Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Liêu Trai Chí Dị Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Chủ đề: Liêu Trai Chí Dị
    Gởi ngày: 08/Mar/2014 lúc 4:45am


Liêu Trai Chí Dị
HồngLan sưu tầm


Bản Đàn Ma








Tỉnh Long Hồ có Vũ Sinh chơi đàn nổi tiếng tài hoa, vốn dòng dõi nho gia thanh bạch. Sinh từ nhỏ đã say mê nghiệp cầm ca, thích chơi đàn cò hay đàn gáo, nhưng đặc biệt nhất là đàn độc huyền. Chàng tính tình nhã nhặn, được cha mẹ cho theo học với một ông đồ, nhưng Sinh hay sao lãng việc đèn sách, ngày ngày chỉ đam mê cung đàn tiếng nhạc, vì vậy cha vẫn rầy mắng luôn. Tuy nhiên Sinh chứng nào tật nấy, không thể bỏ được.. riết rồi cha chàng cũng bỏ mặc. Nơi nào có những cầm sư nổi tiếng là chàng cũng cố tìm đến, mong học cho được tuyệt nghệ, đạt đến mức tuyệt đỉnh của tiếng đàn .





Gần nhà chàng có một bến đò trên sông lớn, khách thập phương thường hay qua lại nên có một người nghệ sĩ già, mù cả đôi mắt hay ngồi gảy độc huyền cầm làm phương tiện kiếm ăn. Sinh thường hay lén cha đến bến đò để ngồi nghe hàng giờ tiếng đàn của người nhạc sĩ, nhiều khi quên cả bữa cơm chiều. Tiếng độc huyền cầm lanh lảnh, ai oán tài hoa dường như đã đến chổ tột cùng của người nghệ sĩ mù đã làm cho Sinh say mê. Riêng người nghệ sĩ mù cũng biết tật đam mê của Sinh và dần dần đem lòng thương mến Sinh, và sau cùng không ngần ngại truyền lại cho Sinh kỹ thuật đánh đàn của ông. Dần dần Sinh đạt được đến chỗ sở trường và nổi tiếng đàn hay nhất trong vùng .

Các bạn hữu thường hay tụ tập tại nhà Sinh để nghe chàng đánh đàn, đàm đạo phóng túng quên hắn chuyện học hành. Trong làng có vài người trách chàng phóng túng quá độ, trớ thành kẻ phóng đãng đam mê nghệ thuật cầm ca. Sinh chỉ cười mà không giận. Chàng chỉ bảo:

- Phàm là người trần tục thì ít ai được phẩm cách thanh cao tột cùng, toàn thiện toàn mỹ mà luôn phải có một cái gì gọi là đam mê,
phóng túng .. nên cổ nhân vẫn thường nói "nhân vô thập toàn" là vậy ..


Một hôm đi thăm người bạn ở xa, vì lâu ngày không gặp nên Sinh mãi miết trò chuyện quên về .. Bạn cố giữ lại qua đêm nhưng Sinh bảo là trăng sáng, chàng lại quen đường, được dạo dưới ánh trăng cũng là một điều thích thú, nên thơ lắm .. Sinh từ giả bạn ra về ..




Trăng treo vằng vặc trên đỉnh đầu, toả rộng xuống khu rừng thưa hoang vắng soi rõ con đường sỏi đất ngoằn ngoèo tĩnh mịch như một dải lụa vàng. Ánh trăng ngà mờ ảo mông lung, tràn ngập một bầu ánh sáng huyền diệu như đưa con người vào một thế giới liêu trai huyền ảo xa xăm .. Chợt đâu có tiếng độc huyền cầm ảo não bi ai vang lên trong đêm vắng .. Nửa xa, nửa gần .. khi thì đứt đoạn .. như có một mãnh lực vô hình nào thu hút Sinh. Vốn bản tánh gan lì,không biết sợ là gì, và vốn có tật si mê tiếng đàn cung nhạc nên Sinh không ngần ngại tìm đến nơi phát ra tiếng đàn kỳ diệu âý .

Từ xa ánh đèn leo lét một ngôi nhà cổ có lẽ bỏ hoang trên chục năm nên dậu đỗ bìm leo, tường xiêu vách ngã, vẫn tiếng đàn man man bất tận quái đản mê hồn dìu dặt vọng ra. Sinh vội bước nhanh đến gần . Chàng chợt nhìn thâý dưới ánh đèn vàng một thiêú nữ mảnh mai, tóc đen xoã dài, đang ngồi đánh độc huyền . Chàng mê mẩn đứng lặng yên nghe bản đàn kỳ bi, âm điệu lạ thường. Tiếng đàn chợt ngưng bật . Bỗng một giọng nói lạnh lẽo, liêu trai cất lên:

- Ngươi là ai mà dám đến chỗ hoan vắng nầy ?

Sinh giật mình .. lật đật giải bày:

- Cô nương, xin đừng hiều lầm . Tại hạy tuy là một lãng tử nhưng cũng đọc sách thánh hiền, biết điều lễ nghĩa .. Chẵng qua vì không cầm lòng được trước tiếng đàn nỉ non ai oán tuyệt vời của cô nương nên không câu nệ đến gần để nghe .. Vô tình phá rối sự yên tịnh của cô .. Mong cô tha lỗi ..

Thiêú nữ nhìn Sinh, nở nụ cười, dịu giọng bảo:

- Ngươi cũng biết độc huyền cầm à ? Vậy cũng là một kẻ tri âm đồng điệu . Ta từ lâu không có bạn hữu .. vậy ngươi hãy ngồi xuống và hãy đánh cho ta nghe một bản nào ...

Sinh không từ chối liền ngồi xuống bên cạnh dạo một bán đàn đăc ý nhất của chàng. Tiếng đàn trâm` bổng, du dương, lanh lảnh vang lên . Thiêú nũ thích thú lắng tai nghe rồi mỉm cười bảo Sinh:

- Kể ra ngươi cũng là một kẻ tài danh .. Tuy nhuên vẫn chưa phải là bậc kỳ tài điêu luyện đạt đến chỗ mê hoặc được lòng người.

Sinh ấp úng nhìn thiêú nữ đáp:

- Tại hạ vâñ biết mình chưa thâú triệt đến chỗ tinh vi, nghệ thuật vẫn còn kém cõi, tiếng đàn phát ra chưa xuất thần .. Nay nhân cơ hội hiếm có nầy mong sao cô nương không chê tại hạ là kẻ ngu đần mà chỉ điểm cho thì thật là duyên phần may mắn của tại hạ vậy ...

Thiêú nữ nhìn chàng với nhiều thiện cảm rồi điềm đạm bảo:

- Bản nhạc ngươi lén nghe lúc nãy vốn là một tuyệt tác hiếm có của cõi âm, đâu dễ gì cho người dương thế nghe được .. Bãn nhạc đó đã thất truyền từ lâu .. Vì là vật u linh của cõi vô hình mang âm khí nặng nề, u hồn, uất ức. Người dương thế không nên nghe, sẽ làm tổn mất tuổi thọ. Ta vì thâý ngươi là một hàn sĩ nho phong, lại có lòng dạ ngay thẳng đồng thời cũng là một tri âm, biết thưởng thức tiếng đàn, sẽ không tiếc gì mà chẳng truyền lại cho ngươi .

Sinh vì qúa đam mê tiếng đàn kỳ bí nên liều lĩnh bất chấp đến tánh mạng, cố nài nỉ cầu khẩn thiêú nữ:

- Cô nương, ngày xưa Sư Khoáng vì muốn thâú đạt đến mức tột cùng của tiếng đàn mà còn dám tự làm cho mù cả đôi mắt để không còn bị ngoại cảnh chi phối .. Tại hạ nay cũng vì nghệ thuật, chỉ mong học được đến chỗ tuyệt đỉnh cao siêu dù có phải mất đi một vài năm tuổi thọ cũng cam chịu ...

Thiêú nữ nhìn Sinh, mỉm cười bảo:

- Ngươi thật đúng là một kẻ đam mê ngông cuồng. Thôi được, ta sẽ truyền lại cho ngươi bản đàn bất hủ nầy để cho nó khỏi mai một. Nhưng ngươi nhớ là sau nầy không được hối tiếc, oán hận ta. Chẳng qua đó là nghiệp số của ngươi. Cũng may ngươi là người có thiện lương, có nhiều căn lành từ nhiều kiếp trước nên sau nầy ngươi sẽ gặp được một duyên may hoá giải cái tai ách cho ngươi vậy ..

Sinh mừng rỡ thốt lời cám ơn rối rít Sinh mừng rỡ thốt lời cám ơn rối rít, chỉ mong sao mình học được bản đàn ma, tuyệt không chút gì lo nghĩ đến cảnh người dương thế kẻ âm cung khác biệt . Vì là người thông minh đĩnh ngộ, có thiên tư về nhạc khí, lại vốn sở truyền về môn độc huyền cầm, đồng thời cũng nhờ thiêú nữ tận tình chỉ dạy cho nên chàng lãnh hội được nhanh chóng . Sinh mê mẩn cố sức tập dượt quên cả mệt nhọc nên dần dà hiểu được nhịp nhàng, có chỗ nào sai thì thiêú nữ lại nắn sửa cho, chỉ mong cố học cho hết bán đàn, sẽ không có dịp may lần thứ hai nữa .

Đêm trường qua nhanh chóng. Từ thôn xóm xa xa vẳng lại tiếng gà gáy sắp sáng. Thiêú nữ nhìn chàng cười bảo:

- Nay ngươi đã đạt được đến chỗ điêu luyện tuyệt kỹ của môn độc huyền cầm nầy, khó có người bì kịp ớ chốn trần gian. Chỉ cần ngươi chịu khó tiếp tục trau giồi luyện tập là có thể xem như người độc nhất ở thế gian đánh được bản đàn tuyệt tích nầy đến chỗ độc đáo tuyệt cùng. Tiếng đàn của ngươi đã đến mức phát ra được âm khí vô hình, ta không còn gì để chỉ dạy thêm, xem như duyên phần gặp gỡ đến đây là chấm dứt. Để kỷ niệm cuộc tao ngộ nầy, ta tặng ngươi cây đàn độc huyền cổ nầy . Nó là một linh vật đã theo ta từ lâu nay ...





Sinh bin rịn xá dài thiêú nữ, ấp úng nói không ra lời từ biệt ..

Từ đó chàng nổi tiếng là một nhạc sĩ tài hoa nức tiếng trong vùng, đặc biệt là đàn độc huyền, không có một cầm sư nào có thể hơn chàng được. Nhưng sao chỉ có vào những đêm trăng rằm vằng vặc, người ta mới chợt nghe vẳng lên từ căn nhà lá cua chàng một điệp khúc kỳ bí lạ lùng, mơ hồ, huyền ảo ... Tiếng đàn réo rắt ai oán như lại toát ra một cái gì âm u quái đản lôi cuốn người nghe vào một thế giới vô hình, u minh vọng động . Không ai biết bản đàn âý xuất xứ từ đâu và làm sao Sinh lại biết đến .. Có hỏi chàng, Sinh chỉ đáp ậm ự .. nên thiên hạ càng ngạc nhiên hơn ..

Ngày tháng trôi qua ..

Gần đây sức khoẻ Sinh càng ngày càng yêú kém. Người xanh xao, tâm thần đôi khi hoảng hốt .. Các thầy lang mát tay trong làng điều trị vẫn không hết ..

Một hôm chàng đang ngồi thưởng thức ấm trà xanh .. đột nhiên cảm thấy cao hứng nên mang chiếc đàn độc huyền cổ ra dạo .. Lần lần tâm thần như mê sản đưa chàng dần dần vào một cõi u minh của những hồn ma bóng quế ...

Đột nhiên có tiếng niêm Phật vang lên trước cổng nhà . Sinh chợt tỉnh .. Tiếng niệm Phật vẫn vang đều đều .. Sinh liên` ra mỡ cổng ..





Nhìn thâý một vị đầu đà hành cước tăng đứng chờ khất thực . Vị lão sư tăng bào rách nát, dép cỏ te tua nhưng vẫn không mất vẻ tiên phong đạo cốt của một nhà tu hành giác ngộ. Lập tức Sinh trịnh trọng lễ phép mời vị lão tăng vào nhà.

- Đại sư chắc từ phương xa đến, có lẽ mệt lắm .. Vậy có thể tam nghỉ chân để tiểu sinh được dâng chén trà xanh và ít trái cây cho Đại Sư đỡ lòng có được chăng ?

Vị sư nhìn chàng hồi lâu .. sau đó vui vẻ nhận lời. Vào trong nhà vị sư nhìn cảnh nhà thanh bạch không có gì qúy giá .. vài pho sách cũ trên kệ .. có nhiều nhạc khí .. đặc biệt là cây độc huyền cầm đã cổ xưa lắm rồi nên trổ vân tuyệt đẹp .. bóng láng lạ kỳ .

Sinh trịnh trọng rót trà, mang trái cây ra mời vị lão tăng. Vị lão chợt hỏi:

- A Di Đà Phật .. Chắc thí chủ là người tài hoa, sành âm điệu nên xử dụng được nhiều nhạc khí và khi nãy bần tăng đã vô tình được nghe qua tài nghệ tuyệt học của thi chủ ..

Sinh khiêm tốn đáp lời:

- Tiểu Sinh thật đáng trách, suốt đời lỡ đam mê nghệ thuật cầm ca đặc biệt là thích chơi đân độc huyền . Thật là bê bết phóng túng đáng chê trách, nói ra chỉ e Đại Sư cười cho . Các bạn hữu vẫn thường chế nhạo, nhưng tiểu sinh vẫn không thể bỏ được….

Nhà sư nở một nụ cười từ bi nhìn chàng:

- A Di Đà Phật! Bần tăng muốn có đôi lời khuyên giải, không biết thí chủ có tùy duyên chấp nhận không ?

Sinh vội vã đáp:

- Được nghe lòi giáo huấn của đại sư là phước phần của tiểu sinh . Mong Đại Sư từ bi hỉ xả mà chỉ cho ...

- A Di Đà Phật, thật là thiện tai! Thí chủ, đam mê một cái gì dù cho là đẹp đẽ thanh nhã đến đâu cũng vẫn là một đam mê, một hình thức trói buộc .. Nay thí chủ đắm say trong vòng âm sắc, tuy có tao nhã thanh khiêtnhứng cũng vẫn là đắm say thế tục. Tâm vẫn còn vọng niệm khát khao, dính mắc vào lời ca tiếng nhạc, vào thế giới huyền ảo của âm thanh nên vẫn là một trói buột lôi cuốn vào vòng lẩn quẩn của sinh tử luân hồi ...


Khẽ nhắm cặp mắt lại, nhà sư chậm rãi tiếp:

- Bản đàn mà thí chủ dạo lúc nãy, hiếm có ở cõi trần, thật là một tuyệt khúc vô giá .. Nhưng .. bần tăng nhận thâý nó mang qúa nhiều âm khí nặng nề, u hồn quẩn quít vốn không phải thuộc chốn trần gian nên người dương thế giữ nó chỉ e có hại đến tính mạng .. Lão tăng đã nhận thâý ra trên ấn đường của thí chủ ẩn hiện nhiều âm khí ...

Sinh ngạc nhiên qúa đổi .. Sau đó không dám giâú giếm nhà sư nên đem chuyện kỳ ngộ ngày trước thuật lại . Vị sư già trầm ngâm chốc lát rồi bảo:

- A Di Đà Phật! Thật ra người âý không có lòng muốn hại thí chủ .. Bản đàn âý là một vật bất tường, chỉ có người ở chốn u minh mới dùng được . Bần tăng với thí chủ có chút dyên phần gặp gỡ, thâý người mắc nạn không cứu thì trái với đức từ bi của nhà Phật. Thí chủ .. hãy nghe lời lão tăng mà đốt cây cổ âý đi dù cho nó là bảo vật hiếm có nhưng vốn là mộ vật u linh của âm giới. Giữ nó chỉ có hại cho thí chủ . Vậy nên trả nó về cho người khuất mặt nơi cõi u minh . Bần tăng còn có một vật mọn xin tặng thí chủ có thể giải trừ tai ách ...

Nói xong, vị lão tăng lâý từ trong túi áo ra một viên thuốc màu vàng nhạt và đưa cho chàng. Sinh trịnh tróng đón nhận ..
Lão tăng cất tiếng giã từ.
Sinh bin rịn tiễn đưa vị lão sư ...

Từ ngày uống viên thuốc của nhà sư cho, Sinh dường như tỉnh giấc mộng dài. Chàng không còn thâý lưu luyến đam mê bản đàn ma nửa. Nhớ lại lời của nhà sư, chàng khấn vái rồi đem đốt cây độc huyền cầm cổ quái. Tinh thần chàng trở nên minh mẫn sáng suốt, sức khoẻ cũng dần dần bình phục dường như không còn chịu ảnh hưởng của cõi vô hình. Cho đến tiếng đàn điêu luyện tài hoa ngọt ngào thánh thót của chàng cũng mất hẳn đi cái âm điệu quái đản âm u rờn rợn khó giải thích được của ngày trước. Thời gian sau không còn ai nghe bán đàn ma kỳ bí. Sinh đã thật quên hết .. đã trả nó về vĩnh viễn cho cõi vô hình u minh huyền bí, không còn để lại một dư âm gì ở chốn trần gian ....

-Hết-


IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2014 lúc 4:48am




TÂN LIÊU TRAI
HồngLan sưu tầm
--------------------------------------------------------------------








Bảo Chấn Khanh



Bảo Chấn Khanh không rõ Cha là ai và chính quán ở đâu, chỉ biết hai mẹ con của Khanh tránh nạn binh đao mà đến thôn Hà Kiều, một địa phương lao động nghèo ở ngoại ô kinh thành. Lúc đến Hà Kiều Khanh mới là đứa trẻ lên 5. Mẹ con Khanh sống lây lất trên đường phố, làm đủ mọi việc để sinh nhai. Được vài năm thì Mẹ bị bịnh mà chết. Hàng xóm thương tình trẻ mồ côi không nơi nương tựa, cùng nhau người ít kẻ nhiều gom góp tiền bạc dựng cho Khanh một chòi lá ở gần sông. Khanh ngày ngày bắt tôm cá, rau cỏ ở ven sông đem ra chợ bán lâý tiền độ nhật.

Mặc dù nghèo đói liên miên, Khanh vẫn mong mỏi có dịp cắp sách đến trường như những đứa trẻ khác. Nhờ giúp đỡ của vài người tốt trong thôn, nhất là có ý chí tiến thủ mạnh mẽ nên Khanh lâý được bằng tú tài dù muộn màng khi đã trên 20 tuổi. Nhờ có văn hóa lại chăm chỉ, biết giử tín nghĩa, chân thật, Khanh được dân địa phương qúi mến. Sinh ra, lớn lên trong khổ cực, nhưng Khanh có dung mạo khôi ngô, ăn nói có duyên, lại thêm nhiều năng khiêú bẩm sinh. Ngoài tài xuất khẩu thành thi, Khanh còn có tài thổi tiêu và hội họa

Biết khả năng của Khanh, một thương gia họ Đàm buôn bán đồ cổ nổi tiếng trong kinh thành mướn Khanh làm quán lý cho cơ sở kinh doanh. Công việc là giúp chủ xác định giá trị của cổ vật trước khi mua vào hay bán ra. Tiền lương cùng bổng lộc phù trội đến từ công việc, chẳng mâý lúc mà khanh có tiền dư. Đời sống đã có phần phong lưu, quần là áo lượt, trông ra vẽ công tử làm cho nhiều nữ nhân trong vùng yêu thầm, nhớ trộm. Nhiều người mối mai, nhưng khanh luôn chối từ.

Vợ thương gia họ Đàm có đứa cháu trai ở cùng nhà, tánh tình lêu lõng, chơi bời, đi tối về khuya, thường lâý trộm tiền của cô dượng. Sau bị lộ, lại phao ngôn đổ thừa cho Khanh xúi giục để chia chác. Ban đầu vợ chồng họ Đàm không tin, nhưng thằng cháu nói mãi cũng sinh nghi ngờ nên dùng lời bóng gió với Khanh. khanh nghỉ, nêú còn làm việc ở đây không chóng thì chầy cũng xảy ra rắc rối oan ức, và nêú không may lại còn bị vướng vào vòng tù tội. Nghĩ như vậy Khanh gặp hai vợ chồng họ Đàm phân trần rõ ràng sự ngay thẳng của mình rồi xin nghỉ việc. Họ Đàm tỏ vẻ ân hận, xin Khanh bỏ qua và nên ở lai, nhưng Khanh không vui, mà trả lời rằng:

- Chủ nhân đã tin tưởng mà gọi đến, nhưng rồi không tin mà nghỉ xâú cho ta. Giờ trong xóm, ngoài làng, ai ai cũng đã vì sự nghi ngờ của chủ nhân mà cho ta là kẻ ăn trộm, ta còn mặt mũi nào ở lại đây được nữa?!

Mâý ngày sau Khanh đem chòi lá trả lại, cho thôn xã, rồi khăn gói rời bỏ thôn Hà Kiều. Từ nhỏ chưa một lần đi xa, lại chẳng có thân nhân, chàng chẳng biết đi về đâu .. Nghe đồn miền nam khí trời ấm áp, phong cảnh hữu tình, chàng liền nhắm hướng nam. Gặp đâu ăn đâý.. Khi túi tiền sắp cạn, gặp khu thị tứ đông người, Khanh mang giá vẽ ra phố vẽ truyền thần cho khách vãng lai, kiếm đủ tiêu trong một thời gian rồi lại tiếp tục đi.

Thấm thoát đã hơn một năm sống kiếp giang hồ...

Một hôm vì qúa ham mê với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà chẳng biết trời đã tối.. lại gặp ngày mưa dầm, đường xá lầy lội, vắng tanh, tìm mãi chẳng gặp quán ăn, nhà trọ..
Bụng đói meo giữa chốn hoang liêu cô tịch làm cho Khanh lo sợ. Cố đi thêm một lúc nữa, nhưng càng lúc càng mệt. Đôi chân không còn đủ sức kéo lên khỏi bùn lầy .. Đang lúc tuyệt vọng, Khanh nhìn thâý một tấm gỗ còn khá mới, dựng sát lề đường với hàng chữ:


Tri Kỷ Quán

Nào ai duyên nợ tái sinh
Hữu duyên hạ nét sửa hình kiếp sau


Khanh chẳng còn hơi sức đâu mà suy nghỉ ý từ hai câu thơ nhưng vẫn nhận thâý nét chữ thảo rất đẹp lại uyển chuyển cho biết người viết phải là nữ nhân trong giới khoa bảng hay ít ra có khiêú về thư họa. Mừng như sắp chết đuối vớ được phao, Khanh chẳng ngần ngại mà theo mũi tên chỉ dẫn rẽ vào con đường nhỏ bên cạnh bià rừng.. Sau đó Khanh đã thâý ánh đèn lấp lánh từ đằng xa chiêú lại. Đến gần hơn, hiện ra một thôn xóm nhỏ ở vùng quê nằm sát chân núi,





có khoảng năm ba chục nóc nhà xen kẽ nhau. Vài nhà còn lập lòe ánh đèn, còn phần lớn thì im lìm trong bóng đêm. Vừa bước qua trước cổng bằng tre của thôn, thâý phiá trước một căn nhà có vẻ còn mới, cấm một tấm gỗ Tri Kỷ Quán giống như tấm gỗ ngoài bià rừng nhưng không có 2 câu thơ.

Khanh bước lên thềm nhà, giũ quần áo, giày dép, cho sạch đất cát nước mưa, rồi đập cửa, gọi chủ quán ... Gọi nhiều lần nhưng chẳng có ai trả lời hay ra đón khách. Khanh lâý làm lạ, cho rằng vì trời mưa gió, chủ quán nghỉ sẽ không có khách mà đóng cửa sớm chăng? Khanh ghé mắt nhìn vào nhà thâý chiếc đèn dầu treo giữa nhà vâñ bập bùng cháy, nhưng chẳng có ai. Khanh đánh bạo đẩy cửa bươc´ vào trong. Gian nhà có hai phòng khá khang trang và sạch sẽ. Phòng ngoài kê vài chiếc bàn, vài chiếc ghế gỗ. Trên bàn để một mâm cơm, không biết có gì, vì được đậy kín với cái lòng bàn bằng tre. Khanh tiến đến, ngồi vào bàn, đập tay lên bàn gọi chủ quán, nhưng cũng vẫn im lặng. Khanh lâý làm lạ đứng dậy bước đến cửa ăn thông với căn phòng đằng sau. Dù không có ánh sáng, nhưng Khanh cũng thâý được môt. cái giừong ngủ cùng chăn màng đầy đủ.. nhưng vẫn không có ai . Cuối phòng có một cái cửa nhỏ cài then. Đoán là chẳng có ai ở nhà, bụng thì qúa đói, Khanh chẳng biết làm sao, đành bước lại bàn ăn, mở chiếc lồng bàn ra thâý một tô cơm trắng cùng ba món và một chai rượu nhỏ. nhìn mâm cơm mà cồn cào ruột gan vì đói, không thể kiềm chế được, Khanh lâý ra một lạng bạc, để lên góc bàn, coi như trả tiền cho mâm cơm rồi ăn ngon lành. Chẳng mâý chốc Khanh làm sạch mâm cơm và chai rượu...

Bên ngoài trời vâñ mưa rả rích. Nghỉ tới con đường lầy lội, lại vào đêm khuya vắng vẻ Khanh quyết định ở đây chờ qua đêm. Khanh làm liều cởi khăn gói trải xuống nền nhà mà nằm ngủ. Có lẽ lúc mới vào quán vì qúa đói, qúa mệt, Khanh không để ý đến sự trang hoàng trong nhà. Nhưng khi sửa soạn nằm xuống , đưa mắt nhìn trên vách nhà theo treo một chiếc đàn nước sơn bóng nhoáng. Bên vách đối diện treo một bức truyền thần, vẽ một nữ lang hết sưc´ phong nhã, trang phục qúy phái, diễm tuyệt.




Đúng là trang quốc sắc thiên hương. Nhìn kỹ nét vẽ, pha trộn màu sắc cũng như kỹ thuật vẽ, thì không chê vào đâu được. Nhưng đôi mắt của người thiêú nữ trong tranh sao thoáng nét buồn buồn .. Khanh nghỉ, không lẽ người họa sĩ không đủ tài điểm chấm phá cho ánh mắt giai nhân sao?! Khanh tiến gần, tiến xa, quay phải, quay trái để nhìn kỹ bức tranh, mong khám phá ra cái ngụ ý của tác giả. Mãi một lúc sau mới nhận thâý đôi chân của cô gái, dù được che phủ bởi tà áo dài qúa gót, nhưng để ý thâý chân trái của mỹ nhân ngắn hơn chân phải. Có lẽ đó là lý do mà làm cho giai nhân buồn chăng? Tìm ra nguyên nhân rồi, Khanh cảm thâý thương hại cho cô gái, liền mang tài hội họa của mình ra để sửa đổi cái chân trái, cũng như điễm lại ánh mắt buồn kia...

Sau khi bức tranh được sửa xong, Khanh như bị hút vào vẻ đẹp của cô gái đến độ ngẩn ngơ nhìn mãi. Mê si chàng nói với người đẹp trong tranh rằng:

- Ta chẳng biết thực tế nàng ra sao, nhưng ta không thể không đau lòng khi nhìn thâý nét buồn trong ánh mắt nàng. Bây giờ nàng đã là một giai nhân, người ta yêu trong mộng rồi. Xin nàng hãy cảm thương mà đoái hoài đến kẻ si tình nầy nhé.

Đúng lúc Khanh đang đờ đẫn ngắm nghiá dung mạo người đẹp trong tranh, không biết từ đâu một thiêú phụ ước chừng khoảng 50 tuổi, quần áo sạch sẽ, không có vẻ đài các đứng ngay ngưỡng cửa quán, đưa mắt nhìn chăm chăm vào bức họa mà Khanh vừa sửa đổi và thốt lên rằng:

- Thật là không ngờ! Bức họa đó đã được chính tay công tử sửa đổi ư ?

Khanh giật mình quay lại nhìn thiêú phụ. Chàng cho rằng thiêú phụ là Mẹ của giai nhân trong tranh, nên rụt rè đáp:

- Xin phu nhân thứ lỗi nêú vì tài mọn mà tiểu sinh đã làm hỏng dung nhan của tiểu thư.

Thiêú phụ không nóng giận mà còn tỏ ra hoan hỷ ca ngợi tài năng hội họa của Khanh. Bà nói:

- Lão tên là Chu Nương , là người hầu hạ tiểu thư. Xin công tử đừng hiểu lầm, về việc sửa bức họa là điều mà tiểu thư nhà tôi mong đợi đó.
Bây giờ xin công tử qúa bộ theo lão sang dinh thự để tiểu thư của lão được hâu` tiêp´.

Khanh nghĩ rằng, vì lỗi lầm mà phải sang gặp chủ nhân để đôi´ chât´, ra vẻ ân hận lắm, nên nói:

- Tiểu thư bà là ai? Đây không phải là quán ăn sao? Tiểu sinh vì qúa đói đã ăn hết mâm cơm lại còn hứng tài hội họa mà gây ra rắc rối Tiểu sinh đã để lại một nén bạc trên bàn trả cho mâm cơm rồi. Còn việc sửa đổi bức họa, xin lão bà nói với tiểu thư tha lỗi cho tiểu sinh vì qúa mê vẻ đẹp toàn vẹn của giai nhân mà ngứa ngay chân tay ...

Bà lão vội cắt ngang lời Khanh:

- Công tử hiểu sai ý của lão rồi. Tiểu thư đang hoan hỉ đợi chờ công tử đó. Xin công tử đừng qúa nghi ngờ mà châm trể mất duyên may gặp gỡ.

Nghe thế Khanh liền nói gót theo lão nương. Họ đến một căn nhà khá lớn, vườn cây bao quanh. Bước vào nhà Khanh tưởng như lạc vào hoàng cung, ghế bành, tủ trà, thư kệ bàn ghế... đều làm bằng gỗ qúy màu nâu đen, bóng loáng. Tất cả các vật dụng đều được xếp đặt rất hài hòa đầy nghệ thuật. Trên tường treo đây đó vài nhạc cụ như đàn tranh, tỳ bà, ống tiêu, quán sáo xen kẽ vài họa phẩm cùng với bức thư họa, nét viết tung phá như phượng múa rồng bay. Chỉ nhìn vào vật thể và cách trình bày, kẻ phàm phu cũng biết chủ nhân phải là phú gia lại đa tài về nghệ thuật.

Lão nương mời khanh ngồi rồi vào trong báo với chủ nhân Lát sau một nữ lang, dung tư diễm tuyệt, từ trong nhà nhìn Khanh với ánh mắt thân thiện, mỉm cười bước ra,
với giọng nói êm nhẹ, rót vào tai:

- Thiếp hân hạnh biết bao khi được công tử hạ cố đến thăm mà còn là tri kỷ ân nhân mà thiếp đã bao tháng chờ đợi...

Khanh như bị sắc đẹp diễm lệ của nàng hơp´ hồn.. khi nhận thâý cô gái trước mặt là cô gái trong bức họa mà chàng đã sửa đổi. Ngoài ra Khanh cũng nhận thâý cô gái dù kín đáo cố gắng di chuyển đôi chân thật chậm rãi nhưng cũng không giâú được vẻ đi cà nhắc. Điều nầy cho biết bức họa truyền thần trong quán cơm chính là cô ta. Khanh làm ra vẻ như không biết gì khiếm khuyết của nàng trịnh trọng vội thưa :

- Xin nàng tha lỗi.. vì tài năng thô thiển mà đụng chạm đến bức họa chân dung của nàng.

Nữ nhân mỉm cười đáp:

- Sao chàng lại khắt khe vơi´ mình đến như vậy?! Chàng đã ban ơn tái sinh mà còn sửa chữa khiếm khuyết dung nhan cho thiếp , chàng không biết đó mà thôi.

Thâý Khanh ngơ ngấn ra chiều không hiểu, thiêú nữ´ âý liền thân thiện kéo Khanh đến ngồi chung nhau trên chiếc tràng kỷ, và nói:

- Thiếp thật khiếm nhã và sung sướng được tao ngộ mà chưa kịp hỏi qúy danh chàng. Thiếp họ Biên, tên Tố Vân, người phủ Kiên An.
Vì kẻ nô tỳ gia hại mà Thiếp phải lưu ngụ nơi đây đến nay gần nửa năm nay rồi .

Khanh đáp:

- Còn ta họ Bảo, tên gọi Chấn Khanh .. Vì Mẹ mất sớm, ta cũng không biết nguyên quán của mình nơi đâu, nhưng sống từ bé ở chốn đế kinh. Gần một năm trước vì bị người đời nghi kỵ là kẻ ăn trộm mà thành kẻ không nhà. Hôm nay ngẫu nhiên mà ta gặp được nàng nơi đây, chẳng biết có phải là một nhân duyên hy hữu để được nàng hạ mắt đoái thương cho kẻ tình si nầy không?

Nói xong, Khanh liền khoác tay lên vai Tố Vân, kéo sát vào người hít lâý hít để mùi thơm của nàng. Tố Vân đẩy tay cho có lệ, liếc mắt đưa tình mà đáp:

- Coi bề chàng có vẻ một anh đồ nho chỉ biết ngâm thơ vịnh phú.. đâu ngờ chàng cũng là người từng trãi thế ư?!
Nhưng.. làm như vây., không qúa vội vàng mà sai ý nghiã của chữ tri kỷ sao?

Khanh thâý người đẹp có phần dễ dãi, ôm cứng hơn, hôn nhẹ vào má người đẹp mà trả lời:

- Nàng không biết sao, hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - vô duyên đối diện bất tương phùng,
huống chi ta đã phải nhịn đói, đội mưa, giẵm bùn ngần một ngày trời để được gặp nàng hôm nay . Đó không phải là cái duyên tiền định sao ?

Tố Vân đẩy Khanh ra xa, làm ra vẻ quan trọng:

- Chàng nói cũng có lý, nhưng thiếp có điều nhờ chàng đây.....

Chẳng để cho Tố Vân nói xong, Khanh mau mắn trả lời:

- Chẳng có gì để ta từ chối cả, vì yêu nàng thì ta sẽ làm tất cả, dù phải xuống dưới chín tầng địa ngục, xin nàng cứ nói, chứ ngần ngại.

Tố Vân ra chiều cảm động với nhiệt tình của Khanh. Nàng chậm rãi cho biết, phụ thân của nàng tên là Biên Viễn Khoa là quan đầu phủ Kiên An. Gia đình nàng thuộc hành danh giá, khoa bảng nổi tiếng liêm chính, lâý đức trị dân, được dân địa phương rất mến mộ. Cha Mẹ nàng hiếm hoi chỉ sinh được một mình nàng, cho nên rất cưng chiều. Dù là con gái nhưng vẫn cho học đủ nghề thi họa, vân chương, âm nhạc. Bản chất Tố Vân thông minh lại thêm sự dạy bảo của phụ mẫu nên ngành nghề nào Tố Vân cũng xuất sắc hơn người. Tuy thế tạo hóa thường đố kỵ với kẻ đa tài. Ngay từ khi sanh ra Tố Vân đã có tật đôi chân không cân xứng . Ngoài tật nầy, sắc đẹp của nàng được coi là chim sa cá lặn không dễ ai bì. Một hôm Cha Mẹ Tố Vân sai lão Chu Nương cùng vơi´ hai vợ chồng người nam bộc tên là Đàm Vụ cùng Tố Vân về quê ngoại. Vợ chồng Đàm Vụ thâý Tố Vân mang theo nhiều tiền bạc, động lòng tham, sinh lòng bất nhân. Lập mưu cho độc dược vào thức ăn giết chết Tố Vân và Lão Nương, lâý tài vật rồi vứt xác hai người xuống sông rồi bỏ trốn đến địa phương khác làm ăn. Cha Mẹ Tố Vân lâu không thây con gái và ba người tùy tùng trở về, cho người đi tìm kiếm nhiều tháng trời không có dâú dấu, nghĩ rằng tất cả đã bị cướp giết chết, giâú xát phi tan.

Sau khi chêt´ linh hồn Tố Vân không siêu thoát....





Sau khi chết linh hồn Tố Vân không siêu thoát được, vì chết oan. Dòng họ không có ai làm việc bất nhân, Cha Mẹ làm nhiều phước đức mà sao nàng lại chết thê thảm, không người khói nhang. Hồn nàng xin thiên đình thẩm xét lại. Thiên Đình cho đòi Diêm Vương tra hỏi, và thế mới biết trên dương thế có hai người con gái cùng tuổi, cùng tên, cùng hình dung, chỉ khác nhau một điểm duy nhất là chân bị tật . Phán Quan đã lầm lẫn, thay vì bắt người con gái bình thường kia lại bắt lầm Tố Vân. Khi biết sự lầm lẫn, Diêm Vương muốn cho Tố Vân trở lai. dương thế, nhưng vì thời gian đã lâu, thân xác Tố Vân đã thối rữa, không thể nhập hồn vào được nữa. Diêm Vương muốn cho hồn Tố Vân tái sanh vào xác người con gái lành lặn kia, còn hồn người con gái kia sẽ phải về diêm cung, đi đầu thai kiếp khác. Nhưng có sự khác biệt đôi chân thi làm sao đây? Thiên Đình biết Tố Vân có tài hội họa, nên bảo Tố Vân tự vẻ chân dung rồi tự tạo duyên cơ. Thiên Đình phán, người đàn ông nào trên dương thế, xem bức truyền thần của Tố Vân rồi sửa chữa lại thì lúc đó Tố Vân sẽ họp cách để tái sinh vào xác người con gai kia để trở lại dương gian...
Khi vợ chồng Đàm Vụ giết hai người rồi liệng xác xuống sông, xác của Tố Vân và Lão Nương trôi giạt vào một làng nhỏ bên bờ sông. Dân làng thương tình hai kẻ bạc mệnh, mang hai tử thi đem mai táng ở nghiã trang của làng. Thổ thần coi nghiã trang thảm thương tài sắc của Tố Vân cho đến cư ngụ trong cơ dinh sang trọng của một phú hào, người đã chết và đã đi đầu thai từ lâu.
Mong cho mau được tái sinh, Tố Vân sai Lão Nương mở „Tri Kỷ Qúan", mục đích để dẫn dắt khách qua đường vào quán, coi tranh.. mong tìm được người tri kỷ, có tài hội họa mà sửa chữa bức tranh để được trở về dương gian. Suốt nửa năm, biết bao nhiêu khách qua đường đã đến "Tri Kỷ Quán", nhưng phần đông là phường phàm phu, tục tử, chẳng ai , biết gì về nghệ thuật. Hôm nay gặp được Chấn Khanh, không những nhìn được khiếm khuyết nơi chân, mà còn nhìn thâý ánh mắt buồn kín đáo của Tố Vân mà sửa chữa, Tố Vân sung sướng vô ngần.....

Tố Vân kể xong, quỵ xuống trong nước mắt ràn rụa và nói với Chấn Khanh:

- G
iờ thì chàng đã hiểu tất cả rồi .. thiếp chẳng phải là người, mà là ma.. nhờ vào chàng thì thiếp sẽ được trở lại nhân gian. Thiếp xin nguyện yêu thương chàng hết mực.. mong chàng không nỡ chối từ ...


Nói xong, Tố Vân rưng rưng khóc, làm Chấn Khanh không cầm nỗi lòng, tay nâng nàng dậy, ôm vào lòng nhỏ nhẹ nói rằng:

-
Ta đã hiều rồi... Nàng là người hay ma cũng vậy thôi... Ta cũng đã yêu nàng và nguyện sẽ vì nàng mà làm tất cả để nàng trở lại dương gian cùng ta trọn tình phu thê... Xin cho ta biết những gì ta phải làm.

Nghe Chấn Khanh nói thế, Tố Vân cảm kích:

-
Lang Quân, xin chàng vì mối tình của chúng ta mà cố gắng. Sáng mai nầy chàng và thiếp phải chia tay. Thiếp sẽ tái hồi dương gian trong hình hài của cô gái mà thiếp không biết gì về gia đình, nơi chốn, tài năng, phúc phận của cô ta. Còn chàng cũng phải trở về thực trạng, xin chàng làm cho thiếp ba việc sau đây:

Việc thứ nhất: Đến phủ Kiên An tìm gặp Cha Mẹ thiếp, nói rõ tội bất nhân, giết người của vợ chồng Đàm Vụ. Đòi hai vợ chồng Đàm vụ thường mạng cho thiếp. Hiện vợ chồng kẻ sát nhân đang làm chủ một kỷ viện ở tỉnh Hạ Giang, cách phủ Kiên An khoảng 20 dặm đường về phiá bắc. Vợ Đàm Vụ vẫn còn đeo chiếc vòng vàng có khắc tên thiếp là chứng cớ buột tội kẻ sát nhân.

Việc thứ hai: xin chàng nói với Cha Mẹ thiếp cải táng mộ phần của thiếp và Lão Nương đến nghĩa trang của dòng họ, nhang đèn cho tươm tất.. thật ra từ nay thể xác của thiếp nhưng hồn lại là cô gái, mà thiếp sẽ tái sinh. Cuñg là kẻ đáng thương, mệnh yểu mà xây cho cô ta ngôi mộ đẹp đẽ...

Việc thứ ba: Sau khi chia tay, chàng trở lai. trần thế xin chàng hãy mau đi tìm cô gái có hình dung giống thiếp, đó chính là thiếp tái sinh, chúng ta tái ngộ, sẽ nên nghiã phu thê ...

Chấn Khanh thắc mắc, liền hỏi:

-
Hai việc đầu tiên chẳng có gì khó khăn, xin ái thê đừng lo... Nhưng còn việc thứ ba.. thế gian bao la.. ta biết đi đâu mà tìm được ái khanh.. nàng có thể cho ta biết, nơi cư trú, tên họ của cô gái kia.. và nêú khi gặp ai giống nàng, thì làm sao ta dám chắc chắn đó là nàng...

Tố Vân buồn bả lắc đầu:

- C
hàng ơi, nhân gian khi tái sinh, chuyển kiếp mà còn nhớ được tiền kiếp sao?! Hơn nữa, thiếp cũng không biết cô gái đó là ai, ở đâu.. Nhưng thiếp nghĩ , cô ta chắc cũng có tài năng về nghệ thuật như âm nhạc, thi phú, hội họa. Thiếp nghĩ rằng, những ai có tâm hồn nghệ thuật, thì giàu cảm xúc.. có ít nhiều sự đồng cảm .. Nhờ những sự đồng cảm đó chúng ta sẽ có những cảm nhận siêu linh để nhận ra nhau .. bằng những rung cảm trong tìềm thức. Hay là.. như vậy đi.. chàng và thiếp sẽ cùng nhau tạo ra một tiêu khúc của riêng hai ta. Khi gặp cô gái đó, chàng hãy thổi tiêu khúc đó, biết đâu thiếp sẽ nhận ra chàng.. đễ chúng ta không ngỡ ngàng khi tái ngộ ...

Sau đó hai người cùng nhau để hết tâm sức vào một bản tiêu mô tả mối tình ngẫu hợp, để lại lòng họ nhớ thương khi xa nhau, mong chờ kỳ tích để gặp lại nhau .
Ngồi nghe Chấn Khanh tâú bản tiêu lần cuối trước khi xa nhau, Tố Vân ràn rụa nước mắt thiết tha, cảm động.

Mặt trời đã thoáng hiện phương đông, tiếng hót liú lo của vài con chim tìm mồi báo hiệu bình minh gần đến ..




Tố Vân ôm chầm lâý Chấn Khanh và nói:

-
Đã đến lúc ta chia tay rồi... Vài khắc nữa, thiếp sẽ phải đi tái hồi dương thế.. Chẳng biết số phần sẽ ra sao... Một đêm bên chàng tưởng như hạnh phúc thiên thu .. Chàng hãy nhớ kỹ lời thiếp để chúng ta sớm được bên nhau...

Nói xong Tố Vân đưa Khanh một cái túi khá lớn và một cây sáo mà nói tiếp:

-
Trong túi nầy là một số kim hoàn cho chàng để cần khi hữu dụng trên chốn dương gian ....

Chấn Khanh có ý không muốn nhận, liền từ chối:

-
Sao nàng làm thế? Tiền bạc chẳng có nghiã gì khi ta không có nàng…

Tố Vân nhấn tận tay chàng, nói nhanh:

-
Nào thiếp có dám xem thường lang quân! Chàng cứ cầm lâý tiêu dùng khi cần thiết. Sau nầy khi đã thuận thông mọi việc, chúng ta sẽ dùng vào việc phúc đức, không phải là việc tốt sao?! Xin chàng đừng ngại..

Nói xong, Tố Vân lại ôm chặt lâý khanh một lần nữa và nói :

-
Thôi, thiếp đi đây .. Xin chàng đừng quên lời thề ước mà chóng tìm gặp thiếp ..

Nói xong, nàng lâý tay đẩy Chấn Khanh ngã xuống đất, mà bay đi. Đầu chàng đập vào chân ghế, hét lên một tiếng .. rồi tỉnh dậy..

Thâý mình không phải nằm trong căn nhà cổ sang trọng mà đang nằm trên nền gạch một nhà mồ xây cất rất hoành tráng.. Đâu đây.. trong không gian như còn mùi thơm của Tố Vân phảng phất. Bên cạnh có một bao nhỏ chứa toàn vàng, ngọc và một óng tiêu bằng trúc sáng bóng. Chấn Khang đứng dậy tò mò đến trước ngôi mộ thâý trên tấm bia đá khắc rất rõ tên tuổi ngày chết người phú hộ. Bên cạnh ngôi mộ nầy, có hai ngôi mộ đất, cỏ hoang đã phủ xanh. Trước mỗi ngôi mộ có một miếng tre , viết sơ sài

"Vô Danh Phu Nhân Chi Mộ""Vô Danh Tiểu Thư Chi Mộ".


Chấn Khanh bàng hoàng ...
Sau đó, không để chậm trể thêm phút giây nào, chàng liền lên đường thi hành ngay việc Tố Vân đã giao phó …





Hai việc đầu tiên chẳng gì khó khăn.. đã được Chấn Khanh hoàn tất . Mộ của Tố Vân và Lão Nương đã được gia đình cải táng đem về nghĩa trang của dòng họ ở phủ Kiên An . Vợ chồng tên nam bộc Đàm Vụ với chứng cớ rành rành đã bị đền tội.

Chấn Khanh đi khắp mọi nơi. Từ thành thị sầm uất , chốn ăn chơi, đến vùng thôn dã để tìm Vân dưới hình dạng cô gái. Đến đâu Chấn khanh cũng mang tiêu phổ ra trình tâú, kèm theo họa hình của Tố Vân để hỏi han đủ dạng khách qua đường..

Thấm thoát nửa năm trôi qua....

Một hôm, trời đã xế chiều, sau một ngày mệt nhọc du hành, Chấn Khanh ngồi nghỉ chân dưới tàng cây cổ thụ, gần một ngôi chùa nữ ở một vùng thôn dã. Ngước mắt nhìn vài con chim lạc lõng giữa trời xanh, buồn nhớ đến Tố Vân rồi tự hỏi, chẳng biết bao giờ mới được gặp nhau. Chấn Khanh đem tiêu ra thổi , Tiếng tiêu buồn bã của chàng lan rộng trong không gian tịch mịch của buổi hoàng hôn nơi thôn dã như cảm than cho nỗi cô đơn, nhớ thương cố nhân...

Đúng lúc Chấn Khanh đổ hết nỗi buồn vào tiếng tiêu, một tiểu ni cô từ ngôi chuà nữ Pháp Minh ngay đằng sau chỗ chàng đang ngồi, mở cổng bước ra, tiến đến gần chàng cúi đầu lễ phép, thưa:

- Kính thưa chú, sư bà của con cho mời chú vào chùa có chút việc.

Chấn Khanh ngưng thổi tiêu, nhìn cô tiểu ni với ngạc nhiên không ít, nhưng rồi cũng theo chân vào trong chùa. Một vị sư bà phong thái đạo đức hiền từ trong bộ áo màu trắng đục, bứơc ra đón chàng ngay thềm chánh điện, rồi cùng với chàng đến ngồi trên tấm chiêú trải trên nền bên góc trái chánh điện, nhỏ nhẹ nói:

- Xin thí chủ tha lỗi cho bần ni đã làm đứt quãng cảm hứng âm nhạc của thí chủ ..

Chẳng chờ Chấn Khanh lên tiếng, sư bà nói tiếp:

- Sở dĩ bần ni muốn gặp thí chủ vì có sự lạ lùng liên hệ đến bản tiêu mà thí chủ vừa thổi . Nêú không có gì khó nói, xin thí chủ vui lòng cho bần ni biết tí về tiêu khúc đó được chăng?

Nghe sư bà nói thế, Chấn Khanh linh cảm có gì khác lạ, nên thưa:

- Đây là tiêu khúc do chính tiểu sinh và một nữ lang tác hợp soạn ra... Chẳng hay nó có gì khác lạ với sư bà?

Sư bà nhìn kỹ Chấn Khanh.. Thâý dấp dáng phong nhã, chính nhân, ngần ngừ tí chút rồi chậm rãi trả lời :

- Không bíêt lý do tại sao, một nữ đệ tử của bần ni khi nghe tiếng tiêu của thí chủ như bị kích thích lạ thường, Tỏ vẻ dớn dác đến nỗi không thể tụng kinh, gõ mõ được. Bần ni thâý kỳ lạ, do hỏi, nó cho biết, nghe tiếng tiêu có cảm tưởng như quen thuộc với tiêu khúc, có thể đóan biết âm điệu, và ký âm của từng đoản khúc mà thí chủ chưa thổi đến. Nêú không có gì khó khăn, xin thí chủ vui lòng nói rõ hơn về tiêu phổ đó cho bần ni hiểu được chăng?

Nghe đến đây, Chấn khanh cũng chẳng giâú giếm, liền kể rõ tất cả những gì đã sãy ra trong lần tao ngộ với Tố Vân vừa qua.
Nghe xong, vị sư bà trầm lặng hồi lâu ra chiều suy nghĩ, rồi buông tiếng thỡ dài mà nói:

- A Di Đà Phật. Âu cũng là một tình nghiệp đã có giữa thí chủ và đệ tử của bần ni. Bần ni cũng xin kể thí chủ nghe những dự kiện liên quan đến câu chuyện của thí chủ vừa qua.. Hơn 18 năm trước đây, gặp lúc lọan lạc, dân tình đói khổ, chết chóc đầy đường, ta còn ở tuổi trung niên. Một lần đi hành đạo, lên phiá bắc, trên đường ta gặp một đứa bé gái khoảng 2 tuổi, ôm giơ xương, đang thoi thóp bên cạnh bà mẹ đã chết từ lâu. Thương tình đứa trẽ côi cút,ta đem về chùa nuôi dưỡng, sau khi chôn cất người mẹ. Vì không biết gốc gác đứa bé, ta nhận nó làm con nuôi và đặc tên là Hà Thục Quyên, theo họ Hà của ta. Sau đó ta cho nó qui y với pháp hiệu là Diệu Hạnh. Diệu Hạnh càng lớn càng xinh đẹp, và rất thông minh, học đạo cũng như hành đạo đều vượt xa các đệ tử khác.
Cách đây nửa năm, không biết vì sao Diệu Hạnh thình lình bị một trận ốm rất nặng.. Một lần mê man không còn hơi thở.. Nhưng vài khắc sau Diệu Hạnh sống lại, dần dần hồi tỉnh... và sau dần khỏe mạnh lại như thường. Sau lần đó, bản chất của Diệu Hạnh chẳng có gì thay đổi, việc tu đạo vẫn bình thường. Nhưng khả năng về âm thanh có phần sắc bén hơn, phân biệt rất chính xác âm độ của từng tiếng chim hót. Khi gõ mõ cũng tạo được nhịp điệu, âm vang rất hòa hợp với tiếng tụng kinh.. làm cho người nghe có cảm giác lâng lâng, thanh thản. Nhưng nay đây, khi nghe tiếng tiêu của thí chủ, Diệu hạnh không thể nào tập trung được, tâm hồn bị xáo động mạnh, Bần ni thâý lạ kỳ, hỏi ra thì mới hiểu nguyên do, nên liền cho mời thí chủ...

Kể cho Chấn Khanh nghe xong, sư bà liền sai cô tiểu ni gọi Diệu hạnh ra. Chấn Khanh sửng sốt khi nhìn thâý Diệu Hạnh. Mặc dù trong bộ áp nữ tu màu xám tro đơn thuần, nhưng không giâú được nét đẹp kinh hồn. Hình dung giống y hệt Tố Vân, từ khóe mắt hiền hậu đến đôi môi mọng đỏ trên khuôn măt trắng hình trái xoan. Diệu Hạnh cũng nhìn Chấn Khanh trong vẻ ngơ ngác, cố tìm thâý nét quen biết nào trong ký ức.

Sư bà im lặng quan sát sắc diện khác thường của người nữ đệ tử và người khách lạ thổi tiêu. Bà đã cảm nhận được câu chuyện của Chấn Khanh là thật.. Một sự thật có liên quan đến nghiệp duyên của nữ đệ tử của bà. Sư bà điềm đạm hỏi nhỏ Diệu Hạnh:

- Con có nhận ra thí chủ nầy không? Người quen của con đó ....

Diệu Hạnh chau mày.. tỏ vẻ không chắc, đáp:

- Bạch Thầy, con cảm thâý ngờ ngợ như đã quen biết thí chủ nầy ở đâu đó thì phải.. Nhưng điều nầy hoàn toàn không thể có được, vì ngoài việc tu đạo ở chuà, con chưa bao giờ du hành đâu xa, hay quen biết ai ....

Nghe Diệu Hạnh nói, sư bà liền bảo Diệu Hạnh ngồi xuống bên cạnh:

- Ta tin con! Tất cả không thoát khỏi chữ duyên được.. Ta vừa nghe thí chủ đây nói về chữ duyên, liên hệ đến chữ nghiệp của đời con..

Sư bà liền lần lượt kể tất cả những gì mà Chấn Khanh vừa kể cho bà nghe. Sau đó, sư bà kết luận:

- Diệu Hạnh con, từ nay con sẽ trở về với cái tên gọi trần thế Hà Thục Quyên mà ta đã đặt cho con 18 năm về trước.
Cũng từ hôm nay con phải trở về đường đời cùng thí chủ đây để cho trọn chữ duyên tình mà cái nghiệp của đời con đã xấp đặt.

Nghe sư bà nói thế, Diệu hạnh hốt hoảng, khóc, mà thưa rằng:

- Bạch Thầy, hãy nghỉ lại cho con.. Đã hơn 18 năm qua với sự chỉ dạy của thầy trong đường tu đạo, con đã tìm thâý niềm vui trong Phật pháp. Thêm vào đó, chính sự sống của con cũng do sư phụ mà có được. Con không muốn rời xa sư phụ, không muốn làm dang dỡ con đường mà con từng tâm niệm nó đã được thành hình từ những kỳ duyên may mắn trong đời con...

Sư bà nở nụ cười hòa ái, ngắt lời:

- Diệu hạnh, con là người đệ tử thông minh nhất mà ta đã dạy dỗ thương yêu. Con cũng là đứa con nuôi mà ta dưỡng dục từ khi con 2 tuổi.. Ta mãi mãi là người Mẹ nuôi yêu qúy con. Phật cũng mãi mãi mở cửa nhận con là Phật Tử . Từ nay chỉ đổi thay hình thức mà thôi .. Phật duyên của con với Phật pháp, nhân duyên của con và ta trong đường tu đạo đã được biến đổi sang một cái duyên khác. Vì cái duyên tiền nghiệp của con, ta đưa con trở lai cuộc sống bình thường của nhân gian. Con không nên miễn cưỡng mà đi ngược lại...

Dừng lại một chút, sư bà tiếp:

- Con hãy nghe ta mà chấp nhận, bất cứ lúc nào con cũng có thể đến đây viếng chùa như là một phật tử, thăm viếng ta như đứa con mà ta yêu thương...






Về sau người ta thâý cập vợ chồng trẻ mang túi kim hoàn giúp trùng tu chùa Pháp Minh .
Xây dựng cho chuà mâý dẫy nhà dưỡng tế đễ nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già đơn độc, không nơi nương tựa...

Tại phủ Kiên An, vị quan đầu phủ họ Biên vui mừng tìm được hình ảnh đứa con gái vắn số của họ qua hình thể Hà Thục Quyên để nương tựa khi về già.
Hà Thục Quyên thật có hình dung giống y như Tố Vân, chỉ khác là người con gái nầy không có dị tật nơi chân, và đôi mắt rất hoan lạc không có nỗi buồn như cô gái vắn số Tố Vân....






-HẾT-


IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.109 seconds.