Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Lối sống Sài Gòn - Lục Tỉnh Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Lối sống Sài Gòn - Lục Tỉnh
    Gởi ngày: 22/Apr/2008 lúc 9:10am

Lối sống Sài Gòn-Lục Tỉnh
Friday, April 18, 2008

 

Nam Sơn Trần Văn Chi

Tháng Mười năm 1558, Nguyễn Hoàng (1524-1613), vào Nam, định ở Ái Tử, lập chánh quyền trung ương ở xứ Thuận Hóa; đến chúa Nguyễn Phúc Nguyên “lập Phủ xưng Vương” và “ly khai với triều đình” của vua Lê Chúa Trịnh, lấy sông Gianh chia Nam Bắc.

Ðến thời chúa Nguyễn Phước Chu lập xứ Sài Gòn... Ðồng Nai Cửu Long, miền Nam ruộng đất mênh mông, bao bọc sông nước, lúa gạo dư ăn, sản vật dồi dào, đời sống người dân phong phú.

Tư tưởng Nho Giáo đến với miền Nam rất muộn so với miền Trung, miền Bắc. Mặc dầu miền Nam Lục Tỉnh cũng có Văn Thánh Miếu Biên Hòa, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Trường Thi Hương Gia Ðịnh, sau dời về Châu Ðốc; nhưng đa số người miền Nam không lấy Nho học làm mục tiêu kiếm sống, hay để thăng quan tiến chức. Bởi đời sống kinh kế ở đây dồi dào chăng?

Trong gia đình, ngoài xã hội, lối sống của người miền Nam không bị lễ nghi Nho Giáo ràng buộc. Nên trong nhà cha mẹ gọi con bằng Thằng Hai, con Ba, thậm chí gọi con cháu là “Thằng Hiệu Trưởng”, “Thằng Quận Trưởng; gọi người giúp việc nhà bằng “bạn ở” thay vì gọi là con sen, con ở... Ngoài xã hội gọi tên, goi bằng Thứ chớ ít khi gọi bằng chức vụ, học vị... như ở miền ngoài phải “Bẩm” quan thượng, quan đốc tờ...

Người miền Nam khai phá Chữ Quốc ngữ, sớm tiếp nhận tư tưởng Tây phương không cố chấp, bảo thủ khư khư coi chữ Tàu là chữ thánh hiền!

Miền Nam đất mới nên có nhiều tín ngưỡng dân gian, sau nầy biến thành những lễ hội dân gian, độc đáo và mang dấu ấn Sài Gòn-Lục tỉnh.

Nhiều tôn giáo “mới” xuất hiện ở phía Nam như Phật Giáo Cổ Sơn Môn, Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo, Ðạo Cao Ðài, Hòa Ðồng Tôn Giáo (Ðạo Dừa Bến Tre). Một cách chừng mực, chúng ta có thể lý giải đây là sự canh tân, đổi mới trong tín ngưỡng của những con người mới, sống trên vùng đất mới:

“Tới đây xứ sở lạ lùng

Chim kêu cũng sợ cá vùng cũng lo”

Ca dao miền Nam

Lối sống, Luân lý-Ðạo đức của người Miền Nam là thứ “luân lý-đạo đức ứng xử” từ trong gia đình đến ra ngoài xã hội, trên nền tảng là Hiếu Hòa-Ðiệu Nghệ-Trọng Nghĩa Khinh Tài. Trong khi miền Ngoài là “đạo đức đãi bôi-chánh trị”. Trọng tài khinh nghĩa.

Cũng dễ hiểu, bởi người khai hoang sống chung lộn với nhiều sắc dân bản địa lẫn ngoại quốc.

Trên cơ sở khách quan như lịch sử, địa lý, tư tưởng, tôn giáo như thế nên lối sống người Sài Gòn-Miền Nam sớm thể hiện như:

- Có đầu óc thương nghiệp: Sống ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long, ruộng lúa nhiều và phì nhiêu, lúa gạo sản vật dư ăn, trở thành hàng hóa, nên người dân sớm có đầu óc buôn bán. Người Hoa Minh Hương đến ở Biên Hòa, Mỹ Tho sẵn đã thạo về buôn bán góp phần làm cho thương nghiệp ÐBSCL phát triển.

- Mở cửa hội nhập: Ngay từ buổi đầu, người Việt đã có sống hội nhập của những sắc tộc khác nhau ở miền Nam, qua sanh hoạt buôn bán nên có điều kiện tiếp cận trao đổi với người Việt thuộc nhiều địa phương và người nước ngoài.

Nên từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, Sài Gòn đã sớm trở là trung tâm thương mại có tính chất quốc tế, người dân Sài Gòn lại sử dụng nhiều thứ tiếng. Ðó những lý do khiến miền Nam, với trung tâm Sài Gòn, là mảnh đất thương nghiệp lớn của cả nước.

Sài Gòn còn là mảnh đất đi đầu trong canh tân tại Việt Nam. Cuối thế kỷ 18, thành bát quái của Sài Gòn đã được xây dựng theo mô hình của Tây phương. Có Trương Vĩnh Ký phác họa ra chương trình giáo dục rất khoa học: lý thuyết kết hợp với thực tế, mang sắc thái của giáo dục Ðàng Trong. Khi Phan Châu Trinh đưa ra chủ trương canh tân với phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục cũng xuất phát từ thực tế thì miền Nam.

Sông Cửu Long là một trong chín con sông lớn nhất thế giới. Nơi đây nảy sinh cách sống và nguồn tư duy mới không như Nho Giáo đàng Ngoài.

- Tự do, “thẳng như ruột ngựa”.

Hà Nội là thành phố “nghìn năm văn vật” với sự phát triển tiệm tiến bảo thủ. Miền Nam là đất mới, nơi thay đổi nhiều nhất so với cả nước trong vài thế kỷ qua, phát triển nhanh, trong quá trình đang định hình. Người miền Nam có phong cách sống tự do, rõ nhất là ăn mặc, cách đứng ngồi, nói năng, giao tiếp rất thoải mái tự do, phóng khoáng.

Người Bắc, người Trung, ngoại quốc vào Sài Gòn dễ bị đồng hóa thành người Sài Gòn. Tánh khí “không Miền Nam” sẽ bị đào thải.

Những người mới tới Sài Gòn, nhất là từ miền Bắc, ban đầu phong cách đối xử của họ thường hơi “chói tai” với Sài Gòn, họ “trọng tài khinh nghĩa”, nhưng sau một thời gian, có thể gọi là cái “hồn Miền Nam” làm cho họ thay đổi. Hồn Sài Gòn Miền Nam là phong cách “thẳng như ruột ngựa”, trọng nghĩa khinh tài của người Miền Nam.

- Nhanh và nhạy.

Ðiều đáng chú ý ở Sài Gòn và Miền Nam là nét nhan từ làm việc, đi đứng đến ăn uống... Miền Bắc uống trà nhấm nháp, nhưng ở Sài Gòn trà rót ra ly lớn, cho đá vào, uống nhanh. Làm ăn quyết đoán nhanh, đi đứng đều nhanh, hầu hết người dân dùng xe và nông cụ có gắn động cơ, khác với Hà Nội còn nhiều xe thô sơ. Nét Nhanh đó liệu có là một điểm trong cốt cách Sài Gòn.

Người Miền Nam không sâu sắc như người Huế, thâm trầm như người Hà Nội. Nét nhanh khiến họ “có thì nói có, không thì nói không”, không vòng vo, xấu lại nói là “không đẹp”.

- Ý thức dân chủ.

Miền Bắc sớm có tinh thần độc lập, do sớm bị Tàu đô hộ, người miền Nam sớm có tinh thần tự do, dân chủ, do sớm tiếp cận với Tây phương.

Cho nên thời Pháp thuộc, người Pháp coi Nam Kỳ là một “xứ Pháp ngoài nước Pháp”, người Pháp không thể cai trị Nam Kỳ như các xứ Châu Phi. Người Pháp dành cho Nam Kỳ quy chế như một nước dân chủ. Bởi Nam Kỳ có những người như Trương Vĩnh Ký, có văn hóa, tinh thần dân tộc.

Người dân Sài Gòn có ý thức về dân chủ sớm so với cả nước. Qua báo chí và sự tham dự của người dân vào việc chung làm cho tư tưởng tự do phát triển, kinh tế phát triển vừa nhanh vừa vững chắc...

- Không bảo thủ-Mạnh dạn thử nghiệm.

Sài Gòn và Miền Nam thâu hút nhân tài đến từ nhiều nguồn khác nhau, thành phần dân cư đa dạng cởi mở, dễ tiếp nhận cái mới, tự giác đào thải cái không phù hợp, “đồng hóa” các người nơi khác tới bởi tánh chất “điệu nghệ” Nam Kỳ.

Tinh thần mạnh dạn và “Thử nghiệm” của người Miền Nam giống như người Mỹ, người Úc.

Lối sống người Sài Gòn:

1. Giỏi Thương nghiệp

2. Dễ hội nhập

3. Chuộng Tự do, thẳng thắn

4. Nhanh và nhạy

5. Ý thức dân chủ cao

6. Không bảo thủ

7. Mạnh dạn thử nghiệm

***

Văn hóa hiểu rộng rãi là nếp sống của con người, phản ảnh khách quan những thực tế lịch sử địa lý vùng - miền mà con người sống.

Nước mình hình thành và phát triển theo thời gian lần lượt từ Bắc vào phương Nam với các trung tâm văn hóa Thăng Long-Thuận Hóa-Lục Tỉnh làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam.

Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi mang một tâm trạng của những người khai hoang 400 năm trước.

Giờ đây thực tế chúng ta có một “Việt Nam hải ngoại” và đang hình thành một mảng “Văn hóa Người Việt Hải Ngoại”.

tranvanchi@earthlink.net

Trân trọng giới thiệu hai tác phẩm mới đặc sắc của Nam Sơn Trần Văn Chi

- Nhân Vật Miền Nam, Một Thời Vang Bóng

Văn Mới xuất bản năm 2008, giá $17 US

- Món Ngon Miền Nam Xưa Và Nay,

Văn Mới xuất bản năm 2007, giá $14 US

Xin hỏi tại các nhà sách.

Ở xa xin liên lạc với tác giả: Cell: (310) 493-0682

 Bài viết được trích từ báo Người Việt Online.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=77221&z=16

 

IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2008 lúc 10:44am
Anh Hai Sài Gòn!

"Hai đồng hương quê Việt, người kéo xe nhỏ con, xộc xệch áo quần, nhễ nhại mồ hôi, oằn mình điều khiển đôi càng xe"

Một ngày hè, khu chợ Sân vận động Warszawa khá đông người, con đường chính nằm cạnh ga tàu hỏa trở nên chật hẹp, dòng người đi xuôi ngược chen sát bên nhau. Bỗng mọi người giật mình tự động giãn ra hai bên bởi những tiếng kêu hối hả, giục giã, tưởng như ai quát tháo. Tôi chúi người sang bên khó chịu ngoái lại phía sau.

Một chiếc xe đẩy bốn bánh chồng chất mấy thùng hàng đang ràn rạt đi tới. Hai đồng hương quê Việt, người kéo xe nhỏ con, xộc xệch áo quần, nhễ nhại mồ hôi, oằn mình điều khiển đôi càng xe. Anh ta đi bên cạnh, vận bộ đồ láng bóng, tay đút túi quần, tay cầm điếu thuốc cháy dở, bộ mặt lạnh băng, miệng còn cắm cây tăm mà vẫn la ra rả như nhả đạn: "U-wa-ga! U-wa-ga!" (*).

Đúng là nghịch cảnh hiếm hoi, đã lâu rồi tôi mới được mắt thấy tai nghe giọng nói và bộ dạng của một ông chủ, kiểu "anh Hai Sài Gòn". Mãi để ý nhìn cái điệu bộ lạ kỳ, không dễ ưa cùa anh ta thì "roạt" một cái, bánh sau chiếc xe lọt xuống ổ gà tròng trành quày ngang, đai giây thép của thùng hàng sạt vào tay áo tôi làm bung ra vết rách khá lớn, chiếc áo gió rất ưng ý mà tôi vừa mới sắm hôm trước thế là đi tong... "Mắt mù! Đi như thế hả?" - Tôi sẵng giọng, huơ ống tay áo phất phơ miếng vải rách trước mặt mọi người, hằm hằm chiếu tướng thằng cha xe kéo. Hắn quay lại, gườm mắt vẻ anh chị, đoạn nhổ toẹt miếng nước bọt, trừng trợn văng tuc:"Đ..mẹ! Thấy người ta kéo nặng phải tránh ra chứ... Ngu thế!". Tôi sấn lại: "Mày bảo ai ngu?". Hắn rít qua kẽ răng dậm dọa: "Thằng nào ngu cho chết, biết điều thì biến!". Cơn giận sôi lên, chỉ ba bước nhảy tôi đã đứng trước mặt hắn, mười ngón tay cuộn chặt thành hai nắm đấm. Tay kéo xe cũng lùi lại, rạp người co gối, xuống tấn như vào một thế võ. Đám đông khách Tây đi chợ ùn lại, chỉ trỏ giương mắt hiếu kỳ nhìn hai anh châu Á đang sát khí đằng đằng. Ngay lúc đó, một bàn tay vỗ vào vai tôi, anh ta đứng ngay đằng sau, giọng nói tiếng Nam bỗ bã:

- Dẹp, dẹp đi !...Muốn uýnh lộn hử ? Qua bên Iraq mà uýnh nha tụi bay... Coi bộ kìa, yêng hùng quá!...Tụi tây nó cười cho thúi mũi...

Anh phân bua trước đám đông đang tản dần đi, tiếng Ba Lan "giả cầy" vẫn như súng nhả đạn:

- Nhe-ma-pô-lem! Nhe-ma-pô-lem! (**)

Nhìn tôi, anh nháy một bên mắt, nhếch mép cười:

- Nè, chuyện đâu còn đó mà. Cái áo 15 "zua" (***) bọ không đáng chi, tụi bay uýnh lộn, cảnh sát nó rờ tới thì sao?

Hai từ cảnh sát thốt ra lúc này có vẻ hiệu lực, tôi hơi sững mình, còn tay kéo xe chưng hửng, vẻ lầm lũi... Xốc lại bịch hàng đang chực rớt xuống, anh ta dằn giọng nửa đùa nửa thật với tay kéo xe:

- Xin cha nội, kiếm từng cắc bạc trên đất người ta, mảnh giấy lộn không có trong túi còn bày đặt giở thói hung hăng. Thôi đi nào, nâng cái càng xe lên! giữ cân bằng lại... Chu cha! Nặng dữ nghen... Sao mày hổng nói?...

Trước khi quay đi, anh ghé tai tôi nói nhỏ: "Đằng mình với nhau cả, chấp nó làm chi... Nhớ lại sạp 351 nhá, anh kiếm cho chú cái áo khác!...Đi thôi, U-wa-ga! U-wa-ga!...

Lại một cái nháy mắt nữa vất lại tạm biệt. Chiếc xe kéo trườn đi tiếp, xem bộ vững vàng hơn vì giờ đây có thêm một cánh tay đẩy giúp, "anh Hai Sài Gòn" không còn đâu cái dáng ông chủ, anh đang ở phía sau, xoãi chân dồn sức ẩy xe hàng vượt qua cái ổ gà...

Không hiểu sao nỗi tức tối trong tôi vụt biến mất tự lúc nào. Phải chăng vì cái điệu bộ, kiểu cách ăn nói khôi hài của một "anh Hai Sài Gòn" bằng da bằng thịt trước mắt. Hay chính tôi, vừa ngượng ngùng thoáng hiểu, cái hình ảnh "uýnh lộn" chắc chắn chẳng đẹp đẽ gì, suýt chút nữa đã xảy ra trước bao con mắt của người dân bản xứ, nếu như không có... Tôi thầm cảm ơn "anh Hai"... Lòng nhẹ nhõm, bước chân hòa vào đám đông dòng người đi chợ. Nắng trời Âu chói chang, tôi ngỡ mình như đang tắm trong màn nắng Sài Gòn quê nhà.

Warszawa,

PHI VA

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2010 lúc 10:30pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoang_Ngoc_Hung

Anh Hai Sài Gòn!

"Hai đồng hương quê Việt, người kéo xe nhỏ con, xộc xệch áo quần, nhễ nhại mồ hôi, oằn mình điều khiển đôi càng xe"

Một ngày hè, khu chợ Sân vận động Warszawa khá đông người, con đường chính nằm cạnh ga tàu hỏa trở nên chật hẹp, dòng người đi xuôi ngược chen sát bên nhau. Bỗng mọi người giật mình tự động giãn ra hai bên bởi những tiếng kêu hối hả, giục giã, tưởng như ai quát tháo. Tôi chúi người sang bên khó chịu ngoái lại phía sau.

Một chiếc xe đẩy bốn bánh chồng chất mấy thùng hàng đang ràn rạt đi tới. Hai đồng hương quê Việt, người kéo xe nhỏ con, xộc xệch áo quần, nhễ nhại mồ hôi, oằn mình điều khiển đôi càng xe. Anh ta đi bên cạnh, vận bộ đồ láng bóng, tay đút túi quần, tay cầm điếu thuốc cháy dở, bộ mặt lạnh băng, miệng còn cắm cây tăm mà vẫn la ra rả như nhả đạn: "U-wa-ga! U-wa-ga!" (*).

Đúng là nghịch cảnh hiếm hoi, đã lâu rồi tôi mới được mắt thấy tai nghe giọng nói và bộ dạng của một ông chủ, kiểu "anh Hai Sài Gòn".

.................
 
- Xin cha nội, kiếm từng cắc bạc trên đất người ta, mảnh giấy lộn không có trong túi còn bày đặt giở thói hung hăng. Thôi đi nào, nâng cái càng xe lên! giữ cân bằng lại... Chu cha! Nặng dữ nghen... Sao mày hổng nói?...

Trước khi quay đi, anh ghé tai tôi nói nhỏ: "Đằng mình với nhau cả, chấp nó làm chi... Nhớ lại sạp 351 nhá, anh kiếm cho chú cái áo khác!...Đi thôi, U-wa-ga! U-wa-ga!...

Lại một cái nháy mắt nữa vất lại tạm biệt. Chiếc xe kéo trườn đi tiếp, xem bộ vững vàng hơn vì giờ đây có thêm một cánh tay đẩy giúp, "anh Hai Sài Gòn" không còn đâu cái dáng ông chủ, anh đang ở phía sau, xoãi chân dồn sức ẩy xe hàng vượt qua cái ổ gà...

Không hiểu sao nỗi tức tối trong tôi vụt biến mất tự lúc nào. Phải chăng vì cái điệu bộ, kiểu cách ăn nói khôi hài của một "anh Hai Sài Gòn" bằng da bằng thịt trước mắt. Hay chính tôi, vừa ngượng ngùng thoáng hiểu, cái hình ảnh "uýnh lộn" chắc chắn chẳng đẹp đẽ gì, suýt chút nữa đã xảy ra trước bao con mắt của người dân bản xứ, nếu như không có... Tôi thầm cảm ơn "anh Hai"... Lòng nhẹ nhõm, bước chân hòa vào đám đông dòng người đi chợ. Nắng trời Âu chói chang, tôi ngỡ mình như đang tắm trong màn nắng Sài Gòn quê nhà.

Warszawa,

PHI VA

 
 
Bài này thật hay và vui . Cám ơn Thầy Hùng.
Đúng là phong cách ... "dân SaiGon".
Mà "dân Gò Công" cũng có thể như thế này lắm chứ. Bạch-Công-Tử của Gò Công cũng ... hào sảng quá chừng !Tongue LOL
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Jun/2010 lúc 10:33pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 5:12pm
 
 

May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!


Friday, June 25, 2010 


 


Trần Tiến Dũng/Người Việt

Sài Gòn, thành phố của những người nhập cư với nhịp sống luôn nhanh và náo nhiệt. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

 
 

Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường

Khi có ý đi tìm người Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.

Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất. Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,... là chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa... dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố trước phần dân cư còn lại của cả nước.

Khi nền kinh tế mở cửa, dù chế độ hộ khẩu vẫn không thay đổi nhưng những yếu tố kinh tế thị trường tư bản đã phá vỡ toàn bộ những công dụng chuyên chế của chế độ hộ khẩu. Theo nhu cầu mưu sinh và nhu cầu nhân lực của kinh tế thị trường, dân tỉnh lẻ, nông thôn tràn về đô thị bất chấp chuyện họ sống đời không hộ khẩu hoặc chỉ có cái gọi là chứng nhận KT3 (một loại giấy tạm trú).

Tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, một trong số những biểu tượng của Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

 
 

Theo thời gian, đội quân nhập cư tăng theo cấp số nhân và cả người nhập cư thành đạt, người kiếm sống qua ngày trở thành nguồn dân số bá chủ. Chính nguồn dân số và chất lượng dân số bùng nổ này đã dồn những ai tự huyễn hoặc cho mình dân thủ đô gốc, dân thành phố cố cựu vào hội chứng yếu đề kháng, trở thành những kẻ thất bại.

Nếu ai còn tự cho mình là dân Hà Nội gốc, thật ra đó là lối nghĩ của dân được bảo hộ bởi chế độ hộ khẩu thiếu dân quyền. Họ có thể trưng ra lý do là ông bà cha mẹ sống ở Hà Nội trước chế độ cộng sản và họ thừa kế cái gốc người Hà Nội. Cơ sở lý lẽ này là không minh bạch, vì trong lịch sử cận đại Việt Nam, theo tìm hiểu, trước thời cộng sản nắm quyền không có chuyện độc đoán khoanh tròn mực đỏ dân Hà Nội điểm tối ưu, và phần dân còn lại chỉ có điểm trung bình kém.

Người Hà Nội trước thời cộng sản đủ khỏe mạnh tinh thần và trí thức để rộng tay đón nhận tất cả các nguồn dân cư như đón nhận dòng máu mới, cũng như đủ ứng xử văn minh để biết rằng cực đoan địa phương tính là ngớ ngẩn. Chuyện dân thủ đô được tôn trọng kính nể... đó là do phẩm chất người, chất lượng từ những công việc phục vụ cộng đồng, quốc gia và được cộng đồng xác nhận trong chuẩn giá trị văn hóa chung, chứ không phải một dạng đặc quyền đặc lợi do một thể chế độc tài chỉ đạo.

Người Hà Nội đủ văn hóa để nhìn thấu rằng hiện trạng hư hỏng của xã hội Việt Nam đều có nguyên nhân do thiếu nhân quyền. Cả dân tộc, không phân biệt bất kỳ ai, vùng miền nào đều phải gánh chịu hiện trạng xã hội hư hỏng tệ hại này.

Một giáo sư sinh ra ở Hà Nội di cư vào Nam muốn giấu tên đã nói thật với chúng tôi rằng: “Chỉ thời đại này mới có kiểu tự tôn bệnh hoạn địa phương thượng đẳng.”

Ngồi quán cà phê, một thói quen của người Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

 
 
 

Dân hào hiệp và dân như nhập cư

Mỗi tháng tôi đều đến một tiệm hớt tóc của một ông chủ trẻ trên đường Hồ Bá Kiện. Tuổi chưa đến bốn mươi, anh có tổng cộng ba tiệm hớt tóc. Lần này anh mời tôi hớt tóc, lấy ráy tai, ở một tiệm mới khai trương. Cô gái lấy ráy tai cho tôi nói: “Ổng vài bữa nữa là sắm thêm xe hơi.”

Tôi hỏi thẳng ông chủ tiệm là anh có mấy chiếc xe hơi rồi, anh chàng nói giọng miền Nam lơ lớ: “Tính mua thêm một chiếc nữa là bốn. Xe tôi mua cho cơ quan công ty thuê, họp đồng tính theo năm.”

Rồi anh kể: “Năm 1980, anh từ Huế vô Sài Gòn làm phụ hồ, khổ trơ xương, ba năm không biết mùi bún bò, mì quảng là gì.” Tôi hỏi anh: “Anh thấy người Sài Gòn thế nào?” Mặt anh ngạc nhiên như người từ sao Hỏa xuống: “Rứa, lúc mới vào tôi cũng có nghĩ người trong này ăn ngon, chơi bạo khác người quê tôi, nhưng chỉ ở vài tháng là tôi thấy chỉ người có tiền là khác.”

Cái anh chàng chủ tiệm hớt tóc này cũng như hàng triệu người từ nhiều thế hệ đã nhìn thấy Sài Gòn là một nơi kiếm sống, kiềm tiền làm giàu. Ðối với mọi người Việt Nam, tính cả dân thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là vùng đất hứa, là một kiểu giấc mơ Mỹ của người Việt Nam.

Một trí thức người Bắc di cư kết luận: “Sài Gòn là đất Phật.” Nhiều người bạn ông bàn thêm: “Giá trị rõ nhất của đất Phật trước tiên đây là nơi chốn bình yên, bình yên cả trong chiến tranh, thiên tai và những vấn nạn đáng sợ khác có nguyên nhân từ con người. Sài Gòn không có chuyện phân biệt đối xử vùng miền, văn hóa và chủng tộc...”

Nhà báo TG. có lần nói: “Chỉ cần vô Sài Gòn, có một cái bơm xe, ngồi ở vỉa hè Sài Gòn cũng sống được, cũng thoát khổ mà tính chuyện khởi nghiệp.” Họa sĩ TC, có lần kể: “Trước 1975, thi sĩ Nguyễn Ðức Sơn và cố nhà văn Nguyễn Thụy Long có thời ăn cơm cháy, uống trà đá, ngồi xỉa răng ở một quán cơm xã hội.”

Mỗi người, trong hàng triệu người từ nhiều thế hệ đều có riêng cho mình những kỷ niệm sâu sắc về sự rộng lòng của đất và người Sài Gòn. Có người còn nói nửa đùa nửa thật rằng, nếu ai có chí, dám đứng le lưỡi cho người ta dán tem ở bưu điện thành phố chắc chắn không thiếu khách hàng.

Sài Gòn, nay vẫn còn đó những xóm nhà ven kênh rạch nghèo xơ xác. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

 

Nhưng Sài Gòn cũng có bất công. Ðiều bất công này không phải do Sài Gòn gây ra mà chính là do không ít người đến với Sài Gòn gây ra. Có thể thông cảm hiện trạng lúc nào họ cũng thương nhớ ca ngợi nguyên quán xuất thân của họ. Và Sài Gòn cũng dễ quên không chấp khi có những người nhập cư thành đạt, nên cơ nghiệp, chỉ nhận họ là người thành phố này, tỉnh nọ.

Sài Gòn không hề chỉ là Sài Gòn của nơi kiếm tiền, chỉ là một nơi tạm trú, bởi đa phần người nhập cư đã hoặc sẽ có khoảng đời sống ở thành phố này dài hơn so với lúc họ sống ở nguyên quán sinh ra. Hãy đến các nghĩa trang, các chùa có để cốt mà xem, hàng triệu người tứ xứ thuộc nhiều thế hệ đã chọn gởi lại cho Sài Gòn nắm xương tàn.

Nhưng người Sài Gòn anh là ai? Có người nói ngày nay muốn tìm người Sài Gòn thì qua tiểu bang Cali ở Mỹ hoặc các cộng đồng người Việt lưu vong trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm người Sài Gòn ở Sài Gòn.

Một cô bạn của chúng tôi sinh ra ở một nhà bảo sanh trên đường Gò Công quận 6, có ông bà nội là người Minh Hương, ông bà ngoại là dân sanh ra ở bến Mễ Cốc quận 8. Cô nói: “Nếu muốn biết ai là người Sài Gòn thì chỉ cần nhìn cách họ đón tiếp đối xử với bà con cô bác ở quê lên thăm hoặc lên kiếm việc làm. Bà ngoại tôi mỗi lần gặp bà con là mừng lắm, tấm lòng của người tha hương mà. Ai cũng có họ hàng dây mơ rễ má, chớ có phải ở đất nẻ chui lên đâu.”

Theo một ông già từng là lính VNCH, nay chạy xe ôm ở quận Tân Bình, “đất Sài Gòn trước tiên là đất của những tay hảo hớn, bởi chỉ có những người mạnh mẽ từ tâm hồn đến thể xác mới quyết định bỏ xứ ra đi đến đất mới, cũng chính họ mở đường cho con cháu mưu cầu sự sống mới và tự do. Tánh hảo hớn và phóng khoáng là máu huyết căn cơ của người Sài Gòn.”

Ở góc đường Cao Thắng và Phan Thanh Giản cũ (nay là Ðiện Biên Phủ) có một cái miếu lớn gọi là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nơi đây hàng ngày hàng đêm vẫn nghi ngút hương khói tưởng nhớ những vong linh của tướng quân Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê văn Duyệt) và các nghĩa binh bị xử chém, vùi xác ở quanh khu Kỳ Hòa, thành Gia Ðịnh dưới thời vua Minh Mạng. Một nhà nghiên cứu lịch sử miền Nam có lần nói với tôi: “Không rõ lắm những nghĩa quân này có phải là người Sài Gòn không, nhưng tôi tin chắc khi họ chết, anh linh họ là người Sài Gòn.”

Và sẽ không tìm thấy một người Sài Gòn nào nếu tiếp tục nhìn lịch sử theo lối độc quyền và thiển cận. Người Sài Gòn chỉ có một khi lịch sử được minh bạch rằng, người Sài Gòn hôm nay chính là những người nhận được cơ hội từ những người từng đến, sống và chết từ Sài Gòn-Gia Ðịnh trong xuyên suốt các triều đại phong kiến, những anh linh tử sĩ VNCH, những vong linh người vượt biển vì tự do và cả những nạn nhân khác của bóng tối lịch sử.

Chỉ từ cách nhìn nhận này mới sáng rõ đúng nghĩa tánh hảo hớn-hào hiệp vì tự do và công bằng của người Sài Gòn.

 

May mà còn có Sài Gòn

Gia đình bên ngoại tôi có một người anh họ, anh tên là Ba V. Trước 1975 anh là lính sư đoàn 7 Bộ Binh VNCH đồn trú ở Gò Công. Quê anh ở ở một xã heo hút dù không xa Sài Gòn nhưng rất nghèo... Sau biến cố 1975, anh và gia đình càng lâm cảnh nghèo tệ hại hơn. Sài Gòn với anh là một thiên đường tại thế, có lần anh nói với tôi: “Tao phục mày quá, sống được ở Sài Gòn ngon thấy mẹ.” Lời anh đơn giản nhưng chí lý, người Sài Gòn thời nào cũng rất bảnh trong cách nhìn của người địa phương khác.

Có người sẽ phản bác tôi rằng, người Sài Gòn ngày nay không còn sang trọng nữa. Nhưng trường hợp gia đình anh họ tôi thì lại đồng ý với tôi. Sau 1975 cả bảy đứa con của anh họ tôi đều không đủ ăn đến xanh mặt. Khi Sài Gòn vào thời kinh tế thị trường cả năm đứa con trai, con gái của anh đều trở thành người Sài Gòn, anh chỉ giữ lại được đứa con gái và đứa con trai út làm người Gò Công cày cấy trên nửa mẫu ruộng hương hỏa. Ðiều đáng nói là những người con Sài Gòn của anh, dù chỉ làm thợ hồ và nấu bếp ở Sài Gòn nhưng đã đem lại một cuộc cách mạng kinh tế, lối sống văn minh cho cả gia đình anh. Chất nông dân cố cựu của anh không còn như trước, ở anh ngày càng rõ ra cái chất thị dân Sài Gòn do con anh truyền bá.

Có hàng triệu gia đình ở Việt hôm nay giống như anh, người ta không thể thống kê hết những thay đổi theo kiểu Sài Gòn. Nhưng có một điều người ta chắc chắn là văn hóa thị dân Sài Gòn hình thành từ tinh hoa thể chế thực dân và ánh sáng của nền dân chủ tự do Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, ánh sáng này đủ mạnh để dung chứa mọi cách sống và để truyền bá những điều tốt đẹp.

Người Sài Gòn hôm nay vẫn còn thói quen hóng gió trên bến Bạch Ðằng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Tôi có dịp nói chuyện với cô gái người Hà Nội, cô vào Sài Gòn làm nghề báo. Tôi không biết cô có phải là người Hà Nội gốc hay không, cô nói: “Khi mắng cái dân thiếu văn minh ngoài đấy, em có Sài Gòn để chứng minh là trong này người ta không ai làm việc xấu hổ thế.”

Tất nhiên, không có vùng rộng của lối sống văn minh nào lại không có mặt tệ nạn, nhưng cộng đồng thị dân Sài Gòn không có kiểu hí hởn cả tập thể hùa nhau hái hoa Anh Ðào của Nhật Bản triển lãm về làm của riêng, cũng không có những vấn nạn không thể tưởng tượng được như chiếm thang máy chung cư, cho thang máy chạy lên chạy xuống liên tục để vỗ con và đút cơm cho con mình ăn ngon miệng.

Và không có cái kiểu nghĩ và hành xử như một cô ca sĩ trẻ mà tôi quen. Cô này từ Hà Nội vào Sài Gòn tìm cơ hội thành “sao.” Trong thời điểm Hà Ðông có quyết định sáp nhập vào Hà Nội, cô luôn miệng tục tằn gay gắt với những người “đời đời kiếp kiếp” cô không nhận là người Hà Nội, dù hàng ngày đang cùng thở, cùng sống ở không gian Hà Nội mở rộng với cô.

Chính từ những cách nhìn kỳ thị kiểu này đã xác lập một thứ ranh giới mà ở đó người ta tự cho Hà Nội như mình đây là tốt đẹp, phần còn lại là tệ hại vì không phải là Hà Nội. Có gì đáng buồn cười và xấu hổ cho bằng kiểu kỳ thị “địa phương thượng đẳng” đó. Và chính đó mới là mầm mống, là nguyên nhân của vô số vấn nạn xã hội.

Vấn đề không phải Sài Gòn không có người nhập cư quê mùa kém cỏi, nhưng cái chính là văn minh Sài Gòn đủ mạnh để hướng mọi người đến phẩm chất tôn trọng lợi ích cộng đồng và tự trọng trong lối sống cá nhân.

Ở phạm vị rộng hơn, nhiều bậc thức giả chiêm nghiệm rằng, không phải năm 1975 “giải phóng Sài Gòn” mà chính là biến cố đó đem đến cơ hội giải phóng toàn diện xã hội miền Bắc.

Hơn ba mươi năm qua, những ai công tâm sẽ nhìn thấy những dòng người không thể thống kê hết từ miền Bắc vào Sài Gòn để mưu cầu cuộc sống tốt hơn, qua từng cá nhân, họ hàng, thôn làng vào Sài Gòn vào miền Nam rồi về thăm quê đã đưa về, đã truyền bá lối sống văn minh vật chất và tinh thần Sài Gòn.

Bạn tôi, nhà thơ, là một người Hà Nội sang trọng, anh vào và chọn Sài Gòn để sống và cũng có thể coi anh là người tị nạn văn hóa ở Sài Gòn. Anh có những kỷ niệm vui buồn sâu sắc dành cho Hà Nội, nên mỗi lần về quê trở vào là anh nói: “Mình đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là thấy nhẹ người.” Tất nhiên cũng trùng hợp, người biết và chia sẻ tâm trạng “nhẹ người” này là những Việt kiều lưu vong mỗi khi rời Việt Nam bay trở lại đất nước bao dung mình.

Và từ những năm đen tối nhất của lịch sử cho đến thời tạm dễ thở, không một nơi chốn nào của đất nước này được hàng triệu triệu người Việt đồng tâm tin rằng: May mà Việt còn có Sài Gòn!

 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115075&z=1



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Jun/2010 lúc 5:22pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 5:31pm
 
 
 
May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!
Friday, June 25, 2010
 
 
Trần Tiến Dũng/Người Việt
 

Sài Gòn, thành phố của những người nhập cư

với nhịp sống luôn nhanh và náo nhiệt.
(Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
 
Người Sài Gòn từ thời hộ khẩu đến kinh tế thị trường
 
 
Khi có ý đi tìm người Sài Gòn, không hiểu sao khi chưa ra khỏi nhà tôi đã biết có đi phỏng vấn đến tết Congo cũng không ai người Sài Gòn tự nhận mình là người Sài Gòn gốc 3 đời hoặc mấy chục đời cả. Chắc rằng mọi người sẽ hỏi lại tôi, sao hỏi chi cái chuyện tào lao, tầm phào hết sức vậy cha nội, kiếm sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn rồi.
Thật ra trên khắp thế giới, phần căn cước của một người ít ai phân biệt dân tỉnh lẻ hay dân thủ đô và đó là văn minh dân quyền căn bản nhất. Riêng ở Việt Nam thì khác. Dưới chế độ cộng sản, việc phân biệt dân thủ đô, dân thành phố lớn hay dân tỉnh lẻ, nông thôn, dân kinh tế mới,... là chuyện căn bản. Ai cũng biết sự phân biệt đối xử của chế độ hộ khẩu là khắc nghiệt, vấn nạn đó lâu ngày tạo nên cả một gói “tự hào” về địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa... dành cho dân có hộ khẩu thủ đô, thành phố trước phần dân cư còn lại của cả nước.
Khi nền kinh tế mở cửa, dù chế độ hộ khẩu vẫn không thay đổi nhưng những yếu tố kinh tế thị trường tư bản đã phá vỡ toàn bộ những công dụng chuyên chế của chế độ hộ khẩu. Theo nhu cầu mưu sinh và nhu cầu nhân lực của kinh tế thị trường, dân tỉnh lẻ, nông thôn tràn về đô thị bất chấp chuyện họ sống đời không hộ khẩu hoặc chỉ có cái gọi là chứng nhận KT3 (một loại giấy tạm trú).
 
 
Tượng Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, một trong số những biểu tượng của Sài Gòn.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
 
Theo thời gian, đội quân nhập cư tăng theo cấp số nhân và cả người nhập cư thành đạt, người kiếm sống qua ngày trở thành nguồn dân số bá chủ. Chính nguồn dân số và chất lượng dân số bùng nổ này đã dồn những ai tự huyễn hoặc cho mình dân thủ đô gốc, dân thành phố cố cựu vào hội chứng yếu đề kháng, trở thành những kẻ thất bại.
Nếu ai còn tự cho mình là dân Hà Nội gốc, thật ra đó là lối nghĩ của dân được bảo hộ bởi chế độ hộ khẩu thiếu dân quyền. Họ có thể trưng ra lý do là ông bà cha mẹ sống ở Hà Nội trước chế độ cộng sản và họ thừa kế cái gốc người Hà Nội. Cơ sở lý lẽ này là không minh bạch, vì trong lịch sử cận đại Việt Nam, theo tìm hiểu, trước thời cộng sản nắm quyền không có chuyện độc đoán khoanh tròn mực đỏ dân Hà Nội điểm tối ưu, và phần dân còn lại chỉ có điểm trung bình kém.
Người Hà Nội trước thời cộng sản đủ khỏe mạnh tinh thần và trí thức để rộng tay đón nhận tất cả các nguồn dân cư như đón nhận dòng máu mới, cũng như đủ ứng xử văn minh để biết rằng cực đoan địa phương tính là ngớ ngẩn. Chuyện dân thủ đô được tôn trọng kính nể... đó là do phẩm chất người, chất lượng từ những công việc phục vụ cộng đồng, quốc gia và được cộng đồng xác nhận trong chuẩn giá trị văn hóa chung, chứ không phải một dạng đặc quyền đặc lợi do một thể chế độc tài chỉ đạo.
Người Hà Nội đủ văn hóa để nhìn thấu rằng hiện trạng hư hỏng của xã hội Việt Nam đều có nguyên nhân do thiếu nhân quyền. Cả dân tộc, không phân biệt bất kỳ ai, vùng miền nào đều phải gánh chịu hiện trạng xã hội hư hỏng tệ hại này.
Một giáo sư sinh ra ở Hà Nội di cư vào Nam muốn giấu tên đã nói thật với chúng tôi rằng: “Chỉ thời đại này mới có kiểu tự tôn bệnh hoạn địa phương thượng đẳng.”

Ngồi quán cà phê, một thói quen của người Sài Gòn.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
 
Dân hào hiệp và dân nhập cư
 
Mỗi tháng tôi đều đến một tiệm hớt tóc của một ông chủ trẻ trên đường Hồ Bá Kiện. Tuổi chưa đến bốn mươi, anh có tổng cộng ba tiệm hớt tóc. Lần này anh mời tôi hớt tóc, lấy ráy tai, ở một tiệm mới khai trương. Cô gái lấy ráy tai cho tôi nói: “Ổng vài bữa nữa là sắm thêm xe hơi.”
Tôi hỏi thẳng ông chủ tiệm là anh có mấy chiếc xe hơi rồi, anh chàng nói giọng miền Nam lơ lớ: “Tính mua thêm một chiếc nữa là bốn. Xe tôi mua cho cơ quan công ty thuê, họp đồng tính theo năm.”
Rồi anh kể: “Năm 1980, anh từ Huế vô Sài Gòn làm phụ hồ, khổ trơ xương, ba năm không biết mùi bún bò, mì quảng là gì.” Tôi hỏi anh: “Anh thấy người Sài Gòn thế nào?” Mặt anh ngạc nhiên như người từ sao Hỏa xuống: “Rứa, lúc mới vào tôi cũng có nghĩ người trong này ăn ngon, chơi bạo khác người quê tôi, nhưng chỉ ở vài tháng là tôi thấy chỉ người có tiền là khác.”
Cái anh chàng chủ tiệm hớt tóc này cũng như hàng triệu người từ nhiều thế hệ đã nhìn thấy Sài Gòn là một nơi kiếm sống, kiềm tiền làm giàu. Ðối với mọi người Việt Nam, tính cả dân thủ đô Hà Nội, Sài Gòn là vùng đất hứa, là một kiểu giấc mơ Mỹ của người Việt Nam.
Một trí thức người Bắc di cư kết luận: “Sài Gòn là đất Phật.” Nhiều người bạn ông bàn thêm: “Giá trị rõ nhất của đất Phật trước tiên đây là nơi chốn bình yên, bình yên cả trong chiến tranh, thiên tai và những vấn nạn đáng sợ khác có nguyên nhân từ con người. Sài Gòn không có chuyện phân biệt đối xử vùng miền, văn hóa và chủng tộc...”
Nhà báo TG. có lần nói: “Chỉ cần vô Sài Gòn, có một cái bơm xe, ngồi ở vỉa hè Sài Gòn cũng sống được, cũng thoát khổ mà tính chuyện khởi nghiệp.” Họa sĩ TC, có lần kể: “Trước 1975, thi sĩ Nguyễn Ðức Sơn và cố nhà văn Nguyễn Thụy Long có thời ăn cơm cháy, uống trà đá, ngồi xỉa răng ở một quán cơm xã hội.”
Mỗi người, trong hàng triệu người từ nhiều thế hệ đều có riêng cho mình những kỷ niệm sâu sắc về sự rộng lòng của đất và người Sài Gòn. Có người còn nói nửa đùa nửa thật rằng, nếu ai có chí, dám đứng le lưỡi cho người ta dán tem ở bưu điện thành phố chắc chắn không thiếu khách hàng.

Sài Gòn, nay vẫn còn đó những xóm nhà

ven kênh rạch nghèo xơ xác.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
 
 
Nhưng Sài Gòn cũng có bất công. Ðiều bất công này không phải do Sài Gòn gây ra mà chính là do không ít người đến với Sài Gòn gây ra. Có thể thông cảm hiện trạng lúc nào họ cũng thương nhớ ca ngợi nguyên quán xuất thân của họ. Và Sài Gòn cũng dễ quên không chấp khi có những người nhập cư thành đạt, nên cơ nghiệp, chỉ nhận họ là người thành phố này, tỉnh nọ.
Sài Gòn không hề chỉ là Sài Gòn của nơi kiếm tiền, chỉ là một nơi tạm trú, bởi đa phần người nhập cư đã hoặc sẽ có khoảng đời sống ở thành phố này dài hơn so với lúc họ sống ở nguyên quán sinh ra. Hãy đến các nghĩa trang, các chùa có để cốt mà xem, hàng triệu người tứ xứ thuộc nhiều thế hệ đã chọn gởi lại cho Sài Gòn nắm xương tàn.
Nhưng người Sài Gòn anh là ai? Có người nói ngày nay muốn tìm người Sài Gòn thì qua tiểu bang Cali ở Mỹ hoặc các cộng đồng người Việt lưu vong trên khắp thế giới.
Nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm người Sài Gòn ở Sài Gòn.
 
Một cô bạn của chúng tôi sinh ra ở một nhà bảo sanh trên đường Gò Công quận 6, có ông bà nội là người Minh Hương, ông bà ngoại là dân sanh ra ở bến Mễ Cốc quận 8. Cô nói: “Nếu muốn biết ai là người Sài Gòn thì chỉ cần nhìn cách họ đón tiếp đối xử với bà con cô bác ở quê lên thăm hoặc lên kiếm việc làm. Bà ngoại tôi mỗi lần gặp bà con là mừng lắm, tấm lòng của người tha hương mà. Ai cũng có họ hàng dây mơ rễ má, chớ có phải ở đất nẻ chui lên đâu.”

Theo một ông già từng là lính VNCH, nay chạy xe ôm ở quận Tân Bình, “đất Sài Gòn trước tiên là đất của những tay hảo hớn, bởi chỉ có những người mạnh mẽ từ tâm hồn đến thể xác mới quyết định bỏ xứ ra đi đến đất mới, cũng chính họ mở đường cho con cháu mưu cầu sự sống mới và tự do. Tánh hảo hớn và phóng khoáng là máu huyết căn cơ của người Sài Gòn.”

Ở góc đường Cao Thắng và Phan Thanh Giản cũ (nay là Ðiện Biên Phủ) có một cái miếu lớn gọi là Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nơi đây hàng ngày hàng đêm vẫn nghi ngút hương khói tưởng nhớ những vong linh của tướng quân Lê Văn Khôi (con nuôi Tả quân Lê văn Duyệt) và các nghĩa binh bị xử chém, vùi xác ở quanh khu Kỳ Hòa, thành Gia Ðịnh dưới thời vua Minh Mạng. Một nhà nghiên cứu lịch sử miền Nam có lần nói với tôi: “Không rõ lắm những nghĩa quân này có phải là người Sài Gòn không, nhưng tôi tin chắc khi họ chết, anh linh họ là người Sài Gòn.”

Và sẽ không tìm thấy một người Sài Gòn nào nếu tiếp tục nhìn lịch sử theo lối độc quyền và thiển cận. Người Sài Gòn chỉ có một khi lịch sử được minh bạch rằng, người Sài Gòn hôm nay chính là những người nhận được cơ hội từ những người từng đến, sống và chết từ Sài Gòn-Gia Ðịnh trong xuyên suốt các triều đại phong kiến, những anh linh tử sĩ VNCH, những vong linh người vượt biển vì tự do và cả những nạn nhân khác của bóng tối lịch sử.

Chỉ từ cách nhìn nhận này mới sáng rõ đúng nghĩa tánh hảo hớn-hào hiệp vì tự do và công bằng của người Sài Gòn.

 
May mà còn có Sài Gòn
 
Gia đình bên ngoại tôi có một người anh họ, anh tên là Ba V. Trước 1975 anh là lính sư đoàn 7 Bộ Binh VNCH đồn trú ở Gò Công. Quê anh ở ở một xã heo hút dù không xa Sài Gòn nhưng rất nghèo... Sau biến cố 1975, anh và gia đình càng lâm cảnh nghèo tệ hại hơn. Sài Gòn với anh là một thiên đường tại thế, có lần anh nói với tôi: “Tao phục mày quá, sống được ở Sài Gòn ngon thấy mẹ.” Lời anh đơn giản nhưng chí lý, người Sài Gòn thời nào cũng rất bảnh trong cách nhìn của người địa phương khác.
 

Có người sẽ phản bác tôi rằng, người Sài Gòn ngày nay không còn sang trọng nữa.

Nhưng trường hợp gia đình anh họ tôi thì lại đồng ý với tôi. Sau 1975 cả bảy đứa con của anh họ tôi đều không đủ ăn đến xanh mặt.
Khi Sài Gòn vào thời kinh tế thị trường cả năm đứa con trai, con gái của anh đều trở thành người Sài Gòn, anh chỉ giữ lại được đứa con gái và đứa con trai út làm người Gò Công cày cấy trên nửa mẫu ruộng hương hỏa.
Ðiều đáng nói là những người con Sài Gòn của anh, dù chỉ làm thợ hồ và nấu bếp ở Sài Gòn nhưng đã đem lại một cuộc cách mạng kinh tế, lối sống văn minh cho cả gia đình anh.
Chất nông dân cố cựu của anh không còn như trước, ở anh ngày càng rõ ra cái chất thị dân Sài Gòn do con anh truyền bá.
 
Có hàng triệu gia đình ở Việt Nam hôm nay giống như anh, người ta không thể thống kê hết những thay đổi theo kiểu Sài Gòn. Nhưng có một điều người ta chắc chắn là văn hóa thị dân Sài Gòn hình thành từ tinh hoa thể chế thực dân và ánh sáng của nền dân chủ tự do Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, ánh sáng này đủ mạnh để dung chứa mọi cách sống và để truyền bá những điều tốt đẹp.

Người Sài Gòn hôm nay vẫn còn thói quen hóng gió trên bến Bạch Ðằng. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Tôi có dịp nói chuyện với cô gái người Hà Nội, cô vào Sài Gòn làm nghề báo. Tôi không biết cô có phải là người Hà Nội gốc hay không, cô nói: “Khi mắng cái dân thiếu văn minh ngoài đấy, em có Sài Gòn để chứng minh là trong này người ta không ai làm việc xấu hổ thế.”

Tất nhiên, không có vùng rộng của lối sống văn minh nào lại không có mặt tệ nạn, nhưng cộng đồng thị dân Sài Gòn không có kiểu hí hởn cả tập thể hùa nhau hái hoa Anh Ðào của Nhật Bản triển lãm về làm của riêng, cũng không có những vấn nạn không thể tưởng tượng được như chiếm thang máy chung cư, cho thang máy chạy lên chạy xuống liên tục để vỗ con và đút cơm cho con mình ăn ngon miệng.

Và không có cái kiểu nghĩ và hành xử như một cô ca sĩ trẻ mà tôi quen. Cô này từ Hà Nội vào Sài Gòn tìm cơ hội thành “sao.” Trong thời điểm Hà Ðông có quyết định sáp nhập vào Hà Nội, cô luôn miệng tục tằn gay gắt với những người “đời đời kiếp kiếp” cô không nhận là người Hà Nội, dù hàng ngày đang cùng thở, cùng sống ở không gian Hà Nội mở rộng với cô.

Chính từ những cách nhìn kỳ thị kiểu này đã xác lập một thứ ranh giới mà ở đó người ta tự cho Hà Nội như mình đây là tốt đẹp, phần còn lại là tệ hại vì không phải là Hà Nội. Có gì đáng buồn cười và xấu hổ cho bằng kiểu kỳ thị “địa phương thượng đẳng” đó. Và chính đó mới là mầm mống, là nguyên nhân của vô số vấn nạn xã hội.

Vấn đề không phải Sài Gòn không có người nhập cư quê mùa kém cỏi, nhưng cái chính là văn minh Sài Gòn đủ mạnh để hướng mọi người đến phẩm chất tôn trọng lợi ích cộng đồng và tự trọng trong lối sống cá nhân.

Ở phạm vị rộng hơn, nhiều bậc thức giả chiêm nghiệm rằng, không phải năm 1975 “giải phóng Sài Gòn” mà chính là biến cố đó đem đến cơ hội giải phóng toàn diện xã hội miền Bắc.

Hơn ba mươi năm qua, những ai công tâm sẽ nhìn thấy những dòng người không thể thống kê hết từ miền Bắc vào Sài Gòn để mưu cầu cuộc sống tốt hơn, qua từng cá nhân, họ hàng, thôn làng vào Sài Gòn vào miền Nam rồi về thăm quê đã đưa về, đã truyền bá lối sống văn minh vật chất và tinh thần Sài Gòn.

Bạn tôi, nhà thơ, là một người Hà Nội sang trọng, anh vào và chọn Sài Gòn để sống và cũng có thể coi anh là người tị nạn văn hóa ở Sài Gòn. Anh có những kỷ niệm vui buồn sâu sắc dành cho Hà Nội, nên mỗi lần về quê trở vào là anh nói: “Mình đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất là thấy nhẹ người.” Tất nhiên cũng trùng hợp, người biết và chia sẻ tâm trạng “nhẹ người” này là những Việt kiều lưu vong mỗi khi rời Việt Nam bay trở lại đất nước bao dung mình.

Và từ những năm đen tối nhất của lịch sử cho đến thời tạm dễ thở, không một nơi chốn nào của đất nước này được hàng triệu triệu người Việt đồng tâm tin rằng: May mà Việt Nam còn có Sài Gòn!


 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Jul/2010 lúc 6:54am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 7:33pm
 
 
Đọc bài "May mà Việt Nam còn có Saigon" , dù đang sống tại Saigon, đang hít thở không khí Saigon vào sáng tinh mơ , nhưng sao mk vẫn da diết NHỚ Saigon ( !? ).
 
Nhớ Saigon của tuổi thơ ?
Nhớ Saigon của ngày tháng cũ ?
Nhớ Saigon chợt nắng chớt mưa ?
Nhớ Saigon của tuổi trẻ với bao ước mơ tương lai màu hồng  ?
Nhớ Saigon những lúc hoàng hôn vừa tắt, thành phố bắt đầu lên đèn , lòng nao nao bâng khuâng , chiêm ngưỡng Saigon từ một quán kem góc Nguyễn Huệ & Lê Lợi ?
Nhớ Saigon ....
Nhớ Saigon ....
 
 
 
Nhớ Saigon ngỗn ngang xe cộ , quân trang quân dụng ( của Lính VNCH ) vất bỏ trên các con đường trung tâm Saigon dẫn đến Bến Bạch Đằng  ngày 30- 4- 1975 ?
Nhớ Saigon những đêm không điện , tối đen từ trong nhà ra ngoài phố ?
Nhớ Saigon những tháng ngày chỉ biết loay hoay "miếng ăn-cái mặc" , bỏ quên nét đẹp Hòn Ngọc Viễn Đông ?
Nhớ saigon ....
Nhớ Saigon ....
 
(kể sao cho hết ! )
 
 
Xin gửi đến Đồng Hương và Thân Hữu vài bài nhạc về Saigon ( mk đang nghe ) .
Xin hãy  dành những giây phút  tĩnh lặng thưởng thức trọn vẹn 20 bài nhạc "Tưởng Nhớ Saigon" bên ly cafe hay tách trà nhé .
 
 
 
 
 
 
 
 
 
( Mấy bài nhạc của mk lại chạy vào sai địa chỉ . Mong Admin vui lòng xí xóa  Smile )
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Jun/2010 lúc 9:15pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2010 lúc 5:47am
 
 
 
 
 
Saigon có "Anh Hai SaiGon"  sống tự do , phóng khoáng, hảo hớn - hào hiệp , rất "điệu nghệ" của dân Nam Bộ.
Bên cạnh,
Sài Gòn cũng có "Em Sài Gòn" đầy nét duyên dáng, dịu dàng , đáng yêu ...
 
"Em Saigon một thời hoa bướm nên thơ
Em Gia Long mắt buồn sầu vương màu áo
Em Trưng Vương một chiều áo trắng thơ ngây
......
Em Saigon một thời áo tím Gia Long
Em Saigon một thời áo trắng Trưng Vương "
 
(Mặc dù từ thập niên 60 ,  nữ sinh Gia Long đã đổi  thành "áo trắng Gia Long", nhưng trong ký ức dân Saigon và cả cựu học sinh Gia Long , vẫn không quên "màu tím Gia Long" mộng mơ của thế hệ đàn chị xa xưa )
 
 
Một bài nhạc thật dễ thương : EM SAIGON .
 
MK
 
 
 
Em Sài Gòn 
Posted on May 29th, 2010.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Jul/2010 lúc 6:19am
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.297 seconds.