Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: Món "Độc" Gò Công Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2008 lúc 11:43pm
Bánh lá Nam Bộ


Người dân Nam Bộ, nhất là nơi có nhiều lá dừa nước, thường làm bánh lá để ăn chơi trong lúc rỗi như sau những ngày mùa cấy gặt tất bật. Bánh lá là loại bánh bình dân ít tốn kém, dễ làm nên có nhiều người biết.


Để có bánh lá trước hết người ta ngâm gạo với nước nóng rồi xay thành bột, cách này tuy có tốn công, mất nhiều thời gian nhưng bù lại thì ta được loại bột mịn và có con bánh dẻo ngon hơn bột xay.

Nếu muốn ăn bánh có màu và hương thơm, thì đâm nát lá dứa rửa sạch, xong lược bỏ xác lấy nước pha vào thau bột có hương thơm và có màu xanh ngắt.Về lá để tráng bánh thì ta chọn vài chục bẹ lá dừa nước nguyên vẹn. Xong cắt bẹ lá dừa nước khoảng giữa bẹ ra thành từng đoạn hai đầu bằng nhau dài khoảng 15-20 cm, nếu cắt dài quá bẹ lá sẽ không nằm lọt trong nồi hấp được, rồi đem rửa sạch để ráo nước.
Tiếp đến chuẩn bị một nồi hấp loại nồi hấp xôi càng tốt, nếu không thì dùng nồi thường có nắp đậy kín bên trong và có kê một vỉ hấp bằng tre nằm trên mặt nước khoảng 5-10 cm để khi nước xôi bọt nước sẽ không trào lên làm ngập và ướt con bánh.Lá dừa nước sau khi cắt, rửa sạch và để ráo nước. Một tay cầm từng đoạn bẹ lá dừa nước đưa lên mặt thau bột, một tay dùng giá múc bột tráng bên trong bẹ lá, số bột thừa không dính vào bẹ lá sẽ chảy trỏ xuống thau đựng bột. Xong mở nắp nồi hấp xếp từng bẹ lá có tráng bột vào vỉ để hấp. Độ vài phút sau mở nắp nồi hấp, gắp lá tráng bột đã chín ra rổ để nguội, vì bột tráng trên bẹ lá mỏng nên rất mau chín.

Đoạn xếp lớp lá có tráng bột khác vào nồi tiếp tục hấp. Lá có tráng bột sau khi hấp chín được để nguội rồi gỡ ra thành tưng con bánh xếp vào thau. Lá hấp bánh sau khi được gỡ con bánh đã chín ra được tráng bột để hấp bánh trở lại.

Bánh lá ăn với nước cốt dừa. Dừa khô sau khi nạo ra đổ nước vào nhồi cho ra nước cốt. Xong vắt lấy nước đục, đó là nước cốt thứ nhất. Cho nước vào xác dừa nhồi tiếp để lấy nước loãng hơn, đó là nước cốt thứ hai. Xong hoà hai loại nước cốt này vào rồi để vào chảo bắc lên bếp đun sôi bùng lên thì cho tí muối, để hành xắt nhỏ vào rồi nhắc xuống.
Bánh lá được rưới nước cốt dừa lên thành món bánh tuyệt hảo. Cái dẻo của bột, mùi thơm của lá dứa, của hành, vị béo của nước cốt dừa pha lẫn vị mặn của muới thì thật là tuyệt diệu.
Bánh lá trộn dừa và muối mè. Dừa khô được nạo ra lấy xác trộn với bánh lá. Đậu phộng được rang chín đập bỏ vỏ lụa, xong đâm nhuyễn trộn với đường, muối và hạt mè rang chín. Bánh lá trộn dừa xác được rắc muối mè lên trên thì thật là tuyệt.

Độ dẻo của bánh, mùi thơm của lá dứa, cái béo của dừa, đậu phộng, mè, vị ngọt của đường, vị mặn của muối hoà quyện lẫn nhau tạo cảm giác tuyệt ngon cho người ă.
 
 
 
Thành phần:

-1 kg nếp ngon, vo sạch, để ráo
-300ml nước cốt dừa
-200g đậu trắng, vo sạch
-200g đậu xanh không vỏ
-10 quả chuối xiêm, lột vỏ, cắt mỗi quả làm tư
-40 lá dừa, dây cột, rửa và lau sạch
-10 lá dứa, rửa sạch, để ráo
-Muối, đường

Thực hiện:

-Nấu chín đậu xanh với một chút muối, giã nát, trộn với 4 muỗng cà phê đường, rồi chia thành từng viên tròn bằng quả chanh.
-Ướp chuối với ½ muỗng cà phê muối và 2 muỗng cà phê đường.
-Trộn nếp với nước cốt dừa, đậu trắng. Nêm ½ muỗng cà phê muối.
-Lá dừa, bẻ hai góc nhọn, rồi vòng lại như chiếc quặng, cho nếp và chuối (hoặc đậu xanh) vào, thêm một lớp nếp nữa, rồi vòng lại hai góc nữa là 4 góc, cột dây làm 4 đầu cho thật chặt.
-Khi nấu bánh, lót lá dứa dưới đáy nồi, rồi xếp bánh lên trên. Đổ nước ngập bánh, úp 1 cái đĩa nặng lên trên để bánh không nổi lên mặt.
-Nấu trong 3 giờ là bánh chín. Trong lúc nấu, nếu nước cạn thì tiếp tục thêm nước sôi cho ngập bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín, vớt bánh ra, rửa qua nước lạnh cho sạch, rồi treo bánh lên cho ráo.

Mẹo vặt: Khi làm bánh lá dừa, nên chọn chuối xiêm chín mùi, nhân bánh sẽ có màu đỏ đẹp mắt..
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2008 lúc 11:44pm

.nguyên liệu

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2008 lúc 11:46pm

BÁNH LÁ DỪA

(Coconut Leaf-Wrapped Cakes )

1. Giới thiệu


 

Hầu hết các loại bánh gói bằng lá đều không dùng tên lá để gọi như bánh chưng, bánh tét, bánh ít, bánh phu thê,… chỉ riêng có 2 loại bánh được gọi tên bằng chính tên lá gói, đó là bánh lá mít và bánh lá dừa. Bánh lá dừa là một loại bánh đậm chất Nam bộ quen thuộc với người dân miền quê và được bày bán rất nhiều ở chợ như các loại bánh dân dã khác. Ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre từ lâu đã nổi tiếng với bánh lá dừa Giồng Luông, nay được gọi bằng tên Đại Điền.

Bánh lá dừa có rất nhiều loại, điểm khác nhau cơ bản giữa các loại bánh là ở phần nhân bánh: nhân chuối, nhân đậu xanh hay nhân dừa. Tùy từng nơi có thể dùng lá dừa nước hay lá dừa thông thường để gói, lá dừa gói bánh phải là lá dừa non có màu trắng ngà xanh, như vậy bánh sẽ dễ gói và có màu sắc đẹp hơn. Nguyên liệu chính của bánh lá dừa là nếp. Nếp phải thật dẻo thì bánh mới ngon, đồng thời khâu chuẩn bị nếp rất quan trọng sẽ quyết định độ dẻo của bánh. Nếp sau khi lựa được rửa sạch, ngâm qua đêm rồi tiến hành xào với dừa, phần nếp này có thể bổ sung thêm đậu trắng, đậu đỏ hay đậu đen để bánh ngon và đẹp mắt hơn. Sau đó, gói bánh và nấu cho đến khi hạt nếp dính chặt vào nhau và trong là bánh đã chín. Muốn được bảo quản lâu, bánh sau khi vớt ra phải được rửa qua nước lạnh, để ráo và treo lên.

Bánh lá dừa được dùng nóng hay nguội tùy vào sở thích mỗi người. Bánh khi ăn có vị mặn nhẹ của muối, vị béo của dừa, cái dẻo của nếp, cái bùi của hạt đậu kết hợp với cái riêng của từng loại nhân cùng hương nếp thơm tất cả hòa quyện vào nhau làm cho người ăn cảm nhận được hương vị tao nhã và mộc mạc của bánh.

2. Quy trình sản xuất

3. Giải thích quy trình

v Nguyên liệu:

Nguyên liệu làm bánh lá dừa gồm có: nếp, cơm dừa, đậu đen, chuối hoặc đậu xanh cùng với lá dừa để gói bánh.

Nếp: thành phần chủ yếu trong nếp là amylopectin (khoảng 99,7%). Nên chọn loại nếp mới để bánh dẻo và ngon. Đồng thời phải chọn giống nếp ngon, trắng, không bị lẫn tạp chất và không có mùi mốc để bánh trắng và thơm.

Nếp được ngâm trong nước cho hạt nếp trương nở một phần và trở nên mềm hơn. Nguyên nhân là do trong quá trình ngâm, các phân tử nước đi vào bên trong hạt nếp và tương tác với các phân tử tinh bột có kích thước lớn hơn. Thời gian ngâm nếp kéo dài khoảng 12 giờ, do đó trong quá trình ngâm cần cho thêm một ít muối để hạn chế những vi khuẩn lên men tạo ra acid lactic làm chua nước ngâm.

Để rút ngắn thời gian ngâm có thể ngâm nếp trong nước ấm nhằm đẩy nhanh quá trình hút nước của tinh bột hoặc ngâm nếp cùng với một ít khóm cắt nhỏ để hạt nếp mau mềm nhờ tác dụng của các acid trong khóm. Sau khi ngâm, vo rửa nếp một lần nữa với nước cho thật sạch rồi để ráo.

Cơm dừa: Nhào trộn thật kỹ cơm dừa với nước theo tỷ lệ 1kg cơm dừa khô trong 0,5 lít nước để tách hết các acid béo có trong dừa, sau đó vắt và lọc lấy phần nước cốt sử dụng.

Đậu đen: Thành phần hoá học chủ yếu của đậu đen là tinh bột nên sau quá trình ngâm và nấu chín cấu trúc đậu trở nên mềm hơn, các biến đổi của tinh bột trong quá trình ngâm đậu cũng tương tự như đối với nếp. Khi gia nhiệt, khả năng hút nước của tinh bột nhiều hơn do đó hạt đậu trương nở và mau mềm hơn. Có thể sử dụng các biện pháp để rút ngắn thời gian ngâm của đậu giống như nếp, đồng thời trong quá trình ngâm cần cho thêm muối để hạn chế vi khuẩn lên men chua.

Chuối: chuối dùng làm nhân bánh nên chọn loại chuối xiêm chín muồi khi nấu sẽ có màu đỏ đẹp mắt. Mỗi quả chuối được cắt thành 4 phần, trộn đều với đường cùng một ít muối nhằm tạo vị cho nhân bánh, sau đó để yên khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều.

Đậu xanh: có thể sử dụng đậu xanh làm nhân bánh thay cho chuối. Tương tự như đậu đen, đậu xanh chứa nhiều tinh bột nên sau quá trình ngâm cấu trúc hạt đậu trở nên mềm hơn và có thể dễ dàng tách vỏ đậu bằng cách chà xát mạnh với nước. Nấu đậu (đã bốc vỏ) cùng với nước cốt dừa và một ít muối để tăng thêm vị béo của đậu. Dưới tác dụng của nhiệt độ nấu, tinh bột đậu hút nhiều nước hơn, đồng thời các liên kết bên trong hạt đậu bị cắt đứt làm đậu mềm và rã ra thành khối paste. Dùng muỗng tán nhuyễn cho khối đậu trở nên mịn và đồng nhất, sau đó để nguội và nắn đậu thành viên nhỏ đường kính 2 – 2,5 cm.

Yêu cầu nhân bánh là phải được nắn chặt để không bị vỡ khi gói, có màu xanh vàng của đậu, không còn sót vỏ, cấu trúc đậu mịn. Nhân không quá khô hay quá nhão và không có mùi khê khét. Cần dùng lượng nước phù hợp và có đảo trộn thường xuyên để tránh cháy khét phía đáy nồi.

Xào nếp: gia nhiệt nước cốt dừa cùng một ít muối, sau đó cho nếp vào đảo trộn đến khi hạt nếp hấp thụ nước cốt dừa trở nên mềm, trương nở và hơi dính. Bổ sùn tiếp đậu đen vào xào chung. Quá trình này nhằm mục đích làm chín sơ bộ hạt nếp. Nước cốt dừa cho vào ngoài tác dụng tạo vị béo cho bánh còn có tác dụng bao bên ngoài hạt nếp giúp các hạt nếp bóng hơn và không bị nát khi gia nhiệt sau này.

v Gói bánh:

Lá dừa có dạng bản hẹp nhưng dài. Lá dùng gói bánh phải nguyên và không bị sâu, thông thường sử dụng lá dừa non màu trắng ngà xanh mọc ở đọt non cây dừa nước, tuy nhiên có thể thay bằng các loại lá dừa bình thường. Lá được rửa sạch, sau đó phơi nắng (hoặc nhúng nước sôi và lau khô) sao cho lá hơi héo để dễ gói bánh và không bị rách. Điểm đặc biệt của lá dừa là sau khi nấu chín, lá trở nên cứng, không mềm như lá dong hay lá chuối.

   

Cắt xéo phần đầu lá, gói kín bên dưới và cuộn lá thành hình ống đường kính khoảng 3 – 4 cm, chiều cao khoảng 4 – 5 cm tuỳ theo kích thước lá. Cho vào bên trong một lớp nếp, một viên nhân đậu xanh rồi thêm nếp sao cho phủ kín hết phần nhân, sau đó gói kín phần đầu và dùng dây cột chặt bánh (có thể sử dụng dây lạt, dây chuối hoặc dây nilon).

Gói bánh là khâu rất quan trọng đòi hỏi nhiều kỹ thuật để làm được bánh ngon. Nếu gói quá chặt, bánh sẽ chín không đều do phần nếp phía bên trong không hấp thu đủ nước hoặc khi hạt nếp trương nở sẽ làm bể bánh, nhưng nếu gói lỏng tay, khi nấu bánh bị nong nước, hạt nếp sẽ rời rạc và bánh trở nên nhão.

v Nấu:

Dùng lá dừa lót thành lớp mỏng dưới đáy nồi để tránh cháy khét bánh. Xếp bánh vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh, phủ thêm một lớp lá dừa trên bề mặt, sau đó đậy kín và nấu bánh trong thời gian khoảng 2 giờ. Với nhiệt độ sôi của nước, tinh bột nếp được hồ hoá, hút đủ nước, trương nở và chín làm cho hạt nếp trở nên trong và dính chặt vào nhau. Trong quá trình nấu cần quan sát và bổ sung thêm nước, tránh trường hợp cạn nước sẽ làm cháy khét bánh.

Khi bánh chín, vớt ra, nhúng bánh vào nước lạnh và sau đó để ráo trên rỗ. Thao tác này nhằm mục đích làm nguội nhanh bánh giúp sắp xếp lại liên kết giữa các phân tử tinh bột làm cấu trúc bánh được ổn định hơn. Trong quá trình nấu, một số chất dinh dưỡng trong bánh thoát ra môi trường nước và bám bên ngoài, tạo môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển và xâm nhập vào bên trong làm hư bánh. Do đó bánh cần được rửa sạch để kéo dài thời gian bảo quản.

Thành phẩm:

Tùy theo loại lá dừa để gói mà sau khi nấu, bánh sẽ có lớp vỏ lá màu trắng ngà hoặc xanh thẫm. Yêu cầu bánh thành phẩm phải có mùi thơm của nếp và dừa, khi lột bỏ lớp vỏ lá, bề mặt bánh nhẵn, bóng và không dính vào lá, hạt đậu và nếp mềm, nở đều nhưng không bị nát.

Nhờ lớp vỏ lá kín bao bọc bên ngoài hạn chế vi sinh vật phát triển nên bánh có thể bảo quản được một thời gian. Tuy nhiên, do trong bánh có nhiều chất béo từ nước cốt dừa nên dễ bị oxy hóa làm bánh có mùi ôi chua. Ngoài ra trong thời gian bảo quản cũng xảy ra hiện tượng mất nước làm bề mặt bánh trở nên khô và cứng hơn.

4. Giá trị dinh dưỡng

Theo “Nam dược thần hiệu”, đậu đen có vị ngọt, tính hàn giúp lợi tiểu, bổ thận, gan, máu, trị được nhiều bệnh như trừ phong nhiệt, giải độc, giải nhiệt và được dùng làm thuốc bổ dưỡng rất thích hợp với những người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng. Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét,...

Như vậy, bánh lá dừa tuy được làm từ những nguyên liệu rất dân dã nhưng lại có mang một giá trị dinh dưỡng đáng kể. Bên cạnh giá trị năng lượng khá cao của chất đường, bột từ nếp, bánh còn có các chất dinh dưỡng cơ bản khác từ đậu và dừa như đạm, đường, béo, các chất khoáng và vitamin cần thiết hàng ngày cho cơ thể..

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2008 lúc 10:38am
Không phải bánh lá Gò Công đâu thầy Hùng ơi.
Cám ơn thầy rất nhiều về những tài liệu " Bánh Dừa  " rất quí ở trên . Gò công mình gọi bánh đó là bánh dừa vì gói bằng lá dừa.
Còn bánh lá thì giống như cách làm ở đầu trang , tức là hình chữ nhật ,dẹp, gói bằng lá chuối, có thêm nhân đậu xanh giã ở giữa cái bánh .Có phải vậy không quí đồng hương ?Big%20smile


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 22/Sep/2008 lúc 10:43am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2008 lúc 6:58pm
 
 
         Đúng rồi PT, phần trên viết về bánh lá, phần dưới viết về bánh dừa. Bánh dừa hay bánh lá dừa chắc cũng vậy thôi. Bớt chữ nào hay chữ  nào. Thời buổi kinh tế khó khăn mà.
         Về Gò Công, qua Cầu Nỗi, nhớ mua 1 xâu bánh dừa, ăn trả thù đời. Dạo nầy ở Mỹ cũng có bánh dừa xuất khẩu rồi đó.
bx
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2008 lúc 7:19pm
Dạ !. Bánh lá dừa = Bánh dừa.
Công ty MT ở Tiền Giang xuất khẩu một số bánh trái , trong đó có bánh dừa này.
Thông tin liên hệ
Tên công ty: CÔNG TY TNHH MT
Người liên hệ: Mr. Lâm Mac
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Số điện thoại: 84-73-951 690
Fax: 84-73-951 689
Email: mt.tg@vnn.vn
.
 
 
< name=frmProduct method=post>
< = value=9264 name=chk>
BÁNH ÍT  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Bánh ít....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9265 name=chk>
BÁNH DỪA  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Bánh dừa. ...
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9266 name=chk>
BÁNH TÉT  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Bánh tét nhân đậu và chuối trọng lượng 1,5 kg/đòn....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9267 name=chk>
CHÔM CHÔM  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Chôm chôm nguyên trái, đóng gói đông lạnh....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9268 name=chk>
CHUỐI NẾP NƯỚNG  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Chuối nếp nướng....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9269 name=chk>
CÓC CHẺ  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Cóc chẻ....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9270 name=chk>
DỪA SỢI  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Dừa sợi....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9271 name=chk>
CHUỐI XIÊM HẤP NGUYÊN TRÁI  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Chuối xiêm hấp nguyên trái, đông lạnh. ...
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9273 name=chk>
ĐẬU BẮP  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Đậu bắp....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9274 name=chk>
KHOAI MÌ NƯỚNG  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Khoai mì nướng, đóng gói đông lạnh....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9275 name=chk>
KHOAI MÔN  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Khoai môn sống đông lạnh xuất khẩu....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9276 name=chk>
LÁ DỨA  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Lá dứa....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9277 name=chk>
MÃNG CẦU  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Mãng cầu nguyên trái, đóng gói đông lạnh....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9278 name=chk>
MÃNG CẦU GAI  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Mãng cầu gai (mãng cầu xiêm)....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9279 name=chk>
MÍT NGHỆ  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: úi bỏ hạt, cho vào bao nhựa hút chân không, bảo quản ở -18oC đảm bảo trạng thái và mùi vị đặc trưng của sản phẩm. Tr...
Từ CÔNG TY TNHH MT
< name=frmPage method=post>< = name=Page>
 
< name=frmProduct method=post>
< = value=9280 name=chk>
KHOAI MỠ  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Khoai mỡ....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9285 name=chk>
NƯỚC MÍA  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Nước mía: Đựng trong ly nhựa 250ml, có nắp đậy kín, có lớp màng co bảo vệ....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9286 name=chk>
SÃ BĂM  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Sã băm: Đóng gói 32 oz/bag....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9287 name=chk>
CHUỐI XIÊM NƯỚNG  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Chuối xiêm nướng vĩ 4 trái....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< = value=9335 name=chk>
BẮP HẤP  [Nơi xuất xứ: Viet Nam]
Đặc tính: Bắp hấp nguyên trái vô bao: 3 pcs/bag....
Từ CÔNG TY TNHH MT
< name=frmPage method=post> 
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2008 lúc 7:25pm

.Bé gái bán bánh dừa trên phà Mỹ Lợi

Tác giả: Tài Nguyễn
 
...Cầu Nổi, Gò Công

Ngang qua phà Mỹ Lợi
Gặp bé bán bánh dừa
Hỏi con bao nhiêu tuổỉ
Sao đầu trần giữa trưa? 

Dạ năm nay con 9
Phụ mẹ bán bánh dừa
Ngoại già nua sanh bệnh
Giúp dùm con chú mua

Bánh thơm mùi quê cũ
Quay đi mắt lưng tròng
Trả nhiêu đây cho đu??
Thôi về đi mẹ trông

Cám ơn chú con về
Phà chưa cập cầu xưa
Ơi con đừng lật đật
Nón che đầu kẻo mưa 

Bé bán đà khuất bóng
Sao ta còn ngẩn ngơ
Lòng nôn nao gợn sóng
Từ Thức về? Hay mơ

Soài Rạp chiều gió lộng
Bóng thuyền nghèo lưa thưa
Sua đủa bay theo bước
Muốn đầu trần ướt mưa

Ngó chùm bông điên điển
Bỗng nhớ rổ tơ hồng
Dế cơm nhai ngọt ngất
Đọt lức đỡ đói lòng

Rùa con, nòng nọc cóc
Rau dừa quến chân xa
Chuột nhà còn trốn mất
Đành nuốt đỡ ốc ma

Bánh dừa ăn đắng miệng
Ơi bé bán bánh ơi!
Lắng lòng ta lữ thứ
Đâu đây tiếng ầu ơ...

" Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con thi trường học mẹ thi trường đời
"

Đừng ru, buồn quá người ơi!
Xui hồn ma cũ mơ đời năm xưa
Kìa ai đường nhỏ đẫm mưa
Bạn bè về đủ? Hay chưa kịp về?

04/28/2000


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 22/Sep/2008 lúc 8:09pm
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2008 lúc 10:20pm
 
 
        Tài Nguyễn,
 
        Bỗng dưng rồi biệt tăm, sao vậy. Cảm ơn anh Hoàng Ngọc Hùng đã cho bài thơ của Tài Nguyễn. Hơi thơ nầy lạ lắm mà cũng độc đáo lắm. Ai không có tấm lòng với quê Cha đất Tổ không thể nào có những bài đạt như vậy.
         Ai biết Tài Nguyễn bây giờ ở đâu, làm ơn nhắn lại, tôi thèm đọc thơ anh và rất nhớ anh trên Diễn Đàn nầy. Cảm ơn.
bx
IP IP Logged
koki2612
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 12/Jul/2008
Đến từ: France
Thành viên: OffLine
Số bài: 17
Quote koki2612 Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2008 lúc 9:33am
Không phải bánh lá Gò Công đâu thầy Hùng ơi.
Cám ơn thầy rất nhiều về những tài liệu " Bánh Dừa " rất quí ở trên . Gò công mình gọi bánh đó là bánh dừa vì gói bằng lá dừa.
"Còn bánh lá thì giống như cách làm ở đầu trang , tức là hình chữ nhật ,dẹp, gói bằng lá chuối, có thêm nhân đậu xanh giã ở giữa cái bánh .Có phải vậy không quí đồng hương ? "
- Chính xác rồi Chị Phan Thủy, hồi đó má Tuấn ưa làm loại bánh này lắm ăn no cũng như cơm vậy. Đặc biệt bánh gói không to vừa khẩu phần người thưởng thức. Cái gu này có lẻ của người Gò Công(xuất phát từ Tứ Quảng) Chị Thủy có dịp về Gò Công dự Lễ, giỗ chạp... thì sẽ được những món ăn quê hương. Xin được phép nói các nơi khác : Hủ tíu Mỹ Tho; Bánh Canh Trãng Bàng; Sầu Riêng Cái Mơn; Mắm Ruốt Vũng Tàu; Cao Lầu Hội An; Bưởi Biên Hòa;...
- Chị Phan Thủy vui tươi quá trẻ mãi không già, những gì Chị nhận xét rất chính xác.

nqtuan2910
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2008 lúc 12:15pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoang_Ngoc_Hung

Bánh lá Nam Bộ


Người dân Nam Bộ, nhất là nơi có nhiều lá dừa nước, thường làm bánh lá để ăn chơi trong lúc rỗi như sau những ngày mùa cấy gặt tất bật. Bánh lá là loại bánh bình dân ít tốn kém, dễ làm nên có nhiều người biết.

...
 

 

Món bánh lá Nam Bộ ở bài trên đây cũng có bán ở Gò Công, đến giờ vẫn còn, nên lão phù thủy GC ấy giới thiệu để bổ sung thêm món ngon(độc) có bán tại Gò Công - không động đậy gì đến bánh lá GC nha.
  1. Tên bài nói về BÁNH LÁ NAM BỘ - Hỏng nói gì tới bánh là Gò Công
  2. Toàn bài cũng hỏng nói gì về món BÁNH LÁ NAM BỘ là bánh lá Gò Công
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoang_Ngoc_Hung

Dạ !. Bánh lá dừa = Bánh dừa.
Công ty MT ở Tiền Giang xuất khẩu một số bánh trái , trong đó có bánh dừa này.
...
 
Cả đến khi đính chính về cái tên, lão PTGC cũng chẳng nói gì đến "bánh lá GC". Hic.
Tóm lại, ông giáo Hùng không vẽ vời thêm gì cho "bánh lá Gò công" vì biết rõ "không phải món gì có bán ở GC là ...của GC" Tongue


Chỉnh sửa lại bởi loiquan - 23/Sep/2008 lúc 12:24pm
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.145 seconds.