Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng
    Gởi ngày: 30/May/2011 lúc 12:41am
 
 
Bình Dương sắp có ‘China Town’
BÌNH DƯƠNG (NLÐ) - Không nói chừng nào sẽ hoàn thành nhưng công trình xây dựng một ‘China Town’ đầu tiên của Việt Nam đã được khởi công sáng 22 tháng 5 tại tỉnh Bình Dương.



Phác thảo thiết kế Chinatown tại tỉnh Bình Dương. (Hình: tài liệu của Becamex)


Báo Người Lao Ðộng cho biết công trình này là một trung tâm thương mại có tên Ðông Ðô được xây dựng tại thành phố Bình Dương trên một diện tích hơn 8,000 m2, cao 3 tầng, “mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa”.

Cũng theo báo Người Lao Ðộng, Trung Tâm Thương Mại Ðông Ðô là trung tâm điểm của dự án “Ðông Ðô Ðại Phố” - khu thương mại đầu tiên dành cho người Hoa tại Bình Dương, rộng 26 ha với tổng vốn đầu tư lên hơn 6,000 tỉ đồng, tương đương 300 triệu đô la Mỹ.

Mặc dù chưa xác định chừng nào thì công trình xây dựng hoàn thành nhưng nguồn tin này nói trước rằng Ðông Ðô Ðại Phố sẽ là “khu thương mại phồn thịnh và sung túc nhất của thành phố Bình Dương và là cầu nối thương mại giữa tỉnh Bình Dương và thế giới”.

Lâu nay, Chợ Lớn được coi là vùng đất qui tụ đông đảo người Việt gốc Hoa đến sinh sống, làm ăn từ trước năm 1975. Sau cuộc chiến tranh giữa Trung Cọng và Việt Nam hồi năm 1979 tạo ra một thảm cảnh “nạn kiều - bài Hoa” và các chiến dịch “bài trừ tư sản mại bản” của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã đẩy hàng vạn người Hoa cùng với người Việt ào ạt xuống tàu vượt biên.

Gần đây, người Hoa từ Trung Cọng tràn xuống Việt Nam làm ăn sinh sống ngày một đông dần. Người ta ước tính tại tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 120,000 “người Hoa mới” đến làm ăn sinh sống, đông nhất là vùng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một, Tân Uyên...


Người Việt Online, Monday, May 23, 2011 116 PM

_______________________________

[Ghi chú của hqvnch-btl]: Trang báo điện tử của tỉnh Bình Dương (quê hương của Nguyễn Minh Triết) là website duy nhứt có cả ấn bản bằng tiếng Tàu!
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Mar/2012 lúc 10:13pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/May/2011 lúc 12:45am
 
 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110526_viet_chinatown.shtml
tin BBC


 MỘT TIN ĐAU BUỒN.
 
CHÚNG  ĐÃ CÓ CHINA TOWN Ở LẠNG SƠN, BÂY GIỜ ĐẾN BÌNH DƯƠNG.
 
RỒI ĐÂY SẼ CÓ CHINA TOWN Ở CẦN THƠ GỌI LÀ "TÂY ĐÔ ĐẠI PHỐ", ĐÀ NẲNG, MỸ THO, ĐÀ LẠT, VŨNG TÀU, PHÚ QUỐC V.V..CŨNG SẼ CÓ CHINA TOWN.
 
COI NHU HO ĐÃ CHIẾM XONG CAO NGUYÊN TRUNG PHẤN. 
 
16 TỈNH CHO TÀU THUÊ RỪNG,
 
400 TRIỆU NGƯỜI TÀU KHÔNG THỂ LẤY VỢ TRÊN QUÊ HƯƠNG 
NEN DI DÂN VÀO VN MUA ĐẤT LẬP "LÀNG NGƯỜI TÀU". 
THAY VÌ SANG ĐÀI LOAN, ĐẠI HÀN, TRUNG CỘNG LÀM DÂU,
  LÀM DÂU CHO TÀU TẠI ĐẤT NƯỚC MÌNH VẪN TIỆN HƠN!!!
 
CHẲNG MẤY LÚC MÀ ĐẤT NƯỚC CỦA CHÚNG TA BIẾN THÀNH TẤM DA BEO. 
 
NGƯỜI TÀU Ở BÌNH DUƠNG LÀ TÀU DI DÂN TỪ  NUOC TÀU.  NHUNG  NGƯỜI NÀY NHẬP VÀO VIỆT NAM NHƯ ĐI TRÊN ĐẤT TÀU, KHÔNG CẦN VISA.  
 
TRUNG CỘNG DÙNG CHÁNH SÁCH VẾT DẦU LOANG ĐỂ CHIẾM VIỆT NAM KHÔNG CẤN NỔ SÚNG,
VÀ CÁC QUÔC GIA TÂY PHƯƠNG KHÔNG THỂ CAN THIỆP.

LCT
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/May/2011 lúc 1:12am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 4:20pm

 

Thứ ba, 31/5/2011, 09:03 GMT+7
 

Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh

Bất chấp tàu Bình Minh 02 kéo còi cảnh báo nguy hiểm, tàu hải giám Trung Quốc không trả lời, áp sát cắt cáp thăm dò địa chấn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Hình ảnh do thủy thủ tàu Bình Minh 02 ghi lại sáng 26/5.
> Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công Bình Minh 02/

Clip tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh 02

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cử tới khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung Việt Nam.

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011.

Theo Petrotim

 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/May/2011 lúc 4:21pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 4:33pm
 
 
Thứ ba, 31/5/2011, 15:22 GMT+7
 

Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam

Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm.
>Mức độ gây hấn của TQ tăng lên

Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 26/5.

Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…

Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.

Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.

Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.

Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.

Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.

Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.

Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.

Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.

Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.

Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.

Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.

Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.

(Theo Pháp luật TP HCM)

 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 4:38pm
 
Thứ ba, 31/5/2011, 09:47 GMT+7
 

Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế

Tàu%20hải%20giám%20của%20Trung%20Quốc%20nhìn%20từ%20tàu%20Bình%20Minh%2002.%20Ảnh%20chụp%20màn%20hình.
Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình.

Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.
> Cận cảnh tàu TQ uy hiếp tàu Bình Minh
>Mức độ gây hấn của TQ tăng lên

Trên đây là nhận xét của Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, trong cuộc trao đổi với VnExpress.

- Từ góc độ luật pháp quốc tế, ông đánh giá thế nào về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam ngày 26/5?

- Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hành vi này của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông. Tại biển Đông, tồn tại nhiều tranh chấp khác nhau, nổi bật lên trong đó là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vụ Bình Minh 02 không liên quan đến vùng tranh chấp chủ quyền mà xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về quyền chủ quyền của Việt Nam ở địa điểm xảy ra sự việc?

- Công ước Luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (Đọc thêm về các khái niệm này).

Theo thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc bao vây, uy hiếp và cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước.

Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió… Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Các%20vùng%20nước%20liên%20quan%20đến%20một%20quốc%20gia%20ven%20biển.%20Đồ%20họa:%20wikipedia.
Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.

Công ước quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.

Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.

Như vậy, theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.

- Vậy chiếu theo Công ước, các sai phạm của Trung Quốc là gì?

- Là thành viên của Công ước, có nghĩa là Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển như Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ các quy định đó, có hành vi uy hiếp đe dọa đối với tàu Bình Minh 02.

Thêm nữa, theo điều 279 Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trong biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng ASEAN ký kết năm 2002. Theo đó, DOC quy định các bên phải tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.

- Theo ông, chiến lược mà chúng ta nên theo đuổi trong việc giải quyết vụ việc này?

- Để chấm dứt các hành động tương tự Việt Nam cần phải quyết liệt phản đối, đồng thời kêu gọi dư luận thế giới phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết thực hiện trong DOC.

Việc giải quyết các tranh chấp kiểu như vậy, theo các biện pháp mà Hiến chương đã liệt kê tại điều 33, thì với hành vi vi phạm đó của Trung Quốc, Việt Nam có thể nhờ sự giải quyết của các Tòa án quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cụ thể, vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phân xử vì Tòa án này có thẩm quyền rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó để giải quyết.

- Trên thế giới đã có vụ việc nào tương tự tòa án quốc tế từng giải quyết?

- Các Tòa án quốc tế đều đã giải quyết nhiều vụ án liên quan. Có thể kể đến như Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã giải quyết rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, như vụ đền Preah Vihear giữa Camphuchia và Thái Lan năm 1962. Năm 2008 Tòa này có ra phán quyết cho việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore.

Tòa án quốc tế về Luật biển cũng đã phân xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến luật biển, gần đây Tòa này cũng đang nhận đơn nhờ phân định biên giới biển giữa Myanmar và Bangladesh trên vịnh Bengal…

Còn các Tòa trọng tài cũng đã xét xử rất nhiều vụ. Tuy nhiên, cũng chưa có vụ án nào hoàn toàn giống như sự kiện Bình Minh 02 vừa rồi.

- Trong Đối thoại an ninh châu Á Shangri-la sắp tới (3-5/6) có phần thảo luận về an ninh trên biển. Ông dự đoán như thế nào về vụ việc 26/5 được đưa ra mổ xẻ dưới góc độ an ninh hàng hải quốc tế?

- Việc đưa ra sự kiện này ra Đối thoại, theo tôi là hết sức cần thiết để thông qua đối thoại, các bên có tiếng nói chung hơn, từ đó có thể giảm thiểu được những căng thẳng trong khu vực, tránh các xung đột quân sự.

Đối thoại an ninh châu Á lần này chắc chắn thu hút sự chú ý của cả thế giới, bởi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.

Tuy nhiên, việc có đưa được sự kiện này ra Đối thoại lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Các cường quốc chính trị sẽ có thể dùng nhiều biện pháp để ngăn cản việc đưa vụ việc này nếu cảm thấy bất lợi cho họ. Vì thế để đưa ra vấn đề nhằm làm giảm các tranh chấp tương tự, các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

Thanh Mai

 
 
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 4:47pm
 
Thứ hai, 30/5/2011, 17:09 GMT+7
 

'Cần áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ chủ quyền'

Không chỉ bày tỏ phẫn nộ việc 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều độc giả gửi tới VnExpress những trăn trở, đề xuất biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
> 'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'

Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Chép lại bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng" của Chế Lan Viên, độc giả Lê Văn Sơn chia sẻ anh cảm nhận được niềm tự hào chính đáng của dân tộc trong lịch sử chống thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, hôm nay đọc tin Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, anh cảm thấy nhức nhối vì "lại thấy những hình ảnh của kẻ mạnh ngang ngược ngạo mạn".

Theo độc giả Trần Đình Quang, không ít lần Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá của Việt Nam và bây giờ là hành động trắng trợn xâm phạm chủ quyền, phá hoại tài sản của đất nước. "Trung Quốc cần chấm dứt ngay những hành động trên, công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tránh làm căng thẳng thêm tình hình", anh Quang viết.

Độc giả Hồng Liên cho rằng việc làm sai trái này của Trung Quốc thể hiện sự thiếu hiểu biết. "Sang nhà hàng xóm chơi còn phải chào hỏi, báo trước, muốn lấy cái gì phải hỏi, phải xin phép chủ nhà đồng ý mới được lấy. Còn kiểu mò mẫm tự ý coi mọi thứ của người khác là của mình thì gọi là kẻ gian, không thể chấp nhận", độc giả này bày tỏ.

truong%20sa
Hải quân tuần tra trên đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Lên án hành động của phía Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại xu thế hòa bình và cam kết về ứng xử biển Đông, độc giả Phạm Trung Hiếu đề xuất, Việt Nam cần yêu cầu Trung Quốc có lời giải thích rõ ràng cho những hành động vừa qua. Bạn Lê Thanh Hải đề nghị đưa vụ việc lên bàn nghị sự thế giới để các nước thấy rõ việc làm sai trái của Trung Quốc. Độc giả Y Phong cho rằng có thể đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, kiên quyết không khoan nhượng cho những hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc không ngừng nuôi ý định biến biển Đông thành "ao nhà", theo đoc giả Lê Anh Tuấn nếu chỉ đối thoại thì khó có thể khiến họ từ bỏ âm mưu. "Từ ngàn đời nay chúng ta chỉ có hòa bình thực sự khi có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh. Vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của ta một mặt cần phản đối mạnh mẽ trên các diễn đàn quốc tế, một mặt khi có đủ chứng cứ họ xâm phạm vùng tài phán của ta thì cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn, không để họ lấn dần", độc giả này viết.

"Chúng ta phải có những biện pháp mạnh hơn, hãy đề nghị Liên hợp quốc can thiệp giải quyết", đoc giả Trần Văn Dẫu đề xuất.

Cho rằng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam cần thực hiện nhiều biện pháp, độc giả Trần Văn Cường kiến nghị trước mắt, khi thực hiện công việc tại biển Đông, doanh nghiệp cũng như ngư dân Việt Nam cần có hải quân hay bộ đội biên phòng bảo vệ. Về quốc phòng, Việt Nam cần xây dựng lực lượng hải quân mạnh đủ sức đối phó với các sự cố. Về ngoại giao, Việt Nam nên tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, tích cực thương lượng tìm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua hòa bình, nhưng đồng thời cũng phải cứng rắn hơn nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

Việt Nam cần có kế hoạch trang bị hải quân mạnh hơn để bảo vệ ngư dân và kinh tế biển là đề xuất của đoc giả Nguyễn Văn Hoa. "Đất nước ta còn nghèo nhưng nếu nhà nước có chủ trương huy động kinh phí cho việc trang bị vũ khí từ nhân dân tôi xin đăng ký là người đầu tiên góp 100.000 đồng. Tôi nghĩ mỗi người Việt yêu nước ít nhất cũng nhất trí đóng góp như tôi", độc giả này bày tỏ.

Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).

Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

Xuân Hoa

 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 4:56pm
 
 
PHẢI CHĂNG VÌ MIẾNG CƠM MANH ÁO
NGƯ DÂN VIỆT NAM VẪN PHẢI ... LIỀU MẠNG !?!?!?
 
CryCryCry
 
 
 
 
 
Thứ hai, 30/5/2011, 16:37 GMT+7
 

Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, người dân quyết bám biển

Tàu Trung Quốc tiến sâu trong vùng biển của Việt Nam, đe dọa, xua đuổi thậm chí dùng vũ lực cướp tài sản của ngư dân là tình trạng được cho là "cơm bữa" đối với ngư dân Việt Nam những ngày này.
> Mức độ gây hấn đang tăng lên

 'Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'

Sáng nay, tàu PY92134 cập bến cá Đông Tác ở phường 6, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên cùng với 4 chiếc tàu bạn. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hiệp, người có 15 năm thâm niên câu cá ngừ đại dương, cho biết: "Tàu mang cờ và chữ Trung Quốc xuất hiện rất nhiều trên biển thuộc chủ quyền Việt Nam, gần như đi hướng nào cũng gặp".

Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Trí Tín

Theo thuyền trưởng Nguyễn Đình Nhã, từ sau Tết đến giờ, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển của Việt Nam. Mỗi đoàn của họ có khoảng 8-10 chiếc tàu, "mỗi chiếc to gấp ba, bốn lần tàu ngư dân Việt".

Những hành động ngăn trở, đe dọa từ tàu Trung Quốc được ngư dân cho biết là như cơm bữa trên biển Đông. Thậm chí không ít trường hợp bị thu sạch thủy sản vừa đánh bắt được ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Thuyền trưởng Trần Văn Thoa quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, cũng vừa đưa tàu về đất liền sau gần một tháng trên biển. "Đến Hoàng Sa được 2 ngày, chúng tôi trúng đậm khoảng 1 tấn cá mó nên rất mừng. Ai ngờ sáng 6/5 bắt đầu có chuyện".

Ông kể, rạng sáng ngày 6/5, một chiếc tàu sắt trọng tải lớn mang cờ Trung Quốc áp sát, thả ca nô cập tàu cá Việt Nam dùng súng uy hiếp. Hai thuyền viên Phạm Hò và Nguyễn Thành bị kéo xuống hầm thuyền để xúc cá, tôm chuyển sang tàu của họ. Sau hơn 60 phút lục soát và cướp tài sản, tàu Trung Quốc xua đuổi tàu cá anh Thoa rời Hoàng Sa.

“Trong phiên biển này, chúng tôi bắt gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, thậm chí có tốp tàu đến hành nghề cách vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chỉ khoảng 40 hải lý”, ngư dân Tiêu Viết Thạch tiếp lời.

Ông%20Nguyễn%20Thành%20Nam,%20Trưởng%20Đài%20Icom%20xã%20Bình%20Châu,%20huyện%20Bình%20Sơn,%20đang%20trao%20đổi%20qua%20điện%20đàm%20với%20thuyền%20trưởng%20các%20tàu%20đánh%20bắt%20ở%20Hoàng%20Sa.%20Ảnh:%20Trí%20Tín
Nhân viên trực tổng đài đang trao đổi qua điện đàm với thuyền trưởng các tàu đánh bắt ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín

Từ tháng 4 đến tháng 6, thời tiết trên biển sóng gió êm nên rất thuận lợi cho việc khai thác thủy sản xa bờ. Tuy nhiên năm nay Trung Quốc áp dụng luật cấm đánh bắt cá trên biển Đông, ngay cả trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tay cầm máy điện đàm, miệng liên tục trao đổi tình hình với các thuyền trưởng tàu đánh bắt trên biển Đông, ông Nguyễn Thanh Nam, Trưởng đài trực canh Icom Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết, các thuyền trưởng ở vùng biển Hoàng Sa liên tục báo về bị tàu chiến của Trung Quốc áp sát, xua đuổi, thậm chí cho lực lượng lên tàu lấy hết thiết bị, lương thực.

“Trước đây Trung Quốc thường bắt giữ tàu và ngư dân chúng tôi đưa về tạm giữ ở đảo Phú Lâm để đưa ra mức tiền chuộc. Giờ họ chuyển sang xua đuổi, tàu nào chần chừ chạy không kịp thì họ xông lên tàu cướp tài sản”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên nói qua máy điện đàm.

"Tuy nhiên, dù thế nào chúng tôi vẫn tiếp tục bám biển Hoàng Sa. Đây là ngư trường truyền thống", từ vùng biển Hoàng Sa, viên thuyền trưởng nói ngắn gọn.

Còn ngư dân Phú Yên thì bám biển bằng cách lập các đoàn tàu tự quản, cùng nhau đi đánh bắt và bảo vệ nhau. Chủ tàu Phạm Văn Dũng nói: “Mặc dù tàu chụp mực của Trung Quốc quấy phá gây khó, mình cũng chẳng chịu thua quyết bám ngư trường. Biển thuộc chủ quyền nước mình thì mình làm ăn, không có gì phải sợ họ".

Kiên quyết bám biển, song các ngư dân cũng lo ngại việc xâm nhập ngư trường bất hợp pháp của các tàu nước ngoài sẽ khiến tàu cá có công suất nhỏ của ngư dân bị chèn ép. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hiệp đề xuất: "Hải quân nên có mặt ở những ngư trường thuộc chủ quyền để bảo vệ ngư dân. Về phần mình chúng tôi sẽ quyết bám biển tới cùng, vì tàu nước ngoài mới là những kẻ xâm phạm bất hợp pháp”.

Đội%20tàu%20liên%20kết%20của%20ngư%20dân%20Phú%20Yên%20chuẩn%20bị%20nước%20đá,%20lương%20thực%20cho%20chuyến%20biển%20dài%20ngày.%20Ảnh:%20Thiên%20Lý
Đội tàu liên kết của ngư dân Phú Yên chuẩn bị nước đá, lương thực cho chuyến biển dài ngày. Ảnh: Thiên Lý

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn khẳng định: “Trước tình hình Trung Quốc đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, chúng tôi đề nghị ngư dân đoàn kết ra khơi đánh bắt bình thường ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Khi xảy ra điều gì trên biển, các ngư dân liên lạc ngay qua Icom để cơ quan chức năng can thiệp kịp thời”.

Đại tá Bùi Phụ Phú, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi khẳng định: “Trong những năm gần đây, lực lượng Biên phòng đã từng phát hiện, xử lý nhiều trường hợp tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải thuộc vùng biển Quảng Ngãi. Thông thường khi phát hiện có xâm phạm lãnh hải, tàu tuần tra biên phòng thường dùng loa yêu cầu rời ngay khỏi vùng biển Việt Nam, trường hợp nào ngoan cố thì chúng tôi lập biên bản xử phạt theo luật định”.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, cho biết, bộ đội biên phòng tỉnh đã báo cáo lên cấp trên về việc tàu cá, tàu hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, gây khó ngư dân Việt Nam.

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cũng củng cố lại hơn 100 tổ tàu thuyền an toàn chuyên đánh bắt xa bờ. Các tàu phải liên kết, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt trên biển. "Qua hệ thống liên lạc, bộ đội biên phòng Phú Yên thường xuyên đề nghị ngư dân cương quyết đấu tranh với tàu đánh cá nước ngoài để khẳng định chủ quyền của quốc gia”, đại tá Huyền nói.

Trên bến cảng, các tàu cá của ngư dân Việt Nam một mặt đưa thủy sản đánh bắt được lên bờ, lại vừa chuyển dầu, nước đá, lương thực xuống hầm tàu để chuẩn bị lên đường. Những lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trên nóc tàu đánh cá...

 

Theo báo cáo tháng 4 của Đồn biên phòng 328, huyện đảo Lý Sơn thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, từ năm 2006 đến nay, Trung Quốc nhiều lần tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển phía đông bắc đảo Lý Sơn, nhiều tàu cá còn xâm phạm sâu vào vùng biển Quảng Ngãi để đánh bắt hải sản. Cụ thể:

- Cuối tháng 1/2006, tàu tuần tra Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi phát hiện và vây bắt tàu Nghiêu Bình 36021 do Băng Lục Hán (sinh năm 1954, quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng cùng 2 lao động đang đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển phía đông bắc cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý. Đồn biên phòng 328 Lý Sơn đã lập biên bản vi phạm và phóng thích tàu cùng người.

- Ngày 23/5/2007, Vùng 3 Hải quân tuần tra, phát hiện bắt giữ tàu Quế Bắc Ngữ, số hiệu 10030, trên tàu có 11 thuyền viên do Đường Đình Dũng (quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng, đang khai thác hải sản trái phép tại tọa độ 15 độ 16 vĩ bắc và 109 độ 42 kinh đông. Sau đó, hải quân đã bàn giao cho biên phòng Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định phạt cảnh cáo và trục xuất ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 25/5/2007.

- Ngày 22/4/2009, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của VN, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc.

- Ngày 7/7/2009, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn lại phát hiện 4 tàu cá Trung Quốc hoạt động cách đảo Lý Sơn khoảng 20 hải lý về hướng đông nam.

- Ngày 5/5/2010, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện nhiều tốp tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trộm hải sản tại tọa độ 15 độ 30 vĩ bắc và 109 độ 40 kinh đông thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam.

- Ngày 4/3/2011, Đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc.

Trí Tín - Thiên Lý

 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/May/2011 lúc 4:57pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 5:29pm
 
 

Sự thật không chỉ 3 tàu hải giám TQ uy hiếp tàu Bình Minh 02?

29-05-2011 15:12
Sự%20thật%20không%20chỉ%203%20tàu%20hải%20giám%20TQ%20uy%20hiếp%20tàu%20Bình%20Minh%2002?
3 tàu chiến trá hình TQ đang tiến lại uy hiếp tàu Bình Minh 02
Sự kiện tàu chiến Trung Quốc trá hình tàu hải giám táo tợn tấn công uy hiếp tàu thăm dò Bình Minh 02 hôm 26/5 sâu trong lãnh hải Việt Nam vẫn vẻ như còn nhiều yếu tố chưa được công bố. Thực tế ngoài 3 tàu hải giám, Trung Quốc còn huy động thêm rất nhiều tàu chở hàng containers bao vây, chặn đường của tàu thăm dò Việt Nam. Dưới đây là hình ảnh và thêm một số chi tiết thực tế đã xảy ra.
(Đây là một nguồn thông tin quý, do độc giả phát hiện trên diễn đàn mạng cần kiểm chứng thêm).
Báo chí ở bờ chỉ biết lấy tin tức từ Thông tấn xã thôi.
Em là người trực tiếp làm việc trên tàu Bình Minh 02 đây. Em cũng là cái thằng phải khổ sở kéo cáp thả cáp trong suốt 3 ngày đây. Trong đó có một ngày đưa thằng Philipine vào bờ vì nó bị bệnh nghiêm trọng (ở Nha Trang), sau đó vừa quay ra lại thả cáp được 6 tiếng, đang quay đầu vào line thu nổ thì 3 thằng tàu Khựa nó xông xông đến cắt cáp.
Chuyện chi tiết thì hấp dẫn lắm. Em sẽ kể sau. Giờ đang ở trên tàu internet hạn chế không thể gửi ảnh và video lên được. Nhưng trước sau gì em cũng đưa lên cho anh em xem.
Đầu tiên nó xông thằng vào cáp ngay chỗ gần đuôi cáp. Nhưng em đã cho cáp xuống 15m thay vì 8m như bình thường, nó không cắt được. Ngay lập tức nó quay đầu đi thằng về tàu mẹ với tốc độ tới gần 30 knots trong khi tốc độ tàu mẹ chỉ là gần 5 knots (do đang kéo cáp). Chạy sao thoát, các tàu bảo vệ thực ra là tàu hải quân giả dạng tàu bảo vệ đi kèm tàu em, nhưng chỉ có thể phi thẳng vào nó khi nó đã đến rất gần tàu mẹ rồi. Các anh ấy nói chưa có lệnh từ Bộ chính trị, chưa dám bắn dù tức vãi c... ra rồi.Chúng nó cắt cáp ngay chỗ cách tàu 1km. Chứ không phải 3km như báo nói. Sau đó bọn em phải nhờ tàu bảo vệ đi vớt đoạn cáp dài 7km còn lại dưới biển (nhờ có SRD – phao nổi) nên không bị chìm sâu. Mẹ nó, bọn chó lợn Trung Quốc. Lúc em đứng nhìn nó cắt cáp xong còn chạy nghênh nghênh sát tàu mẹ cảnh báo tàu mẹ phải biến ngay nếu không nó bắn, lúc đó tức muốn khóc luôn. Thấy nhục nhã cho cái tổ quốc này, cho bao nhiêu năm kiên cường bất khuất. Giờ bị nó can thiệp sâu như thế cũng không dám động đến nó. Trong khi vùng biển này cách bờ chưa tới 200 hải lý.
Chứng cứ đoạn cáp của tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại cắt đứt - Ảnh: TTXVN
Chuyện còn nhiều chi tiết chưa được công bố. Em sẽ kể sau, kèm hình ảnh. Giờ internet hạn chế quá. Mời các bác vào bàn luận chơi.Lô đang khảo sát này thuộc dự án PK-10 (Phú Khánh 2010) của tập đoàn PVN, Việt Nam mình. Còn PVN nó bán cho ai thì chưa biết. Hình như các lô đều đã được bán quyền khai thác rồi. Cái này em không rành, chỉ biết khách hàng trực tiếp là PVN.
Hình thì trước mắt các bác cứ vượt firewall mà vào facebook xem nhé. Hình gốc khi nào về bờ em post. 1/6 này về rồi.
Phải đính chính vài thông tin:
– 3 tàu TQ là 17, 72, 84 (chứ không phải 12, 17, 84 như báo đài đưa tin).
– Nó cắt cáp cách tàu đúng 1km chứ không phải 3km. Cáp dài khoảng 8km chứ không phải 10km.
– Lúc đầu thấy nó phi vào gần phao đuôi em cũng hoảng, cho cáp hạ xuống 15m (bình thường 8m). Sau đó thấy gọi radio nó đếch trả lời, cho hạ xuống 25m. Cuối cùng hạ xuống hẳn 30m (sợ không dám đưa sâu hơn vì các SRD bung ra, lúc đó cáp nổi lềnh bềnh). Lúc này nó không cắt được, lập tức quay đầu thẳng hướng tàu mẹ (nó có chân vịt mũi nên quay đầu nhanh cực). Nhìn trên rada nó phi nhanh lắm, 30 knots (ngang với tốc độ cano rồi). Đến gần tàu mẹ thì nó đi ngang cáp, cắt bằng một dạng như mỏ neo mài bén, lôi thật mạnh. Lúc đó thì thôi rồi, anh em trên tàu tràn cả ra mạn phải chém gió, hút thuốc xì khói. Tức vãi c.. ra mà không làm gì được nó. Tàu bảo vệ của mình phi băng băng tới gần nó xong … xì tốp. Chắc tới để chụp hình báo cáo. Chứ không dám tấn công.
– Đây không phải lần đầu tiên nó cắt cáp. Nó đã làm thế nhiều lần với các tàu địa chấn 2D, 3D của nước ngoài làm thuê cho VN. Đây chỉ là lần đầu tiên nó cắt cáp tàu của VN, và lại vào khá sâu trong lãnh hải của mình.
– Ngoài 3 thằng tàu Surveillance (mà thực ra là tàu chiến) này, còn có vài chiếc tàu hàng chở container em nghi cũng là quân của nó, vì nó chia ra bao vây tàu mẹ đủ các hướng, đưa tàu mẹ vào bẫy. Lúc cáp đã bị cắt mà các tàu hàng này cũng chỉ nằm đó, không tiếp tục di chuyển.
– Sau khi bị cắt cáp, tàu mẹ bị nó ép chạy hướng về bờ. Chỉ có tàu bảo vệ dám ở lại giữ đầu cáp bị cắt, nhưng không kéo đi được vì không đủ sức. Sau đó lúc khoảng 9h tàu mẹ mon men lại nối dây cuốn cáp, thay cáp và tiếp tục làm việc. Đoạn tin trên VTV có cảnh 3 ông Việt Cộng đang sửa cáp là tụi em đó (em mặc áo cắt mất tay hở lòi nách cho mát, hà hà).
– Nói chung chuyện cũng không có gì ồn ào nếu ta làm đúng mực. Chỉ đưa tin khắp mặt báo như thế không phải là cách đối đầu với thằng Trung Quốc mất dạy này.Thôi anh em vào đây xem ảnh trước đi ạ.

Tàu hải giám số 84 đã trực tiếp cắt cáp của tàu  Bình Minh 02


3 tàu hải giám Trung Quốc tấn công và uy hiếp tàu Việt Nam
Thu hồi đoạn cáp bị TQ cắt


 Theo http://www.facebook.com/media/set/?s…030.1418260629







mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2011 lúc 3:48pm

 

Trung Quốc lại ngang ngược yêu cầu Việt Nam dừng hoạt động ở biển Đông

Ngày 1-6-2011

SGTT.VN - Ngày 31.5, theo Reuters, Trung Quốc lại lên tiếng đòi Việt Nam "chấm dứt các hoạt động tại khu vực còn tranh chấp tại Biển Đông".

Phát biểu trước các nhà báo ở Bắc Kinh ngày 31.5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du nói rằng: “Các hoạt động mà tàu Trung Quốc thực hiện với hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi thúc giục Việt Nam dừng ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền và kiềm chế tạo nên các rắc rối mới”.

Đáng chú ý, phía Trung Quốc dùng từ “vùng có tranh chấp”. Trong khi đó, ngày 29.5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận, biến vùng biển không có tranh chấp (trong chủ quyền Việt Nam dưới 200 hải lý) thành vùng có tranh chấp khi xảy ra vụ ba tàu hải giám Trung Quốc ngang ngược cản phá và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 đang làm nhiệm vụ thăm dò địa chấn ở khu vực biển Việt Nam.

VIỆT ANH (THEO REUTERS, BBC)

 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Jun/2011 lúc 3:48pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2011 lúc 3:56pm
 
 
 

Trung Quốc muốn nắn gân các nước ASEAN

 
 
 
 
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 01 tháng sáu năm 2011
 
 

Trung%20Quốc%20muốn%20nắn%20gân%20các%20nước%20ASEAN

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Leszek Buszynski thuộc Trường Nghiên cứu chiến lược quốc tế và chính trị ĐH ANU châu Á - Thái Bình Dương (Úc) nhận định vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu Bình Minh 02 là một phần trong chiến dịch leo thang quấy rối của Trung Quốc, nhắm vào các quốc gia ASEAN.

GS Leszek Buszynski nói: “Trước đó, tàu Trung Quốc đã nhiều lần quấy rối ngư dân Việt Nam. Gần đây, phía Trung Quốc cũng gây hấn với tàu khảo sát dầu khí Philippines và lực lượng tuần duyên Indonesia va chạm với tàu Trung Quốc ở gần quần đảo Natura. Rõ ràng Trung Quốc đang gia tăng các hành vi quấy rối để nắn gân không chỉ Việt Nam mà cả các nước ASEAN nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ. Hành vi tấn công tàu Bình Minh 02 là một diễn biến đáng lo ngại và nhiều khả năng những sự kiện như vậy sẽ còn tiếp tục xảy ra”.

Phân tích kỹ thêm hành động của Trung Quốc, GS Leszek Buszynski nói: “Để đối phó với hành vi gây hấn của Trung Quốc, theo tôi, Việt Nam cần đưa vấn đề này ra ASEAN, đặc biệt là với Philippines và Indonesia. ASEAN cần phải thể hiện sự thống nhất trong vấn đề này và nếu ASEAN mạnh mẽ lên tiếng phản ứng lại chiến dịch leo thang quấy rối của Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ buộc phải lắng nghe”.

Biển Đông sẽ nóng ở Đối thoại Shangri-La

An ninh trên biển Đông sẽ là một trong những chủ đề nóng tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 10, Hội nghị cấp cao an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5-6. Theo báo Singapore Today Online, phái đoàn quan chức quốc phòng cấp cao 28 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La. Đối thoại Shangri-La được xem là cơ hội để các nước tăng cường sự minh bạch trong chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Chủ đề thảo luận bao hàm từ các thách thức an ninh đang nổi lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho tới sự hợp tác an ninh quốc tế của Trung Quốc.

Báo Financial Times bình luận sau vụ tàu hải giám Trung Quốc quấy rối tàu Việt Nam trên biển Đông, an ninh biển Đông sẽ là một chủ đề nóng tại Đối thoại

Shangri-La. Trên thực tế, trong những năm qua, cách hành xử của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp luôn là chủ đề gây chú ý tại Đối thoại Shangri-La. Trước vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, chính quyền Philippines cũng đã lên tiếng cáo buộc tàu và máy bay Trung Quốc quấy rối tàu Philippines.

Philippines sẽ đưa vấn đề biển Đông đến Brunei

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết ông sẽ đưa các vấn đề tranh chấp ở biển Đông bàn thảo với quốc vương Brunei Sultan H***anal Bolkiah trong chuyến viếng thăm chính thức hai ngày 2 và 3-6 tới vương quốc này. Tổng thống Aquino cho biết ông sẽ tranh thủ sự ủng hộ của Brunei trong vấn đề về các vùng bị tranh chấp trên khu vực biển Đông. “Chúng tôi có các vấn đề chung như vấn đề ở biển Đông và chúng tôi cần đạt đến sự nhất trí, đồng lòng cũng như cần có vai trò chủ chốt trong các nước ASEAN. Đó sẽ là phương pháp chúng tôi giải quyết vấn đề biển Đông” - ông Aquino nói.

Tổng thống Aquino đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong chuyến viếng thăm Philippines gần đây là mọi hành động gây hấn trong các vùng biển tranh chấp trên biển Đông có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

HIẾU TRUNG - MỸ LOAN

Người phát ngôn Trung Quốc lại tuyên bố ngang ngược

Trong cuộc họp báo chiều 31-5, trả lời phỏng vấn của báo chí Trung Quốc về phản ứng của nước này đối với việc Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tiến hành họp báo ngày 29-5 về vấn đề đụng độ trên biển Đông gần đây, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du trả lời:

“Chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải (biển Đông) là rõ ràng và nhất quán. Lần này tàu hải giám của Trung Quốc đã thực thi hành động chấp pháp đối với tàu Việt Nam đang hoạt động phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc, hành động này của Trung Quốc là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam lập tức dừng mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải, không được tạo ra những vụ tranh chấp mới trong vùng biển của Trung Quốc”.

Rõ ràng từ hành động cho tới lời nói của phía Trung Quốc đều rất ngang ngược, không thể chấp nhận được khi vẫn rêu rao đòi chủ quyền vùng biển Đông của Việt Nam.

M.LOAN

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Jun/2011 lúc 3:57pm
mk
IP IP Logged
Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.