Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi B
2006-08-11
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Tuần trước, chúng ta đã nghe bác sĩ Trần Văn Sáng trình bày về chức năng gan và nguyên nhân gây ra Viêm gan siêu vi B, một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm gan siêu vi B? Cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này ra sao? Mời quý vị tiếp tục tìm hiểu trong chương trình “Sức khỏe và đời sống” kỳ này, với sự cộng tác của bác sĩ Sáng, phát ngôn viên Hiệp hội bệnh gan kinh niên tại Hoa Kỳ hiện đang hành nghề tại bang Virginia, là người tham gia rất nhiều trong các chương trình nghiên cứu y khoa ở Mỹ.
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Bệnh viêm gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng. Phần lớn các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé không có đủ kháng thể để chống bệnh.
Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sống tự do giữa siêu vi trùng gan B và người bệnh, cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ siêu vi trùng gan B. Thành ra giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì cả. Cho tới khi mà cơ thể người bệnh đủ sức nhận ra có những kẻ thù đang sống chung với mình thì mới bắt đầu sản xuất ra những kháng thể để từ từ chống lại.
Còn những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trửơng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30. Trong các trường hợp này người bệnh thừong có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm.
Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính. Đó là lúc diễn ra sự đấu tranh giữa 2 bên: kháng thể và siêu vi trùng để tìm cách chống lại và đẩy virus siêu vi B ra ngoài, gây ra tình trạng hư hoại các tế bào gan, làm phân tích chất dịch trong gan ra ngoài.
Bệnh viêm gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng. Phần lớn các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé không có đủ kháng thể để chống bệnh.
Những sắc tố màu vàng thấm vào da và được tiết ra ngoài nước tiểu. Giai đoạn đó được gọi là siêu vi gan cấp tính. Thường khoảng 90% những người bị siêu vi gan B cấp tính lành bệnh sau 1-2 tháng, từ từ bớt vàng da và bệnh nhân được phục hồi. Tuy nhiên, một số sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn từ cấp tính đến kinh niên. Đó là trạng thái viêm gan B mãn tính.
Lúc này bệnh nhân trở lại ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon …Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.
Tóm lại, bệnh viêm gan siêu vi B phần lớn sẽ không có triệu chứng rõ rệt ngoài trừ trong giai đoạn cấp tính thì có biểu hiện vàng da, ói mửa, đau bụng…
Trà Mi: Như vậy cho nên càng làm cho căn bệnh này thêm nguy hiểm vì khó nhận biết. Bệnh nhân nên làm gì ngay khi tìm ra những triệu chứng bất thường như bác sĩ vừa kể?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Khi có triệu chứng khó chịu ói mửa, hay nước tiểu vàng đậm, người bệnh bắt buộc phải được khám ngay lập tức để xác định nguyên nhân chính xác xem có phải là viêm gan B hay không.
Vì đôi khi có những trường hợp ngộ độc cũng có thể gây vàng da hoặc có những bệnh khác như bị nghẹt đường mật thì người bệnh cũng bị vàng da. Người thầy thuốc khi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B thì phải dùng các phương pháp thử nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Trà Mi: Nhân tiện xin bác sĩ cho biết về các phương pháp điều trị đối với bệnh này hiện nay ra sao? Có cách chữa dứt hẳn hay không? Thuốc men như thế nào?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Điều đáng mừng là hiện nay chúng ta có khá nhiều các loại thuốc đã được nghiên cứu kỹ có kết quả tốt trong việc chữa trị bệnh này.
Tóm tắt hiện nay có 4 loại thuốc đã được công nhận là có hiệu quả trong việc điều trị viêm gan siêu vi B. Đầu tiên là loại thuốc chích Interferon hay còn gọi là Intron A. Thuốc kế tiếp mở một cuộc cách mạng trong việc chữa trị căn bệnh này là loại thuốc uống đơn giản hơn gọi là Lamivudin.
Năm năm trở lại đây xuất hiện một loại tốt hơn là Adefovir với tên thương mại là Hepsera. Hai năm gần đây có thêm những loại thuốc mới hơn, hiệu quả mạnh hơn nữa là Entecavir, tên thương mại là Baraclude.
Tóm tắt hiện nay có 4 loại thuốc đã được công nhận là có hiệu quả trong việc điều trị viêm gan siêu vi B. Đầu tiên là loại thuốc chích Interferon hay còn gọi là Intron A. Thuốc kế tiếp mở một cuộc cách mạng trong việc chữa trị căn bệnh này là loại thuốc uống đơn giản hơn gọi là Lamivudin.
Ngoài ra hiện nay bên Châu Âu cũng đang sử dụng nhiều loại Interferon mới tuần chích 1 lần. Đó là các loại thuốc hiện nay đang được sử dụng rất hiệu quả để chữa bệnh viêm gan siêu vi B.
Trà Mi: Thế nhưng chữa lâu dài hay trong một giai đoạn nào đó thì bệnh có thể dứt hẳn?
Bác sĩ Trần Văn Sáng: Thật ra tiêu chuẩn để quyết định người bệnh cần nên tiếp tục uống thuốc hay không hơi phức tạp, dựa vào nhiều yếu tố như theo dõi lượng vi trùng trong máu. Nếu từ 1 triệu còn khoảng vài trăm con thì bác sĩ yên tâm là người bệnh đang trong giai đoạn được kiểm soát về bệnh.
Tuy nhiên, cho tới hôm nay, tất cả những loại thuốc này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu theo dõi. Vì vậy, lời khuyên của giới chuyên gia là bệnh nhân siêu vi gan B mãn tính nên tiếp tục uống thuốc lâu dài và được theo dõi thường xuyên để xem virus có tái phát hay không.
Những kinh nghiệm chữa trị bệnh này gần đây cho thấy các loại thuốc như Lamivudin nếu không được sử dụng đúng cách sẽ đưa tới tình trạng kháng thuốc rất cao. Sau 4 năm, tỷ lệ bị lờn thuốc có thể lên đến 40%.
Cho nên gần đây có khuynh hướng sử dụng các loại thuốc mạnh hơn như Hepsera, với khả năng lờn thuốc sau 3 năm điều trị là chừng 10%. Loại thuốc mới nhất bây giờ như Entecavir thì sau 2 năm nghiên cứu thì không thấy có dấu hiệu lờn thuốc.
Tóm lại, thời gian chữa bệnh tuỳ thuộc loại thuốc, phản ứng của bệnh nhân và việc sử dụng thuốc có đều đặn hay không, người bệnh có đủ khả năng tài chính để uống đều thuốc hay không….
Cho nên người bệnh cần đưọc thầy thuốc hướng dẫn, theo dõi để biết hiệu quả thuốc và cố gắng uống thuốc lâu dài để tạo điều kiện cho virus bị tiêu diệt một triệt để.
Trà Mi: Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì bệnh viêm gan siêu vi B sẽ gây ra những hậu quả , biến chứng ra sao đối với sức khoẻ?
Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.