Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: HỌ Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Chủ đề: HỌ
    Gởi ngày: 06/Jun/2007 lúc 9:58am
        ''Tuổi già hạt lệ như sương''.Đúng.Tôi không ép uổng lệ mình chảy thành dòng như họ.Họ đang đứng trước mặt tôi,trên màn ảnh.Lệ tôi chỉ như sương.Đọng trên khóe mắt và nằm đó.Lâu lắm mới khô.Mắt tôi có đỏ hoe không?Có giống như họ không?Họ đang đứng trước mặt tôi,trên màn ảnh.
        Vân Sơn đưa họ đến với tôi.Họ đang sống ở vùng đất tự do.Đài Loan,tự do mà.Sao họ khóc?Sao họ lớn tiếng kêu cầu.Tôi cũng không thấy bàn tay thô bạo nào bịt miệng họ lại.Lạ quá.Họ là ai?Có phải là người cùng chung ngôn ngữ,cùng chung lịch sử với tôi không?
       Nói đi.Mọi người hãy nói đi.Những dòng nước mắt đó,những lời kêu cầu đó có làm ai xao xuyến chăng?
       Không cần trả lời với tôi,ích lợi gì,phải không?Mọi người hãy trả lời với họ,với chính mình.Họ đang lắng nghe,thế giới và lương tâm con người đang lắng nghe.
bx
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2010 lúc 8:15pm
 
 
Thứ Bẩy, 10/07/2010 - 18:13

Cô dâu Việt bị chồng giết chết ngay sau khi đến Hàn Quốc

(Dân trí) - Một phụ nữ Việt Nam 20 tuổi đã bị người chồng có vấn đề về tâm thần giết chết chỉ sau 8 ngày cô đến Hàn Quốc.
 

Sở cảnh sát Busan cho hay người phụ nữ được tìm thấy chết ở nhà chồng vào hôm thứ tư vừa qua, 7/7 và cảnh sát hiện đang thẩm vấn chồng cô, được xác định là Jang, 47 tuổi. Jang đã đánh và đâm cô tới chết. Jang khai giết vợ theo lời xúi giục của một con ma.

 

Ngày hôm qua, cảnh sát đã yêu cầu phát lệnh bắt giữ Jang với các cáo buộc giết người.

 

Được biết, vợ chồng này gặp nhau vào ngày 7/2 qua một công ty môi giới và người phụ nữ đã quyết định kết hôn với Jang vào ngày hôm sau.

 

Sau đó, cô ở Việt Nam để hoàn tất các thủ tục kết hôn và đến Hàn Quốc vào ngày 1/7 vừa qua. Cô không biết tiếng Hàn và cũng không biết về tiền sử tâm thần của chồng. Chồng cô đã được đưa vào viện 5 ngày trước khi trở lại Việt Nam để đưa cô tới Hàn Quốc. Ngoài ra, 5 năm trước, Jang đã tấn công cha mẹ mình.

 

Mẹ của Jang cho biết Jang bị trầm cảm từ khi 40 tuổi do không thể lấy được vợ. “Nó bỏ uống thuốc sau khi cưới vợ vì nó nghĩ vợ có thể lo lắng”, bà cho biết. “Tôi mới gặp con dâu có một lần nhưng tôi đã hi vọng chúng sẽ sống hạnh phúc bên nhau”.

 

Phan Anh

Theo Korean Times

http://dantri.com.vn/c36/s36-408149/co-dau-viet-bi-chong-giet-chet-ngay-sau-khi-den-han-quoc.htm

 
 
 
*******************

 

 

Thứ tư, 14/7/2010, 11:21 GMT+7
writeSociable('http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/07/3BA1E0C7/','Nỗi+đau+của+gia+đình+các+cô+dâu+Việt+bị+sát+hại+ở+xứ+người','Nỗi+đau+của+gia+đình+các+cô+dâu+Việt+bị+sát+hại+ở+xứ+người','sociable',1000464583);

Nỗi đau của gia đình các cô dâu Việt bị sát hại ở xứ người

 
 
Hơn hai năm kể từ khi cô con gái Trần Thanh Lan nhảy lầu tự tử sau 25 ngày làm dâu ở Hàn Quốc, người mẹ Huỳnh Kim Anh vẫn không nén tiếng khóc tức tưởi khi nhắc đến con. Bà đã sang xứ sở kim chi tìm kiếm sự thật.

Ngày 6/2/2008, bà Kim Anh ngụ phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ chết điếng khi nhận được tin con mình là Trần Thanh Lan (22 tuổi) nhảy lầu tự tử ở Hàn Quốc. Cô chỉ mới theo chồng đến đất nước này, tính đến hôm ấy là 25 ngày. Một ngày trước đó, cô còn gọi điện về nhà nói rằng “con nhớ mẹ”.

Trong căn nhà trống trước dột sau, diện tích hơn 10 m2 tại con hẻm nhỏ, hôm 13/7, người mẹ nghẹn ngào tâm sự với VnExpress.net: "Từ khi xảy ra cái chết của con gái, tôi hoàn toàn suy sụp, không còn muốn làm gì nữa".

Tuổi thơ của Lan là những chuỗi tháng ngày cơ cực. Vừa cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ Lan chia tay nhau. Cuộc sống khó khăn, bà Kim Anh bồng bế con về nhà ở cùng mẹ ruột. Hàng ngày, bà buôn gánh bán bưng ước mong con gái được đến trường. Học xong lớp 6, Lan quyết định nghỉ học phụ mẹ. Cứ tờ mờ sáng đến chiều tối, cô bé mang gánh khoai mì ngồi nướng bán cho bà con trong xóm.

Lần đó, nghe mấy đứa bạn rủ cùng xóm lên TP HCM chờ tuyển chọn lấy chồng Hàn Quốc “đổi đời”, Lan xin đi theo để kiếm tiền mua đất cất cho mẹ căn nhà, gởi tiền sửa lại căn nhà cho ngoại.

Cô dâu Trần Thanh Lan rạng rỡ, xinh xắn bên người chồng Hàn Quốc trong ngày cưới vào năm 2007 tại TP HCM. Ảnh do gia đình cung cấp

Cuối tháng 9/2007, bà Kim Anh nhận được tin Lan đã được ông Ha Jang Su (37 tuổi) người Hàn Quốc đồng ý cưới. Hôn lễ được tổ chức chóng vánh ngay sau đó.

Ngày 8/7, cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc bị chồng đâm chết trong cuộc cãi vã, chỉ sau một tuần đặt chân đến Hàn Quốc. Khóc hết nước mắt vì sự ra đi đột ngột của con, bố mẹ cô gái ngày 13/7 đã sang xứ sở kim chi để tìm hiểu nguyên nhân cái chết của Ngọc và đưa thi thể cô về quê an táng. Hội những người Hàn ở TP HCM cũng tổ chức lễ tưởng niệm Hồng Ngọc, đồng thời quyên góp hỗ trợ bố mẹ cô gái 5.000 USD làm chi phí đến Hàn.

Người mẹ nhớ lại, ngày lễ đính hôn, gia đình bên chồng yêu cầu gia đình nhà gái chỉ được 10 người đến dự tại nhà hàng. Không lễ đón dâu nhưng thương con, bà gạt nước mắt đi bởi nghĩ con đã yên bề gia thất.

Người môi giới đưa bà một phong bì hơn 3 triệu đồng. Về đến quê, trừ chi phí thuê xe bà còn 2 triệu đồng. Lễ đính hôn xong, chàng rể quay về Hàn Quốc làm thủ tục đón vợ. Ngày 12/1/2008, bà Kim Anh lại chạy đôn chạy đáo mượn tiền đưa con ra sân bay, mua quà cho nhà trai. Bà đâu ngờ rằng, đó là lần cuối cùng được gặp con gái.

Bà Kim Anh kể, từ ngày theo chồng sang Hàn Quốc, Lan điện thoại về nhà được 2 lần. Lần thứ nhất, cô gái đến sân bay đã gọi điện cho mẹ báo tin là chồng ra đón. Ngày 2/2/2008, sau hơn 20 ngày chờ đợi, người mẹ mới nhận được điện thoại của con. "Lan nó vừa kể chuyện cuộc sống mới vừa khóc sụt sùi", bà mẹ nấc lên khi nhớ lại những ngày ấy. Bốn ngày sau đó, gia đình nhận được điện thoại báo tin Lan đã nhảy lầu tự vẫn tại Hàn Quốc.

Rồi trưa ngày 23/2/2008, bà Kim Anh nhận được hũ tro cốt của con gái cùng số tiền hơn 48 triệu đồng được gửi về từ Hàn Quốc. Bà mẹ đau khổ sau đó tìm đường sang xứ sở kim chi nhờ điều tra lại cái chết khuất tất của con mình nhưng không kết quả. Sau này, bà nhận được những trang nhật ký của con gái kể lại những tháng ngày tủi cực ở xứ người, thường xuyên nhận được sự hắt hủi và đe dọa của nhà chồng. Cõi lòng người mẹ càng tan nát hơn...

25 ngày sau khi đặt chân đến đất Hàn, cô gái trẻ nhảy lầu tự vẫn. Hũ đựng tro cốt của Thanh Lan được đưa trở về nhà với mẹ năm 2007. Ảnh: Tiến Thùy.

Nỗi đau của bà Kim Anh cũng là nỗi đau của những người làm cha mẹ các cô dâu Việt chết ở nhà chồng ngoại. Nói như ông Huỳnh Văn Sáu, cha của cô dâu Huỳnh Mai: "Thật sai lầm khi làm cha mẹ như chúng tôi cứ nghĩ cho con lấy chồng nước ngoài là giúp con một cuộc sống sung sướng, thoát nghèo".

Tháng 6/2007, cả miền Tây rúng động vì hung tin cô dâu Huỳnh Mai (20 tuổi) ở ấp Ngọc An, xã Ngọc Chức, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, bị chồng Hàn Quốc giết hại dã man. Xác Mai được tìm thấy trong tầng hầm nhà chồng sau 8 ngày bị giết với 18 xương sườn bị gãy.

Huỳnh Mai là con của một gia đình nghèo, cha mẹ ngăn cản quyết liệt nhưng cô quyết tâm ra đi để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. "Tôi không ngờ chính cái gật đầu đồng ý của tôi đã cướp đi mạng sống của con gái mình”, ông Sáu, cha của Huỳnh Mai đau đớn nói.

Huỳnh Mai đã theo bạn bè lên TP HCM để những người đàn ông Hàn Quốc xem mắt chọn vợ. Chồng cô là ai, cô cũng không biết, chỉ biết là đã được chọn làm vợ một người. Trong vòng vài giờ xem mắt, đám cưới được định trưa ngày 23/12/2006 tại TP HCM. Ông Sáu cho biết, lúc này gia đình mới hay tin con gái cưới, liền thuê xe 15 chỗ tức tốc lên Sài Gòn nhưng đã muộn giờ làm lễ.

Lễ cưới của Mai được tổ chức tập thể với hai đôi uyên ương khác, với những người chồng Hàn Quốc. Ra về, gia đình cô dâu được chú rể cho 400 USD, tới cửa bị người môi giới thu lại 200 USD. Còn lại 200 USD không đủ trả tiền thuê xe và ăn uống dọc đường.

Cho đến ngày nay, hơn hai năm sau cái chết của Thanh Lan, người mẹ Huỳnh Kim Anh vẫn còn đau đớn khi nhắc đến con gái. Ảnh: Tiến Thùy.

Người cha nhớ lại, dù cuộc sống gia đình chồng cực khổ và phẫn uất nhưng mỗi lần gọi điện về nhà, Mai luôn cho biết đang hạnh phúc, được chồng thương yêu. Sau này, cơ quan chức năng Hàn Quốc xác định, sau khi đặt chân đến đất nước này, Mai cảm thấy không hòa hợp được với người chồng suốt ngày rượu chè bê tha nên xin về Việt Nam. Song cô đã bị chồng cự tuyệt và hành hạ cho đến chết.

Chỉ hai tháng trước chuyện Huỳnh Mai, thành phố Cần Thơ đã xôn xao trước cái chết thương tâm của cô dâu Việt Lê Thị Kim Đồng cũng xảy ra ở Hàn Quốc. Tháng 4/2007, cô Đồng (quê xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ), mặc dù có thai nhưng bị gia đình nhà chồng hành hạ nên đã quyết định bỏ trốn.

Nhà chồng nằm ở một chung cư thuộc thành phố Daegu, cách Seoul 400 km. Kim Đồng đã dùng rèm cửa buộc vào người và nhảy xuống từ ban công tầng 9. Rèm cửa bị tuột, thai phụ bị thương nặng. Cô được đưa vào bệnh viện và qua đời sau đó gần một tuần lễ.

Ở quê nhà nhận được tin con qua đời, cha mẹ của Kim Đồng ngất xỉu, rồi tới nay luôn tự trách mình đã để con gái ra đi.

Tiến Thùy

 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2010 lúc 8:26pm
 
 

Vụ cô dâu Huỳnh Mai bị sát hại: Người chồng Hàn Quốc bị tuyên 12 năm tù

Huỳnh Mai và chồng trong ngày cưới - Ảnh tư lệu báo Tuổi Trẻ
TTO - Báo chí Hàn Quốc ngày 13-3-2008 đưa tin tòa án Daejeon tuyên phạt 12 năm tù đối với bị cáo họ Chang, chồng cô dâu người Việt Huỳnh Mai do tội sát hại vợ mình vào tháng 6 năm ngoái.

Theo tờ Korea Times, ông Chang, 47 tuổi, gặp Huỳnh Mai lần đầu vào tháng 12-2006 tại một công ty mai mối. Đến tháng 5-2007, hai người kết hôn. Korea Times viết thêm những cuộc hôn nhân với người nước ngoài như thế này rất phổ biến ở các vùng nông thôn Hàn Quốc.

Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi chung sống, do bị chồng đánh đập tàn nhẫn và do bất đồng ngôn ngữ, Huỳnh Mai đã quyết định trở về Việt Nam vào ngày 26-6-2007. Tuy nhiên, cô đã bị chồng đánh chết. Thi thể của cô được tìm thấy trong tầng hầm căn nhà của chồng sau 8 ngày bị giết với 18 xương sườn bị gãy. Sự kiện này được Đài KBS phát sóng ngày 9-8-2007 gây kinh hoàng và phẫn nộ cho hàng triệu khán giả Hàn Quốc.

Tại phiên xử, các quan tòa nhận định: “Bi kịch xuất phát từ một người đàn ông Hàn Quốc lớn tuổi chọn vợ chỉ trong vài phút và sau đó đối xử với cô ấy như một món hàng mua về”.

Tờ Joongang Daily dẫn lời các quan tòa cho rằng cần phải cân nhắc kỹ càng trước khi kết hôn và khi đã kết hôn, giữa hai vợ chồng nên có những buổi trò chuyện thẳng thắn để tránh những sự việc đáng tiếc.

Theo Cơ quan thống kê Hàn Quốc, trong năm 1996 có 15.000 trường hợp người Hàn Quốc kết hôn với người nước ngoài và tăng lên 50.000 trường hợp vào năm 2006.

Phụ nữ Hàn Quốc ít khi chịu lấy chồng vùng nông thôn nên đa số đàn ông Hàn Quốc ở nông thôn phải tìm vợ ở nước ngoài. Tuy nhiên những cuộc hôn nhân như thế lại kéo theo nhiều vấn đề, mà nhức nhối nhất là tình trạng người chồng đối xử tệ bạc với vợ, gây ảnh hưởng không ít đến hình ảnh đất nước và con người Hàn Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.

Gần đây, một đảng chính trị ở Hàn Quốc đã đưa vấn đề cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc vào cương lĩnh hoạt động của đảng để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. 

TƯỜNG VY

http://tinnhanhvietnam.net/vu-co-dau-huynh-mai-bi-sat-hai-nguoi-chong-han-quoc-bi-tuyen-12-nam-tu.html

 
***************
 

Cô dâu Việt chết trên đất Hàn

Cô dâu Việt chết tức tưởi và thảm khốc trên quê chồng Hàn Quốc mà Đài truyền hình MBC (Hàn Quốc) gọi là “Trần Thị Thu An” chính là Lê Thị Kim Đồng, quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Cô gái trẻ trút hơi thở cuối cùng ngày 30/4, sau cuộc đào thoát bất thành từ nhà chồng trước đó năm ngày.

Chỉ có vài tấm ảnh của Kim Đồng trong tập album do gia đình cung cấp. Đó là những tấm ảnh hiếm hoi được chụp trong ngày cưới của cô gái. Trong bức ảnh, cô gái xinh xắn và nụ cười rạng ngời hạnh phúc bên chồng. Cô còn rất trẻ, 21 tuổi.

Cô gái trẻ bạc phận Lê Thị Kim Đồng trong ngày cưới.

....................

....................
 
(đọc tiếp trong link dưới)
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2010 lúc 8:43pm
 
 
Thiên phóng sự chỉ "phản ánh một góc nhỏ" mà đã  thương tâm thế này
Liệu anh Đông Quyên còn được bao nhiêu nước mắt dành cho "HỌ" !?
 
Cry
mk
 
 
 
 
 
 
 

Bài viết này phản ánh một góc nhỏ
 số phận của các cô dâu Việt Nam
lấy chồng Đài Loan.
 
(27 Tháng 2 2010, 12:37)
 
 

Cô dâu Việt tại Đài Loan:
Lục bình trên dòng kênh đen
 
 
 
Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kênh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.
Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở?
 
 
Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.” Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường. “Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều. Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em“.
Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó. Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“.
Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô. Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về.
“Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục. Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“.
 
 
Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi. Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù. Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng.
“Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó. Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa.
Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn. Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế. Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen“.
Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê. Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa. Và là những người tàn tật.
“Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em“. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó. Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết“.
Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kênh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch. Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kênh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới“.
 

Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa. Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm. Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kênh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.
Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu.
“Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó“. Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim.
Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa.
“Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“. Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe“. Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình. Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng… tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu. Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra“.
 

Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ. Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…” Cha linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng“. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha“. Cô nhìn linh mục cười. Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu. Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh.
Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe…” Linh mục nhìn tôi cười hiền: “Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi“.
Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì? Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô. Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn… Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó.
Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kênh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười. Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi.
Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi.

Võ Đông Hà
coppy from : http://www.vn520.org
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Jul/2010 lúc 10:12pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2010 lúc 10:47pm
 
Hãy biết xấu hổ!
Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục :
 
 
 
 
 
"Lời bình" của một đọc giả (một Thụ Nhân) :
 
Youtube này đã được phổ biến rộng rải trên Net., ai xem cũng ớn luôn và cảm thấy xấu hổ vì cách hành xử côn đồ cuả bà này. 
Rất tiếc mấy tên Đài Loan, tàu Đỏ, Đại Hàn không gặp mấy bà chằng như bà này.
mk
IP IP Logged
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2010 lúc 9:34am
Vậy thì thôi, không khóc cho "HỌ" nữa.
Biết bao nhiêu thân phận đã khóc, chưa được khóc hoặc không được khóc trên cõi đời nầy.
Có bao nhiêu nước mắt để khóc cho minh và khóc cho nhau.
Mỹ Kiều nói có vẻ đúng.
bx
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2011 lúc 5:10pm
 

CHỈ MỘT TỜ QUẢNG CÁO… VẬY THÔI !!

Untitled                   Một tờ quảng cáo. Nó được dán tại góc đường giữa thành phố Đài Bắc - Đài Loan. Với những ai không hiểu tiếng Trung hoặc không đọc được chữ Phồn Thể, có thể dễ dàng lướt qua không thấy gì đáng nói vì nghĩ chắc cũng chỉ là một tờ quảng cáo bình thường la liệt kiểu như "khoan cắt bê tông", "hút hầm cầu"... dán nhan nhản, la liệt khắp trụ điện, tường phố ngõ ngách ở Hà Nội mình.

          Trước hết, mời các bạn đọc bản dịch:

tam%20bien%20quang%20cao  GIỚI THIỆU CÔ DÂU VIỆT NAM
          Trong vòng 3 tháng đảm bảo cưới được về nhà
(thời gian đi về hoàn thành trong 6 ngày)
          Chỉ cần 20 vạn Đài tệ
          4 đảm bảo lớn:
          Một: đảm bảo là trinh nữ
          Hai: trong vòng 3 tháng cưới về nhà
          Ba: không phải trả thêm chi phí nào
          Bốn: trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới
          Điện thoại liên hệ

          (20 vạn Đài tệ tương đương khoảng 130 triệu VNĐ).

        

Bạn là một người Việt Nam, bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những tờ quảng cáo này được dán ở những đoạn đường đông người ở Đài Loan? Tất nhiên, tấm hình này đã được truyền tải trên mạng một thời gian rồi và cũng đã gây ra một làn sóng nhỏ trên cộng đồng mạng Trung Quốc và Đài Loan, nhưng hôm nay tôi muốn nhắc đến tờ quảng cáo này với góc độ của một người Việt Nam nhìn nhận.

Chuyện chú rể Đài Loan sang Việt Nam tìm vợ có lẽ nó đã thành một chuyện “thường ngày” mặc dù ở một góc độ nào đó việc này đã vi phạm luật pháp Việt Nam và những kẻ thực hiện hành vi này được chúng ta gọi với cái tên thân mật “lũ buôn người”..

Nhìn từ góc độ của người Việt, cá nhân tôi cảm giác chua xót, người bạn send cho tôi tấm hình này còn cười và nói với tôi “xem ra cô dâu Việt Nam có giá phết nhỉ…” Có ai biết đâu, gia đình và cô dâu chỉ nhận được số tiền tương đương 1/6 số tiền mà những kẻ buôn người này nhận được. Và số phận những cô dâu này có lẽ không cần nói thì các bạn đều biết.. đa phần là bi thảm!

4 lời đảm bảo của kẻ buôn người, ngoại trừ điều số 3 là hoàn toàn bình thường, 3 điều còn lại thực sự khiến chúng ta cảm giác uất hận. Cô dâu Việt Nam bị coi như những món hàng thậm chí còn có "tem” và thời hạn bảo hành… Chẳng biết bạn có buồn cười không chứ bản thân tôi khi đọc đến điều đảm bảo thứ 4 “Trong vòng 1 năm nếu cô dâu trốn sẽ được đền bù 1 cô dâu mới” một cảm giác uất ức trào lên mà chẳng nói được gì, có trách chỉ trách những cô gái trẻ ôm giấc mộng “một bước lên tiên” hy vọng một cuộc sống “no ấm, đầy đủ”… mà bán rẻ cả cuộc đời mình..

Giá như tôi được một lần ngồi trước mặt những cô gái đó, tôi sẽ nói cho họ biết đằng sau những lời giới thiệu ngọt ngào đường mật mà kẻ buôn người rót vào tai họ và gia đình họ là những gì đang chờ đợi họ. Một cuộc sống lam lũ, khổ cực còn hơn đầy tớ. Một kẻ nô lệ tình dục mà những “chú rể Đài Loan” có thể trao tay nhau thay đổi. Một số phận được cho ăn để sống chỉ với mục đích làm việc và “truyên tông tiếp đại”.. Vậy thì điều gì đã khiến họ nhắm mắt dấn thân vào địa ngục đó?

Phải chăng họ đều là những kẻ lười nhác, ham vọng một cuộc sống hưởng thụ không thông qua nỗ lực lao động, hay là những cô gái ngây thơ bị đầu độc bởi một thế hệ phim truyền hình mà trong đó những chú rể Đài Loan / Hàn Quốc giàu có, đẹp trai và chung thủy? Điều này tôi cũng chẳng hiểu.. nhưng ngay cả 1 người đần độn nhất cũng hiểu rằng “Nếu những kẻ đó có đủ điều kiện để đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc cho vợ… thì họ đã không phải là những kẻ đi đến xứ người để MUA VỢ”..

Tiếp tục tìm kiếm trên mạng, tôi tìm ra được “Hội những người cưới vợ Việt Nam”,“Hội giới thiệu cô dâu Việt Nam”, thậm chí tại địa chỉ http://vncn.uueasy.com/index-htm-m-area.html còn có hẳn một Site và 1 Forum bàn + hướng dẫn việc qua Việt Nam lấy vợ… Xem một hồi chỉ biết ngửa mặt lên mà than “Ôi ! Phong hóa suy đồi…”

 

 

Xin xem chi tiet theo link nay:

http://cafe1minh.com/2010/12/chi-mot-to-quang-cao-vay-thoi.html

 

(Nguồn : DĐ VDH-DL )
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2011 lúc 1:01am
 

Chuyện người phụ nữ Việt Nam lấy chồng [nước ngoài] hay bán thân ?

Tran Viet 
January 10, 2011


Nhân đọc những bài viết đau lòng về những chuyện phụ nữ Việt Nam đi làm dâu Đài Loan, Đại Hàn hoặc Trung quốc, v.v. tôi đã không tránh khỏi ưu tư, tự hỏi tại sao, và phải làm sao? đây cũng là tâm trạng chung của những người còn ít nhiều quan tâm, khắc khoải đến số phận đồng bào còn ở lại Việt Nam, nói riêng là phụ nữ, con em của ho. Đặt câu hỏi là chuyện dễ, trả lời mới là điều khó và phức tạp, ai cũng nhận biết điều này.       

Hiện nay, có nhiều tổ chức từ thiện tại hải ngoại, nhiều nhóm người, nhiều cá nhân đầy tình người, tình đồng bào máu chảy ruột mềm, họ đã không màng khó khăn, tốn kém tiền bạc, đã hy sinh dấn thân đến các nơi như Đài Loan, Đại Hàn, Kampuchea và Thái Lan, v. để tìm cách cứu giúp các nạn nhân người Việt trong tình trạng khổ ải trầm luân ấy. Song song với những tin buồn thương tâm hàng ngày về loại này, cũng có nhiều tin vui về những thành quả giải thoát, cứu giúp những nạn nhân, đem họ về lại làng quê và gia đình của họ.       

Trên lập trường nhân đạo, những vị hảo tâm thần thánh ấy quả là các thiên thần đến từ trời để cứu nhân độ thế. Lòng bồ tát ấy quả là bao la như biển cả, không bảng vàng nào ghi công ơn cho xiết. Trên phương diện xã hội, thì những nghĩa cử trong muôn một ấy đã giảm được bao nhiêu khổ đau cho con em chúng ta. Các tài liệu báo cáo cho biết những vụ việc ấy xẩy ra càng ngày càng nhiều, nạn nhân của hôn ước mua bán kiểu ấy càng ngày càng tăng. Có nghĩa là, những phụ nữ Việt Nam, phần nhiều là từ thôn quê, thiếu học, thiếu hiểu biết, nghèo khó, vẫn tiếp tục lao vào cảnh ngộ bất hạnh ấy. Phải chăng, bên cạnh những tâm hồn bác ái và quả cảm ấy, còn thiếu những trí tuệ có giải pháp ngăn ngừa, vì ngừa bệnh cũng quan trọng không kém gi chữa bệnh, nếu không muốn nói rằng ngừa bệnh hơn chữa bệnh. Vậy chúng ta đang mong đợi những gi?      

Trên các chiến tuyến nhân quyền, nhân bản và dân chủ, ngày một nhiều thắng lợi, ào ạt như sóng thần, hàng hàng lớp lớp các chiến sĩ từ mọi tuổi, mọi tầng lớp, trong cũng như ngoài nước, hăng say, dũng cảm xung trận, gây nhiều xính vính cho bạo quyền hại nước hại dân, đang cố đấm ăn xôi, trên đà tụt dốc chờ ngày tàn của chúng. Kể ra những lợi khí như truyền thông internet, vận động trong giới chính quyền , quốc hội các quốc gia sở tại, các thế lực quốc tế, v. còn nhiều nữa, các chiến hữu ngoại quốc cùng chung lý tưởng nhân đạo với chúng ta, họ đã, đang và sẽ là những mũi nhọn xoáy vào kẻ thù chung của nhân loại.      

Bước vào thềm năm mới dương lịch, năm 2011 mà nhân loại đang hướng về niềm hy vọng, phục hưng kinh tế, củng cố hoà bình chung, chúng ta không có đủ khả năng đội đá vá trời, nhưng người người nhất loạt, hãy đốt lên một ngọn đuốc đi tìm những ngôi sao trong khối quần chúng người Việt trong và ngoài nước, chắc chắn phải có những anh hùng đảm lược, có tâm hồn, có lý tưởng, lớp người này chính là ngòi nổ dấy lên một chiến dịch “Giáo Dục Công Dân” trong nước, thức tỉnh các bậc cha mẹ chỉ biết tham tiền bán con, dạy cho các con em biết đâu là vinh là nhục, biết lấy sức cần lao làm lẽ sống, cảnh giác cho họ trước các cạm bẫy ma quỷ. Ngày nào người phụ nữ Việt, con em của chúng ta không còn tham tiền hơn trinh tiết, biết nhục với kiếp “nằm ngửa ăn tiền”, tìm ảo vọng “một bước nên giầu có vinh hoa”…  cha mẹ chúng biết xấu hổ khi bán con vào các động để thu lợi ích cho riêng mình, thì bấy giờ, mới nên nói đến viêc tranh đấu khác.  Nếu làm được như vậy, thì công trình này phải được đưa lên hàng quốc sách cao quý, thiết nghĩ, còn hơn cả những chiến công về Nhân Quyền, Dân Chủ Hoá nước nhà. Nhân quyền làm được gì, khi con em dân Việt vẫn đua nhau sa vào nạn nô lệ tình dục? Dân chủ hóa làm được gì, khi con buôn ma cô vẫn hoành hành trong xã hội Việt Nam như chốn không người? Đành rằng, vì bạo quyền cộng sản là nguyên nhân của nghèo đói và bất hạnh cho toàn dân ta, nhưng bản năng sinh tồn quật cường của dân ta phải được chỉ đạo và giáo hóa của giới phụ huynh thì đâu đến nỗi thê thảm như ngày nay? Với niềm hy vọng khả thi này, chúng ta sẽ nhất loạt thêm một bàn tay, đốt đuốc đi tìm những nhân tố có bản lãnh, dám dấn thân để mở  Chiến Dch Giáo Dc Công Dân  cứu người khổ đau tại quê nhà. Tổ tiên ta đã dạy giấy rách, giữ lấy lề”     


Trần Việt
Cali 1/1/2011

 


 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Jan/2011 lúc 1:04am
mk
IP IP Logged
giodocgocong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Jan/2011
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 132
Quote giodocgocong Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2011 lúc 8:07am
KIỀU PHẢI SỐNG
 
Tác Giả: Bồ Đào Công Tử   
Chúa Nhật, 09 Tháng 1 Năm 2011 12:02

Nguyễn Du là một đại văn hào của đất nước, và tác phẩm Kiều là một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam đã liên tục nhiều thế kỷ lọt vào top ten những tiểu thuyết được yêu thích nhất trong tuần của MTV.

 

Trong tuần qua, Bồ Đào tôi nhận được bài luận văn của một học sinh tại một trường trung học ở Việt Nam do huynh trưởng Paul Tuân sao lục từ Internet và gửi qua điện thư. Đậy là bài “kiểm tra kiến thức văn học” cuối năm với đề tài "Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế, em hãy phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều và liên hệ với hoàn cảnh hiện đại". Trong điện thư, huynh trưởng cũng hỏi Bồ Đào tôi cho em học sinh này bao nhiêu điểm. Có vẻ như huynh truởng rất “ấn tượng” với kiến thức và lập luận của em học sinh.

Bài kiểm tra của em học sinh mang tựa đề “Kiều Phải Sống!” và có nguyên văn như sau:

 "Nguyễn Du là một đại văn hào của đất nước, và tác phẩm Kiều là một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam đã liên tục nhiều thế kỷ lọt vào top ten những tiểu thuyết được yêu thích nhất trong tuần của MTV. Chỉ tính riêng trong tháng mười một, nhân vật Kiều cũng như Sở Khanh đã được lên trang bìa và trang giữa của nhiều báo với số lượng hơn hẳn các diễn viên Hàn Quốc trong phim “Anh em nhà bác sỹ.” Hằng ngày hiện nay Kim Trong, Mã Giám Sinh, Từ Hải và Thúy Vân... đều dành hết thời gian trả lời thư ái mộ của bạn đọc mà cũng không đủ. Riêng các áo in hình Vương ông và Hoạn thư trong dịp Noel vừa qua đã bán được với số lượng kỷ lục với giá rất nhiều dollars, có khuyến mãi cho người mua số lượng lớn.

Bản thân em rất quý mến Kiều vì cô ấy dễ thương, sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống gặp nhiều éo le, trắc trở, nhưng Kiều vẫn phấn đấu vươn lên. Chỉ tiếc khi Kiều bán mình chuộc cha không chịu coi kỹ giá cả, đúng vào lúc thị trường nhiều biến động nên bị lừa đảo, tư thương ép giá quá trời.

Riêng về vấn đề Kiều nhảy xuống sông tìm đường tự vẫn thì đó là một hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ và cũng chứng tỏ thời kỳ này còn lạc hậu về kỹ thuật, không có nhiều phương án để chọn như chọn số điện thoại di động trong đợt giảm giá vừa qua. Với kinh nghiệm thực tế của em, vào lúc này nếu có xảy ra chuyện gì thì Kiều vẫn phải sống bởi các lý do chủ quan và khách quan như sau:

1- Nhảy xuống sông thì hiện nay nước ngập, lòng đường hoặc vỉa hè sau cơn mưa cũng có thể thành sông, nhưng độ sâu rất thất thường, Kiều mà không biết chỗ (mà làm gì có ai biết) nhảy bừa vào chỗ cạn thì có thể sứt trán hoặc trầy đầu gối chứ chết đuối là rất khó khăn.

2- Tất nhiên là Kiều có thể nhảy lầu. Nhưng hiện nay dưới các lầu đều có dây điện thoại hoặc dây phơi quần áo chằng chịt. Kiều gieo mình xuống mắc vào những sợi dây này sẽ bị phơi nắng, dẫn tới việc phải mua kem dưỡng da chứ không thể chết được. Đã có trường hợp nhảy lầu mười ngày sau mới tới đất.

3- Sau đó Kiều có thể chọn cách lao vào ô tô đang chạy. Cách này có lợi là có thể bẹp dí như bánh tráng trong thời hạn rất nhanh, không sợ bị cứu chữa ngoài ý muốn, và hình như Kiều đã áp dụng thí điểm ở một số ngã tư. Nhưng ôi chao, Kiều cứ thử chỗ nào thì chỗ ấy lại kẹt xe cả ngày trời.

4- Có cách tự vẫn hiện đại nhất là cho điện giật, nhưng Kiều bị lừa đảo đúng vào mùa khô, mực nước sông đều cạn kiệt ngoài dự đoán của Sở Điện lực nên Kiều cứ dùng dây điện châm vào người mấy lần mà điện vẫn bị cúp hoặc tệ hơn nữa, điện yếu khiến Kiều bị giật tê tê chứ toàn thân vẫn nguyên vẹn "rõ ràng trong ngọc trắng ngà".

5- Cuối cùng, Kiều áp dụng phương pháp phổ biến và rẻ tiền nhất là uống thuốc trừ sâu. Nhưng số Kiều quả là lận đận, nàng đã cẩn thận uống đến mười chai mà vẫn phây phây tăng trọng lượng. Về sau mới biết đó là loại thuốc trừ sâu dởm pha bằng nước đường.

Kết luận là trong bất kỳ hoàn cảnh nào em thấy Kiều cũng cần phải sống. Sống để nhìn thẳng vào sự thật, để lạc quan yêu đời và để xem cho hết các bộ phim nhiều tập rất hay đang được chiếu trên tivi. Kiều cũng cần bắt chước Củng Lợi, phải sống, phải sống và phải sống!"

***

 

Sau đây là điện thư Bồ Đào tôi trả lời huynh trưởng Paul Tuân:

Paul Tuân huynh đài nhã giám,

Nếu là thầy giáo em này, tôi nhất định phải cho em 100 điểm cộng thêm năm điểm thưởng (bonus) nữa. Em đã sử dụng chủ nghĩa duy vật Mác Lê như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ Truyện Kiều, rồi phân tích đề tài một cách logic, có hệ thống và biện chứng:

Rằng: Hay thì thật là hay,

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

Tuy nhiên, theo đệ, em học sinh đã quên đề cập đến một biến cố trọng đại trong đời Kiều. Ấy là chuyện nàng từng bị bán sang Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, rồi Hàn Quốc; tiếng là làm vợ ngoại nhân nhưng trong thực tế, chỉ là nô lệ tình dục. Chuyện này đã được cụ Nguyễn Du ghi rõ trong tác phẩm:

Thoắt buôn về thoắt bán đi,

Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi!

Tại những nơi này, chốc chốc nàng lại phải cắn răng mà chịu đựng:

Một cơn mưa gió nặng nề,

Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.

Là nô lệ tình dục, Kiều phải làm việc nhiều lắm, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ”. Nói nôm na là nàng bị chúng xoay, chúng vần đến nơi đến chốn:

Hồng quân với khách hồng quần,

Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.

Đau đớn, khổ não, và tủi nhục quá, đã vài lần Kiều đi trốn nhưng đều bị bắt lại. Mỗi lần như vậy, chúng đánh nàng thừa sống thiếu chết.

Có khi chúng dùng tay chân mà đấm đá:

Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra,

Đang tay vùi liễu, dập hoa tơi bời.

Có khi chúng lấy gậy mà quật:

Trúc côn ra sức đập vào,

Thịt nào chẳng nát gan nào chẳng kinh.

Tuy nhiên, may mắn thay, Kiều không đến nỗi bị tử vong như cô dâu Trần Thị Thu An, quê ở Cần Thơ, bị chồng Hàn Quốc đánh chết tại Daegu, gần thủ đô Hán Thành, ngày 25 tháng 4 năm 2007 vừa qua.

Khi thương tich chưa lành hẳn, Kiều lại bị chúng xoay, chúng vần. Chẳng bao lâu, nàng bị nhiễm bệnh SIDA, tức bệnh AIDS, coi như hết thuốc chữa:

Bấy chầy gió táp mưa sa,

Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn.

Còn chi là cái hồng nhan,

Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?

Đến lúc ấy, chúng mới buông tha cho Kiều. Không một đồng dính túi, nàng phải làm “ô sin” cả năm trời tại xứ người để lấy tiền mua vé tầu bay trở về quê quán. Cụ Nguyễn Du đã thuật lại hoàn cảnh “ô sin” của Kiều qua những câu như “ra vào theo lũ thanh y, dãi dầu tóc rối da chì quản bao” và “sớm khuya khăn mặt lược đầu, phận con hầu giữ con hầu dám sai.”

Khi về đến quê nhà, vì không có hộ khẩu, Kiều bị các quan chức địa phương hạch sách để vòi tiền. Điều này cũng được cụ Nguyễn Du ghi rõ trong truyện:

Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Ôi thôi, đến nỗi này thi sống làm chi nữa, tự tử quách cho xong một đời, Kiều đã nhủ với lòng như thế:

Thôi thì một thác cho rồi,

Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông!

Viết đến đây, em học sinh mới nên kể đến chuyện Kiều nghĩ cách tự tử sao cho hiệu quả như đã trình bầy trong bài luận kiểm tra “Kiều Phải Sống” đăng ở trên. Tự tử mãi mà không chết vì đảng đã bố trí sẵn hồ cạn trên đường phố, dây điện chằng chịt ngang trời, xe cộ kẹt suốt ngày, điện lực thì bữa đực bữa cái, còn thuốc trừ sâu thì mười lọ đến chín rưỡi là thuốc rởm.

Cuối cùng, sau khi khẳng định Kiều cần phải sống, phải sống, và phải sống, em học sinh có thể chấm dứt bài bằng hai câu dưới đây để nội dung bài thêm phần “ấn tượng”:

Số còn nặng nghiệp má đào,

Người dù muốn quyết... Đảng nào đã cho!!!

Khi đọc hai câu trên, ắt hẳn các cụ tự nhận thông thạo Truyện Kiều sẽ nhăn mặt mà rằng “nói bậy, nguyên văn câu này là ‘người dù muốn quyết Trời nào đã cho’ chứ làm gì có Đảng vào đây.” Các cụ nói thế là chỉ biết một chứ không biết hai. Kể từ ngày xô cả nuớc tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, các bậc đỉnh cao trí tuệ đã dõng dạc tuyên bố:

Lão Trời hãy xích một bên,

Đảng nay nhất trí đứng lên làm Trời!

Vì thế, tại Việt Nam hiện nay, người dân phải hiểu Đảng Là Trời và Trời là Đảng mới gọi là giác ngộ Mác-Lê chủ nghĩa. Cụ Nguyễn Du có sống lại cũng phải sửa thơ như trên mà thôi.

Ôi, phải chi em học sinh, tác giả bài kiểm tra, viết rõ ràng về đời Kiều như thế! Dù vậy, thưa Paul Tuân huynh truởng, đệ vẫn nhất quyết cho em 105 điểm. Hiểu tâm lý Kiều như đã viết trong bài, mấy ai bằng được em.

Và hiểu Kiều như thế, nhất định em phải là phụ nữ. Phải chăng em đã mơ hồ thấy mình đang bước vào con đường định mệnh của Kiều thuở truớc, như hàng trăm ngàn chị em hiện sống ở Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, và Hàn Quốc:

Âu đành quả kiếp nhân duyên,

Cũng người một hội một thuyền đâu xa!

và:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Cuối cùng, hiểu Kiều đến thế thì chắc chắn em học sinh ấy phải đẹp như Kiều.

Paul Tuân huynh truởng ơi, đệ nhất quyết rồi đấy. Đệ mong huynh cho đệ “giật nóng” tạm vài cây (vàng) để về Việt Nam nhờ mai mối nạp sính lễ hỏi cưới em tác giả bài kiểm tra. Gớm, chắc huynh đang cau mày mà mắng đệ rằng nó còn là học sinh, dính vào vị thành niên thì chỉ có tù mọt gông. Huynh nói thế là huynh còn ngây thơ lắm. Sống trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tiền mua tiên cũng được, huống hồ là mua mấy em gái nhỏ. Chẳng tin huynh cứ hỏi các quan chức lãnh đạo nhà nước là biết liền. Quan nào mà chẳng có ít ra là một em hộ lý. Lắm quan lại có thói quen cứ gặp hên thì mua (trinh) các em để ăn mừng, còn gặp xui thì cũng mua (trinh) các em để xả.

Chắc huynh trưởng còn nhớ, khi thuật chuyện người ta mua đứt Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết: “cò kè bớt một thêm hai, giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.” Ấy là cụ nói khoác để giữ thể diện dân tộc. Thật ra, giá Kiều thời xã hội chủ nghĩa chỉ vài cây là cùng. Rẻ lắm huynh ạ!

Vậng, đệ nhất quyết rồi đấy:

Định ngày nạp thái vu quy

Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong!

It ra là về với đệ, đời em vị thành niên ấy còn may mắn hơn Kiều rất nhiều. Đệ vốn bản chất tao nhã, có mua em cũng chỉ để cùng em vui thú cầm kỳ thi tửu: “khi gió gác khi trăng sân, bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ, khi hương sớm khi trà trưa, bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn”, chứ chẳng thuộc hạng dâm ô và thô lỗ như những đứa Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, Hàn Quốc chuyên sang nuớc ta lùng mua phụ nữ (còn trinh) đâu.

Bán mình cho lũ ngoại nhân ấy không những chỉ khổ đến thân mà còn nhục quốc thể lắm huynh ạ. Chẳng hiểu tại sao đảng ta đỉnh cao trí tuệ như thế mà lại khuyến khích trò này? Ngay cả đại vương Nguyễn Minh Triết, khi sang bệ kiến hoàng đế Bút vào tháng 6 năm nay, đã công khai dụ dỗ các doanh gia xứ Cờ Hoa rằng con gái Việt Nam đẹp lắm, hấp dẫn lắm (mại vô, mại vô!!!).

Có dư luận cho rằng những phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan, Tân Gia Ba, Trung Quốc, và Hàn Quốc đều là những người vô sản chuyên chính, thành phần cốt cán của xã hội chủ nghĩa, nên được Đảng và nhà nước bố trí cho kết hôn với ngoại nhân. Khi theo chồng về nước, những cốt cán này sẽ bắt rễ, xâu chuỗi giới vô sản ở xứ người để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng tiến lên thế giới đại đồng mà đảng ta sẽ phát động trong tương lai. Ôi, chẳng biết đâu mà lần!

Paul Tuân huynh ơi, huynh mà không cho đệ giật nóng vài cây là có khi chúng ta sẽ phải ân hận “xót nàng chút phận thuyền quyên, cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn” đấy. Vì an nguy của đời nàng và vì sĩ diện của dân tộc, xin huynh đồng ý, nhé huynh!!!



Chỉnh sửa lại bởi giodocgocong - 12/Jan/2011 lúc 8:10am
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.