Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Phi thuyền Endeavour Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Chủ đề: Phi thuyền Endeavour
    Gởi ngày: 16/Nov/2008 lúc 9:38pm

Hành trình tàu Endeavour lên trạm không gian

Tàu con thoi Endeavour được phóng từ trung tâm Kennedy sáng nay trong điều kiện thời tiết đẹp với trăng sáng và bầu trời trong vắt, khiến những người đứng đợi quan sát có một đêm mãn nhãn.
> Endeavour rời bệ phóng / Video phóng tàu

Tên lửa đẩy và tàu Endeavour đang được di chuyển tới bệ phóng tại Trung tâm không gian Kennedy ở Florida. Ảnh: NASA.
Trăng treo phía trên Endeavour khi tàu đã sẵn sàng trên bệ phóng. Ảnh: NASA.
Ánh sáng rực rỡ trên bệ phóng tàu Endeavour vào thời điểm nó chuẩn bị rời mặt đất, thực hiện sứ mệnh chở hàng lên Trạm không gian quốc tế (ISS). Ảnh: NASA.
Tên lửa đẩy khởi hành đưa tàu Endeavour rời bệ phóng vào sáng 14/11. Ảnh: Reuters.
Khói mù mịt do tên lửa đẩy tạo ra để đưa tàu Endeavour rời mặt đất. Ảnh: Reuters.
Tàu Endeavour chở theo các thiết bị nhằm mở rộng trạm ISS để đủ chỗ cho 6 người làm việc, thay cho 3 như hiện nay. Ảnh: Reuters.
Số hàng tàu Endeavour mang theo có các thiết bị vệ sinh và hệ thống xử lý nước thải đặc biệt phục vụ cho nhu cầu của các phi hành gia làm việc trên không gian. Ảnh: Reuters.
Đây là lần phóng tàu cuối cùng lên trạm ISS trong năm 2008. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh tàu Endeavour phóng phía trên mặt trăng nhìn từ Orlando, bang Florida. Ảnh: Reuters.
Các phóng viên ảnh chớp theo đường đi của tàu Endeavour. Ảnh: AP.
Phi hành đoàn của tàu Endeavour đang vẫy chào trước khi bước vào khu vực cách ly để lên tàu. Từ trái sang theo chiều kim đồng hồ: Eric Boe, Donald Pettit, Shane Kimbrough, Sandra Magnus, Heidemarie Stefanyshyn-Piper, Steve Bowen và Chris Ferguson (chỉ huy tàu). Ảnh: NASA.

Đình Chính

ShowArticlebanner();
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2008 lúc 9:44pm

Những bức ảnh lịch sử về các hành tinh

Một chiếc camera gắn vào tên lửa và phóng lên không gian năm 1946 đã ghi lại hình ảnh đầu tiên về trái đất nhìn từ vũ trụ. Đây là một trong những bức ảnh lịch sử trong công cuộc chinh không gian của con người.

Hình ảnh đầu tiên về trái đất nhìn từ không gian chụp năm 1946. Camera ghi lại bức ảnh này được gắn trên tên lửa.
Tàu Lunar Orbiter ghi lại hình ảnh đầu tiên về trái đất từ tàu vũ trụ năm 1966.
Đây là một trong những hình ảnh đầu tiên của mặt trăng mà các nhà khoa học chụp được vào năm 1959.
Tàu Viking I Lander chụp hình ảnh đầu tiên về bề mặt sao Hỏa, tháng 7/1976.
Tàu Voyager I chụp cận cảnh sao Mộc năm 1979.
Các nhà thiên văn học có cơ hội hiếm có trong đời được chiêm ngưỡng siêu tân tinh (ngôi sao đang nổ) Supernova 1987A.
Tháng 4/2007, các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy hình ảnh ba chiều của mặt trời.
Các nhà thiên văn học tuần này công bố hình ảnh về một loạt hành tinh xoay quanh một ngôi sao ngoài hệ mặt trời. Hai hành tinh được đánh chữ b và c.
Các nhà khoa học cũng mới công bố hình ảnh một hành tinh khác quay quanh ngôi sao Romalhaut ngoài hệ mặt trời. Ngôi sao này cách hệ mặt trời 25 năm ánh sáng.

Hải Ninh (theo CNN

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/May/2010 lúc 8:06pm
 
 
 
 

Thiên hà kỳ ảo

 

Mỗi thiên hà là tập hợp từ khoảng 10 triệu đến hàng nghìn tỷ ngôi sao xen lẫn bụi khí và vật chất tối xoay quanh một khối tâm. Dưới đây là những hình ảnh được coi là kỳ ảo nhất về thiên hà do con người có thể quan sát được.


Kính%20viễn%20vọng%20không%20gian%20Hubble%20chụp%20được%20hình%20ảnh%20chi%20tiết%20về%20thiên%20hà%20đôi%20Antennae,%20một%20vùng%20tạo%20sao%20trong%20vũ%20trụ%20h�
Kính viễn vọng không gian Hubble chụp được hình ảnh chi tiết về thiên hà đôi Antennae, một vùng tạo sao trong vũ trụ h�

 
Thiên hà Andromeda, còn được gọi là Messier 31, là thiên hà lớn nhất gần dải Ngân hà. Trong bức ảnh này (được chụp vào năm 2003), những vùng màu xanh dương sáng dọc theo nhánh của Andromeda là nơi tập trung các sao mới hình thành, còn vùng màu cam sáng chứa những ngôi sao già và lạnh.
Messier 81 là thiên hà sáng nhất mà kính viễn vọng từ Trái đất có thể nhìn thấy.
Bức ảnh này được tạo nên bằng cách ghép những hình ảnh do 4 kính thiên văn chụp thiên hà Cartwheel, gồm kính viễn vọng không gian Hubble, kính viễn vọng không gian Spitzer, kính thiên văn Galaxy Evolution Explorer và kính Chandra X-ray. Các chuyên gia thiên văn cho rằng một thiên hà nhỏ hơn (có lẽ là một trong hai vùng sáng nhỏ ở phía trên) đã đi qua trung tâm của Cartwheel từ 100 triệu năm trước.
Thiên hà Whirlpool mang đầy đủ đặc trưng của một thiên hà hình xoắn ốc: Những ngôi sao mới tập trung ở các nhánh ngoài cùng, còn những ngôi sao già hơn tập trung ở vùng trung tâm màu vàng. Một thiên hà nhỏ hơn có tên NGC 5195 đang hút một nhánh của Whirlpool về phía nó. Các nhà thiên văn ước tính rằng NGC-5195 đã nằm gần Whirlpool từ vài trăm triệu năm trước.
Những đám mây bụi từ một ngôi sao nổ tung bay xung quanh thiên hà Large Magellanic Cloud. Với khoảng cách xấp xỉ 180 nghìn năm ánh sáng, Large Magellanic Cloud là "hàng xóm gần" của dải Ngân hà. Chúng ta có thể nhìn thấy nó ở bán cầu nam của địa cầu mà không cần kính viễn vọng.
Bức ảnh do kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA chụp năm 2008 cho dải Ngân hà hình xoáy trôn ốc có 2 nhánh nhỏ và 2 nhánh lớn.
Thiên hà Mắt đen (còn gọi là Mắt quỷ) có những đám bụi khí hấp thụ ánh sáng phía trước hệ thống sao ở vùng trung tâm. Các nhà khoa học cho rằng Mắt đen có diện mạo đáng sợ sau khi nó va chạm với một thiên hà khác cách đây khoảng 1 tỷ năm.
Hai thiên hà cách Trái đất 140 triệu năm ánh sáng đang hòa nhập vào nhau tạo nên một hình ảnh mà ta có thể gặp trên một mặt nạ hóa trang nào đó. "Đôi mắt" màu xanh dương thực là lõi của hai thiên hà. NGC 2207 và IC 2163 - tên của hai thiên hà - bắt đầu điệu nhảy tango của chúng cách đây khoảng 40 triệu năm dưới tác động của lực hấp dẫn. Theo thời gian chúng sẽ trở thành một thiên hà duy nhất.
Thiên hà Messier 82 có một vùng đầy sao màu xanh dương và trắng ở trung tâm được bao quanh bởi một đám mây bụi khí khổng lồ màu đỏ. Đám mây này - gồm nhiều hợp chất hydrocarbon - được hàng trăm triệu sao mới trong thiên hà thổi ra ngoài trong quá trình hình thành.
Thiên hà NGC 300, nằm cách Trái đất khoảng 7 triệu năm ánh sáng, có dạng xoắn ốc giống dải Ngân hà. Các chấm màu xanh dương là những ngôi sao mới. Chúng tạo thành các nhánh ngoài của NGC 300. Những ngôi sao già (lạnh hơn nhiều so với sao mới) tập trung ở khu vực trung tâm và có màu vàng, xanh lục.
Hàng triệu đám bụi khí bay quanh NGC 1316, một thiên hà hình elip hình thành từ vài tỷ năm trước sau khi hai thiên hà hình xoắn ốc gặp nhau.
(theo National Geographic)
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/May/2010 lúc 10:35am
 
 
 
Chủ nhật, 02/05/2010, 14:16(GMT+7)

Phát hiện bộ xương người trên Mặt Trăng?

Bức ảnh bộ xương người trên mặt trăng khiến cộng đồng khoa học xôn xao. Ngay lập tức, nhiều giả thuyết được đặt ra.

Bức ảnh trên được tiến sĩ Kang Mao-pang (người Trung Quốc) tung ra. Ông Mao-pang cho biết, đây là bức ảnh được tàu Apollo 11 ghi lại khi tàu này hạ cánh xuống mặt trăng năm 1969. Tuy nhiên, bức ảnh này thuộc nhóm tài liệu mật và ngay cả những phi hành gia có mặt trên Apollo 11 cũng không biết tới sự hiện diện của nó.
 
Điểm đặc biệt là bộ xương này lại mặc quần bò. Có những dấu hiệu cho thấy, dường như xác chết của người xấu số đã ở trên tàu không gian rất lâu trước khi bị đẩy lên bề mặt mặt trăng. Bởi theo lẽ thường, xác chết sẽ không thể phân hủy trong môi trường không trọng lực.
 

Bức ảnh xương người trên mặt trăng làm chấn động thế giới. (Nguồn: Theo Weekly World News)

Tiến sĩ Kang cũng chính là người từng làm chấn động giới khoa học khi đưa ra các bức ảnh về vết chân của con người trên Mặt Trăng tại một hội thảo được tổ chức tại Bắc Kinh. Lần này, bức ảnh bộ xương người của ông lại tiếp tục đặt ra nhiều dấu hỏi.

Theo ông Kang, đằng sau bức ảnh này phải ấn chứa những bí mật rất ghê gớm bởi người Mỹ tìm mọi cách che giấu bí mật này trong suốt thời gian dài.

Nhận định của ông Kang càng được khẳng định khi một chuyên gia tình báo và vũ trụ Mỹ tìm cách lẩn trốn không trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này. Những người khác từ chối bình luận về vụ việc này.

Trước đó có thời gian xôn xao thông tin cho rằng, theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ và CIA, NASA đã phải ra chỉ thị xóa toàn bộ những hình ảnh và số liệu viễn trắc từ Mặt Trăng.

Theo Weekly World News/VNN

 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/May/2010 lúc 8:17am
 
 
 
 
Tự hào Việt Nam tại NASA!
20.05.2010 18:31
 
 
Được làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là ước mơ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Suốt 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của các nhà khoa học Việt Nam. Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh

Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: GS.TS toán học Nguyễn Xuân Vinh.

Quả thật, ở cái thời mà đại đa số người dân Việt còn đi xe đạp, thì bằng các lý thuyết toán học, những nghiên cứu của GS. Vinh (sinh năm 1930 tại Yên Bái) đã vạch đường bay cho tàu vũ trụ lên Mặt Trăng. Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về Trái Đất.

Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Đại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Đại học Thanh Hoa (Đài Loan).

Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu

Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Đó là TS. Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là Trịnh Hữu Châu, làm việc tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.

TS. Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.

Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia  mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25/6/1992-9/7/1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS. Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến

Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có TS. Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19/10/1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỷ km, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Đất.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền

Không tham gia vào các dự án tàu vũ trụ, nhưng TS. Nguyễn Trọng Hiền (sinh năm 1963 tại Đà Nẵng) lại đang nghiên cứu tại NASA để thiết kế một kính thiên văn vũ trụ mới thay cho kính thiên văn vũ trụ Hubble khi kính này hết hạn sử dụng. Có một điều thú vị nữa là trước khi chuyển sang làm việc tại NASA năm 2004, TS. Hiền từng làm việc 6 tháng - nghiên cứu Vật lý thiên văn tại trạm quan sát ở Nam cực sau khi lấy bằng Tiến sỹ tại Đại học Chicago. Trong chuyến đi Nam cực lần thứ hai với tư cách là Giám đốc kỹ thuật của trạm quan sát, thấy có cờ các nước cắm ở Nam cực mà không có cờ Việt Nam, ông đã tự may một lá cờ Việt Nam cắm lên Nam cực. Hiện nay, TS. Hiền cộng tác rất tích cực với Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam.

Tu%20hao%20Viet%20Nam%20tai%20NASA!
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hiện đã tự may
một lá cờ Việt Nam cầm ở Nam Cực
 
 
 
Tiến sĩ Bùi Trí Trọng

Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên Bùi Trí Trọng (sinh 1965 tại Sài Gòn), TS. Hàng không và không gian Đại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại tên lửa.

Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)

Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Đại học Mississippi năm 1999, TS. Thanh Vũ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.

Tiến sĩ Đinh Bá Tiến 

Khác với các Tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, TS. Đinh Bá Tiến trước khi sang Anh là giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Đại học Huddersfield (Anh), Đinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành, khiến dấu ấn Việt ở NASA từ nay có nguồn chất xám Việt được đào tạo ngay trên nước Việt.

Trên đây mới chỉ là một số gương mặt tiêu biểu trong số hàng trăm nhà khoa học gốc Việt đã và đang làm việc, góp phần xây dựng và phát triển nên ngành khoa học không gian hùng hậu và nổi tiếng của nước Mỹ ngày nay.

Hoàng Minh

 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2010 lúc 6:09pm
 
 

Phi thuyền đầu tiên thám hiểm thiên thạch trở về

VnExpress - Thứ Ba, 15/6
 
 
 Phi thuyền đầu tiên thám hiểm thiên thạch trở về

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa bay tới Australia hôm nay để thu hồi tàu vũ trụ vừa trở về trái đất sau khi đáp lên một thiên thạch.

Tàu vũ trụ Hayabusa trở về trái đất tối qua sau cuộc hành trình kéo dài 7 năm với quãng đường lên tới 6 tỷ km. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ hạ cánh thành công lên một thiên thạch và trở về địa cầu.

AP cho biết, hai máy bay trực thăng đưa các nhà khoa học tới vị trí hạ cánh của tàu Hayabusa tại một khu vực quân sự cách thành phố Adelaide khoảng 485 km về phía tây bắc. Các nhà khoa học hy vọng những mẫu bụi mà tàu mang về sẽ cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.

Seiichi Sakamoto, một nhà khoa học của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAEA), nói rằng hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch trở về của Hayabusa bị hoãn tới ba năm. JAEA phóng Hayabusa từ năm 2003 và theo kế hoạch nó phải trở về từ năm 2007.

“Hành trình trở về của tàu Hayabusa là một thách thức cực lớn về kỹ thuật. Chúng tôi đã làm mọi thứ để vượt qua từng khó khăn”, Sakamoto nói.

JAEA đã chi 200 triệu USD cho dự án chế tạo tàu Hayabusa. Mục đích của dự án là tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.

Theo AP, các nhà khoa học sẽ phải mất nhiều giờ để thu hồi tàu vũ trụ và lấy các mẫu đất. Sau đó họ sẽ đưa chúng về Nhật Bản để nghiên cứu.

Hayabusa tới một thiên thạch có tên Itokawa – có độ dài 500 m - vào năm 2005. Sau khi chụp ảnh thiên thạch từ mọi góc độ, Hayabusa hạ cánh lên đó hai lần.

Theo kế hoạch, tàu Hayabusa phải bắn một viên đạn vào bề mặt thiên thạch để làm đất, đá bắn lên một ống dài. Từ ống này đất, đá được hút vào một thùng chứa trên tàu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc rằng viên đạn đã được bắn ra. Họ cho rằng khi ống tiếp xúc với bề mặt thiên thạch, vật chất trên đó vẫn bắn ra và chui vào thùng chứa. Nhờ đó mà tàu vẫn lấy được mẫu đất, đá.

Sakamoto nói mọi mẫu đất, đá từ một thiên thạch bất kỳ - thành phần tạo nên các hành tinh – đều có thể giúp con người tìm hiểu về nguồn gốc của trái đất. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu có thể giúp họ biết thời điểm và cách thức mà thiên thạch hình thành, những thiên thể mà nó từng va chạm, tác động của gió và bức xạ mặt trời đối với nó.

Minh Long

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Jun/2010 lúc 6:10pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2010 lúc 8:08pm
 
 
NASA: 'Năm đại họa' là có thật?
Cập nhật lúc 10:06, Thứ Sáu, 18/06/2010 (GMT+7)
,

Trong khi nhiều người còn đang lo lắng về “năm đại họa 2012” thì mới đây NASA đưa ra cảnh báo về trận bão từ sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống trên Trái đất vào năm 2013.

TIN LIÊN QUAN

Mô%20tả%20ảnh.
Vào năm 2013, Mặt trời sẽ bước vào thời kỳ hoạt động mạnh mẽ. Ảnh: Ifeng.com.

Các nhà khoa học có thâm niên của NASA cảnh báo, vào khoảng năm 2013, sau một "giấc ngủ say", Mặt trời sẽ “thức tỉnh”, bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, tạo nên những cơn bão từ cực mạnh tấn công Trái đất. Sức mạnh của trận bão từ này có thể tương đương với sức công phá của 100 quả bom Hydro.

Các chuyên gia cho rằng, khi Mặt trời bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, hoạt động phun trào của các điểm đen Mặt trời cũng sẽ trở nên kịch liệt, giải phóng một lượng lớn các hạt mang điện và gây ra các cơn bão mặt trời.

Sự ảnh hưởng của bão mặt trời, theo các nhà khoa học là vượt qua sự tưởng tượng của con người. Chúng có thể khiến toàn bộ Trái đất bước vào những ngày đen tối nhất.

Không chỉ tầng ô-zôn bị phá hủy, hệ thống điện cũng như mạng thông tin điện tử có thể bị tê liệt. Từ đó, những cơ quan như bệnh viện, ngân hàng và sân bay,… cũng sẽ không thể hoạt động được chứ đừng nói đến điện thoại, máy tính hay GPS.

Nếu như tất cả những điều kể trên xảy ra, chúng sẽ mang lại những tổn thất về kinh tế cực kỳ khủng khiếp, mà nhiều người dự tính là nhiều gấp 20 lần so với trận bão Katrina (Tổng thiệt hại do cơn bão này gây ra ước tính lên đến 125 tỷ USD). Đồng thời, nó cũng sẽ tạo nên một bước lùi lịch sử trong tiến trình phát triển của toàn nhân loại.

Mô%20tả%20ảnh.
Và một trận bão Mặt trời cực mạnh có thể sẽ tấn công Trái đất. Ảnh: Internet.

Các chuyên gia về thiên văn chỉ ra rằng, hoạt động của điểm đen mặt trời có chu kỳ là 11 năm. Vào năm 1859, tức là 151 năm trước đây, Trái đất của chúng ta từng bị một cơn bão mặt trời cực mạnh tấn công. Tuy nhiên, khi đó hệ thống điện và thông tin vẫn chưa phát triển, do vậy hậu quả mà cơn bão này gây ra vẫn chưa đến mức nghiêm trọng.

Lo lắng về sự nguy hại mà các cơn bão từ Mặt trời mang đến cho Trái đất, các nhà khoa học đã bắt đầu theo dõi sát sao Mặt trời. Vào ngày 11/2 vừa qua, một vệ tinh quan trắc các hoạt động của Mặt trời đã được phóng lên quỹ đạo.

Các nhà khoa học hy vọng rằng việc theo dõi Mặt trời 24/24 sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ kết cấu cũng như các hoạt động từ trường của Mặt trời, từ đó đưa ra được những dự báo chuẩn xác giảm thiểu nguy hại từ các cơn bão Mặt trời.

  • Lê Văn (Theo Ifeng)

http://vietnamnet.vn/khoahoc/201006/NASA-Nam-dai-hoa-la-co-that-916833/

Mời đọc lại :
 
 
 
Chiến tranh Thế giới thứ III sẽ nổ ra vào năm 2010 theo tiên tri của Vanga?
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2010 lúc 7:58pm
 
 

'Trở về quá khứ là điều có thể làm được'

VnExpress - Thứ Sáu, 23/7

 

'Trở về quá khứ là điều có thể làm được'

Các nhà vật lý lượng tử Mỹ tuyên bố về mặt lý thuyết con người hoàn toàn có thể chế tạo cỗ máy thời gian để thay đổi quá khứ.

>> Phát hiện ngôi sao sáng gấp 20 triệu lần mặt trời

Trong nhiều thập kỷ qua giới khoa học luôn nghĩ tới khả năng di chuyển tức thời trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ nơi này tới nơi khác. Theo Telegraph, một nhóm chuyên gia vật lý lượng tử của Viện Công nghệ M***achusetts tại Mỹ khẳng định rằng với những nguyên lý di chuyển tức thời trạng thái lượng tử cùng một hiệu ứng mang tên "postselection", họ có thể khiến nguyên tử di chuyển ngược thời gian.

"Đưa các hạt (và trên lý thuyết là cả con người) từ tương lai về quá khứ là điều có thể thực hiện được", giáo sư Seth Lloyd, trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố.

Postselection là một phần quan trọng của ngành khoa học máy tính lượng tử. Trong máy tính truyền thống, nếu muốn tìm nghiệm của một phương trình, máy tính phải lần lượt thử từng nghiệm cho tới khi tìm thấy kết quả đúng. Trong máy tính lượng tử, nhờ hành vi kỳ lạ của các hạt nhỏ hơn nguyên tử (hạ nguyên tử), quá trình tìm nghiệm được đơn giản hóa bằng cách thử đồng thời mọi nghiệm rồi chọn ra kết quả đúng.

Lloyd và nhóm của ông nói rằng, bằng cách kết hợp kỹ thuật dịch chuyển tức thời và postselection, con người có thể đưa vật thể ngược dòng thời gian.

Ngoài ra, đối với các hạt hạ nguyên tử, vẫn còn một vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình di chuyển ngược thời gian, các hạt có thể tự hủy diệt khiến chúng không thể tới được đích.

Giáo sư Lloyd khẳng định những vấn đề trên sẽ không xuất hiện trong phương pháp của ông nhờ bản chất của trạng thái lượng tử. Mặc dù vậy, lý thuyết của Lloyd chưa thể dẫn tới sự ra đời của cỗ máy thời gian hay một thứ gì đó tương tự. Nhóm nghiên cứu chỉ hy vọng công trình của họ sẽ giúp dư luận hiểu rõ hơn về vật lý.

Minh Long

http://vn.news.yahoo.com/vne/20100723/tsc-tro-ve-qua-khu-la-ieu-co-the-lam-uoc-bd74575.html
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2010 lúc 8:25am
 
 

Trái đất có thể lâm nguy vào năm 2182

VnExpress - Thứ Năm, 29/7

 

Trái đất có thể lâm nguy vào năm 2182

Các nhà khoa học cảnh báo một thiên thạch khổng lồ có thể lao trúng địa cầu sau 172 năm nữa.

>> Phát hiện hàng trăm hành tinh giống trái đất

>> Sinh vật ngoài hành tinh 'đã cố liên lạc với chúng ta'

Christian Science Monitor đưa tin thiên thạch nói trên được đặt tên 1999 QR36. Bằng các mô hình toán học, các chuyên gia của Đại học Valladolid tại Tây Ban Nha và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tính được rằng xác suất va chạm với trái đất trước năm 2200 của nó là 1/1.000. Khả năng lớn nhất là nó sẽ lao trúng hành tinh xanh vào ngày 24/9/2182.

Thiên thạch 1999 QR36 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999. Chiều ngang lớn nhất của nó lớn hơn 560 m. Nếu một thiên thạch có kích thước như vậy va chạm với địa cầu, nó sẽ tạo nên một hố có chiều rộng vài km và phá hủy mọi thứ trong khu vực có bán kính vài trăm mét xung quanh. Trong trường hợp xấu nhất cú va chạm có thể gây tuyệt chủng hàng loạt đối với nhiều loài sinh vật.

Các nhà khoa học quốc tế tính toán rằng, nếu con người muốn nó không đâm trúng trái đất, mọi nỗ lực của chúng ta phải thực hiện trước thời điểm va chạm ít nhất 100 năm.

Hiện tại 1999 QR36 đang ở phía sau mặt trời. Chúng ta chỉ có thể quan sát nó vào mùa xuân năm sau. Thiên thạch mất 14 tháng để di chuyển xung quanh mặt trời.

Theo Time, giới khoa học từng vạch ra nhiều biện pháp để đối phó với những thiên thạch có khả năng va vào trái đất. Nếu thiên thạch được tạo nên bởi băng, con người có thể dùng các tấm gương khổng lồ để phản chiếu ánh sáng mặt trời lên thiên thạch khiến nó tan chảy. Một cách khác là bắn tên lửa trúng thiên thạch để thay đổi quỹ đạo của chúng. Người ta cũng có thể phóng tàu vũ trụ tới gần thiên thạch để lực hấp dẫn giữa hai vật thể khiến quỹ đạo thiên thạch thay đổi.

1999 RQ36 là một thành viên trong nhóm Potentially Hazardous Asteroids (Những thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm) do quỹ đạo của chúng gần trái đất. Trước đó giới khoa học từng cảnh báo một tiểu hành tinh có tên Apophis - có chiều ngang chừng 300 m - có khả năng đâm trúng trái đất vào năm 2029 hoặc 2036. Tuy nhiên, xác suất va chạm rất nhỏ, chỉ khoảng 1/250.000.

NASA đã tính tới việc chế tạo một tên lửa hạt nhân để phá huỷ hoặc làm thay đổi đáng kể quỹ đạo của tiểu hành tinh Apophis.

Minh Long

 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2010 lúc 7:35pm
 
 
Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng

Bí ẩn cơn mưa sao băng

Thứ Ba, ngày 17/08/2010, 17:39
 
(24h) - Dù cứ đến tháng 8, chúng ta lại có dịp ngắm mưa sao băng Perseid nhưng có những khoảnh khắc bầu trời với những vệt sao sa mang đậm vẻ đẹp huyễn hoặc, bí ẩn đến mê đắm lòng người thì không phải ai cũng may mắn nắm bắt.

Phi thường kì quặc cập nhật nhanh nhất những Chuyện lạ, những Bí ẩn lịch sử, Video chuyện lạ và những Kỉ lục Guiness khắp nơi trên thế giới!

window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Bầu trời Kilimanjaro rực rỡ, duyên dáng. Ảnh: Kwan O. Chul.

Ánh đèn điện từ một đoàn người rồng rắn hướng về đỉnh Kilimanjaro, ánh sao băng lóe sáng cũng như sa xuống đỉnh núi của Tanzania. Mặt trăng sau rằm lu mờ, nhường chỗ cho những vì sao chiếu sáng tạo nên vẻ diễm lệ của bầu trời.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Khởi đầu của mùa sao băng tháng 8. Ảnh: Dennis di Cicco.

Một ngôi sao sa rẽ ngang tầm quan sát của Đài Stellafane ở Springfield, Vermont vào ngày 7/8 – gần thời điểm bắt đầu mưa sao băng Anh Tiên hằng năm.

Mưa sao băng tháng 8 khởi nguồn từ sao chổi Swift-Tuttle. Cứ khoảng 130 năm, Swift-Tuttle lại lượn băng qua mặt trời và trên đường di chuyển nó phát tán những đám mây bụi khổng lồ gồm các thiên thạch nhỏ li ti cấu tạo từ đất đá, băng, kim loại.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Sao băng và cực quang. Ảnh: Michel Tounay.

Ánh sao băng làm sinh động thêm cho bầu trời nhuộm sắc xanh cực quang ở Chisasibi, Quebec vào 12/8.

Cứ đến giữa tháng 8 hằng năm, Trái đất lại lăn qua những đám mây thiên thạch – vết tích của Swift-Tuttle. Nhưng thiên thạch ấy đâm xuyên bấu khí quyển với vận tốc khoảng 160.000 km/h và bùng cháy thành mưa sao băng trong khoảnh khắc.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Núi sao băng. Ảnh: Denis Balibouse.

Một ngôi sao đổi ngôi Perseid chiếu sáng bầu trời trên những ngọn núi phía Bắc Geneva, Thụy Sĩ  vào 12/8.

Trong khi phần lớn những ngôi sao sa thường mờ nhạt, những người ngắm sao thật ra đang chứng kiến một quả cầu lửa bắn phá bầu khí quyển.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Cận cảnh sao băng Anh Tiên. Ảnh: Pete Lawrence.

Những ngôi sao băng tháng 8 dường như có điểm phát (radiant) từ chòm sao Perseus nên còn được gọi là mưa sao băng Perseid. Chòm sao này mọc vào khoảng nửa đêm ở bầu trời phía đông bắc.

Trong đợt đỉnh điểm của mưa sao băng Anh Tiên vừa qua, người ngắm có thể thấy 30 ngôi sao sa một giờ ở ngoại ô thành phố và đến 200 ngôi sao sa một giờ ở vùng nông thôn. Trong vòng một hai đêm trước và sau đợt đỉnh điểm, chúng ta vẫn có thể thấy lác đác 10 – 20 ngôi sao sa trong một giờ.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Viên ngọc của sa mạc. Ảnh: Babak Tafreshi.

Một ngôi sao băng lao qua những đỉnh núi Elburz đẫm ánh trăng vào ngày 13/8/2009.

Geza Gyuk, nhà thiên văn thuộc cung thiên văn Adler ở Chicaga cảm tưởng rằng nhiều hình ảnh sao băng liên quan đến nghệ thuật và khiến người ta thích thú, niềm vui của những người cố nắm bắt một ngôi sao sa Perseid đó là họ không bao giờ biết được điều thú vị nào sắp xảy ra.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Huyền thoại sao sa Anh Tiên. Ảnh: Tamas Ladanayi.

Thật là một trải nghiệm kì diệu khi được đứng trước một quang cảnh diễm lệ nhưng kì bí như thế này. Bầu trời tỏa ánh sáng dìu dịu, huyền hoặc bởi những ánh sao và cả một quầng  bụi khổng lồ mà sao chổi Swift-Tuttle để lại trên hành trình lang thang của mình.

Trong suốt nội chiến Mỹ năm 1862, hai nhà thiên văn người Mỹ là Lewis Swift và Horace Parnell Tuttle khi làm việc cùng nhau đã khám phá ra một ngôi sao chối và thế là nó có tên Swift-Tuttle.

Lần xuất hiện gần đây nhất của Swift-Tuttle gần Trái đất là năm 1992 và dự đoán sao chổi này sẽ lại ghé ngang Trái Đất vào năm 2125.

Bí%20ẩn%20cơn%20mưa%20sao%20băng,%20Phi%20thường%20-%20kỳ%20quặc,%20bi%20an,%20bi%20an%20khoa%20hoc,%20mua%20sao%20bang,%20sao%20sa%20anh%20tien

Mưa sao Perseids băng qua dãy Rocky. Ảnh: Yuichi Takasaka.

Khi chúng ta thấy mưa sao Perseids xẹt ngang qua bầu trời, chúng ta gọi chúng là sao băng: meteor, nhưng chúng ta cần phân biệt một chút giữa sao băng và thiên thạch: meteoroid – những mẫu đá và băng bên ngoài vũ trụ trước khi bị đốt cháy trong khí quyển và trở thành sao băng.

Thế nhưng khi một ngôi sao băng không bị cháy thành tro bụi  mà “sống sót” đáp xuống mặt đất, nó lại được gọi là meteorite.

Tuy nhiên bạn không cần bận tâm đến những khái niệm đó khi ngắm mưa sao băng Anh Tiên vì lẽ những ngôi sao sa cấu tạo gồm băng trộn lẫn ít bụi không thể nào đáp xuống mặt đất nỗi.

Bài liên quan:

Bấm đây để khám phá những Bí ẩn lịch sử khiến cả nhân loại đau đầu tìm lời giải!

(Theo Vnn)
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.143 seconds.