Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2017 lúc 9:55am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2017 lúc 8:16am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2017 lúc 10:18am
Về Bạc Liêu nhớ ăn cá nâu nấu mẻ



TTO - Mỗi lần đặt chân đến vùng đất Mũi, Cà Mau hoặc Gành Hào, Bạc Liêu tôi đều được thưởng thức nhiều món độc chiêu của miền duyên hải, nhưng không hiểu sao cứ nhớ hoài món cá nâu nấu mẻ.



Cá nâu làm sạch - Ảnh: Hoài Vũ


Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.

Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.

Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.

Với tôi, loại cá nầy ngon đến nỗi... ám ảnh, hễ nhìn tấy con cá có hoa văn thật đẹp đó là không sao cưỡng lại được.

Cá nâu có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên tươi hoặc muối chiên, kho hoặc gói lá chuối nướng chấm muối ớt chanh cũng khó có món nướng nào qua mặt nổi. Nhưng có một món nữa được xếp vào hàng “cao cấp”, đó là món cá nâu nấu mẻ.

Muốn làm món này, người ta chỉ chọn những con cá con tươi chưa ướp lạnh, vì cá ướp lạnh lâu ngày thịt sẽ bở, mất béo, không ngon.


Cá nâu tươi sống - Ảnh: Hoài Vũ


Các loại rau ăn kèm với lẩu cá nâu - Ảnh: Hoài Vũ


Cá để nấu mẻ thích hợp nhất là loại khoảng 300g/con, đem về cạo vảy, làm sạch, để cho ráo nước trước khi nấu.

Có nhiều cách nấu lẩu chua như nấu với bần, trái giác, me non, chanh, trái giấm, xoài… nhưng hình như cá nâu có duyên với cơm mẻ.

Chính nước cơm mẻ sẽ giúp thịt cá có màu trắng, thơm ngon, mềm nhưng không bở. Đặc biệt, nước súp có vị chua, cay, mặn, ngọt thanh tao, càng ăn càng thấy ghiền.

Cũng như các nồi lẩu khác, món này ngon hay không một phần nhờ tài nêm nếm của đầu bếp, nhất là cách sử dụng gia vị sao cho thơm ngon và kích thích được vị giác.

Lẩu chua cũng không thể thiếu ớt, sả và rau thơm. Sả giúp cá mất mùi tanh, ớt kích thích vị giác. Còn ngò gai, quế đất sẽ giúp nồi canh chua thăng hoa, mùi vị đậm đà, ăn đứt các món lẩu khác.


Cá nâu nấu mẻ - Ảnh: Hoài Vũ


Cá nâu nấu mẻ có thể dùng trong bữa ăn chính, cũng có thể ăn kèm với bún và rau tươi như bông súng, bông so đũa, bông điên điển, bồn bồn… Ngon tuyệt!


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2017 lúc 4:37pm
C
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2017 lúc 2:49pm
Canh Chua Cá Lăng    <<<<<<


Related%20image



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2017 lúc 2:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2017 lúc 12:29pm

8 món cơm nức tiếng của người Việt

1. Cơm lam
Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa và nướng chín trên lửa. Đây là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên Việt Nam.


Cơm lam là món cơm kết hợp tinh hoa núi rừng.
Khi ăn, người ta chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài, bỏ ống cơm ra để lộ ra những hạt cơm lam trắng, dẻo. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, sẽ thấy ngon, thơm, rất đậm đà. Ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa.


2. Cơm gà Hội An
Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà - một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.
Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn như cơm, gà, nước chấm hay đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung.


Món cơm gà chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi.
Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.
Nước luộc gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm có màu vàng nhạt và ngọt vị gà. Ngoài ra đĩa cơm còn được trang trí bằng chút lá bạc hà, rau răm, hành tây, muối tiêu… ăn kèm với tương ớt sền sệt cay xé lưỡi của người dân nơi đây.
Đặc biệt ở Nha Trang còn có món cơm gà xé nhưng sốt với bơ trứng non ngon vô cùng.


3. Cơm hến
Người Việt Nam thường thích ăn cơm nóng, nhưng cơm hến của Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi. Tuy nói là cơm nguội nhưng vì được nấu từ gạo ngon nên cơm vẫn còn mềm dẻo.
Ăn cơm hến như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm... Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm.


Ăn cơm hến là phải chảy cả nước mắt, toát cả mồ hôi và nhớ đến suốt đời.
Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.


4. Cơm cháy Ninh Bình
Tương truyền món cơm cháy Ninh Bình đã được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19) và nhanh chóng trở thành món đặc sản của cố đô.
Cơm cháy là một món ăn trông thì đơn giản nhưng thực ra khá công phu. Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải bằng than củi và nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon.

Thịt dê - cơm cháy, cặp đôi đặc sản nức tiếng gần xa của Ninh Bình.
Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi khô ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… Ăn đến đâu chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, tỏa ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.


5. Cơm niêu đập

Người Việt từ xưa đều cho rằng nồi đất nấu ăn là ngon và giữ lại nhiều hương vị nhất, vì vậy nhiều món ăn được nấu bằng nồi niêu đã trở thành đặc sản nổi tiếng.
Cơm niêu đập không chỉ ngon mà còn có cách ăn rất thú vị.
Cơm niêu đập đúng như cái tên, người ta không chỉ nấu cơm trong nồi niêu mà trước khi ăn, người phục vụ sẽ gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu khiến từng mảnh đất nung vỡ vụn và rơi xuống. Thứ còn lại chính là ổ cơm với lớp cháy giòn mỏng bên ngoài và những hạt cơm mềm mịn ngon lành bên trong.
Cơm niêu ăn cùng những món ăn gia đình truyền thống như cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi… là ngon nhất.


6. Cơm âm phủ
Đây là một món ăn nổi tiếng của Huế do một nhà hàng mang tên “Âm Phủ” có tuổi thọ hơn 80 năm sáng tạo ra, lâu dần trở thành món đặc sản.
Mặc dù có tên gọi hơi đáng sợ nhưng đây là một món ăn tốt cho sức khỏe và cực kỳ ngon.
Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế. Cơm Âm phủ gồm cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua... Cách làm cũng khá công phu.
Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt. Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu đến Huế vào dịp festival, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.


7. Cơm tấm
Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…
Cơm tấm là món ăn không thể thiếu với người Sài Gòn.
Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi. Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.


8. Cơm dừa Bến Tre
Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản.
Để có được món cơm dừa ngon phải mất gần hai tiếng. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín.


Cơm dừa có cách chế biến rất độc đáo.
Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.
Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2017 lúc 10:49am

Con Ba Khía




Ba khía sống dưới nước có cùng gia đình họ hàng với nhà cua đồng, cua biển, ghẹ, cồng..v..v
Cua đồng làm hang trên đồng ruộng và sống ở vùng nước ngọt còn cua biển, ghẹ, ba khía sống ở biển thuộc vùng nước mặn. 
Họ hàng mấy nhà nầy ngang tàng phá phách ăn uống tạp nhạp. 

Một chú cua đồng đang nhởn nhơ 
Nằm trên mặt đất để mà chờ 
Chờ trời đổ xuống cơn mưa lạ 
Chờ mạ vươn mình trổ lá mơ 

Loài cua đồng sống trên ruộng món ăn khoái nhất của nó là cái ruột non phía trong của thân cây lúa và xác chết các động vật khác như lươn, cá, ếch, nhái...
Cái nầy dân ruộng biết rất rõ ràng chứ không phải đoán mò hay đoán càng đâu nha. Những người nông dân đi cắm câu giăng lưới đặt lộp đặt lờ có thể chứng minh cua đồng ăn xác động vật. Chẳng những vậy khi nó mò vô lưới để ăn cá chết 8 cái ngoe bị vướng lưới 2 cái càng còn lại sẽ kẹp phá tan tành rách nát cả lưới để mà thoát thân. Có thể nói cua đồng là kẻ thù số 1 của nông dân thời đó cho nên hể gặp cua là người ta bắt lật mu tách ra làm 2 để cho chúng phơi xác...

Còn cua biển thì không biết chúng có khoái thực vật không chứ xác động vật thì chúng mê lắm cho nên ở Mỹ nầy dân Việt Nam thường mua cái "rập cua" rồi xin đầu cá ở các tiệm bán cá quen hoặc là mua để đem đi đặt rập bắt cua biển về luộc chấm muối tiêu nhậu.
Cua biển có 2 cái càng lớn thịt nhiều gạch cũng nhiều, bên nầy bán mắc thấy bà cố một kí lô (hơn 2lb một tí) từ $12 - $20 tùy theo mùa, theo tháng. Còn King Crab của xứ Alaska thì khỏi nói rồi, ba bốn chục đồng 1 kí lô. Lâu lâu nổi hứng vô Costco rinh về một hai vĩ thì nghèo mấy tháng...
Cua đồng nhỏ hơn cua biển rất nhiều lần, 1 con nặng khoảng 100g. Hồi xưa ở miền quê Việt Nam có nhiều thức ăn nên ít có ai bắt cua đồng để ăn tụi con nít thì mê 2 cái càng cua bự tổ chảng thường thì bẻ 2 cái càng xong rồi vùi nó vô bếp lửa than nướng một hồi hể nghe mùi thơm là moi ra lấy cây củi đập cho cái càng cua bể ra rồi gở lấy thịt ăn chơi.
Thịt càng cua đồng dai dai, ngọt ngọt thơm lắm, ngon hơn cua biển nhiều...
Cái mình cua thì nhiều xương ít thịt. Thịt nằm lẫn lộn trong kẻ những lớp xương xốp và mỏng nên ít có ai ăn. 
Quý bà thợ nấu thường đập dập mình cua giả lấy nước nấu bún riêu nghe nói ngon bá chấy. Chẳng những vậy còn lấy mấy con cua lột ướp bột chiên rồi đem vô thực đơn nhà hàng nữa đó. Cái món cua lột chiên bơ nầy cũng nổi tiếng lắm chứ hổng chơi đâu nghen...
Bây giờ thức ăn thiên nhiên càng ngày càng hiếm hoi cua đồng, ghẹ, hay ba khía gì cũng trở thành quý hiếm.

Ba khía là anh em cùng cha khác mẹ với cua đồng 

Ruộng nước mênh mông xứ cua đồng
Làm hang dưới đất sống thong dong
Lúa non mới mọc cua đua xực 
Lúc nào buồn bực cắn bỏ không 

Ba khía thì không thích ruộng đồng 
Kéo bè kết đảng thả đi rong  
Lang thang ra đến bờ biển rộng 
Mắm, đước làm nhà sống thong dong

Ven biển đất bùn có cây bần  
Trái chín treo đầy khắp cả thân 
Ba khía làm hang chờ bần rụng 
Đem vô cất kỳ để ăn dần...

Ba khía nhỏ hơn cua đồng rất nhiều trên lưng nó có 3 cái ngấn ngang như là bị ai khứa lên trên đó nên người ta mới gọi nó là ba khía. Chúng sống ở vùng nước mặn trên những bãi bùn nơi mà có những cây đước, cây mắm, cây bần mộc quanh năm suốt tháng, đôi khi họ hàng nhà khía cũng xâm chiếm dần dần qua các cửa biển bùn là vùng nước lợ để dễ dàng cho việc tìm mồi.
Thức ăn của ba khía là những trái cây rụng hoặc là xác thú vật trôi tấp vào các gốc cây, ba khía tập trung nhiều nhất ở dưới các gốc cây bần vùng ven biển.
Ở bãi biển cát trắng nước trong hay vách đá, ba khía không định cư ở đó bởi vì không có nguồn thực phẩm hơn nữa giống ba khía chỉ chịu ở dơ chứ không thích sạch sẽ.
Ban ngày bọn chúng rút vô hang trốn, ban đêm yên tỉnh họ hàng nhà khía mới túa ra tìm mồi. 
Trước năm 1975 ba khía không có giá trị về mặt kinh tế lại ăn không ngon vì chả có thịt thà gì cả, càng ngoe thì xẹp lép nhỏ rí nhưng tui biết và có thử qua ba khía muối có người gọi là mắm ba khía. Gọi cách nào cũng đúng hết.

Ba khía muối đây, mời bạn xơi 
Lật mu xé nhỏ, gạch đỏ trời 
Trộn đường, chanh, tỏi cùng với ớt
Vớt hết nồi cơm dễ như chơi.

Bây giờ ba khía cũng là một nguồn lợi chính của dân chúng vùng ven biển. Bắt đầu mùa mưa từ tháng tư âm lịch ba khía có nguồn thức ăn dồi dào cho nên thịt và gạch cũng đầy đủ hơn người dân bắt đầu đi soi ba khía để bán.
Cua cũng như ba khía sinh sôi nẩy nở rất mau. Một con cua có thể đẻ một lần mấy trăm con nhưng cua con thường làm mồi cho bọn cá lóc nếu trời không xếp đặt như vậy thì người ta không thể nào còn lúa để mà ăn vì bọn cua sẽ cắn sạch sẽ.
Còn ba khía sinh sản trong rừng mắm, bần và đước lại sống trên bãi bùn nên ít bị các loài động vật khác xơi tái cho nên trước năm 1975 chúng thường hay mở hội vui chơi mỗi năm vài ngày. Nếu không có hội ba khía thì bọn chúng chắc chắn sẽ xảy ra nạn "ba khía mãn" chứ hổng phải chơi đâu. 
Hồi xưa người dân Miệt Thứ không đi bắt ba khía hội bởi vì cái lý do đơn giản là vào tháng 10 cá trên đồng đã rút xuống sông nhiều vô số kể chúng lên ngóp như nước cơm sôi. Nó nhiều đến độ bắt cá bán hay làm mắm còn không kịp đâu có ai dại gì mà vô rừng mắm bắt ba khía vào ban đêm cho muỗi nó khiên. Chỉ có dân miệt trên mới đi bắt ba khía hội về muối để dành mà bán thôi.
Đầu tháng 10 là dân chúng ở miệt trên người nào có vỏ máy khá lớn thì thẩy xuống vài cái lu mái đầm một bao muối hột cây đèn khí đá vài cái sô nhựa cây cù ngoéo ngắn ít dụng cụ cá nhân rồi xuôi thuyền đi Miệt Thứ vùng ven biển để bắt ba khía hội đem về làm mắm mà bán dần. Người nghèo hơn dùng xuồng bỏ xuống đó vài cái khạp da bò rồi đeo theo vỏ máy kết thành đoàn đi ké.
Trong mỗi tháng theo lực hút của mặt trăng thì ngày rằm trăng tròn và ngày 30 không trăng là có sức hút mạnh nhất và mực nước biển cũng dâng cao nhất người dân quê gọi là "nước rong" hay nước dậy. Sau ngày cao nhất thì nước từ từ hạ xuống đến khoảng mùng 7, mùng 8 và 23, 24 mực nước thấp nhất họ gọi đó là ngày "nước kém".
Tháng mười cũng không ngoại lệ. Ba khía hội vào khoảng 14, rằm 16 tháng mười có khi vào cuối tháng 10 tùy vào thời tiết và năm đó có nhuần hay không mà người ta đoán ngày ba khía hội.
Ngày đó nói theo từ lãng mạn của thơ văn thì là ngày lễ tình nhân của các cô cậu "Bía Kha". Tất cả giòng họ nhà khía bỏ hang mà đi dự lễ. Chúng trèo lên đeo vào các nhánh cây bần, cây mắm, cây đước ven rừng nhiều vô số bọn chúng thi nhau hát hò, tình tự không cần biết nguy hiểm đang rình rập...

Người ta chỉ cần cầm cái sô nhựa và cây móc ngắn tha hồ móc chúng rớt vô sô rồi đổ vào lu hay khạp trong đó quậy sẵn nước muối vừa đủ mặn để cho chúng chết mặn. Sáng hôm sau rửa xơ các bùn đất còn dính lại rồi xếp chúng có lớp lang bỏ vào trong lu sạch rải lên một ít muối trên mặt của từng lớp ba khía và cuối cùng đổ ngập nước muối rồi lấy vật năng đè lên trên mặt đậy nắp lu lại đem về chợ để dành bán lấy tiền mua rượu nhậu. 

Ở quê làm cái gì cũng cần có chút ít kinh nghiệm thì mới hoàn hảo, muối ba khía muốn cho ngon cũng không ngoại lệ. Độ mặn của nước muối là yếu tố then chốt quyết định để giữ cho màu ba khía lúc nào cũng tươi. Còn bây giờ thì "phẩm màu" ba khía thúi nhìn cũng đỏ ao, ăn vào thì mới thấy sao...

Tháng mười vẫn còn vài cơn mưa giông cuối mùa, biển đôi lúc vẫn còn sót lại vài cơn bão nhỏ. Nguy hiểm vẫn còn rình rập nhưng mùa ba khía hội là thời điểm tốt nhất để tổ chức một cuộc vượt biên chui. Những cái vỏ máy chở lu máy đầm ban đêm qua trạm biên phòng không ai xét hỏi,  thay vì trong đó chứa nước muối thì trong đó lại chứa những người liều mạng bỏ nước ra đi. Cái vỏ máy không xuôi theo rừng mắm ven biển để tìm ba khía mà nó trực chỉ ra tàu lớn để đi tìm tự do...
Nhưng mà chuyện trời đất nào ai biết trước được đôi lúc trời nổi cơn thịnh nộ mưa bão kéo về thình lình nhận chìm chúng giữa lòng đại dương. 
Rồi sóng xô, gió dập xác người trôi tấp vào rừng mắm để làm mồi nuôi lại ba khía...
Ôi! Đau đớn thay...

Người nhai (ba khía). Ba khía rỉa thịt người 
Gẩm lại sự đời nước mắt rơi 
Biển xanh sóng nhận bao nhiêu xác ?
Lênh đênh trôi dạt khắp muôn nơi  
Đại dương trắng xóa màu tang tóc 
Con thuyền đang khóc dưới mưa rơi 
Ai về tìm lại con ba khía 
Hỏi xem có rỉa xác em tôi...


Lanh Nguyễn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/May/2017 lúc 8:22am

Ốc len hầm dừa


oclen%20xaodua
Hình minh họa. (Nguồn: Internet)

Người miền Tây có câu: “Muốn ăn bông súng mắm kho/ Thì vô Ðồng Tháp ăn cho đã thèm/ Muốn ăn ba khía, ốc len/ Thì xuống Rạch Gốc khéo quên đường về.” Rạch Gốc ngày xưa nổi tiếng là vùng rừng ngập mặn hoang vu thuộc vùng đất Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Ba khía Rạch Gốc không lớn con nhưng nổi tiếng ngon do con ba khía có màu nâu đỏ, gạch ba khía không đen hay xanh như ba khía xứ khác mà có màu đỏ như cua gạch son. Ốc len Rạch Gốc thì không phải nói nhiều ở độ lạ, độ ngon và độ mắc tiền của con ốc. Ngay như tôi là dân thổ địa ở miệt Cà Mau này nhưng có mấy khi ăn được con ốc len thường xuyên vì giá bán của nó ở trên trời.

Con ốc len dài dài như ngón tay, màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, xanh, uốn theo hình xoắn ốc dài cỡ ba bốn phân, phần đuôi nhọn hoắt. Phía trên miệng ốc có cái nắp đậy tròn tròn cỡ đầu lớn chiếc đũa ăn cơm. Muốn ăn ốc ngon phải mua ốc mới bắt, con ốc còn mập, thịt mới nhiều, vừa dai, vừa giòn, vừa ngọt. Ốc chết hay ốc bị bắt nhốt lâu ngày sẽ ốm đi, thịt teo lại, mùi vị không ngon nữa. Cho nên, mua ốc phải bắt con ốc còn sống, đang bò lung tung trong cái thùng. Lấy tay chạm vô nó, nó thụt đầu vô vỏ, thấy con ốc nào thụt đầu vô, đóng “cửa” lại mà “cửa” gần miệng ốc thì đó là ốc mập, còn ốc ốm thì “cửa” thụt lút vào bên trong vỏ ốc.

Có nhiều cách làm ốc len rất ngon, mà ngon nhất phải kể đến là hầm nước cốt dừa, hay nói xào dừa cũng là nó, thay đổi cách nói mà thôi. Khi còn sống thịt ốc len có màu nâu đỏ, khi chín chuyển sang màu trắng xanh lá nhẹ.

Người ta bán ốc len tính bằng ký lô, nên nói một ký, hai ký thì nghe nhiều, nhưng thật ra thịt ốc ít, chẳng có bao nhiêu, một người lớn ăn một ký ốc len thiệt chẳng khác cọp ăn bù mắt, không đủ nhét kẽ răng. Cả nhà bốn người cũng phải mua ít nhất hai ký ốc len mới đủ ăn một bữa.

Bây giờ, kiếm mua ốc len thiên nhiên hơi bị khó, chủ yếu là ốc len nuôi bán ở siêu thị giá khoảng từ sáu chục đến tám chục ngàn đồng một ký, trong khi giá gạo Tài Nguyên (ăn được, không phải loại cao cấp, ngon cơm hơn gạo nấu bán tại các quán cơm bình dân) ở Sài Gòn là mười hai ngàn đồng một ký lô. Ăn hai ký ốc len bằng tiền mua gạo ăn một tháng rồi. Ốc len tự nhiên muốn mua phải xuống tận chợ huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mới có, giá hơn một trăm ngàn đồng một ký lô. Tuy là món ăn chính hiệu đồng quê nhưng giá cả cho món ốc len hầm dừa không hề đồng quê chút nào, mà phải “có máu mặt” mới thưởng thức được.

Ốc đem về ngâm vô nước vo gạo vài tiếng đồng hồ cho nó nhả hết nhớt rồi rửa sạch lại để ráo nước. Muốn nhanh hơn thì giã nhuyễn vài trái ớt sừng trâu, đổ nước vô quậy đều ra rồi đổ ốc vô ngâm chừng một giờ, xả lại nước sạch rồi đổ vô rổ cho ráo nước là được.

Ăn ốc len phải gắp con ốc lên, ngậm vào miệng con ốc mà hút mạnh cho thịt cả con ốc chạy cái tọt vô miệng. Muốn nó chạy được như vậy trước khi nấu phải chặt đuôi, không chặt đuôi hút nó không chạy. Lấy con dao phay lớn chặt bỏ phần đuôi nhọn ốc, canh me chặt bỏ khoảng hai vòng xoắn là vừa. Chặt sâu quá thì hết con ốc, mà chặt ít quá thì khi ăn húp con ốc không ra.

Lấy ba bốn tép sả đập hơi dập dập một chút, cuốn lại để dưới đáy nồi, đổ ốc len đã chặt vỏ lên trên. Nạo một trái dừa khô vắt lấy nước cốt dừa, hớt khoảng một chén cốt đậm đặc để riêng, nước cốt dừa giảo đổ vô nồi ốc len xăm xắp nấu cho nước sôi lên rồi hạ lửa cho sôi vừa vừa khoảng chừng mười phút. Cho thêm gia vị gồm chút muối, chút đường, chút bột ngọt vô, chờ thêm vài phút cho gia vị tan và thấm đều vô con ốc rồi đổ chén nước cốt đậm đặc lên trên, lấy cây dá đảo cho đều, chờ nó vừa sôi lên lần nữa cho nước cốt dừa chín là nhắc nồi xuống ngay, ăn nóng. Không để nấu lâu trên bếp nước cốt dừa trong nồi sẽ chuyển thành dầu dừa ăn không ngon nữa.

Múc ốc cùng với nước dừa xâm ấp ra cái dĩa sâu lòng, rải lên trên một nắm rau răm, quế, húng, vài lát ớt sừng trâu chín, dĩa ốc bay mùi nước cốt dừa thơm phức. Món này ăn nóng với cơm hay với bún đều rất ngon nhờ cái vị nước cốt dừa của nó, khi ăn chan luôn nước xăm sắp vô tô cơm, tô bún mà ăn. Lấy tay bốc con ốc lên, kê miệng vô hút cái rột cho con ốc chạy tọt vô miệng, cái vị béo, vị mằn mặn, ngòn ngọt của nước cốt dừa hòa với mùi thơm của sả, vị ngon lạ lùng đặt biệt của con ốc len mà không có loại ốc nào có, tạo thành một vị ngon riêng không thể diễn tả bằng lời được, hãy cứ tự mình nấu rồi tự mình thưởng thức thì mới hiểu vì sao giá ốc len bán ở trên trời. Cho nên, người miền Tây có câu: “Ai mà muốn học thổi kèn/ Nạo dừa hầm với ốc len ăn hoài.”

Nếu một ký lô thịt heo ngon ở chợ bán giá năm chục ngàn đồng đem về chế biến ăn hết không bỏ sót thứ gì, thì một ký lô ốc len cũng bằng giá một ký lô thịt heo, nhưng nấu xong, đếm được khoảng ba chục con ốc (nếu ốc lớn), tính ra chưa được một trăm gram thịt ốc, rõ ràng giá ốc len phải mắc gấp mười lần thịt heo. Ăn ốc len hầm dừa chủ yếu là húp nước cốt dừa và “hửi” thêm mùi vị con ốc, thiệt là giá cho cái sự “hửi” này hơi bị cao chót vót, người nghèo ngó lên trẹo cổ như chơi.

Ăn ốc len phải thưởng thức từ từ mới thấm hết cái vị ngon của nó. Một phần vì nó quá ít, ăn như Trư Bát Giới ăn nhân sâm thì ở đâu có mà ăn, một phần vì con ốc nhỏ mà phải cầm lên mút mút hút hút cho nó chạy thịt ra làm sao mà nhanh được. Ðôi khi người chặt ốc chặt cạn quá, hút ốc không ra, nước cốt dừa trong con ốc khô rang rồi, không hút nữa, lại bỏ con ốc trở vô chén của mình, cho nó thấm nước cốt dừa trở lại, một lúc sau lại bốc lên hút tiếp.

Ai thích có chút “cay cay” thì đây chính là món “đưa cay” tuyệt vời mà hơi bị sang trọng đó nghen. Phải cầm cái ly xây chừng rót đế đồng trong vắt mắt mèo mới đúng kiểu nhậu ốc len, uống rượu khác hay beer thì không khác nào ăn thịt chó nướng chấm mắm tôm, lá mơ lông mà uống XO vậy, thiệt là trớt quớt không giống ai, phá mùi hết trơn.

Tôi đi chợ bên Mỹ này thấy có bán rất nhiều loại tôm, cá, cua, ốc Việt Nam đông lạnh. Ốc thì chủ yếu là ốc lác, ốc bươu đã hấp chín, bỏ vỏ, lấy thịt đầu con ốc ra đóng thành vỉ, thành gói nhỏ, giá bán rất rẻ, cũng vì vậy mà nấu ăn không ngon, nó bị mất đi cái vị thơm ngon tự nhiên của hải sản tươi. Ốc len thì không bao giờ người ta sơ chế đóng gói đông lạnh bán như vậy hết, bởi lẽ làm như con ốc lác, ốc bươu thì còn gì là con ốc len nữa, chết còn sướng hơn. Con ốc muốn nấu thành món ăn ngon phải là ốc sống còn bò, vậy mới ngâm nước vo gạo hay nước ớt sừng trâu giã cho nhả sạch hết đất dơ bẩn, thức ăn thừa và nhớt ra khỏi ruột nó, con ốc đông lạnh làm sao ngâm như vầy được. Thôi mua con ốc khác về làm tạm mà tưởng tượng là ốc len để “giải quyết khâu oai” cũng được.


Tạ Phong Tần

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2017 lúc 11:09am
Lẩu mắm vùng Đồng Tháp Mười 'chỉ nhìn thôi đã muốn thử'



Mùi thơm đặc trưng của mắm cùng hàng chục loại rau đã khiến lẩu mắm trở thành 'đệ nhất ẩm thực' của vùng Đồng Tháp Mười.




Được mệnh danh là xứ sở của tôm cá, ẩm thực vùng Đồng Tháp Mười nói chung và của miệt Cao Lãnh nói riêng, chính vì thế cũng trở nên phong phú, đặc biệt là món ăn chế biến từ mắm.



Cá sông lưới ăn thừa, người Đồng Tháp ủ muối làm mắm để ăn quanh năm. Nói như nhiều người, chỉ cần làm ruộng có lúa là đã không sợ đói bởi hũ mắm luôn có sẵn trong nhà.



Mắm sống, mắm kho quẹt ăn hoài cũng ngán, sẵn có cá đồng tươi và muôn loại rau ở quanh nhà, các đầu bếp gia đình nghĩ đến những cách chế biến mới. Ban đầu là nồi mắm kho, sau đó để đãi khách, nồi mắm dần được nâng cấp thành nồi lẩu với nguyên liệu kèm theo gồm đủ loại cá đồng như lóc, rô, linh, cho đến mực tươi, tôm đất.



Ngoài nồi mắm bốc mùi thơm, thứ khiến những khách phương xa một lần ghé thăm Đồng Tháp chỉ nhìn thôi đã muốn ngồi ngay vào bàn ăn thử, tất nhiên với những ai ăn được các loại mắm.



Đơn giản cũng đã có đến hàng chục thứ rau xứ sở, như mớ rau dừa vừa giòn vừa xốp vừa thơm, mớ cọng bông súng, mớ đọt bí hay bó kèo nèo.



"Rau càng nhiều và càng phong phú thì món mắm càng hấp dẫn. Mỗi loại rau đều có một vị hương vị riêng, chính sự phối hợp do bà con miền Tây phát hiện đã khiến mâm lẩu mắm trở thành thứ đặc sản đáng tự hào của miền quê này", chị Mỹ Hạnh, quán Mắm Ngon Đồng Tháp tại thành phố Cao Lãnh cho biết.



Theo cách nấu của người Đồng Tháp, mắm chọn nấu phải là loại mắm thật thơm, không quá mặn. Mắm nấu lẩu thường phối hợp giữa cá sặc và cá linh, nấu cho rả ra nước thì nêm cho tròn vị. Nước lèo cho lên lẩu đất nung, nấu sôi thì cho các loại nguyên liệu tươi như cá, tôm, mực, cuối cùng là rau sống.



Lẩu mắm thường được ăn với bún. Món ăn có mùi đặc trưng nên chỉ phù hợp với những ai chịu được mùi mắm. Tuy nhiên nói theo rất nhiều người lần đầu đến Cao Lãnh, "lúc đầu nghe mùi lạ lạ nhưng thấy rau ngon quá cũng ăn thử, cuối cùng lại muốn ăn hoài".

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2017 lúc 11:24am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.224 seconds.