Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI
    Gởi ngày: 23/Jul/2011 lúc 9:25am

                                        

Lời Giới Thiệu

 

Trước hết thành kính biết ơn Hội Thân Hữu Gò Công vùng Hoa Thịnh Đốn, chân thành cám ơn Chị Phương Nga, Anh Lê Văn Tua, Anh Lộ Công Thông, đã cho tôi cơ hội gặp gở đồng hương trong buổi họp mặt Picnic 2011 tại Lake Fairfax Park,  Reston, Virginia  vừa qua.

 

Xem bài “Thương nhớ Gò Công quê hương tôi”, hình ảnh xa xưa bổng hiện về rất rõ trong trí nhớ cùn mằn của tôi, bất giác hai dòng lệ hạnh phúc chảy trào trên má.

 

Kính mến gởi lời cám ơn đến Tác giả Thy Lan Thảo đã viết một bài về Cầu Huyện rất hay,  không những trí nhớ tuyệt vời mà còn nghiên cứu tường tận hiểu biết từng gia đình, đến những chi tiết nhỏ của quê hương, xin được ngưỡng mộ và bái phục.

 

Cám ơn Chú Lộ Công Mười Lăm đã bổ túc một phần, nhất là tấm bằng khoán ít người biết, như vậy từ cống nhà ông Ba Khoa chạy Đến đường Tống Thứ là đất nhà Lộ Công.

 

Nhưng tôi vẫn “Cà Nanh” với Tác Giả, Cầu Huyện còn một phần thiếu sót từ Lộ Me phía Ao Trường Đua đi về Cầu Huyện và khoảng 30 gia đình từ Cầu đến Ngã tư đi Bình Ân , Tân Niên Tây.

 

Một nhóm nhà nghèo, dân lao động mua gánh bán bưng, nằm cuối Xóm Cầu Huyện nhưng rất gần cầu, mỗi đêm còn nghe ầm vang tiếng kêu từng thanh gổ của từng chiếc xe chạy qua

 

Thi xong bằng Tiểu học, nhà nghèo gia đình cho tôi vào Trường Học Nghề để kiếm nghề sau này nuôi thân, cuối năm học may mắn thi đậu và lên Sài Gòn học từ năm 1960, hơn 50 năm đến nay nhớ về Cầu Huyện lờ mờ , bài “ Thương nhớ Gò Công quê hương tôi “ là động lực chính thức khơi lại ký ức tưởng đã quên lãng trong tôi, nên xin ghi lại đôi dòng, trong chừng mực sự hiểu biết non nớt của tôi, ngưỡng mong được các bậc đàn anh bổ khuyết, những đàn em sau vun quén đấp bồi. Hầu những vị đến sau có cái nhìn bao quát hơn Cầu Huyện Quê Hương chúng ta. Bài viết có gì sai sót xin được thứ tha chỉ dạy.

 




SƠ LƯỢC NHỮNG GIA ĐÌNH BÊN NÀY CẦU HUYỆN

 

Đường Tống Thứ xóm tôi, nằm khiêm nhượng giữa hai ngã tư Đường Tống Thứ , Tổng Đốc Phương và Ngã tư Bình Ân.

Con đường dài không quá 200 thước, đầu đường là Bót Lính cuối đường là Tháp Canh thế mà chẳng gìn giữ được chiếc cầu để bọn cộng sản phá cho hư. Trên đoạn đường ngắn không một hàng rào nhà ai nhìn ra hồn. Nằm thoi thóp hai bên đường đủ loại cây gai, táo, chằng chịt dây hoa Tigon đan kín, ngon lành nhất nhà Bác Sáu Ngân phá đám gai dựng lên trụ rào kẻm gai, đẹp nhứt xóm như nhà Bác Ba thợ mộc được đóng bằng gổ, những tấm ván mặt đứng giữa mưa nắng tuổi thọ chẳng được bao lâu !

Chiến tranh không nơi nào bình yên trên đất nước mình, nhỏ xíu như xóm tôi con hẻm ra vào Xóm Rạch, sau khi Bót chuyển đi bọn khủng bố hắng đêm đi về gieo rắc kinh hoàng cho nhân dân, máu dân lành vẫn còn oan khiêng đọng lắng nơi nào đó trên đường ra bãi Tha Ma trước Tịnh Xá Phước Tân nhận bản án tử hình, người chết đi sự khủng khiếp vẫn còn lưu trong ánh mắt, căm hờn chẳng thể khép lại ! Vì đâu những người dân quê hiền lành chất phát biến thành những tên giết người hung tàn nhất ?

Tiếng Mõ hồi một như còn văng vẳng hằng đêm và nước mắt mồ hôi tiếng cười của lũ trẻ con nghèo người dân xóm tôi như còn quẩn quanh đâu đó !

Xóm tôi khoảng 30 nóc gia, đa số dân lao động nghèo, con cái ít học, cuộc sống lam lủ nhọc nhằn, như đoạn đường trải đá xanh dặm vá đơn sơ đầy ổ gà ổ voi.

Cuộc di tản trốn đói khoảng 1979 đã xô đẩy bà con xóm tôi vào những nỗi oan khiên mới, bộ mặt ven đường có thay đổi, nhưng người Cầu Huyện năm xưa trôi dạt bể bờ nào ? Bọt bèo ven sông đời cứ đổi thay theo từng ngọn sóng !

 

Cầu Huyện

Tôi còn nhớ rất ít về cây cầu Huyện, khung cầu sắt sơn đen lót ván giống như cầu Sơn Quy, cầu Long Chiến chỉ lưu thông một chìu, bên này xe qua bên kia xe dừng lại. Từ chợ Gò đi xuống khu vực đầu cầu, ván bắt vào những thanh đà rất tốt càng đi về Bót Cầu Huyện cây ván có nhiều thanh bị gãy nằm xiên xẹo, người ta cặp cây hai bên mép cầu để giữ cho ván khỏi bung trốc lên, thuở nhỏ khi qua cầu nhìn khoảng hở của các thanh ván thấy dưới sông dòng nước chảy nhanh quyến bên chân cầu những ổ xoáy nước, đi với má được ngồi trong thúng hai tay nắm chặt dây dóng, đi với chị, chị phải cỏng tay chân ôm cứng ngắt mới dám qua cầu. Nghe nói nhờ Việt Minh đốt cầu trong những ngày đánh Pháp nên cầu xuống cấp như vậy.

Ban đêm mỗi lần xe qua cầu ván khua rầm rầm vang vang cả xóm. Điểm đặc biệt nằm trên giường ván, ta sẽ cảm nhận được đất rung bấn bật như đuôi thằng lằn bị đứt, các lão tiền bối bảo :

- Cầu Huyện là đất không chân, nơi hội tụ những người trôi nổi, ừ thì vậy !

 

Tôi không nhớ cầu được gở vào năm nào, có một truyền thuyết nhưng rất thật vui vui do các bậc cha chú kể lại : “ Trong một đêm khuya vào cuối năm1951có đoàn xe nhà binh qua cầu những thanh gổ gây tiếng vang như thường lệ nhưng lâu hơn dài hơn, giường ván rung mạnh hơn đã giựt cả xóm cùng thức dậy. Trong gần 30 gia đình vào tháng 9 năm 1952 cho ra đời đồng loạt 10 em bé :

-         Chú Nhâm, cháu nội Bác Năm Búp, nhà số 16

-         Cô Đào, cháu Nội Cô Tư Xong ? ( chết sớm ) nhà số 3

-         Chú Năm con Bác Ba Thợ Mộc ( chết sớm ) nhà số 4

-         Chú Tới, con Chú Mười Giả, nhà số 22

-         Chú Bé Lớn, con Bác Năm Phát, nhà số 1

-         Cô Nê, con Chú Năm Mạnh, nhà số 9

-         Chú Tươi, con Bác Tư Giai, nhà số 10

-         Chú Bảy Tài, con Bác Hai Oai, nhà số 6

-         Chú Đông, con Bác Tám Trại Hàng, nhà số 14

-         Người sanh cuối cùng Chú Mười, là em trai của tôi, nhà số 12

Đoàn xe qua cầu, chẳng biết có hay không ? nhưng có 1/3 gia đình trong một xóm sinh em bé đa phần cùng tháng, cùng năm. Chuyện này ở Gò Công chắc chưa xóm nào đạt được, một kỳ tích !

Khi Cầu Huyện được tháo ra và đặt cống, mỗi lần đi ngang nhìn dòng chảy qua cống tạo thành xoáy nước cuốn tất cả sang phía bên kia vang lên tiếng ọt ọt, phát sợ.

Trước đây các bậc đàn Anh tắm sông nhảy cầu, bây giờ bày đặt tắm sông phải chui qua cống, đám con nít chúng tôi đứa nào chui qua cống mới được các anh cho tắm, bằng không bị đuổi lên bờ chỉ tắm ao, thật là ngặt nghèo

Tôi là tên chết nhát nhất trong bọn vì muốn tắm sông phải bon chen nín thở lặn qua, sau khi lần lượt thả ba cây bập dừa đầu cống bên này xem nó trôi qua bên kia không, chắc ăn như bắp rồi hít hơi … mấy con Hào bám quanh vách cống cắt chảy máu tay và cả vai. Thấy tôi ló đầu qua cả bọn reo mừng kẻ cuối cùng chui được qua cống. Trong đời tôi đây là lần bạo gan nhất, thật là hú hồn !

 

Đường kính cống khoảng 1 mét, rất nhỏ so với chiều ngang con sông làm lượng nước qua lại không kịp, để được qua bên kia sông dòng nước chảy tròn quanh trước cống với một áp lực rất lớn lâu dần làm sạt lở hai bờ, đầu cống hai bên sông phình lớn ra. Nhà Bác Năm Phát đặt hai đống chà cho cá, ở đầu cống bên bót đến 4 - 5 đống chà của các chú bác trong xóm Rạch

Vào những ngày nước kém người ta giăng lưới giở chà bắt cá, người đi xúc nhộn nhịp reo hò vang cả khúc sông, trên bờ người lớn trẻ con tụ tập đông như xem hát, dưới sông tôm cá nổi khoe râu, trường hợp này gọi là “ cá nổi ”

 

 

 

 

BẢN ĐỒ XÓM CẦU HUYỆN - NHÀ THỜ TRƯỚC NĂM 1960

 

Từ Cống đi về hướng Tân Niên Tây phía bên tay trái tuần tự những căn nhà như sau :



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 16/Sep/2013 lúc 9:27am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2011 lúc 6:02am

1- NHÀ BÁC NĂM PHÁT

 

Bên này sông là nhà Ông Trần Công Phát có chức danh gì đó trong Nhà Thờ người trong xóm thường gọi Năm Phát.

Nhà bác Năm cất thụt sâu bên trong rất xa đường lộ, đi vào nhà phải qua miếng vườn nhỏ, khi trồng mía lúc trồng bắp tây… trước cửa nhà trồng cây Sơri tán thật to. Đường vào nhà cặp theo mé sông cây bần, tra và dừa lá đan kín.  Khu vườn nằm sau nhà Bác Hai Thi rất rộng từ mé nhà đến giáp đất Cô Tư Xông, khoảng đất này đào mương lên líp trồng dừa, phía sau nhà là con rạch nhỏ làm ranh với nhà Bà Sáu Mắm, con rạch theo đám lá dừa nước rậm rạp dẩn nước vô ra cái ao nhà và chảy vào các mương quanh líp dừa, buổi trưa chúng tôi thường núp vào đám lá canh vắng người nhảy qua mương leo hái trộm dừa, Anh Điệp rất chịu chơi gặp tụi tôi anh làm bộ rượt có khi còn hái dừa cho.

Gia đình Bác Năm chuyên nấu, bán Muối, cũng có làm chủ Hụi. Hụi là một hình thức huy động vốn nhàn rổi trong dân gian.

Khi chơi hụi cần có một người uy tín đứng ra chịu trách nhiệm gọi  "chủ hụi", chủ hụi mời các thành viên khác cùng chơi, người tham gia gọi " tay em". Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền của các tay em giao đủ, giao đúng ngày quy định cho thành viên được hốt . Một dây hụi 500 đồng / tháng, gồm khoảng trên dưới 20 thành viên. Bỏ hụi thường vào đầu tháng. Tháng đầu tiên các tay em phải chầu hụi. Thí dụ hụi 500 đồng/ tháng, các tay em phải góp cho chủ hụi 500 đồng gọi là tiền áp thảo.

Tháng thứ nhì đến ngày giờ hẹn, tất cả các tay em tập trung đến nhà chủ hụi, bỏ hụi. Bỏ hụi bằng cách các thành viên viết số tiền mình muốn bỏ lên trên tờ giấy cho vào cái lon đặt giữa bàn, đôi khi cũng có thành viên không viết thăm mà nói số tiền mình muốn bỏ. Đến giờ kêu hụi, chủ hụi cho tay vào lon thăm, trộn đều sau đó bốc ra 1 thăm đọc tên thành viên và số tiền kêu hụi. Thí dụ : thăm thành viên thứ nhất 5 đồng, thành viên thứ hai 10 đồng, thành viên thứ ba 7 đồng  … Nếu hai thăm đồng số tiền thì người ra trước được hốt,  người kêu bằng miệng trước lúc bốc thăm nếu trùng với số tiền bỏ thăm thì người kêu miệng được hốt hụi.

Số tiền của thành viên thứ hai bỏ cao nhất 10 đồng như vậy thành viên này được hốt hụi.

- Do bỏ đi 10 đồng các con hụi phải đóng 490 đồng cho người hốt thông qua chủ hụi.

- Chủ hụi mượn vốn trước 500 đồng bây giờ phải trả lại đóng 500 đồng

Chơi hụi là một hình thức giúp đở nhau. Tay hụi hốt chót đương nhiên các tay hụi chết ( đã hốt rồi ) mỗi thành viên phải đóng đủ 500 đồng.

Bác năm có rất nhiều con : Chị Hai Ngà, anh Ba Lực, Tư Điệp, Năm Rạng, Sáu Tươi, Bảy Sáng, Bé Lớn và Bé Nhỏ.

Chị Hai Ngà là Nữ Quân Nhân ngành Xã Hội, Doanh trại làm việc nằm giữa Thành Cộng Hoà do Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ thời Đệ Nhất Cộng Hoà trú đóng và Nhà Thờ Hầm, đối điện với Nha Sổ Số Kiến Thiết và Toà Đại Sứ Anh trên đường Thồng Nhất. Phạm Phú Quốc đã dội bom xuống nơi này trong lần đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm,

Đám cưới Chị Hai Ngà lớn nhất xóm tôi thời đó, người lớn làm bò, làm heo, bọn nhóc chúng tôi làm vịt cả đêm, thuở ấy chưa có đèn điện, nhổ lông gà vịt trong ánh sáng tối mù quanh bên bếp nước sôi, sáng ra thợ nấu kêu trời như bọng, đến khuya những người phụ việc  ăn cháo huyết, cháo lòng bò thả giàn. Thật là vui như một lễ hội.

 

Anh Ba Lực nghe nói học trường dòng trên Sài Gòn, sau 75 ra đời, lập gia đình bên Bến Tre, sau đó đi vượt biên ra nước ngoài và chết bên đó.

 

Nhà Bác Năm có lò muối, lò muối làm bằng gạch đặt trên lò hai cái chảo lá sen thật lớn, Anh Điệp đổ muối hột vào hai chảo cho nước vào, đốt bằng trấu, lâu lâu lủa tắt ngùm, Bác Năm dùng cây móc, cào những thanh sắt xếp nằm ngang như bậc thang ở cửa lò, gió ùa vào lửa cháy bừng reo xì xèo , nước sôi thỉnh thoảng dùng xẻng xúc ra lớp muối trắng tươi đổ vào cần xé.

Buổi chiều mát trời thường thấy Bác Năm trai và anh Điệp đi gánh trấu, hai bao bố nhồi đầy trấu, móc sắt móc vào hai thành bao xỏ đòn gánh vào, nhẹ nhàng.

Ghe chở muối thường neo bên cống và phu gánh vào bếp đổ đống cao nghệu, xài dần.

Bác Năm trai rất nghiêm khắc thời này người ta hay dùng roi để dạy con, Bác Năm cũng thế, Trần Công Điệp rất chịu chơi, bản tánh anh hùng lại hay phá phách thường bị người lớn mắng vốn, con nít đến nhà mét nên anh thường bị đòn, Bác Năm trai đánh mõi tay, anh Điệp đứng ì ra đó, không hề khóc. Một đêm anh Điệp học bài ngủ gục Bác Năm lỡ tay nắm tóc đè đầu mặt anh bị đập vào bóng đèn dầu, máu chảy phải đi lên thầy Ba Nô băng bó, để lại trên má anh vết thẹo.

 

Trong chuyến đi Gò Công lên Sài Gòn nhập ngủ, qua ngã Cầu Nổi, chỉ có nhánh cây gát  giữa đường, xe cộ dừng lại không dám qua, đã trưa không thấy lính đến giải toả, hành khách mệt nhoài, con nít khóc lóc vì nắng nóng với bản tánh anh hùng Nam bộ “Ra đường gặp chuyện bất bằng, chẳng tha” Điệp từ phía sau dảy xe tiến tới dọn dẹp trở ngại thì bị việt cộng núp bắn lén.

Hiện hai Bác Năm đều đã qua đời, Chị Hai Ngà, và Bé lớn ( Trí ) ở nước ngoài.

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 16/Sep/2013 lúc 11:45pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2011 lúc 6:35am

02- Bác Hai Thi

Kề bên nhà Bác Năm là nhà Bác Hai Thi, có biệt danh ít người biết “ Hai Tém” sau này tôi mới biết vì Bác Hai rất có duyên với mấy bà goá, trước nhà cũng có cổng giống như nhà Ông Thân Bính nhưng bằng gổ lợp lá, kề bên đặt lu nước và cái gáo bằng dừa cán rất dài, để người đi đường giải khát, gần ranh nhà với Bà Tư có cây táo, nơi hấp dẫn bọn nhóc chúng tôi . 

Bác Hai làm gì đó trong Ty Công Chánh, nhà có bán cá Lia Thia bọn con nít chúng tôi  lui tới hằng ngày

Anh Nhì là con Bác Hai, đẹp trai giống như Bác đầu tóc lúc nào cũng láng mướt, cuộc sống khép kín ít chơi với các anh trong xóm, vào độ tuổi đi lính thì anh vào Thánh Thất Tây Ninh tu, sau 75 có đem vợ con về ở với ba má

   03-Cô Tư Xong

Tiếp theo là nhà Bà Tư Xông, bà Tư có 1 trai một gái.

Chú Hai Thố làm việc trong Dinh Độc lập, Thiếm Hai Thố ở nhà nuôi con, Con Trai đầu lòng tên Dũng, đàn giỏi đi lính nằm trong tiểu Đoàn Chiến Tranh Chánh Trị

Cô Tư Là, giáo viên sau làm hiệu trưởng trường Nguyển Tri Phương, nhà ở đường Ngô Quyền, chồng là Nguyễn văn lễ trước làm việc ở trại giam Côn Đảo, thời Đệ Nhị Cộng Hoà là Hạ Nghị Sĩ ông này với Dương văn ba ở Bạc Liêu là “ ăn cơm Quốc Gia, thờ ma của việt cộng “. Trong trận đánh Bình Long có phần công sức của ông ta vẽ bản đồ chuyển tài liệu cho giặc. Sau ngày cờ đỏ lên đời, ông làm vỏ ruột xe đạp tại nhà, cho hai đứa con trai sinh đôi Đồng và Đăng vượt biên, nghe nói hiện đang ở Canada

Nhà này có một người rất đặc biệt tên Tư Còn gọi Bà Tư Xông bằng Cô, ông này lang bạt kỳ hồ, quy tụ một số anh chị trong xóm thành lập Thi Văn Đoàn lấy tên Hồn Thu Thảo, Thi sĩ phải có thơ túi, rượu bầu, sau này thêm thuốc phiện để lầy cảm hứng mà gieo vần, nhưng văn chương bị rượu thuốc hoành hành nàng thơ cũng sớm chia tay, bản thân người thi sĩ ôm ấp nàng Tiên vội vã qua đời trong khổ nghèo bệnh tật

04- Bác Ba Thợ Mộc

Nhà Bác Ba thợ mộc, Bác có 3 người con anh Hai Cầm, Chị Bé Lớn và Bé Nhỏ.

Anh Hai Cầm cũng là dân Lang bạt kỳ hồ, nhà chuyên môn nuôi gà nòi đá độ, có con gà dữ còn hơn bầy Ngổng và đàn gà Lôi ở nhà ông Phán Đờn, bọn nhóc trong hẻm mỗi lần đi học ngang qua  phải có người lớn mới dám đi, còn không thì cấm đầu chạy trối chết, nhiều đứa có cả tôi bị gà đá gà mổ đến chảy máu lưng, máu chân

Chị Bé Lớn, lấy chồng là Sĩ Quan thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh “ Sao không chết người trai chiến sĩ mà chết người gái nhỏ hậu phương” Vợ chết để lại đàn con, tái giá với Bé nhỏ, cô em vợ

Sau ngày buông súng tản hàng, được đi học tốt nghiệp trở về đoàn tụ gia đình

 

Kề bên nhà Bác Ba thợ mộc là con hẻm dẫn vào nhà tôi.



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:33pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2011 lúc 7:16am

05-Bác Tư Lục Lộ

 
Bên trái hẻm nhà đấu tiên, là Bác Tư lục lộ, do làm phu bên Ty Công Chánh

Bác có hai đặc biệt

-         Mặc quần Tiều, giống người Hoa

-         Hút thuốc vấn, hút xong dán đầy góc cột nhà, khi hết thuốc gở ra vấn hút tiếp

Nhà Bác trồng cây kiểng và có máy hát đỉa quây tay, bọn trẻ con chúng tôi thường đến nghe ké tuồng cải lương Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu v.v…

Cô con gái lớn, Chị Hai theo chồng ngoài Sơn Quy

Cô gái út chị Sáu Ngữ, lấy chồng người Miên, Vợ chồng chị Sáu Ngữ ở nhà chung với cha mẹ, không con, được vài năm nghe nói  ông chồng bỏ đi về Miên sinh sống.

Sau ngày Bác Tư trai qua đời, Bác Tư gái bán nhà cho Chú Tám Cây, về cất nhà gần chị Hai ngoài cua Cô Thuỷ cho đở hiu quạnh

 

06-Bác Hai Oai

 

Nhà Bác Hai Oai, làm việc bên Toà Bố, một trong những gia đình khá giả trong xóm tôi, có 4 người con, Chị Tư Mầu, anh Năm Sơn, Sáu Long, Bảy Tài.

Bác Hai gái có tên là “ Bà Hai Trầu” miệng luôn nhai trầu , thích đánh bài Tứ Sắc, ngồi chơi suốt ngày không mệt

Gia đình khá giả, các anh chị sung sướng vô cùng. Sau ngày Bác Hai trai đột ngột qua đời, do đạp miếng miểng sành bị Phong Đòn Gánh, từ đó gia đình suy kiệt

Chị Tư Mầu yêu anh Bảy Na làm thợ mộc nhà dưới Gò Tre, Chị tư  Mầu rất nhiều con sanh 4 lần đến 7 đứa con, năm 1977-1978 gia đình đói khổ, phải bán nhà cho Chị Hai Hường con Bác Tư Giái rồi theo đoàn người Gò Công đi Cà Mau tìm sống. Nghe nói hiện giờ có vuông tôm, cuộc sống cũng khá

Ba mất, Anh Năm Sơn phải nghỉ học đi làm mướn ở tiệm cám, tuy ít học nhưng tính văn nghệ rất cao, tham gia vào Thi Văn Đoàn Hồn Thu Thảo, với bút hiệu Thanh Sơn có thơ đăng trên bào Tiếng Chuông, sau đi lính Pháo binh thuộc Trung đoàn 12, Sư Đoàn 7 Bộ Binh đóng ở Đồng Tâm Mỹ Tho, người rất dể thương, uy tín với cấp trên, do chử viết đẹp lại biết thơ văn nên được làm việc ở phòng 1. Sau ngày tản hàng anh về quê vợ ở Phú Mỹ, Tân Hiệp Mỹ  Tho, làm bốc vác ở nhà máy xay lúa, tham gia văn nghệ soạn kịch, viết bài ca vọng cổ rất nổi tiếng trong khu vực.

Sáu Long mới học lớp nhì đã nghỉ , học hớt tóc với chú Tám Cây , người mua lại căn nhà của Bác Tư chị Sáu Ngữ , tiệm hớt tóc của chú cất tại Cống Cầu Huyện phía bên nhà Bác Năm Phát, Sáu Long rất hiếu thảo đi làm được bao nhiêu tiền đều đưa hết cho má. Đến năm 18 tuổi Long được anh Năm Sơn  đăng lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh, trong lần về phép, bị cảm Bác Hai mời Thầy Ba Nô xuống chích, vừa rút kim ra thân thể bầm tím và qua đời ( Thầy Ba Nô chích dạo Thy Lan Thảo đã nói phần trên)

Người con trai út là Bảy Tài, nghỉ học từ nhỏ, đi lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh

Sau ngày tan hàng Bảy Tài về nhà cưới Cô Nê con Chú Năm Mạnh nhà cách con hẻm, Cô Nê đi bán cốm quanh các bến xe lam mặt lúc nào cũng cười vui, có hai con nghèo khổ bán đất ăn dần sau cùng về Bình Ân, qua đời ở đó

 

Trên vuông đất của Bác Hai, khi còn sống Bác bán một phần cho Anh Năm , anh chồng của chị Tư Mầu, anh Năm làm tài xế xe hàng chị Năm bán rau cải trên chợ, gia đình này có cô con gái là Ca Sĩ Ngọc Hiếu làm ở Phòng chiến Tranh Chánh Trị. Cùng thời với Ca Sĩ Thiên Trang. Ngọc Hiếu lập gia đình với ông Trưởng Đoàn Xây Dựng Nông Thôn, sau ngày 30-4 đi cải tạo, định cư ở Mỹ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:36pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2011 lúc 12:20pm
 
 
Trong bài viết ngày hôm qua anh Cao Thệ có nói đến chị Tư Là làm tôi nhớ đến chuyện sau nầy:
Hồi tôi còn đi hoc trường Pétrus Ký (Saigon) tôi ở cư xá Nguyễn tri Phương, Chị Tư Là cũng ở cùng xóm. Có một lần chúng tôi từ Saigon về Gò Công chung trên một chiếc Citroen, Traction 15, anh Nguyễn văn Lễ lái. Hôm đó đi về buổi chiều, sợ trễ bắc (phà) vì lúc đó chuyến bắc chót là  6 giờ chiều. Xe chạy khá nhanh mà trời lại có mưa lăm răm. Chúng tôi qua mặt một chiếc xe đò. Tôi không biết xe mình có ép xe đò hay không mà ít phút sau chiếc xe đò chạy qua mặt lại và ngừng ngay trước mặt xe chúng tôi. Anh "Lơ" cầm cái "ma ni ven" (manivelle) đi thẳng lại xe chúng tôi định cự nự. Anh Lễ chẫm rãi lấy trong ngăn tay xe (boite à gants) cây Colt 9 để lên dash xe. Bọn kia thấy cây súng liền thối lui. Tôi nghĩ lai nếu lúc đó anh lái xe không làm trong quân đội có súng thì chuyện sẽ ra sao!!
 
Chưa hết... Xe đò để cho chúng tôi đi trước. Ít lâu sau xe chúng tôi vì trời mưa đường trơn, bị tuột xuống ruộng (lúc đó hai bên đường còn là ruộng chứ không có nhà san sát như bây giờ). Lúc tôi bính tỉnh lại thấy đầu mình quay xuống đất. Quay cửa kiến xe lên bò ra ngoài thì thấy bốn bánh xe chổng lên trời và bình xăng đang chảy ọc ọc! Cũng may là nhờ ruộng có chút nước vì trời mưa nên trong bọn không sao cả chi có chị Tư Là bị hơi bầm ở càm thôi ( hú hồn). Chiếc xe đò chạy đến ngừng xuống hỏi thăm chúng tôi. Anh Lễ nhờ họ đến bót (đồn) gần đó nói anh bị tai nạn nhờ người đến giúp. Nữa giờ sau có 2 chiếc xe Jeep đến đón chúng tôi về đồn ăn tối và ngủ luôn tại đó và họ cho lính đến kéo xe về đồn. Tối hôm đó tôi và anh Còn ( mà anh Cao Thệ có nhắc tới) ngủ chung phòng với trung úy chỉ huy trưởng đốn nầy. Sáng hôm sau mới về Gò Công, trễ mất một ngày!
 
 
 
Hồi đó tôi và anh Còn còn nhỏ tuổi. Từ đó tới sau tôi không gặp lại anh Còn nữa.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 26/Jul/2011 lúc 12:31pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2011 lúc 5:58pm

Chân thành cám ơn Chú đã cho cháu biết thêm một chi tiết rất hay về  Cô Tư Là và anh Tư Còn. Rất mong Chú bổ khuyết giúp cháu những điều thiếu xót

Cháu

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 29/Jul/2011 lúc 8:38am
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2011 lúc 6:08pm
 

07- Ông Bà Sáu

Giáp ranh phía sau nhà Bác Hai là nhà Bà Sáu Mắm, Bà Sáu bán mắm ở chợ Gò Công, đất rộng trồng cây ăn trái: me, ổi, dừa và mãn cầu, phía sau nhà là Sông dầy đặt dừa lá. Ông Sáu là dân giang hồ giải nghệ, võ thuật cao cường, có hai người con trai, Anh Ba Phó và Cai ròm

Anh Ba Phó lập gia đình, đi lính sau đó hy sinh, chị Ba ở với ông bà Sáu, Sau ngày 30-4 Cha mẹ chồng lần lượt qua đời, chị bán nhà về quê

Cai có tên là Mực nhưng rất ghét ai gọi tên này, Cai là tay đàn ghi ta tuyệt vời, không qua trường lớp, là một tay võ thuật khá giỏi , người thì nhỏ con ốm yếu, trong một lần Cảnh Sát xét nhà Cai chui tọt vào tủ đựng thức ăn khi lính đi khỏi phải phá tủ chun ra, đúng ra Cai đươc miển dịch vì có anh đi lính cha mẹ già trên 60 tuổi, nhưng vẫn đăng lính vốn bà con Ông Thà nên xin vào lính Địa Phương Quân cho gần nhà để phụng dưỡng cha mẹ già, bị thương nhẹ trong trận phục kích nhưng hoả lực địch quá mạnh không tải thương được, máu ra nhiều quá, hy sinh. Bà Sáu già yếu khóc con mù đôi mắt và chết trong cảnh mù lòa

 

08- Ông Ba Nghi

 

Cách một rảnh nước bụi tre gai là nhà ông Ba Nghi thầy thuốc bắc ở Tân Thành, nhà ngói năm gian, trong  phong thuỷ đây là căn nhà xấu, không phát tích lâu dài  khu đất nhà ông cuối hẻm, rất rộng nằm ngay ngả ba sông , nhánh sông này chảy qua phía sau nhà chú Năm Mạnh,  Ông Cai Giái, ra đến đường 30-4 hiện nay  qua cống chảy vào ruộng phia bên ao Ông Hộ dùng để lấy và xả nước, những đám ruộng này vào mùa cấy khoảng 4 – 5 giờ  sáng nghe vang tiếng “ tù và ”  tẹo… tí … tẹo… tập trung thợ cấy, còn nghe những điệu hò đối đáp  nhau vang vang ngoài ruộng

Ông Ba Nghi rất khá giả tự bỏ tiền mua gạch ong lót từ đầu hẻm đến cuối hẻm, nghe nói mua đâu tuốt trên Biên Hoà vận chuyển về

Gia đình Ông Ba không được biết nhiều, chỉ biết trong gia đình đó có Nhứt Lớn, chị Giàu, Anh Ba Heo, vì nhà nuôi heo, Chị Tư sống trên Sài Gòn có đứa con trai tên Trí, nghe kể lại cô Tài Sợi ( Ca Sĩ Phương Dung ? ) ở Tân Thành bà con sao đó  ghé nhà và đánh banh bông

 

Ông có người con nuôi Đội Tập đi lính giải ngủ, trong xóm thường gọi Chú Tư Tập, Chú Tư Tập to con mập mạp, hình như làm bên Công Chánh Thiếm Tư Tập bán trên chợ Gò, Sau ngày cờ đỏ vào gia đình đi kinh tế mới trên Long Khánh

 

Trong vuông nhà trồng nhiều cây Me , Mận, Dừa cây nào cũng say trái, tuy nhiên Mậm ảnh hưởng bởi nước mặn nên trái lớn hơn trái táo một chút

 

Đặt biệt có hai bụi Chà Là trái từng chùm giống như buồng cao nho nhỏ như trái trứng cá ăn chát chát, quanh bẹ lá gai màu đen dài sọc loại này có rất nhiều ở bên rừng Sát bên Bà Rịa, trái theo sông nước trôi về đây, hay là theo chân người từ Mô Soài mà đến ?

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:38pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 29/Jul/2011 lúc 6:42am

Dọc theo bờ sông bãi bùn cây Bần mọc thành hàng, những cặt bần (Rể bần) vươn lên tua tủa như những cây chông, bọn tôi cắt đem về vót thành những phao câu cá, hoặc làm nút chai, có người vạt lấy làm phao thả Vó bắt cua. Trên những nhánh bần treo tòn ten tổ chim Vòng Vọc, là kết quả một nghệ thuật tinh xảo của hai chú chim bé tý teo, có mỏ cứng như sắt,  tỉa từng sợi lá xé đan thành tổ chim hình chử  q , cung tròn chử C là khu vực đẻ trứng, lủ chim non sinh hoạt, che mưa che nắng, chử I như ống cống chim cha mẹ chui vào ra . Chim rất khôn thường làm tổ trên những cây luôn luôn có tổ ong sắc. lơ ngơ leo lên bắt chim  ong đánh cho sưng mặt.

 

Nhà Ông Ba là nơi tập trung bọn nhóc chúng tôi nào là chơi cò chập, đánh đáo, nhảy dây, tạt lon và hấp dẩn nhứt vẫn là đá banh, trái banh cũng siêu đẳng làm bằng trái dừa điếc đá sưng giò sưng cẳng thế mà vui.

 

Lủ chúng tôi sau khi chơi phá mệt nhoài thường ra sông, trước khi đến sông thường tìm Bình Bát chín, Bình Bát là loại cây mọc hoang ven sông, trái màu xanh khi chín màu vàng tươi, ruột tương tự như trái Mãn Cầu … hoặc trèo hái trái Bần, nhớ năm Gò Công bị dịch Cúm (1956 ? ) Bần trên sông không còn một trái người ta hái bán, ăn để trị cúm. Nói đến Bần ( Thuỷ Liễu) còn có loại Bần Ổi, Bần Ổi thường mọc trên bờ , lá bần to hơn màu xanh hơn, chua hơn Bần Thuỷ Liểu.

Tắm sông bọn tôi thường chơi trò rượt bắt đuổi nhau, chia phe móc sình chọi lộn,  trong những lần móc sình vô tình bắt được Vọp.

Bắt vọp có rất nhiều cách, tuỳ theo mực nước sông,  lúc nước vừa ròng vọp dưới bùn đưa khoé miệng lên phun nước, ta đi trên bờ hoặc mép nước nhìn xuống thấy như cơm sôi,  phải nhìn kỷ nước trong vắt không có tạp chất, bàn tay chụm lại như cái nôm đưa tay xuống là dính gọi là bắt vọp sôi, cẩn thận đừng cho nước giao động mạnh, những con khác sẽ ngưng sôi,

Nước rút vừa sát mặt bùn khoé miệng vọp còn trên mặt bùn phải tinh mắt mới nhìn thấy gọi là bắt vọp mánh,

Nước rút cạn trơ bãi sình, dùng chân đạp gọi là bắt vọp đạp, vọp sống quần thể ít khi ở lẽ loi một mình

Vọp nhỏ màu xanh, vọp to do nằm dưới bùn có màu vàng của phèn đôi khi trên  lớp vôi bị bể có màu trắng đục. Vọp giống như nghêu, nhưng lớn hơn nhiều , luộc vọp lấy nước nầu canh, thịt vớt ra kho tiêu ăn cơm với canh vọp, thiệt đã hết biết !

Dùng vọp bỏ vào lu nước, những chất bả lơ lững, vọp ăn hết làm nước rất trong, hơn cả lóng phèn.

 

Những gia đình quanh bờ sông từ cống chạy lên Cầu Tây Ban Nha người ta trồng cây dừa nước, để giữ đất khỏi sạt lở. Lá dừa chặt ra tách làm đôi phơi  để lợp nhà, phần còn lại gọi là bẹ dừa hay  là bập dừa, người ta chặt bẹ dừa , xẻ nhỏ phơi khô làm lạt để buộc lá, buộc cây. Bẹ dừa còn làm phao cho đám con nít chúng tôi tập lội, thời kháng chiến chống Pháp người ta gọt thành cây súng gọi là súng bập dừa, vây đồn đánh bót, chỉ có cây súng Mút cờ Tông chạy lại chổ này bắn cái đùng, chạy lại chổ kia bắn cái rằm, số còn lại là súng bập dừa chạy tràn lan chi địa, Pháp thấy đông sợ quá đầu hàng thế là thắng trận.

 

Thân bập dừa hình chử V, ôm bó vào nhau tạo thành khoảng trống, cá cua thường chui vào để ở, để bắt mồi, ngày rằm hoặc 16 âm lịch, cá Bóng  Dừa thường  bắt cặp chui vào, những người lao động nghèo khó như chúng tôi có được bửa cơm thịnh soạn.

 

Cây Dừa Lá, trồng để giữ đất không cho sạt lỡ, tranh giành với sông nước giữ phù sa tạo bãi bồi, sống âm thầm nơi nước mặn, phèn chua, gần gủi giúp đở người bình dân lao nhọc, gìn giữ chở che cho thế hệ Cha Ông yêu nước  gắn liền tên người Anh Hùng Dân Tộc Trương Định, Đám Lá Tối Trời đi vào lịch sử giữ nước oai hùng của dân tộc , Cây Dừa nước rất đáng được tôn vinh !

Cao Thệ

IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2011 lúc 7:49am

09-Chú Năm Mạnh

Từ nhà Ông Ba Nghi trở ra đuờng, vuông đất kế bên là nhà Chú Năm Mạnh làm Lao công trên nhà thương, biệt danh Năm Lùn, tướng ngũ đoản, sách tướng bảo cực quý, phải chăng vì xương cốt thô lộ ngũ nhạc không triều, lổ mũi hở, tiếng nói lớn mà không vang nên thành tướng nghèo khó, chú thường bảo với mọi người là chú sinh bất phùng thời. Thiếm Năm buôn gánh bán bưng, vất vả nuôi đàn con nhỏ, các con chú được đặt tên bắt đầu từ chử N, cô Nữ, chú Nô, chú Na, cô Nê, cô Nâu, chú Ni, Chú Nư …   Chú Năm có Ông anh thuộc loại Giang Hồ Tứ Chiến, Hai Nhất từng bị tù Côn Đảo kết bè trốn về đất liền, bị bảo bè tấp vào Rạch Giá, là bạn của Sơn Vương, có cất căn nhà nhỏ trong đất chú Năm lánh nạn nghe nói Sơn Vương được thả về có ghé thăm, Ở được dăm ba tháng Chú Hai Nhất bỏ lên Sài Gòn

Trở lại chuyện nhà Chú Năm, tuy nhà nghèo con đông nhưng  nhà lợp tôn so với những căn nhà lá chúng tôi nhà Chú rất là bảnh

Con gái lớn là Cô Hai Nữ, lấy chồng là Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn

Ba Nô do hoàn cảnh gia đình nghỉ học sớm phụ bán hủ tiếu trên chợ, sáng đi sớm tối mịch mới về vì vậy không giao thiệp với ai, từ chợ về phải đi ngang qua quán bán tạp hoá của Bác Tám Kỷ ( Thy Lan Thảo có đề cặp đến) rồi đến nhà máy nước đá, Nô thường bị các anh bên sông ăn hiếp, rất nhỏ con mà chịu chơi, ngang tàng, cộc tính  thường bửa đánh lộn, Nô học của cha vài miếng, học của Ông Sáu vài thế võ, nhưng vẫn thua, thường bửa đi về thủ dao trong người cũng vẫn thua, tức quá đăng lính Dù nơi tuyển quân không nhận vì mới 15 tuổi, Đăng lính Sư Đoàn 7 cũng không được nhận, về xin vào Địa Phương Quân cũng không được nốt, thực ra tuổi tác có thể vượt qua nhưng quá thấp, thời đó cây súng Garant M1 còn cao hơn. Tức giận về quê Ngoại ở Xóm Thủ  theo việt cộng, trong một lần đi phá làng phá xóm, đấp mô đào đường chi đó bị lính bắn chết dường như ở ngã ba Trần công trường và Võ văn kiệt hiện nay

Sau ngày cờ đỏ tràn vào Chú Năm cha liệt sỹ bỏ nhà đi lang thang, nghe nói chết trên Sài Gòn, Thiếm Năm bán nhà về quê sống trong cảnh túng quẩn.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:39pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 31/Jul/2011 lúc 5:08am

10 -   Bác Cai Tư

 
Kế đến là Nhà Bác Tư , Bác Tư là Cai Lục Lộ ( Cai Giái ), làm việc bên Ty Công Chánh, Trong xóm tôi nhà bác đầu tiên lợp thiết, đầu tiên có Radio , Radio gì mà to như cái tủ ly, con nít chúng tôi chui vào chui ra cũng được. Hình như còn phải mua cái máy phát điện để phục vụ cho cái Radio nữa, người trong xóm tụ tập chật nhà để nghe Radio, tối thứ bảy nghe cãi lương, chiều chủ nhật nghe Ông Huyền Vũ tường thuật đá banh, … thấy  bọn nhóc chúng tôi tò mò, Bác Tư bảo tao nhốt tụi nó ở trong đó hằng ngày đưa cơm nước vào, tôi rình xem qua mấy lổ tròn phía sau chẳng thấy ai, chỉ mấy cái bóng đèn đỏ rực,

Nhà Bác Tư còn nuôi con khỉ, Khỉ nhảy nhót trong lồng, làm đủ thứ trò, đám con nít chúng tôi quanh quẩn suốt ngày chọc ghẹo

Chị Hai Hường, anh Ba Cúc,  Cô Nê Lớn, chú Tươi, Phước ….

Chị Hai Hường lấy phải ông chồng là việt cộng, bị lính bắn chết để lại đứa con gái

Sau này Bác Tư bị tai nạn mất một cánh tay, Bác Tư như là khu trưởng trong hẻm mọi việc cần giúp đở, Bác giúp đở hết lòng không nệ hà, tiếng nói của Bác nhiều trọng lượng

Bác Tư có một kỹ niệm với “ lủ phà làng phá xóm” chúng tôi đến mãi bây giờ không thể quên.

 

Kể chuyện này trước hết như một lời xin lỗi mong Bác và gia đình tha thứ , số là một đêm bọn phá làng phá xóm chúng tôi nhàn rỗi chẳng có gì để phá, không nhớ đứa nào đề nghị lấy đất chọi lên nhà Bác Tư, mái nhà tôn nghe rầm rầm, bọn con Nê lớn thằng Tươi, ra của chưởi vang, thế là đêm sau, đêm sau nữa, trong xóm ai cũng nghĩ chúng tôi chứ ai mà vào đây, thú thật chúng tôi chỉ chọi có mấy cục đất đầu tiên còn sau đó thì không dám vì nhà Bác Tư tổ chức cho người lớn rình bắt. Đêm đến “ nhóm an ninh cảnh vệ ” lùa chúng tôi khoảng 6-7 thằng đến nhà Bác Tư,  đang ngồi nghe radio, bổng rầm rầm trên nóc nhà, thế là tụi quỹ chúng tôi vô tội, hôm sau theo đề nghị lủ chúng tôi lần lượt cũng đến nhà Bác Tư, bên ngoài không hiểu ai chọi lên nóc nhà như mưa, người ta nghĩ đến mấy anh lớn giải vây cho đám quỹ nhỏ.

Thế là hôm sau các anh lớn cùng bọn tôi  đến nhà ngồi nghe Radio chung, thật là chán. Đá vẫn rớt trên mái nhà , Bác Tư nghĩ ra một kế cầm cục đá đưa cho mọi người xem ra cửa nói rằng : “ Bây giờ tao quăng cục đá này ra ngoài nếu ngon lành thì lượm cục đá này bôi vôi chọi trả lại, mới hay ” rồi ném ra ngoài , tức thì cục đá dính vôi ăn trầu trắng xoá được chọi trở vô trước hàng ba, người người đang ồn ào bổng dưng yên lặng

Bác lấy cục đá khác cho mọi người xem và làm y như trước , lần này bác chọi vào lùm cây phía sau nhà, tức thì cục đá được bôi vôi quăng trở lại, người lớn im lặng,  bọn phá nhà chúng tôi xanh lét mặt mày, chẳng dám ra về. Hơn 50 năm qua không lời giải đáp !?

 

Đặc biệt trong những ngày gần Tết, Bác Tư cho đốn tre lựa cây thật già cắt thành từng đoạn quấn dây kẻm ở nòng súng, khoét lổ ngang hông, bỏ Khí Đá vào, đổ chút nước, cằm cây súng lắt lắt vài ba cái, đặt vào chân súng,  ( 2 chân súng là bốn thanh tre đóng xuống đất hình chử X, song song và thẳng hàng, cái cao cái lùn sao cho có độ dốc ) chăm ngồi lửa vào lổ bên hông, Súng tre nổ cái r..ầ…m , cứ thế chỉa súng qua rạch bắn  suốt ngày   đinh tai nhức  óc

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:43pm
IP IP Logged
Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.160 seconds.