Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Nhà Văn Hồ Biểu Chánh Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Admin
Admin Group
Admin Group


Tham gia ngày: 01/Jan/2006
Thành viên: OffLine
Số bài: 199
Quote Admin Replybullet Chủ đề: Nhà Văn Hồ Biểu Chánh
    Gởi ngày: 26/Jun/2007 lúc 5:15pm

Hồ Biểu Chánh (18841958) là một nhà văn Việt Nam với phong cách hành văn tiêu biểu cho người Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam và là một trong những tiểu thuyết gia đầu tiên ở Nam Bộ mở màn cho thể loại tiểu thuyết hiện đại.

Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của văn học Việt Nam sáng tác bằng chữ Quốc Ngữ.

Tiểu sử

Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ ThoSài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.

Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, thực dân Pháp lập "Nam Kỳ Quốc", ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi.

 

Sự nghiệp văn chương

Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.

Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.

Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.

Các tác phẩm

  • Dịch thuật:
    • Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
    • Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)
  • Thơ:
    • U tình lục (Sài Gòn – 1910)
    • Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
    • Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)
  • Tùy bút phê bình:
    • Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
    • Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
    • Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)
  • Hồi ký:
    • Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
    • Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
    • Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
    • Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
    • Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
    • Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)
  • Hài kịch:
    • Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
    • Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
    • Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
  • Hát bội:
    • Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
    • Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
    • Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
    • Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
  • Cải lương:
    • Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
    • Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
    • Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)
  • Đoản thiên:
    • Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
    • Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
    • Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
    • Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
    • Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
    • Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1955)
  • Truyện ngắn:
    • Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
    • Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
    • Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)
  • Biên khảo:
    • Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
    • Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
    • Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
    • Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
    • Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
    • Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
    • Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
    • Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
    • Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
    • Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
    • Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
    • Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
    • Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
    • Phật tử tu tri (Gò Công)
    • Nho học danh thơ (Gò Công)
    • Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
    • Địa dư đại cương (Gò Công)
    • Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
    • Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
    • Phật giáo Việt Nam (1950)
    • Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
    • Nho giáo tinh thần (1951)
  • Tiểu thuyết:
    • Ai làm được (Cà Mau 1912)
    • Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
    • Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
    • Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
    • Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
    • Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot)
    • Cha con nghĩa nặng (Càn Long- 1929)
    • Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
    • Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
    • Chút phận linh đinh (Càn Long –1928)
    • Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
    • Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)
    • Cư Kính (Vĩnh Hội – 1941)
    • Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
    • Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
    • Dây oan (Sài Gòn –1935)
    • Đỗ Nương Nương báo oán (SG 1954)
    • Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
    • Đoạn tình (Vĩnh Hội –1940)
    • Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
    • Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
    • Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
    • Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
    • Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
    • Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
    • Khóc thầm (Càn Long – 1929)
    • Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
    • Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
    • Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
    • Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
    • Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
    • Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
    • Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
    • Một duyên hai nợ(Sài Gòn – 1956)
    • Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
    • Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
    • Nặng gánh cang thường (Càn Long-1930)
    • Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
    • Người thất chí (Vĩnh Hội –1938)
    • Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
    • Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
    • Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
    • Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
    • Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
    • Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
    • Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
    • Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
    • Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
    • Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
    • Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
    • Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
    • Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
    • Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
    • Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
    • Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
    • Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
    • Tơ hồng vương vấn (1955)
    • Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
    • Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
    • Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
    • Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
    • Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
    • Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
    • Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
    • Người vợ hiền (?)*

Liên kết ngoài

Dữ liệu nhân vật
Tên Hồ Biểu Chánh
Tên khác Hồ Văn Trung (tên thật); Biểu Chánh (tự); Thứ Tiên (hiệu)
Tóm tắt Nhà văn Việt Nam
Lúc sinh 1884
Nơi sinh Làng Bình Thành, tỉnh Gò Công, Việt Nam (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, ViệtNam)
Lúc mất 4 tháng 9, 1958
Nơi mất Phú Nhuận, Gia Định, Việt Nam
IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2007 lúc 6:26am
 

Phương Trang

60 tập phim về tác phẩm Hồ Biểu Chánh

2006

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum

Khi bắt tay thực hiện bộ phim Ngọn cỏ gió đùa cách đây 17 năm, đạo diễn Hồ Ngọc Xum không hề nghĩ rằng đó sẽ là cột mốc đánh dấu mối lương duyên của mình với nhà văn Hồ Biểu Chánh, để rồi nhiều năm sau, Con nhà nghèo, Nợ đời, Cay đắng mùi đời nối nhau xuất hiện

Những ngày gần đây, trên trường quay bộ phim Cay đắng mùi đời (10 tập x 45 phút, TFS sản xuất), đạo diễn Hồ Ngọc Xum vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo về một đề án được xem là khá táo bạo đối với anh từ trước đến nay. Theo đề án đó, sắp tới, cùng với một số đạo diễn khác, Hồ Ngọc Xum sẽ đưa một loạt tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh lên phim.

. Phóng viên: Trong làng văn VN, có biết bao tên tuổi vĩ đại. Ngay cả tác phẩm về con người, về văn hóa Nam Bộ xưa cũng vô cùng phong phú. Vì sao anh lại dành nhiều ưu ái cho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh?

- Đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Ban đầu, tôi làm phim về tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ sự đặt hàng của hãng phim. Thế nhưng, về sau, tôi yêu tác phẩm của ông lúc nào không biết. Một phần có lẽ bởi tôi vốn là dân văn chương (đạo diễn Hồ Ngọc Xum đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa năm 1977). Song, phần khác là bởi tính nhân văn trong tác phẩm của ông dường như chưa bao giờ lỗi thời. Đặc biệt là tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”.

Cách đối nhân xử thế đó đã giúp tác phẩm của nhà văn Nam Bộ này sống mãi. Ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cách nay gần một thế kỷ, người ta có thể bắt gặp hiện tượng các cậu ấm cô chiêu được gởi đi du học; cảnh các cô gái từ quê ra tỉnh bị cám dỗ để rồi đánh mất chính mình, hay như chuyện đòi hỏi bình quyền giữa nam và nữ, cao hơn là lời kêu gọi giải phóng phụ nữ... thì ở xã hội chúng ta đang sống vẫn không thiếu những hiện tượng đó. Bên cạnh tính thời sự cao, tính giáo dục sâu sắc, ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông cũng đầy chất điện ảnh, rất thích hợp để dựng thành phim.

. Làm những phim xưa như thế chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn về nhiều mặt, chẳng hạn: bối cảnh, đạo cụ, phục trang... Đoàn phim đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?

- Nói chung, về trang phục, bộ phận phục trang của hãng đã cố gắng tìm hiểu qua nhiều nguồn tư liệu rồi đặt may. Những chiếc xe cổ được chúng tôi thuê tại một kho xe cổ ở Biên Hòa với giá đắt hơn thuê xe đời mới (từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/ngày). Đoàn phim Cay đắng mùi đời chúng tôi hiện đang thuê phục chế một chiếc xe khách kiểu dáng những năm đầu thế kỷ. Muốn tìm xe ngựa, đoàn phim lại dắt díu nhau lên Lái Thiêu. Về phà, cũng may bến phà Trà Vinh - Bến Tre vẫn còn hoạt động. Nói chung, khó nhất có lẽ vẫn là bối cảnh. Nếu như ngày trước, mỗi lần cần quay cảnh xưa, chỉ cần ra khỏi Thủ Đức một chút thì nay, chúng tôi phải đi rất xa.

Từ hôm khởi quay đến giờ, đoàn Cay đắng mùi đời đã chu du từ Sài Gòn xuống tận Trà Vinh rồi ngược lên Tây Ninh, quay về Long An, sang Củ Chi, xuống Tiền Giang... Có bối cảnh rồi nhưng việc bị gia chủ đổi ý không cho quay tiếp, phải tìm bối cảnh tương tự quay lại từ đầu là chuyện xảy ra như cơm bữa. Cách thoại chậm rãi, từ tốn; câu thoại có sử dụng nhiều từ cổ cũng là một vấn đề làm đau đầu không ít diễn viên...

Cảnh trong phim Cay đắng mùi đời

Chúng tôi chỉ biết cố hết sức để chuyển tải đầy đủ vẻ đẹp trong từng áng văn của nhà văn Hồ Biểu Chánh lên phim. Việc sai sót là khó tránh khỏi nhưng chúng tôi sẽ hạn chế tối đa để không làm những độc giả yêu văn của cụ thất vọng và để khán giả trẻ có một vốn kiến thức cơ bản và tương đối chính xác về nét đẹp văn hóa Nam Bộ những năm đầu thế kỷ 20. Cũng may, nhiều nơi, khi biết chúng tôi làm phim về Hồ Biểu Chánh, đã tận tình giúp đỡ đoàn. Có lẽ bởi cái bóng của cụ quá lớn.

. Sau Cay đắng mùi đời, được biết hãng phim TFS đang triển khai kế hoạch sản xuất hẳn một loạt phim có kịch bản được xây dựng từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Khâu chuẩn bị đã đến đâu rồi, thưa anh?

- Kế hoạch này đã được chúng tôi ấp ủ từ rất lâu bởi nhiều lý do: Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn lớn của Nam Bộ đầu thế kỷ qua, là cha đẻ của một kho tiểu thuyết mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác phẩm của ông mang đầy tính giáo dục, dẫu xưa nhưng vẫn chưa bao giờ cũ vì đạo lý làm người muôn đời vẫn thế... Thêm một lý do nữa là mỗi lần dựng phim về tác phẩm Hồ Biểu Chánh, chi phí rất tốn kém. Trước, cứ lẻ tẻ vài năm lại làm một phim, đạo cụ, bối cảnh rất khó tìm nhưng xong phim lại vứt đi, chúng tôi rất xót. Vì thế, chúng tôi đã nhiều lần tự hỏi tại sao chúng ta lại không kết nối chúng lại thành một loạt phim để cho khán giả được mãn nhãn với dòng phim cổ...

Phần kịch bản cho loạt phim này (được chuyển thể từ trên dưới 10 tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh) hiện đã hoàn tất. Tổng thời lượng phim dự kiến lên đến gần 60 tập. Nếu không có gì thay đổi, tháng 8 tới chúng tôi bắt đầu bấm máy. Loạt phim chuyển thể từ tác phẩm văn học dài hơi nhất từ trước đến giờ này sẽ là một thử thách mới đối với chúng tôi. Kịch bản phim là sản phẩm chung của một nhóm biên kịch chuyên nghiệp của hãng. Tôi sẽ là một thành viên trong nhóm đạo diễn.

Hãng phim TFS muốn mời một nhóm đạo diễn cùng thực hiện để mang lại cho bộ phim nhiều màu sắc. Màu sắc ở đây không phải là phong cách làm việc mà chính là cách nhìn nhận vấn đề qua lăng kính của từng đạo diễn, tùy thuộc vào quan niệm sống, lứa tuổi của họ. Tôi thấy cách lý giải này rất hợp tình hợp lý. Có như vậy, là phim xưa nhưng bộ phim vẫn có được nét tươi mới để lôi cuốn nhiều thành phần khán giả.

 

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2007 lúc 6:27am

Truyện của Hồ Biểu Chánh được mùa lên phim

(VietNamNet) - Bàng bạc một không gian Nam bộ xưa được phục hiện qua những bộ phim của Hãng TFS chuyển thể từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Mới đây nhất là Nợ đời...
                                                                                  

Một cảnh lãng mạn trong Nợ đời.

Trong suốt tháng 6 này, khán giả của Đài Truyền hình TP.HCM sẽ được trở về với không gian Nam bộ những năm 30 của thế kỷ trước qua bộ phim Nợ đời (26 tập, kịch bản Thanh Hoàng, đạo diễn Hồ Ngọc Xum). Không chỉ một góc phố xưa cũ, những căn nhà cổ kính, xe kéo, xe ngựa đến chiếc máy hát đĩa, tờ Thông lập báo... được các nhà làm phim lùng chọn khó khăn nhằm thỏa mãn sự cảm nhận cho khán giả, mà còn cả chi tiết nhỏ như tiếng rao của người bán món chí mà phù trong đêm... Đáng kể nhất là cung cách ăn nói của các nhân vật gần như trung thành với nguyên tác. Tuy hơi khó nghe đối với khán giả hôm nay nhưng khi đã quen, sẽ là một sự thú vị khi công chúng tự mình khám phá lại ngôn từ của những con người thuộc thế hệ trước. Đó là những đại từ nhân xưng qua, toa, moa, những thán từ lắm đa, lung lắm (nhiều lắm) hay những câu cửa miệng mà các nhân vật rất thường sử dụng như "mắc cái giống gì", "bất nhơn dữ hôn" (bất nhân dữ không)... Thoại súc tích, không quá giả, vì vẫn giữ được chất văn học từ tác phẩm.

"Vấn đề khó khăn là tìm ra được từ trong chuyện xưa những vấn đề gần gũi với đời sống hôm nay. Tôi đã tìm ra. Đó là chuyện những cô gái dùng nhan sắc của mình để tiến thân, để đạt được mục đích. Và một vấn đề hơi ẩn là quan hệ nhân quả, cái vòng luẩn quẩn mắc nợ đời đi trả nợ đời, mình là nạn nhân đồng thời cũng là thủ phạm", biên kịch Thanh Hoàng, cho biết. Chuyện phim đúng là như "một trường hý kịch" theo lời của nhân vật phán Thần (Thanh Hoàng) với những cuộc vay trả bằng chính cuộc đời các nhân vật, đặc biệt là hai người đàn bà trung tâm của mọi chuyện éo le - Ba Có (Mỹ Uyên) và Hai Phục (Việt Trinh). Mượn chuyện xưa nói chuyện nay cũng chính là hướng đi của tác giả Thanh Hoàng khi anh tiếp cận với các tác phẩm cách nay gần một thế kỷ của nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958).

Thêm Nợ đời, Hãng TFS đã có 3 phim được chuyển thể từ tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, đầu tiên là Con nhà nghèo (kịch bản Thanh Hoàng, Hồ Tường, đạo diễn Hồ Ngọc Xum, 1998), Chúa tàu Kim Qui (KB Nguyễn Hồ, ĐD Châu Huế, 2002), và sắp tới sẽ là Đại nghĩa diệt thân (cũng do Thanh Hoàng chấp bút). Chưa kể với riêng Hồ Ngọc Xum, anh còn có một phim khác (Ngọn cỏ gió đùa) cũng lấy từ tiểu thuyết của nhà văn cùng họ với mình, thực hiện cho Sài Gòn Audio & Video. Theo GĐ Nguyễn Việt Hùng, TFS cố gắng tạo nét riêng cho mình với những bộ phim đậm sắc màu phương Nam, loạt phim chuyển thể từ tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng là một phần làm nên nét riêng ấy.

Với những câu thoại, khung cảnh xưa cũ nói trên, có thể Nợ đời sẽ khó cảm nhận với một số người, song rõ ràng nó giúp cho những khán giả còn yêu vẻ đẹp xưa tìm lại, nhất là với người đã từng yêu thích truyện Hồ Biểu Chánh mà giờ đây chúng đã hiếm thấy trong các tủ sách. Thế nhưng, được phát trên Đài Truyền hình TP.HCM cùng thời điểm với bộ phim Thần điêu đại hiệp từ tiểu thuyết của Kim Dung, liệu Nợ đời có đủ sức chia khán giả với bộ phim Singapore hấp dẫn này?

Người trong cuộc nói gì?

Biên kịch Thanh Hoàng (cũng là người giữ vai phán Thần trong phim): Khi bắt tay viết kịch bản và cùng anh em thực hiện bộ phim này, tôi tin nó sẽ có sức lan tỏa trong người xem. Bởi nó không chỉ dành cho công chúng nói chung mà còn có những bài học dành cho những đối tượng giống các nhân vật trong phim này như Ba Có, cử Hùng, Hai Phục... để mà tự soi mình. Với chúng tôi, những người làm nghệ thuật, như thế là đã đủ.

Quay phim Đào Anh Dũng: Phim phục hiện khung cảnh Sài Gòn những năm 1930, khi ấy thì chúng tôi còn chưa có trên đời này nên những hình dung về bối cảnh ấy rất mông lung. Chúng tôi đi khắp các địa phương Trà Vinh, Sa Đéc, Cần Thơ... để quay, có cảnh bên trong ngôi nhà thực hiện ở nơi này nhưng ra ngoài cửa thì lại quay ở địa phương khác. May là xem lại không thấy cảnh trí vụn lắm, chấp nhận được. Tạo được không khí phim như vậy chúng tôi rất mừng.

Diễn viên Mỹ Uyên (vai Ba Có): Tôi đã đọc tác phẩm này từ cuốn truyện không còn rõ chữ và kịch bản của anh Thanh Hoàng rất kỹ để thấm dần nhân vật Ba Có vào mình. Xem hết 26 tập phim, khán giả sẽ thấy Ba Có đáng ghét hơn là đáng thương. Đối với tôi, đây là một vai hay. 

Diễn viên Việt Trinh (vai Hai Phục): Tôi nhận vai Hai Phục với một chút đắn đo vì phải thể hiện một nhân vật trong một thời gian kéo dài từ lúc 17 đến 38 tuổi. Vì quen với cách sống bây giờ nên những động tác cần phải chậm rãi, từ tốn thì tôi lại diễn rất nhanh, do đó phải quay lại nhiều. Gần 5 tháng trời tôi theo đoàn phim và sống với nhân vật Hai Phục của mình, người trong đoàn cũng chỉ gọi Ba Có, Hai Phục, cử Hùng chứ không còn gọi tên thật nữa. Tôi không nghĩ một ngày nào đó mình lại có một vai hay như vậy cho mình.

  • V.T

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2007 lúc 6:27am

Hoàng Phúc và vai diễn Chúa tàu Kim Quy

Diễn%20viên%20Hoàng%20Phúc.
Diễn viên Hoàng Phúc.

Chàng diễn viên tâm sự, anh đã có một vai diễn để đời ở nhân vật chúa Tàu Lê Thủ Nghĩa trong bộ phim đang phát sóng trên HTV7. Một lần làm chúa vất vả đã giúp Hoàng Phúc khám phá bản thân mình sau nhiều năm lăn lộn với nghề.

- Lần đầu tiên đóng phim cổ trang, anh cảm thấy thế nào?

- Tôi thấy thật khó vì nó đòi hỏi diễn viên phải cố gắng tìm tòi nhiều. Khi đã mặc trang phục nào là phải diễn cho hợp với cảnh đó của nhân vật. Ngay cả chuyện đeo râu cũng làm tôi khó chịu. Tuy nhiên, đối với tôi, khó nhất là phải diễn làm sao cho ra cổ. Ngay cả việc biểu lộ tình yêu, cử chỉ động tác cũng phải đúng mực để không vượt quá khuôn phép lễ giáo.

- Trong khi đóng phim anh đã gặp tai nạn, vậy sự cố đó xảy ra ở cảnh nào?

- Đó là cảnh Lê Thủ Nghĩa dùng rìu đào đường hầm để vượt ngục, gặp phải toàn bùn lầy. Tôi phải vượt qua một con đường lầy lội rất sâu, chẳng may bị trượt chân ngã, chiếc rìu cắt gần tới xương ngón tay út phải khâu mất 5 mũi. Rất tiếc là sau tai nạn này, nhiều cảnh đánh võ tôi tập luyện khá kỹ trước đó đã thực hiện không được như ý muốn.

- Trước khi quay phim, anh phải tập đánh võ trong bao lâu?

- Tôi dành ra 2 tháng để tập môn võ Vivonam và giảm được 5 kg.

- Anh nghĩ thế nào về vai diễn của mình?

- Tôi nghĩ mình thật sự may mắn khi được giao một vai diễn hay như vậy. Lê Thủ Nghĩa là con người thuỷ chung, nhân nghĩa, ông ấy là tấm gương để mọi người học tập. Vào vai này, tôi phải trải qua rất nhiều gian khó nhưng nếu được làm chúa lần nữa, tôi vẫn sẵn sàng.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

IP IP Logged
Hoang Ngoc Hung
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 14/Jun/2007
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 234
Quote Hoang Ngoc Hung Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2007 lúc 6:28am
roma

Bộ phim Chúa tàu Kim Quy (2 tập) do TFS sản xuất dựa theo tiểu thuyết cùng tên (viết ở Sài Gòn 1922) sẽ được HTV phát sóng vào sáng chủ nhật 14 và 21-7 với diễn viên Hoàng Phúc trong vai Lê Thủ Nghĩa

. Tiểu sử: Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, sinh năm 1884 tại Bình Thành, Gò Công (nay thuộc Tiền Giang). Ông xuất thân làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân. Ông bỏ chính trường lúc đương chức về sống với nghiệp văn đến cuối đời. Ông mất tại Phú Nhuận - Gia Định ngày 4-11-1958.

Cho đến Chúa tàu Kim Quy thì nhà văn Hồ Biểu Chánh đã có ba tác phẩm văn học được dựng thành phim. Trước đó, khán giả đã từng được xem hai bộ phim Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn video sản xuất) và Con nhà nghèo (Hãng phim Truyền hình TPHCM (TFS) thực hiện) dựa theo hai tiểu thuyết cùng tên của ông. Và sắp tới đây, hai tác phẩm khác nữa của ông là Nợ đời và Đại nghĩa diệt thân cũng đang được TFS dự kiến sẽ đưa vào kế hoạch sản xuất với mục tiêu hình thành một “chùm phim Hồ Biểu Chánh”.

Yếu tố hấp dẫn: Cốt truyện nhiều tình tiết, nhiều xung đột.- Không kể bộ phim hai tập Chúa tàu Kim Quy đang lên kế hoạch sẽ phát sóng vào hai buổi sáng chủ nhật 14 và 21-7 này, hai bộ phim Ngọn cỏ gió đùa và Con nhà nghèo (đều do đạo diễn Hồ Ngọc Xum dàn dựng) sau khi trình chiếu đã tạo được cảm tình nơi người xem. Cả hai bộ phim, tuy có nhiều điểm tương đồng như cùng lấy bối cảnh vùng nông thôn Nam Bộ, cùng đề cập đến thân phận bèo bọt, cuộc sống luôn bị áp bức, bất công của tầng lớp dân nghèo, song nếu như ở Ngọn cỏ gió đùa, người xem “uất ức” cùng với nỗi uất ức của anh nông dân Lê Văn Đó thì ở Con nhà nghèo, khán giả cũng nơm nớp buồn vui cùng với ba chị em Lựu, Bưởi, Cam. Dẫu rằng cả hai bộ phim trên - được thực hiện cách nhau gần 10 năm - vẫn cho người ta cảm giác như xem một vở kịch dài có quay ngoại cảnh hơn là một bộ phim. Điều đó nói lên rằng, chính cốt truyện với nhiều tình tiết, nhiều xung đột cùng một cái nhìn mang đậm chất nhân văn trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã đem lại cho những bộ phim này sức cuốn hút. Và có lẽ đó là yếu tố thuận lợi duy nhất khi muốn chuyển những tác phẩm văn học của Hồ Biểu Chánh sang phim ảnh.

Những thách thức không nhỏ ở trường quay.- Bởi ngoài yếu tố thuận lợi trên, những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh chính là một thách thức không nhỏ cho người làm phim. Khó khăn chung nhất mà đoàn phim nào rồi cũng sẽ gặp phải là nội dung câu chuyện đều đã diễn ra cách nay trên dưới cả thế kỷ, thậm chí hơn một thế kỷ như truyện phim Chúa tàu Kim Quy (1830), giữa lúc nền điện ảnh nước ta nói chung, ngành phim truyền hình nói riêng còn phải đương đầu với những bài toán khó giải như kinh phí thấp, phương tiện kỹ thuật, thiết bị làm phim chưa hiện đại, không có phim trường riêng mà chỉ phó thác vào phim trường tự nhiên của trời đất.

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum, ngay khi dẫn nhóm tiền trạm đoàn làm phim Con nhà nghèo đi chọn cảnh đã phải lắc đầu ngao ngán: “Nhìn cánh đồng nào cũng thấy dây diện và bảng quảng cáo”. Mới tháng trước chọn được một cảnh quan ưng ý, tháng sau đưa đoàn đến quay đã thấy khác lạ bởi tiến độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt. Đoàn phim Chúa tàu Kim Quy của đạo diễn Châu Huế muốn quay cảnh hang Hòn đã phải dắt díu nhau xuống Hà Tiên, ra tít tận các hòn để tìm hang động thật mà vác được đồ đạc đến nơi thì coi như không có đường lui! Diễn viên Hoàng Phúc (vai Lê Thủ Nghĩa) trong khi đóng phim rủi ro bị lưỡi rựa cứa đứt tay đến tận xương vẫn phải cắn răng quay tiếp vì không thể bắt cả đoàn nằm chờ chơ vơ ở ngoài hòn xa. Sau khi đã lược bỏ bớt những cảnh “bất khả thi” như cảnh nhân vật sang Trung Quốc để tạ ơn gia đình ân nhân, đạo diễn Châu Huế cũng phải mất nhiều đêm để nghĩ cho được cách “ăn gian” khi quay cảnh chúa tàu đánh chống bọn cướp biển trên tàu ở ngoài khơi. Anh nói, phải làm giả chứ làm thật cả kinh phí lẫn sức người chịu không nổi! Điều chắc chắn là dù có khéo đến mấy thì chuyện “làm giả” cũng sẽ ít hiệu quả hơn nhiều so với làm thật.

Do thời điểm quy định của tác phẩm nên “phim Hồ Biểu Chánh” được xếp vào loại phim cổ trang. Trang phục xưa nhưng phải may mới. May mới nhưng phim lại cần nhân vật mặc quần áo cũ. Mà vì không thể có điều kiện làm phim chuyên nghiệp như Tây (phim Người tình chẳng hạn) nên phim ta luôn bị mặc đồ mới. Và cũng vì phải lệ thuộc vào “phim trường thiên nhiên” nên thời gian tiêu phí cho việc di chuyển gấp nhiều lần so với thời gian thực sự dành cho việc quay phim. Cũng là người “cùng xóm” với nhau nhưng ngôi nhà của Lê Thủ Nghĩa được quay ở Bình Dương, còn dinh cơ của Trần Tấn Thân lại tọa lạc ở Long Thành; nhà của chúa tàu Kim Quy ở Hà Tiên mà huyện đường quê “chúa” lại ở tận... Huế. Đạo diễn Hồ Ngọc Xum than thở: Cứ đà này, sẽ không còn tìm đâu ra những “ngôi nhà xưa” cho những phim sau!

Liệu lực có tòng tâm?.- Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn viết sung sức nhất trong lịch sử văn học VN. Ông đã để lại cho đời hơn 100 tác phẩm gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật, kịch bản tuồng,... Trong số đó, chỉ riêng tiểu thuyết - chất liệu chính để làm phim - đã có đến trên 50 tác phẩm. Do vậy, việc thực hiện “chùm phim Hồ Biểu Chánh” của TFS xét ở khía cạnh kịch bản là điều thuận lợi. Hơn nữa, nếu được chuyển sang phim, những tác phẩm này, lại lần nữa giúp công chúng hiểu thêm về xã hội VN thời cận đại, đồng thời thêm yêu mến tác giả, một nhà văn, một vị quan (đốc phủ sứ) thanh liêm, nhân ái. Mặt khác, thông qua nội dung cốt truyện, người đời nay cũng sẽ cảm nhận được những bài học về đạo lý, nhân nghĩa ở đời. Điều lo ngại là với khả năng hạn chế về nhiều mặt, liệu những bộ phim cùng một tác giả này có mang được những sắc màu khác nhau, có đạt được chất lượng như mong muốn? Hay mãi mãi sẽ vẫn còn để lại nơi những người làm ra nó sự tiếc nuối như đạo diễn Châu Huế với phim Chúa tàu Kim Quy “nếu có đủ thời gian, có đủ kinh phí... phim sẽ kỹ hơn, sẽ đầy đủ hơn”, như đạo diễn Hồ Ngọc Xum với Ngọn cỏ gió đùa và Con nhà nghèo: “Chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều hạn chế... vì không đủ điều kiện...”!(NLĐ)

Cát Vũ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.172 seconds.