Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: AO TRƯỜNG ĐUA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2009 lúc 10:39pm
 
Cám ơn anh Lộ Công Mười Lăm đã cho xem lại hình ảnh AoTruongDua ngày xưa.
Bây giờ, mỗi khi đi ngang Ao Trường Đua, mk rất nhớ  hình ảnh một AoTruongDua như  hình trên ! .
 
Thân kính,
 
mk
IP IP Logged
Hoa Xuan
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 01/Feb/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 54
Quote Hoa Xuan Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2009 lúc 1:51pm
  HX xin chung góp vài hình ảnh còn trong trí nhớ của người Gò Công xa xứ.

            Chuyện hồi đó....
  Hồi đó ...chẳng mấy ai nhớ tên đường ,hỏi nhà và tìm nhà cứ chọn vài chỗ đặc biệt mà ai cũng biết để mà hướng dẫn .Ở chợ thì dễ nhất ,cứ từ đó mà định hướng :
  .phía trên thì lấy cột mốc là cầu Long Chánh ,xuống dốc cầu không đi  ngang qua chợ thì về hướng bệnh viện rồi từ đó rẻ lên kho muối ,đi tới chùa Thiêng Liêng hoặc rẻ xuống vòng ngang qua lăng Trương Định .
  .từ chợ đi xuống thì đi tới trường nam ,trường bà phước .
  .ra phía ngoài thì ngang qua dinh tỉnh mới ra cầu Tàu
  .về hướng đi biển thì ao Trường Đua nằm ở góc đường ;thẳng hướng nam sẽ đến Bình nghị-An hòa -Tăng hòa ;dọc hướng đông sẽ về hướng ngã ba đi Bình ân -Tân tây.
  Hồi đó ...Sát ngã tư và phía đối diện có mấy gốc dương già ,cao và thẳng ,có lẽ được trồng cùng thời với các cây bên bờ lộ dương .Dương là cây chịu khô nên rễ mọc sâu ,khi trồng gần ven bờ ao chắc có ý muốn giữ cho đất khỏi sạt lở .Bờ ao sát đường về phía tây bắc có dốc thoai thoãi nên mùa khô nước cạn khách đi ngang qua có thể dừng chân ngồi trên bờ ao bên nầy để ngắm  nước ao trong xanh ,bờ bên kia có hàng dừa trồng quanh ao in bóng phẳng lặng .Ao Trường Đua là điểm tập trung của đám trẻ con- con của các gia đình sống quanh đó ,có khi người lớn cũng tham gia tắm ao vào các buổi chiều mùa hè .Từ hướng bờ lộ me đi tới có một chiếc cầu ao to rộng ,trụ xi măng vững chắc ,dân trong vùng tới gánh nước về xài đều phải dùng chiếc cầu nầy làm nơi tập trung đế múc nước từ ao đưa lên .Không ít mối tình đã chớm nở từ đây ,mấy anh trai trẻ khỏe mạnh đã chứng tỏ tình yêu  bằng cách giúp bạn gái của mình lôi cái thùng nặng chứa 20 lít nước từ dưới ao lên cầu [thùng gánh nước thường là thùng cở bằng thùng dầu lữa hiệu con sò]Cũng không ít anh chàng "hão ngọt" bị lợi dụng lòng tốt , cứ giúp người đẹp này cô em nọ mà cả buổi chỉ gánh được vài đôi nước về nhà .
  Người Gò Công chắc cũng không thể nào quên hình ảnh những chiếc xe bò chở nước từ ao Trường đua đem phân phối cho các nhà vùng quanh quanh .Xe là một thùng gỗ to được kéo bởi 2 con bò ,bánh xe làm bằng gỗ nên bò kéo đi rất khó khăn ,khi chở nước thì đặt thêm một thùng tròn to bằng tôn chứa cở 2,3 chục đôi nước [1đôi thùng chứa được 40 lít nước ] miệng thùng ở trên cao và có lổ thoát bên dưới đáy thùng.Chủ xe phải thuê người gánh nưóc từ ao đổ đầy thùng ,bò kéo xe đi ,tới nơi thì lại phải gánh vào cho chủ nhà chứa trong các lu nước .Xóm ao Trường Đua đã có ít nhất 3 gia đình sống bằng nghề nầy .Dần dần ,tiến bộ hơn ,người ta biết sử dụng các bánh xe hơi cũ để thay cho các bánh xe gỗ ,có máy bơm chạy bằng xăng dầu thay cho sức người ,chủ xe chỉ cần thuê một người đánh xe và một người nữa biết nổ máy bơm để lấy được đầy xe nước từ ao và dẫn nước từ xe vào nhà người khách thuê bằng ống nhựa .Làm việc đó người Gò Công gọi là đi "đổi nước" chớ không nói là "bán nước".
  Nhắc đến ao Trường Đua mà không nhắc đến cá trong ao cũng là thiếu sót ,tắm ở đó ,câu cá từ đó rồi cũng dùng nước ở đó để tắm giặt ,rửa ráy ...Nước ở ao Thiết ít hơn lại dùng để lọc thành nước máy -nước"phông tên"[fontaine]-nên dân ở chợ Gò Công trông cậy vào ao Trường Đua để có nước xài quanh năm ,mùa nắng gọi xe đem nước tới có khi phải chờ đợi vài ngày ,chủ xe kiếm khá tiền nên sau này họ đả tậu được xe hơi thay cho xe bò kéo .
  Sông thì có bên lở bên bồi nhưng ao Trường Đua chứa nước không di chuyển lên xuống mà bờ ao 4 hướng đều bị sạt lở ,các gốc dừa dần dần bị trơ rễ già ,thân ngã cong về hướng bên trong ao ,dừa cằn cỗi vì thiếu đất bám .Sau 1975 ,dân đi lao động công ích đã đắp thêm các chỗ sạt lở của bờ ao nhưng cũng chỉ giải quyết tạm thời .Người xài nước ao ít hơn trước vì có nước máy ,nước ghe nhưng có người lại xin được phép chứa cá con trong ao để bán  ,quanh ao thì có chỗ rất dơ bẩn vì người xài nước ao không có ý thức gìn giữ .Dân Gò Công và nhất là các nhà quanh vùng nầy thay rất buồn và thương cho cái ao sạch đẹp thơ mộng ngày nào .
   .......
  Hồi đó ...Ao Trường Đua đã là một hình ảnh đẹp trong ký ức nhiều người.
  .....Xa Gò Công...
  .....Nhớ... và được nghe nhiều đổi thay .
  Nhìn ảnh đẹp Ao Truong Đua bây giờ nhưng không ai có thể quên hình ảnh ngày nào ...Và chuyện "hồi đó" thì chắc còn rất nhiều trong ký ức mọi người -người Gò Công năm tháng cũ -kỷ niệm có liên quan ít nhiều tới Ao Trường Đua chắc cũng còn nhiều lắm trong lòng người đã từng sống ở Gò Công .




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Xuan - 13/Sep/2009 lúc 4:20pm
HP
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2009 lúc 10:46pm
 
 

Nguyễn Phúc Nghiệp

Ao Trường đua (Thị xã Gò Công) – nơi diễn ra cuộc đua xe đạp được tổ chức sớm nhất ở Tiền Giang

 

Năm 1863, ở Gò Công, chính quyền thực dân Pháp cho thành lập Nhà Bưu điện và điện tín có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ và sáu Trạm bưu điện ở các xã Bình Xuân, Đồng Sơn, Long Hựu, Tăng Hòa, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi.

Mỗi Trạm Bưu điện chỉ có một nhân viên, mà dân gian quen gọi là Tuần giả. Việc nhận – phát công văn, thư  tín, bưu phẩm, v.v… của các Trạm Bưu điện đều dựa vào đôi chân đi bộ của các Tuần giả.

Mãi đến đầu năm 1917, các Trạm Bưu điện mới được trang bị xe đạp. Khi đó, xe đạp rất cồng kềnh và nặng nề; bánh xe được làm bằng sắt và được bao bọc bằng cao su đặc, chứ chưa có vỏ và ruột cao su như hiện nay.

Đến ngày mùng ba Tết Nguyên Đán năm ấy, theo lệ hàng năm, ngoài cuộc đua ngựa ở vòng quanh ao Trường Đua; chính quyền còn tổ chức thêm cuộc đua xe đạp. Đây là cuộc đua mới lạ, lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương, nên thu hút đông đảo quần chúng đến dự khán.

Thành phần tham dự cuộc đua là 6 viên Tuần giả của 6 Trạm Bưu điện và 2 nhân viên thuộc cơ quan thông tin. Theo thể lệ quy định, tám vận động viên phải chạy hai vòng quanh ao Trường đua với chiều dài tổng cộng là  6km và có ba giải thưởng : giải nhất 20 đồng (khoảng 70 giạ lúa), giải nhì 15 đồng (khoảng 55 giạ lúa) và giải ba 10 đồng (khoảng 40 giạ lúa).

Sau tiếng còi khai cuộc, tám vận động viên nhấn mạnh bàn đạp, lướt tới rất nhanh trong tiếng reo hò cổ vũ của bà con. Chạy được nửa vòng đua thứ nhất, có hai con ngựa sắt bị lạc tay lái, đâm nhào xuống ruộng, buộc phải bỏ cuộc. Sáu con còn lại tiếp tục cuộc đua. Được một  vòng rưỡi, thêm một vận động viên phải rời đường đua vì kiệt sức. Còn lại năm tay đua thi nhau bứt phá hết sức quyết liệt. Khi còn khoảng 50 mét đến đích, chiếc xe của vận động viên dẫn đầu, bánh cao su bị tuột ra, kể như bị loại giữa lúc cuộc đua đang hồi gay cấn.

Cuối cùng, tay đua của trạm bưu điện Tân Niên Tây về đến đích đầu tiên, giành giải nhất

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2010 lúc 9:45pm
 
Mời xem hình mới của Ao Trường Đua
 
 

Ao Trường đua

(Ảnh: zDucNamz).

 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 06/Mar/2010 lúc 9:47pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2013 lúc 9:49pm

"
Ao Trường Đua (thị xã Gò Công) có lịch sử hình thành từ hơn 80 năm nay. Thời Pháp thuộc, nhằm mục đích lấy đất đắp đường vào chợ vốn xây dựng ở vùng đất trũng ven kinh rạch ..."

Ao Trường Đua được đào để lấy đất đắp đường và đắp nền xây Dinh Tỉnh Trưởng ?
Nếu đúng, Ao Trường Đua bây giờ đã trên 100 tuổi ?

MyKieu




Ao Trường Đua Gò Công

"Ao làng mây tắm trăng bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu..."
                                                                                                                          (Thơ Hoàng Tố Nguyên)


Ao Trường Đua (thị xã Gò Công) có lịch sử hình thành từ hơn 80 năm nay. Thời Pháp thuộc, nhằm mục đích lấy đất đắp đường vào chợ vốn xây dựng ở vùng đất trũng ven kinh rạch và chủ yếu để phục vụ nhu cầu giải trí xa hoa của giới thống trị, nhà cầm quyền huy động dân phu đào một ao vuông chu vi độ 3.000 mét, sâu 5 mét, bờ lề rộng 5 mét, giáp đường Tổng Thứ (nay là đường Nguyễn Huệ), dựng khán đài cho quan khách ngồi xem đua ngựa. Những ngày lễ lớn của Pháp như ngày 14 Juillet (kỷ niệm phá ngục Bastille năm 1789), bọn thực dân tổ chức đua ngựa, vui chơi để dân ta quên sự nghèo đói, hận thù, đấu tranh. Người Gò Công mỉa mai gọi là lễ "Chánh chung". Dịp này, chính quyền sở tại tỏ ra dễ dãi đôi chút với kẻ phạm pháp, bởi thế có câu truyền tụng thời ấy "Cách- to- ru- dết, đánh chết không tội!". Một cuộc đua xe đạp kỳ thú đã diễn ra tại vòng bờ ao Trường Đua, chỉ có 4 nhân viên Nhà Dây thép tham dự. Nguyên do cả Gò Công vừa được cấp 4 chiếc xe đạp dùng liên lạc công văn, giấy tờ mà không ai biết sử dụng. Thế nên trên Sài Gòn phải đưa một "chuyên gia" người Pháp về dạy cách dẫn xe, đạp xe. Các "vận động viên" lóng ngóng, leo lên té xuống vất vả cả nửa tháng rồi cũng chạy tạm được. Ngày hội đua xe đạp rất đông người hiếu kỳ đến xem. Kết quả: một anh thì xe bung vỏ đặc không gắn lại được, hai anh bỏ cuộc vì ngã riết đâm sợ, còn một anh ráng gò lưng đạp quanh quẹo về tới đích. Phần thưởng gồm gạo, vải và cái vinh dự "hạng nhất cuộc đua xe đạp đầu tiên ở Gò Công"...

Gò Công là xứ đồng chua nước mặn, vào mùa nắng việc lo nước ngọt tiêu dùng là vấn đề khó khăn. Cứ vào khoảng tháng 10 âm lịch, người người lũ lượt gánh nước mưa chứa từ ao Trường Đua về nhà sử dụng. Ao sâu nên hầu như không bao giờ cạn nước, thỉnh thoảng làng cho bơm vét sạch, cá lưu niên có con năm, bảy ký lô là thường. Những hàng cây dương, me trồng quanh ao vừa lấy bóng mát, vừa giữ đất không sạt lở. Bao thế hệ người Gò Công dù xa xứ, mỗi khi nhớ quê vẫn không quên những kỷ niệm về ao Trường Đua. Các cô cậu học trò ngày nghỉ ra ngồi dưới bóng cây để ôn bài, trò chuyện, ký ức ấy khó mà phai mờ. Ao Trường Đua như một biểu tượng gắn bó, gần gũi với Gò Công xiết bao!

Những năm sau "giải phóng", dân cư đông lên mà nhà máy nước chưa đủ sức cung cấp nên vào mùa khô các xe đổi nước vẫn đến ao Trường Đua chuyên chở liên tục. Thiếu quản lý, nước ao ô nhiễm nặng và lúc ấy chẳng hiểu sao người ta lại cho chặt bỏ những cây dương già bao bọc quanh ao. Bờ ao trống trải, ai đi ngang qua cũng thấy man mác buồn tiếc như thiếu vắng điều gì vốn đã rất ràng buộc, thân thiết. Ao Trường Đua trở nên chơ vơ, lặng lẽ hơn.

Thị xã chỉnh trang, đường phố rộng đẹp và ao Trường Đua được khởi công nạo vét, xây dựng bờ kè, lát gạch vỉa hè và trồng cây xanh trở lại. Đêm đêm, dưới ánh đèn cao áp mát dịu, mọi người ung dung dạo mát hoặc ngồi vào băng ghế ngắm cảnh ao lấp loáng để hồi tưởng quá khứ vui buồn. Chỉ là một cái ao mà chất chứa dấu ấn lịch sử, con người qua bao thăng trầm, biến động; thật đáng gìn giữ, trân trọng. Tâm hồn, tấm lòng người Gò Công là vậy, mong sao ao Trường Đua vẫn còn mãi mặt nước trong xanh đến những đời sau.

Nguyễn Kim


http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=3609&cap=2&id=11271





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Apr/2013 lúc 9:49pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.142 seconds.