Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: TỜ GIẤY CHẬM Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
đông quyên
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 04/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 267
Quote đông quyên Replybullet Chủ đề: TỜ GIẤY CHẬM
    Gởi ngày: 10/Jun/2007 lúc 11:28am
  Hồi đó(1954-1955),làng Bình Xuân tôi nghèo lắm.
 
  "Nghèo tận xương mông,nghèo không gạo nấu,nghèo thấu tới xương" và
 
  "Nghèo khạt ra tro,nghèo ho ra máu...".Tóm lại là nghèo tận mạng.nghèo
 
chí xứ.Vậy mà khi làng mở trường,người dân cũng ráng cho con đi học.Họ
 
nói bọn trẻ có năm ba chữ lận lưng,biết đâu,mai mốt đời chúng đỡ cơ cầu.
 
Cha mẹ dắt con tới trường rồi thí luôn cho thầy giáo.Dạy dỗ,học hành ra
 
sao đó là chuyện của Thầy,của trò.Họ phải trở lại ruộng đồng,trở lại công
 
việc đầu tắt,mặt tối,dãi dầu một nắng hai sương.Do đó,thầy giáo là điểm
 
tựa của niềm tin,là nơi tôn kính của dân làng.Lời Thầy là khuôn thước.Cha
 
mẹ không bao giờ ngó ngàng tới chuyện học của con.Thì giờ đâu có.Vã
 
lại,muốn cũng không được.Họ biết gì là chữ,là nghĩa.Vậy mà khi đứa con
 
biết ráp vần,mới biết ráp vần thôi,họ đã thấy an ủi,tự hào,hãnh diện.Họ
 
khoe với bà con hàng xóm,họ tự đặt  niềm hi vọng và mơ ước trên tương
 
lai của con mình.Thiệt tình,họ không biết mức thành đạt của nó sẽ lớn
 
đến đâu,bao nhiêu,nhưng niềm tin đứa con thoát được cảnh tay lấm chân
 
bùn đã bám chặt trong tâm tư họ từ đó.
 
    Con đi học thì đi.Nhưng cục gôm,tấm bảng,phấn trắng,thước gạch,giấy
 
chậm thì làm ơn đừng nhắc tới.Lấy gì làm tiền mà mua ba thứ nầy.Lành
 
quần,lành áo với mấy cuốn tập chạy đã hụt hơi,là phước đức ông bà để
 
lại rồi đó con.Nhưng trời sanh voi thì sanh cỏ mà.Đâu phải học trò nào
 
cũng mạt rệp hết đâu.Không phải Thầy đã từng dạy rồi sao,bạn bè phải
 
thương yêu,giúp đỡ lẫn nhau.Nên mượn cục gôm,chấm ké mực,dùng đỡ
 
cây thước bảng là chuyện thường,chuyện nhỏ,xãy ra hoài hoài trong cuộc
 
đời học trò nghèo.Riết rồi quen.Đâu có đứa học trò nào muốn bị mang
 
tiếng ích kỷ chớ,nhứt là mấy học trò mà cha mẹ lỡ không bị nghèo.Thầy
 
giáo cũng ác,Thầy nói ích kỷ với bạn bè là xấu.Sao Thầy không dạy ích kỷ
 
xài lâu.Chắc tại Thầy thấy trong lớp học trò nghèo đông hơn.Nói gì thì nói
 
cũng cám ơn lời dạy bổ ích đócuar Thầy.
 
   Đó là những nét phát họa về làng Bình Xuân,nơi tôi đã sinh ra,lớn lên
 
và được đi học.Đi học trong cảnh xơ xác của dân làng,trong cảnh nghèo
 
khó của nhà tôi.Cho nên vào lớp,tôi,cái gì cũng không.Giống như những
 
bạn nghèo khác,chúng tôi thản nhiên chấp nhận.Nhưng có một thứ mà
 
lòng tôi rất khát khao.Tờ giấy chậm.Tờ giấy chậm tinh khôi,màu hồng nhạt.
 
Chậm  lên những dòng chữ vừa viết.Mực khô liền.Đàng hoàng lật qua trang
 
 khác.Cảm giác đó sung sướng làm sao.Lúc đó,học trò chúng tôi phải dùng
 
ngòi viết lá tre.Thầy nói như vậy sẽ không bị hư chữ.Chữ hư hay không thì
 
chưa biết,nhưng chúng tôi thì khốn đốn vô cùng khi viết đến cuối trang.
 
Mực còn ướt,làm sao lật qua trang mới.Đó là giây phút thiêng liêng nhất
 
của tờ giấy chậm.Dùng miệng thổi vẫn không mau khô,trong khi Thầy cứ
 
tiếp tục đọc từng câu,từng câu.Tôi chưa bao giờ thấy Thầy ác như lúc nầy.
 
Khi được an toàn lật qua trang kế mà chắc chắn rằng chữ không bị lem thì
 
dường như Thầy đã đọc qua một khúc xa thì phải.Thôi thì liều mạng nhắm
 
chừng năm ba hàng gì đó,chừa trống,chép sau.Đôi lúc,tổ trát,chừa không
 
đủ,phải viết chữ vừa nhỏ vừa san sát với nhau.Đó là chép bài học bình
 
thường.Còn viết chính tả thì hết cách.Thầy đọc cho cả lớp dò lại lần cuối.
 
Sau nhịp thước,tất cả tập phải đưa ra đầu bàn,đem lên Thầy chấm.Trễ.Trừ
 
điểm.Viết thiếu một chữ,trừ một điểm.Ngó qua người bạn để chép những
 
câu chừa trống lúc chờ mực khô.Thầy thấy.Cọp dê,trừ điểm.Có lẽ tại Thầy
 
có rất ít điểm để cho học trò,nên tìm cách trừ bớt.Tôi không bao giờ làm
 
mất lòng bạn bè.Lỡ nó giận thì mượn gì cũng làm bộ như không nghe,lấy
 
tay khều khều coi như không biết.Bình mực hôm nay tự dưng để ra xa hơn,
 
vói tay cũng không làm sao chấm tới,nói bạn ích kỷ cũng không phải vì lỡ
 
không nghe,không biết mà,thôi lần sau.Vì vậy,những lúc làm toán đố,làm
 
luận văn là lúc tôi có dịp trả ơn ban bè.Tôi rất có khiếu về mấy môn nầy,tôi
 
không làm bộ che che tay để tự nhiên cho bạn bè tham khảo bài làm.
 
  Tuổi học trò thơ bé rồi cũng qua đi.Nhưng tôi không thể quên màu hồng
 
nhạt của tờ giấy chậm tinh khôi mỗi lần viết đến những dòng cuối trang.
 
Tôi cũng không quên tiếng đọc bài của Thầy và những mái đầu nghiêng
 
nghiêng,cặm cụi viết.Thuở ban sơ,ký ức con người giống như tờ giấy chậm.
 
Thu hết,nhận hết những vết mực viết,những vết mực đời.Đậm lợt,lớn nhỏ,
 
lớp lớp chất chồng theo thời gian,để đến một lúc nào đó,giấy chậm thôi
 
không còn khả năng thu nhận gì được nữa,thì tất cả,mọi thứ,mọi chuyện
 
sẽ dửng dưng,mặc kệ,nhạt nhòa...
 
    Giờ đây,lưu lạc xứ người,tôi có để tâm tìm tờ giấy chậm,nhưng không.
 
Ai biết nơi đâu có,làm ơn chỉ giùm tôi.
 
   Phải chăng hiện tại,người ta không có gì để chậm.Đời không có gì để lưu
 
giữ và nhớ thương.
 
 
 
kỷ chớ
bx
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2011 lúc 7:38pm

TỜ GIẤY THẤM

 

Không biết đây là lần thứ mấy tôi giận chị tôi. Mặc dù trong tập của mỗi đứa có một tờ giấy dùng để thấm mực cho chữ khỏi nhòe khi tập viết, nhưng tôi cứ thích mượn tờ giấy thấm của chị tôi.

Tại sao vậy? Vì tôi thích tờ giấy thấm của mình lúc nào cũng trắng tinh. Tôi là em, vậy chị ấy phải nhường tôi chứ! Bố mẹ vẫn dạy thế kia mà. Thế mà lần này... chị lại dùng giấy thấm của tôi! Trong khi ngồi viết chính tả, do sơ ý chị tôi đụng đổ bình mực. Vệt mực đen sì từ từ bò theo mặt bàn dốc tiến về phía cuốn tập trắng tinh đang mở rộng. Thoáng cái, vết mực đã nuốt chửng tờ giấy thấm của chị tôi. Nếu chị không nhanh tay lấy tờ giấy thấm của tôi chặn dòng mực đang bò xuống mép bàn, chiếc váy của tôi có lẽ đã “lãnh đủ”. Biết vậy nhưng tôi vẫn giận chị tôi lắm. Tôi không thèm nói chuyện với chị suốt cả ngày.

Đến tối, sau khi đã hỏi chị tôi rõ ngọn ngành, bố kêu tôi lại. Ông nhẹ nhàng giảng giải cho tôi chuyện không may xảy ra, chị tôi đành phải làm vậy chứ không cố tình. Nhưng dẫu bố có nói gì đi chăng nữa, tôi vẫn cứ ấm ức và điều này lộ trên nét mặt tôi. “Bố bắt con làm gì cũng được nhưng con không đời nào chịu tha thứ cho chị ấy”- tôi dằn dỗi. Bố tôi thở dài: “Thôi được, rồi con sẽ hiểu!”. Ông đổi giọng nghiêm khắc buộc tôi đi theo ông ra vườn. Bố bảo tôi nhặt lấy một túi đầy những viên sỏi trắng. “Từ giờ phút này trở đi, lúc nào con cũng phải mang túi sỏi này bên người”- ông ra lệnh. “Chuyện nhỏ!”- tôi thầm nghĩ.

Nhưng chuyện quả không nhỏ tí nào. Bạn cứ thử cuốc bộ từ nhà tới trường và ngược lại với một đống sỏi trên vai mà xem. Và còn bao điều bất tiện khác. Giả sử như tôi muốn leo cây, nhưng không lẽ bám cành bằng một tay và tay kia cầm túi sỏi? Tôi nghĩ ra một cách buộc túi sỏi bên hông. Thế nhưng hễ đi nhanh một chút, túi sỏi đập vào hông đau điếng. Khi đi ngủ, hễ trở mình tôi lại ê ẩm cả người vì lăn lên đá sỏi lổn nhổn...

Sau hai ngày vật lộn với túi sỏi, tôi chịu hết thấu và đi kiếm bố tôi xin được giải thoát. Được ông đồng ý, tôi mừng rỡ vì thoát được cái túi sỏi nặng nề. Lòng tôi thanh thản, nhẹ nhõm. Chuyện với tờ giấy thấm kia cũng biến mất khỏi đầu tôi. “Con thấy đấy, ở đời, nếu có thể tha thứ được hãy ráng tha thứ. Nếu không cuộc đời con lúc nào cũng như bị đá đeo nặng trĩu”- bố tôi mỉm cười.

Trung Duy

hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.