Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Nhạc sến-Giai điệu quê hương Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
gcvn95
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 60
Quote gcvn95 Replybullet Chủ đề: Nhạc sến-Giai điệu quê hương
    Gởi ngày: 03/Dec/2008 lúc 8:24pm
Nhạc Sến - Giai điệu của quê hương
Hoàng Mai Phi, Aug 25, 2006

Đã từ lâu, chữ sến đã hiện diện trong ngôn ngữ Việt Nam; hay đúng ra chữ "sến" đã hiện diện trong ngữ vựng của văn hóa miền nam Việt Nam. Chữ "sến" từ đâu đến, ai đã khám phá và phát động chữ này trong tiếng Việt thì người viết không thể xác nhận chính xác. Rất tiếc rằng Việt Nam chưa dựng lên cái gọi là Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ như một số quốc gia, nên một số ngữ vựng được tự do phát triển, theo từng vùng và đồng thời chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và xã hộị Từ lúc còn nô đùa vô tư cùng đám bạn trong xóm và tại trường học, tôi đã ít nhiều quen biết với chữ "sến", có lúc chính tôi và một số bạn bị gán hay bị chỉ trích " Sến quá mày ơi !" nhưng thật tình chính tôi và các bạn tôi cũng không tài nào giải thích nổi chữ sến nghĩa là gì. Nhưng khi bị gán cho cái gọi là "sến" thì không ai bảo ai, không mấy ai hài lòng hoặc có khi phá lên cười một cách thích thú hay tệ hơn đó là "quê độ".

Một số tác giả cho rằng chữ "sến" do chữ "sale" trong Anh ngữ được đọc trại đi. Vì lẽ hàng ế ẩm hay phẩm chất kém cỏi nên bán rẻ hơn bình thường, nhưng khi chuyển qua tiếng Việt trong cái gọi là tiếng lóng thì "sến" có ý diễn tả những gì tầm thường dựa trên tính "dỏm" hay "rẻ tiền". Nhưng anh ngữ chỉ thông dụng trên quê hương Việt Nam khi có sự xuất hiện của các người lính viễn chinh xứ cờ Hoa, do đó giả thuyết trên đây không mấy đứng vững vì các bậc lão thành công nhận rằng tiếng "Marie Sến" đã xuất hiện từ thời Tây còn đô hộ. Vậy chữ "sến" bắt buộc phải hiện hữu trước khi chữ "Marie sến" ra đời vào thời Tâỵ Theo các trưởng lão, thì chữ sến không được mấy ưa chuộng, khi nhắc đến chữ "sến" thì gương mặt các cụ thay đổi như thế nào thì người viết không cần giải thích thêm nhiềụ Có lẽ các cụ liên tưởng đến "marie sến" chăng ? . Khi nhắc đến "ma ri sến" thì người đời thường liên tưởng đến các cô, các bà có dáng điệu đỏng đảnh, áo quần hở hang, đôi khi đi kèm theo một dáng dấp gọi mời . Không ai bảo ai, nhưng tự nhiên, chữ sến không được ái mộ trong quần chúng. Có người lại cho rằng chữ "sến" bắt nguồn từ chữ "sen".

Theo tự điển của ông Nguyễn Văn Khôn thì chữ "sen" dùng để chỉ người giúp việc trong nhà. Trong xã hội Việt Nam vào thời cận đại thì người giúp việc trong nhà thường được đảm nhận bởi các cô gái nhà quê, kém học thức hay không muốn nói là thất học. đa số, họ vì miếng cơm manh áo và lánh nạn chiến tranh nên phải trôi giạt lên thành phố. Vì kém học thức nên họ chỉ tìm được những việc nặng nhọc tay chân mà đa số là giúp việc nhà cho các gia đình giàu có hoặc trong các cửa hàng. Qua hai giả thuyết trên, chúng ta thấy xuất xứ của chữ "sến" hoàn toàn khác biệt nhau, một giả thuyết dựa trên ngoại ngữ và một giả thuyết dựa trên Việt ngữ. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai giả thuyết này là sự tầm thường. Cũng có thể vì kiến thức kém cỏi nên các cô gái giúp việc trong nhà hấp thụ cái gọi là "văn minh tây phương" khác với dân sành điệu. Họ thu nhận văn hóa tây phương theo cái nhìn của một người dân quê vốn chất phác đơn giản, mà cách ăn mặc theo thời trang là một thí dụ điển hình nhất. Thông thường nữ giới ưa chuộng mỹ phẩm, mà các cô hành nghề giúp việc cũng không phải là ngoại lệ, ít nhiều các cô cũng để ý nhận xét cách ăn mặc, các loại mỹ phẩm trang sức mà bà chủ hoặc cô chủ xử dụng hằng ngày. Ngoài ra vì tài chánh eo hẹp nên họ chỉ đủ sức với tay đến các lọai mỹ phẩm hoặc các loại quần áo rẻ tiền. Với lối trang sức này, đôi khi tạo nên những hình ảnh khôi hàị Vì đa số họ là gái quê nên tính tình chất phác mộc mạc, thật thà nên đôi khi trở thành ngớ ngẩn buồn cười, người đời vì thế gán cho cái tên "sến" chăng ? Người dân miền nam nói riêng, Việt Nam nói chung thường có khuynh hướng diễn tả viển vông, mà trong ngôn ngữ bình dân thường gọi "nói lòng vòng" hoặc "nói gần nói xa"; đây là một lối nói bắt người nghe phải suy nghĩ nên thay vì so sánh hay xếp hạng một cá nhân nào đó vào tầng lớp "sen" thì họ đọc trại thành "sến" chăng ? Hay phải chăng họ e ngại khi gọi đích danh "sen" mà phải nói trại thành "sến" ?. Cuộc đời của các cô gái làm công này tuy khổ cực nhưng không hẳn là họ không biết rung động. Theo lời các trưởng lão thì ngày xưa, cái thuở mà tiện nghi tân tiến chưa du nhập vào Việt Nam, thì mỗi chiều, sau khi hoàn tất các công việc trong nhà, các cô phải quảy gánh ra giếng nước hoặc các vòi nước công cộng mà người bình dân thường hay gọi phông-tên (fontaine). Tuy họ kém học thức nhưng họ cũng biết rung động như bao người khác, những mối tình "gánh nước đêm trăng" đã được ghi lại rất nhiều trong văn chương. Những mối tình này cũng không đi ra ngoài định luật thông thường, có người nên duyên đầm ấm, cũng có người tan vỡ, đôi khi có cô còn bị vương vào những trái ngang bẽ bàng. Bút mực của một số tác giả đã đổ xuống để nói lên cái nhọc nhằn bất công của xã hộị Theo thiển ý của người viết có lẽ trong một lúc nào đó các ông nhà báo vui tính ghép chữ marie vào chữ sến để làm câu chuyện vui trong ngày nhân dịp một "xì căng đang" (scandal) nào đó . Đến đây, chữ "sến" chỉ là danh từ, dùng để diễn tả một hạng người, một tầng lớp trong xã hội Việt Nam, nó không hàm ý mỉa mai hay châm biếm.

Nhưng khi chữ "sến" được người đời chấp nhận trong ngôn ngữ hàng ngày và biến chuyển dần dà thành tiếng tĩnh từ thì nó lại mang một ý nghĩa không mấy thiện cảm, đôi khi mang lại nhiều bực mình khó chịu. Khi "sến" là tiếng tĩnh từ thì nó diễn tả tình trạng thiếu hài hòa hoặc thiếu óc thẩm mỹ, hoặc tầm thường, hoặc dị hợm khó coi . "Nhân chi sơ tánh bổn thiện", sến khởi đầu là hiền lành vô tội vạ nhưng dần dà "sến" biến thành những lố lăng khó coi mà điều quan trọng bậc nhất là người "sến" thường rất tự hào "ngon lành". Sến không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, cũng không phân biệt ngành nghề và chức sắc trong xã hội . Sến đã lan tràn khắp nơi, và nhất là không phân biệt phái tính. Chữ "sến" ngày nay không giới hạn cho phái nữ mà nó cũng được áp dụng cho cả nam giớị Nếu một anh chàng ăn mặc loè loẹt với áo hoa, màu sắc sặc sở, tóc chải mượt mà cùng cặp kính râm, chắc hẳn thiên hạ sẽ phê phán "thằng cha đó sến thiệt !". Hơn thế nữa, ngoài việc diễn tả cách trang sức, trong vài trường hợp, chữ "sến" cũng được dùng để diễn tả một hành vi khôi hài khác thường mà ai đó đã thu lượm từ một vài lớp tuồng cải lương, tuy vậy sến không đi đôi cùng cải lương. Nếu một ai đó lượm lặt vài câu hát hay câu nói văn hoa trong một tuồng cải lương thì sớm muộn người ấy sẽ bị phê bình "sến quá ". Hoặc trong trường hợp; bất luận nam nữ, xử dụng các sáo ngữ không đúng chỗ thì bị phán ngay là "sến" để thay cho thành ngữ "dốt hay nói chữ "; một thành ngữ có tác dụng khiêu khích khá mạnh. Một thanh niên, một học sinh trung học đang tuổi "biết đợi biết chờ" rất sợ chữ "sến" ; nếu không may, những chiếc áo dài trắng phán rằng "đằng ấy sến quá " thì đường tình duyên của anh ta chắc chắc không dài bao nhiêu, đôi khi bị bế tắt hoàn toàn là khác. Hoặc khi, bạn bè chế nhạo người bạn rằng " con bé đó sến quá " thì chắc rằng anh chàng kép sẽ không mấy hài lòng.

Ngôn ngữ phát triển đồng thời với những phát triển về mặt xã hội và văn hóa, chúng ta hẳn còn nhớ những câu nói như "sức mấỷ" , "bỏ qua đi tám" , "năm trên năm" , " còn lâu" , v.v.. Chữ "sến" cũng không phải là một trường hợp đặc biệt. Sau khi xuất hiện một thời gian "sến " biến dạng, đi từ một danh từ sang tĩnh từ để diễn tả từ hiện thực đến trừu tượng. Tôi vẫn còn nhớ rõ, khi còn theo học trung học vào những năm 1968 - 1970; có lần ba tôi đã rầy "sến là cái gì ?". Thú thật cho đến ngày nay tôi hãy còn mập mờ chưa thấu rõ định nghĩa chính xác của chữ này . Ngoài nhận định về cách phục sức, người miền nam dần dà theo đà phát triển của xã hội đã dùng chữ "sến" để diễn tả những câu nói vô duyên, thiếu cảm tình hoặc những sáo ngữ không đúng chỗ . Một cách tổng quát, nếu người đời không thích một cá nhân vì tánh chất tầm thường, thiếu hài hòa, vì một hành vi lố lăng khó coi, vì trong cách ăn nói giao thiệp thiếu sót tính chất lịch sự tao nhả và lễ độ đều bị phán rằng "SẾN".

Tại thành phố Sàigòn, vào những năm trước ngày tháng 4, 1975 ; chữ sến đã được kết hôn với âm nhạc tạo thành một giai điệu gọi là "nhạc sến". Làm thế nào để định nghĩa "nhạc sến"?, mặc dầu rất thông dụng trong dân gian. Đa số các bản nhạc sến được viết theo giai điệu Rhumba, Bolero, Ballade đôi khi được kết hợp với giai điệu của ngũ cung mà đàn tranh và đàn độc huyền không thể thiếụ Lời nhạc sến rất đơn giản , mộc mạc, rất thịnh hành nơi "phông tên", bến xe đò, bến xe buýt, tại chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối , bến đò Thủ Thiêm, Chợ An Đông v.v... Vì lẽ đó tất cả các bài hát nào, thể loại nhạc nào được các chị gánh nước, các chú phu xích lô hay thợ thuyền; nôm na gọi chung là giới bình dân, ưa thích và hát nghêu ngao trong những lúc rảnh rỗi đều được gọi là nhạc sến. Điều này rất hiển nhiên, mấy ai đã chứng kiến giới bình dân hát "Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em" (Như cánh vạc bay _ Trinh Công Sơn ) hay " Một mai em đi ngày tháng bơ vơ giận hờn" ( Một mai em đi _ Trường Sa) hoặc " Từ giã hoàng hôn trong mắt em, tôi đi tìm những phố không đèn" ( Mái tóc dạ hương).

Không riêng gì các loại nhạc khác tại Saigon, đa số nhạc sến vẫn xoay quanh những bản tình ca viết cho những dang dở, các ca khúc diễn tả một cuộc tình mà đôi tình nhân phải chịu những cảnh bẽ bàng vì những môn đăng hộ đối, vì những khó khăn trong cuộc đờị Bài hát mang tính than thở kể lể dài dòng cuộc đời éo le, lòng người thay đổi nhanh như những lúc trời chợt nắng mưa.

"Tại anh đó nên duyên mình dở dang _ em , em nào mộng mơ quyền quý cao sang"
" ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát _ Thì anh tay phím nắn nót cung đàn _ Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ. Nhẹ nhàng lời ca em thăng trầm theo từng lúc _ Và rồi hờn yêu anh mỗi lần em hát sai, em nũng nịu cười nói sai là tại anh "
(Giọng ca dĩ vãng)
"buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời" (Nửa đêm ngoài phố)
"vừa biết mai này em đi lấy chồng, thương hoài bến đò thương ca? giòng sông, ngày vu quy em đã đến, buồn chi em ơi đừng khóc, chớ lo gì đã có người thay" (Tiễn em theo chồng)
"em có còn thương nhớ gì không _ trong những đêm lạnh giá canh dài _ một mình lẻ bóng đơn côi, lời yêu ai đành gian dối kỷ niệm đầu che khuất vành môi" (Tình đời II)

Trong tình trường, đa số các cô gái hay các chàng trong kiếp nghèo phải gánh chịu đau thương, đôi khi lại là do hoàn cảnh chinh chiên điêu linh mang lạị
"đêm đêm tôi vẫn về bên mùi hương hoa sứ, nâng niu cây đan đìu hiu thương môi ti nh đầu _ Bơ vơ tiêng đàn lời ca em vê đâu _ đàn ngân lênh buồn tênh rớt rơi cung sầu" (Hoa sứ nhà nàng)

" .. chiều nay tôi về thăm mái nhà xưa _ tìm em nhưng em còn đâu nữa, ngườ i xưa đã sang ngang rồi _ một mình chiều nay trên lối nhỏ ngập lá bay _ chợt nhìn giàn hoa leo quanh nhà đang nở tím , kỷ niêm ngày xưa trong tim nghe quá chua cay _ lặng buồn tôi quay gót bỗng thoáng nghe lệ ướt mi " (Căn nhà dĩ vãng )

"Một hôm tôi đên tìm em để từ giã lên đường _ Gửi lại phố phường chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương _ Cuộc đời sương gió, chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá - Quê hương bao la, những chiều đóng quân ven rừng, gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa"
(Người em xóm đạo).
Tương tự như các thể loại nhạc khác, nhạc sến cũng có các danh ca chuyên trị. Chắc không ai phủ nhận ca khúc "Nỗi buồn gác trọ". không thể thiếu nữ ca sĩ Phương Dung, và cô ca sĩ này không thể nổi tiếng nếu không co bài hát này. Cũng như nếu không có Chế Linh, Thanh Tuyền, Giang Tử , Giáng Thu, Thiên Trang, Giao Linh v.v. thì nhạc sến chắc không thể đạt đên tột đỉnh trong xã hội Nam Việt Nam. Với một cấu trúc đơn giản, giai điệu trầm bổng nhịp nhàng gần gũi với cổ nhạc nam phần, lời ca man mác mang màu sắc bình dân, nặng về kể lể sướt mướt mà các nhạc si trứ danh như Trúc Phương, Tú Nhi, Lam Phương, Duy Khánh, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Hoài Linh v.v. đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền âm nhạc Việt Nam. Họ đã tạo cho âm nhạc Việt Nam một sắc thái đặc biệt, nhất là sự hài hòa, kết hôn giữa các giai điệu tây phương và cổ nhạc Việt Nam. Chăc chắn khán giả sẽ không mấy hài lòng nếu một số ca khúc thuộc "nhạc sến" mà thiếu đàn tranh hay độc huyền cầm thì như "chết nửa đời người", như một tô phở thiếu hành ngò độc đáo hơn nữa nếu bài " Nhớ người yêu" không được người ca sĩ ngâm nga mở đầu bằng bốn câu thơ

nhiều đêm thức trọn nhớ thương em
nhớ quá làm sao biết ngõ tìm
tay trắng anh nào mơ với mộng
nên tình hai đứa vẫn chưa yên


thì mất cả cái hương vị, mất cái độc đáo của "nhạc sến".
IP IP Logged
gcvn95
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 60
Quote gcvn95 Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2008 lúc 8:25pm
 
Trăm năm dươi ach đô hộ của thực dân Pháp, những người thuộc từng lớp tri thức dường như có khuynh hướng tôn trọng cac tiến bộ tây phương và dễ dàng chấp nhận các tư tưởng mới du nhập. Hiện tượng này là thành quả của chế độ giáo dục khắc khe của thực dân Pháp áp dụng trên quê hương Việt Nam, các nhà trí thức được đào tạo trong khuôn khổ của văn hoa Pháp, họ nói tiếng Pháp (hoặc ngoại ngữ) trôi chảy và nhất là chiếm được các chức sắc trong chính quyền từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra không phải vi lẽ đó mà tầng lớp trí thức bỏ quên nguồn gốc Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn lại trong lịch sử, đã có không ít các nhà trí thức vẫn tìm cách bảo tồn văn hóa Việt Nam, hiện tượng này gây nên sự xung đột trong xã hội, mà bút mực đã đổ ra không ít. Cuộc tranh chấp được thu gọn trong các thành ngữ rất quen thuộc như "đã cựu nghênh tân" cùng "thủ cựu bại tân", "xung đột cũ mới". v.v. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, người viết không có ý quy trách nhiệm cho một ai, không phân tích phải trái, nhưng đây la tiền đề để nhưng người thiếu hiểu biêt, những kẻ ham danh lợi, đã cố tình tự biên tự diễn để được người đời kính nể như một trí thức thật sự, nhưng bản chât là một trí thức thuộc loại "nổ". Để tỏ ra một tri thức thời thượng, họ đã tập tành nói ngoại ngữ, họ hành sự như một người hấp thụ văn hoá Pháp hay Tây phương nói chung, coi rẻ những gì bình dân mang bản chất dân tộc tính. Trong văn học, chúng ta vẫn tìm thấy rải rác các nhân vật này trong các thiên tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và nhiều hơn nưa trong các vở tuồng cải lương ma "đời cô Lựu" là một điển hình. Gần đây nhất, MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã đề cập đến trong tác phẩm Cõi đêm, tuy rằng bối cảnh và thời gian có khác nhau nhưng thực chất vẫn không khác bao xa. Trong tình trạng đó, những năm tháng trước 1975, tại Saigon, dòng nhạc sến đã được xếp vào hàng bình dân, được xếp vào nguồn giải trí cho tầng lớp "Marie Phông Tên" . Vào thuở ấy, một số người tự cảm thấy thuộc về tầng lớp trí thức rât ngại nghe loại nhạc nàỵ Họ tự cảm thấy rất "quê độ" khi bị người khác bắt gặp khi đang nghe hay đang ngâm nga vài câu hát thuộc thể loại nhạc này, mặc dầu trong tâm tư , một phần nào họ vẫn yêu thích nhạc sến. Tình trạng này rât phổ biến nơi thành thị nhất là tại Saigon, người đời có khuynh hướng dè bĩu những gì mang phong cách bình dân, những gì mang dân tộc tính, những gì dễ hiểu của đại chúng. Hiện tượng này, chẳng qua là do sự du nhập của các chủ thuyết, triết lý của những Paul-Sartre, André Gide v.v. đồng thời các tiểu thuyêt gia gốc Mỹ như Henry Miller, John Steinback, các thiên tiểu thuyết lãng mạn như "Gone with the wind" (Cuốn theo chiều gió) hay "Doctor Zivago". Trong âm nhạc, để tỏ ra thời thượng, sành điệu, giới trí thức đứng tuổi thưởng thức những Beethoven, Mozart, và nhạc cổ điển tây phương nói chung, trong khi giới trẻ đón nhận làn sóng mới với cái gọi là "hippy" với những Francois Hardy, Sylvie Vartan, Johny Halliday, Christophe, Art Sulivan của Pháp. Song song, với dòng nhạc ấy, một làn gió mới đã theo chân các chàng chiến binh xứ cờ hoa tràn vào Việt Nam với The Beattle của Anh, hay Lobo, The Three Dogs night, Bee Gees, v.v.. Trong giai đoạn ấy, thanh niên với mái tóc dài đi đôi với chiếc quần ống loa, thanh nữ với chiếc váy ngắn và mái tóc ngắn nhưng dây nịt quần thì lại to bản cồng kềnh, họ cuốn quít theo giòng "nhạc trẻ" . Lẽ đương nhiên nếu những ai trong bọn họ cất tiếng hát

"Thức trọn đêm nay để nhớ thương em, anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đềm _ nhờ từng nụ cười ánh mắt nhớ lời ngọt ngào âu yếm tóc em thơm giấc ngủ dịu hiền" (Nhớ người yêu) thì "sến là cái chắc".

Cũng trong giai đoạn này, giới sành điệu về âm nhạc được phân định một cách rất rõ ràng. Giới trung lưu ở thành phố hay giới sinh viên học sinh thì đón nhận và ủng hộ các ca khúc thuộc loại thời thượng, trưởng giả. Các ca khúc này được trình bày tại các vũ trường với lời lẽ văn hoa trau chuốt cùng các giai điệu hiểm hóc . Trong khi đó giới bình dân và lính tráng thì đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt giòng nhạc sến. Mặc dầu vậy, tuy không chính thức thành văn bản trong các thống kê, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng một số không nhỏ giới sành điệu trong tầng lớp trung lưu trí thức kể trên vẫn ái mộ nhạc sến . Họ mến mộ nhạc sến, nhưng không dám chánh thức vỗ ngực thố lộ vì sợ bị chê bai là "đồ cải lương" , "sến thiệt" . Họ phải tỏ ra sành điệu với các điệu nhạc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Trường Sa (trước khi chuyển qua viết tình ca, nhạc sĩ Trường Sa đã sáng tác một số ca khúc thuộc loại .... nhạc sến) , Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang v.v. đây cũng là giai đoạn mà hiện tượng hippy bắt đầu viếng thăm đất Giao Chỉ, nó kéo theo vào xứ An Nam một luồng gió mới, nó đã tạo một hiện tượng lạ đánh vào giới thanh niên miền Nam, mà hậu quả là giòng "nhạc trẻ" được khai sanh trên miền nam Việt Nam. Thời điểm "hippy" thịnh hành cũng là lúc chiến tranh leo thang tột đỉnh và tàn khốc nhất, đây là lúc mà chủ đề người lính trận miền xa được nhắc đến nhiều nhất mà không một thể loại nhạc nào khác có thể đáp ứng kịp thời bằng giòng nhạc sến với những "Ngoại ô buồn" , "Ngày sau sẽ ra sao" , "Ba tháng quân trường" , "Thư vê em gái thành đô", "Căn nhà ngoại ô" , "Thành phố buồn" , "Biễn mặn", "Chúng mình 3 đứa", "Vọng gác đêm sương", v.v. Nhưng lúc cô đơn nơi tiền đồn heo hút, ăn ngủ và chiến đấu trong các giao thông hào và hố cá nhân, chắc chắn những Mozart, Beethoven hay Beattle, Adamo, Art Sulivan, Andy Gibbs không thể nào cảm thông với tâm tư của người lính trận bằng giọng ca của Chế Linh, Nhật Trường, Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Thanh Tuyền, Giao Linh v.v..

Thời gian cứ trôi, những ảnh hưởng tân thời, hoàn tất công trình chinh phục trong cấp thời phải trả lại cái thân thuộc, cái âm hưởng và những giai điệu quê hương. Ngay trong các tầng lớp; tự xưng la trí thức cao cấp kể trên cung có người dần cảm nhận được vài nét trong thứ âm nhạc tâ m thường kiạ Thiễn nghĩ, một sinh viên phải nhập ngũ theo lệnh Tổng động Viên, anh phải giã tư mai tóc dài xum xuê, chiếc áo sơ mi cổ to, chiếc quần ống loa với đôi giầy da đế cao to bản để khoác lên mình bộ đồ trận màu hoa rừng, thi bài hát "Ba tháng quân trường" và "Vườn tao ngộ" có lẽ dễ gây xúc động hơn ca khúc "Aline" , "Belle" hay "Adieu sois heureuse" hoặc "Yesterday", "Let it be" hay "Imagine". Sau thời gian huấn luyện, đên lúc ra đơn vị tác chiến thì "Thư về em gái thành đô" hay "Vọng gác đêm sương" sẽ chạm va o thần kinh cảm xúc mạnh hơn nữạ Nhất là nhưng khi nhìn thây cảnh tang thương nơi chiến trường, nặng tình đồng đội hay nhìn bạn đồng ngũ ngã gục thì những "Nó và tôi" , "Thành phố sau lưng" , "Trăng tàn trên hè phố" chăc chắn sẽ đi vào lòng người đậm nét hơn. Song song với hình ảnh chiến tranh, không thể bỏ quên nhưng tâm tình yêu thương của người em gái hậu phương và người lính trẻ miền xa vời:
"viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu" hay "thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay" . (Thư của lính - Trần thiện Thanh )
"chiều nhìn qua đầu ngõ, dưng dưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người được nghĩ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen , em mới cho mình biết tên" (Căn nhà màu tím)

Đã sinh ra và trưởng thành tại Nam Việt Nam, ít nhiê u trong tâm tư của người dân cũng phảng phất đâu đó hồn phách của ca dao, câu hò, câu vọng cổ; DạCổ Hoài Lang. Tâm trạng phức tạp của giai điệu quê hương cũng không thua kem gì so với những bài giao hưởng của Mozart hay Chopin. Các ca khúc "sến" kia được viêt bởi chính tâm tư, bởi chính tiếng lòng của người sáng tác. Hoặc như có sinh sống trong thời điểm đó, có nhìn thấy và cảm nhận trong hoàn cảnh đó thì mới nhận thức được giá trị nghệ thuật mà người nhạc sĩ đã cưu mang trong nhạc sến . Hơn nữa, với một tập thể đông đảo lính tráng vào thời điểm đó, nhất là bản chất người lính không thích rườm rà lôi thôi, nên việc nhạc sến được đón nhận nồng nhiệt là điều không thể chối cải được, nó đã dần chiếm lại các vị trí đã mất trong xả hội vào những ngày trước . Thuở ấy, trong chương trình Hát cho lính của đài phát thanh Saigon với tiết mục nhạc yêu cầu, thể loại nhạc sến dường như chiếm đa số .

Ngoài những đề tài "viết cho lính", nhạc sến cũng là một đối thủ của các bài tình ca vào thuở đó, giòng nhạc cũng rất trữ tình không thua các thể loại khác.

" con đường xưa em đi - vàng lên mái tóc thề - ngõ hồn dâng tái tê _ anh làm thơ vu quy _ khách qua đường lắng nghe _ chuyện tình ta đã ghi" (Con đường xưa em đi)

Một đặc điểm khác của nhạc sến đó là cái âm hưởng của các câu hò, câu đối; toàn bài hát có vần điệu đi theo nhau:

"một bước xa rời muôn kiếp ly tan, một cánh thiệp hồng khiến người sang ngang - Mười hai bến nước thênh thang, từ nay đôi nẻo quan san _ Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng" (Bạc trắng lửa hồng)

"chiều nào nâng ly bôi, tình vừa mới chấp nối, chia ly mà không nói nhau một lời, để rồi bao năm sau, phong sương mòn vai áo, nhớ cố nhân muốn tìm tạ lòng nhau" (Chuyện đêm mưa)

"giờ em đi lấy chồng, còn đâu mà trông ngóng, đẹp duyên em với chồng, xây cuộc đời đầm ấm, để anh tan nát lòng"
(Được tin em lấy chồng)

Nhạc sến là kết tinh của giai điệu, lời nhạc và tài diễn xuất của người ca sĩ cùng phương thức hòa âm. Tuy rằng một số ca khúc không thuộc giai điệu Bolero hay Rhumba, nhưng với lối diễn xuất và nghệ thuật hòa âm độc đáo nó vẫn "sến". Không ai chối cải được tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh khi anh cất tiếng hát "em khóc đi em, khóc nữa đi em, khóc để rồi mai mỗi người một đường _ Tình mãi còn vương một điệu nhạc buồn, có ai thấu từng đêm trường _ Ôm bóng mà thương" trong nhạc phẩm "Em khóc đi em" với giai điệu slow rock.

Ngược lại nếu một nhạc sĩ nào đó sửa đổi phương thức hòa âm theo tiết điệu khác và giao cho nam ca sĩ Vũ Khanh hoặc Duy Trác để trình bày nhạc phẩm "Em khóc đi em" này hoặc "Thành phố buồn" thì chắc chắn thính giả sẽ nhăn mặt.

Cũng có thể thính giả sẽ phê phán rằng Vũ Khanh hay Duy Trác "hôm nay sến thiệt". điển hình, là trong một album phát hành vào khoảng năm 1995 nữ ca sĩ Carol Kim đã trình diễn bài "Giọng ca dĩ vãng" với môt tiết tấu khác biệt. Tài diễn xuất và lối hòa âm này đã thay hình đổi hình thức của ca khúc thuộc hàng nhạc sến. Trong khi vào những năm tháng thịnh hành tại Saigon, giọng hát của nam ca sĩ Chế Linh đã đưa bài hát này lên hàng nhạc sến. Một minh chứng khác là trong chương trình Thúy Nga, nghệ sĩ La thoại Tân đã giới thiệu tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh trong nhạc phẩm "Mười năm tình cũ" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, qua lối hòa âm và tài diễn xuất của người ca sĩ, người viết thiển nghĩ không thể dựa trên sự trình bày của nam ca sĩ Chế Linh mà ta vội kết luận rằng bài hát "Mười năm tình cũ" thuộc hàng nhạc sến. Trong khi đó với tài diễn xuất của nam ca sĩ Vũ Khanh hay nữ ca sĩ Lệ Thu thì bài hát trên cũng không thể xếp vào hàng nhạc sến được, nhưng cũng rất có thể khán giả cho rằng Vũ Khanh và Lệ Thu là ca sĩ "sến" chăng ?.. Câu trả lời , hiển nhiên là không !

Trong lòng nhạc sến, dường như chất chứa tình cảm của giới bình dân, có lẽ nhạc sến tối kỵ các chàng, các cô con nhà giàụ đa số các chuyện dở dang, lỡ làng đều do thân phận nghèo mà ra nên trong một chương trình ca nhạc của trung tâm ASIA, ban tổ chức đã cho xuất hiện trên sân khấu ba chàng ca sĩ lừng danh nhạc sến: Trường Vũ, Mạnh Đình và Mạnh Quỳnh với "Liên khúc nghèo". Tuy rằng ba chàng ca sĩ này ăn mặc có phần sang trọng, nhưng không phải vì lẽ đó mà không "sến".

Để kết luận hay khép một ca khúc vào hàng nhạc sến ta phải quan sát và phân tích kỹ lưỡng, bài hát phải hội đủ sự kết hợp của giai điệu, lời nhạc, nghệ thuật hòa âm và tài diễn xuất của ca sĩ. Thiếu một trong những yếu tố trên, ta khó mà kêt luận đó là nhạc sến. Nhưng đôi khi vì thiếu hài hòa mà thiên hạ lại phán rằng "sến thiệt" Người viết không tìm ra được danh từ nào để diễn tả nếu một bài nhạc sến sau khi trình bày gặp phải lời phê "sến thiệt". Vì lẽ đã là nhạc sến thì phải "sến". Thưa rằng, nhạc sến là danh từ và "sến thiệt" thì lại là tĩnh từ . Quả thật đây là cái vòng lẩn quẩn của ngôn ngữ. Khi ta nghe Chế Linh, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh cất tiếng cho bài hát "Bông sứ nhà nàng" thì ngươi viết dám chắc sẽ có người "rưng rưng" , nhưng nếu giao cho Tuấn Ngọc thì chắc chắn không phải một vài người mà có lẽ tất cả khán giả sẽ "cười lọt ghế " hay "lọt tròng" (tuy rằng người ta nghe bằng tai ), và câu nói đầu tiên sẽ là "sến thiệt" hay "sến quá " cao hơn nữa sẽ là "sến quá cở thợ mộc" hay "sến thầy chạy". Ngoài việc cất tiếng hát, ta không thể bỏ qua lối trình diễn của người ca sĩ. Thí dụ điển hình là chương tình "Tình ca Ngô Thụy Miên" với bài hát "Từ giọng hát em" . Thuở xưa đã có bao người bủn rủn tay chân, ngất ngây "từ giọng hát em" (một sự trùng hợp đầy lý thú) với giọng ca thánh thót của nữ ca sĩ Châu Hà. Mặc dầu khi sáng tác, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không có ý định viết theo giai điệu nhạc sến, người viết dám chắc có người đã nổi da gà khi thấy cô ca sĩ cùng một số vũ công "lắc lư con tàu đi" mà người bình dân vẫn gọi là "phăng" (fantasie). Không hiểu nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nghĩ thế nào chứ riêng người viết thì cảm thấy tệ quá. Một ca khúc được viết trong một giai điệu du dương êm ái, với lời ca chất chứa đầy yêu thương lãng mạn lại bị một tay "sến" hòa âm nên các nhạc công ra sức đập rầm rầm, chát chúa. Đã thế cô ca sĩ lại bò càng trên sân khấu cho có vẻ thời thượng như Madona, hay Micheal Jakson chăng?. Không hiểu khán giả nghĩ sao lại vổ tay ầm lên? Phải chăng vì sợ dè bĩu là chậm tiến, là nhà quê mà các cô cậu trở thành "sến hết ý " .

Tiêu chuẩn chê khen tùy thuộc vào cá nhân người nghe, nhưng nhận xét chung cho thấy người nhạc sĩ có thể sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau tùy theo nguồn cảm hứng của họ. Nhạc sĩ Lam Phương đã viết bài "Cho em quên tuổi ngọc" và bài "Tiếc" mà trong đó giai điệu và tiết tấu cùng lời ca hoàn toàn không phải đặc thù "Lam Phương" . Vì vậy ta không thể dựa trên lời nhạc để kết luận rằng bài hát thuộc hàng sến . Nếu ai phủ nhận thì hãy đọc lại hay hát lại bài "Hai năm tình lận đận" (Thơ Nguyễn Tất Nhiên _ Nhạc Phạm Duy) với "hai năm tình lận đận , hai đứa cùng hư hao .... hai năm tình lận đận hai đứa cùng xanh xao" ...

Thế thì "sến thượng thừa" rồi đấy chứ ! Ai bảo Phạm Duy không sến! (xin được diễn tả theo ngôn ngữ miền Bắc). Giả như cụ Phạm đổ lỗi cho thi sĩ thì quả không công bằng vì lẽ cụ có "sến" cụ mới thấy hay mà phổ nhạc nên sáng tác của cụ được gọi là nhạc sến thì đó là điều hiển nhiên.

Khác với các giòng nhạc khác; người viết xin tạm gọi "trưởng giả" để đối lại với cái tính "bình dân" của nhạc sến; thì nhạc sến đã thật sự đi sâu vào tâm tư của dân chúng nhiều hơn hết. Nếu như chỉ dạo nhạc không lời và mời một số người Việt Nam; không phân biệt giai cấp đến thưởng thức thì chắc chắn những giai điệu của nhạc sến sẽ được người nghe dễ nhận biết hơn giòng nhạc trưởng giả. Ngoài ra đặc điểm căn bản của nhạc sến là lời ca đơn giản dễ hiểu, nên được nhiều người ghi nhớ. Trong khi đó , giòng nhạc trưởng giả với lời nhạc trau chuốt, bóng bẩy như ".. sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ..." (Chiều nay không có em _ Ngô Thụy Miên) , "..tình ái không xanh như thơ , đến trong hơi thở , rồi trôi rất xa ..." (Hạnh phúc lang thang)
hay ".. Nét son dở dang môi sầu, ngõ hoang bước chân gục đầu ..." (Nét son buồn) .

Đôi khi lại đầy bí ẩn, đôi khi mang sắc thái triết học và tôn giáo
"Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi" (Trinh Công Sơn)
hay "Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ - Ôi phù dù từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua" (Phôi Pha _ Trinh Công Sơn , thì lẽ đương nhiên khó nhớ khó hát hơn vì giai điệu trầm bổng hiểm hóc. Các cô cậu thuộc tầng lớp bình dân chắc chắn sẽ lắc đầu nguầy nguậy" ay da cái quái gì mà rắc rối khó hiểu quá!" . Độc đáo hơn, nhạc sến đã được giới bình dân đón nhận nồng hậu, và cũng chính giới bình dân này đã tái tạo nhạc sến thành một giai điệu trào phúng mà khán thính giả đã không nhịn được cười.

Giòng nhạc trào phúng này, với một số nhỏ đa được các danh hài sửa đổi chút đỉnh trước khi trình diễn trước công chúng, kết quả ra sao thì người viết không cần biện chứng. Như đã trình bày, nhạc sến thịnh hành và nổi tiếng nhờ tập thể quân đội thì cũng chính tập thể này cũng đã thay lời để phù hợp với cái éo le, cái bẽ bàng trong đời chinh chiến "sống nay chết mai". Những giây phút dừng quân, với vài câu hát châm biếm, pha trò từ các bài nhạc sến dễ đem lại sinh khí cho người lính trong giây phút đó hơn là giòng nhạc trưởng giả . Trong chương trình ca nhạc do trung tâm Thúy Nga thực hiện với chủ đề nhạc Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa này đã phát biểu rằng "Tôi rất vui vì nhận thấy rằng giòng nhạc của tôi đã thực sự đi vào lòng đại chúng", để trả lời cho câu hỏi của người điều khiển chương trình khi ông ta đặt câu hỏi về cảm nghĩ của nhạc sĩ Lam Phương một khi nhạc của ông đã được thiên hạ "chế" lời khác như ": giờ thì cũng yêu , mà yêu yếu xìu" . Quả thật, nếu nhạc sến không thực sự đi vào lòng đại chúng thử hỏi tại sao văn chương truyền khẩu Việt Nam lại có quá nhiều "nhạc chế" để làm cho thiên hạ phải cười ngả cười nghiêng . Hai danh hề Vân Sơn & Bảo Liêm gần như là vô địch trong sở trường này. Nhạc chế đôi khi cũng thật thắm thiết và trong một vài trường hợp cũng không kém phần văn hoa, châm biếm. Xin đơn cử môt vài thí dụ điển hình với tính chất trào phúng "huề vốn" như :

( Mùa đông của anh _ Trần thiện Thanh )
....Anh chỉ là người điên trong nhà thương Chợ Quán !
Anh chỉ là người đui bên đường em nhìn thấy
Em đi đi ! Người câm không biết nói
Và người đui không thấy đường

....
( Nửa đêm ngoài phố - Trúc Phương)
Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm nhỏm dậy đi tìm đào
Tìm khắp xóm nhưng không gặp nàng nào
Làm tim gan tôi cồn cào
Đi tìm một nàng Marie
Tôi nhớ cái đêm nàng đi, dưới ánh đèn bên nhị tỳ
Nàng bước tới trao tôi khúc bánh mì
Mà tôi không ăn, muốn ăn con gà rô-ti


hoặc cay cú vì cuộc sống khó khăn đầy bất công đối với người lính chiến (Tỉnh lẻ đêm buồn - Tú Nhi & Bằng Giang)

Đã lâu rồi anh đi lính để nuôi em - Nhưng em chê tiền anh ít.
Muốn xài sang, anh đi làm sở Mỹ kiếm Dollar về cho em xài
Ở bên đó, em ơi có gì vui chỉ xin biên thơ về cho anh.
Mấy đêm nay rồi , anh đi binh xập xám, anh thua 2 ngàn tám,
em ơi biết cho anh, tiền lẻ không còn.


hay vì xã hội nhiễu nhương (Tàu đêm Năm Cũ - Trúc Phương)
Trời mưa gần tàn
Tui xách hôn đa, đưa tiễn nàng đi ăn nhà hàng
Cầm giấy năm trăm tui hỏi nàng hôm nay tại sao
Thấy em hông được dzui biết rằng em chê tui nghèo ...."


Trên đây chỉ là đơn cử vài thí dụ tiêu biểu cho giòng nhạc chế bắt nguồn từ nhạc sến, thực sự trên thực tế đã có không biêt bao nhiêu bài nhạc chế như thế, giòng nhạc mang đủ loại sắc thái khác nhau .Tuy rằng đây chỉ là văn chương truyền khẩu nhưng lan rộng trong hầu hết các tầng lớp dân chúng từ bình dân đến trung lưu trí thức . Như thế để nhận thây rằng, nhạc sến quả đã đi sâu vào lòng đại chúng. Có lẽ vì tính chất đại chúng và phổ thông nên nhạc sĩ Lam Phương và nhạc sĩ Trường Sa đã gọi là giòng nhạc đại chúng thay vì nhạc sến….

Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm tăng giá trị của dòng nhạc sến này . Những gì thuộc về "trước 75" đều được đại đa số quần chúng bảo tồn gìn giữ, người ta mở lòng ưu ái để đón nhận . Có lẽ giòng nhạc này đã đem lại cho dân gian một chút tưởng niệm cho thời vàng son đã qua, một chut kỷ niệm thời xa xưạ Nhạc sến giờ đây đã chinh phục thêm một số thính giả mà trước đây vẫn coi thường hay e ngại . Giờ đây, ai ai cũng đều nhận rằng Văn Cao, Phạm Duy, Dương thiệu Tước, Cung Tiến có cái tài thì Lam Phương, Trúc Phương, Tú Nhi, Hoài Linh, Mạnh Phát v.v. cũng có cái tài riêng của họ, không thể so sánh quả cam và trái táo . Trong giòng nhạc sến đó, không ai có thể chối cải được rằng các bài hát như "Khúc ca ngày mùa" (Lam Phương) "Xóm đêm" (Phạm Đình Chương), "Ai lên xứ hoa đào" (Hoàng Nguyên), "Nửa đêm ngoài phố" (Trúc Phương), "Thương hoài ngàn năm" (Phạm Mạnh Cương) v.v.. đã được liệt vào tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam mà các nhạc sĩ thuộc trường phái khác khó có thể sáng tác được.

Cuốn trôi theo vận mệnh của xứ sở, người Việt lưu vong tại những nơi xa xôi ngàn dặm trông ngóng nhớ về quê hương, họ ráng tìm lại chút kỷ niệm về cội nguồn qua chút gì còn sót lại trên các quyển sách, vài băng nhạc thuở trước. Tại một nơi xa lạ về ngôn ngữ, phong tục tập quán thì những món ăn tinh thần tuy đơn sơ nhưng nó lại có khả năng giúp người nghe vẽ lại một quãng đời đã qua. Nghe lại một bài hát, dù rằng ngày đó không mấy ưa thích vì nội dung có phần tầm thường bình dân, nhưng trong hoàn cảnh mới; khi quê nhà cách xa nửa vòng trái đất, tâm tư người nghe bỗng chùng xuống .Lòng bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện xưa, một nỗi buồn man mác khó tả. Người viết dám chắc rằng sẽ có người trong số những người tỵ nạn tại đệ tam quốc gia sẽ rơi vào cảnh "môi cười mà lệ như rơi" khi bỗng nghe lại câu hát đơn sơ trào phúng như ".. Đồng Tháp hết bóng hồng rồi còn ai yêu tuị." (Trên 4 vùng chiến thuật _ Duy Khánh). Riêng chính bản thân người viết bỗng nhớ đến cái thuở nô đùa cùng đám bạn trong giờ ra chơi, trẻ trung và vô tư các chú học sinh "ráng gân cổ" hát hò và cười vang trời . Bài hát "Thói đời" được đổi lời thành "đường tương chao, tàu hủ, dưa leo, ai chưa ăn chưa phải thầy chùa" . Ngày ấy chỉ là trò đùa nhưng bây giờ là kỷ niệm. Kỷ niệm dầu vui hay buồn, khi nhớ lại đều bồi hồi . Khi Hương Lan, Tuấn Vũ, Thái Châu, Mạnh Đình v.v.. cất tiếng thì bỗng từ đâu giòng kỷ niệm chợt trôi về trong tâm tư, như thế thì đâu phải nhạc sến là tầm thường như bao người vẫn dè bĩu, nhạc sến đâu phải "quá ẹ" như ngày xưa mình nghĩ. Thật ra, không phải bài hát "quê mùa" của ngày xưa "dở ẹt" mà là vì nó đang trong tầm tay với, là vì tâm tư người nghe chưa quyện vào lời nhạc nên không cảm nhận được. Khi có mất mát, con người mới thấy cái giá trị của nó. Thì ra những điệu nhạc quê mùa kia, những "sến nương" ngày ấy là hiện thân của mơ hồ ràng buộc gắn bó với quê hương.
 

Theo nhận xét của ngươi viết thì văn chương, thơ phú và âm nhạc, những gì nói lên được tiếng lòng thì sẽ được cảm nhận là haỵ Những ca khúc được viết cho người lính Cộng Hòa khi xưa dễ đem đến sự thông cảm cho người nghe, có phải chăng tâm tư của người lính trận hai miền nam bắc gần giống nhau nên họ đã tìm đến giòng nhạc này để mơ hồ về một thuở và cũng để cùng thấy ray rức. Thêm vào đó, nhưng tâm sự kể lể sướt mướt kia có lẽ đã nói lên được các đặc điểm của xã hội nhiễu nhương, những tình tiết éo le của cuộc đời . Phải chăng giòng nhạc đại chúng dần dà đã xoa dịu nỗi đau thương, co tác dụng hàn gắn những vết thương trong lòng người Việt trôi nổi theo dòng thăng trầm của lịch sử. Tiếng hát của Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh đã đi tận hang cùng ngõ hẻm của các khu phố lao động tại Viêt Nam ngày nay. Các ca sĩ chuyên trị giòng nhạc đại chúng bình dân cũng được xếp vào hàng thượng thặng và cũng được gọi là ca sĩ hàng đầu. Mỗi loại nhạc đều có sức thu hút riêng và lẽ đương nhiên giới thưởng ngoạn âm nhạc cũng có cái thú riêng cho từng loại nhạc. Ngày nay, nhạc đại chúng (hay nhạc sến) đã được thanh thiếu niên trong cũng như ngoài nước đón nhận nồng nhiệt, không những thế họ công khai thưởng thức một cách thoải mái mà không sợ một sự dè bĩu chê bai nào . Giòng nhạc đại chúng quả có sức chinh phục phi thường sau bao năm thăng trầm của đất nước và xã hội . Nếu không, giòng nhạc bình dân đại chúng đã tắt lịm từ lâu .Không những thế, điều quan trọng là một số các nhạc sĩ trẻ trong và ngoài nước đã tiếp tục sự nghiệp sáng tác trong hãnh diện. Thật vậy, bản thân của nghệ thuật phát sinh từ tâm tư của con người, mà đã là tâm tư của con người thì lẽ đương nhiên sẽ có kẻ thích người chê . Khen và chê, từ ngàn xưa vẫn là vấn đề của khán thính giả, vấn đề của người thưởng ngoạn, nhưng giờ đây đã đến lúc chúng ta nên có một cái nhìn khoa học, một quan niệm chân chính, môt thái độ công minh cho giòng nhạc mang rất nhiều âm điệu và tình tự của quê hương . Giòng nhạc nói lên bản chất và tiếng lòng của một dân tộc, giòng nhạc mang sắc thái bình dân hiền hoà, phát sinh từ khối óc con tim của người da va ng sinh sống trên giải đất nhỏ nhoi của bán đảo đông Dương; có tên gọi Việt Nam.

Montreal, tháng 6, 2006
Hoàng Mai Phi (Source: Internet forum)
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=34e55421899b5b1ae50e902f2b802c9e




Chỉnh sửa lại bởi gcvn95 - 03/Dec/2008 lúc 8:26pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2010 lúc 11:40pm
 
 
Mời diễn đàn đọc bài viết dí dõm, khôi hài của Ngô Sắc về "Nhạc Sến".
Thư giãn tinh thần trước khi bắt đầu cho tuần làm việc mới .
(VN gần 12 giờ trưa thứ hai )
mk
 
 
 
 
Bàn về nhạc sến

(Tác giả : Ngô Sắc)
 


Chữ sến hổng biết có từ hồi nào trong văn hoá Việt, mà cũng hổng biết nguồn gốc nó từ đâu nữa kìa! Một bữa thình lình nó xuất hiện và chạy tùm lum với vận tốc của ánh sáng. Hễ cứ có người Việt, tiếng Việt là có nó đứng chình ình. Lôi một người Việt ra hỏi sến là chi thì dám có màn họ la làng: Hỏi câu chi mà... sến dzậy? Rồi chừng thấy bạn nghệch ra một cách thành khẩn và nghiêm túc thì họ sẽ ngơ ngác mà thú nhận với bạn, rằng họ không có định nghĩa thỏa đáng cho cái câu hỏi kỳ cục của bạn (!)

Mà kỳ cục thiệt ! Cũng chỉ vì Việt nam không có Hàn Lâm Viện nên chuyện định nghĩa chữ sến một cách chính xác theo ngữ học chuyên môn đã chưa có. Thế nhưng áp dụng của nó thì, má ơi, tùm lum và bất kể, cái gì cũng có thể sến được hết, thậm chí văn hoá là chuyện tinh thần, chuyện hay đẹp của cả một dân tộc, mà lắm khi cũng sến luôn, còn sến sệt là khác. Thế mới kẹt !

Vậy chứ sến là gì ? Tui hổng phải là nhà ngữ học nhà văn hoá, thế nên tui không có định nghĩa, mà tui cũng hổng cần biết định nghĩa của nó là chi. Biết nhiều càng tổ thêm phiền toái. Nhưng biểu tui nơi chốn thời gian hoàn cảnh để áp dụng chữ này thì tui rành lắm. Thí dụ thế này nha:

-Bạn đi cua đào mà nàng nói bạn sến thì bạn nên gài số de liền tù tì.
-Vô nhà đào mà nói má của nàng sến, bạn sẽ được tiễn chân ra tận cửa tức khắc (và mất đào như chơi)
-Tía của đào sến khi thằng chả nhất định bắt bạn đưa con gái về lúc hoàng hôn (nghĩa là mặt trời mới vừa lặn chút đỉnh!)
-Em trai của đào sến khi nó nhất định đứng ì ra trong phòng khách, lúc bạn đang ngây ngất vì hương tóc của nàng.
-Ði nhà thờ đi chùa mặc đồ sến thì hổng sao, tới nhà nàng mặc đồ sến thì kiki sủa đã đành mà em gái nàng cũng sủa luôn, kẹt lắm !
-Cháu bạn chê bạn sến bạn tỉnh bơ, nhưng nếu nó chê nàng sến thì bạn lộn máu lên đầu và có quyền bợp tai nó (cho nó chừa tật nói hỗn)
-Ðào không bao giờ sến cả, vợ mới có khả năng sến.
-Chị bạn sến là khi bả nhất định đòi 10 đồng bạn đã lỡ vay và (lơ đãng) quên trả, đòi một cách triệt để và ráo riết (Ôi, tình chị em nhẹ hơn tờ giấy bạc 10 đồng !)
-Thằng bạn nối khố nếu sến sương sương nó là thằng bạn tốt, nếu sến thượng thừa nó sẽ tạo cho bạn những nỗi bận lòng không nhỏ (vì chuyện thất tình của nó sẽ là chuyện thường trực và kinh niên, phiền lỗ tai lắm lận !)
-v.v... và v.v...

Nói chuyện sến khơi khơi thế e nhạc sĩ Nguyễn Tuấn hổng bằng lòng. Ông Nguyễn Tuấn là ai thủng thẳng bạn sẽ biết. Tui mới khám phá ra ổng chừng độ 1-2 tuần nay thôi, nhưng chưa gì ngó bộ ổng đã làm khó dễ tui về cái chuyện định nghĩa thế nào là sến, chính xác hơn thế nào là sến trong âm nhạc (dĩ nhiên nhạc sĩ chỉ muốn nghe cái chi có dính líu tới nghề nghiệp của mình thôi)

Sau khi vắt tay lên trán thao thức ba bốn bữa thì tui tìm ra định nghĩa (rất sến) về chữ sến. Dĩ nhiên đây chỉ là định nghĩa sơ khởi riêng tư, nó còn phải chờ Hàn Lâm Viện Ngữ Học thành lập, chờ các Viện Sĩ biểu quyết và chấp thuận rồi nó mới đàng hoàng mà đi thẳng vô Tự điển để trở thành kim chỉ nam cho các thế hệ mai sau !

* * *

Trước hết sến là người ở, người làm, đầy tớ ... một chữ không mấy chi bác ái, nó mang đầy tính giai cấp phong kiến tư bản, nghĩa là nó xấu xa. Thời nay, lòng nhân của chúng sanh đã mở ra (và mở rất rộng) thế nên người ta lịch sự hơn, người ta gọi họ, những người-ở người-làm đầy-tớ ấy, là người giúp việc nhà. Tại sao người giúp việc nhà lại biến thành sến thì thiệt tui hổng rõ. Hồi có chuyện biến chủng này y hình chưa có tui. Ông Nguyễn Tuấn sanh sớm đẻ trước, ông ấy hẳn biết, nếu ông nhất định hỏi tui nguồn gốc chữ này thì thiệt ông làm khó tui quá xá !

Theo lý luận thông thường (và chậm tiến) thì nghèo mới phải đi ở đợ làm công. Mà đã nghèo thì cơ hội cắp sách tới trường dài lâu ngó bộ khó xảy ra, thế nên trình độ hiểu biết của sến hổng mấy chi cao. (Tui nói hiểu biết nha, không nói chuyện tư cách.) Sến nương thường là những cô gái quê khốn khổ phải ra tỉnh mưu sinh và chưa có gia đình. Ngoài bổn phận (với chủ và với gia đình), cô cũng có trái tim (biết rung động) có ước mơ (hiền lành và khiêm tốn) như mọi người. Hồi một ngàn chín trăm lâu lắm thì nước chưa tuôn vô nhà như bây giờ, chiều chiều xong việc nhà cô còn phải quảy thùng đi ra phông-tên nước sắp hàng chờ phiên. Trai khôn tìm vợ chợ đông, các đấng mày râu phong lưu tuấn tú (nhưng túi ... thiếu tiền) thường cũng ra đây sắp hàng chờ đợi y chang dzậy. Những mối tình theo kiểu ‘gánh nước đêm trăng’ là chuyện xảy ra hà rằm, thành tựu có, tan vỡ cũng có luôn. Thỉnh thoảng còn nghe chuyện sến nương bị buộc phải trở thành bà chủ nhỏ trong thời gian ngắn hạn. Ðại khái sến thì khổ vậy đó.

Vì sến là gái quê ít học nên đặc tính căn bản của sến là chất phác thiệt thà, lắm khi quá đáng nên thành hời hợt ngớ ngẩn. Lên tỉnh ít lâu sến hấp thu văn minh xã hội vật chất nên cũng thích hào nháng bề ngoài cho có vẻ thị dân thành phố, thế là xảy ra chuyện hoa lá cành rườm rà và hổng chừng còn rậm rạp ác liệt là khác. Marie là cái tên thông dụng trong văn hóa Tây, hổng biết tại sao nó lại dính vô chữ sến. Có vẻ như là do mấy ông nhà văn nhà báo tinh nghịch (nhưng không hề có ác ý) chế ra để cười vui với nhau. Rồi cũng từ chữ Marie-Sến này nảy sanh ra chữ Marie Fontaine hay Marie Máy-nước và một số chữ nữa lòng dòng xung quanh nó.

Tóm lại sến là một nghề rẻ tiền nhưng lương thiện. Thú thiệt nghề này tui cũng có làm qua ít lâu. Nó cơ cực thân xác nhưng khoẻ re tinh thần. Hồi hành nghề này lắm khi tui cũng tỉnh bơ ngớ ngẩn cho hợp tình hợp cảnh, chủ nói chi nghe đặng thì tui hiểu cái rột, họ chơi ép quá thì tui đực mặt ra ! Nhưng thường thì các ông bà chủ thông cảm tui lắm, họ biết tui hành nghề sến tài tử vì tui đang ở ẩn chờ thời, chừng rồng mây gặp hội dám họ cũng có phước có phần, bởi tui là đứa ăn ở có hậu.

Khi sến là nghề (nghĩa là danh từ) thì chẳng có vấn đề gì ráo để mà phải bàn luận đôi co, chừng sến biến chủng thành đặc tính (nghĩa là tĩnh từ) thì thiệt là sinh lắm chuyện. Sau khi điều nghiên phân tích tổng hợp tùm lum thì tui định nghĩa sến đặc tính thế này : Gọi là sến khi thiếu hẳn sự cân xứng hài hòa cần phải có, chuyện thiếu cân xứng hài hòa này lại không tạo ra những đe dọa hiểm nguy về tinh thần lẫn vật chất, thường nó chỉ làm người xung quanh tức cười, cùng lắm làm họ bực mình khó chịu chút đỉnh vậy thôi. Sến do đó hiền lành và ngây thơ vô tội vạ. Sến không hề biết là nó đang... sến, nghĩa là nó đang kỳ cục tới độ lố lăng, lại cứ hồ hởi yên chí mình ngon lành thứ thiệt. Bởi vậy mới... chết người! (nhưng thiệt thì hổng có ai chết cả, nói thế để hù cho sến sợ chơi thôi !) Sến hổng phân biệt tuổi-tác trình-độ thành-phần phái-tính chức-nghiệp thời-gian hoàn-cảnh gì ráo. Cứ lạng quạng ấm ớ là có thể thành sến dễ dàng. Sến hiện tượng có tính tài tử và tạm thời. Sến bản chất có tính chuyên nghiệp và thường trực. Sến và cải lương thường bị hiểu lầm là có họ với nhau. Chuyện này sẽ bàn sau vì thấy dzậy mà hổng phải dzậy.

Ðịnh nghĩa thế rồi thì bạn thấy những thí dụ tui đưa ra ở trên thiệt là chính xác về người sến việc sến ha. Tóm lại sến không tốt cũng không xấu, nhiều khi nó còn giúp vui văn nghệ tới nơi tới chốn đàng hoàng. Theo tui, nếu thiếu ba cái chuyện người sến việc sến thì cuộc đời này sẽ thiếu hẳn màu sắc, và như thế nó sẽ tẻ nhạt và buồn bã biết bao !

* * *

Nói năng ấm ớ lòng dòng vậy là để đi vô chuyện sến trong âm nhạc. Nghe nói lâu rồi các bậc thức giả nhìn xa hiểu rộng của nền âm nhạc nước nhà tại quốc ngoại đã thảo luận chuyên đề về chuyện nhạc sến. Y hình thảo luận cũng không đi đến đâu, nghĩa là chưa có chuyện thống nhất ý kiến về tiêu chuẩn của nhạc sến. Ông nói con gà, bà bảo con vịt, nghĩa là chuyện họ nói có vẻ không mấy chi...hài hòa lắm!

Tui hổng phải nhạc sĩ thế nên ý kiến của tui dám có khác với họ, và ý kiến này dám tạo cơ hội giúp họ ngồi xích lại gần nhau thêm nữa trong lãnh vực chuyên môn nghề nghiệp hổng chừng. Tui xin thưa thế này: Sến trong nhạc có hai phần, sến nội dung liên quan đến nhạc sĩ tức người viết nhạc và sến hình thức liên quan tới ca sĩ tức người trình bày nhạc.

Trước hết là sến nội dung. Mỗi nhạc sĩ có style riêng. Nốt nhạc tạo âm điệu cho bài nhạc, nhưng ý tình lại nằm trong lời hát. Nốt nhạc chỉ hay hoặc dở mà không sến được, lời hát mới có khả năng sến. Lời hát sến khi nội dung nó quá chất phác thiệt thà tới độ nghèo-nàn ngớ-ngẩn và hời-hợt, còn bằng như văn chương thi phú thì nó là thứ văn chương đầy sáo ngữ, rỗng tếch và vô hồn. Ðồng ý như thế rồi cũng chưa chắc đã nhất trí được với nhau đâu nha. Tui xin cắt nghĩa như vầy : Âm nhạc là chuyện cảm tính, nghĩa là nghe bằng trái tim (mà than ơi, trái tim lại có những lý lẽ riêng của nó) thế nên với bạn nó sến mà với tui nó lại nức nở nghẹn ngào, dám chừng nó còn làm tui âm thầm đổ lệ nữa là khác ! Bạn chê tui sến thì tui chê bạn khô khan, thế là huề !

Mỗi nhạc sĩ có style riêng, và thường thì họ cố định trong phương cách viết nhạc và đặt lời của mình. Vậy chớ thỉnh thoảng cũng có khi họ lăng quăng chút đỉnh. Nếu vụ lăng quăng này làm người nghe khoái chí thì càng tốt, nhưng nếu làm người nghe thất vọng thì ông bà nhạc sĩ ấy liền bị chê là sến liền tù tì ! Thí dụ như vầy nha: nhạc sĩ Lam Phương chuyên viết nhạc bình dân đại chúng (chữ của đại văn hào Nguyễn Ngọc Ngạn) và nhạc sĩ Vũ Thành chuyên viết nhạc... bác học. Một bữa thinh không Lam Phương viết ra một bản nhạc mà mới nghe tui tưởng là của Vũ Thành. Vì tui thích Vũ Thành nên tui thấy hổng có chi sến hết, nhưng fans của Lam Phương sẽ phiền trách dữ lắm lận (Sao kỳ này giả viết nhạc kỳ cục dzậy cà ?) Ngược lại nếu bữa khác Vũ Thành dở chứng viết nhạc nghe giống nhạc Lam Phương, thì vì hổng thích Lam Phương nên tui thấy Vũ Thành đã sến là cái cẳng, còn fans của Lam Phương sẽ tán thưởng reo hò!

Tiêu chuẩn về thơ về nhạc thay đổi theo thị hiếu, người dễ dãi thì cái gì cũng xà và, người khó khăn thì cái chi cũng không vừa ý... lắm ! Ðịnh tiêu chuẩn cho chuyện nghèo nàn hời hợt do đó hổng dễ gì. Tui xin đưa vài thí dụ theo ý riêng của tui :

-Nghèo nàn : Tôi nghèo tôi chẳng cao sang, nên người ta đã phụ (ụ) tôi rồi ....
-Hời hợt : Ước gì nhà mình chung vách hai đứa mình khắng khít (ơ) bên nhau.
-Rườm rà và sáo rỗng : Những ngày anh đi khỏi (ỏi), xin em chớ đi lại vùng tình yêu lắm bẫy (ẩy) nhân gian.
-v.v... và v.v...

Bây giờ tới sến hình thức. Sến hình thức liên quan tới ca sĩ. Mỗi giọng ca hợp với một loại nhạc riêng. Chế Linh, Tuấn Vũ là những giọng ca hàng đầu hiện nay trong dòng nhạc đại chúng. Tui nghe Chế Linh Tuấn Vũ hát Bông Sứ Nhà Nàng hay Bông Cỏ May thì tui thấy nó đặng lắm và nó cũng có khả năng làm tui ... thổn thức nghẹn ngào nữa kìa. Thế nhưng bữa nào hai cha nội này trật đường rầy, lôi nhạc bác học ra ca, thì tui e rằng khó mà lọt lỗ tai. Chiều Một Mình Qua Phố bạn biết ha, nó là một bài hát có tiếng của Trịnh Công Sơn. Một bữa nó được Chế Linh nức nở hát lên, má ơi, tui nghe xém té lọt ghế ! Chế Linh hát Bông Cỏ May thì hổng sến nhưng hát Chiều Một Mình Qua Phố bỗng thành sến sệt, hổng tin cứ nghe thử khắc biết. Bài Thu Sầu của Lam Phương bạn cũng biết rồi ha, một bữa tui nghe Thái Thanh hát nó, rồi tui cũng nghe cả Lệ Thu hát nó nữa (đứa nào nói gian bà bắn) tui xém nữa chết sặc ! Lúc đó tui thấy sến quá, hổng phải bài hát mà hai bà nội ca sĩ đó, mèn ơi, họ sến thượng thừa luôn !!

Tại sao lại có chuyện cùng một bài nhạc hoặc cùng một ca sĩ mà lúc sến lúc không ? Ấy chỉ vì bài nhạc và giọng hát nó hổng hài hòa cân đối với nhau gì ráo, sến là vậy. Không hay không dở, chỉ sến thôi ! Ðây là chuyện hài hòa cân đối giữa bài nhạc và giọng hát, sang tới phương cách trình bày thì, tía má ơi, đã có những chuyện sến xảy ra tới vượt chỉ tiêu luôn !

Bạn biết bài Từ Giọng Hát Em của ông Ngô Thụy Miên ha, nhạc câu cuối ‘Thôi ngàn kiếp mãi chờ nhau’ ông viết ác liệt lắm. Bài này hồi trong nước Châu Hà thâu vào băng nhựa nghe nhức nhối luôn, chừng qua đây nó được một tiếng hát mệnh danh là tiếng hát hàng đầu tại hải ngoại hát lên (y hình ca sĩ hải ngoại hay có khuynh hướng sắp hàng ngang, thế nên tiếng hát nào cũng là tiếng hát hàng đầu ráo hết). Tía má ơi, cũng ở cái câu kết này, thinh không bà ca sĩ nổi hứng đi fantaisie làm tui nổi da gà và xuất mồ hôi hạt. Dĩ nhiên là nó dở và dở tệ. Făng như thế là făng bậy, do đó sến sệt. Tui nghe bả hát mà thương ông Ngô Thụy Miên thiếu điều tắt bếp ! Rồi còn chuyện mấy cô mấy cậu vừa hát vừa quị xuống, lắm khi còn lăn kềnh hay bò lê bò càng trên sân khấu cho đủ bộ. Vì rằng đã ăn bận giống Madona, Alicia Keys, Michael Jackson, Timberley Blakes gì gì đó, thì phải ‘ắc’ giống họ, nếu không nhà quê chết mồ ! Cũng bởi không muốn thành nhà quê nên mấy cô mấy cậu ấy đã trở nên rất … heavy duty sến !

Nói sang chuyện ắc tức là cách diễn tả tui xin cho thí dụ luôn : Nhạc thất tình nó buồn hết ý ha. Hát nhạc thất tình mà mặt mũi cứ phởn tức là cứ hớn ha hớn hở thì ngó bộ trật đường rầy, nghĩa là hổng hài hòa. Thế nhưng nếu sầu thảm nặng nề, mũi dãi chảy tùm lum thì e rằng nó quá đáng, hổng cân xứng. Hài hoà cân xứng không có, thếù nghĩa là sến đứt đuôi rồi còn phân trần chi nữa !

Cách hát cũng có thể gây chuyện sến. Ðã có tiêu chuẩn thì khi ra ngoài tiêu chuẩn ấy, khả năng sến nó có thể xẩy ra. Tân nhạc thì phải hát bằng giọng bắc, càng bắc càng tốt. Cổ nhạc phải hát bằng giọng của miền phát sinh ra nó, quan-họ hát bằng tiếng Bắc, vọng cổ hát bằng tiếng Nam, hò Huế hát bằng tiếng ...Huệ. Hát khác đi thì nó sường sượng sao đó, giống như ăn cơm sống vậy, nghĩa là nó ... sến lắm!

Nói chuyện cổ nhạc thì nói thêm chuyện cải lương. Cải lương hổng có dính líu gì tới sến hết. Cải lương là cổ nhạc nam phần, mà người miền nam thì bộc trực chất phác. Tính chất phác bộc trực nó đi vào ngay cả trong câu hát điệu hò, nếu có văn chương thi phú thì nó mầu mè hào nháng cách riêng của nó. Cải lương không bao giờ sến được cả, nó chỉ thành sến khi bỗng dưng người ta trộn nó với tân nhạc theo cái kiểu tân cổ giao duyên. Cũng cái lời trong bài vọng cổ đó nếu hát bằng ngũ cung có đàn kìm đàn tranh phụ hoạ thì nó mùi tận mạng, nhưng thinh không nếu có ông nhạc sĩ nào đó nổi hứng đưa nốt dzô thì ... kẹt lắm ! Tui vốn mê vọng cổ chết bỏ, nhưng cái thời nghe Kim-Nguyên Út-Trà-Ôn Thành-Ðược Thanh-Sang hay nghe Út-Bạch-Lan Ngọc-Giàu Phượng-Liên ca vọng cổ sáu câu theo đúng bài bản của ông Sáu Lầu ngó bộ đã xa lơ xa lắc rồi. Vì tui cũng không còn trẻ gì, thế nên chuyện hoài niệm quá khứ lắm khi nó làm mình ... buồn bã hổng vui !

* * *

Nói thế là hết lời rồi về chuyện sến. Hy vọng bài viết này giải đáp thỏa đáng câu hỏi của ông Nguyễn Tuấn. Nếu ông vẫn chưa gẫy nhẽ chi lắm thì sau đây là thí dụ cuối cùng. CD Chiều Bên Sông mới ra của ông có bài Chiều Bên Sông. Vì ông chọn nó làm nhạc đề nên tui đoán là ông ưa nó nhất. Tui nghe Chiều Bên Sông của ông thấy phê quá và mê quá, ác liệt lắm lận. Tưởng tượng thế này nha : Một bữa đẹp trời nó được Tuấn-Vũ nức nở nghẹn ngào hát lên. Tới đoạn : Một chiều bên sông, buồn tái tê nói câu từ ly, mộng dưới hoa thôi thế còn chi ... thì Tuấn Vũ xuất thần và ... nhập đồng, Tuấn Vũ từ từ quị xuống sàn nhà, hai tay bưng lấy mặt (Oâi, bộ mặt đau đớn vì buồn tê tái chuyện biệt ly !) Sao, ông thấy thế nào ông nhạc sĩ ?

Ðùa ông thế cho vui vì thí dụ này khó có thể xảy ra, bị Tuấn Vũ thì không bao giờ hát nhạc Nguyễn Tuấn cả, hát như thế nghe nó... sến lắm ! Nhạc sến hay ca sĩ sến thì còn tùy, tùy cảm quan của khán thính giả đang thưởng thức nó.
 
 
Ngô Sắc
(05-07-2005)
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 13/Jun/2010 lúc 11:42pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2010 lúc 7:15pm
 
"Nhạc sến".... lên hương !?Tongue
Một thời , tại VN dòng "nhạc vàng" này bị cấm.
Thậm chí, có gia đình quá sợ phải đốt bỏ hết !
 
Quả là  ...  "Vô Thường" !!!
mk
 
 
 
 
 
TUẤN VŨ HƯƠNG LAN MANG NHẠC VÀNG SÀI GÒN CHINH PHỤC HÀ NỘI


Trần Củng Sơn, Oct 17, 2010

 

 

ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site 

Cali Today News - Khi đang viết bài này thì đêm nhạc của Tuấn Vũ Hương Lan tiếp tục trình diễn trở lại tại nhà hát lớn Hà Nội vào đêm 16-10-2010 sau khi đại lễ Thăng Long Ngàn Năm kết thúc. Đôi song ca này đã mở đầu sô diễn vào ngày 11-8-2010 và được khán giả miền Bắc đón nhận nồng nhiệt, giá vé khoảng mấy chục đô la Mỹ bán sạch và sô diễn kéo dài mấy tuần liền mà vẫn còn ăn khách. 

Các trang báo nổi tiếng trong nước đưa tin rầm rộ cùng hình ảnh trên sân khấu, đặc biệt ảnh Tuấn Vũ đưa ngón tay trỏ để ngay miệng làm dấu yêu cầu khán giả không tán thưởng ồn ào để thưởng thức tiếng hát Hương Lan đang đứng bên cạnh.

Có vẻ như ganh tị củng cay đắng, một bài viết được đăng lên trang mạng trong nước có tựa đề : “ Khi Đặng Thái Sơn không thể “ địch” lại Hương Lan Tuấn Vũ” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc có những dòng chữ như sau : 

“Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể "địch" lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc... Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm.

Như vậy, "sự kiện âm nhạc" nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc "Sến" của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra.”

Những người dân Miền Nam sau tháng 4-1975 không bao giờ quên chuyện kẻ chiến thắng từ Miền Bắc đã ra lệnh cấm và thiêu hủy văn hóa Sài Gòn trong đó có sách vở, băng nhạc, phim ảnh. Có những người đã bị ở tù vì cất giữ những sản phẩm văn hóa đó, có những người bị tịch thu cái máy hát ( có giá trị vào thời đó) chỉ vì phát ra những ca khúc mà Việt Cộng cho là Nhạc Vàng. Cả một bộ máy tuyên truyền của chế độ lên án Nhạc Vàng cho là đồi trụy, phản động. Ai mà lỡ miệng hát những bài Nhạc Vàng thì bị tố cáo với công an, cán bộ và bị bao nhiêu phiền phức, kể ra không thể nào hết được.

Cho tới hôm nay, năm 2010, ngồi kể lại chuyện đàn áp Nhạc Vàng cho con cháu ở lứa tuổi 30, 40 thì chúng rất ngạc nhiên vì không thể nào tưởng tượng nỗi cái chế độ Việt Cộng nó lại tàn ác và độc tài đến như vậy.

Nhưng vẫn còn đến hàng chục triệu nhân chứng ở Miền Nam vẫn còn sống từ trong nước đến hải ngoại xác nhận chuyện này chứ không phải tin đồn, tin bịa.

Và những người dân Miền Nam rời khỏi đất nước để tị nạn đã giữ gìn được những bài hát Nhạc Vàng cùng bao sản phẩm văn hóa Sài Gòn, trở thành món ăn tinh thần cho đời sống dân hải ngoại.

Câu chuyện cán bộ Việt Cộng thích nghe loại nhạc mà họ đã từng chê bai và đàn áp rồi sau đó đến dân Miền Bắc cũng thích đã được kể từ nhiều năm nay, không còn là chuyện lạ nữa. 

ImageShack,%20free%20image%20hosting,%20free%20video%20hosting,%20image%20hosting,%20video%20hosting,%20photo%20image%20hosting%20site,%20video%20hosting%20site 

Nhưng tin tức Hương Lan Tuấn Vũ  cùng Giao Linh dùng Nhạc Vàng Sài Gòn chinh phục thủ đô Hà Nội với nhiều sô diễn bán hết vé tại Nhà Hát Lớn từ giữa tháng 8 đến tháng 10 năm 2010 trở thành sự kiện chính thức mà báo chí trong nước đăng tải phổ biến khắp nơi đã an ủi cho giới văn nghệ sĩ sáng tác của Sài Gòn từng bị Việt Cộng đàn áp thô bạo 35 năm qua.

Những bài hát được trình bày như Người Yêu Cô Đơn, Chuyện Tình Lan Và Điệp, Thói Đời,  Hoa Sứ Nhà Nàng, Giọt Lệ Đài Trang, Những Đồi Hoa Sim, Lâu Đài Tình Ái, Kiếp Cầm Ca, Phút Cuối... được khán giả Hà Nội tán thưởng ngây ngất.

Tác giả những ca khúc Nhạc Vàng Sài Gòn được trình bày tại Nhà Hát Lớn Hà Nội có người còn sống, có người đã qua đời và khi nghe được tin tức này thì không còn niềm hạnh phúc nào hơn dành cho người sáng tác. Ngay cả Tuấn Vũ- theo bài báo mô tả-  cũng xúc động không ngờ vì được đón nhận nồng nhiệt đến như vậy.

Dĩ nhiên giọng hát của Tuấn Vũ và Hương Lan ngọt ngào và họ đã thể hiện thành công những ca khúc trữ tình của dòng nhạc vàng Sài Gòn được dân chúng Miền Nam ưa thích. Người Miền Bắc cũng là người Việt Nam, cho dù có nét riêng văn hóa địa phương nhưng xét ra thì cũng có điểm chung và họ thích các bài ca trữ tình, câu nhạc dễ nghe, lời ca giản dị, trải ra những nỗi niềm của một con người bình thường. 

“ Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành...” một trung tâm băng nhạc ở Quận Cam cho biết cuốn băng có bài hát Người Yêu Cô Đơn đã bán mấy chục ngàn cuốn vào thập niên 80, 90. Ngồi phân tích cái hay cái dở của bài hát này thật không dễ dàng. Nếu nói là hay về mặt nhạc thuật thì không thể đem vào nhạc viện để dạy cho nhạc sinh, nếu nói là không hay thì tại sao nhiều người thích. Và chắc chắn một điều là nó trở thành đề tài nghiên cứu cho những nhạc sĩ nào muốn có tác phẩm nổi tiếng. 

Tác giả Đặng Hữu Phúc gọi đó là “ Nhạc Sến”. Thực ra danh từ “ nhạc sến” được mỗi người hiểu một cách khác nhau và chưa có ai đưa ra được một định nghĩa đầy đủ. Cũng giống như đã có bao nhiêu người định nghĩa “ tình yêu” nhưng đã có mấy ai đồng ý với nhau hoàn toàn.

Có người cho là chữ “sến” có dính dáng đến “ Mari Sến” nhưng có người cho là có liên quan đến cây “ đàn sến” cho ra những âm thanh luyến láy mang nét dân tộc. Những bài hát được xếp vào loại “sến” thường thì người hát phải luyến láy nghe mới hay, nhất là những chữ mang dấu hỏi, dấu ngã. Thí dụ như bản Kẻ Ở Miền Xa của Trúc Phương nghe Duy Khánh ca rất tới, bảo Tuấn Ngọc ca bài này thì nghe không ra. 

Anh bạn dạy học trò phân biệt thế nào là nhạc sến, nhạc sang bằng cách đưa ra thí dụ rằng Kẻ Ở Miền Xa là nhạc sến, còn Diễm Xưa là nhạc sang ( ca từ rất trừu tượng và hát không nên luyến láy); Hương Lan Tuấn Vũ xếp vào loại hát nhạc sến, Khánh Hà, Vũ Khanh hát nhạc sang. Nhưng có nhạc phẩm lưng chừng giữa hai loại, có giọng ca như Duy Quang hát cả hai loại nhạc.

Còn nếu nói ca từ của nhạc sến đơn giản, bình dân thì cũng có thể nói là tầm thường mà cũng có thể nói là tinh luyện đến mức đơn giản để  dễ đi vào lòng người.

Còn chuyện Đặng Thái Sơn biểu diễn dương cầm ít khán giả là vì chỉ có những người biết chơi đàn piano và những người thường nghe loại nhạc cổ điển Tây phương mới thưởng thức được. Cũng giống như có mấy ai biết thưởng thức hát bộ, hát chèo.

Thời thế đổi thay theo thời gian. Ngày xưa những người ở Hà Nội tự hào về chốn thủ đô ngàn năm văn vật, bây giờ dân tứ xứ đổ xô về đây sống, giọng nói cũng thay đổi và phong cách thanh lịch của Hà Thành cũng không còn. Hình ảnh thô lỗ của những kẻ vặt trụi bông hoa anh đào Nhật triển lãm tại một lễ hội chứng minh rõ ràng.

Mùa Giáng Sinh năm 2004 tại một  câu lạc bộ văn nghệ ở Hà Nội có buổi họp mặt ca hát những ca khúc tiền chiến. Một anh chàng ngà ngà say lên cất tiếng bản Bài Thánh Ca Buồn của Nguyên Vũ “ Bài thánh ca đó còn nhớ không em. Noel năm nào chúng mình có đôi” và cả căn phòng bỗng rộn ràng không khí giáng sinh, chỉ vì dòng nhạc miền Bắc thiếu những ca khúc thuộc chủ đề này.

Thi sĩ Hữu Loan viết bài thơ Màu Tím Hoa Sim rồi sau đó bị xếp vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm bị trù dập. Phải đợi đến khi văn nghệ Sài Gòn phổ bài thơ này qua tài của nhạc sĩ Dũng Chinh với bản Những Đồi Hoa Sim thì dân chúng mới thưởng thức được cái hay của tác phẩm. Gọi đó là nhạc sến thì không hiểu ai đó chê hay khen?

Những ca khúc được trình bày tại Nhà Hát Lớn Hà Nội  có khi không được nhắc tên tác giả vì lý do nhạy cảm, vì tác giả nằm trong danh sách bị cấm; cho nên không nhắc tới hoặc là nói sai tên ; và cũng có thể là không nhớ tên tác giả.

Sự thành công của sô diễn Hương Lan Tuấn Vũ một nữa là nhờ những ca khúc nhạc vàng Sài Gòn, nếu không có nó thì lấy gì mà hát. Cho nên hai người phải cám ơn những nhạc sĩ đó và nếu có thể thì gặp cơ hội thuận tiện tặng chút thù lao cho những tác giả gặp khó khăn tài chánh.

Thời thế đổi thay, Việt Cộng mấy chục năm trước cùng Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Bây giờ nguy cơ Trung Cộng bành trướng bộc lộ và Hoa Kỳ đang trở thành đồng minh chiến lược để giúp dân tộc Việt Nam tránh họa diệt vong bởi thế lực phương Bắc.

Nhạc Vàng Sài Gòn ba mươi lăm năm qua bị Việt Cộng chê bai đàn áp, bây giờ đang lên ngôi vua ở những đêm nhạc tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Thoáng ngậm ngùi cho lịch sử Việt Nam tang thương. Khi nào thì có sự thay đổi lớn lao để đưa dân tộc Việt Nam vào con đường phát triển đúng đắn tạo quốc gia tự do dân chủ giàu mạnh?

San Jose 15-10-2010

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=171ccba4b68d7e5c58db1b9d1262f2ef

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Oct/2010 lúc 7:24pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2011 lúc 2:11am
 
 
Vì sao “nhạc sến” vẫn còn?

blog Dr. Nikonian

 

Cái tin ca sĩ hải ngoại Tuấn Vũ, một biểu trưng của dòng nhạc “sến” Sài Gòn cũ, làm một hơi 7 đêm diễn chật cứng người ở Hà Nội thật đáng ngẫm nghĩ.

Bảy đêm đó không ở một phòng trà tồi tàn, mà công diễn tại Nhà Hát lớn Hà nội, nơi được xem là Carnergie Hall, một thánh đường âm nhạc của Việt Nam.

 

Đêm diễn duy nhất này đã kéo dài thành 7 đêm cháy vé liên tục

  

Không phải chuyện đùa!

Xin khoan trách tôi có ý miệt thị vì đã dùng chữ “sến” ở đây. Với tôi, “sến” hay “sang” chỉ là khái niệm rất chủ quan. Hay nói theo ngôn ngữ marketing hiện đại, để chỉ các phân khúc âm nhạc khác nhau dành cho những đối tượng công chúng khác nhau. Hồi đó ở Sài Gòn, các osin nhà nghèo, đi gánh nước mướn thường tụ tập ở vòi nước công cộng (phông ten nước) để buôn chuyện, nên mới có danh từ “Ma ri đờ la Phông ten” để trêu chọc họ. Lại có cô đào Marie Schell mới nổi, nên người Sài Gòn gọi tắt họ là Mari Sến cho vui cửa vui nhà. Chính các osin hay giới bình dân thời đó là thính giả trung thành của một công thức âm nhạc: bolero hay rumba, diễn đạt bằng âm hưởng dân ca luyến láy, giọng mũi thì càng tốt.

Âm nhạc ấy, nhiều người gọi là “nhạc sến” theo nghĩa miệt thị chê bai. Nhưng nó vẫn sống, sống dai dẳng hơn nửa thế kỷ. Nó vượt qua những cách biệt về văn hóa, địa dư để làm một hơi 7 đêm diễn kỷ lục ở “Opera House” Hà Nội. Kỷ lục này, các maestro âm nhạc bác học ắt phải thèm muốn ganh tị.

Dù “sến” hay “sang”, muốn sống được, âm nhạc đó phải đi vào lòng người. Không ai có thể bắt một cô sen, anh xích lô máy… phải thổn thức, trầm ngâm với những cung bậc theo kiểu:

“mộng về một đêm trăng thanh, anh thì thầm ngày đó yêu em”

hay

“đêm mờ trăng úa làm vỡ hồn ta” được.

Nó cực kỳ ngượng nghịu và khiên cưỡng như ép Beethoven phổ nhạc thơ Tú Mỡ (?).

Nhạc “sến” sống lâu vì nó là nỗi buồn, mong nhớ, thổn thức của giới bình dân Nam bộ theo kiểu:

“ước gì nhà mình chung vách, ước gì mình đừng ngăn cách, hai đứa mình thức trắng đêm nay”…

Hay có vần có điệu như thế này:

“Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn nghe tái tê.

Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi”…

Cứ vậy mà yêu đương, mà nhung nhớ, mà nghêu ngao câu vọng cổ nối tiếp bằng điệu bolero mùi mẫn…

Người trí thức có thể không thích nó, nhưng cũng không đến mức ghét bỏ nó thậm tệ.

Vì nó thật, dù không “sang”!

Những tình cảm rất thật thà và bình dân đó, dễ dàng bị các bậc “nhạc phiệt” chụp cho cái mũ hạ lưu. Hay tệ hơn, việc “anh khoét bức tường, anh qua thăm em” là quan hệ nam nữ bất chính, thiếu rèn luyện tu dưỡng… gì gì đó.

Nhưng nói gì thì nói, âm nhạc đó vẫn sống với quần chúng. Nó làm được điều mà cái gọi là “âm nhạc hàn lâm” thúc thủ, là sự yêu mến và tồn tại trong tâm thức người nghe nhạc. Nó không bị bó khuôn bởi những công thức tình yêu kiểu anh bộ đội thì phải yêu chị công nhân, cậu thanh niên xung phong phải yêu cô dân công tải đạn. Và hễ yêu nhau thì phải nắm tay tăng gia sản xuất, xây dựng đất nước đẹp giàu.

Những công thức ấy tốt, mẫu mực! Nhưng tình yêu thì từ chối mọi khuôn dạng. Tình yêu không cần đo ni đóng giày cho mực thước. Âm nhạc cũng thế, nhất là nhạc tình.

Cái gọi là “âm nhạc cổ điển đương đại Việt” cũng thất bại với điều mà “Tôi yêu tiếng nước tôi”, “Màu tím hoa sim”… và vô vàn ca khúc khác đã làm được là đẩy dân tộc tính lên tầm nhân loại. Thật vậy, hãy nghe lại các kiệt tác Mazurka, Polonaise, Berceuse… của Chopin để thấy âm hưởng dân ca Ba Lan đầy ắp trong đó, một cách hoa mỹ và sang trọng. Rất nhiều ví dụ như thế để thấy: đúng như người ta nói, “âm nhạc cổ điển bắt nguồn từ nhân dân”, từ “tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi”, để cùng “khóc cười theo vận nước nổi trôi”. Bằng cách đó, nhân loại có một nền âm nhạc cổ điển bất tử, vượt ra khỏi ranh giới không gian, địa lý, thời gian. Nói dân tộc tính mang tầm nhân loại là vậy!

Tính dân tộc cao vòi vọi đó, người ta không thấy trong những bản concerto nhạt nhẽo như “Quê ta vào mùa”, bản hợp xướng “Cánh đồng năm tấn”, giao hưởng dành cho đàn tranh… mà người ta rổn rảng gọi đó là cổ điển đương đại Việt.

Thời chiến, người ta cần những âm nhạc ấy, để “xốc” lại tinh thần. Thời bình đã hơn 30 năm, những cảm xúc ấy trở nên thừa thãi, thậm chí vô duyên. Người ta quay về với những tình tự rất giản dị theo kiểu “nhà nàng ở cạnh nhà tôi”, đục tường khoét vách để tình tự cùng nhau (cho nó nhanh và giản tiện)… Anh xích lô thì thích mời chị osin đi ăn bún ốc chiều cuối tuần, thay vì diện tuxedo đi nghe hoà nhạc cổ điển. Công chúng bình dân có khẩu vị giản dị của mình, họ ghét sự pha trộn lung tung. Thêm một lý do để “nhạc sến” lên ngôi, lấp đầy khoảng trống vô vị và giả tạo mà các “dự án âm nhạc” ầm ĩ không làm được.

Âm nhạc đích thực thời nào cũng thế, phải mang hơi thở của đời sống. Âm nhạc đích thực không túm cổ, điểm mặt quần chúng để mắng mỏ: “anh không nghe tôi là tai anh hỏng”. Nhạc “sến” đã đồng hành với người dân, hít thở cùng họ qua nhiều thập niên. Nó vẫn sống, mặc dù chưa bao giờ vươn đến tầm nhân loại.

Thật thì sống, đẹp mà giả tạo thì chết yểu! Đó là câu trả lời rất rõ ràng của công chúng phía Bắc qua bảy đêm diễn cháy vé vừa qua.

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2011 lúc 5:24pm

 

Nhạc “Sến” là gì?

(Nguyễn Tài Ngọc)

Wednesday, 16 March 2011 13:27

 

Vợ chồng có thể phân loại ra hai thành phần: tương cận hoặc tương phản. Chúng tôi thuộc vào loại thứ nhì: tình Bắc duyên Nam. Nàng thích đọc sách, tôi thích xem phim. Nàng hiền từ, tôi nóng tính. Ngày xưa Trung học tôi học trường Việt, nàng học trường Tây. Tôi ở Bàn Cờ gần nhà thương Từ Dũ, nàng ở SàiGòn gần nhà hàng Văn Cảnh. Sự khác biệt này nó lan rộng đến cả lãnh vực âm nhạc. Tuy rằng phần đông chúng tôi thích cùng một loại nhạc như nhạc Pháp, Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Nhật Trường….thế nhưng có những bài thuộc loại nhạc Sến nàng không bao giờ nghe. Đã thuấn nhầm văn hóa khách sáo Bắc Kỳ Đệ Ngũ Đẳng Huyền Đai nên khi tôi nghe vài bản nhạc không phải loại nàng nghe thì thay vì than phiền lớn tiếng, nàng chỉ cần nhìn tôi với một ánh mắt khinh bỉ phớt tỉnh Ăng-Lê là tôi biết ngay nàng dùng quyền phủ quyết của Hội viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gián tiếp cho tôi biết là đừng nên nghe.

 

Nhạc Sến là gì? Thế nào là nhạc Sến? Chính tôi cũng ù ù cạc cạc không biết chữ nhạc Sến từ đâu đến, vì thế tôi muốn để một vài thì giờ vào bảo tàng viện Việt Nam tìm trống đồng Ngọc Lũ ở cạnh nhà Chế Linh để tìm hiểu nguyên do tại sao người ta gọi là nhạc Sến, như thế nào thì gọi là nhạc Sến, và tại sao có người không thích nhạc Sến, chẳng lẽ nó có ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe về chiều của mình?

 

Theo site http://www.thivien.net/ :

Khoảng thập niên 1960, các rạp ciné ở Sài Gòn, Huế và các thành thị miền Nam thay nhau chiếu một bộ phim rất ăn khách: Anh em nhà Karamazov, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Fyodor Dostoyevsky. Trong phim có cảnh một vũ nữ hộp đêm vừa múa vừa hát bài Mambo Italiano – y phục nghèo nàn, thân hình bốc lửa, tóc tai xõa xượi, gào thét và rên rỉ, quằn quại và khiêu khích… nói chung là quậy tới bến. Diễn viên đóng vai vũ nữ ấy là Maria Schell trước đó chưa hề nổi tiếng nhưng nhờ màn múa đầy ấn tượng này, tên cô được quảng cáo ngang hàng với nam diễn viên Yul Brynner, tài tử thượng thặng của Hollywood. Phim chiếu loanh quanh các rạp, cả tháng chưa hết người xem. Lúc này bắt đầu xuất hiện những người ái mộ Maria Schell.

 

Theo đạo diễn Lê Văn Duy:

Thực ra nữ ngôi sao điện ảnh người Thụy Sĩ, gốc Áo Maria Schell này rất nổi tiếng. Maria Schell là ngôi sao điện ảnh quốc tế, sinh năm 1926 tên thật là Marghrette Schell-Noe đóng phim từ 1942 – 1985 với trên 30 bộ phim lớn. Maria Schell đã cộng tác với rất nhiều đạo diễn lừng danh thế giới từ các nước Anh, Pháp, Ý, Đức và Áo như Astruc và Chenal, Clément, Brooks, Daves, Cooper, Mann, Visconti, Chabrol, Guitry… trong đó có thể kể những bộ phim lớn nổi tiếng như Napoléon, Gervaise, Anh em nhà Karamazov, Con đường về hướng tây, Kẻ sát nhân thích âm nhạc, Trong lớp bụi mặt trời, Hồ sơ Odessa, Trưởng giả điên, Khách đến từ Sans-Souci… Maria Schell có người em trai rất nổi tiếng là diễn viên kiêm đạo diễn Maximiliam Schell, đoạt giải Oscar trong bộ phim Xử án ở Nuremberg, phim cũng đã chiếu ở Sài Gòn thập niên 1960. Như vậy việc chọn từ “sến” không hề xuất phát từ một diễn viên điện ảnh tầm thường mà là việc gọi trại tên từ một ngôi sao điện ảnh quốc tế Maria Schell theo giọng hài biếm. Còn vì sao lại chọn tên Maria? Dạo ấy các trường đại học Sài Gòn còn dạy tiếng Pháp nên giới báo chí Sài Gòn đã chọn cái tên Maria vốn là tên một cô gái Pháp rất phổ cập ở nước này.

 

Trẻ em đường phố tập tành nhún nhảy bài Mambo Italiano. Các cô gái đợt sóng mới lăng-xê kiểu tóc xõa xượi, mắt xanh Bel, phô trương thân hình… Trên sân khấu phòng trà mọc lên những ngôi sao ca nhạc gào thét, quằn quại như con thanh xà, bạch xà. Từ Mari Sến thoạt tiên được dùng như một biến âm của Maria Schell để chỉ dạng biến thái này trong sinh hoạt của giới trẻ. Dầu không giống Maria Schell cho lắm, nhưng các Sến cũng tạo được một sức hấp dẫn nhất định. Có bài thơ làm chứng như sau:

 

Em phải là người em Sến không

Sao môi em đỏ, ngực em phồng

Thân hình ngào ngạt mùi son phấn

Anh muốn gì em, em biết không?

 

Theo giáo sư, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo: “Theo tôi, gốc của từ “sến” phải bắt đầu từ chữ “sen” trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. Xuất phát của từ này ở miền Bắc, thời kỳ Pháp thuộc vào những năm 1930 – 1945; có thể xem là thời của Lý Toét và Xã Xệ, của văn chương Tự Lực Văn Đoàn. Từ “sen” đọc trại thành “sến” bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ “sến” trong “nhạc sến”, tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm.

 

Giáo sư Cao Xuân Hạo cho rằng từ sến xuất xứ ở từ con sen. Cách giải mã ấy có vẻ hợp từ nguyên (étymologic) nhưng không hợp thực tế. Thực tế là ở miền Nam, rất hiếm người dùng từ con sen để gọi các “ôsin”. Còn ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì sau 1954, các con sen, con nụ đã được giải phóng.

 

Dầu trong sến có một phần chất sen nhưng xuất xứ của từ này rất sang: Sến đến Việt Nam từ Hollywood qua con đường nghệ thuật thứ bảy. Ai đó chế ra từ Mari Sến khá thông minh dí dỏm, hẳn từ trong tiềm thức đã có động cơ phản kháng tích cực, chống lại những thứ đua đòi, thời thượng, lai căng vọng ngoại và rẻ tiền. Âu cũng là bản năng gốc để bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo tồn văn hóa dân tộc. Trong ý nghĩa đó, từ Mari Sến ban đầu, không hề có mục đích miệt thị, đả kích những người đi ở đợ hoặc tầng lớp bình dân lao động.

 

Chỉ một thời gian ngắn, từ Mari Sến (hoặc ngắn gọn là sến) trở nên thông dụng để nói về người (cả nam lẫn nữ) về âm nhạc, phim ảnh, hội hoạ, thời trang… và cả ngôn ngữ văn học, cung cách ứng xử trong giao tiếp hằng ngày.

Chưa có một quy định “chuẩn” nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại “sến”, bản kia không “sến” nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 – nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade… đều bị quy là nhạc sến (tiếng “sến” được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị…)…”

Đấy là lời bàn của http://www.thivien.net/ về nhạc Sến.

 

Tôi vào Youtube tìm video ca sĩ hát những bài nhạc Sến như Phố đêm, Phận gái thuyền quyên, Lời kẻ đăng trình, Nhớ người yêu, Duyên kiếp…hoặc những bài tương tự như vậy thì phần đông là do ca sĩ người Nam hay Trung hát: Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Đình, Mạnh Quỳnh, Duy Khánh, Chế Linh, Quang Linh, Thế Sơn, Đàm Vĩnh Hưng, Đặng Thế Luân, Quang Lê, Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Phương Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Phương Dung, Hương Lan, Phi Nhung, Băng Tâm, Mỹ Huyền…

 

Ngược lại, tìm ca sĩ hát những bài hát của Phạm Duy, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Đức Huy… thì ca sĩ phần đông là người Bắc: Vũ Khanh, Elvis Phương (trường hợp ngoại lệ hiếm có), Sĩ Phú, Duy Quang, Duy Trác, Tuấn Anh, Đức Huy, Tuấn Ngọc, Bằng Kiều, Nguyên Khang, Khánh Ly, Ý Lan, Ngọc Lan, Lệ Thu, Ái Vân, Thanh Lan, Thu Phương, Khánh Hà, Thái Hiền, Lưu Bích…

 

Không cần là nhà bác học đại tài được trao giải thưởng Nobel của Thụy Điển, chỉ cần dựa vào hai dữ kiện trên một người có thể phân tích ngay nhạc mà người ta cho là nhạc Sến có những đặc tính như sau:

-Ca sĩ, và nhạc sĩ viết/hát những bản nhạc này đều là người Nam.

-Lời nhạc mộc mạc, đơn sơ, không bóng bẩy (“Em ơi nếu mộng không thành thì sao?” Lam Phương)

-Điệu nhạc u buồn, có vẻ rên rỉ, và tương đối dễ hát.

-Nhiều bài được vọng cổ khai thác trong tân cổ giao duyên.

 

Theo thiển ý của tôi thì bài nhạc tự nó không sến, chỉ vì người hát mà nó trở thành sến. Thí dụ như bài Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương, người Bắc:

Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng

Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng

Mắt xanh là bóng dừa hoang dại

Âu yếm nhìn tôi không nói năng

 

Bây giờ chúng ta nhắm mắt tưởng tượng một ca sĩ Nam Kỳ hát:

Chưa gặp em, tui dzẩn nghỉ rằng, có nàng thiếu nữ đẹp như trăng…

Bảo đảm bài hát hay đến đâu người nghe cũng cảm thấy sến, phần lớn là vì phát âm không chính xác.

 

Về phương diện phát âm không chuẩn thì người Bắc có một lợi điểm vì chính họ cũng phát âm vài chữ sai nhưng người Việt -Bắc hay Nam- lại cho là hay và êm tai, không gọi là sến. Hãy nghe cùng lời nhạc trên với một ca sĩ Bắc Kỳ hát:

Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ dzằng, có nàng thiếu nữ đẹp như chăng…

Người Bắc nào cũng đọc âm “r” sai thành “dz”, “rằng” sai thành “dzằng”, và “tr” sai thành “ch”, “trực” sai thành “chực”. Ca sĩ Tuấn Ngọc, khác với người Bắc bình thường, hát vần tr “trên”, “trăng”, “trúc”, “trước”… thành vần “ch” rất nặng: chên, chăng, chúc, chước…, vì thế mỗi lần tôi nghe Tuấn Ngọc hát thì cảm thấy khó chịu vô cùng. Ấy thế mà vợ tôi người Nam nghe thấy hay, không có gì là sến!

 

Theo lời bình luận trên của http://www.thivien.net/ thì họ không biết ai đã dùng chữ nhạc Sến để ám chỉ loại nhạc tôi vừa mô tả bên trên. Tôi nghĩ người viết bài đó lịch sự nên không dám nói thẳng. Tôi là người điếc không sợ súng nên dám quả quyết là những người miền Bắc (sau 54 vào Sàigòn) không thích nhạc phẩm do người Nam sáng tác, không thích ca sĩ người miền Nam hát, sợ cạnh tranh với nhạc…tiền chiến của nhạc sĩ người miền Bắc viết nên họ đặt ra danh từ nhạc Sến với ám chỉ chê bai.

 

Nói có sách, mách có chứng, tôi xin trưng dẫn một thí dụ rõ ràng: Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan người Bắc làm bài thơ Mầu Tím Hoa Sim rất nổi tiếng nói về một cô gái lấy chồng đi lính, chồng không chết mà cô ta chết. Bài thơ này được hai nhạc sĩ phổ nhạc: một là do nhạc sĩ Dzũng Chinh, nguời Nam, tựa đề Những Đồi Hoa Sim, và một là do Phạm Duy, người Bắc, tựa đề Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà.

Bài Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà (giọng nhạc lên xuống, nhanh chậm, cầu kỳ hơn Ngã Bẩy SàiGòn) của Phạm Duy chỉ có Elvis Phương, Vũ Khanh, Duy Quang hát, trong khi bài Những Đồi Hoa Sim chỉ có ca sĩ người Nam trình bày: Phương Dung, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Như Quỳnh. Hỏi mười người Bắc thì chín người sẽ nói là bài Những Đồi Hoa Sim là nhạc Sến.

 

Nếu người Bắc cho rằng lời nhạc bình dị là một yếu tố biến một bài nhạc thành nhạc Sến, tôi cực lực phản đối, khiếu nại đến Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Tôi trưng dẫn thí dụ bài Nhớ Người Yêu: “Ước gì mình đừng ngăn cách, Ước gì nhà mình chung vách, Hai đứa mình thức trắng đêm nay.” (câu cuối cùng được đổi lại rất thịnh hành: “Anh khoét tường anh đến với em”). Tôi bảo đảm anh nhạc sĩ Bắc, Trung, Nam, Tây, Tầu nào cũng đều ước ao em ở gần nhà để mình khoét tường đến thăm. Cái khác biệt là người Nam nói huỵch tẹc ý nghĩ của mình, trong khi Bắc Kỳ thì khách sáo, trong lòng thì muốn lắm đấy nhưng ngoài mặt giả vờ “em chả, em chả…”, không dám viết thật sự ý nghĩ của mình qua lời nhạc.

 

Tuy tôi là người Bắc nhưng thơ tôi viết không thuộc loại “lên mây”, nhẹ nhàng, bóng gió. Ngược lại, thơ tôi bình dị, đơn sơ, chất phác, rất giống như lời của những bài nhạc Sến. Nếu tôi là người Nam, là nhạc sĩ phổ chính thơ của tôi thành nhạc thì bảo đảm người Bắc sẽ phân loại nhạc của tôi thuộc loại nhạc Sến. Nhưng tôi là người Bắc, thành ra thơ tôi có phổ nhạc Sến đến đâu người Bắc cũng không bao giờ gọi là Sến. Tôi muốn chứng minh điều đó bằng cách bây giờ sẽ học nhạc cấp tốc để phổ vài câu thơ thành nhạc:

 

Cầu Bông có một đống sình,

Nơi mười năm trước chúng mình quen nhau.

…………..

Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,

Tình mất vui khi đã trọn câu thề.

Anh yêu em, em làm khó dễ trăm bề,

Tối nay ân ái, em sẽ chết về tay anh.

…………..

Thương em mấy núi cũng trèo,

Nhưng nếu em mập quá, thì khỏi trèo em ơi.

…………..

Ước sao ăn ở một nhà,

Em lo dọn dẹp, anh bỏ nhà đi chơi.

…………..

 

Nguyễn Tài Ngọc

.

http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1165:nhc-qsnq-la-gi-&catid=5:vn-ngh&Itemid=53
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.