Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Sống để bụng, chết đem theo | |
Trang of 3 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Chủ đề: Sống để bụng, chết đem theo Gởi ngày: 13/Feb/2015 lúc 11:00am |
Chút quà từ Cali. Vợ hỏi đi chơi mang gì về nhiều vậy ? Sao anh ấp úng như cù lần… Có gì mà cứ đứng chết trân ? Không mua được món nào cho bà xã… Có chớ em, cặp bông mai đen đủi, Để nhớ những ngày anh gài trên nắp túi lúc hành quân. Kèm chiếc thẻ bài luôn treo trên cổ Bạn anh sẽ nhận diện nếu anh ngắt nghẻo từ trần… Có chớ em, 1 băng y tế cá nhân. Anh nhớ lúc quấn cho thằng đệ tử bị thương. Sao ông thầy không để dành, vì chiếc đó là chiếc cuối ? Nó hỏi… Mầy 1 vợ 3 con, phải sống, Còn thân tao cô độc, đừng thắc mắc chi, thằng 1 võng, 1 poncho? Có chớ em, đôi giày sô mòn đế, Để cho anh nhớ những buổi chuyển quân mau. Mưa rả rít trên đầu, mang giày ướt sủng mà không đeo vớ… Giờ thì anh để dành, mang nó để cắt cỏ sân sau… Có chớ em, bộ đồ trận bạc màu… Để anh nhớ những ngày chinh chiến cũ… 40 năm qua, giờ anh già như ông cụ Đánh đấm gì… ừ thì thua vẫn là thua . Nổi nhục anh mang, đêm mớ ngủ cợt đùa, Để nó nằm kế bên cho đở tủi… Có chớ em, anh đem về cái nón sắt… Nặng mùi mồ hôi, đọng giọt nước mắt cay xè… Vụt bên lề đường năm xửa năm xưa… Giờ để đó mà nhớ về đồng đội anh còn lầm than bên quê mẹ. Nam Map 02/2015 Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 02/Mar/2015 lúc 6:08pm |
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 28/Feb/2015 lúc 12:45am |
Xuân đến, xuân đi Sáng 30, đường phố Sài Gòn vắng đi, nhưng không vắng hẳn. Điều dễ thấy của xuân năm nay là những người buôn bán nghèo khó vẫn tiếp tục cầm cự bày hàng. Vỉa hè nhiều nơi vẫn còn chen nhau kiếm thêm chút, dành dụm cho một năm mới dự báo không nhiều niềm vui. Cứ từng năm qua, mùa xuân như cứ nhạt dần. Đường phố không còn không khí của những ngày Tết mà ai ai cũng muốn đóng cửa nghỉ ngơi, ai ai cũng muốn dừng tay lại để hít thở với chút cảm giác khó tả của trái tim mình khi bước qua thêm một lằn ranh nữa ở cõi sinh tồn thế gian. Quán café trước ngõ vẫn đông khách như một ngày rất thường. Quán bánh ướt vỉa hè trong ngỏ hẻm cũng không nghĩ sáng 30 Tết. Quán không có có bàn, những người đến ăn phải ngồi ghế đẩu, cầm đĩa ăn cho đến hết. Những người ăn vội vàng cho qua một bữa sáng, cho qua một ngày 30 mà trước đây Sài Gòn đón chờ như một điều thiêng liêng và hân hoan. Ông cụ ngồi ăn bánh quay sang bắt chuyện. “Tết đến làm gì, chán quá”. Một cụ khác cười, góp thêm “Tui thấy 5 năm Tết một lần cũng được”. Nghĩ mà buồn cười. Tết 5 năm một lần, cứ như là nhiệm kỳ của một ông quan thiên nhiên. Xuân đến như không mang đủ ngọt ngào của cuộc đời, đến mức dân chúng chán chê muốn xua đi, chỉ mong gặp và hy vọng vào một mùa xuân của nhiệm kỳ mới. Cuộc đời cũng vậy, bạn đã có bao giờ ngao ngán và chờ một điều mới mẻ nào đó từ con người, quan quyền trên đất nước này chưa? Tết ở Sài Gòn, đặc biệt ở quận 5, lâu rồi không còn nghe tiếng “tùng cheng”. Chắc cũng phải hơn 5 năm, những chiếc xe ba gác bán đầu lân, đầu ông địa cho trẻ con không còn dạo khắp phố phường với tiếng “tùng cheng” quen thuộc như tín hiệu rộn ràng của một mùa xuân. Ngay trong thủ phủ của người Hoa Chợ Lớn, một vài cửa hàng có treo đầu lân, đầu ông địa cũng xao xác buồn. Ngày xưa trẻ con ai cũng muốn phải có cho được một món để chơi mùa Tết, nay thì cầm món ấy đi giữa phố, chẳng khác nào kẻ lập dị. Mới năm trước, lúc trước giờ giao thừa vẫn hay có các nhóm nhỏ Lân Sư Rồng đi dạo phố phường, vào nhà xin lì xì. Nay thì cũng vắng bặt. Tiền dành dụm chưa đầy, dân chúng ai còn dám mạnh dạn mở hầu bao. Ấy vậy mà báo Nhà nước vẫn có tờ đăng tin Việt Nam là quốc gia có name có mark về hạnh phúc và dễ kiếm tiền. Trên chuyến xe taxi đi vào trung tâm Sài Gòn di chuyển chậm vì đông người trong những ngày cận Tết, người tài xế giết thời giờ bằng cách kể chuyện đó đây, trong đó ấn tượng nhất là chuyện bạn của anh làm công nhân mà năm nay không đủ tiền về quê. “Rất nhiều người gặp khó khăn như vậy nên ở lại buôn bán thời vụ, làm thêm để kiếm chút tiền sau Tết về”, anh tài xế kể. Trong bài hát Xuân này con không về của Trịnh Lâm Ngân, ca sĩ Duy Khánh có hát rằng “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm, mái tranh nghèo không người sửa sang…”, giờ thì về quê đâu chỉ có dùng sức mà lo được cho mái tranh của mẹ. Tháng 12/2014, các bản tin của báo Nhà nước còn đưa tin rằng nhiều tỉnh nghèo quay quắt chờ 8.000 tấn gạo cứu đói mùa Tết này. Không có tiền thì vô phương. Pháo bông giao thừa cũng chẳng để làm chi, rồi chỉ biết ngó lầu đài của các quan chức như ông tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền mà thở dài. Trong những nhịp đồng hồ cuối cùng của năm âm lịch, báo đưa tin những người bán hoa, cây kiểng ở trung tâm Sài Gòn, ở bến Bình Đông rơi nước mắt vì ế ẩm, không bán được hàng. Đọc mà lòng tự dưng buồn khôn tả. Tết năm nay không thấy bà tổ trưởng nhắc treo cờ, anh công an khu vực đi kiểm tra. Có lẽ mệt mỏi vì nhiều năm nhắc hoài mà dân chúng vẫn lơ là, nên chính quyền địa phương ở nhiều nơi theo lệnh mà xuất tiền trồng cờ dọc theo cầu, dọc theo lề đường. Khắp nơi rực rỡ một màu đỏ như ngày đánh thắng một mùa xuân. Cờ được chất đống trên các xe tải nhỏ và được các bạn trẻ dân phòng vội vã ghé vào, cắm dựng, vuốt… rồi chạy đi chỗ khác làm cho kịp chỉ tiêu. Cờ ngay ngắn và rõ ràng như phân lô đất trong thành phố. Ào một cái đã đến giờ cúng giao thừa. Mùa xuân vội đến và vội đi vậy sao? Mùa xuân nhạt nhòa và không còn rõ ràng trong sự chờ đón của con người. Những bài nhạc xuân viết mới ồn ào, như cố xô người nghe vào một không gian chộn rộn lố bịch đầy cố gắng. Khắp nơi ầm ầm như một chiến dịch đuổi bắt xuân. Mọi thứ đó, như chỉ để nhắc nhau về một điều gì đó gọi là mùa xuân nhưng dường như đã vàng phai biết mấy, hoặc đã không còn tìm thấy nữa. by nhacsituankhanh Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Mar/2015 lúc 11:26am |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 02/Mar/2015 lúc 10:03am |
Cám ơn những tấm lòng son của người con Gò Công vẫn kiên tâm nhóm lửa !
Người Lính Năm xưa. Năm 1978, sau khi ra khỏi trại tù ở Hương Mỹ, Bến Tre, tôi về quê quán ở Gò Công sinh sống. Một lần đi mua bán thuốc lá ở thị xã, bất ngờ tôi gặp lại người lính cùng tiểu đoàn, đã có thời gian mang ba lô đi theo nấu cơm cho tôi trong những lúc tôi đi đề lô cho các cánh quân bạn. Trong lúc bất ngờ nầy, anh sững sờ ôm chầm lấy tôi rồi la lên: “Trời ơi! Thiếu úy ơi ! Sao ra nông nỗi vầy?” Anh lính nầy tên là Ðức, còn rất trẻ và cũng rất dễ thương khi xưa trong đơn vị. Tôi chợt nổi da gà khi nghe có người gọi cấp bậc cũ của mình, trong vòng kiềm toả của cộng sản, 1 lời nói trái tai đều có thể mạng vong hay vào tù lao dịch. Tội nghiệp Ðức không cầm được nước mắt khi thấy tôi mặc áo vá 9, 10 mảnh, cái quần nhà binh thùng thình, chân thì không có được đôi dép, tay xách túi đệm, đầu trần ngoài nắng. Tôi ra dấu cho Ðức đi ra xa xa chỗ vắng người. Hai thầy trò tay nắm tay, mừng mừng tủi tủi tâm sự với nhau và cùng rơi nước mắt trước tình cảnh bấy giờ. Lúc chia tay, Ðức móc trong túi anh ta tờ giấy 5 đồng của vc, bảo tôi đừng từ chối, để ông thầy uống cà phê mà ! Tôi nghẹn ngào cầm lấy đồng tiền của Ðức, nửa cảm động vì nghĩa xưa, nửa mắc cở vì tôi cần nó, thật ra tôi phải mất 2 ngày làm công (xay nước mía mướn) mới kiếm được số tiền nầy. Trước lúc khuất bóng sau bãi xe lam, Ðức còn rán nhắn với tôi một câu “Rán nghe ông thầy, tụi em chỉ còn có mấy ông thầy mà thôi, đừng để tụi em thất vọng…!” Ôi ! câu nói của người lính nầy ám ảnh tôi cho đến bây giờ, hơn 35 năm trời như giấc ngủ trưa, giờ tôi yên ấm xứ người… không biết người bạn năm xưa sinh sống ra sao ở quê nhà, Đức ơi ! Tôi vẫn mơ ngày gặp lại. Nam Map Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 02/Mar/2015 lúc 6:09pm |
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Mar/2015 lúc 11:17am |
(Mời vào link bên dưới đọc trọn bài viết : Chiến-Sĩ Vô Danh/Người lính không số quân | Tin tức Online )
Chiến-Sĩ Vô Danh / Người lính không số quân Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của cộng-sản phương Bắc, QLVNCH đã có biết bao anh hùng, liệt nữ ‘vị quốc vong thân’. Bên cạnh đó, còn có những hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, ở đây, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân, đó là những người “Vợ Lính”. Đúng 2 giờ sáng ngày 09/12/1974, lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc ĐĐ3, một trung đội thuộc ĐĐCH và Tiểu-đội thám-báo của TĐ. Khói lửa, cát bụi mịt mùng ................... ................................... ................................... Hai ĐĐ của tôi bên ngoài thì ĐĐ1/344 của Đ/U Trương-Kiêm tan hàng trong đêm, mất hẳn liên lạc, ĐĐ2/344 của Trung-úy Thời thì còn lại 36 người, ĐĐ512/TS của Tr/U Đường thì đã lui lại khu vực chợ cách BCH chi-khu không xa vì áp lực địch quá mạnh, rồi ngay trưa hôm đó Tr/U Đường tử thương và ĐĐTS tan hàng! Bây giờ thì không riêng gì con bé Hạ mà cả các chị vợ và con lính cũng được cấp phát súng đạn. Vợ Trung-sĩ Hảo là cô đỡ (bà mụ ở nông thôn) trở thành y tá của TĐ. Hai tay chị đầy máu, một thương binh cánh tay trái chưa đứt lìa hẳn, đã bốc mùi thối phải cắt bỏ, không còn thuốc tê, với lưỡi dao cạo râu chị cố bình tĩnh cắt bỏ cánh tay, anh thương binh cắn răng chịu với hai hàng nước mắt chảy liên tục vì quá đau đớn! ................................... ................................... Tôi vừa buông ống liên hợp thì tiếng kèn, tiếng hô xung phong của VC nổi vang trời xen lẫn tiếng đạn nổ long trời lở đất. Đạn đại bác tung cát bụi mịt mù, hình như cả ngàn quả nổ cùng một lượt nhưng không có quả nào lọt vào bên trong mà chỉ nổ phía bên ngoài hàng rào, ngay trên tuyến VC. Trong cát bụi mịt mờ thân xác bọn sanh Bắc tử Nam bị hất tung lên cao từng đợt, từng đợt, tiếng đạn đại bác nổ liên tục nghe ghê rợn hơn lệnh xé xác trong truyện kiếm hiệp Kim-Dung. Hơn trăm người còn sống chúng tôi ngẩn ngơ quên cả bóp cò, chỉ giương mắt nhìn một màn xi-nê sống động và hay hơn cả phim chiến tranh đã từng xem. Bởi đó là cảnh thật chứ không phải trên màn ảnh, tiếng đạn đại bác vẫn nổ liên tục cho đến trưa...và, trong tiếng đại bác reo hò là tiếng phi cơ phản lực nghe càng lúc càng gần. Trên bầu trời những chiếc F5 quen thuộc xuất hiện như những thiên-thần. Tiếng đại bác vừa ngưng là những chiếc F5 chúi xuống thả từng cặp bom Napalm trên đầu giặc biến Võ-Đắt thành biển lửa. Quân tử thủ chúng tôi chợt tỉnh cơn mê... rồi bỗng nhiên reo hò ầm ĩ “ tiếp viện đến ...tiếp viện đến!” Đ/U Chính, TB3TĐ chạy lại phía tôi la lớn “SĐ18 vào tới rồi, mình sống rồi Trung-Hiếu ơi!”. Nước mắt lưng tròng, tôi, Đ/U Chính và hình như tất cả mọi người đều khóc! những giọt nước mắt sung sướng lăn dài trên gò má rồi chảy xuống chiến bào đã khô cứng vì cát, đất và máu của đồng đội. Võ-Đắt đã hồi sinh sau 33 ngày sống trong địa ngục!!!
Tôi đi một vòng quanh tuyến phòng thủ, nghiêm chào mỗi xác đồng đội, ôm hai vai hoặc nắm chặt tay những anh em còn sống hoặc bị thương để nghe xúc cảm dâng trào trong tim thay cho muôn lời nói! Khi ngang qua một lô-cốt tôi thấy bé Hạ ngồi khóc. tôi hoảng hốt hỏi xem cô bé có bị thương không, nó không nói mà đưa tay chỉ xuống hầm. Tôi chui vào, nhìn thấy xác hai chị “vợ lính” nằm kề bên nhau, tay vẫn còn giữ chặt hai khẩu súng. Nhìn qua lỗ châu mai, khoảng cách gần, xác 3 tên VC bị bắn vỡ toang đầu. Nhìn lại, hai chị nằm đó như đang ngủ say! Tôi đứng nghiêm chào và thầm nói “Thưa các chị, xin hãy yên giấc ngàn thu, Tổ Quốc muôn đời mãi mãi ghi ơn các chị! Trong trận chiến khốc liệt để bảo vệ an nguy, tự-do, hạnh-phúc cho người dân miền Nam nói chung, đồng bào Hoài-Đức Bình-Tuy nói riêng, sự hy sinh của các chị sẽ được ghi vào sử sách của những người lính không có số quân, và không có cả 12 tháng lương tử tuất. Các chị đã nối bước tiền nhân, không hổ danh con cháu bà Trưng, bà Triệu. Đại diện những người còn sống hôm nay, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh những anh-hùng liệt-nữ vô danh, và xin ngàn thu vĩnh biệt!”. Nước mắt tự dưng trào ra, tôi bước ra khỏi hầm, tâm tư trĩu nặng nỗi buồn nhưng đầy niềm kiêu hãnh cho một thế hệ, bất kể nam nữ, đã và đang cống hiến cả cuộc đời và thân xác cho cuộc chiến chính nghĩa, bảo vệ an bình, tự do cho đất nước VNCH. Tôi ngước mắt nhìn trời, cảm ơn Thượng- Đế đã cho tôi và anh em binh-sĩ được sống, chiến đấu, và được biết thế nào về hai chữ anh hùng trong chiến trận. Tôi thấy mình may mắn được chiến đấu bên cạnh những anh hùng đó, những chiến-sĩ vô danh mang tên “vợ lính” !
Lê Phi Ô - TĐT/TĐ344/TK Bình Tuy
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Mar/2015 lúc 8:27pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 02/Mar/2015 lúc 12:36pm |
Làm
Dâu Trăm Họ. Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 04/Mar/2015 lúc 7:06pm |
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 04/Mar/2015 lúc 2:22am |
Xin chào anh NamMap , Phải rồi anh Nam ! MK rất hiểu khi Anh viết những dòng này : "Sau ba mươi mấy năm dài, tôi nghĩ rằng mình cũng đã khôn ra, đủ sức, đủ quyền để suy nghĩ lại những gì đã xảy ra cho cuộc đời mình. Những lời, những chữ tôi viết ra đây như một vết hằn, một cái thẹo để đời chớ không một lời oán trách ai. Cay nghiệt có hay chăng là do trời, nếu năm xưa xác thịt mình làm phân nuôi cỏ rừng sâu thì cũng chẳng có gì phải tiếc nuối, đời là cát bụi mà, biết sao hơn… " Tất cả đã qua, tất cả là quá khứ, quá khứ đau buồn của thế hệ Cha Ông , của thế hệ chúng ta, các thế hệ trưởng thành trong một đất nước chiến tranh triền miên ! Xin các Anh hãy viết tiếp, hãy viết lại những gì còn đọng lại trong tâm tư, dù kiêu hùng hay đau thương thì đó cũng là sự kiện trung thực, rất trung thực, trung thực gấp ngàn lần sử liệu được ghi lại theo "ý đồ riêng" đã được phổ biến , tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông . Thế hệ chúng ta đã nhiều người lần lượt "ngàn trùng xa cách" !, có lẽ không bao lâu nữa, những Người Lính VNCH một thời chinh chiến để bảo vệ Miền Nam VN, sẽ không còn, muốn nghe kể "Chuyện Nhà Binh" biết tìm ai đây !? . MyKieu xin gửi bà con Đồng Hương và Thân Hữu bài viết của Người-Lính-trong-cuộc , ghi lại một phần đời Lính của Ông, gian khổ nhưng hào hùng, tình Huynh Đệ Chi Binh đến chết vẫn còn vương mang , Hương Hồn Người Lính hạ sĩ quan đã hiển linh phù hộ cho "Ông Thầy" cũng như đồng đội thật cảm động . Trân trọng kính chuyển . MK TÂM THỨC NGƯỜI LÍNH NHẨY DÙ TRONG CÕI VÔ SẮC
(Người Lính Nhẩy Dù Với
Chiều Kích Tâm Linh) Đường vào Cổ Thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị: Từ
ngã ba Long Hưng, cửa ngõ vào thành phố Quảng Trị đến làng Tri Bưu phía chính
Đông của cổ thành chỉ non một cây số. Tiểu Đoàn 11 ND đã áp sát nhà thờ La Vang
từ phía Nam, TĐ7ND đã vào tới Long Hưng, nhưng chậm bước vì sức kháng cự của
địch quân quá mãnh liệt, TĐ5ND bên cạnh sườn phải của TĐ7ND về phía Đông và
chỉa mũi dùi thẳng vào Tri Bưu theo trục Nam - Bắc. Trinh Sát 2 Nhẩy Dù (TS2ND)
được thiết vận xa "cõng" ra gần bờ biển, mượn đường Thuỷ Quân Lục
Chiến (TQLC) đâm thẳng vào Tri Bưu theo trục Đông-Tây cho đến khi bắt tay được
với Tiểu Đoàn.
Con người ta từ đâu tới và khi chết sẽ đi về đâu…???
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Mar/2015 lúc 2:19am |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 04/Mar/2015 lúc 1:26pm |
Chị Mỹ Kiều biết hôn, Năm Mập sợ chiếu tranh, thù chiến tranh, không bao giờ xem phim đánh nhau, vậy mà chỉ có 1 điều, Năm Mập không bao giờ quên chuyện xưa... Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 04/Mar/2015 lúc 7:17pm |
|
IP Logged | |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 04/Mar/2015 lúc 1:28pm |
Tan Hàng
Ngày 7 tháng tư, 1975. Ðang đóng quân ở ngã ba Túc Trưng, Ðịnh Quán thì có lịnh về hợp ở hậu cứ Sư đoàn ở Long Khánh, cấp Tiểu đoàn trưởng, Ðại đội trưởng, và đặt biệt là Ðề Lô pháo binh mà thôi. Tướng Ðảo nói 1 câu tôi nhớ đến bây giờ: “…đ. m. 9 tây nó đánh tụi bây đó…” Chỉ có thế thôi, đánh thì đánh chớ, tụi nầy đánh nhau với Sư 5, Sư 7, Sư 9 của đám việt cộng nầy nhừ tử rồi, đâu có gì mới đâu mà lo. Chỉ lo thiếu thuốc, mấy gói Basto nhảy xổm hết mẹ nó rồi, ngáp hoài… Ngày 8 tháng tư, 1975. Tập hợp ngoài sân bay gần đồn Ðịa phương quân, lệnh đổ Trinh sát 43 vào Ðồi Ma làm tôi cũng đâm ra mệt mõi, có 1 chuyện buồn xảy ra trong ÐÐ trinh sát là tụi tôi phải chia tay với Ð/úy Tỷ, danh hiệu là TỶ PHÚ, tôi và ông cùng sống chết với nhau biết bao nhiêu trận, hể chổ nào Trinh Sát 43 nhẩy vào là ông thầy Tỷ nhất định phải có thằng … đi theo. Số là khi ở trên ngọn đồi lạn tại ngã ba Túc trưng, một em Trinh sát nhà mình, nấu cơm để cháy mấy tàu chuối khô, rồi sau đó lan ra cháy rụi cả mấy mẫu vườn mãng cầu cuả 1 ông tướng họ Lâm nào đó trong QLVNCH bấy giờ, chuyện mới ra nông nổi. Tội nghiệp Tỷ Phú, đi Sài Gòn về đâu có biết ất giáp gì đâu, nhận lịnh về trình diện Chiến đoàn 43. Trung uý Khoát, khóa 25 Ðà Lạt, danh hiệu Trùng Khánh, đang ở TÐ 2/43 của Thiếu Tá Chế, về Trinh sát 43 thế chức ÐÐ trưởng. Rồi thì chuyện buồn cũng qua, nhà binh mà ! Tôi, thằng Ðề Lô pháo binh của TÐ 181, lại khăn gói quả mướp theo ông thầy mới, leo lên trực thăng, nhào vào chiếm Ðồi Ma, điểm cao nhất đối diện với Núi Thị, ở đó hiện đang có 1 pháo đội trừ cuả Pháo đội B/TÐ 181 pháo binh trấn giữ, do Ð/uý Lê Danh Quyền chỉ huy. Theo trí nhớ của tôi, lúc nầy Trinh Sát 43 vẫn còn thuộc quyền chỉ huy của Chiến đoàn 52, vì lúc ở Túc Trưng, lệnh tăng phái cho Ch/Ð 52 còn sờ sờ đó mà, đại đội cũng mới vừa chia tay với Chi đoàn 18 Thiết kỵ mấy ngày nay. Khóa KÐC của tôi cũng có đầy đủ danh hiệu và tầng số liên lạc với anh bạn pháo binh là Pháo đội B 105 ly của TÐ 182 Pháo binh hiện đang ra sức yểm trợ tôi trên đỉnh đồi nầy (Pháo Ðội Trưởng nầy tên là Phước thì phải.) Ðánh nhau lẻ tẻ với bọn vẹm xung quanh sườn đồi, không có gì đáng lo ngại. Hai trung đội của Th/úy Thọ và Thượng sĩ Nhã dẹp tan tụi du kích địa phương như sấm chớp, lập 2 chốt phòng thủ ở tuyến ngoài. Tr/sĩ nhất Khê chỉ huy trung đội viển thám, rải dài theo hướng Suối Tre. Ðại đội tạm thời an toàn. Mặt trận Long Khánh bùng nổ dử dội bắt đầu từ sáng ngày 09/04 y như lời tiên đoán của Tướng Ðảo. Trên đỉnh đồi cao nầy, ban ngày tôi ngồi với Trùng Khánh ở bộ chỉ huy đại đội, theo dõi những trận chiến ác liệt đang xảy ra ở toàn tỉnh Long Khánh. Nào là tin của TÐ 93 BÐQ từ Phan Rang di chuyển về, bị kẹt lại và trấn một góc của phi trường Long Khánh. Lữ đoàn 3 Dù tiếp viện, trực thăng Chinook bay đầy trời, câu những khẩu 105 ly thảy vào vùng cho các pháo đội Dù. Quan sát Phi cơ AC 130 của Không quân VNCH trải thảm những thùng xăng đặc nổ kinh hồn lên đầu các sư đoàn bắc việt thấy mà nôn. Tụi tôi lắng nghe Tướng Ðảo gọi Ð/tá Hiếu trên máy: “12 đây Hằng Minh, đ. m. 12 thấy B52 Việt Nam đánh đẹp chưa?...” Ðêm đêm tôi vào tần số nhà của TÐ181, gọi pháo bắn vào từng hàng Molotova của cộng sản bắc việt đang rọi đèn pha tiến về hướng chúng tôi từ phía Ðịnh Quán. Địch quân chưa thọt lét Trinh sát 43, dù biết rằng tụi tôi đang là cây gai nhọn trong mắt chúng, vì ở vị trí nầy, tôi quan sát được khắp vùng, dễ phát hiện quân địch, điều chỉnh tác xạ cũng rất chính xác nhờ điểm cao đặc biệt. Chúng tôi trấn giữ Ðồi Ma chu toàn cho đến ngày 20/04, ngày nầy mới thật là ngày định mệnh của đại đội. Sáng 20, tháng tư 1975, phe đề lô ở thị xã Long Khánh đã lột nón sắt, đi long rong uống cà fé được rồi mà. Chiến sự tạm thời lắng dịu, các công trường Bắc việt bị đẩy lùi ra khỏi vòng đai phòng thủ của Sư đoàn 18. Tôi đang ngồi tán dóc với Trùng Khánh, thì Pháo đội B/181 ở Núi Thị gọi “97” lên máy, ông Quyền (cũng là Pháo đội trưởng của tôi) muốn tôi điều chỉnh 200 trái đạn loại chống biển người (loại đạn 105 ly mới nhất mà ông nhận được.) Tôi chấm mục tiêu, báo cho quân bạn xung quanh, lúc đó tôi còn nhớ Trung úy Mười, khóa 26 Ðà Lạt, đại đội trưởng ÐÐ 2/43 đang đóng quân ở hướng Suối Tre. 200 quả đạn nổ cũng xong, chiều lại, nằm trên vỏng, “bẻ nhánh sang sông” nói dóc với anh em bạn đang đi Ðề Lô cho mấy tiểu đoàn bộ binh khác ( “Sang sông” là tiếng lóng của dân Ðề lô trên máy PRC 25, chuyển tần số để nói chuyện tầm phào mà không bị cấp trên nghe ngóng.) Sang sông gọi không được ai hết. Tự nhiên tôi nghe có cái gì không ổn. Vừa bực vừa lo, tôi vào tần số của ông thầy ruột bên Pháo đội B ở Núi Thị, hoàn toàn im lặng, cái im lặng hải hùng vì tôi mới còn liên lạc với ổng cho đến trưa nầy mà. Cố giữ tần số nầy một lúc, tôi nghe tiếng của Phương, Hạ sĩ tác xạ của Pháo đội B Núi Thị hớt hải trong máy đọc mật lịnh đốt súng của ông Quyền, tôi rởn tóc gáy, ngồi bật dậy gọi Trung úy Khoát báo cho ông biết là Pháo binh Núi Thị đốt súng, ông có hay gì không? Lúc đó cũng khoảng 3, 4 giờ chiều, Trùng Khánh lạnh người, bảo truyền tin gọi về Chiến đoàn 52, lạnh tanh không tiếng trả lời, gọi về Chiến đoàn 43 cũng bặt tăm. Tôi lật đật chuyển tần số gọi cho Pháo đội B của TÐ 182 bên tần số pháo binh, đang đóng ở hướng quốc lộ 20, may hồn tôi bắt được liên lạc với Ð/úy Phước trong khi cả Sư đoàn đều “Im Lặng Vô Tuyến”, không ai còn nhớ đến đại đội Trinh sát 43 đang cô thân, độc mã trên đỉnh đồi Ma. Tôi lên tiếng yêu cầu ông thầy đừng bỏ đàn em bên nầy, hiện giờ tụi tôi (cả ÐÐ trinh sát 43) đang “mồ côi” cả cha lẫn mẹ. Linh tính cho biết rằng không sớm thì muộn bọn việt cộng sẽ tấn công, ông Khoát gọi Thiếu uý Bảo (khóa 1/72 Thủ Ðức) đang là tùng sự đại đội phó, ra lệnh cho anh em cơm nước sẵn sàng, chuẩn bị thủ thành, tôi thì lật bản đồ rà lại mấy mục tiêu nghi ngờ, đọc cho ông Phước để pháo đội ông sẳn sàng tác xạ, tội nghiệp ông thầy Phước, (đến lúc nầy tôi mối thấy được tình huynh đệ chi binh của gia đình pháo thủ) ổng dặn dò với tôi rằng: “anh nuôi ăn cho em hết mình, nhưng vì trở ngại tà giác bức chắn, nói với ông thẩm quyền bên đó, lở có trúng quân ta thì cũng đừng tính điểm, tội nghiệp anh em bên nầy nghe em…” Ông nói có lý của ông vì tụi tôi đang đóng trên đồi cao mà, “yểm trợ được nhau là quí lắm rồi đâu ai tính điểm anh đâu mà anh sợ…” tôi trả lời cho ổng yên tâm chớ trong ruột cũng thót từng cơn theo từng trái đạn nổ. Chưa kịp nhai hết dĩa cơm nguội thằng đệ tử đưa cho, tôi vội chụp máy liên lạc xin bắn, vẹm bắt đầu ngửi mùi thịt người, tấn công vào tuyến phòng thủ của Th/sĩ Nhã, Th/úy Thọ bên ngoài. Sau vài lần nhấp nhử, địch bắt đầu xung phong liên tục… Ðại đội trinh sát 43 với sự yểm trợ tối đa của Pháo Binh TÐ182, chống trả từng đợt xung phong của giặc cho đến khoảng 9 giờ đêm, đạn pháo binh hòa với lựu đạn M26, B40, beta của giặc nổ vang trời, tiếng kêu la vang vội cả đồi cao. Bất thình lình, Trung úy Khoát bi thương, một miếng miển đạn nhỏ thôi, găm vào gò má ông làm ông hơi mất thần, tiếng xung phong “hàng sống, chống chết” càng lúc càng gần, lửa, đá, miển văng rát mặt, ông Khoát gọi Th/úy Bảo ra lệnh rút khỏi đỉnh đồi, rẻ hướng Núi Thị mà tuột xuống, tôi cũng cố gắng lôi thằng đệ tử nhà mình theo, nó đang run như cầy sấy bên hông tôi. Không biết bao nhiêu quân còn theo được, tiếng rên la của những người lính Trinh sát 43 bị thương và bị bỏ rơi lại đàng sau nghe nảo ruột, tôi rơi nước mắt, biết làm sao cứu anh em bây giờ. Trong suốt thời gian ở chiến đoàn 43, tôi đi Ðề lô cho Trinh sát 43 nhiều nhất, thân với anh em binh sĩ như ruột thịt, hiểm nguy cùng nhau chia sẽ, vậy mà bây giờ… tôi không dám nghĩ tới nữa. Trung úy Khoát mới về với đại đội, có những quyết định hơi lạ lùng, nhưng với vai vế là dân đề lô tăng phái, tôi đâu có quyền xen vào chuyện riêng của đại đội, ước gì Ð/úy Tỷ còn đây… Thay gì dẫn quân tuột xuống ấp Trần Hưng Ðạo, tụi tôi có đường về Ngã ba Dầu Giây an toàn vì theo tôi biết quân của phe ta (chiến đoàn 52) còn nằm đâu bên đó mà. Khoảng 11 giờ đêm, làm cách nào không biết, Trung úy Khoát lại liên lạc được với Bảo Ðịnh (Th/tá Chế TĐ 2/43) bằng tần số nội bộ, ông Chế bảo ông dẩn quân ra miệt Núi Ðỏ, ngoài ngả ba Tân Phong, sẽ gặp ông ở đó rồi cùng về… Ông Khoát nghe lời, ra lệnh cho lính chạy ngược về hướng Tân Phong, tôi kêu trời trong bụng mà đâu dám nói ra, thôi đành nhắm mắt đi theo. Bỏ hết lính bị thương ở lại, thất tha thất thỉu tới sáng, tụi tôi cũng tới được Núi Ðỏ, núp trong rừng chuối, cho lính vào làng xem xét, dân trong làng kêu trời khi thấy lính Trinh sát 43 còn đây, họ nói: “Mấy ông ơi, sao không chạy đi? việt cộng tràn ngập làng rồi…” Bật ngữa ra, ông Khoát và đoàn quân chạy ngược trở vào sâu trong rừng, điểm quân lại, tụi nầy còn được trung đội của Th/úy Ðức (khóa 7/72 Sĩ quan Ðồng Ðế) Th/úy Kiệt, cháu của Ðức Tổng Giám Mục Bình đang điều động anh em bên ngoài, Th/úy Bảo chỉ huy trung đội 1, 2. Ông Khoát ra lệnh phá hủy súng nặng, máy móc, đặc lịnh truyền tin. Ðồng thời ra lệnh xẻ đôi đoàn quân, Ðức và Kiệt dẫn một toán theo đường riêng mà đi, ông Khoát và Bảo dẫn đoàn còn lại trong đó có 2 thầy trò pháo binh tôi. Ðêm xuống, Trùng Khánh ra lệnh đi ngược trở lại, theo hướng bản đồ, rừng gìà mịt mùng, Th/úy Bảo không chịu đi đầu, anh lại chuyển lệnh cho Trung sĩ nhất Khê, trưởng toán Viển Thám, đi đầu. Phần thì mệt mõi vì đánh nhau suốt ngày đêm bên tuyến ngoài, phần lại bất mãn cấp chỉ huy ươn hèn, giữa rừng sâu, Tr/sĩ nhất Khê lên đạn cây M16 đòi bắn bỏ Th/úy Bảo. Trung úy Khoát sựng người, phần đau đớn vì vết thương trên mặt đang sưng to phình, cứng họng không biết phải phản ứng như thế nào. Tôi, lại thằng tôi, thằng Ðề lô pháo binh không còn manh giáp, không biết lúc đó tôi suy nghĩ như thế nào, có khùng hay là tỉnh nữa? Tôi nhào vào giữa trận cải vả của Khê và Bảo, tay ngăn súng Khê, miệng la làng: “Trời ơi! Khê ơi! Mầy làm vậy là chết cả lủ trong rừng, việt cộng xung quanh không mà. Thôi, bỏ súng xuống, nghe lời tao đi, ông Bảo không đi đầu thì tao đi cho, mầy về lo cơm nước cho mấy đứa em ở ngoài đi.” Trời thương tôi! Khê dịu xuống, làm êm bỏ ra ngoài, tôi bẻ một cành khô vắt lên nón sắt (trong đêm tối đen như mực, cành cây khô có tác dụng như ánh lân tinh soi đường, tôi cũng chẳng nhớ ai dạy mình nữa.) Xin Khê một trái lựu đạn, “lở có gì tao cưa hai...” Trời ơi! Thứ nầy tôi ghét nhất, hồi ở quân trường dám khai bịnh 2 bửa để khỏi học liệng lựu đạn mà… Vậy mà bây giờ… tôi cắt ngang, không dám nghĩ đến nữa… Buột sợi mây rừng vào gấu quần, đưa cho thằng đệ tử dặn nó nắm cho thật chặt để khỏi lạc, tôi ra hiệu và cầm địa bàn bò đầu, anh em trong đoàn quân nối theo. Ði, chạy, bò, trườn, lết, đũ mọi kiểu học ở quân trường tôi đem ra áp dụng ngon lành ở nơi rừng sâu hiểm nguy nầy, cứ nhắm theo hướng 5000, tôi hy vọng sẽ trở ra được quốc lộ 1 theo kinh nghiệm, về phía quân ta đang còn trấn thủ. Ngày đêm bất kể, hể buồn ngủ thì có cái đùi gối đầu của thằng đệ tử, đói lã người vì không còn lương thực, khát thì tìm uống nước trong những miểng chén đựng mũ cao su trong rừng, đắng còn hơn thuốc tể. Có lần vừa vượt khỏi một cánh rừng tre, tôi nghe ngưa ngúa trong háng, vạch ra xem thì thấy toàn là vắt, vắt cha, vắt con, vắt mẹ, vắt em, đeo đầy đùm… đầy vế của mình, nhìn muốn xỉu, lại nhờ anh đệ tử bắt dùm từ con ra, một phen thảm sầu. Di chuyến liên tục, ông Khoát ra lệnh không được bắn dù bất cứ trường hợp nào, thấy địch thì né, và tiếp tục đi, có lần gặp việt cộng trưóc mặt , không có chổ núp, cả bọn nhào vào bụi tre to, khi vào thì rất dễ vì gai tre xuôi theo hướng vào, đến chừng tụi vẹm rút đi, muốn chui ra thì không cách nào vì gai tre mọc ngược chiều, nó cào rách đầu, rách mặt, máu chải ròng ròng như đang bị thương, rán chịu cơn đau rớt nước mắt, chun ra vừa khỏi bụi tre thì bị tấn công, AK nổ tới tấp, cả toán quân chạy thất thần qua cánh rừng chồi. Ngày thứ 5 trong rừng, cập được vào cánh rừng chuối, chuối ơi là chuối, đang cơn đói lã người, gặp được chuối chín, cả đoàn quân nhào vào mà ăn dành ăn dựt, nói gỡ chớ lúc nầy địch có tấn công chắt cũng đành chịu vì đâu có ai canh gác gì nữa. Ăn xong xuôi, no nê thì lại bị chứng nôn ruột, chuối sứ mà, ăn nhiều quá thì đi hết nổi, mệt mỏi, mất ngủ lâu ngày, tụi tôi đành lắt đầu chịu thua, khoanh tròn lại 1 khúm. Buổi trưa trời nắng gắt, ngó lên cao, thì bất ngờ lại thấy 1 chiếc trực thăng từ xa, cao, sâu trên trời mây xanh, “Ông trời ơi!” tôi kêu lên. Cả bọn như chết đi sống lại, Khê dùng kính “Mắt thần” của Viển thám chiếu lên chiếc phi cơ nhỏ bằng con chuồn chuồn, lắc lia, lắc lịa, chiếc trực thăng bay mất… Cả bọn ê chề thất vọng, Trùng Khánh ra lệnh chuẩn bị đi tiếp. Tôi lết hết nổi, thằng em thì cứ đeo cứng ngắc bên chân “ông thầy ơi! Đừng bỏ em tội nghiệp, em còn 3 đứa con nhỏ ở nhà…” Nghe mà rầu dùm cho nó. Thình lình có tiếng máy trực thăng quá lớn ngay trên đầu, thì ra nó bay đi rồi quay lại, quá gần, trên đầu, ngang tầm vai, rồi ngay trước mặt. Anh Xạ thủ phi hành và một người mặt áo giáp ngồi phía trong ra dấu cho tụi tôi leo lên cho đến khi chiếc trực thăng đầy nhóc, nó rán ngóc cái đầu lên mà không sao lên nổi, lại đáp xuống, anh xạ thủ đẩy bớt lính ra, tôi đang đứng trên cái càng đáp của chiếc trực thăng, may sao lại được anh thò tay nắm ngực áo tôi dựt ngược trở vào. Hai tay ôm cái trụ súng và cái chân của anh xạ thủ, tôi rán gồng mình chịu trận trong khi chiếc phi cơ tội nghiệp cố ngóc lên, ngóc lên cao, rồi rà rà bay suốt ra ngoài quốc lộ 1 đang hiện rỏ dưới chân. Phi cơ đáp xuống tại 1 căn cứ Pháo binh 155 ly của Sư đoàn 5, ông mặc áo giáp bảo tụi tôi điểm danh và chờ ở đây, ông ta và chiếc trực thăng quay lại cứu những người lính còn sót lại. Một chuyến nữa là xong, 15 phút sau, thầy trò tôi ôm nhau trong vòng rào bình an, anh phi công nhăn nhó quá chừng vì Viển thám lắc kiếng nhiều lần quá, chói mắt làm mấy anh không thấy đường mà bay. Ðến bây giờ cái ông mập ù ù, mang áo giáp sạch bóng, mới cho tụi tôi biết ông là Ðại Tá Lưu Yểm, Tỉnh Trưởng Tỉnh Biên Hòa đang trên đường thị xát chiến trường Trảng Bom. “Qua nghi là mấy em lắm mà...” ông thân tình nói với bọn tôi, mấy hôm nay nghe bên Sư đoàn đang bay tìm số quân bị lạc trong rừng, yên chí đi, Qua không bỏ mấy em đâu…” Ôi những lời nói thân thương chân tình nầy làm sao tôi quên được cho đến khi nhắm mắt. Tôi hồi nào giờ có biết ông là ai mà lại cứu tụi tôi khỏi cơn hoạn nạn. Tôi mang ơn ông suốt đời. Chốn sa trường hiểm nguy, lở trực thăng ông đang bay cứu chúng tôi bị bắn rớt lúc đó thì sao? Sau khi kiểm điểm quân số, 22 chàng trinh sát 43 và 2 thầy trò pháo binh, tụi tôi được anh em ở pháo đội 155 ly của TÐ 50 pháo binh, Sư đoàn 5 tiếp tế nước uống, gạo sấy no bụng. Nghĩ ngơi được một chút, lại cũng chiếc trực thăng của Ðại Tá Lưu Yểm, đưa toán tàn quân về tận căn cứ Long Bình, đó là ngày 25/04. Tôi và thằng đệ tử về trình diện tiền cứ TÐ 181, áo quần tả tơi, máu từ những cây gai tre còn đọng giọt trên đầu, mặt và 2 cánh tay. Thiếu Tá Hạnh lắc đầu rơi nước mắt, bảo tôi đi tắm rửa. Trung úy Nguyễn Ðắt Tài, ban 5, bẻ cái lon Trung úy làm 2 cho tôi đeo vì lon lá đã lột vụt hết trong rừng. Chiều 25/04, ông Hạnh dẫn tôi và các Sĩ quan trong pháo đội chỉ huy đi ăn cháo cá lóc ở Ngả ba ông Vạn, ngày 26/04 sẽ cho tôi 2 ngày phép về Sàigòn. Sáng ngày 26/04/75, ra Ngả ba Tam Hiệp đón xe về Sài Gòn, ghé chợ trời mua lại ba cái đồ nhà binh, vì áo quần vụt trong rừng sạch trơn rồi, tình cờ gặp lại mấy chàng Trinh Sát 43 thuộc trung đội của Th/úy Thọ và Nhã cũng đang đi chợ, ôm nhau mừng quá sức. Hỏi ra mới biết đúng theo ý tôi lúc tan hàng trên Ðồi Ma, Thọ và Nhã dẫn quân chạy tắt qua quốc lộ 20, bắt tay được với Chiến Ðoàn 52, về tiền cứ Long Bình ngay ngày hôm sau, 21/04/75, báo cáo lên Sư đoàn là toán quân do Tr/úy Khoát chỉ huy đã tan hàng và chết hết rồi. Tôi chắt lưỡi nói một mình: “hú ba hồn chín vía mầy nghe…” Leo lên Daihashu, tôi trực chỉ về Sài Gòn, 2 ngày bình yên tại nhà của một người anh cô cậu, nằm kể chuyện đánh nhau ở Long Khánh cho ông nghe, lo ngại hằn trên nét mặt ông anh, tôi cứ nghĩ rằng ông quá lo vì thương thằng em sương gió. Sáng ngày 28/04/75, từ giã ông anh, tôi đón Daihashu trở lại trình diện tiền cứ tiểu đoàn ở Biên Hòa, cạnh căn cứ Long Bình. Ngang cầu Tân cảng, Quân cảnh chận lại không cho đi, họ trình bày tình thế bây giờ là: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Không còn cách nào khác, tôi buồn hiu trở lại Sài Gòn, vừa nhớ đơn vị, vừa nhớ bạn bè. Xế trưa hôm đó, tôi về lại Ngả ba Chú ía, định ghé nhà của ông anh cô cậu ở nhờ qua đêm rồi tính sau (tôi mới ở đó hôm qua mà!) Mới vừa tạt vào xe nước mía của bà chị dâu, trên trời 2 chiếc A-37 của Không lực VNCH đảo ngang, đạn phòng không nổ tứ tung, tôi như thằng mù, chẳng biết tình hình ra sao bấy giờ. Theo tụi cháu bước vào nhà, vừa mới tới bực thềm ngoài, ông anh cô cậu tôi đã vội chạy ra bảo tôi rằng: “thôi em đi kiếm chổ khác ở dùm đi, nhà nầy không có chứa được em nữa...” Như bị một gáo nước lạnh tạt vào mặt, tôi không nói nên lời, lẳng lặng bước ra đường, nhớ lại khuôn mặt ái ngại của ông anh hôm trước, à, thì ra...! kêu taxi trở lại Ngả sáu, tôi vào Quân vụ thị trấn xin tá túc đở 1 đêm rồi mai ra sao đó thì ra. Nhà má tôi cánh đó đâu có xa, nhưng sau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt một cách phủ phàng, thằng tôi không muốn về nhà nữa, tôi nói thầm trong bụng là nhất định tìm lại đơn vị, có chết cũng không buồn. Thao thức trắng đêm với mấy anh quân cảnh cơ hữu cho đến sáng ngày 29/04/75, một Tr/úy Quân Cảnh trong Quân vụ thị trấn báo cho tôi rằng: “Thôi Thiếu úy tìm đường về đơn vị đi, tụi tôi ở đây không còn đủ chổ chứa lính tan hàng nữa...” Tôi buồn bã gói ghém lại mớ hành trang trong chiếc túi xách tay của bên không quân, 1 tấm mền dù, 1 chiếc võng dù, 2 bộ đồ trận mới vừa sắm lại ở Biên Hòa, 1 cái địa bàn, 1 cây Colt 45, đeo lại trên cổ áo cặp lon Th/úy, kỹ niệm của Tr/úy Nguyễn Ðắc Tài bẻ làm hai cho tôi mấy hôm trước. Ðang lang thang trên Ngả 6, bổng dưng gặp 1 anh bạn cùng quê chạy chiếc Honda ngang qua, anh thấy tôi, dừng xe lại nói là anh cũng ở Biên Hòa thoát về, T54 của vc tới sau lưng rồi. Ở đây tôi có nghe thấy gì đâu... đúng là điếc đặt mà. Tôi theo anh bạn qua bên Cầu Kiệu ngũ lại 1 đêm, sáng 30/04, bước ra đường Vỏ di Nguy, gặp Tr/úy Tú, pháo đội A/181 PB, mừng quá, định hỏi thăm anh về tình hình đơn vị mình, anh không nói 1 lời, chạy thẳng vào phía nhà trong rồi không bao giờ trở ra. Trên đường còn 1 chiếc GMC của Pháo đội, đàng sau còn kéo được 1 khẩu 105 ly, nòng còn sơn chử “Mảnh Hổ” màu đỏ/trắng, lính tráng còn lóc nhóc ngoài xe, tài xế ngóng chừng xem ông sếp mình có trở ra không mà sao trông hoài không thấy. Tôi bước băng qua đường nói với anh hạ sĩ nhứt ngồi đằng trước cạnh tài xế (anh biết tôi là sĩ quan trong đơn vị) “Thôi anh em đừng chờ Tr/úy Tú nữa, ổng không ra đâu, mấy anh em nhà ai nấy về đi, bỏ khẩu súng lại đây, không sao đâu...” Trong đời quân ngũ, tôi chưa từng có cảnh nào đau lòng như cảnh nầy, tôi cắn răng, rưng nước mắt vẩy chào các anh lính đang tom góp đồ dùng trên xe rồi lẳng lặng chia tay nhau mỗi người một nẻo… Năm Mập • Ðây là chuyện thật của đời tôi, tất cả danh xưng và địa điểm đều thật. Hơn 30 năm trôi qua, từ một thằng thanh niên 20 tuổi đời nay đầu đã muối tiêu, trí nhớ đã mòn, có gì thiếu sót xin anh em bỏ qua cho. Tất cả cũng chỉ còn là kỹ niệm. • Kính tặng Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh và TÐ 181 Pháo Binh. • Kính Tặng Ðại Úy Trần Văn Tỷ và ÐÐ Trinh Sát 43, kỹ niệm những ngày trên tuyến lửa Suối Ðĩa, Thái Hưng, Vỏ Ðắc, Vỏ Xu, Tánh Linh, Cây số 125, Ðịnh Quán, Gia Kiệm, Túc Trưng, Ðồi Ma, Bàu Ðồn, Bàu Hàm... • Kính tặng Ð/úy Phước (nếu đúng tên của ông), Pháo đội trưởng Pháo đội B/ TÐ 182 Pháo Binh. • Tháng hai, 2005, tôi có được Email từ người con gái của Ðại Tá Lưu Yểm, cô cho biết tin rằng ông đã qui tiên ở Tiểu bang Mississippi, tôi có nhờ cô đốt dùm tôi ba cây nhang trên bàn thờ của ông và nói với cô rằng tôi mang ơn cứu tử của ông cho đến mãn đời. Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 04/Mar/2015 lúc 7:00pm |
|
IP Logged | |
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 06/Mar/2015 lúc 12:28pm |
Cuối tháng 8, 1974… Xã Thái Hưng, quận Công Thanh, Biên Hòa… Giải tỏa xong áp lực của công trường 5, TĐ 2/43 và TĐ 64 BĐQ khoanh vùng, Trinh sát 43 có thời gian dừng chân nghĩ ngơi chờ bổ sung quân số tại 1 rìa làng, xa xa là 1 nhà thờ to, tháp chuông còn xừng xửng, ngạo nghể vươn lên trong muôn vàn đổ nát chung quanh. Ban chỉ huy ĐĐ và tôi đang ngồi ăn cơm trưa dưới một căn nhà sụp mái thì Hạ sỉ nhứt Muôn, xạ thủ M60 của trung đội súng nặng, ái nái, thập thò ngoài cửa. Tỷ Phú hỏi… có gì đó mậy…? Muôn ngập ngừng, lấp vấp trong cổ họng… dạ Đ/úy cho em về phép, em nhớ vợ con em quá chừng… vài bửa em lên… Tôi nhìn Muôn ngạc nhiên, tay nầy cứng cựa nhất trong đại đội mà, sao…? Tỷ phú dịu giọng… em về trung đội đi, khi quân số bổ sung rồi thì anh cho em đi phép 2 tuần, đại đội mình từ 106 mạng, sau mấy tuần đánh nhau giờ còn có không đầy ba chục, làm sao cho em đi được. Muôn ngại ngần cúi đầu, mắt rưng rưng quay trở ra ngoài, tôi nhìn theo mà cảm thấy có 1 cái gì không yên… tôi bật nói với Tỷ Phú… ông làm ơn kêu nó vô ký sự vụ lịnh cho nó đi ngay đi, nhìn cặp mắt thất thần của thằng Muôn, sao tôi thấy lạ quá… Tỷ phú chưa kịp đồng ý với tôi, chén cơm còn trên tay, đồng 1 lúc, có tiếng đạn nổ xa xa, rồi chuyện đến, Dũng truyền tin tuôn chạy tất tả vào nhà… Đ/úy ơi thằng Muôn chết rồi, bắn sẻ, bắn sẻ… Đ/úy khóc, Tr/úy khóc, thằng đề lô pháo binh cũng khóc, lính xung quanh khóc theo như đưa đám ma… Tôi chạy vội ra ngoài, dựt cái ông dòm quan sát liền chổ bắn sẻ chết người, à, nó đây rồi, 3 cán binh công trường 5, quân phục tươm tất, áo trong quần, đầu nón cối rơm hiện rỏ trên tháp chuông nhà thờ, 2 tên đang hả hê, 1 đang đọc tờ giấy gì đó chắc có lẻ đang làm báo cáo, 1 khẩu 85 ly không giật, 1 khẩu CKC dùng để bắn sẻ đang còn dựng kế bên. Mỉa mai cho bọn tôi, chuyện là dân xã Thái Hưng nầy gom lại từ 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên năm xưa khi di cư vào Nam, rất trọng đạo, tôi đếm tất cả 11 cái nhà thờ to tổ bố mà… Trong lúc tụi tôi đổ xương máu giải tỏa xã làng, bảo vệ mảnh đất cho dân lành thì bên kia bờ thác Trị An, 2 ông cha và hàng trăm giáo dân đang lên loa biểu tình yêu cầu pháo binh đừng bắn phá nhà thờ. Thì bây giờ cũng từ nhà thờ, viên đạn oan nghiệt đã giết chết 1 thanh niên vừa tròn 25 mấy hôm trước, 1 gia đình đang ấm êm, với một ước mơ quá nhỏ nhoi… “nhớ vợ con em quá chừng…” ơi… ông trời ngó xuống mà coi hởi trời… Tôi chụp máy liên lạc, gọi về pháo đội xin tác xạ, không cần suy nghỉ, cũng chẳng chút đắn đo… “HOA MAI xuống hai rưởi, trái một rưởi, 10 đạn nổ VT, không cần điều chỉnh… bắn … trả lời…” khói lửa ngập trời… tiếng “ngưng tác xạ… “ báo đi, tháp chuông biến thành gạch vụn… 30 năm sau, tình cờ nói chuyện được với Tỷ Phú bên Mỹ, câu đầu tiên của ông trên điện thoại… “… ơi, tao nhớ ánh mắt thằng Muôn cho đến khi tao nhắm mắt… tại tao, tại tao hết… phải chi tao gât đầu cho nó đi…” Năm Mập Năm Mập cám ơn anh TKBáu edit bài dùm. Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 11/Mar/2015 lúc 12:44am |
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Mar/2015 lúc 2:55am |
Người Miền Nam VN có quyền hãnh diện về Người-Lính VNCH ! Người Gò Công có quyền hãnh diện về Người-Con-Xứ-Gò ! Đó là : Trung Tướng ĐỒNG VĂN KHUYÊN , sinh năm 1925, tại GÒ CÔNG . Mời cả nhà đọc bài viết của tác giả Giao Chỉ . MyKieu Đồng Văn Khuyên : Vị Nội Tướng Của Quân Lực Việt Nam Cộng HòaĐỒNG VĂN KHUYÊN Vị Nội Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Người nuôi quân
Chiến tranh Việt Nam thực sự khốc liệt nhất trong 10 năm cuối cùng từ 1965 đến 1975.
Trong suốt thời gian khói lửa trên toàn thể miền Nam,
mọi quyết định hành quân quan trọng nằm trong tay các tư lệnh quân đoàn
kiêm tư lệnh Vùng theo chỉ thị trực tiếp từ tổng thống.
Chức
vụ tổng tham mưu trưởng bộ TTM và tổng trưởng quốc phòng đã bị lu mờ vì
những lý do chính trị. Tuy nhiên bộ quốc phòng và bộ tổng tham mưu vẫn
nỗ lực làm tròn bổn phận về quản trị hành chánh, tài chánh, huấn luyện,
tiếp vận, chiến tranh chính trị và nhân lực. Không có các chức quyền khả
năng điều hợp tại hậu phương, tiền tuyến không thể đứng vững.
Suốt 10 năm chinh chiến, đã
có trên 10 vị trung tướng tư lệnh quân đoàn thay nhau chỉ huy các Vùng
chiến thuật. Các vị tư lệnh nổi danh một thời, tên tuổi lừng lẫy trên
các chiến trường và trên những trang báo Sài Gòn. Nhưng rất ít người
biết đến một vị trung tướng, trong suốt 10 năm đóng vài trò hết sức quan
trọng trong công tác nuôi đạo quân một triệu lính.
Ông
là người giới quân sự Mỹ tin tưởng nhất, tôn trọng nhất và Ngũ giác đài
Hoa Kỳ đã có lúc gián tiếp cho rằng không ai thay thế được. Khi thảo
luận về các chức vụ tại tổng tham mưu, trung tướng Trần Văn Đôn, vị bộ
trưởng quốc phòng cuối cùng cũng nói rằng việc này phải giao cho ông.
Vào
những ngày cuối, đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng ra đi đã
để lại giấy ủy nhiệm chức vụ cho ông. Tướng Nguyễn Cao Kỳ, sáng 29 tháng
tư, sau khi bay một vòng trên không phận Sài Gòn, đáp xuống bộ tổng
tham mưu ghé vào hỏi thăm, vị trung tướng còn ngồi lại cho biết tình
hình tuyệt vọng. Ông Kỳ bỏ ý định bay xuống miền Tây. Trực thăng của ông
bay thẳng ra biển Đông.
Vị trung tướng cuối cùng của VNCH mà người Mỹ đợi chờ dục dã đưa
đi nhưng vẫn còn ngồi lại mà trong lòng như lửa đốt. Ông lên xe chạy
qua văn phòng tùy viên Mỹ trong Tân sơn Nhất. Rồi ông lại trở về. Hai
giờ chiều 29 ông đi một vòng bộ tổng tham mưu rồi lại qua bên Tân sơn
nhất. Ông ở đó để được Hoa Kỳ bốc đi vào buổi tối. Người đó là trung
tướng Đồng Văn Khuyên, vị Nội Tướng của QLVNCH. Người trách nhiệm nuôi
một triệu lính trong 10 năm cuối của miền Nam. Bài này tôi viết cho Ông.
Gia đình tiếp vận.
Trong
gia đình, để ca ngợi người vợ hiền quán xuyến, thiên hạ gọi bà là nội
tướng. Khi đề cập đến vị trung tướng tổng tham mưu trưởng cuối cùng của
Việt Nam Cộng Hòa, nếu gọi ông là nội tướng ắt có sự hiểu lầm, sẽ chê
bai đây là chức vụ tầm thường trong bếp.
Không.
Ủy Ban Path Finder của chúng tôi gồm các sĩ quan Mỹ Việt chuyên về biên
khảo và phân tích đã có 1 thời đồng ý rằng các trung tướng tư lệnh vùng
trước sau cả chục ông nhưng con người chỉ huy toàn bộ guồng máy tiếp
vận suốt 10 năm chinh chiến chỉ có một trung tướng duy nhất.
Ông Đồng Văn Khuyên sinh năm 1925 tại Gò Công.
Đại
tá Thịnh từ Was. DC mới điện thoại cho tôi nói là ông xếp 86 tuổi của
chúng tôi đã nhập viện. Tinh thần không còn minh mẫn, thể chất đã quá
yếu. Chẳng biết ra đi lúc nào. Thuộc cấp gần với ông Khuyên còn lại cũng
chả được mấy người. Anh thì 3 chân 4 cẳng, anh thì xe lăn. Anh thì lặn
kỹ khắp bốn phương trời. Nào biết chăng còn bao nhiêu hơi sức để về thắp
nén hương cho người chỉ huy gốc nông dân miền Hậu Giang.
Tôi với ông sinh ra ở 2 miền đất nước. Người ta là công tử xứ Thăng Long ngàn năm văn vật, quê tôi ở chỗ Nam Định quê mùa. Các bác là anh chị từ Bạc Liêu qua Cần Thơ lên đến Saigon. Ông Khuyên là dân Gò Công tỉnh lẻ nằm ngoài lề con đường cái quan.
Mười
năm đầu của trường đời trong quân ngũ, tôi còn lang thang đây đó. Mười
năm sau của cuộc binh đao, tôi có duyên gặp ông, làm việc với ông, hiểu
rõ cuộc đời, cá tính và hoàn cảnh của ông xếp.
Bài
viết cho ông mà giãi bầy cả cuộc đời mình, xin phân trần 1 lần cho cả
toàn quân dù nay đã rã ngũ.. Trong suốt 21 năm ở lính, chúng tôi trải
qua nhiều giai đoạn, biết được bao nhiêu là các cấp chỉ
huy. Bắt đầu là đại tá sau lên trung tướng Dương Văn Đức. Từ lúc ông hét
ra lửa ở Sóc Trăng cho đến lúc thành người điên đứng đái ở đường phố
Saigon. Có thời kỳ là xếp đại tá Y, thân phụ của cô ca sĩ đấu tranh
Nguyệt Ánh.
Ở
miền Tây trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu thì gặp ông Dương Văn Minh. Đã
từng rủ đại tá tư lệnh Nguyễn Hữu Có đi ciné xem phim Cầu Sông Kwai.
Cùng đi chơi bời với tướng Nguyễn Văn Toàn ở ngã ba Vườn Chuối. Chuyện
sai chuyện đúng, chuyện lớn chuyện nhỏ biết được khá nhiều.
Mới
đây được anh Chu Xuân Viên nhắc lại khi viết báo Chính Luận cho Từ
Chung tôi đã được Thế Uyên rủ rê đi họp nhóm Thái Độ tưởng dùng văn hóa
mà nổi dậy làm cách mạng. Khi họp về bị an ninh quân đội bắt làm báo
cáo. Tôi cóc báo cáo nhưng cũng thôi đi họp. Những bài báo trên Chính
Luận chê trách các niên trưởng lại bị an ninh quân đội yêu cầu muốn tiếp
tục viết báo phải làm đơn xin bộ Quốc Phòng. Chả dại gì mà xin, bèn
thôi. Tất cả hồ sơ đến tay ông Khuyên đều được phê Xếp.
Những ân tình thông cảm như thế, làm sao quên được !
Khi
ngành tiếp vận tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập, xếp Khuyên cầm tay hồ
sơ dành cho riêng mình tôi lên cấp đại tá đặc cách. Tướng Vỹ bộ trưởng
quốc phòng thấy chưa có bằng chỉ huy tham mưu cao cấp bèn từ chối. Ông
Khuyên yêu cầu tướng Vỹ cho nợ. Đeo lon rồi đi học sau.
Mấy
năm sau, ông Khuyên được trực thăng Mỹ chở ra biển Đông đêm 29 tháng
4-75. Chiều 2 tháng 5-1975, tàu quân vận của chúng tôi được Mỹ vớt lên
thương thuyền. Đại tá Giao Chỉ nhà ta áo trận lon vàng còn cả tùy viên
và chiến hữu đứng nghênh ngang không giống ai, bèn bị Marine Mỹ tước
súng vất xuống biển. Ngó đi ngó lại thấy đủ 20 ông tướng di tản kể cả
ông Kỳ, ông Trưởng và ông Khuyên. Các vị niên trưởng đã thay quần áo dân
sự ngồi yên lặng mỗi người một góc, mặt dài như chiều đông. Ông Khuyên
gọi tôi ngồi xuống, lấy kéo cắt chỉ gỡ cặp lon đại tá mà ông gắn cho tôi
mấy năm trước tại bộ Tổng Tham Mưu.
Ân tình của cậu bé Nam Định đối với ông nhà quê Gò Công biết đời nào tôi quên !
Người yêu nước ở miền Nam Thời kỳ hơp tác với Mỹ chỉ huy Ủy ban Pathfinder tôi có dịp xem bản sao hồ sơ các tướng lãnh miền Nam do Mỹ lưu trữ. Ông nào ông ấy đều có chuyện nhỏ to. Hồ sơ ông Khuyên sạch boong với những ghi chú hết sức đặc biệt.
"Cốt
cách nông dân, hết sức thanh liêm, cá nhân và gia đình không có nhu
cầu. Nhà trong cư xá, không có nhà riêng, không có xe riêng. Thậm chí
không có chương mục ngân hàng. Không lấy lính làm gia nhân. Lợi tức bổ
túc: nuôi gà.
Ghi
chú : Trung tướng không biết lái xe, không biết khiêu vũ, không uống
rượu, không hút thuốc, không có bạn gái. Không liên hệ với cộng sản như
tin đồn. Không có bạn bè thân thiết ăn nhậu...
Khuyết
điểm : Quá say mê làm việc. Hay nổi nóng bất ngờ. Đôi khi quá tình cảm
bao che cho thuộc cấp. Khi thảo luận về nhu cầu quân viện hay đòi hỏi vô
lý. Nhân vật chính trong vụ chuẩn bị quỹ tiết kiệm nuôi quân tự túc
ngoài chương trình viện trợ. Tuy nhiên, sau cùng đây là người yêu nước
miền Nam, không có tinh thần kỳ thị ".
Bản
ghi chú về ông Khuyên đề ngày 13 Nov. 1972 với chữ ký của tướng Jos M.
Heiser, Jr. xếp về logistics tại Ngũ giác đài. Bàn văn này ông đại tá
Sheriff cố vấn đối nhiệm của tôi tại Pattfinder II cho xem trước khi về
nước.
Nhà quản trị thanh liêm.
Từ
ngày ra trường, ngoài thời gian ông làm phụ tá cho tướng Thanh chỉ huy
địa phương quân miền Tây, từ đó về sau tướng Khuyên chuyên về quản trị
và tiếp vận. Ông là 1 sĩ quan vô địch về chuyên cần, ông say mê làm
việc, có óc sáng tạo, có khả năng điều hành quân sự và hết lòng lo cho
quân đội. Người thanh niên đất Gò Công với tấm lòng yêu nước bao la và
tuyệt đối không màng đến quyền lợi riêng tư. Cấp bậc và chức vụ đuổi
theo ông chứ ông không chạy theo chức vụ và cấp bậc. Suốt cuộc đời ngày
đêm toàn chuyện quân đội, chuyện ngoài đời ông là tay khờ khạo. Không có
bạn bè thân thiết trong tình đồng khóa, trong hàng tướng lãnh hay thuộc
cấp. Tất cả đều là công việc và do đó khi thiên hạ đồn ông là cộng sản
nằm vùng, lặn sâu trong hàng ngũ quân đội cũng dễ dàng cho đám nhẹ dạ
tin theo.
Điều
quan trọng là từ khi lên cấp tướng làm tổng cục trưởng tổng cục tiếp
vận, ông được sự tin tưởng tuyệt đối của phái bộ viện trợ Hoa Kỳ. Báo
chí Mỹ đôi khi có thể ca tụng các sĩ quan Việt Nam xuất sắc tại tiền
tuyến nhưng báo cáo mật của Mỹ luôn luôn ghi lại những phê phán xuất sắc
về tướng Đồng Văn Khuyên. Có thể nói thật sự ngay như ông Thiệu, ông
Viên muốn thay thế ông Khuyên cũng không có người nào được Mỹ chấp
thuận. Lòng yêu nước, sự tận tụy với công vụ và sự trong sạch vô địch
của ông Khuyên đã giữ ông ở chức vụ có thể nói là không thể thay thế.
Thiếu
tá Quý viết bài báo về ông xếp, ghi lại là vừa đi làm về thấy vợ báo
cáo là chuồng gà bị hư, xếp cởi áo 3 sao vắt trên ghế, quần xà lỏn với
áo thung rách, xếp lấy kìm búa sửa chuồng gà. Anh tài xế trố mắt đứng
nhìn không tin là ông tướng thực. Không những thế gia đình ông lại sạch
sẽ cả vợ lẫn chồng. Bà Khuyên từ lúc lấy chồng cho đến khi chồng lên
trung tướng, dường như vẫn mãi mãi là người vợ lính chân quê.
Tướng
Khuyên tác người nhỏ bé nhưng học hành xuất sắc. Khóa 1 Thủ Đức ra
trường đậu thứ nhì. Phải mà ông to con, cao hơn một tấc chắc phải lãnh
chức Thủ khoa. Toàn quân suốt 4 vùng chiến thuật, nếu không ở gần không
ai hiểu rõ tướng Đồng Văn Khuyên. Tin tức đồn thổi láo lếu đã quả quyết
ông Khuyên là cộng sản nằm vùng bà con với tướng cộng sản Đồng văn Cống.
Sự thực hoàn toàn không hề liên hệ. Đã 40 năm qua, đêm nay tôi ngồi nhớ
lại hành trình trên con tàu buôn chạy từ biển Đông mà đến đảo Guam.
Mấy chục ông tướng hải lục không quân bây giờ sao chẳng còn ai. Bên
không quân còn nhớ có ông Kỳ, ông Trần Văn Minh, ông Phan phụng Tiên.
Bên Hải quân thấy có ông Hoàng cơ Minh. Các tư lệnh vùng có tướng Toàn,
tướng Trưởng và còn rất nhiều niên trưởng tao ngộ trên cùng chuyến tầu.
Ngày nay chẳng còn được mấy người. Phân trần cũng chẳng còn ai lắng
nghe. Khi anh em ngồi trên tàu quân vận trên sông Saigon, thấy lửa cháy
bên kho đạn Thành tuy Hạ. Tàu của bộ binh chúng tôi trôi trên sông
Saigon theo tàu hải quân ra đi lần cuối.. Chúng tôi nghe tướng Vĩnh Lộc
nói rằng sao đã chạy như chuột. Nhưng rồi ông cũng vội xuống tàu đi sau
tàu của anh em. 21 năm binh nghiệp của chúng tôi trôi như lục bình.
Nhưng mà còn đỡ. Hùng xùi anh em khóa Tư kẹt lại sau này đã nói rằng.
Chúng mày chạy được là may. Bọn tao ở lại nhục lắm.
Họp mặt trại Trần Hưng Đạo. Năm
2005 tôi tổ chức họp mặt trại Trần Hưng Đạo trên thủ đô Hoa Kỳ. Niên
trưởng Cao văn Viên đau yếu không đến được. Xếp Khuyên đi chào bàn các
chiến hữu gặp Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện, anh em cùng khóa của tôi.
Các bạn ở tù hơi lâu. Luyện nhẩy Bắc năm 66 bị tù 21 năm trong đó có hơn
1 nửa thời gian cùm biệt giam.
Ông Khuyên nước mắt long lanh nói lời gan ruột. Ông nói: Kể ra mình chạy được cũng là hèn.
Đây
là lần thứ ba tôi trông thấy ông khóc. Lần thứ nhất họp tại tổng tham
mưu nói về Phước Long thất thủ. Lần thứ hai là ông cùng tướng Mỹ chạy
lên Hóc Môn xem cảnh máy bay C5 chở cô nhi bị rớt. Và 30 năm sau họp mặt
trại Trần Hưng Đạo năm 2005.
Thời kỳ mới qua Mỹ, vợ ông tướng bán chiếc nhẫn cưới trong trại để lấy tiền gọi điện thoại cho chồng còn ở đảo Guam. Qua Hoa Kỳ, tướng Mỹ bảo trợ cho tướng Việt Nam. Ông lớn nhà binh Mỹ ấm ớ hội tề không biết tiền xã hội Cali sẵn sàng giúp cho tỵ nạn học nghề làm lại cuộc đời. Ông
giới thiệu cho xếp tôi đi làm xếp bồi cho nhà hàng. Bà Khuyên được
chồng nuôi cho đi học lại. Cả 2 vợ chồng đều không biết lái xe.
Hoàn cảnh ở Việt Nam
như thế, hoàn cảnh ở Mỹ như thế. Vậy mà có thằng khốn nạn viết sách,
viết báo nói ông Khuyên bán xăng bạc triệu để thành siêu tham nhũng. Nó
nói là ông bán xăng ngay trên biển Đông. Bán xăng Mỹ theo kiểu quốc tế.
Tàu dầu Hoa Kỳ thay vì đến kho xăng Nhà Bè thì ghé bán cho Singapore để ông Khuyên đưa tiền vào nhà băng Thụy Sĩ.
Tên khốn nạn lại còn viết rằng không quân VN chế ra loại bom xăng thả trực tiếp từng thùng 200 lít xuống mặt trận. Các
đơn vị cộng sản chết cháy cả trung đoàn. Nếu có đủ xăng mà đánh như thế
thì phe ta không thua trận 75. Vì xếp Khuyên và cả thằng Lộc bán xăng
bên Tân gia Ba nên quân ta không có xăng mà đánh hỏa công. Chúng nó nói
thế mà cũng có người tin thì còn trời đất gì nữa !!!
Thưa niên trưởng,
Ngày
nay tuy không ở gần nhưng tôi vẫn hiểu ông trước sau như một. Những
ngày cuối ông để mọi việc ngoài tai. Ông tìm đường đi vào đạo Phật.
Người ông nhẹ tênh. Tôi lên thăm ông xếp. Ông nhìn tôi cười thật tươi.
Tôi
mời ông ra vườn sau có ánh nắng để chụp bức hình kỷ niệm. Tôi đưa ông
cầm bức tượng Tiếc Thương như để thầy trò nhớ lại ngày xưa khi buồn
phiền mình lên thăm nghĩa trang quân đội. Toàn quân các binh chủng đều
bình đẳng về đất nằm dài dưới ánh mặt trời chói chang cờ vàng. Sao kỳ
này chuẩn úy chết quá nhiều. Cũng như mình ngày xưa. Mới ra trường sợ
lính cười nên anh sĩ quan trẻ hiên ngang xông ra đằng trước.
Ông
xếp là nội trợ của toàn quân. Lính sống, lính chết đều là con cái của
mẹ già. Thiên hạ nói là tại sao phe ta không chuẩn bị để tự chiến đấu
nếu bị Mỹ bỏ rơi. Thưa quý ngài, chúng tôi cũng có tính đến bài chiến
đấu một mình.
Ông
Khuyên đã từng tích cực tham dự vào chương trình quỹ tiết kiệm quân
đội. Trích lương lính mỗi tháng 100 để xây dựng công binh xưởng. Than
ôi, mộng lớn chưa biết có thành không mà Mỹ cùng ba Tàu Chợ Lớn đã xúm
lại đánh xập dự án tự túc tự cường. Ông Thiệu, ông Khiêm còn không đỡ
nổi.
Bây
giờ 40 năm sau, nhân danh tổng thư ký của buổi họp bài trừ tham nhũng
tại bộ tổng tham mưu ngày xưa, tôi xin thưa rằng vị chủ tọa hôm đó là
trung tướng Đồng Văn Khuyên. Ông là người sạch nhất trong
hàng tướng lãnh. Có anh trung úy tốt nghiệp chiến tranh chính trị đứng
lên hỏi rằng có thể trung tướng tham nhũng nhưng giỏi quá, khéo dấu thì
sao.
Ông xếp tôi ngồi thừ người rồi nghẹn ngào nói rằng:
- Tôi mà bê bối thì xin ra lăng ông bà Chiểu bẻ cổ gà mà thề. "Qua mà ăn thì xe mười bánh ăn qua đi."
Ôi
! xếp Khuyên, nghe ông nông dân Gò Công nói như thế, anh em thương ông
biết là bao ! Bây giờ, viết lại chuyện cũ, còn ai đọc mà hiểu được những
tình tiết này. Người biết không nói. Người nói không biết. Biết hay
không biết, tất cả đều qua đi.
Ngày
mai khi ông ra đi, phải chi tôi còn tìm được can xăng quân đội mà bán
để lấy tiền mua vé máy bay lên Was. DC tiễn đưa ông lần cuối... thì phải
lẽ biết chừng nào !
Thưa niên trưởng, kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...
Giao Chỉ, San Jose
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Mar/2015 lúc 11:28pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Trang of 3 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |