Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thể Thao
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Thể Thao
Message Icon Chủ đề: Danh thủ túc cầu Tam Lang Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Danh thủ túc cầu Tam Lang
    Gởi ngày: 17/Jun/2007 lúc 12:10am

Phạm Huỳnh Tam Lang




TTCN - Năm 1955, từ Gò Công (Tiền Giang), chú bé Tam Lang thi đậu và nhận học bổng vào học Trường Petrus Ký. Tam Lang được đồng hương là ông Nguyễn Văn Tư, biệt danh “mũi tên vàng”, khi đó đang là một tên tuổi lừng danh của bóng đá Sài Gòn, cưu mang đưa về nhà ở trọ và hướng dẫn đến với bóng đá. Sáng đi học, chiều Tam Lang cùng ông Tư đến tập luyện với đội AJS lừng lẫy tiếng tăm. Năm năm sau, Tam Lang có tên trong màu áo tuyển thiếu niên miền Nam lúc bấy giờ, cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…

Năm 1966, khi mới 24 tuổi Tam Lang được HLV Weigang tín nhiệm chỉ định đeo băng thủ quân đội tuyển miền Nam dự Giải Merdeka và đoạt chức vô địch ngay trên đất Malaysia. Đó cũng là thời kỳ vàng son của bóng đá miền Nam, được AFC ghi lại trong chặng đường phát triển của bóng đá VN với nhiều hình ảnh, hiện vật lưu giữ trong phòng truyền thống của AFC.

Ngày 30-4-1975 đã trở thành một bước ngoặt đáng nhớ đối với một cầu thủ bóng đá nổi tiếng của Sài Gòn. Sau nhiều đêm trăn trở, Tam Lang quyết định ở lại với mảnh đất mà ông đã sinh ra. Vài tháng sau ngày 30-4, ông xỏ giày ra sân tập luyện và thi đấu dưới màu áo đội Cảng Sài Gòn.

Đúng vào dịp Quốc khánh 2-9-1975, cựu trung vệ lừng danh của bóng đá miền Nam đã có dịp trình diện trở lại trước hàng ngàn khán giả trong trận đấu giao hữu với Hải Quan trên sân Thống Nhất và vẫn với “phong cách Tam Lang” quen thuộc: mạnh mẽ, quyết liệt nhưng hào hoa, lịch thiệp. Vài năm sau, ông chia tay với sân cỏ, chia tay với chức vụ HLV phó đội CSG để sang CHDC Đức (cùng Trần Minh Đức, Lưu Mộng Hùng) tu nghiệp về bóng đá. Hơn hai năm học ở CHDC Đức, Tam Lang về nước với tấm bằng HLV loại xuất sắc và chính thức nhận cương vị HLV trưởng đội CSG.

28 năm là cầu thủ rồi HLV của đội bóng đá CSG, có thể nói Tam Lang là người có công lớn tạo nên một phong cách CSG chơi đẹp, chuộng kỹ thuật với những pha bật tường nhỏ, nhuyễn từng làm đắm say người hâm mộ cả nước. Dưới thời cầm quân của ông, CSG đã có tới bốn danh hiệu vô địch quốc gia, ba lần đoạt cúp quốc gia và hàng loạt cúp vô địch TP.HCM, vô địch giải bóng đá các tỉnh thành phía Nam. Lao động miệt mài, dốc toàn tâm toàn trí cho CSG, sự phấn đấu bền bỉ ấy đã đưa ông đứng vào hàng ngũ những đảng viên Đảng Cộng sản VN, một phần thưởng tinh thần to lớn mà không phải cựu cầu thủ bóng đá nào của miền Nam trước kia cũng có được.

Năm 1997 Tam Lang chính thức giữ vai trò HLV phó đội tuyển quốc gia dưới thời Colin Murphy (HCĐ SEA Games 1997), Alfred Riedl (HCB Tiger Cup 1998, HCB SEA Games 1999, Tiger Cup 2000) rồi Dido (SEA Games 2001). Hiện nay ông đang làm công tác đào tạo tài năng trẻ ở Trung tâm thể thao Thành Long.

(Theo Tuoi Tre CN)

  

Click%20here%20zoom%20image!

HLV Phạm Huỳnh Tam Lang giơ chiếc cúp Vô địch bóng đá A1 toàn quốc đầu tiên của CSG

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2007 lúc 11:32pm

"Mũi tên vàng" Nguyễn Văn Tư: "Sát thủ" trên sân cỏ



(Baobongda.com.vn) - Biệt danh “Mũi tên vàng” dành cho chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tư bắt đầu xuất hiện từ năm 1957 tại giải Vô địch châu Á diễn ra ở Malaysia, sau khi khán giả Thủ đô Kuala Lumpur được chứng kiến những pha đột phá như vũ bão, cùng những cú sút “thần sầu” làm rung chuyển khung thành đối thủ. Khi đó, báo chí Malaysia đã nhiệt liệt ca ngợi tài năng của Nguyễn Văn Tư và phong danh hiệu “Mũi tên vàng”.

 

 

Chính “cầu Vương” Lý Huệ Đường - một danh thủ bóng đá châu Á lúc bấy giờ cũng thừa nhận điều đó và xem anh như một “sát thủ” trên sân cỏ.

Trích ngang

Họ và tên: Nguyễn Văn Tư
Sinh năm: 1926 tại Gò Công (Tiền Giang)
Vị trí: tiền đạo cánh trái
Các đội từng thi đấu: Ngôi sao Gia Định, A.S.J, CSĐT
Tham dự các giải quốc tế: Merdeka (từ năm 1957 đến 1961),  SEAP Games 1959, 1961
Thành tích: Huy chương Vàng SEAP Games 1959

Nhắc đến Nguyễn Văn Tư, người hâm mộ thời đó đều hình dung ra ngay một cầu thủ chạy cánh trái, thấp thước (1m60) nhưng chắc nịch, nhanh nhẹn lạ thường, mỗi lần xuống bóng đều như tên bắn, lại có biệt tài “vặn sườn” hậu vệ đối phương và có một chân trái làm nổ tung sân cỏ bằng những cú nã “pháo hạng nặng” khiến các thủ thành bó tay.

Nguyễn Văn Tư chơi bóng xuất sắc từ khi còn là học sinh nên sớm được đưa vào đội bóng tỉnh. Đội Vô địch Ngôi sao Gia Định trong chuyến về Gò Công thi đấu (từ năm 1940 - 1947) đã phát hiện ra tài năng trẻ này và mời về thi đấu, nhờ đó năng khiếu bóng đá của Tư đã được phát huy. Năm 1947, Nguyễn Văn Tư chuyển qua khoác áo đội A.S.J và sau đó là Cảnh sát Đô thành, đây là hai đội bóng có tầm cỡ, với sự góp mặt của nhiều “cao thủ” đương thời. Cũng trong thời điểm này, chàng trai Gò Công được gọi vào đội tuyển Việt Nam, và trong suốt 14 năm liền, Nguyễn Văn Tư luôn có mặt trong đội hình tuyển miền Nam, góp mặt trên các cầu trường gần khắp châu lục, từ giải vô địch Á châu đến Á vận hội, SEAP Games, Merdeka… mà vinh quang vàng son nhất của sự nghiệp chính là HCV SEAP Games lần thứ nhất (sau này đổi thành SEA Games) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) năm 1959.

Năm 1963, Nguyễn Văn Tư tuyên bố giải nghệ, lúc đó 37 tuổi. Nhưng nói là giải nghệ, nghỉ đá cho đội Cảnh sát Đô Thành, trên thực tế Nguyễn Văn Tư vẫn thi đấu cho đội Lão tướng và làm HLV cho đội Cảnh sát Công Lô. Sau năm 1975, anh vẫn đá cho đội Quận 1 và dẫn dắt đội Vật tư TP.HCM cho đến năm 1978 mới chính thức giã từ sân cỏ. Anh cùng gia đình làm nhiều công việc để kiếm sống như bán chuối chiên, bán trái cây…

Giờ đã ở tuổi 75, nhưng Nguyễn Văn Tư trông rất khỏe mạnh và vẫn luôn theo sát tình hình bóng đá nước nhà. Ông tâm sự: “Đã hơn 50 năm rồi, kể từ khi tôi còn là chú nhóc từ Tiền Giang theo gia đình lên Sài Gòn lập nghiệp. Mọi thứ bây giờ so với lúc tôi tập tễnh chơi bóng thay đổi nhiều quá. Ngày ấy, hễ bước ra khỏi nhà là có sân bóng để đá. Cứ đi học về là đem “cặp táp”, dép làm hai cầu môn và quần thảo với quả bóng cho đến khi nào mệt nhoài mới thôi. Bây giờ sân bóng tốt hơn, các em đã được đầu tư nhiều, được Nhà nước quan tâm và kể cả được trang bị “thầy” từ nước ngoài về dạy…”. Mừng cho sự thay đổi, nhưng ông cũng mong rằng bóng đá nước nhà sẽ ngày càng tiến mạnh hơn, vươn ra tầm châu lục và thế giới!

  • Trần Quốc

 

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.127 seconds.