Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Chuyện Xóm Tôi Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 406
Quote thonglo2003 Replybullet Chủ đề: Chuyện Xóm Tôi
    Gởi ngày: 03/Mar/2017 lúc 7:19pm
Chuyện Xóm Tôi

Xóm Đạo tôi nằm dọc theo hai bên tỉnh lộ đi Mỹ Tho. Ngày đó xóm không có những con đường tráng nhựa,rải đá hay ngã ba ngã tư. Tất cả chỉ là những con hẽm dài ngắn rộng hẹp khác nhau và đặc biệt không có tên, chỉ gọi bằng các con số: hẽm 1, 2…5, 6...
Dài nhất và rộng nhất cho xe chở hàng vào đựơc là hẽm đi vào hãng nước mắm Nam Phương. Có lẽ Ông chủ cố ý đặt theo tên một vị hoàng hậu có sinh quán ở Gò Công. Ngày nhỏ, mỗi lần Má sai xách chai đi mua nước mắm là chúng tôi sợ lắm,vì có tới 3 cái sợ:
- Sợ chó, vào chưa tới chỗ bán lẻ đàn chó đã sủa vang rân
- Còn bé tí nên tiếng gọi bán hàng không đủ lớn. Bác ơi, bán nước mắm bác ơi,bác ơi… làm ơn bán… bán nước mắm. Bà chủ thì hiền còn ông chủ chạy ra quát chó làm con bé sợ hết hồn.
- Lớn lên một chút, chỉ một chút thôi, thì đàn con trai bác chiếu tướng chọc ghẹo.
Vậy mà hơn 40 năm sau, tình cờ gặp lại nhau ở nhà thương Gò Công (cơ sở mới ở An Hoà nằm giữa ruộng, gió thổi mát rượi không ruồi, không muỗi, hay thiệt) Thấy lại bác trai chủ hãng tóc bạc phơ, ông trông còn khoẻ nhưng hơi lẫn được con trai thăm nuôi. Còn tôi,Má bị bệnh, con gái từ xa về thăm. Vậy mà gặp nhau chỉ biết giương mắt nhìn từ xa, có giống kiểu chiếu tướng ngày xưa không?...
Tại sao, tại sao không chào hỏi nhau lấy một lời? Thiệt tệ, mình tệ thiệt!
Và một con hẽm khác, hẽm 3 vừa ngắn. Vừa hẹp chỉ đủ một chiếc xích lô chạy vào. Nhà hai bên toàn nhà lá, vách lá. Người dân sinh sống đủ ngành nghề: bán tạp hoá, xay giả gạo,bán trầu cau, sữa đậu nành, thợ sơn tủ thờ, thợ khuân vác, nhà máy chà gạo,thợ mộc, trại cây và… nấu rượu đế.
Cuối con hẽm là ruộng đồng xanh mước với bãi tha ma nhỏ. Lẫn trong các hàng mộ đất là hai ngôi mộ đá hình trụ tháp nghe nói được chôn kiểu ngồi. Cạnh đó là bờ đê với một lạch nước nhỏ hai bên trồng rất nhiều cây so đủa. Hoa màu trắng sữa, nhụy vàng có nước mật ngọt, chúng tôi hay đi chọc (hái) bông về nấu canh chua, có khi được cả thúng bông trắng ngần, đem luộc hay đi xin nước hèm bả rượu nóng hổi có vị chua, nhận bông so đủa vào, một chút xíu là ăn liền.Giờ đây không dám tả là nó ngon như thế nào sợ tui và cả ai kia phải đi tìm mà có tìm cả cuộc đời còn lại cũng không chắc được ăn.
Cuối bờ đê đổ ra sông, bên kia sông có ánh mặt trời… và có chợ Gò Công.
Trời tháng sáu mưa dầm thúi đất. Con hẽm 3 trở thành bãi bùn,nên vào mùa khô dân trong hẻm phải ra ruộng cạy đất gánh về đấp cao lên. Vì là đất thịt màu đen rất dẻo, các bé gái nắn nồi ơ, soong chảo…, và bõn con trai vò thành các viên bi thì không đất nào tốt hơn. Nhưng khi gặp mưa thì ôi thôi trơn như mỡ. Tui dù sinh ra ở xứ Gò, nhưng ngày nhỏ trôi dạt theo đời lính của cha qua các tỉnh thành nên chân quen với đường tráng nhựa, hay đá đỏ. Cho đến tuổi đi học ba má tôi mới cho về quê học tiểu học. Những buổi sáng mưa dầm phải đi học chị em tôi ngao ngán làm sao. Đâu biết bấm mười ngón chân xuống đất thế nào cho đủ để đừng té nên chuyện chụp ếch là thường. Ếch thì không có lại bị chọc quê giúp vui cho bạn, đôi khi không có quần áo khô sẵn để thay đành thò tay vào vũng nước đọng nhỏ khoát chút nước phủi lia lịa để phi tang đất bùn trước khi vào lớp học.
Vào một buổi sáng, có Ông Mười nhà ở cuối con đê cõng môt bé gái đi ngang nhà.Lúc đó ông bà vào tuổi trung niên nhưng không con, ông thường bận cái quần vải đen, trời nắng ống quần qua khỏi mắt cá chân, nhưng trời mưa ông kéo cao lên tới gối làm 2 vạt ống bay bay đi cạnh cái túi xách đệm đan bằng những cọng lát màu xanh vừa ngả vàng tự tay ông đan. Tôi thỉnh thoảng vẫn thấy ông đi chợ Gò bằng con hẽm nhà tôi dù nhà ông chỉ cần một chuyến đò. Sáng sớm hôm nay ông không đi chợ, ông đang cũng một bé gái, mặt bé úp sát vào lưng ông, đuôi tóc nhỏ xíu cột cọng thun màu đỏ lắc lư theo nhịp bước và chiếc cặp đi học cũng bằng đệm lát mới tinh màu xanh lá chuối non. Tôi nhìn theo mà thèm quá, vậy là cô bé khỏi lo chụp ếch.
Lớp học vừa bắt đầu, cô giáo ra hiệu cho cả lớp yên lặng. Ôi ông Mười vừa đặt bé gái xuống đất, dắt tay dẫn lại bàn cô giáo. Em xinh đẹp làm sao, mắt long lanh ngơ ngác cùng cặp mi đen thanh tú và làn da trắng hồng… Và Châu, Ngọc Châu tên em, theo lời cô giáo, đi rón rén tới bàn nhì của tôi với chiếc cặp trước ngực. Châu hiền lành, yên lặng nhìn tôi. Viên Ngọc Châu là em mồ côi cha mẹ ai đó đem tới cho Ông Bà Mười nuôi.
Sau đó chúng tôi cùng chấm chung bình mực tím và chia nhau món quà nhà quê nho nhỏ của Ông Mười. Nhưng hình như chỉ được thời gian ngắn (hạnh phúc thì cụt và ngắn như vậy sao?) Em nghỉ học 2, 3 hôm chúng tôi chưa kịp đi thăm,thì ông Mười tới lớp,cám ơn cô giáo và xin cho em nghỉ học luôn vì em đã mất sau cơn sốt. Viên Ngọc Châu đã tan-tan mất rồi.
Sau năm 1975 dù đất nước đã không còn chiến tranh, nhưng đói, đói lan tràn, mọi người thèm đủ thứ, thèm từ cục đường đi lên!
Là công nhân ở thành phố và nhà máy cũng khéo xoay trở nên chúng tôi không phải ăn cơm độn khoai như các bạn khác,thỉnh thoảng về quê thăm gia đình kiếm thêm chút chất tươi.Tôi tình cờ gặp lại ông Mười, ông Mười của Ngọc Châu ngày xưa. Ông còm cõi hơn xưa quá nhiều, tóc bạc trắng , ống quần bạc thếch phất phơ trên hai ống chân đen sạm khẳng khiu Vẫn một túi đệm lát nhưng cũ nát (Việt Nam ta từ túi đệm lát tiến lên giỏ xách bằng nhựa rồi tiến qua bao nhựa tái chế đen thui, tiến lại bao túi bao bằng lát, nên hy vọng lần nầy khá hơn) cùng một cài rổ tre nhỏ đựng đầynhững trái me chín căng tròn vỏ màu vàng đất. Em tôi 2 đứa láu táu kéo tay ông.
-Ông Mười vô nhà bán me ngọt cho tụi con đi
-Ông Mười bán mảo hết rổ me cho chị con đi,
-Sợ người khác mua rẻ của ông, tội lắm.
-Thôi phần me của tụi bây đủ rồi,để tao ra ngoài lộ bán cho bầy trẻ khác, tụi nó cũng cần có để ăn.
Rồi ông gở tay em tôi ra dứt khoát đứng lên, tay quơ túi tay cầm rổ, khập khểnh bước vội ra khỏi nhà tôi.
Trong chúng ta ,giờ đây có được bao nhiêu chất Ông Mười trong người.
Trần Ngọc Diêp


IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.210 seconds.