Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Nam Phương Hoàng Hậu Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
thonglo2003
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 31/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 406
Quote thonglo2003 Replybullet Chủ đề: Nam Phương Hoàng Hậu
    Gởi ngày: 14/Jun/2007 lúc 8:44pm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 
Nam Phương Hoàng Hậu (1914 - 1963), vợ vua Bảo Đại. Bà là vị hoàng hậu duy nhất được phong khi còn sống của nhà Nguyễn, cũng là bà hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
 
Xuất thân

Bà khuê danh là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Gò Công, Tiền Giang, xuất thân trong một gia đình Thiên Chúa giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ, do đó bà còn có tên thánh là Marie Thérèse[1]. Bà là con gái của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng, Quận 1, Thành phố ************ và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp. [2]

Cuộc tình với Bảo Đại

Năm 1926, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, khi đó 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9 năm 1932, sau khi thi đậu Tú tài, Nguyễn Hữu Thị Lan về nước trên con tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại hồi loan cũng đi cùng chuyến tàu đó nhưng hai người không gặp nhau[3].

Gần một năm sau đó, trong một buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace tại Đà Lạt do Toàn quyền Đông Dương và viên Đốc lý[4] thành phố sắp đặt, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau.

Về cuộc tình duyên đó, Bảo Đại có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam: "Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam. Nếu tôi nhớ không sai thì trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đã từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, hình như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng đã được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc tình cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam".

Hoàng hậu Nam Phương cũng nhắc lại: "Hôm đó ông Darle, Đốc Lý thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi [5] và tôi đến dự dạ tiệc ở Hôtel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đã bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên thì ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: "Ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được". Khi cánh cửa phòng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:

-Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèse. (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)

Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc Quân Vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.

Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo hành lễ đúng cung cách lễ nghi Âu tây đối với Ngài".

Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:

  1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
  2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo.
  3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
  4. Phải được Tòa thánh La Mã cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.[6]

Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Thiên Chúa giáo (???). Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình."

Nam Phương Hoàng hậu

Hôn lễ được tổ chức ngày 20 tháng 3 1934Huế. Khi đó Bảo Đại đúng 21 tuổi, còn Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay ngày hôm sau, lễ tấn phong Hoàng Hậu được diễn ra rất trọng thể ở điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì mười hai đời vua Nguyễn trước, các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.

Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".

Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện này xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.

Đêm ngày 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Hoàng hậu Nam phương đã sinh một hoàng tử[7]. Người đó chính là Đông cung Thái tử Bảo Long.

Hoàng hậu Nam Phương cùng Bảo Đại có tất cả 5 người con.

Khi đó công việc hàng ngày của hoàng hậu Nam Phương là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ lạt trong cung đình, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Hoàng hậu Nam Phương còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà dòng Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.

Hoàng hậu Nam Phương cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các nghi lễ ngoại giao như đón tiếp Thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Miên... Lần vua Bảo Đại tự mình lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng. Là người Công giáo, hoàng hậu Nam Phương đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo dài.

IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2007 lúc 11:28pm
Cám ơn Thonglo2003 đã gửi 1 loạt bài đặc biệt về Gòcong . Những bài này đã đọc rồi nhưng post lại ở đây dễ đọc hơn và dễ dàng khi tìm kiếm tài liệu về Gò công.
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2007 lúc 11:40pm
Cô Phanthuy gần cả tuần nay đi đâu vậy? "Phố Rùm" định nhờ mấY chú "phú lít"đi tìm Cô đó. Welcome come back!
IP IP Logged
npkinh
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Mar/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote npkinh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2008 lúc 7:46am
Có ai biết gia tộc của Nguyễn Hữu Hào còn ở Gò Công không? Hay là đi định cư ở nước ngoài hết rồi?
IP IP Logged
nqtuan2910
Groupie
Groupie
Avatar

Tham gia ngày: 24/Oct/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 65
Quote nqtuan2910 Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2008 lúc 8:14am
Chào npkinh
 
- Bửa Tuấn về Tân An có ghé ngánh mang dòng họ của Nguyễn Hữu ở ấp Thanh Phú (từ chợ Thuận Mỹ tới Tầm Vu lên khoảng 1 cây số) quẹo trái hướng vô chùa Tam Khánh đi thẳng quẹo trái vào xóm cụt có 3 nhà cỗ xưa lớn, ở đây người ta kêu là "xóm nhà giàu". Nhà tôi mới được biết đây là nhà Ông Huyện Nguyễn Hữu Đỏ (con cháu bà con bên cánh nội tôi) hỏi té ra là họ Nguyễn văn chớ không phải là "Nguyễn Hữu". Bà con dòng họ Nguyễn Hữu lúc xưa nghe nói ở Mỹ Tho, còn ở Sàigòn thì có nhà thờ Huyện Sỹ do Cụ phú hào Nguyễn Hữu Hào bỏ tiền ra xây cất nay còn nguyên vẹn. Trước 1975 tôi có đi theo đoàn công giáo làm công đức tại nhà thờ này sơn phết lại các bức tượng Chúa Jésu và thánh Madelein... Xóm nhà giàu này có người con gái là dâu của Nguyễn Phước tộc - thế hệ thứ 53 con cháu vua Minh Mạng, Vĩnh Thịnh, cha là Bửu Sách vai ngang với vua Khải Định (Bửu Đảo). Nhờ xem npkinh hỏi mà tôi tìm thêm một số tư liệu về họ Phan tại đây. Miền Nam có 3 vi Phu nhân của vua triều Nguyễn: Thái hậu Từ Dụ; Nam Phương Hoàng hậu; ............?
 
Thân mến
PHAN QUỐC TUẤN
 
 
nqtuan2910
IP IP Logged
npkinh
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 01/Mar/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote npkinh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2008 lúc 11:07am

Con cháu của ông Huyện Sĩ giờ còn ở Tien Giang không? Chúng ta có nên vận động mang hài cốt của Nam Phương về VN ko?

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2012 lúc 11:25pm
 
 
Lăng của Nam Phương Hoàng Hậu tại làng Chabrignac, Pháp
 
 
 
 
大南南芳皇后之 Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng
 
Nơi an nghỉ cuối cùng của một Hoàng Hậu gọi là lăng () chứ không phải mộ()như nhiều người hay lầm lẫn.
 

 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 16/Jan/2012 lúc 11:42pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22006
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Jan/2012 lúc 12:35am
ĐI THĂM MỘ NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU
Nguyễn thị Cỏ May
http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2012/01/i-tham-mo-nam-phuong-hoang-hau.html#more
Nơi Nam Phương hoàng Hậu an nghỉ
mộ%20NPHH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2012 lúc 3:47am

Phục dựng cung Nam Phương hoàng hậu

 
< =text/ ="http://video.unrulymedia.com/wildfire_31970609.js"> < =text/ ="http://video.unrulymedia.com/country_code.js?version=5">

Cung Nam Phương hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại) nằm trên một ngọn đồi cao giữa rừng thông thoáng đãng ven đường Hùng Vương, hướng nhìn ra tứ bề; nay thuộc khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, và vừa được Bảo tàng Lâm Đồng đưa vào làm điểm tham quan cho du khách khi đến với thành phố Đà Lạt.

Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân (đội mũ) trao đổi với GĐ Phạm Hữu Thọ về việc trưng bày tại cung Nam Phương hoàng hậu
 
Một dinh thự sang trọng 
 
Vừa đưa chúng tôi đi tham quan qua các phòng trưng bày, Phó GĐ Bảo tàng Lâm Đồng, bà Đoàn Bích Ngọ, vừa giới thiệu: “Cung Nam Phương hoàng hậu là một dinh thự cổ, được xây dựng theo kiến trúc Pháp những năm 30 của thế kỷ trước. Đây là dinh thự do đại điền chủ giàu có của xứ Gò Công (nay là Tiền Giang) xây để tặng cho con gái của mình là Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu - hoàng hậu cuối cùng của đất Việt. Bởi thế, dinh thự này có đến hai tên: Dinh Nguyễn Hữu Hào và cung Nam Phương hoàng hậu.
 
Đây là một tòa nhà không lớn nhưng lại nằm ở một vị thế khá đắc địa và được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp có cách tân nên được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về kiến trúc”.
 
Nếu không kể tầng hầm chìm trong lòng đất thì dinh thự Nguyễn Hữu Hào gồm hai tầng lầu tuy nhỏ nhưng được xây dựng khá kiên cố và khá đẹp với kiến trúc thể khối, có các cửa mở ra bốn hướng. Điều đáng quan tâm, tuy đây là công trình kiến trúc hình khối nhưng bên trong được thiết kế khá thoáng về mặt không gian, và nội thất tuân thủ kiểu “cửa vòm, ô kính màu” nên cả công trình này vẫn toát lên sự sang trọng và không quá thực dụng.
 
Bằng mắt thường, chúng tôi dễ dàng nhận ra tổng thể của công trình kiến trúc cung Nam Phương hoàng hậu là một hình khối theo kiểu vừa kinh điển và vừa hiện đại trong bố cục không gian của phong cách kiến trúc lúc bấy giờ - phong cách tân cổ điển có hình khối làm chủ đạo - nhưng đồng thời đã được mềm hóa bằng các họa tiết trang trí vừa mang phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu và vừa mang dáng dấp kiến trúc của phương Đông.

Những hiện vật gốc được trưng bày tại cung Nam Phương hoàng hậu
 
Nam Phương hoàng hậu và Đà Lạt 
 
Với riêng mảnh đất Đà Lạt hoàng triều cương thổ, bà Nam Phương có một giai đoạn gắn bó rất mật thiết; và tại đây, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đã biểu lộ một cách rõ ràng nhất. Theo tư liệu của nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân, sau khi gặp nhau trên chuyến tàu thủy của hãng Messagerie Maritime từ Pháp về Việt Nam, vị vua hồi loan Bảo Đại lại một lần nữa gặp lại con gái của nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào - nữ tú tài Nguyễn Hữu Thị Lan (tên của Nam Phương hoàng hậu) - tại Đà Lạt. Và từ đây, mối tình của họ đã nảy nở.
 
Khi trở thành con dâu của triều Nguyễn, hoàng hậu Nam Phương được người đời cảm phục nhiều bởi một trong những việc mà bà đã cố gắng thực hiện là mang lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Thiên chúa với hoàng tộc nhà Nguyễn vốn theo đạo Phật.
 
Về sau, bà còn là người được nhắc đến nhiều bởi một lá thư vừa được công bố: “Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều đau khổ… Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do…”.
 
Rồi, những ngày ở Đà Lạt của vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam còn được nhắc nhiều đến việc xây lăng mộ cho bố mình - quận công Nguyễn Hữu Hào - và tự tay đề hai cặp câu đối ngay lối vào nhất chính đạo (lăng Nguyễn Hữu Hào tọa lạc trên một đồi thông gần thác Cam Ly, Đà Lạt): “Dữ quốc đồng hưu thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh/Dưỡng thân dục đãi bách niên phong thụ đỉnh chung bi/Chất giáng trụ thiên phảng phất anh linh quy thổ lạc/Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành”; có nghĩa là “Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước/Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh/Chót vót chống trời, phảng phất khí thiên về nơi an lạc/Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành”.
 
“Những người làm bảo tàng chúng tôi không quá cầu toàn trong việc phục dựng nguyên trạng đời sống sinh hoạt của chủ nhân cung Nam Phương hoàng hậu nhưng với những gì đã làm được và sẽ được bổ sung từ các chuyên gia như nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, dinh Nguyễn Hữu Hào - cung Nam Phương hoàng hậu - ở Đà Lạt sẽ là một “điểm nhấn” của một giai đoạn lịch sử Việt Nam được nhiều người quan tâm” - ông Phạm Hữu Thọ, GĐ Bảo tàng Lâm Đồng, đặt kỳ vọng.
 
Nguồn: Người Lao động
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2012 lúc 2:51pm
 
Khám phá cung Nam Phương hoàng hậu
Cập nhật lúc :8:03 PM, 17/11/2011
Đất Việt - -->(ĐVO) Cung Nam Phương hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại) vừa được Bảo tàng Lâm Đồng đưa vào danh sách điểm tham quan cho du khách khi đến với thành phố Đà Lạt.

Theo đó, đến với nơi này, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng và phần nào hình dung về cuộc sống của bà hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam Nam Phương hoàng hậu - Nguyễn Hữu Thị Lan. 

Theo tài liệu lịch sử, cung Nam Phương còn có tên là dinh Nguyễn Hữu Hào - tên thân phụ của bà, một đại điền chủ xứ Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Dinh thự này vốn  được đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào xây tặng cho con gái của mình là Nam Phương hoàng hậu vào đầu những năm 30 của thế kỷ trước.

Toàn cảnh Cung Nam Phương hoàng hậu. Ảnh: Thanhnien.

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở đường Hùng Vương (thành phố Đà Lạt), cung Nam Phương hoàng hậu có vị trí rất đẹp, bao quát không gian của thành phố. Đây cũng là dinh thự cổ, có lối kiến trúc mang đậm phong cách Pháp, rất độc đáo và đẹp thuộc dạng bậc nhất ở thành phố Đà Lạt.

Từ ngoài cổng, con đường uốn lượn chạy vòng quanh đồi thông tiếp nối những bậc tam cấp lát đá đi lên đã tạo cho ngôi biệt thự dáng vẻ vừa thơ mộng vừa uy nghiêm. Biệt thự có 2 lầu, được xây dựng khá kiên cố, cửa mở ra 4 hướng và trước cửa chính có mái hắt đưa ra.

Mặc dù có kiến trúc hình khối, nhưng không gian bên trong rất thoáng đãng nhờ việc bố trí hành lang ở giữa và các phòng trổ cửa ra hành lang bên ngoài, cầu thang và tay vịn được làm bằng gỗ mang lại sự duyên dáng đặc biệt cho ngôi biệt thự. Đến nay tòa dinh thự này vẫn còn giữ nguyên đường nét kiến trúc cũ cùng một số vật dụng sinh hoạt.

Đến với tòa dinh thự này, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, du khách còn được xem một số vật dụng của gia đình Nam Phương hoàng hậu trong những năm 30-40 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, còn có nhiều bức ảnh về hoàng hậu Nam Phương và những bức ảnh về 5 người con của bà, ảnh hoàng hậu và vua Bảo Đại trong ngày cưới, ảnh Bảo Đại đi săn...

Ngoài ra, còn có phòng trưng bày những hiện vật và ảnh liên quan đến thái tử Bảo Long như: bàn học, thanh kiếm, ảnh lúc nhỏ, ảnh mặc quân phục và ảnh Bảo Long khi về già. 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 25/Mar/2012 lúc 3:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.121 seconds.