Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Hướng Dẫn Sử Dụng Diễn Đàn
Message Icon Chủ đề: Ngôn Ngữ Bình Dân Trong Văn Chương K. D Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: Ngôn Ngữ Bình Dân Trong Văn Chương K. D
    Gởi ngày: 22/Oct/2015 lúc 2:39am
Ngôn Ngữ Bình Dân Trong Văn Chương Kim Dung

Trước hết, ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, không ai cấm nhà văn đưa vào hệ thống ngôn ngữ bình dân, đặc biệt là ngôn ngữ thoá mạ, vào trong tác phảm của mình. Có nhiều khi, một từ thoá mạ thô thiển, thậm chí tục tĩu, nằm đúng vào ngữ cảnh của câu văn hoặc tình huống của chương hồi lại tạo ra được yếu tố nghệ thuật bất ngờ, thú vị cho văn chương.

Đọc văn chương Trung Hoa, chúng ta bắt gặp ngôn ngữ thóa mạ gần như là yếu tố khá phổ biến, bàng bạc trong tác phẩm. Bộ tiểu thuyết sử thi Tây Hán chí (Hán Sở tranh hùng) có nhiều đoạn mô tả phương pháp thoá mạ mà các tường lĩnh của Hán vương Lưu Bang và Tây Sở bá vương Hạng Vũ đùng để chửi bới lẫn nhau với mục đích chọc giận kẻ thù, buộc kẻ thù không chịu nhục được, phải mở cửa thành ra đánh. Gặp kẻ thù ngoan cố, chịu nhục giỏi, các tướng lĩnh còn ra lệnh cho bọn mạ thủ (chuyên chửi) cưởi truồng ra mà thoá mạ. trong AQ chính truyện, Lỗ Tấn đã cho phép nhân vật AQ của mình thực hiện phép “thắng lợi tinh thần”, thình thoảng cũng thoá mạ cũ Triệu, Vương râu xồm, Đôn oắt tì và Tây giả cầy: “Mày là cái thứ đồ gì? Con ông về sau còn hơn gấp mười lần mày” hoặc “Nó đánh mình như đánh bố nó”. Văn chương của Kim Dung là thế giới của bọn hào sĩ giang hồ; trong đó một nửa là bàng môn tả đạo, bắt gà, trộm chó, cướp của, giết người, lại bất học vô thuật nữa cho nên chuyện thoá mạ đối với họ như cơm bữa.

Bộ Hiệp khách hành là bộ tiểu thuyết có lối thóa mạ kỳ lạ nhất. Mỗi khi nghĩ đến tình địch, Mai Phương Cô thoá mạ con của Thạch Thanh và Mẫn Nhu là Cẩu Tạp Chủng, kêu tên Cẩu Tạp Chủng chửi mấy tiếng cho đỡ buồn. Đối với người đàn bà ghen uông ghê gớm này, một nửa Thạch Phá Thiên có chất người của Thạch Thanh, một nửa còn lại có chất “chó má” của Mẫn Nhu! Cậu bé phải mang cái tên Cẩu Tạp Chủng cho đến năm 20 tuổi mới biết được tên mình là Thạch Phá Thiên.

Thiên Long bát bộ cũng có một hệ thống ngôn ngữ thoá mạ phong phú. Một nhà sư trẻ Phật lực cao cường, kinh điển tinh thông, lòng dạ đoan chính như Hư Trúc cũng bị Thiên Sơn Đồng Mỗ cung Linh Thứu núi Phiêu Diễu thoá mạ là “xú hoà thượng, sư chết chém, thầy chùa chết đâm”. Bọn “quần tiên” 36 động 72 đảo là một phường bàng môn tả đạo ô hợp; đàn ông thì tự xưng là “lão gia, lão tử”, đàn bà thì tự xưng là “lão nương”. Bọn đệ tử của Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu thì tán tụng thầy: “Tinh Tú lão tiên thần thông quảngđại thiên hạ vông song. Lão gia đá một phát như trời long đất lở, vẫy tay một cái nhật nguyệt lu mờ” và đối với các phài khác, bọn họ coi chẳng ra gì. Thế như khi Đinh Xuân Thu bị Hư Trúc đánh ngã, cả bọn lại nịnh Hư Trúc và quay ngược thoá mạ Đinh Xuân Thu: “Ánh lửa đom đóm mà dám tranh sáng với mặt trời mặt trăng. Ngươi là kẻ tiểu nhân gian tà, độc ác”. Kiểu thoá mạ như vậy gây cho người đọc những nụ cười thú vị về thói nịnh, thói xu viêm phụ nhiệt.

Mà không chỉ có bọn đàn ông mới thoá mạ. Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung còn xây dựng một hình tượng phụ nữ khá độc đáo: nàng hoa khôi Ôn Khang, vợ Mã Đại Nguyên. Người đàn bà đẹp này bình thường khép nép, nghiêm cẩn, rõ ra khí tượng của một thiếu phụ khả kính. Nhưng trước khi nàng ta chết, người đọc mới hiểu ra rằng nàng là kẻ dâm loạn với Đoàn Chính Thuần, Bạch Thế Kính. Trước khi chết, Ôn Khang còn ráng thu hết tàn lực thoá mạ Kiều Phong một hồi với mới ngon ngữ vừa tục tĩu vừa độc ác. Và càng thoá mạ, đôi mắt nàng càng sáng lên, gương mặt lại có vẻ cao hứng, phấn khởi!

Bọn quần hào bốn châu Tề, Lỗ, Dự, Ngạc trong Tiếu ngạo giang hồ có trình độ thoá mạ cũng thuộc hạng thượng thừa. Chúng kết hợp với Đào Cốc lục tiên cùng một giuộc, hễ mở miệng ra là “con mẹ nó, 18 đời tổ tôn quân rùa đen, phường đê tiện”. Đặc biệt ngôn ngữ thóa mạ còn được dùng như mộ thứ mật khẩu để nhận ra nhau. Lệnh Hồ Xung, chưởng môn Hằng Sơn, bị bọn đệ tử Tung Sơn từng bị chàng đâm mù mắt vây hãm trong hang động tối đen núi Hoa Sơn, tìm mọi cách để giết chàng. Khi phóng kiếm ra trong bóng tối, họ thường chửi: “Cút con bà mày đi!”. hoá ra, đó là mật khẩu để nhận ra nhau. Lệnh Hồ Xung thoá chết nhờ biết học và dùng câu “Cút con bà mày đi!”. Những kẻ khiếm thị kia cứ ngỡ chàng là đồng bọn! (Tiếu ngạo giang hồ).

Nhưng không ở tác phẩm nào, ngôn ngữ thóa mạ được hệ thống hoá một cách tinh xảo và nâng cao thành ngôn ngữ văn học lạ lùng như trong Lộc Đỉnh ký. Vi Tiểu Bảo Xuất thân từ Lệ Xuân viện thành Dương Châu, 13 tuổi đã lĩnh hội trọn vẹn mớ ngôn ngữ tục tĩu của khách làng chơi và đám kỹ nữ. Khi được vào trong cung nhà Thanh, hắn lại được tu nghiệp thêm với bọn thái giám và thị vệ, trở thành một chuyên gia thoá mạ hạng nhất. Hắn gọi Tổng quản thái giám là “Hải lão con rùa”, gọi thái hậu là “mụ điếm già”, gọi công chúa Kiến Ninh là “con đượi non”, gọi Ngô Tam Quế là “đại Hán gian”, gọi Ngô Ứng Hùng là “tiểu Hán gian”. Tiến quân ra biên giới Đông Bắc đánh nhau với nước Nga, hắn gọi quân Sa hoàng là “bọn quỷ Hồng mao”. Bắt được một số hàng binh Nga, hắn buộc những người này phải ra trận làm mạ thủ, chửi bới viên tư lệnh quân Nga là Á Nhĩ Thanh Tư Cơ, chọc giận cho quân Nga khai thành tiếp chiến. Tuy nhiên, hắn cực kỳ thất vọng khi hàng binh Nga chỉ biết chửi “người là đồ heo, đồ chó”. Hắn vỡ lẽ ra rằng về phương pháp và nội dung thóa mạ, người Trung Quốc cao cường hơn người Nga; câu văn phong phú hơn mà tiết tấu cũng nhịp nhàng hơn. Nghệ thuật chửi bới của Vi Tiểu Bảo xuất thần nhập hóa đến nỗi hai ông thầy của hắn cũng theo học mớ ngôn ngữ tào lao đó. Vua Khang Hy và trần Cận Nam cũng theo cách chửi của Vi Tiểu Bảo, chửi tục. Chửi cho vui!

Văn chương là sự phản ánh cuộc sống xã hội nhất định trong một giai đoạn nhhất định. tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung nói về bọn hào sĩ giang hồ thời phong kiến. Mà cái mặt bằng văn hóa thời phong kiến của xãn hội Trung Hoa quá thấp, là sản phẩm của một nền kinh tế nhỏ và lạc hậu. Chính trong một xã hội như vậy, việc đưa ngôn ngữ thóa mạ vào miệng nhựng nhân vật của mình là một cái gì hết sức tự nhiên. Vấn đề còn lại là ngôn ngữ thóa mạ ấy hiện ra trong ngữ cảnh nào, trong trường hợp nào. Kim Dung đã làm một chuyện hết sức tài hoa: việt được những bộ tiểu thuyết trường thiên, giàu tính nghệ thuật bằng sự pha trộn ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, trong đó có ngôn ngữ thoá mạ.

Ông sáng tác tiểu thuyết tại Hongkong, nhưng văn chương Quan thoại trong tác phẩm của ông cực kỳ trong sáng và nghệ thuật: rất gần gũi với Quan thoại Trung Quốc. Tháng 1/1995, ông về Bắc Kinh diễn thuyết và nhận hàm giáo sư danh dự Đại học Bắc Kinh; các học giả Trung Hoa đã ca ngợi cách thể hiện của Kim Dung, coi ông là nhà văn lớn của nền văn chương Quan thoại hiện đại. Kim Dung đã biết dung nạp cái nhã và cái tục, sử dụng cái tục để tạo ra cái nhã. Thủ pháp diễn đạt của ông là thủ pháp của nhà văn thượng thừa. Có lẽ vì thế mà hôm nay, 12 bộ tiểu thuyết của ông đã được các nhà xuất bản Trung Quốc in lại và được bày bán, trân trọng đón nhận trên toàn cõi Trung Hoa. Kim Dung có thêm cả tỷ độc giả chính thức.

TG : Vũ Đức Sao Biển
( Kim Dung Giữa Đời Tôi )

Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 22/Oct/2015 lúc 7:07am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.158 seconds.