Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: MỘT CHUYỆN BUỒN Ở SƠN TỊNH Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: MỘT CHUYỆN BUỒN Ở SƠN TỊNH
    Gởi ngày: 12/Mar/2010 lúc 10:06am

Bé gái 13 vừa làm chị vừa làm 'cha mẹ'

Từ ngày cha mẹ mất, Cao Thị Mỹ Trung trở thành người duy nhất chăm sóc hai em gái nhỏ từ bữa ăn, giấc ngủ, giặt đồ, tắm rửa…, là điểm tựa mong manh dìu các em vượt qua mất mát, đau thương tiếp tục đến trường.

Nhiều người dân huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sinh quán của anh hùng Trương Định kể về câu chuyện ba đứa trẻ gái mồ côi sống ở xóm nghèo bên bờ sông Trà Khúc, thôn Tăng Long, xã Tịnh Long. Đứa lớn nhất 13 tuổi và nhỏ nhất mới 6 tuổi.

Sáng nào cũng vậy, cô chị cả thức dậy từ tờ mờ sáng phụ bà nấu cơm, rồi gọi hai em thức dậy vệ sinh, rửa mặt, ăn uống và sửa soạn cặp sách đến trường. “Từ ngày ba má mất, hai em ngoan ngoãn hơn, giờ đây em phải là chỗ dựa cho các em, chỉ bảo học tập, vỗ về ngủ ngon giấc", bé Trung nhỏ nhẹ nói.

Chăm sóc hai em đến trường, gương mặt Trung như già đi trước tuổi. Ảnh: Trí Tín

Cô bé kể, thương cảnh côi cút của ba chị em, thầy cô thường dặn Trung hãy cố gắng học làm tấm gương cho hai em để sau này cuộc sống đỡ cực khổ. Ngoài giờ học, em còn phụ giúp ông bà nội nhặt củi, hái rau, nấu cơm và quét nhà. Cô bé ngậm ngùi: "Thương nhất là em út Hiếu đêm nào cũng khóc òa vì nhớ mẹ. Em phải ôm chặt em, thay mẹ dỗ dành mãi bé mới chịu ngủ, trong mơ còn thút thít”.

Hàng ngày, chứng kiến cảnh Trung kỳ cọ tắm rửa, giặt giũ quần áo, chải đầu cột tóc cho hai em Hậu, Hiếu trước giờ đến trường trong căn nhà hiu quạnh, bà con lối xóm khó mà cầm được nước mắt và lòng thương cảm.

Hai tháng trước, đôi vợ chồng trẻ Cao Vân (36 tuổi) và Đặng Thị Liên (34 tuổi) cùng chết trên bước đường mưu sinh ở tỉnh Bình Dương, để lại ba con gái thơ dại. Người dân ở thôn Tăng Long vẫn còn nhớ như in lần một chiếc xe chở về làng cùng lúc hai cỗ quan tài của họ.

“Cái hôm đưa thi thể hai vợ chồng Vân về nhà, bà con trong thôn phải dùng đò đưa quan tài qua sông Trà. Nhìn cảnh ba đứa trẻ gào khóc thảm thiết bên thi thể ba mẹ mà dân làng cũng khóc theo...”, bà Nguyễn Thị Lai xúc động kể.

Hàng ngày ba chị em được ông nội vừa cắt cỏ bên sông vừa chèo ghe chở sang sông Trà Khúc đến trường. Ảnh: Trí Tín

Quanh năm ngâm mình trong nước sông Trà Khúc hành nghề cào sạn, cuộc sống ngày càng khó khăn nên đôi vợ chồng quyết định để con lại nhà, vào Nam mưu sinh bằng nghề bán bánh mì. Vào tỉnh Bình Dương được vài tháng thì cả hai bị chết ngạt giữa đêm khuya nơi nhà trọ, chỉ vì chiếc xe máy.

“Nghèo lại thiếu hiểu biết nên hai vợ chồng mới chết thảm như thế này", Cao Hiền, anh ruột của Cao Vân nghẹn ngào. Hôm ấy do chiếc xe máy quá cũ, Vân đưa đi làm máy lại rồi đem về nhà trọ chạy rôđa trong đêm để kịp sáng sớm hôm sau đi bán bánh mì. Ai ngờ phòng trọ chật hẹp đóng kín cửa, chiếc xe cứ nổ máy xình xịch khiến không khí thiếu oxy.

"Đợi mãi không thấy hai vợ chồng Vân đi bán bánh mì, đến gần trưa chạy đến nhà trọ gọi không được, tôi phá cửa vào thì thấy hai người đã chết ngạt nằm dưới nền”, người anh kể.

Dù mồ côi bố mẹ, nhưng nhờ sự chăm sóc của cô chị 13 tuổi và sự bao bọc của ông bà nội mà cả hai em bé Hậu, Hiếu đều rất sạch sẽ, quần áo nghiêm chỉnh khi đến trường. Ảnh: Trí Tín

Từ ngày hai vợ chồng con trai mất, ông Cao Chuyện (70 tuổi) ngậm ngùi đưa ba cháu về căn nhà ọp ẹp bên sông Trà Khúc nuôi dưỡng. “Hàng ngày nhìn thấy bé Trung tỉ mẩn chải đầu, tắm rửa, đêm đêm chỉ bảo hai đứa em nhỏ học tập mà vợ chồng già tui đau xé lòng... Mấy ngày qua, bé Trung nằng nặc đòi theo bà nội phụ bán cá trên chợ. Không biết hai vợ chồng già của tui sẽ còn sức lực bao nhiêu nữa để xoay sở nuôi các cháu ăn học", ông nội lo âu, nước mắt lặng lẽ chảy dài trên gò má khắc khổ, gầy nhom.

Hơn mười năm nay do bị bệnh thoái hóa cột sống nên ông Chuyện phải ở nhà để một mình người vợ bị bệnh suy tim mãn tính tần tảo buôn bán. Ngày nào cũng vậy, bà Nguyễn Thị Đan (64 tuổi) - bà nội của ba bé gái mồ côi, cũng dậy sớm từ lúc 5 giờ sáng chuẩn bị cơm nước cho các cháu ăn đi học, sau đó còng lưng đạp xe lên chợ Châu Sa (cách nhà 3 km) để mua cá từ các thương lái bán lại ngay tại chợ. Trong khi đó, ở nhà ông Cao Chuyện vừa cắt cỏ cho bò vừa chèo ghe đưa các cháu qua sông Trà Khúc đến trường mỗi ngày.

Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Ông Cao Chuyện (bà Nguyễn Thị Đan), thôn Tăng Long, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Trí Tín



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 12/Mar/2010 lúc 10:09am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.111 seconds.