầu tiên và căn bản là cá tươi xắt lát mỏng, cắt đôi hay để nguyên con khi gặp cá nhỏ mình. Nên là các loại cá (da) trắng và có mỡ để bổ sung độ béo vì mắm cá còn rất ít chất béo.  Đó là các loại cá ba sa, hú, tra, bông lau (mắc tiền!), xanh kỳ, úc, chốt.v.v…, không phân biệt cá nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. Thứ đến mới dùng các loại cá (da) đen, như cá rô, trê, lóc đen, lóc bông, ngát, lăng (da vàng)… Chừng chục năm gần đây thì có người lại dùng cả cá hồi, đầu cá hồi mua ở các siêu thị, do giống cá này khá béo. Nhưng nếu quay lại với chốn đồng quê nước lũ thì người ăn luôn mãn nguyện với với bất cứ loại cá tạp, to nhỏ nào đó bắt được ngoài đồng.

Theo ý riêng của chị bạn thì càng bỏ vào nhiều cá tươi, lẩu mắm càng ngon. Nhưng đang ở thị thành nên người ta tha hồ thêm thịt heo tươi, thường là thịt ba chỉ ướp xả băm nhuyễn. Cũng là phần “lên đời” thành lẩu mắm, dân thành phố dùng thêm thủy/hải sản tươi, sống như: tôm, mực, lươn, nghêu, sò, chả cá vo viên.., có nơi còn thêm cả thịt heo quay, chứ nồi mắm kho nguyên thủy của dân nghèo vùng nước lũ làm gì được tăng cường bằng những thứ màu mè, mắc tiền ấy?

 Mọi thứ tươi sống sẽ chín khá nhanh trong cái lẩu sôi sùng sục, hương vị nước dùng sẽ đổi khác, thơm hẳn lên trên nền của mùi mắm cá trèn. Phần cá tươi đã chín được gắp ra thả vào dĩa có sẵn chút nước mắm y dầm ớt.

Và đây là bản sắc riêng của món mắm rau. ‘Và’ ở đây là động từ nên rau không có nghĩa là ăn với rau mà lại có nghĩa là lùa, đưa rau tươi, xanh vô miệng. Như thế thì rau mời dòn và còn nguyên mùi vị đặc trưng của rau xanh. Không có chuyện rau trụn nước sôi như ăn bún bò hay nhận chìm rau vô tô/chén bún đang ăn, khiến rau bị nước dùng nóng hổi làm cho mềm nhừ, hết dòn.

Ăn bún mắm cần rất nhiều rau, nhưng là những loại rau nào? Thật là hả dạ cho người bạn thích ăn rau của tôi: trên bàn đang có tới gần 20 loại rau, củ để ăn kèm với bún mắm. Anh chủ nhà cho biết, đúng ra số rau, củ có thể “đi” với món mắm còn nhiều hơn thế. Đầu tiên là bộ rau thơm, như: tía tô, húng quế, húng cây (gọi đúng tên là húng cay), húng lủi, húng chanh, ngò gai, kinh giới, é xanh, é tía, răm, vấp cá… đi đôi với xà lách cây. Bên cạnh đó, phải kể thêm rau cần nước, bắp chuối, đậu bắp, đậu rồng, điên điển, rau dừa, hẹ, tần ô, lá vừng, lá tai tượng, nấm rơm, rau muống chẻ, rau đắng, kèo nèo, súng, lục bình tím, ngó sen, giá sống, dưa leo, rau nhút, khổ qua, gốc xả… Ngoài cái màu mươn mướt của họ rau xanh, cái dĩa bàn to tê, rất gây ấn tượng kia còn phong phú màu sắc hơn nữa với những lát thơm (dứa) và măng tre hay măng le luộc, đều có màu vàng tươm, rồi khoanh cà trái màu tím ngan ngát và những trái ớt sừng chín đỏ… Có điều là không thấy ai dùng các loại rau quả gốc Âu Tây, như xà lách xoong, cần tây, hành tây, ngò tây (cây lớn) với mắm Châu Đốc, một món cực kỳ dân dã Việt Nam.

Mọi thức ăn – những dưỡng chất trần gian, đều đã sẵn sàng, xin mời cầm đũa! Nhưng hãy để ý một chút về cách ăn, đó là chúng ta đang ăn mắm đúng kiểu Châu Đốc. Chủ nhà lại hướng dẫn chu đáo cho khách. Như đang bày dọn trên bàn, mỗi người có tới hai cái chén riêng. Bạn lấy một chút bún (bún sợi nhỏ hay sợi to tùy ý) bỏ vào chén thứ nhất, giẻ miếng cá, thêm con tôm, miếng thịt, lát mực… để lên trên bún, rồi chan nước dùng. Kế đó, bạn lựa những thứ rau mà mình ưa thích từ dĩa rau, có thể bứt xé từng lá cho nhỏ ra một chút, bỏ hết vào chén thứ hai.

Nào, hãy… À mà khoan, riêng các ông còn một miếng rượu thuốc nữa rồi mới đưa cay. Ăn chén bún mắm trước, chén rau sau. Theo thứ tự “mắm rau” có nóng có nguội ấy, những hương vị béo, thơm, cay, chua, mặn, ngọt của đủ loại protein động vật, thực vật đang cùng hồ hỡi giao lưu trên hệ thống vị giác, khứu giác, thị giác… của bạn đó. Thú vị nhất là mùi vị của rau củ và của mắm miệt đồng cứ đan quyện vào nhau nhưng vị giác người ăn vẫn phân biệt được. Nào là cái vị ngọt đạm của tôm, cá, mực …, nào là cái vị dòn dòn của rau nhút, nhân nhẫn của rau đắng và khổ qua, ngòn ngọt của bắp chuối bào… Anh bạn của tôi gật gù “Ngon thiệt là ngon! Thiệt thú vị! ”.

Men rượu thuốc nồng, mạnh – cần thiết cho một món có vị tanh như món lẩu này – khiến anh chủ nhà rất hào hứng, kể cho khách nghe nhiều chuyện xung quanh chỉ một chuyện ăn lẩu mắm. Anh nói, riêng về rau ăn kèm, không phải lúc nào cũng có đợt tập trung khá đông đủ các chủng loại như hôm nay đâu. Một lần nữa, chúng tôi lại ngỏ ý hoan hô công khó lặn lội, tìm tòi của chị em bà chủ nhà. Thì giữa thành phố, đâu có dễ tìm ra rau điên điển, rau dừa, lá vừng, lá tai tượng…? Ở dưới quê khó tốn tiền mua rau vì rau dại mọc khắp ngoài đồng, trong vườn, nhưng cũng không phải khi nào muốn là có, vì còn tùy theo vùng đất, mùa màng, điệu nước… mà chỉ hái, lượm được loại này hay loại khác.

Rồi đến cách ăn lẩu mắm rau cũng phong phú các kiểu. Có người đòi bỏ nghêu, ốc lát nguyên vỏ, tôm nguyên con vô lẩu. Có người muốn vài loại rau hơi dày, cứng cần thấm sơ cái vị mắm đồng trước khi đưa lên miệng nên họ tự thả khổ qua, đậu bắp, cà tím, nấm rơm, gốc xả … vô lẩu. Có người muốn cà tím phải được xào sơ qua. Ngược lại, có người thích cà tím được cắt dọc, để riêng một dĩa cùng với ớt trái, khổ qua cắt dài, còn đậu bắp cùng đậu rồng cứ để nguyên trái và cọng súng thì ngắt dài dài, để họ cứ tay không mà bốc, đưa lên miệng cắn nghe bụp bụp mới đả đời về cả thính giác nữa. Đặc biệt là rất lạ miệng khi đem cọng súng cắm vô nước lẩu rồi cắn, cho nước dùng thơm lừng tứa ra trên lưỡi, hoà quyện vào vị ngọt, dòn của súng…
Chúng tôi vừa được thưởng thức món mắm rau – một món ăn dân tộc, đặc biệt Nam bộ, thấm đẫm mùi thôn dã và thiên nhiên. So với các món Tây, Tàu cao cấp, lẩu mắm ngon như thế nhưng không quá mắc mỏ, tốn kém, chỉ phải tốn công chế biến, bày dọn khá nhiêu khê.

Anh bạn sành ăn của tôi nhận xét, khác kiểu ăn nhồm nhoài, bặm trợn như ăn gà quay hay sườn cừu nướng, ăn lẩu mắm là từ tốn, người ăn chậm rãi tự phục vụ, nhất là cứ từ từ mà chọn lựa các thứ rau ưa thích của riêng mình. Lại nữa, lẩu mắm Việt Nam không nguội ngắt như kiểu thịt nguội, thịt hun khói của mấy anh Tây, cũng không chỉ một mực nóng hôi hổi như kiểu lẩu của anh Tàu, do bún, cá, thịt, tôm… chan nước lẩu trong chén thứ nhất sẽ dịu độ nóng cho vừa ăn khi hòa hợp với mớ rau ghém tươi, mát ở chén thứ hai.

Và một điều tốt đẹp nữa là với món lẩu mắm thương thức tại nhà này, không khí sinh hoạt gia đình thật ấm cúng, mọi người cùng ngon miệng và vui vẻ, không như kiểu ăn nhậu cao cấp ở nhà hàng thường chỉ phục vụ sự hưởng thụ của riêng các quí ông.

Phạm Việt Hùng (bút hiệu Phạm Nga)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2022 lúc 3:14pm

tô cháo huyết


Cháo%20huyết%20món%20ngon%20bình%20dân%20-%20YouTube

                                                                                                   

Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đakao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Thành ra khi đi về hướng Gia Định, gặp đèn đỏ, ngừng xe lại là thấy nó ngay ở bên tay mặt.

Hồi mới “giải phóng”, còn chút đỉnh tiền, chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết có kèm theo một dĩa giò-cháo-quẩy cắt khoanh. Không biết có phải tại vì buổi trưa ăn không đủ no thành ra chiều nghe đói sớm hay sao, mà lúc nào tôi cũng thấy cháo huyết của bà xẩm đó thật là ngon ! Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong lòng cái muỗng sành. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng. Còn giò-cháo-quẩy cho vào cháo, dù đã được cắt khoanh, nhưng vẫn giử nguyên cái giòn của nó. Cái “béo” của giò-cháo-quẩy làm cho cái “bùi” của cháo càng thêm đậm đà, và cái “giòn” của giò-cháo-quẩy thì thật “ăn rơ” với cái mềm mềm cứng cứng của huyết. Ngon không chê được !

Bà xẩm gọi tôi bằng “thầy Hai”. Sau “giải phóng”, từ ngữ cũng đã được đổi thay – cho nó hạp với... tác phong cách mạng – không còn gọi “ông A, bà B” gì nữa. Không còn xưng hô “thầy X, cô Y” gì nữa. Mọi giai tầng xã hội đều được xóa bỏ, mọi chênh lệch tuổi tác hầu như được sang bằng. Trong... “xã giao thường thức”, để gọi nhau, người ta chỉ còn dùng có hai từ “anh” và “chị”, vừa ngắn gọn lại vừa... bình đẳng nữa ! Thành ra thấy được xử dụng rất thoải mái và... xả láng ! (Một hôm, một thằng bé cỡ tuổi cháu tôi đã gọi tôi bằng “anh”... ngon lành ! Có lẽ trong lòng nó cũng khoái được trịch thượng như vậy. Bởi vì nó biết “thằng chả không làm gì mình được” ! Đổi đời... sướng ở chỗ đó !).

Vậy mà bà xẩm vẫn gọi tôi bằng “thầy Hai”, thản nhiên không ngượng nghịu gì hết ! Có lẽ tại thói quen. Cũng như tôi vẫn gọi bả bằng “thím xẩm” chớ không là... “chị xẩm” với tiếng “chị” rất... thời trang từ ngữ !

Mặc dù bây giờ người ta hay nghi ngờ, dè dặt, bà xẩm, đối với tôi, vẫn nói chuyện một cách thật tình cởi mở:

- Tôi nhớ hồi trước thím đâu có cái xe cháo huyết này.

- Thầy Hai nói đúng đó. Hồi trước là cái tiệm. Nó nằm sau lưng tôi nè. Hồi đó buôn bán khá lắm, thầy Hai à. Tiệm có bốn năm cái bàn lận.

- Tôi biết mà. Hồi đó, lâu lâu tôi có chở vợ con lại đây ăn. Tôi ở bên Gia Định, gần xịt hè.

- Ủa ! Mà hồi đó thầy làm việc ở đâu vậy ?

- Tôi làm trong ngân hàng ở Chợ Cũ. Lái xe đi về trên đường này nên mới biết tiệm của thím đó chớ.

- Giải phóng rồi thầy cũng còn làm việc ở sở cũ hả ?

- Đâu có ! Mấy ổng đổi tôi xuống làm việc ở nhà máy ve chai Khánh Hội.

- Cha... Xa quá há ! Đạp xe chắc mệt hả thầy Hai ? Bây giờ ai cũng đi xe đạp hết trọi.

- Rồi cũng quen hà. Ủa ? Mà tại sao thím dẹp tiệm đi ?

- Thời buổi khó khăn mà thầy Hai. Giữ chi cái tiệm cho họ để ý. Làm ăn nhỏ nhỏ thôi. Như thiên hạ vậy mà.

- Rồi mấy đứa con thím đâu ? Tôi nhớ hồi đó trong tiệm có mấy đứa...

- Đi hết rồi. Đi trước giải phóng.

- Sao thím không đi ?

- Thầy Hai nghĩ coi. Tôi già rồi. Không biết tiếng, không biết chữ.Đi đâu ? Còn mồ mả chồng tôi, mồ mả ông già bà già ở đây mà đi đâu ? Còn thầy ? Sao thầy không đi ?

- Tôi kẹt !

Lâu lâu ăn cháo huyết của bà xẩm được một thời gian thì Nhà Nước đổi tiền. Tôi... trở tay không kịp. Vậy là kẹt cứng. Có khi cả tháng không dư được một đồng. Lấy gì ăn cháo huyết ?

Để tránh... thấy hàng cháo huyết, mới đầu tôi thay đổi lộ trình. Tôi đi ngã cầu sắt, vòng qua chợ Bà Chiểu, xa hơn, hôi hơn (vì đi ngang chợ) và mệt hơn. Được mấy tuần, tôi bỗng nảy ra một sáng kiến (Nhà Nước đã chẳng dạy: “Ta phải luôn luôn phát huy sáng kiến” à ?). Đó là vẫn đạp xe theo lộ trình cũ. Nhưng khi đến cách đèn xanh đèn đỏ độ vài chục thước, tôi rà thắng, mắt nhìn đèn ở đằng xa. Nếu là đèn đỏ, tôi bóp thắng ngừng ngay, đợi. Nếu là đèn xanh, tôi cắm đầu phóng nhanh đi tuốt. Thật là... thích thú. Tôi phục... tôi quá chừng !

Chiều hôm đó, đi làm về, mặc dù bụng đói meo, tôi vẫn áp dụng sáng kiến “canh đèn để vọt” kể trên. Nhưng không hiểu sao đèn đang xang bỗng bật đỏ ngang không qua đèn vàng, khi tôi chỉ còn cách nó có vài thước. Nếu tôi... nhắm mắt chạy luôn, chắc cũng không sao. Đằng này, “bản năng” của một người công dân tốt trong tôi... bóp thắng. Xe đạp lết bánh một khúc rồi ngừng ngay trước xe cháo huyết !

Tôi chống chân chờ, mắt nhìn đèn đâm đâm. Bỗng tôi nghe tiếng bà xẩm, giọng niềm nỡ :

- Thầy Hai ! Thầy Hai à ! Trời ơi sao đâu mất vậy ? Vô ăn cháo đi !

Tôi làm bộ giật mình rồi nhìn về phía bả, mỉm cười cho... lấy có:

- Thím mạnh hả ?

Giọng của bà xẩm trở nên ân cần:

- Vô ăn cháo đi thầy Hai. Lâu quá mà...

- Tôi không có tiền ! (Tôi đã nói như vậy – dám nói như vậy – một cách thẳng thừng và không chút ngượng nghịu !).

- Không có sao ! Vô ăn đi ! Chừng nào trả cũng được. Mình quen mà... Thầy Hai !

Tôi lại nhìn đèn đỏ. Sao nó không xanh cho rồi, để tôi có cớ mà hối hả đạp đi, tránh được cái mùi thơm hấp dẫn của cháo huyết và tránh được lời mời rất thân tình của bà xẩm. Đèn vẫn đỏ ! Như... cố tình đỏ lâu để tôi có thời gian “đấu tranh tư tưởng”: một bên là “cái đói”, kéo thêm “cái thèm”, còn một bên là “cái xấu hổ” của một người chưa quen ăn chịu.

Tiếng bà xẩm vang lên:

- Thầy Hai đừng ngại mà... Vô ăn đi rồi mai mốt trả. Không có sao !

Lần này, “cái đói” cộng thêm “cái thèm” đã thắng. Tôi nuốt nước miếng bước xuống xe đạp thì đèn bật xanh. Nhưng trễ rồi. Thằng người hạ cấp trong tôi không còn đếm xỉa gì đến đèn xanh đèn đỏ. Nó chỉ còn thấy có tô cháo huyết ! Nó dẫn xe đạp lên lề khóa xe cẩn thận rồi nó bước lại ngồi lên ghế đẩu trước mặt bà xẩm. Nó còn mỉm cười chào bả một cách rất tự nhiên, không có vẻ gì của một người sắp sửa ăn chịu. Bà xẩm hỏi:

- Sao lâu quá không thấy thầy Hai vậy ?

Nó trả lời... gọn ơ:

- Tôi mắc về dưới tỉnh.

- Bà con ở dưới cũng mạnh hết hả ?

- Dạ, mạnh.

Bà xẩm múc cháo, rắc tiêu, rồi đẩy tô cháo đến trước mặt nó:

- Thầy Hai cứ ăn đi. Chừng nào có tiền trả cũng được, đừng lo !

Nó nuốt nước miếng, cầm muỗng múc cháo lên đổ cháo xuống cho mau nguội mà mắt sáng rỡ, mũi hít từng hơi mùi thơm mời mọc.

Giọng bà xẩm ôn tồn:

- Thời buổi bây giờ, đâu phải ai cũng còn tiền đâu thầy Hai. Hồi trước, làm ăn dễ, có đồng ra đồng vô. Bây giờ, càng ngày càng khó khăn, ai cũng chăm bẵm hết.

Ngừng một chút rồi tiếp:

- Chỗ quen biết, tôi nói thiệt. Thầy Hai cứ tới ăn tự nhiên, đừng ngại. Chừng nào thầy Hai trả cũng được hết. Mình với nhau mà... Phải thông cảm với nhau chớ ! Thầy Hai hiểu tôi không ?

Đến đây, bỗng thằng người hạ cấp trong tôi biến đâu mất ! Để lại tôi ngượng nghịu cúi đầu nhìn tô cháo, chỉ nói lí-nhí được có mấy tiếng “Cám ơn thím. Dạ...”, rồi nín thinh. Tô cháo trước mắt tôi bỗng như to hơn, đầy hơn, đậm đà hơn... Bởi vì tôi thấy nó phải như vậy mới tương xứng với lòng tốt của bà xẩm. Và lần này, tôi có cảm tưởng như tôi ăn tô cháo đó chẳng bao giờ cho hết !

Tôi cúi đầu húp được vài muỗng thì bà xẩm đẩy tới một dĩa giò-cháo-quẩy. Tôi vội xua tay:

- Không ! Không ! Tôi không ăn giò-cháo-quẩy đâu thím !

- Không phải đâu. Đây là tôi cho thầy Hai mà ! Không tính tiền !

Tôi ngước lên nhìn bà xẩm, dò xét. Bả nhìn tôi, hiền hòa, gật đầu nhè nhẹ như để nói “Thiệt mà ! Ăn đi !”. Miếng cháo tôi đang nuốt bỗng nghe như bị nghẹn ngang ở cổ họng, làm tôi ứa nước mắt... Tôi không dám nhìn bà xẩm nữa. Tôi nhìn tôi đang cúi đầu húp từng muỗng cháo, trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao...

Tiểu Tử

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2022 lúc 1:59pm

9 quán xôi ngon và độc đáo nhất của Sài Gòn


Nhắc đến xôi, người Sài Gòn nghĩ ngay đến xe xôi cade siêu chảnh trên đường Trần Phú, món thịt ướp muối tỏi của xôi Tám Cẩu hay hàng trăm món xôi của xôi chè Bùi Thị Xuân.




Xôi cade trên đường Trần Phú, xôi siêu chảnh: Xe xôi cade nức tiếng của Sài Gòn là một xe xôi nhỏ đậu trước tiệm Giai Ký trên đường Trần Phú. Điểm đặc biệt là xe xôi này chỉ bán từ 20h hàng ngày và có thể nghỉ bán bất kỳ lúc nào mà không thông báo. Khiến nhiều người đến cả chục lần mới được diện kiến ông chủ cũng như thưởng thức món xôi “ngon hơn mọi chỗ” này.




Xôi tại đây không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt với miếng lá chuối xanh óng, cách gói có nghề và cây tăm hai tác dụng: vừa ghim cố định gói lá chuối, vừa xỉa răng.
Địa chỉ: 451 Trần Phú, P. 7, Quận 5, TP. HCM



Xôi Tám Cẩu: Xe xôi-bánh mì Tám Cẩu toạ lạc ngay góc ngã tư Cao Thắng – Điện Biên Phủ. Đây lại là một trong những điểm bán xôi được yêu thích nhất của Sài Gòn.


Quán thu hút thực khách với những hạt xôi dẻo mềm, thơm chắc. Đặc sắc nhất là những lát thịt luộc ướp muối tỏi. Được ướp và chế biến khá kỳ công theo công thức riêng, món thịt này tại đây khiến bạn không thể quên nếu lỡ “thử” một lần. Ảnh: Tin89




Xôi chè Bùi Thị Xuân: Ra đời từ năm 1977, xôi chè Bùi Thị Xuân là thương hiệu quen thuộc của người Sài Thành. Xôi ở đây có giá khá mềm, từ 10.000 – 25.000 đồng. Các món xôi cũng được mở rộng như xôi phá lấu, xôi trộn, xôi tôm chiên bột…Ảnh: quán cung cấp




Mỗi loại có một điểm nhấn riêng phù hợp với sở thích, thị hiếu của từng nhóm đối tượng nhưng đều luôn nóng, mềm và có độ dẻo nhất định. Ngoài xôi, đến quán, bạn đừng bỏ qua các món chè hay quà vặt hấp dẫn khác.
Địa chỉ: 111 Bùi Thị Xuân, P. Phạm Ngũ Lão , Quận 1, TP. HCM. 


Ảnh: quán cung cấp


Xôi Gà Bà Chiểu: Xôi gà Bà Chiểu nức tiếng là một hàng xôi nằm trên đường Nguyễn Hữu Nghĩa phía sau chợ. Xôi ở đây ngoài được đánh giá cao về độ dẻo của nếp, hương thơm của món gà chiên giòn hay xá xíu chính là điều tạo nên tên tuổi của quán. Xôi dẻo, thịt gà chiên dai chắc, tí giăm bông, mỡ hành và một ít tương ớt sẽ khiến cơn đói của bạn hoàn toàn được xoa dịu.

Ngọt ấm như xôi chè vỉa hè Trần Hưng Đạo ngày se lạnh

Địa chỉ: Từ ngã 4 đường Vũ Tùng - Bùi Hữu Nghĩa đi thẳng đường Bùi Hữu Nghĩa về hướng Chợ Bà Chiểu khoảng 30m.




Xôi Đen Thập Cẩm đường Nguyễn Trãi: Chỉ là một xe đẩy nhỏ trên đường Nguyễn Trãi song hàng xôi này cũng kịp níu chân bất kỳ thực khách nào vô tình dừng lại. Chiếc xe đẩy này có nhiều loại xôi khác nhau, song được đánh giá cao nhất là xôi đen thập cẩm. Món này gồm xôi đen trộn chung với nước tương, hắc xì dầu và một số nguyên liệu khác. Ăn cùng với gà xé và củ cải trắng ngâm chua.
Địa chỉ: 552 Nguyễn Trãi, P. 8, Q. 5, TP. HCM. Ảnh: dididi





Xôi Nhung: Với hai dòng xôi và 9 món ăn kèm, xôi Nhung giới thiệu đến thực khách Sài Gòn gần 20 món xôi với hương vị và cách bài trí khác nhau. Được yêu thích nhất tại quán là món xôi gà hấp lạ miệng, gà xào nấm đậm đà hay xôi trứng kho thịt béo mềm. Ngoài ra, quán cũng có bún dọc mùng và miến gà cho những ai hảo món nóng.
Địa chỉ: 301 Đặng Văn Ngữ, P.15, Q. Phú Nhuận. Ảnh: Zen Nguyễn





Xôi Mít Sì Gòn: Sự kết hợp độc đáo giữa vị béo, dẻo của xôi, thơm, dai, giòn của mít mang đến cho thực khách một trải nghiệm độc lạ và ngon miệng. Cách chế biến món ăn này khá đơn giản. Nếp ngâm qua đêm, đồ chín, để nguội, trộn với dừa nạo. Mít chọn những múi lớn, tách bỏ hạt, cho xôi đã trộn dừa vào bên trong. 
Địa chỉ: 187/5/6 Cô Giang, Q. 1, TP. HCM. Ảnh: Ngọc Linh



Xôi Bình Tiên: Bình Tiên là hàng xôi nổi tiếng ở quận 6. Xôi ở đây có hai điểm cộng là giá khá rẻ (10.000 đồng/phần) và phục vụ nhanh (do gói sẵn). Bù lại, phần nhân hơi ít, ai thích “thịt thà” hay đang ăn kiêng sẽ không “đẹp ý hài lòng”.
Địa chỉ: 88 Minh Phụng, P. 5, Q. 6, TP. HCM.





Trop B: Toạ lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Thị Minh khai, Trop B là điểm đến yêu thích của giới trẻ và dân ghiền xôi. Quán có nhiều loại xôi khác nhau, song thế mạnh lại là những món kem xôi với hương, vị, tông màu nổi bật và thu hút. Yogurt xôi và xôi đá cũng là hai món bạn nên thử khi ghé quán.
Địa chỉ: 306/4 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3, TP. HCM.
Trong danh sách món ngon Sài Gòn, không món nào phong phú như xôi. Chưa kể đến xôi mặn, chỉ tính riêng xôi ngọt đã là một danh sách rất dài. Bên cạnh những loại quen thuộc như xôi gấc, nếp cẩm, sầu riêng, đậu phộng, đậu xanh, xôi bắp... Sài Gòn còn 6 loại xôi ngọt biến tấu từ xôi của người Hoa, Thái, Campuchia... rất được yêu thích sau:

1. Xôi mít


Được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu nhưng xôi mít, có xuất xứ từ Thái Lan đã trở thành món ăn yêu thích của giới trẻ hiện nay. Tuy là sự kết hợp của các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng xôi mít lại nhanh chóng trở thành trào lưu nhờ lạ mắt, lạ miệng.
Để gia giảm lượng tinh bột và tăng thêm hương vị cho món ăn, vốc xôi được nấu với nước dừa tươi thơm, dẻo, ngọt tự nhiên sau đó cho vào múi mít căng tròn, vàng ươm, thơm ngọt, thêm vào chút nước cốt dừa, dừa bào sợi, đậu phộng rang giã nhỏ, muối, đường. Ngoài xôi trắng, để đáp ứng khẩu vị đa dạng của thực khách, nhiều cửa hàng còn cho xôi lá cẩm, lá dứa, gấc, thập cẩm… vào những múi mít vàng ươm.
Xôi mít thường được bán online giao hàng tận nơi, hoặc bạn có thể ghé đến Xôi mít Sì Gòn ở đường Cô Giang, quán Cơm nhà ở Đồng Khởi (Q.1), quán xôi đối diện chợ Hoàng Hoa Thám, Tân Bình (bán giấc chiều)…

2. Xôi kem dừa


Nhờ hương vị lôi cuốn, cùng hình thức thưởng thức lạ miệng, xôi kem dừa được các bạn trẻ rỉ tai và tìm đến thưởng thức ngày càng đông. Khi có khách gọi món, trái dừa sẽ được chặt đôi dùng một nửa làm “cốc”, sau khi nạo một lớp dừa non bên trong cốc, người ta cho thêm một ít xôi lá cẩm, chút bắp Mỹ ngọt, cốt dừa, dừa rang, đậu phộng và một viên kem dừa ngọt mát đủ cân bằng vị. Sau khi thưởng thức xong phần xôi kem dừa, mỗi thực khách sẽ được tặng kèm một phần nước dừa xiêm ngọt mát.

Để thưởng thức món này ở Sài Gòn, bạn có thể ghé đến quán Kem Xôi Dừa vỉa hè tại số 103 Bùi Viện hoặc tại số 106 Lê Thị Riêng, Q.1. Thêm một địa chỉ nữa được khá nhiều bạn trẻ nhớ đến khi nhắc đến kem xôi đó là Trop B, một quán kem trong con hẻm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai với thực đơn đa dạng các món kem xôi nếp, yogurt xôi, xôi đá, xôi xoài...

3. Xôi cadé


Cadé%20Là%20Gì?%20Bánh%20Bao%20Cadé,%20Xôi%20Cadé%20Ngon%20Nức%20Tiếng%20Sài%20Thành
Vốc xôi nhỏ, dẻo thơm hương nếp quyện với vị ca-dé, cốt dừa ngọt bùi đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa được gói khéo trong lớp lá chuối xanh um ngay góc đường Trần Phú, Nguyễn Tri Phương, Q.5 từ lâu đã là món ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích.
Muốn ăn món ngon này, những vị khách quen thường canh giấc từ 8h tối trở đi cho chắc vì xe xôi bán khá trễ. Tuy giờ bán hơi “quái”, từ 8h tối về khuya nhưng lúc nào chiếc xe đẩy nhỏ với món xôi cadé gia truyền, bán thêm bánh da lợn, bánh khoai mì, cùng các loại rau câu lạ miệng cũng nườm nượp khách.

4. Xôi vị

Cách%20làm%20xôi%20Vị%20miền%20Tây%20đơn%20giản,%20dẻo%20thơm
Không chỉ được xem là thức ăn chơi quen thuộc, xôi vị, món ngon của vùng đất Nam Bộ còn được dùng trong các bữa tiệc trang trọng như những dịp cưới hỏi, giỗ chạp, thôi nôi, đầy tháng... nhờ hình thức trình bày khá đẹp mắt.
Để có được mẻ xôi vị dẻo ngọt, mềm thơm vừa phải, dính chặt các phần với nhau đòi hỏi người làm bánh không ít công sức. Khác với các loại xôi ngọt khác, gia vị tạo hương đặc trưng cho xôi vị là đại hồi (tai vị). Ngoài xôi vị xanh lá dứa “truyền thống”, để tăng phần hấp dẫn, người ta thường sử dụng thêm các phụ liệu để tạo ra màu sắc và hương vị đặc biệt cho xôi vị như: lá cẩm cho màu tím, gấc cho màu đỏ cam, thêm lớp đậu xanh ở giữa, trên cùng rắc mè.
Muốn ăn xôi vị bạn có thể ghé đến cửa hàng bánh mì Ngọc Xuyến 41 Trần Quốc Toản, Q.3; cửa hàng bánh Mai Lan ngã 3 Trường Chinh, Đồng Đen, Tân Bình, xe xôi hẻm 287 Nguyễn Đình Chiều (cùng chỗ với canh bún Nguyễn Đình Chiểu)…

5. Xôi xiêm

Bật%20mí%204%20cách%20làm%20xôi%20xiêm%20ngon%20-%20Công%20thức%20chi%20tiết
Sài Gòn có một khu chợ ở Lê Hồng Phong chuyên bán thực phẩm và các món ăn Campuchia, mà nếu là dân ghiền xôi xiêm bạn chắc chắn đã từng ghé qua thưởng thức. Xôi cũng được nấu với nước cốt dừa như những xôi khác, phần đặc biệt chính là hỗn hợp nhân ăn kèm. gồm trứng, bột mì, nước dừa tươi, đường thốt nốt đánh tan sau đó đem hấp.
Khi ăn, người bán sẽ múc xôi ra đĩa, cho 1 phần nhân vàng thơm béo ngậy lên, rưới thêm nước đường, sau đó chan nước cốt dừa lên. Vị béo của xôi là sự tổng hòa nhiều hương vị quyến rũ, ăn rất ngon. Ngoài xôi xiêm, khi đến khu chợ này, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngọt Campuchia rất lạ miệng như chè bí thưng, chè thốt nốt, chè hột me...

6. Xôi xoài

Cách%20làm%20XÔI%20XOÀI%20THÁI%20LAN%20thơm%20thơm,%20béo%20béo%20chuẩn%20vị%20|%20ĐẶC%20SẢN%20THÁI%20LAN%20|%20%20Bếp%20Của%20Vợ%20-%20YouTube
Cùng với Som Tam, Pad Thái... xôi xoài luôn nằm trong danh sách 10 món ăn phải nếm thử khi đến Thái Lan. Với hương vị rất đặc biệt, xôi xoài khi du nhập về Việt Nam đã nhanh chóng trở thành món ăn yêu thích của nhiều nơi, trong đó không thể thiếu thiên đường quà vặt Sài Gòn.
Tuy trông khá đơn giản nhưng để có đĩa xôi xoài ngon đòi hỏi người bán không ít dụng công. Xôi phải được nấu từ những hạt gạo nếp dài hạt cùng nước cốt dừa sao cho thơm béo, mềm tơi nhưng không hề dính bết. Xoài cho món xôi này cũng phải được lựa chọn khéo léo vừa chín tới vàng, ngọt, săn thịt để tôn lên hương vị cho món xôi. Ngoài nước dừa tươi dùng để nấu xôi, nước cốt dừa chan lên ăn kèm cũng là một thành phần không thể thiếu.
Để thưởng thức xôi xoài, bạn có thể ghé khu chè Thái Nguyễn Tri Phương, Q.10 hoặc các nhà hàng bán món Thái.
st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Sep/2022 lúc 3:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2022 lúc 12:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2022 lúc 8:10am

Những Ổ Bánh Mì Ngày Xưa Ấy 


Một trong những hình ảnh về nếp sống, ẩm thực nhanh gọn của người xưa, người miền Nam lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé tre đựng bánh mì nóng, cột ở yên sau chiếc xe đạp của người bán, họ rong ruổi đạp xe khắp các phố, các đường quê, ngang cùng ngỏ hẻm, suốt bốn mùa bất kể chuyện nắng sớm mưa chiều kể cả ngày lẫn đêm.. Làm sao quên được hình ảnh cái bội cần xé làm bằng tre, phủ một lớp bao bố chỉ xanh giữ hơi nóng của bánh mì mới ra lò để khi bán lẻ bánh mì cho khách, khi cái hương thơm của nó tỏa ra, kích thích sự thèm ăn, kích thích cảm giác yêu quí đời sống yên bình hay trong thời loạn...!                            Làm sao tôi quên được hình ảnh thằng bạn học ngồi chung bàn năm lớp Nhất, vì hoàn cảnh nghèo, phải bỏ học sớm, để rồi ngày ngày lúc tờ mờ sáng đã đội cái thúng tre cũ lê la gần trường, xóm chợ để bán bánh mì, khi gặp các bạn học trong lớp, nó đều đỏ mặt, mắt ngấn lệ vì mặc cảm...!    Thuở còn nhỏ, được Má dẫn đi Chợ Lớn, ở bến xe, lúc nào cũng đông người bán dạo. Bánh mì là một đặc sản, đặc trưng nơi đây, tiếng rao mời vang lên không ngớt. Cũng như nhiều người khác, Má tôi cũng mua gần chục ổ to chảng về làm quà cho các con! Lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả...                                       

Vậy đó, chỉ là bánh mì không mà người nghèo, người giàu ai cũng thích. Với trẻ con ở quê thì khỏi phải nói, người lớn cầm ổ bánh mì ngắt từng khúc, chia cho từng đứa thì coi như người lớn đó, thiệt đáng nể hết sức....!                                          

Ngay cả chuyện cúng giỗ ngày xưa ấy, dâng cúng lên bàn thờ, chỉ cần lấy vài ổ bánh mì để lên cái dĩa, sang trọng hơn là kèm thêm một con vịt quay, đốt ba nén nhang thơm là coi như đã tròn lễ nghĩa với hương linh của ông bà về chứng giám, người dự giỗ cũng phải một phần xuýt xoa...!      Làm sao trong tiềm thức mỗi người lớn, bé quên được tiếng rao: “Bánh mì nóng giòn đây! Bánh mì nóng hổi vừa thổi vừa ăn đây!”....             

Làm sao quên được những lần thèm bánh mì nóng mới ra lò, bên bếp than củi thật lớn, hơi nóng tỏa ra khắp không gian, hòa quyện cùng mùi bột, mùi bánh chín thật là lạ, được đứng xem những người thợ đang làm bánh. Họ chia nhau từng công đoạn, bên cái nồi to đựng bột mì đã ủ sẵn, tay ngắt thật đều những cục bột no tròn, thải vào cân rồi đem ra vò tròn to, như cái bánh bao. Người khác se bột cho dài ra, hai tay vũ bột, tiếng kêu vang lên phành phạch, rồi lại se, vũ tiếp..., thật là hay, trong chớp mắt cục bột đã đổi dạng ra ổ bánh, tay cầm que tre vót mỏng, thoăn thoắt gạch vài nhát... người khác xếp bột vào lò, lửa vẫn cháy hừng hực... vĩ bánh chín vàng ươm được lấy ra, cuối cùng là việc dùng cọ quét bơ lên bánh, những chiếc bánh trông thật đẹp, vàng bóng mang hương thơm và hơi nóng tỏa ra ... đúng là "bánh mì mới ra lò...!"          Làm sao tôi quên được hình ảnh tôi lò mò xuống garde manger lục lọi được tô tôm rang thơm ngấy, đỏ chót để bỏ vào ổ bánh mì thơm phức rồi nhai ngấu nghiến... 

Làm sao quên được có chén nước mắm ngon, vài muỗng mỡ heo, rắc tiêu vào rồi cùng vài ba đứa nhỏ xé bánh mì nhỏ ra chấm vào để ăn, cùng thưởng thức cái hương, cái vị cay của tiêu, cái mặn của nước mắm, cái béo của mỡ, cái thú vui vừa ăn vừa nói chuyện trên trời dưới đất...!                  Có những khi cái thố mỡ có vẽ con gà trống xanh, đuôi cong vút trong tủ garde manger của Bà cạn đáy, thôi thì lấy cái hộp sữa ông Thọ đã khui sẵn, cho dòng sữa đặc sệt chảy vào chén... kiếm chỗ nào “thanh tịnh”, một mình xé nhỏ ổ bánh mì ra, chấm đậm tay vào sữa vàđưa vào miệng thưởng thức... ôi cái thơm của bánh, cái ngọt ngào của sữa, cái mùi thơm của cả hai, chúng nó hòa quyện vào nhau mà nghe tê tái, lâng lâng cả cõi lòng...!

Thật đã làm sao không diễn tả nỗi...!

Ngày nay, những ổ bánh mì không còn mộc mạc đơn sơ như ngày xưa nữa. Nó mang trong lòng bánh những nguyên liệu cao cấp như paté, jambon, xíu mại, mayonnaise, rau dưa các loại... rất ngon, rất hấp dẫn... Chúng không còn quanh quẩn ở bến xe, bến tàu, chợ quê, xóm chợ nữa mà đã tìm đường vượt ra các Châu lục xa xôi. Nó đã có thương hiệu nổi tiếng của thức ăn nhanh... Được vinh danh xếp vào hàng thứ Sáu của Thế giới...!

Những ổ bánh mì ngày nay không còn khoác trên mình chiếc áo vàng sạm thuần túy như xưa, chúng đã được con người sáng tạo may cho những chiếc áo đen, hồng... để càng làm tăng thêm cái hương, cái sắc của ổ bánh mì càng sinh động, hấp dẫn cái thị giác và réo rức cái bao tử khi nhìn thấy chúng..!   

Nhắc để nhớ ký ức ngày xưa, để hoài niệm những hình ảnh, những kỷ niệm của tuổi thơ xưa trong cái không gian, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ...! Thỉnh thoảng, tôi vẫn làm chén nước mắm ngon, ít thôi, rồi tưới mỡ, rắc tiêu và xé bánh mì chấm... mỗi lần ăn như thế ký ức ngày xưa lại bỗng tái hiện rõ như ngày nào...! 

Tôi đã có cách tìm và được một vé trở về tuổi thơ...!


Đinh Trực

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2022 lúc 8:30am

Hương Vị Mắm Đồng Thkg .mp3       9343   <<<<<


Cách%20Nấu%20Lẩu%20Mắm%20Cá%20Linh%20Chuẩn%20Vị%20Miền%20Tây%20-%20Việt%20Nam%20Overnight



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Sep/2022 lúc 8:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Sep/2022 lúc 12:02pm

Phở xe lửa


Photos%20at%20Pho%20Xe%20Lua%20-%20Chinatown%20-%20Philadelphia,%20PA
Tiểu bang Virginia và các vùng phụ cận (Washington DC, Maryland) có độ, năm sáu chục nghìn người Việt, có thương xá Eden (gọi là chợ Eden) với hàng trăm cửa tiệm.

Mỗi cuối tuần hoặc ngày lễ, người Việt các nơi tụ về chợ Eden để ăn uống, mua sắm và lang thang trên các hành lang cho vui.

Trước năm 1980, người Việt chưa có bao nhiêu, chợ Eden gần như hoang phế, cỏ mọc tùm lum, vài cửa hàng lèo tèo.

Khi người Việt đến mướn chỗ để buôn bán, chợ trở nên sầm uất. Chủ chợ là người Do Thái, bắt đầu lên giá mướn, cứ lên giá liên tục, hiện nay hình như trên 60 đô la cho mỗi square foot và có thể sẽ lên giá nữa.

Tôi không biết giá đó mắc hay rẻ, nhưng đã có nhiều bà “tưng bừng khai trương” và ít lâu sau bán nhà để trả tiền mướn cho chủ chợ trước khi “âm thầm dẹp tiệm”. Bà này rút lui thì bà kia nhào ra làm con thiêu thân.

Tôi nói “bà” vì đa số các bà mở tiệm ăn.Ở nhà, nấu dở, nhưng chồng con “phải” khen ngon, các bà tưởng thật, bèn mở tiệm ăn.để rồi mất ăn, mất ngủ rồi mất nhà.

Mở tiệm ăn đâu phải dễ như các bà nấu cho chồng con. Phải có kinh nghiệm, có bí quyết và nhất là có cái mánh mà ai cũng giữ bí mật. Ngay cả thuê thợ nấu, họ cũng giấu nghề với chủ tiệm.

Chợ Eden là chợ duy nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không có “người ngoại quốc”, nghĩa là người bán, người mua và người đi chơi toàn người Việt. Hiếm hoi lắm mới thấy một bà Việt Nam dẫn ông chồng Mỹ đi ăn tiệm.

Chợ Eden có nhiều tiệm ăn, trong đó có tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là nhiều người lui tới, vì đó thường được làm điểm hẹn của bạn bè phương xa đến Virginia.

Ông từ Florida lên, bà từ California qua, cứ hẹn gặp nhau ở tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là ai cũng biết, cũng đến đúng chỗ.

Ông chủ tiệm phở tên Nguyễn Thế Toàn nhưng mọi người gọi ông là Toàn Bò, mặc dù ông vẫn đi trên hai chân như người bình thường. Trong tiệm, ông dành sẵn một bàn riêng cho bạn bè.

Họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn hoặc không “nhà” gì cả. Ai cũng có thể đến ngồi tán phét bao lâu cũng được. Lại có sẵn một bàn cờ tướng cho thiên hạ chơi, giống như quán cắt tóc bên đường ở Việt Nam vậy.

Có điều lạ là ngồi vào bàn đó, không ông nhà báo nào nói về báo chí, không ông văn, thi sĩ nào nói chuyện văn chương, thi phú mà toàn những chuyện tào lao thiên địa, mỉa mai, chọc ghẹo nhau để cười với nhau.

Riêng ông chủ Toàn Bò, vốn là luật sư trước 75, nên khi nói chuyện, ông ta lý luận rất vững chắc, “tam đoạn luận” đàng hoàng, cho nên dù bạn là nhà hùng biện, khi tranh luận với ông ta, bao giờ bạn cũng đuối lý.

Sau khi đã chiếm thượng phong, ông ta bồi thêm một câu mỉa mai để quý vị ngồi quanh bàn cười khà khà.Nhiều ông không biết đó là giỡn chơi nên tự ái, không đến nữa.

Ông Toàn Bò không bao giờ bước ra khỏi tiệm phở.Sáng đến mở cửa tiệm, tối đóng cửa tiệm, về nhà.Quan, hôn, tang, tế… không có ông ta.

Bạn là bạn thân của ông ta, lăn ra chết, chưa chắc ông ta đến vĩnh biệt bạn. Lời chia buồn trên báo thì có.Nhưng đừng tưởng ông ta không ra khỏi tiệm mà kiến thức của ông ta không được cập nhật.

Cứ thấy ông ta ngồi lim dim mắt mà tưởng ông ta tham thiền nhập định, chuyện thế gian gác bỏ ngoài tai. Không phải vậy. “Thiên lý nhĩ” đấy! Ngồi trong “tiệm phở” mà biết chuyện ngàn dặm.

Bạn thử đến và khơi mào “Hôm qua, ông X. bị sao đó, nghe nói đã đưa vô bệnh viện rồi. Tôi định rủ vài ông nữa cùng đến thăm…” Tức khắc bạn sẽ được điều chỉnh “Trễ rồi ông ơi! Vừa tắt thở lúc một giờ sáng, đã đưa sang nhà quàn rồi.

Ông có muốn chia buồn thì ghi tên vào tờ giấy đằng kia, để đưa lên báo”… Nhiều lúc thấy một ông, bà nào đó thì thầm với ông Toàn Bò.Rất có thể (có thể thôi), tình báo nước ngoài đến mua tin tối mật của nước Mỹ đấy. Ông chủ tiệm phở Xe Lửa này, trước 1975, ở Sài Gòn, không ai dám gọi xách mé là “Ông Toàn Bò” mà phải gọi là “Ngài luật sư Nguyễn Thế Toàn”.

Luật sư lợi hại vô cùng.Tôi đọc đâu đó câu “Luật sư, chỉ với cái cặp mà lấy của thiên hạ bằng một trăm tên cướp có võ khí”. Bây giờ, nơi xứ người, không thể hành nghề hùng biện, nhưng “cựu” luật sư Toàn mà mở miệng là có người tức chết được.

Đấu súng có thể thắng ông ta nhưng đấu võ mồm thì thua là cái chắc.

Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là tiệm duy nhất trên nước Mỹ có một tủ sách đồ sộ và trên tường treo đầy tranh. Không phải tranh trang trí như vẽ tô phở, con cá chiên, chai rượu hoặc tranh tào lao, rẻ tiền… mà là tranh nghệ thuật của các họa sĩ danh tiếng.Tranh chính gốc chứ không phải bản sao.

Hầu như họa sĩ nào đến tiệm phở của ông Toàn Bò đều phác họa cho ông ta một tấm chân dung. Bức nào cũng vẽ ông ta cười toét miệng đến mang tai. Vì dung nhan mùa hạ ông ta không khá lắm, nên gặp họa sĩ trừu tượng, ấn tượng, siêu thực hoặc hậu hiện đại… thì dung nhan đó được vẽ thành người Hỏa tinh hoặc người tiền sử.

“Ủy Ban Thường Trực” (ngồi nhiều nhất) ở phở Xe Lửa cũng khá đông. Ông Cò Ly, nhà (bán) báo, có sạp báo trước cửa tiệm, chỉ bán báo vào sáng thứ bảy và chủ nhật, ngày thường ông bận nhổ lông mày, đấm lưng cho người đẹp mới rước từ đảo Samoa qua (Vụ kiện tụng về người lao động ở đảo Samoa, được Mỹ cho vào Mỹ, ông cò Ly “dớt” được một em) Họa sĩ Tấn Đức có tiệm khung hình giảm giá 75%. Ông Tấn Đức có biệt tài mà ai cũng nể. Ông ta có thể ăn phở suốt ngày, suốt đời. Buổi sáng, vào tiệm, thấy ông ăn phở. Buổi trưa thấy ông ngồi ăn phở. Buổi chiều, nhìn vào tiệm, thấy ông ngồi ăn phở. Ông ta là người duy nhất ăn nói điềm đạm, lịch sự, giọng Hà Nội, đúng là người Kinh Bắc.

Ông Bình Gió Mới đã đóng cửa tờ Gió Mới, thường yên lặng ngồi nghe và cười mím chi. Ông Bạch Thái Hồ, gặp ai cũng mở máy ảnh ra, đòi chụp hình “Ngồi yên… Xong rồi! Hình sẽ đẹp lắm đấy!”Nhưng hình thì chẳng thấy đâu?Ông Bạch Thái Hồ là cháu nội của thương gia Bạch Thái Bưởi, Hải Phòng ngày xưa.

Chủ báo Đời Nay là ông Trần Việt Tân, lúc nào cũng rất lịch sự, thấy ông bước v��o tiệm, mọi người bảo “Ông chủ tịch Việt Tân đến!”, ông ta không cười vì không thích nói đùa, khi nào có việc, chỉ ghé vào là đi ngay.

Ông Ngô Đình Châu, “vũ sư điệu cha cha cha” vì bị stroke, đi lạng quạng như nhảy cha cha cha.Ông này vừa ngồi xuống lại lò mò ra ngoài tiệm “ba mươi giây khói lửa” (hút thuốc). Ông “cựu” dược sĩ Thịnh, vô tiệm là mở máy nói.Thấy tôi thì kêu lên “Vua phiệu!” (phịa?) Coi bộ ông ta giỏi như bác sĩ, bịnh gì cũng biết, thuốc gì cũng biết. Bịnh hoạn, cứ hỏi ông ta miễn phí. Ngày xưa, ở Việt Nam, đau đầu, nhức răng, trẻ khóc đêm… bất cứ bệnh gì, cứ ra tiệm thuốc tây khai bệnh với dược sĩ, mua thuốc về uống, công hiệu như thần.

Ông bác sĩ Dương Quang Hớn, chuyên về mắt, nhưng bệnh nhân đến chữa trị phải chuẩn bị đôi tai để nghe ông ta nói liên tục những chuyện trên trời dưới đất. Đến vài lần thì thêm bệnh điếc tai và “điên cái đầu”.

Riêng họa sĩ Đinh Cường, tôi xin dài dòng một chút. Ông Đinh Cường rất nổi tiếng.Ông này ít nói nhưng vẽ thì đẹp. Ở Sài Gòn, đã có tranh giả của Đinh Cường. Người nào ra sách, thơ mà có cái tranh bìa của Đinh Cường thì tác phẩm trở nên sang trọng và giá trị ngay. Ông ta rất thiện chí, ai xin tranh bìa cũng cho, có khi đưa ra nhiều bức để người xin lựa chọn. Tôi hỏi “Có cà phê, cà pháo gì không?”Ông cười “Chẳng có gì!” Nói thế nhưng không phải ai cũng vô ơn cả.Có nhà thơ Thái Thụy Vi, khi xin tranh làm bìa đều có cà phê, cũng chút chút, để tỏ lòng trân trọng và biết ơn.Ông nhà thơ này yêu màu tím vô cùng.Thi phẩm nào cũng tràn trề màu tím.Cái tranh bìa cũng mang màu tím.Một lần, đã xin được tranh bìa màu tím cho tác phẩm của mình, mấy hôm sau, nhà thơ lại xin được gặp họa sĩ ở tiệm cà phê. Trò chuyện một lúc, ông Thái Thụy Vi dúi vào tay ông Đinh Cường một tờ bạc, rồi thủ thỉ “Cái tranh bìa đẹp lắm, nhưng nhờ anh cho thêm màu tím vào cho tím hơn nữa”. Màu sắc trên tranh bìa được định giá bằng tiền!

Trở lại tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò. Chủ nhật nào tôi cũng rủ họa sĩ Đinh Cường ra đó uống cà phê. Tôi có viết linh tinh chút đỉnh, được quý vị ngồi ở bàn thường trực đó vinh danh là “nhà văn”. Tôi khoái lắm! Sau lại được thăng cấp thành “nhà tiểu thuyết”, tôi càng khoái, mặt vênh lên. Không ngờ cái mỹ danh “nhà tiểu thuyết” bị rút gọn thành “nhà tiểu”. Họa sĩ Đinh Cường cũng được vinh danh là “đại họa sĩ”. Nhưng cũng được rút lại thành “Đại họa” Thế là mỗi khi chúng tôi bước vào tiệm phở Xe Lửa, quý vị đó nhao nhao lên “Chào nhà tiểu.Chào đại họa gia!” Ông Đinh Cường chỉ mỉm cười. Ai cũng cho rằng ông Đinh Cường hiền lành “chân chỉ hạt bột” Nhưng, chưa chắc “Tầm ngầm mà đấm chết voi” đấy.

Một buổi sáng, ở tiệm phở Xe Lửa, chúng tôi, có cả ông Đinh Cường, đang ngồi tán phét thì ông chủ báo Văn Nghệ, Nguyễn Minh Nữu bước vào, oang oang hỏi ông Đinh Cường. – Tối qua, lúc hai, ba giờ sáng, trên DC (thủ đô Washington DC), tôi thấy ông đi với cô nào? Ông trả lời yếu xìu. – Đi với ai đâu! Tôi đoán được người đẹp đó là ai nhưng không nói ra. Ông chủ báo Nguyễn Minh Nữu này là một người đặc biệt. Tuần báo của ông ta có tên là “Văn Nghệ” nên ông làm gì cũng văn nghệ, như giỡn chơi!. Văn, viết chút chút, thơ dăm bảy bài, cũng in sách, ra mắt sách, gọi là góp mặt cho vui với bạn bè.

Đa số báo chí ở hải ngoại đều sống bằng quảng cáo. Báo in ra, đem đặt ở các tiệm buôn, nhà hàng, khách tiện tay lấy một tờ, miễn phí. Nhờ miệng dẻo nên được các chủ tiệm vui vẻ móc túi trả tiền quảng cáo. Đối với ông ta, tiền quảng cáo đủ chi phí in ấn tờ Văn Nghệ là ông vui rồi. Ông Nữu nầy, gì cũng biết, nói như máy, rõ ràng, khúc chiết, nên thường được mời làm MC (dẫn chương trình) Ra mắt thơ, ra mắt sách, tiệc tùng, hội xuân ở nhà hàng… mời ông đến. Nhưng việc gì ông cũng làm phất phơ, như bướm lượn vườn hoa, chỉ thích cùng bạn bè cà phê, đấu láo, vui cười. Đời còn gì vui sướng hơn? Ít ai biết ông Nguyễn Minh Nữu là con trai út của cụ phó bảng Nông Sơn Nguyễn Can Mộng. Cụ để lại cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm giá trị, Xem ra Nguyễn Minh Nữu cũng là dòng thư hương, phong nhã.

Phần trên, tôi kể chuyện bọn già chúng tôi, mỗi sáng chủ nhật, tụ tập trong tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò, chợ Eden, Virginia, cà phê cà pháo, nói chuyện tào lao với nhau. Mới đó mà đã hơn mấy mươi năm rồi.

Thời đó, cái bàn mà ông chủ tiệm dành riêng cho bạn bè tụ tập, đặt ở góc tiệm. Ông ta ngồi đầu bàn, coi như chủ tọa. Hai bên là hai dãy những ông nhà báo, nhà văn, nhà thơ, “nhà họa”, và chẳng “nhà” gì cả, ít nhất cũng trên mười người.

Đôi khi đông quá, phải ngồi bàn bên cạnh, nghếch mặt qua “đối thoại!”.Nói nhiều nhất là mấy ông nhà báo. Các ông “nhà” khác ít nói chỉ ngồi nhe răng cười. Thời Đinh Cường còn sống, mỗi sáng chủ nhật tôi gọi ông Đinh Cường. – Châu đây. Tính sao? Bên kia đầu dây, giọng lè nhè. – Làm sớm nghỉ sớm. Tôi vừa ở Starbucks về đây. – Lên đường chưa? Độ chín rưỡi có mặt nghe! – Ông đến đón tôi được không? – Không sao. Tôi sẽ đón ông. Đến nhà đón ông ta, ra tiệm phở, gần chục cây số. Lại phải đưa ông ta về. Nhưng trên đường đi, có bạn chuyện trò thích hơn đi một mình. Xe chạy chứ mình đâu có chạy!

Tôi cũng gọi ông Bình Gió Mới. – Mươi phút nữa có mặt ở Phở Xe Lửa nghe! Bước vào đã thấy đủ mặt “bá quan văn võ” Ông Cò Ly, dược sĩ Thịnh, bác sĩ Dương Quang Hớn, giáo sư Như Hạnh, ông Bạch Thái Hồ … Vừa ăn vừa chuyện trò, gần trưa, trả tiền, đứng lên.

Có ông móc trong túi ra tờ giấy nhỏ, có ghi mấy món vợ sai đi chợ, vài ông bày bàn cờ tướng “lên xe xuống ngựa”, các ông khác xúm lại làm “thầy dùi”.Một ông la lớn. – Tướng xuất tinh! Xuất tinh ngay kẻo chết! Ông khác. – Đừng có lo! Ông kéo con ngựa lên rồi chơi đòn Thượng mã phong cho tôi… Cãi nhau ỏm tỏi một lúc thì tan hàng, ai về nhà nấy, vợ chờ cơm ở nhà, còn lại ông chủ Toàn Bò tiếp tục mời khách, ghi thực đơn.

Đó là nói thời “hoàng kim”, cách nay đã lâu chứ bây giờ thì chỉ còn loe hoe mấy mạng. Những chiếc ghế cứ trống dần. Những người vắng mặt đi đâu? Ra nghĩa trang buồn nằm nghe dế keu chứ đi đâu? Thực ra, cũng còn rất nhiều ông còn sống, nhưng nằm nhà, đi không nỗi. Đôi lúc nhớ bạn, nhớ tiếng cười, nhớ những câu nói móc ngoéo, chọc ghẹo nhau, quý ông này lại lọm khọm mò ra, cười như mếu với dung nhan đã “xu���ng cấp” quá thê thảm rồi.

Điển hình như ông nhà báo Ngô Vương Toại mỗi khi đi chữa trị ở bệnh viện, thường ghé tiệm phở Xe Lửa ngồi, nhưng khổ nỗi, với những cái bàn trống trơn, chỉ mình ông ta chóc ngóc với ông Toàn Bò. Thế nên cả hai ông, chẳng phải nhìn nhau mà cùng nhìn ra cửa tiệm, hi vọng có ông bạn nào bước vô chăng? Nhưng chẳng có ai!

Bây giờ tôi xin kể đến vài ông vắng mặt điển hình.Trước hết là nhà thơ kiêm nhà báo Giang Hữu Tuyên. Thời sinh tiền, ông thuộc hàng “ăn to, nói lớn”. Chân chưa bước vô tiệm phở đã nghe giọng ông Giang Hữu Tuyên ồn ào, náo nhiệt khiến không khí trong tiệm vui vẻ, sôi động hẳn lên.Rồi thình lình nghe tin ông Giang Hữu Tuyên đã từ giã cõi trần. Chuyện như thế này: Một buổi sáng, ông võ sư Vương Đình Thanh cùng với nhà thơ Giang Hữu Tuyên lái xe lên phi trường Dulles nhận báo từ Cali. gửi theo đường hàng không. Chờ một lúc thì ông Giang Hữu Tuyên bỗng kêu lên. – Đau đầu quá! Rồi gục xuống. Ông Võ sư Vương Đình Thanh cũng kêu lên “Help! Help!” Xe cứu thương đưa vô bệnh viện, không tỉnh dậy nữa. Cả tiệm phở Xe Lửa xôn xao, kinh ngạc “Giang Hữu Tuyên chỉ trên năm mươi, còn quá trẻ, sao đi sớm quá vậy?” Có ông phán “Tu mấy kiếp mới được chết như vậy. Chỉ đau đầu mấy phút là xong ngay, khỏi phiền đến ai. Bịnh hoạn nằm một đống, làm phiền bao nhiêu người, thà chết sướng hơn”.

Giang Hữu Tuyên có một bài thơ nổi tiếng “Trời Mưa Đi Phát Báo”.Nguyên nhân như sau. Sau 1975, ông Giang Hữu Tuyên qua Mỹ, ông cùng với bạn bè ra một tờ báo. Thời đó, những người Việt qua Mỹ thèm hai thứ: nước mắm và chữ Việt. Mấy ông cùng nhau bỏ tiền, bỏ công ra làm một tờ báo rồi đi phát không cho đồng bào đọc. Bấy giờ làm gì có computer, máy chữ thì không có dấu, phải thêm dấu vào, tiêu đề, chữ lớn thì cắt trong báo Mỹ, dán lên rồi đem in. Hoàn thành tờ báo xong còn đi đến những nơi có người Việt tị nạn phát không. Không phải chỉ những ngày đầu đến Mỹ mà cả chục năm sau, ông ta vẫn làm báo và đi phát không cho thiên hạ đọc (sau này, chi phí nhờ quảng cáo bù vào).

Sau đây là bài thơ “Trời Mưa Đi Phát Báo” của Giang Hữu Tuyên

“Chiều ngã năm đường năm bảy ngã.
Ngã nào cũng ướt giọt mưa rơi.
Bao mùa mưa đã im giông bão.
Sao nước Trường Giang vẫn khứ hồi.
Mười mấy năm làm tên phát báo.
Lòng buồn theo thành quách xa xưa.
Những trang tin dội từ quá khứ.
Rớt ngập ngừng cùng những hạt mưa.
Mưa lót ngót, đời loi ngoi mãi.
Sáng chưa đi, chiều lại mưa về.
Mưa ngả năm, từ năm bảy ngả.
Ngả nào cũng mưa và mưa thôi.
Xấp báo trên tay vừa ướt hết.
Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay.
Hình như những mùa mưa thuở trước.
Đang về làm ướt trái tim ai”…

Phần cuối bài này xin kể về cố thi sĩ Vương Đức Lệ. Trước 1975, tôi tưởng là “cô”, sau mới biết là “ông” Lê Đức Vượng. Ông này bị ung thư phổi “ Từ lúc trẻ, tôi đã hút thuốc rồi” Ý nói là “Tôi chỉ trách tôi”. Quý vị bị nhức đầu, đau bụng hoặc đang bực mình điều gì xin thử viết một bài văn ngắn hoặc làm một bài thơ, có được không? Có thể được nhưng không hay.

Ông Vương Đức Lệ bị ung thư phổi, bác sĩ lắc đầu, cho đưa về nhà “săn sóc” và “chờ”. Tôi thường cùng ông Đinh Cường đến thăm, thấy đeo cái ống dưỡng khí trên lỗ mũi. Điều kỳ lạ là Vương Đức Lệ đang ở điểm cuối của cuộc đời mà vẫn làm thơ được. Bịnh trở nặng, ngất xỉu, tỉnh dậy, làm thơ.

“Mong con, cha mẹ đợi?
Nhớ em, ba chị chờ?”

Và chú em út cũng còn trông anh sao? Mong manh chỉ một đường sinh tử. Hai ngả âm dương một lối vào”

Một lần khác, ông lại ngất xỉu, tưởng đi luôn, gia đình gọi xe cứu thương đưa vô bệnh viện cấp cứu. Ông tỉnh dậy, thấy mình còn sống, reo lên

“Tử thần bắt hụt ta lần nữa.
Bạn mới mừng chung khóa nỗi vui.
Bạn cũ buồn riêng ly rượu phạt.
Ôm vai bá cổ ngẩn ngơ cười!
”Và rồi, ông bình tĩnh chờ đợi.
”Bàn tay nào vuốt mắt tôi.
Ngón nào bấm nút châm mồi hỏa thiêu?
Trăm năm mộng ước còn nhiều.
Trần gian nào dễ đủ điều nỉ non.
Tử sinh nẻo thuộc đường mòn.

Âm dương đôi ngả vuông tròn đó thôi!” Vương Đức Lệ mất vào đầu năm 2008. Khi bài viết này đến tay bạn (2021) thì hơn hai mươi năm đã trôi qua. Tôi đã trên tám mươi. Thời gian đã đem các bạn của tôi vào cõi hư vô. Tiệm phở Xe Lửa đã đổi chủ, ông Toàn Bò bị stroke, vào nhà an dưỡng, tuyệt tích giang hồ, có biết số điện thoại, gọi, ông cũng không trả lời. Đã lâu, không biết có còn sống hay cũng đã ra đi?Tôi ra chợ Eden, đi lơ ngơ. Chợ có đông bao nhiêu tôi cũng thấy vắng hoe vì các bạn tôi không còn nữa.

Họ đã đi hết cả rồi.Đi vào một thế giới khác, và đang chờ tôi ở đấy.Tôi đi ngang qua tiệm phở, bảng hiệu đã đổi tên. Tôi không dám nhìn vào vì nhớ các bạn quá!

Có thể các bạn đang tụ tập trong đó, nhưng là các linh hồn, tôi không nhìn thấy được.Những khi ngồi một mình bên ly cà phê mới thấm thía nỗi buồn nhớ bạn. Nơi đất khách, chung quanh toàn xa lạ, có được một người bạn quý vô cùng. Tiệm phở của Toàn Bò là nơi các bạn tìm đến với nhau. Thương yêu, nhường nhịn, chia vui khi bạn có tin vui, an ủi khi bạn có chuyện buồn. Đến tiệm, ngồi nhìn ra cửa, thấy một bạn bước vào thì mừng rỡ reo lên chào hỏi như bạn đi xa mới về, rồi thì trò chuyện, chọc ghẹo, ríu rít, rạng rỡ, tưởng như mình còn trẻ như thuở học trò.

Nhưng rồi, các bạn lần lượt chia tay nhau trong im lặng. Chỉ còn mình tôi. Hỡi các bạn thân yêu của tôi. Các bạn có biết tôi đang nhớ các bạn đến ngẩn ngơ không?


Phạm Thành Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Sep/2022 lúc 12:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2022 lúc 7:37am

Hương Vị Mắm Cá Linh - Thkg .mp3          9397  <<<<<


Lẩu%20Mắm%20Cá%20Linh%20Nghe%20Thôi%20Đã%20Thèm%20|%20Một%20Thoáng%20Quê%20Hương%20-%20YouTube

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.250 seconds.