Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: NGƯỜI CON GÁI XỨ GÒ VÀ CÂU CHUYỆN CÒN Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Chủ đề: NGƯỜI CON GÁI XỨ GÒ VÀ CÂU CHUYỆN CÒN
    Gởi ngày: 20/Jan/2017 lúc 2:46pm

NGƯỜI CON GÁI XỨ GÒ VÀ CÂU CHUYỆN CÒN LẮNG ĐỌNG

 

 

      Tôi cân phân và lần lữa mãi mới viết được bài nầy khi nghĩ rằng nếu không viết, thì thế hệ sau tôi sẽ không còn ai biết đến, không còn ai nhắc lại Cô: người khai sáng ra ngành Xã Hội Học Việt Nam tại các trường Đại Học mở bán công, Đại Học Văn Hiến và một số trường Đại Học khác tại Sài Gòn vào cuối thập niên 80 thế kỷ XX đến nay. Một lý do khác, đậm đà hơn, thôi thúc hơn vì cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh là người con gái đất Gò. Cô sinh ngày 25 tháng 12 năm 1931 tại làng Thành Phố, tỉnh Gò Công.

      Cô Oanh tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học năm 1955 tại Mỹ, rồi sau đó dám cãi lời cha đi học và tốt nghiệp Thạc sĩ Phát Triễn Cộng Đồng tại Philipines. Về nước, Cô nhận ngay nhiệm vụ Trưởng phòng học vụ của trường Quốc Gia Công Tác Xã Hội Sai Gòn từ năm 1971, làm từ thiện ở Caritas. Sau năm 1975, cô quyết định ở lại Việt Nam. Sau đó, cô giữ chức Phó Chủ Tịch Hội Tâm Lý Giáo dục, xây dựng Trung Tâm Nghiên Cứu, tư vấn công tác xã hội và phát triễn cộng đồng. Cô làm việc hết mình, hết lòng, không bao giờ nghĩ đến lợi ích bản thân.

      Rất nhiều bài báo đã viết về cô Oanh từ sau ngày 1-5-2009, ngày mà cô từ giã mọi người tại căn nhà số 40/10A đường Bùi Công Trừng, ấp 3, xã Nhị Bình, một xã "nổi tiếng nghèo" của huyện Hóc Môn, nơi có một họ đạo lâu đời mà cô Oanh là tín đồ. Trước năm 1945, nhà cô Oanh là ngôi nhà cổ nằm trên đường Trương Công Định mà nay là cây xăng, thuộc phường 1, thị xã Gò Công.

      Mấy ngày cử hành tang lễ cô Oanh, tôi về Gò Công, những người dân cố cựu lớn lên, trụ lại Gò Công như anh Dương Hữu Trí, Quản thủ từ đường bà Trần Thị Sanh ở gần nhà máy xay lúa Hòa Bình cũ đã hé cho tôi qua mục "Gia phổ họ Huỳnh". Tôi thật ngạc nhiên:

      Ngày xưa, có ông bá hộ Dương Tấn Bổn, người làng Yên Luông, cưới bà Trần Thị Sanh, sinh được chín người con, nhưng đã qua đời hết tám người. Khi ông Tấn Bổn qua đời, người con gái duy nhất còn lại là Dương Thị Hương, lúc ấy còn nhỏ. Bà Trần Thị Sanh nuôi dưỡng Hương lớn khôn và gả cho ông Huỳnh Đình Ngươn. Sau khi chồng chết hơn hai năm, bà Trần Thị Sanh tái giá với Quản Định(Trương Công Định, người cầm quân kháng Pháp tại Gò Công năm 1982).

      Ông Huỳnh Đình Ngân là con trai của bà Hương và ông Ngươn tham gia kháng chiến chông Pháp, còn con gái út là Huỳnh Thị Điệu lấy chồng là Đốc Phủ Nguyễn Văn Hải(Đốc Phủ Hải). Riêng con gái trưởng là Huỳnh Thị Nữ lấy ông Nguyễn văn Túc, sau nầy (1897) bà Hương có chia đất đai rất nhiều.

      Bà Nữ và ông Túc sinh ba người con gái: Nguyễn Thị Marie, Nguyễn Thị Inée và Nguyễn Thị Biếu, cả 3 đều có chồng quyền quí.

      Bà Nguyễn Thị Inée ăn ở với ông Nguyễn Văn Hạc (khai sinh viết sai là Hạt) sinh ra 16 người con, trong đó có cặp song sinh Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Văn Loan là áp út.

      Thạc sĩ Nguyến Thị Oanh là em chị Hai Én, anh Ba Nhạn, anh Tư Quấc, anh Năm Sắc, anh Sáu Sẻ, chị Bảy Quyên, chị Tám Sảnh, anh Chín Hoạch, chị Mười Cúc, anh Mười Một Trích, anh Mười Hai Diệc, anh Mười Ba Cót và hai em là Loan và Trĩ. Nhìn suốt mười mấy người, đều mang tên một loài chim, đủ biết cha mẹ họ có ước nguyện và kỳ vọng ở con mình như thế nào rồi. Bây giờ, chắc ông bà Nguyễn Văn Túc đã hài lòng sau khi con gái cưng (ở nhà coi là con gái út, nên quyết chí cho đi học để bằng với người ta) Nguyễn Thị Oanh về với ông bà.

      Khi thấy bài "Ngôi mộ Bát lăng đẹp nhất miền Nam" trong khuôn viên chùa Long Thiền, Bình Nghị - An Hòa- mà dân địa phương gọi là chùa Cây Dầu, tác giả viết: bà Dương Thị Hương là dưỡng nữ của ông Trương Công Định, tôi thiệt không hài lòng. Đến chùa, tôi hỏi Hòa Thượng trụ trì Thích Tâm Hộ, năm nay 78 tuổi, Hòa Thượng thật thà cho biết: Tôi tưởng nói vậy cho vừa lòng người viết, chứ tôi biết bà Hương hồi đó cũng không thích Quản Định kháng Pháp đâu.

      Hòa Thượng dẫn tôi đến bàn thờ phía cuối, tay trái, ở đó có ảnh, danh tánh cả liểng thờ cụ Dương Tấn Bổn cùng năm sinh, năm mất của các vị như: Thị Én, Văn Sắc, Thị Quyên, Văn Quốc, Văn Nhạn, Văn Sẻ, Thị Sảnh, Văn Diệc, Văn Cót, Văn Trĩ và cả những rể, dâu con của cụ Hạc và bà Inée họ Cao, họ Nguyễn, có người tên Tây... Đặc sắc là có cả các ảnh chưa ở đâu có như ảnh của ông Nguyễn Thơ Hương (1863- 1958) hay ảnh của gia đình bà Hương chụp trước nhà Đốc Phủ Hải năm 1912, ông Hải chồng bà Huỳnh Thị Điệu -Tám Điệu- con gái út bà Hương.

      Lý do vì sao Hòa Thượng Thích Tâm Hộ thờ các ông, các bà nêu trên trang trọng khi cất lại chùa năm 1996? Hòa Thượng giải thích:Ông Nội tôi là bạn bè thân với bà Tám Điệu (Bà Tám Điệu mỗi năm được Thượng Tọa giỗ ngày 24-6 âl). Bà Tám Điệu có công nuôi tôi ăn học và cô Mười Nguyễn Thị Cút (nay trên 80 tuổi) hàng năm đều cho tiền để tôi lo nhang khói cho ấm bàn thờ. Hòa thượng còn nhấn mạnh: chắc Tết nầy cô Mười Cút thế nào cũng gởi ảnh và tiểu sử cô Oanh về đây để nhang khói, dù trên Nhị Bình cũng có bàn thờ.

      So với các tên trên bàn thờ tại chùa, cô Oanh vẫn còn ít nhất 4 anh chị em, trong đó chú Hoạch, chú Loan, cô Cút đang ở nước ngoài. Tình cờ người viết bài có gặp chú Mười Lăm Nguyễn Văn Loan ở Sài Gòn, chú về để lo cấp học bổng và xây nhà tình thương cho người nghèo theo di nguyện của cô Oanh.

      Lỡ nói thì nói luôn, để bà con từng sống trên đường Bến Xe Ngựa Gò Công xưa tỏ tường: Cô Thạc sĩ Oanh có người Dì ruột, sống với Dược sĩ Nguyễn Văn Tri là anh thứ hai của thầy Ba Thắng ở Cầu Tà. Ông Tri là một trong những người sáng lập Gò Công Tương Tế Hội ở Sài Gòn và làm Hội Trưởng năm 1921-1926, sau đó dì sống với ông Tòa Ri. Ông Tri có nhà thuốc Tây lớn ở Mỹ Tho.

      Hai năm cuối đời cô Oanh bỏ hết tâm lực vào "Hội quán Hát với nhau" và xây dựng chương trình Giáo Dục sau cai nghiện cho học viên. Cô rất cực, quên cả tuổi già, bệnh ngặt và rất lo lắng khi nghĩ đến không ai kế thừa. Năm 2008, tổ chức Bánh Mì Thế Giới đã trao tặng cô danh hiệu Anh Hùng Đời Thường.

      Người con gái Gò Công suốt 78 năm chưa bao giờ nghĩ cho mình, niềm hạnh phúc lớn lao của cô là niềm vui của những người mình giúp đỡ.

      Con chim Oanh sang cả, đẹp đẽ và tài hoa son sắt ấy đã không còn hót nữa, nhưng những đóng góp của cô về xã hội học sẽ còn mãi với mọi người.

 

                                    TRẦN ANH TÀI 

 

VỀ THĂM Ụ GIỬA


Về thăm Ụ Giửa tháng ba
Con đường đất đỏ xưa qua đâu rồi
Lòng tôi chợt phút bồi hồi
Qua cầu một chút trong tôi,ngỡ ngàng

Dòng sông vắng chuyến đò ngang
Tìm đâu bóng Nội bên hàng trầu xưa
Một thời tần tảo nắng mưa
Gánh trầu chợt úa nắng trưa,chưa về

Tôi mang một mảnh tình quê
Như dòng sông chảy mang về phù sa
Xóm Giêng,xóm Bộ đi qua
Trong tim như có lời ca quê nghèo

Một thời cầu Mống cheo leo
Tiếng bìm bịp gọi nước reo đôi bờ
Những đêm trăng sáng như thơ
Lá dừa xào xạc thức chờ đợi ai

Tình quê một mảnh trên vai
Vẫn mong có một ngày mai trỡ về
Ụ giửa ơi,mảnh đất quê
Cho tôi một chút quay về tuổi thơ

 

Việt Trung

 

IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 20/Jan/2017 lúc 2:51pm

 

NHỮNG NỤ CƯỜI NGOAN

 
 

 

 

Quỹ học bỗng Thạc Sĩ Nguyễn Thị Oanh trên đất Gò Công.

 

      Đó là nụ cười của 17 em sinh viên, học sinh Gò Công nghèo, học giỏi, được Ban Thiện Nguyện Giáo Xứ Thánh Tâm (Thị Xã Gò Công) do cựu Giáo Sư Trần Thế Phiêu, trưởng ban cùng các đồng sự tìm và đề nghị Quỹ Học Bổng cố Thạc Sĩ Nguyễn Thị Oanh đến trao. Năm học 2010-2011, mỗi em cấp Trung Học được nhận 2 triệu đồng và cấp Đại Học 4 triệu, nếu các em tiếp tục học tốt, Quỹ sẽ đồng hành cùng các em đến khi xong bằng Cử Nhơn. Lễ trao Học bổng tổ chức tại nhà thờ Thánh Tâm vào sáng ngày 26 tháng 9 năm 2010.

      Chị Nguyễn thị Nên, trưởng ban điều hành Quỹ bày tỏ lời cảm ơn Linh Mục Nguyễn Phước Tường đã dành cho Quỹ cơ hội giúp một phần nhỏ vào chi phí học hành cho các em SVHS Gò Công, nơi mà cố Thạc Sĩ Nguyễn Thị Oanh, người hơn 30 năm truyền lửa ngành công tác xã hội cho gần 30 trường Đại Học trên toàn quốc mong muốn được giúp các học sinh nghèo quê nhà. Ngành công tác xã hội nhắm vào các đối tượng là những người kém may mắn trong cuộc sống với mục đích giúp họ có cơ hội cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mình. Trước đó, Quỹ đã đến với các Đại Học Mở, Đại Học KHXHNV, Đại Học Lao Động Xã Hội, Đại Học Đồng Tháp, Đà Lạt và Huế.

      Đáng mừng là các SVHS nhận học bổng ở Gò Công tỏ ra xứng đáng với kỳ vọng của người lớn.

       Em Lại Thị Phương Thảo, học sinh lớp 12/14 trường THPT Trương Định- Thị Xã Gò Công, là con gái duy nhất của người mẹ dang dở tình duyên cách đây 15 năm, mẹ gởi Thảo về ngoại, lên Sài Gòn kiếm sống, nuôi con. Khi con vào được cấp 3, mẹ về bên con, "nó lớn rồi, không có mẹ bên cạnh, tôi rất sợ". Thảo nói: con phải ráng học cho giỏi để đền ơn mẹ, báo đáp ngoại, chỉ có học, sau này con mới giúp mẹ, ngoại và tự nuôi thân con mà thôi.

      Em Nguyễn Thị Mộng Trúc, học sinh lớp 11/10 trường THPT Trương Định, có mẹ bị ung thu ngực, qua đời 4 năm nay, cha phải đi làm ăn xa, lâu lâu mới về một lần, em ở nhà với nội, với ngoại. Cùng lo cho đứa em đang học lớp 8. Nhận rõ hoàn cảnh mình, Trúc rèn luyện tính tự lập, cứng cỏi trước cuộc sống. Em nói: Có khi, nếu mẹ còn sống, chắc con sẽ ỷ lại và không đủ tự tin, tự lập như bây giờ. Có học bổng của cô Oanh, con như được tiếp thêm sức cho việc học hành của mình.

      Sinh viên Nguyễn Hùng Thanh, nhà ở khu phố 3, phường 2, Thị xã Gò Công đang học năm thứ ba Đại học Kinh Tế tại Sài Gòn, cả tháng nay rất buồn vì nhà trường thông báo học phí năm nay tăng, em đã nghĩ đến việc bỏ học đi làm, thì học bổng tới. Em nói: từ hôm biết có được bốn triệu đồng, ba em hăng hái lên, mẹ em thì cứ cười hoài, cái gánh nặng cũng trút xuống khỏi vai người anh của Thanh, phải nghỉ học từ lớp 9, làm phụ hồ với ba, giúp mẹ bớt nhọc nhằn. Thanh nói: Chú ơi, vài năm nữa con ra trường, có việc làm đànghoàng rồi, con sẽ tìm giúp một em nào đó khó khăn như con bây giờ. Con bắt chước cô Oanh há chú.

      Sinh viên Nguyễn thị Xuân Anh, đang học năm thứ nhứt của khóa 4 Học Viện Hàng Không, nhà ở khu phố 1, đường Phan Chu Trinh, thị xã Gò Công, tâm sự: ngoài Học viện, cháu cũng đậu vào trường Y, nhưng ba má cháu không đủ sức, chị Thanh Anh của cháu đang học ở Học viện, cháu vào học chung, sẽ dược giảm học phí, sách vở, nhà trọ cũng theo dấu chị, đỡ hơn. Được học bổng, ba má cháu mừng lắm, cảm ơn Quỹ lắm, con sẽ ráng học lên Thạc sĩ như cô Oanh vậy.

      Sinh viên Đào Đỗ Thanh Phú học năm thứ ba Đại học Công Nghiệp, có em học Trung cấp Giao thông, nhà ở 276 Nguyễn Huệ, khu phố 3, phường 2, Thị xã Gò Công. "Ba má con đang đuối sức thì học bổng cô Oanh tới như phép mầu, Chú coi, học phí tăng cao, mọi dự liệu chi phí tính toán ban đầu không còn đúng nữa. Hàng ngày, ba con thức dậy từ 2 giờ sáng đi làm đến 4 giờ chiều mới về, mẹ con thì còng lưng trên chiếc máy may, mỏi cũng không dám nghỉ. Mỗi lần về thăm nhà, con thấy ba mẹ ngày một hốc hác, thương quá. Với sự tiếp sức của học bổng cô Oanh, con cố học, sau có việc làm, ngoài chuyện đỡ đần cho cha mẹ, con cũng sẽ giúp vài em có cảnh khổ như mình hôm nay".

      Linh Mục Nguyễn Phước Tường, người chịu khó đứng ra tổ chức lễ trao học bổng cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, nói như chia sẻ:

 

- Các con rất may mắn sống trong một gia đình, một xã hội có cha mẹ, ông bà lo lắng,  khích lệ các con trên đường học tập. Sự chia sẻ của Quỹ học bỗng Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh đã thể hiện một phần sự quan tâm và khích lệ đó.

 

Trần Anh Tài

 

 

 

 

TRĂNG RẰM VẤN VƯƠNG

 

 

 

Đêm nay nhìn trăng sáng.

Thương nhớ quê hương xa,

Từng cụm mây lãng đãng,

Như dân Việt xa nhà.

 

Nhớ hàng tre bao phủ.

Dọc đường làng thân yêu,

Chân vui theo bạn rủ,

Câu cá dưới nắng chiều.

 

Nhớ trưa hè nắng đỏ.

Dưới gốc mận thơm ngon

Chuyện giòn như pháo nổ,

Đánh đáo và tạt lon.

 

Nhớ mưa đùa nắng hạ.

Giỡn nước chẳng buồn lo.

Xếp giấy làm thuyền, thả.

Chở hạnh phúc học trò.

 

Nhớ vườn cây ăn trái.

Đậm đà đất quê hương.

Cùng bạn bè leo hái.

Ngọt lịm bao tơ vương.

 

Nhớ những chiều háo hức.

Nương gió lộng diều bay.

Tiếng cười giòn cao vút

Đan kết tuổi thơ ngây.

 

Nhớ ghê từng chú dế.

Thách đấu đá hăng say,

Thắng thua cùng vui kể,

Rạng rỡ từng phút giây.

 

Nhớ xưa bao trưa nắng.

Tắm mát ngọn sông đào.

Bơi đua qua cồn vắng,

Phơi nắng ngắm mây cao.

 

Nhớ Thầy Cô trường học.

Nao nức rộn giờ chơi,

Tương tư dân kẹp tóc,

Vương vấn trọn cuộc đời.

 

Đêm trăng mờ mắt lệ!

Ngày tháng nhẹ dần trôi.

Nhớ thương vùng đất Mẹ

Ray rứt mãi khôn nguôi...!

 

  Hoàng Dũng

 

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.294 seconds.