Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: NHẮC CHUYỆN GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Chủ đề: NHẮC CHUYỆN GÒ CÔNG
    Gởi ngày: 30/Sep/2007 lúc 3:23pm

NHẮC  CHUYỆ N    CÔNG

                                                                        *

- Gò Công với tôi vẫn là nơi có nhiều kỷ niệm khó quên nhất, tôi đã sống liên tục 18 năm tại đây , cho tới ngày rời trường Trung Học Gò Công lên tạm trú tại Sài Gòn và sau nầy là những ngày trong quân đội mới bắt buộc tôi phải xa Gò Công, Bây giờ nơi đất tha hương tôi rất thèm được nhắc lại chuyện Gò Công, Không có người đối thoại thì nhắc một mình vậy, với một khoảng thời gian dài trí nhớ nhiều khi cũng không được chính xác lắm , những sai lầm, thiếu sót xin được chỉ dẫn rất cám ơn ... 

 

 

            Một ngày thăm nuôi rồi cũng qua mau, đây cũng là lần đầu tiên trại tù cho phép thăm viếng đặc biệt trong ngày đầu năm mới, những người lính, cán bộ và công chức cao cấp của tỉnh Gò Công ăn cái Tết đầu tiên trong tù sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam .

            Cơ sở của trại cải tạo Huyện Tây nguyên trước 75 là trại gia binh của chi khu Hoà Đồng hình như mới cất xong chưa có người ở, nằm trên trục lộ chính vào quận , vị trí  phía bên nầy cầu về hướng tỉnh lộ Mỹ Tho Gò Công .

            Sau 3 ngày tập trung : 24, 25, 26 tháng 6 năm 75 ,tất cả các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa trình diện tại tỉnh Gò Công từ cấp Thiếu Úy trở lên  đều đưa về trại nầy, sau một thời gian ngắn một số đông sĩ quan được đưa đi các trại khác như Cao Lãnh, Kiến Hòa... thành phần còn lại tại trại là giáo chức và hành chánh biệt phái, Chiến Tranh Chính trị, An Ninh Quân Đội,Cảnh sát,nữ quân nhân, Xây dựng nông thôn và một số khác thuộc thành phần tình báo, cải huấn, sĩ quan giải ngũ,...

            Trại gồm có 3 dãy, hình chữ U, mỗi dãy có khoảng 10 phòng, nóc lợp thiếc, nền đất, hành lang tráng xi măn, nước tắm giặt lấy từ ao phía sau trại( Vừa mặn, vừa phèn), nước uống mỗi ngày có xe chỡ đến do anh em trong trại tình nguyện đi múc nước ao làng về phân chia cho từng đội .

            Mỗi phòng là một tổ, trung bình là 12 người , ba phòng là một nhóm, những anh em được đề cử làm tổ trưởng nhóm trưởng thường là những người có thân nhân theo Việt Cộng .

            Nhóm của tôi phần đông là hành chánh và giáo chức biệt phái, Đại Úy Hỉ (Tôi không rõ gốc gác của tên nầy ) làm trưởng nhóm kiêm tổ trưởng tổ 1 , Tổ trưởng của tôi là Th/ úy Trần Văn Trên ( Cựu học sinh khóa 6 trung học Gò Công ) Thuộc lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến ( có hổn danh là Cò Ma hay C.S dễ chết ) tổ trưởng tổ 3 là Tr/Úy Trần Kim Định, cựu học sinh khóa 3 trường Gò Công, Sĩ quan pháo binh SĐ21, biệt phái trưởng ban nội an quận Hòa Lạc, cấp bậc cao nhất trong nhóm của tôi là anh Thiếu Tá Cảnh, Trưởng phòng truyền Tin tiểu Khu Gò Công , người mang cấp bậc thấp nhất là Th/Úy Nghĩa, Phi Công trực thăng thuộc SĐ6KQ ,, giải ngũ loại 3, gốc người Tân Phước Ngày vào trại anh khỏang 25 tuổi, Thiếu úy giải ngũ không phải trình diện , Có lẽ vì ham vui, xin đi học cho biết với người ta( vậy mà cũng gỡ hết 11 tháng lịch) .

            Tù tại trại nầy hầu hết là những người sinh quán tại Gò Công, số còn lại là công chức quân nhân làm việc tại tiểu khu thuộc người của tứ xứ, nên hầu như mọi người không quen thân thì cũng biết mặt nhau hết .

            Ngày 30 - 4, ngày đau buồn nhất của đất nước, lá cờ vàng thân thương yêu kính bị thay bằng lá cờ sao tanh máu, lòng người hầu như cũng chao đão theo hướng gió trở cờ, trong cảnh tù đày, những người từng phục vụ chung một màu cờ nay sa cơ nằm trong tay giặc lẽ ra phải thương yêu đùm bọc nhau, nhưng có một số khá đông thay lòng đổi dạ, hợp tác không công cho tặc quyền chỉ điểm hãm hại anh em. Với một hy vọng hão huyền là sẽ được giặc tha về sớm cũng như sẽ được nhận làm việc lại .

            Tại trại nầy nói tới những tay ăn ten, làm chó săn chỉ điểm, hãm hại anh em thì đứng đầu sổ là Đ/Úy Hỉ, thứ hai là Tr/Úy Phan Thành Quang, con Ông Phan Văn Kỳ ở Hòa Đồng, cựu học sinh khóa 5 trung học Gò Công, nguyên phân chi khu trưởng Vĩnh Bình, xuất thân khóa 4/68 Thủ Đức, sinh năm 1946 tại Vĩnh Lợi .,Bản thân cha mẹ không ai theo VC, một người anh là Trung Úy Phan Thành Long đền nợ nước, một người anh kế là biệt Kích Phan thành Châu mất tích trong lần giao tranh với VC, ngoài một vài tên lấy điểm mong được tha về sớm, còn lại một số tổ trưởng nguyên là cựu học sinh Trung học Gò Công đều rất dễ chịu tạm sống trong tình trạng nín thở qua sông ...Đó là các Anh : Thầy giáo Chánh ( khóa 1 THGC ), Võ Huỳnh Long ( khóa 3 THGC)...

            Tôi thuộc nhóm của hung thần Hỉ nhưng cũng còn may mắn, hai tổ trưởng, một là đàn anh, một là đàn em Trung Học Gò Công,Trần văn Trên lại có họ hàng ...vài tầm đại bác với gia đình tôi, trong phòng tôi nằm cạnh Trên, hai anh em vẫn thường thức khuya chuyện vãn với nhau, Trên có người Anh tập kết ra Bắc , sập tiệm về mang cấp Thượng Úy, một người anh kế , Trung Úy Tài Chánh Hành Chánh chết tại trại tù Kiến Hòa vì thiếu thuốc men trong một cơn bệnh tầm thường, Ba của Trên, tôi gọi bằng dượng Bảy, khoảng năm 60 bị du kích bắt trói bịt mắt, đang đọc bản án để xử tử thì quân đội quốc gia đến kịp nên thoát chết , Tình cảnh gia đình Việt Nam nhiều nhà gặp cảnh nhiêu khê rắc rối như vậy. Bản tánh Trên thật hiền , thuộc loại người thích an cư lạc nghiệp, lúc làm trung đội trưởng CSDC, buổi chiều sau khi xong việc , Trên thường qua uống trà nói chuyện với chú thợ mộc có nhà gần đơn vị, thay vì như những người lính khác tụ tập nhậu nhẹt hay la cà đến những nhà có gái đẹp , Sau ngày sập trời, chú thợ mộc trở thành lãnh đạo của tỉnh, nhớ đến Ông Thiếu Úy vẫn thường đến uống trà, có dáng dấp như một nông dân; bèn làm một cử chỉ đẹp, người cấp cho Trên một giấy chứng nhận có công hợp tác với” Cách Mạng.”..Khi không mà có được giấy nầy, thằng nhỏ bọc plastic bỏ túi phòng thân , dù sao có lá bùa nầy cũng đở trong thời buổi ...Khỉ về thành

            Từ ngày anh Lư của Trên chết, mấy tuần sau mẹ chết, Trên có được đặc ân về phép để tang mẹ, lần trở vô trại. nó trở nên ít nói, Miệng luôn ngậm điếu thuốc rê, để ý nhìn kỷ thỉnh thoảng trên khóe mắt Trên ửng đỏ. Thì ra thằng nhỏ mang trong lòng nỗi bất mãn ngầm, bản tánh ít nói nên nó không bộc bạch như những người khác, mỗi buổi chiều các tổ trưởng , nhóm trưởng đều được mời lên văn phòng uống trà với cấp lãnh đạo trại, gọi là uống trà chứ thật ra đây là cuộc họp giữa ban giám thị trại và các tổ trưởng để chỉ thị và nhận báo cáo từ các tổ trưởng, tôi còn nhớ gương mặt của thằng Quang đèo, mỗi lần tan tiệc trà ôm sổ trở về, mặt nó tươi cười tự đắc một cách khó ưa, trong các buổi trà đàm nầy những báo cáo nhỏ nhoi không quan trọng lắm đều được góp ý ở đây , tất cả mọi chi tiết Trên đều thuật lại cho tôi nghe,Tôi  rất cần biết những điều nầy để phòng thân cũng như kịp thời cho các bạn đồng chí hướng biết ...mà để ý tránh những thằng từ phong cách làm người xuống làm sâu bọ. chó má...

            Sau lần thăm nuôi dịp Tết nầy, trại cho xã cảng gần 10 tiếng đồng hồ để gặp thân nhân, nên tôi cũng biết được nhiều tin tức về quân phục quốc và một vài cá nhân chống đối bên ngoài mà từ ngày vào trại đến bây giờ tôi mới được biết, Mẹ của tôi, một người Mẹ rất thương con ( câu nầy viết có khi thừa ) dù bà rất sợ tai vách mạch rừng, dù bà rất muốn tôi sống cảnh ai sao mình vậy đừng để ý chi chuyện bên ngoài, nhưng lần thăm nuôi nào cũng vậy, dù cán bộ ngôì kế bên nhưng sơ hở một chút là mẹ cũng cho tôi biết một vài tin, đại khái có treo cờ ở nhà Cậu Mười, có truyền đơn rải .ở Ao Trường Đua, có lần Mẹ cho tôi một tin mà tôi phải phì cười, tàu lặn Mỹ vô tới cầu Sơn Quy, tôi hỏi sao Mẹ biết, Mẹ tôi thì thào: thì dân đóng đáy thấy lưới rung rinh, nhưng dù sao qua tin nầy tôi cũng biết được tâm lý phản kháng của quần chúng bên ngoài ...

            Lần nầy được thong thả ngồi cạnh tôi trong một khoảng thời gian dài, Mẹ có dịp kể cho tôi nghe nhiều chuyện kể cả đọc cho tôi nghe một vài câu thơ không biết tác giả mà nội dung nói lên sự ngu dốt của cán bộ CS cũng như những bất mãn từ phía dân chúng đối với tặc quyền, Mẹ nhìn trước ngó sau rồi cố giữ vẽ mặt thản nhiên, Mẹ kể cho nghe chuyện VC xử bắn Anh Huệ chị Lan vào ngày rằm tháng 7, ngày lễ vu lan, mùa báo hiếu, ngày xá tội vong nhân ...Mẹ kể chi ly từng chi tiết với lòng xót xa thương cảm, cách một hàng rào kẽm gai bên kia là đường, là xã hộị bên ngoài mà chuyện xãy ra trong tỉnh nhà, mấy tháng sau tôi mới được biết nhờ kỳ thăm nuôi đặc biệt nầy ...

            Buổi cơm chiều tuy thức ăn đầy đủ lại có nhiều món ngon, anh em chung phòng bày ra cùng ăn uống chung, nhưng buổi cơm lại qua nhanh hơn những buổi cơm bình thường, có lẽ không đói lắm, có lẽ còn vương vấn dư hương người nhà, và trong dịp tiếp xúc với thân nhân đã được nghe nhiều chuyện buồn vui trong gia đình, nên mỗi người có một tâm sự riêng, mà trong hoàn cảnh nầy chỉ có anh em ruột thịt hay bạn thật thân mới dám thố lộ tâm tình cho nhau nghe ...

            Tôi mắc sẵn mùng dù trời chưa tối hẵn, đứng trước phòng nhìn ngó bâng quơ một lúc, thấy buồn buồn trong người, thấy cần phải có người để giải tỏa bớt những đìều thu nhận được trong ngày thăm nuôi, tôi bước về hướng sân sau có ý tìm thằng Trên ...tìm thằng nầy không khó, một chiếc võng nylon mắc tạm trong nhà bếp, thằng Trên nằm có vẽ buồn, điếu thuốc sâu kèn trong tay, nó nhả khói liên tục ...Tôi đi lại gần nó ...

            - Ê nằm buồn vậy tụi ?! nấu bậy gô nước trà uống nói dóc chơi Trên. Thằng Trên nhìn tôi cười không nói, nhỏm dậy lẹ làng lấy gô múc nước, khơi bếp lữa, tay làm miệng hỏi :

            - Sáng nay Mợ Ba lên thăm có tin gì hay không Anh Bảy ,

            - Mấy tháng rồi đâu có dịp gần gủi nói chuyện tự nhiên nên kỳ nầy cũng có nhiều chuyện  lắm, tôi hạ thấp giọng  - Chú có hay tin vụ xử tử Lan Huệ vào ngày tếtTrung Nguơn không ? Thằng Trên ngưng tay , giọng thật nhỏ - bộ có vụ đó nữa sao anh ? ngày rằm mà ai lại xử bắn. trong nhà bếp chỉ có tôi và Trên, các bạn cùng phòng đi lang thang trước hành lang hay ra hội trường ngồi đọc báo.

            - ừ , nước gần sôi rồi , , pha trà đi, tao sẽ kể cho chú mầy nghe  .... Dù nhỏ tuổi hơn Trên nhưng tôi học trên một lớp và lớn vai vế trong gia đình , nên tôi vẫn thường tỏ vẽ đàn anh với Trên

            Tôi ngồi trên bực thềm nhà bếp đối diện với thằng Trên, hai ly nước trà bóc khói, một bao nylon đựng thuốc rê ...tôi mơ màng nhớ lại cảnh cũ người xưa...

            - Ở Gò Công chú mày biết nhà máy xay lúa của Thầy Tư Ngô không ?  nhà máy nằm trong cuộc đất của Ông Chủ Chí, mặt ngó ra ruộng về hướng biển Tân Thành, bên hông là đường Nguyễn Thái Học, bên kia đường là tường rào trường Bà Phước .

            Thằng Trên tay xe thuốc miệng hỏi - nhà máy  xay lúa nầy tôi biết mà tại sao lại gọi là nhà máy Thầy Ngô, ông làm việc ở đâu chức vụ gì vậy anh Bảy .

            - Ờ, dân Gò Công mình là vậy đó, Ông Tư Ngô nầy chẳng có làm việc gì hết, nhưng gia thế có tiền, Có người em ruột là luật sư Dương Tấn Tài, chú nhớ thời đó ở xứ mình luật sư đếm đầu ngón tay, ông Tư Ngô lại là rể của Ông Đốc phủ  Tường, người có chút chữ nghĩa, nhà giàu dân coi trọng gọi là thầy chứ không có làm chức việc gì hết.nhà máy lại không có để tên hiệu nên dân dã quen gọi là nhà máy Thầy Tư Ngô. Ông có người con gái học một đợt với chú mầy, Dương Thị Hường tốt nghiệp  cử nhân ban sử địa tại Đại Học Văn Khoa SG, hình như dạy ở trường Lê quý Đôn hay Marie Curie gì đó ...

            - Mà sao nói chuyện xử bắn mà anh lai nói đến thầy Tư ? thằng Trên hỏi vặn tôi .

            - Thì từ từ, chuyện gì cũng có đầu đuôi chứ chú mầy, trước đây, khu đất nầy vắng vẻ, suốt con đường lộ đá từ trước nhà máy xay lúa xuống đến ngã ba nhà Ông Huyện Danh chỉ có 4 ngôi nhà cùng trong vòng bà con nhau đó là nhà Ông Chủ Chí, Ông Chín Thơ , nhà Bác Hai Hiếu ( luật gia Nguyễn Minh Hiếu, con trai ông chủ Chí, nhà nước trưng dung làm cơ sở quân đội là tỉnh Đoàn Bảo An, rồi sau nầy là hậu cứ Tiểu đoàn 882... )chú cứ nghe, tao sẽ kể chi li từng chi tiết , chú ít ở Gò Công nên ít biết tên người, Ngôi nhà ngói xưa gần cuối đường là của cô Ông chủ Chí và ngôi nhà ngay đầu đường là nhà  Chú Sáng, quân nhân phuc vụ tại Gò Công. Gò Công lúc đó dân còn thưa( toàn tỉnh chưa tới bốn chục ngàn dân), mỗi người trước cái tên thường mang thêm danh chức, chú Sáng nầy được dân trong xóm gọi là Lính Sáng vì chú đi lính trơn không có cấp bậc ( Binh Nhì), Bên kia đường là ruộng kéo dài gần tới ao Trường Đua, chú đâu có nhớ, khoảng 1956 , ngay góc ngả ba trước nhà Ách Tròn ( sau giải ngủ với cấp bậc Trung Úy, ra làm ty bưu điện GC ) chú Sáng cất lên 1 cái quán, hình thức nhà sàn nổi trên mặt ruộng, quán tên Bồng Lai, quán bán đắt khách, ban đêm đèn ết đa treo bốn năm cây sáng trưng vậy mà chú Sáng phải dẹp tiệm  vì nạn ghi sổ, thiếu vốn đành đóng cửa, chú Sáng mới ngăn đôi quán ra làm 2 phòng cho thuê, người ở căn bìa phía đông là Thiếu Úy Xương, người ở căn phía Tây là Ách Ry, có thời làm trưởng ban quân nhạc Gò Công, trưởng đồn Tăng Hòa, thời đó mỗi xã đều có một Ông Ách coi xếp về quân sự, tao không biết gọi là chức gì tạm gọi là chỉ huy trưởng quân sự ... Sau Ông nhập học khóa 6 Thủ Đức nhưng vì thiếu điều kiện về văn hóa nên ra trường với cấp bậc Thượng sĩ nhất, Chuyện Ông nầy để tao kể cho chú mầy nghe, lúc tao đi lính  ở Sài Gòn tao  ở nhà của chị Tư, trong hẽm, bên hông Cảnh sát đăng bộ ngã tư Bình Hòa, buổi chiều tao đi bộ ra ngã tư mua thuốc hút, đường ngã tư Bình Hòa giờ tan sở buổi chiều kẹt xe khỏi nói, tao mặc đồ trận đứng trên lề cả buổi mà không băng qua được lộ, rảnh rỗi mắt ngó nhìn ông bà qua lại, chợt tao thấy một người ngồi phía sau một xe honda 100 phân khối,người cầm lái là một thanh niên trẻ mặc quân phục mang phù hiệu tiểu khu Gia Định,  tự nhiên tao buột miệng gọi lớn vì thấy hình như quen

            - Anh Ry , người đàn ông ngồi phía sau nghe tiếng tao gọi vội khều người chỡ bảo tấp vô lề xem coi có ai gọi kìa .Tao bước tới gần xe

            - Xin lỗi anh có phải là Anh Ry, quê Cầu Nổi Gò Công? .Anh Ry có vẽ ngạc nhiên, nhìn tao rồi hỏi

            - Thiếu Úy ở đâu mà biết tên tôi .

Thế là hơn 15 năm tao nhìn người rất đúng( Tao nhiều khi cũng biết sợ cái trí nhớ của tao), anh em kéo nhau vào ngồi bên xe sinh tố bên đường hàn huyên , nhìn người lính mặt mũi có vẽ vênh váo tao đoán biết anh Ry hiện đang phục vụ trong một ngành nào đó cũng có quyền, có thớ ...Biết lý lịch của tao anh Ry rất mừng, anh cho biết là đang làm tại phòng 2 tiểu khu Gia Định( tao nhìn mặt bắt hình dong cũng khá) , anh mặc thường phục nên tao cũng không hỏi cấp bậc , khi anh rời Gò Công tao mới học lớp nhì, lúc đó anh mang cấp bậc thượng sĩ nhất . Anh rất ngạc nhiên khi tao còn nhớ đến anh, anh cho biết là sau khi vợ anh chết vì tai nạn trong xưởng dệt ở Cầu Nổi sau nầy anh sống với người con gái thứ tư của Thầy Tư Ngô là chị Tư Long,  có mấy người con,  con gái đầu tên Quyên, trước khi chia tay anh căn dặn tao khi nào rảnh ghé phòng 2 tiểu khu hỏi Trung Úy Ry ...Từ đó về sau anh có mấy lần ghé qua tiểu đoàn tao, sau anh biệt phái qua làm bên an ninh phi trường Tân Sơn Nhất, từ đó tao không có dịp gặp cho tới ngày bể dĩa .       Thời đó ở Gò Công có rất nhiều ông Ách khạc ra tro, ho ra lửa tao kể sơ cho chú mày nghe một vài tên như Ách Đại, Ách Dần, Ách Mẹo, Ách Thà ,..

            Tao kể vòng vo tự nẫy giờ, chắc chú mày cũng chưa biết gì về vụ án Lan Huệ, thì từ từ mầy ngồi nghe tao kể dần dần mầy sẽ rõ ... Trước nhà máy xay lúa của Thầy Tư Ngô phía đối diện bên kia đường có một cái chòi lá với diện tích khoảng 10 thước vuông, quán của bà Tư Hường ...bán các loai bánh thông dụng như bánh ích, bánh tét, bánh ngọt, các loaị kẹo, mía, khô rượu, thuốc lá ... khách hàng của quán là những người xay hàng xáo, về sau Trường tư thục Khai Trí dời về cất trên miếng đất sau lưng trường Bà Phước, giáp ranh với Chùa Ông, đất của Ông Chủ Chí cho thuê , Ông Bùi Tuấn hiệu trưởng trường Khai Trí cất lại trường khang trang hơn lúc còn ở bến xe ngựa, quán trở nên đông khách, đồng ra đồng vào Bà Tư cũng đủ chi dụng dư dã cho gia đình .

            Bà Tư gốc người làng Bình Xuân, khi mở quán , bà đang sống với người chồng thứ ba là Ông Bếp Hường. nhà bà ở bên hông nhà Ông Trung Úy Tròn, có một con đường hẻm đi vô, bên trong có hai ngôi nhà , một ngôi nhà ngói 3 căn, nền cao đó là nhà bà Tư Hường, cạnh bên là lò rèn, từ đây có thể đi vòng ra phía sau hẻm Chiến sĩ 12 ( nhà bà Tư Hường đâu đít với nhà của Ông Thầu Khoán Quê Hương ) Phía trước mặt lộ là một nhà ngói 3 căn mới cất ( khoảng 1953 ) của Cậu Bảy Phòng cũng gốc người Bình Xuân ( ở được mấy năm cậu bỏ lên Sài Gòn , nhà ngăn làm 3 gian cho mướn, Căn bìa Chị Đinh Nguyệt Anh, người nữ sinh năm xưa đã choàng vòng hoa cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi người đi kinh lý tỉnh Gò Công bằng đường biển vào ngỏ Vàm Láng. Chị Nguyệt Anh sau nầy là bà luật sư Huỳnh Văn Bổn , ( Trước năm 75 Luật sư từng là giáo sư trung học Gò Công  Người viết bài từng là học trò của Thầy Bổn, năm học đệ ngủ Thầy dạy Toán, năm học đệ tam thầy dạy Công Dân ) .

            Người chồng thứ nhất của bà Tư là Ông Ngô văn Thạc gốc người Bình Xuân, nếu chú đi lính ở Gò Công thì khi hành quân ở Bình Xuân chú sẽ thấy trên bản đồ quân sự có một điểm đứng tên gọi là nền nhà Ông Cả Trọng .

            Thằng Trên lỏ mắt nhìn tôi :

            -Sao anh rành quá vậy, nghe anh nói giống như trong vòng bà con thân thuộc ..

            - Ờ thì Gò Công có chút xíu, ra đường gặp một người là nhận biết có khi tới 3 đời ...chú cứ ngồi nghe rồi dần dần chú sẽ biết ...

            Ông Cả Trọng nầy  là con Thứ sáu trong một gia đình 10 anh chị em,Tao kể một vài người đặc biệt trong gia đình cho chú mầy nghe ... Người thứ tư là bà Tư Nén( sinh năm Giáp Thân1884, tao nhớ niên hiệu nầy hoài là vì học sử , năm nầy hòa ước vong quốc ra đời) vợ của Ông Hương Giáo Giác trong Tăng Hoà, ngôi nhà mà VNCH trưng dụng làm dinh quận là nhà của bà, bà goá chồng năm 24 tuổi, ở vậy nuôi 3 người con, hai trai một gái, người con lớn ra Hà Nội học đậu thú y làm việc tại lò heo Chánh Hưng, chú mầy còn nhớ thời Ông Huyện Thung và rất đông nhân viên ôm gói vào Chí Hoà nghỉ xã hơi vì tham nhủng, thì ông thú y Hai(ông thứ ba mà tên Hai) nầy vẫn tiếp tục làm việc nhờ không biết hối lộ, em trai ông thú y là Tú tài Tư, người thứ hai là... tao quên tên, bà có người cháu ngoại là Ông Tòa áo đỏ Trần Khương Trinh, làm trong tối cao pháp viện, người thứ bảy là Ông Cả Bửu có người cháu nội là Anh Ngô văn Mùi trưởng Ty Nội An Gò Công hiện chung trại với mình, người thứ tám là bà Tám Tiên có chồng gốc Cần Đước, bà có 2 người cháu ngoại cùng dạy văn chương trường trung học Gò Công là thầy Ba và cô Lang , ông thứ mười có đứa cháu nội là thằng Ngô Hoàn Toàn học chung lớp tao tử trận năm 70, bà thứ 11 có chồng là Ông Giáo Huỳnh gốc người Tân Trung, xuôi gia với Ông Hội Đồng Lộ Công Mười ( Ba của Đại Tá Lộ Công Danh )và Ông Huyện Chà Trưởng Ngân Khố Gò Công bị VC giựt mìn chết trên đường đi lãnh tiền từ Mỹ Tho về Chung xe có Cô Túc, thơ ký kế toán cũng chết luôn, Bà11 có con trai là Trung tá Huỳnh Khánh Hoàng từng giử chức trưởng khối quân huấn trường BBThủ Đức .

            Đêm nay rảnh rỗi ngồi kể chuyện  Gò Công cho chú mày nghe chơi, từ từ tao sẽ vô đề .

            Bà Tư ở với ông chồng thứ nhất có 3 người con trai là Lộc, Phước, Nhẫn, cậu Lộc cậu Nhẫn sống ở Sài Gòn, cậu Phước có xe bò chỡ thuê nước ao Trường Đua sống chung với bà Tư ( dân Gò Công gọi là xe bò đổi nước chứ không ai gọi là bán nước ), vợ là người đàn bà đứng bán quán, đẹp duyên dáng và rất đoan trang, một tay mợ Ba chăm sóc giang san nhà chồng ..(  Đặc biệt ba anh em giống nhau như 3 giọt nước, cậu Ba Phước mất năm 1990, tôi có về đi đám tang, tôi còn nhớ buổi tối tôi đến nhà, sân vườn um tùm không được sáng sủa lắm, tôi thường gặp cậu Ba hơn hai cậu kia, vừa bước gần tới thềm cửa tôi giật mình vì thấy hình như cậu Ba đang đứng nhìn tôi cười , trong lòng cũng hơi sợ " Ông nào thác xuống âm ty - Ông nào còn sống giờ thì ... đứng đây " Nhìn kỷ lại là cậu Hai Lộc )

            Người chồng thứ hai của Bà Tư tao không biết tên có hai người con, trai là Huệ ( gọi tiếp thứ là Năm Huệ ) và gái là Bé Sáu, người chồng thứ ba là Ông Bếp Hường có một người con trai, cha già con muộn ông bà cưng như vàng, cậu nầy lúc nhỏ chích thuốc bị phản ứng sao đó nên chân bị tật ở nhà gọi là Đực, thứ bảy tên Nở.Trước 75 chú mầy đi chợ Gò Công có khi nào bị chọt bụng bất tử không ?

            -Sao anh hỏi kỳ vậy, chuyện anh đang kể mà liên quan gì tới vụ chọt bụng của tui .

            - Sao lại không.  chú mầy nhớ trước năm 75 ... khoảng năm 1957 Ông thầu khoán Tư Bảy, nhà ở trước nhà thương cao cẳng cạnh cầu Long Chiến lãnh cất Chợ cá Gò Công nổi trên mặt sông sát bờ trông rất sạch sẽ vệ sinh ( hình như còn tới bây giờ ) đồng thời cũng cất một cầu tiêu chợ,( kế bên hai chiếc ghe bán đồ gốm), bằng gổ, một mặt day vô bờ một mặt day ra sông cũng rất sạch sẽ vì sông nước lớn ròng mang đi tất cả chất thải ... vì bằng gổ nên chỉ chịu đựng một thời gian trước nắng gió, nên nhà nước mới cất một cầu tiêu hầm sau cây xăng của Anh Thượng cháu của Chú Dương An ( chủ phòng ngủ Bích Vân ) trên miếng đất của chú Ba vá vỏ xe hơi ngày xưa , trước phòng ngủ Bạch Đằng , Miếng đất mà ngày chú mầy còn tắm mưa ở truồng, mỗi lần có đoàn Mô Tô bay về biểu diễn đều cất rạp tại đó, có người đẹp Bạch Yến mà sau nầy là ca sĩ nổi tiếng với bản Đêm Đông. Chỗ nầy tao cũng nói thêm cho chú mày biết, Ông Thầu Tư Bảy có người Quản Lý là Chú hai Lãnh, chú hai nầy có người con rể là Đội Nhung, Thuở nhỏ tao có thấy mặt thầy đội nầy mấy lần.. mặt trông cô hồn lắm, tao còn nhớ thầy đội đi giày đinh kêu cộp cộp,mắt thầy đội có gân máu đỏ, mày biết thầy đội sau nầy là ai không? Chú mầy chắc không biết đâu, năm 1963 thầy đội nầy là Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của hàng tướng Dương văn Minh, cũng chính là sát thủ giết anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chú mầy muốn biết đội Nhung hung hăn cở nào thì hỏi cô giáo Tươi học một đợt với chú mầy nhà sát bên nhà ông Tư Bảy. Để giữ vệ sinh nên nhà nước mở cuộc đấu thầu thâu tiền vô cửa làm quỷ vệ sinh và cậu Bảy Nở nầy trúng thầu ... Nếu chú mầy có chọt bụng bất tử lúc trước thì chắc biết mặt người em trai út của anh Huệ .   Anh Huệ với tao hồi còn nhỏ vẫn rất thân tình, buổi trưa anh thường dẫn bò đi ăn trên bờ đê trước nhà tao, cửa ngỏ nhà ông Hương Thân Bính có mái lợp. nền lát gạch tiểu, diện tích khoảng 10 m2 , đây là nơi tụ tập của một vài hạng người quen thuộc, đông nhất vẫn là lủ học trò tụ về đây đánh đáo đá cầu, đá dế, chú Ba lục lộ phụ trách con đường Tổng Đốc Phương vẫn thường vào đây ngồi nghỉ mát, chú thường đội một cái nón lá trên đỉnh nón có một cái gù bằng sắt, chú Ba người trông lực lưởng, nói năng chửng chạc, công việc của chú làm là khai thông các con mương trên bờ đê, cũng nhu dẫy cỏ mọc lan từ đê ra đường, tôi vẵn thường ngồi nghe chú nói chuyện, biết tôi là con út của ông giáo nên chú rất có thiện cảm, dần dần tôi biết chú là thầy dạy bùa Lổ Ban cho anh Kỳ con cô bé Tư và Anh Tâm con chú Ba Nam  , Anh Huệ thấp người nhưng rất khỏe mạnh, da đen bóng vì dang nắng, anh cũng rất thích tôi, anh lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, tôi thường đá cầu với anh, đánh cờ tướng ( lúc đó tôi mới học lớp ba ) thỉnh thoảng anh ưu ái đở tôi ngồi lên lưng bò

, anh chỉ tôi cắt cỏ ( lúc ở trại Hà Tây, trong đội rau, mặc dù tôi rất lười lao động và sức yếu nhưng cắt rau muống thu nhập rất xuất sắc mặt rau cắt xong khỏi phải tề lại, lúc ở đội chăn nuôi, tôi cắt cỏ cho cá ăn cũng rất nhanh, có lẽ cũng nhờ sư phụ Huệ chỉ lúc nhỏ ) ... Thời gian lặng lẻ trôi ... những ngày bắt đầu vào Trung học tôi lại thích ở nhà đọc sách hơn là đi chơi long bong ngoài đường , từ đó tôi vẫn thường gặp anh Huệ vì chung một xóm ... năm 1970 tôi tăng phái cho chi khu Bình Chánh, một chiều tôi nhận được lệnh phóng thanh đêm kêu gọi chiêu hồi tại cầu Ông Thìn, Toán Dân Sự Vụ của tôi đến cầu trời vừa chạng vạng, Tôi vào đồn Nguyễn Chi Mai liên lạc để biết thêm chi tiết, bất ngờ tôi gặp anh Huệ đang phục vụ tại đây, tình đồng hương nơi đất lạ gặp nhau rất mừng, đêm đó tôi với anh ngồi uống càphê trong  quán bên đường chuyện trò cho tới giờ tôi phải phát thanh , đêm đó tôi và nhân viên ngủ trên xe đậu dưới chân cầu. Sáng sớm tôi thấy trung đội chuẩn bị đi hành quân, từng tiểu đội lần lượt ra khỏi đồn, anh Huệ là Trung sĩ truyền tin, anh mang 1 máy C25 , đi ngang xe có vẫy tay chào tôi ... đó là hình ảnh anh Huệ trong lần gặp sau cùng ...

            -Vậy là chú mầy hình dung được anh Huệ chưa ? Anh Huệ bị giặc xử bắn ngay trong ngày lễ Vu Lan .

Tao đã nói, Ở Gò Công chú mầy đâu có biết ai đâu, thôi để tao nói tiếp về chị Lan .

            Xóm Lộ Me, Từ cái tên gọi, mầy cũng hình dung được xóm nầy nguyên thủy hai bên đường trồng toàn Me, bây giờ thì tìm một cây đỏ con mắt cũng không ra, Khi đào ao Trường Đua lấy nước cho dân xài , với một khối lượng đất khổng lồ đó ...ăn làm sao cho hết, đầu tiên phóng một con đường thẳng góc với bờ ao chạy thẳng về hướng nhà thờ dùng làm con đường để tải đất ... đem đấp nền dinh tỉnh trưởng. năm tao biết ...bắn kè,  xóm lộ Me nầy lơ thơ có mấy cái nhà, từ ao Trường Đua đi ra hướng nhà thờ chỉ có nhà dân phía bên phải lộ, bên trái là ruộng của Ông Chủ Chí ,thuở nhỏ tao thường đi hớt tóc tiệm của ..." Chú Ba Mặt Đỏ "ngay góc ngả ba ao trường Đua, Chú tên gì tao không biết nhưng mặt chú có vết màu đỏ gần hết mặt, thuở đó nếu không đi chợ thì trong xóm chỉ có hai ngườI thợ hớt tóc, chú Ba mặt đỏ là một còn một chú Ba nữa là chú Ba Tân Lợi ( Tân Lợi là tên của chòi hớt tóc, không gọi là tiệm được vì quá nhỏ, lợp lá vách lá chỉ có một ghế hớt tóc và vài cái ghế đẩu để khách ngồi chờ, hai chữ Tân Lợi được viết trên tờ giấy học trò dán trên tấm kiếng ) Chòi của chú Ba nằm cạnh Tịnh xá ni, lúc Tịnh Xá Ngọc Quang chưa cất khang trang trên đường về Bình Ân như bây giờ thì tịnh xá trú tạm trong nhà trên của vợ chồng bà bán xôi cạnh nhà của "bà bóng" chuyên lên đồng xem tình duyên gia đạo, bà đồng là má vợ nhỏ của Thầy giáo Năm bên đạo, (thầy giáo Năm có chiếc xe hơi riêng từ thập niên 50)Nhà chú Ba mặt đỏ cạnh nhà thầy Giáo Thạnh, Thầy Thạnh là ba của Thầy Giáo Lợi, lúc tao học đệ tam ông thầy Lợi làm giám thị lớp tao, Ông Thầy Thạnh lúc hưu trí ở nhà làm hòn non bộ rất nỗi tiếng ở Gò Công, bên kia đường ngay gốc lộ là một nhà ngói tường gạch nền đúc của Ông Một Quờn ( Ông là quan một thời Tây về hưu )bên trái con đường nầy chỉ có vài cái nhà, có một ngôi nhà lá nền đất cất trên một miếng đất mới đấp, nhà nhỏ. Sân trước trồng hoa ... đó là nhà của thầy giáo Tốt, Ông gìa tao tức là cậu Ba mầy thường nói, Mon sừ nầy thuở đi học tên là Cức được thầy giáo đổi lại là Tốt. Khỏi nhà ông thầy Lợi có một ngôi nhà hơi thụt sâu vào trong đó là nhà của ông già cụt một bàn tay . Tao phải kể chi li cho mầy dễ hiểu, thời thập niên 50, giấy số ít có ai bán , nhà nước giao cho mấy thầy pô lít dùng để phạt mấy xe đò chỡ quá tãi ...Sau nầy tăng lô trúng mới có người mua bán nhiều. Ở Chợ Gò Công lúc đó chỉ có 2, 3 người bán vé số tập trung sau thum bán báo Huê Mỹ, một kios đầu ngả ba bến xe ngựa, trước tiệm Billard của anh Tài Ngứng, kế bên là tiệm chụp hình của ba thằng Sáng học chung với mầy, có thằng anh học trước tao một lớp là Anh Mai lùn, ba người bán vé số ngồi trên 3 ghế trước tiệm bán chim hoàng yến và lồng chim, thuở nhỏ tao ham chim lắm, mầy đừng có cười, nên tao thường đến đây để xem  .. chim , bởi vậy tao rành hết mấy vị trí ở khu nầy.

            Trở lại xóm Lộ Me, đầu thập niên 50, xóm Lộ Me có 2 đám tang sĩ quan làm mủi lòng dân trong xóm, người thứ nhất là con trai của thầy Giáo Tốt ( con người vợ lớn )  Thiếu úy Đức, tao còn nhớ thầy Tốt lập bàn thờ con ngay giữa nhà trên bàn thờ ảnh một vị sinh viên sĩ quan mặc lể phục trường võ khoa Thủ Đức, đám tang thứ hai là của Đại Úy Nguyễn Văn Tấn con trai của Ông già cụt tay bán vé số, Ông Tấn tử trận tại vùng 7 núi trong binh chủng Thiết giáp để lại một đàn con dại, Ông già cụt tay cưu mang đàn cháu nội nuôi ăn học cho đến lớn, thằng con trai lớn của Đại Úy Tấn học một lượt với chú mầy, sau khi đậu tú tài tình nguyện đi khóa 25 Thủ Đức, lúc ra trường về làm sĩ quan an ninh tỉnh đoàn XDNT Gò Công đó là Thiếu Úy Nguyễn Kim Hồng, về sau vì lậm ma men gây nên lỗi lầm phải ra tác chiến ... Nguyên Đại Úy Triệu là Tỉnh Đoàn Trưởng, đi công tác trên SaiGon , Hồng được cử XLTV Tỉnh Đoàn Trưởng, sáng sớm ra ăn sáng ở quán Lạc Cảnh của Đ/Úy Triêm gặp một người bạn , phục vụ tại tiểu đoàn 50 CTCT về phép từ SaiGon , tay bắt mặt mừng, mới sáng sớm, bốn người làm hết 2 thùng bia ( black label) xong rồi rũ nhau lên Hòa Đồng nhậu tiếp, di chuyển bằng chiếc xe jeep của Tỉnh đoàn, Hồng dành cầm tay lái, lúc bấy giờ đường Gò Công Mỹ Tho đang được công binh Mỹ làm lại đường, cát bụi mịt trời mà lại lậm ma men nên Hồng đã đụng phải một bà già băng ngang lộ chết tại chỗ ( lúc khám nghiệm tử thi thì bà già nầy cũng có mùi rượu ), vì vậy bị kỷ luật phải ra tác chiến, bị trọng thương giải ngủ năm 74, Ông Tấn có người Anh tên Nguyễn văn Thinh trước có theo kháng chiến chống Pháp nhà ở Gò Tre, sau hiệp định Geneve ông về Gò Tre làm ruộng... và Ông Thinh là thân phụ Cô Lan trong vụ án tử hình Lan Huệ ở Gò Công .

                        Chú mày thấy tao phải kể vòng vo về xóm Lộ Me để chú mày dễ nhận diện, mà tao chắc chú mày nghe qua rồi ... cho qua luôn chớ đâu có nhớ gì phải không. Cô Lan nầy là nữ quân nhân phục vụ tại tiểu khu Gò công, hỏi mấy tay phục vụ tại Gò Công chắc biết ( có lẽ cô làm dưới quyền của Trung Úy Anh trưởng phòng Xã Hội ).Chồng cô cũng là quân nhân phục vụ tại Trung Tâm yễm trợ tiếp vận

             Anh chị Lan Huệ, trong phong trào Phục Quốc Gò Công, công an chẳng bắt được quả tang chỉ xét nhà bắt gặp mấy ram giấy trắng, vậy mà kết án tử ... Tội nghiệp chắc là hai anh chị phải bị tra tấn dã man lắm ... đòn công an của Việt Cộng thì khỏi phải chê, chị Lan lúc đó đang hoài thai trên 3 tháng, để lại 2 đứa con một trai một gái mới hai ba tuổi, mấy đứa nhỏ sống cháo rau với bà ngoại cho tới lớn ( hiện ngụ tại sân bay Gò Công ), tòa án nhân dân được thiết lập ở sân vận động Gò Công, xe phóng thanh bắt buộc mỗi người dân đều phải đến sân xem xử án ... Anh Chị đã rất bình tỉnh khi nhận bản án tử hình, miệng cười tay vung cao đã đảo Cộng Sản, Việt Nam Cộng Hòa muôn năm, giặc phải nhét chanh vào miệng và bịt lại bằng khăn, đội hành quyết được hộ tống bằng hai tiểi đội trang bị tiểu liên Tiệp Khắc( Loại súng tiểu liên nòng ngắn gần giống như súng "tam xông " của quốc gia) , Còng tay anh chi trói thúc ké giải lên xe GMC chỡ đến đầu cổng ấp chiến lược đường đi Mỹ Tho, súng  bắn từ ót mỗi anh chị mỗi người một viên ...( bắn mà cũng hà tiện ) Giặc cũng còn nhân đạo, cho thân nhân lãnh xác về chôn ... Thãm thương thay, đám tang có tiếng khóc mà không có tiếng than kể ...bởi vì người dân đã quá sợ luật rừng của cái gọi là ... cách mạng . Tao nói để chú mày nhớ giùm tao, trưởng công an lúc bấy giờ là tên Hai Trừ gốc người Cù lao, có 4 thằng con trai tên là Cộng, Sản, Vinh ,Quang( có mấy đứa sau nầy vượt biên) chủ tịch huyện là Tám Niên gốc người xóm Giêng ( Vĩnh Lợi )Tám Niên có thằng em ruột chung trại mình, mặt mày lúc nào cũng kên kên là thằng Thiếu Úy cảnh sát Chu.Tao cũng không hiểu Cảnh Sát Gò Công sưu tra lý lịch như thế nào mà chấp nhận cho nó vào học ở Học Viện ( Việc nầy hỏi lại trưởng F Gò Công xem sao )

            Ê chú mày, tao có điều tâm nguyện, ngày nào xé được cờ sao đỏ, tao sẽ rũ một số bạn đồng chí lập ra ở nơi xử bắn một cái miếu nhỏ để nhang khói ghi nhớ anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân. Ngôi miếu có thể được đặt tên là trung liệt miếu, ngôi miếu bên đường cũng để nhắc nhở một thời đau thương của dân tỉnh nhà, và cũng để cho bọn chó săn, trở cờ mỗi lần đi qua thấy xấu hổ cho việc mình đã làm trong thời gian sống trong lao tù Cộng Sản. . .

Đêm mùng một Tết, trời tối đen như mực, thoáng có tiếng pháo từ trong xóm vọng về, xung quanh trại đèn được chiếu sáng .,, mắt lúc còn trẻ nhìn rõ được những trái mìn Claymore còn trong bọc nylon mà bề lõm day ra hướng ruộng bề lồi day vào trại ( bề lồi là hướng đạn nổ )mà hôm trước Tết trại cho gắn cách rào vài mét với lời giải thích :vì các anh gây nhiều tội với nhân dân nên trại sợ nhân dân trả thù các anh nên phải gắn mìn phòng thủ, tụi khỉ trong rừng mới ra xem thường kiến thức của sĩ quan Cộng Hòa, khỉ muốn nói gì thì nói ... từ khi có mìn gắn, anh em trong trại mặt buồn thấy rõ, vì anh em đã lờ mờ hiểu được mình là ai ...

            Thằng Trên nấu tiếp một lon trà mới,Nó vừa bập thuốc vừa nói: Buồn quá anh Bảy ... đêm nay mà ngủ nghê gì được, thức nói dóc với tui chơi. Giờ nầy ở nhà chắc mọi người  còn thức, Ông Bà không biết có dám về nhà trong đêm giao thừa không? ... Tôi rít một hơi thuốc dài nhả khói ra thành những vòng tròn ... tự dưng thấy nhớ đêm giao thừa năm rồi ... KonTum đêm giao thừa, trời thật lạnh và khung cảnh rất im lặng, cái im lặng thật đáng sợ của những phút giây chờ  đợi địch tấn công , tôi trả lời thằng Trên

            - ờ thức thì thức ... đêm nay mà ngủ nghê gì được , phải chi có được lít rượu cho ấm lòng ...tù

 

                             THỦY  LAN  VY

                        (Viết tại Kỳ Đà Động Mạnh Xuân 02 . Houston )



Chỉnh sửa lại bởi thylanthao - 30/Sep/2007 lúc 3:50pm
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 30/Sep/2007 lúc 3:55pm
tlt


Chỉnh sửa lại bởi thylanthao - 02/Oct/2007 lúc 5:45pm
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2007 lúc 8:51am
 
 
   Cảm ơn Thy Lan Thảo, trong chuyên có 3 chỗ''lan can" tới tôi:
 
       1- Lúc từ Bình Xuân tản cư vào Gò Công, tôi và mấy anh mướn nhà của Bà Tư Hường, khung cảnh Lộ Me với tôi rất thân thiết, gia đình anh Phước và chú Nở cũng thân. Lúc đó tôi đang học Đệ Lục. Cảm ơn những chiếc ao bèo chung quanh nơi tôi ở lúc đó.
 
        2- Tôi và Gia đình Thầy Tư Ngô, cũng có phần thân thiết,
em trai của Bà Tư là Ông Quảng Chín, ở cầu Huyện, có con trai là Anh Hai Răng Trưởng Ty Chiêu Hồi Gò Công một thời gian. Có cô con gái út là em dâu của Thầy Lê Quang Hậu, Lê Quang Lộc và cô Dung còn ở tại Gò Công. Dương thị Hường, con út của Thầy Tư Ngô còn để lại trong lòng tôi 2 câu thơ sau:
            Mai sau giở đến trang nầy
       Nhìn dòng chữ lạ hao gầy mến thương
         
         Nhưng tôi không còn được "mến thương" nữa khi lập gia đình, dù sau nầy chúng tôi có gặp nhau ở Văn Khoa và ở Đoàn thị Điểm.
         Cảm ơn một kỷ niệm buồn.
 
         3- Thum bán báo Huê Mỹ trước do ông Đống văn Khánh làm chủ, sau, anh Sáu Khánh(bà con cô cậu với tôi và chú bác với cô Đống thị Hường, giáo sư trường Trung Học Gò Công) nhường lại cho anh em tôi tiếp tục kinh doanh, không lấy tiền gì cả, anh thương chúng tôi mới tản cư, còn phải lo học hành nên giúp cho phương tiện sinh sống. Ông Ba Cụt bán vé số, tôi vẫn còn nhớ, hồi đó, tôi ôm báo đi bán dạo trong chợ, ngày thứ tư phải biết báo nào có đăng kết quả xổ số, nhiều người không nghe được radio chiều thứ ba, họ phải mua báo thứ tư để dò số. Có người gởi tôi số trúng 100 đồng, nhờ bán giùm, đem tiền lại cho họ. Tôi đưa cho ông Ba Cụt, ông mua lại 95 đồng, lời 5 đồng, ông cho tôi 2 đồng. Lúc đó, tờ báo bán giá 2 đồng, tôi lời 2 cắc. Sau đó, ông Ba giao cho tôi giấy số để bán chung với báo, về ông tính toán và cho tiền lời, đó cũng là cách kiếm thêm tiền thuở anh em chúng tôi tự lực cánh sinh để đi học. Cảm ơn tình.


Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 02/Oct/2007 lúc 7:15am
kb
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 01/Oct/2007 lúc 6:11pm
sao lại phải tản cư về vùng Mỹ Ngụy,VC tử tế lắm mà!!!!Không bao giờ tơ hào cây kim sợi chỉ :] ( lấy kim chỉ bán ai thèm mua!!!!)
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
trankimbau
Moderator Group
Moderator Group


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 424
Quote trankimbau Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2007 lúc 7:49am
 
 
     Đúng rồi, tử tế thấy thương. Người ta thường có những câu nói rất khéo.Chẳng han:"không nhường tấc đất cho cs", nhưng lại nhường hơn 25 triệu sinh linh, đồng bào ruột thịt để cs mặc tình dày xéo.
     Hồi 30-4-75, khi bộ đội miền bắc chiếm Dinh Độc Lập, có rất nhiều người "cà chớn" đến làm quen, lại muốn lập công với "cách mạng", bèn mua nước đá đậu đỏ đem đến cho mấy "anh em cách mạng" uống đỡ khát.Nhưng bị "anh em" chối từ, lý do "chúng tôi có "nịnh" không được "nấy" gì của nhân dân cả". Đám "cà chớn" vỗ tay hoan hô quá cở, trong đó có nhà văn Sơn Nam. Lúc đó, thiệt, tôi thấy thương đồng bào mình, thương đất nước mình, thương nhà văn Sơn Nam, thương các cán binh cs,suốt đời bị gạt. Cuối cùng thương thân phận mình(triết nhá). Nếu cái "nịnh" không "nấy" đó là thật và còn tiếp tục đến bây giờ, chắc dân mình đỡ hơn nhiều. Ngặt nổi, đó là mỵ dân, đó mới chính là ngụy đảng và cũng là lý do tại sao ngày xưa tôi tản cư, ngày nay tôi vượt biên.Cũng có lúc, tôi từng ước ao, sau khi cuộc chiến đã kết thúc, quê hương thôi ngăn chia đôi bờ, người thắng đừng coi kẻ thua là giặc thù mà tất cả cùng nhau tắm gội trong tình nghĩa anh em, cùng một bào thai của người MẸ ÂU CƠ, chia nhau chén cơm manh áo, kể nhau nghe những chuyện vui buồn. Ôi, quê hương ta tuyệt vời. Nhưng đó vẫn mãi là ước mơ. Tuy nhiên, tôi vẫn kiên trì chờ đợi một câu XIN LỖI của ngưòi biết họ sai lầm chủ nghĩa, của NGƯÒI BIẾT NÓI XIN LỖI, không phải với tôi mà với toàn thể DÂN TỘC VIỆT NAM.
kb
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2008 lúc 9:08pm

MỘT  KHOẢNG  ĐƯỜNG  TỈNH  LỘ

                                                -*-

                        -Thương nhớ gửi anh em 201, Kính nhớ anh linh Đại Úy Klang bị sát hại tại Đập Đồng Cam


            Tin Thiếu tá Hải tử thương đã làm cho anh em quân nhân và dân chúng trên con đường cặp theo đập Đồng Cam bàng hoàng thương tiếc. Ông là người chỉ huy sở 2 mở đường máu trên con lộ 7B nầy.Tôi nhận được tin nầy vào khoảng xế trưa, chiếc xe jeep của ông bị bắn hất tung lên. Anh em lôi hổ vùng hai vẫn kiên cường phá chốt tiến lên từng thước đất…Tiếng súng đã diu dần. xe nhút nhít tuy chậm mà có tiến về hướng quận Hiếu Xương…

            Chiếc Dodge của tôi với nhiều vết đạn loang lở, kiếng chắn gió bể to hơn bàn tay, đó là kết quả của mấy lần Việt Cộng pháo kích vào quân đoàn, đơn vị tôi đóng cạnh Truyển tin đã bị ăn khá nhiều đạn, cũng may là không bị thiệt hại về quân số, bây giờ trên xe chỉ còn có 4 tay súng còn lại là đàn bà con nít trên chục người. Hạ sĩ Giác vẫn bình tỉnh lái xe, tôi ngồi ghế trưởng xa ,giữa tôi và tài xế là ba mẹ con, vợ của một sĩ quan thiết giáp lạc chồng xin quá giang.phía sau chen chút nhau ngồi, chiếc rờ mọot đầy ấp vật dụng, từ bếp dầu, gạo, thức ăn,ba lô quần áo, mùng mền, ghế xếp…

            Trên mỗi gương mặt bơ phờ vì mất ngủ thiếu ăn, đoàn quân vẫn vững tay súng lầm lũi theo đoàn xe chậm bước… Như vậy là các chốt đã bị Lôi hổ bứng gốc…Vận tốc bắt đầu tăng dù vẫn còn di chuyển rất chậm… Hình như trong tâm mỗi người lính, mỗi người dân đều đang nguyện cầu xin ơn trên hộ trì cho buổi về được tới nơi tới chốn… Liên tiếp bao nhiêu ngày thần kinh quá căng thẳng với cái chết cạnh kề… Giờ phút nào cũng trông thấy cái chết, vì đoàn quân quá dài, di chuyện thật chậm, Cộng quân từ trên núi bên trái cứ nhắm đoàn quân mà bắn, viên đạn nào không phá xe thì cũng lấy đi một sinh mạng, may mắn không chết thì cũng gây một vết thương.Những công sự chiến đấu mà trước đây mấy năm quân đội đồng minh Đại Hàn xây phòng thủ dọc theo núi bây giờ là là trú điểm của tử thần réo gọi hồn quân dân đang di chuyển trên lộ 7B nầy. Bên trái con đường, đập Đồng Cam đầy xác chết, những xác chết từ mấy ngày qua nổi bập bềnh trên mặt nước, căng phù da đen sạm, nhiều sợi dây chuyển vàng hay dây thẻ bài căng khuyết vào cổ…Hình ảnh ghê rợn đó luôn luôn có trước mắt, Cứng lòng cở nào cũng phải xót xa.. Người chết tạm coi như yên thân, người sống rồi sẽ ra sao?. Nạn tai còn bao nhiều lần gian khổ nữa,…Buổi chiều khi chiếc xe tôi vừa qua khỏi cầu phao thì một chiếc GMC không biết vô tình hay cố ý trật bánh giữa lòng cầu ngay chỗ tiếp giáp với mặt nước… vậy là đoàn xe trên mấy trăm chiếc phải nằm tại chỗ mà Cộng quân thì đang truy kích gần kề… Số người bỏ xe băng sông ngày càng nhiều, tạo cảnh lê thê lếch thếch trên đường di tản…Tôi còn may mắn hơn rất nhiều người, còn di chuyển bằng xe, hầu hết các xe jeep đều bị bể kết nước, bị hất ngã bên vệ đường, số xe bất khả dụng càng lúc càng tăng dần, số người lếch thếch lội bộ ngày càng đông, không hiếm đàn bà con trẻ, một vài hình ảnh tôi vẫn còn nhớ rất rõ, một ông chú khoảng ngoài 40 tuổi tay dắt một con ngựa đi dưới ruộng cặp theo lộ, cứ mỗi lần chạm súng là chú cố gắng đè con ngựa nằm xuống, một người trung niên khác tay cầm khung sườn xe đạp cũng lầm lũi từng bước trên đường ruộng, tôi hiều, tài sản của người đã mất hết, chiếc xe đạp cũng không còn bánh.. có lẽ quá rối loạn nên người vẫn đi trong vô thức mà có lẽ người chẳng biết mình đi đâu, tay đang cầm cái gì…Sinh mạng con người trên đoạn đường nầy rẻ hơn bèo… Tôi gặp một chiếc xe jeep dân sự sơn màu trắng bạc mang số xe ẩn tế, có lẽ là của một ty sở nào đó xe nằm bên vệ đường, trên xe có 4 xác chết, với một thiếu phụ ngoài tuổi 40 còn sống ngồi bất động trên xe… Xa xót trong lòng nhưng chằng ai làm gì được trước số phần quá cay nghiệt đã dành cho quân dân quân đoàn 2…Người đàn bà nầy rồi sẽ ra sao?!

            Đoàn xe rồi cũng tiến dần qua khỏi vách núi.. Đã thấy xa xa có nhà dân, tôi nghe tiếng súng lại nổ dòn dã từ toán đi đầu, và từ phía trong xóm nhà dân lá cờ vàng, lá cờ thân yêu với ba sọc đỏ được một người lính cầm cán phất vội vàng, tiếng súng im ngay, thì ra lính địa phương quân của quận Hiếu Xương đã bắt tay được toán mở đường… Mọi gương mặt rạng rỡ hẳn lên, sinh khí trở lại trên từng gương mặt quân dân, trời chiều bảng lảng, nắng nhạt dần  mọi người cảm thấy dễ chịu rồi những nhà dân bắt đầu xuất hiện, dân chúng, đàn ông, đàn bà, trẻ em đứng dọc theo hai bên đường, người mang nước, người mang cơm, bánh… đoàn xe vẫn chầm chậm tiến, tôi ngồi trên đầu xe với trung sĩ Mỹ, tay với nhận chén cơm từ tay một cô gái bên đường, cơm trắng với tàu hủ kho… Tôi nhìn chén cơm, lòng không khỏi xúc động… Thì ra hôm nay là ngày rằm… Tình quân dân lần đầu tiên trong đời lính tôi thấy thật thấm thiết… Anh lính Cộng Hòa ơi! Mừng cho anh về từ cõi chết… Tôi nhìn cô gái với nụ cười thật duyên dáng…. Chén cơm trắng tôi ăn thật ngon miệng.. vào tới quốc lộ xe rẽ trái hướng về Tuy Hòa… xe qua cầu Đà Rằng,nước sông ròng sát đáy, chiếc cầu nầy do Công binh Việt nam Cộng Hòa xây dựng, cầu dài và rất đẹp, trời đã sẫm tối, thành phố Tuy Hòa đầy vẽ nhộn nhịp vì lính quá nhiều, xe nhà binh xuôi ngược khắp các nẻo đường, lính tráng thì áo quần vương đầy cát bụi, mặt mũi bơ phờ , mắt quầng thâm mất ngủ. Tôi cho xe ngừng tại một ngã tư nơi có dãy phố có lẽ là trục lộ chính của tỉnh lộ , đậu xe sát lề đường chọn một khoảng hành lang của dãy phố lầu làm điểm nghỉ qua đêm…Không tìm được nước rửa mặt… lại gạo sấy thịt ba lát….cố ăn vội vàng để rồi còn phải ngủ lấy sức tiếp tục con đường còn xa dịu vợi mà hơn mười ngày nay có ngày nào ngủ được hơn 2 giờ đâu.Gia đình binh sĩ và mấy chú lính trải poncho quây quần nằm nghỉ, Ngoài đường đã hơn 10 giờ đêm mà vẫn còn ồn ào xe qua lại…khung cảnh ban đêm không có được vẽ mát dịu yên lành , đêm nặng nề, đêm chờ đợi…, tôi thức giấc mấy lần trong đêm, dù thân xác quá mệt mỏi mà vẫn không tìm được một giấc ngủ an lành…, châm thuốc hút đi vòng xem anh chị em ngủ, trên nhiều hành lang khác, nhiều toán người cũng đang ngủ như toán của tôi, cũng có nhiều anh em thức hút thuốc ngồi nhìn ra đường..,.Ngày mai chưa biết rồi sẽ ra sao??

            Buổi mai trời lành lạnh dù là đang trong những ngày cuối tháng ba… Trời có nhiều sương mù, nước còn ván đọng trên thành xe… Mọi người nhậm lẹ ngồi dậy thu xếp lại hành trang, tìm chút nước rửa mắt qua quít, tôi đi dọc theo lộ tìm mua được mấy ổ bánh mì nguội, mềm xèo, chia cho anh em ăn sáng, vợ con người sĩ quan thiết giáp nhắn lại lời cám ơn và từ giã tôi, tôi hiều tại sao chị lại dắt con ra đi sớm, chị bỏ đi dù biết rất khó tìm phương tiện về Nam, phải chăng vì những ánh mắt không mấy thiện cảm của các chị ngồi phía sau thấy tôi ưu đãi cho mẹ con chị ngồi chung cabin với tôi… Thấy người họan nan thì thương, trong hoàn cảnh nầy giúp ai được việc gì thì tôi cố gắng làm khi thấy việc làm đó không có gì hại tới mình, tới anh em là được rồi…

            Xe lên đường khi mặt trời chưa lên, theo hướng quốc lộ xuôi về Nam…Giác tài xế vẫn vững vàng tay lái trên quốc lộ… Rồi cũng tới thành phố Nha Trang an toàn, tất cả những quân nhân đều bị gom vào trại tiếp cư , riêng toán của tôi có mang phù hiệu hình tam giác với số 20 nằm trong tâm vòng lục đại chiến nên được thong thả vào thành phố, xe giảm dần tốc độ, trên đường phố tôi thấy xe quân đội xuôi ngược, dù chưa mất trật tự nhưng khung cảnh vẫn nhìn thấy được có lắm nỗi bất an. Xe ngang qua Pháp Đình. Tòa án hình như mới xây trông uy nghi lắm… Chữ Pháp Đình nét to chữ vàng ónh ánh… Tôi thấy có một xe quân đội cũng chạy chậm chậm ngang qua, quân nhân trên xe không biết nghĩ gì, đã bắn lên trời một băng M16, âm thanh dòn dã ngay trước…Pháp Đình., đơn vị của tiều đoàn nằm trên đường ra Hải Học Viện, sau phi trường., đại đội 204CTCT, Anh Uông Đại Lực, khóa Nguyễn Trãi 1 hiện là đại đội phó đơn vị nầy, anh là niên trưởng trước tôi 3 lớp tại trường Trung Học Gò Công.Ngay buổi trưa hôm đó, Nguyễn Thế Phương( Chinh Tri Kinh Doanh ĐL, Khóa 9/68), dẫn tôi tới một khách sạn mà anh quen. Tại đây tôi được tắm với vòi hoa sen, với xà bông Dove, thôi thì chà vuột xà bông đôi lần mới trôi hết bụi đường xa, Thay quần áo trận  sạch sẽ , tôi cảm thấy người nhẹ nhàng, Phương đã ngồi sẵn trên bàn ăn, chỉ có hai anh em, Tô canh chua cá biền, dĩa thịt gà kho sả ớt mặn, dĩa rau sống, cơm trắng còn bốc khói… Tôi ăn với cảm giác ngon miệng vô cùng, bây giờ tôi đã quên tên khách sạn, nhưng vẫn còn giữ được liên lạc với Anh Phương.Về đây sắp xếp chỗ ăn nghỉ xong,Tiểu đòan bị thiệt hại nhân mạng không đáng kể, Anh Đại úy Klang bị bắt và bị giết tại bờ sông ba gần đập Đồng Cam, hai ngày sau đại đội nhận lệnh phân toán công tác tại các trại tiếp cư thuộc thành phố Nha Trang.Tiểu đoàn trưởng bỏ anh em chạy từ Pleku vẫn còn giữ chức cũ.Thân mình cũng chạy tóe khói mà bây giờ lại đi ủy lạo những bạn đồng hành… Toán tôi phối họp với các toán cứu trợ thuộc các tôn giáo, từ Sài Gòn ra cũng có, từ địa phương cũng có, ngoài những nhu yếu phẩm cần thiết như gạo, dầu ăn, chiếu mền… Còn có bông cải tươi, không biết từ đâu chỡ về.. Buổi cơm trưa, thằng Mỹ luộc bông cải chấm nước tương dầm ớt ăn cũng thật là ngon…, Công tác khoảng chưa tới tuần lễ, buổi trưa về ăn cơm, mấy chú lính bàn tán… Tiểu Đoàn trưởng dông nữa rồi…Lòng tôi thấy buồn lắm. cấp chỉ huy mà tệ vậy sao? Bảng quân đoàn 2, buổi trưa tôi còn thấy treo vững vàng lắm mà!!… Tôi âm thầm ra lệnh cho anh em trong toán chuẩn bị hành trang du lu… Xếp dọt, mình dọt, ngu gì ở lại, sau kinh nghiện lần ra đi tại Pleiku… nắng còn le lói buổi chiếu, tự tay tôi cầm lái, vì hạ sĩ Giác không chịu đi mà muốn về lại KonTum…theo sự chỉ đường của Trung Sĩ Mỹ, thằng em lúc nào cũng cạnh kề bên tôi, tôi theo dòng xe cũng nối đuôi nhau, tuy chưa mất trật tự lắm… hướng Ba Ngòi chầm chậm tiến., xe bị ùn tắc trước cầu Ba Ngòi, xe tôi cách cầu khoảng trăm thước, Anh chị em xúm xít bên lề đường cho buổi ăn tối, trời tối hẵn, đèn nhá nhem với số lượng người cũng như xe cộ đông đảo, hơn 9 giờ đêm, trong lúc một người đang chuẩn bị ngủ thỉ một tiếng nổ vang trời từ cầu, xe rục rịch di chuyển ngược trở lại, tôi trở đầu xe, chạy chầm chậm theo đoàn xe, tôi thấy tay lái khó điều khiền, xe có khuynh hướng lấn lề, một chị ngồi phía sau nói lớn:

-Coi chừng Trung úy ngủ gục!

Tôi biết tôi rất tỉnh, nên ngừng xe lại, Thằng Mỹ cũng lẹ làng nhảy xuống xe theo tôi… Thì ra bánh xe sau bị xẹp.May là trong xe có bánh sơ cua, có dụng cụ tháo mở ốc xe.. vậy mà mấy thầy trò lui cui cả giờ mới thay được bánh, trong lúc đoàn xe đã khuất dạng phía xa, trời tối thui, yên lặng bao trùm thật đáng ngại, rồi tôi cũng lái bắt kịp đoàn xe,,,Đêm đó có ngủ nghê gì đâu, thấy yên lặng nhiều xe chạy trở lại hướng cầu, năm xe rồi mười xe, rồi cả đoàn xe quay lại… Thì ra cầu bị sập, tôi cũng không biết chính xác lý do, có tin là A 37 thả bom phá sập cầu chặn đường về Nam,

            Trời sáng dần, tôi mon men đi đến chân cầu …tiếng động cơ xe nổ máy vẫn ầm ỉ, tiếng người nói chuyện vẫn ồn ào dù trời chưa sáng hẳn, tôi không biết tên con sông là tên gì? Bề ngang cũng hẹp tựa như con kinh trước nhà tôi ở Gò Công, nước ròng cạn sát đáy, không phải nước ròng mà tại mùa nắng nên sông không có nước, Giữa dòng là một khe nước nhỏ, nước trong vắt chảy lững lờ, đáy sông là cát khô cứng với khá nhiều đá cụi, viên to bằng trái banh, nhỏ cũng bằng nắm tay… rất nhiều xe đã qua được sông cũng lắm xe chết máy nằm ụ rải rác…Tôi đứng hút thuốc quan sát, Thằng Mỹ chắc lưỡi:

-Khó ăn quá ông!Cái dốc thẳng đứng, tới mí nước lại phải ôm cua thẳng góc Phần có nước chảy cát  lại mềm…

            Tôi theo con dốc xuống lòng sông đứng quan sát thật gần chiếc GMC đang qua sông, tôi nhìn từng chiếc từng chiếc qua sông

-Cũng không khó lắm đâu,vô số mạnh chạy số hai, tới mí nước sang qua số một làm sao vô số một cho đúng lúc đừng để kẹt số thì xe không bị chết máy lún cát

            Tôi trở về xe, bắt đầu cho xe lăn bánh theo dòng,tôi ra lệnh, tất cả đều xuống xe, phụ đẩy phía sau khi xe vừa cán mí nước,tôi đề pa bằng số 2, kéo cần số mạnh, xe vừa chí mí nước tôi trả cần số về số một cộng thêm mấy lực đẩy phía sau, tiếng xe rú lên với âm thanh ngọt ngào…Xe quẹo cua theo triền sông lên mé…thế là xe tôi qua được, bắt đầu chạy khi mọi người trong xe yên vị…Đường quốc lộ khá tốt, xe lưu thông cũng thưa thớt vì trời chưa sáng hẳn.Tôi lái từ từ khoảng 30-40 mile/giờ, hai bên đường vắng vẻ, nhà cửa lưa thưa, đồng ruộng trống vắng…

            Phan Rang  trước mặt tôi, quê hương của Tổng Thống thì đời nào ổng bỏ cho Cộng Sản chiếm??!!Tôi chạy qua vài con đường trong thành phố Phan Rang rồi bắt đầu rời tình.Xe ngược chiều cũng nhiều, đường tráng nhựa nhưng cũng có nhiều ổ gà, dù đường lạ tôi vẫn giữ tốc độ tối đa của xe Dodge là 60 miles xuôi về Phan Thiết, Thằng Mỹ thỉnh thoảng mồi cho tôi điếu thuốc, trên xe yên lặng, gương mặt mọi người bớt đi niềm lo lắng… vì tai không còn nghe tiếng súng, mắt không còn thấy cảnh chết chóc.

            Xe qua khỏi cây cầu vào Phan Thiết, tôi bớt ga và dừng bên lề trái, mặt tiền phố thị hai bên khang trang, căn phố trước mặt tôi là một tiệm vàng, xe cộ vẫn rộn ràng qua lại. Tôi cho mọi người thong thả đi kiếm mua thức ăn tươi. Tôi và thằng Mỹ đứng cạnh xe nhìn ông qua bà lại. Gió Phan Thiết thổi khác Nha Trang, hình như trong gió có bụi, Trời nắng gay gắt có lẽ đã đứng bóng.

            -Mời Trung Úy vô nhà dùng cơm

Tôi hơi ngỡ ngàng trước lời mời của một bà chị khoảng ngoài 30 tuổi( tuổi tôi lúc bấy giờ đang ở hàng hai) thì đã nghe chị nói tiếp

-Đông quá, tôi thấy ai hiền hiền tôi mới dám mời vô nhà dùng cơm…

Tôi cười xả giao nhìn chị có ý hỏi:

-Tôi có thằng em nầy nữa,Chị gật đầu đồng ý.Một anh Trung úy  đứng gần tôi thấy vậy cũng xin chị ăn cơm vì mấy ngày nay chì có bánh mì khô, chị cũng đồng ý

Ngôi nhà nằm trong con hẻm, nhà một căn, phòng khách rộng rải lót gạch bông, ngồi ghế giây lát, chị bưng măm cơm với 2 phần cho tôi và Mỹ, sau đó một măm cho anh trung úy kia. Phần ăn là món canh và món mặn thit kho.Bụng đang đói, sức còn trai tráng, chị phải hai lần mang thêm cơm trắng…gặp dịp là phải ăn thật no… vì chiều nay hay ngày mai….biết sẽ ra sao? Ăn xong chị mang trà rót mời uống… Khi cám ơn từ giã chị còn cho mỗi người một gói thuốc President có đầu lọc, đây là lọai thuốc có giá đắc nhất lúc bầy giờ ( 400$)và cũng không quên gửi lời chúc thượng lộ bình an…

Thì ra, trong cảnh hỗn mang, hoa hồng vẫn nở…Hình ảnh dịu dàng của chị tôi nhớ mãi, giữ làm kỷ niệm đẹp trong cuộc đời . Tôi không biết tên chị… Với thời gian tôi không còn nhớ vị trí nhà chị, tôi cũng không có ý định trả ơn vì tôi biết tôi không có dịp nào trở lại đây lần nữa, tôi chỉ biết nhớ để lấy đó làm niềm vui mọi khi nhắc đến con đường di tản. Tấm lòng của người dân làm cho ngưới lính Cộng Hòa xúc động… Thì ra có gương mặt hiền hiền nhiếu lúc cũng đở khổ.

            Trời gay gắt nắng, tôi lái xe hướng về Bình Tuy, tiếng súng không còn nghe thấy trên đoạn đường nầy, con đường tráng nhựa tuy nhiên cũng có rất nhiều ổ gà, tới ngã ba Bình Tuy trời đã xế chiều, Bên mặt lộ có một xóm nhà, tôi cho xe tấp vô lề dưới bóng mát của nhiều cây to, đã có nhiều xe cũng dừng lại đây, người nằm kẻ ngồi …trong cảnh màn trời chiếu đất, lân la tìm hiều thì ra muốn vào tỉnh phải bỏ tất cả vũ khí lại, đó là lệnh của Tướng Nhật, tư lệnh chiến trường Bình Tuy. Tướng Nhật rút kinh nghiệm của các tỉnh mà đoàn quân di tản đã đi ngang qua, người lính cùn đường, trong tay lại có vũ khí dễ trở nên nguy hiểm…

            Lúc học ở quân trường, huấn luyện viên vũ khí cũng như sĩ quan cán bộ thường xuyên nói với khóa sinh:

            -Súng là vợ, đạn là con, các anh phải bảo trì cẩn thận, không bao giờ để súng đạn thất lạc.

            Bây giờ là thời chiến, lính lại không có vũ khí trong tay thì…khó coi quá. Bởi vậy từ ngả ba Bình Tuy tới nơi giải giới vũ khí, tôi nhìn thấy xe quân đội, san sát đậu nép bên lề, quân phục thì đủ mọi binh chủng,Cũng có rất nhiều quân nhân bỏ súng lại vào tỉnh, số súng càng ngày càng chất cao, Nhìn cảnh nầy lòng tôi rất hoang mang, tôi không thể nào hiểu được, có lẽ cấp tá, cấp tướng đứng trước cảnh nầy cũng khó hiểu như tôi…Chỗ dừng quân tương đối gần nhà dân nên việc nấu cơm cũng  dễ dàng, thực ra chỉ có nồi cơm còn thức ăn vẫn là thịt ba lát với muối, đâu có hàng quán gì gần đây để mua thức ăn tươi, với lại tiền bạc của anh em  trong toán cũng rất là eo hẹp…

            Khá đông bạn đồng hang, hang ngày tôi được nghe nhiều chuyện bi hài trên đường di tản vừa qua, trong nhóm nầy có một chị biết bói bài và xem chỉ tay… Tôi thấy chị xem cho nhiều người…Trong lúc rỗi rảnh tôi cũng chìa tay nhờ chị xem giúp… Về gia cảnh vẫn cha mẹ anh chị đang trông chờ, người yêu cũng đang nóng lòng… Chị còn nói tiếp về tương lai mà sau nầy nhớ lại tôi thấy chị phán rất đúng

-sau nầy trung úy đi đâu cũng có lính mở đường, ngủ trong thành tường cao, có lính canh gác cẩn thận….Lúc đó tôi nghĩ là quân nhân thì ngũ trong trại lính có lính gác… Chứ đâu có ngờ tôi vào tù, đi có lính canh, ngủ có lính gác…!!

            Toán của tôi nằm ở đây gần 4 ngày, buổi trưa bên kia đường, một ngỏ khác vào tỉnh, Thiết giáp di tản đụng với lực lượng giữ an ninh tỉnh. Mấy trái đạn hỏa tiển Tow bắn thiết giáp lật ngang, vài binh sĩ tử thương, tôi có đến gần xem, một anh lính thiết giáp bị xe đè còn sống, miệng không ngớt kêu cứu… Lý Nguơn Bá cón sống chưa chắc nhấc được xe lên…thì thôi đành chịu, thương cho anh lính, chết dần trong đau đớn.

            Tôi thấy một đoàn xe khá dài tương đối có nề nếp, chiếc xe jeep dẫn đầu có gắn sao… Tôi nhận ra ngay Tướng Lâm Quang Thơ dẫn trường võ bị về, đoàn xe nầy nhập tỉnh dễ dàng…

            Cuối cùng tôi quyết định vào tỉnh, chiếc dodge có một hộc nhỏ hình vuông nằm gần bình xăng chứa dược 4 khẩu M16, tôi cho súng vào dùng khóa khóa lại…. Xe từ từ ngang qua toán quân cảnh kiểm soát… Tôi cho biết cả toán là quân nhân thuộc tiểu đoàn 20CTCT, nên xe thong thả qua trạm kiểm soát, không bị lục tìm kiếm vũ khí cất giấu

            Tôi chạy chậm chậm trên lề đường, tìm một quán bên đường uống nước.Những ly cà phê đá chưa kịp uống xong thì có một chiếc xe jeep đậu sát đầu xe tôi, người tài xế chạy vội đến bên tôi. Thì ra hạ sĩ Tăng Đình Hùng, chú tài xế của Đại úy Thiện lúc tôi còn ở Tiểu Đoàn 50CTCT,sau đó Hùng thuyên chuyển về nguyên quán, và hiện là tài xế cho tham mưu phó CTCT tỉnh. Hùng mừng lắm khi gặp lại tôi dù trong hoàn cảnh nầy…, lúc còn ở Sài Gòn, tôi cũng có đôi lần nhậu với Hùng, và chú em nầy cũng rất mến tôi. Thế là cả toán theo nhau về nhà Hùng tạm trú… Hay không bằng hên, giữa cảnh đường phố xuôi ngược đủ các sắc lính mà Hùng nhận ra tôi, Chiều hôm đó dù  đang trong cảnh loạn lạc hai thầy trò cũng cưa gần hết hai chai chó chồmvới một dĩa mồi và mấy chén cơm đạm bạc….

            Tin tức đến dồn dập, tỉnh nầy rồi tỉnh kia thất thủ, binh sĩ đến Bình Tuy có thể sẽ tái trang bị trở ra tái chiếm Đà Nẳng,Đường về Sài Gòn bị tắc nghẻn tại Rừng lá, Cộng quân làm chủ tình thế tại khu vực nầy, có mấy chiếc xe liều mạng chạy qua đều bị bắn cháy, chính vì vậy mà tôi nấn ná tại Bình Tuy chờ mở đường, với nhiều tin tức không mấy sáng sủa tôi quyết định rời Bình Tuy, tất cả đồ tế nhuyển trên xe giao lại cho Hùng, tôi, Mỹ và vài người lính nhờ Hùng chỡ ra bến tàu., mấy chị em gia đình bình sĩ đều quê ở vùng hai nên nấn ná ở lại chờ về lại nhà, xế chiều mấy thầy trò xuống đò máy xuôi về Long Hải.Nước ròng nên phải hơn 6 giờ chiều tàu mới bắt đầu khởi hành, chạy cặp theo bờ biển, mút tầm mắt là rặng cây xanh lờ mờ…

            1 giờ khuya ( Khoảng ngày 7 hay 8 tháng tư-75 )tới biển Long Hải, nước ròng phải đậu cách bờ khoảng hơn 200mét, ai muốn vào bờ sớm thì lội nước, bằng không chờ sáng nước lớn lên đò sẽ cặp bến.

            Trời tối đen, tôi thử bước xuống nước, may quá nước chỉ tới rún, tôi và Mỹ với mấy chú lính vai mang ba lô lội nước vào bờ…. Trên bải biển tràn ngập người, poncho và chiếu trải sát vào nhau chúng tôi phải dò từng bước mới đi vào được khu phố, đi vào thật sâu mới tìm đườc một hành lang còn trống để mấy thầy trò ngả lưng tạm chờ sáng….

            Buổi sáng, lại gặp may mắn,người chủ chiếc xe hàng đồng ý cho 4 anh em tôi lên xe miễn phí với điều kiện thu tiền 20 người khách trong trật tự cho lên xe. Chuyện nầy không khó với chúng tôi và xe tới Sài Gòn an toàn

            Tôi đón xe ôm về ngả Tư Bình Hòa, nhà chị tôi ở đó, Hỏi thăm tình hình qua người Anh rể và người em rể, tin tức không được sáng sủa lắm, nhiều cấp chức cao đã bỏ ra đi… dù sao tôi cũng phải về Gò Công thăm ba mẹ, anh chi… gia đình đang trông tôi từng ngày từng phút.

Sau một ngày về thăm nhà,tôi  trở lại Sài Gòn bằng Honda, đường quốc lộ Gò Công Sài Gòn, 58 cây số vẫn xe xuôi ngược trong khung cảnh bình thường  .Tôi trình diện tại Cục Tâm Lý Chiến, Doanh trại Tiểu Đoàn 50CTCT( Trại Nguyễn Bỉnh Khiêm) bây giờ tạm thời cho các đơn vị CTCT di tản tạm trú.Chức vụ Tiều đoàn trưởng được bàn giao tại ban quân xa, với thành tích bỏ đơn vị 2 lần Tiểu đoàn trưởng đương nhiệm( Khoa14) bàn giao cho Thiếu tá Minh , Tham mưu phó CTCT Lâm Đồng người dẫn thuộc cấp về Sai Gòn an toàn được tổng cục bổ nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng,tôi tạm thời bỏ tiền ra mua quân trang, giày, mũ, tại tiệm quân trang đường Đinh Tiên HoàngTại trại Nguyễn Bỉnh Khiêm tôi thấy Tiểu Đoàn 10CTCT với quân số chưa tới 30 người kể cả tiểu đòan trường là Thiếu tá Chấn.Mỗi tiểu khu lèo tèo vài người trong khối CTCT, đa số về tới Sài Gòn nhiều người không còn tha thiết ra trình diện vì mặc cảm bị bỏ rơi… Sau ngày Ông Thiệu từ chức, đại Đội 201CTCT tái phối trí tương đối đầy đủ như bảng cấp số, Tổng cục tăng cường cho mấy chiếc quân xa, dưới sự hướng dẫn của thiếu tá Xuân, ra trình diện hậu cứ Sư Đoàn 22 đang tạm đóng tại trại Lam Sơn thuộc tỉnh Phước Tuy… Đây là gia đình binh sĩ thuộc Sư Đoàn 22, tiền phương thì đang hành quân tại Long An, dưới sự chỉ huy của Trung Tá Lê Tuấn Trí , Trung đoàn trưởng, Anh Trí là niên trưởng chung trường trung học Gò Công với tôi, anh học trước tôi hai lớp Cho tới ngày 27 tháng 4, mặc dù đang sống trên “ hành lang nhân đạo”( người Sài Gòn lúc bất giờ gọi đường ra Vũng tàu là HLNĐ)Khi Phước Tuy tràn ngập Cộng quân, dân quân lại lếch thếch chạy ra Vũng tàu, tôi dẫn toán CTCT ra Bến Đình (với vài người lính), đón tàu hàng về Vàm Láng Gò Công, trước là gần nhà sau là tôi tin tưởng vùng 4 có tướng Nam, một tướng lảnh tài ba lúc bấy giờ.Cuối năm 74 tôi là cán bộ huấn luyện trong chiến dịch Kiện Toàn An Ninh Lãnh Thổ quân Đoàn 4,được Tổng Cục CTCT tăng phái cho quân đoàn 4 tôi có dịp nghe nhiều về Tướng Nam, câu chuyện thực mà nghe như huyền thoại.tại trận tiền ông chỉ biết tiến mà không bao giờ biết lui…

            Tôi đặt chân lên Vàm Láng khoảng gần 4 giờ chiều ngày 28-4-1975.sáng hôm sau, trên chiếc Honda của Trung Sĩ Khâm , hai thầy trò với một khầu 45, trức chỉ hướng sài Gòn, con đường lien tình lúc bấy giờ đầu đủ các hiệu xe thuộc vùng 4 vì Long An đang giao tranh dữ dội, xe miến Tây đều phải chạy ngả Mỹ Tho về Gò Công rồi lên Sài Gòn.Hai thầy trò mặc đồ trận, qua bắc cầu nổi, tôi gặp 1 chiếc GMC chở quan tài phủ quốc kỳ, theo sau là một chiếc xe jeep , trường xa là thiếu tá trưởng ban tài ngân sưu đoàn 22. Chạy tới cầu Ông Thìn thì xe tắc nghẻ, thiết giáp đang đụng với chính quy bắc Việt ở đây. Đồng thời lệnh giới nghiêm 24/24 được ban ra trên trục lộ. Tôi quyết định trở về Gò Công dù trong giờ giới nghiêm, hai bên đường rất nhiều chiếc lều căn tạm, bạn hàng bày hang hóa ra bán, người đi kẻ lại tấp nập dù là có lệnh giới nghiêm. Tới bắc Cầu Nổi đò máy ngưng chạy, cổng xuống bắc đóng lại. Tôi nhìn thấy một chiếc xe nhàCó hai người trung niên ngồi băng trước..Người tài xế vào mượn điện thọai sau đó cổng mở, chiếc xa nhà nầy xuống đò, tôi vội cho Khâm chạy theo, nhờ mặc đồ trận nên xe tôi cũng được xuống củng với một chiếc xe chỡ hang nhỏ mà người ngồi băng trước là nghệ sĩ Tùng Lâm. Sau nầy vào trại Hà Tây tôi mới biết chiếc xe nhà nầy của Anh Tống chỡ anh Xuân cả hai là Thiếu tá trường và phó Ty cảnh sát Long An

Tôi bắt đầu chạy từ KonTum về luôn tận quê nhà, tôi chạy khá nhanh  thế mà vẫn còn thua Cộng Sản, Tôi lại khăn gói vào tù từ trại Tù Huyện Tây Gò Công, chuyển lên Mỹ Phước Tây, ra Hà Tây, và được giặc thả tại trại Nam Hà ngày 29-6-1983.

            Giày dép còn có số huống chi con người, những ngày cuối cuộc chiến tôi ở ngay Vũng Tàu có biết bao nhiêu tàu ra khơi…Tôi quyết định về Gò Công, tôi biết Tướng Nam không bao giờ đầu hàng, nhưng tôi quên làm tướng là phải chết theo thành. Bởi vậy khi vào tù gặp các anh bạn về từ tàu Việt Nam Thương Tín, tôi không bao giờ dám chê trách các anh về việc trở về. Chê làm sao được khi mà con sông Bến Hải nhỏ xíu mà sau năm 1954 Bắc Nam mịt mờ tin tức, thì xuyên qua một cái biển Thái Bình Dương mênh mộng,,,, biết đến bao giờ mới biết tin tức của người thân, dầu sao chết trên quê hương, vong hồn chắc cũng sẽ đở tủi hơn.Trong lúc chinh chông trên đảo Guam, có biết bao nhiêu người chưa kịp từ giã gia đình, tình thương vợ thương con, thương cha thương mẹ..ray rứt xa xót trong lòng, xứ người lạ nước lạ cái biết làm sao mưu sinh..Thôi thì trở về có làm nô lệ cho Cộng sản cũng cam tâm… Nhưng hòa bình rồi, cùng là người Việt chắc Cộng sản cũng không nỡ nào..Mọi người đều lầm,

            May mắn sau cuộc đổi đời, mình còn sống sót, biết bao anh linh tử sĩ xác vùi tạm bợ bên đường, phơi nắng gió làm mồi cho kên kên, quà quạ… Tạm dung xứ người, mình vô tổ quốc, phải chăng oan trái của người Việt Nam, thế hệ mình phải trả… bởi cha ông mình từng xóa tên cả một quốc gia trên bản đồ thế giới..

 

            Viết tại kỳ đà đông. Tháng 6 năm 07

 

                   Thủy Lan Vy

 

 

Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
HongLan
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 12/Jan/2014
Đến từ: Switzerland
Thành viên: OffLine
Số bài: 170
Quote HongLan Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2014 lúc 12:14am


CÂY  ME

*


Tuổi đời chồng chất theo thời gian với bước chân in dấu khắp cùng đây đó,tuổi đời càng đè nặng tôi càng cảm thấy thấm thía về một bài viết trong quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư, quyển sách mà ngày còn thơ bé tôi vẫn rất thường đọc dù không phải là sách giáo khoa đang học tại trường, bài “ Không Đâu Đẹp Bằng Quê Hương, …một người đi xa trở về…dù cho người đã chu du khắp đông tây nam bắc, dù cho mắt đã nhìn thấy bao cảnh đẹp mà bước chân từng đi qua thế mà… vẫn không có nơi đâu đẹp bằng quê hương ...

Ngày đầu tiên rời khỏi đất nước trên chuyến bay Việt Nam cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đến phi trường Thái Lan, trong chuyến ra đi trong chương trình tỵ nan H.O, trong lúc ngồi chờ chuyến bay chuyển tiếp trên 30 người Việt thuộc gia đình quân công của chế độ Cộng Hòa ngồi trong nhà chờ đợi, một ngôi nhà tiền chế trống vách, chung quanh là đất trống cỏ dại mọc um tùm, rải rác có một vài cây trứng cá…gợi cho.tôi nhớ tới thời tôi còn học trung học, khoảng thời gian đầu thập niên 60, ở Gò Công nhà nào có sân đất thì hầu như đều có trồng cây trứng cá. Trời chiều dần, những tia nắng yếu ớt buổi hoàng hôn, tạo thành một màu sắc riêng biệt của buổi cuối ngày, muổi đen khá nhiều cắn chích lung tung, tôi ngồi bên cạnh vợ con mà lòng vẩn vơ trăm chuyện, cảnh hoàng hôn ở đây sao nó giống ở quê mình quá, kỳ hôn, cùng ở vùng Đông Nam Á thì chắc là địa dư và thổ nhưởng, khí hậu… đều có phần giống nhau…thì hoàng hôn ở Miên hay ở Việt Nam cũng đều giống nhau thôi.

 Khi đến thành phố Houston thuộc bang Texas, lạ người, lạ cảnh, dù khi tôi vào đời với 7 năm lính, tôi ở đơn vị CTCT, lực lượng tổng trừ bị, phải rày đây mai đó, luôn xa gia đình, rồi ngày trời sập, phải vào tù gở hơn 8 cuốn lịch, vậy mà sang tới đây, lạ người lạ cảnh tôi thấy lòng tôi ray rứt nhớ nhung, hình ảnh mẹ, chị anh, rồi bằng hữu, con đường, ngôi trường, ngôi chợ… nhữnghình ảnh thân thương đầy kỷ niệm đó luôn lởn vởn trong trí tôi… tôi nhớ tới câyme, loại cây mà ở đây tôi tìm hoài không thấy…Với tôi cây me rất gần gủi, thận thích, cây me với tôi có nhiều gắn bó trong đời sống thường ngày, nhất là thuở tuổi tôi còn thơ bé…            

Ở Gò Công, khu nhà tôi ở thuộc xóm Cầu Huyện, đường xuống Cầu Huyện cặp theo bờ kinh, tới ngả tư cầu Tây Ban Nha, quẹo phải ra Ao Trường Đua là Xóm Me, thời còn Tây, tỉnh Gò Công trong buổi bình minh còn hoang dã, có cả cọp trên khô và sấu dưới nước…Tây cho đào Ao Trường Đua ( Khoảng năm ký hòa ước Giáp Thân 1884 . Lúc tôi được thả về thì khoảng năm 1984, Gò Công có nhận được giấy báo của hảng thầu Effel bên Pháp, cho biết là dinh tỉnh trưởng và một vài công thự khác đã xây dựng cho đến nay đúng 100 năm. Hảng sẽ không còn chịu trách nhiệm gì về các công trình nầy nữa, mà Ao Trường Đua được đào để lấy đất đấp nền các công thự nầy)., trước lấy nước cho dân dùng, sau lấy đất đấp nền  xây dinh tỉnh trưởng và nhiều công thự khác, trước tiên sở Trường Tiền( sau nầy là Ty Công Chánh) cho đấp một con lộ thẳng góc với ao hướng ra nhà thờ để làm con lộ vận chuyển đất, hai bên lề đường trồng me… Có lộ thì có nhà… mới đầu cư dân thưa thớt, một bên là ruộng, một bên le hoe mấy nhà gần ngả ba Ao Trường Đua, và xóm nầy được gọi tên là Xóm Me.Khi tôi có chút hiểu biết thì con đường Xóm Me( Đường Phan Châu Trinh) chỉ còn sót lại 1 vài cây, đặc biệt ngay ngả ba( sau nầy là ngả tư) trong khuôn viên nhà ông Hương Thân Bính có một gốc me mà thân me hai người lớn ôm không giáp, Với tôi cây me lúc nào cũng có một dáng dấp bình thản mà vững vàng, tàn lá rậm ri, cây cho bóng mát ngã bên lề đường… Dân buôn bán, học trò đi học thường tụ dưới bóng mát cây me nầy để chơi đánh đáo hay bắn kè, người buôn gánh bán bưng thì nghỉ chân chốc lát,chú lục lộ chăm sóc đường cũng thường núp nắng nơi đây để hút thuốc. Nhà tôi cạnh bên nên cũng thường ra đây nhìn lứa tuổi trang bạn đánh đáo, bắn bi, ba mẹ tôi thường ngăn cấm không cho ra đường, nhất là dưới những tàn cây cao bóng mát vào buổi trưa… “ Sẽ dễ bị ông bà “quở” mà sinh bệnh. Cây me nầy cũng mang nhiều huyền thoại về ma cỏ, Thuở thập niên 50 trên dọc hai bờ kinh, có cất mấy cầu tiêu sông,một cái trước nhà Ông Huyện Đờn, một cái bên kia sông, bên hông nhà ông Đốc Phủ Tường, người đi cầu ban đêm

thường thấy có hai bóng trắng leo lên leo xuống cây me… Thời đệ nhất Cộng Hòa, Gò Công thật sự thanh bình, trước phòng thông tin, tuần nào cũng có cất rạp trình diễn văn nghệ do ban nhạc thuộc tiểu đoàn 518 đãm trách… Khuya tan hát dân Cầu Huyện rũ nhau đi về từng tốp, ít dám đi lẻ tẻ vì sợ ma cây me… Rất thường khi nằm ngủ trong nhà, tôi nghe rất rõ tiếng ù té chạy của những người sợ ma…

 Ngoài Xóm Me, con đường liên tỉnh Gò Công Mỹ Tho còn có một địa danh, mà vào đầu thập niên 60, người dân trên những chuyến xe đò liên tỉnh nghe nhắc tới không khỏi phập phồng, lo sợ đó là Cây Me Treo Cổ thuộc xã An Thạnh Thủy, Quận Chợ Gạo. Lúc đó” Cách Mạng “ chưa về nên bọn Việt Cộng lộng hành, thường xuyên rình rập chận xe đò, bắt quân nhân công chức dẫn đi, có người được thả có người mất tích luôn nên dân chúng rất e ngại khi xe di chuyển ngang qua đây, vào tang tảng sáng hay lúc hoàng hôn… cho tới Đệ nhị Công Hòa, Sư Đoàn 7 mới bình định được khu vực nầy.

 Tôi nhắc sơ về một vài địa danh có cây me nơi quê tôi, Ngày lên Sài Gòn tiếp tục đi học tôi rất thích một vài con đường có bóng mát cây me, con đường Đồn Đất, gần trung tâm Văn Hóa Pháp, vào những ngày đầu mùa mưa, Sài Gòn thường có những cơn giông bất chợt,  me lả ngọn rơi rụng lá vàng, những chiếc lá nhỏ xíu bay bay trên áo, trên vành nón nghiêng che của các nữ sinh duyên dáng, tan trường từ Trung tâm Văn Hóa Pháp, trên con đường Gia Long, với bóng mát hàng me thật dễ thương, Cũng thời “ Cách Mạng” chưa về, Việt Cộng, cái quân khủng bố chuyên nghiệp, thường bắn hỏa tiển 122 ly bừa bãi vào thành phố, gây biết bao thảm cảnh cho dân lành, buổi sáng tôi thường đạp xe đi xem , tôi còn nhớ, một cây me trên đường Gia Long bị bứng luôn gốc ngã nằm dài trên đường..

  Cây me rất hữu ích cho đời sống con người, từ thân me, lá me trái me đều có công dụng riêng… Người Gò Công thường thích ăn món canh chua, để nấu được nồi canh chua dĩ nhiên phải có trái me hoặc lá me, chất liệu làm ra vị chua, canh chua là món ăn của người dân dã, ăn cơm cũng dễ nuốt mà nhậu cũng rất bắt mồi, buổi chiều trời bảng lảng hoàng hôn, trải đệm dưới gốc me, bốn đệ tử Lưu linh vốn là con của Ngọc Hoàng, ngồi trên đệm quây quần bên chiếc mâm nhôm, một chai ba xị đựng đầy rượu đế,

một tô canh chua lá me nấu với cá chốt, một cái nhạo với một cái ly nhỏ, loại mười một ly đong đầy một xị rượu, một dỉa nước mắm trong dầm ớt hiễm, vậy mà khề khà chuyện nọ chuyện kia, trăng lên gần đỉnh đầu mà tiệc rượu cũng chưa chịu tan…

 Thân cây me xẽ ra làm thớt, thớt me dùng rất tốt, dao chặt xuống ít lên dăm… lắm người được đi xuất cảnh chánh thức, trong hành trang không quên mang theo tấm thớt me, Tôi vẫn nghe truyền miệng, làm thịt rắn hổ không được dùng thớt me vì khi ăn xong dễ bị ngộ độc.

 Thân cây me tôi chỉ thấy công dụng làm thớt, ngoài ra chỉ làm củi chụm, không thấy thợ mộc dùng cây me xẽ gổ cất nhà hay đóng bàn ghế, dân gian thường nói” bần dòn, ổi dẽo, me dai” trèo lên cây me mới thấy câu nói nầy rút tỉa từ kinh nghiệm sống của dân gian, mình có thể đứng trên những cành me chông chênh, cành me qưằn xuống chứ không gãy.

Dưới gốc cây me, thường là sân đất, không có cây gì mọc được, ngay cả cỏ là loại dễ mọc, vì rễ me ăn lang theo mặt đất, làm cho đất chua, các loài thảo mộc khác không phát triển được.

Cạnh nhà tôi là nhà ông Thôn Trưởng, một ngôi nhà cao cẳng bằng gổ, nhà to lớn, nằm giữa một sân vườn thật rộng, trong vườn trồng đủ loại cây ăn trái như sơ ry, mãn cầu, xoài… dĩ nhiên là có cây me, cây me trồng sát rào, bên nhà Ông Thôn có đám cháu nội trang lứa với tôi, nên những ngày nghỉ học, tôi thường qua đây chơi, mùa me có trái, tụi tôi trèo lên cây như bầy khỉ, thằng Phú thằng Quý, cả con Huỳnh Mai là gái cũng trèo luôn, bởi thường trèo lên trèo xuống hằng ngày, nên thân me vỏ không còn xù xì mà trơn láng

Tôi có khiếu bắn kè từ thuở nhỏ, trưa chúa nhựt của những ngày còn học tiểu học, tôi thường lén nhà ra gốc me gần ngả ba, tụ nhau với lũ bạn trang lứa, từ xóm nhà máy nước đá lên chơi, sau vài giờ là tôi có được cả bụm kè thắng trận

Ở Gò Công gần ngả ba Yên Luông Đông có nhà ông Chín Kỷ, trước nhà có hai cây me ngọt, hình như nguồn gốc hai cây me nầy là do hột giống của bà Nguyễn Thị Hai, trong hội Thông Thiên Học, mang về từ Ấn Độ, tôi là con cháu trong nhà nên mỗi năm vào dịp tảo mộ ông bà đều được ăn me ngọt, ở Gò Công lúc đó me

ngọt quý vô cùng, qua xứ Mỹ nầy trong chợ Việt Nam, me ngọt Thái Lan bày bán ê hề; Nhưng cũng hột của cây me ngọt đó gieo trồng , khi cho trái, cây bị lai giống vẫn chua, dù vị chua có nhẹ nhàng hơn mà trái nhỏ hơn, đó là giống me đậu phộng.

Trái me và lá me, người miền Nam không ai là không biết công dụng của nó, tùy theo loại cá tôm, gà, ếch nhái, chuột, rắn… mà người nấu dùng me sống, me chín hay là lá me…Với loại nào, nồi canh chua nêm nếm đúng mức đều rất ngon miệng, miền Nam khí hậu tương đối nóng, buổi cơm sau giờ làm việc, có tô canh chua rất dễ bén cơm…

Ngoài canh chua ra trái me còn ba cách ăn khác, me chín ngào đường, mứt me và me thấu.

Ngày tôi còn học tiểu học, những gánh hàng rong bán xế cổng trường thường có món me ngào đường, tôi còn nhớ, một mâm nhôm trên đó để me ngào đường, món nầy rất dễ làm, me chín bỏ vỏ, bắt chảo ngào với đường tán, nếm thấy dễ ăn, nghĩa là không chua quá mà cũng không ngọt quá, trang đều lên mâm, trên rắt tí mè rang vàng,hay đậu phộng rang vàng đâm nát, thế là quý vị con nít đi ngang nhìn, đố đứa nào không chảy nước miếng, thế là có năm cắc mua năm cắc, có một đồng mua một đồng, người bán hàng dùng miếng lá chuối, rồi dùng muổng múc một hoặc hai muổng gì đó, cho thêm 1 cây tăm, thế là chú em tay cập cặp sách sát nách, tay nâng tấm lá lên miệng, liếm tới liếm lui ngon lành,nhiều khi mê ăn không thấy đường, đụng vào gốc cây dội ngược, mâm me bày bán cạnh lộ, xe cộ qua lại tung bụi đầy trời, vậy mà đám học trò nhỏ vẫn ăn và vẫn mạnh cùi cụi…                     

Thời đó, khoảng cuối thập niên 50, Gò Công có ban quân nhạc, thường xuyên núp dưới bóng mát mấy cây dương gần hồ tắm để dượt kèn trống, mấy anh bán đá nhận đậu đỏ, bánh lọt thường xúi đám tiểu yêu tay cầm chùm me tay cầm gói muối ớt đứng nhìn các anh lính kèn tập,chốc chốc đưa trái me lên miệng chắp chắp rồi hít hà, chỉ độ vài phút là mấy chú lính kèn thổi xì xịt vì miệng chảy đầy nước miếng, nhớ lại thời đó, thời Ngô Tổng Thống mới về nước, Gò Công thực sự sống trong cảnh thanh bình,những trò chọc phá đó bây giờ nhớ lại tôi còn thấy khoái…

nhiên, những gánh hàng rong nầy cũng không thiếu món me ngâm thấu, món mầy học trò nhỏ, gái trai gì cũng ưa cả, ngay người lớn ăn còn quên thôi, ăn xong uống nước lạnh… để rồi bị Tào Tháo rượt, xong rồi, khỏe lại, gặp lại cũng ăn nữa…

Lựa loại me già, bỏ vào nồi nước luộc sơ, trong nước có bỏ chút phèn the, vớt me ra ngâm vào thau nước lạnh một đêm, có pha chút phèn chua,lột vỏ, nấu nồi nước đường dằn muối, để nguội, bò cam thảo vào ngâm cho ra màu vàng, thế là ta có món me thấu, trái me trắng ửng vàng, nhai dòn dòn, chua chua, mằn mặn ngòn ngọt, ăn quên thôi, trong mấy chợ Việt Nam ở Houston tôi thấy thỉnh thoảng có bán món nầy…

Món cao cấp của trái me là mứt me, làm món nầy mấy người tánh nóng khó thành công vì chụm lửa hỏa hào me sẽ đen thui… Với 1 kí lô me sống, lựa trái nở nang đều đặn, ướp muối hột độ 4 giờ cho dễ lột vỏ, lột vỏ xong ướp muối bọt khoảng một giờ, dùng dao bén xẽ lấy hột, dùng bàn xâm, xâm đều trái me, ướp me đã xâm với muối bọt giống như muối cá… sau 1 giờ đem ra xã lại nước lạnh. Nấu nồi nước sôi cho vào chút phèn chua, trụn sơ me khoảng 5 phút, vớt ra xả nước lạnh cho sạch. Cho đường và me vào thau, ướp một đêm cho me thấm đường, vớt me ra, đường còn lại, bắc lên bếp chụm lửa than liu riu, dùng vỉ sắt gác lên chảo đường, sắp me lên vỉ sắt, dùng muổng múc nước đường đang sôi rưới lên me cho đến khi nào me thấm đường là được, để me lên dĩa bàn, phơi nắng cho ráo đường, dùng giấy kiếng màu, cắt khéo tay thành sợi, gói từng trái có cả cuống và xơ me… Lọai mứt nầy ăn rất ngon miệng, giá bán cũng không rẻ…bởi làm rất công phu.

Thời còn học tiểu học, những ngày cận tết, tôi thường được giao cho việc chụm lửa mấy chảo mứt…Tuy chuyện “ Xông pha khói lửa” có nóng một chút nhưng bù lại khi mứt tới là tôi có quyền nếm trước…

Đất người, tết nhứt, bánh mứt bày bán đầy chợ… nhưng mứt me cũng khó tìm thấy, với lại tại mình sống lâu chứ không phải già, nên muối đường đều phải bớt ăn, nên ba thứ bánh mứt chỉ ngó qua cho biết, chả bù lại, những năm tháng trong lao tù Cộng Sản, muối cũng như đường, lúc nào trong người cũng thấy thiếu, những ngày tết đến, những ngày mưa gió được nghỉ lao động, chuyện bánh trái, mứt trà luôn

được anh em nhắc tới đầy vẻ thèm thuồng….đây cũng là một cách thưởng thức hàm thụ trong những tháng năm đói rét trong lao tù Cộng sản...

Những tháng ngày sống trong trại tù Hà Tây, tôi thuộc đội nuôi cá nên có dịp kéo xe đi nhiều xả gần trại, mùa đông nhiều khi ra tới Thường Tìn để tìm rong, cỏ, các làng Rùa, làng Phượng tôi thường xuyên tới… Nhiều cây trái giống miền Nam nhưng tuyệt nhiên, cây me tôi chưa bao giờ được nhìn thấy tại tỉnh Hà Sơn Bình.

Tháng 7 năm 1983, tôi được giặc thả về, trước năm 1975 tôi vẫn có tên trong tờ khai gia đình nhà chị tôi, cũng như nhà ngọai tôi tại Sài Gòn, nhưng vì còn độc thân chúng đuổi tôi về Gò Công ở với mẹ, thời gian mới về bị quản chế 2 năm, cũng bị nhiều ràng buộc như trong tù chỉ khá hơn là gần gửi với người thân, khỏi phải đi lao động khổ sai, tuy thỉnh thoảng vẫn phải công tác đào kênh, đấp đập, gọi là lao động xã hội chủ nghĩa...,trong ngày sau 6 giờ chiều là không được ra khỏi nhà…Tháng tám, trời mưa to, cây me cạnh nhà trốc gốc, ngã vắt ngang trước nhà, cây me khoảng gần vòng tay, may mắn nếu nó ngã xéo một chút là đè lên mái nhà… Thế là tôi có chuyện làm, với cây búa cùn, tôi nhẩn nha đẻo từng khúc, vừa làm vừa chỉ cho con cháu học mấy chữ Hán, con cháu học sư phạm ban Việt, Buổi trưa tôi đang ngồi chặt chặt đẻo đẻo, thì tôi nghe có tiếng của chị tôi

- Bảy, có thằng Quang đèo đến kìa

Thằng Quang bạn học với tôi thời trung học, nó từ Hòa Đồng xuống tỉnh trọ học gần nhà tôi, trong lớp cùng ngồi bàn nhứt kế tôi, Những năm cuối trung học, cùng làm thơ trong Nhóm thơ 20 Gò Công, đi lính cùng khóa 13 đại đội phó CTCT tại Trường Nguyễn Trãi( Biệt Khu Thủ Đô) Ngày sập tiệm chung trại tù Huyện Tây Gò Công, từ ngày nhập trại nó lần lần biến đổi tánh tình, trở thành tay sai chỉ điểm cho cán bộ trại, nó là tên trưởng nhóm ác độc thứ hai của trại Hòa Đồng, chỉ sau Đại úy Hỉ ( BĐQ), Chính Quang rủ tôi cùng tham gia công tác chỉ điểm với nó. Trong tình bạn cũ tôi có khuyên nó hãy nhìn lại, anh em trong trại là những chiến hữu cũ, lại là đàn anh, đàn em chung trường trung học, có nhiều vị thầy dạy cũ…

Tôi còn nhớ câu tôi kết luận

-     Tao nói lỡ lời có gì mầy bỏ qua cho

Sống trong tay Cộng Sản, như cá nằm trên thớt,  ai mà không sợ. Lỡ nói rồi tôi đâm ra ngán nó báo cáo...

Tôi tuyệt giao với Quang từ đó, anh em từng ở trại Huyện Tây, ai mà không hận thằng Quang. Nó báo cáo hãm hại biết bao nhiêu người. Nó nhỏ con nên có tên là Quang đèo, chức vu sau cùng của nó là Phân chi khu trưởng xã Vĩnh Bình, tốt nghiệp khóa 4/68 trường bộ binh Thủ Đức

 Quang và người bạn chỡ nó, họ Tô Vĩnh tên gì tôi quên, một giòng họ giàu có ở Hòa Đồng, vô nhà được chị tôi mời ngồi ghế giữa. mẹ tôi từ nhà sau cũng lên ngồi bên bộ ván, vì cả nhà biết tôi rất hận thằng nầy, nên sợ có điều gì bất trắc xảy ra, chị ra gọi tôi vào, vẫn quần tà lỏn, ở trần, tôi không cần mặc áo, ngồi vào ghế vấn thuốc rê hút… Tôi hiểu tấm lòng của mẹ và chị dành cho tôi, tôi im lặng, Quang hỏi câu gì tôi trả lời câu đó và trả lời rất đâm họng nên láp dáp mấy câu nó kiếu ra về

 Tôi còn nhớ

-          Nghe nói tù ngoài Bắc đói khổ lắm  phải     không?

-          Mầy đừng có bôi bác chế độ, mầy không nghe nhiều lần quản giáo và đài phát thanh ra rã… Nước ta tiền rừng biển bạc, Trưởng trại Chín Nhựt của trại Huyện Tây từng nói

-           Cửa sông Cửu Long toàn là kim cương và đá quý trầm tích ở đầy, rồi đây nhà nước sẽ khai thác … giàu có mấy hồi

Tụi tù ngoài Bắc tụi tao được ăn ngày 3 bữa, có bàn billard, bàn ping pong, có thư viện, có sân bóng chuyền… nhiều thứ giải trí khác, tù chỉ ăn rồi…chơi.

-Về mấy tháng nay mầy làm gì

-tao làm báo

-mầy viết cho báo nào vậy?

- báo của tao là báo mẹ báo chị, báo đời…chớ báo nào

Thằng Quang ra về… tôi thấy trong lòng ray rứt, tìm được một thằng bạn đã khó mà cắt đứt tình bạn lại càng khó hơn, may mắn trong đời, tôi chỉ cắt tình bạn có 2 lần, cũng sau ngày trời sập.

 Ngồi bên thân cây me đang chặt dở dang, tôi hút một hơi thuốc dài, tự dưng cảm khái, ngâm nho nhỏ bốn câu thơ của Nguyễn Bính,

dán trước cửa nhà lúc về sống ở miền Tây Nam Bộ

            ‘Từ dạo về đây sống rất nghèo

            “ Bạn bè chỉ có gió trăng theo

            “Những thằng bất nghĩa đừng lui tới

            “ Hãy để thềm ta xanh sắc rêu…

Mười mấy năm lưu lạc xứ người, mỗi lần ra đường, nhìn thấy những cây có tàng lá giống cây me là lòng tôi như chùng xuống, kỷ niệm thời thơ ấu như hiện rõ trong tôi, những thức ăn chế biến từ lá, trái me… Tôi nhớ mẹ tôi, tôi nhớ anh chị tôi…Tôi nhớ Gò Công, quê hương của tôi mà giờ đây cờ sao bay bay như thách thức… Làm sao tôi về lại, ngày mẹ tôi còn sống, tôi đã nhiều lần gửi bài thơ trong đó có 2 câu

“Con đi dưới lá cờ sao máu

“Rờn rợn lòng con, nhục mẹ ơi!  *

 

                        THỦY  LAN  VY

Viết tại Kỳ Đà Động, Lập Xuân 2008

* Thơ T. L. Thảo

 



Chỉnh sửa lại bởi HongLan - 31/Mar/2014 lúc 12:51am
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2014 lúc 7:15pm


Hnh  Phúc  Như  Mơ

                   

V Gò Công em vui không?

Em đi ph cũ nng có hng

Nhum lên đôi má thi trung hc

Mt thu tình mơ... ý ước mong...

 

Con đường em bước còn hương cũ

Vết ca chân son thu hc trò

Xóm C có làm em thương nh

Mt thi áo trng đp như thơ

 

Ngang qua bưu đin em đi hc

Nhìn li sau lưng có lm chàng

Đã mun ươm li gieo ý nh

nh hình kiu m gi riêng mang...

 

Em có bun thương, em thy tiếc

Khi bước ngang qua cng mái trường

Thy Chiếu, Thy Đài cô Tuyết L

Em nhìn mái ngói ph rêu sương ...!

 

Dưới mái trường yêu bao k nim

Bn bè mt thu - Ướt tình yêu

Lưu bút ép đy hoa sc tím

Tui thu thanh xuân rt dim kiu

 

Em v ghé li thăm nhà ch

Mt chút tình xa anh gi em

Hăm my năm tri anh chưa bước

Quay v thăm ch nhc bun thêm ...

 

Ch anh tui đã vào đông giá

Tóc trng như sương ý vn ch

Gp li thng em nơi x l

Đi nhiu khi tnh ging như mơ...

 

Em v chp nh chung cùng ch

Trước mái nhà xưa, cnh bây gi

đó mt thi anh tui nh

Đm tình cha m, ch dành cho

 

Anh hn cùng em có mt ngày

Mình v quê cũ gia mùa mai

Pháo xuân dòn dã lân, rng múa

Vàng sc c xưa lng gió bay ...

 

Rung cm bên nhau trước cng trường

Nhng năm ch đi, nh bun thương

Hôm nay hnh phúc như mơ ước

Tình cũ trường xưa tươi sc hương ...

 

              thylantho




mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.