Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn  
Message Icon Chủ đề: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2023 lúc 10:40am

Món ăn dĩ vãng

CHÁO%20LÒNG%20MIỀN%20TÂY%20-%20CAO%20LỖ%20ở%20TP.%20HCM%20|%20Foody.vn
CHÁO%20LÒNG%20MIỀN%20TÂY%20-%20CAO%20LỖ%20ở%20TP.%20HCM%20|%20Foody.vn
CHÁO%20LÒNG%20MIỀN%20TÂY%20-%20CAO%20LỖ%20ở%20TP.%20HCM%20|%20Foody.vn

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.

Vũ Thế Thành

Xe cháo huyết… đêm

1%20Xe%20Bán%20Cháo%20Lòng%20Kèm%20Nồi%20Nấu%20Giá%20Rẻ%20Đặt%20Tại%20Xưởng%20-%20Món%20Miền%20Trung

Mùa đông năm 1975, Sài Gòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng lạnh. Chiều xuống là… nhậu. Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp về nhà, tấp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…

Cháo huyết ngon, ngon từ cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh quẩy mỏng dính, cho ớt bằm thiệt cay, ấm lòng say xỉn. Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô. Cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế!

Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới năm tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo, kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.

Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra khách quen, bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn!

Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… Xây cất nhiều, cảnh đổi thay, chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…

Năm nay Sài Gòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…

Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…

Quán cháo lòng… chiều

Gọi là quán cho bảnh, chứ đó chỉ là cái sạp, ngó xéo sang chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự. Quán chỉ bán buổi chiều, từ hai giờ đến năm giờ là vãn.

Bà chủ quán trạc ba lăm, chưa chồng, chảnh… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách bao giờ. Mặt lạnh, dễ quạu, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với… đàn ông.

Cháo lòng là phải đủ bộ: Huyết, tim, gan, phèo, phổi… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm của ông già Tàu, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày. Dồi làm mới… tuyệt! Khúc dồi to như ống nước, và chỉ nhồi thịt, không biết bả làm cách nào mà chiên giòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi. Khách thích, muốn mua dồi về nhậu, không bán! Mua cháo và dồi, cũng không bán! Chảnh thế đó!

Advertisements
Report this ad

Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên. Cháo lòng ăn với hành củ tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm…

Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây?

Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr)… mang về nộp cho bà già gọi là… trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (ba gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút. Sữa hộp, làm phòng lab nên nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng một hộp.  “May” quá,  bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy hàng ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom… Đắt rẻ một chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…

Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm, xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết! Nhịn hết! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo… Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà chịu nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…

Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy. Thời hậu chiến, người ta cho rằng, trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái như thế, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burette… Tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có… lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ quá yếu, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hoi. Có vài em rất giỏi, nhưng lại rớt. Học tài thi phận, cái phận lý lịch buồn từ trong nhà ra tới ngoài đời. Mấy em bây giờ ở đâu?

Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng… người thế này?

Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ hai giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả:

  • Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
  • Ngộ cái gì?
  • Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huỵch toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon, sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…

Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu… bla… bla…

Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên bỏ nhỏ bà chủ, Hôm nay tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá. Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy… Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.

Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi… đạo đức không? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn, giây phút nào vui đây?

Advertisements
Report this ad

Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên chín mươi, trở lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi…

Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì những người muôn năm cũ. Họ là phần ký ức nhỏ trong một quãng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.

Lúc đầu định viết Món ăn dĩ vãng, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, thấy mỏi tay… Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn… đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.

Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần… tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.

Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá!

Vũ Thế Thành (trích “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ”,
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2023 lúc 7:36am

Bạn Còn Nhớ Không? Tiệm Chạp Phô Và Hàng Xén Năm Xưa

Tiệm hàng xén

Tiệm chạp phô
 

Cùng bán đồ "hằm bà lằng xí mấu" nhưng Nam Kỳ mình phân biệt rõ hai tiệm: “chạp phô” và "hàng xén".

Đây là hai tiệm bán đồ vật dụng khác nhau. 

1-Tiệm chạp phô là tiệm bán đồ ăn khô như bánh, kẹo, đồ dùng hàng ngày như: gạo, đường, nước mắm, nước tương, muối, bột ngọt, gia vị, mì gói, kim chỉ, dầu hôi, đèn hột vịt, đậu xanh, đậu phộng, la-ve, nước ngọt...

 

2-Tiệm hàng xén là tiệm hầu như không bán đồ ăn, họ bán nhiều về chén bát, nồi ơ soong chảo, siêu nồi sắc thuốc Bắc, dao, thớt, thùng đựng nước, lò dầu, chổi, tượng Phật, tượng Thần Tài, Ông Địa, Bồ Tát Quán Âm, vải bạt, kẽm buộc, ni lông...

Nói chung là kể ra sẽ không chính xác vì tiệm chạp phô có thể bán vài thứ món hàng của tiệm hàng xén nhưng tiệm hàng xén thì không bán đồ ăn của tiệm chạp phô.

Dân miền Nam, Sài Gòn Chợ Lớn cố cựu, ai mà hỏng biết đó mấy cái tiệm chạp phô hay hàng xén ở tận hang cùng ngõ hẻm các khu nhà bình dân, xòm người lao động...

*”Đường tương chao, đậu hũ dưa leo, ai chưa ăn chưa phải... là nghèo...!”

Những tiệm như vậy ở Sài Gòn, Chợ Lớn và khắp cả Lục Tỉnh miền Tây được gọi là tiệm “chạp phô”.

Thiệt ra hàng xén và chạp phô đều có tên tiếng Quảng Đông là hàng hoá đủ loại, tạp nham tùm lum tùm la...

Ngày xưa, mấy tiệm chạp phô và hàng xén trong xóm mà chủ là người Hoa nó luộm thuộm lắm, chứ không được như mấy tiệm tạp hóa bây giờ sạch sẽ ngăn nắp hơn nhiều...

Cái kiểu buôn bán của người Hoa, tính ra họ rất tâm lý và biết cách kinh doanh, vui vẻ, sẵn lòng bán thiếu những thứ nhỏ nhặt mà ta dùng thường ngày thiết thực như một "siêu thị" nhỏ. Đúng ra tiệm chạp phô có “ưu điểm” hơn siêu thị. Đố ai ra siêu thị và kiếm từng món nhỏ lẻ như mua 1 cây kim may, 1 cây đèn cầy, 1 cục đá lửa ống quẹt, 1 xấp giấy tiền vàng bạc hay 1 xị rượu đế, nửa lít nước mắm,...phải không bà con.

Hồi xưa, hễ ai cần gì cứ đến tiệm chạp phô, hàng xén của bà Sẩm, ông Chệt gì đó là có đủ, vài loại bánh của trẻ con, nước mắm, nước tương, xì dầu, hủ chao.. mà nước mắm, nước tương không phải chỉ bán tĩn, chai, nhà lỡ hết người lớn sai trẻ con xách cái chén đến mua năm cắc cũng được, cho đến mấy củ hành, vài củ cải mặn, cây xà bông màu xanh hiệu cây đờn, cục xà bông thơm Cô Ba... Cái gì để xài trong nhà cũng có. Ôi thôi hầm bà lằng, đủ hết thảy.

Còn đám con nít hễ thỉnh thoảng có ai cho năm cắc, một đồng là tụi nhỏ thường hay “phóng xe chân” ngay đến quán chạp phô này mua bánh liền, được đựng trong những cái keo bằng thủy tinh có nắp đậy gọi là cái “thẩu”.

 

Tiệm chạp phô, hàng xén đã trở thành dĩ vãng, nhưng có những lúc, hai tiếng thân thương bình dị đó lại kéo ta trở về thời con nít của thuở nào…!

 

Đinh Trực sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2023 lúc 7:58am
Hoài%20niệm%20chuyện%20cái%20lu,%20cái%20kiệu%20miền%20Tây%20sông%20nước




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2023 lúc 8:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2023 lúc 10:54am

Tiệm hủ tiếu 70 tuổi mà vẫn Thanh Xuân, “thôi miên” người Sài Gòn bằng hương vị bí truyền

Đặc biệt quán Thanh Xuân vẫn còn giữ được phong cách ăn hủ tiếu khô kèm với bánh Paté Chaud (người Việt hay gọi là bánh pateso), đây là một loại bánh kiểu Pháp với hàng trăm lớp bánh mỏng, nóng và giòn bên ngoài, nhân bên trong thì gồm thịt băm, gan heo, hành tây, gia vị và một ít hạt tiêu.

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20"thôi%20miên"%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền

Những ngày Sài Gòn dày mây, trời dính cứng vào những chóp đỉnh của những tòa cao ốc, gió như bị nhốt, vây hãm bực bội, không chút mát mẻ dịu dàng. Không có lối ra nào của những tầm mắt thèm thấy một lằn ranh chân trời, làm cái quán này như lọt thỏm giữa bốn bức tường trống huơ, trống hoác. Cái quán như bị bỏ quên, như cái cách người ta hay làm tụi con nít khóc rộ khi vờ bỏ quên chúng lại lúc ra khỏi nhà, quên là một kiểu trừng phạt chỉ đứng sau dọa nạt, cũng là một kiểu “bức tử” những hàng quán kinh doanh…

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20"thôi%20miên"%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền

Vậy mà người đàn bà bận bộ bà ba đứng trong quán, có buồn, có hậm hực vì trời cứng đơ như hóa thạch, xém làm ý nghĩ của bà đóng vôi theo, vẫn thi thoảng xốc ý nghĩ của mình lên, thôi nhìn xa xăm để nhanh tay đảo cái nồi nước sốt đặc quéo, cho nó dậy mùi đều đặn, loang ra như cái cách những bà mẹ giữ gìn cái đầm ấm gia đình bằng cách nấu nướng.

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20“thôi%20miên”%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền%20-%20DacSanDay.net%20blog

Đúng rồi, tôi còn nhớ, chỗ bà đứng bây giờ, tại số 62 Tôn Thất Thiệp, Quận 1, rất nhiều năm về trước, là cái quán hủ tiếu Thanh Xuân vang danh sầm uất một thời. Nhanh quá, mới đây mà đã hơn 70 năm, thanh xuân đời người đi qua chỉ như là một cái chớp mắt, còn quán Thanh Xuân này vẫn nghiễm nhiên tồn tại làm mê lòng biết bao nhiêu thế hệ thị dân sành ăn Sài Gòn…

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20"thôi%20miên"%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền

Còn nhớ, ngày trước khi thế hệ ông bà tôi còn sống, đã kể về cái quán hủ tiếu Mỹ Tho tên Thanh Xuân này với những từ hoa mỹ để mô tả hương vị “thần thánh” của hủ tiếu khô với kiểu nước sốt bí truyền, và sự hào sảng của buổi sáng rất Sài Gòn khi ông nào ông nấy cũng dắt vợ con tới đây sà vô ăn tô hủ tiếu cho no bụng, rồi thủng thẳng đọc nhật trình, uống ly đen đá. Ngày cũ, quán hủ tiếu này có những đến hơn ba chục bàn, tràn ra phục vụ bữa sáng ngon lành cho tầng tầng lớp lớp thị dân chứ không le hoe vài bàn như bây giờ…

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20"thôi%20miên"%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền

Giai đoạn Sài Gòn tân thời hoa lệ với cuộc kinh thương ngoại quốc mà, thị phần của những món ăn dân dã như tô hủ tiếu này đã ít nhiều bị chiếm bớt, bởi món Tây, món Nhật… “Ai mà còn nhớ hả con, người ta quên rồi, như kiểu mấy đứa nhỏ hay nói là thanh xuân bị chôn vùi đó, nghĩ cũng buồn mà thôi cũng kệ, chứ giờ sao”, ba chữ “chứ giờ sao” kéo dài rồi nhỏ dần của người đàn bà với gương mặt phúc hậu ban nãy, kéo theo cái buồn y như một tuổi xuân bị vùi dập thật. Bà đang cố phân bua cho sự mai một của thương hiệu hủ tiếu được ông ngoại chồng gốc Mỹ Tho gầy dựng nên từ trước những năm 1946.


Bà tên là Võ Thị Tươi, sinh năm 1956, quê miền Tây, là vợ của chủ quán hủ tiếu này hiện nay, đồng thời cũng là người đứng bếp chính, hỗ trợ người con gái độc nhất buôn bán kế nghiệp những khi chồng đang lao đao vì bệnh tật. Bà nói, dù là nói tiếng giao cho con gái buôn bán rồi, mà cũng không yên tâm, sáng nào bà cũng dậy sớm để giúp con gái nêm nếm gia vị cho đúng chuẩn bí truyền, đồng thời chỉ bảo con gái thêm những cái chưa biết. Chiều thì bà cũng đứng nấu nước sốt đặc biệt để chuẩn bị cho sáng hôm sau bán luôn.

“Quán bán liên tục không ngừng nghỉ, dù ít dù nhiều, khách vẫn là khách, ai còn nhớ, ai mối manh lâu ngày cũng đáng trân trọng như nhau, nên dù thế nào bà cũng muốn cái quán Thanh Xuân này được giữ mãi và hương vị đều độc đáo như những ngày đầu” – bà Tươi nói.

Thật tình mà nói, bởi cái tâm của người bán như thế hỏi sao hai cái tên “Thanh Xuân” vẫn còn được nhắc đến là nơi lưu dấu mỹ vị thì son trẻ của biết bao thế hệ Sài Gòn mà chưa ai một lần chê trách. Hủ tiếu ở đây, 70 năm hơn vẫn vẹn nguyên hương vị như thuở ban đầu, 70 năm mà vẫn thanh xuân. Sợi hủ tiếu dai, nửa đục nửa trong dậy thơm mùi gạo mới, nằm gọn lỏn trong tô dù là phần nước hay phần khô đều không vón cục, nhão nhẹt cả ra như một số chỗ bán hủ tiếu như bây giờ. Nước lèo ngọt thanh được ninh từ mực khô và xương heo, thêm chút gia vị sao cho vừa vặn, thỏa lòng được cả những phạm trù vị giác khác nhau của nhiều chiếc lưỡi sành ăn khác nhau, người ăn mặn cũng như người ăn nhạt ai ai cũng tấm tắc khen sao mà bà chủ tài tình.

Loại nước sốt bí truyền dành riêng cho hủ tiếu khô có lẽ là thứ đáng kinh ngạc nhất, công thức chế biến công phu rắc rối đến mức những ai rành rọt về ẩm thực cũng khó lòng tìm ra. Họa may chỉ phân biệt được rằng trong đó có tương hột, cà chua, thịt băm và hàng chục gia vị, nguyên liệu khác cấu thành. Ăn một gắp hủ tiếu được trộn đều thứ sốt này, là nó tan ngay trong đầu lưỡi, ngập tràn khoang miệng hương vị của những buổi sáng Sài Gòn rất đẹp, thanh tao và nhã nhặn, đánh gục giác quan của cả những thực khách sành ăn khó tính nhất.

Ngoài ra, những nguyên liệu khác như tôm, lòng, thịt xá xíu thì lúc nào cũng tươi mới, lại săn chắc không bục vữa ra hay có mùi cũ như nguyên liệu để qua ngày. Rau giá lúc nào cũng xanh mướt, sạch sẽ, lạ và hay ho nữa là ở quán Thanh Xuân, hủ tiếu khô còn được trộn vào thêm ít bắp cải bào nhuyễn để ăn đỡ ngán, lại giòn giòn nhàn nhạt làm bước đệm, đẩy hương vị của sợi hủ tiếu và nước sốt bí truyền lên thêm một bậc.



Đặc biệt, ở quán Thanh Xuân, vẫn còn giữ được phong cách ăn hủ tiếu khô kèm với bánh Paté Chaud (người Việt hay gọi là bánh pateso), đây là một loại bánh kiểu Pháp với hàng trăm lớp bánh mỏng, nóng và giòn bên ngoài, nhân bên trong thì gồm thịt băm, gan heo, hành tây, gia vị và một ít hạt tiêu. Thoạt nghĩ đây sẽ là một cách ăn bất hợp lý, bởi bản thân Paté Chaud nhiều bột, mà hủ tiếu khô vốn ngon thì ngon nhưng khó nuốt, ăn cùng nhau sao chỉ tổ kéo cả hương và vị của cả hai đi 
xuống.

Tiệm%20hủ%20tiếu%2070%20tuổi%20mà%20vẫn%20Thanh%20Xuân,%20"thôi%20miên"%20người%20Sài%20Gòn%20bằng%20%20hương%20vị%20bí%20truyền


Ấy vậy mà thử đi, thử một lần để thấy, sự kết hợp này sẽ cho bạn cảm nhận được thêm một bậc mỹ vị khác của loại hủ tiếu khô nơi đây. Bánh giòn rụm, lại âm ấm tan ra ngay trong miệng, quyện vào những sợi hủ tiếu được bao bọc lớp sốt đặc sệt đa vị bên trên, làm nên một vũ khúc thật sự huy hoàng ngay trong khoang miệng mà tin chắc rằng có rất ít người từng trải qua trong đời.

Và thực chất, ăn hủ tiếu khô cùng bánh Paté Chaud không phải là cách biến tấu tân thời lạ miệng của quán Thanh Xuân, mà đây vốn là kiểu ăn phổ biến của giới công chức Sài Gòn ngày trước tại nhiều tiệm ăn nổi tiếng còn giữ tới tận bây giờ như hủ tiếu cá Nam Lợi trên đường Tôn Thất Đạm (Q1), bún suông Thanh Thế trên đường Nguyễn Trung Trực (Q1).



Quán Thanh Xuân là vậy, cố giữ nếp ăn xưa như cái thời thanh xuân của riêng mỗi người mà ai ai cũng muốn níu bỏ vào túi áo. Thậm chí, cái bảng hiệu nhuộm màu thời gian ít nhiều đã vàng vọt với tuổi đời cũng trên 70 năm với nét thủ tự đặc trưng của Sài Gòn ngày cũ, vẫn còn được vợ chồng bà chủ Tươi quyết tâm giữ mãi, mặc cho nhiều người đã ngỏ ý mua lại.

“Ờ thì thanh xuân mà, trôi qua nhanh lắm, giữ được cái gì thì giữ, chứ biết sao giờ…” – bà Tươi cứ vậy mà tiếp tục điệp khúc “chứ biết sao giờ” để thêm một lần phân bua cho nề nếp sống nhỏ nhẻ, giang rộng đôi tay bao bọc mà lưu giữ những thứ thuộc về cơ nghiệp gia đình, giữa lòng Sài Gòn hoa lệ biết bao năm nay. Nói rồi bà vẫn cứ ngó xa xăm…



Những khi chứng kiến bà Tươi ngó mông lung về phía xa xăm như tìm một lằn ranh chân trời đâu đó bị chắn ngang bẽ bàng bởi những tòa cao ốc như vậy, bình thường, tôi sẽ nghĩ chắc bà đang muốn tìm lại một thời thanh xuân của chính mình, vô tình đã trôi xa trong khoảng không vây hãm này. Nhưng có lẽ tôi đã lầm, thanh xuân của bà là ở đây, bao nhiêu năm nay bà đã cất nó sau hai vạt áo bà ba, trong cả tấm bảng hiệu úa vàng phía bên trên, hay trong cái nề nếp mà phận một người con dâu phải níu giữ cho gia đình chồng, hay thậm chí là trong từng cọng hủ tiếu bà đã chắt chiu kế nghiệp để rồi truyền lại cho cô con gái nhỏ.

Nhiều lúc nghĩ, có khi nào ăn hủ tiếu ở quán Thanh Xuân này, giống như chụp một bức ảnh trong một tiệm ảnh mang tên Thanh Xuân nào đó, trong một bộ phim nào đó, lâu rồi, người ta cũng sẽ quay trở về được thời thanh xuân của chính mình hay không? Tôi không biết nữa…

Theo Trí Thức Trẻ.





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Aug/2023 lúc 10:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2023 lúc 3:03pm

KHÓI LAM CHIỀU VƯƠN CHÁI BẾP

Khói%20lam%20chiều

Ở thôn quê, những buổi chiều thưa thớt nắng là lúc nhà nhà nấu cơm, Đó là lúc chái bếp sau nhà họ tỏa những làn khói màu lam vẩn vơ trong gió như quyến luyến mái ấm gia đình. Ai đi xa cũng không thể nào quên được hình ảnh thân thương ấy.






Nhà ở thôn quê đều được dựng lên bằng tre, gỗ vách và mái lá đều bằng lá dừa nước.

Đặc biệt, nhà nào cũng có gian nhà bếp phía sau gian nhà chính.

Gian bếp là nơi chất chứa nồi, niêu, xoong, chảo cùng nhiều gia vị cần thiết cho bữa cơm gia đình của những bà nội trợ.

Ở đó cũng là nơi người đàn bà đảm đang thỉnh thoảng tổ chức nấu bánh hoặc món ngon đặc biệt cho gia đình.

Những lúc như vậy, khói từ các bếp lò tỏa bay lên không trung, xuyên qua mái lá vờn vợn hòa cùng những đám mây trên trời. Cảnh tượng ấy lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp nhất vẫn là vào những buổi chiều tà.

Hinh%20Anh%20Chieu%20Ta%20|%20Hình%20ảnh,%20Nhiếp%20ảnh,%20Hình







Những buổi chiều tà, khi vạt nắng cuối ngày thoi thóp tắt cuối chân trời thường in vào lòng người những nỗi ai hoài khó tả. Càng khó tả hơn nữa khi nhìn ngắm những vạt khói bếp vươn lên từ mái lá chái bếp sau nhà ai đó.

Bâng khuâng. Hoài cảm. Những xúc cảm không phải ai cũng có trong đời.

Những buổi chiều ấy in đậm trong tâm khảm bất cứ ai. Và người ta luôn nhớ về những buổi chiều vươn khói bếp sau chái nhà. Đứng bất cứ đâu, tựa lưng vào gốc cây ăn trái già cỗi, hoặc ngồi đong đưa trên cánh võng cột giữa hai thân cây, vừa hưởng ngọn gió mát vừa nhìn ngắm cảnh tượng khói bếp vươn lên mái lá đẹp đến nao lòng mà ở thành thị chẳng thể nào có dịp nhìn ngắm, thưởng lãm được.

Nhìn rồi nghiện. Cho nên, khi rời xa làng quê, khuất nẻo đường làng, mất bóng những mái nhà lá đơn sơ, lên thành phố, lòng họ vẫn luôn đoái hoài về chốn xưa, quê cũ. Và họ luôn vương vấn trong đầu óc vào những xế chiều về những vòng khói bếp vươn lên từ sau mái nhà tranh ai đó. Nhớ. Và nhớ. Không thể nào phai.






Cúc Tần





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2023 lúc 9:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2023 lúc 9:43am

Việt Nam quê huơng tìm lại. Tập 1(tòan tập) Sàigon, Hànội, Hương sơn.   <<<<<<


Viet%20Nam%20que%20huong%20tim%20lai.%20Tap%201%28toan%20tap%29%20Saigon,%20Hanoi,%20Huong%20son.%20-%20%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2023 lúc 9:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2023 lúc 10:57am
Có%20lối%20đi%20riêng,%20chủ%20thương%20hiệu%20mì%20Miliket%20lãi%20hơn%2060%20triệu/ngày

MILIKET: Một trong những hãng mì nổi tiếng, chứa đựng cả tuổi thơ vẫn còn đó tại Tp Thủ Đức...

Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa thành lập năm 1972 với tên gọi Công ty Sản xuất chế biến mì ăn liền Safoco – Sài Gòn thực phẩm.

Sau 75 được đổi tên thành Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa. Tiền thân của thương hiệu mì Miliket Colusa vẫn còn đó ở 1230 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung Tp Thủ Đức, đến ngày nay.

Có thể : “Đây là số ít sản phẩm ăn sâu vào tiềm thức của người dân, miền nam trước kia", ngày còn nhỏ, mỗi lần nấu mì, tôi đều thắc mắc sao không có tôm như trên vỏ ? Mẹ ăn mất tôm của con rồi sao?.

Ai biết về gói mì giấy này thì là kỷ niệm thật nhất về tuổi thơ.

Sau này lớn lên hễ ăn lẩu thì sợi mì của hãng này mới thực sự gợi nhớ, đến giờ đi qua gặp hoài và gợi những kỷ niệm xưa nhọc nhằn vui vẻ vẫn còn.


Cre: Tôi là dân Thủ Đức FB







Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2023 lúc 11:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2023 lúc 10:59am
Xe ngựa trên lối xưa – hồn quê cũ

Xe%20thổ%20mộ%20ở%20Thuận%20An,%20Bình%20Dương
Đã từ lâu, chiếc xe thổ mộ đã gắn liền với những phiên chợ sáng chiều của người dân quê Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Dầu Một.. Nó không những là phương tiện đi lại thuận tiện, mà với dáng vẻ độc đáo, chiếc xe đã tạo cho khung cảnh đồng quê Nam Bộ trở nên duyên dáng và có “hồn” hơn !

Xe thổ mộ là loại xe ngựa chở khách, có hai càng bằng gỗ, do một con ngựa kéo. Tại sao nó có tên là thổ mộ? Có người giải thích vì xe có mui cong nhỏ, trông giống cái gò mã nên được gọi là “thổ mộ”. Lại có người cho rằng, nó bắt đầu từ tên xe là “thảo mã”. Lâu ngày đọc trại ra thành “thổ mộ” (theo Paulus Của).

Lại có ý kiến giải thích nó có nguồn gốc từ chữ “Tombeau” của Pháp đọc trại thành thổ mộ; điều này, cụ Vương Hòng Sển trong cuốn “Tự Vị Tiếng Việt miền Nam” đã bác bỏ và cho biết rằng, người Pháp họ không bao giờ gọi xe thổ mộ là tombeau cả mà gọi là Boîte d’allumettes (hộp quẹt), có lẽ vì cái hình dáng nhỏ nhắn của nó như cái hộp quẹt chăng?

Có thể ban đầu, khi người Pháp mới sang, họ dùng xe ngựa để kéo pháo. Giống ngựa họ đem từ châu Âu, châu Phi sang. Ngựa giống này cao to, có khả năng kéo nặng được. Lần lần, có nhiều con không thể kéo pháo được nữa, chúng bị dạt ra để kéo đồ vật lặt vặt, kể cả kéo cỏ cho những con kéo pháo ăn. Chính vì thế mà có tên xe là “thảo mã” (xe ngựa kéo cỏ), lâu ngày đọc thành thổ mộ?

Cho dù nó có nguồn gốc thế nào, thì cái tên thổ mộ đã được người dân Nam Bộ gọi đã khá lâu, ít nhất là vào thời điểm sau khi quân Pháp đến chiếm đóng Nam Kỳ.

Người đánh xe ngựa được gọi là “xà ích”, theo nhà văn Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì “xà ích” là tiếng có nguồn gốc từ Philippines. Những người đánh xe ngựa (xà ích) vốn là những nông dân chất phác, phóng khoáng cởi mở. Họ nhanh chóng tiếp thu một phương tiện giao thông mới, cải tiến nó thành một loại xe chở khách có vóc dáng nhỏ, gọn, phù hợp với đường sá của nông thôn miền Nam.

Hình thức xe cũng khá thẩm mỹ. Tuy giản dị với mái vòm cong cong, nhỏ nhắn nhưng khi di chuyển trên đường làng thì trông rất hài hòa với những ụ rơm, lũy tre làng của phong cảnh đồng quê.

Để hành nghề xe ngựa, việc quan trọng nhất là phải biết chọn ngựa. Lựa chọn ngựa bắt đầu từ màu lông, xái ngựa, tuổi (xem răng), mõm (mõm nhọn kén ăn hơn mõm bằng). Sau đó là huấn luyện.

Việc huấn luyện ngựa do những vị cao tuổi học tập và truyền lại từ sách” Mã Kinh” của Tàu. Có người kỹ lưỡng hơn thì lại coi thêm mạng theo ngũ hành: mạng của người cần phải hợp với mạng của ngựa! Ví dụ: người mạng Thổ chọn ngựa ô; mạng Thủy chọn ngựa Kim (hoặc khứu) lông nâu nhạt; mạng Mộc chọn ngựa Kim than (ngựa trắng điểm đen); mạng Hỏa chọn ngựa Vang (lông đỏ ). Thời trước, xe thổ mộ
cũng hoạt động theo luật định.

Ai muốn hành nghề xà ích đều phải qua một cuộc thi khảo hạch để nhà chức trách cấp bằng chứng nhận. Người lái xe phải đủ 18 tuổi, có đủ sức khỏe, trước khi thi phải thuộc 36 ký hiệu giao thông trên đường y như thi lái xe bây giờ vậy. Bởi vì lúc đó, xe thổ mộ chẳng những chở khách xuôi ngược ở các vùng nông thôn ngoại thành, mà nó còn chở hàng hóa và khách vào tận các chợ Bến Thành, Cầu Muối…

Vì thế, người xà ích phải hiểu biết luật giao thông đường bộ và có tay nghề cao để bảo đảm an toàn giao thông. Trên xe phải có chuông, nút ấn chuông được đặt bên cạnh chỗ ngồi của người xà ích. Xe chạy khi trời tối phải có đèn lái ở hai bên, hai cái đèn có hình dáng là hai cánh tay người cầm hai chân đèn. Quy định này do người Pháp đặt ra. Đèn được đốt cháy bằng khí đá, nó chẳng soi sáng được bao nhiêu,
cốt để cho người đi đường thấy có xe ngựa mà tránh!

Dưới gầm xe phải có bao đựng phân ngựa, không để ngựa phóng uế bừa bãi ra công lộ. Xe ngựa nào không thực hiện đủ những quy định trên sẽ bị “phú lít” xử phạt ngay. Xem thế ta thấy xe ngựa ngày xưa cũng khá văn minh!

Có người nói rằng, lúc trước xe ngựa khi chạy trong thành thị thì xà ích che đi một phần cặp mắt của ngựa, chỉ cho nó nhìn thấy phía trước từ 2 đến 3 mét; mục đích là để cho ngựa khỏi bị phân tâm mà chạy “lạc hướng” dễ gây tai nạn.

Mỗi xe thổ mộ được trang bị một “bộ nhíp” giảm xóc. Tất cả các loại xe như xe bò, xe ngựa kéo, xe lừa của ta từ trước đó chưa hề biết đến cái nhíp giảm xóc bao giờ.

Cùng với sự tồn tại của chiếc xe ngựa là những nghề phụ thuộc theo nó như: nghề xén tóc và xén lông cho ngựa, nghề đóng móng sắt ngựa, nghề đóng thùng xe… Nghề đóng móng sắt do người châu Âu du nhập vào. Ngựa xứ ta trước đó chưa hề đóng móng sắt.

Thời gian khoảng nửa đầu thế kỷ 20, ở vùng Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Dầu Một có hơn 1000 chiếc xe thổ mộ. Có lẽ nó là phương tiện di chuyển công cộng trên bộ đầu tiên ở nước ta, sau đó mới đến các loại phương tiện khác. Cũng như nhiều nghề khác, nghề xà ích cũng có tính cha truyền con nối . Ở khu Tân Định xưa, có con đường nhỏ mang tên Mã Lộ, đó là đường xe thổ mộ chạy. Xe thổ mộ cũng có bến như xe buýt hiện nay.

Ngoài ra, ở khu vực kênh Nhiêu Lộc (khu vực gần chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay) có một khu vực gọi “Bến tắm ngựa”, đây là nơi xà ích thường cho ngựa xuống tắm mát nghỉ ngơi sau thời gian dài rong ruổi mệt nhọc trên các ngã đường.

Đối với người dân Sài Gòn-Gia Định và các vùng lân cận, những chiếc xe mui vòm khum cong như những nấm mộ xuôi ngược trên những con đường đất đỏ, (sau được rải đá rồi tráng nhựa); với hình ảnh những chú ngựa nhỏ con, gõ móng lốp cốp trên mặt đường nhựa, cùng với nhạc cổ leng keng ngày trước là một phương tiện chuyên chở rất gần gũi và thân thiện, nhất là đối với bạn hàng các chợ và người bình dân đi lại từ nơi này sang nơi khác.

Trong những ngày giáp Tết, xe thổ mộ càng đẹp và rực rỡ hơn vì rực vàng hoa vạn thọ, hoa huệ, cúc… từ các vùng Gò Vấp, Bà Điểm đổ vào bán ở các chợ nội thành.

Xe%20thổ%20mộ%20ở%20Thuận%20An,%20Bình%20Dương

Mỗi cổ xe thổ mộ đang chạy như là một bản hợp tấu giàu âm điệu. Âm điệu nền là tiếng vó ngựa lộc cộc giòn giã nện xuống đường.Tiếng khua lốc cốc của cây ví (thanh thép nằm giữa trục bánh xe). Tiếng lục lạc leng keng ngân vang trên cổ ngựa. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng “cốc keng” ngân vang mà rời rạc từ cái chuông xe. Và cuối cùng là lâu lâu lại trỗi lên tiếng hý dài của con tuấn mã sung mãn đầy sinh lực! Tất cả như một bức họa mỹ thuật toát lên nhiều âm thanh của một bản hòa tấu sinh động, và bức họa đó đã thực sự đi vào dĩ vãng, đi vào lịch sử một vùng quê xưa…

Tôn Thất Thọ
Đáng Nhớ




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Aug/2023 lúc 11:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2023 lúc 3:14pm
Phà Thủ Thiêm

SAIGON%201969%20-%20Bến%20phà%20Thủ%20Thiêm%20|%20source:%20www.flickr.com/pho…%20|%20Flickr''


Lời%20chào%20phà%20Thủ%20Thiêm%20-%20Tuổi%20Trẻ%20Online


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Aug/2023 lúc 3:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22220
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2023 lúc 10:24am

Hồ%20Con%20Rùa

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/Aug/2023 lúc 10:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 11 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.