Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thể Thao
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Thể Thao
Message Icon Chủ đề: MỘT BÀI THUỐC VÕ THẬT HAY Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Chủ đề: MỘT BÀI THUỐC VÕ THẬT HAY
    Gởi ngày: 29/Nov/2012 lúc 8:56am

MỘT BÀI THUỐC VÕ THẬT HAY

 

            Huy-Tường thân tặng  các bạn yêu mến thể-thao và võ-thuật một bài thuốc rượu thật hay để xoa bóp. Chúng ta chơi thể-thao hoặc tập luyện võ-thuật, có khi cơ-thể bị thương-tổn, hảy dùng bài thuốc nầy để xoa bóp, Đây là bài thuốc Luyện Thiết sa chưỡng mà tôi  đã từng dùng qua. Bài thuốc này còn có thể dùng vào vào những trường hợp khác trầm-trọng hơn, tôi sẽ giải-thích sau.

7) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa – 3. Nhủ hương – 4. Mộc dược – 5. Mộc hương – 6. Chỉ xác – 7. Kiết cánh – 8. Xuyên khung – 9. Đơn bì – 10. Kinh giới – 11. Đào nhơn – 12. Chi tử – 13. Xích thược – 14. Huyết kiệt – 15. Hổ cốt – 16. Trầm hương

CÁCH CHẾ : tất cả 16 vị, mỗi vị 3 chỉ, tán nhuyễn thành bột ngâm chung với hai lít rượu trắng, 7 ngày sau dùng được, càng lâu càng tốt.

CÁCH DÙNG : Trước khi luyện rót thuốc ra thoa bóp cho nóng hai bàn tay xong mới luyện, sau khi luyện xong cũng hành dược công như thế. Khi nào hết thuốc thì đi bổ thêm thang khác. Luyện công hành dược tữu đúng 100 ngày thì thuốc mới thấm vào tới xương làm xương, gân cốt cứng mạnh vô cùng.



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 11/Dec/2012 lúc 7:56am
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2012 lúc 7:54am

CÁCH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI LUYỆN CÔNG BỊ THƯƠNG

Chương này chỉ cho ta cách nhận diện được những trường hợp người bị Chưởng thương (luyện chưởng bị thương) có thể trị liệu được mà không cần phải nhờ Y sĩ chuyên môn. Trong trường hợp bị người khác đả thương bằng chưởng pháp cũng cùng một cách khám xét.

Trong trường bợp bị thương được ghi nhận là bị tấn công bằng Chưởng lực có phần trầm trọng hơn cả. Và cứ như thực tế thì hầu hết người bị Chưởng đánh trúng đều bị nội thương ít có trường hợp bị thương bên ngoài.

Vì thế trong phạm vi chương 12 nầy đặc biệt dành để nghiên cứu về cách điều trị Nội và Ngoại thương do Chưởng Lực đánh trúng cũng như hành công phu sai trật mà bị nội thương.

1. NỘI THƯƠNG

Các triệu chứng :

a) Trường hợp bị nội thương Gan: Khi bị đánh một chưởng nơi gan thì, sau khi thân thể ngã xuốg, sắc diện đổi khác, mặt tím đi, mắt đỏ ngầu và sau đó thân thể phát nhiệt (nóng).

b) Trường hợp bị thương nơi Tim: Bị một chưởng nơi huyệt Cửu vĩ (vùng tim) tức là tim bị thương rồi. Trước nhất người bị thương khụy xuống bất tỉnh, mặt xanh, hơi thở yếu, đôi khi không chịu thở là trường hợp nặng lắm. Nếu nạn nhân còn đi được mà thấy hơi đau vùng tim thì là bị thương Tim nhẹ.

c) Bị thương Dạ dày: Bị một phát chưởng mà mắt nhắm lại không buồn mở ra, hay chỉ lim dim mệt nhọc, Môi và Mũi thâm đen lại là đã bị đánh trúng bao tử rồi.

d) Bị thương Thận: Bị đánh một chưởng phía sau eo lưng (thận du) mà cả hai lỗ tai nghe lùng bùng không rõ, trán đen (hơi hơi) mặt phù lên màu trắng bạch ấy là đã bị người ta đánh trúng Thận rồi.

e) Bị thương Ruột già (đại trường): Bị đánh vùng bụng, sau đó mặt đỏ hơi hơi, hơi thở yếu, đi cầu phải vội vàng hơn lúc bình thường. Đó là bị đánh trúng ruột già.

g) Bị thương Ruột non: Bị đánh bụng rnà mặt sưng lên, hơi thở không thông, khò khè như suyễn, người nóng lên, miệng khô, đại tiểu tiện bị nghẹn đau. Tức là đã bị đánh trúng ruột non.

h) Bị thương vùng Ngực và Lưng: Võ sinh học võ thường hay giao đấu, khi trúng đòn thường hay ỷ lại sức khỏe nên lờ đi, đến thời gian đôi mươi ngày, 10 bữa hay một tháng lại tự nhiên thấy ngày càng ốm yếu ra, mặt trắng, người cứ lúc nào cũng hâm hẩm phát nhiệt. Đó là đã bị thương vùng ngực hay lưng rồi. Vì vùng này có nhiều chỗ yếu.

i) Bị thương Ngực: Mặt hơi đen, người nóng, ngực và miệng thấy khó chịu, lá đã bị người ta đánh trúng ngực bằng chưởng có kình Thiết Sa chưởng rồi.

k) Bị đánh nội thương Phổi: Bị đánh một chưởng nơi vùng ngực mà thấy thở không được điều hòa như bình thường, mặt trắng ra thiếu máu, thở khò khè mà rất đau lúc nằm ngủ như ai lấy dao cắt ngực đau đớn chịu không nổi. Ấy là bị đả thương nơi phổi rồi không có chi là lạ.

Trên đây là những triệu chứng bị nội thương nơi các tạng lớn và hễ thấy có triệu chứng như thế thì người luyện chưởng phải quan tâm tìm cách điều trị kẻo nguy hại đến tính mạng.

2. NGOẠI THƯƠNG :

Nội thương hơi khó khám nghiệm, ngược lại Ngoại thương thì dễ thấy hơn vì nó thuộc bên ngoài cơ thể.

Tnước nhất xem coi bị thương bộ phận nào, và khi biết đích thị mới phân biệt thương tích nặng hay là nhẹ.

a) Đầu là nơi lập trung mọi nguồn quan yếu điều khiển châu thân, khi bị thương trị liệu có phần khó khăn nhất. Khi bị thương nơi đầu phần chết có hơi nhiều so với hy vọng sống lành mạnh.

b) Ngực và Lưng: hai nơi nầy là phần che chở nội phủ (nôm na gọi là bộ đồ lòng). Nếu bị đánh trúng, phần bên trong có thể bị thương.

c) Eo và Thân: đây là phần mềm dẻo, non yếu hơn nhiều bộ phận khác, cũng dễ nguy hại đến tính mạng khi bị đả thương, cứu chữa cũng không dễ dàng.

d) Chân và Tay: tứ chi là phần bên ngoài cơ thể đã chay đá cuộc đời, sần sỏi vì tập luyện, nên bị thương chẳng đến nổi chết nhưng thường nếu quá nặng thì đưa đến sự tàn phế tạm thời hay vĩnh viễn. Ấy cũng là việc mà người đời rất ít ai hài lòng.

Tất cả trường hợp nào cũng phải quan sát thật kỷ rồi mới quyết định trị liệu.

Thông thường, lối bị thương của người luyện công, nếu bị nhẹ sau khi xoa nắn, ấn định được chỗ bị thương rồi đắp thuốc “CÔN NGUYÊN TÁN” (tên toa thuốc có chỉ dẫn trang kế tiếp) thì lành sau đó đôi hôm. Nếu bị nặng thì trong uống ngoài đắp thuốc CÔN NGUYÊN TÁN (thuốc uống có toa trang sau). Nơi bị thương nhức nhối khó chịu thì uống thêm thuốc chỉ thống “ ĐẠI THỐNG TÁN” (có toa trang sau). Nếu thụ thương hôn mê bất tỉnh thì trước hết cạy miệng đổ thuốc “KHAI QUANG TÁN” (có toa ở sau),

thì nạn nhân tỉnh dậy ngay, kế đó mới khám nghiệm và định chỗ để trị liệu. Trước hết xem xương cốt coi có trặc, gảy không, nếu không sao, cấp tốc quan sát nội tạng, nếu không hề gì. Tuy nhiên nếu không phải là Y sĩ chuyên môn, bác sĩ Tây y hoặc võ sư có tài y học có kinh nghiệm trong nghề thì sự định liệu cũng hơi khó. Vậy để tránh sự giao động nạn nhân nên cầm tay xem mạch cho kỷ rồi định liệu.

Ngày xưa, mỗi ông thầy võ chính tông đều kim nghề y sĩ ít ra cũng là y sĩ cho chính ông ta và cho võ sinh của ông ta. Và như thế mỗi khi học trò có ngộ nạn thì ông thầy có đủ cách chữa chạy khỏi phải nhờ người ngoài.

Ngày nay chắc chắn là không được bao nhiêu ông thầy võ trong hoàn cầu biết kha khá về nghề thuốc. Âu là một thiếu sót lớn cho chính giai cấp luyện tập công phu. Và chính họ đã không thể nào tự tin vào mình để có thể rầy la học trò như những ông thầy ngày xưa.

Chữ Quân, Sư rồi mới Phụ Mẫu, ngày nay chắc là hơi kém phần vững chắc để đám học trò cúi đầu vâng dạ hết lòng, đó cũng không phải là lỗi của đám trẻ thơ. Mà chính là những người lớn đã đánh mất chỗ đứng của họ. Ai còn hiểu biết gì nữa đâu để xứng đáng đứng trên ngồi trước để đám mầm non kính ngưỡng cúi đầu. Và ngày nay hay ngày nào đó nhũng người mang danh nghĩa cao quí trên phải tự xét lại mình cũng như những vị Sư Tăng ngày xưa đã kiểm thảo lấy mình trước khi ra khỏi cửa Thiền để vào đời dạy đạo. Ngày nay giáo điều còn đó mà mấy ai đã thực thi cho đúng đường. Xã hội đảo điên không phải tại ai mà lầm lỗi chính là do nơi những danh từ Tôn kính mà tự nó đã làm mất điều đáng tôn kính. Đó là người ta đã quên nhìn mặt mình (bộ mặt thật) sau mỗi lần thức giấc trước buổi bình minh.

Bực Thầy đáng tôn kính của người võ thuật hội đủ : Công phu căn bản, biết tôn kính lịch sử, y lý, toán và lòng rộng thênh thang (trước đám môn sinh của võ lâm và con người).

Chương nầy đặc biệt cống hiến cho đời (đồng đạo võ lâm) ba bài thuốc gia bảo. Bảo rằng quí hơn tính mạng thì không dám nhưng quí thì thật là quí. Giá lâu nay khi chưa ra sách mà con hoặc thân bằng quyến thuộc của một vị đại tài chủ tập công phu thọ thương thập tử nhất sinh vô phương cứu chữa, mà chợt có người giới triệu tới tôi (soạn giả), với ba bài thuốc nầy cứu sống mạng đứa con cưng của ông triệu phú thì hiển nhiên là tôi đòi gì được nấy và chắc chắn món tôi đòi là phải quí ghê lắm, ít ra giá trị cũng bằng một mạng người. Tôi đố độc giả chứ nếu quả có trường hợp ấy thì tôi có được như ý hay không ? Riêng tôi nghĩ chắc chắn được vì bằng không thì đứa nhỏ chết liền. Điều mà tôi quả quyết được đó là tôi đã đòi khỏi tay ông triệu phú Diêm Vương (gia tài Diêm Vương có hàng triệu linh hồn chất trong kho đụng từ vua chúa bất nhân trên trần thế, các hào phú vô lương và lớp người ngu dốt vì thiếu học v.v... ba hạng nầy chết xuống âm phủ bị Diêm Vương chất chung một như chất gạo, chờ đi học lại một khóa làm người rồi mới cho đầu thai trở lên cõi trần). Chắc độc giả thấy tôi diễn có phần tối ý nên có vị muốn nói trắng ra là tôi nhờ ba bài thuốc hay mà cứu được đứa con ông triệu phú nào đó và chính làm cho đứa nhỏ khỏi lọt vào tay Diêm Vương tức là tôi đã đòi được một vật quí bằng một mạng người.

Quả nhiên quí vị độc giả bội phần cao kiến, tôi đây ngưỡng mộ vô cùng, phải chi có dịp hội kiến mà cùng nhau yến ẩm vài chén trà sen cho thỏa tình tri kỷ. Mà chư vị hiểu như thế còn một chút xíu nữa thì tới rồi (giống như phi thuyền thứ mười mấy đó tôi đã quên bắn lên mặt trăng nhưng gần tới nó lại hết sức nên ngưng lại, tức là quay chung quanh quỹ đạo mặt trăng). Số là tôi vốn bản chất thanh tịnh, thường thích bụng trống mà an nhàn, thường nghe lời phải, tiền bạc khó mua, thế nên hễ có người đến hiện là kẻ hiền sĩ. Nay đột nhiên có khách triệu phú mà tôi bước ra cửa chịu cứu trẻ con ấy là điều quí, cái quí có ở đời rất hiếm, thành thử kho của Diêm Vương mới chất đống mấy triệu con người. Độc giả đã hiểu hết rồi, khi tôi vừa nói đầu câu chuyện. Vì trên môi ai cũng thoảng một nụ cười. Đời thật là vui, thật là sướng, bạn bè đông đảo, ai cũng thông minh, cùng nhau câu chuyện, dù thấp dù cao, chưa nói hết nửa câu đã lọt hết ý rồi. Nhẹ nhàng làm sao khi có người hỏi, tại làm sao mà được như thế ? Thì xin thưa có gì đâu, lòng trống thênh thang. Có người nghe rồi suy nghĩ.

Nhưng mà tôi quên nói rõ ra là ba thang thuốc nầy của tiên sinh Hồ Hoà Minh cho bạn võ lâm chớ không phải của tôi, thật là thế ấy.

Toa thứ nhất tên là CÔN NGUVÊN TÁN, là thứ thuốc tán, vừa uống được, đắp, bó ngoài vết thương được.

Hay lắm, hay lắm.

Tôi xin chép nguyên văn :

1) CÔN NGUYÊN TÁN

HIỆU NĂNG : Chuyên trị bị đánh gây nên thương tích, làm được bớt đau nhức, bớt sưng và tiêu tan máu bầm.

DƯỢC LIỆU: 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa 3. Nhũ hương – 4. Mộc hương – 5. Trầm hương – 6. Mộc dược – 7. Chỉ xác – 8. Kiết cánh – 9. Xuyên khung – 10. Đơn bì – 11. Kinh giới – 12. Đào nhơn – 13. La chi tử - 14. Xích thược – 15. Huyết kiệt – 16. Hổ cốt (mỗi vị một chỉ).

Tất cả là 16 vị, tán nhuyễn thành bột hòa rượu mà uống khi bị thương.

BỊ THƯƠNG Ở ĐẦU : thêm 2 vị Xuyên khung và Thiên ma (mỗi vị 1 chỉ).

BỊ THUƠNG Ở TAY : thêm 2 vị Quế chi và Tục đoạn (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở CHÂN : thêm 2 vị Ngưu tất và Gia bì (mỗi vị 2 chỉ).

BỊ THƯƠNG Ở LƯNG : thêm 2 vị Cương hượt và Độc hượt (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở TIM : thêm 3 vị Thần Sa, Hổ phát, Điền thất (mỗi vị 1 chỉ).

BỊ THƯƠNG Ở HÔNG : thêm 3 vị Ngưu tất, Tục đoạn, Đổ trọng (mỗi vị 1 chỉ rưởi).

BỊ THƯƠNG Ở 2 BÊN SƯỜN : thêm 3 vị Thanh bì, Kinh giới, Phòng phong (mỗi vị 2 chỉ).

CÁCH DÙNG : Các vẽt thương : lấy ra 2 chỉ hòa chung với rượu để uống.

Bên ngoài : Lấy thuốc tán (nhiều ít tùy thương lớn nhỏ) trộn chung với rượu, đem hấp nóng rồi bó lấy vết thương. Thuốc tán nên làm sẵn trong nhà, cất vào hủ (keo) đậy kín phòng khi gặp nạn có dùng liền. Đi đâu nên mang theo đề phòng bất trắc mới gọi là người biết phòng xa.

Đây là thang thuốc cứu mạng cho người luyện tập võ công đó.

2) THANG ĐẠI THỐNG TÁN

Thảng như trị rồi (trong uống ngoài thoa) mà còn thấy trong mình khó chịu (khó ở) đau nhức rai rứt, từng hồi hay dây dưa thì hãy dùng thang sau đây là chận đứng cơn họa hoạn. Nhớ phải tránh gió trong lúc trị thương.

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên khung – 2. Thảo ô – 3. Bán Hạ (mỗi thứ 2 chỉ) – 4. Ma hoàng (1 chỉ) – 5. Xìm xú (5 phân) – 6. Nam tinh (4 chỉ)

Cộng lại là 6 vị tán nhuyễn, bỏ vào bình kín, mỗi lần lấy ra một (1) phân hòa với rượu uống.

3) THANG KHAI QUANG TÁN

HIỆU NĂNG : Trong trường hợp bị đánh bất tỉnh nhân sự, óc mê man, hoặc trúng gió sôi đờm hay các chứng ngẹt thở chết giấc, đều dùng thang dược nầy trị được lành.

DƯỢC LIỆU : 1. Nha tạo (5 chỉ) – 2. Bạch chỉ - 3. Tế tân - (3 chỉ) – 4. Đại mai phiến – 5. Xạ hương (mỗi thứ 2 chỉ) – 6. Xìm xú (5 phân)

CÁCH CHẾ : Lấy nha tạo để trên miếng ngói mới, nướng thành than, hòa với Tế tân và các vị khác cũng tán nhuyễn, xong bỏ vô chai. Khi hữu sự mang ra dùng.

CÁCH DÙNG : Lấy thuốc bột nầy thổi vào lỗ mũi nạn nhân thì mọi cơ quan trong cơ thể thức tỉnh và hoạt động trở lại bình thường.

Các thang thuốc trên người luyện võ bao giờ cũng nên làm sẵn mang theo trong mình, hoặc để trong nhà phòng khi hữu sự mà dùng thì chẳng những rất tiện lợi cho mình mà đôi khi dùng để cứu người khác cũng rất là tiện lợi, có thể lấy cảm tình và làm tăng uy tín cho nghề nghiệp của mình.

Trong những trường hợp bị gảy xương, đứt thịt vì binh khí thì tốt nhất nên tìm cách mang nạn nhân đến cơ quan chuyên môn điều trị vì trong thời

buổi tiện nghi chúng ta nên phân công làm việc sẽ đỡ mất nhiều thì giờ. Nếu ở những nơi xa xôi thành phố, xa thầy thuốc chuyên nghiệp thì có thế dùng những thang dược trị liệu về Kim sang vv… Tác giả sẽ trình bày trong một cuốn sách khác chuyên về trị liệu.

(Trích TỰ LUYỆN THIẾT-SA-CHƯỠNG  cùa Giáo- sư HÀNG-THANH và PHƯƠNG THÁI KHÔNG Đại sư, Xuất bản năm 1972)

 

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 01/Feb/2013 lúc 7:24pm
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2013 lúc 9:58pm

Giới thiệu phương pháp Giải Huyệt và Dùng thuốc của các Võ sư thời xưa

Tác giả: lương y Lê Văn Sửu

I. Những vấn đề chung.

1.Đặt vấn đề.

   Võ Thuật cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc Việt Nam.từ ngàn xưa cho đến ngày nay ông cha chung ta và nhiều thế hệ con cháu người Việt Nam đã tiếp thu, sáng tạo, vun đắp và giữ gìn qua mấy ngàn năm lịch sử trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.

   Sức khỏe là niềm mơ ước chung của con người, có sức khỏe là có tất cả. các cụ xưa đã nói “ Sức khỏe là Vàng”. Từ lâu con người đã cố gắng tìm kiếm những biện pháp để nâng cao sức khỏe và tuổi thọ có rất nhiều biện pháp và phương pháp để giữ gìn sức khỏe như: ăn uống, thuốc men, tập luyện… mà trong đó tập luyện võ thuật đã mang lại hiệu quả cao. Mục tiêu cao nhất của võ thuật là giúp người học làm chủ được thần kinh của mình thông qua việc rèn luyện cơ thể. Với phương pháp vận động đặc biệt giúp cơ thể luôn giữ được hơi thở điều hòa, cá cơ bắp mềm mại là mục tiêu đưa cơ thể người tập vào trạng thái luôn luôn tỉnh thức, hài hòa, cực lạc và từ bi.

   Theo TS Phạm Hồng Dương môn phái Vĩnh Xuân Ngô Gia định nghĩa:

“tỉnh thức là trạng thái nhạy cảm, nhận biết caco nhất của con người về những quy luật và sự biến đổi của thế giới khách quan, tác động qua các giác quan sự cảm thụ của con người cũng như nhận biết về tâm thức bên trong bản thể của người đó.

   Hài hòa là trạng thái phấn chấn mạnh mẽ, toàn bộ thân thể vận hành tại cực đỉnh của nó mà không có bất cứ rối loạn nào. Khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường xung quanh là mục tiêu rèn luyện thân thể, cũng như hóa giải các va chạm đối kháng trong xã hội một cách nhẹ nhàng và đó chính là bản lĩnh của người tập võ.

   Cực lạc và từ bi nghe như những danh từ phật giáo nhưng lại là tiêu chí của người mạnh khỏe. Cực lạc là niềm vui tối thượng không thể nào diễn tả nổi. khi người ta đạt đến sự Cực lạc thì từ bi sẽ đến như một hậu quả”

   Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, võ thuật là những phương pháp đem lại sự trưởng thành cho con người đưa con người đến tầm cao vĩ đại, vĩnh cửu vốn có của mình.

   Ngoài những giá trị quý báu của võ thuật vừa nêu trên. Trông kho tang vô giá của võ thuật còn một viên ngọc quý nữa đó chính là Y Võ mà chúng ta it biết đến hoặc bỏ quyên chưa sưu tầm khai thác và sử dụng.

   Chính vì lý do này mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đồng nghiệp “ phương pháp giải huyệt và dùng thuốc của các võ sư thời xưa” do cố lương y Lê Văn Sửu sưu tầm và biên soạn. Lương y Lê Văn Sửu là thày dạy của võ sư Đinh Diệp Hòa.

2. Lý do giới thiệu phương pháp giải huyệt và dùng thuốc.

Ngày nay tai nan chấn thương ngày càng nhiều, nguyên nhân chấn thương rất đa dạng như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghề nghiệp, tai nạn công trường xây dựng, tai nạn do đánh nhau, chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao, trong luyện võ…

   Khi tai nạn chấn thương xảy ra nặng như gãy xương, hôn mê, dập nội tạng… thì phải đưa đến các bệnh viện xử lý cấp cứu theo y học hiện đại.

   Còn một số chấn thương nhẹ như: bong gân, dãn dây chằng, tụ máu, rách cơ, xưng đau… ta có thể sử dụng kho tang kinh nghiệm điều trị trấn thương rất phong phú trong môn Y Võ.

   Trong phần giới thiệu phương pháp giải huyệt và dùng thuốc mong các bạn đồng nghiệp lưu ý nhiều đến phương pháp dùng thuốc điêu trị bởi đây là phương pháp dễ áp dụng nhất cho tất cả moi người. tuy nhiên chúng tôi vẫn xin giới thiệu phương pháp giải huyệt và châm cứu để các bạn đồng nghiệp nào có kiến thức về đông y dùng để tham khảo.

   Nhìn chung chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả nhằm thiết lập sự cân bằng âm dương điều hòa cơ thể, phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân, xương và hàn gắn các sung chấn như bong gân, trật khớp, bị đâm, chem. Hoặc đánh trúng huyệt đạo.

II. Nội dung của phương pháp

1. Phân loại điểm huyệt

Từ xưa người ta vẫn thường gọi chung là điểm huyệt, thực ra trong môn điểm huyệt có phân biệt cụ thể như sau.

- Điểm huyệt là dùng những ngón binh khí tự nhiên của cơ thể con người có diện tích tiếp xúc nhỏ ( như đầu ngón tay, đầy ngón chân…) đã được luyện tập điểm chính xác vào vị trí của huyệt đạo với một tốc độ và cường độ lực đúng với mức đòi hỏi để bế tắc huyệt đạo đó gây tổn hại cho người điểm trúng huyệt hoặc tạm thời ( đau đớn, tê bại …) hay vĩnh viễn (tật nguyền, mất trí, á khẩu…)

- Đả huyệt là dùng những ngón binh khí tự nhiên của cơ thể con người có diện tích tiếp xúc tương đối lớn ( như bàn tay, cạnh bàn tay, đầu gối, ống chân, gót chân, đầu…)

   Đã được luyện tập, đánh trúng, chính xác vào vùng có huyệt đạo với một tốc độ và cường độ đúng với sự đòi hỏi để gây ảnh hưởng đến hoạt động của huyệt đạo đó, gây tổn hại nhất định cho người bị đánh trúng như đau đớn, bất tỉnh, tê nhức.

   Trong võ thuật hệ thống huyệt đạo toàn thân có tới 108 huyệt quan trọng ( yếu hại huyết) với 108 yếu hại huyết này có 72 huyệt lúc phạm phải không đưa tới nguy hiểm, 36 huyệt còn lại nguy hiểm có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời gọi là tử huyệt.

   Thông thường trong thi đấu võ thuật hiện nay, hầu hết những trường hợp bị đả thương bất tỉnh đều là bị đả huyệt. muốn điểm được huyệt phải được hướng dẫn chân truyền và luyện tập công phu tới nơi tới chốn về kỹ thuật điểm huyệt xin giới thiệu với các bạn trình tự như sau:

Nhận thấy ngày nay, tai nạn chẩn thương ngày càng nhiều. Nguyên nhấn chấn thương rất đa dạng, như. Tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghề nghiệp, tai nạn công trường xây dựng, tai nạn do đánh nhau… Khi tai nạn chấn thương xảy ra. Ngoài việc .phải đưa đến các bệnh viện 'xử lý cấp cứu theo y học hiện đại, chúng ta còn một kho tàng kinh nghiệm điều tri chấn thương rất phong phú trong môn Võ y. Trong sách “trật đả côi khoa”, soạn giả Thượng Trúc đã viết: "Nhìn chung lại, võ y thường đi sâu vào dùng thuốc điều trị, bởi đây lả phương pháp dễ áp dụng nhất cho tất cả mọi người. Trong khi hai phương pháp "đánh vào huyệt hoàn sinh" và dùng " kỹ thuật châm cứu" thì đòi hỏi nhiều chuyên môn hơn, nhiều hiểu biết sâu xa hơn.” Sách bước đâu nghiên cứu nguồn gốc – đặc trưng võ cổ truyền Bình định trong phần về võ 'y" đã viết: Chữa trị bằng thuốc võ cổ truyền có tác dụng đối với mọi chấn thương, trật đả, nhằm thiết lập sự cân bằng âm đương, điều hoà cơ thể. Phục hồi các chức năng tạng phủ, kinh lạc, gân xương và làm hàn gắn các sang chấn như gãy xương, bong gân, trật khớp, bị đâm, chém hoặc đánh trúng huyệt đạo… "

Tôi lương y  Lê Văn Sửu có một vài kinh nghiệm dùng bài thuốc võ như trên, nhưng đã thấy rất hay. Nhân đây, tồi chọn một số bài thuốc uống trong, rất dễ dùng, giới thiệu cùng đồng nghiệp và những người yêu thích. Những bài thuốc này được chọn từ sách: "Điểm đả huyệt pháp và giải huyệt liệu pháp' như sau:

III- Phương pháp giải huyệt khi bị điểm huyệt đúng giờ cấm kỵ :

1- Đảm – Giờ Tý (23 – 01giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Nhân trung, hoặc ở lưng, mắt cá,mặt, dùng bài thuốc:

- Mộc thông:  8 gr.         - Sài hồ:            8 gr.

- Trạch lan:    8 gr.         - Xuyên khung: 8 gr.

- Cam thảo:   6 gr.          - Đỗ trọng:        6 gr.

- Trúc nhự.    6 gr.

Sắc với 400 ml nước,' còn 100 ml. Uống .3 thang.

2 - Can – Giờ Sửu (01 – 03 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Thiên đình, hoặc vùng Chấn thuỷ (Cưu vĩ,hông, gan) dùng bài thuốc:

- Đại hoàng:  8 gr.        - Cát cánh: 8 gr.

- Nguyên hồ: 8 gr.        - Thanh bì: 8 gr.

- Xích thược: 8 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống 3 thang.

3 - Phế- Giờ Dần (03 – 05 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Kiều không, hoặc phía dưới tôn, mắt, phổi. dùng bài thuốc:

- Chỉ xác:         8gr.       - Hồng hoa:    8 gr.

- Cát cánh:      8 gr.       - Mộc hương: 8 gr.

- Nguyên hồ:   8 gr.       - Nhũ hương: 8 gr.

- Ồ dược:        8 gr.       - Uất kim:       8 gr.

- Xích thược:   8 gr.

Sắc với 700 ml nước, còn 140 ml nước, uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 3 ngày.

4 - Đại trưòng – Giờ Mão (05 – 07 giờ).

Khí  huyết vận hành ở huyệt Xuyên Tai, hoặc ở vùng trên rốn, mặt, dạ dày, đại trường, dùng bài thuốc:

- Chỉ xác:        6 gr. .     – Hoàng liên:          6 gr.

- Ngưu tất.      6 gr.       – Xuyên phác tiêu: 6 gr.

- Bạch thược.  8 gr.      – Đại hoàng:           8 gr.

- Đào nhân:     8 gr.      – Hồng hoa:            8 gr.

- Quế chi:        8 gr.      – Tang ký sinh:       8 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn – 240 ml nước. Mỗi ngày uống 2 thang. Uống năm ngày liên tục.

5 - Vị – Giờ Thìn (07 – 09 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Thái dương, hoặc phía sườn bên trái, đầu, dạ dày, đại trường, dùng bài thuốc:

- Bạch thược : 8 gr.        - Chỉ xác:      8 gr.

- Nguyên hồ:    8 gr.       - Thần khúc:  8 gr.

- Trạch lan       8 gr.        - Đại hoàng:  6 gr

- Hồng hoa:     6 gr.         - Phác tiêu.   6 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn 140 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang. Uống liên tục trong 2 ngày.

6- Tỳ – Giờ Tỵ (09 – 11 giờ)

Khí huyết vận hành ở huyệt Thượng thương, hoặc phía sườn bên phải, chân, tim, dùng bài thuốc:

- Chỉ thực:             8 gr.          - Mộc hương:  8 gr.

- Nguyên hồ          8 gr.           -Thanh bì:       8 gr.

- Trần bì:               8 gr.           - Uất kim:        8 gr.

- Xuyên phác tiêu: 8 gr.          - Đại hoàng:     6 gr.

- Hồng Hoa:           6 gr.          - Thần khúc.    6 gr.

Sắc với 600ml nước, còn 140 ml nước. Mỗi ngày uống 1thang. Uống liên tục 2 ngày.

7 - Tâm – Giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ).

khí huyết vận hành ở huyệt Thái uyên, hoặc quanh vùng tim, tiểu trường.

dùng bài thuốc:

- Đương quy:   8 gr.        - Hạnh nhân:  8 gr.

- Hồng hoa:      8 gr.       - ích mẫu:       8 gr.

- Khuông hoạt: 8 gr.       - Tế tân:          8 gr.

- Bạch truất:     6 gr.       - Cam thảo:     6 gr.

- Chỉ xác:          6 gr.       - Mộc hương: 6 gr.

- Ô dược:          6 gr.      - Sinh địa:        6 gr.

-Thanh bì:         6 gr.

Sắc với 800 ml nước, còn 200 ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang uống liên tục 3 ngày.

8 - Tiểu trường  Giờ Mùi (13- 15 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Thất khảm, hoặc ở dọc ngón tay út lên vai.

dùng bài thuốc..

- Hoàng bá:       8 gr.           - Bạch mao căn:  8gr.

- Trạch lan:       8 gr.            - Đào nhân:         6 gr.

- Khương hoạt: 6 g r.           - Kinh giới:          6 gr.

- Mộc thông:     6 gr.            - Vân phục linh:   6 gr.

- Sa tiền tử.      6 gr.

- Sắc với 600 ml nước, còn 1 50 ml nước. Mỗi ngày uống 1. thang. Uống 2 ngày liền.

9 - Bàng quang – Giờ Thân (15- 17 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Khí hải, hoặc dọc hai bên cột sống lưng theo đường kinh bàng quang đến sau gót chân trong tim, thận, bàng quang.

dùng bài thuốc:

- Chi tử.        10 gr.          - Đan bì: 10 gr.

- Hoàng bá:  10 gr.          - Liên kiều: 10 gr.

- Mộc thông: 10 gr.          - Ngưu tất: 10 gr.

- Quy vĩ.        10 g r.        - Tri m ẫ u : 1 0 g r.

- Sa tiền:     10 gr

Sắc với 600 ml nước, còn 200 ml nước. Uống mỗi lần 100 ml, Mỗi ngày uống 3 lẩn. Uống liên tục 3 tháng.

10 - Thận Giờ Dậu (17 – 19 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Huyết bài, hoặc vùng dưới vú bên phải, tỳ, thân, bàng quang, dùng bài thuốc:

-  Đại hoàng: 10 gr.        - Cát cánh:     10 gr.

- Trần bì.       10 gr.        - Xích thược : 10 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn 100 ml nước. Uống liên tục 2 ngày, mỗi ngày 1 thang.

11 - Tâm bào – Giờ Tuất (19 – 21 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Hạ âm, hoặc vùng má bên phải, đầu, thận, bàng quang, dùng bài -thuốc:

- Cam thảo:   8 gr.         - Đan bì.           8 gr.

- Hoàng liên: 8 gr.         - Quế chi:          8 gr.

- Sài hồ:        8 gr.         - Xuyên khung: 8 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống mỗi ngày 1 thang Uống liên tục 2 ngày.

12 – Tam tiêu - Giờ Hợi (21 – 23 giờ).

Khí huyết vận hành ở huyệt Dũng tuyền, hoặc ở não mặt bên phải, gót chân, mắt cá, thận, bàng quan, dùng bài thuốc:

- Chỉ xác:             8 gr.         - Đào nhân:    8 gr.

- Long đảm thảo: 8 gr          - Hoàng cầm: 8 gr.

- Hoàng liên:        8 gr.         - Mộc thông..  8 gr.

- Trạch lan:          8 gr.         - Trí mẫu:        8 gr.

Sắc với 600 ml nước, còn 150 ml nước. Uống mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 3 ngày.

IV. Phương pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận tay và chân bị đả thường, dùng bài thuốc:

- đương quy:          5 đồng cân.       - Hà thủ ô:    5 đồng cân.

- Xuyên ngũ gia bì: 3 đồng cân.      - Cốt toái bổ. 3 đồng cân.

- Hoàng cầm:         2 đồng cân.       - Sinh địa:     5 đồng cân.

- xuyên tục đoạn:   3 đồng cân.       - Liên kiều:    2 đồng cân.

- Nhũ hương:         2 đồng cân.       - Một dược:   2 đồng cân. :

Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, uống lúc còn ấm.

V. Phướng  pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận ngực, bụng, lưng bị đả thương, dùng bài thuốc:

-Xuyên uất kim: 3 đồng cân.       - Đào nhân:           2 đồng cân.

-Hương phụ :    3 đồng cân.       - Khuông bì.          4 đồng cân.

-Hạnh nhân:      2 đồng cân.       - Điền thất:            2 đồng cân.

-Cát cánh:         2 đồng cân.       - Xuyên hậu phác: 2 đồng cân.

Đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát nước. Uổng lúc thuốc còn ấm.

VI. Phương pháp giải huyệt khi các huyệt đạo ở bộ phận đầu mặt bị đả thương, dùng bài thuốc:

- Tô tử:           3 đồng cân.       - Tô mộc:       1 đồng cân.

- Hồng hoa:    1 đồng cân.       - Đào nhân:   3 đồng cân.

- Mạch môn :  3 đồng cân.       - Quất hồng:  3 đồng cân.

- Xích thược : 2 đồng cân.       - Đương quy: 2 đồng cân.

- Trúc nhự.     2 đồng cân.

Nước nhất: Đổ vào thuốc 3 bát nước, sắc còn 1 bát Nước nhì. Đổ vào thuốc 2 bát nước, sắc còn 8 phần. Uống khi thuốc còn ấm.

 

                                                                       Biên soạn

                                                              võ sư Đinh Diệp Hòa.

 

mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2013 lúc 10:44pm

CÁCH GIẢI HUYỆT CỨU NGƯỜI KHI BỊ ĐỊCH ĐÁNH NGẤT:



Khi nạn nhân bị chết giấc vì bị địch đánh trọng thương nơi bụng, hông, dạ dày, bị siết cổ, bị đánh trúng các yếu huyệt ....

1. Hãy đặt nạn nhân nằm sấp, chân tay duỗi thẳng, sau đó ta cởi bỏ bớt nút áo, nút quần cho nạn nhân thoải mái, để máu huyết lưu thông dể dàng...

Ta hãy ngồi bên trái của nạn nhân, bàn tay trái của ta đặt trên vai trái của nạn nhân, sau đó ta hãy dùng bàn tay phải của ta ấn trên xương sống ở ngay đốt xương sống thứ 7 (đốt xương lồi lên gần tầm hai vai). Dùng chưởng bàn tay, hoặc ức của bàn tay dồn sức vào đánh thốc từ dưới lên đều đặn không ngừng cho đến khi đương số thở được..... Trường hợp này là bởi vì ta đánh thốc đều đặn như vậy là ta kích thích các huyệt Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du.... nếu ta có nội công hay nhân điện thì sự kích thích lên các huyệt này sẽ có kết quả nhanh chóng hơn...

Sau khi nạn nhân đã hồi tĩnh thì ta đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duổi ra thoải mái, ta hãy đứng sau lưng nạn nhân, dùng hai tay nắm lấy hai vai của nạn nhận xoay vòng từ trước ra sau chậm rãi nhiều lần để giúp cho nạn nhân thở hơi được dài và sâu hơn... Nếu thấy nạn nhân hơi thở đã điều hòa rồi thì hãy đỡ nạn nhân đứng dậy.... Mặc dù nạn nhân đã tĩnh nhưng ta vẫn phải theo dõi thêm vài phút cho chắc
, vì đôi khi nạn nhân bị thương quá nặng, vẫn có thể lăn đùng ra bất tĩnh lại như trước.....

2. Trường hợp nạn nhân bất tĩnh nặng hơn và máu ra từ mũi, hai mắt đã lạc thần trắng đục, hai chân cứng đơ.... Thì ta hảy đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duỗi thẳng ra, người của nạn nhân hơi khom về phía trước, lúc này thì đốt xương thứ 7 sẽ nổi rõ hơn, ta ngồi phía sau lưng nạn nhân dùng ức bàn tay đánh thốc từ dưới lên, đánh thật mạnh và đều tay, nếu đánh bằng tay thấy không đủ mạnh thì ta đứng dậy dùng đầu gối của mình thúc để gây chấn động cả lồng ngực của nạn nhân.... nhưng nhớ là chỉ nên dùng sức vừa đủ thôi, nếu không nạn nhân "đi " luôn thì mệt !!!

Nếu mình có nội công, nhân điện thì hãy dùng tay xoa xung quanh huyệt Mệnh Môn nhiều lần thì tốt vì nơi đây là nơi giao tiếp của các đường kinh mạch trọng yếu cho nên sẽ rất có ích trong việc giúp cho nạn nhân mau chóng hồi phục....

Khi nạn nhân bị đánh trọng thương thì ta hãy cố gắng cứu tĩnh nạn nhân càng sớm càng tốt vì để nạn nhân bất tĩnh lâu quá sẽ gây ứ máu trong huyết quãng, thương tổn thần kinh trung ương (brain damage)... v...v..... về sau sẽ cứu chửa khó khăn hơn....

Ghi chú:

Huyệt Phế Du thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến động mạch, tĩnh mạch, thần kinh, tim và phổi....

Huyệt Quyết Âm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến tim và phổi.....

Huyệt Tâm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến tim....


Thêm một vài cách cứu tĩnh người:

Cách 1:


Việc đầu tiên là đặt nạn nhân nằm ngữa xuống đất cho thoải mái.... Ta hãy nắm lấy tóc mai của nạn nhân giật mạch để kích thích cảm giác, rồi sau đó ta bắt đầu đè, ấn, chà xát, và vỗ đều đặn vào các đại huyệt (nếu có dầu thì càng tốt nếu ta không có nội công hoặc nhân điện) như: Bách Hội (Đỉnh đầu); Mục Song (giữa trán); Nhân Trung (ngay giữa mũi và miệng); Hợp Cốc (chổ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ); Dũng Tuyền (giữa lòng bàn chân); Thập Tuyên (ngay má ngoài bàn chân gần ngón út).


Cách 2:


Nếu nạn nhân bị thương ở ngực, ta hãy dùng cách y chang như trên kích thích các đại huyệt sau đây: Thương Tinh (trên chân tóc trước trán một chút); Bách Hội (đỉnh đầu); Phong Trì (sau ót bên phải); Thái Dương (sau chân mày); Đầu Duy (ngay góc trán, trên huyệt Thái Dương một chút).

Cách 3:


Nếu nạn nhân bị bế khí ù tai thì ta kích thích ở các đại huyệt sau đây: Hợp Cốc, Đản Trung (ngay giữa ngực), Thính Cung + Thính Hội + Ế Phong (ba huyệt này nằm xung quanh tai)

Còn rất nhiều cách cứu chữa nữa nhưng phần lớn tất cả đều giống nhau cho nên tóm lại, hể bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhân ngất xỉu, khó thở, xùi bọt mép.....v....v... thì ta cũng đều phải cố gắng nhanh chóng kích thích bằng cách đè ấn, chà dầu, vổ đều đều và mạnh tay vào các đại huyệt trên Nhâm Đốc nhị mạch, và các đại huyệt ở trên hai cánh tay..... thì cơ hội cứu tĩnh nạn nhân rất cao vậy... !!!

Sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 27/Apr/2013 lúc 10:56pm
mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2013 lúc 11:01pm

ĐIỂM HUYỆT VÀ HUYỆT ĐẠO

 

Trước đây bí thuật nầy vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu nầy, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền .
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

A.- VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1.- Huyệt Bách hội:

- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2.- Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3.- Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4.- Huyệt Nhĩ môn:
- Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5.- Huyệt Tình minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6.- Huyệt Nhân trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7.- Huyệt Á môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.
8.- Huyệt Phong trì:
- Vị trí: Phía sau dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.
9.- Huyệt Nhân nghênh:
- Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.

B.-.. CÁC HUYỆT NGUY HIỂM Ở VÙNG BỤNG, NGỰC:
1.- Huyệt Đản trung:

- Vị trí: Giữa hai đầu vú.
- khi bị điểm trúng: Nội khí tản mạn, lòng dạ hoảng loạn, thần trí không được rõ ràng.
2.- Huyệt Cưu vĩ:
- Vị trí: Trên rốn 15cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch, gan, mật, chấn động tim, đọng máu, có thể gây tử vong.
3.- Huyệt Cự khuyết:
- Vị trí: Trên rốn 9cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, mật, chấn động tim, có thể gây tử vong.
4.- Huyệt thần khuyết:
- Vị trí: Tại chính giữa rốn.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn, chấn động ruột, bàng quan, tổn thương đến khí, làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
5.- Huyệt Khí hải:
- Vị trí: Dưới rốn 4cm.
- khi bị điểm trúng: Đập vào vách bụng, tĩnh động mạch vàsườn, phá khí, máu bị ứ lại làm thân thể mất đi sự linh hoạt.
6.- Huyệt Quan Nguyên:
- Vị trí: Dưới rốn 7cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng dưới, tĩnh mạch vàthần kinh sườn gây chấn động ruột, khí huyết ứ đọng.
7.- Huyệt Trung cực:
- Vị trí: Dưới rốn 10cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch vách bụng, tĩnh mạch vàchấn đọng thần kinh kết tràng chữ S, thương tổn khí cơ.
8.- Huyệt Khúc cốt:
- Vị trí: Tại xương khung chậu bụng dưới - hạ bộ.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí cơ toàn thân, khí huyết ứ đọng.
9.- Huyệt ưng song:
- Vị trí: Trên vú, tại xương sườn thứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàthần kinh trước ngực cho đến động, tĩnh mạch, chấn động làm tim ngừng cung cấp máu, gây choáng váng.
10.- Huyệt Nhũ trung:
- Vị trí: Tại chính giữa đầu vú.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn vàđộng mạch sung huyết (nhồi máu) phá khí.
11.- Huyệt Nhũ căn:
- Vị trí: Dưới đầu vú 1 đốt xương sườn.
- Khi bị điểm trúng: Do phía trong bên trái là quả tim, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào tim, gây sốc dễ dẫn đến tử vong.
12.- Huyệt Kỳ môn:
- Vị trí: Dưới núm vú, tại xương sườn thứ 6.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào gan, lá lách, chấn động cơ xương, khí huyết ứ đọng.
13.- Huyệt Chương môn:
- Vị trí: Tại tuyến giữa nách, mút cuối xương sườn nổi số 1, khi co khuỷu tay khép vào nách, nó nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay.
- Khi bị điểm trúng: Vì phí trong bên phải làgan, nghiêng phía dưới làlá lách, nên khi bị điểm trúng sẽ đập vào gan hoặc lá lách, phá hoại màng cơ xương, cản trở sự lưu thông của máu và tổn thương đến khí.
14.- Huyệt Thương khúc:
- Vị trí: Giữa bụng tại bao tử, ngang ra 2 bên 5cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thần kinh sườn và đọng mạch vách bụng, chấn đọng ruột, tổn thương khi, ứ đọng máu.

C.- CÁC HUYỆT NGUY HIỂM TẠI PHẦN LƯNG, EO VÀ MÔNG:
1.- Huyệt Phế du:

- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch xương sườn thứ 3, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động tim, phổi, phá khí.
2.- Huyệt Quyết âm du:
- Vị trí: Tại phía dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phổi, phá khí cơ, dễ gây tử vong.
3.- Huyệt Tâm du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra 2 bên lưng 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào thành tim, phá huyết, thương tổn khí.
4.- Huyệt Thận du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra 2 bên lưng 4 cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, tổn khí cơ, dễ dẫn đến liệt nửa người.
5.- Huyệt Mệnh môn:
- Vị trí: Giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 vàthứ 3.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào xương sườn, phá khí cơ, dễ gây ra liệt nửa người.
6.- Huyệt Chí thất:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 ngang ra 2 bên 6cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào động mạch eo lưng, tĩnh mạch vàthần kinh, chấn động thận, thương tổn nội khí.
7.- Huyệt Khí hải du:
- Vị trí: Tại mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra 2 bên 4cm.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào quả thận, cản trở huyết, phá khí.
8.- Huyệt Vĩ lư:
- Vị trí: Tại giữa chỗ hậu môn vàxương cùng.
Khi bị điểm trúng: Gây trở ngại đến sự lưu thông của khí trên toàn thân, khí tại huyệt Đan điền không dâng lên được.

D.- CÁC HUYỆT VỊ NGUY HIỂM Ở TAY VÀ CHÂN:
1.- Huyệt Kiên tỉnh:

- Vị trí: Chỗ cao nhất phần vai.
- Khi bị điểm trúng: Cánh tay tê bại, mất đi sự linh hoạt.
2.- Huyệt Thái uyên:
- Vị trí: Ngữa lòng bàn tay, tại chỗ lõm lằn ngang cổ tay.
- Khi bị điểm trúng: Cản trở bách mạch, tổn thương nội khí.
3.- Huyệt Túc tam lý:
- Vị trí: Bờ dưới xương bánh chè xuống 6cm, trước xương ống chân ngang ra ngoài 1 ngón tay.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất đi sự linh hoạt.
4.- Huyệt Tam âm giao:
- Vị trí: Tại đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 6 cm, sát bờ sau xương ống chân.
- Khi bị điểm trúng: Chi dưới tê bại, mất linh hoạt, thương tổn khí ở huyệt Đan điền.
5.- Huyệt Dũng tuyền:
- Vị trí: Nằm tại lòng bàn chân, khi co ngón chân xuất hiện chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Thương tổn đến khí tại huyệt Đan điền, khí không thể thăng lên được, phá khinh công.
Tóm lại, 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
(Sưu tập)
Đây toàn huyệt yếu, các bạn cần đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng

mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2013 lúc 11:20pm

16 BÀI THUỐC SƯU TẦM
TRONG QUYỄN SÁCH NGŨ ĐÀI TRÂN TÀNG BÍ BẢN

" Võ Sư Nam Anh "viết vào thập niên 70 ở Sài Gòn " **

CỦA TRẦN TUẤN KIỆT

(VS Nguyễn Tấn Hữu sưu tầm)


Xưa nay khi luyện công là phải dùng thêm dược liệu vịệc này con nhà võ không ai mà không biết, nếu không biết thì tốt hơn hết đừng nên luyện công, vì như thế chỉ rước lấy tai họa và lúc về già lại thêm bệnh hoạn, đi đứng bất an, và tính mạng cũng chẳng được bảo đảm.
Đó là nhưng đều tối quan trọng mà người luyện công cần phải ghi nhớ.
Sau đây là 16 phương thuốc trị liệu nội, ngoại thương để hổ trợ cho việc tập quyền luyện công, các bạn có thế mua ớ bất cứ hiệu thuốc bắc nào và tự chế mà dùng rất linh nghiệm.

1. Thang số 1: Dầm tay luyện quyền

1. Xuyên thảo ô 1 chỉ
2. Thiên nam tinh 1 chỉ
3. Xa sang tử 1 chỉ
4. Bán hạ 1 chỉ
5. Bách bộ 1 lạng
6. Hoa tiêu 1 lạng
7. Lang độc 1 lạng
8. Thấu cốt thảo 1 lạng
9. Lê lư 1 lạng
10. Long cốt 1 lạng
11. Hải xuyên 1 lạng
12. Địa cốt bì 1 lạng
13. Tử hoa 1 lạng
14. Địa đinh 1 lạng
15. Thanh diêm 4 lạng
16. Lưu hoàng 7 lạng
17. Lưu kỳ nô 2 lạng
Cách dùng:với các vị trên thêm vào 5 chén nước lạnh và 5 chén dấm, sắc lại còn 7 chén.
Mỗi lần tập luyện đem nồi thuốc lên lò lửa nấu lại cho âm ấm. Trước khi vào tập và sau khi tập xong, để hai tay vào dầm cho đến lúc nào thuốc nóng quá chịu không được mới lấy tay ra.

2. Thang số 2: Dầm tay luyện quyền


1. Nhủ hương 2 lạng
2. Thảo xạ hương 2 lạng
3. Ngũ gia bì 4 lạng
4. Tàng hồng hoa 6 lạng
5. Nang cử tử 2 lạng
6. Bì tiêu 4 lạng
7. Thanh diêm 8 lạng
8. Ba sơn hổ 2 lạng
9. Hoài ngưu tất 2 lạng
10. Nam tinh 3 lạng
11. Sa cao bì 8 lạng
12. Câu đằng 4 lạng
13. Hổ cốt 2 lạng
14. Sanh thảo ô 4 lạng
15. Ma hoàng 2 lạng
16. Sài hồ 3 lạng
17. Ưng trảo 1 lạng
18. Xuyên ô 4 lạng
19. Mộc tiên hoa 4 lạng
20. Hổ hoa 2 lạng
21. Hòe hoa 2 lạng
22. Kim anh hoa 2 lạng
23. Bạch thạch lựu bì 2 lạng
24. Tử hoa 2 lạng
25. Bạch tiên bì 4 lạng
26. Hổ cốt thảo 4 lạng
27. Náo dương hoa 4 lạng
28. Lạc đắc đã 4 lạng
29. Tứ hồng thảo 8 lạng
30. Khỏang đông hoa 4 lạng
31. Địa cốt bì 2 lạng
32. Xuyên sơn giáp 3 lạng
33. Xa tiền tử 3 lạng
34. Tượng bì 4 lạng
35. Đại lực căn 4 lạng
36. Ty mã tử 4 lạng
37. Một dược 2 lạng
38. Mộc hoa 20 cái
39. Ngũ long thảo 4 lạng
40. Mã tiên thảo 2 lạng
41. Tự nhiên đồng 2 lạng
42. Xà sàng tử 2 lạng
43. Quế chi 2 lạng
44. Bát tiên thảo 4 lạng
45. Quá sơn long 3 lạng
46. Hoàn hồn thảo 3 lạng
47. Bạch phụng tiên 21 cái
48. Ngô đồng 4 lạng
49. Hòe điều 3 lạng
50. Bán sinh hạ 2 lạng
51. Phúc bồn tử 2 lạng
52. Hạch đoa bì 3 lạn g
53. Hoàng kỳ 3 lạng
54. Hồng phong khỏa 1 cái
55. Du tùng tiết 10 cái
56. Đại phù bình (bèo lớn) 24 cái
Cách dùng: tất cả 56 vị thêm vào 20 cân dấm, thứ thật củ càng tốt và 20 cân nước lã, đổ chung vào cái chảo 2 nồi (nồi đất tốt hơn), nấu cho đến khi đặt lại như mật, xi rô, đem đổ vào 1 cái khạp hay cái lu đậy kín mà dùng.
Trước và sau khi tập, đưa 2 tay vào ngâm độ mươi mười lăm phút rút ra xoa bóp cho nóng, thì khỏi sợ bị hư tay.

3. Thang số 3: Luyện quyền tẩy thủ dược phương

1. Hắc tri mẫu 2 chỉ
2. Nguyên sâm 1 chỉ
3. Bạch truột 2 chỉ
4. Ngô công (con rít) 2 con
5. Hồng nương tử 5 chỉ
6. Bạch tín 5 phân
7. Ban mao trùng 3 chỉ
8. Trắc bá 1 lạng
9. Hoàng bá 1 chỉ
10. Bạch tiên bì 2 chỉ
11. Thuyết sa 4 chỉ
12. Dương khởi thạch 1 chỉ
13. Bắc tế tân 2 chỉ
14. Não sa 5 chỉ
15. Can khương 1 lạng
16. Phòng phong 2 chỉ
17. Kinh giới 2 chỉ
18. Chỉ thiên tiêu 4 lạng
19. Tiểu nha tạo 2 chỉ
20. Đã xĩ trùng 1 con
21. Thạch khôi 3 lạng
22. Hóa thủy trùng 8 chỉ
23. Hồng hoa 1 chỉ
24. Bách tật lê 2 chỉ
25. Đại quy vĩ 2 chỉ
26. Kim ngân hoa 2 chỉ
27. Tiểu xuyên liên 1 chỉ
Chú ý: 2 vị thạch khôi và thiết sa phải sào cho đỏ trước khi đem ngâm.
Cách dùng: đổ tất cà vào nồi lớn, thêm 10 cân nước lả nấu cho thật đặc quánh lại và ngâm tay y như thang số 2.

4. Thang số 4: Kim sang tán


1. Sinh bạc phu tử 4 lạng
2. Sinh xuyên ô 2 lạng
3. Sinh sơn thất 1 lạng
4. Sinh bán hạ 3 lạng
5. Sinh nam tinh 6 chỉ
6. Sinh thiên truật 6 chỉ
7. Khương họat 1 lạng
8. Phòng phong 1 lạng
9. Hương bạch chỉ 1 lạng
10. Mã tiền tử (khử lông sao khô) 2 lạng
Cách dùng: Các vị trên đem tán nhỏ mịn. Thuốc rất mạnh chuyên trị đã thương. Người có sức lực, trán niên, uống tối đa 1 chỉ. Người yếu, tuổi nhỏ uống nửa chỉ đừng uống quá mức.

1.                               5. Thang số 5: Trị ám khí lọt vào da thịt

1. Thôi xa trùng (bỏ đầu, bỏ chân) 15 con
2. Tỳ ma nhân 1 lạng rưỡi
3. Hấp thiết thạch 1 lạng
4. 3 đậu nhân 7 chỉ
5. Thạch giác 5 chỉ
6. Bạch cập mạc 5 chỉ
7. Viên ma căn 5 chỉ
8. Lão nam qua nhương 3 lạng
Cách dùng: tất cả các vị trên đem lên chảo sào cho nóng, rồi đắp lên chỗ bị thương thì ám khí dần dần tự ra khỏi da thịt. Nếu có bị nát xương cũng ra được.

6. Th
ang số 6: Sinh cơ tán

1. Hà long cốt 8 chỉ
2. Tương bì (tán bột) 5 chỉ
3. Thương mai phiến 8 phân
4. Nhi trà 2 chỉ
5. Nhũ hương 2 chỉ
6. Trần thạch khôi 8 chỉ
7. Xạ hương 8 phân
8. Chu sa 2 chỉ
9. Bạch chỉ 7 chỉ
10. Hoạt thạch 2 chỉ
Cách dùng: 10 vị đem tán nhỏ, đậy nắp kín, khi bị đau thương đâm làm độc rắc vào vết thương, trong 1, 2 ngày thấy kiến hiệu.


7. Thang số 7:Tiêu độc thôi thũng phương

1. Kinh giới 2 chỉ
2. Phòng phong 2 chỉ
3. Thấu cốt thảo 5 chỉ
4. Khương họat 1 chỉ
5. Độc họat 2 chỉ
6. Giới ngạch 2 chỉ
7. Kỳ ngãi 2 chỉ
8. Xuyên tiêu 2 chỉ
9. Xích thượt 5 chỉ
10. Nhứt chí cao 5 chỉ
Cách dùng: Nếu bị đánh thọ thương, mình mẩy sưng vù, tím bằm, sắt thuốc lên, khi còn âm ấm đem rữa chỗ ấy, tránh các chổ trầy đừng bôi vào làm độc.

8. Thang số 8: Vạn ứng dựơc tửu


1. Hồng huyết đàng 3 chỉ
2. Ngũ gia bì 5 chỉ
3. Thổ biệt 2 chỉ
4. Nhũ hương 2 chỉ
5. Xích thược 2 chỉ
6. Hổ cốt 3 chỉ
7. Tang kỳ sinh 2 chỉ
8. Bạch giới tử 2 chỉ
9. Ngưu xuêyn tất 3 chỉ
10.Thân cân thảo 2 chỉ
11. Tự nhiên đồng 2 chỉ
12. Nga truật 3 chỉ
13. Đại độc họat 2 chỉ
14. Bắc tế tân 2 chỉ
15. Tây phú quí 2 chỉ
16. Tang chi 2 chỉ
17. Phấn cam thảo 2 chỉ
18. Tiên thất 2 chỉ
19. Khương hoạt 2 chỉ
20. Xuyên ô 1 chỉ
21. Sơn lăng 2 chỉ
22. Tùng tiết 3 chỉ
23. Nam tinh 2 chỉ
24. Hy kiểm thảo 4 chỉ
Cách dùng: với 24 vị trên đem ngâm vào rượu, tùy uống đậm hay lạt(trung bình 2 lít) càng để lâu rượu càng tốt, ngon. Bị đòn lâu năm uống vào mau hết. Ngày uố
ng 3 lần tùy tửu lương.

9. Thang số 9: Họat lạc thang

1. Lão quế mộc 2 chỉ
2. Đinh hương 2 chỉ
3. Bạch chỉ 3 chỉ
4. Tế tân 2 chỉ
5. Xuyên khung 1 lạng
6. Phòng phong 1 lạng
7. Khương họat 1 lạng
8. Mang kinh tử 1 lạng
9. Kinh giới 1 lạng
Cách dùng: Các vị trên đem tán mịn. Mỗi lạng thuốc thêm một muỗng muối biển và 5 củ hành trắng để cả rễ, nấu chung với 3 chén nước, còn lại 1 chén rửa chỗ vết thương vết bầm, rửa nhiều lần.

10. Thang số 10: Tục giới tán

1. Tao giác 1 lạng 2 chỉ
2. Mộc ngao tử 2 chỉ
3. Tử giới kinh 1 lạng 2 chỉ
4. Ô dược 1 lạng 2 chỉ
5. Đương qui 1 lạng 2 chỉ
6. Xuyên khung 1 lạng 2 chỉ
7. Xuyên ô 1 lạng 2 chỉ
8. Bán hạ 1 lạng 2 chỉ
9. Thảo ô 1 chỉ
10. Hồi hương 1 chỉ
11. Mộc hương 1 chỉ
Cách dùng: Cả 11 vị đem tán nhuyễn: những lần bị bong gân uống 2 chỉ với rượu trắng.

1.                               11. Thang số 11: Thuốc trị thương nhẹ

1. Khương hoạt 1 chỉ
2. Phòng phong 1 chỉ
3. Kinh giới 1 chỉ 5 phân
4. Độc hoạt 1 chỉ 2 phân
5. Đương qui 1 chỉ 2 phân
6. Tục đọan 1 chỉ 5 phân
7. Thanh bì 1 chỉ 5 phân
8. Ngưu tất 2 chỉ
9. Ngũ gia bì 1 chỉ 5 phân
10. Đổ trọng 1 chỉ 5 phân
11. Hồng hoa 8 phân
12. Chỉ xác 1 chỉ 5 phân
Cách dùng: Sắc 3 chén còn gần 1 ché thì uống, không uống quá 3 thang.

12. Thang số 12: Cứu cấp tán

1. Nhũ hương 1 chỉ
2. Một dược 1 chỉ
3. Huyết kỵ 1 chỉ
4. Chu sa 1 chỉ
5. Hùng hòang 1 chỉ
6. Xạ hương 5 phân
7. Đương quy 1 lạng
8. Đào nhơn 1 lạng
9. Hồng hoa 5 phân
10. Ma bì 5 phân
11. Địa ngao trùng 5 phân
12. Cốt toái bổ 2 chỉ
13. Đại hoàng (rửa bằng rượu rồi mới dùng) 3 chỉ
Cách dùng: 13 vị đem tán nhuyễn để vào bình đậy kín. Lúc bị thương, bị té bất tỉnh cậy miệng cho uống 5 ly sẽ tỉnh ngay. Thuốc rất thần hiệu. (cách dùng Địa ngao trùng xem thang số 13).

13. Thang số 13: Tiết cốt tán


1. Hùng trùng 1 con
2. Sinh bán hạ 1 cái
3. Nhũ hương 1 phân
4. Tự nhiên đồng 3 phân
5. Một dược 1 phân
Cách dùng: 5 vị đem tán thành bột, mỗi lần uống 3 ly với rượu tốt. Thuốc rất thần hiệu ; xương gân dập nát hay bị gẫy uống vào sẽ khỏi ngay. Nhưng kỵ đừng dùng dồ sắt mà đựng thuốc và đừng uống quá mức. Con Hùng trùng tức Địa ngao trùng, bắt xong đem lấy dao bằng đồng (kỵ sắt) hay tre cắt đôi nó làm hai khúc rồi lấy ché úp lại. Nữa ngày sau lấy ra xem, con nào tự nối lại y nguyên là con Hùng trùng (đực), đều lấy dùng. Con Hùng trùng không nối lại được là cái bỏ đi.

14. Thang số 14: Chỉ huyết tán


1. Long nhãn hạch 3 lạng
2. Hà long cốt 3 lạng
3. Trần hạch khôi 3 lạng
Cách dùng: 3 vị trên tán thành bột nhuyễn. Lúc bị thương ra máu lấy thuốc rắc lên, sẽ ngừng chảy
máu ngay.

15. Thang số 15: Vạn ứng cao


1. Đương qui 1 lạng
2. Phòng phong 1 lạng
3. Khương hoạt 1 lạng
4. Độc họat 1 lạng
5. Bạch chỉ 1 lạng
6. Sơn lăng 1 lạng
7. Đào nhơ 1 lạng
8. Xuyên ô 1 lạng
9. Hương nhu 1 lạng
10. Ma hoàng 1 lạng
Cách dùng: 10 vị tên đem nấu nhừ rồi bỏ bã, đổ thêm 1 cân đậu mè, nấu đặc thành cao. Đổ vào thố niêm kín. Khi dùng đem lấy 1 ít, giả thêm các thứ nhục quả, nhũ hương, một dược, đinh hương tán nhỏ, trộn vào mà dán lên chổ bị thương (24 giờ thay cao một lần)

16. Thang số 16: Hành ứ đơn

1. Xạ hương 5 chỉ
2. Hổ phách 2 lạng
3. Nhũ hương 2 lạng
4. Huyết kỵ 2 lạng
5. Hùng hoàng 2 lạng
6. Nhị trà 2 lạng
7. Qui vỹ 4 lạng
8. Đào nhơn 4 lạng
Cách dùng: 8 vị đem tán nhuyễn; lấy vàng bọc lại thành viên (hòan) cỡ lớn bằng trái nhãn (long nhãn). Chuyên trị các bệnh bị đánh đau, bị thương tích, bị té, nhiếp yêu tỏ khí, ứ huyết. Bị nhẹ uống 1 hoàn, bị năng tối đa 3 hoàn, uống với rượu trắng.

Hết

 
 
Ghi chú: Bài nầy tôi chỉ copy và paste lại nên không duyệt chính tả, xin quí vị đừng phàn nàn
H.T.
mhth
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.246 seconds.