Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: HOÀNG SA Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Chủ đề: HOÀNG SA
    Gởi ngày: 23/Sep/2009 lúc 3:02pm
Vừa nhận được một tài liệu quý báu do một người bạn gởi đến(cám ơn), đưa lên đây để quý vị xem cho biết
 
 
Văn bản bằng tiếng Việt có chữ ký của Vua Bảo Đại ở châu bản

 
Văn bản bằng tiếng Pháp của châu bản
 
 
Tờ châu bản đề ngày 3/2/1939. Nó đặc biệt ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau. 

Về hình thức, mỗi văn bản đã được đánh máy trên một mặt của một tờ giấy cỡ 21,5 x 31cm. Đây là một loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn phòng dưới thời Vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Pháp "Palais Impérial" (Hoàng cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté" (Ngự tiền Văn phòng), tờ nào cũng có in dòng chữ Hán "Ngự tiền Văn phòng dụng tiên".
 
Văn bản thứ nhất có nội dung như sau: 
 
Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ mười ba (3.2.1939)


Ngự tiền Văn phòng kính tâu:

Nay Văn phòng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 tháng 2 năm 1939 của quý Khâm sứ Đại thần thương xin thưởng tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère cl***e de la Garde Indigène , vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của quý Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiếu nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu, Tổng lý Đại thần, Thần: [ký tên: Phạm Quỳnh].
 

Văn bản thứ hai gửi từ Toà Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ Nam sông Hương và viết bằng tiếng Pháp, được tạm dịch toàn văn như sau:
 
Huế, ngày 2.2.1939; Khâm sứ Trung Kỳ; Huân chương Bắc đẩu Bội tinh.


 Kính gửi ngài Tổng lý Ngự tiền Văn phòng, Huế.

 Thưa ngài, tôi kính nhờ ngài vui lòng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt "typhus" mà ông đã nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa.

Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn ngài nếu ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Ký tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản, Thương tá Ngự tiền Văn phòng -[Ký tên: Trần Đình Tùng].

 

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nội dung của hai văn bản trên đây có thể gộp chung lại để diễn đạt một cách đơn giản như sau:
 
"Vào ngày 2.2.1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan - người vừa qua đời trong ngày hôm ấy.

Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây, ông đã bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế. Ngay sau khi ông lâm chung, văn thư vừa nêu liền được tống đạt.

Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của mình là Thương tá Trần Đình Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ trình lên nhà vua.
 
Ngày 3.2.1939, nghĩa là chỉ một hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn phòng dâng lên Vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lý tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (vì đã có nói rõ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng "tứ hạng Long tinh" cho viên chức người Pháp ấy. Đây là một thái độ coi trọng những người thuộc chính quyền bảo hộ có công phòng thủ đảo Hoàng Sa của Nam triều.

Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, Vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị trong đó. Nhà vua đã "ngự phê" hai chữ "Chuẩn y" và ký tắt hai chữ "BĐ" (Bảo Đại) bằng viết chì màu đỏ".

Điều này có nghĩa là ngay sau đó, mọi việc cứ thế mà thi hành.Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: "Chúng ta cần chú ý, mặc dù Louis Fontan là người Pháp, nhưng vì đã bất chấp gian khổ để giữ đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, cho nên Nam triều đã đánh giá cao công lao của ông ngay khi ông qua đời.
 
Tờ châu bản này khẳng định thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ hai và quân đội Nhật xâm chiếm vùng Châu Á - Thái Bình Dương, đảo Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc thì Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ".

 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 23/Sep/2009 lúc 3:09pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2012 lúc 7:26pm
Ra mắt cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”
(Dân trí) - Chiều 9/1 tại Bảo tàng Đà Nẵng, Sở Nội vụ Đà Nẵng và UBND huyện đảo Hoàng Sa đã chính thức ra mắt cuốn sách “Kỷ yếu Hoàng Sa”. Đây là cuốn sách giới thiệu tư liệu về quần đảo Hoàng Sa tương đối đầy đủ từ trước đến nay.

 
Bìa cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”

Cuốn sách “Kỷ yếu Hoàng Sa” dày hơn 200 trang gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam, Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa, Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Qua đó giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, tầm quan trọng cùng những nội dung cơ bản của quá trình xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ trong lịch sử. 

Cụ Nguyễn Nhự (85 tuổi), một chứng nhân lịch sử đang xem lại những hình ảnh tư liệu về Hoàng Sa. Cụ cho biết từ năm 1969-1972, mỗi năm cụ ra Hoàng Sa hai lần để làm việc. Lần 1 từ tháng 3-5, lần 2 từ tháng 9-11
 
Điểm nổi bật của cuốn kỷ yếu này so với các tài liệu đã viết về Hoàng Sa là phần giới thiệu của 24 nhân chứng từng đến sống, làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX cùng cảm nhận của họ về vùng đảo và những ngày tháng sống và làm việc ở đây. Qua đó tiếp tục khẳng định sự hiện diện của người Việt Nam và sự chiếm hữu lâu đời, liên tục của nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đối với quần đảo Hoàng Sa đang bị nước ngoài chiếm giữ.
 
Sơ phác về bản đồ Hoàng Sa
 
Đây là cuốn kỷ yếu quy mô nhất về Hoàng Sa, với nhiều giá trị giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, quá trình xác lập chủ quyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong cuốn kỷ yếu này, bạn đọc có thể tìm thấy những mốc lịch sử của Hoàng Sa một cách chi tiết nhất về quần đảo này.
 
Tác giả Phạm Khôi giới thiệu về bản đồ Hoàng Sa do ông sơ phác
 
Trước đó, cuốn sách cũng đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Thông tin và truyền thông do Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì cùng sự tham gia của NXB Thông tin và truyền thông; đại diện lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa… đã tiến hành rà soát, thẩm định và thống nhất nội dung.
 
Nhân chứng Nguyễn Văn Cúc đang kể về những tháng ngày sống trên đảo Hoàng Sa
 
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ Đà Nẵng và UBND huyện đảo Hoàng Sa, việc xây dựng và xuất bản cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân. Đây là một kênh trong công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về biển đảo, về Hoàng Sa và góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc.
 
Thuyền bầu để đưa binh lính ra Hoàng Sa

Mặt khác cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc và đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc của một số sách, báo nước ngoài.

Trong cuốn kỷ yếu này, ngoài những tư liệu quý về Hoàng Sa là những cảm nhận của các nhân chứng đã từng làm việc tại đây và hiện còn đang sinh sống tại Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác.
 
Quần đảo Hoàng Sa được phác thảo tại bảo tàng Đà Nẵng
 
Như cảm nhận của ông Nguyễn Văn Cúc, một chứng nhân của Hoàng Sa có đoạn: Tôi thấy mình may mắn được làm việc, được cống hiến sức trẻ tại mảnh đất thiêng liêng ấy và tôi muốn chia sẻ để mọi người biết, để con cháu thế hệ mai sau biết rằng Hoàng Sa vô cùng tươi đẹp là một phần của Tổ quốc Việt Nam, hãy ghi nhớ Hoàng Sa là của Việt Nam.
 
Ông Đặng Công Ngữ (trái), Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa và ông Bùi Văn Tiếng (phải), Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng giới thiệu cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”
 
Hay như cảm nhận của một nhân chứng khác là ông Trần Hòa:Có một lần bão đến bất ngờ, một con tàu Trung Quốc không kịp vào bờ tránh bão nên đã tấp vào đảo trong đêm. Mặc dù lương thực sử dụng là tính toán chi li nhưng tình người trong cơn hoạn nạn, ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói. Vậy là toàn đảo sẻ chia, cưu mang gia đình Trung Quốc kia cho đến ngày họ xin được tàu về lại quê hương.
 
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa - Đặng Công Ngữ tặng cuốn kỷ yếu cho các nhân chứng lịch sử
 
Đặc biệt, cuốn sách còn ghi nhận cảm nghĩ của “sói biển” Mai Phụng Lưu, một ngư dân sống ở huyện đảo Lý Sơn đã gắn bó mấy chục năm nay trên vùng biển Hoàng Sa để đánh bắt cá: “Dù khó khăn đến mấy, cha con tôi cũng quyết không rời ngư trường của tổ tiên ông bà mình, dù có bị đánh đập, tịch thu tài sản hoặc thiên tai rủi ro luôn rình rập. Cầu cho trời yên biển lặng để cha con tôi tiếp tục đạp sóng ra khơi. Ra biển Hoàng Sa”.
 
Nhân chứng Nguyễn Nhự xem cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa”

Còn rất nhiều nhân chứng lịch sử khác đã kể nhiều câu chuyện về Hoàng Sa mà cuộc đời họ đã gắn bó trước đây mà bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” để thêm tin yêu vào mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Tất cả điều đó đều khẳng định: Hoàng Sa là của Việt Nam

 Công Bính

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.