Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2021 lúc 9:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2021 lúc 5:38am

Bánh Mì Việt Nam – Cơn Sốt Mới Của Ẩm Thực Đường Phố Trên Toàn Thế Giới


Với những gì mà khách du lịch, người nước ngoài ca ngợi về bánh mì Việt Nam trong suốt thời gian gần đây, có vẻ như món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.

Có một điều tôi vẫn luôn ấm ức mỗi khi nghĩ về ẩm thực Việt Nam trên thế giới, đó là người ta cứ cố dịch hết tên các món ăn tiếng Việt ra tiếng Anh. Phở hay bún cứ chung chung thành noodle còn đôi khi bún lại bị đánh đồng thành soup. Kể cả sự chuyển ngữ này có đúng đi nữa, tôi vẫn thật lòng không muốn người ta làm vậy.

Chẳng ai gọi Sushi là fish and rice, chẳng ai gọi Tom Yum là spicy soup hay Thai soup và cũng chẳng ai gọi Beef bourguignon là beef stew cả. Tại sao phở không cứ đơn giản là phở và bún không cứ đơn giản là bún? Dù khó phát âm, nhưng đó là món ăn của người Việt và chẳng thể tuyệt hơn nếu cái tên của nó được biết đến với chính tiếng Việt, một cái tên mà khi nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến bát phở nóng với nước xương thơm lừng mùi quế hồi và những lát thịt bò tái chín mềm, chứ không phải là một bát mì kiểu Hàn, kiểu Nhật hay kiểu Trung Quốc rất đỗi chung chung.

Tôi cứ ấm ức như thế cho tới mãi đợt gần đây, khi khắp các trang web về du lịch hay ẩm thực thế giới, các food blog và thậm chí cả những blogger lừng danh về lifestyle, tất cả như… phát điên vì món bánh mì. Và họ gọi bánh mì đúng là “banh mi” một cách say mê và đầy ngưỡng mộ, chứ không phải “Vietnamese baguette” hay bất cứ cái tên tiếng Anh nào khác. Tôi nghĩ đây thực sự là một dấu ấn khi mà bánh mì đã thực sự khiến người nước ngoài phải nhớ đến nó bằng cái tên riêng, một cái tên độc nhất vô nhị trong trí óc họ mỗi khi muốn ăn bánh mì kiểu Việt Nam. Và với tôi, điều này còn thể hiện được rằng, món bánh mì đã thật sự “soán ngôi” của phở và trở thành món ăn Việt Nam được người nước ngoài yêu thích nhất.


Khó mà tin được, phải không? Cả một thập kỉ, món ăn chúng ta tự hào đem khoe với người nước ngoài nhất là phở. Phở xuất hiện ở mọi nơi, trên mọi tạp chí và mọi cuốn sách hướng dẫn du lịch. Nó trở thành một biểu tượng, một thứ mà bạn phải ăn khi đến Việt Nam. Thậm chí, nếu có một cuộc khảo sát khi đó thì cam đoan tất cả đều sẽ nói họ đến Việt Nam và thích ăn phở.

Nhưng dường như tất cả mọi chuyện vừa mới thay đổi chỉ trong 1-2 năm trở lại đây. Khi tất cả những gì khiến người nước ngoài nói đến về ẩm thực Việt Nam là bánh mì. Bánh mì ở khắp mọi nơi, ở trên các mặt báo, ở các bài trải nghiệm du lịch của các food blogger. Ở Anh hay Mỹ (và tất nhiên là nhiều nước phương Tây khác), những cửa hàng bánh mì mọc lên như nấm với những cái tên như Bun mee, Banh mi My Tho (Mỹ) hay Kêu, Banh Mi Bay, Banhmi11 (Anh). Ở Malay, có một thương hiệu bánh mì mang tên Ô Bánh Mì và nó thực sự là một “cú nổ lớn” khi trở thành địa điểm yêu thích của người Malay. Tại Thái Lan, có một xe bán bánh mì lưu động ở khắp thành phố và nó trở thành cái tên được chú ý và săn đón nhất.

Yum Brands -Tập đoàn sở hữu KFC và Pizza Hut thậm chí đã mở ra một tiệm bánh mì ở Texas và đặt tên thân thương là Banh Shop. David Farley – cây viết về ẩm thực và du lịch của BBC đã hào phóng cho rằng: Bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới! Còn Iamfoodblog – Blooger ẩm thực nổi tiếng thẳng thừng tuyên bố: Tôi nghĩ rằng bánh mì là loại sandwich mà tôi mến mộ nhất! Thật sự, thế giới đang phát cuồng bởi cơn sốt bánh mì, một sự ám ảnh hoàn toàn mới và tất cả những gì người ta nghĩ đến bây giờ chỉ là bánh mì mà thôi.

Banh Shop, một cửa hàng của “ông lớn” Yum Brands.

Banhmi11 – Cửa hàng bánh mì khá nổi tiếng tại Anh.

Kêu! Tiệm bánh mì Việt tại London, Anh Quốc.

Bun Mee – một cửa hàng bánh mì nổi tiếng ở Mỹ.

Xe bán bánh mì Việt lưu động tại Bangkok.

Bánh mì của Ô Bánh Mì! Cửa hàng bánh mì Việt nổi tiếng tại Malaysia.

Tôi không cảm thấy lạ khi người Tây mê mẩn bánh mì đến thế. Với nhiều sự tương đồng với món sandwich (và tất cả chúng ta đều biết họ yêu món sandwich như thế nào), thì bánh mì thực sự là môt làn gió mới nếu đặt đứng cạnh những CubaSandwich hay Kebab hoặc những chiếc sandwich footlong kiểu Mỹ dài khủng khiếp và đầy ự những rau diếp, bacon cùng vài ba loại pho mát. Sự yêu thích bánh mì có thể giải thích bởi món ăn này là kết quả của một cú va chạm hoàn hảo giữa ẩm thực phương Tây và tinh tuý của ẩm thực Việt, nó mang đầy đủ đặc điểm của một món ăn hiện đại mà bất cứ người bận rộn nào cũng cần. Nó gần gũi với người phương Tây nhưng cũng mang đầy hương vị cầu kỳ, tinh tế của châu Á.





Ý tôi là, các bạn thấy đấy, có ai lại không thích bánh mì cơ chứ? Tôi còn nhớ ngày bé, sáng nào cũng được mẹ để lại cho 5-10 nghìn ăn sáng. Thế là trong lúc bố mẹ đi vắng, tôi đạp xe ra con phố cạnh nhà mua bánh mì ăn. Ngày ấy, một chiếc bánh mì tôi ăn chỉ có giá 5 nghìn, vỏ giòn rụm còn nhân thì ngập những miếng xúc xích bì màu đỏ hồng tai tái. Hoặc đôi khi, chỉ cần bánh mì với thứ bơ rẻ tiền nhàn nhạt và vài ba nắm ruốc trải vào, thế là đủ để một đứa trẻ ăn uống đơn giản như tôi có thể thoả mãn.

Và trời! Các bạn có nhớ cái tiếng đó không, tiếng lớp vỏ bánh mì vỡ vụn ra trong miệng khi bạn cắn miếng đầu tiên. Nó là thứ âm thanh rộn ràng và vui tươi nhất mà một món ăn có thể tạo ra. Rồi lớp ruột mềm mại như một lớp đệm bên trong nữa, chúng được thấm đều bơ và nước thịt nên lại càng đậm đà.

 Và làm sao chúng ta có thể bỏ qua phần nhân, phần nhân mới thực sự là linh hồn của chiếc bánh. Thịt xá xíu, pa tê, giò chả hay trứng rán, xúc xích bì,… mỗi hàng bánh mì lại có một cách riêng để khiến phần nhân của mình trở nên đặc biệt. Chúng vừa béo ngậy, vừa đậm đà, vừa đầy hương vị như một khu rừng. Rồi cuối cùng là một chút vị thanh chua của dưa góp và chỉ với vài sợi rau thơm, cả chiếc bánh đã ngào ngạt hương vị thảo mộc, tất cả quyện vào với lớp vỏ thần kỳ và đó, chúng ta có một thiên đường vị mặn, ngọt, giòn, dai, mềm, một thiên đường của tất cả các hương vị trên trần thế.


Chúng ta đã có phở “mở đường” cho ẩm thực Việt Nam đến với quốc tế, đã có hủ tiếu khiến cho ngay cả một gã đầu bếp được mệnh danh là “Ác quỷ” như Gordon Ramsay cũng phải ngả mũ và thừa nhận là một trong những món ăn ngon nhất ông từng ăn trong đời. Và bây giờ, chúng ta có bánh mì – hiện tượng “sandwich” khiến cả thế giới phải sùng mộ. Điều tuyệt vời nhất, đó là không chỉ món ăn trở nên nổi tiếng, mà còn cả một nền văn hoá, phong thái của cả một dân tộc thể hiện trong đó cũng được truyền tay nhau qua một món ăn giản dị. Con đường ngắn nhất để đên trái tim là qua dạ dày. Vậy nên, đôi khi, chẳng cần một chiến dịch gì to tát, chẳng cần một cái gì đấy hoành tráng, chỉ một chiếc bánh cũng đủ để kéo bạn bè thế giới gần hơn với chúng ta rồi.


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 11:24am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2021 lúc 8:11am

Con Cá Nục 


Hôm trước vô blog của Mặt trời, thấy có hình dĩa cá nục kho ngon quá, chợt nhớ đến nồi cá nục kho của mạ tôi nấu những ngày ấu thơ. Tự nhiên nhiều hình ảnh ngày xưa chợt ùa về. Hình ảnh bữa cơm gia đình thuở trước chợt hiện ra, mâm cơm với 10 anh chị em, với ba mạ, với nồi cá nục kho thơm phức, cay nồng. Sẽ không bao giờ có được hình ảnh như vậy nữa rồi. Ba đã mất hơn 4 năm nay, anh chị em tan tác mỗi người mỗi ngã, người Tây, kẻ Mỹ. Sẽ không sao có được những ngày xưa đã mất. Chiều hôm nay trời đổ mưa, những con cá nục làm liên tưởng quá khứ. Hóa ra hình ảnh cũng tác động vào ký ức của con người.

Có lẽ khi người ta bắt đầu bước qua bên kia của dốc đời, người ta thường ngoái nhìn lại quá khứ, và lúc đó, người ta đã bắt đầu già. Tôi đã bắt đầu nhìn lại và tiếc nuối. Cứ ước ao mình được trở về tuổi nhỏ, tuổi hồn nhiên sống và thản nhiên bước vào cuộc đời một cách thơ ngây. Bởi vậy, tôi rất sung sướng khi gặp lại những người bạn cũ, những người bạn một thời quá nhiều kỉ niệm. Chúng tôi gặp nhau và chỉ nói chuyện ngày xưa, có nhiều chuyện cười nhưng cũng lắm chuyện buồn. Và cũng rất nhiều lần chúng tôi cười với những giọt nước ở khóe mắt.

Chiều nay tháng bảy, bỗng dưng trong cuộc nói chuyện, có ai đó lại nhắc đến con cá nục, vì đây là tháng mà ở miền Trung có nhiều cá nục.
Tôi thích con cá nục từ màu xanh óng ánh rất đặc biệt của nó. Đó là một màu xanh lam lóng lánh pha chút xanh lá. Đó là màu chỉ tìm thấy ở con vật còn tươi roi rói, vừa từ biển khơi được kéo vào bờ. Người làm khoa học thì phân tích đó là màu của chất phốt pho, và họ phân tích là trong 100g cá nục có chứa 216mg chất đó. Nếu đúng như thế thì nếu con cá nục mà ở trên cạn, chắc là trong đêm nó sẽ lập lòe như những con đom đóm, mà như vậy thì quá đẹp, phải không????
Con cá nục không chỉ đẹp ở màu sắc tươi xanh, nó còn là một món ăn rất ngon. Cá nục có thể làm thành nhiều món. chiên, kho nước, kho khô, hấp, làm mắm...Mà món nào cũng ngon, món nào cũng làm cho ta phải chảy nước miếng vì thèm khi hình dung.

Này nhé, những con cá nục chuối, lớn khoảng hơn ngón tay, đem hấp ăn với bánh tráng, rau muống chẻ và chấm mắm nêm hay nước kho sanh sánh cay nồng mùi ớt tươi và ớt bột đò lòm. Mới nói mà đã thấy đã. Quấn miếng cá vào miếng bánh tráng nhúng nước, thêm cọng rau, chấm vô chén mắm, cắn một cái, nhồm nhoàm. Sao mà ngon thế, ngon từ chân răng đến kẽ tóc he...he...Chất bùi của bánh, chất béo của cá, chất dòn dòn của cọng rau, chất mằn mặn mà cay cay của chén nước chấm, tất cả trộn lại thành một hỗn hợp không lẫn vào đâu được.

Này nhé, những con cá nục nho nhỏ, xanh tươi, rửa sạch, ướp với chút nước mắm nhỉ, bẻ vài trái ớt đỏ, chút tiêu, chút đường, ướp cho con cá se se cứng, cho vào nồi kho sềnh sệch, nước kho cá màu hơi nâu đen, nồng nặc mùi ớt và mùi cá dậy mùi thơm phức. Nếu có vài sợi bún. lùa một cái. Đã. Suýt xoa. Mà không thì chén cơm trắng cũng đã, chan miếng nước cá, lùa một miếng với miếng cá ngọt bùi. Ngon. Bây giờ khó tìm lại cái cảm giác đó, dù đủ điều kiện để ăn sơn hào hải vị.

Này nhé, những con nục ướp sương sương, chảo dầu hay mỡ thật sôi, chiên con cá vàng chấm với nước mắm ngon dằm trái ớt đỏ. Miếng cá bỏ vào miệng dòn dòn beo béo. Cũng phải kêu lên một tiếng: Ngon hà...hà...
Dùng cá nục để làm mắm thì người Huế thường làm. Mắm nục nổi tiếng là ngon. Dân chuộng mắm mà chưa nếm được mắm nục do mấy O ở Huế làm thì chưa gọi là hiểu hết nghệ thuật của mắm Việt. Bà Trương Thị Bích, một nghệ nhân ẩm thực của xứ Huế đầu triều Nguyễn đã tóm tắt cách làm mắm nục như thế này: “Nục nhỏ làm nêm lắm kẻ ưa/Đong ngang chục cá, muối hai, vừa/Ghè khô nhận chặt phơi mươi bữa/Gió bay mùi thơm biết chi chưa.”

Lại nhớ đến món cá nục kho thơm, những miếng thơm xắt lát, bỏ kho chung với những con cá nục, chừa lại nhiều nước, nước cá cũng ngon mà miếng thơm cũng ngon không kém.
Mùa hè ở Đà nẵng nóng đổ lửa, buổi trưa húp một miếng canh cá nục nấu với cà chua, bỏ vô chút hành lá cắt khúc, chỉ đơn giản là cá với cà, sao mà nghe mát cả ruột, chẳng cần bột nêm, bột ngọt, cũng chẳng cần nước sốt nước dùng.

Nói chuyện ăn cá mà không nhắc đến mấy trái ớt của miền Trung, hay là loại ớt bột cay xé đít thì là một thiếu sót lớn. Bởi ăn cá mà không ớt thì cũng như ăn sushi mà không mù tạt. Chính những múi cay của ớt đó đã làm cho món cá thêm ngon, dịch vị tiết ra nhiều hơn, nước miếng nhả ra nhiều hơn và miếng ăn thêm thú vị. Mà cũng lạ, đi bốn phương tám hướng, cũng không đâu tìm được loại ớt cay xé lòng và thơm phức như loại ớt của miền Trung. Hèn gì, những tiệm ăn bán món ăn Trung bộ, tiệm nào cũng phải dùng máy bay đem ớt từ ngoài đó mang vào.
Con cá nục với con cá bạc má gần giống nhau, ở Sài Gòn nhiều tiệm bán con cá bạc má mà cứ bảo là con cá nục. Con cá bạc má to hơn và theo nhiều nhà dinh dưỡng thì có nhiều chất bổ hơn cá nục. Nhưng con cá nục vẫn là con cá nục, nó có giá trị riêng và có mùi vị rất riêng.

Mấy hôm nay trời đổ mưa, tháng bảy lại về, đây cũng là mùa cá nục. Viết mấy dòng này từ những ký ức. Và tôi đang thưởng thức món cá nục của ký ức. Nói chuyện con cá nục nhưng lại ngậm ngùi vì thời gian đã đi qua không tìm lại được, không bao giờ tìm lại được nữa những bữa cơm sum họp của ngày xưa.

Tôi đang đi tìm thời gian đã mất qua hình tượng của con cá nục xanh óng ánh, da bóng ngời, những con cá nhìn thấy trong tranh của Nguyễn Trung một thời.
Và cũng từ con cá nục, tôi lại nhớ tuổi thơ đã đi qua, tôi lại nhớ ba tôi, nhớ vô cùng, Ba ơi!!

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2021 lúc 1:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2021 lúc 7:51am

Hủ Tiếu Mỹ Tho 



Vào cuối thập niên 1950, bến xe đò đi các tỉnh khác còn ở tại chợ Mỹ Tho, bên hông xã Điều Hòa ngay cổng phía sau trường trung học Nguyễn Đình Chiểu. Bến xe chỉ đông người và náo nhiệt từ sáng sớm cho tới khoảng ba giờ chiều, chừng sáu giờ tối là hầu hết xe đò đều rời bến, chỉ còn neo lại vài chiếc lẻ tẻ vì nhà xa, nên lơ xe ban đêm phải ngủ giữ xe.

Những tài xế ở Mỹ Tho thì đánh xe về nhà nghỉ, sáng sớm hôm sau chạy ra lấy tài. Bến xe buổi tối không vì thế mà vắng vẻ, đìu hiu, nhiều gánh hàng rong và xe hủ tiếu, nước đá, nước mía, xe bán cóc ổi, khô mực nướng ép đều quy tụ xung quanh khu vực này. Lâu lâu, Giáo hội Phật giáo thống nhất địa phương cho tổ chức vài đêm thuyết pháp tại đây và rất được đông đảo người dân Mỹ Tho hưởng ứng nồng nhiệt.

Trên lề dọc theo hàng rào sắt xã Điều Hòa có những ki ốt (kiosque) buôn bán phục vụ cho khách đi đường, nhưng tôi chỉ thích nhất là quán phở Bắc mang bảng hiệu nhỏ treo lơ lửng rất khiêm nhường: Tư Phở ở gần góc đường Lê Lợi. Sở dĩ tôi biết quán này là do mấy chị tôi thỉnh thoảng buổi sáng dẫn tôi đến đây ăn. Quán phở này phải công nhận là ngon tuyệt và chỉ bán từ sáng sớm cho đến trưa.
Sau này, vì nhu cầu xe cộ ngày càng nhiều hơn, nên bến xe được dời ra trên giếng nước một đỗi, nhường chỗ cho ngôi chợ hàng bông bán trái cây được xây cất lên. Lúc đầu, chị em tôi cũng thấy buồn buồn vì quán Tư Phở đã dẹp mất! Sau đó tôi phát hiện ra quán này là vì nhận dạng được ông chủ quán có cái thẹo to ở một bên thái dương, mà hầu như lúc nào tôi cũng thấy ông đứng chăm chú nấu phở trước cửa tiệm. Quán đã dời ra dãy phố lầu hai tầng vừa kiến thiết xong nằm ngay mặt lộ, đối diện bến xe mới.

Trước đây, quán Tư Phở trông chật hẹp và xập xệ. Sau vài năm làm ăn khấm khá thì tiệm phở rộng rãi, khang trang và sạch sẽ nay được đổi tên lại là Hy Lạp với cái bảng hiệu to lớn chữ đỏ trông thật oai. Đúng ra thì tiệm phở phải dùng loại bánh phở bản to, ướt và mềm, nhưng phở Hy Lạp thì lại nấu với hủ tiếu Mỹ Tho ăn không chỗ nào chê được, nhất là nước xúp được pha chế có mùi thơm ngon hết sức đặc biệt mà không nơi nào sánh bằng, nên tiệm lúc nào cũng không chỉ có nhiều khách vãng lai, mà còn đông khách quen thuộc vào buổi sáng từ các khu phố khác trong thành phố đến ăn.

Trên mỗi bàn bên trong lẫn vài bàn phía ngoài luôn bày sẵn những hũ nhỏ và dĩa đựng các thứ như nước mắm, tương ngọt, chanh, ớt hiểm, ớt sừng trâu xắt xéo mỏng, ngò gai, rau quế, giá sống, chanh, tăm xỉa răng. Đôi khi có những khách đang ăn ngon miệng lại kêu một chén mỡ gàu hay nạm, gân hoặc củ cải để ăn thêm một cách ngon lành, vừa ăn vừa xuýt xoa đổ mồ hôi bởi nước xúp nóng, ớt cay lẫn tiết trời nóng nực bên ngoài.

Sau khi bến xe mới được thành lập, “giang sơn” của đoàn xe lô Minh Chánh chạy tuyến đường Sài Gòn - Mỹ Tho và ngược lại, được phân phối ở góc phải khi từ phía giếng nước vừa quẹn vào bến xe. Kế bên quầy bán vé có một xe hủ tiếu, mì và hoành thánh nơi này ăn chỉ được thôi chớ không ngon lắm! Nếu nói đến quán và xe hủ tiếu ở Mỹ Tho lúc bấy giờ thì mỗi một góc chợ, khu phố đều thấy nhan nhản. Nói chung là chỗ nào ăn cũng tương đối ngon hết!

Tuy nhiên có một vài nơi ngon đặc biệt, ngon đến nổi vang danh khắp nơi để rồi trở thành danh từ rất quen thuốc là hủ tiếu Mỹ Tho mà mãi cho đến ngày nay, có nhiều tiệm ăn ở hải ngoại vẫn mượn “đầu heo” hủ tiếu Mỹ Tho để “nấu cháo” cho tô hủ tiếu của mình.

Gia đình chú thím bà con của tôi ở bên kia sông gần xóm Đập Đá, đối diện với chợ cá trước năm 1975 là lò sản xuất hủ tiếu nổi tiếng lớn nhất Mỹ Tho. Hồi nhỏ, tôi thường qua chơi với mấy đứa con của chú thím, luôn tiện xem công nhân bên này nấu, vớt, phơi và cắt hủ tiếu bằng máy thấy cũng thích thú lắm! Mỗi lần đi về, thím đều lấy giấy báo gói cho tôi cả bao hủ tiếu mới ra lò, thân thương căn dặn là mang về để mẹ tôi xào cho cả nhà ăn.

Đặc điểm của hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Những quán hủ tiếu thật ngon ở Mỹ Tho kể ra không nhiều. Thường thì nơi nào bán hủ tiếu đều có kèm theo mì và hoành thánh. Bên cạnh đó còn có một xe nước đá để cho khách giải khát. Có khi khách ăn hủ tiếu với mì hoặc không ăn hủ tiếu mà chỉ ăn mì hay hoành thánh với mì. Nhưng dù sao thì hủ tiếu vẫn luôn được đại chúng ưa chuộng nhiều hơn! Hoành thánh được xem là ngon, ngoài da bao phải mỏng và dòn, thịt nạc bằm bọc bên trong ướp cho thơm cần trộn thêm ít mỡ, nếu có pha lẫn thêm thịt cua nữa thì ăn khỏi chê!

Mì ngon có tiếng lâu đời ở Mỹ Tho phải kể là tiệm Phánh Ký, gần bốt cảnh sát đầu cầu quay phía bên Chợ Cũ. Sợi mì vàng óng lớn và nhỏ hai loại do chính chủ nhân làm, ăn phải nói là “hết xẩy”! Lúc nhỏ, khi tôi còn học chữ Tàu ở trường tiểu học Sùng Chánh gần đó, ông hiệu trưởng rất mê mì của tiệm Phánh Ký. Tôi là học trò cưng nên thỉnh thoảng “được” ông sai cầm tô sang Phánh Ký mua mì và gói thuốc Bastos bao xanh ở tủ kiếng thuốc hút của người bán lẻ trước tiệm.

Mỹ Tho có mì Phánh Ký, còn bên Cần Thơ, đối diện với rạp hát Minh Châu thì có mì tiệm Khung Ký cũng “oanh liệt” ở miền Tây Đô. Thời gian trong quân đội, có dạo tôi thuyên chuyển về đây nên đã “làm quen” với khá nhiều tiệm ăn. Ngoài quán nhậu đặc sản nổi danh Vĩnh Ký ở cuối đường Phan Đình Phùng, tôi chỉ chấm có mì Khung Ký mà thôi!

Sau này kế tiệm hủ tiếu mì Phánh Ký phía trong lề đường, có xe hủ tiếu của chú Phúc cũng “nổi đình, nổi đám” không kém nhờ hủ tiếu có đặc điểm là sườn chéo chặt ra từng khúc nhỏ, tôm khô được cháy với mỡ rất dòn và thật thơm ngon.

Song song đó, đấu mặt với hiệu Phánh Ký còn có tiệm phở, hủ tiếu bò kho Đồng Thanh nấu ăn cũng khá và rất đông khách. Từ khi có hai “đại hiệp” này xuất hiện, tiệm mì Phánh Ký ế khách thấy rõ. Tuy nhiên, tiệm này “sống được” là nhờ còn nhiều khách trung thành vẫn chưa quên được cọng mì dòn khá ngon tại đây.

Con gái ông chủ tiệm, chị Huỳnh Hảo là bạn học chung luyện thi lớp đệ thất với tôi ở trường Hùng Vương vào năm 1961. Dáng chị đô con và mặt tròn, mới nhìn biết ngay là “A Muối”, thường bị các bạn trai chọc ghẹo là “xì dầu”. Nhưng tánh chị rất hiền hòa nên không giận mà chỉ cười hè hè thôi. Tôi cũng là người Hoa, nhưng nhờ ăn… nước mắm nhiều, nên nói tiếng Việt rành và viết chính tả khá hơn nên không bị các bạn phát hiện.

Bên phải xe hủ tiếu của chú Phúc là tiệm nước lớn Nam Hoa lâu đời có bán mì, hủ tiếu, dimsum như: bánh bao, há cảo, xíu mại, v.v. Tiệm này hầu như mỗi buổi sáng đều đông khách quen thuộc, ngồi tập trung thành từng nhóm nhỏ uống cà phê đầy những bàn bày ra tới phía trước cửa để tán gẫu, bàn chuyện làm ăn, áp phe, đoán số đề, cá độ đá gà hay hút thuốc nhìn xe cộ dập dìu qua lại. Họ rất lớn tiếng và xem thiên hạ xung quanh như không có, thỉnh thoảng lại còn chửi thề và cãi vã nữa! Bởi thế, giới dân chơi Mỹ Tho đặt tên cho ngã tư gần đó là “Ngã tư Quốc tế”, vì nơi đây thường tập trung nhiều thành phần xã hội phức tạp, nhất là khi trời về đêm.

Ở ngoài dãy bar bờ sông đường Trưng Trắc đối diện xéo với tiệm kem Mỹ Duyên thì có quán hủ tiếu Xường “đóng đô”. Quán này thật ra chỉ “có tiếng mà không có miếng” của giới trẻ người Hoa thường đi chơi ban đêm đói bụng tụ tập đến ăn uống, trong đó có tôi, chớ dân ăn mì, hủ tiếu sành điệu ít khi tới đây.

Còn trong lãnh địa chợ hàng bông, ngoài tiệm nước bán cà phê, hủ tiếu ở góc đường phía cổng sau trường Nguyễn Đình Chiểu không đáng kể, thì ở khoảng giữa dãy phố có tiệm bán hủ tiếu rất nổi tiếng Hưng Ký của ông chú và bà thím tôi. Tiệm này buổi sáng luôn có đầy khách ngồi ra tới những bàn bên ngoài. Nhiều người đến ăn đôi khi sốt ruột phải đứng nhìn đồng hồ đeo tay mà đợi bàn trống.

Chiếc xe nấu được đặt ngang phía trái tại cửa ra vào. Nước lèo ở đây nấu thơm ngọt rất đặc biệt không nơi nào ngon hơn. Một tô hủ tiếu hay mì trước khi bưng ra cho khách, đều được múc chừng một phần ba vá to thịt nạc bằm ướp rất ngon vào một cá cạn đáy, sau đó gần một vá đầy nước lèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô được cho vào tô rồi dùng và đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa chín tới ăn mới ngọt, liền sau đó đổ ngay vào tô hủ tiếu đã làm sẵn phủ đầy trên mặt nào phèo, tôm khô chấy, tóp mỡ, gan heo, thịt xá xíu xắt mỏng, ngò Tây, hành lá, cải bắc thảo. Giá một tô hủ tiếu và mì ở tiệm này đắt hơn các nơi khác một ít, nhưng vẫn luôn được đông người đến ăn. Thực khách của tiệm này đa số là giới thương gia và công chức.

Ngoài ra, ở gần đầu ngả tư bùng binh đường Trần Quốc Tuấn đi vô lò heo, bên phải có một quán hủ tiếu xương rất lè phè của chú Tiều khá ngon. Đối diện với quán này lại có một tiệm phở Bắc nấu ăn cũng khỏi chê! Nghe đâu ông chủ quán là em của chú Tư tiệm phở nổi tiếng Hy Lạp thì phải. Cũng như Hy Lạp, tiệm này bắt đầu khoảng từ 6 giờ chiều là bán lai rai cho đến tối. Nhưng thực sự thì nồi nước xúp to tướng vừa nấu xong buổi chiều là để chuẩn bị bán cho sáng ngày hôm sau. Rất tiếc hai tiệm này không có thời nên ít được người ta biết đến.

Về sau, ngoài ngã ba Trung Lương mở quán hủ tiếu tôm và cật heo ăn cũng có mùi vị đặc biệt lắm! nhưng vì địa điểm hơi xa thành phố nên dân Mỹ Tho ít khi ra tới đây, quán chỉ bán được nhiều cho khách đi xe đò tuyến đường Sài Gòn và miền lục tỉnh dừng chân nghỉ mệt mà thôi.

Gia đình tôi khi xưa buôn bán tại chợ Mỹ Tho, phía trước cửa tiệm của ba mẹ tôi có đến hai xe hủ tiếu và hai xe nước đá xếp hàng ngang xen kẽ với nhau. Xe hủ tiếu trước tiệm là của vợ chồng chú Ngầu được đẩy từ nhà đến vào ba giờ sáng khi chợ bắt đầu nhóm. Trong lúc chú bày trí, sắp xếp các thứ trừ trong xe ra thì vợ chú đi vô nhà lồng chợ gần đó mua thịt và xương heo. Liền sau đó, xương được nấu với khô mực và tôm khô trong một cái nồi khổng lồ với lửa than chầm chậm cho đến khoảng bảy giờ là bắt đầu bán.

Hầu hết khách đến ăn là thành phần lao động buôn gánh bán bưng và người đi chợ. Khách quen của chú Ngầu rất đông, những người đàn ông vác mướn tại chợ hầu như ngày nào cũng đều ghé ăn, nhưng họ không ăn bình thường như người ta, mà mua nửa ký hủ tiếu mang lại nấu thành một tô lớn đầy vun và ăn một cách ngon lành. Sau đó còn kêu thêm một tô xí quách với vài con khô mực thơm phức, được vớt ra từ thùng nước lèo nóng hồi, rồi chấm vào nước tương hiệu hai con chuột để nhậu với một xị rượu đế.

Cũng nên nói thêm về hai chữ “xí quách” mà người ta thường nghe nói là nguồn gốc của tiếng Quảng Đông, có nghĩa là xương heo dùng để nấu nước lèo hủ tiếu, người Việt Nam ăn thấy ngon nên nói theo không đúng giọng mà lệch đi thành “xí quách”. Tiếng hủ tiếu cũng do âm từ lơ lớ tiếng Hoa mà ra.

Trước năm 1975, tôi rất thích “ngao du sơn thủy” và đi chơi gần hết các tỉnh thành miền Nam. Ở miền Trung thì tôi chưa thấy, nhưng nơi thành phố sương mù Đà Lạt có bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho. Là người lữ khách đến từ sông Tiền hiền hòa, tôi cảm thấy rất thân thương với bốn chữ quá quen thuộc này, nơi xứ lạnh hoa anh đào mộng mơ nên liền vào tiệm ủng hộ ngay, nhưng…

Ở Sài Gòn, tiệm bán hủ tiếu và phở dĩ nhiên là nhiều đếm không hết, nhưng chỉ có một số tiệm có tiếng được người ta biết đến, chẳng hạn như trên con đường Huỳnh Thúc Kháng có tiệm mang tên Hủ Tiếu Mỹ Tho, nhưng ăn chỉ thấy mùi… không khí nhộn nhịp của Sài Gòn. Trên con đường lớn Võ Tánh số nhà 79, có tiệm phở mang bảng hiệu số 79 thật to ăn cũng khá, nhưng rất tiếc tiệm này gây không được tiếng vang. Còn tiệm phở bò, gà Hiền Vương ở đường Hiền Vương nấu ăn rất ngon, đã một thời làm “dậy sóng” trong giới sinh viên học sinh Sài Gòn.

Khu vực Ngã Sáu tấp nập xe cộ lưu thông ở đường Minh Mạng Chợ Lớn, đối diện trường trung học Hoa ngữ Thiên Chúa giáo Minh Viễn thì có “tướng lãnh đầu bò” phở Tương Lai trấn giữ. Ngoài bảng hiệu tiệm lớn treo ngang phía trên có vẽ hình đầu con bò trông thật vui mắt, phía dưới đất lại còn dựng thêm một cái bảng nhỏ quảng cáo nữa! Chiếc xe nấu phở án ngữ ngay trước cửa ra vào được bày trí trông sạch sẽ rất xôm tụ. Những miếng thịt bò nạm và gân khổng lồ đã luộc chín trông phát thèm được treo lên phía ngoài xe để câu khách.

Tiệm này nấu bằng bánh phở bản lớn và mềm. Nhờ nước xúp khá ngon ngọt nên được nhiều người biết đến. Ngoài phở bò, lúc sau tiệm còn bán thêm bánh ướt chả lụa và các loại chè ngọt nước đá rất ngon. Bên kia đường trước hàng rào sắt của trường học Hoa văn, ban đêm ở khu vực này rất huyên náo bởi những hàng quán bình dân đặc biệt bán nghêu, sò, ốc, hến, hột vịt lộn, khô, mực nướng, bia, rượu

Trong khu Chợ Lớn ở đường Nguyễn Trải, gần đại lộ Tổng đốc Phương thì có tiệm phở Tâm Tín ăn khá đậm đà nhưng nước xúp quá nhiều mỡ và bột ngọt, nhưng đó cũng là sở thích của người Hoa.

Nói đến tô phở Sài Gòn năm xưa, người ta không quên nhắc đến tiệm phở Tàu Bay trên đường Trần Quốc Toản. Tô phở bằng thủy tinh trong suốt tuy lớn thật, nhưng nhìn kỹ lại thì thấy nước xúp nhiều hơn bánh phở và thịt. Cái bảng hiệu tiệm với hai chữ to Tàu Bay hình như có một ma lực để thu hút thực khách thì phải, chớ thật ra nước xúp tô phở chỉ nặng mùi đinh hương và tai vị hơn mùi thơm ngon của xương và thịt bò. Địa điểm của tiệm cũng gợi cho người ta nhớ lại, đối diện bên kia đường đó là chợ cá Trần Quốc Toản nổi tiếng… dơ nhất Sài Gòn, có mùi nực nồng muốn bể lỗ mũi người bộ hành hay xe cộ chạy ngang qua đây.

Bước sang năm 1975, làn sóng người tỵ nạn bên Campuchia ồ ạt tràn sang Việt Nam. Một số người Triều Châu đã hành nghề bán hủ tiếu ở thủ đô bên đó liền sắm vợt, vá, tô, chén, dĩa, muỗng, v.v. để mưu sinh. Danh từ Hủ Tiếu Nam Vang được vang dội mạnh từ đấy nhờ cách nấu và pha chế nước lèo thơm ngon rất đặc biệt.

Tôi đã dịp chứng kiến một ông Tiều bên Cam Bốt mới về, mở quán bán hủ tiếu Nam Vang ở ngoài quốc lộ ngã tư quận Cai Lậy thuộc tỉnh Mỹ Tho. Cứ mỗi lần nấu một tô hủ tiếu cho khách, ông đều biểu diễn tài nghệ khá đẹp mắt, bằng cách: khi vớt hủ tiếu được trụng từ nồi nước sôi lớn ra bằng cái vợt lưới to, ông liền đập nhè nhẹ phần giữa cán tre của vợt nơi mép nồi cho hủ tiếu ráo nước. Sau đó, ông ta cầm vợt để ra ngoài nhún nhún vài cái lấy trớn rồi bất thần hất mạnh vợt lên cho vắt hủ tiếu bay cao trên không. Hơi nghiêng mình, ông nhanh nhẹn lòn tréo tay phải đang cầm chiếc vợt ôm sát phía sau lưng đưa sang bên trái, để kịp hứng lấy vắt hủ tiếu từ trên đang rơi xuống một cách tài tình, rồi đổ ngay vào cái tô ông cầm bên tay trái.


Mỗi lần ông biểu diễn như thế đều được tiếng vỗ tay nồng nhiệt của nhiều người. Cũng nhờ nghệ thuật hấp dẫn mà quán hủ tiếu dù thiết bị rất đơn sơ này bán rất đắt. Phải công nhận là hủ tiếu của ông khá ngon nhờ nước lèo thật ngọt và nhiều tôm, thịt, cật heo. Có người vì thích xem ông “hát xiệc” mà thường đến ăn. Tội nghiệp cho đám con nít hiếu kỳ nghèo không có tiền, chỉ đứng trước quán trông chờ xem ông biểu diễn mà cảm thấy đầy thích thú.

Xe hủ tiếu ở Việt Nam trước năm 1975 phần lớn đều thu gọn trong một chiếc xe đẩy. Tuy là xe, nhưng không đẩy đi bán dạo như những xe mì gõ của người miền Trung bây giờ ở Sài Gòn mà người ta thường thấy.

Còn hủ tiếu ở Chợ Lớn bản to và mềm, thậm chí hơi nhão, khác với cọng hủ tiếu khô, dai như Hủ Tiếu Mỹ Tho hay Hủ Tiếu Nam Vang sau này. Tô hủ tiếu bao giờ cũng lềnh mỡ, lăn tăn những thịt nạc bằm và luôn có một hai lá cải xà lách to nằm chễm chệ, ít cọng hẹ, bên cạnh là những lát thịt xá xíu và gan mỏng phủ kín mặt tô, chen chúc là những miếng tóp mỡ cỡ bằng hạt đậu phộng vàng ruộm.

Hủ tiếu là món ăn buổi sáng khá quen thuôc của người Hoa ở Chợ Lớn. Tuy nhiên, đối với người bình dân lao động thì thỉnh thoảng mới ăn mà thôi! Các xe hủ tiếu bán đắt nhất trong mấy ngày Tết cổ truyền, giới trẻ được nhiều tiền lì xì nên tha hồ kéo nhau đi ăn hầu như mỗi ngày. Hồi nhỏ tôi cũng vậy, trong khi đồ ăn thức uống khá ngon ở nhà ấp lẩm trong ba ngày Tết thì không mấy “thiết tha”, mà lại gắn bó không quên được tô hủ tiếu.

Lạ một điều là cho tới ngày hôm nay, mặc dù có rất nhiều vật liệu phục vụ nấu nướng bằng inox, nhôm, sắt xi bóng láng, nhưng nhan nhản ở Việt Nam, người ta vẫn còn thấy được những chiếc xe hủ tiếu kỳ cựu, mà chủ nhân nó luôn “chung thủy”. Họ nấu hủ tiếu với vợt lưới to, vớt mì bằng thau, cùng vá lớn hình khối tròn bằng nhôm có lỗ tròn, ghế xếp mặt ngồi bóng lưỡng bằng gỗ và chân sắt một mạc cũ kỹ, nhưng chắc chắn. Bên nồi nước lèo thơm ngon nghi ngút khói, thực khách dù là giới bình dân hoặc quý tộc, đều ngồi ăn xì xụp một cách vô tư trước xe bên lề đường hay trong tiệm.

Một điều thiếu sót khi nói đến chiếc xe hủ tiếu, với nét đặc trưng riêng có tính hoài cổ của người Hoa, mà không đề cập đến những hình ảnh được trang trí trên mặt kính xung quanh xe, mô phỏng những điển tích cổ của Trung Hoa, như: Tiết Nhơn Quý, Nhạc Phi, Đông Chu Liệt Quốc, Phong Thần, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, v.v. mà hồi nhỏ tôi rất say mê ngắm nhìn, mỗi khi ngồi trước bàn xếp dài dính liền theo xe cầm đũa sẵn để chờ đợi… Những hình ảnh sinh động này được khắc khá rõ nét với nhiều màu sắc lòe loẹt.

Gần cuối thập niên 70, khi vừa đặt chân đến xứ lạnh Đức quốc không bao lâu, tôi có sang khu Chinatown ở khu 13 bên Paris (Pháp) tìm đến bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho ăn thử cho biết, nhưng tôi rất thất vọng!

Ở thành phố lớn nhất Hà Lan là Amsterdam và Rotterdam, khu phố Tàu hoạt động rất mạnh, có nhiều tiệm ăn bán hủ tiếu, nhưng mức độ thơm ngon vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn cao như hủ tiếu của thành phố Mỹ Tho năm xưa.

Mấy lần sang Mỹ châu đến các tiểu bang California, Texas, LA, Philadelphia, MA, tôi đều không quên thăm viếng vài bảng hiệu Hủ Tiếu Mỹ Tho và những tiệm phở nổi tiếng tại địa phương. Tình thiệt mà nói, không phải tôi là dân Mỹ Tho mà luôn bênh vực cho những gì của quê nhà mình. Có lẽ tôi đi không tới và tìm chưa được nơi nào có mùi phở thơm ngon đặc biệt như phở Hy Lạp, mùi hủ tiếu ngọt ngào như hủ tiếu Hưng Ký hay của chú Phúc ngày nào chăng?

Bên Toronto, Canada, khu phố Tàu của người Hoa rất đông và ngành ẩm thực phát triển vô cùng phồn thịnh. Nhiều tiệm ở đây nấu mì ăn ngon hơn mì của Phánh Ký là nhờ nước lèo. Có tiệm xào mì còn thơm khói hơn quán mì xào dòn lộ thiên ban đêm năm xưa, đã từng “vang bóng một thời” trước villa của chú Hỏa ở đường Hồ Văn Ngà (Sài Gòn).

Nhớ lại lần đầu tiên sang thăm nhóm bạn chơi thân từ hồi nhỏ nơi quê nhà ở Toronto. Các bạn dẫn tôi đến một tiệm ăn lớn bán đầy đủ không thiếu một món ăn thuần túy nào của Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều năm… "chết thèm" bên trời Âu, trước hết tôi xực một tô Hủ Tiếu Mỹ Tho, nhưng mới ăn vài đũa liền phải bỏ ngang vì dở quá! Sau đó tôi đã giựt giải “quán quân” về số dĩa và tô đã ăn sạch được xếp chồng lên nhau, khiến các bạn tôi ngạc nhiên và cười vỡ bụng cho tới bây giờ mỗi khi nhắc đến tôi.

Vài lần trở về thăm quê nhà, tôi đã đi khắp hết các nẻo đường góc chợ của thành phố thân yêu để tìm lại dấu chân kỷ niệm năm xưa của mình. Việt Nam bây giờ thay đổi quá nhiều! Qua lăng kính tâm hồn, tôi nhận thấy Mỹ Tho ngày nay không còn vẻ đẹp hiền hòa của 30 năm về trước, nhất là về mặt xây cất nhà cửa và cơ sở nhà nước đa số đều được đổi mới hoặc kiến thiết thêm. Người và xe gắn máy tấp nập hơn xưa nhiều. Những tháng ngày về thăm gia đình, tôi thường yêu cầu thân nhân dẫn tôi đến những hàng quán nào bán phở, mì và hủ tiếu ngon nhất để “chấm điểm” lại. Tự nhiên tôi cảm thấy buồn buồn vì những hương vị thơm ngon, đậm đà năm xưa nay đã bay mất từ lâu rồi.

Ngày xưa, tôi là đứa cháu… dễ thương nhất của những chú bác bán phở, hủ tiếu nơi quê nhà nhờ cái miệng… ăn hàng. Ngày nay sống nơi xứ người, mỗi lần ăn hai món này ở bất cứ nơi nào cũng không vừa ý, tâm trí tôi luôn tưởng nhớ đến hình ảnh các chú bác thân thương đó. Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn rất thích ăn hủ tiếu, nhưng tìm đâu cho ra được đúng với hương vị của Hủ Tiếu Mỹ Tho ngày xưa?

Huỳnh Quốc Minh (Tiểu-Minh) - Germany
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2021 lúc 8:32am

Ninh Hòa món nem ngày xa lắc

 BM

Hồi xưa, thường hay từ Vạn Giã đi Nha Trang, rồi về cùng với thằng bạn tên Hưng. Thuở ấy, làm hợp tác xã nông nghiệp, mỗi ngày công có một ký lúa. Làm gì có tiền đi Nha Trang? Thằng Hưng hồi đó làm kế toán trưởng HTX. Nó vừa có xe gắn máy SS50 đời 67, vừa có tiền đổ xăng, vừa có tiền xài trong chuyến đi.

 

Đi Nha Trang về lúc nào cũng chạy ngang chợ Ninh Hòa. Lúc nào cũng là buổi chiều. Lúc nào cũng ghé hàng cô bán nem trước chợ. Tiền nem lúc nào cũng do thằng Hưng trả. Nem thời khốn khổ đó ngon thật. Nếu như về mặt đo đếm khoa học, nem ngày ấy ngon bằng bây giờ, thì về mặt tâm lý nem ngày ấy ngon hơn.


BM

Nem Ninh Hòa gói bằng lá chùm ruột.

 

Nhớ những chiếc ghế thấp của cô hàng nem. Sà xuống ghế là phải ăn món nem nướng cái đã. Nhìn mấy xiên thịt nướng trên bếp khói nghi ngút, tiếng kêu xèo xèo của mỡ tứa ra rớt xuống lửa, là nước miếng đã phải nuốt ừng ực. Dễ gì có tiền để ăn được thịt heo, nói chi nem nướng. Xiên nem được cô bán hàng cắt ra từng miếng nhỏ. Bánh tráng ướt cuốn nào nem, rau sống các thứ: xà lách, chuối chát, khế chua, dưa leo, tía tô, diếp cá, hẹ, kèm thêm hai cái bánh tráng cuốn ram nhỏ nữa, là cả một vũ trụ hương và vị chất chứa. Tuyệt vời hơn cả là món nước chấm của người Ninh Hòa tạo ra.


BM


Nước chấm nem Ninh Hòa lại là một vũ trụ hương vị khác. Nó gồm nếp nấu nhừ, trộn với nước xương heo, đậu phộng, tôm, gan heo, hành băm, nước tương, nước mắm, ớt, dầu điều. Chấm ngập một phần cuốn bánh tráng vào chén nước tương sền sệt đó nó ngon không biết tả làm sao cho xứng đáng. Cho người khác đồng cảm.


BM


Tôi chợt nghĩ đến những lời ông Tyler Cowen khen món ăn Việt Nam ở Mỹ trong chương 6 cuốn An Economist Gets Lunch 1 (tạm dịch: Một nhà kinh tế ăn uống). Ông rút ra cấu trúc món ăn Việt Nam luôn luôn gồm gia vị, đồ bổi và nước chấm. Giá mà ông có cơ hội ăn được món nem nướng Ninh Hòa, ông còn đại ngộ hơn! Hai vũ trụ cuộn và chấm đó còn hội đủ các loại kết cấu tác động lên khẩu cảm của ta. Cái dai sần sật của thịt, cái giòn giòn của bánh ram, cái xơ mềm của rau sống, cái sền sệt của nước chấm.


BM


Những người ca ngợi món nem này thường trưng ra hai câu: “Mây Hòn Hèo, heo Đất Đỏ” trong một bộ sáu câu tục ngữ tả về những thứ đặc trưng của sáu địa phương; một của Phú Yên và năm của Khánh Hòa. Ngoài hai câu trên còn có: “Mưa Đồng Cọ, Gió Tu Bông, Cọp Ổ Gà. Ma Đồng Lớn.”


Hòn Hèo là một bán đảo ở phía nam đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa. Nơi đây nổi tiếng nhiều dây mây rừng. Đất Đỏ còn gọi là núi Xích Thổ, “theo thực địa thì nằm ở phía tây vùng Dục Mỹ, liên tiếp với núi Tam Phong về phía tây bắc”, Ngô Văn Ban ghi nhận 2. Tác giả không nhắc đến chất lượng heo nuôi ở Đất Đỏ khi đi thực địa. Cho nên câu dẫn ở trên để nói đến chất lượng thịt heo làm nem là không chính xác. Heo Đất Đỏ là muốn chỉ đến vùng núi có nhiều heo rừng.

BM


Đồng Cọ thuộc TP. Tuy Hòa, Phú Yên, nổi tiếng vì hay mưa đột ngột. Tu Bông thuộc huyện Vạn Ninh, một nơi đến mùa gió, gió suốt cả tháng, sức gió có thể đẩy cả xe Jeep chạy trên đường dạt xuống ruộng. Ổ Gà thuộc huyện Ninh Hòa, ngày xưa cọp nhiều. Ở đây hiện còn có miếu thờ Ông Hổ. Đồng Lớn thuộc xã Diên Khánh, nơi diễn ra chiến tranh liên tục giữa Gia Long và Tây Sơn, nhiều người chết, uất khí nặng nề một thuở.


BM


Nói không phải là heo Đất Đỏ, nhưng để có nem ngon nổi tiếng cả nước, người làm nem Ninh Hòa cũng phải chọn thịt từ con heo. Chỉ lấy thịt đùi và thịt sống lưng. Thịt phải lọc hết gân và mỡ để có miếng nem giòn và khô ráo. Theo Ngô Văn Ban, thịt được giã trong chiếc cối chuyên dùng. Giã liên tục cho đến lúc thịt có màu trăng trắng mới thôi. Lại còn phải rành kỹ thuật, lúc “giã nặng”, lúc “giã nhẹ”. Bì heo cũng lấy từ con lợn cho thịt. Làm sạch, cạo thật sạch lông, luộc rồi xắt sợi thật đều. Tỷ lệ thịt giã xong trộn với bì tùy theo lò.


BM


Trong món nem nướng Ninh Hòa có bánh tráng cuốn và bánh tráng ram giòn để cuốn cùng với rau và nem. Bánh tráng được sản xuất tại Xóm Rượu. Xóm này thuộc phường Ninh Hiệp, trước kia có lò nấu rượu, nhiều lò bánh tráng, nhưng nó lại chết với tên Xóm Rượu.

 

Nem Ninh Hòa ăn tại chỗ hay tại Nha Trang thường là nem nướng. Nem Ninh Hòa đi xa là nem chua, gói bằng lá chùm ruột ở trong và ủ bằng lá chuối dày ở ngoài.


BM


Ngoài nem nướng và nem chua, người Ninh Hòa còn có một phiên bản nem chiên mỡ. Thay vì đem nướng, nem được tráng bên ngoài một lớp mỡ cho ướt đều rồi cho vào chảo mỡ sôi, trở một lượt rồi gắp ra xắt miếng trước khi dọn ăn. Không những làm nem chiếc, các lò nem Ninh Hòa còn làm nem đòn như đòn bánh tét.

 

Đặc trưng của nem chua Ninh Hòa là gói bằng lá chùm ruột, loại lá chua chua, chát chát.

 

Một buổi chiều muộn, tôi thấy lại những lá chùm ruột ở quê nhà trong một chiếc nem.


BM


Tôi đếm. Chiếc nem được áo bằng 41 lá chùm ruột. Chắc những bàn tay gói nem ấy sẽ không đếm lá bằng lý trí mà chỉ bằng cảm giác của kinh nghiệm nhà nghề. Bàn tay ấy còn tồn tại bao lâu?

 

Tôi nhớ hai cây chùm ruột bên hiên nhà, phía trước cái giếng bằng tuổi ngôi nhà cất từ năm 1960. Lúc đó phía trước nhà toàn đất cát, chỉ có trồng dừa. Mấy cây dừa trước nhà hiện còn một cây, những cây kia đã bị đường dây điện đàm Bắc Nam của Đường Sắt đưa “lên thớt” sau năm 1975. Cây còn lại cũng xơ xác vì nó “xui” sống gần đường dây, cứ tới đợt nó ra lá cao là bị đường sắt tới “xởn đầu”. Nên trái không có mấy. Trước hàng rào nhà còn có một cây me. Không ai trồng. Chắc là ai ăn me quăng hột ra, có hột mọc cây, cây lớn riết thành bóng cả, rọi mát và cho đọt nấu canh chua, cho trái tới mùa gần tết bán mão. Bây giờ cây me ấy đã bị hậu bối bán mất rồi.


BM


Trước đây trước sân nhà còn có hàng cây chùm dẹp làm hàng rào. Bên dưới chân chùm dẹp là những cây lưỡi long – một loại xương rồng không có gai cứng – má tôi trồng để hái sắt cho heo ăn. Có lần theo chồng về quê, vợ tôi dân Sài Gòn lộn chùm dẹp với me nên đã hái đọt nêm vào nồi canh chua. Cả nhà cười ngất. Chùm dẹp còn có tác dụng nữa là hột trong trái của nó xổ lãi cho heo. Tên chùm dẹp có lẽ do trái ra từng chùm, dài và dẹp lép. Gần đây tôi nghe có người mách là lá và bông của nó nấu nước uống dài ngày trị được bịnh phổi đã bị thầy chạy. Thôi thì cũng hê lên làm phước. Bây giờ những cây làm hàng rào ấy đã được thay bằng hàng rào sắt và hàng rào lưới B40. Hiện đại chủ nghĩa đã giết mất những ngày xưa thân ái.


Hai cây chùm ruột có lẽ do nắng nóng, không có người chăm tưới giờ đây đã chết mất dấu. Thật lâu lắm sau đó mới gặp lại những cây chùm ruột ở trong vườn một căn nhà ở Bangkok. Và chiều nay, gặp lại lá chùm ruột, thời gian cách lần trước cũng lâu lắm…

 

oOo


BM


Còn nhớ ngày xưa, thời còn ở trong trại gia binh Đồng Đế, Nha Trang, sau nhà cũng có một cây chùm ruột. Mỗi lần chợ có cá mai, cá suốt hoặc cá lẹp tươi, má thường hay mua về làm gỏi cho cả nhà ăn. Nhất là những kỳ ba tôi vừa lãnh lương. Trái chùm ruột được hái làm chất tạo chua để tái thịt cá làm gỏi.


BM


Còn nhớ mỗi lần má mua cá về, tôi phụ má moi ruột cá. Ba tôi hái trái chùm ruột vào nhà bếp, ông rãi chúng lên cái sàng để trên cái mâm, dùng một vỏ chai bia con cọp lăn trên mớ trái ấy. Chúng tươm nước chua ra. Xác trái ở lại phía trên sàng. Nước chua lọt xuống mâm. Nước ấy được ông dùng để bóp cá cho tới khi những miếng thịt cá trắng như ta đem nấu trong nước sôi. Rồi chúng được trộn rau răm, rau thơm, đậu phộng rang hơi già lửa và hành tây xắt nhuyễn… Bây giờ ở Sài Gòn tôi chưa bao giờ ăn được món gỏi tươi ngon của một thời ở Đồng Đế.

 

Có dịp gần tết về quê cách đây mấy năm, tôi đi chợ cá buổi sáng sớm, gặp và mua một mớ cá suốt. Đem về nhà hai má con lui cui làm món gỏi nhớ ngày xưa. Cá được tái chua bằng giấm và chanh. Những cây chùm ruột đâu còn để lấy trái tạo chua. Ba cũng đã đi xa. Món gỏi làm xong, ăn mà thấy buồn và nhớ.

 

oOo


BM


Những chiếc nem Ninh Hòa mặc áo lót bằng lá chùm ruột. Bên ngoài đám lá chùm ruột là một chiếc áo lá chuối hình ngũ giác có ba mặt đứng tạo thành hình tam giác cao chừng 3-4cm và hai mặt đáy nhỏ hơn. Bên ngoài chiếc áo lá chuối một lớp ấy là một sợi dây bằng lá chuối cuốn lại cột ngang bụng cái lõi nem một cách cẩn thận.

 

Rồi bên ngoài nữa là một lớp “mền” dày quấn quanh ba cạnh đứng của lõi nem gồm 12 lớp lá chuối.

 

Cuối cùng là lớp lá chuối tạo hình cho chiếc nem vẫn giữ nguyên khối năm mặt như bên trong, có điều kích thước đã lớn hơn, được cột bằng hai nuột dây thun (trước kia cột bằng lạt, đã là một phôi phai). Hai chiếc nem ghép lại thành một hình gần như lập phương.

 

Còn bao nhiêu lâu nữa chiếc nem quê nhà gói bằng tay công phu như thế vẫn giữ được căn cước của mình? Ruột nem đã không còn bì sợi và liệu có còn được giã bằng tay nữa không?


BM


Từ lúc giã quết nem cho đến lúc gói xong một chiếc là cả một sinh thành gian nan. Trong khi đó chả, món đối lập với nem quê nhà đã bị cơ giới hoá từ lâu lắm rồi, và được ca ngợi như là một thành tựu của văn minh. Điều đó cũng cho thấy, giờ đây các bà “ăn đứt” các ông một cửa, theo cái điệu thành ngữ Việt bảo ông thích chả bà thích nem. Chả làm sao công phu bằng nem! Nhất là bây giờ chả được tạo cảm giác dai giòn bằng hoá chất.

 

Lá chùm ruột chỉ nhỉnh một chút chua, còn lại là chát, được dùng hãm chua cho chiếc nem Ninh Hòa, thay vì dùng bao nylon như nem trong Nam. Cộng với nhiệt độ được giữ bên trong mười mấy lớp lá chuối tươi. Ba ngày nem mới chua.

 

Vài chiếc lá chùm ruột ăn với miếng nem vừa chua sau ba ngày, thế cân bằng chua chát thật vững.

 

Năm rồi, về lại Nha Trang, nhớ nem quê nhà. Ông chú Dũng, giám đốc một hãng thể thao biển ở Khánh Hòa, mới nói: “Nem Ninh Hoà mà ăn ở những địa chỉ nhà tour chở đến tại Nha Trang là sỉ nhục nem quê nhà.” Và ông, lúc đó, lấy xe chở đi, dù trời đã tối, đã gần 11g, ăn nem Ninh Hoà tại Ninh Hoà. Một cái quán ở ngay đầu thị xã.


BM


Chiều này, gặp lại lá chùm ruột, bên chiếc nem quê nhà, chợt nhớ quê nhà. Dù mới từ quê trở vào đem theo xâu nem vừa đủ ngày chua. Quê nhà bây giờ, ta như một kẻ bị khai trừ. Bị xa lạ. Bị ruồng rẫy. Gặp chị vợ góa của anh Mạnh ngày xưa biết bao thân tình, chị cũng chỉ cúi mặt đi ngang. Một khoảng cách quê và thị chăng?

 

Quê nhà rốt cùng rồi cũng chỉ để xa thì nhớ, về thì bị khai trừ. Về lúc nào cũng hụt hẫng muốn nhanh nhanh hồi tha hương Sài Gòn. Một tha hương đầy bao dung tha thứ cho nhiều kẻ ngồi ở trong lòng nó mà chê bai, rủa nguyền những thứ Sài Gòn không bằng những thứ ngoài kia.

 

 

 

Ngữ Yên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2021 lúc 12:34pm

Thú uống cà phê

 BM

Kỳ lấy muỗng nhỏ dò đáy ly cà-phê đen như thuốc Bắc: chỉ có độ một muỗng đường cát ở dưới ấy thôi, thật là đúng sở thích của chàng. Chàng gá muỗng lên miệng dĩa, cúi xuống hớp một hớp cà-phê, chấp chấp lưỡi để lặng nghe mùi thơm của nó, đoạn ngước lên, tay giỡn với mấy cái dĩa giò-cháo-quẩy và bánh bao.


Kỳ đẩy xe đạp qua các bờ đất, ra tới ngã ba Cầu Kinh, thì mặt nhựt mới tô lợt son Tàu lên tấm nền trời dựng sau những ngọn dừa nước ở hướng Đông.


Từ đó mà ra Sàigòn, vào giờ đường vắng, chỉ mất mười lăm phút là cùng; Kỳ cũng chẳng có công chuyện gì cần phải làm sớm. Thế mà chàng cũng cứ dậy khuya mà đi như mọi ngày.

 

Qua đường Hàng Sanh, qua đường Hàng Bàng, qua đại lộ Hai Bà Trưng, xuống “Một Hình”, rồi đổ ra Chợ Cũ. Kỳ đi thật là lòng vòng, do các nẻo xa nhất để đi tới đích.


Chợ Cũ còn dụi mắt, trừ các tiệm cà-phê. Kỳ sung sướng như về quê nhà và vào ngay tiệm nước ở góc hai phố X.Y.

 

Chàng ngồi trước chiếc bàn con đặt sát vách, không nhìn ai hết, cốt tránh thấy. Chàng muốn nghe nhiều và ngửi sâu. Ở đây có những tiếng động, những âm thanh, những mùi vị quen thuộc và rất thân yêu mà chàng mến thích.


BM


Ngoài sau bếp, người thợ xíu-mại bằm thịt bằng hai con dao Tàu, mà hắn hạ lưỡi dao xuống thớt theo một nhịp điệu kỳ lạ, nghe như một khúc nhạc man rợ nhưng vẫn êm tai. Những anh phổ ky hô món ăn hoặc hô số tiền, mà khách phải trả, không phải bằng văn xuôi, mà bằng lời hát có ca, có kệ đàng hoàng. Khi một người khách đứng lên, hắn hát to cho anh thủ quỹ nghe: “Ạ …a… người đội nón nỉ đen á…à…à… sáu đồng lẻ bảy cắc ạ…a…”. Lẽ cố nhiên, hắn hát bằng tiếng Tàu, thổ ngữ Quảng Đông, nên câu hát thành dài lê thê, vì những á…a, á…à, nghe rất thú vị. Có một câu ngắn: bạc tẩy tảl tống mùl mà hắn làm được một bài hát nhỏ, nghê nga đến lúc tách sữa trứng gà bưng ra tới bàn khách, bài hát mới dứt.


BM


Mùi bánh bao hấp từ các xửng dưới lò bốc lên, mùi cà-phê rịn ra từ những chiếc vợt đầu tiên trong ngày, tất cả những tiếng và hơi ấy tạo thành một không khí, mà Kỳ rất thích.


Ngày nay, các tiệm cà-phê các-chú, phần đông đã đổi mới, không ca hát lăng nhăng nữa, không bằm dao trên thớt theo một nhịp điệu riêng nữa, nên Kỳ chỉ vào tiệm này thôi. Chàng đã ghiền không khí ở đây, ghiền cả thời gian nữa; phải ngồi tiệm vào lúc thật sớm, như bây giờ, mới hưởng đầy đủ không khí một tiệm cà-phê cắc-chú ngày xưa.


BM

Người Tàu chợ lớn


Cho đến cái dơ bẩn trong tiệm này, chàng cũng yêu, vì đặc tính ấy là yếu tố không khí kia, thiếu nó không xong. Những anh phổ ky lén cảnh sát, cởi trần ra, chàng thấy là ngồ ngộ, hợp với toàn thể của tiệm nước bình dân nầy. Ăn mặc đàng hoàng và sạch sẽ, họ sẽ giống những lọ sứ cổ bày trong nhà tranh.

 

Kỳ còn ghiền một yếu tố nữa, mà không phải lúc nào cũng đòi hỏi dược. Đó là những buổi sáng sớm mưa dầm. Bên ngoài, mưa gió lạnh, mà ngồi được trước một tách cà-phê lên hơi, bên cạnh cái lò chụm trấu, thì thú tuyệt vời. Càng thú hơn, khi nghe một anh phổ ky đối đáp với khách hàng:


BM

– Nị không lạnh sao, mà ở trần?


– Hà cái lầy pên Tàu lặng lắn (lạnh lắm) qua pên lây lực lắn (nực lắm), khoong pết (không biết) lặng mà…

 

Nghe câu nói ấy, không khỏi nghĩ đến một xứ rét run, và mình càng cảm thấy ấm hơn trong tiệm này.

 

Kỳ ngồi làm thinh, không kêu món uống. Thế mà anh phổ ky lại hát lên: “Vách bên trái, cà phê không thật đậm, nhớ lược bằng vợt mới, nghe không”. Rồi người thủ quỹ kiêm nhân viên rót cà-phê, nhìn chàng một cái, đoạn thi hành y theo lời phổ ky dặn dò.

 

Đó là yếu tố quan trọng nhất của không khí tiệm này. Đây là một tiệm cà-phê lâu đời và nhất là một tiệm cà-phê giữ truyền thống của họ, nên họ có những người khách lâu năm, rất lâu năm. Họ thuộc lòng từ ý muốn nhỏ của mỗi người khách: người này ba muỗng đường; người kia một muỗng rưỡi thôi. Còn khách thì không thốt ra lời nào cũng có kẻ dưng tới tay món uống vừa ý.


BM


Kỳ lấy muỗng nhỏ dò đáy ly cà-phê đen như thuốc Bắc: chỉ có độ một muỗng đường cát ở dưới ấy thôi, thật là đúng sở thích của chàng. Chàng gá muỗng lên miệng dĩa, cúi xuống hớp một hớp cà-phê, chấp chấp lưỡi để lặng nghe mùi thơm của nó, đoạn ngước lên, tay giỡn với mấy cái dĩa giò-cháo-quẩy và bánh bao.

 

Chàng ngồi đây tới chín giờ mới gặp bạn được, thì mặc sức tiêu phí thời giờ. Gặp bạn? Ừ, hôm nay Kỳ bị mấy thằng bạn văn ép phải gặp mặt chúng nó tại nhà một đứa. Để làm gì? Để quyết định thái độ về hai chữ ph và f. Nghĩ tới đây, chàng bật cười. Quanh chàng, không ai thèm chú ý tới cử chỉ đó. Khách hàng thức giấc thật sớm, đều kỳ dị như thế cả. Đó là những anh hàng phở, uống vội vàng để còn phải về lo hàng mình; những anh Ấn Độ gác đêm cho các hãng Tây bận ả ra, ả ra với nhau; những anh soát vé ô-tô-buýt vừa uống, vừa xem chừng đồng hồ tay. Người nào cũng sống riêng với nội tâm của mình, vui riêng, cười lẻ, khóc thầm.


BM


Kỳ bật cười, vì thấy vấn đề chữ f không làm chết ai, không bỏ đói ai bao giờ, thế mà bọn nhà văn ấy ăn ngủ không được, vì nó. Lý lẽ của lũ ấy đưa ra là như thế này: phải viết ph thì đúng với giọng đọc của người Việt xưa. Nhưng người Việt ngày nay phát âm sai, đọc ph y hệt như f, vậy nên viết f cho đúng theo giọng đọc thời bây giờ và cho gọn. Cần phải họp cho đông đủ, thảo luận rồi biểu quyết, rồi thực hành để thiên hạ bắt chước theo.

 

Kỳ không thể từ chối gặp bạn. Nhưng chàng đã nhất quyết chống lại chữ f. Nghĩ tới quyết định này, chàng lại bật cười lần nữa. Thật là quan trọng hóa con tép. Tưởng chống lại lý thuyết nào, ai ngờ chống lại…chữ f tí hon.

 

Tại sao chàng chống lại chữ f, chàng cũng không hiểu cho rõ lắm. Nhưng trực giác của chàng nói thầm cho chàng biết rằng, viết như thế không ổn.


Soát lại công việc hôm đó, chàng nghe yên lòng. Chỉ có bấy nhiêu rắc rối đó thôi, rồi an tâm được tới chiều để viết lách.

 

Kỳ nâng ly lên uống một ngụm cà-phê còn quá nóng, chưa nốc được một hơi dài. Vả, chàng lại mong cho nó nóng mãi như thế này, uống chấm chút mới ngon. Cà phê uống ở nhà thật vô vị, uống nơi tiệm khác lại nhạt phèo. Ngồi đây mà tận hưởng cà-phê và các thứ khác dính líu chặt chẽ vào cà-phê này, hay biết bao !


BM


Ngày nào cũng thế, chàng ngồi đó như một vị tiên bất tử. Khách hàng, hết lớp này đến lớp kia ra vào, y như các thế hệ người kế tiếp nhau mà tàn mọc trên dương thế, còn chàng thì ở ngoại càn khôn mà nhìn những kiếp sống phù du này.

 

Ngộ quá, mỗi giờ khắc, một hạng người khác nhau. Sau chàng là những người làm công các tiệm chung quanh; hết họ, đến những kẻ đi làm; hạng sau cùng là những người không nghề nghiệp, hoặc không thời dụng biểu nhất định.

 

Khi mà không khí ưa thích lần tan cùng một lượt với đèn tắt, ngày lên. Kỳ mới chú ý nhìn người và vật chung quanh. Những gương mặt của thầy thợ quen mọi ngày, nhìn mãi không thấy gì lạ, mà không có thì không xong. Cây cối quanh làng ta, có khi vướng mắt ta lắm. Nhưng nếu có một hỏa hoạn xảy ra trong làng, mọi vật đều bị thiêu hủy, thì ta tiếc những gốc cây quen thuộc biết bao nhiêu! Nó là những nét của cảnh trí, những vật ở chân trời cũ, thiếu đi, nghe buồn làm sao.

 

Hôm nay, một thầy lại đem theo một thằng con nhỏ. Thằng bé độ mười tuổi, tay cắp cặp da, chừng như đi học đâu đó mà hôm ấy không người nhà đưa, nên người cha mới phải bận bịu như thế, lúc đi làm.

 

Hai cha con ngồi lại bàn. Người cha kêu cà-phê cho mình và sữa cho con, nhưng kêu bằng thổ ngữ Quảng Đông, nên thằng bé không hay biết. Chừng phổ ky đem món uống lại, nó mới nói:

– Ba ơi, con muốn uống cà-phê như ba!


– Ê, trẻ con không nên uống cà-phê.

 

Người cha vừa nói, vừa xé cái bánh tiêu, nhét xíu mại vào để làm nhân, rồi trao cho con.


Kỳ, bỗng nhiên giật mình, ngó dáo dác như nghe ngóng cái gì. Không, không có gì cả! Nhưng chàng không an lòng, có cảm giác là tiếng động gì, hình ảnh gì vừa thoáng hiện, lại trốn đi và đang lẩn lút đâu đây. Tiếng động ấy, hình ảnh ấy ra sao, chàng không rõ, nhưng cứ tin là nó dễ yêu lắm.


BM


Liền đó, một cuộc săn đuổi ráo riết. Kỳ rượt theo một ấn tượng, một cái gì vô hình, lấp ló đâu đây. Có lúc chàng suýt chụp được nó, nhưng nó lại vuột đi. Những gì xảy ra quanh chàng, bỗng giờ phút này, sao mà nghe thấy rất xa xôi, như đã nghe thấy đâu từ kiếp tiền thân.

 

Thình lình Kỳ ngây người ra: chàng vừa thấy người cha đứa bé rót cà-phê ra dĩa cho mau nguội, rồi nâng dĩa lên mà uống.

 

Cảnh này, chàng đã thấy rồi…trời ơi…lâu lắm…những hai mươi năm về trước. Đó là lối uống trong dĩa của ông ngoại chàng, một ông cụ nhà quê, thỉnh thoảng dắt cháu ra chợ để hưởng thú thị thành.

 

Hình ảnh uống cà-phê bằng dĩa này, như bấm vào nút điện, và cả một bộ máy được huy động. Những người của dĩ vãng như hồn ma, lũ lượt kéo qua trước mặt chàng.

 

Hồn ma cũ ấy chỉ hiện về trong cảnh náo nhiệt này, là vì có cuộc trùng phùng cơ hội như hôm nay: thời gian, nơi chốn, màu sắc, hình ảnh, mùi vị, tiếng động, âm thanh; tất cả những thứ ấy, khi đủ mặt, họp nhau để huy động ký ức của chàng.


Bấy giờ, Kỳ mới hiểu, tại sao chàng lại ưa thích tiệm cà phê này. Hồn ma cũ ngủ yên nơi tiềm thức của chàng. Đó là những hồn ma thương mến. Tiệm cà-phê này có gần đủ điều kiện để kêu gọi hồn ma. Gần đủ nhưng chưa bao giờ đầy đủ, nên tiềm thức chàng ngủ quên luôn. Ngủ quên, nhưng vẫn giục chàng đến đó, mà chàng không biết tại sao, chỉ hôm nay mới hiểu rõ.

 

Thì ra, tiềm thức đã chủ động nhiều việc trong đời người, trong đời chàng; những việc ta làm, mà cũng không hiểu vì sao mà làm.

 

Kỳ lẩn thẩn tìm xem coi do đâu mà chàng ghét chữ f, một tình cảm chàng đang có, mà không biết nguyên nhân.

 

Ngộ! Khi nãy không tìm mà hồn ma tìm đến. Bây giờ đọc thần chú, nó cũng chẳng về. Phương trình còn thiếu rất nhiều yếu tố


BM


Ký ức = thời gian + nơi chốn + màu sắc + tiếng động + âm thanh + mùi vị + hình ảnh.

 

Chữ f đã dính líu với những hình ảnh nào, chàng thật mù tịt. Nên chi Kỳ thôi không thèm tìm biết nữa. Ngày kia, có một cuộc qui tụ yếu tố, tự nhiên chàng sẽ nhớ về chữ f ấy.

 

Bây giờ theo dõi những hồn ma yêu dấu thú hơn. Chàng thường theo ông ngoại ra chợ uống cà-phê…Chàng ra tỉnh học … Chàng lên Sàigòn… Ma nhiều lắm! Ôi ! Mến yêu là những con ma tóc còn đường rẽ, áo quần còn hôi mùi ruộng bùn, cùng nhau ngơ ngác giữa đô thành! Ôi! Bùi ngùi là những con ma giáo sư tóc muối tiêu mà bây giờ, hẳn, đã đi đầu thai kiếp khác rồi.

 

Ôi ! Bối rối là những con ma… Kỳ nghe tê tái nỗi lòng, mắt ứa lệ. Bối rối là nhưng con ma thiếu nữ gặp nơi nhà quen, khi ra chơi Chúa nhật, những con ma, nó làm cậu học sinh lưu trú ngơ ngẩn suốt tuần. Ôi! dịu dàng là những con ma áo tím…, mà trời ơi!…

 

Kỳ nhớ lại, ngày chàng được bức thư tay cuối cùng của người bạn tình đầu tiên ấy, Thiếu niên, bao giờ, cũng dại về tình. Chàng đã toan tự tử, nghĩ thật buồn cười. Hình như là chàng thuộc lòng bức thư ấy. Đâu nào…à. “Anh không fải là người lý tưởng của em, vậy ta dứt nơi đây là hơn. Dầu sao, em cũng đã thành thật yêu anh trong một thời gian, thì anh không thể nói là em thờ ơ hay fụ bạc được…”.


BM


Kỳ ngước lên, cười khà. Chàng đã bắt được kẻ trốn tránh, khi đọc lại đoạn thư ấy. Chàng nắm lấy chóp nó và la thầm trong bụng:


– Nó đây rồi!


Phải, nó đấy; nó viết ph bằng chữ f. Chàng ghét, giận nó, và giận luôn cả chữ của nó tự bao lâu rồi.


Kỳ lại cười lớn lên một giây nữa và lẩm bẩm:


– Tụi nó mà biết sự thật về chữ f, chắc tụi nó cười mình dữ lắm.

 

 

 

Bình Nguyên Lộc

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2021 lúc 8:35am

Cá Nục Hấp


Nhớ thời “bao cấp”, không có tiền mua thịt heo ăn, cũng may là có món cá nục hấp đựng trong giỏ tre tương đối rẻ, nên trong bữa ăn nào cũng có món chánh là cá hấp chiên. Món cá nục hấp chiên ăn với canh gì cũng hạp hết, canh bí, canh bầu, canh khoai mỡ, canh mồng tơi với mướp hương…Ngon nhứt có lẽ là món canh “toàn quốc” tức nước luộc rau muống dầm trái cà chua, bỏ miếng muối và chút bột ngọt làm canh ăn với món cá hấp chiên là hết sẩy. Đặc biệt có loại cá nục hấp nhỏ xíu, một giỏ tre khoảng 10 con đem chiên lên ăn giòn rụm, nhai luôn xương, nhứt là nhai cái đầu béo béo, thơm thơm, mặn mặn, ăn với canh khoai mỡ là quên thôi. Loại cá hấp này đem kho với măng le ăn cơm cũng ngon. Bữa nào không muốn ăn cơm thì nhét cá này vào ổ bánh mì nóng, chan chút nước tương dầm trái ớt hiểm ngon hết sẩy.

Món cá nục hấp này hình như xuất xứ từ miền Trung thì phải. Những người bán món này thường là người Trung .
Cho đến giờ vẫn nhớ mãi cái hương vị của món cá hấp chiên ngày xưa, và cũng rất biết ơn những người đã nghĩ ra món cá nục hấp để biết bao gia đình miền Nam có được miếng ăn ngon bổ rẻ trong thời đói khổ sau 1975.
Quân Nguyễn


Cách%20làm%20CÁ%20NỤC%20HẤP%20SẢ%20ỚT%20HÀNH%20Cuốn%20Bánh%20Tráng%20Tuyệt%20Ngon%20|Nhamtran%20FV%20-%20%20YouTube

Cách%20làm%20cá%20nục%20hấp%20cuốn%20bánh%20tráng%20theo%20phong%20cách%20người%20miền%20Trung%20|%20NAKK

CÁ%20KHO%20MĂNG%20-%20Kho%20cá%20không%20tanh%20-%20Cá%20Nục%20Makrele%20/%20Makrel%20kho%20Măng%20by%20Vanh%20%20Khuyen%20-%20YouTube

CANH%20CHUA%20CÁ%20NỤC%20-%20HƯƠNG%20VỊ%20QUÊ%20NHÀ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jul/2021 lúc 8:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 7:27am

Nước Mắm Của Riêng Tôi 

Bruce Weigl viếng một xưởng sản xuất nước mắm truyền thống (Hình internet)


Giáo sư Bruce Weigl được biết đến như một hiện tượng của thi ca Mỹ. Sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain , Ohio , ông từng tham chiến ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1967 đến 1968 và đã chứng kiến những sự thật kinh hoàng của cuộc chiến tranh Việt Nam . Trở về sau cuộc chiến , ông tìm đến văn chương như một sự cứu rỗi linh hồn . Sau tập thơ đầu tay Một mối tình (1979) , ông là tác giả của 13 tập thơ riêng và quyển hồi ký nổi tiếng mang tên Vòng tròn của Hạnh . Giáo sư Bruce Weigi nguyên là chủ tịch Chương trình viết văn quốc gia , chủ tịch hội đồng thẩm định thơ của giải thưởng Văn học quốc gia Mỹ . Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học . Tập thơ Bài hát bom na-pan viết về chiến tranh Việt Nam của ông đã được đề cử cho giải thưởng Pulitzer .

Nước mắm của riêng tôi là một trong những câu chuyện có thật mà ông viết riêng cho tập sách Khi mưa thôi nã đạn .

Tôi ngửi thấy mùi nước mắm lần đầu tiên trong lúc tên lửa và đạn cối pháo kích dữ dội tại một nơi chúng tôi đặt tên là Trại Evans , một căn cứ của lữ đoàn kỵ binh bay số 1 , trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam , cách Huế 35 km về phía bắc theo quốc lộ số 1 .

Đối diện với hầm trú ẩn của chúng tôi - cái hầm đã cứu mạng chúng tôi rất nhiều lần -là một chiếc lều và hầm trú ẩn của những người lính Việt Nam Cộng Hoà . Lúc đó chúng tôi đã bị hai quả tên lửa 122 li nổ rất gần , một mảnh tên lửa đã xé toang chiếc lều ngủ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà dù lúc đó họ thoát chết vì đã kịp ẩn náu dưới hầm sau đợt pháo kích , tôi và một số đồng đội bước khoảng năm mươi mét để quan sát mảnh tên lửa đã xé rách chiếc lều . Khi cách lều chừng mười lăm mét , chúng tôi bị choáng váng bởi một mùi nồng nặc hơn tất cả các loại mùi mà tôi đã từng tiếp xúc . Lúc đó tôi nghĩ phải có một người hoặc con thú to lớn nào đó đã chết và thối rữa gần đó . Tôi không kìm nén dược cơn ho dữ dội , cơn ho đã khiến tôi phải hít thở rất sâu và điều đó làm tôi mắc nghẹn , tiếp tục ho không thể kiềm chế . Tôi di chuyển càng nhanh càng tốt xa khỏi cái lều đã bị tên lửa đánh trúng , nơi những người lính Việt Nam Cộng Hoà đã trữ một lu nước mắm trên dưới 80 lít , một thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt . Sau đó tôi mới biết điều này và biết rằng lu nước mắm đậm đặc đó bị mảnh tên lửa bắn vỡ . Nước mắm tràn vào lều , chảy xuống chiếc mương nhỏ gần đó .

Nhưng có điều gì trong cái mùi nồng nặc đó làm tôi thích thú và nó lưu lại trong tôi . Một đôi lần ở trại căn cứ trên quốc lộ số 1 , nơi chiến trường đầy bom và lửa đạn , hoặc ở bãi đậu máy bay gần đó , tôi đã ăn cùng những người lính Việt Nam Cộng Hoà - những người đã vui vẻ cho tôi nhập cuộc . Tôi rất biết ơn họ vì tôi ghét cay ghét đắng lương khô được cung cấp cho lính Mỹ . Có một lần trong những bữa ăn chung đó , tôi hỏi họ về nước mắm . Họ rất vui khi tôi đề cập đến nó - lúc này tôi đã biết đôi chút về tính cách của người Việt - và họ nhanh nhảu rót ra một ít , chan lên một chén cơm trắng nhỏ và đưa cho tôi . Thật là ngon : một sự phối hợp tuyệt vời giữa sự đậm đà và ngọt ngào , và sự trù phú của một dòng sông chảy về bóng tối nơi thời gian chiếm hữu .



Kể từ lúc đó tôi ăn với nước mắm bất cứ khi nào có thể ở chiến trường Việt Nam , nhưng cơ hội đó không nhiều. Dĩ nhiên nước mắm không nằm trong khẩu phần lương khô hoặc trong những bữa ăn được chuẩn bị cho lính Mỹ nơi căn cứ trại . Nhưng tôi luôn giữ hương vị của nó trong tâm trí tôi và chỉ cần nghĩ về nước mắm là tôi đã ứa nước bọt . Tôi tìm hiểu nhiều hơn về nước mắm : nước mắm dùng làm nước chấm , dùng nấu ăn để thêm hương vị và thay cho muối . Trong chiến tranh , một số người Việt thậm chí còn uống nước mắm để giữ cho thân thể họ ấm áp , đặc biệt là khi họ phải ngâm mình xuống nước trong thời gian dài . Với cái mùi đặc biệt của nước mắm , nó cũng giúp mồi hoặc bẫy thú lợi hại hơn . Và nước mắm làm cho tất cả những thứ bạn ăn ngon hơn .

Khi rời chiến trường Việt Nam , tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ quay trở lại . Tôi mang theo rất ít văn hoá Việt về cùng , lý do chính là bởi nền văn hoá đó đã bị ngăn cách với chúng tôi . Tôi biết rằng nó đã bị biệt lập với chúng tôi vì nó là một nền văn hoá lâu đời , giàu có . Nó bị ngăn cách với chúng tôi để chúng tôi không thể nhìn thấy con người Việt Nam như những con người thật , nhất là những con người đang chiến đấu cho miền Bắc , chống lại chúng tôi ở chiến tuyến bên kia , để chúng tôi cảm thấy dễ dàng hơn khi giết họ . Tôi không mang nhiều văn hoá Việt theo về cùng tôi sau chiến tranh , nhưng tôi mang theo tình yêu về một đất nước xanh như thiên đàng , nơi mà những con người tôi gặp luôn luôn tỏ ra tốt bụng và rộng lượng . Tôi cũng đem theo về một balô đầy những nỗi buồn sâu thẳm , một sự trống vắng niềm tin đối với chính phủ của mình . Và tôi đem theo một sự nghiện ngập đối với nước mắm .

Ở Lorain , bang Ohio , một thị xã có nhiều xưởng chế biến sắt nơi tôi sinh ra và lớn lên , không thể nào tìm thấy nước mắm vào tháng 12 năm 1968 . Tôi cũng không thể tìm thấy nước mắm ở Cleveland , không có một nhà hàng , cửa hiệu hoặc chợ bán đồ ăn Việt Nam nào . Lúc đó chưa có một người Việt nào sống ở khu vực xung quanh . Sau khi rời chiến trường , trở về quê hương , tôi thường nhìn đăm đắm qua cửa sổ căn nhà cha tôi , quan sát tuyết phủ đầy những khoảng sân để biết rằng không có ai đang trốn sau bụi cây để tìm cách giết tôi . Tôi cảm thấy an toàn nhưng tôi cũng thấy rất nhớ Việt Nam . Nhưng tôi không thể bày tỏ nỗi nhớ đó với những cựu binh khác và với cả gia đình của mình . Nếu biết , họ sẽ nghĩ rằng có điều gì không ổn với tôi và chiến tranh đã làm tôi mất trí . Vì thế tôi giữ nỗi nhớ đó cho riêng mình . Sau đó thời gian trôi đi như những mảnh vụn trên sông , tôi bị lạc vào cơn mộng tưởng không thể gọi tên . Tôi không là con người của một năm về trước , tôi đã bỏ lại một phần hồn vía của mình ở Việt Nam .

Khi mùa xuân tới , tôi làm một việc mà tôi luôn làm trong mỗi mùa xuân : câu những con cá hồi to đã nảy nở sinh sôi nơi những con sông , dòng suối gần nhà . Sau một ngày may mắn , tôi đem về ba con cá to , mỗi con nặng khoảng hai đến ba cân . Khi làm vảy chúng sau gara ôtô của cha tôi , tôi ngửi thấy mùi cá . Lúc đó tôi nhớ về cuộc trò chuyện với một người lính Việt Nam Cộng Hoà . Chúng tôi đã nói về nước mắm , về việc nó là gia vị quan trọng và đặc biệt nhất trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt Nam , rằng nó có sức mạnh huyền bí để biến đổi hương vị của những loại thức ăn khác nhau , theo những cách khác nhau và về cách làm nước mắm . Cuối câu chuyện , anh ta cho tôi biết cách làm nước mắm tại nhà . Tôi đã quên câu chuyện này cho đến khi tôi làm vảy cá vào mùa xuân mà tôi trở về nhà và bỏ lại rất nhiều trí nhớ của tôi nơi chiến trường xưa . Tôi nhớ anh ấy đã bảo tôi rằng chỉ cần mổ bụng , mổ ruột , xẻ đôi con cá , ướp muối và trải chúng trên những chiếc que xếp sẵn , sau đó cứ chờ chúng rã xuống chiếc nồi bên dưới . Anh ấy nói rằng khi mà chúng đã rã hết ra , tôi sẽ nấu chúng với lửa nhỏ cho đến khi chúng thật nhừ và quánh đặc thành một chất lỏng tuyệt đẹp . Ý nghĩ về nước mắm nơi căn lều của những người lính Việt Nam Cộng Hoà tại trại Evans đưa tôi trở về Việt Nam , và mùi nước mắm rất nặng thật sự đã trở thành mùi của một đất nước .

Vì thế tôi quyết định mà không cần suy nghĩ nhiều là mình sẽ tự làm nước mắm . Tôi ra cửa hàng vật liệu tìm mua dây thép và đinh . Dùng những thanh gỗ thừa trong gara ôtô của cha tôi , tôi dựng một giàn phơi nhỏ . Tôi lấy một chiếc chảo từ bếp của mẹ tôi , dùng gạch kê nó dưới giàn phơi để đón lấy chất lỏng từ những con cá đang rữa ra .

Tôi biết rằng tôi phải chờ chúng rữa , vì thế tôi vào nhà và quên mất nước mắm của riêng tôi đang lên men đằng sau gara ôtô của cha tôi tại thị xã Lorain , bang Ohio , cách cuộc chiến vẫn đang ác liệt mười hai nghìn dặm . Tôi quên như tôi đã để quên phần lớn trí nhớ của mình tại cuộc chiến ấy . Tôi quên cho đến một buổi tối , tôi đang ngồi trong nhà của cha tôi nhìn ra cửa sổ . Tôi không nhớ tôi đã nghĩ gì , nhưng tôi nhớ rằng lúc đó tôi đã loay hoay tìm lối đi cho mình . Tôi biết rằng chiến tranh đã ăn vào tôi và bám riết , không buông tha tôi . Ngồi trong ngôi nhà của cha , tôi nghe có sự náo động bên ngoài và bước sát đến cửa sổ , nhìn ra ngoài và thấy nửa tá xe cảnh sát đang đỗ bên đường và những khoảng sân ngập xanh màu áo cảnh sát . Tôi đi ra ngoài và nhập vào đám đông nơi hàng xóm của tôi đang tụ tập . Tôi hỏi người cảnh sát thường tuần tra quanh khu vực tôi sống rằng điều gì đang xảy ra vậy .

"Có người báo với chúng tôi có một xác chết ở một trong những căn nhà này" - anh ta nói .

"Tại sao họ nghĩ thế ?" - tôi hỏi .

"Chúa ơi - anh ta thốt lên - Vì cái mùi nồng nặc này . Anh không ngửi thấy nó sao ?"

Đứng giữa con phố , ban đêm , xung quanh tôi hàng xóm đang tụ tập như thể một nghi lễ, những khoảng sân nhà đầy cảnh sát , tôi hít hơi thở sâu đầu tiên từ khi tôi ra ngoài . Tôi biết ngay vấn đề và bảo cảnh sát tôi biết mùi nồng nặc phát sinh từ đâu . Ba người cảnh sát và một số hàng xóm đi theo tôi đến giàn phơi , đằng sau gara ôtô của cha tôi . Trước khi họ thấy cảnh tượng phơi cá của tôi , họ choáng váng bởi mùi nồng nặc và buộc phải quay chân .

"Đây là xác chết của anh" - người cảnh sát thường tuần tra khu vực của tôi đứng đằng xa và nói , chỉ tay vào những con cá đang thối rữa .

Sau khi mọi việc đã được giải quyết với cảnh sát và với những người hàng xóm tốt bụng của tôi , tôi hứa với họ rằng tôi sẽ tiêu huỷ những con cá càng sớm càng tốt . Tôi nhặt nhạnh những thứ còn lại của ba con cá hồi và bỏ chúng vào nồi . Bên ngoài nhà , tôi nhóm lửa và nấu những con cá này với lửa thật nhỏ , thật lâu cho đến khi chúng thật nát và hầu như biến thành chất lỏng . Tôi lược bỏ phần xác qua một chiếc rây và lại nấu tiếp . Cuối cùng , màu của chất lỏng trở nên giống màu mặt trời trước khi lặn xuống chân trời .Tôi đổ đầy chất lỏng vào một cái lọ , đậy nắp thật chặt và giấu nó trong phòng ngủ của mình .

Năm 1968 , ở cao nguyên Trung phần Việt Nam , một số người lính Việt Nam Cộng Hoà đã chia cho tôi ăn nhu yếu phẩm của họ , đã dạy tôi cách làm một loại nước từ cá lên men , loại nước giống như thuốc trường sinh bất lão diệu kỳ , như một phương thuốc chữa cho tất cả các loại bệnh thể xác và linh hồn . Đối với riêng tôi , mùi nước mắm đã trở thành mùi của đất nước Việt Nam khi tôi ở Mỹ và thương nhớ về đất nước thứ hai của tôi . Mùa xuân năm ấy , tôi làm nước mắm của riêng mình nơi sân sau của ngôi nhà cha tôi - một người công nhân làm ở xưởng chế biến sắt . Nước mắm ấy tôi đã đậy nắp thật chặt như một loại tinh hoa mà tôi cần phải mãi mãi giữ gìn . Tôi dùng nước mắm một cách bí mật cùng thức ăn , nhưng luôn luôn phải rất cẩn trọng vì mùi của nó rất nặng và vì cảnh sát đã đến thăm hỏi tôi chính vì cái mùi đó .

Sau rất nhiều năm , chiến tranh đã di trú vào tôi , mặc dù làm đủ cách để quên nó , có những điều cứ khắc sâu vào tâm khảm . Khi tôi ăn ở những cửa hiệu , nhà hàng Việt Nam trên đất Mỹ , tôi luôn nói với họ rằng hãy đừng cho tôi nước mắm kiểu Mỹ mà phải là kiểu chính hiệu Việt Nam . Tôi đã học được rằng thức ăn Việt Nam ngon hơn khi nấu với nước mắm ngon , hoặc chấm với nước mắm được pha khéo léo với đủ lượng tỏi , ớt , chanh , nước và đường . Từ một người hâm mộ nước mắm , tôi trở thành một người sành sõi khó tính , lùng sục những cửa hiệu châu Á ở Mỹ để tìm nước mắm ngon . Ở quê hương tôi , trong thập niên 1980 và 1990 , mặc dù người Việt bắt đầu di cư sang , rất khó tìm được nước mắm ngon .

Một số loại nước mắm hình như chỉ được pha bằng nước , muối và màu thực phẩm nhưng đã đánh lừa được những cái mũi to . Chỉ qua một quá trình tìm kiếm công phu , tôi mới tìm được những cửa hiệu tin cậy có thể cung cấp nước mắm tốt cho tôi . Thỉnh thoảng , khi nấu ăn mời bạn bè , tôi dùng một ít nước mắm để nấu những món ăn châu Âu mà họ yêu thích . Và thường sau bữa ăn , bạn tôi sẽ nói rằng thức ăn thật ngon và mùi vị rất đặc biệt , rồi hỏi "Anh đã dùng gia vị gì trong công thức chế biến đấy ...? Cái vị này rất đặc biệt" ... Tôi không bao giờ kể cho họ nghe . Cho đến hôm nay , tôi muốn giữ bí mật đó cho mình .

Bruce Weigl

Nguyễn Phan Quế Mai dịch

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.234 seconds.